Khóa luận Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng Bệnh viện xây dựng

Từ kết quả nghiên cứu việc thực hiện qui trình tiêm tĩnh mạch của 80 Điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Xây Dựng chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Một số đặc điểm của Điều dưỡng: lứa tuổi < 30 chiếm tỷ lệ cao 62,5 %, nữ chiếm 80%, thâm niên công tác < 5 năm chiếm 55%, trình độ trung học chiếm 85%, cao đẳng 10%. 2. Thực hành qui trình tiêm tĩnh mạch: - Kết quả điểm thực hành đạt loại khá là:81,2% , trung bình đạt: 18,8% và không có trường hợp nào đạt loại yếu, kém. - Còn một số nội dung trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch không hoặc ít được các Điều dưỡng thực hiện: + Động viên giải thích cho người bệnh trước khi tiêm Điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ là: 60 %. + 95 % Điều dưỡng không rửa tay thường qui theo qui định. + 91,1 % không chuẩn bị khay vô khuẩn,. + 93,8% không chuẩn bị cồn Iode. + 100% không chuẩn bị gối kê tay. + 100% không chuẩn bị dao cưa ống thuốc. + 100% không sát khuẩn tay Điều dưỡng trước khi tiêm cho người bệnh. + 100% không sát khuẩn cồn Iod. + 100% không dặn dò người bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm. + 70% Điều dưỡng không tháo găng sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. 3. Không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi, thâm niêm công tác, và trình độ điều dưỡng.

pdf36 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng Bệnh viện xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN XÂY DỰNG Sinh viên thực hiện : Dương Thị Tuấn Anh Mã sinh viên : B00028 Chuyên nghành : Điều dưỡng HÀ NỘI, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN XÂY DỰNG Người hướng dẫn: Th.Bs. Hoàng Mạnh Thắng Bs.CKI. Lê Hữu Nghị Sinh viên thực hiện: Dương Thị Tuấn Anh Mã sinh viên :B00028 Chuyên nghành : Điều dưỡng HÀ NỘI, 2011 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Giám đốc Tiến sỹ Bác sỹ Lê Thị Hằng và Ban giám đốc bệnh viện Xây Dựng đã tạo điều kiện thuận lợi, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ,Bác sĩ Hoàng Mạnh Thắng khoa Ung bướu bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giám đốc Bác sỹ Chuyên khoa I Lê Hữu Nghị đã đóng góp những ý kiến trong quá trình hoàn chỉnh đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư,Tiến sỹ trong hội đồng chấm thi đã đóng góp những ý kiến quý báu, xây dựng hoàn chỉnh đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp Bệnh viện Xây Dựng, lãnh đạo và tập thể các khoa đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình là nguồn động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 1 năm 2011 Dương Thị Tuấn Anh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 2 1.1.Sơ lược về mạch máu: ...................................................................................... 2 1.1.1.Các loại mạch máu: Có 3 loại mạch máu chính: ............................................. 2 1.1.2.Cấu tạo chung của thành mạch máu: ............................................................. 2 1.1.3.Đặc điểm cấu tạo của các tĩnh mạch: ............................................................ 2 1.1.4.Hệ thống tĩnh mạch toàn cơ thể: ................................................................... 2 1.2.Tiêm tĩnh mạch: ............................................................................................... 4 1.2.1: Khái niệm: ................................................................................................... 4 1.2.2.Các thuốc cố thể đưa vào đường tĩnh mạch: ...................................................... 4 1.2.3.Các thuốc chống chỉ định tiêm tĩnh mạch. ......................................................... 4 1.2.4.Các tai biến có thể xảy ra trong và sau tiêm tĩnh mạch........................................ 4 1.3.Tiêm an toàn: ................................................................................................... 6 1.3.1.Khái niệm: ................................................................................................. 6 1.3.2.Một số thông tin về tiêm an toàn tại Việt Nam: .............................................. 7 1.3.3.Nguyên nhân tiêm chưa an toàn: .................................................................. 8 1.3.4.Giải pháp thay đổi: ..................................................................................... 8 1.4.Hành vị chưa an toàn liên quan đến tiêm. ............................................................ 9 1.4.1.Chưa tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình tiêm: ................................................. 9 1.4.2.Yếu tố liên quan: ...................................................................................... 10 1.4.3.Giải pháp khắc phục: ................................................................................ 10 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 11 2.1.Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 11 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................ 11 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................... 11 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 11 2.2.1.Thời gian ................................................................................................. 11 2.2.2.Địa điểm .................................................................................................. 11 2.3.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 2.4.Phương pháp thu thập số liệu: .......................................................................... 11 2.5.Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 11 2.6.Phương pháp đánh giá: .................................................................................... 