Chính quyền địa phương tỉnh, huyện trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình,
giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn, các đơn vị thụ hưởng căn cứ vào
nội dung của đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến
năm 2020” để xây dựng các nội dung cụ thể theo danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu
tư; lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành và
địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên
ngành khác tiếp xúc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành, các đơn vị ở
Trung ương để xúc tiến, thu hút các dự án ODA.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị cấp tỉnh có
liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp xúc với các Bộ, ngành ở Trung ương, các
tổ chức Quốc tế để xúc tiến, thu hút các dự án ODA đã có trong danh mục, đồng thời
hàng năm bổ sung danh mục các dự án chi tiết cho phù hợp với thực tế để kêu gọi, thu
hút đầu tư. Tham mưu bố trí vốn đối ứng xây dựng cơ bản hàng năm cho các dự án
ODA đang triển khai thực hiện.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách
hàng năm cho công tác vận động, thu hút các dự án ODA, hướng dẫn quản lý tài
chính, thanh quyết toán cho công tác trên và chủ trì tham mưu bố trí vốn đối ứng cho
các dự án ODA.
- Sở Giao thông vận tải cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, chủ động trong việc
tìm kiếm nguồn ODA thay vì trong chờ sự vận động từ phía tỉnh và Trung ương.
100 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thu hút nguồn vốn oda đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhưng do điều kiện kinh tế của người dân hưởng lợi trong vùng dự
án thấp do đó chỉ đóng góp được 8 tỷ đồng nên phải kéo dài thời gian ký giải ngân dự án.
c. Nguyên nhân của những hạn chế
Về mặt khách quan
- ODA là nguồn vốn từ nước ngoài nên khi vào tỉnh Quảng Bình sẽ gặp phải
những khó khăn do khác biệt về nhiều mặt như: Ngôn ngữ, tập quán, thói quen làm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 65
việc, các quy định về thủ tục, giấy tờ, quy trình... làm mất nhiều thời gian để giải quyết
công việc.
- Chính phủ chưa xây dựng được cơ chế thống nhất giữa nợ trong nước và nợ nước
ngoài của Quốc gia. Các quy định pháp lý quản lý nợ nói chung, nguồn ODA nói riêng
chủ yếu điều chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai
đoạn sau đầu tư, các chế định pháp lý hầu như còn rất sơ lược, có thể nói là còn bỏ ngỏ.
- Mặt khác, quá trình phê duyệt qua nhiều bước, hồ sơ bị lưu giữ lâu tại văn phòng
các nhà tài trợ ở Việt Nam (do văn phòng đại diện có ít thẩm quyền thường phải xin ý
kiến cơ quan cấp trên ở nước ngoài). Thêm vào đó, tư vấn nước ngoài chậm trễ trong việc
hoàn thành công tác thiết kế dự án, đánh giá kế hoạch và kết quả đấu thầu, thậm chí một
số trường hợp chuyên gia tư vấn do nhà tài trợ đề cử có năng lực kém, thiếu tinh thần hợp
tác xây dựng hoặc không đủ người như đã cam kết ban đầu và thường xuyên thay đổi
nhân sự chủ chốt làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án và tiến độ giải ngân.
Về mặt chủ quan
- Chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA. Một số lãnh đạo
của chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về
nguồn vốn tài trợ ODA. Do thời gian vay, thời hạn ân hạn kéo dài, lãi suất thấp, áp lực
trả nợ chỉ phát sinh về sau nên dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết định, lựa chọn
nguồn tài trợ ODA. Chậm cụ thể hoá chủ trương, chính sách và định hướng thu hút và
sử dụng vốn ODA và phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn ODA.
- Định hướng thu hút sử dụng vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ chưa thực sự sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Mô hình tổ chức triển khai dự án nơi thì rườm rà, qua nhiều cấp trung gian,
phân công trách nhiệm không rõ ràng, nơi thì lại độc quyền và lạm quyền quyết định
từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc, làm chậm giải ngân vốn, tiến độ thực hiện dự án
và thất thoát vốn đầu tư.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa các Sở, ngành, ban QLDA, chính quyền địa
phương để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 66
- Do Quảng Bình là một tỉnh nghèo, thu ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng được
30% nhu cầu do đó hàng năm Trung ương phải trợ cấp 70%, vì vậy khó có thể tự cân
đối được vốn đối ứng theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ (vốn đối ứng chiếm 10 - 15%
tổng số vốn đầu tư của một dự án) mà phải nhờ sự hỗ trợ của Trung ương. Trong khi
đó, vốn đối ứng do Trung ương cấp phát hàng năm chỉ chiếm 50% nhu cầu vốn đối
ứng của tất cả các dự án ODA hiện có trên địa bàn tỉnh. Thiếu vốn đối ứng nên việc
giải ngân nguồn vốn ODA cũng bị chậm theo.
- Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án vốn ODA, hoạt động của
các ban QLDA chưa được quan tâm đúng mức; chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài
chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu chế tài cần thiết.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 67
CHƯƠNG III
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ODA
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Mục tiêu phát triển của ngành Giao thông giai đoạn 2015 - 2020
Mục tiêu chung
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ,
hiện đại đạt cấp, bậc kỹ thuật làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển; tạo bước đột
phá trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, phấn đấu đưa Quảng
Bình phát triển nhanh và bền vững.
Mục tiêu cụ thể
Tập trung đầu tư và hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông: Đường Quốc lộ,
đường ven biển, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã; đến năm 2015 cơ bản hoàn thành
chương trình cứng hoá giao thông nông thôn và đường về trung tâm cụm xã; đưa hệ
thống các công trình giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay, cảng biển vào đúng cấp bậc
kỹ thuật quy định. Đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng
đô thị Đồng Hới và các đô thị khác trong toàn tỉnh.
Xây dựng hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế
- xã hội, tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông.
- Về đường bộ
+Trước hết ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án đang triển khai như: Cầu và
đường về xã Văn Hoá, đường từ Khu kinh tế Hòn La đến khu xi măng tập trung Tiến -
Châu - Văn Hóa, đường tránh nhà máy xi măng Sông Gianh; Cải tạo nâng cấp đường
565 (tỉnh lộ 16) và đường 562 (tỉnh lộ 20), tiến hành đầu tư xây dựng tuyến đường ven
biển, xây dựng và hoàn thành cầu Nhật Lệ 2 để tạo bước đột phá trong phát triển đô thị
và các tuyến đường phục vụ dân sinh ở các vùng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 68
+ Tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường như:
Tỉnh lộ 570 (tỉnh lộ 3B), đường Trần Hưng Đạo (từ cầu Vượt) đến đường Hồ Chí
Minh, trong đó một số tuyến đường quan trọng được xây dựng đảm bảo hiện đại. Triển
khai xây dựng các trục đường trong các đô thị, ưu tiên các trục đường chính của thành
phố Đồng Hới, thảm nhựa các tuyến đường nội thành.
+ Từng bước đầu tư các tuyến đường như: Tỉnh lộ 561 (tỉnh lộ 2), 558; 559,
F325, các đường ngang khác nối Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh. Xây dựng, nâng
cấp các cầu, cống có hoạt tải dưới 30 tấn để đảm bảo khai thác đồng bộ mạng lưới hạ
tầng giao thông đường bộ trong toàn tỉnh.
+ Kiên cố hoá hệ thống cầu, đường về trung tâm các xã; xây dựng hệ thống cầu,
đường về thôn, bản, phấn đấu 100% thôn có đường ôtô về đến trung tâm; tiếp tục thực
hiện chương trình “cứng hoá” đường giao thông nông thôn.
+ Xây dựng đường vành đai biên giới, đường vào các bản biên giới, vào các đồn
biên phòng, xây dựng một số tuyến đường kết hợp kinh tế với quốc phòng. Quan tâm
đầu tư các tuyến đường để phát triển du lịch.
- Đường thuỷ
+ Khai thác tốt năng lực cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn La. Ưu tiên triển
khai đầu tư giai đoạn 2 để nâng công suất cảng Hòn La và đảm bảo tàu có trọng tải
30.000 - 50.000 tấn ra vào cảng làm hàng và trở thành cảng tổng hợp trong quy hoạch
hệ thống cảng biển Việt Nam.
+ Đầu tư nâng cấp, nạo vét khơi thông luồng lạch các tuyến đường sông quan
trọng như: Sông Son, sông Gianh, cửa Nhật Lệ và một số tuyến sông khác để đảm bảo
vận tải, an toàn cho tàu thuyền đi lại. Nâng cấp cảng Gianh và xây dựng các cảng trên
sông Gianh phục vụ vận tải cho các nhà máy xi măng.
- Đường sắt
+ Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cầu đường sắt, nâng cấp các cầu yếu, thay ray,
thay tè vẹt, kiên cố hoá một số đoạn, hiện đại hoá thông tin tín hiệu, đầu máy, toa xe
để đảm bảo an toàn chạy tàu.
