Khóa luận Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh sĩ Bắc Hà, được đông đảo quần chúng Nam bộ biết đến với một cái tên quen thuộc là Trạng Trình (cách gọi gộp lại học vị và phẩm hàm để thành tên). Ở đây Trạng Trình đã được nhân dân dân gian hóa, huyền thoại hóa, suy tôn như các vị thần, tiên. Có một điều đặc biệt hy hữu, khác với nhiều vị phúc thần khác, Trạng Trình đã được đạo Cao Đài tôn vinh là đệ nhất thánh trong tam thánh của đạo này. Bộ Thánh ngôn hiệp tuyển của đạo này là những bài giáng bút của Trạng Trình qua những lần cầu cơ. Tại tòa thánh Tây Ninh (trung tâm của đạo Cao Đài) có vẽ ở đại sảnh bức tranh Vích – to – Huy –go mài mực, Tôn Văn (Tôn Trung Sơn) dâng bút cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cạnh đó là bia ký, tóm tắt thân thế sự nghiệp của các thánh (theo quan niệm của đạo Cao Đài) Nguyên văn nội dung bia ký: “Truyện ký tượng tam thánh” -Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri danh tiếng lớn nhất đời Mạt Lê, thi đậu Trạng Nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình Giáng cơ tự xưng là Thanh – sơn – đạo sĩ tức là vị sư phó của Bạch Vân Động”. - Cụ Vích-to Huy-Go, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc giáng cơ tự xưng là Nguyệt – Tâm – Chơn – Nhân tức là đệ tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”. - Cụ Tôn Dật Tiên, đại cách mạng nước Trung Hoa, chữ danh là Tôn Văn. Giáng cơ tự xưng là Trung – Sơn – Chân – Nhân, tức là để tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”. Ba vị thánh trên đây đều là Thiên Sứ, đắc lệnh làm hướng đạo cho nhân loại để thực hành Đệ Tam, thiên nhơn, hòa đức.

pdf104 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tới nay đã hơn 400 năm đã qua đi, thiên nhiên cùng với những biến cố trong xã hội đã khỏa lấp mất nhiều di vật có liên quan đến đời sống và sự nghiệp của trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Song di tích cùng lễ hội đền Trạng vẫn là một nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của nhân dân trong, ngoài vùng. Việc tham gia lễ hội đền Trạng dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, nó dần ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân trên quê hương Trạng. 3.1.2. Đây là khu di tích và lễ hội lớn nhất về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm một danh nhân văn hóa, nhà hiền triết, nhà chính khách, nhà sư phạm, nhà dự báo, nhà thơ, không chỉ là cây đại thụ tỏa bóng suốt thế kỷ XVI mà tên tuổi của ông còn mãi lưu danh cùng đất nước, sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được tầm ảnh hưởng cũng như sự tôn kính của người đời đối với mình qua những di tích được lập lên để thờ ông. Không chỉ được thờ cúng tại quê nhà là làng Trung Am, xã Lý Học mà còn ông còn được lập bàn thờ ở nhiều nơi như ở chùa Mét, Cổ Am, Hải Phòng. Được tôn vinh làm thành hoàng làng ở đình Thanh Am, ở làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội. Tại Văn Miếu Mao Điền Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng tượng cùng với 5 vị danh nhân khác đặt thờ ở chính diện cùng với Khổng Tử (Phụ lục 3). Thậm chí ông còn được đạo Cao Đài tôn lên làm đệ nhất thánh trong 3 vị thánh của đạo. Đứng cạnh Vich-to Huy-Go và Tôn Trung Sơn. 61 Mặc dù có rất nhiều nơi đặt bàn thờ ông nhưng chỉ có quê hương Trung Am là nơi gần gũi với cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm nhất. Đây không chỉ là nơi ông sinh ra và lớn lên mà còn là nơi ông sống suốt quãng đời còn lại của mình từ khi cáo quan về ở ẩn. Từ Am Bạch Vân, ông đã sáng tác ra bao áng văn thơ, đóng góp không nhỏ cho nên văn học nước nhà, từ đây cũng đã sản sinh ra biết bao thế hệ học trò tài giỏi giúp ích cho đất nước. Ngôi đền thờ ông còn được gọi là nhà thờ chính. Được xây dựng trong quần thể di tích rộng hơn 5ha do nhà nước, thành phố đầu tư xây dựng với số kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Ngôi đền ngày càng được xây dựng khang trang, xứng đáng với tầm vóc của một danh nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có tại di tích đền Trạng. Vào những ngày giỗ Trạng nhân dân nơi đều hành hương về đây để tỏ lòng thành kính với Trạng. Mặc dù di tích và lễ hội tưởng nhớ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có ở nhiều nơi nhưng không có nơi nào có quy mô lớn và thu hút nhiều người quan tâm như di tích lịch sử và lễ hội tại làng Trung Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 3.1.3. Đây là khu di tích và lễ hội có nhiều nét độc đáo riêng Về kiến trúc Mỗi một khu di tích đền thờ vua hay một vị danh nhân nào đó đều được xây dựng mang những nét độc đáo riêng, nêu bật một phần nào đó tính cách của người được thờ. Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy. Khung cảnh thôn quê, gần gũi khiến những ai đến đây cũng phải mở lòng hòa mình vào với thiên nhiên. Toàn khu di tích đền Trạng là nơi đây có rất nhiều hạng mục công trình lớn: Nhà thờ chính, Am Bạch Vân, Chùa Song Mai, Nhà Tổ, Nhà thờ song thân phụ mẫu của Trạng, cùng với đó là hai hồ nước Thái Nhâm và Bán Nguyệt tượng trưng cho đất và trời. Ba quả đồi nhân tạo liền nhau đằng sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể quan sát được toàn cảnh khu 62 di tích. Tuy rằng có nhiều hạng mục công trình nhưng lại được bày trí hết sức hài hòa, tự nhiên không kém phần thơ mộng. Điều đặc biệt hơn khu di tích đền Trạng không chỉ thờ một Trình Quốc Công mà còn thờ rất nhiều nhân vật khác khác như: phía sau nhà thờ chính thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thờ Song thân phụ mẫu của Trạng. Cách đó hơn 100m về phía bên phải là nhà Tổ thờ Bà Minh Nguyệt vợ ba của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kế bên nhà tổ là chùa Song Mai thờ phật. Mỗi nơi thờ cúng đều được xây dựng theo kiểu chữ Đinh (5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung), hoa văn mang đậm nét kiến trúc thời Mạc và thời Nguyễn. Một đặc điểm khá thú vị, khác biệt so với những khu di tích khác tại đền Trạng đó là những vườn