Nền kinh tế thị trường hiện nay đang tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận
nhiều loại vốn khác nhau. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả doanh
nghiệp cần cân nhắc lựa chọn huy động và sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hợp lý.
Nếu huy động vốn nhưng không biết sử dụng thì cũng không đem lại hiệu quả, gây
lãng phí nguồn vốn. Sau quá trình thực tập, tìm hiểu về tình hình huy động và hiệu quả
sử dụng vốn của nhà máy tinh bột sắn Intimex, tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Thứ nhất: Trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, nhà máy đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng được nâng cao, quy mô sản xuất
mở rộng, nhà máy ngày càng tạo được uy tín trên thị trường. Doanh thu và lợi nhuận
của nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm. Các yếu tố như nguồn nhân lực,
nguồn vốn của nhà máy ngày càng gia tăng và được sử dụng có hiệu quả hơn. Nhà
máy luôn cố gắng chủ động được tình hình tài chính của mình, khả năng thanh toán
được cải thiện, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai đạt
hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Nhà máy cũng đã làm tốt công tác đầu tư vùng nguyên liệu sắn. Vùng
nguyên liệu của nhà máy ngày càng được nhân rộng kể cả trong và ngoài tỉnh, nhiều
cánh đồng sắn được thâm canh có quy hoạch đạt năng suất cao. Nhà máy thường
xuyên cử các cán bộ có chuyên môn đi kiểm tra tình hình và dự báo sâu bệnh kịp thời
cho người dân phòng tránh. Các loại giống mới được nhà máy nghiên cứu cung cấp
cho người dân trồng sắn ngày càng có chất lượng tốt, đạt năng suất cao. Vấn đề thu
mua và vận chuyển nguyên liệu được tiến hành kịp thời, đáp ứng đủ nguyên liệu cho
nhà máy sản xuất kể cả thời điểm cuối vụ.
- Thứ ba: Chất lượng hàng hóa của nhà máy ngày càng được cải thiện, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Lượng sản phẩm sản xuất ra của nhà
máy đang gia tăng qua từng năm. Ngoài thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc thì
hiện nay nhà máy đã mở rộng thị trường trong nước và ban đầu tiếp cận được một số
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của nhà máy tinh bột sắn intimex trên địa bàn huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này cho thấy một đồng vốn cố định bình quân
nhà máy bỏ ra đầu tư ngày càng đem về lợi nhuận cao hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Qua biến động của các chỉ tiêu trên có thể thấy nhà máy sử dụng nguồn vốn cố định của
mình khá tốt và ngày càng hiệu quả hơn. Nhà máy nên có các biện pháp có thể giảm bớt tình
trạng hao mòn tài sản cố định hàng năm để nâng cao hiệu quả hơn nữa nguồn vốn cố định
này, gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững.
2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn lưu động của doanh nghiệp luôn vận
động qua các hình thái khác nhau. Đầu tiên là vốn bằng tiền => vốn dự trữ sản xuất =>
vốn sản xuất => vốn trong thanh toán và cuối cùng quay trở lại vốn bằng tiền. Khi thu
được tiền là kết thúc một vòng luân chuyển. Khả năng luân chuyển của vốn lưu động
chi phối trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động
của nhà máy tinh bột sắn Intimex Thanh Ngọc chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn
vốn, sự biến động tăng giảm của nó đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của
nguồn vốn kinh doanh. Để đánh giá được cụ thể tình hình biến động và mức độ sử
dụng hiệu quả vốn lưu động của nhà máy trong hoạt động kinh doanh, chúng ta cùng
phân tích một số chỉ tiêu ở bảng 12.
Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp cho biết bình quân trong kỳ vốn
lưu động quay được mấy vòng. Số vòng quay vốn lưu động càng cao thì tốc độ luân
chuyển vốn càng nhanh, doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Nhìn vào bảng 12 có
thể thấy vòng quay vốn lưu động của nhà máy không ổn định. Năm 2013 số vòng quay
vốn lưu động là 3,78 vòng, sau đó tăng 13,23% vào năm 2014 và giảm 4,67% vào
năm 2015. Năm 2015 số vòng quay này giảm do cả doanh thu và vốn lưu động của
nhà máy đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của vốn lưu động cao hơn tốc độ tăng của
doanh thu. Như vậy tuy vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn nhưng
vòng quay vốn còn chưa cao nên nguồn vốn của nhà máy còn bị chiếm dụng nhiều,
lượng tiền tồn trữ ít ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của mình. Nhà máy cần có
biện pháp nâng cao số vòng quay vốn lưu động cũng chính là nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy giai đoạn 2013-2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1.Doanh thu thuần 265.409.508.618 284.846.758.013 326.323.297.554 19.437.249.395 7,32 41.476.539.541 14,56
2.Lợi nhuận sau thuế 7.133.580.693 7.395.996.633 9.526.322.016 262.415.940 3,68 2.130.325.383 28,8
3.Vốn lưu động bình quân 70.184.208.251 66.548.486.305 79.976.226.095 -3.635.721.946 -5,18 13.427.739.790 20,18
4. Số vòng quay vốn lưu động. (4=1/3) (lần) 3,78 4,28 4,08 0,5 13,23 -0,2 -4,67
5. Mức doanh lợi vốn lưu động (5=2/3) (lần) 0,102 0,111 0,119 0,009 8,82 0,008 7,21
6. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (6=3/1) (lần) 0,264 0,234 0,245 -0,03 -11,36 0,011 4,7
( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
SVTH: Nguyễn Thị Thu
54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Mức doanh lợi vốn lưu động của nhà máy đang biến động theo xu hướng gia tăng
qua các năm. Năm 2013 mức doanh lợi vốn lưu động là 0,102, tức là một đồng vốn lưu
động nhà máy bỏ ra thì thu được 0,102 đồng lợi nhuận. Năm 2014, mức doanh lợi này
tăng 8,82% so với năm 2013, đạt 0,111 lần. Năm 2015 tiếp tục tăng thêm 7,21%, tức
tăng thêm 0,008 lần so với năm 2014, đạt 0,119 lần. Có sự gia tăng này là do trong 3
năm qua tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để tạo ra một đồng doanh thu, nhà máy
cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Do vốn lưu
động bình quân của nhà máy biến động tăng giảm thất thường qua các năm, điều này
đã ảnh hưởng đến hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của nhà máy. Năm 2013, hệ số đảm
nhiệm vốn lưu động là 0,264 lần tức là để có được một đồng doanh thu nhà máy cần
bỏ ra 0,264 đồng vốn lưu động. Năm 2014, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm được
11,36% so với năm 2013 giúp nhà máy tiết kiệm được 0,03 đồng vốn lưu động, do
trong năm này vốn lưu động giảm 3.635.721.946 đồng. Tuy nhiên sau đó lại tăng 4,7%
vào năm 2015 vì vốn lưu động năm 2015 của nhà máy tăng lên 13.427.739.790 đồng
so với năm trước.
