Khóa luận Đánh giá vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) theo tính trạng tăng trưởng tại Việt Nam

Sau quá trình nuôi tăng trưởng của 16 tổ hợp lai từ 4 dòng cá Rô phi đỏ nhập nội (dòng Đài loan, dòng Ecuador, dòng Malaysia và dòng Thái lan) ở hai môi trường nước ngọt và lợ mặn, bước đầu chúng tôi đã đánh giá được độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, màu sắcvà ưu thế lai của 4 dòng cá rô phi nói trên. Về tăng trưởng: dòng cá Ecuador tăng trưởng tốt hơn các dòng khác ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. Các tổ hợp lai giữa dòng cá Ecuador với 3 dòng còn lại có kết quả tăng trưởng cao. Dòng cá Malaysia tăng trưởng tương đối tốt hơn hai dòng cá Thái Lan và Đài Loan. Về màu sắc: dòng cá Ecuador có màu đỏ, đốm nhiều hơn các dòng còn lại trong phép lai nội bộ hoặc lai chéo với dòng cá Malaysia và dòng cá Thái lan. Các tổ hợp lai giữa dòng cá Đài loan với dòng cá Malaysia và tổ hợp lai nội bộ của dòng cá Thái lan có màu sắc tốt hơn các tổ hợp khác.

pdf64 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) theo tính trạng tăng trưởng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phải chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình trong cùng một tổ hợp với nhau. Quá trình gom cá con của từng tổ hợp lai được thực hiện qua ba giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Nuôi riêng rẽ theo từng gia đình trong các giai (1,5×2,0×1,0 m) đặt dưới ao. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Cá được ương ở giai đoạn này khoảng hơn 2 tuần thì đạt đến kích cỡ an toàn cho việc chuẩn hóa mật độ và gom cá con. Giai đoạn 2: Chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình có cùng tổ hợp lai theo từng nhóm nhỏ có cùng độ tuổi hoặc kích cỡ. Tổng số lượng cá con được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 2200 con. Các nhóm nhỏ được nuôi trong giai (3,0×5,0×1,0m) đặt dưới ao (Hình 2.5). Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Hình 2.5. Các tổ hợp lai được ương trong giai đặt dưới ao. 26 Giai đoạn 3: Sau khi ương nuôi các nhóm nhỏ đến kích cỡ đồng đều thì chuẩn hóa mật độ lần 2 và gom các nhóm nhỏ trong cùng một tổ hợp lai. Tổng số lượng cá con được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 1150 con. Các tổ hợp lai được tiếp tục nuôi trong giai 3,0×5,0×1,0 m. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian chuẩn hóa mật độ và gom các nhóm nhỏ trong cùng một tổ hợp lai để đạt được mức độ đồng đều về ngày tuổi và nhằm tránh sự khác biệt lớn về kích cỡ của các nhóm nhỏ trong cùng 1 tổ hợp lai và giữa các tổ hợp lai với nhau. (Phụ lục 1). 2.3.5. Đánh dấu cá Dùng vợt vớt cá ương trong giai đặt dưới ao cho vào thùng plastic (thể tích 70 lít) có chứa nước và chuyển cá đến hệ thống bể xi măng. Tại đây, cá trong thùng plastic được cung cấp đầy đủ oxy qua ống dẫn được phát ra từ máy thổi khí (Hình 2.6). Để cá không bị nhiễm trùng khi đánh dấu, dùng cồn 900 để sát trùng tay, dao vi phẫu, dấu PIT và các thiết bị liên quan đến quy trình đánh dấu. Hình 2.6. Cá được chuẩn bị để đánh dấu. Nhóm đánh dấu cá gồm có 4 người, mỗi người làm một công việc để đánh dấu được số lượng lớn cá trong một thời gian ngắn nhằm giảm tối thiểu sự khác biệt 27 giữa các tổ hợp lai. Trong đó, nhiệm vụ của người thứ nhất là dùng máy dò dấu PIT (hiệu AEG ID) kết nối với máy tính để nhập số ID và số liệu về khối lượng, chiều dài, màu sắc vào phần mềm quản lý dữ liệu Micosoft Excel (Hình 2.7). Người thứ hai bắt cá vào khay (có một ít nước để hạn chế mất nhớt) đặt trên cân điện tử để cân khối lượng cá (Hình 2.8A). Sau khi cân, cá được chuyển vào khay thứ hai (có một ít nước). Người thứ ba sử dụng thước plastic có chiều dài 20cm để đo chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân (Hình 2.8C, B) và đọc màu sắc của cá. Chiều dài tổng là chiều dài lớn nhất của cơ thể được tính từ đầu đến cuối cơ thể. Nó là khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi đuôi. Chiều dài chuẩn được đo từ mút đầu của cá (miệng) đến cuống vi đuôi (khớp vi đuôi và cơ thể cá). Vị trí này có thể nhận biết rõ khi bẻ đuôi cá sang 2 bên, một rãnh nhỏ được hình thành. Chiều cao thân được xác định là khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng tại điểm rộng nhất của cơ thể. A . Dấu PIT B. Dò số ID của dấu PIT Hình 2.7. Dấu PIT dùng để đánh dấu cá Rô phi đỏ. A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá C. Đo chiều cao thân cá Hình 2.8. Cân, đo cá khi đánh dấu. 28 Màu sắc của cá được đánh giá bằng mắt thường. Trên cơ thể cá có thể có nhiều màu khác nhau (hồng, đỏ, cam) đôi khi có lẫn đốm đen. Vì vậy cần đọc màu theo quy tắc, màu nào chiếm tỷ lệ lớn sẽ được ưu tiên đọc trước, màu nhạt hơn sẽ đọc sau. Nếu cá không có đốm đen được xem là màu thuần và được xếp vào nhóm 1. Trong trường hợp cá có đốm đen dưới 5% diện tích bề mặt cơ thể cá sẽ được xếp vào nhóm 2. Nếu cá có đốm đen từ 5% diện tích bề mặt cơ thể cá trở lên sẽ được xếp vào nhóm 3. Sau khi đo và đọc màu, cá được chuyển đến người thứ 4 để đánh dấu PIT. Người này dùng dao mổ rạch một đường nhỏ khoảng 1mm trên cơ bụng cách vây bụng khoảng 1cm và qua đó đẩy dấu PIT vào trong xoang bụng cá (Hình 2.9). Quy trình đánh dấu được tiến hành lần lượt cho từng tổ hợp lai. Đánh dấu hết tổ hợp lai này rồi đến tổ hợp lai khác, cứ thế cho đến hết 16 tổ hợp lai. A. Vị trí vết mổ B. Đánh dấu PIT vào xoang bụng cá Hình 2.9. Đánh dấu cá Rô phi đỏ. Tổng số cá đánh dấu là 12000 con của 16 tổ hợp lai. Trong đó, số lượng cá đánh dấu của mỗi tổ hợp lai là 760 con. Sau khi đánh dấu, cá được thả vào môi trường nước muối (2 - 3%) và oxytetracylin (10 – 15mg/l) để diệt khuẩn làm vết thương mau lành. Sau 15 - 20 phút, cá được thả vào bể xi măng có cung cấp khí để theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng lưu tồn dấu trong vòng 7 – 10 ngày. Sau đó, cá được chuyển nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn. 29 2.3.6. Nuôi cộng đồng để đánh giá tốc độ tăng trưởng Sau khi đánh dấu, cá được thả nuôi cộng đồng trong 2 loại môi trường nước ngọt và nước lợ mặn để đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên sự sinh trưởng của từng tổ hợp lai. Môi trường nước ngọt được chọn nuôi tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. Môi trường nước lợ mặn được chọn nuôi tại Trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu – Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải (phường Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu) thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Mỗi môi trường nuôi gồm 16 tổ hợp lai, nuôi trong cùng một ao (diện tích 2000 m2) để loại bỏ khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường. 2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Cái Bè - Tiền Giang Nuôi tăng trưởng 16 tổ hợp lai trong cùng một ao theo phương pháp GIFT [32] trong hơn 5 tháng (từ ngày 18 tháng 11 năm 2011 đến ngày 10 tháng 5 năm 2012). Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong cùng một ao (2000 m2) để loại bỏ khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường (Hình 2.10). Tổng số cá thả nuôi là 6000 con, số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con. Hình 2.10. Nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. 30 * Chăm sóc và quản lý Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (7 giờ và 16 giờ) bằng thức ăn viên công nghiệp, có 30 – 35% đạm ở nhiều vị trí khác nhau trong ao nuôi để giảm khả năng ảnh hưởng của thức ăn lên các tính trạng khảo sát. Khẩu phần bằng 3 –7 % khối lượng thân. Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng là: 1,5 mm, 2 mm và 3 mm theo từng giai đoạn phát triển của cá (Bảng 2.3). Có sự phối trộn các kích cỡ viên thức ăn khác nhau trong giai đoạn chuyển thức ăn từ kích cỡ nhỏ sang thức ăn có kích cỡ lớn hơn. Điều tiết lượng thức ăn theo tình hình sức khỏe của cá và sự biến động môi trường của ao nuôi. Bảng 2.3. Thức ăn cho cá nuôi cộng đồng của 16 tổ hợp lai. Tháng nuôi Kích cỡ thức ăn (mm) Lượng thức ăn (%) 01 1,5 5 - 7 02 2 3 - 5 03 2 3 - 5 04 3 3 - 5 05 3 Theo sức ăn của cá Nước trong ao được duy trì ở mức 1,5 - 2 m; định kỳ thay nước 2 lần/tháng và thay liên tục hàng ngày trong thời gian con nước lớn, mỗi lần thay 30% thể tích nước ao. Ngoài ra, thay nước ao nuôi khi các chỉ tiêu môi trường không đạt yêu cầu. Hàng tháng, cân mẫu khoảng 100 con để kiểm tra sự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khoảng 3 - 4 ngày đo các chỉ tiêu môi trường ao nuôi (hàm lượng oxy hòa tan, pH, NO2, NH3...) (Phụ lục 2) và khảo sát bệnh của cá để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 3). 2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Bạc Liêu Trước khi thả nuôi cộng đồng, cá được thuần hóa ở độ mặn 15 ‰ và 25 ‰, trong bể composite 25 m3 theo 2 phương pháp: 31 Phương pháp 1: tăng độ mặn nước bể lên dần với mức 4 ‰/ngày (trong 03 ngày nâng độ mặn của nước bể lên từ 0 ‰ đến 15 ‰ và sau 7 ngày độ mặn đạt mức 25 ‰). Phương pháp 2: đưa trực tiếp cá vào môi trường nuôi ở độ mặn 15 ‰. Nuôi tăng trưởng sau khi thuần dưỡng cá ở độ mặn trong 3 tuần. Quá trình nuôi cũng tương tự như nuôi tại Cái Bè. Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong cùng một ao (2000 m2), độ mặn của nguồn nước trong ao lúc thả nuôi là 10 ‰. Tổng số cá nuôi là 6000 con, trong đó số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con. Thời gian nuôi tăng trưởng bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 2011 đến ngày 22 tháng 5 năm 2012. Chăm sóc và quản lý Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (8 giờ và 16 giờ), khẩu phần 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn viên công nghiệp có 30 % đạm. Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng: 1,5 mm; 2 mm và 3 mm tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá. Thay nước 2 lần/tháng theo thủy triều và tùy thuộc vào sự chênh lệch độ mặn của ao nuôi với nguồn cấp nước ở sông. Chỉ thay nước khi độ mặn có sự chênh lệch không quá 4 ‰. Định kỳ thu mẫu (30 ngày/lần) và ghi nhận lại chỉ tiêu khối lượng để kiểm tra sự tăng trưởng của cá. Lắp hệ thống thổi không khí để cung cấp oxy cho cá từ tháng thứ tư của thời gian nuôi. Hàng tuần đo và kiểm tra các yếu tố môi trường (Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH và độ mặn) để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 4). 2.3.7. Thu thập số liệu và xử lý số liệu 2.3.7.1. Thu thập số liệu Sau quá trình nuôi cộng đồng đến ngày 10 tháng 5 năm 2012 (sau hơn 5 tháng) thì thu hoạch cá ở Cái Bè và ngày 25 tháng 5 năm 2012 thu hoạch cá ở Bạc Liêu. 32 * Chuẩn bị Cải tạo một ao có diện tích 2000m2 để chuyển cá sau khi đánh bắt để thu thập số liệu. Chuẩn bị máy vi tính để quản lý số liệu, máy dò dấu PIT để nhận dạng các cá thể của tổ hợp lai, cân điện tử để xác định khối lượng cá, bàn đo cá để xác định chiều dài cá và thước cặp du xích (530 - Mitutoyo) để đo chiều cao và độ dày thân cá, đồng thời chuẩn bị 2 bể composite có thể tích 1,5m3 để chứa cá khi cân, đo. * Cách tiến hành Tháo bớt nước trong ao nuôi cộng đồng, chừa mực nước trong ao còn khoảng 1 - 1,2m để tiện cho việc đánh bắt. Sau đó, dùng lưới kéo cá cho vào giai 3×5×1m đặt dưới ao có lắp hệ thống thổi khí để trữ cá khi cân, đo. Số lượng cá trữ vừa đủ để thu thập số liệu cho một buổi (khoảng 300 con). Cá trong giai được bắt lên cho vào bể compositecó chứa nước, gây mê tạm thời bằng hóa chất ethylene glycol phenyl ether (nồng độ 0,25mg/l) để tiện cho việc cân, đo. Sau khi gây mê khoảng 3 - 5 phút, cá được dò dấu PIT để xác định số ID, cân khối lượng, đo chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân, bề dày và xác định màu sắc của cá. Quy trình này gồm có 4 người thực hiện. Người thứ nhất nhập số liệu thu thập vào phần mềm Microsoft Excel của máy tính. Người thứ hai dùng máy dò dấu PIT kết nối với máy tính để máy ghi ID của dấu PIT trong xoang bụng cá (Hình 2.11). Người thứ ba có nhiệm vụ bắt giữ cá để hỗ trợ cho người dò dấu PIT. Sau khi dò dấu, cá được cho vào khay (có một ít nước) đã đặt sẵn trên cân điện tử để cân khối lượng cá (Hình 2.12A). Sau đó, cá được chuyển lên bàn đo để người thứ tư đo chiều dài, chiều cao thân, độ dày thân; kiểm tra màu sắc và giới tính của cá (Hình 2.12B, C, D). Sau khi cân đo, cá được chuyển vào bể composite thứ hai có chứa nước và được cung cấp đầy đủ oxy để giảm tress cho cá. Sau khoảng 30 phút, cá được chuyển xuống ao đã được chuẩn bị sẵn để tiếp tục nuôi, chuẩn bị cho công tác chọn giống sau này. Quy trình thu thập số liệu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ cá nuôi cộng đồng trong ao được đánh bắt hết để thu thập số liệu. 33 A. Dò dấu PITtrong xoang bụng B. Nhập dữ liệu vào máy vi tính Hình 2.11. Dò dấu PIT trong xoang bụng cá. A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá C. Đo chiều cao thân cá D. Đo bề dày thân cá Hình 2.12. Cân, đo cá khi thu hoạch. 