tượng được dựng lên một cách sống động đôi nét về tính cách cũng như cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời. Một con người luôn đau đáu lòng thương dân, yêu thiên nhiên, đất nước. Về tổ chức lễ hội Lễ hội đền Trạng cũng mang những đặc điểm của lễ hội truyền thống và những nét đặc sắc riêng: tính thiêng, tính cộng đồng, tính địa phương, tính đương đại. -Tính thiêng: Muốn hình thành một lễ hội bao giờ cũng phải tìm ra một lý do mang tính thiêng nào đó. Đôi khi một vị anh hùng ngã xuống tử thương ở vùng đất ấy, rồi được mối đùn lên thành mộ, vị anh hùng đó bỗng dưng hiển linh bay về trời...cũng có khi lễ hội là ngày kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của một danh nhân, một người có công với đất nước, làng xã hay ở một lĩnh vực nào đó ( người đánh giặc, người trị thủy, ông tổ nghề...), song người đó bao giờ cũng được “thiên hóa” đã trở thành thần thánh trong lòng nhân dân. Họ tin rằng những người đó có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà lúc sinh thời người đó làm mà còn phù hộ cho họ gặp được nhiều may mắn. 63 Tính thiêng trong lễ hội đền Trạng cũng được thể hiện như vậy. Người ta tìm tới lễ hội đền Trạng ngày càng nhiều để xin cầu về con đường học hành, công danh đỗ đạt... Bởi lẽ lúc sinh thời Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người tài giỏi, thi đậu Trạng Nguyên và làm tới những chức quan lớn trong triều đình. Chính tính “thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ sự lạc quan, những điều tươi đẹp rồi sẽ đến. - Tính cộng đồng Lễ hội đền Trạng trước đây chỉ là một ngày kỷ niệm ngày mất, được tổ chức khá nhỏ trên phạm vi làng, xã. Nhưng theo thời gian nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân ngày càng nhiều nên lễ hội đền Trạng đã được tổ chức mở rộng lớn hơn thành cấp huyện, cấp thành phố. - Tính địa phương Lễ hội đền Trạng được sinh ra và tồn tại trên mảnh đất Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Vì vây nó mang đậm sắc thái lễ hội của vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện qua trang phục, kiệu rồng, kiểu cờ...và có những nét đặc trưng riêng của Vĩnh Bảo: đó là trong công tác tổ chức lễ hội, phần hội luôn có sự góp mặt của các trò chơi dân gian: vật cổ truyền, đu sòng, pháo đất, cờ người, cờ tướng, liên hoan văn nghệ thì không thể thiếu múa rối nước Nhân Hòa, múa rối cạn Đồng Minh. - Tính cung đình Trong lễ hội đền Trạng, nhân vật được suy tôn là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã từng làm quan trong triều đình nhà Mạc. Bởi vậy mà những nghi thức diễn ra trong lễ hội từ tế lễ, lễ dâng hương đến rước kiệu đều mô phỏng sinh hoạt của cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách sắp lễ hoành tráng, trang phục màu mè, lộng lẫy, động tác đi lại cũng trang nghiêm 64 hơn... nó khác hẳn với những ngày thường khiến cho những người tham gia có cảm giác được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, điều này đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân khi tham gia vào lễ hội - Tính đương đại Tuy rằng lễ hội tại đền Trạng mang nặng sắc thái cổ truyền nhưng trong quá trình vận động của lịch sử cũng đã có sự tiếp thu yếu tố đương đại. Nó được thể hiện trong những trò chơi mới như giải bóng truyền, cầu lông, hay những cuộc thi giành cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó còn có những phương tiện mới được đưa vào sử dụng: micro, video, tăng âm...nhằm tăng hiệu quả tổ chức lễ hội, đáp ứng được nhu cầu mới. Song cần phải có sự tiếp thu có sàng lọc của nhân dân để lễ hội đền Trạng không bị mất đi nét đẹp truyền thống vốn có của mình. 3.2. VAI TRÒ 3.2.1. Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân, thiện, mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu. Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở, 65 xô bồ, “tháo khoán”... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống như vậy không có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “ thăng hoa”. Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả - “Chân - Thiện - Mỹ”, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý, đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân băng với cái trần tục của đời sống hiện thực. Lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở khu vực huyện Vĩnh Bảo cũng như của thành phố Hải Phòng. Trong đó, nhân dân tự tổ chức, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng động và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh dưới sự định hướng, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân huyện và thành phố. Do vậy, lễ hội tại đền bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội khi mà tiếng kèn, trống vang lên, khi mà tất cả mọi người chan hoà trong không khí thiêng liêng, hứng khởi cùng hòa mình vào lễ hội thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo, và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình. Lễ hội đền Trạng đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng nhân dân ở địa phương. 66 Thông qua đó, lễ hội còn tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. 3.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống Lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại. 67 Hiện nay do phát huy tốt vai trò nêu trên, lễ hội tại đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thu hút được hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống lao động sản xuất của nhân dân. Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thông là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đề ra trong Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Lễ hội không chỉ tôn vinh Trạng Trình một nhân tài xuất sắc đã có công với đất nước mà còn muốn giáo dục cho những thế hệ sau lòng biết ơn, lấy Trạng Trình làm tấm gương sáng để học tập và noi theo. 3.2.3. Cố kết cộng đồng Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ, lễ hội kỷ niệm ngày mất hay sinh của danh nhân văn hóa nào đó... chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)... Lễ hội là môi 68 trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy. Lễ hội không chỉ trở về cội nguồn mà còn là biểu trưng của cộng đồng. Không có lễ hội của một cá nhân mà lễ hội là của một nhóm người, của cả cộng đồng. Trong lễ hội bao giờ người ta cũng cố kết với nhau để biểu trưng sức mạnh gắn kết cộng đồng. Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, nó luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong đời sống của người dân làng Trung Am, xã Lý Học mà còn là lễ hội của nhân dân thành phố Hải Phòng, của du khách thập phương, là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian pha lẫn hiện đại, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân nơi đây. Nó là biểu trưng của những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng, là nơi người dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa và thỏa mãn khát vọng trở về nguồn cội tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của những người đi sau đối với một vị danh nhân văn hóa của dân tộc. 3.2.4. Giá trị kinh tế, xã hội Có thể thấy lễ hội truyền thống trước kia chỉ được tổ chức trên một khuôn viên nhỏ, không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang những nét đẹp văn hóa và thể hiện được tín ngưỡng, lòng thành kính đối với người được thờ cúng và đương nhiên những lễ hội nhỏ với số ít người tham gia như vậy, giá trị về kinh tế,xã hội chưa được phát huy. 69 Thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống con người được nâng cao. Họ tìm đến lễ hội không chỉ để thờ cúng thần thánh mà đến còn để vui chơi, giải trí và được hòa mình vào không khí ngày hội. Bên cạnh những vai trò của lễ hội như phát huy giáo dục truyền thống, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, cố kết cộng đồng thì lễ hội còn mang lại giá trị kinh tế, xã hội rất lớn cho ngân sách của nhà nước và địa phương tổ chức lễ hội đó. Hàng năm lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức nhờ khoản ngân sách nhà nước cấp: từ 300 – 400 triệu đồng cùng với sự đóng góp của nhân dân các xã, thị trấn trong khu vực và thành phố. Số tiền nhà nước đầu tư cho lễ hội ngày càng nhiều cũng dễ hiểu. Lễ hội càng lớn được quảng bá một cách rầm rộ, du khách tới dự lễ hội càng đông thì tiền công đức càng nhiều và nguồn thu về ngân sách của một lễ hội cũng lên tới con số hàng tỷ đồng. Lễ hội đền Trạng mỗi năm khi kết thúc dịp lễ hội nguồn ngân sách nộp về cho nhà nước cũng lên tới con số khoảng 2 tỷ đồng. Không những làm giàu ngân sách nhà nước mà còn làm giàu địa phương tổ chức lễ hội. Ban quản lý di tích cũng tạo điều kiện cho nhân dân thuê địa điểm bán hàng trong khu di tích với giá rẻ. Vì vậy mà người dân ở khu vực này cũng giàu lên ở dịch vụ ăn uống, tiền vé gửi xe, chỗ nghỉ ngơi. Mang lại giá trị kinh tế, xã hội thúc đẩy đời sông văn hóa tinh thần, vật chất của người dân là một điều không sai. Nhưng không phải vì thế mà quá coi trọng lợi nhuận về kinh tế mà quên đi mất giá trị đích thực trong lễ hội con người ta tới đều gì, tham gia lễ hội là đến một nơi thiêng liêng chứ không phải nơi buôn bán, chợ búa mà chặt chém nhau. Hay vung tiền bừa bãi, công đức mạnh tay vì cho rằng công đức nhiều thì nhận được nhiều (giá trị ảo) mà quên đi mất khi đến chùa chỉ cần có lòng thành là đủ. 70 KẾT LUẬN Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của đất nước thì việc bảo tồn giái trị và phát huy giá trị của di tích và lễ hội là vô cùng quan trọng. Nhà nước và nhân dân luôn cố gắng xây dựng, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích, cũng như lễ hội để những di tích cùng với lễ hội ngày càng trở thành phát huy được những giá trị tốt đẹp của mình. Bởi lẽ mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai, nhưng muốn các giá trị đó trở thành nền tảng vững chắc thì việc tìm hiểu nghiên cứu kế thừa phải dựa trên cơ sở khoa học. Nghiên cứu về di tích lịch sử và lễ hội truyền thống sẽ giúp ta hiểu hơn về những lĩnh vực đó góp phần bảo lưu những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiểu biết về di tích lịch sử cũng như lễ hội cũng là hiểu thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, cho nên di tích lịch sử, lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là di sản quý báu, độc đáo và đặc sắc của dân tộc, nó cần được giữ gìn lại cho các thế hệ sau. Đó là sức mạnh tinh thần và tinh hoa văn hóa của dân tộc. Tuy rằng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong khâu quản lý di tích cũng như quản lý và tổ chức lễ hội song di tích lịch sử cùng với lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm tốt vai trò của mình trong việc cố kết cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời không ngừng tiếp thu những tiến bộ của thời đại để khu di tích ngày càng trở nên khang trang, lễ hội cũng nhờ đó phát triển hơn, văn minh hơn để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời giáo dục cho lớp thế hệ trẻ tấm lòng kính trọng, sự nể phục về tài năng, đức độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huệ Chi (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa: (Chuyên khảo), nhà xuất bản Bộ Văn hóa thông tin và thể thao 2. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Lê Thánh Tông. Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh 3. Hội đồng lịch sử Hải Phòng viện Văn học Việt Nam (2001), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Hải Phòng. 4. Đình Gia Khánh (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn học. 5. Nguyễn Nghiệp (1997), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh nhân, nhà xuất bản Văn Học 6. Nguyễn Nghiệp (1999), Truyện danh nhân Trạng Trình, sấm và ký, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội 7. Bùi Văn Nguyên (1986), Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh nhân, nhà xuất bản Hải Phòng. 8. Phòng Văn Hóa – Thông tin huyện Vĩnh Bảo (2000), Văn hóa trên quê hương Trạng Trình, nhà xuất bản Thống kê. 9. Phạm Đan Quế (2000), Giai thoại và sấm ký Trạng Trình, nhà xuất bản Văn Học. 10. Lương Cao Rính (2011), Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. 