Khóa luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Cần có quan điểm và nhận thức đứng đắn trong việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm. Coi đó là lực lượng khai thác quan trọng có hiệu quả các nguồn lực trong nông thôn phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội của từng địa phương. Bằng mọi biện pháp truyên truyền mọi đối tượng có khả năng và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc giải quyết các thủ tục đặc biệt về diện tích đất mặt nước NTTS, tham gia phát triển kinh tế trang trại. Cần giúp đỡ thiết thực hơn nữa để hình thành các hình thức hợp tác mới giữa các chủ trang trại. Bên cạnh đó cần phải đầu tư xây dựng các trại sản xuất tôm giống nhằm đảm bảo cung cấp giống đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng cho các chủ trang trại và người lao động cho hoạt động nuôi. Đồng thời quan tâm đến điều kiện giúp đỡ cho các chủ trang trại nuôi tôm đầu tư sản xuất. Mở rộng các hình thức khuyến mại đến từng chủ trang trại nuôi tôm và tăng cường công tác kiểm dịch thú y thủy sản. 3. Đối với các chủ trang trại. - Tăng cường đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ thuật đã được phổ biến và hướng dẫn, tăng cường sử lý cải tạo ao hồ một cách triệt để và đúng kỹ thuật. - Các chủ trang trại: Cần phải tăng cường học hỏi để nâng cao kiến thức phục vụ cho việc nuôi trồng. - Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp khi có dịch bệnh xẩy ra đối với vật nuôi để tránh lây lan ra diện rộng. - Các chủ trang trại cần phải có sự gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau. - Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế môi trường và hạn chế suy giảm tài nguyên. Đại h

pdf94 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m canh. Là hệ thống chứa, cấp và thoát nước, đường sá, điện, phục vụ sản xuất và phương tiện vận chuyển hệ thống công trình thủy lợi tốt sẽ tạo điệu kiện cho các chủ trang trại chủ động trong việc lấy nước và xử lý nước nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Hệ thống đường sá tốt sẽ rất thuận tiện cho việc đi tiêu thụ cũng như vận chuyển thức ăn phục vụ cho sản xuất, ngoài ra sẽ giúp ích rất lớn cho người nuôi trong việc đi lại để bảo vệ và chăm sóc vật nuôi. Hệ thống điện sẽ tạo điều kiện cho những chủ trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới vào việc nuôi trồng. Hiện nay cơ sở hạ tầng của vùng ven biển ở Quỳnh Lưu, ở một số nơi cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, đường đi nhỏ bé và chủ yếu là đi lại trên các bờ ao, việc các trang trại phát triển mang tính chất tự phát dẫn đến việc chồng chéo thiếu quy hoạch. Những khó khăn trên là trở ngại rất lớn cho quá trình xây dựng và phát triển các trang trại nuôi tôm lên hình thức cao hơn, điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả nuôi của các trang trại 2.11. Nhận định của các chủ trang trại nuôi tôm về những vấn đề khó khăn. Qua kết quả khảo sát phỏng vấn trưc tiếp các chủ trang trại nuôi tôm (số liệu bảng 18) chúng tôi thấy có 30% số chủ trang trại cho rằng vấn đề phòng chữa bệnh cho tôm là rất khó khăn. Điều này xuất phát từ thực tế môi trường nước và mức độ đầu tư của các chủ trang trại ngày càng cao nhất là hình thức nuôi thâm canh. Mặt khác, tôm là đối tượng nuôi khác hẳn so với các đối tượng nuôi khác. Hiện nay các chủ trang trại nuôi tôm sử dụng thuốc thú y – thủy sản không chứa hóa chất cấm sử dụng theo quy định của Bộ thủy sản. Về vấn đề kỹ thuật chăm sóc, có 22,73% số trang trại được khảo sát cho thấy còn đáng lo ngại về trình độ kỹ thuật, đặc biệt là các trang trại nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, họ chưa chuẩn bị đầy đủ về kiến thức kỹ thuật nuôi trồng và bản thân kinh nghiệm nuôi trồng của họ còn rất thấp. Đại họ Ki tế H uế 71 Bảng 18: Những khó khăn, hạn chế thường gặp của các chủ trang trại nuôi tôm. Các vấn đề khó khăn, hạn chế Tổng cộng Số trang trại (tt) Tỷ lệ (%) 1. Vốn đầu tư 4 18,18 2. Tiêu thụ sản phẩm 0 0 3. Môi trường 3 13,64 4. Kỹ thuật chăm sóc 5 22,73 5. Phòng chữa bệnh 6 27,27 6. Con giống 2 9,09 7. Thủy lợi 2 9,09 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Tiếp theo là vốn đầu tư, qua điều tra khảo sát có 18,18% trang trại thiếu vốn sản xuất nhưng qua điều tra thì hầu hết các chủ trang trại đều vay vốn để phục vụ nuôi trồng, một số trang trại có điều kiện về kỹ thuật và lao động có trình độ chuyên môn nhưng nhu cầu đáp ứng vốn để đáp ứng cho việc sản xuất là rất thấp. Ngoài vấn đề phòng chữa bệnh cho tôm, kỹ thuật chăm sóc và vốn đầu tư, nguồn nước và môi trường cũng là một trong những khó khăn, hạn chế đáng lo ngại đối với những trang trại nuôi tôm, nhất là những trang trại xa vùng biển. Có 9,09% số trang trại được điều tra cho rằng nguồn nước phục vụ cho việc nuôi tôm gặp khó khăn đó cũng là con só khó khăn trong việc chọn con giống và 13,64% số trang trại cho biết môi trường đầm hồ nuôi tôm không được đảm bảo. Còn các vấn đề đều không khó khăn đối với các chủ trang trại nuôi tôm. Việc tiêu thụ sản phẩm được 100% chủ trang trại khẳng định là thuận lợi. Như vậy theo đánh giá của các chủ trang trại nuôi tôm thì việc phòng chữa bệnh là vấn đề khó khăn nhất đối với việc nuôi tôm; thứ hai là vấn đề kỹ thuật chăm sóc; thứ ba là về vốn đấu tư; thứ tư là về môi trường còn các vấn đề khác không đáng lo ngại. Đại học Kin h tế Hu ế 72 2.12. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm. 2.12.1. Những thuận lợi. Vùng ven biển ở Quỳnh Lưu là vùng có điều kiện tự nhiên – môi trường – xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại NTTS. Là vùng có chứa các hồ, đầm lầy, rừng ngập mặn là nơi hội tụ phù sa của các con sông trước khi thông ra biển rất giàu dinh dưỡng cho độ mặn tương thích cho việc phát triển các loại hải sản như: Tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua v.vnói chung vùng ven biển ở huyện Quỳnh Lưu có rất nhiều tiềm năng chính vì vậy việc phát triển kinh tế trang trại NTTS đặc biệt nuôi tôm là biện pháp quan trọng cho phép phát huy và khai thác triệt để nguồn tiềm năng này. Lực lượng lao động phục vụ cho nuôi trồng tại chỗ rất dồi dào, có truyền thống chịu khó, học hỏi. Người nuôi trồng đã có sự tích lũy về vốn và kiến thức nuôi trồng, có ý chí vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội. Chính quyền địa phương đã xem xét phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nguồn thu cho ngân sách, bên cạnh đó còn góp phần nâng cao mức sống cho người dân trong vùng. Phương tiện vận chuyển giao thông đi lại rất thuận tiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được hình thành ngày càng phát