Các chỉ tiêu trên đã phản ánh được tình hình sử dụng vốn lưu động của nhà máy
trong 3 năm qua. Nhà máy sử dụng nguồn vốn lưu động khá hiệu quả tuy nhiên nguồn
vốn này đang có xu hướng gia tăng, đây là dấu hiệu xấu cho hoạt động kinh doanh của
nhà máy. Trong các năm tới nhà máy nên có các chính sách kiểm soát sự gia tăng của
vốn lưu động, cải thiện số vòng quay và mức doanh lợi vốn lưu động đồng thời giảm
hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn
định cho nhà máy.
2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Qua việc đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định cho thấy nhà
máy tinh bột sắn Intimex đã quản lý và sử dụng khá hiệu quả các loại nguồn vốn của
mình trong 3 năm qua. Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về trình độ quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Để hiểu rõ cụ thể ta phân
tích các chỉ tiêu qua số liệu ở bảng 13.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
55
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Hiệu suất vốn kinh doanh: Là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn nhà máy bỏ vào sản
xuất sau một kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng trên có thể thấy hiệu
suất vốn kinh doanh của nhà máy khá ổn định và biến động theo xu hướng tăng dần
qua các năm. Năm 2013 hiệu suất vốn kinh doanh là 3,26 lần, tức một đồng vốn bỏ ra
nhà máy sẽ thu về được 3,26 đồng doanh thu. Năm 2014 chỉ tiêu này tăng 15,34%,
giúp nhà máy thu về thêm 0,5 đồng doanh thu trên một đồng vốn bỏ ra, do năm nay
nhà máy đã giảm được 5.814.068.497 đồng vốn sử dụng bình quân. Năm 2015, hiệu
suất vốn kinh doanh tăng nhẹ thêm 0,27% so với năm 2014, đạt 3,77 lần. Tuy vốn kinh
doanh hàng năm đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của
doanh thu. Việc gia tăng của chỉ tiêu này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhà máy
đang ngày càng sử dụng hiệu quả vốn của mình.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA): Phản ánh cứ một trăm đồng vốn mà doanh
nghiệp bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn
chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng quy mô của mình. Mức
độ mở rộng quy mô hoạt động phụ thuộc vào khả năng sinh lời của nguồn vốn mà
doanh nghiệp đầu tư. Qua bảng trên, ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng vốn của nhà máy
tuy còn thấp nhưng đang tăng dần qua các năm. Năm 2013 tỷ suất sinh lời của nhà
máy là 8,8%, tức là cứ 100 đồng vốn vỏ ra nhà máy sẽ thu về được 8,8 đồng lợi nhuận.
Năm 2014 chỉ tiêu này tăng 11,36% so với năm 2013, giúp nhà máy gia tăng thêm 1
đồng lợi nhuận. Năm 2015, tỷ suất sinh lời tăng 12,24%, đạt 11 đồng lợi nhuận trên
100 đồng vốn đầu tư. Nhà máy cần phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới để nâng
cao tỷ suất sinh lời của mình.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy trong giai đoạn 2013-2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1.Doanh thu thuần 265.409.508.618 284.846.758.013 326.323.297.554 19.437.249.395 7,32 41.476.539.541 14,56
2.Lợi nhuận sau thuế 7.133.580.693 7.395.996.633 9.526.322.016 262.415.940 3,68 2.130.325.383 28,8
3.Vốn sử dụng bình quân 81.496.564.127 75.682.495.630 86.561.457.528 -5.814.068.497 -7,13 10.878.961.898 14,37
4. Vốn chủ sở hữu 6.803.130.205 7.694.419.645 9.824.745.028 891.289.440 13,7 2.130.325.383 28,8
5. Hiệu suất vốn kinh doanh (4=1/3) (lần) 3,26 3,76 3,77 0,5 15,34 0,01 0,27
6. ROA (5=2/3) (%) 8,8 9,8 11 1 11,36 1,2 12,24
7. ROS (6=2/1) (%) 2,7 2,6 2,9 -0,1 -3,704 0,3 11,54
8. ROE (8=2/4) (%) 104,9 96,1 97 -8,8 -8,39 0,9 0,94
( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
SVTH: Nguyễn Thị Thu
57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh một trăm đồng
doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi. Năm
2013, chỉ tiêu này là 2,7%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận. Năm
2014, chỉ tiêu này giảm 3,704%, giảm mất 0,1 đồng lợi nhuận tạo ra. Do năm 2014, lợi
nhuận của nhà máy tăng 262.415.940 đồng trong khi doanh thu tăng 19.437.249.395
đồng. Năm 2015, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 11,54%, tăng thêm 0,3 đồng lợi
nhuận so với năm trước. Qua phân tích có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
nhà máy còn quá thấp và biến động không đều. Trong thời gian tới nhà máy cần có các
biện pháp để giảm chi phí, tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của mình.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu phản ánh khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu. Qua bảng số liệu có thể thấy năm 2013, tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu là 104,9% tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu mà nhà máy bỏ ra đã
tạo được 104,9 đồng lợi nhuận, năm 2014 chỉ tiêu này giảm 8,39% làm cho lợi nhuận
của nhà máy giảm 8,8 đồng. Năm 2015, chỉ tiêu này tăng nhẹ 0,94% so với năm 2014,
tức 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào tái đầu tư đã đem lại 97 đồng lợi nhuận cho nhà
máy. Tuy chỉ tiêu này biến động không đều qua các năm nhưng vẫn đạt tỷ lệ cao
chứng tỏ nhà máy đã sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của nhà máy có thể thấy trong 3 năm 2013-2015 hoạt động kinh doanh của nhà máy
tương đối hiệu quả. Tuy tỷ suất sinh lời trên doanh thu của nhà máy còn thấp và biến
động không đều nhưng các chỉ tiêu khác đều ổn định và có xu hướng gia tăng. Đây là
một dấu hiệu tốt cho thấy trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy
đang dần cải thiện. Đặc biệt nhà máy đã sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn chủ sở hữu
của mình, điều này cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính
2.5.1. Đánh giá khả năng đảm bảo tổng vốn và mức độ đảm bảo nợ
2.5.1.1. Khả năng đảm bảo tổng vốn
Nền kinh tế thị trường ngày càng tạo nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với
nhiều nguồn vốn khác nhau. Doanh nghiệp càng có khả năng đảm bảo nguồn vốn tốt thì
SVTH: Nguyễn Thị Thu
58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Nhà máy tinh bột sắn Intimex chuyên sản xuất
tinh bột sắn với số lượng lớn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong quá trình hoạt
động nhà máy đã sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn chủ sở hữu và vốn vay từ
bên ngoài để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Để đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn của nhà máy chúng
ta phân tích chỉ tiêu tỷ suất tài trợ nguồn vốn qua số liệu ở bảng 14.