11. Đặng Thị Thảo, Vũ Quỳnh, Vũ Đức Phúc (1998), Lý Tế Xuyên, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tuyển chọn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn các nhà nghiên cứu Việt Nam, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 12. Phạm Minh Thảo (2008), Kể chuyện lịch sử Việt Nam, Sấm Trạng Trình, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. 72 13. Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng, Thư viện thành phố (2001), Nhân vật lịch sử Hải Phòng, nhà xuất bản Hải Phòng 14. Ủy ban Nhân dân xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo (2005), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những di tích, nhà xuất bản Giao thông vận tải. 15. Ủy ban nhân dân xã lý học (2009), Danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn hóa – Thông Tin. 16. Tài liệu internet 16.1. 7&ContentID=4759 16.2. =1667&ContentID=4760 73 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm do ban tổ chức xây dựng trong dịp tổ chức lễ hội kỉ niệm 427 năm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: UBND HUYỆN VĨNH BẢO BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH Số: 01 /KB-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Bảo, ngày 04 tháng 12 năm 2012 KỊCH BẢN Chương trình Lễ kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm Thực hiện Kế hoạch số 760 ngày 18/10/2012 của UBND huyện về việc tổ chức Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức Lễ hội xây dựng Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm chính, cụ thể như sau: I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian: 1/2 ngày, từ 7h00 ngày 09 tháng 01 năm 2013 (tức ngày 28 tháng Mười Một năm Nhâm Thìn), Thứ tư. 2. Địa điểm: Tại khu Di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. II. CHƯƠNG TRÌNH, NÔI DUNG: 1. Đúng 7h00 các đoàn rước tập kết tại khu vực ngã ba đường vào Đền thờ Trạng Trình, đến cổng đá Tam Quan. 2. Đúng 7h30 các đoàn rước vào vị trí tập kết theo thứ tự như sau: 74 2.1 Đội cờ hội do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục Lễ hội. 2.2 Kiệu biểu tượng Lễ hội. 2.3 Cờ hội có chữ “Trình Quốc Công”,. 2.4 Đội trống hội 50 người xã Cộng Hiền. 2.5 Kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan Trạng, 2 lọng, 2 tán đi 2 bên. 2.6 Đoàn rước: gồm các đội tế nam, tế nữ của các xã, thị trấn theo thứ tự: 1. Xã Lý Học 16. Xã Nhân Hoà 2. Xã Hoà Bình 17. Xã An Hoà 3. Xã Cổ Am 18. Xã Tam Đa 4 Xã Trấn Dương 19. Xã Tân Hưng 5. Xã Cao Minh 20. Thị trấn Vĩnh Bảo 6. Xã Tam Cường 21. Xã Tân Liên 7. Xẫ Liên Am 22. Xã Hiệp Hoà 8. Xã Vĩnh Tiến 23. Xã Thắng Thuỷ 9. Xã Vĩnh Phong 24. Xã Vĩnh Long 10. Xã Tiền Phong 25. Xã Hùng Tiến 11. Xã Cộng Hiền 26. Xã Trung Lập 12. Xã Thanh Lương 27. Xã Dũng Tiến 13. Xã Đồng Minh 28. Xã Vĩnh An 14. Xã Hưng Nhân 29. Xã Giang Biên 15. Xã Vinh Quang 30. Xã Việt Tiến Đi trước mỗi đoàn rước các xã, thị trấn có một học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cầm biển hiệu của đơn vị. Trước đoàn rước của 6 xã có một kiệu hoa. + Mỗi đoàn rước của các xã, thị trấn được bố trí 50 người (25 nam, 25 nữ), trang phục cổ truyền, trang phục lễ hội. 75 + Khoảng cách giữa các đoàn là 1m, do đồng chí Cán bộ Văn hoá-Xã hội I các xã, thị trấn điều hành. 2.7 Đội hình của 100 giáo viên ngành Giáo dục. 2.8 Đội Hồng kỳ do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục thể thao. * Tổng chỉ huy đoàn rước do đồng chí Đỗ Hùng Dũng, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện chỉ huy. 3. Các đoàn rước vào vị trí tập kết: Đúng 8h30 các đoàn rước tập kết vào vị trí theo sơ đồ. Trong quá trình các đoàn rước tiến vào vị trí tập kết, 2 người dẫn chương trình của Đài phát thanh huyện, giới thiệu tóm tắt tiểu sử, thân thế sự nghiệp của Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyền thống của quê hương Vĩnh Bảo. 4. Vị trí tập kết - Khách mời Trung ương, lãnh đạo thành phố, các ban ngành thành phố, các quận huyện, huyện bạn; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn ngồi trên khán đài 2 bên. - Đội trống xã Cộng Hiền đứng 2 bên khán đài, (mỗi bên 25 người). - Đoàn rước của các xã, thị trấn và ngành Giáo dục đứng theo sơ đồ. - Phía trước các đoàn rước là đoàn 50 lá cờ hội. - Phía sau các đoàn rước là đoàn 50 lá hồng kỳ. 5. Phần Lễ kỷ niệm chính bắt đầu từ 8h30: 5.1 Đội múa rồng xã Nhân Hòa, múa lân của Thị trấn Vĩnh Bảo biểu diễn. Đơn vị điều hành là Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện. 5.2 Sau khi chương trình múa rồng, múa lân kết thúc, người dẫn chương trình của Đài truyền thanh huyện tuyên bố: “Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu”. 76 5.3 Chiêng trống cử một hồi 3 tiếng. 5.4 Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. 5.5 Lãnh đạo UBND huyện trình bày Diễn văn kỷ niệm. 5.6 Lãnh đạo thành phố phát biểu ý kiến. 5.7. Mời các đại biểu dâng hương. Trong lúc các đại biểu dâng hương, đội trống cử bài 1. 5.8 Màn hát múa Văn của đoàn Chèo Hải Phòng. 5.9. Hoạt cảnh chèo do CLB hát múa chèo Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện biểu diễn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Lễ kỷ niệm chính tại Lễ hội Đền Trạng Trình kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức yêu cầu các ngành, các địa phương cần làm tốt một số việc sau: 1. Tại các cửa ô: Cầu Quý cao, cầu Nghìn, cầu phao Đăng, cầu Hàn, cầu phao Hoá, phà Ninh Giang đều treo 1 băngzôn với nội dung: - Kính chào quý khách về dự Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm! - Nhiệt liệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013! Các xã: Giang Biên, An Hoà, Tam Đa, Hoà Bình, Cổ Am, Thắng Thuỷ, chịu trách nhiệm cắt dán, căng treo, bảo quản. 2. Trên các trục đường giao thông chính: Căng treo băngzôn với nội dung như ở phần (1) do các xã sau thực hiện: Vĩnh An, Tân Liên, Nhân Hoà, Vinh Quang, Liên Am, Tam Cường, Hưng Nhân, Vĩnh Long, Trung Lập. 3. Tại Trung tâm huyện do Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện thực hiện. 77 - Hai dàn Panô, trước cửa nhà văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và ngã ba cầu Nhân Mục; Panô lẻ trang trí tại tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 và trung tâm Thị trấn. - Các băngzôn, hồng kỳ, dây cờ màu...