triển. Có thể nói đây là những lợi thế của huyện nói chung và vùng nuôi tôm nói riêng trong việc giải quyết đầu ra cho các trang trại nuôi tôm. 2.12.2. Những khó khăn. Tuy nhiên với những thuận lợi như đã trình bày ở trên, việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm vùng ven biển cũng đang gặp rất nhiều trở ngại sau: Các cơ quan chính quyền chưa nhận thức thống nhất chưa bày tỏ thái độ rõ ràng và chưa có chính sách cụ thể về loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm. Điều này đã làm cho các chủ trang trại nuôi tôm còn lo ngại và chưa yên tâm đặc biệt là chưa thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài do chuyển nhượng, do phục hoang v.vphần lớn các chủ trang trại xuất thân từ thành phần nông dân quen sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu sự đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật Việc tổ chức sản xuất ở đại bộ phận các trang trại còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính hệ thống, không có tính quy hoạch, không đồng bộ, việc phòng trừ dịch bệnh trong nuôi tôm còn gặp rất nhiều khó khăn. Đại học Kin h tế Hu ế 73 Nhìn chung, các trang trại còn thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, nên sẽ gặp không ít khó khăn khi chuyển sang nuôi tôm ở hình thức cao hơn, nhất là các trang trại nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với kinh tế gia đình trong khi đó khả năng vay vốn từ các nguồn vốn của ngân hàng của huyện chưa đáp ứng đủ, phần lớn các chủ trang trại phải huy động nguồn vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân với lãi suất cao. Các tổ chức giúp cho những chủ trang trại nuôi tôm, về kỹ thuật, về con giống, phòng và chữa bệnh là chưa nhiều. Phòng Thủy sản và phòng Nông nghiệp có phối hợp với một số hãng buôn bán thức ăn và thuốc thú y – thủy sản tổ chức một số lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi với lượng người tham gia có hạn. Còn thiếu các chính sách, khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm. * Từ những khó khăn nêu trên để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm trong những năm tới cần giải quyết các vấn dề sau: - Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển các trang trại nuôi tôm, phát triển sản xuất tập trung, có hệ thống đồng bộ. - Quan tâm phát triển hệ thống giao thông thủy lợi, điện phục vụ cho các trang trại nuôi tôm. - Nâng cao trình độ kỹ thuật cho các chủ trang trại, tăng cường việc đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, trang thiết bị kiến thức về quản lý, về phòng trừ dịch bệnh, về quản lý môi trường v.vnhằm tăng sử dụng vốn vay có hiệu quả, cũng như phát triển sản xuất bền vững. - Phòng Thủy sản và phòng Nông nghiệp huyện phải phối hợp với các hãng buôn bán thức ăn và thuốc thú y – thủy sản, cần phải tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật cho các chủ trang trại nuôi tôm. - Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và các khoản đầu vào cho các chủ trang trại nuôi tôm. Đại học Kin h tế Huế 74 Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Định hướng. 3.1.1. Quan điểm: + Thứ nhất: Kinh tế trang trại nuôi tôm là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là mục tiêu của nền sản xuất xã hội. Vì vậy tránh nhìn nhận thái quá dẫn đến hình thành trạng trại bằng mọi giá, theo phong trào đề cao số lượng, không chú trọng đến chất lượng hoặc phủ nhận các loại hình sản xuất kinh doanh đang phát huy tác dụng tích cực trong nông nghiệp nông thôn hiện nay như kinh tế nông hộ + Thứ hai: Phát huy nguồn lực kinh tế của vùng, tạo bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại tôm. + Thứ ba: Phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm phải gắn liền với việc phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng trong nông thôn. Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phải đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao dân trí, đào tạo lao động bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái góp phần đưa nền nông nghiệp của vùng phát triển theo hướng bền vững. + Thư tư: Cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách, vốn để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm là yếu tố quan trọng tạo cơ sở pháp lý vừa hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. 3.1.2. Căn cứ. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thị trường sẽ quyết định việc phát triển sản xuất của các trang trại. Hiện nay, nhu cầu thủy sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi tự nhiên của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới mức cho phép, vì vậy cần phải phát triển các trang trại tôm để sản xuất ra nhiều sản phẩm, để bù đắp cho những việc thiếu hụt đó. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình CNH, đô thị hóa ngày càng thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm sự diễn biến phức tạp của thiên Đại học Kin h tế Hu ế 75 nhiên môi trường. Trong điều kiện đó sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Để giải quyết nguồn dinh dưỡng, thực phẩm cung cấp cho nhân loại, phạm vi và khối lượng giao lưu của các mặt hàng này trên thị trường thế giới ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng với sự đa dạng của nó. Như vậy việc phát triển sản xuất thủy sản ở các trang trại nuôi tôm không chỉ giải quyết thực phẩm tại chỗ mà còn giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần ổn định đời sống của nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước hết sức quan trọng trong việc định hường, điều tiết cho bất cứ lĩnh vực nào, là cơ sở để cho các cấp thực hiện và chỉ đạo mang tính nhất quán. Hiện nay ở nước ta đang có những thuận lợi rất cơ bản để phát huy ngành thủy sản, nhất là trang trại nuôi tôm. Đảng và Nhà Nước rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rất rõ bước đi đầu tiên là CNH – HĐH nông thôn. - Coi ngành thủy sản là ngành mũi nhọn - Coi CNH – HĐH nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất - Coi chuyển một bộ phận diện tích đất canh tác nông nghiệp và đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm là hướng di chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn và có những chương trình chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển thủy sản trong toàn quốc: Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản; chương trình hỗ trợ phát triển giống thủy sản, các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp; các dự án nuôi biển. 3.1.3. Phương hướng, mục tiêu. * Phương hướng. Tiếp tục thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển (được xác định là tiềm năng và thế mạnh