12 Thang Long University Library Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. ......................................................... 13 3.1.1. Sự phân bố về giới. .................................................................................. 13 3.1.2. Sự phân bố về tuổi ................................................................................... 14 3.1.3. Thâm niên công tác của ĐDV. .................................................................. 15 3.1.4.Trình độ chuyên môn của ĐDV ................................................................. 16 3.2.Thực trạng thực hiện qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch ....................................... 17 3.2.1 Chuẩn bị người bệnh ................................................................................. 17 3.2.2 Chuẩn bị người Điều dưỡng ....................................................................... 18 3.2.3 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc......................................................................... 19 3.2.4 Tiến hành kỹ thuật. ................................................................................... 20 3.3.Kết quả đánh giá thực hiện QTKT. ................................................................... 21 3.3.1. Đánh giá về thực hành kỹ thuật. ................................................................ 21 3.3.2. Đánh giá về mức độ thành đạt ................................................................... 22 3.3.3 Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành của Điều dưỡng.......................... 23 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 24 4.1. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu ............................................................. 24 4.1.1. Giới ....................................................................................................... 24 4.1.2. Tuổi ....................................................................................................... 24 4.1.3. Thâm niên công tác. ................................................................................. 24 4.1.4. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng. ....................................................... 24 4.2. Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch ..................................... 24 4.2.1. Chuẩn bị người bệnh ................................................................................ 24 4.2.2. Chuẩn bị người điều dưỡng....................................................................... 25 4.2.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc........................................................................ 26 4.2.4. Tiến hành kỹ thuật ................................................................................... 26 4.3. Kết quả đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật. .................................................. 27 4.3.1. Đánh giá về thực hành kỹ thuật ................................................................. 27 4.3.2. Đánh giá mức độ thành đạt ....................................................................... 27 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ thành đạt của người điều dưỡng ............ 27 KẾT LUẬN: ........................................................................................................... 29 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc, hoá chất hoặc dịch truyền vào cơ thể người bệnh nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm là kỹ thuật có vai trò rất quan trọng tại các cơ sở y tế, đặc biệt trường hợp người bệnh nặng. Tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy cơ có hại đối với cơ thể người bệnh như: sốc phản vệ, áp xe tại vị trí tiêm, nhiễm khuẩnTheo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm là thủ thuật phổ biến nhất trên toàn thế giới trong một năm trung bình một người nhận tới 1,5 mũi tiêm. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới tiêm thực hiện không đúng qui trình kỹ thuật đã trở thành phổ biến trên phạm vi nhiều nước ước tính có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển không thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và là nguyên nhân chính làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV và nghiêm trọng hơn là vấn đề nhiễm trùng bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu về thực hiện kỹ thuật tiêm tại các bệnh viện thuộc 3 khu vực Bắc, Trung , Nam của Việt Nam cho thấy chỉ có 10,9% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch đạt tối đa số điểm chuẩn. Các thao tác kỹ thuật sai sót hay gặp trong khi tiến hành qui trình kỹ thuật tiêm, truyền là: không rửa tay trước khi tiêm 43,9%, không sát khuẩn đầu, nắp ống thuốc khi lấy thuốc 70,7% không sát khuẩn da nơi tiêm đúng kỹ thuật: 27,5%, dùng tay để tháo, lắp kim tiêm 14%. Do các trang thiết bị tại cơ sở Y tế còn đang trong tình trạng thiếu, không đồng bộ, số lượng người bệnh đông thêm vào đó trình độ chuyên môn của đội ngũ Điều dưỡng chưa đồng đều, chưa được cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc người bệnh. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá việc thực hiện qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng tại bệnh viện Xây Dựng” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá việc thực hiện qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại bệnh viện Xây Dựng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Thang Long University Library 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Sơ lược về mạch máu: 1.1.1.Các loại mạch máu: Có 3 loại mạch máu chính: - Các động mạch: các mạch máu vận chuyển máu từ tim đi ở áp lực tương đối cao. - Các tĩnh mạch: các mạch máu đưa máu về tim ở áp lực tương đối thấp. - Các mao mạch: các mạch nối tiếp các động mạch và các tĩnh mạch. 1.1.2.Cấu tạo chung của thành mạch máu: Trừ mao mạch, thành của tất cả các loại mạch máu được cấu tạo bằng các thành phần cấu trúc cơ bản nhưng tỷ lệ các thành phần biến đổi theo chức năng của mỗi loại mạch. Từ lòng mạch trở ra thành mạch gồm ba lớp áo: áo trong, áo giữa và áo ngoài.