được bố trí trên các tuyến đường trung tâm Thị trấn và khu vực cầu Mục, tuyến đường Khu phố Tân Hòa. 4. Từ cầu Lạng Am đến ngã ba vào khu Di tích do UBND xã Lý Học đảm nhận 5. Trong khuôn viên khu Di tích do BQL Đền Trạng Trình chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện đảm nhận. 6. Trang trí Lễ đài: Do Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện chủ trì phối hợp với BQL Di tích Đền Trạng Trình thực hiện, (theo Maket trang trí Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 426 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm). Công tác thông tin cổ động trực quan và trang trí lễ đài hoàn thành, chậm nhất vào 06/01/2013 (Chủ Nhật). Nôi dung do Ban tổ chức ban hành. 7. Âm thanh phục vụ Lễ hội: Do Trung tâm Văn hoá Thông tin đảm nhận. 8. Huy động lực lượng tham gia các đoàn rước tại Lễ hội: - UBND xã Lý Học bố trí đủ các lực lượng tham gia mang kiệu biểu tượng Lễ hội, cờ hội, kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan trạng, 2 lọng, 2 tán và đoàn tế (nam, nữ) theo quy định. - Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện bố trí 100 giáo viên tham gia đoàn rước. - UBND các xã, thị trấn bố trí mỗi đơn vị 50 người tham gia đoàn rước. - UBND xã Cộng Hiền chỉ đạo Đội trống của địa phương bố trí 50 tay trống tham gia Lễ kỷ niệm chính. 78 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí 140 học sinh tham gia mang hồng kỳ, cờ hội, biển hiệu các đoàn rước và 40 học sinh tham gia phục vụ giải cờ người. Yêu cầu thủ trưởng các ngành, UBND các xã, thị trấn, căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công để thực hiện. Nơi nhận: - Đồng chí Chủ tịch và các PCT UBND huyện; - Thành viên BTC Lễ hội; - UBND các xã thị trấn và các ngành liên quan; - Lưu: VT. Tm. Ban tổ chức lễ hội Trưởng ban-PCT UBND huyện Nguyễn Văn Khơi 79 PHỤ LỤC 2 Nội dung đầy đủ bài bia Quán Trung Tân được dịch. “Bản tính người ta vốn lương thiện, nhưng vì bẩm thụ khác nhau, vì ham muốn vật chất che lấp nên nhiều người không giữ toàn gốc cái thiện lúc ban đầu, rồi ngông nghênh, bủn xỉn, càn rỡ, thiên lệch, làm nhiều điều xấu. Người làm quan thì tranh nhau về danh, người buôn bán thì giành nhau về lợi, khoe sang thì dựng lầu hóng mát, nhà giữ ấm, cậy giàu thì làm nhà hát, đài múa. Thấy người chết đói bên đường không dám bỏ ra một đồng tiền để giúp, thấy người rét có ngủ trơ ngoài trời không đắp cho manh rạ. Tính thiện đã bỏ mất từ lâu. Còn may lẽ trời trong lòng người chưa bị mất hết. Cho nên các cụ già làng ta biết khuyên dân làm điều thiện: đến chùa cầu quán sửa nhiều nơi. Tôi cũng ham điều thiện, thường tự cho là người biết lẽ phải. Mùa thu năm Nhâm Dần (1542) tôi từ quán về làng nghỉ, cùng các cụ ra chơi Bến Trung (Trung Tân). Ở đây, phía Đông trong ra bể Đông, phía Tây nhìn đến Kinh Tây, phía Nam nhìn xa xa là làng Liêm Khê, thấy làng Trung Am, làng Bích Động trước sau liên tiếp, phía Bắc cúi nhìn vào sông Tuyết (tức sông Hàn) thấy chợ Hàn bến Nguyệt phải trái bao quanh. Một con đường lớn chạy ngang qua ở giữa ngựa xe qua lại không biết mấy ngày dặm. Nhân thế tôi thưa với cụ rằng: Trước các cụ xây dựng các cầu Trường Xuân, Nghinh Phong, đẹp thì có đẹp, nhưng vẫn chưa bằng chỗ đất đẹp này, tưởng nên dựng một cái quán ở đây để khách qua đường có chỗ nghỉ ngơi. Các cụ đều vui lòng nghe theo. Tôi bèn bỏ tiền nhà ra làm nền, rồi sai bọn Trương Thời Cử, Nguyễn Trọng Tiên, Nguyễn Mẫn, Vũ Đình Dịch, Lê Sùng Phúc đôn đốc coi sóng công việc. Ngày mồng ba tháng tám khởi công đến ngày hai mươi chín quán dựng xong. 80 Tôi viết biển đền tên là Quán Trung Tân. Có người hỏi tôi Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi đáp rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn thiện là trung, trái lại thì không phải là Trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê. Tên Quán Trung Tân vốn theo nghĩa đó. Như trung với vua, thương yêu anh em, hòa thuận vợ chồng, tín nghĩa bạn bè. Thế là đạo trung vậy. Thấy lợi không tranh giành, vui làm điều thiện để dung thân, lấy lòng chí thành mà đối đã với người, với vật là đạo trung vậy. Ở đâu giữ được đạo trung thì ở đấy giữ được chí thiện. Nếu biết lấy những điều đó làm bến để đậu, làm điều cốt yếu để quy tụ thì mọi sự, mọi vật không thể sai sót, không thể không đến chỗ tận thiện mà công đức lại vô cùng lớn lao. Các cụ đều vui nghe lời nói về chữ thiện, xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài: Tháng Mạnh Xuân, niên hiệu Quảng Hòa thứ 3 (1543). Tiến sĩ cập dệ khoa Ất Mùi (1535) Lại Bộ Tả thị Lang kiêm Đông các Đại học sỹ Tư Chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”. Hải Phòng, ngày 7 tháng 12 năm 2000. Người dịch: Ngô Đăng Lợi. 81 PHỤ LỤC 3 Các di tích liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Đền chùa Thái Bình Chùa Thái Bình (xã Chấn Dương) là tên gọi quen thuộc của nhân dân địa phương. Tên chữ là “Thái Bình Tự”, tương truyền được xây dựng từ thời nhà Mạc, do chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cắm đất, dựng chùa. Theo truyền ngôn, thì trước ở vùng Trấn Dương có một ngôi chùa nhỏ được xây dựng dưới chân đê nhưng đã bị nước dâng làm đổ nát. Đến thế kỷ XVI sau thời gian làm quan cho vương triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về sống ở quê nhà. Ngày ngày cụ Trạng dạo chơi thưởng ngoạn phong cảnh, trò chuyện với các cụ già vùng Trấn Dương. Thấy nơi đây có thế đất đẹp bèn cắm đất và dựng ngôi chùa mang tên Đại Đồng Xứ và đặt tên là Thái Bình. Dân trong vùng gọi là chùa Thái Bình. Gia phả họ Trần làng Dương Am ( Trấn Dương) cũng chép: “Trình Quốc Công tái khẩu, thỉnh cải các vị Am Hương, đương thời lập tự hải khẩu hiệu viết Thái Bình