Khóa luận Đánh giá về hoạt động quản trị tín dụng học sinh sinh viên tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền

Đầu tư trong giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng trong số nhiều các chiến lược quan trọng khác để phát triển giáo dục. Vai trò của việc cho vay và được vay là rất cần thiết, giữ một vai trò trung tâm bằng cách thúc đẩy đối thoại chính sách và chia sẻ tri thức, việc hỗ trợ cải cách thông qua chương trình và dự án cho vay, và khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội Để hoạt động hữu ích này đi vào cuộc sống và được triển khai tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau: Đối với NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nhanh chóng đổi mới hoàn thiện trang thiết bị hiên đại đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. - NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần quan tâm thường xuyên đến công tác tiếp xúc quan hệ với lãnh đạo địa phương, tạo mối quan hệ tốt để tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động tốt hơn. - Thường xuyên phát động phong trào thi đua giữa các chi nhánh với nhau, có những chính sách khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác cũng như trong hoạt động phong trào.

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá về hoạt động quản trị tín dụng học sinh sinh viên tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian gần đây, PGD huyện Quảng Điền vừa thay đổi vị trí Ngân hàng và đã có những sự đầu tư mới về một số cơ sở vật chất. Theo thông tin tại cơ sở thì mục đích của việc này nhằm tạo ra những sự thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng; đồng thời lãnh đạo và nhân viên cũng mong điều này sẽ nhận được sự đồng ý từ phía khách hàng về những sự thay đổi mới này. Về phía các điểm giao dịch, các ĐGD của Ngân hàng chính là các Ủy ban xã, thị trấn, Ngân hàng đã kết hợp với các cơ quan này và tận dụng cơ sở vật chất tại các ĐGD trong quá trình thực hiện các giao dịch có liên quan với tổ TK&VV. Do vấn đề về cơ sở vật chất tại ĐGD nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng nên lãnh đạo của NHCS luôn mong muốn khách hàng sẽ đồng ý, thõa mãn với vị trí giao dịch, không giantại các ĐGD này. Với những thông tin từ phía Ngân hàng như trên, tác giả chọn giá trị kiểm định bằng 2 thể hiện sự đồng ý của tổng thể nghiên cứu về cơ sở vật chất tại Ngân hàng và ĐGD. Giả thuyết đưa ra như sau: H0: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là bằng 2 (=2) H1: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là khác 2 (#2) SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 60 Nghiên cứu ý kiến đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất của Ngân hàng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: Kết quả kiểm đinh One-sample T-Test về cơ sở vật chất . Tiêu chí Giá trị kiểm định (Test Value= 2) Cỡ mẫu (df) Giá trị trung bình (Mean) Sig. (2- tailed) 1. Cơ sở vật chất tại PGD NHCSXH Vị trí PGD thuận lợi 114 2.68 0.00 Không gian rộng rãi 114 2.25 0.01 Trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ 114 2.37 0.00 2. Cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch Vị trí ĐGD thuận lợi 114 2.30 0.00 Không gian rộng tãi 114 2.46 0.00 Trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ 114 2.48 0.00 (Nguồn: Số liệu điều tra đã xử lí bằng SPSS) Ghi chú: - Thang đo được sử dụng là thang Likert với 5 mức độ như sau: 1- Rất đồng ý 2 - Đồng ý 3- Trung lập 4- Không đồng ý 5- Rất không đồng ý - Bộ số liệu đảm bảo các điều kiện xấp xỉ phân bố chu ẩn. Nhận xét về kết quả xử lí số liệu: Với kết quả sau khi xử lí số liệu cho thấy, tất cả các ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất tại PGD và các điểm giao dịch ở các xã, thị trấn đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Với kết quả đó, căn cứ vào nguyên tắc chấp nhận giả thuyết trên đây có thể bác bỏ giả thuyết đưa ra. Về cơ sở vật chất tại PGD NHCSXH : vị trí mới của phòng giao dịch có thể vẫn chưa tạo ra sự thuận lợi trong việc tìm kiếm, đi lại của khách hàng. Lí do có thể địa SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 61 điểm vừa được di chuyển đến khu quy hoạ ch mới, khách hàng vẫn chưa quen hoặc họ gặp phải những vấn đề khó khăn trong giao thông đi lại do khu quy hoạch mới vẫn chưa phát triển tốt vấn đề nàyCùng với sự thay đổi vị trí thì PGD cũng có những sự đầu tư, trang bị mới cho không gian và trang bị thêm một số máy móc, thiết bị mới (mở rộng thêm không gian, mua thêm một số máy móc mới), tuy nhiên, theo kết quả thu được cho thấy sự cải thiện được sự đánh giá của khách hàng. Nguyên nhân có thể là do nhiều khách hàng đặt ra tiêu chuẩn cao hơn về những vấ n đề này, hoặc họ đang có sự so sánh đối với những Ngân hàng, cơ quan khác trên địa bàn. Về cơ sở vật chất tại điểm giao dịch tại các xã, thị trấn: theo quy chế hoạt động của NHCSXH thì hàng tháng, nhân viên Ngân hàng sẽ đến các ĐGD tại các xã và thị trấn để giao dịch với các thành viên và tổ trưởng Tổ TK&VV là chủ yếu, ĐGD này chính là UBND các xã và thị trấn, các giao dịch thường được thực hiện tại hội trường lớn của Ủy ban, trong nhiều trường hợp đặc biệt thì phải di chuyển sang phòng họp hoặc các phòng ban khác có không gian nhỏ hẹp hơn. Đây có thể là lí do những thành viên vay vốn chưa thực sự đồng ý về những vấn đề liên quan đến các ĐGD. 2.6.3 Đánh giá về quy trình và thủ tục cho vay Các vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục cho vay được nghiên cứu ba o gồm: điều kiện vay vốn, thủ tục giấy tờ và thời gian xử lí các giao dịch. Qua tìm hiểu vấn đề liên quan đến điều kiện vay vốn HSSV trong thời gian qua tại PGD, các nhân viên tín dụng và một số tổ trưởng Tổ TK&VV khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có nhận xét rằng nhiều người thường phàn nàn, tỏ ra bức xúc đối với một số quy định về điều kiện vay vốn (chủ yếu là quy định về đối tượng cho vay) . Do đó, đối với nhân tố đánh giá là “ Điều kiện vay vốn HSSV đơn giản” , lấy cơ sở từ sự nhận xét của nhân viên Ngân hàng, tác giả chọn giá trị kiểm định là 4 thể hiện khách hàng không đồng ý với vấn đề đưa ra. Giả thuyết nghiên cứu cho nhân tố “Điều kiện vay vốn đươn giản” như sau: H0: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là bằng 4 (=4) H1: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là khác 4 (#4) Đối với các vấn đề về thủ tục giấy tờ và thời gian xử lí các giao dịch, tham khảo ý kiến của lãnh đạo Ngân hàng và nhân viên tín dụng Ngân hàng cho