+ Giai đoạn 2015 - 2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn Quốc gia và khu
vực, chuẩn bị và tạo mọi điều kiện để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam theo dự
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 69
án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Trung ương qua tỉnh và đường sắt Vũng
Áng - Cha Lo.
- Hàng không:
Đầu tư hệ thống dẫn đường cất hạ cánh tự động và các thiết bị hiện đại, đồng bộ
để có thể đảm bảo cho các máy bay cất cánh, hạ cánh an toàn.
3.2. Các hạng mục ưu tiên sử dụng vốn ODA thời gian tới
- Xây dựng hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông. Ưu tiên đầu tư các công
trình: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A, đường tránh Thị xã Ba Đồn, triển khai xây dựng và
hoàn thành tuyến chính của hệ thống đường ven biển; tất cả các tuyến đường tỉnh đều
được nhựa hoá hoặc bê tông xi măng 100% mặt đường, hoàn thành việc thay thế toàn
bộ cầu yếu.
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển và các vùng đồi núi khó khăn. Tập
trung vào đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu như giao thông
nông thôn; tăng cường năng lực cán bộ các cấp nhất là cấp huyện, xã, thôn, bản ở vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Cần ưu tiên xây dựng các dự án tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền
núi gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm nằm phát huy hiệu quả tổng
hợp, nâng cao đời sống dân cư nông thôn một cách đồng đều ở các vùng có dự án.
3.3. Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Xét trên góc độ toàn nền kinh tế, hiện nay các nhà tài trợ đã cam kết mạnh mẽ
tăng nguồn vốn ODA để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ. Tuy nhiên có thể thấy rằng, nhu cầu về vốn ở các nước phát triển hiện
nay đang tăng lên rất cao nên việc các nhà tài trợ có thể đáp ứng được lượng vốn cam
kết là rất khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở các nước đang phát triển chung và
Việt Nam nói riêng là việc vận động, thu hút ODA phải như thế nào để đáp ứng được
nhu cầu phát triển của đất nước, để từ nguồn vốn ODA này có thể thu hút nhiều hơn
nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 70
Trong bối cảnh chung cả nước đang cố gắng thu hút ODA thì Quảng Bình cũng
đang nỗ lực hết mình, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp, chính sách hiệu quả nhất để
tăng cường thu hút nguồn vốn này từ Trung ương cũng như trực tiếp từ các nhà tài trợ
về tỉnh. Các giải pháp cụ thể:
3.3.1. Lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho các chương trình, dự án
ODA cụ thể để làm việc với các nhà tài trợ, các Bộ, ngành Trung ương
- Xây dựng thứ tự ưu tiên sử dụng ODA cho từng hạng mục cụ thể trong phát
triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với từng đối tác phù hợp, đáp ứng những ưu tiên
cho địa phương dựa trên cơ sở những ưu tiên của Nhà nước. Hàng năm, Sở Kế hoạch
và Đầu tư cùng các Sở, ban, ngành chuyên môn lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết
cho một số dự án xin tài trợ từ nguồn vốn ODA thích hợp và chuẩn bị cho hội nghị tư
vấn các nhà tài trợ tổ chức hàng năm.
- Quá trình vận động, thu hút cần tập trung theo vùng lãnh thổ, quy định cụ thể tỷ
lệ đầu tư theo từng khu vực, đặc biệt ưu tiên khu vực nông thôn và miền núi.
- Cập nhật các thông tin, số liệu cơ bản của tỉnh để phục vụ cho công tác xúc tiến ODA.
- Tăng cường quan hệ với các tổ chức song phương, đa phương và tiếp xúc, làm
việc với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận thông tin, được hỗ trợ, giúp đỡ kêu
gọi vốn ODA.
3.3.2. Đổi mới và đẩy mạnh công tác quy hoạch, giải quyết tốt vấn đề đất đai
- Đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt là
quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một
bước làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng và định hướng cho công tác đầu tư. Chú
trọng quy hoạch chi tiết các trung tâm cụm xã, các xã phường, các điểm dân cư, các
điểm nút giao thông quan trọng, các khu du lịch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết
các huyện lỵ nhất là bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết hạ tầng giao thông đường
bộ cho phù hợp với xu thế mới.