Bảng 14: Chỉ tiêu đảm bảo tổng vốn của nhà máy trong giai đoạn 2013-2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng vốn 81.496.564.127 75.682.495.630 86.561.457.528 -5.814.068.497 -7,13 10.878.961.898 14,37
Vốn chủ sở hữu 6.803.130.205 7.694.419.645 9.824.745.028 891.289.440 13,7 2.130.325.383 28,8
Tỷ suất tài trợ (%) 8,3 10,2 11,4 1,9 22,89 1,2 11,76
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
Tỷ suất tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn
Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định dài hạn
của doanh nghiệp trong kinh doanh.Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp càng cao thì
khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng lớn. Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy tỷ suất
tài trợ của nhà máy thấp và đang biến động tăng dần qua các năm. Năm 2013, tỷ suất
tài trợ là 0,083 lần. Năm 2014 tỷ suất tài trợ tăng 22,89% so với năm 2013. Năm 2015,
tỷ suất tài trợ là 11,4%, tăng 11,76% so với năm 2014. Sự gia tăng của chỉ tiêu này là
do vốn chủ sở hữu của nhà máy đang tăng lên qua các năm, cụ thể tăng 13,7% vào
năm 2014 và tăng 28,8% vào năm 2015. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn còn thấp, nhà máy chủ yếu sử dụng các khoản vay từ bên ngoài để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
2.5.1.2. Tỷ số đảm bảo nợ
Tỷ số đảm bảo nợ của doanh nghiệp đo lường sự góp vốn của doanh nghiệp so
với số nợ vay. Cũng giống như tỷ suất tài trợ, tỷ suất đảm bảo nợ cũng là một chỉ tiêu
đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chủ nợ
SVTH: Nguyễn Thị Thu
59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
thường thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả
nợ cao hơn. Để đánh giá được tình hình vay nợ của nhà máy trong 3 năm qua chúng
phân tích số liệu ở bảng 15.
Bảng 15: Tỷ số đảm bảo nợ của nhà máy trong giai đoạn 2013-2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng vốn 81.496.564.127 75.682.495.630 86.561.457.528 -5.814.068.497 -7,13 10.878.961.898 14,37
Nợ phải trả 74.693.433.922 67.988.075.985 76.736.712.500 -6.705.357.937 -8,98 8.748.636.515 12,87
Tỷ suất đảm bảo nợ (%) 91,65 89,83 88,65 -1,82 -1,99 -1,18 -1,31
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
Tỷ suất đảm bảo nợ = Nợ phải trả / Tổng vốn
Tỷ suất đảm bảo nợ của nhà máy trong 3 năm 2013-2015 còn cao và đang biến
động theo chiều hướng giảm dần. Năm 2013, tỷ suất đảm bảo nợ của nhà máy là 91,65
% năm 2014 giảm 1,99%, và năm 2015 giảm 1,31%. Chỉ tiêu này cao như vậy là do
khoản nợ phải trả còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của nhà máy. Nhà máy chủ
yếu sử dụng các khoản vay nợ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Tỷ suất đảm bảo nợ đang giảm dần qua các năm chứng tỏ nhà máy đang ngày
càng cải thiện khả năng tự chủ tài chính của mình bằng việc gia tăng nguồn vốn chủ sở
hữu và giảm các khoản nợ phải trả.
2.5.1.3. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư thể hiện tầm quan trọng của tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Tỷ suất này càng cao chứng tỏ mức độ quan trọng của tài sản cố định càng lớn.
Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn / Tổng tài sản
Qua bảng 16, có thể thấy tỷ suất đầu tư của nhà máy khá thấp và đang biến động
giảm dần qua các năm. Năm 2013 tỷ suất đầu tư là 13,88%, Năm 2014 giảm 13,04%, và
giảm 36,95% vào năm 2015. Năm 2015 Tỷ suất đầu tư của nhà máy là 7,61%. Chỉ tiêu
này biến động giảm là do hàng năm nhà máy vẫn đầu tư mua thêm các máy móc, thiết bị
và dụng cụ quản lý để phục vụ sản xuất nhưng giá trị hao mòn tài sản cố định qua các
năm quá lớn. Cụ thể giá trị hao mòn tài sản cố định năm 2013 là 9.151.326.038 đồng,
SVTH: Nguyễn Thị Thu
60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
năm 2014 là 11.455.322.813 đồng, và năm 2015 đạt tới 14.731.915.563 đồng. Tuy giá
trị tài sản cố định giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận của nhà máy vẫn biến động theo
xu hướng tăng chứng tỏ nhà máy đã sử dụng hiệu quả tài sản cố định của mình vào hoạt
động kinh doanh. Mặt khác, nhà máy cần có các biện pháp hạn chế tình trạng hao mòn
tài sản cố định để cải thiện chất lượng của tài sản cố định, giảm được chi phí mua sắm
lại máy móc, thiết bị, dụng cụ... gia tăng lợi nhuận hàng năm.
Bảng 16: Tỷ suất đầu tư của nhà máy giai đoạn 2013 - 2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng tài sản 81.496.564.127 75.682.495.630 86.561.457.528 -5.814.068.497 -7,13 10.878.961.898 14,37
Tài sản cố định
và đầu tư dài hạn
11.312.355.876 9.134.009.325 6.585.231.433 -1.998.346.551 -17,67 -2.548.777.892 -27,9
Tỷ suất đầu tư (%) 13,88 12,07 7,61 -1,81 -13,04 -4,46 -36,95
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên có thể thấy các chỉ tiêu tỷ suất tài trợ, tỷ suất
đầu tư của nhà máy còn thấp, trong khi đó tỷ suất đảm bảo nợ lại quá cao. Nhà máy
cần có các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản cố định bằng cách hạn chế tình
trạng hao mòn tài sản cố định quá mức và giảm mức nợ phải trả nhằm nâng cao khả
năng tự chủ về mặt tài chính của mình, tăng lợi nhuận cho những năm tới.