[3] 1.1.3.Đặc điểm cấu tạo của các tĩnh mạch: Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò như hệ thống thu thập, đưa máu từ mạng lưới mao mạch về tim. Các mao mạch hợp lại để tạo nên các tiểu tĩnh mạch. Các tiểu tĩnh mạch kết hợp lại để tạo nên các tĩnh mạch lớn hơn nhưng với số lượng nhỏ hơn. Cuối cùng các tĩnh mạch hợp thành các tĩnh mạch chủ.Thành của tĩnh mạch có 3 lớp như thành động mạch nhưng các thành phần cơ trơn và sợi chun thì ít hơn, nói chung thành tĩnh mạch mỏng hơn và dễ phình giãn hơn thành động mạch. Các tĩnh mạch có đường kính lớn hơn và như vậy có sức kháng cản thấp hơn với dòng máu. Một số tĩnh mạch đặc biệt ở chi tên và chi dưới có những nếp nội mô hướng vào lòng mạch có chức năng như những van chỉ cho phép máu chảy theo một chiều về phía tim.[3] . 1.1.4.Hệ thống tĩnh mạch toàn cơ thể: - Các tĩnh mạch chi trên: tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa khuỷu - Các tĩnh mạch đầu và cổ: tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh 3 mạch đốt sống - Các tĩnh mạch của ngực: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới - Các tĩnh mạch chi dưới và chậu hông: tĩnh mạch chậu chung, tĩnh mạch chậu ngoài tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé,tĩnh mạch khoeo * Tĩnh mạch chi trên: máu từ chi trên trở về tim theo đường tĩnh mạch nông và các tĩnh mạch sâu tất cả đều tập trung về tĩnh mạch dưới đòn. + Các tĩnh mạch sâu: chạy kèm theo các động mạch và có tên như các động mạch động mạch dưới đòn và động mạch nách có một tĩnh mạch đi kèm, các động mạch nhỏ hơn có hai tĩnh mạch đi kèm. + Các tĩnh mạch nông: nằm ngay dưới da và có thể nhìn thấy được.Chúng nối tiếp rộng rãi với nhau và với các tĩnh mạch sâu. Các tĩnh mạch nông quan trọng của chi trên là tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa khuỷu. Những tĩnh mạch này thường là nơi hay thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc lấy máu [3]. Hình 1. Các TM chủ và các TM chính của các chi. Thang Long University Library 4 1.2.Tiêm tĩnh mạch: 1.2.1: Khái niệm: Tiêm tĩnh mạch là đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. 1.2.2.Các thuốc cố thể đưa vào đường tĩnh mạch: Thuốc gây mê, gây ngủ, chống xuất huyết, trụy mạch Thuốc ăn mòn các mô, có khả năng gây đau. Chất có màu hoặc nhuộm màu. Dung dịch đẳng trương, ưu trương. Các huyết thanh trị liệu. 1.2.3.Các thuốc chống chỉ định tiêm tĩnh mạch. Thuốc gây kích thích mạnh hệ tim mạch. Những loại thuốc dầu: Testosteron 1.2.4.Các tai biến có thể xảy ra trong và sau tiêm tĩnh mạch. Tắc kim, phồng nơi tiêm, bệnh nhân bị sốc hoặc ngất, tắc mạch, đâm nhầm vào động mạch, gây hoại tử, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn lây. 1.2.5. Quy trình tiêm tĩnh mạch: Nội dung Thang điểm 0 1 2 Chuẩn bị bệnh nhân 1 Xem hồ sơ: ( 3tra – 5 đối) 2 Giải thích động viên người bệnh Chuẩn bị điều dưỡng 3 Trang phục: áo, mũ, khẩu trang 4 Rửa tay thường qui Chuẩn bị dụng cụ 5 Khay chữ nhật sạch 6 Trụ cắm kìm Kocher 7 Cồn Iod, cốc đựng bông cầu 5 8 Cồn 700, cốc dựng bông cầu 9 Hộp chống sốc 10 Huyết áp ống nghe 11 Gối kê tay 12 Dây ga rô 13 Thuốc theo y lệnh 14 Dao cưa ống thuốc 15 2 khay quả đậu 16 Khay trải 2 săng vô khuẩn 17 Găng tay 18 Gạc bẻ ống thuốc 19 Bông cầu Kỹ thật tiến hành 20 Mở săng vô khuẩn 21 Xé bơm tiêm vào khay vô khuẩn 22 Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1 23 Thử bơm, kim tiêm 24 Kiểm tra ống thuốc 25 Cưa ống thuốc 26 Sát khuẩn ống thuốc 27 Dùng gạc bẻ ống thuốc 28 Lấy thuốc vào bơm tiêm 29 Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm 30 Đuổi khí có trong bơm tiêm 31 Đậy nắp kim tiêm 32 Để bơm, kim tiêm vào khay vô khuẩn 33 Để người bệnh tư thế thuận lợi 34 Bộc lộ vùng tiêm 35 Xác định vị trí tiêm 36 Đặt gối Thang Long University Library 6 37 Đặt dây garô 38 Điều dưỡng mang găng 39 Thắt dây garô 40 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn Iod 41 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 42 Sát khuẩn tay Điều dưỡng lần 2 43 Đâm kim 1 góc 15-300 44 Thấy máu vào bơm tiêm tháo dây garô 45 Bơm thuốc từ từ, quan sát người bệnh 46 Bơm hết thuốc rút kim 47 Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700 48 Thu dọn dụng cụ 49 Tháo găng 50 Để người bệnh ở tư thế thoải mái 51 Ghi phiếu công khai thuốc 2 điểm: Làm đúng, làm đủ 1 điểm: Làm thiếu hoặc chưa thành thạo 0 điểm: Làm sai hoặc không làm 1.3.Tiêm an toàn: 1.3.1.Khái niệm: Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác. Hay nói cách khác tiêm an toàn nhằm: “An toàn cho người bệnh, an toàn cho cộng đồng và an toàn cho các bộ y tế”.[4] 7 Hình 2: Đầy đủ trang phục khi thực hiện quy trình tiêm. 1.3.2.Một số thông tin về tiêm an toàn tại Việt Nam: Mũi tiêm và đường tiêm: Trung bình một bệnh nhân được tiêm 2,2 mũi/ ngày, số mũi tiêm bắp (43,1%), tương đương với số mũi tiêm tĩnh mạch( 43,5%). Quy trình tiêm: 100% mũi tiêm sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn một lần, 99,2% mũi tiêm đúng vị trí, 97,2% tiêm đúng độ nghiêng (góc kim), 91,5% tiêm đúng độ sâu. Hình 3: Vị trí tiêm tĩnh mạch. * Những tồn tại liên quan đến các mũi tiêm: - Không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm, không sát khuẩn tay trước khi đâm kim qua da. - Panh và khay tiêm sử dụng lẫn lộn thì sạch, thì bẩn. - Dùng tay để đậy nắp kim tiêm đã sử dụng Thang Long University Library 8 * Các tồn tại của thực hành tiêm là: - Không rửa tay trước khi tiêm. - Không sát khuẩn đầu nắp ống thuốc. - Không sát khuẩn da nơi tiêm đúng kỹ thuật. - Dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm. 1.3.3.Nguyên nhân tiêm chưa an toàn: Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêm truyền chưa an toàn là do: kỹ thuật vô khuẩn kém, thiếu dụng cụ tiêm, một số cơ sở y tế không được cung cấp dung dịch sát khuẩn tay nhanh nên việc thực hiện động tác này gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên qua điều tra tại các nơi được cung cấp đủ hộp/lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, tỉ lệ sát khuẩn tay nhanh cũng không đạt được 100%. Điều này chứng tỏ nhân viên đã không thực hiện đúng qui trình kỹ thuật tiêm. Hình 4: tiêm tĩnh mạch chưa thực hiện đúng quy trình. 