34 2.3.7.2. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Micosoft Exel và được xử lý thống kê bằng phân tích GLM (General Linear Model - Mô hình tuyến tính tổng quát) trong phần mềm SAS. 35 Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nuôi vỗ để lai hỗn hợp giữa 4 dòng cá nhập nội Dòng cá F1-Ecuador được nuôi vỗ vào giữa tháng 06 năm 2011, dòng Malaysia, Thái lan và Đài loan được nuôi vỗ vào đầu tháng 07 năm 2011. Số lượng cá nuôi vỗ của mỗi dòng là 100 cá đực và 200 cá cái. Khối lượng trung bình của cá nuôi vỗ đối với cá đực khoảng 500 gam, đối với cá cái khoảng 400 gam. Tuy nhiên, dòng cá F1-Ecuador có khối lượng cao hơn rất nhiều so với khối lượng trung bình (800 gam ở cá đực và 600 gam ở cá cái) (Bảng 3.1). Sự chênh lệch về khối lượng quá lớn giữa dòng F1-Ecuador và 3 dòng còn lại (dòng Malaysia, dòng Thái lan và dòng Đài loan) là do dòng F1-Ecuador đã hơn 2 năm tuổi, 3 dòng còn lại dưới 1 năm tuổi. Tỷ lệ thành thục của 4 dòng cá cao (75 - 85% ở cá đực và 85 - 90% ở cá cái). Tỷ lệ sống của dòng cá F1-Ecuador thấp (75% ở cá đực và 70% ở cá cái). Trong quá trình bắt cặp cho sinh sản, do sự bất lợi của môi trường tác động cùng lúc với thao tác liên tục (chọn cá bố mẹ, ghép cặp, thu trứng) trong thời gian ngắn nên một lượng cá bố mẹ bị chết. Tuy nhiên, số lượng hao hụt là nhỏ và nằm trong phạm vi cho phép nên không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ để cho lai hỗn hợp của 4 dòng cá rô phi đỏ. Stt Vật liệu Khối lượng trung bình (gam) Số lượng nuôi vỗ (con) Số lượng thành thục (con) Tỷ lệ thành thục (%) Tỷ lệ sống (%) Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái 1 F1-Ecuador 800 600 100 200 78 172 78,0 86,0 75,0 70,0 2 Malaysia 490 370 100 200 80 170 80,0 85,0 85,0 80,0 3 Thái lan 470 310 100 200 85 180 85,0 90,0 83,0 85,0 4 Đài loan 470 300 100 200 75 180 75,0 90,0 90,0 80,0 36 3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai Thời gian ghép cặp cho sinh sản của 16 tổ hợp dao động từ 18 ngày đến 40 ngày và cá sinh sản từ 3 đợt đến 5 đợt. Do ba dòng cá Malaysia, Thái lan và Đài loan là cá mới trưởng thành nên một số cá cái có tham gia sinh sản nhưng chất lượng trứng của gia đình tạo ra không đạt hiệu quả về số lượng so với yêu cầu của nghiên cứu (trên 100 cá con/gia đình). Bảng 3.2. Kết quả ghép cặp - lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai. Stt Phép lai Thời gian sinh sản Số đợt thu Số cặp sinh sản Số gia đình thành công Số lượng cá bột/gia đình (con) ± SD Bắt đầu và kết thúc Số ngày 1 FD x FD 21/7 – 12/8 22 4 11 11 680,0 ± 299,9 2 FD x ME 21/7 – 12/8 22 4 14 13 1084,2 ± 828,5 3 FD x MM 21/7 – 8/8 18 3 14 13 1081,0 ± 703,1 4 FD x MT 21/7 – 23/8 32 5 12 10 614,5 ± 328,8 5 FE x MD 21/7 – 12/8 22 4 12 11 823,7 ± 682,2 6 FE x ME 21/7 – 12/8 22 4 11 11 501,7 ± 327,2 7 FE x MM 21/7 – 12/8 22 4 13 13 1003,5 ± 619,9 8 FE x MT 21/7 – 12/8 22 4 14 13 671,7 ± 528,5 9 FM x MD 21/7 – 23/8 32 5 18 15 948,2 ± 698,3 10 FM x ME 21/7 – 23/8 32 5 14 13 676,0 ± 303,8 11 FM x MM 21/7 – 31/8 40 5 14 10 951,4 ± 308,5 12 FM x MT 21/7 – 12/8 22 4 17 15 815,3 ± 545,6 13 FT x MD 21/7 - 23/8 32 5 10 10 887,6 ± 640,5 14 FT x ME 21/7 – 31/8 40 4 10 10 695,6 ± 463,2 15 FT x MM 21/7 - 23/8 32 5 12 12 927,3 ± 493,0 16 FT x MT 21/7 - 23/8 32 4 10 9 623,0 ± 404,5 Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn 37 Đề tài đã chọn được 189 gia đình từ 205 cá cái tham gia sinh sản với số lượng cá con đạt yêu cầu cho mục đích nghiên cứu, tổ hợp thấp nhất có 9 gia đình và tổ hợp nhiều nhất là 15 gia đình. Số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 793 con, gia đình có cá bột nhiều nhất là 2537 con và thấp nhất là 119 con. Tổ hợp lai có số lượng cá bột trung bình cao nhất là FD x ME (1084 con) và thấp nhất là tổ hợp lai FE x ME (502 con) (Bảng 3.2). Kết quả này so với kết quả sinh sản của cá rô phi vằn thế hệ 12 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thì tương đối cao hơn. Ở cá rô phi vằn thế hệ 12 cho số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 695 con, gia đình có số lượng cá bột nhiều nhất là 4315 con và thấp nhất là 4 con. Bảng 3.3. Kết quả ấp trứng của 16 tổ hợp lai. Stt Tổ hợp lai Tỷ lệ thụ tinh (%) ± SD Tỷ lệ nở (%) ± SD Tỷ lệ sống cá bột (%) ± SD 1 FD x FD 88,8 ± 16,2 94,8 ± 19,9 80,0 ± 21,5 2 FD x ME 94,6 ± 10,3 90,4 ± 20,0 85,1 ± 18,8 3 FD x MM 85,3 ± 26,2 95,5 ± 10,8 86,9 ± 15,3 4 FD x MT 84,0 ± 24,1 90,5 ± 11,5 80,9 ± 16,5 5 FE x MD 89,6 ± 19,2 92,0 ± 10,1 71,0 ± 21,3 6 FE x ME 78,1 ± 17,6 84,2 ± 19,3 65,1 ± 26,4 7 FE x MM 91,8 ± 11,6 89,3 ± 12,6 72,2 ± 21,4 8 FE x MT 73,2 ± 26,0 91,7 ± 14,9 80,2 ± 15,2 9 FM x MD 85,4 ± 21,0 91,4 ± 9,0 83,9 ± 16,8 10 FM x ME 87,0 ± 21,1 87,9 ± 18,5 86,9 ± 11,6 11 FM x MM 94,0 ± 5,8 92,0 ± 7,1 88,8 ± 9,2 12 FM x MT 87,0 ± 20,1 88,1 ± 10,7 74,0 ± 20,8 13 FT x MD 90,6 ± 19,8 85,2 ± 19,3 76,0 ± 23,9 14 FT x ME 94,3 ± 11,1 93,4 ± 11,1 84,7 ± 10,2 15 FT x MM 87,9 ± 18,1 86,8 ± 22,4 88,4 ± 19,0 16 FT x MT 90,7 ± 15,0 98,6 ± 3,4 81,5 ± 22,5 Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn 38 Trung bình tỷ lệ thu tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của 16 tổ hợp khá cao, đạt trên 80%.Tổ hợp lai FD x ME có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (94,6%) và tổ hợp lai FE x MT có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất (73,2%). Tỷ lệ nở cao nhất là tổ hợp lai FD x MM (95,5%) và thấp nhất là tổ hợp lai FE x ME. Tổ hợp lai FM x MM có tỷ lệ sống của cá bột cao nhất (88,8%) và tổ hợp lai FE x ME có tỷ lệ sống của cá bột thấp nhất (65,1%) (Bảng 3.3). Kết quả này và kết quả sinh sản của cá rô phi vằn thế hệ 12 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II là ngang nhau. Ở rô phi vằn thế hệ 12 có tỷ lệ thụ tinh là 87,7%, tỷ lệ nở là 91,0% và tỷ lệ sống của cá bột là 80,2%. Như vậy, tổ hợp lai FE x ME có kết quả trung bình về số lượng cá bột của mỗi gia đình và trung bình về tỷ lệ sống của cá bột là thấp nhất. Điều này có nguyên nhân là dòng cá F1-Ecuador có độ tuổi lớn hơn (2 năm) và cá được nuôi lưu giữ trong thời gian 6 tháng (thu hoạch tháng 11 năm 2010). 