tự đã, chinh Đại Đồng Xứ” ( Nghĩa là: Trình Quốc Công trở lại cửa khẩu, xin chỗ cạnh Làng Am, lập chùa bên cửa biển, gọi là Thái Bình tự tại Xứ Đại Đồng). Ngày nay theo đường 17 từ Thị Trấn xuôi về phía đông tới gần điểm cuối cùng sẽ thấy giữa không gian thoáng đãng đẹp mắt là gác chuông kiến trúc 3 tầng 8 mái sừng sững nhưng lại rất mềm mại bởi sự uyển chuyển của những mái đao cong vút. Tầng giữa được trổ 4 mặt thoáng treo quả chuông đồng lớn. Quan tam quan là một quần thể di tích gồm chùa và đền Thái. Trước chùa là cánh đồng lúa bát ngát, bên phải là kênh đào Chanh Dương, bên trái là đê Cổ Dương Am. Ở phía Bắc ngôi chùa còn lại là dấu tích đàn Quốc Tế Hải thần. Tương truyền, vua Mạc Mậu Hợp bị bại trận, được Khiêm Vương Mạc Kính Điển đưa thoát qua cửa sông Thái Bình ra biển, sau 82 đó vua dựng đàn ở đây để hàng năm lễ tạ ơn thần biển ( Nhưng cũng có thuyết cho rằng vua Mạc thoát qua cửa biển là Mạc Phúc Nguyên và Nguyễn Bỉnh Khiêm là người chỉ cho vua lối thoát đó). Ngoài việc thờ Phật ở chùa trên, đền Thái còn là nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công trấn giữ cả một vùng biển rộng suốt từ biên giới, từ Cửa Ông ( Quảng Ninh) đến vùng biển này. Vì vậy hàng năm ngày giỗ đức thánh Trần vào 20, 21, 22 tháng tám âm lịch cũng là ngày nhân dân trong vùng mở hội tưởng nhớ chiến công oanh liệt của cha ông đời Trần. Cụm di tích đền, chùa Thái là công trình kiến trúc nghệ thuật phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân địa phương gắn liền với quá trình khai phá lập làng xã của vùng cửa sông từ kỷ nguyên độc lập của quốc gia phong kiến Việt Nam thời Lý – Trần. Tại đây còn lưu giữ được nhiều di vật tiêu biểu của nền mỹ thuật thời Nguyễn. Ngoài ra ở đây vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết về nơi mai táng thi hài Trạng còn chờ được giải đáp. Cụm di tích đền, chùa Thái Bình được Bộ văn hóa – thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa. 2. Chùa Mét Chùa Mét cũng nằm trong cụm di tích liên quan. Nơi đây là trường học đầu tiên của Trạng. Chùa tòa lạc trên một khu đất khá đẹp, thuộc xã Cổ Am. Sự tích ngôi chùa được truyền lại rằng: Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, một số thân vương quý tộc nhà Trần, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc đã quên thù nhà, đến nợ nước, sát cánh cùng cha con Hồ Quý Ly chống giặc Minh (1407) trong đó có Vũ Lâm vệ Trang lang tướng Trần Khắc Trang. Mặc dù biết rằng, giặc Minh đã ban bố lệnh tìm con cháu họ Trần để phong vương, nhưng ông đã nhất quyết từ chối, tiếp tục chiến đấu chống giặc. Trong một trận quyết chiến, ông bị thương, lui về úm Mạt (Cổ Am) ẩn náu. 83 Sau đó, ông ở lại úm Mạt, tổ chức việc khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp và trở thành ông tổ họ Trần. Ông đã cho dựng nhà thờ họ Trần. Ban đầu chùa mới chỉ là nhà thờ họ, nhưng trong khi xây dựng ông đã làm theo kiểu cung đình, rất quy mô, lộng lẫy. Lo sợ mắc tội lộng hành, phạm thượng, ông đã xin tượng ở chùa Mét (An Bồ) về thờ, từ đó thành chùa. Tên chùa ban đầu là Hương Tản Tự (dân gian thường gọi là chùa Mét). Đến đời Lê Hiển Tông (1741- 1786) niên hiệu Cảnh Hưng, chùa đổi tên là Thiên Hương Tự. Theo truyền ngôn, ngôi chùa cổ xưa làm theo kiểu chữ Nhất (-), một trong những mô típ khá quen thuộc của kiến trúc đình, chùa xưa. Trước chùa là một gác chuông lớn, có quy mô bề thế, kiểu “ chồng diêm, nóc các”. Chùa một thời là trung tâm phật giáo toàn vùng, là nơi hằng năm các sư sãi về đây ngồi hạ. Trải qua những năm tháng biến động của lịch sử, và thời gian ngôi chùa dần dần cũng thay đổi về kiến trúc. Chùa có 7 gian và 3 cung theo kiểu chữ “sơn” theo lối “chồng rường, giá chiêng” các kết cấu đều được chạm nổi hình hoa lá mây cuốn...khá tỉ mỉ và trau chuốt. Vườn chùa trồng nhiều cây cổ thụ và cây ăn quả bốn mùa hoa lá tốt tươi cùng những cây cổ thụ tháp làm tăng thêm vẻ u tịch, tôn nghiêm nơi thờ tự. Trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như bia đá (thời Cảnh Hưng và Tự Đức) ghi lại gia phả họ Trần. Có mộ tháp ( thời Lê), chuông đồng, khám thờ...hệ thống tượng pháp đẹp và đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Ngoài cung giữa thờ Phật, cung bên phải thờ Đức ông, cung bên trái thờ cụ Tổ họ Trần. Trong khuôn viên chùa còn có công trình khắc như bảy gian nhà tổ nối liền với chùa chính tạo thành chữ nhất (-). Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Tại tòa điện Phật còn ghi lại dòng chữ Hán “ Quý 84 Sửu niên tu tạo, Hoàng Khải Định bát niên” ghi lại hai lần trùng tu lớn vào năm 1853 và 1923. Chính tại ngôi chùa này, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã theo học ở đây thời niên thiếu. Nhà sư của chùa là Trần Ông Sóc vốn là một danh sĩ nhà Lê, văn võ kiêm toàn vì chán cảnh quan trường nên đã đi tu cũng là thầy dạy học đầu tiên của Trạng. Sau này Trạng đã vận động các bô lão trong vùng công đức tiền của trùng tu chùa. Nơi đây một thời đã là trung tâm Phật giáo của cả vùng. Trong chùa còn lưu giữ được pho tượng vị sư tổ chùa này là một bàn thờ do người sau lập để thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1999, Bộ văn hóa Thông tin đã lập quyết định công nhận Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. 