2.5.2. Đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan
hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Trong kinh doanh vấn đề làm cho các chủ doanh
nghiệp lo ngại là các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả
không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân
chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn
kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nhà máy tinh bột
sắn Intimex Thanh Ngọc luôn duy trì một lượng vốn lưu động lớn để đáp ứng khả
năng thanh toán các khoản nợ vay khi đến hạn. Để đánh giá được cụ thể khả năng
thanh toán của nhà máy, ta đi vào phân tích số liệu ở bảng 17.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Bảng 17: Khả năng thanh toán của nhà máy giai đoạn 2013 - 2015
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 70.184.208.251 66.548.486.305 79.976.226.095 -3.635.721.946 -5,18 13.427.739.790 20,18
2.Nợ ngắn hạn 72.119.433.922 67.988.075.985 76.736.712.500 -4.131.357.937 -5,73 8.748.636.515 12,87
3.Hàng tồn kho 9.615.861.094 9.301.253.184 16.395.812.358 -314.607.910 -3,27 7.094.559.174 76,28
4.Khả năng thanh toán ngắn hạn (4=1/2) (Lần) 0,97 0,98 1,04 0,01 1,03 0,06 6,12
5.Khả năng thanh toán nhanh{5=(1-3)/2} (Lần) 0,84 0,842 0,829 0,002 0,24 -0,013 -1,54
( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính nhà máy Intimex)
SVTH: Nguyễn Thị Thu
62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện hành): Phản ánh mối
quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này
thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động trong một thời gian ngắn
( có thời gian <1 năm) để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ( có
thời gian < 1 năm). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
càng cao và ngược lại. Qua số liệu ở bảng 17 có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn
của nhà máy biến động tăng nhưng còn quá thấp, năm 2013 và 2014 nhà máy không
đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do chỉ tiêu này còn < 1, tài sản lưu động của nhà
máy trong 2 năm này thấp hơn nợ ngắn hạn. Năm 2015 khả năng thanh toán ngắn hạn
của nhà máy tăng 6,12%, đạt 1,04 lần. Do trong năm này tốc độ tăng của tài sản lưu
động lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Nhà máy cần có chính sách tăng tài sản lưu
động và giảm khoản nợ ngắn hạn xuống để duy trì sự phát triển ổn định, tránh tình
trạng thiếu hụt vốn không đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ của mình, làm mất
niềm tin của các chủ nợ, mặt khác còn phải chịu các chi phí lãi suất phát sinh do nợ
quá hạn.
Khả năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các
loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu
khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp < 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc thanh toán nợ. Qua bảng 17, có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp tuy có biến động nhưng khá ổn định. Năm 2013, khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp là 0,84. Năm 2014 chỉ tiêu này tăng nhẹ 0,24% so với năm
2013 và tiếp tục giảm nhẹ 1,54% vào năm 2015. Năm 2015, chỉ tiêu này giảm do
lượng hàng tồn kho của nhà máy năm này tăng cao. Nhìn chung khả năng thanh toán
nhanh của nhà máy như vậy là có thể chấp nhận được.
Các chỉ tiêu trên đã phản ánh được khả năng thanh toán của nhà máy trong 3 năm
qua. Có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của nhà máy còn thấp do nguồn vốn
lưu động của nhà máy còn thấp hơn khoản nợ ngắn hạn. Tuy vậy, khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt của tài sản lưu động để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ của nhà máy là
khá tốt. Trong những năm tới nhà máy nên tích cực gia tăng nguồn vốn, giảm tỷ lệ nợ
vay và lượng hàng tồn kho xuống để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Kết quả đạt được của nhà máy
Trải qua 12 năm hoạt động và phát triển, nhà máy tinh bột sắn Intimex huyện
Thanh Chương - tỉnh Nghệ An tuy còn nhiều vấn đề khó khăn trong công tác quản lý
và sản xuất nhưng với sự chung sức, đồng lòng của cán bộ công nhân viên, cùng với
sự sẻ chia của lãnh đạo và nhân dân địa phương nhà máy luôn cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu đề ra.
Về hiệu quả kinh tế
- Về sản xuất kinh doanh:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định và bền vững nhà máy đã tích
cực đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận
như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Sản xuất phát triển, nguồn nguyên liệu dồi dào chính là điều
kiện để nhà máy cải tiến và nâng công suất dây chuyền sản xuất tinh bột sắn từ 60
tấn/ngày đêm lúc mới đi vào hoạt động lên đến 240 tấn/ngày đêm như hiện nay.Trong
3 năm qua cả doanh thu và lợi nhuận của nhà máy đều không ngừng tăng lên cho thấy
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng hiệu quả. Đây cũng là những
năm đầu tiên nhà máy thực hiện sản xuất theo phương châm đa dạng hóa sản phẩm,
phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tiếp cận thị trường cao cấp như Nhật
Bản, EU để tạo sự ổn định cao cho đầu ra, phát triển một cách bền vững nhất.
- Về hiệu quả sử dụng vốn:
+ Về vấn đề sử dụng vốn cố định
Trong quá trình hoạt động nhà máy đã đầu tư hệ thống sản xuất, trang thiết bị,
máy móc hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Giá trị tài
sản cố định của nhà máy cao và được đầu tư tu sửa, mua sắm thêm qua từng năm. Nhà
máy luôn có kế hoạch sử dụng hợp lý tài sản cố định của mình. Tất cả máy móc, thiết
bị dụng cụ đều được đưa vào sử dụng và vận hành tối đa công suất. Đối với các máy
móc, thiết bị, dụng cụ thuộc sở hữu các phòng ban đều được nhà máy quy định rõ
trách nhiệm nhằm nâng cao ý thức sử dụng, giảm thiểu tối đa mất mát.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
+ Về vấn đề sử dụng vốn lưu động
Trong 3 năm qua, nhà máy luôn cố gắng nâng cao trình độ quả lý và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình. Điều đó được biểu hiện qua sự gia tăng của
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động hàng năm. Khả năng chuyển đổi
thành tiền trong vấn đề thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của nguồn vốn lưu
động nhà máy khá tốt và đang được cải thiện qua từng năm.