phát triển NTTS của vùng nói riêng và của huyện nói chung), bằng cách khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn năng suất thấp, vùng ngập mặn và phát triển thêm diện tích nuôi tôm trên cát ở những xã có điều kiện như Quỳnh Lộc, Quỳnh Liên, Mai Hùng. Đại học Kin h tế Hu ế 76 Cần phải tiếp tục đầu tư để hình thành các trang trại nuôi tôm công nghiệp tập trung như vùng nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Bảng, Quỳnh Thuận, Mai Hùng tạo cơ sở vững chắc để hình thành trang trại nuôi trồng tập trung, để tạo ra khối lượng thủy sản nguyên liệu chất lượng cao cho xuất khẩu. Cần phải nồng ghép các dự án để đầu tư công trình hạ tầng thủy lợi, đưa nước ngọt bổ sung cho những nơi chưa có điều kiện. Đối với dịch vụ con giống cần hoàn chỉnh hệ thống sản xuất tôm giống từ cung cấp tôm bố mẹ đến nhân giống tại cơ sở, với sự phân công hợp tác của các thành phần kinh tế trong đó Nhà Nước bảo đảm khâu then chốt là tôm bố mẹ, công nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản có giá trị. Bảo đảm sản xuất và cung cấp đầy đủ giống có chất lượng tốt tại chỗ cho các trang trại nuôi tôm. * Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ven biển của huyện Quỳnh Lưu. - Tập trung tăng mức thâm canh trên toàn bộ diện tích mà các trang trại hiện đang sử dụng. - Dự kiến đến năm 2015 ở vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu có 100 trang trại tôm, đưa diện tích lên tới 350 ha trong đó diện tích nuôi tôm theo hình thức thâm canh là 250 ha, diện tích nuôi theo hình thức bán thâm canh là 100 ha trang trại nuôi theo hình thức thâm canh năng suất dự kiến đạt 1,5 – 1,6 tấn/ha. Đến năm 2015 xây dựng 22 đến 25 trang trại sản xuất tôm giống tại địa bàn để cung cấp giống đảm bảo có chất lượng tại chỗ cho các trang trại. 3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳnh Lưu. Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các yếu tố này có liên quan chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, khi giải quyết vấn đề này sẽ liên quan đến vấn đề khác. Căn cứ vào kết quả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu ta thấy, để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong thời gian thực tập này tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu: một mặt nhằm khắc phục những tồn tại, mặt khác nhằm tạo điều kiện cho phát triển Đại học K n h tế Huế 77 kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu. Sau đây là một sô vấn đề cần đặc biệt quan tâm. 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất. 3.2.1.1. Tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi. Phải tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi là vì: + Thứ nhất: Xét về thực tế cho đến nay, nuôi tôm vẫn là quá trình tự phát diễn ra dưới sự thúc đẩy của thị trường và được thực hiện bởi các chủ đầu tư tư nhân. Ở đây các chủ đầu tư sau khi được chính quyền cho phép đã tiến hành nhận đầm hồ trên vùng đất được nhận thầu, nhận khoán. Toàn bộ công việc của họ là nhằm quy hoạch khu vực có thể đánh bắt tự nhiên, nuôi tôm chỉ là một vùng đất hạn hẹp trong đó, điều đó đã đem lại không ít hậu quả cho nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Thứ hai: Nếu xét theo sự phát triển kinh tế của những lĩnh vực gắn liền với khai thác các nguồn lực tự nhiên. Có sự liên hệ mật thiết với hệ sinh thái có thể quy về vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa người và người trong quá trình xác lập và phát triển các hoạt động kinh tế đặc thù, đồng thời cách thức phát triển lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với tăng sức sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế. Như vậy chỉ có quy hoạch trên cơ sở khoa học mới xác định một cách chính xác vùng nào được khoanh, vùng nào không được khoang để nuôi tôm, khoảng cách giữa các ao nuôi bao nhiêu là thích hợp. Từ đó giảm bớt các xung đột giữa các nhóm xã hội về lợi ích đối với việc sử dụng tài nguyên chung. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại thuận lợi và thông thoáng đáp ứng nhu cầu giao thông khẩn cấp khi chạy lũ vào mùa mưa của các cộng đồng dân cư. + Thứ ba: Quy hoạch ao nuôi hợp lý sẽ giúp cho chính quyền địa phương, các tổ chức và các cơ quan chức năng, các thiết bị xã hội, các xã có cơ sở đưa ra được cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, điều tiết quá trình phát triển nuôi tôm và hạn chế khả năng tiêu cực có thể xẩy ra. Để hệ thống ao nuôi ổn định và cơ chế quản lý thực sự khoa học, theo tôi để tiến hành quy hoạch cụ thể cho phù hợp. Vùng trong đê ngăn mặn, đây là vùng đã hoàn tất quá trình bồi tụ, vùng này nhất thiết phải nâng cấp đê ngăn mặn và xây dựng hệ thống thủy lợi, góp phần hình thành vùng kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Đối với vùng Đại học Kin h tế Hu ế 78 ngoài đê ngăn mặn việc khai thác nuôi tôm phải phù hợp với quá trình di chuyển của vùng nước lợ đang trong quá trình bồi tụ. Việc rạch ra ranh giới này là cơ sở để tiến hành khai thác mặt nước mặn lợ, biển vùng nước lợ từ một vùng tự nhiên, thành một vùng đầu tư phát triển kinh tế. Nếu coi vùng nước lợ ngoài đê ngăn mặn như một vùng biển bình thường sẽ diễn ra trình trạng khai thác một cách bừa bãi, bởi vì đã là vùng biển thì người dân các nơi có thể xác lập được. Chỉ khi được xác định là vùng đầu tư phát triển kinh tế thì mới có cơ sở để kiểm soát và quản lý quá trình khai thác nuôi tôm. Qúa trình quy hoạch hệ thống nuôi tôm phải đứng trên quan điểm tổng thể và toàn diện, vấn đề là chủ thể xã hội nào tổ chức và quyết định quy hoạch. Theo tôi, các cấp chính quyền địa phương (huyện và xã) phải chủ động tổ chức hộ thảo, hội nghị để thống nhất trong nhận thức, quan điểm và hành động đối với việc quy hoạch tổng thể vùng nuôi. Trên quan điểm chỉ đạo là phát triển kinh tế cho nhân dân địa phương phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển nuôi tôm trong mối quan hệ với việc bảo vệ nguồn lợi sinh học, phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, thủy lợi, du lịch, giao thông vận tải và bảo đảm công bằng sinh thái. Việc phát triển kinh tế trang trại tôm, đưa những tài nguyên còn đang ở dạng hoang hóa vào trong quá trình khai thác và hoạt động kinh tế ở những mức độ khác nhau, đó là sự thay đổi về chất. Qúa trình đó con người đã chiếm hữu các điều kiện tự nhiên, ở đây quan hệ chiếm hữu là tiền đề và là cơ sở của các quá trình kinh tế diễn ra sau đó. Mặt khác các tài nguyên thiên nhiên ở đây là đất, nước và các nguồn lợi sinh học, chúng là tài sản quốc gia, đồng thời là tư liệu sản xuất cơ bản để duy trì phát triển kinh tế bền vững và phát triển một vùng kinh tế, văn