1.3.4.Giải pháp thay đổi: - Tăng cường truyền thông giáo dục về nguy cơ của tiêm đối với các bộ y tế và người bệnh nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn - Tổ chức đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phgương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế. - Tuân thủ và tăng cường giám sát, việc thực hiện qui trình tiêm, truyền. - Tuân thủ nguyên tắc phân loại, thu gom và quản lý chất thải nguy hại liên quan đến tiêm. - Bổ xung các phương tiện tiêm, vệ sinh tay,các phương tiện thu gom và co lập chất thải y tế sắc nhọn, các phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế. 9 1.4.Hành vị chưa an toàn liên quan đến tiêm. 1.4.1.Chưa tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình tiêm: - Dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác nhau, cho những người bệnh khác nhau. - Dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc. - Chưa thường xuyên rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc, phương tiện tiêm hoặc trước khi tiêm hoặc chuyển mũi tiêm từ người bệnh này sang người bệnh khác. - Dùng lại kim tiêm để tiêm cho người bệnh sau mũi tiêm đầu không thành công. - Cắt giảm các bước của quy trình tiêm: đi tiêm không mang đủ các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ, không có hộp an toàn, không có dây garo trong tiêm truyền tĩnh mạch, cầm một bơm kim tiêm đã có thuốc đi lại với một khoảng cách xa để tiêm cho người bệnh. - Thao tác tiêm chưa tốt, chạm tay vào những vùng vô khuẩn trên bơm tiêm như: Thân kim, pít tông - Dùng panh gắp các dụng cụ sau đó sử dụng gắp bông cồn vô khuẩn để tiêm. - Mang cùng một đôi găng để vừa chăm sóc bệnh nhân vừa tiêm. - Sau khi tiêm xong, dùng tay để tháo bơm kim tiêm bằng tay, bẻ cong kim tiêm, đậy nắp kim tiêm. Hình 5: Kỹ thuật đuổi khí. Thang Long University Library 10 1.4.2.Yếu tố liên quan: - Thiếu thông tin: cộng đồng, người bệnh thiếu thông tin, chưa nhận thức đúng, đủ về tác dụng và nguy cơ của tiêm. Cán bộ y tế chưa được cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng về tiêm an toàn. - Thiếu phương tiện hoặc phương tiện không phù hợp với yêu cầu sử dụng: không đủ bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, kim tiêm quá to, quá nhỏ so với yêu cầu. Cơ sở vật chất còn hạn chế: không có buồng thủ thuật trong môi trường chật chội hoặc ô nhiễm. - Ý thức và sự tuân thủ quy trình tiêm của các bộ y tế còn hạn chế. - Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc, thiếu nhân lực. 1.4.3.Giải pháp khắc phục: - Tăng cường đầu tư điều kiện và phương tiện tiêm an toàn: - Bơm kim tiêm sử dụng một lần phù hợp cỡ số và số lượng, các phương tiện và dung dịch sát khuẩn da. - Phương tiện rửa tay, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, khăn lau tay sử dụng một lần, găng tay y tế. - Tổ chức truyền thông, phát động phong trào và đào tạo liên tục: - Mỗi nhân viên phải tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật trong tiêm sẽ gióp phần tăng an toàn và giảm nguy hại do tiêm cho bản thân người bệnh và cộng đồng. 11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn mẫu Các Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng hàng ngày thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho người bệnh tại bệnh viện Xây Dựng. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Các Điều dưỡng chưa được ký hợp đồng làm việc chính thức tại bệnh viện. - Các Điều dưỡng về học tập nâng cao trình độ. - Các Điều dưỡng trưởng, Điều dưỡng hành chính. - Các học sinh, sinh viên Điều dưỡng. 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1.Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành 6/2010 – 1/2011. 2.2.2.Địa điểm: Tại 7 khoa lâm sàng: Khoa HSCC, Khoa Nội tim mạch, Khoa Nội tổng hợp, Khoa Ngoại, Khoa Truyền nhiễm, Nội cán bộ, Khoa Thần kinh – Cơ xương khớp 2.3.Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: Chọn ngẫu nhiên 80 Điều dưỡng hiện đang làm việc tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện Xây Dựng, mỗi khoa 5 buồng bệnh, mỗi buồng chọn ngẫu nhiên một số Điều dưỡng viên đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu. 2.4.Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phiếu điều tra và bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, người thu thập số liệu tiến hành quan sát trực tiếp, kín đáo từng Điều dưỡng thực hiện quy trình từ lức tiến hành đến khi kết thúc kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho người bệnh (ĐDV không biết là họ đang có người quan sát) 2.5.Phương pháp xử lý số liệu. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Y sinh học SPSS 15.0 để tính tỷ lệ phần trăm. Kiểm định sự khác biệt bằng test χ2. Thang Long University Library 12 2.6.Phương pháp đánh giá: * Cho điểm từng bước trong toàn bộ quy trình: mỗi bước trong quy trình chia làm 3 mức độ: Mức 1: Làm đúng, làm đủ đạt 2 điểm (cho mỗi bước) Mức 2: Làm thiếu hoặc chưa thành thạo đạt 1điểm ( cho mỗi bước) Mức 3: Làm sai hoặc không làm là 0 điểm( cho mỗi bước) * Tổng điểm tối đa cho toàn bộ quy trình: cả 4 khâu là 102 điểm Từ < 50% tổng số điểm ( < 51 điểm) đạt mức: Kém. Từ 50% - 69% tổng số điểm ( 51 – 70 điểm) đạt mức: Trung bình Từ 70% - 89% tổng số điểm ( 71 – 91điểm ) đạt mức: Khá. Từ > 90% tổng số điểm ( ≥ 92 điểm) đạt mức: Giỏi 13 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. 