+ Về vấn đề sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của nhà máy tuy còn thấp nhưng đang được cải thiện qua từng
năm. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của nhà máy trong 3 năm qua đều rất
cao, năm 2013 một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 104,9 đồng lợi nhuận, năm 2014
tạo ra 96,1 đồng lợi nhuận và năm 2015 tạo ra 97 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ
nhà máy đã sử dụng vốn chủ sở hữu của mình vào hoạt động kinh doanh rất hiệu quả.
Hiệu quả xã hội
+ Thanh Chương vốn là một huyện miền núi nghèo nhưng từ khi nhà máy ra đời
gần 300 lao động là con em địa phương đã có việc làm ổn định. Hàng ngàn nông dân
được hưởng lợi từ sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Cây sắn trở thành
cây mang lại thu nhập chính cho người dân, đời sống vật chất được cải thiện, nâng cao
hiệu quả kinh tế cho huyện nhà nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
+ Nhà máy luôn quan tâm đến công tác rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao của
xã Thanh Ngọc. Khi có các giải bóng đá và các đại hội thể thao diễn ra trên địa bàn xã,
nhà máy thường xuyên cử nhân viên của mình tham gia và tài trợ một phần kinh phí
cho các hoạt động của xã.
Hiệu quả môi trường
Tăng công suất đồng nghĩa với việc tăng ô nhiễm môi trường. Để thực hiện mục
tiêu vừa mở rộng sản xuất vừa đảm bảo môi trường, trong mấy năm qua nhà máy đã
đầu tư cải tiến hệ thống xử lý nước thải bằng cách lắp thêm sục khí, bộ thu ga đốt...,
góp phần giảm chi phí sản xuất, vừa đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho công đoạn sấy,
vừa bảo vệ môi trường. Kết quả đầu tư của nhà máy đã được các cơ quan chức năng
công nhận chất lượng sản phẩm và chất lượng môi trường sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
2.6.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả mà nhà máy đạt được trong 3 năm qua thì vẫn còn có
những hạn chế mà nhà máy cần có các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của mình, phát triển một cách bền vững nhất.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của nhà máy còn thấp do nhà máy chủ yếu sử
dụng các khoản nợ vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm
ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về tài chính của nhà máy.
- Tài sản cố định: Tài sản cố định của nhà máy tuy luôn được đầu tư tu sửa và
mua sắm thêm nhưng giá trị hàng năm luôn sụt giảm. Điều đó xảy ra do tình trạng hao
mòn tài sản cố định hàng năm của nhà máy còn quá lớn. Nhà máy cần có các biện
pháp hạn chế tình trạng hao mòn để gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của nhà máy trong mấy năm qua tăng mạnh do
thành phẩm tồn kho tăng lên. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, vốn
của nhà máy bị ứ đọng, gia tăng các chi phí trông coi, bảo quản, thanh lý hàng tồn kho.
Nhà máy nên tích cực quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các bạn hàng tiềm năng để giảm
bớt được lượng hàng tồn kho này.
- Nợ phải trả: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trong vốn của nhà máy, đặc biệt
là khoản nợ ngắn hạn. Việc này đã tạo áp lực cao cho nhà máy khi thường xuyên phải
đối mặt với các khoản nợ khi đến hạn.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này của nhà máy còn thấp, một trăm
đồng doanh thu năm 2013 tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận, năm 2014 tạo ra 2,6 và năm 2015
tạo ra 2,9 đồng lợi nhuận. Tuy doanh thu của nhà máy hàng năm cao như vậy nhưng
lợi nhuận thu về lại thấp là do giá vốn hàng bán của nhà máy còn quá cao.
- Khoản phải thu: Khoản phải thu của nhà máy đang có xu hướng giảm qua từng
năm nhưng vẫn còn cao. Mặt khác, vòng quay khoản phải thu thấp chứng tỏ nguồn
vốn của nhà máy còn bị bên ngoài chiếm dụng nhiều, điều đó đã ảnh hưởng xấu đến
tình hình tài chính của nhà máy.
- Sự cạnh tranh của đối thủ: Nhà máy tinh bột sắn Yên Thành hoạt động với quy
mô nhỏ hơn nên không ảnh hưởng tới vùng nguyên liệu của nhà máy nhiều. Tuy
nhiên, năm 2015 nhà máy tinh bột sắn xã Hoa Sơn - huyện Anh Sơn vừa được đưa vào
SVTH: Nguyễn Thị Thu
66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
hoạt động với quy mô rất lớn đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy do các vùng
sản xuất sắn lân cận như Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Anh Sơn chuyển sang
cung cấp sắn cho nhà máy này.
- Nguyên liệu: Ngoài những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của nhà máy thì
vấn đề nguyên liệu của nhà máy cũng còn gặp nhiều khó khăn do:
+ Việc sản xuất sắn còn mang tính truyền thống, tuy đã áp dụng công nghệ vào
sản xuất nhưng phần lớn người dân vẫn dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm.
+ Đầu tư cho vùng sắn chưa đồng bộ, nhiều nơi giao thông chưa được quan tâm
đúng mức nên chưa có tác dụng thúc đẩy mở rộng diện tích, cũng như đầu tư thâm canh.
2.6.3. Phân tích SWOT
Việc phân tích Swot giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm
yếu của mình để từ đó phát huy điểm mạnh tạo ra các cơ hội, khắc phục điểm yếu để
hạn chế khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong tương tai của mình. Việc xác định
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp dựa vào các đặc điểm bên trong của doanh
nghiệp như: năng lực tài chính, nguồn lực, khả năng lãnh đạo... và dựa trên sự đánh giá
so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thường xuyên tiến hành phân tích
Swot sẽ giúp nhà máy đưa ra được những kế hoạch phát triển phù hợp trong tương lai,
mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
Bảng 18: Phân tích Swot của nhà máy tinh bột sắn Intimex
PHÂN TÍCH
SWOT
Cơ hội (O)
- Nhu cầu sử dụng sắn để sản xuất
ethanol của các nước trên thế giới ngày
càng tăng.
- Nhà nước ngày càng có nhiều chính
sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, cải thiện
chất lượng cây giống, tạo điều kiện cho
người dân trồng sắn mở rộng vùng
nguyên liệu.
- Khoa học kĩ thuật ngày càng phát
triển.
Thách thức (T)
- Xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh với
quy mô lớn, ảnh hưởng đến vùng nguyên
liệu của nhà máy.
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của
khách hàng ngày càng cao.
- Chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào còn
quá cao.
- Chi phí lãi vay còn cao khiến cho các
doanh nghiệp còn e ngại trong vấn đề vay
vốn nhà nước để mở rộng kinh doanh.