3.3. Kết quả ương cá con của 16 tổ hợp lai Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian gom các nhóm nhỏ lại trong cùng một tổ hợp lai từ 35 ngày đến 55 ngày sau khi nuôi để đạt mức độ đồng đều về ngày tuổi của các tổ hợp lai và trong cùng một tổ hợp lai. Độ tuổi trung bình của các tổ hợp từ lúc kết thúc sinh sản đến khi gom theo cụm là tương đồng. Kết quả này do 16 tổ hợp được cho sinh sản đồng loạt trong cùng thời điểm. Trung bình số ngày tuổi của 16 tổ hợp sau khi gom chung là 57 ngày. Đây là yếu tố quan trọng mà đề tài đã đạt được nhằm tránh sự khác biệt về ngày tuổi giữa 16 tổ hợp lai dẫn đến sự khác biệt về khối lượng giữa các tổ hợp lai khi đánh dấu. 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt và nước lợ mặn 3.4.1. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng trưởng tại môi trường nước ngọt, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp 39 20,4 gam, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x ME (25,3 gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FM x MM (14,2 gam) (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (±SD) CDT (cm) (±SD) CDC (cm) (±SD) CCT (cm) (±SD) Màu sắc (đơn vị màu 1,2,3) (±SD) 1 FD x FD 21,2 ± 8,0 10,5 ± 1,3 8,4 ± 1,0 3,2 ± 0,5 1,54 ± 0,63 2 FD x ME 25,3 ± 10,3 11,0 ± 1,7 8,9 ± 1,2 3,6 ± 0,5 1,68 ± 0,68 3 FD x MM 24,8 ± 7,8 11,2 ± 1,2 9,0 ± 0,9 3,6 ± 0,5 1,40 ± 0,54 4 FD x MT 21,7 ± 9,1 10,8 ± 1,4 8,6 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,61 ± 0,72 5 FE x MD 22,0 ± 8,9 10,6 ± 1,4 8,7 ± 3,7 3,2 ± 0,6 1,59 ± 0,69 6 FE x ME 23,5 ± 12,4 10,7 ± 1,8 8,5 ± 1,4 3,4 ± 0,7 1,69 ± 0,78 7 FE x MM 21,9 ± 5,8 10,7 ± 1,0 8,5 ± 0,8 3,2 ± 0,4 1,64 ± 0,71 8 FE x MT 24,3 ± 9,1 10,8 ± 1,3 8,8 ± 1,1 3,5 ± 0,5 1,43 ± 0,62 9 FM x MD 15,5 ± 5,0 9,8 ± 1,0 7,8 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,46 ± 0,56 10 FM x ME 20,0 ± 6,3 10,3 ± 1,2 8,3 ± 1,0 3,4 ± 0,5 1,66 ± 0,70 11 FM x MM 14,2 ± 4,5 9,4 ± 1,0 7,5 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,43 ± 0,57 12 FM x MT 19,6 ± 5,6 10,5 ± 1,3 8,5 ± 0,9 3,4 ± 0,4 1,47 ± 0,59 13 FT x MD 16,9 ± 8,0 10,1 ± 4,2 7,9 ± 1,2 3,0 ± 0,6 1,66 ± 0,68 14 FT x ME 19,8 ± 7,8 10,3 ± 1,3 8,3 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,60 ± 0,57 15 FT x MM 16,5 ± 6,8 9,9 ± 1,2 8,0 ± 1,0 3,1 ± 0,5 1,63 ± 0,64 16 FT x MT 18,7 ± 6,9 10,3 ± 1,2 8,1 ± 1,0 3,0 ± 0,4 1,55 ± 0,56 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân. đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn, 3.4.2. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước lợ mặn 40 Bảng 3.5. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (±SD) CDT (cm) (±SD) CDC (cm) (±SD) CCT (cm) (±SD) Màu sắc (đơn vị màu 1,2,3) (±SD) 1 FD x FD 13,4 ± 4,7 9,1 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,8 ± 0,4 1,25 ± 0,53 2 FD x ME 16,2 ± 6,7 9,5 ± 1,3 7,7 ± 1,1 3,0 ± 0,5 1,56 ± 0,75 3 FD x MM 18,6 ± 7,0 10,0 ± 1,2 8,1 ± 1,2 3,2 ± 0,5 1,30 ± 0,54 4 FD x MT 12,6 ± 4,2 9,0 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,7 ± 0,4 1,49 ± 0,75 5 FE x MD 14,5 ± 5,5 9,2 ± 1,2 7,4 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,41 ± 0,57 6 FE x ME 16,0 ± 7,3 9,2 ± 1,4 7,4 ± 1,2 3,1 ± 0,6 1,66 ± 0,74 7 FE x MM 16,0 ± 4,2 9,6 ± 0,9 7,7 ± 0,7 3,0 ± 0,3 1,62 ± 0,73 8 FE x MT 15,1 ± 5,1 9,3 ± 1,1 7,5 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,44 ± 0,68 9 FM x MD 13,2 ± 4,6 8,9 ± 1,1 7,2 ± 0,9 2,7 ± 0,5 1,53 ± 0,66 10 FM x ME 15,1 ± 4,7 9,4 ± 1,1 7,5 ± 0,9 3,0 ± 0,4 1,76 ± 0,78 11 FM x MM 13,1 ± 4,0 8,9 ± 1,0 7,1 ± 0,8 2,7 ± 0,3 1,49 ± 0,72 12 FM x MT 13,9 ± 4,2 9,2 ± 0,9 7,4 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,40 ± 0,59 13 FT x MD 12,9 ± 6,3 8,8 ± 1,4 7,0 ± 1,2 2,7 ± 0,5 1,43 ± 0,63 14 FT x ME 15,1 ± 6,0 9,4 ± 1,3 7,5 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,62 ± 0,73 15 FT x MM 14,4 ± 7,3 9,3 ± 1,3 7,4 ± 1,1 2,9 ± 0,6 1,49 ± 0,64 16 FT x MT 14,2 ± 5,6 9,0 ± 1,2 7,2 ± 1,0 2,8 ± 0,5 1,33 ± 0,54 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao than, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng trưởng tại môi trường nước lợ mặn, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp lai 14,7 gam. Trong đó, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x MM (18,6 gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FD x MT (12,6 gam) (Bảng 3.5). 41 3.5. Kết quả thuần dưỡng ở độ mặn và nuôi tăng trưởng trong môi trường lợ mặn – quy mô thí nghiệm Tỷ lệ sống của cá từ lúc đánh dấu đến 30 ngày nuôi đạt hơn 86,4 % ở thí nghiệm tăng dần độ mặn lên 15 ‰ và 80,4 % ở thí nghiệm tăng dần độ mặn lên 25 ‰. Trong đó, tỷ lệ sống đạt cao nhất (87,4 %) ở thí nghiệm cho cá vào trực tiếp ở độ mặn 15 ‰, kết quả cho thấy về sự thích nghi của cá Rô phi đỏ trong môi trường nước lợ mặn là rất tốt. Thời gian nuôi tăng trưởng của thí nghiệm thuần dưỡng ở độ mặn 15 ‰ là 25 ngày và thời gian nuôi tăng trưởng ở thí nghiệm có độ mặn 25 ‰ là 28 ngày. Khối lượng trung bình của cá tăng lên 0,196 gam/ngày cho thí nghiệm trực tiếp 15 ‰; khối lượng trung bình của cátăng 0,216 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn lên đến 15 ‰ và 0,207 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn lên đến 25 ‰. Kết quả cho thấy, mặc dù cá được nuôi với quy mô thí nghiệm nhưng mức độ tăng trưởng của cá là ngang bằng với cá không chọn giống được người dân nuôi trong ao (cá nuôi ao có khối lượng 6g/con (160 con/kg) nuôi trong 25 ngày đạt 12g/con (80 con/kg), thông tin cá nhân từ người nuôi). Điều này khẳng định sản phẩm cá con từ 16 tổ hợp lai có khả năng thích nghi và sự tăng trưởng là rất tốt trong môi trường nước lợ mặn và so với cá không chọn giống bên ngoài. 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt và lợ mặn 3.6.1. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt Đề tài thu được 4110 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp lai là 257 con, tỷ lệ sống trung bình của các tổ hợp là 67,6%. Trong đó, tổ hợp lai FTx MT có tỷ lệ sống cao nhất (77,9%). Các tổ hợp lai FT x MD, FD x MD, FT x ME và FT x MM cũng có tỷ lệ sống khá cao so với trung bình (trên 76%). Tổ hợp lai có tỷ lệ sống thấp nhất là FE x ME (51,3%) (Bảng 3.6). 