- Công bố công khai các quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi phê duyệt trên các
phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Nhà nước, tại
các vùng dự án để nhân dân và các nhà đầu tư biết, thực hiện và giám sát việc thực
hiện xây dựng theo đúng quy hoạch.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 71
- Thực hiện tốt các quy định của Luật Đất đai và các văn bản Nghị định, Thông
tư hướng dẫn về đất đai. Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử
dụng đất, khắc phục cơ bản tình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng các thủ
tục về giao đất, cho thuê đất, các dịch vụ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất. Xây dựng khung giá đất phù hợp với thị trường và thực trạng nền kinh tế của tỉnh,
coi đây là một trong những yếu tố tạo thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Cần gắn trách
nhiệm việc gây ách tắc, chậm tiến độ đầu tư xây dựng vì lý do giải phóng mặt bằng với
chính quyền cấp huyện, thành phố, cấp cơ sở. Cần phải quyết liệt hơn, nỗ lực mạnh mẽ
hơn, dứt điểm hơn trong công tác giải phóng mặt bằng và coi đó là nỗ lực, tiêu chí
đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh.
- Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng,
xây dựng các khu tái định cư nhằm bảo đảm khởi công và hoàn thành chương trình, dự
án theo đúng tiến độ đã được thoả thuận với nhà tài trợ. Cần có sự phối hợp một cách
tích cực đồng bộ với các nhà đầu tư để giải quyết dứt điểm theo từng dự án.
3.3.3. Nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng ODA
- Tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng
nguồn vốn ODA của tỉnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như
giới thiệu trên sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ
của các cơ quan Trung ương, cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương
trên thế giới.
- Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA
trên địa bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án
ODA đang thực hiện. Tiến hành tổng kết công tác đối ngoại của tỉnh để rút ra những
bài học kinh nghiệm trong việc thu hút tất cả các nguồn vốn ODA.
- Huy động mọi nguồn lực để tăng cường công tác vận động các nhà tài trợ.
3.3.4. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án
Khâu thiết kế, đánh giá ban đầu tại một số dự án của tỉnh chưa được thực hiện
tốt, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn tư vấn trong nước không có đủ năng
lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đánh giá xã hội, môi trường, phân tích kinh tế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 72
và tài chính. Các chuyên gia nước ngoài được thuê đánh giá lại có xu hướng áp dụng
những chuẩn mực Quốc tế trong việc thiết kế, đánh giá dự án làm dàn trải, vượt quá
khả năng quản lý của dự án. Bên cạnh đó, người hưởng lợi từ dự án lại không được
tham vấn một cách đầy đủ trong quá trình thiết kế và xây dựng dự án, dẫn đến khi thực
hiện một số mục tiêu của dự án không phù hợp hoặc không thể thực hiện được. Và trên
thực tế một số dự án đã phải bỏ bớt mục tiêu, không thực hiện tại một số địa phương
sau khi có đánh giá giữa kỳ.
Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này, trong thời gian tới, cần làm tốt
khâu đánh giá trên cơ sở đảm bảo thuê được những tư vấn trong nước có kinh nghiệm,
am hiểu tình hình thực tế địa phương. Đối với các tư vấn nước ngoài, Sở cũng cần chủ
động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp của họ, chỉ chấp
nhận những đề xuất có tính khả quan nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên
cạnh đó, một yếu tố quyết định đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là
quá trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương, cộng đồng hưởng lợi.
3.3.5. Xây dựng quy chế hướng dẫn phù hợp cho ban QLDA, tăng cường
công tác lập kế hoạch hoạt động, đẩy mạnh công tác chỉ đạo của ban lãnh đạo và
giám đốc dự án
- Ngay sau khi ban QLDA được thành lập, cần tập trung xây dựng ngay một quy
chế hoạt động của ban QLDA và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.
- Bên cạnh đó, nhanh chóng xây dựng và ban hành ngay cuốn “Cẩm nang
hướng dẫn quản lý dự án”. Cẩm nang sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, trở thành
kim chỉ nam, hướng dẫn các ban QLDA trong quá trình thực hiện; đồng thời cũng
thuận lợi cho ban QLDA Trung ương trong công tác quản lý khi tất cả đều sử dụng
form, biểu mẫu thống nhất. Sau khi cẩm nang được ban hành, nhất thiết phải có các
cuộc tập huấn hướng dẫn sử dụng cho các ban QLDA, đặc biệt là các cán bộ tài
chính và cán bộ chuyên môn. Thực tế cho thấy, quy trình hướng dẫn rất cụ thể nhưng
các ban QLDA vẫn gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng và thực hiện. Vì thế, làm
tốt công tác hướng dẫn sẽ giúp cho các ban QLDA giảm bớt được khó khăn trong
quá trình thực hiện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 73
- Các ban QLDA phải xây dựng kế hoạch hàng năm sớm dựa trên cơ sở đánh giá
nhu cầu thực tế của người hưởng lợi để thiết kế các hoạt động cho phù hợp, đảm bảo kế
hoạch được xây dựng từ dưới lên, xuất phát từ chính cộng đồng, người dân. Kế hoạch
được xây dựng cũng cần phải có tính linh hoạt, trên cơ sở trao quyền chủ động cho các
ban QLDA địa phương, để họ có thể linh động trong việc điều chỉnh hoạt động, đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu thực tế phát sinh.