Điểm mạnh (S)
-Vùng nguyên liệu rộng lớn, nguyên
liệu sản xuất dồi dào và ngày càng gia
tăng.
- Hệ thống sản xuất, trang thiết bị hiện
đại, hoạt động với công suất tối đa.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh
Chiến lược SO
- Tận dụng sự dồi dào của nguồn
nguyên liệu để sản xuất với công suất
tối đa, mở rộng thị trường tiêu thụ cả
trong và ngoài nước
- Áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào hoạt động sản xuất kinh
Chiến lược ST
- Phát triển các vùng nguyên liệu của nhà
máy, tổ chức thu mua và vận chuyển kịp
thời tránh để đối thủ cạnh tranh thu mua
hết nguyên liệu.
- Tận dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nhằm đa dạng hóa và
SVTH: Nguyễn Thị Thu
68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
nghiệm, nhiệt tình trong công việc.
Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng
cải thiện trình độ chuyên môn.
- Sản phẩm của nhà máy ngày càng đa
dạng và đạt chất lượng cao.
doanh để nâng cao hiệu quả.
- Phát huy tối đa khả năng nguồn nhân
lực của nhà máy, là cơ sở để nhà máy
luôn hoạt động hiệu quả và bền vững
nhất.
nâng cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
- Phát huy các nguồn vốn mà nhà máy
chiếm dụng được từ nội bộ và khách
hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, hạn
chế các khoản vay ngân hàng.
Điểm yếu (W)
- Chi phí đầu vào còn cao, làm giảm lợi
nhuận của nhà máy.
- Các khoản phải thu lớn, vốn của nhà
máy còn bị chiếm dụng nhiều.
- Hàng tồn kho cao, làm gia tăng các
chi phí, nguồn vốn bị ứ đọng.
- Tài sản cố định hàng năm bị hao mòn
quá lớn, làm gia tăng các chi phí tu sửa,
mua sắm tài sản cố định mới.
Chiến lược WO
- Có các biện pháp hạn chế nguồn vốn
của mình bị chiếm dụng. Sử dụng hiệu
quả nguồn vốn làm gia tăng lợi nhuận
cho nhà máy.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng
thị trường, nâng cao công tác tiêu thụ sản
phẩm, giảm lượng hàng tồn kho.
- Thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, mua
sắm mới tài sản cố định, hạn chế tối đa
tình trạng hao mòn nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng của tài sản cố định.
Chiến lược WT
- Nâng cao trình độ quản lý và sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả, tránh để bị chiếm
dụng, thất thoát và lãng phí nguồn vốn.
- Tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm
bằng các phương tiện truyền thông và
internet...
- Nâng cao trách nhiệm trong việc sử
dụng và bảo quản tài sản cố định, hạn chế
tối đa hư hỏng, mất mát, góp phần giảm
chi phí mua sắm mới tài sản cố định.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
INTIMEX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG - TỈNH
NGHỆ AN
3.1. Định hướng chiến lược phát triển của nhà máy trong thời gian sắp tới
Để đảm bảo được hoạt động sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế được các
khó khăn, phát triển ổn định và bền vững nhà máy đã đề ra những định hướng phát
triển trong thời gian tiếp theo của mình như sau:
- Ổn định công suất chế biến sản phẩm, duy trì mức công suất 240 tấn sản phẩm/
ngày. Nhà máy không ngừng đầu tư tu sửa, đổi mới máy móc, trang thiết bị công
nghệ; giảm chi phí sản xuất; hạ thấp giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
- Tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm của nhà máy, tìm kiếm các bạn hàng
tiềm năng. Khai thác thêm thị trường trong nước trong việc cung cấp nhiều sản phẩm
hơn cả trong và ngoài tỉnh.
- Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của nhà máy. Tuy nhiên nhà máy
đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm để
hướng đến các thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, EU... nhằm nâng cao lượng xuất
khẩu của nhà máy.
- Những năm tới, nhà máy tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu để tăng lượng nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất nhằm đảm bảo cho máy móc chạy với công suất tối đa.
- Tăng cường công tác đầu tư nhằm mở rộng vùng sắn nguyên liệu lên 7.500 ha..
Tổ chức thực hiện thu mua vận chuyển trong và ngoài tỉnh khoảng 150.000 tấn nguyên
liệu sắn để đảm bảo số lượng cho nhà máy hoạt động. Phấn đấu sản xuất đạt chỉ tiêu
tổng sản lượng 38.000 tấn tinh bột sắn
- Phát triển các loại sản phẩm khác ngoài tinh bột như bã sắn khô, phân vi sinh để
cung cấp cho người dân trồng sắn để tạo thêm lợi nhuận. Riêng phân vi sinh, nhà máy
đang đặt chỉ tiêu 1.200 tấn/năm.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
- Nâng cao công tác quản lý chi phí nguyên nhiên vật liệu và các chi phí khác,
phấn đấu tiết kiệm nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng cao khả năng cạnh tranh của
nhà máy trên thị trường.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của con người trong sản xuất kinh doanh nên nhà máy
luôn chú trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay
nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch tuyển dụng lao động có chất lượng tốt
cho nhà máy. Mặt khác, lãnh đạo của nhà máy luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống
cán bộ công nhân viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng
của mình.
3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn và xác định nguồn tài trợ năm 2016
Năm nay nhà máy tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu
thụ. Để thực hiện mục tiêu đó năm 2016 dự kiến nhà máy sẽ cần sử dụng lượng vốn
rất lớn. Những nhà phân tích tài chính và người làm kế toán của nhà máy cần nghiên
cứu kỹ để xác định được nên huy động nguồn vốn như thế nào, tỷ trọng từng nguồn
vốn đưa vào sử dụng là bao nhiêu, ... để hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả
nhất. Dựa vào các phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của nhà máy trong 3
năm qua có thể thấy nhà máy nên lựa chọn sử dụng các loại vốn sau đây:
- Vốn vay nợ và chiếm dụng từ bên ngoài: Nguồn vốn này được nhà máy sử dụng
nhiều nhất. Nhà máy đang cố gắng hạn chế khoản vay ngân hàng và tăng các khoản
chiếm dụng bên ngoài chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ, phải trả khách hàng. Ưu
điểm của việc sử dụng nguồn vốn này là nhà máy không mất chi phí sử dụng, tuy
nhiên những người làm kế toán của nhà máy phải thường xuyên theo dõi để thanh toán
đúng hạn các khoản nợ này, đảm bảo uy tín cho nhà máy.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của nhà máy đang được gia tăng qua từng
năm do sự gia tăng của khoản lợi nhuận giữ lại. Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên
giúp nhà máy chủ động hơn về tình hình tài chính của mình.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
nhà máy
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp. Vì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời với nâng cao lợi
SVTH: Nguyễn Thị Thu
71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
nhuận của doanh nghiệp. Đó cũng là mục tiêu mà nhà máy tinh bột sắn Intimex Thanh
Ngọc luôn hướng tới. Để đạt được mục tiêu đó nhà máy cần đặt ra các giải pháp trong
kế hoạch sản xuất của mình như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao việc tiêu thụ
sản phẩm, nâng cao vai trò của người lãnh đạo, của tổ chức...