42 Bảng 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai Số lượng thu (con) Thời gian nuôi tăng trưởng (ngày) (± SD) KLTB (gam) (± SD) CDT (cm) (± SD) Màu sắc (đơn vị màu1,2,3) (± SD) Tỷ lệ sống (%) 1 FD x FD 293 160,0 ± 3,3 286,7 ± 83,8 24,4 ± 2,5 1,5 ± 0,54 77,1 2 FD x ME 243 162,1 ± 3,8 297,9 ± 86,0 24,3 ± 2,2 1,64 ± 0,61 64,0 3 FD x MM 240 176,3 ± 4,4 328,2 ± 79,4 25,2 ± 1,5 1,55 ± 0,61 63,2 4 FD x MT 254 155,9 ± 6,1 274,9 ± 76,6 24,2 ± 2,2 1,58 ± 0,64 66,8 5 FE x MD 251 156,9 ± 4,4 340,5 ± 94,5 25,3 ± 2,2 1,49 ±0,58 66,1 6 FE x ME 195 153,1 ± 2,6 350,2 ± 92,7 25,5 ± 2,2 1,77 ± 0,72 51,3 7 FE x MM 229 174,4 ± 4,0 350,9 ± 89,7 25,4 ± 2,0 1,71 ± 0,64 60,3 8 FE x MT 247 160,6 ± 3,9 316,8 ± 91,2 24,5 ± 2,3 1,65 ± 0,57 65,0 9 FM x MD 228 154,4 ± 1,1 282,1 ± 79,1 24,0 ± 2,1 1,63 ± 0,61 60,0 10 FM x ME 220 152,9 ± 9,0 338,1 ± 99,9 24,9 ± 2,4 1,68 ± 0,66 57,9 11 FM x MM 271 149,6 ± 5,9 314,3 ± 83,4 24,7 ± 2,0 1,49 ± 0,57 71,3 12 FM x MT 252 169,1 ± 5,9 275,6 ± 76,9 24,2 ± 2,1 1,62 ± 0,64 66,3 13 FT x MD 291 153,8 ± 5,1 286,4 ± 83,6 24,3 ± 2,3 1,67 ± 0,61 76,6 14 FT x ME 295 146,7 ± 3,9 314,5 ± 89,5 24,6 ± 2,3 1,73 ± 0,66 77,6 15 FT x MM 300 153,2 ± 4,3 286,3 ± 83,8 24,2 ± 2,2 1,68 ± 0,63 79,0 16 FT x MT 301 155,1 ± 6,5 268,5 ± 70,2 23,6 ± 2,0 1,60 ± 0,50 79,2 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn 3.6.2. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước lợ mặn Đề tài thu được 3936 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp là 246 con, tỷ lệ sống trung bình của mỗi tổ hợp là 64,7%. Trong đó, tổ hợp lai FD x ME có tỷ lệ sống cao nhất (75,5%), tổ hợp lai có tỷ lệ sống thấp nhất là FM x MD và FM x MM (51,6%). Các tổ hợp lai FM x ME, FT x MD và FT x ME có tỷ lệ sống trên trung bình khá cao (trên 70%) (Bảng 3.7). 43 Bảng 3.7. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai Số lượng thu (con) Thời gian nuôi tăng trưởng (ngày) (± SD) KLTB (gam) (± SD) CDT (cm) (± SD) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) (± SD) Tỷ lệ sống (%) 1 FD x FD 259 194,0 ± 0,8 156,5 ± 47,6 20,8 ± 2,3 1,23 ± 0,51 68,2 2 FD x ME 287 195,0 ± 0,8 199,1 ± 58,6 22,0 ± 2,1 1,48 ± 0,70 75,5 3 FD x MM 218 197,1 ± 1,7 177,0 ± 47,3 21,3 ± 1,8 1,28 ± 0,52 57,4 4 FD x MT 262 192,9 ± 0,8 180,0 ± 53,8 21,5 ± 2,0 1,45 ± 0,74 69,0 5 FE x MD 251 193,0 ± 1,0 212,6 ± 57,3 22,2 ± 2,0 1,32 ± 0,51 66,1 6 FE x ME 247 192,4 ± 1,4 228,6 ± 68,8 22,3 ± 2,3 1,73 ± 0,74 65,0 7 FE x MM 249 195,9 ± 0,7 212,3 ± 59,7 22,1 ± 1,8 1,63 ± 0,73 65,5 8 FE x MT 255 194,2 ± 1,2 206,0 ± 59,3 22,0 ± 1,9 1,49 ± 0,67 67,1 9 FM x MD 196 186,8 ± 0,7 160,6 ± 52,6 20,6 ± 2,2 1,51 ± 0,68 51,6 10 FM x ME 266 188,4 ± 1,3 228,9 ± 61,5 22,7 ± 1,9 1,63 ± 0,72 70,0 11 FM x MM 196 185,8 ± 0,7 160,9 ± 49,7 20,7 ± 2,0 1,37 ± 0,64 51,6 12 FM x MT 213 194,9 ± 0,9 183,1 ± 44,0 21,6 ± 1,6 1,37 ± 0,58 56,1 13 FT x MD 267 191,0 ± 0,8 166,0 ± 53,5 20,9 ± 2,2 1,42 ± 0,62 70,3 14 FT x ME 280 185,6 ± 1,1 204,4 ± 60,2 22,0 ± 2,1 1,60 ± 0,70 73,7 15 FT x MM 241 187,9 ± 0,7 186,1 ± 53,9 21,7 ± 2,0 1,49 ± 0,61 63,5 16 FT x MT 249 192,0 ± 0,8 167,5 ± 48,4 20,7 ± 2,0 1,33 ± 0,51 65,5 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, 44 Bảng 3.8. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (± SE) CDT (cm) (± SE) CDC (cm) (± SE) CCT (cm) (± SE) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) (± SE) 1 FD x FD 286,7 ± 5,0de 24,4 ± 0,1defg 19,8 ± 0,1bcd 7,8 ± 0,1d 1,51 ± 0,03n 2 FD x ME 298,2 ± 6,2d 24,3 ± 0,2efg 19,7 ± 0,1cde 8,0 ± 0,1cd 1,64 ± 0,04h 3 FD x MM 328,2 ± 5,4bc 25,2 ± 0,1ab 20,5 ± 0,1a 8,2 ± 0,1bc 1,55 ± 0,04m 4 FD x MT 275,1 ± 4,9ef 24,2 ± 0,1fg 19,6 ± 0,1cde 7,6 ± 0,1d 1,58 ±0,04l 5 FE x MD 340,8 ± 6,5ab 25,3 ± 0,2a 20,5 ± 0,1a 8,4 ± 0,1a 1,49 ± 0,04o 6 FE x ME 349,7 ± 8,8a 25,4 ± 0,2a 20,4 ± 0,8a 8,5 ± 0,1a 1,77 ± 0,07a 7 FE x MM 350,9 ± 7,3a 25,4 ± 0,2a 20,6 ± 0,1a 8,4 ± 0,1a 1,71 ± 0,05c 8 FE x MT 316,8 ± 5,9c 24,5 ± 0,2def 19,9 ± 0,1bc 8,1 ± 0,1bc 1,65 ± 0,04g 9 FM x MD 282,3 ± 5,9ef 24,2 ± 0,2g 19,4 ± 0,1e 7,7 ± 0,1d 1,63 ± 0,05i 10 FM x ME 338,1 ± 8,7ab 24,9 ± 0,2bc 20,1 ± 0,2b 8,4 ± 0,1a 1,68 ± 0,06d 11 FM x MM 313,5 ± 5,6c 24,7 ± 0,1cd 20,1 ± 0,1b 8,0 ± 0,1c 1,49 ± 0,04p 12 FM x MT 274,9 ± 5,8ef 24,2 ± 0,2fg 19,5 ± 0,1de 7,7 ± 0,1d 1,62 ± 0,05j 13 FT x MD 286,4 ± 4,7de 24,3 ± 0,1efg 19,6 ± 0,1cde 7,7 ± 0,1d 1,67 ± 0,04f 14 FT x ME 314,5 ± 5,7c 24,6 ± 0,1cde 19,9 ± 0,1bc 8,2 ± 0,1b 1,73 ± 0,04b 15 FT x MM 286,3 ± 5,1de 24,2 ± 0,1efg 19,7 ± 0,1cde 7,7 ± 0,1d 1,68 ± 0,04e 16 FT x MT 268,6 ± 4,2f 23,6 ± 0,1h 19,1 ± 0,1f 7,6 ± 0,1d 1,60 ± 0,03k Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE: sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều. Bảng 3.8 cho thấy tổ hợp lai FE x MM tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Xếp hạng 3 là tổ hợp lai FE x MD và tổ hợp lai FM x ME được xếp hạng 4. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai tổ hợp lai FE x MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai FE x MD và FM x ME không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Về màu sắc, các tổ hợp lai có ít đốm là FE x MD và FM x MM, tổ hợp lai có đốm nhiều nhất là FE x ME. 45 Bảng 3.9. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (± SE) CDT (cm) (± SE) CDC (cm) (± SE) CCT (cm) (± SE) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) 1 FD x FD 156,5 ± 3,2f 20,8 ± 0,2e 16,7 ± 0,1f 7,0 ± 0,1h 1,23 ± 0,03p 2 FD x ME 199,1 ± 3,7c 22,0 ± 0,1bc 17,8 ± 0,1bc 7,7 ± 0,1cd 1,48 ± 0,04h 3 FD x MM 177,0 ± 3,5de 21,3 ± 0,1d 17,3 ± 0,1e 7,3 ± 0,1fg 1,28 ± 0,04o 4 FD x MT 180,0 ± 3,6d 21,5 ± 0,1d 17,4 ± 0,1e 7,4 ± 0,1f 1,45 ± 0,05i 5 FE x MD 212,6 ± 3,9b 22,2 ± 0,1b 18,0 ± 0,1b 7,8 ± 0,1abc 1,32 ± 0,03n 6 FE x ME 228,6 ± 4,8a 22,3 ± 0,2b 18,1 ± 0,1b 8,0 ± 0,1a 1,73 ± 0,05a 7 FE x MM 212,3 ± 4,1b 22,1 ± 0,1b 17,8 ± 0,1bc 7,9 ± 0,1ab 1,63 ± 0,05c 8 FE x MT 206,0 ± 4,0bc 22,0 ± 0,1bc 17,9 ± 0,1b 7,6 ± 0,1de 1,49 ± 0,05f 9 FM x MD 160,6 ± 4,2f 20,6 ± 0,2e 16,6 ± 0,1f 7,1 ± 0,1gh 1,51 ± 0,05e 10 FM x ME 228,9 ± 4,1a 22,7 ± 0,1a 18,4 ± 0,1a 8,0 ± 0,1a 1,63 ± 0,04b 11 FM x MM 160,9 ± 3,7f 20,7 ± 0,2e 16,7 ± 0,1f 7,1 ± 0,1h 1,37 ± 0,05k 12 FM x MT 183,1 ± 3,5d 21,6 ± 0,1d 17,5 ± 0,1de 7,5 ± 0,1ef 1,37 ± 0,05l 13 FT x MD 166,0 ± 3,5f 20,9 ± 0,2e 16,9 ± 0,1f 7,1 ± 0,1h 1,42 ± 0,04j 14 FT x ME 204,4 ± 3,8bc 22,0 ± 0,1bc 17,8 ± 0,1bcd 7,8 ± 0,1bcd 1,60 ± 0,04d 15 FT x MM 186,1 ± 3,8d 21,7 ± 0,1cd 17,6 ± 0,1cde 7,4 ± 0,1f 1,49 ± 0,04g 16 FT x MT 167,5 ± 3,3ef 20,7 ± 0,1e 16,7 ± 0,1f 7,1 ± 0,1gh 1,33 ± 0,04m Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE: sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều. Bảng 3.9 cho thấy tổ hợp lai FM x ME tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Tổ hợp lai FE x MD có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 3 và xếp hạng thứ 4 là tổ hợp lai FE x MM. Tuy nhiên, sự khác biệt nhau về tốc độ tăng trưởng giữa hai tổ hợp lai FE x MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai FE x MD và FM x ME không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Ở bảng 3.9 còn cho thấy, tổ hợp lai có màu sắc ít đốm nhất là FD_MD và tổ hợp lai có màu sắc nhiều đốm nhất là FE x ME. 46 Như vậy, tổ hợp lai FE x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 4 ở môi trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp lai FM x ME có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng lợ mặn nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 4. Hai tổ hợp lai FE x FE và FD x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. 3.7. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên các dòng cá rô phi đỏ nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn 3.7.1. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên dòng cá rô phi đỏ nuôi trong môi trường nước ngọt Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) H% (gam) CDT (cm) H% (cm) Màu sắc (đơn vị màu: 1,2,3) H% (đơn vị màu:1,2,3) 1 FD x FD 286,7 - 24,4 - 1,51 - 2 FD x ME 298,2 - 6,3 24,3 - 2,6 1,64 0,0 3 FD x MM 328,2 9,4 25,2 2,4 1,55 3,3 4 FD x MT 275,1 - 0,9 24,2 0,5 1,58 1,3 5 FE x MD 340,8 2,9 25,3 0,9 1,49 -9,2 6 FE x ME 349,7 - 25,4 - 1,77 - 7 FE x MM 350,9 5,8 25,4 1,5 1,71 4,9 8 FE x MT 316,8 2,5 24,5 - 0,1 1,65 -2,4 9 FM x MD 282,3 - 6,0 24,2 - 1,5 1,63 8,7 10 FM x ME 338,1 2,0 24,9 - 0,7 1,68 3,1 11 FM x MM 313,5 - 24,7 - 1,49 - 12 FM x MT 274,9 - 5,6 24,2 0,00 1,62 4,5 13 FT x MD 286,4 3,2 24,3 1,0 1,67 7,1 14 FT x ME 314,5 1,7 24,6 0,2 1,73 2,4 15 FT x MM 286,3 - 2,8 24,2 - 0,9 1,68 3,1 16 FT x MT 268,6 - 23,6 - 1,60 - 47 Bảng 3.10 cho thấy tổ hợp lai FD x MM có ưu thế lai cao nhất cả về tính trạng khối lượng (9,4%) và tính trạng chiều dài tổng (2,4%), tổ hợp lai FD x ME có ưu thế thấp nhất cả về tính trạng khối lượng (- 6,3%) và tính trạng chiều dài tổng (- 2,6%). Tổ hợp lai FE x MD có giá trị ưu thế lai thấp nhất về màu sắc (- 9,2%) và tổ hợp lai FM x MD có giá trị ưu thế lai cao nhất về màu sắc (8,7%). Về tính trạng màu sắc, ưu thế lai có giá trị càng nhỏ thì cá càng có ít đốm, ngược lại ưu thế lai có giá trị càng lớn thì cá càng có đốm nhiều. Như vậy, tổ hợp lai FE x MD có tỷ lệ đốm ít, ngược lại tổ hợp lai FM x MD có tỷ lệ đốm nhiều. 3.7.2. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên dòng cá Rô phi đỏ nuôi trong môi trường nước lợ mặn Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước lợ mặn. Stt Phép lai KL (gam) H% (gam) CDT (cm) H% (cm) Màu sắc (đơn vị màu: 1,2,3) H% (đơn vị màu:1,2,3) 1 FD x FD 156,5 - 20,8 - 1,23 - 2 FD x ME 199,1 3,4 22,0 2,0 1,32 0,0 3 FD x MM 177,0 11,5 21,3 3,0 1,73 12,0 4 FD x MT 180,0 11,1 21,5 3,5 1,63 1,5 5 FE x MD 212,6 9,3 22,2 3,4 1,49 9,4 6 FE x ME 228,6 - 22,3 - 1,48 - 7 FE x MM 212,3 11,1 22,1 3,0 1,51 19,0 8 FE x MT 206,0 4,0 22,0 2,2 1,63 14,3 9 FM x MD 160,6 1,2 20,6 - 0,7 1,37 22,6 10 FM x ME 228,9 17,5 22,7 5,9 1,37 26,3 11 FM x MM 160,9 - 20,7 - 1,28 - 12 FM x MT 183,1 11,5 21,6 4,2 1,42 - 8,9 13 FT x MD 166,0 2,4 20,7 0,6 1,60 9,6 14 FT x ME 204,4 3,2 22,0 2,3 1,42 -8,6 15 FT x MM 186,1 9,5 21,7 3,0 1,33 5,8 16 FT x MT 167,5 - 20,7 - 1,45 - 48 Trong môi trường nước lợ mặn, tổ hợp lai FM x ME có giá trị ưu thế lai cao nhất cả về tính trạng khối lượng (17,5%) và tính trạng chiều dài tổng (5,9%), tổ hợp lai FM x MD có ưu thế thấp nhất cả về tính trạng khối lượng (1,2%) và tính trạng chiều dài tổng (- 0,7%). Tổ hợp lai FM x MT có giá trị ưu thế lai thấp nhất về màu sắc (- 8,9%) và tổ hợp lai FM x ME có giá trị ưu thế lai cao nhất về màu sắc (26,3%). Như vậy, tổ hợp lai FM x MT có tỷ lệ đốm ít, ngược lại tổ hợp lai FM x ME có tỷ lệ đốm nhiều. 49 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Sau quá trình nuôi tăng trưởng của 16 tổ hợp lai từ 4 dòng cá Rô phi đỏ nhập nội (dòng Đài loan, dòng Ecuador, dòng Malaysia và dòng Thái lan) ở hai môi trường nước ngọt và lợ mặn, bước đầu chúng tôi đã đánh giá được độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, màu sắcvà ưu thế lai của 4 dòng cá rô phi nói trên. Về tăng trưởng: dòng cá Ecuador tăng trưởng tốt hơn các dòng khác ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. Các tổ hợp lai giữa dòng cá Ecuador với 3 dòng còn lại có kết quả tăng trưởng cao. Dòng cá Malaysia tăng trưởng tương đối tốt hơn hai dòng cá Thái Lan và Đài Loan. Về màu sắc: dòng cá Ecuador có màu đỏ, đốm nhiều hơn các dòng còn lại trong phép lai nội bộ hoặc lai chéo với dòng cá Malaysia và dòng cá Thái lan. Các tổ hợp lai giữa dòng cá Đài loan với dòng cá Malaysia và tổ hợp lai nội bộ của dòng cá Thái lan có màu sắc tốt hơn các tổ hợp khác. Về tỷ lệ sống: dòng cá Malaysia có tỷ lệ sống thấp nhất và thấp ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. Các tổ hợp lai chéo giữa dòng cá Malaysia với các dòng khác cho tỷ lệ sống tương đối thấp. Dòng cá Ecuador nuôi trong môi trường nước ngọt cũng có tỷ lệ sống thấp. Dòng cá Thái lan có tỷ lệ sống tương đối cao hơn, đặc biệt là ở môi trường nước ngọt. Ưu thế lai: tổ hợp lai FD x MM biểu hiện ưu thế lai cao nhất về tốc độ tăng trưởng ở môi trường nước ngọt và tổ hợp lai FM x ME biểu hiện ưu thế lai cao nhất ở môi trường nước lợ mặn.Ưu thế lai ít đốm là tổ hợp lai FE x MD ở môi trường nước ngọt và tổ hợp lai FM x MT ở môi trường nước lợ mặn. Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu đánh giá được vật liệu ban đầu của 4 dòng cá Rô phi đỏ theo tính trạng tăng trưởng, màu sắc và tỷ lệ sống ở hai môi trường nước ngọt và lợ mặn nhằm tạo ra con giống có chất lượng cao để cung cấp cho người nuôi. 50 2. Đề nghị Tiếp tục mục tiêu nâng cao tốc độ tăng trưởng của quần đàn Rô phi đỏ ban đầu đồng thời thực hiện mục tiêu chương trình chọn giống cá Rô phi đỏ nhằm nâng cao tỷ lệ sống và cải thiện màu sắc theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên quần đàn mới chọn lọc. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tường Anh (2002), “Cá Điêu hồng – Rô phi đỏ”, Bằng cách nào thành công trong Nuôi trồng Thủy Hải Sản – Đặc san báo Khoa học Phổ thông, trang 80-81. 2. Nguyễn Tường Anh (2004), Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 3. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), Phương pháp nghiên cứu sinh học cá, Tủ Sách Đại Học Cần Thơ. 4. Phạm Thanh Liêm (2011), “Hiện trạng và biện pháp cải thiện chất lượng đàn cá rô phi nuôi”, Bản tin kỹ thuật - Nuôi trồng thủy hải sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 5. Vũ Đình Liệu (2004), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Dương Nhật Long (2003), Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Tủ Sách Đại Học Cần Thơ. 7. Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Minh, Đinh Hùng, Nguyễn Nhứt, Trần Nguyễn Ái Hằng, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Trần Thanh Võ, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Trung Ký (2012), Thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm tôm cái giả và tôm giống tôm càng xanh toàn đực từ đàn tôm chọn giống quy mô hàng hóa, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 9. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình Khôi, Trịnh Quốc Trọng, Ngô Hồng Ngân, Nguyễn Thế Vương, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn Quyết Tâm, Trịnh Quang Sơn (2012), Báo cáo tổng kết dự án chuyển giao công nghệ sản 52 xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 10. Trịnh Quốc Trọng,Trần Hữu Phúc, Phạm Đăng Khoa, Lao Thanh Tùng, Nguyễn Công Minh, Lê Trung Đỉnh (2011), “Chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis sp) tại Đồng bằng Sông Cửu Long: Những kết quả bước đầu”, Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh 11. Nguyễn Văn Tư (2003), Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng kỹ thuật ngâm hormon, Báo cáo Hội nghị khoa học Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 12. Nguyễn Văn Tư, Phạm Phong Tam Giang, Trần Lệ Thủy và Nguyễn Hoàng Lâm (2009), “Thử nghiệm sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp xử lý nhiệt”, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 13. Trần Văn Vỹ (2000), 35 Câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tiếng nước ngoài 14. Asian Development Bank (2005), An Impact Evaluation of the Development of Genetically Improved Farmed Tilapia and Their Dissemination in Selected Countries, Operations Evaluation Department, Asian Development Bank, pp.124. 15. Azhar, H., N.H. Nguyen, R.W. Ponzoni, H. Suhba (2008), “Evaluation of three red tilapia strains (Oreochromis spp) for growth performance and survival in earthen ponds”, Proceedings of 8th International Symposium on Tilapia in Aquaculture, 12-14 October 2008 in Egypt, pp.119-211, Volume 1. 16. Bentsen, H. B., Eknath, A. E., Palada-deVera, M., Danting, J. C., Bolivar, H. L., Reyes, R. A., Dionisio, E. E., Longlalong, F. M., Circa, A. V., Tayamen, M. M., and Gjerde, B. (1998), Genetic improvement of farmed Tilapia: Growth 53 performance in a complete diallel cross experiment with eight strains of Oreochromis niloticus, Aquaculture, 160: pp.145 – 173. 17. Bolivar, R. B., and Newkirk, G. F. (2002), Response to within-family selection for bodyweight in Nile tilapia (Oreochromis niloticus), Aquaculture, 204: pp. 371 – 381. 18. De Silva, S. S., Subasinghe, R. P., Bartley, D. M., Lowther, A. (2004), Tilapias as alien aquatics in Asia and the Pacific: a review, FAO Fisheries Technical Paper, 453, Rome, FAO, pp. 65. 19. Desprez, D., Ce´dric Briand, Hoareau, M. C., Me´lard, C., Bosc, P., Baroiller, J. F. (2006), Study of sex ratio in progeny of a complex Oreochromis hybrid, the Florida red Tilapia, Aquaculture, 51: pp. 231 – 237. 20. Garduno-Lugo, M., Munoz-Cordova, G., and Olvera-Novoa, M. A. (2004), Mass selection for red colour in Oreochromis niloticus (Linnaeus 1758), Aquaculture Research 35: pp. 340 – 344. 21. Gjedrem, T. (2005), “Breeding plans”, Selection and Breeding Programs in Aquaculture, Springer, 2005, pp. 251 – 277. 22. Gjerde, B. (2005), “Design of breeding programs”, Selection and Breeding Programs in Aquaculture, Springer, 173 – 195. 23. Koren, A., Pruginin, Y, and Hulata, G. (1994), Evaluation of some red tilapia strains for aquaculture, The Israeli Journal of Aquaculture – Bamidgeh, 46: pp.9 – 12. 24. Kuo, H. (1969), “Note on the hybridization of tilapia”,JCRR Fish, 8, pp. 116 – 117. 25. Huang, C. M., Chang, S. L., Cheng, H. K. and Liao, I. C. (1988), Singel Gene Inheritance of Red Body Coloration in Taiwanese Red Tilapia, Aquaculture, 74: pp. 227 – 232. 54 26. Hulata, G., Wohlfarth, G. W. and Halevy, A. (1986), Mass selection for growth rate in the Nile Tilapia (Oreochromis niloticus), Aquaculture, 57: pp. 177 – 184. 27. Mather, P. B., Lal, S. N., and Wilson, J. (2001). Experimental evaluation of mass selection to improve red body colour in Fijian hybrid tilapia (Oreochromis niloticus x Oreochromis mossambicus), Aquaculture Research 32: pp. 329 – 336. 28. Pante, M. J. R., Lester, L. J., Pullin, R. S. V. (1988), “A preliminary study on the use of canonical discriminant analysis of morphometric and meristic characters to identify cultured tilapias”, The Second International Symposium on Tilapia in Aquaculture ICLARM Conference Proceedings 15, Department of Fisheries, Bangkok, Thailand and International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila, Philippines, pp. 251 – 257. 29. Ponzoni, R.W., Hamzah, A., Saadiah, T. and Kamaruzzaman, N. (2005), Genetic parameters and response to selection for live weight in the GIFT strain of Nile Tilapia (Oreochromis niloticus), Aquaculture, 247:pp.203-210 30. Romana-Eguia, M. R. R., Ikeda, M., Basiao, Z. U., Taniguchi, N. (2004), Genetic diversity in farmed Asian Nile and red hybrid tilapia stocks evaluated from microsatellite and mitochondrial DNA analysis, Aquaculture, 236: pp. 131 – 150. 