hóa xã hội nhất định. Bởi vậy cần phải có những luật định làm cơ sở cho quá trình khai thác và quản lý. Cần phải kiểm tra rà soát lại danh sách các hộ, các trang trại nuôi tôm, diện tích mặt nước bị khoang vùng và diện tích thực tế dùng để nuôi. Xác định lại diện tích các vùng, các lạch nước tự nhiên, trên cơ sở đó xác định diện tích ao nuôi và khoảng cách giữa các ao nuôi để đảm bảo thuận tiện cho việc tổ chức quản lý, điều hành sản xuất và có hiệu quả kinh tế cao. Đại ọc Kin h tế Huế 79 Trên thực tế quy hoạch là vấn đề phức tạp, tế nhị và khoa học, nếu chỉ thắt chặt bằng những áp lực của chính quyền và của hệ thống lật pháp mang tính vĩ mô thì sẽ hạn chế tính năng động của xã hội, không phát huy được những nhân tố nội lực, tinh thần mệt mài, cần cù lao động trong sản xuất của cộng đồng cư dân. Quy hoạch hệ thống trang trại nuôi tôm hợp lý, dựa vào cộng đồng sẽ hạn chế được những hậu quả về tự nhiên, sinh thái và xã hội, do quá trình trang trại nuôi tôm tự phát gây ra, từ đó tạo điều kiện phát triển bền vững vùng nuôi nước mặn lợ ở huyện Quỳnh Lưu. Nói tóm lại: Để quy hoạch mang lại hiệu quả cao, nên chú trọng tới mục đích quy hoạch sao cho phù hợp với những đặc điểm nuôi trồng, không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây suy thoái môi trường, không gây mâu thuẫn xã hội và hạn chế dịch bệnh. Do đó huyện nên: - Thiết lập bản đồ sử dụng Đất chi tiết tới từng đầm hồ nuôi, phân biệt rõ diện tích vùng cho cấp và diện tích vùng cho nuôi trồng. - Hệ thống cấp thoát nước để cho mỗi ao nuôi đều tiếp cận được với các hệ thống cấp, thoát nước tạo điều kiện thuận lợi để cho người nuôi trồng chủ động quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh. - Với diện tích dùng cho nuôi tôm, nên chia nhỏ các ao nuôi với diện tích khoảng 0,5 ha để phù hợp nuôi trồng theo hướng thâm canh. - Khi có bản đồ quy hoạch các cấp chính quyền chọn thời điểm thực hiện hợp lý, để tránh ảnh hưởng đến việc nuôi của các hộ trang trại và giảm thiểu chi phí đền bù. - Thông báo sớm thời gian thực hiện kế hoạch xuống từng địa phương, từng hộ nuôi tôm và các trang trại để họ chủ động và yên tâm đầu tư. 3.2.1.2. Tăng cường sự liên kết, liên doanh. Việc phát triển kinh tế trang trại tôm cần phải liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy, các chính quyền địa phương chưa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan cấp trên như Viện nghiên cứu kinh tế và quy hoạch thủy sản để phân vùng quy hoạch, vùng kinh tế trang trại nuôi tôm tập trung. Đặc biệt hiện nay các trang trại nuôi tôm đang đầu tư thâm canh ngày càng cao. Do đó để cho các trang trại vùng ven biển của huyện phát triển một cách thuận lợi và bền vững cần Đại ọ Kin h tế Hu ế 80 phải có sự liên kết, liên doanh với các cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm, tôi đề nghị: - Chính quyền địa phương trước hết phải liên kết chặt chẽ với các cơ quan cấp trên như Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, Viện nghiên cứu NTTS (Bộ Thủy Sản) trong việc phân vùng quy hoạch sản xuất và cả quá trình chỉ đạo sản xuất. Bên cạnh dó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Địa chính, Ngân hàng, Giao thông, Thủy lợi, Điện lực trong quá trình thực hiện. - Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, cần phải tranh thủ sự giúp đỡ Viện nghiên cứu NTTS đặc biệt nuôi tôm và các hãng cung cấp thức ăn, thuốc thú y – thủy sản cho các hộ, các trang trại về các chuyên môn kỹ thuật trong việc nuôi tôm như kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật chọn giống, sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học nhất là trong điều kiện hiện nay huyện còn thiếu đội ngủ cán bộ kỹ thuật phục vụ cho NTTS. - Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau hơn nữa giữa các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển (trong thực tế đã phát triển sự hợp tác trong một số khâu công việc giữa các trang trại nuôi tôm theo kiểu liên kết, liên doanh thể hiện rõ nhất trong khâu thu hoạch sản phẩm. Xuất phát từ chỗ cần nhiều lao động nhưng số trang trại có hạn, do đó các trang trại thực hiện đổi công cho nhau theo nhóm. Khi mà một trang trại thu hoạch thì tất cả lao động trong nhóm trang trại sẽ tập trung thu hoạch cho trang trại đó, sau đó đến các trang trại khác cũng vậy. Thực hiện như vậy các chủ trang trại đã hoàn toàn chủ động về lao động kể các những khâu cần nhiều lao động trong một lúc). 3.2.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách. Để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm không thể thiếu các chính sách, tác động, hỗ trợ khuyến khích của nhà nước. Theo tôi, những chính sách sau đây là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng. 3.2.2.1. Chính sách về đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong NTTS nói riêng. Bởi thế chính sách có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trang trại. Đại ọ K n h tế Hu ế 81 Mặt nước nuôi tôm là tư liệu sản xuất cơ bản đầu tiên cơ bản không thể thiếu của các trang trại nuôi tôm. Để kinh tế trang trại nuôi tôm phát triển, trước hết phải tạo cho các chủ trang trại có điều kiện tích tụ và tập trung được diện tích mặt nước với quy mô phù hợp. Vấn đề này trong thời gian qua đã được triển khai khá nhanh ở vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu. Đặc biệt sau khi Đảng và Nhà Nước có chủ trương giao quyền quản lý và sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân sản xuất. Tuy nhiên phần lớn diện tích mặt nước của các trang trại nuôi tôm có nguồn gốc nhận thầu của chính quyền địa phương. Nguyên nhân là do diện tích mặt nước vùng ven biển của huyện trước đây do các nông trường quản lý nhưng do nông trường làm ăn không có hiệu quả đã trả lại cho chính quyền địa phương, để cho các hộ nông dân đấu thầu NTTS. Phần diện tích còn lại là các vùng đầm lầy, rừng ngập mặn do chính quyền địa phương quản lý. Tình trạng nhận đấu thầu diện tích mặt nước của các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện đang là việc làm thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Qua điều tra khảo sát tôi nhận thấy có tới 85% số trang trại nuôi tôm phải thuê diện tích để nuôi. Trong đó hầu hết các trang trại chỉ được thuê đấu thầu trong thời hạn rất ngắn, điều này trở thành rào cản cho bước phát triển tiếp theo của các trang trại nuôi tôm. Đây là điều mà các chủ trang trại đều băn khoăn khi nghĩ đến đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Nếu đầu tư một lúc vào việc kè bờ ao, trang thiết bị máy móc để nuôi trồng thì sẽ cần một lượng vốn ban đầu tương đối lớn, nhưng sẽ có tác dụng lâu dài và hiệu quả cao hơn so