3.3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tài sản cố định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
máy. Nhà máy cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng
chính là nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi nhuận hàng năm cho nhà máy.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, tu sửa máy móc, trang thiết bị theo định kỳ
nhằm giảm thiểu tối đa các hư hỏng trong quá trình sản xuất. Hạn chế tình trạng hao
mòn tài sản cố định hàng năm. Lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp giúp nhà máy
thu hồi vốn nhanh.
- Xác định được cơ cấu hợp lý giữa các tài sản cố định để phát huy tối đa hiệu
quả của các loại tài sản này trong việc sản xuất.
- Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới kịp thời. Cải thiện thời gian và công
suất hoạt động của tài sản cố định của nhà máy. Tiến hành thanh lý các tài sản không
còn khả năng sử dụng hoặc công suất hoạt động thấp.
- Tiến hành quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các tài sản thuộc quản lý của
các phòng ban, cá nhân nhằm nhằm nâng cao ý thức sử dụng tài sản cố định.
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nhu cầu sử dụng vốn lưu động của nhà máy rất lớn do đó nhà máy cần có các kế
hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý để đạt được hiệu quả cao
nhất, đáp ứng được kịp thời nhu cầu sử dụng vốn.
- Tiến hành nghiên cứu xác định lượng tiền mặt dự trữ cần thiết trong nhà máy để
đáp ứng được khả năng thanh toán khi đến hạn của nhà máy. Tuy nhiên nhà máy
không nên dự trữ lượng tiền nhàn rỗi này quá nhiều mà nên đem đi đầu tư hoặc cho
vay sinh lời, tránh lãng phí tiền một cách vô ích.
- Có các giải pháp giảm khoản phải thu hàng năm xuống, vì các khoản phải thu
này càng cao chứng tỏ nguồn vốn nhà máy bị chiếm dụng càng nhiều, ảnh hưởng xấu
đến tình hình tài chính của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
72
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
- Có các biện pháp quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho, tránh để lượng hàng tồn
kho của nhà máy quá lớn làm nguồn vốn bị ứ đọng, gia tăng các chi phí. Có thể giảm
lượng hàng tồn kho này bằng cách quảng bá rộng rãi sản phẩm, tích cực tìm kiếm
khách hàng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
3.3.3. Một số giải pháp về tổ chức, quản lý
- Bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực chuyên
môn của họ, tổ chức hoặc cử nhân viên đi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,
cải thiện chất lượng lao động của nhà máy.
- Việc sắp xếp vị trí của nhân viên theo năng lực, trình độ và có chế độ khen
thưởng phù hợp với sự đóng góp của từng cá nhân để khuyến khích tính sáng tạo, nhiệt
tình trong công việc của nhân viên để tăng hiệu quả sản xuất của nhà máy.
- Nâng cao vai trò của người lãnh đạo, có sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các
tổ chức, phòng ban của nhà máy.
3.3.4. Giải pháp gia tăng nguồn nguyên liệu
Để cải thiện nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất vận hành tối đa
công suất, nhà máy cần có các chính sách nâng cao chất lượng của nguồn nguyên
liệu như:
+ Tổ chức đưa giống sản phẩm có năng suất cao, có khả năng kháng chịu sâu
bệnh tốt, chống chịu được những bất lợi do khí hậu, nhân rộng ra các vùng nguyên liệu
cho người dân trồng và sản xuất.
+ Cử những cán bộ có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao về hướng dẫn cho
người dân cách trồng sắn đạt hiệu quả nhất. Thường xuyên kiểm tra, dự báo sâu bệnh
để người dân kịp thời phòng chống.
+ Tập trung phát triển vùng nguyên liệu không chỉ trong tỉnh mà còn các tỉnh lân
cận như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Có kế hoạch thu mua và vận chuyển kịp thời tránh để
các đối thủ cạnh tranh tiến hành thu mua trước.
+ Tập trung vào các vùng trồng sắn trọng điểm, các cánh đồng thâm canh với
năng suất cao, xác định đây là vùng nguyên liệu bền vững cho nhà máy.
+ Tiếp tục nghiên cứu thêm các loại giống sắn mới có năng suất cao để cung cấp
cho các vùng nguyên liệu của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
73
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
3.3.5. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
- Công tác nghiên cứu thị trường:
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữ các doanh nghiệp rất
gay gắt. Để kinh doanh đạt hiệu quả , nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường đòi hỏi nhà máy phải thường xuyên theo dõi sự biến động của giá cả, đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường.
Nhà máy hiện đang cố gắng tiếp cận với nhiều thị trường mới, đặc biệt là các thị
trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... Để có thể thâm nhập vào các thị
trường này một cách thuận lợi, mang lại hiệu quả cao nhà máy cần tích cực:
+ Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm, nhằm nâng cao uy tín
của nhà máy trên thương trường.
- Chính sách quảng cáo sản phẩm:
Hiện nay các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tràn ngập trên thị trường, để đưa
hình ảnh của sản phẩm mình tới gần người tiêu dùng hơn nhà máy phải tích cực nâng
cao công tác quảng cáo sản phẩm. Đây được xem là công cụ bán hàng khá hữu hiệu
trong thời đại truyền thông, internet phát triển như hiện nay.
- Chính sách khuyên mãi:
Nhà máy nên có nhiều chính sách khuyễn mãi đi kèm để thu hút thêm khách
hàng như:
+ Chính sách ưu đãi giảm giá cho khách hàng thường xuyên mua với số lượng
lớn, đặc biệt là các đại lý bán lẻ sản phẩm của nhà máy.
+ Chính sách giảm giá cho những khách hàng thanh toán tiền ngay khi mua hàng.
Với chính sách này sẽ giúp nhà máy thu hồi vốn nhanh hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
74
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận
nhiều loại vốn khác nhau. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả doanh
nghiệp cần cân nhắc lựa chọn huy động và sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hợp lý.