- Tăng cường tính tham gia theo đúng nghĩa của các thành viên tại ban chỉ đạo dự
án: Chỉ đạo, hướng dẫn, quyết định đối với những vấn đề quan trọng của dự án. Một
vấn đề nữa trong công tác chỉ đạo dự án hiện nay là trưởng ban QLDA thường là giám
đốc, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải cho nên cùng một
lúc người này phải đảm nhận vị trí quản lý tại nhiều nơi, không có nhiều thời gian để
sâu sát, chỉ đạo dự án. Do đó, công việc dự án thường được giao cho điều phối viên dự
án. Đối với những địa phương mà điều phối viên còn thiếu kinh nghiệm và năng lực
thì hoạt động của dự án tại đó bị chậm trễ và không hiệu quả. Vì vậy, để khắc phục
những tồn tại này, một mặt phải có cơ chế phân công công việc cụ thể cho các trưởng
ban QLDA, nếu quá bận có thể thay thế bằng người khác. Mặt khác, cần tuyển chọn
những điều phối viên có năng lực và kinh nghiệm để trợ giúp cho trưởng ban trong quá
trình thực hiện dự án.
3.3.6. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ làm công tác kinh tế đối
ngoại, xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án ODA
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn
về kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ về ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và
năng lực để sẵn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA.
- Các ngành, các cấp phải kiện toàn và tăng cường năng lực cán bộ cũng như
năng lực quản lý điều hành của các ban QLDA ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc
cho các đơn vị này. Thực hiện phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa chủ đầu
tư và các ban QLDA.
- Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm
công tác kinh tế đối ngoại, cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 74
nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý,
điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án ODA.
- Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến
khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh
doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và
ngân sách dành một khoản kinh phí hợp lý, thoả đáng để thu hút nguồn chất xám, nhân
tài từ bên ngoài vào làm việc tại tỉnh, bổ sung nguồn cho các dự án ODA.
3.3.7. Kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, các ngành, đẩy mạnh tiến
trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa
các ngành, đơn vị, các cấp; giữa tỉnh và các huyện, thành phố; giữa huyện và xã để từ
đó nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong xử lý công việc, để công việc
được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện. Bổ sung các quy định, quy chế hoạt động của
các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy ở mỗi ngành, mỗi cấp, từng cơ quan trong bộ
máy hành chính sao cho hợp lý; sáp nhập, lồng ghép các tổ chức cơ quan tránh các bộ
phận trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, bỏ những khâu trung gian gây phiền hà, làm
chậm công việc. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chức danh theo tiêu chuẩn, biên
chế cán bộ công chức. Triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh về cán bộ công chức
và các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh phòng chống tham nhũng.
- Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc tổ
chức thực hiện dự án. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, công tác kiểm tra thực
hiện chương trình, dự án, đảm bảo cho lãnh đạo các cấp xử lý kịp thời thông tin trong
quá trình chỉ đạo, điều hành nhằm phát huy nhanh những nhân tố tích cực và hạn chế
kịp thời những tổn thất gây ra.
- Các ngành, các cấp cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù
hợp làm phiền hà đến người dân và doanh nghiệp theo hướng đảm bảo thủ tục đầy đủ,
đơn giản, giải quyết công việc nhanh chóng. Nâng cao hiệu quả cơ chế giao dịch một cửa,
tập trung vào các lĩnh vực như: Giới thiệu địa điểm đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thuê đất, đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, thẩm định dự án đầu tư, cấp phép
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 75
đầu tư cho các dự án. Cải tiến phương thức làm việc, thực hiện công khai, minh bạch, đổi
mới lề lối, tác phong làm việc trong các cơ quan công quyền, tránh tình trạng nhũng
nhiễu, cửa quyền trong cán bộ công chức và các cơ quan Nhà nước.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản
hóa các thủ tục trong đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải cách các
thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư cũng như các
dự án ODA.