3.1.1. Sự phân bố về giới. Bảng 1: Sự phân bố về giới của các đối tượng nghiên cứu TT Giới Số lượng (n) Tỷ lệ % 1 Nam 16 20,0 2 Nữ 64 80,0 Tổng số 80 100 20% 80% Nam Nữ Biểu đồ 1: Phân bố về giới Nhận xét: Do đặc thù nghề nghiệp là chăm sóc và phục vụ vì vậy nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam cụ thể nữ chiếm 80%, nam chiếm : 20%. Thang Long University Library 14 3.1.2. Sự phân bố về tuổi Bảng 2: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu. TT Nhóm tuổi Đối tượng nghiên cứu N Tỷ lệ % 1 < 30 50 62,5 2 30 – 40 22 27,5 3 41 – 50 0 0 4 >50 8 10 Tổng 80 100 62,5 27,5 0 10 0 10 20 30 40 50 60 70 50 tuổi Đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 2: Phân bố về tuổi. Nhận xét: Nhóm tuổi < 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%.Và thấp nhất là nhóm tuổi 41-50 chiếm tỷ lệ 0%. 15 3.1.3. Thâm niên công tác của ĐDV. Bảng 3: Thâm niên công tác của ĐDV TT Thâm niên công tác Đối tượng nghiên cứu (n) Tỷ lệ % 1 < 5 năm 44 55 2 5 – 10 năm 23 28,8 3 11- 15 năm 4 5 4 > 15 năm 9 11,2 Tổng số 80 100 55%29% 5% 11% < 5 năm 5 - 10 năm 11-15 năm > 15 năm Biểu đồ 3: Phân bố về thâm niên công tác Nhận xét: Tỷ lệ cao nhất là thâm niên công tác < 5 năm (55%), thâm niên công tác 11 - 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%.) Thang Long University Library 16 3.1.4.Trình độ chuyên môn của ĐDV Bảng 4 :Trình độ chuyên môn của ĐDV. STT Trình độ chuyên môn Đối tượng nghiên cứu (n) Tỷ lệ % 1 Trung cấp 68 85 2 Cao đẳng 8 10 3 Đại học 4 5 Tổng số 80 100 85% 10% 5% TC CĐ ĐH Biểu đồ 4:Trình độ chuyên môn. Nhận xét: Điều dưỡng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao 85%, cao đẳng 10%, đại học 5%, chưa có trình độ sau đại học cho đến thời điểm nghiên cứu. 17 3.2.Thực trạng thực hiện qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 3.2.1 Chuẩn bị người bệnh Bảng 5: Chuẩn bị người bệnh. TT Nội dung công việc Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 n % n % n % 1 Xem hồ sơ: ( 3 tra – 5 đối ) 76 95 4 5 0 0 2 Giải thích động viên người bệnh 32 40 48 60 0 0 95 40 5 60 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Đúng,đủ Thiếu, chưa thành thạo Không làm, làm sai Xem hồ sơ Giải thích Biểu đồ 5: Chuẩn bị người bệnh Nhận xét: Trong nghiên cứu có 95% Điều dưỡng làm đúng đủ, 5% điều dưỡng làm không đúng, không đủ các nội dung của bước này. Giải thích, động viên cho người bệnh có 40% điều dưỡng làm đúng, 60% điều dưỡng làm chưa đầy đủ. Thang Long University Library 18 3.2.2 Chuẩn bị người Điều dưỡng Bảng 6: Chuẩn bị người điều dưỡng TT Nội dung công việc Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 n % n % n % 1 Trang phục: áo, mũ, khẩu trang 27 33,8 53 66,2 0 0 2 Rửa tay thường qui 0 0 4 5 76 95 33,8 0 66,2 5 0 95 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Đúng,đủ Thiếu, không thành thạo Không làm, làm sai Trang phục Rửa tay Biểu đồ 6: Chuẩn bị Điều dưỡng. Nhận xét: 66,2% điều dưỡng khi làm thủ thuật không có đầy đủ các trang phục (áo, mũ, khẩu trang) theo qui định, sai sót hay gặp là không đủ khẩu trang và mũ, 95% Điều dưỡng không rửa tay thường qui theo qui định. 19 3.2.3 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc. Bảng 7: Chuẩn bị dụng cụ và thuốc TT Nội dung công việc Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 n % n % n % 1 Khay chữ nhật sạch 80 100 0 0 0 0 2 Trụ cắm kìm Kocher 78 97,5 2 2,5 0 0 3 Cồn Iod, cốc đựng bông cầu 0 0 5 6,2 75 93,8 4 Cồn 700, cốc dựng bông cầu 80 100 0 0 0 0 5 Hộp chống sốc 63 78,8 0 0 17 21,2 6 Huyết áp ống nghe 9 11,2 15 18,8 56 70 7 Gối kê tay 0 0 0 0 80 100 8 Dây ga rô 75 93,8 0 0 5 6,2 9 Thuốc theo y lệnh 80 100 0 0 0 0 10 Dao cưa ống thuốc 0 0 0 0 80 100 11 2 khay quả đậu 0 0 8 10 72 90 12 Khay trải 2 săng vô khuẩn 0 0 8 8,9 82 91,1 13 Găng tay 80 100 0 0 0 0 14 Gạc bẻ ống thuốc 0 0 0 0 80 100 15 Bông cầu 80 100 0 0 0 0 Nhận xét: Có một số dụng cụ người Điều dưỡng chuẩn bị không đầy đủ khi tiến hành làm thủ thuật: Hộp chống sốc 21,2%, huyết áp, ống nghe 70,0%, khay vô khuẩn 90 %, dao cưa ống thuốc 100%, gạc bẻ ống thuốc 100%, cồn Iod 100 %, gối kê tay 100%. Thang Long University Library 20 3.2.4 Tiến hành kỹ thuật. Bảng 8: Tiến hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. TT Nội dung công việc Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 n % n % n % 1 Mở săng vô khuẩn 3 3,8 0 0 77 96,2 2 Xé bơm tiêm vào khay vô khuẩn 15 18,8 65 81,2 0 0 3 Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1 0 0 0 0 80 100 4 Thử bơm, kim tiêm 76 95 0 0 4 5 5 Kiểm tra ống thuốc 80 100 0 0 0 0 6 Cưa ống thuốc 0 0 0 0 80 100 7 Sát khuẩn ống thuốc 0 0 0 0 80 100 8 Dùng gạc bẻ ống thuốc 5 6,2 0 0 75 93,7 9 Lấy thuốc vào bơm tiêm 80 100 0 0 0 0 10 Thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm 80 100 0 0 0 0 11 Đuổi khí có trong bơm tiêm 80 100 0 0 0 0 12 Đậy nắp kim tiêm 80 100 0 0 0 0 13 Để bơm, kim tiêm vào khay vô khuẩn 8 10 72 90 0 0 14 Để người bệnh tư thế thuận lợi 73 91,2 0 0 7 8,7 15 Bộc lộ vùng tiêm 80 100 0 0 0 0 16 Xác định vị trí tiêm 72 90 8 10 0 0 17 Đặt gối 5 6,2 0 0 75 93,7 18 Đặt dây garô 73 91,2 0 0 7 8,8 19 Điều dưỡng mang găng 8 10 56 70 16 20 20 Thắt dây garô 68 85 12 15 0 0 21 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn Iod 0 0 0 0 80 100 22 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 80 100 0 0 0 0 23 Sát khuẩn tay Điều dưỡng lần 2 3 3,8 0 0 77 96,2 24 Đâm kim 1 góc 15-300 66 82,5 14 17,5 0 0 25 Thấy máu vào bơm tiêm tháo dây garô 72 90 8 10 0 0 21 26 Bơm thuốc từ từ, quan sát người bệnh 80 100 0 0 0 0 27 Bơm hết thuốc rút kim 80 100 0 0 0 0 28 Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700 80 100 0 0 0 0 29 Thu dọn dụng cụ 80 100 0 0 0 0 30 Tháo găng 24 30 0 0 56 70 31 Để người bệnh ở tư thế thoải mái 0 0 0 0 80 100 32 Ghi phiếu công khai thuốc 80 100 0 0 0 0 Nhận xét: Các bước Điều dưỡng không thực hiện như: mở săng vô khuẩn 96,2%, cưa ống thuốc 100%, sát khuẩn ống thuốc 100%, sát khuẩn tay điều dưỡng 100%, dùng gạc bẻ ống thuốc 93,7%, sát khuẩn nơi tiêm bằng cồn Iod 100%. 