3. Thanh Am Khi từ quê hương lên Kinh đô Thăng Long để thi, đỗ đạt và làm quan thời Mạc, cũng như khi ở ẩn, trí sĩ tại quê nhà, kinh đô Thăng Long vẫn là nơi qua lại của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là “ những khi quốc gia có việc quan trọng, thì triều đình đều sai sứ đến hỏi, có khi triệu ông ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) về kinh, thung dung trù liệu kế hoạch, rồi lại trở về Am (Bạch Vân). (Phả ký – Vũ Khâm Lân) Cùng đi với ông về kinh đô còn có những người họ hàng, làng xóm thân thuộc đến lập cư tạo ra một quê hương mới của mình trên đất Thăng Long. Đó là làng Thanh Am, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Theo lịch sử của làng xã xưa của địa phương: Làng ban đầu có tên là Hoa am – một tên đẹp được ghép bằng chữ Hoa và Am ( tên của quê hương “thập bát làng Am”). Sau vì trùng với tên Hồ Thị Hoa là con dâu của vua Gia Long, vợ của vua Minh Mạng, mẹ của vua Thiệu Trị, để tránh phạm “ húy” làng đổi tên Hoa thành Thanh – gọi là Thanh Am. Dân làng ở đây đã lập Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là thành Hoàng làng và được thờ ở đình Thanh Am. Một ngôi đình có tiếng là to đẹp trong di 85 sản vật thể của Hà Nội. Hiện ở đây còn lưu giữ các sắc phong của các triều vua Lê Vĩnh Khánh (1792), Cảnh Hưng 1 (1740), 28 (1767), 44 (1783), Nguyễn Quang Trung 1 (1789), 5 (1794), Tự Đức 16 (1853), Đồng Khánh 2(1890), Duy Tân 3 (1909). Theo tờ khai của các chức dịch xá Thanh Am, thì làng Lệ Mật ( Gia Lâm) cũng thờ Trạng là Thành Hoàng. Hàng năm vào những ngày kỷ niệm của Trạng, dân làng vẫn hành hương về Trung Am – nơi quê hương của thần, cũng là người khai công lập nghiệp của làng. 4. Văn Miếu Mao Điền Năm Đinh Hợi (1527) Mạc Đăng Dung chính thức lên ngôi vua mở đầu triều đại nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Một trong những đóng góp có giá trị của nhà Mạc là việc chăm lo đến học hành, thi cử, đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong 66 năm, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Hậu Hợp, truyền ngôi 5 đời đã tổ chức 22 khoa thi Hội, tuyển chọn 483 tri thức nổi tiếng cho đất nước, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến... Buổi đầu, nhà Mạc do không đủ các điều kiện, nhất là tình hình xã hội chưa ổn đinh nên không tổ chức được các kỳ ở Thăng Long, mà chọn vùng đất trên quê hương Hải Dương để lập trường thi: gọi là Văn Miếu Mao Điền( thuộc Trấn Lỵ xưa của Hải Dương), nay là xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương). Khoa thi đầu tiền được tổ chức tại Mao Điền vào năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức 3(1529) đời Mạc Đăng Dung. Ở khoa thi này có tới 4000 sĩ tử dự thi, chọn được 27 người đỗ tiến sĩ. Trong đó ở người đỗ tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên) là Đỗ Tông, người Lại Ốc – Văn Giang, 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân, 16 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân ( Đây cũng là khoa thi Tiến sĩ duy nhất dưới triều Mạc được dựng bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội). 86 Khoa thi thứ hai năm Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính 3 (1532) đời Mạc Đăng Doanh, cũng được tổ chức tại Mao Điền. Trạng nguyên khoa này là Nguyễn Thiến, người Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Tây. Khoa thi tứ ba, mùa xuân năm Kỷ Mùi, niên hiệu Đại Chính 6 ( 1535) đời Mạc Đăng Doanh lại có kỳ thi hội thứ ba tại Mao Điền. Tại khoa thi này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Hội nguyên rồi vào thi Đình đỗ Đình Nguyên. Ba người đỗ tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên), 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân và hai mươi hai người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, tổng cộng 32 người. Trong thời kỳ làm quan, giữ chức hiệu thư Đông các dưới quyền Đại học sĩ Nguyễn Thiến, mỗi tháng một vài lần Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn đến Mao Điền giảng sách bổ sung, hoặc chủ trì nghe sách và tập bài của thí sinh. Trải qua năm tháng, văn miếu Mao Điền bị đổ nát phần lớn, chỉ còn một vài di tích: khu thượng điện, bái đường, điện thờ Khổng Tử và một số di vật: Khánh đá, Bia đá, Hoành phi, câu đối. Riêng ở bái đường còn đôi câu đối, như lời tuyên ngôn của việc học hành thi cử xưa: Văn miếu chi lễ: ái kỳ sở thân, kính kỳ sở tôn Quân tử chi đạo: Khảo chi bất mậu, Kiến chi bất bội Nghĩa là: Lễ ở Văn Miếu là: thương yêu người thân, kính trọng người trên. Đạo kẻ quân tử là: sát hạch không lầm, nhận xét không trái. Trước khu Văn Miếu, xưa kia là khu trường thi, nay chỉ là cánh đồng lúa, nhân dân quen gọi là đồng Tràng (tức trường thi) Văn Miếu Mao Điền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia. Năm 2004, tỉnh Hải Dương đã trùng tu, tôn tạo lại toàn bộ khu di tích Văn Miếu Mao Điền với quy mô lớn và hoành tráng. 87 Ở đây Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với 5 vị danh nhân khác được dựng tượng tờ ở chính diện cùng với Khổng Tử. 5. Văn Bia Trạng Trình Ở Thái Bình Hiện nay ở Thái Bình có hai tấm bia đá có niên đại nhà Mạc do chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn văn bia còn được bảo vệ khá nguyên vẹn. Tấm bia thứ nhất: Ở chùa Thanh Quang thôn An Phú, xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) ngôi chùa có từ đời Trần. Tấm bia đá gồm hai mặt khổ 70x79. Mặt một của tấm bia nhan đề: Diễn thọ Kiều bi (Bia cầu Diên Thọ). Phần tên tác giả đề: Tứ Ất Mùi khoa, tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh Trình Quốc Công chí sĩ, Vĩnh Lại, Trung Am Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hạnh Phủ soạn. Phần niên đại đề: Sùng Khang vạn vạn niên chi tam bán nguyệt, thập ngũ nhật (ngày 15 tháng 8 năm Sùng Khang 3 1586). Bia chữ rõ ràng gồm hai phần, phần đầu là bài văn nói về việc dựng cầu đá và một bài minh 8 câu, mỗi câu 4 chữ ca ngợi việc dựng cầu. Toàn văn bản dịch (của Việc Hán Nôm) như sau: Bia cầu Diên Thọ thuộc (xã) An Đỗ (huyện) Quỳnh Côi (phủ) Thái Bình là một di tích cổ trải bao năm tháng đã bị hư hại. Các bậc kỳ lão tiền bối trong làng là Hoàng Văn Độ, Nguyễn Trí...đã quyên góp tiền xây dựng 15 gian cầu. Dựng trụ đá giữa lòng sông, lát ván gỗ trên mặt nước làm thành đường lớn. Hành khách qua lại thật là tiện lợi. Việc này đã được khắc vòa bia lưu truyền lại. Nay các thiện sĩ là Bùi Công Tiến, Đoàn Cảng, Nguyễn Trí đem tấm lòng, tiếp người xứa vào hoàn thành việc làm cầu lại sửa mới thêm. Ngày 23 tháng Giêng năm Sùng Khang 3 (1568) thì khởi công ngày 15 tháng 8 thì hoàn thành. Làng có xin tôi bài văn để khắc lại nghi rõ sự việc. Tôi cũng có lòng vui với việc thiện nên không vì già lão kém cỏi mà từ chối. Tôi bảo họ rằng cầu này vốn trước đã có. Nay làm việc thiện là nơi tiếp việc thiện! 