3.3.8. Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và các Bộ, ngành có dự án
Hiện nay cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Trung ương và các Bộ, ngành
có dự án chưa được thực hiện tốt, chủ yếu vẫn là mối quan hệ Nhà nước, giữa Bộ và
Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay tại các dự án
của Bộ là việc “trên bảo, dưới không nghe”. ‘‘Trên” ở đây là ban QLDA Trung ương,
vị trí giám đốc dự án cũng chỉ tương đương với phó giám đốc hoặc trưởng phòng tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho nên khi có quyết định, văn bản của dự án hướng dẫn
xuống địa phương nhiều khi không có tác dụng tức thì, mà chỉ khi có văn bản hướng
dẫn cụ thể từ Bộ xuống thì việc thực hiện mới được tiến hành. Bên cạnh có, nhiều dự
án khi thực hiện chỉ thiết lập cơ chế phối hợp từ Sở xuống các xã mà không qua chính
quyền huyện. Vì thế, nhiều khi quyết định của ban QLDA tỉnh xuống xã không được
thực hiện vì xã chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ chính quyền huyện và muốn có hiệu quả
lại phải qua chính quyền huyện. Tất cả những khó khăn, tồn tại này dẫn đến việc ra
quyết định và để quyết định có hiệu lực mất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thực
hiện dự án.
Do đó, việc thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, đồng bộ giữa Bộ, dự án
và địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền huyện, xã thực hiện dự án) sẽ tạo
điều kiện giảm bớt thời gian triển khai các hoạt động, giải quyết những vướng mắc,
khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; giúp Bộ nắm bắt được những thay đổi,
khó khăn của địa phương để có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, huy động tốt
các nguồn lực tại địa phương và phát huy kịp thời hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra, việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ và các cơ quan ngang Bộ,
các ban, ngành khác của Trung ương trong việc chỉ đạo thực hiện dự án hiện nay còn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 76
chưa tốt, chủ yếu trên giấy tờ. Thực tế mỗi dự án tại Bộ hiện nay đều có ban chỉ đạo
Trung ương, với thành phần là các lãnh đạo Bộ, ngành tại Trung ương liên quan đến
lĩnh vực thực hiện dự án như: Lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ngân
hàng nhà nước, Bộ Tài nguyên môi trường... Tuy nhiên, sự tham gia của các Bộ,
ngành này vào quá trình thực hiện dự án chưa hiệu quả. Những Bộ này chỉ tham gia
vào các cuộc họp tổng kết hàng năm hay thông qua ngân sách, báo cáo hàng năm mà
chưa thực sự tham gia vào chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng nghĩa. Do đó, dự án cũng
gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình
thực hiện do thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Vì thế yêu cầu trong thời gian tới , Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành
liên quan trong ban chỉ đạo để có được sự hỗ trợ, chỉ đạo cần thiết của họ trong quá
trình thực hiện dự án.
3.3.9. Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi
thành phần kinh tế
Có thể nói, đây là vấn đề đã được đưa ra từ lâu và đã giải quyết nhưng chưa triệt
để. Vẫn có tình trạng chưa bình đẳng về thành phần kinh tế khi phân bổ các dự án về
địa phương, vẫn có sự thiên lệch về phía thành phần Nhà nước.
Ngay bản thân tỉnh phải có các biện pháp chống lại tình trạng này, bởi trên thực tế
có thể thấy, nhiều dự án, nếu đưa cho doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm thì sẽ có kết quả
tốt hơn việc một cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm. Thêm vào đó đưa cho doanh nghiệp
tư nhân đảm nhận thì công tác thanh tra, dám sát của cơ qua Nhà nước cũng sẽ hiệu quả
hơn. Từ đó, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào địa bàn tỉnh.
3.3.10. Quyết tâm chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí
- Trong từng ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có các chính sách
thể hiện quyết tâm chống lại nạn tham nhũng trong từng cơ sở. Muốn có một môi
trường đầu tư tốt thì ngay bản thân trong từng doanh nghiệp, từng Bộ, ban, ngành cũng
phải có một môi trường trong sạch. Ý thức của từng cán bộ phải tốt, không để xảy ra
tình trạng tham nhũng xảy ra, đặc biệt là trong các dự án nước ngoài. Nếu không giảm
tải và xóa bỏ được tình trạng này thì càng làm cho đồng vốn vào Việt Nam nói chung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 77
và địa bàn tỉnh nói riêng ngày càng hạn hẹp. Đưa ra các biện pháp thích đáng, các hình
thức phạt, kỷ luật phù hợp với từng mức vi phạm gây ra.
- Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể
dự báo trước. Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt dự báo về mặt rủi ro có thể xảy ra
cho dự án.