3.3.Kết quả đánh giá thực hiện QTKT. 3.3.1. Đánh giá về thực hành kỹ thuật. Bảng 9: Điểm Điều dưỡng đạt được khi thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch TT Nội dung n Tổng điểm Điểm tối thiểu Điểm tối đa Điểm n % Điểm n % 1 Chuẩn bị người bệnh 80 4 2 4 5 4 68 85 2 Chuẩn bị người Điều dưỡng 80 4 1 12 15 2 63 78,8 3 Chuẩn bị dụng cụ 80 30 13 3 3,8 23 7 8,8 4 Kỹ thuật tiến hành 80 64 34 12 15 54 4 5 5 Toàn bộ kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 80 102 52 3 3,8 83 1 1,3 Nhận xét: Không có Điều dưỡng nào đạt 100% số điểm chuẩn. Tổng điểm thực hành cao nhất đạt 83/102, thấp nhất đạt 52/102, không có Điều dưỡng nào dưới 50% số điểm chuẩn. Thang Long University Library 22 3.3.2. Đánh giá về mức độ thành đạt Bảng10: Phân loại mức độ thành đạt TT Kết quả Nội dung Kém < 50% tổng số điểm Trung bình 50% - 69% tổng số điểm Khá 70% - 89% tổng số điểm Giỏi > 90% tổng số điểm n % n % n % n % 1 Chuẩn bị bệnh nhân (4 điểm) 0 0 4 5 44 55 32 40 2 Chuẩn bị người điều dưỡng (4 điểm) 53 66,2 23 28,8 4 5 0 0 3 Chuẩn bị dụng cụ: (30 điểm) 13 16,2 40 50 27 33,8 0 0 4 Kỹ thuật tiến hành: (64 điểm) 0 0 18 22,5 48 60 14 17,5 5 Toàn bộ kỹ thuật: (102 điểm) 0 0 15 18,8 65 81,2 0 0 0 18,8 81,2 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Kém TB Khá Giỏi Toàn bộ QTKT Biểu đồ 7: Đánh giá mức độ thành đạt của ĐD Nhận xét: Chuẩn bị dụng cụ: Không có ĐD đạt loại giỏi, có 33,8% đạt loại khá, 50% đạt trung bình. Kỹ thuật tiến hành có 17,5% đạt loại giỏi, 60% đạt loại khá, 22,5% đạt mức trung bình. Toàn bộ kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: không có Điều dưỡng đạt loại giỏi, 81,2% đạt loại khá, 18,8% ở mức trung bình (đạt yêu cầu). 23 3.3.3 Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành của Điều dưỡng.. Bảng 11: Liên quan giữa độ tuổi và mức độ thành đạt của kỹ thuật Mức độ Nhóm tuổi Kém-trung bình Khá-giỏi Tổng < 40 13 59 72 >40 2 6 8 Tổng 15 65 80 Nhận xét: So sánh sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi bằng kiểm định χ2 chúng tôi không thấy sự khác biệt (p>0,05). Bảng 12: Liên quan giữa thâm niên và mức độ thành đạt của kỹ thuật Mức độ Thâm niên Kém-trung bình Khá-giỏi Tổng < 10 năm 12 55 67 >10 năm 3 10 13 Tổng 15 65 80 Nhận xét: So sánh sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi bằng kiểm định χ2 chúng tôi không thấy sự khác biệt (p>0,05). Bảng 13: Liên quan giữa trình độ và mức độ thành đạt của kỹ thuật Mức độ Trình độ Kém-trung bình Khá-giỏi Tổng Trung cấp 12 56 68 Cao đẳng và đại học 3 9 12 Tổng 15 65 80 Nhận xét: So sánh sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi bằng kiểm định χ2 chúng tôi không thấy sự khác biệt (p>0,05). Thang Long University Library 24 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ điều dưỡng nữ (80%) cao gấp 4 lần điều dưỡng nam (20%). Điều này là hoàn toàn hợp lý do tính chất đặc thù nghề nghiệp tạo nên. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hằng, tỷ lệ điều dưỡng nữ là 88,2% [8], nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan tỷ lệ nữ chiếm 91,5% [9]. 4.1.2. Tuổi Bảng 2 cho chúng ta thấy, điều dưỡng tại Bệnh viện Xây Dựng rất trẻ, có 62,5% số điều dưỡng dưới 30 tuổi. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Phạm Thị Hằng và Hoàng Thị Vân Lan, tỷ lệ điều dưỡng dưới 30 tuổi thấp hơn nhiều, lần lượt là 22,4% và 24,8% [8],[9]. Tại sao lại có sự khác biệt rất lớn này? Theo chúng tôi, bởi vì Bệnh viện Xây dựng mới được nâng cấp và mở rộng từ trung tâm y tế xây dựng, do đó đã có rất nhiều điều dưỡng trẻ đã được tiếp nhận vào làm việc tại đây. 4.1.3. Thâm niên công tác. Kết quả bảng 3 cho chúng ta thấy, chủ yếu các điều dưỡng tại bệnh viện Xây dựng dưới 5 năm thâm niên công tác. Điều này phù hợp với hiện trạng nhân lực trẻ tại bệnh. Kết quả trong nghiên của chúng tôi khác biệt rất lớn so với một số nghiên cứu khác. Tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm theo nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan và Phạm Thị Hằng lần lượt là 23,9% và 23% [8], [9]. 4.1.4. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng. Bảng 4 cho chúng ta thấy, điều dưỡng tại bệnh viện Xây dựng chủ yếu có trình độ trung cấp. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [8],[9]. 4.2. Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 4.2.1. Chuẩn bị người bệnh Trong lĩnh vực y tế, trước khi chuẩn bị thực hiện bất kỳ thao tác kỹ thuật hay can thiệp gì đối với bệnh nhân, cán bộ y tế phải chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận. Việc chuẩn bị bệnh nhân càng chu đáo bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiêm tĩnh mạch bao gồm xem xét hồ sơ bệnh án (quy tắc 3 tra – 5 25 đối) và giải thích động viên người bệnh. 3 tra bao gồm: kiểm tra họ tên bệnh nhân, kiểm tra tên thuốc, kiểm tra liều lượng thuốc. 5 đối bao gồm: đối chiếu số giường, đối chiếu nhãn thuốc, chất lượng thuốc, đường dùng và thời gian dùng. Tất cả nhưnng quy tắc trên nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân chính xác, an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân khi vào viện có rất nhiều sự lo lắng, đặc biệt là những bệnh nhân nặng. Chính vì vậy, giải thích động viên ân cần tỷ mỷ tạo sự an tâm tin tưởng đối với bệnh nhân. Khi có sự hợp tác tốt của bệnh nhân, việc thực hiện các thao tác kỹ thuật của người điều dưỡng sẽ rất thuận lợi. Bảng 5 cho thấy, việc thực hiện quy tắc 3 tra – 5 đối, của điều dưỡng tại bệnh viện Xây dựng rất tốt với tỷ lệ làm đúng làm đủ là 95% và không có trường hợp nào làm sai. Tuy nhiên, việc giải thích động viên người bệnh chưa tốt. Cụ thể, có tới 60% điều dưỡng thực hiện việc này chưa thành thạo. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Thị Hằng (23%) và nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (22,2%) [8],[9]. Giải thích về điều này, chúng tôi cho rằng do đội ngũ điều dưỡng tại bệnh viện Xây dựng rất trẻ (62,5% dưới 30 tuổi), thâm niên công tác ngắn, kinh nghiệm còn thiếu. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần nỗ lực của điều dưỡng còn cần sự hỗ trợ từ phía bệnh viện trong việc đào tạo, nâng cao kỹ năng giai tiếp. 4.2.2. Chuẩn bị người điều dưỡng Việc chuẩn bị người điều dưỡng rất quan trọng, không chỉ giúp phòng ngừa hạn chế các rủi ro nghề nghiệp mà còn giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả bảng 6 cho thấy, việc chuẩn bị người điều dưỡng rất kém. Về chuẩn bị trang phục, có 66,2% làm còn thiếu và chưa thành thạo. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (17,9%) và của Phạm Thị Hằng (6,8%). Về rửa tay thường quy, có tới 95% điều dưỡng không làm. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Vân Lan (96,6%), nhưng cao hơn nhiề so với kết quả của tác giả Phạm Thị Hằng (47,8%). Để việc chăm sóc người bệnh tốt hơn thì đây là một việc cần thiết phải thay đổi. Bệnh viện cần tổ chức các lớp đào tạo lại thường xuyên cho điều dưỡng. Thang Long University Library 26 4.2.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc Trong nội dung chuẩn bị dụng cụ và thuốc có tới 15 nội dung cụ thể: Chuẩn bị khay chữ nhật; trụ cắm kìm Kocher; cồn I-ốt, cốc đựng bông cầu; cồn 70o, cốc đựng bông; hộp chống sốc; máy đo huyết áp, ống nghe; gối kê tay; dây garo; thuốc theo y lệnh; dao cưa ống thuốc; khay quả đậu; khay trải sang vô khuẩn; gang tay; gạc bẻ ống thuốc; bông cầu. Trong đó, chỉ có 5 nội dung được thực hiện tốt, nhưng có tới 6 nội dung không được làm hoặc hầu như không làm. Giải thích về vấn đề này, theo chúng tôi có lẽ do áp lực công việc đòi hỏi phải nhanh chóng nên một số quy trình chuẩn bị dụng cụ được rút gọn cho phù hợp với tình hình thực tế. Chẳng hạn, hiện nay các loại ống thuốc phần lớn được sản xuất có thể bẻ ống mà không cần dùng cưa. Do đó, việc chuẩn bị cưa ống thuốc trong quy trình này cũng cần phải xem xét lại. Tuy nhiên, có những nội dung mà tỷ lệ không thực hiện không cao như chuẩn bị hộp chống sốc (21,2%) nhưng cần thiết phải điều chỉnh ngay. Trong thực hành tiêp truyền hàng ngày, không thể đảm bảo tránh hoàn toàn được vấn đề phản ứng thuốc, sốc phản vệ do thuốc. Việc cấp cứu những tai biến này phải khẩn trương, vì vậy phải chuẩn bị đầy đủ hộp chống sốc trước khi tiêm. So sánh kết quả của nghiên cứu này với các tác giả khác không thấy sự khác biệt nhiều. Nhưng ở khâu chuẩn bị hộp chống sốc, kết quả của các tác giả khác tốt hơn nhiều. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan, tỷ lệ điều dưỡng chuẩn bị tốt và đày đủ hộp chống sốc là 88%, và trong nghiên cứu của Phạm Thị Hằng, tỷ lệ này gần tuyệt đối (99,4%). 4.2.4. Tiến hành kỹ thuật Khi nhìn một điều dưỡng tiêm tĩnh mạch, tưởng chừng rất đơn giản. Tuy nhiên khi đứng trên góc độ chuyên môn, tiêm tĩnh mạch là một kỹ thuật khá phức tạp nếu người điều dưỡng thực hiện đầy đủ các thao tác kỹ thuật. Khi tiến hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch đúng quy trình, người điều dưỡng phải thực hiện 32 bước. Trong nghiên cứu này, ở một số thao tác kỹ thuật, người điều dưỡng thực hiện rất tốt. Nhìn vào bảng 8 chung ta có thể nhận thấy một điều là điều dưỡng chưa ý thức đúng mức trong vấn đề vô trùng và sát trùng khi thực hiện thao tác tiêm tĩnh mạch. Có 96,2% điều dưỡng không thực hiện mở xăng vô khuẩn, 100% điều dưỡng không sát trùng tay lần 1, 100% không sát trùng ống thuốc trước khi bẻ, 100% điều dưỡng không sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn I-ốt và 96,2% điều dưỡng không sát khuẩn tay 27 lần hai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan và Phạm Thị Hằng [8],[9]. Điều này thực sự đáng báo động. Bởi vì những thiếu sót trên của người điều dưỡng có thể là tăng nguy có lây lan các bệnh truyền nhiễm trong quá trình thực hiện tiêm tĩnh mạch, trong khi đó nhiễm trùng bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối và nan giải. Rõ ràng việc không chú ý đúng mức đến vấn đề sát trùng khi tiêm không liên qua đến vấn đề độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ, mà liên quan đến vấn đề ý thức và có thể do áp lực công việc đòi hỏi người điều dưỡng cần phải làm gấp nên một số thao tác được rút ngắn hoặc bỏ qua. Để khắc phục vấn đề này không chỉ cần sự điều chỉnh trong ý thức của người điều dưỡng mà còn cần sự quan tâm của lãnh đạo trong vấn đề bố trí tổ chức công việc phù hợp. 4.3. Kết quả đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật. 4.3.1. Đánh giá về thực hành kỹ thuật Dựa trên kết quả bảng 9, không có điều dưỡng nào đạt tối đa tổng điểm chuẩn. Điều dưỡng có điểm thực hành cao nhất cũng chỉ đạt 83 điểm (trên tổng điểm thực hành là 102). Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Vân Lan cũng cho kết quả tương tự [8] 4.3.2. Đánh giá mức độ thành đạt Với phân mốc dưới 50% tổng số điểm là kém, từ 50-69% tổng số điểm là trung bình, từ 70-89% tổng số điểm là xếp loại khá và trên 90% tổng số điểm được xếp loại giỏi. Xét trên toàn bộ kỹ thuật, không có điều dưỡng nào xếp loại giỏi. Tuy nhiên cũng không có điều dưỡng nào xếp loại kém. Xét trên từng khía cạnh cụ thể, việc chuẩn bị bệnh nhân là tốt nhất với 40% đạt điểm giỏi và chuẩn bị người điều dưỡng là kém nhất với 66,2% dưới điểm trung bình. Để nâng cao chất lượng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cần phải nỗ lực trong tất cả các khâu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan [8]. 