rằng cũng như SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 62 một số chương trình cho vay khác đối với hộ nghèo, tín dụng HSSV không có nhiều sự khác biệt về quy trình thủ tục giấy tờ; về thời gian xử lí các giao dịch, nhân viên Ngân hàng cho rằng họ luôn cố gắng thực hiện các giao dịch nhanh chóng có thể để phục vụ cho các đối tượng khách hàng một cách nhanh nhất. Từ những ý kiến tiếp thu được như trên, tác giả chọn giá trị kiểm định là 2 thể hiện sự đồng tình của khách hàng đối với hai nhân tố đưa ra là “Thủ tục giấy tờ đơn giản” và “Thời gian xử lí giao dịch nhanh chóng”. Từ đó làm cơ sở để kết luận xem những phán đoán của nhân viên Ngân hàng cho vấn đề này đúng hay không. Giả thuyết nghiên cứu cho 2 nhân tố trên như sau: H0: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là bằng 2 (=2) H1: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là khác 2 (#2) Bảng 9: Kết quả kiểm đinh One-sample T-Test về quy trình thủ tục cho vay đối với tín dụng HSSV Tiêu chí Cỡ mẫu (df) Giá trị trung bình (Mean) Giá trị kiểm định Sig. (2-tailed) Điều kiện vay vốn HSSV 113 3.16 4 0.000 Thủ tục giấy tờ 114 2.57 2 0.000 Thời gian xử lí giao dịch 115 2.71 2 0.000 (Nguồn: Số liệu điều tra đã xử lí bằng SPSS) Ghi chú: - Các nhân tố đều sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ như sau: 1- Rất đồng ý 2 - Đồng ý 3- Trung lập 4- Không đồng ý 5- Rất không đồng ý - Bộ số liệu thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn. Nhận xét kết quả điều tra Về điều kiện vay vốn: với giá trị Sig. < 0,05 nên có thể bác bỏ H0; điều này có nghĩa là những nghi ngờ chủ quan của nhân viên Ngân hàng rằng tổng thể khách hàng không đồng ý về điều kiện vay vốn là thiếu chính xác. Có thể điều đó chỉ xảy ra một bộ phận nhỏ các khách hàng. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 63 Về thủ tục vay vốn và thời gian xử lí các giao dịch: cũng với kết quả Sig. < 0,05 nên có thể bác bỏ H0. Tức là những phán đoán từ phía Ngân hàng đối với thái độ của người vay về 2 nhân tố trên chưa đúng. Những kết quả thu được trên đây đều khác hẳn so với những điều mà nhân viên và lãnh đạo Ngân hàng mong muốn, do đó Ngân hàng cần có giải pháp để giải quyết những vấn đề liện quan nhằm tạo ra một kết quả tốt hơn trong thời gian tới. 2.6.4 Đánh giá về nhân viên và cộng tác viên Ngân hàng Theo thống kê của Ngân hàng thì hiện tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền phải quản lí 3018 HSSV đang vay vốn tín dụng tại Ngân hàng nhưng chỉ với số lượng nhân viên là 9 người; như vậy bình quân mỗi nhân viên phải quản lí hơn 335 HSSV nên khối lượng công việc mà mỗi nhân viên phải làm là rất lớn. Điều này đòi hỏi tất cả nhân viên cần có sự nỗ lực và cố gắng không nhỏ trong công việc. Xét về mặt tiếp xúc, gần gũi và hiểu rõ khách hàng hơn thì phải kể đến vai trò của đội ngũ các tổ trưởng Tổ TK&VV Ngân hàng. Đây là đội ngũ cộng tác viên rất hùng hậu của Ngân hàng. Họ là những người đứng đầu và trực tiếp quản lí các thành viên Tổ TK&VV, họ có thể thay mặt các tổ viên trong tổ thực hiện các giao dịch với nhân viên Ngân hàng trong các công tác như trả lãi, trả nợ, giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vốn vay. Tuy nhiên, thực tế tín dụng HSSV là một trong số những nguồn mới nhất của NHCSXH nên trong công tác quản lí nguồn vốn này vẫn còn nhiều vẫn đề và thường xuyên được điều chỉnh. Trong quá trình quản lí nguồn tín dụng này, nhân viên và cộng tác viên Ngân hàng luôn luôn thực hiện đồng thời hai công việc là vừa tìm hiểu để thực hiện theo những quy định, theo những điều chỉnh mới của NHCSXH, vừa liên tục truyền đạt thông tin đến người vay, do đó trong quá trình làm việc có thể vẫn tồn tại những vấn đề, những nhầm lẫn và thiếu sót nào đó, đặc biệt là vấn đề liên quan đến chất lượng của đội ngũ tổ trưởng các Tổ TK&VV Đội ngũ nhân viên Ngân hàng và cộng tác viên đều là những người có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động tín dụng của PGD, đó là những người trực tiếp tiếp xúc và hiểu rõ khách hàng, góp phần không nhỏ quyết định đến hiệu quả hoạt động của PGD. Họ là những người có những ảnh hưởng lớn đến người vay và cũng là SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 64 một phần quan trọng thể hiện bộ mặt của Ngân hàng. Với tầm quan trọng như trên, lãnh đạo Ngân hàng luôn mong muốn rằng khách hàng sẽ luôn đổng tình, thõa mãn với năng lực và đạo đức của những đội ngũ này. Nắm bắt được ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp như trên, tác giả chọn giá t rị kiểm định là 2 và đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết nghiên cứu cho các nhân tố điều tra: H0: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là bằng 2 (=2) H1: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là khác 2 (#2) Bảng 10 : Kết quả kiểm đinh One-sample T-Test về chất lượng nhân viên và cộng tác viên Chỉ tiêu Giá trị kiểm đinh (Test Value = 2) Cỡ mẫu (df) Giá trị trung bình (Mean) Sig. (2- tailed) Kết quả 1. Tổ trưởng Tổ TK&VV Giải thích rõ vấn đề vốn vay 111 2.52 0.000 Bác bỏ H0 Giải thích đúng vấn đề vốn vay 111 2.69 0.000 Bác bỏ H0 Thông tin kịp thời về vốn vay 113 2.25 0.001 Bác bỏ H0 Nhiệt tình trong công việc 114 2.14 0.840 Chưa thể bác bỏ H0 Thái độ làm việc có trách nhiệm 111 2.09 0.220 Chưa thể bác bỏ H0 2. Nhân viên Ngân hàng Có trình độ nghiệp vụ cao 113 2.68 0.000 Bác bỏ H0 Thao tác xử lí nhanh chóng 112 2.64 0.000 Bác bỏ H0 Giao tiếp cởi mở 112 2.53 0.000 Bác bỏ H0 Tận tình giải đáp thắc mắc 115 2.16 0.032 Bác bỏ H0 (Nguồn: Số liệu điều tra đã xử lí bằng SPSS) SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 65 Ghi chú: - Các nhân tố đều sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ như sau: 1- Rất đồng ý 2 - Đồng ý 3- Trung lập 4- Không đồng ý 5- Rất không đồng ý - Bộ số liệu thỏa mãn điều kiện xấp xỉ phân bố chuẩn. Nhận xét kết quả nghiên cứu: - Đối với các tổ trưởng Tổ TK&VV: có 5 tiêu thức được đưa ra để khách hàng đánh giá và kết quả thu được trong bảng trên cho thấy với các ý kiến “giải thích rõ các vấn đề về vốn vay” , “giải thích đúng các vấn đề về vốn vay”, và “thông tin kịp thời về vốn vay” đều có giá trị Sig. dưới 0,05. Điều này đồng nghĩa với việc đã đủ cơ sở để bác bỏ H0, ta kết luận rằng việc Ngân hàng mong muốn rằng tổng thể khách hàng đồng tình với các nhân tố đánh giá là không đúng. Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực hoạt động của những cộng tác viên Ngân hàng là không đồng đều, có nhiều vấn đề cần giải quyết trong trình độ, năng lực của đội ngũ này. Ngân hàng cần có những giải pháp thiết thực và tích cực hơn nhằm giải quyết vấn đề này, vì trên thực tế, những tổ trưởng Tổ TK&VV là những người hay tiếp xúc với khách hàng và giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn vốn vay nhất. Nếu các tổ trưởng không hiểu rõ về thông tin về nguồn vốn hoặc hiểu rõ nhưng truyền đạt không chính xác, không rõ ràng, thiếu năng lực truyền đạt thông tin đến người vay thì có thể dẫn đến nhữn g sự cố, hiểu lầm cho người vay. Tuy nhiên, khi đánh giấ về thái độ làm việc của các tổ trưởng Tổ TK&VV với 2 tiêu thức là “Nhiệt tình trong công việc” và “Thái độ làm việc có trách nhiệm” thì kết quả thu được sau khi xử lí số liệu cho thấy giá trị của Sig. > 0,05. Tức là chưa có cơ sở để bác bỏ H0 hay giả thuyết đưa ra là đúng và phán đoán của lãnh đạo doanh nghiệp về việc tổng thể khách hàng đồng ý với những ý kiến đánh giá về cộng tác viên Ngân hàng “Hoạt động nhiệt tình” và “Có trách nhiệm với công việc” là chính xác. - Đối với nhân viên Ngân hàng: với 4 tiêu chí đánh giá là “Có trình độ nghiệp vụ cao”, “Thao tác xử lí giao dịch nhanh chóng”, “Giao tiếp cởi mở” và “Tận tình giải đáp các thắc mắc” đều có giá trị Sig. < 0,05, như vậy việc cho rằng tổng thể khách hàng đồng ý với các tiêu chí về nhân viên PGD là chưa chính xác. Liên quan đến các vấn đề về nhân viên Ngân hàng, như đã nêu ở trên cho thấy mỗi nhân viên SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 66 Ngân hàng phải quản lí một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn, không chỉ riêng đối với tín dụng HSSV mà còn phải tính đến gần 11 khoản cho vay tại Ngân hàng nên khối lượng công việc và khách hàng mà mỗi nhân viên phải đảm nh ận là rất lớn. Do đó, để làm thỏa mãn tất cả các khách hàng cùng một lúc, trong cùng một giao dịch là điều khó thực hiện nên những phản hồi của khách hàng như trên là có thể hiểu được. Với nguyên nhân đây là nguồn tín dụng hoàn toàn mới mẻ với khách hàng, trong công tác quản lí nguồn vốn này vẫn còn nhiều vướng mắc, với năng lực trình độ của đội ngũ cộng tác viên thì khó có thể làm hài lòng những thắc mắc của người vay nên việc nhân viên Ngân hàng trực tiếp giải thích, giải quyết vẫn đề sẽ rõ ràng hơn. Bên cạnh đó thì họ cũng cần có thái độ cởi mở, thân thiệt hơn trong qúa trình làm việc, tiếp xúc với khách hàng. 2.6.5 Đánh giá về mức lãi suất vay vốn, mức cho vay và thời hạn cho vay Như đã biết, từ sự ra đời của NHCSXH và khi các PGD đi vào hoạt động trên địa bàn các huyện thì đã giảm đi những gánh nặng rất lớn cho người dân về giải quyết nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Đặc biệt là với những ưu đãi cho người nghèo của NHCS được thể hiện rất rõ trong việc áp dụng các mức lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn thấp, có những sự ân hạn về thời hạn cho vay nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người vay được trả nợ. Cũng như các chương trình tín dụng khách dành cho người nghèo, chương trình tín dụng HSSV cũng nhận được những ưu đãi tương tự. Không chỉ thế, vì đặc thù riêng của chương trình này mà người vay còn nhận được mức lãi suất cho vay (5%/năm) thấp hơn hẳn và nhiều ưu đãi khác so với một số chương trình khác tại PGD. Từ những ưu đãi đó, lãnh đạo và nhân viên PGD cho rằng trong mối tương quan so sánh với các điều kiện vay vốn tại NHTM và các tổ chức cho vay khác thì khách hàng sẽ tỏ thái độ đồng ý với những tiêu chí được đưa ra. Do đó, tác giả tiếp tục chọn giá trị kiểm định là 2 cho các giả thuyết nghiên cứu dưới đây: H0: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là b ằng 2 (=2) H1: Trung bình đánh giá của khách hàng về nhân tố đánh giá là khác 2 (#2) SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 67 Bảng 11: Kết quả kiểm đinh One-sample T-Test về các mức lãi suất, mức cho vay và thời hạn cho vay của tín dụng HSSV Tiêu chí Cỡ mẫu (df) Giá trị trung bình (Mean) Giá trị kiểm định (Test Value) Sig. (2-tailed) Mức lãi suất vay vốn 113 1.98 2 0.791 Mức lãi suất quá hạn 115 2.54 2 0.000 Mức cho vay hàng năm 113 2.67 2 0.000 Thời hạn cho vay 114 2,61 2 0.000 (Nguồn: Số liệu điều tra đã xử lí bằng SPSS) Ghi chú: - Để đồng nhất về thang đo, các nhân tố tiếp theo đều sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ như sau: 1- Rất đồng ý 2 - Đồng ý 3- Trung lập 4- Không đồng ý 5- Rất không đồng ý - Bộ số liệu thỏa mãn điều kiện xấp xỉ phân bố chuẩn. Về mức lãi suất Đi kèm với hoạt động tín dụng phải kể đến mức lãi suất vay vốn. Với mục tiêu hướng đến đối tượng cho vay là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nên mức lãi suất áp dụng cho các chương trình vay vốn tại NHCSXH được xem là mức lãi suất thấp nhất. Trong số 11 chương trình tín dụng hiện nay của NHCSXH thì nguồn vốn tín dụng HSSV có mức lãi suất khá thấp so với các chương trình khác. Mức lãi suất hiện tại cho chương trình tín dụng HSSV tại các NHCSXH là 5%/năm, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Ngược lại, nếu người vay vốn hoàn trả vốn gốc trước thời hạn sẽ được giảm 50% lãi suất cho vay. Ngoài ra, nhà nước còn áp dụng lãi suất hỗ trợ trong một số đợt giải ngân. Nghiên cứu ý kiến đánh giá của khách hàng về mức lãi suất và mức cho vay đối với tín dụng HSSV thu được kết quả như sau: SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 68 Với giá trị Sig. = 0.791 > 0,05 nên chưa thể bác bỏ H0 hay có thể nhận xét rằng với mức lãi suất cho vay hiện tại đối với tín dụng HSSV thì đại đa số khách hàng cho rằng đây là mức lãi suất có thể chấp nhận được. Trong tình hìn h kinh tế hiện nay, vì vấn đề lợi nhuận, các NHTM đang ngày càng đẩy mức lãi suất cho vay lên cao nên khi so sánh với mức lãi suất hiện tại của NHCSXH ta thấy rằng có sự khác biệt rất lớn trong sự ưu đãi với các đối tượng vay vốn. Không chỉ thế, trong sự tương quan so sánh với các chương trình cho vay khác như chương trình NSVSMT (lãi suất 6,5%/năm và 9%/năm), chương trình giải quyết việc làm (6,5%/năm) thì mức lãi suất đối với chương trình HSSV là thấp hơn nhiều. Với mức lãi suất áp dụng cho các trường hợp nợ quá hạn thì kết quả cho thấy khách hàng cảm thấy chưa đồng ý lắm. Điều này đồng nghĩa rằng việc những người quản lí tín dụng HSSV phán đoán rằng khách hàng sẽ đồng tình với đánh giá về nhân tố này là chưa đúng. Về mức cho vay Do tình hình phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, và nhu cầu vay vốn đi học, chi phí cho sinh hoạt ngày càng cao nên Ngân hàng thường xuyên có sự điều chỉnh tăng dần nguồn vốn cho vay qua từng thời kì và từng đối tượng vay vốn. + Năm 2007: 8 tr.