Nếu huy động vốn nhưng không biết sử dụng thì cũng không đem lại hiệu quả, gây
lãng phí nguồn vốn. Sau quá trình thực tập, tìm hiểu về tình hình huy động và hiệu quả
sử dụng vốn của nhà máy tinh bột sắn Intimex, tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Thứ nhất: Trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, nhà máy đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng được nâng cao, quy mô sản xuất
mở rộng, nhà máy ngày càng tạo được uy tín trên thị trường. Doanh thu và lợi nhuận
của nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm. Các yếu tố như nguồn nhân lực,
nguồn vốn của nhà máy ngày càng gia tăng và được sử dụng có hiệu quả hơn. Nhà
máy luôn cố gắng chủ động được tình hình tài chính của mình, khả năng thanh toán
được cải thiện, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai đạt
hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Nhà máy cũng đã làm tốt công tác đầu tư vùng nguyên liệu sắn. Vùng
nguyên liệu của nhà máy ngày càng được nhân rộng kể cả trong và ngoài tỉnh, nhiều
cánh đồng sắn được thâm canh có quy hoạch đạt năng suất cao. Nhà máy thường
xuyên cử các cán bộ có chuyên môn đi kiểm tra tình hình và dự báo sâu bệnh kịp thời
cho người dân phòng tránh. Các loại giống mới được nhà máy nghiên cứu cung cấp
cho người dân trồng sắn ngày càng có chất lượng tốt, đạt năng suất cao. Vấn đề thu
mua và vận chuyển nguyên liệu được tiến hành kịp thời, đáp ứng đủ nguyên liệu cho
nhà máy sản xuất kể cả thời điểm cuối vụ.
- Thứ ba: Chất lượng hàng hóa của nhà máy ngày càng được cải thiện, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Lượng sản phẩm sản xuất ra của nhà
máy đang gia tăng qua từng năm. Ngoài thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc thì
hiện nay nhà máy đã mở rộng thị trường trong nước và ban đầu tiếp cận được một số
SVTH: Nguyễn Thị Thu
75
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, EU... Với sự nỗ lực của mình, nhà máy đang
ngày càng tìm kiếm cho mình được các khách hàng mới có tiềm năng, đẩy nhanh tốc
độ tiêu thụ sản phẩm của mình.
Ngoài những kết quả đạt được đó nhà máy còn một số hạn chế cần khắc phụ
như: Nguồn vốn bị chiếm dụng nhiều, Khoản nợ ngắn hạn hàng năm cao, hàng tồn kho
gia tăng, giá trị hao mòn tài sản cố định hàng năm quá lớn... Nhà máy cần có các biện
pháp hợp lý để huy động và sử dụng nguồn vốn của mình tốt hơn, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, gia tăng doanh thu và lợi nhuận hàng năm.
2. Kiến nghị
Qua thời gian thực tập, dựa vào những kiến thức của bản thân đã học hỏi được
trong quá trình học và thực tập tại nhà máy, nhận thấy trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy còn tồn tại một số vấn đề bất cập, tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Nhà nước
- Thứ nhất: Chủ động trong công tác khuyến nông cây sắn, tổ chức nghiên cứu
cho ra đời nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với
những biến đổi thất thường của khí hậu, khả năng phòng chống sâu bệnh tốt.
- Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, đảm bảo cân bằng tránh
chồng chéo lên nhau. Các luật định đưa rõ ràng giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng
nắm bắt để có các chính sách phù hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
- Thứ ba: Có các chính sách hỗ trợ về thuế, lãi suất ngân hàng, tiêu thụ sản phẩm
cho các nhà máy tinh bột sắn. Đối với người dân trồng sắn, có các chính sách ưu đãi
cho vay vốn, hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu của mình.
- Thứ tư: Cần quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn như thủy lợi, cầu cống,
đường giao thông của vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất, thu hoạch và vận chuyển
nguyên liệu một cách hiệu quả nhất.
- Thứ năm: Các ban ngành, lãnh đạo huyện Thanh Chương cần quan tâm và phối
hợp hơn nữa với nhà máy sắn nhằm tạo điều kiện tốt nhất giúp nhà máy nâng cao hiệu
quả sản xuất, giải quyết tốt các vấn đề về xử lý rác thải, đảm bảo môi trường sống
trong sạch và an toàn cho người dân xung quanh nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
76
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
2.2. Đối với nhà máy
- Thứ nhất: Ngày càng nâng cao chất lượng tinh bột sắn của nhà máy, Trong quá
trình nhập kho và xuất kho cần quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất lượng của tinh bột,
tránh hư hỏng hay kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà máy.
- Thứ hai: Có các kế hoạch hợp lý để nâng cao công tác huy động và sử dụng vốn
của nhà máy trong tương lai, vì đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của nhà máy.
- Thứ ba: Chú trọng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Tổ chức dào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cho cán bộ công nhân viên chức, vị trí làm
việc của nhân viên phải phù hợp với năng lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao
động phát huy hết khả năng của mình.
- Thứ tư: Đảm bảo vận hành tối đa công suất của máy móc, trang thiết bị. Đầu tư
tu sửa, mua mới máy móc, thiết bị theo định kỳ, hạn chế tối đa sự hao mòn tài sản cố
định của nhà máy để sử dụng đạt hiệu quả nhất.
- Thứ năm: Thường xuyên tiến hành nghiên cứu, cho ra đời các loại giống sắn đạt
chất lượng tốt hơn, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
chế biến với công suất cao của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thu
77
Đạ
i h
ọc
K
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Th.s Hồ Tú Linh, Bài giảng kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế
Huế (2012).
[2]. Tài liệu “Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân.
[3]. Thái Thị Hoài Thương, Khóa luận “Đánh giá tình hình huy động và sử dụng
vốn tại Công ty CPXD& DVTM Sông La trên địa bàn huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh”,
Trường Đại Học Kinh Tế Huế (2014).
[4]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của nhà máy tinh bột sắn Intimex.
[5]. Bảng cân đối kế toán năm 2013, 2014, 2015 của nhà máy tinh bột sắn Intimex.
[6]. Bảng kê khai tài sản cố định năm 2013, 2014, 2015 của nhà máy tinh bột sắn Intimex.
[7]. Thị trường sắn.
Website:
[8]. Hiệp hội sắn Việt Nam.
Website:
[9]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An.
Website:
[10]. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
Website:
[11]. Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An.
Website:
SVTH: Nguyễn Thị Thu
78
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thu_3748.pdf