31. Wing-Keong Ng and Rosdiana Hanim (2007), Performance of genetically improved Nile Tilapia compared with red hybrid tilapia fed diets containing two protein levels, Aquaculture Research 38: pp. 965 – 972 32. WorldFish Center (2004), GIFT Technology Manual: An aid to Tilapia selective breedin WorldFish Center, Penang, Malaysia, pp. 56. i PHỤ LỤC Phụ lục 1. Ương chung theo nhóm ở giai đoạn cá con của 16 tổ hợp lai. Stt Tổ hợp lai Thời gian gom cụm và chuẩn hóa mật độ đợt 1 Thời gian gom cụm và chuẩn hóa mật độ đợt 2 Ngày gom Ngày tuổi (từ lúc kết thúc sinh sản) Ngày gom Ngày tuổi (từ lúc gom cụm) Ngày tuổi (từ lúc kết thúc sinh sản) 1 FD x FD 26 - 8 18 13 - 10 47 65 2 FD x ME 18 - 8 6 7 - 10 49 55 3 FD x MM 17 - 8 5 6 - 10 49 54 4 FD x MT 29 - 8 6 17 - 10 48 54 5 FE x MD 22 - 8 10 17 - 10 55 65 6 FE x ME 25 - 8 13 18 - 10 53 66 7 FE x MM 24 - 8 12 6 - 10 42 54 8 FE x MT 24 - 8 12 13 - 10 49 61 9 FM x MD 29 - 8 6 20 - 10 51 57 10 FM x ME 29 - 8 6 18 - 10 49 55 11 FM x MM 2 - 9 10 20 - 10 48 58 12 FM x MT 2 - 9 20 7 - 10 35 55 13 FT x MM 2 - 9 10 18 - 10 46 56 14 FT x MT 2 - 9 10 17 - 10 45 55 15 FT x MD 2 - 9 10 17 - 10 45 55 16 FT x ME 2 - 9 10 20 - 10 48 58 ii Phụ lục 2. Kết quả theo dõi môi trường ao nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt (Cái Bè). Ngày đo Các chỉ tiêu môi trường pH NH3 NO2 Oxy hòa tan Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 18/11/2011 7,0 7,5 0,0 0,0 0,2 0,2 4,0 4,0 25/11/2011 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 2/12/2011 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 9/12/2011 7,0 8,0 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 16/12/2011 6,5 7,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 23/12/2011 7,0 7,5 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 29/12/2011 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 06/01/2012 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 3,5 4,0 13/01/2012 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 20/01/2012 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 27/01/2012 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 03/02/2012 7,0 7,5 0,0 0,0 0,5 0,5 4,0 4,0 10/02/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 17/02/2012 7,5 8,5 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 24/02/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 02/3/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 09/3/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,2 4,0 16/3/2012 7,5 8,5 0,0 0,0 0,0 0,0 3,9 4,0 23/3/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,1 30/3/2012 7,0 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 06/4/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,2 0,0 4,0 4,0 13/4/2012 7,5 8,5 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 20/4/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 27/4/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,5 04/5/2012 7,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,3 11/5/2012 7,0 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,5 3,5 iii Phụ lục 3. Kết quả theo dõi và điều trị bệnh cá nuôi cộng đồng ở hai môi trường nước ngọt (Cái Bè) và lợ mặn (Bạc Liêu). Ngày Môi trường Số con kiểm tra Đặc điểm Điều trị Nội tạng Mang Xuất huyết 15/2 Cái Bè 2 - Gan trắng có đốm xanh: 50% - Gan trắng nhạt: 50% - Bóng hơi chứa nước: 50% - Trùng bánh xe nặng (+++), sán lá mang nhẹ, trùng quả dưa nhẹ: 100% - Một vệt hoại tử ở mang Không - Thay nước ao bằng đường máng nổi. - Dùng: Praziquantel, Sulfadiazine, Trimethoprime, Vitamin C, Colistin - thành phẩm trộn vào thức ăn, với liều lượng gấp đôi trên nhãn bao. - Xử lý ao: CuSO4 (buổi sáng) - Oxy viên nén (5 giờ sáng) 25/2 Cái Bè 4 - Gan trắng có đốm xanh nhỏ: 50% Trùng bánh xe nặng (++), sán lá mang nhẹ: 50% Xuất huyết hậu môn nhẹ: 50% - Ngưng cho cá ăn - Chuyển cá từ ao A6 sang ao A8 - Xử lý ao A8: vôi + clorine 50 ppm - Tắm cá bằng dung dịch CuSO4 + Buổi sáng: 4 ppm (15 phút) + Buổi chiều: 6 ppm (30 phút) 5/3 Cái Bè 3 - Gan trắng từng đốm: 100% - Mật sưng: 100% - Bao tử trướng nước: 33,3% Đen mang: 100% Xuất huyết toàn thân: 33,3% - Thay nước bằng đường máng nổi - Trộn Oxytetra - nguyên liệu, Vitamin C (30 mg/kg cá/ngày), cho ăn trong 4 ngày liền - Dùng Oxy viên nén (4h30 sáng) 2 kg Bạc Liêu 4 - Gan trắng nhẹ từng đốm: 100% - Dịch xoang bụng: 33.3% Không có biểu hiện - Xuất huyết miệng dưới: 100% - Thay nước bằng máy bơm - OxyTetra (50g) , Vitamin C (1kg), Vi sinh xử lý đáy (1kg) 9/3 Cái Bè 17 - Gan trắng từng đốm nhẹ: 23,5% - Gan trắng từng đốm nặng: 30% - Gan bầm và mất màu nhẹ: 46,5% - Ruột có sán: 11,7% - Ruột chứa dịch vàng: 11,7% - Ruột chứa phân đen: 88,2% - Bóng nước chứa dịch vàng: 11,7% - Mật sưng: 35% - Sán lá ở mang: 17,6% - Vảy xù xì: 11,7% - Mang dơ: 100% - Xuất huyết toàn thân nặng: 30% - Xuất huyết trên thân nhẹ: 20% - Xuất huyết vây: 90% - Thay nước tối đa, nâng mực nước ao lên cao từ 1,7 m lên 2,2 m. - Dùng oxy viên dự phòng. - Trộn Oxytetra - nguyên liệu (30 mg/kg cá), Vitamin C (30 mg/kg cá), Pefloxacin (20 mg/kg cá) vào thức ăn cho cá. - Xử lý ao: Yuca, Zeolit (lượng gấp1,5 nhãn bao) - Sử dụng HUD bột xử lý nước kết hợp với HUD nước (lượng gấp đôi bình thường) để xử lý đáy ao Ghi chú: 100% được tính trên tổng số con kiểm tra. iv Phụ lục 4. Kết quả theo dõi môi trường ao nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn (Bạc Liêu). Ngày đo Các chỉ tiêu môi trường Độ mặn (‰) pH NH3 Kiềm Oxy hòa tan 28/11/2011 11,0 7,6 0,0 70,0 0,40 04/12/2011 12,0 8,0 0,2 110,0 0,50 11/12/2011 13,0 7,8 0,3 110,0 0,45 19/12/2011 13,0 7,8 0,2 110,0 0,45 07/01/2012 15,0 8,0 0,3 150,0 0,50 17/01/2012 15,0 8,1 0,3 140,0 0,50 08/02/2012 18,0 8,2 0,3 150,0 0,50 13/02/2012 16,0 8,2 0,3 150,0 0,45 26/02/2012 16,0 7,9 0,3 160,0 0,50 02/3/2012 16,0 7,9 0,3 160,0 0,50 08/3/2012 19,0 7,9 0,3 160,0 0,50 15/3/2012 26,0 8,1 0,3 160,0 0,50 22/3/2012 22,0 8,5 0,3 160,0 0,50 29/3/2012 23,0 8,5 0,4 150,0 0,40 05/4/2012 24,0 8,5 0,3 140,0 0,50 18/4/2012 23,0 8,5 0,4 150,0 0,50 06/5/2012 23,0 8,6 0,4 150,0 0,50 18/5/2012 22,0 8,6 0,5 160,0 0,50 19/5/2012 22,0 8,2 0,1 140,0 0,45 20/5/2012 22,0 8,2 0,1 130,0 0,50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_vat_lieu_ban_dau_phuc_vu_chon_giong_ca_ro_phi_do_oreochromis_spp_theo_tinh_trang_tang_truon.pdf
Luận văn liên quan