đ/HSSV/năm + Năm 2008: 8 tr.đ/HSSV/năm + Năm 2009: 8,6 tr.đ/HSSV/năm + Năm 2010: 9 tr.đ/HSSV/năm + Năm 2011: 10 tr.đ/HSSV/năm Đối với mức cho vay hằng năm, tuy NHCSXH đã không ngừng có sự điều chỉnh qua các năm nhưng trong tình hình lạm phát ngày càng thăng như hiện nay, giá cả leo thang khiến cho đời sống sinh hoạt và chi phí học tập của HSSV tăng theo, kéo theo hệ quả là nhu cầu vay vốn cũng tăng. Do đó đã có sự khác biệt trong đánh giá của cán bộ quản lí tín dụng của chương trình này và người vay hay việc cán bộ Ngân hàng cho rằng khách hàng sẽ đồng ý với mức cho vay hiện tại đang áp dụng là chưa có cơ sở đúng. Tìm hiểu nguyên nhân của điều này thông qua mức chi tiêu bình quân hàng tháng của mỗi HSSV thể hiện ở bảng sau cho thấy: trong 115 hộ trả lời thì hầu hết các SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 69 hộ gia đình đều có mức trang trải bình quân hàng tháng cho 1 HSSV là 1,5 đến 2 triệu đồng (chiếm 38,3%), với mức từ 1 đến dưới 1,5 triệu có 30 hộ (chiếm 26,1%) . Tuy nhiên, đối với một bộ phận tương đối, số hộ với hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên mức chi tiêu này chỉ dưới 1 triệu đồng (chiếm 19,1%). Điều này chắc hẳn sẽ tạo ra nhiều điều kiện khó khăn trong học tập và sinh hoạt của HSSV. Trái lại, với mức chi tiêu được đánh giá là khá cao trên 2 triệu thì có 16,5% ý kiến trả lời. Phần lớn trong số họ có con em đã và đang theo học các trường ở xa nhà, đặc biệt là ở các thành phố lớn nên mức chi tiêu bình quân có phần nhỉnh hơn. Bảng 12: Mức chi tiêu bình quân hàng tháng mỗi HSSV Mức chi tiêu bình quân Kết quả điều tra Số lượng Tỉ lệ % Dưới 1 tr.đ/tháng 22 19,1 Từ 1 đến dưới 1,5 tr.đ/tháng 30 26,1 Từ 1,5 đến dưới 2 tr.đ/tháng 44 38,3 Từ trên 2 tr.đ/tháng 19 16,5 Tổng 115 100 (Nguồn: số liệu điều tra khách hàng) Về thời hạn cho vay Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn thu hồi nợ, được tính sau khi HSSV ra trường, trong đó HSSV vay vốn sẽ được gia hạn là 1 năm, sau thời gian gia hạn sẽ bắt đầu bắt buộc thu gốc. Khi thời hạn cho vay kết thúc, những HSSV không trả hết gốc sẽ phải chịu mức lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay = (Thời hạn phát tiền vay * 2) + 1 Việc quy định bắt đầu trả nợ và lãi sau khi ra trường một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng với thời gian vay vốn có lẽ chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HSSV là đối tượng của chương trìn h. Bởi lẽ, sinh viên nếu may mắn, sau khi tốt nghiệp một năm mới có thể kiếm được một chỗ làm. Với những sinh viên vừa ra trường đã đi làm ngay thì sau khi ra trường một năm cũng vừa mới được hưởng 100% mức lương khởi SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 70 điểm. Thu nhập thấp lại trong khoảng thời gian có nhu cầu chi tiêu lớn cho các phương tiện phục vụ công việc (điện thoại, xe máy...) nên việc trả nợ vốn vay thật sự là điều khó khăn cho người mới tốt nghiệp. Nhiều người cho rằng, để tạo thuận lợi cho HSSV trả nợ, có thể kéo dài thêm quãng thời gian chưa phải trả nợ sau khi ra trường lên một năm rưỡi hoặc hai năm. Hoặc vẫn quy định thời gian tối đa để trả hết nợ bằng với thời gian vay vốn nhưng có thể trả dồn trong hai, ba năm sau cùng của kỳ hạn. Với giá trị Sig. thu được thể hiện ở bảng 11 cho thấy phán đoán của cán bộ quản lí về đánh giá của khách hàng cho thời hạn trả gốc theo quy định của Ngân hàng là chưa đúng, điều nghi ngờ rằng khách hàng sẽ đánh giá đồng ý về thời hạn cho vay là thiếu chính xác. Điều này cho thấy điều kiện, hoàn cảnh của người dân hiện tại vẫn đang còn nhiều khó khăn, khả năng trả nợ còn hạn chế. Đây là một trong những lý do đã thấy rõ trong phần phân tích về tình hình tín dụng quá hạn của HSSV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy để có nguồn vốn xoay vòng hiệu quả thì Ngân hàng cần hạn chế các khoản nợ quá hạn. Để làm tốt công tác tín dụng đối với chương trình tín dụng HSSV thì đòi hỏi Ngân hàng cần có biện pháp thiết thực dung hòa giữa khả năng trả nợ của người dân, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn trong dân cư, đồng thời hạn chế các khoản nợ quá hạn, nợ xấu giúp ổn định tốc độ quay vòng của đồng vốn cho vay. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương 2 của đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lí thuyết từ chương mở đầu để giải quyết các vấn đề của nội dung của nghiên cứu. Vì thế đây là chương thể hiện rõ nét nhất nội dung và kết quả của đề tài nghiên cứu. Mở đầu của chương là phần khái qu át đôi nét về địa bàn nghiên cứu, giới thiệu về PGD huyện Quảng Điền, ghi lại tình hình biến động về nhân sự và những kết quả chung của hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây của đơn vị. Về mặt nhân sự thì PGD luôn có sự thay đổi qua các năm nhằm điều chỉnh nhân sự phù hợp với mục đích và tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn cung thì số lượng nhân viên còn khá mỏng, để đáp ứng việc phục vụ nhu cầu của một số lượng rất đông đảo người dân vay vốn thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên PGD phải luôn nổ lực không ngừng . Hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây tuy chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động từ nền SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 71 kinh tế nên cũng có những biến động nhưng nhìn chung PGD lu ôn duy trì được những kết quả đáng ghi nhận. Việc phân tích những đánh giá của khách hàng vay vốn tín dụng HSSV để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chương trình tín dụng này cũng thu được một số kết quả. Qua đó phát hiện được những điểm còn bất cập tr ong hoạt động tín dụng và tổ chức quản lí đối với tín dụng HSSV. Từ những phân tích và đánh giá trên đây để làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho chương 3 nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình này. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 72 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG HSSV TẠI PGD NHCSXH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 3.1 Giải pháp về công tác huy động vốn Nhằm phục vụ nhu cầu vay vốn của một số lượng đông đảo HSSV nên đòi hỏi cần có nguồn vốn rất lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, PGD NHCSXH huyện Quảng Điền cần có chính sách khuyến khích nguồn vốn từ các nguồn khác: nguồn địa phương, nguồn gửi tiết kiệm của khách hàngKhác với các NHTM, NHCSXH có mức lãi suất cho vay thấp hơn nhiều nên lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm cũng rất thấp, do đó chưa khuyến khích được khách hàng tham gia. Trong thời gian qua, số lượng thành viên tham gia gửi tiết kiệm còn quá ít với doanh số rất thấp. Để huy động vốn từ các nguồn này, PGD cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền với các thành viên của tổ TK&VV về lợi ích của tiền gửi đối với HSSV và hộ gia đình; đồng thời đưa ra các mục tiêu doanh số tiền gửi tiết kiệm phải đạt được trong tháng (năm) của từng tổ TK&VV mang tính chất bắt buộc. Thực hiện kí cam kết gửi tiết kiệm hàng tháng mang tính bắt buộc trước khi cho vay nhưng theo các các mức gửi tự nguyện. Triển khai các biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức để thu hút các nguồn vốn trong dân cư: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang Phối hợp với các tổ chức CT-XH, tổ TK&VV, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV. Hàng năm cần bổ sung hoạt động nghiên cứu nhu cầu vay vốn trong HSSV trên địa bàn huyện để có kế hoạch triển khai huy động vốn đảm bảo giải ngân đủ vốn và kịp thời. Thực hiện công tác nghiên cứu nhu cầu vay vốn dựa trên 2 hình thức sau: Thứ nhất, có thể dựa trên sự biến động của HSSV vay vốn từ những năm trước để dự báo theo xu hướng; kết hợp với các trường trên địa bàn để thống kê những học sinh phổ thông có hoàn cảnh khó khăn có khả năng vay vốn trong năm tới (những khách hàng mới) cộng với số HSSV đã vay trong năm trước sẽ tiếp tục vay nữa (những khách hàng cũ). SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 73 Ngoài ra, trong thời gian tới, PGD cần đẩy mạnh hoạt động th u nợ để tạo nguồn vốn xoay vòng; lập kế hoạch về nguồn vốn sớm đảm bảo giải ngân vốn kịp thời khi HSSV bắt đầu vào kì học. 3.2 Giải pháp về công tác cho vay -Bám sát theo định hướng hoạt động tín dụng của ban lãnh đạo, tuyệt đối tuân thủ các quy chế cho vay, kiểm tra trước và sau khi cho vay, chấp hành đúng quy định của NHCSXH. -Thực hiện đồng thời với công tác cho vay, cán bộ tín dụng cần phổ biến các quy định liên quan đến chính sách tín dụng HSSV một cách rõ ràng và chính xác đến người vay. -Lập Sổ tay tín dụng HSSV đến từng hộ vay để cung cấp những thông tin cụ thể có liên quan đến chương trình tín dụng HSSV để người dân hiểu rõ những quy định về chương trình này trong quá trình vay vốn. -Trong quá trình thẩm định hộ vay , cán bộ tín dụng Ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức CT-XH và các cơ quan có liên quan nhằm thực hiện một cách công bằng trong công tác bình chọn và quyết định đối tượng cho vay , tránh những trường hợp trong lúc nguồn vốn cho vay đang khó khăn nhưng vẫn cho những đối tượng có thu nhập cao được vay vốn. -PGD NHCSXH huyện Quảng Điền cần phân loại rõ đối tượng cho vay để có các chính sách cho vay và ưu đãi thích hợp. Hiện tại, cần quan tâm đến 2 loại đối tượng vay vốn sau: Thứ nhất, xem xét để bổ sung đối tượng vay vốn là gia đình có nh iều HSSV đang theo học tại các trường đào tạo không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng có nhu cầu vay vốn HSSV. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn diễn ra tình trạng nhiều gia đình không nằm trong hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn do họ phải cho 2 đến 3 HSSV cùng theo học tại các trường đào tạo nên về điều kiện học tập và sinh hoạt của HSSV có phần không được đảm bảo . Do đó, nếu bổ sung thêm đối tượng vay vốn này vào sổ vay vốn sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện tốt hơn cho nhiều HSSV. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 74 Thứ hai, đa số HSSV đi học đều chưa có thu nhập hoặc thu nhập những khoản ít ỏi, chủ yếu phải dựa vào thu nhập của gia đình và khoản vay từ chương trình tín dụng HSSV của Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với những HSSV theo học các trường ở xa thì ngoài các khoản chi phí học tập và sinh hoạt họ còn tốn thêm khoản chi phí đi lại, đây không phải là khoản chi phí nhỏ đối với người chưa có thu nhập. Ở các thành phố lớn thường có mức chi tiêu cao, giá cả cũng đắt đỏ hơn so với các vùng khác nên càng gây ra khó khăn cho HSSV. Vì vậy, Ngân hàng cần có chính sách cho vay ưu đãi đặc biệt về mức vốn vay, tăng mức cho vay đối với các đối tượng được vay vốn là những HSSV theo học tại các trường đào tạo ở xa hoặc các trường ở các thành phố lớn. -Bên cạnh đẩy mạnh công tác cho vay, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân và HSSV hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của việc vay vốn, trả nợ đúng thời hạn đã thỏa thuận, kiên quyết xử lý các trường hợp đến hạn và có điều kiện trả mà cố tình trì hoãn. Làm được như thế, vừa tạo điều k iện thuận lợi cho người vay vốn trả nợ đồng thời cũng dễ dàng hơn cho NHCSXH trong việc thu hồi vốn -Đẩy mạnh vai trò của đội ngũ cộng tác viên ngân hàng trong việc giám sát chặt chẽ đến hoạt động sử dụn g vốn đúng mục đích và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn. Cụ thể, theo định kì hàng tháng hoặc hàng quý mỗi cộng tác viên phải thực hiện các báo cáo cho ngân hàng về kết quả giám sát trên. -Rà soát lại nhu cầu vay vốn chương trình tín dụng HSSV , xây dựng kế h oạch giải ngân cụ thể hàng tuần hoặc hàng tháng để có kế hoạch bố trí vốn. 3.3 Giải pháp về công tác thu nợ -Đối với các đối tượng HSSV theo học tại các trường TCCN, dạy nghề chỉ với mức lương sau khi ra trường ít ỏi khó có thể trả khoản nợ từ 0,8 - 1 triệu đồng/tháng. Do đó, Ngân hàng cần có sự ưu đãi về thời gian gia hạn đối với đối tượng này. -Hàng tháng, hàng quý từng cán bộ tín dụng phải lên danh sách những hộ vay đến hạn trả nợ gốc và lãi trong tháng, quý để đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn trong hợp đồng. Đồng thời, cần phân loại khách hàng theo thời gian quá hạn để có biện pháp áp dụng phù hợp cho từng loại đối tượng. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 75 -Đối với nợ đến hạn từng cán bộ tín dụng chủ động gửi giấy báo nợ đến hộ thông qua các Hội, các tổ trưởng tổ TK&VV, để đôn đốc nhắc nhở họ trong việc trả nợ vay, hạn chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. -Đối với nợ xin gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ PGD cần có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể, không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị. -Thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của chương trình theo từng địa bàn, từng tổ TK&VV để đề ra các giải pháp cụ thể trong việc xử lí nợ, thu hồi nợ, nợ quá hạnnhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSSV tại đơn vị . -Nghĩa vụ trả nợ cần có sự chia sẽ giữa người vay và đối tượng thụ hưởng. Trong đó, HSSV sau khi ra trường cũng cần có trách nhiệm trả nợ đã vay trong thời gian đi học giúp bố, mẹ. Để thực hiện điều này, ngoài việc tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức trả nợ cũng cần có những biện pháp ràng buộc với mức độ cao hơn. Cụ thể: HSSV phải thực hiện cam kết trả nợ cùng gia đình, nếu không thực hiện đúng cam kết thì Ngân hàng và gia đình có quyền làm việc với người có trách nhiệm tại đơn vị công tác để trừ thu nhập trả nợ cho Ngân hàng nơi HSSV đã vay vốn. 3.4 Giải pháp về khoản nợ quá hạn Việc mở rộng tín dụng và quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng phải gắn liền với nhau, mở rộng tín dụng nhưng thiếu quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh cao . Vì vậy, cần có các giải pháp để hạn chế tình trạng nợ quá hạn đối với chương trình tín dụng HSSV. -Phổ biến rõ về trách nhiệm trả nợ của các hộ gia đình đối với tín dụng HSSV đó là: tuy tín dụng HSSV là chương trình hướng đến giải quyết vốn đi học cho đối tượng là HSSV, nhưng người đứng ra trả nợ thực sự là người trực tiếp vay vốn. Điều này nhằm làm rõ vấn đề, mặc dù chương trình vay vốn này có sự tách bạch rõ ràng giữa đối tượng vay vốn và đối tượng sử dụng vốn nhưng trách nhiệm trả nợ hướng đến đối tượng cụ thể đó là n gười trực tiếp vay vốn (cha, mẹ). Đồng thời HSSV là đối tượng thụ hưởng nguồn vốn vay tuy không có trách nhiệm buộc trả nợ cho Ngân hàng nhưng họ cần có ý thức trong trách nhiệm trả nợ giúp cha, mẹ SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 76 -Kết hợp với các chương trình vay vốn khác tại Ngân hàng để ràng buộc khách hàng về quyền lợi vay vốn: nếu khách hàng không hoàn trả nợ HSSV đúng hạn thì sẽ không được ưu tiên vay vốn đối với các chương trình tín dụng khác. -Xử lí NQH dựa vào ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể CT -XH tại địa phương đến từng hộ vay. Cụ thể, PGD cần kết hợp với các tổ chức đoàn thể tại địa phương (cụ thể là tại các Ủy ban xã, thị trấn) để triệu tập theo định kì các hộ có khoản vay quá hạn nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến NQH và áp dụng những biện pháp phù hợp để xử lí. 3.5 Giải pháp về nhân sự 3.5.1 Đối với nhân viên PGD -Do sự hạn chế trong số lượng nhân viên nên cần có sự hợp tác, phối hợp giữa nhân viên các phòng ban. Muốn làm được điều này, cần vận dụng biện pháp đào tạo chéo để giải quyết tình trạng thiếu nhân sự trong một số trường hợp, ngoài ra cần hạn chế tình trạng nhân viên nghỉ việc. -Tận tình, có thái độ niềm nở, cởi mở hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng . Đặc biệt là bình tĩnh và kiên nhẫn xử lí các trường hợp thắc mắc của người vay. -Khi có sự điều chỉnh thông tin liên quan đến tín dụng HSSV, nhân viên Ngân hàng cần phổ biến kịp thời cho các hội, tổ TK&VV để thông tin nhanh chóng cho các thành viên vay vốn. -Khuyến khích, khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng quản lí các tổ TK&VV với doanh số cho vay cao nhưng có mức rủi ro thấp nhất. 3.5.2 Đối với tổ trưởng tổ TK&VV. -Có hệ thống chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng và chất lượng trong công tác tuyển chọn đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV mới. -Kí lại hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với tổ TK&VV đối với những trường hợp thay đổi nội dung. -Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, củng cố vốn kiến thức, hiểu biết của các tổ TK&VV về chương trình tín dụng HSSV một cách thường xuyên và tập trung nhằm nâng cao chất lượng của tổ TK&VV trong việc truyền đạt thông tin đến người vay và kĩ năng giải quyết các vấn đề trong quá trình giao dịch với khách hàng ; thực SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 77 hiện rà soát, đánh giá xếp loại lại các tổ TK&VV để có kế hoạch đào tạo, thay thế những tổ trưởng không đạt yêu cầu. -Tổ chức thi đua và biểu dương và có hình thức khen ngợi đối với các đoàn thể, các tổ TK&VV hoạt động có hiệu quả các chỉ tiêu về doanh số để tạo động lực trong công việc cho các tổ TK&VV ngoài mức hoa hồng được hưởng . -Cần tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ TK&VV trong công tác giám sát hộ vay sau cho vay: mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ -Đánh giá hiệu quả của đội ngũ tổ TK&VV trong công tác gửi tiết kiệm bằng cách nắm thông tin về cam kết gửi tiết kiệm hàng tháng của các thành viên trong tổ TK&VV, sau đó đối chiếu với doanh số gửi tiết kiệm hàng tháng của từng tổ, từng thành viên trong tổ hàng tháng để quản lí tốt hoạt động tiết kiệm của tổ. 3.6 Đối với các ĐGD -Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động ĐGD lưu tại xã, thực hiện nghiêm túc công tác giao ban hàng tháng tại các ĐGD này. -Sửa chữa và bổ sung các biển hiệu, biển chỉ dẫn, bảng tin, thùng thư góp ýtại các ĐGD của xã, thị trấn. -Tuyên truyền phổ biến hơn cho người dân về hiệu quả của thùng thư góp ý. Đây là kênh góp ý thuận tiên nhất cho người vay với những thắc mắc, mâu thuẫn được gửi lên PGD. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua phân tích số liệu thống kê trong ba năm họat động giai đoạn 2009-2011 và số liệu điều tra các thành viên vay vốn cho thấy trong công tác quản trị tín dụng HSSV vẫn còn gặp phải những khó khăn và bất cập. Trong hoạt động huy động vốn, PGD vẫn chưa tạo được tính chủ động để huy động vốn từ các nguồn địa phương và tiền gửi, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn Trung ương. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ giữa các đoàn thể thường xuyên có những sự biến động thể hiện sự hoạt động thiếu đồng bộ và không ổn định về hiệu quả của các đoàn thể này. Trong công tác tổ chức quản lí vốn vay thông qua các Tổ TK&VV vẫn còn nhiều hạn chế về các mặt năng lực, trình độ, kĩ năng và đạo đức của các tổ trưởng. Đội ngũ nhân viên còn mỏng nên khó kiểm soát tình hình hoạt động tín dụng một cách bao quát. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Một số quy định liên quan đến tín dụng của chương trình này : điều kiện vay vốn, quy trình, thủ tục, mức cho vay, thời hạn cho vay... còn gây ra những khó khăn, có thể dẫn đến sự bức xúc và trăn trở cho người vay. Trước những vẫn đề đặt ra đối với tín dụng HSSV đã được nghiên cứu trong đề tài, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề trên. Một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến huy động vốn, hoạt động cho vay, thu nợ... Đặc biệt, các giải pháp chính tập trung vào công tác tổ chức quản lí, kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính tr ị (HND, HPN, HCCB) và tổ TK&VV. Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã ph ải cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu, lãnh đạo, nhân viên tại cơ sở thực tập đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định . SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 79 2. Kiến nghị Đầu tư trong giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng trong số nhiều các chiến lược quan trọng khác để phát triển giáo dục. Vai trò của việc cho vay và được vay là rất cần thiết, giữ một vai trò trung tâm bằng cách thúc đẩy đối thoại chính sách và chia sẻ tri thức, việc hỗ trợ cải cách thông qua chương trình và dự án cho vay, và khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội Để hoạt động hữu ích này đi vào cuộc sống và được triển khai tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau: Đối với NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nhanh chóng đổi mới hoàn thiện trang thiết bị hiên đại đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. - NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần quan tâm thường xuyên đến công tác tiếp xúc quan hệ với lãnh đạo địa phương, tạo mối quan hệ tốt để tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động tốt hơn. - Thường xuyên phát động phong trào thi đua giữa các chi nhánh với nhau, có những chính sách khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác cũng như trong hoạt động phong trào. - Thường xuyên tổ chức các phong trào thể thao, ca hát mang tính chất giải trí cho nhân viên các PGD tại các huyện tham gia giúp giảm áp lực trong công việc. - Cần tuyển thêm nhân viên tín dụng để giải quyết vấn để quá tải công việc với số lượng cán bộ tín dụng như bây giờ. Đối với NHCSXH Trung ương - Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn cho vay chương trình tín dụng HSSV tại địa phương nhằm đảm bảo giải ngân vốn kịp thời . - Thường xuyên điều chỉnh mức cho vay và mức lãi suất tín dụng HSSV để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu vay vốn học tập, sinh hoạt của HSSV. - Thường xuyên có những điều chỉnh về chính sách tín dụng để ngày càng hoàn thiện hơn chương trình tín dụng HSSV. - Tăng cường công tác quản lí, lãnh đạo chặt chẽ giữa các cấp, các ngành góp phần quản lí tốt hoạt động và hoạt động có hiệu qu ả, tránh tính trạng thất thoát vốn. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 80 - Tăng cường hoạch định các chương trình chiến lược, chính sách cho vay phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho cho các nhóm đối tượng sinh viên khác nhau, nhiều vùng miền, khu vực khác nhau, nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể, nâng mức cho vay đối với một số đối tượng HSSV đi học xa, theo học các trường tại các thành phố lớn, gia hạn trả nợ dài hơn đối với đối tượng là HSSV các trường TCCN và dạy nghề. - NHCSXH phát hành trái phiếu để huy động vốn hỗ trợ cho vay HSSV; đồng thời, NHNN Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ đối với các NHTM tham gia mua trái phiếu do NHCSXH phát hành. SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1. Lí do lựa chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 3.1 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp ..............................................3 4.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp ................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................8 1.1 Lí luận về tín dụng Ngân hàng...............................................................................8 1.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng Ngân hàng ...............................................8 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng ..................................................................9 1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng ......................................................................9 1.1.4 Quy trình tín dụng căn bản ............................................................................10 1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội và tín dụng HSSV .........................12 1.2.1 Sự thành lập và vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội ...........................12 1.2.2 Các chương trình tín dụng tại NHCSXH ......................................................13 1.2.3 Đặc điểm của chương trình tín dụng HSSV ..................................................14 1.2.4 Những nội dung liên quan đến tín dụng HSSV của NHCSXH ....................14 1.3 Một số chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................18 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG HSSV TẠI PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..............................................................21 HUYỆN QUẢNG ĐIỀN ...............................................................................................21 2.1 Khái quát về tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền .........................21 2.1.1 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................21 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội................................................................21 SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 2.2 Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền .....................................................................................................23 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................23 2.2.2 Tình hình bộ máy tổ chức và lao động tại Ngân hàng ..................................23 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của PGD NHCSXH ...................................................25 2.2.4 Tình hình nguồn nhân lực trong 3 năm (2009-2011)....................................25 2.