với không kè bờ. Tuy nhiên, thực tế thì mới chỉ có một số trang trại mới dám nghĩ, dám làm đầu tư cho việc đó. Nguyên nhân ở đây không phải là do thiếu vốn mà là do vấn đề thời hạn sử dụng đất. Qua điều tra khảo sát các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện, tôi thấy hầu hết các trang trại không dám đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất vì thời gian sử dụng đất ngắn nếu đầu tư sẽ không thu hồi được vốn. Nguyện vọng hầu hết của các chủ trang trại là được thuê đất sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy để giải quyết các vấn đề nêu trên tôi đưa ra các biện pháp sau: Đại họ Kin h tế Hu ế 82 Thứ nhất: Mở rộng diện tích nuôi tôm bằng cách chuyển đổi một số diện tích đất canh tác, đất bị nhiễm mặn năng suất kém hiệu quả và khai hoang diện tích gieo trồng ở một số xã có vùng đầm lầy, ngập nước mặn. Thứ hai: Để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất cần phải trao quyền sử dụng diện tích đất lâu dài với thời hạn tương xứng với công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư, mặt khác Nhà Nước cần có chính sách bảo hộ người đầu tư. Đặc biệt là giao diện tích đất mặt nước cho các trang trại nuôi theo hình thức công nghiệp, nhưng sau hai năm không có đầu tư cải tạo để nuôi theo hình thức công nghiệp thì địa phương phải thanh lý hợp đồng để giao cho chủ trang trại khác. Bên cạnh đó địa phương nên khuyến khích các trang trại nuôi tôm làm ăn kém hiệu quả chuyển ngành nghề khác mà diện tích mặt nước có khả năng chuyển đổi hoặc chuyển nhượng thì tiến hành chuyển đổi, chuyển nhượng cho các trang trại nuôi tôm làm ăn có hiệu quả hơn. Nói tóm lại: Để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện cần phải có chính sách đảm bảo cho chủ trang trại được yên tâm, có thể được thực hiện đấu thầu dài hạn diện tích gieo trồng hoặc phải có chính sách đảm bảo cho các chủ trang trại được yên tâm, có thể được thự hiện đấu thầu dài hạn diện tích gieo trồng hoặc phải có chính sách đảm bảo cho các chủ trang trại yên tâm để đầu tư nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất. 3.2.2.2. Chính sách về đầu tư tín dụng. Hoạt động nuôi tôm vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn. Các trang trại nuôi tôm để tiếp tục mở rộng quy mô diện tích và phát triển mạnh đòi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, thiết bị máy móc cần thiết phục vụ cho hoạt động nuôi. Ngoài những khoản mà các trang trại nuôi tôm đầu tư xây dựng thì những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, quan trọng như đê ngăn mặn và hệ thống các công trình thủy lợi. Đây là những khoản đầu tư rất lớn mà chỉ có nhà nước và các tổ chức tài chính là không thể thiếu được để tiến hành hoạt động sản xuất của các trang trại nuôi ở vùng ven biển của huyện quỳnh Lưu. Đại học Kin h tế Hu ế 83 Theo tôi thấy Nhà Nước là người đầu tư ban đầu những cơ sở hạ tầng lớn, như nâng đắp đê, xây dựng hệ thống cống, kênh mương dẫn nước và thoát nước ở vùng ven biển. Sau đó để các chủ trang trại nuôi tôm thuê để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, đây là mô hình đầu tư kinh doanh của các chủ trang trại nuôi tôm dưới sự hỗ trợ và điều tiết của Nhà Nước và Nhà Nước thu hồi dần vào tiền thuê đất của các trang trại. Cũng có thể Nhà Nước đầu tư một phần để khuyến khích, còn lại các hộ, các trang trại nuôi tôm hưởng lợi đóng góp với phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm”. Trước hết phải ưu tiên cho những vùng trang trại nuôi tôm phát triển tập trung và nuôi theo hình thức công nghiệp như xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Thọkinh tế trang trại nuôi tôm là loại hình sản xuất kinh doanh có khả năng gặp rủi ro lớn, lượng vốn đầu tư nhiều, quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thêm vào đó nuôi tôm chịu sự chi phối của thời vụ trong sản xuất nên nhu cầu về vốn lưu động đòi hỏi phải lớn. Vì vậy các trang trại nuôi tôm đi vào sản xuất thâm canh (nhất là các trang trại nuôi theo hình thức công nghiệp) có được lượng vốn lớn phù hợp với hình thức nuôi là rất quan trọng. Nhưng qua điều tra thì có 20% số trang trại gặp khó khăn về nguồn vốn nhưng có những trang trại vay vốn để phát triển sản xuất. Thực tế nhiều chủ trang trại ngại vay vốn và sợ vay nhiều, tâm lý lo sợ không có khả năng hoàn trả. Qua phân tích tôi thấy, các trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh có mức đầu thấp hơn so với hình thức nuôi thâm canh và kết quả cho thấy hình thức nuôi thâm canh đạt kết quả cao hơn hẳn, vì vậy cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại vay vốn để chuyển sang hình thức nuôi thâm canh để có thể nâng cao kêt quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm. Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc phát triển hoạt động nuôi tôm của các trang trại ở vùng ven biển của huyện cần: - Nhà nước cần tăng cường nguồn vốn đầu tư tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho hoạt động nuôi tôm để giúp các chủ trang trại nuôi tôm có thể đầu tư nuôi trồng theo hướng CNH – HĐH. Nuôi tôm như xây dựng công trình ao nuôi, mua sắm máy móc, trang thiết bị (phù hợp với hình thức nuôi công nghiệp). Bên cạnh đó ngân hàng cho các chủ trang trại nuôi vay vốn cần giảm bớt các thủ tục. Đại họ Kin h tế Hu ế 84 - Thực trạng phát triển trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu, nguồn vốn chủ yếu của các chủ trang trại chiếm 64,58% trong khi đó ngân hàng cho với lượng vốn rất nhỏ (Bình quân mỗi trang trại ngân hàng chỉ cho vay từ 15 đến 20 triệu đồng). Cần phải có chính sách khuyến khích các chủ trang trại nuôi tôm tự huy động trong nguồn vốn, bạn bè, người thân v.v để đầu tư phát triển sản xuất nhằm phát huy nội lực. Cần có chính sách trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tạo điều kiện cho các chủ trang trại nuôi tôm có thể thế chấp tài sản để vay vốn tín dụng của các ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển. 3.2.2.3. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho chủ trang trại. Thực trạng hiện nay ở Quỳnh Lưu là các chủ trang trại có trình độ văn hóa chưa cao chủ yếu chủ yếu mới học xong cấp II, và cấp III còn trên cấp III chỉ chiếm 13,64%, bên cạnh đó đội ngũ lao động trong các trang trại nuôi tôm trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn đang còn rất thấp sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trước thực trạng như vậy, để các trang trại nuôi tôm có điều kiện chuyển sang hình thức nuôi thâm canh, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao trình độ cũng như bồi dưỡng kiến thức nuôi trồng, kỹ thuật chăm sóc về dịch bệnh thú y – thủy sản, môi trường v.v vì vậy chúng tôi đưa ra các giải pháp để nâng cao trình độ cho chủ trang trại nuôi tôm và người lao động trong các trang trại nuôi tôm. - Trước hết phải nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý và khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại nuôi tôm. Qua điều tra chúng tôi thấy các trang trại nuôi có được những hiểu biết về kiến thức nuôi tôm là họ đúc kết ra trong thực tế sản xuất và tự học hỏi lẫn nhau giữa các trang trại hoặc các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo v.vdo vậy trong thời gian tới cần phải thực hiện bồi dưỡng, đào tạo năng lực cho chủ trang trại với hình thức nội dung phù hợp. - Đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức tập huấn, xây dựng các mô hình điển hình để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển giao đến các chủ trang trại nuôi tôm những kiến thức về cơ chế chính sách Đại học Kin h tế Huế 85 của Nhà Nước, thông tin kinh tế thị trường và kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng ao nuôi, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến sản phẩm). - Cần phải phát triển nguồn nhân lực lao động làm thuê trong các trang trại nuôi tôm trên cơ sở phải thực hiện tốt chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ, có chương trình và tổ chức tốt việc bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề phù hợp với độ ngũ lao động làm thuê trong lĩnh vực nuôi tôm. Việc phát triển đội ngũ lao động, đặc biệt ưu tiên cho con em nông dân theo học các ngành nghề về phục vụ nuôi. 3.2.2.4. Chính sách về thị trường. Cần tạo ra một thị trường ổn định cả đầu vào và đầu ra cho các trang trại tôm ở vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu. * Đối với thị trường các yếu tố đầu vào: Thị trường các yếu tố phục vụ nuôi cho các trang trại như con giống, thức ăn, thuốc thú y – thủy sản v.v các dịch vụ tài chính, kỹ thuật khác của sản xuất ngành thủy sản. Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy các trang trại nuôi tôm vẫn đang gặp khó khăn về vấn đề con giống. Nhưng để con giống bảo đảm, có chất lượng để cung cấp cho các trang trại trong thời gian tới chúng tôi đưa ra các giải pháp sau: - Khuyến khích các trại sản xuất tôm giống hiện có đầu tư mở rộng thêm cơ sở sản xuất tôm giống, tính toán cụ thể bổ sung thêm trại giống, có biện pháp khai thác tôm bố mẹ tại địa bàn, tiếp thu các giống mới vào sản xuất. - Thuê chuyên gia tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất tôm giống cho cơ sở sản xuất tôm giống tại địa bàn huyện. - Cần khuyến khích các trang trại nuôi tôm kiêm luôn sản xuất tôm giống. Về thức ăn: Xu hướng nuôi trồng của các trang trại ngày càng chuyển sang nuôi ở hình thức cao hơn, do đó đòi hỏi lượng thức ăn cho tôm phải cung cấp đầy đủ, bằng cách chính quyền địa phương phải phối hợp với một số hàng sản xuất thức ăn, thành lập đại lý phân phối ngay tại địa bàn huyện. - Ở những vùng có trang trại nuôi tôm tập trung và nuôi theo hình thức thâm canh cao như xã Quỳnh Bảng, Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị v.vphải có mô Đại học Kin h ế Hu ế 86 hình tổ chức quản lý phù hợp với sự phát triển của sản xuất như hiệp hội, hợp tác xã để chỉ đạo sản xuất đáp ứng nhu cầu dịch vụ thủy lợi, điện, giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bao tiêu thụ sản phẩm. * Đối với thị trường đầu ra: Cần phải phát triển và cũng cố hệ thống chế biến và những công nghệ thu hoạch cho các trang trại nuôi tôm. Nâng cao xí nghiệp đông lạnh (đóng tại địa bàn xã Quỳnh Mĩ của huyện) Huyện cần tổ chức hệ thống kênh lưu thông phân phối sản phẩm đa dạng và phong phú với nhiều đối tượng tham gia. Các nhu cầu về thông tin thị trường, sản phẩm tôm là nhu cầu rất thiết thực và thường xuyên của các chủ trang trại nuôi, vì vậy huyện cần tổ chức tốt kênh thông tin thị trường thủy sản để thường xuyên cung cấp cho chủ trang trại như giá cả, lượng tôm tiêu dùng . 3.2.2.5. Chính sách về tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ. Sự hiểu biết kỹ thuật chăm sóc vật nuôi của các trang trại có vai trò quyết định trong việc sử dụng hợp lý đầu vào, tổ chức quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát thực tế cho thấy không ít chủ trang trại chưa nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu và tự học hỏi lẫn nhau giữa các trang trại do đó việc nâng cao khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại nuôi tôm là hết sức cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay khi các trang trại nuôi tôm chuyển sang hình thức nuôi thâm canh, việc đưa giống tôm mới, quy trình công nghệ mới đòi hỏi người lao động phải có sự am hiểu về kiến thức kỹ thuật tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Giống càng cao thì yêu cầu càng chặt chẽ, khắt khe về kỹ thuật, không thể chỉ sản xuất dựa vào kinh nghiệm. Do đó để thực hiện tốt giải pháp về kỹ thuật, Nhà Nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp đỡ các chủ trang trại có được các cuộc chuyển giao khoa học kỹ thuật phổ biến kiến thức như năng lực quản lý và cung cấp giống, thức ăn chất lượng cao, chấp hành tốt thời vụ và mật độ thả giống và giải đáp những băn khoăn, thác mắc của các trang trại, phổ biến các công trình công nghệ mới. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư, bằng nhiều hình thức tập huấn, kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học trong nuôi Đại học Kin h tế Hu ế 87 tôm của các hãng thức ăn. Bên cạnh đó tăng cường sự tư vấn trực tiếp của các cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện bằng việc tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức tọa đàm tham gia học tập kinh nghiệm để nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi tôm cho các trang trại. Đây là một hình thức rất có hiệu quả giúp cho các chủ trang trại nắm bắt được các kiến thức cơ bản, nhận biết được kỹ thuật nuôi, chọn giống, quản lý môi trường v.vmột phương thức nữa rất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện thức tế hiện nay là khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức các hiệp hội. Đây là một tổ chức mang tính chất tự nguyện rất cao có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, nhất là giúp đỡ nhau về kiến thức, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi. 3.2.2.6. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư. Để giải quyết từng bước các vấn đề khó khăn mà các chủ trang trại nuôi tôm gặp phải đặc biệt là về phòng trừ dịch bệnh và kỹ thuật chăm sóc vật nuôi. Vấn đề nâng cao kiến thức cho chủ trang trại là rất quan trọng và cần phải thực hiện ngay. Qua điều tra chúng tôi thấy kiến thức của chủ trang trại còn thấp, phần lớn kỹ thuật nuôi tôm của các chủ trang trại có được để phục vụ nuôi trồng là đúc rút từ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Do đó để nâng cao kiến thức phục vụ nuôi tôm cho các chủ trang trại chúng tôi đưa ra các giải pháp sau: - Phòng Thủy sản và phòng Nông nghiệp của huyện nên phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật của các hãng sản xuất thức ăn, thuốc thú y – thủy sản, mở các lớp nói chuyện chuyên đề cung cấp cho các chủ trang trại những kiến thức mới, nâng cao trình độ chăm sóc, phong trừ dịch bệnh và quản lý môi trường. - Xây dựng các mô hình nuôi tôm thành các mô hình trình diển điển hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để chuyển tải đến tận người sản xuất về cơ chế chính sách của Nhà Nước, thông tin kinh tế, thị trường và kỹ thuật. Đẩy nhanh tiến độ chuyển giao công nghệ sản xuất tôm giống nhất là tôm giống có giá trị kinh tế cao. Phòng Thủy Sản và phòng Nông Nghiệp huyện nên kết hợp với một số hãng sản xuất thức ăn, sản xuất thuốc thú y – thủy sản để nghiên cứu, biên soạn một số tài Đại học Kin h tế Hu ế 88 liệu kỹ thuật về nuôi trồng và phòng trừ dịch bệnh cho phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở vùng ven biển huyện Quỳnh Lưu. 3.2.3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu đến năm 2015-2020. Bảng 19: Dự báo tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu đến năm 2020. Chỉ tiêu Trang trại hiện cónăm 2010 Trang trại có đến năm 2015 Trang trại có đến năm 2020 Bán thâm canh 17 13 0 Thâm canh 31 87 200 Tổng số trang trại 48 100 200 nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu năm 2010 Trên cơ sở thực trạng kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, chương trình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm đến năm 2015, 2020 của huyện Quỳnh Lưu, chúng tôi đưa ra dự đoán tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện trong thời gian tới như sau: Trong thời gian tới các trang trại nuôi tôm hiện nay cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tăng nhanh về số lượng trang trại cũng như chất lượng của mỗi trang trại Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, trên địa bàn huyện cần phát triển các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh là chủ yếu. Như vậy theo kết quả dự báo thì đến năm 2015 số trang trại nuôi trên địa bàn huyện có 100 trang trại nuôi tôm, trong đó có 13 trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh và 87 trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh. Năm 2020 có 200 trang trại nuôi theo hình thức công nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế 89 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận. Trong quá trình phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nước ta đã xuất hiện nhiều nhân tố mang ý nghĩa tích cực, trong đó có kinh tế trang trại, một mô hình sản xuất đi lên từ kinh tế hộ gia đình. Sự hình thành và phát triển khá nhanh của mô hình kinh tế này đã và đang góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển và làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn nước ta. Qua kết quả nghiên cứu khảo sát tình hình thực trạng của các trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa đến kết luận như sau: 1. Quy mô trang trại ở huyện Quỳnh Lưu còn nhỏ, quy mô được biểu hiện qua diện tích, lao động, vốn). - Về diện tích: Đối với hình thức bán thâm canh bình quân mỗi trang trại chỉ được 1,5 ha trong tổng số 9 ha và 6 trang trại được điều tra. Ở hình thức nuôi thâm canh thì diện tích nuôi có mở rộng hơn, bình quân mỗi trang trại 2,95 ha trong tổng số 16 trang trại với tổng số 47,2 ha được điều tra. - Về lao động: Số lao động bình quân mỗi trang trại là 3,59 người trong đó lao động thuê ngoài là 2,73 người chiếm 76,04%, lao động gia đình là 0,86 người chiếm 23,96%, trình dộ văn hóa của chủ trang trại đại đa số là cấp III (chiếm 72,72%), trình độ cấp II của chủ trang trại là 3 người và trình độ chuyên môn bình quân mỗi trang trại là 3 người. - Về vốn: Tổng số vốn bình quân mỗi trang trại nuôi tôm là 1927,27 triệu đồng. Phân theo sở hữu: Vốn tự có 1236,337 triệu đồng chiếm 64,15%; vốn đi vay là 690,91 triệu đồng chiếm 35,85%.Trong đó, đối với hình thức bán thâm canh tổng số vốn là 700 triệu, hình thức thâm canh là 2387,50 triệu. Phân theo loại vốn: Vốn cố định là 849,92 triệu đồng chiếm 44,1%, vốn lưu động 1077,35 triệu đồng chiếm 55,9% trong tổng số vốn. Trong đó, hình thức nuôi bán thâm canh có 343,52 triệu đồng vốn lưư động và 356,48 triệu đồng vốn cố định, ở hình thức nuôi thâm canh có 1352,53 triệu đồng vốn lưu động và 1034,97 triệu đồng vốn cố định. Đại họ Kin h tế Hu ế 90 2. Về kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế: Có thể nói rằng hoạt động nuôi tôm đã đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế rất cao. Bình quân 1 ha diện tích nuôi tôm đem lại 936,84 triệu đồng giá trị sản xuất. Về kết quả sản xuất của hình thức nuôi thì bình quân 1 ha nuôi theo hình thức thâm canh mang lại 1030,81 triệu đồng giá trị sản xuất. So với hình thức nuôi bán thâm canh chỉ tiêu này tăng là 586,81 triệu đồng. Tổng chi phí sản xuất của hình thức nuôi thâm canh là 594,64 triệu đồng và hình thức bán thâm canh là 301,38 triệu đồng. 3. Sự phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm trong những năm qua còn mang tính tự phát. Sản xuất còn phân tán, thiếu sự tập trung đồng bộ, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật còn hạn chế từ đó gặp khó khăn trong việc sản xuất tổ chức sản xuất nhất là các trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh. Các công trình chung phục vụ sản xuất còn thiếu thốn, không đồng bộ như hệ thống giao thông, thủy lợi không còn phù hợp yêu cầu trong tình hình mới, hệ thống lưới điện phục vụ nuôi tôm còn mang tính tạm bợ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không an toàn và không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang hình thức nuôi cao hơn. 4. Tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm vùng ven biển huyện Quỳnh Lưu còn rất lớn. Trong những năm tới ở vùng ven biển huyện còn có thể mở rộng diện tích nuôi trồng nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng trên địa bàn. 5. Các giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển trang trại nuôi tôm.Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là biện pháp có tính quyết định đến việc phát triển nghề nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện trong những năm tới. Theo chúng tôi cần phải đẩy mạnh công tác khuyến ngư để mở rộng việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường việc đầu tư để mở rộng thêm trại sản xuất tôm giống và áp dụng công nghệ mới vào nuôi trồng. Đặc biệt là việc phổ biến các biện pháp phòng bệnh cho tôm. - Cần phải có liều thuốc “định tâm” để khuyến khích các trang trại nuôi tôm đầu tư nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi. Đại họ Kin h tế Hu ế 91 - Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô (đầu tư tín dụng, đất đai, phát triển nguồn nhân lực cho chủ trang trại v.v) là biện pháp quan trọng đối với việc phát triển các vùng trang trại nuôi tôm vùng ven biển của huyện. - Cần có quy hoạch đồng bộ, đồng thời tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản xuất. - Việc hình thành và tổ chức hệ thống dịch vụ đầu vào cho chủ trang trại nuôi tôm và có thể thành lập trung tâm tư vấn và thông tin kinh tế kỹ thuật nuôi tôm là rất cần thiết. - Khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập và duy trì tổ chức hiệp hội nghề nghiệp giúp cho việc phổ biến những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, trao đổi những kinh nghiệm sản xuất, nắm bắt tình hình thị trường, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn thử thách, những trục trặc kỹ thuật và đối phó với thiên tai. - Nếu các biện pháp chủ yếu trên được tổ chức thực hiện một cách thuận lợi chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các trang trại mà còn tạo thêm được việc làm cho hàng trăm lao động ở vùng ven biển, giảm sức ép về việc làm, góp phần hạn chế những tiêu cực xã hội ở vùng ven biển, nâng cao thu nhập đầu người cải thiện đời sống của nhân dân và tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm sự phát triển bền vững, góp phần làm mạnh hóa môi trường ở vùng ven biển của huyện. II. Kiến nghị. 1.1 Đối với nhà nước. Cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các trang trại nuôi tôm, có chính sách khuyến khích những người có vốn, có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, đầu tư hoặc hợp tác liên doanh, liên kết dưới mọi hình thức để phát triển các dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra ở nông thôn. Đặc biệt coi trọng và khuyến khích các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Cần phải hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các trang trại nuôi tôm giảm bớt thủ tục cho vay vốn đỡ gây phiền hà, trở ngại các chủ trang trại vay vốn và điều chỉnh mức lãi suất phù hợp hơn nữa. Đại ọc Kin h tế Hu ế 92 Hoạt động nuôi tôm là nghề đem lại hiệu quả kinh tế rất cao nếu không có sự quản lý, người dân sẽ chuyển đổi đất canh tác sang một cách ồ ạt. Nuôi tôm ngày càng ở hình thức cao (hình thức nuôi thâm canh) thì lượng hóa chất dùng càng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan sinh thái ven biển. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách chế tài bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển một cách hợp lý đi đôi với việc phát triển thúc đẩy các trang trại nuôi tôm vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu. 2. Đối với địa phương. Cần có quan điểm và nhận thức đứng đắn trong việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm. Coi đó là lực lượng khai thác quan trọng có hiệu quả các nguồn lực trong nông thôn phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội của từng địa phương. Bằng mọi biện pháp truyên truyền mọi đối tượng có khả năng và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc giải quyết các thủ tục đặc biệt về diện tích đất mặt nước NTTS, tham gia phát triển kinh tế trang trại. Cần giúp đỡ thiết thực hơn nữa để hình thành các hình thức hợp tác mới giữa các chủ trang trại. Bên cạnh đó cần phải đầu tư xây dựng các trại sản xuất tôm giống nhằm đảm bảo cung cấp giống đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng cho các chủ trang trại và người lao động cho hoạt động nuôi. Đồng thời quan tâm đến điều kiện giúp đỡ cho các chủ trang trại nuôi tôm đầu tư sản xuất. Mở rộng các hình thức khuyến mại đến từng chủ trang trại nuôi tôm và tăng cường công tác kiểm dịch thú y thủy sản. 3. Đối với các chủ trang trại. - Tăng cường đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ thuật đã được phổ biến và hướng dẫn, tăng cường sử lý cải tạo ao hồ một cách triệt để và đúng kỹ thuật. - Các chủ trang trại: Cần phải tăng cường học hỏi để nâng cao kiến thức phục vụ cho việc nuôi trồng. - Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp khi có dịch bệnh xẩy ra đối với vật nuôi để tránh lây lan ra diện rộng. - Các chủ trang trại cần phải có sự gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau. - Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế môi trường và hạn chế suy giảm tài nguyên. Đại ọc Kin h tế Hu ế 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH TW Đảng, năm 2001, phát huy sức mạnh dân tộc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Trích báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa VIII, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Báo tuổi trẻ, Phụ chương đặc biệt về đại hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Một số chủ trương chính sách mới về Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản – thủy lợi và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp 3. Lịch sử nông nghiệp Việt Nam 4. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB thống kê ,2004 5. Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại 6. Bảng báo cáo tổng kết kinh tế xã hội huyện Phú Vang năm 2008. 7. Báo cáo và luận văn tốt nghiệp của các năm trước 8. Trần Kiên – Phúc kỳ, năm 2002, làm giàu bằng kinh tế trang trại - mô hình kinh tế trang trại trẻ. Nhà xuất bản Thanh Niên 9. Luật đất đai, năm 1993, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 10. Nghị quyết só 03 / 2002/ NQ – CP/ ngày 02 tháng 2/200 của chính phủ về kinh tế trang trại 11. Phòng thống kê huyện Quỳnh Lưu, Niên giám thống kê 2010 12. Phòng thủy sản huyện Quỳnh Lưu: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản mặn lợ năm 2008 – 2010, triển khai kế hoạch năm 2011 13. Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, Niên giám thống kê năm 2010 14. UBND huyện Quỳnh Lưu, năm 2010, báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2010, kế hoạch kinh tế xã hội; an ninh quốc phòng năm 2011 Đại học Ki h tế Hu ế 94 15. UBNH tỉnh Nghệ An, năm 2010, Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2010 - 2015 16. Các trang web: http: /www.google.com.vn http: /www.thuathienhue.gov.vn; Thành phố Huế Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_kinh_te_trang_trai_nuoi_tom_o_huyen_quynh_luu_tinh_nghe_an_0775.pdf
Luận văn liên quan