- Để chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến
độ dự án cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng
của ngành Giao thông. Trước tiên, cần kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra ở các
ngành các cấp; tập trung thanh tra đầu tư xây dựng áp dụng đồng bộ các biện pháp
chống dàn trải, thất thoát kết hợp với đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể và cá nhân sai phạm.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, công
khai, minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm trước, trong và sau khi
thực hiện dự án. Việc giám sát cộng đồng cũng sẽ được chú trọng hơn với chủ trương:
Tất cả các công trình giao thông vận tải đều được báo cáo gửi tới Hội đồng nhân dân địa
phương, các đoàn đại biểu Quốc hội để biết và tổ chức giám sát.
3.3.11. Trang bị hệ thống công nghệ thông tin, tạo kết nối với các nhà tài trợ
và các Bộ, ngành Trung ương trong việc tìm nguồn ODA cho tỉnh
- Trong công tác quản lý dự án trên địa bàn tỉnh cần thiết xây dựng Hệ thống thông
tin quản lý (MIS) để thực hiện việc trao đổi thông tin 2 chiều giữa các ban QLDA và Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
- Xây dựng trang Web và đưa các danh mục dự án kêu gọi vốn ODA lên trang
Web của tỉnh. Tiếp xúc và có quan hệ tốt với các nhà tài trợ song phương, đa phương
và các Bộ, ngành Trung ương để vận động nguồn ODA.
3.3.12. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án
- Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án cần xem xét phân cấp và xác định rõ
trách nhiệm của từng cấp, từng khâu trong quá trình thực hiện một chu trình dự án.
Hầu hết các dự án vốn vay lớn có tốc độ giải ngân chậm là các dự án ODA xây dựng
hạ tầng quá trình thực hiện dự án phải qua ít nhất là 4 khâu:
+ Lập và thẩm định dự án;
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 78
+ Đền bù tái định cư;
+ Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật tổng dự toán;
+ Đấu thầu, thực hiện thi công;
+ Nghiệm thu, thanh quyết toán.
Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản đều vướng mắc ở cả 4 khâu trong quá
trình trên. Để tháo gỡ những vướng mắc này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có quy chế
phân giao nhiệm vụ rõ ràng cho các Cục, Vụ liên quan tham gia thẩm định dự án.
- Cùng với cơ chế phân cấp theo Nghị định 131 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cần phân cấp việc thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán các dự
án thành phần thuộc nhóm B,C cho chủ đầu tư, ban QLDA. Thực hiện đấu thầu rộng
rãi tư vấn khảo sát và thiết kế, đồng thời áp dụng biện pháp thưởng phạt nghiệm minh
đối với các tư vấn.
- Cải tiến cơ chế thủ tục giải ngân các dự án: Thực hiện phi tập trung hoá, giao
bớt các khối lượng công việc kế toán, giải ngân, rút vốn cho bộ phận kế toán tại các
UBND xã, huyện. Tránh tình trạng ‘‘tập trung hoá‘‘ tại ban QLDA Trung ương (hiện
nay toàn bộ việc thanh toán vốn nước ngoài được tập trung tại ban QLDA Trung
ương) gây châm chễ trong giải ngân và rút vốn dự án.
3.3.13. Huy động, phân bổ kịp thời vốn đối ứng
Vốn đối ứng đóng vai trò quan trọng trong việc “hấp thụ” nguồn vốn ODA. Vì
vậy, cần phải huy động và phân bố nguồn vốn này linh hoạt hơn để đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn đối ứng mà các nhà tài trợ yêu cầu.
- Việc cân đối vốn đối ứng trong thời gian tới vẫn tiếp tục được thực hiện từ
dưới lên và dựa trên nhu cầu thực tế của các chủ dự án. Các chủ dự án, căn cứ vào kế
hoạch triển khai của dự án trong năm kế hoạch, trình địa phương chủ quản nhu cầu
vốn đối ứng trong năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn đối ứng cũng cần phù
hợp với kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ.
- Vấn đề xác định nhu cầu vốn đối ứng cần phải được quan tâm xác định từ giai
đoạn xây dựng dự án và đàm phán với từng nhà tài trợ. Trong quá trình xây dựng kế
hoạch thực hiện dự án, kế hoạch di dân giải phóng mặt bằng cần được xây dựng sát với
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 79
thực tế, phù hợp với tiến độ xây dựng cơ bản, tránh tập trung công tác này vào giai đoạn
đầu của dự án làm tăng đột biến nhu cầu vốn đối ứng trong giai đoạn đầu của dự án.
- Ngân sách của tỉnh nên có một nguồn dự phòng dành riêng cho các dự án ODA.