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ thành đạt của người điều dưỡng Để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ thành đạt của người điều dưỡng, chúng tôi tiến hành phân hai nhóm theo tổng điểm thực hành: nhóm 1(kém- trung bình), nhóm 2(khá-giỏi). Chúng tôi so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm theo độ tuổi, thâm niên công tác và trình độ của người điều dưỡng với test kiểm định χ2. Thang Long University Library 28 Bảng 11 mô tả liên quan giữa độ tuổi và mức độ thành đạt trong thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của người điều dưỡng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia thành 2 nhóm tuổi (40 tuổi) để so sánh phù hợp với yêu cầu của test kiểm định χ2 . Chúng tôi nhận thấy rằng, không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi khác nhau với p > 0,05 Bảng 12 mô tả liên quan giữa thâm niên công tác và mức độ thành đạt trong thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của người điều dưỡng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia thâm niên công tác thành 2 nhóm (10 năm) để so sánh phù hợp với yêu cầu của test kiểm định χ2 . Chúng tôi nhận thấy rằng, không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi khác nhau với p > 0,05 Bảng 13 mô tả liên quan giữa trình độ điều dưỡng và mức độ thành đạt trong thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của người điều dưỡng. Chúng tôi thấy không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi khác nhau với p > 0,05 Như vậy không sự khác biệt về mức độ thành đạt theo nhóm tuổi, theo thâm niên công tác, theo trình độ của điều dưỡng với p > 0,05. Do tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật mà người điều dưỡng thường xuyên thực hành trên lâm sang do đó không có sự khác biệt về mức độ thành đạt của họ. Kết quả này phù hợp với quan sát của chúng tôi trên lâm sàng. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Vân Lan cũng cho kết quả tương tự. 29 KẾT LUẬN: Từ kết quả nghiên cứu việc thực hiện qui trình tiêm tĩnh mạch của 80 Điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Xây Dựng chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Một số đặc điểm của Điều dưỡng: lứa tuổi < 30 chiếm tỷ lệ cao 62,5 %, nữ chiếm 80%, thâm niên công tác < 5 năm chiếm 55%, trình độ trung học chiếm 85%, cao đẳng 10%. 2. Thực hành qui trình tiêm tĩnh mạch: - Kết quả điểm thực hành đạt loại khá là:81,2% , trung bình đạt: 18,8% và không có trường hợp nào đạt loại yếu, kém. - Còn một số nội dung trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch không hoặc ít được các Điều dưỡng thực hiện: + Động viên giải thích cho người bệnh trước khi tiêm Điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ là: 60 %. + 95 % Điều dưỡng không rửa tay thường qui theo qui định. + 91,1 % không chuẩn bị khay vô khuẩn,. + 93,8% không chuẩn bị cồn Iode. + 100% không chuẩn bị gối kê tay. + 100% không chuẩn bị dao cưa ống thuốc. + 100% không sát khuẩn tay Điều dưỡng trước khi tiêm cho người bệnh. + 100% không sát khuẩn cồn Iod. + 100% không dặn dò người bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm. + 70% Điều dưỡng không tháo găng sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. 3. Không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuổi, thâm niêm công tác, và trình độ điều dưỡng. Thang Long University Library 30 KIẾN NGHỊ Từ kết quả trên cho thấy do Bệnh viện Xây Dựng là một bệnh viện ngành mới được nâng cấp từ trung tâm y học dự phòng nghành Xây Dựng nên thành bệnh viện Xây dựng. Vì vậy đội ngũ cán bộ nhân viên và đặc biệt là các Điều dưỡng tuổi còn rất trẻ, hầu hết đều có thâm niên công tác < 5 năm. Do vậy các em chưa ý thức được việc thực hiện các thao tác kỹ thuật của mình còn làm tắt nhiều so với quy trình, chưa ý thức được các thao tác kỹ thuật trong quy trình không được đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho bệnh nhân, cho cộng đồng và có thể gây tổn hại đến ngay bản thân họ. 1. Đối với Bệnh viện Xây Dựng: Thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh nói chung và kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nói riêng để củng cố và hoàn thiện kiến thức cho Điều dưỡng. Chú trọng kỹ năng giao tiếp, tôn trọng người bệnh góp phần nâng cao Y đức và chất lượng chăm sóc người bệnh. 2. Trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết: Bệnh viện cần cung ứng đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Nơi rửa tay tiện lợi và hợp lý tại các buồng bệnh và buồng tiêm, dung dịch sát khuẩn tay tại các xe tiêm để người Điều dưỡng có đủ điều kiện cần thiết thực hiện đúng qui trình kỹ thuật. 3. Đối với công tác giảng dạy Điều dưỡng: Nội dung giảng dạy Kỹ thuật chăm sóc người bệnh nói chung và kỹ thuật Tiêm tĩnh mạch nói riêng cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều dưỡng cơ bản. (1997), NXB Y học BYT 2. Điều dưỡng cơ bản. (2002) NXB Y học BYT 3. Điều dưỡng cơ bản tập I (2007) NXB Y học BYT. 4. Điều dưỡng cơ bản tập II(2007) NXB Y học BYT 5. Giải phẫu sinh lý tập I (2009) NXB Y học BYT 6. Giải pháp tiếp cận tiêm an toàn (2010). 7. Quản lý điều dưỡng. NXBYH BYT. 8. Phạm Thị Hằng, Nhận xét việc thực hiện kỹ thuật tiêm bắp của điều dưỡng tại bệnh viên đa khoa Nam Định. 9. Hoàng Thị Vân Lan, Nhận xét việc thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại bệnh viên đa khoa Nam Định. 10. Nguyễn Thị Minh Tâm (2002). Kết quả điều tra tiêm an toàn tại các bệnh viện khu vực Hà Nội. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu Điều dưỡng. 11. Kỹ thuật chăm sóc người bệnh tập II. (2004), NXB Y học Hà Nội. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00028_745_3897.pdf
Luận văn liên quan