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 -2011 ................................27 2.3 Mô hình cho vay và quy trình thủ tục cho vay tại PGD NHCSXH..................30 2.3.1 Mô hình cho vay...........................................................................................30 2.3.2 Quy trình thủ tục cho vay tại PGD NHCSXH Quảng Điền .........................31 2.4 Phân tích hoạt động tín dụng HSSV tại PGD trong 3 năm 2009 -2011 ...............32 2.4.1 Tình hình huy động vốn ................................................................................32 2.4.2 Doanh số cho vay ..........................................................................................37 2.4.3 Doanh số thu nợ ............................................................................................42 2.4.4 Dư nợ và nợ quá hạn .....................................................................................49 2.4.4.1 Tình hình dư nợ ......................................................................................49 2.4.4.2 Tình hình nợ quá hạn ...........................................................................52 2.5 Những điểm mạnh và khó khăn trong hoạt động quản trị tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Quảng Điền. ...................................................................................54 2.5.1 Điểm mạnh: ...................................................................................................54 2.5.2 Điểm hạn chế: ...............................................................................................55 2.6 Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng HSSV .........................57 2.6.1 Đặc điểm mẫu điều tra ..................................................................................57 2.6.2 Đánh giá về cơ sở vật chất ............................................................................58 2.6.3 Đánh giá về quy trình và thủ tục cho vay .....................................................61 2.6.4 Đánh giá về nhân viên và cộng tác viên Ngân hàng .....................................63 2.6.5 Đánh giá về mức lãi suất vay vốn, mức cho vay và thời hạn cho vay ..........66 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG HSSV TẠI PGD NHCSXH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN .....................................72 3.1 Giải pháp về công tác huy động vốn ...................................................................72 SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp 3.2 Giải pháp về công tác cho vay .............................................................................73 3.3 Giải pháp về công tác thu nợ ...............................................................................74 3.4 Giải pháp về khoản nợ quá hạn ...........................................................................75 3.5 Giải pháp về nhân sự ...........................................................................................76 3.5.1 Đối với nhân viên PGD.................................................................................76 3.5.2 Đối với tổ trưởng tổ TK&VV. ......................................................................76 3.6 Đối với các ĐGD .................................................................................................77 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................78 1 Kết luận.......................................................................................................................78 2. Kiến nghị ...................................................................................................................79 SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CT-XH :Chính trị xã hội 2. DSDN :Doanh số dư nợ 3. DSCV :Doanh số cho vay 4. DSTN :Doanh số thu nợ 5. ĐGD :Điểm giao dịch 6. ĐH, CĐ, TCCN :Đại Học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 7. HĐKD :Hoạt động kinh doanh 8. HCCB :Hội cựu chiến binh 9. HĐV :Huy động vốn 10. HND :Hội nông dân 11. HPN :Hội phụ nữ 12. HSSV :Học sinh, sinh viên 13. NHCSXH :Ngân hàng chính sách xã hội 14. NHNN :Ngân hàng Nhà nước 15. NHTM :Ngân hàng thương mại 16. NQH :Nợ quá hạn 17. PGD :Phòng giao dịch 18. Tổ TK&VV :Tổ tiết kiệm và vay vốn 19. TNDN :Thuế thu nhập doanh nghiệp 20. UBND :Ủy Ban Nhân Dân 21. VHĐ :Vốn huy động 22. XĐGN :Xóa đói giảm nghèo 23. - :Giá trị không xác định SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  Danh mục sơ đồ 1. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của PGD NHCSXH huyện Quảng Điền .......... 24 2. Sơ đồ 2: Mô hình cho vay ở NHCSXH ................................................................... 30 3. Sơ đồ 3: Quy trình thủ tục cho vay tại NHCSXH.................................................... 31  Danh mục biểu đồ 1. Biểu đồ 1: Sự biến động nguồn vốn qua 3 năm 2009 -2011 .................................... 36 2. Biểu đồ 2: Số lượng HSSV vay vốn trong giai đoạn 2009 -2011............................. 39 3. Biểu đồ 3: DSCV ủy thác qua các Hội trong 3 năm 2009-2011.............................. 42 4. Biểu đồ 4: DSTN ủy thác qua các Hội trong 3 năm 2009-2011.............................. 46 5. Biểu đồ 5: DSDN ủy thác qua các Hội trong 3 năm 2009-2011 ............................. 51 SVTH: Hoà Thò Kieàu Chinh – K42QTKD Toång Hôïp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1: Tình hình nguồn lao động qua 3 năm (2009 -2011)....................................26 2. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2009-2011). ............................29 3. Bảng 3 : Doanh số HĐV qua 3 năm (2009-2011). ..................................................34 4. Bảng 4: DSCV tín dụng HSSV qua 3 năm (2009-2011). ........................................38 5. Bảng 5: DSTN tín dụng HSSV qua 3 năm (2009-2011). ........................................44 6. Bảng 6: DSDN và NQH tín dụng HSSV qua 3 năm (2009 -2011). .........................49 7. Bảng 7: Đặc điểm mẫu điều tra theo địa bàn sống ..................................................58 8. Bảng 8: Kết quả kiểm định One-sample T-Test về cơ sở vật chất. .........................60 9. Bảng 9: Kết quả kiểm định One-sample T-Test về quy trình thủ tục cho vay tín dụng HSSV .............................................................................................................62 10. Bảng 10 : Kết quả kiểm đinh One-sample T-Test về nhân viên và cộng tác viên ..64 11. Bảng 11: Kết quả kiểm định One-sample T-Test về các mức lãi suất, mức cho vay và thời hạn cho vay của tín dụng HSSV ..................................................................67 12. Bảng 12: Mức chi tiêu bình quân hàng tháng mỗi HSSV .......................................69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ve_hoat_dong_quan_tri_tin_dung_hssv_tai_phong_giao_dich_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_huyen_q.pdf
Luận văn liên quan