88 Được ơn đức với dân đã dày mà việc che chỗ cho dân lại có nơi tuy chưa lớn rộng. Gặp khi gió mưa nóng lạnh, trước đây dân chỉ biết kêu ca. Nay cầu dựng lên trên dưới 10 gian. Nay cầu được lợp mái thì không sợ gió mưa mục nát. Việc đó có thể so sánh với việc làm hoàn thành công tạo hóa và công đức với dân to lớn biết nhường nào. Nhưng làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện để làm cho mọi người dậy lên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. Nay lấy việc thiện làm nơi ở. Thôn An Đỗ dựng lên cầu Diễn Thọ, nên phúc đức dựng nên ở từ đó, có cầu mong điều gì khác đâu. Và có bài minh rằng: Phép trời che khắp Đất dầy bao dung Nay dựng cầu này Muôn đời nhớ ơn Đất không biên giới Trời cao sánh cùng Móng nền công đức Xưa nay trường tồn Ngày 15 tháng 8 năm Sùng Khang 3 (1568) Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh khoa Ất Mùi, tức Trình Quốc Công, đã về hưu, người Trung Am, Vĩnh Lại là Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu Hanh phủ soạn văn bia. Thợ khắc đá người xã Trường Kinh, huyện Cẩm Giang là Bùi Phú Xuân khắc bia. Tấm bia thứ hai: Ở chùa Khang Ninh, An Ninh. Bia có kích thước 55x63. Mặt một bia nhan đề: Tu tạo thạch Phật bi ký (bia ghi việc tạc tượng Phật bằng đá) Phần tác giả đề: Tứ Ất Mùi khoa, tiến sĩ cập đệ Trình Quốc Công chí sĩ, Vĩnh Lại, Trung Am, Độn tẩu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hanh Phủ 89 soạn. Phần niên đại đề: Diên Thành nhị niên thập nhất nguyệt, thập bát cốc nhật (ngày lành 18 tháng 11 năm Diên Thành 2 (1579). Mặt một bia khắc bài văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tạc tượng và một bài minh 6 câu, mỗi câu 4 chữ. Toàn văn bản dịch (của Viện Hán Nôm) như sau: “Bia về việc chùa Khang Ninh, xã An Ninh tu tạo hai pho tượng Phật bằng đá: Chùa Khang Ninh xã An Ninh, huyện Phụ Dực là nơi đất cổ linh thiêng, điện phật trang nghiêm, được mọi người ngưỡng mộ. Khi có việc cầu đảo không gì không linh ứng. Nay các thiện sĩ trong xã là Đào Phúc Hoan, Đào Văn Thuần...cùng các vị tín thí huyện khác cùng nhau quyên góp tiền của tu tạo tượng Phật. Khi tượng đã hoàn thành đến xin tôi bài văn để khắc lại sự việc. Tôi cũng có lòng yêu điều thiện nên rất mừng. Nhưng nhà nho ta đối với giáo lý nhà Phật, không phải là không nắm rõ. Đối với những chỗ còn nghi ngờ thường động tâm bàn bạc tới những điều mà người xưa chưa trước tải giải thích, thường thuật lại những điều từ xa xưa nay chưa ai làm. Nay thực rất muốn khuyến khích để mọi người đều được hưởng phúc lộc đến vô cùng. Ta thường tự nhủ cần phải tích lũy công đức bởi vậy viết bài văn này, khác nào đã để lưu truyền mãi mãi. Có bất minh rằng Khắc đá dựng bia Ngợi ca công đức Việc xưa chưa làm Nay nên khuôn phép Ta chép việc này Người đều hưởng phúc. Ngày lành 18 tháng 11 năm Diên Thành 2 (1579) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi, tước Trình Quốc Công, người Trung Am, Vĩnh Lại, hiệu là Độn Tẩu, lại có hiệu là Hanh Phủ Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”. 90 6. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Nam Bộ Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh sĩ Bắc Hà, được đông đảo quần chúng Nam bộ biết đến với một cái tên quen thuộc là Trạng Trình (cách gọi gộp lại học vị và phẩm hàm để thành tên). Ở đây Trạng Trình đã được nhân dân dân gian hóa, huyền thoại hóa, suy tôn như các vị thần, tiên. Có một điều đặc biệt hy hữu, khác với nhiều vị phúc thần khác, Trạng Trình đã được đạo Cao Đài tôn vinh là đệ nhất thánh trong tam thánh của đạo này. Bộ Thánh ngôn hiệp tuyển của đạo này là những bài giáng bút của Trạng Trình qua những lần cầu cơ. Tại tòa thánh Tây Ninh (trung tâm của đạo Cao Đài) có vẽ ở đại sảnh bức tranh Vích – to – Huy –go mài mực, Tôn Văn (Tôn Trung Sơn) dâng bút cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cạnh đó là bia ký, tóm tắt thân thế sự nghiệp của các thánh (theo quan niệm của đạo Cao Đài) Nguyên văn nội dung bia ký: “Truyện ký tượng tam thánh” -Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri danh tiếng lớn nhất đời Mạt Lê, thi đậu Trạng Nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình Giáng cơ tự xưng là Thanh – sơn – đạo sĩ tức là vị sư phó của Bạch Vân Động”. - Cụ Vích-to Huy-Go, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc giáng cơ tự xưng là Nguyệt – Tâm – Chơn – Nhân tức là đệ tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”. - Cụ Tôn Dật Tiên, đại cách mạng nước Trung Hoa, chữ danh là Tôn Văn. Giáng cơ tự xưng là Trung – Sơn – Chân – Nhân, tức là để tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”. Ba vị thánh trên đây đều là Thiên Sứ, đắc lệnh làm hướng đạo cho nhân loại để thực hành Đệ Tam, thiên nhơn, hòa đức. 91 PHỤ LỤC 4 Tam Quan Nhà Trưng Bày 92 Nhà thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm Hồ Thái Nhâm 93 Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm tại nhà thờ chính Nhà thờ Song thân phụ mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm 94 Đường vào Bạch Vân Am Bạch Vân Am 95 Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa quảng trường khu di tích Một trong số 2 bức phù điêu được xây dựng sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm 96 Nhà tổ thờ bà Minh Nguyệt (vợ ba Nguyễn Bỉnh Khiêm) Bàn thờ bà Minh Nguyệt 97 Chùa Song Mai Tượng phật thờ trong chùa Song Mai 98 Phần mộ cụ Nguyễn Văn Định Quảng trường giữa quần thể di tích 99 Vườn tượng nhìn từ xa Vườn tượng nhìn gần 100 Quán Trung Tân Từ Quán Trung Tân nhìn ra sông Hàn 101 Tháp bút Kình Thiên Đồi nhân tạo phía sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm 102 Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bức tranh “Tam thánh ký hòa ước” của đạo Cao Đài 103 Đánh trống khai hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Lễ rước kiệu tại đền Trạng 104

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdi_tich_lich_su_va_le_hoi_den_trang_trinh_nguyen_binh_khiem_o_vinh_bao_hai_phong_1298.pdf
Luận văn liên quan