Nguồn dự phòng này sẽ được sử dụng trong các trường hợp bổ sung kế hoạch vốn đối
ứng cho các dự án có hiệu lực sau kỳ lập kế hoạch, các dự án thiếu vốn đối ứng để nộp
thuế, hỗ trợ về các huyện, xã..
- Vốn đối ứng cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình, dự án
ODA cụ thể, không được bố trí tuỳ tiện cho các mục tiêu khác.
- Phải được phân bổ cụ thể cho từng loại nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách Nhà
nước, vốn đóng góp từ người hưởng lợi... Phải đảm bảo tiến độ cam kết với phía đối
tác, đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai.
3.3.14. Triển khai “Quỹ Bảo trì đường bộ”
Để huy động nguồn thu cho công tác bảo trì các công trình đường bộ đầu tư bằng
vốn ODA trên địa bàn tỉnh thì cần có một nguồn vốn duy tu thường xuyên và nguồn
vốn này nên được đóng góp từ các đối tượng sử dụng và hưởng lợi từ các dự án thay vì
phải trích từ ngân sách Trung ương hay địa phương như hiện nay.
3.3.15. Xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
Nguồn vốn ODA viện trợ vào các nước đang và kém phát triển thường là để cải
tạo cơ sở hạ tầng đặc biệt đối với Việt Nam, nhu cầu này càng cao. Trong khi đó,
Quảng Bình lại là một tỉnh mang tính chất nông nghiệp, tình trạng đói nghèo còn cao.
Do đó, cần nâng cao công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữ thành thị
và nông thôn, giúp cải thiện tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như tạo sức hút đối
với các nhà tài trợ ODA.
3.3.16. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và người hưởng lợi
Ngoài công tác lãnh đạo và quản lý cần có sự tham gia của người hưởng lợi trong
tất cả các chu trình của dự án. Từ việc thiết lập quy trình hỗ trợ, xây dựng ngân sách
hàng năm, đến việc theo dõi, giám sát dự án trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau :
- Đối với việc xây dựng quy trình hỗ trợ: Tiêu chí xác định đối tượng hưởng lợi, quy
trình hỗ trợ cần phải được xác định theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân. Điều
này có nghĩa là trên cơ sở tham khảo ý kiến của người dân thông qua các cuộc họp cộng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 80
đồng, các ban QLDA tỉnh tổng hợp và chuyển lên ban QLDA Trung ương. Trên cơ sở đó
ban QLDA Trung ương tập hợp và biên soạn quy trình hướng dẫn phù hợp.
- Đối với việc xây dựng kế hoạch hàng năm: Ban QLDA tỉnh cần xác định nhu
cầu thực tế của địa phương, người hưởng lợi trước khi xây dựng kế hoạch hàng năm
cho phù hợp.
- Đối với việc theo dõi, giám sát dự án khi thực hiện: Thực tế cho thấy, những dự án
nào có sự tham gia của chính quyền địa phương, người hưởng lợi và cộng đồng trong quá
trình thực hiện thì đều mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, nếu hai hoạt động đầu mà các ban
QLDA đã làm tốt thì việc kêu gọi, huy động người dân tham gia trong quá trình thực hiện
sẽ trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là các ban QLDA tỉnh cần thiết lập cơ chế phối hợp, chỉ
đạo và giám sát phù hợp theo hướng tăng cường tính chủ động của địa phương. Khi đã có
sự tham gia của địa phương thì hoạt động hỗ trợ sẽ trở nên minh bạch và có hiệu quả, thông
qua cơ chế theo dõi, giám sát và báo cáo của người dân.
Trong toàn bộ chu trình quản lý dự án, sự cam kết của chính quyền địa phương
đóng vai trò quyết định trong việc huy động sự tham gia của người dân cũng như vận
động các nguồn lực sẵn có của địa phương để thực hiện dự án. Khi đã có đầy đủ các
yếu tố này cùng với việc quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía dự án thì việc thu hút sử
dụng nguồn vốn ODA sẽ đạt được hiệu quả và bền vững.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 81
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Một lần nữa có thể khẳng định rằng, nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông đường bộ có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua, ODA đã có những đóng góp tích cực vào việc
phát triển hạ tầng giao thông vận tải đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc sử
dụng vốn ODA thời gian qua, mà từ đó phải đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những
tồn tại và thu hút nguồn vốn này trong thời gian sắp tới.
Thu hút nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh không những là tiền đề cho công tác vận động ODA mà còn là đóng góp quan
trọng cho sự phát triển chung của cả nước.
Trong những năm tới, khi xu hướng viện trợ ODA trên thế giới ngày cảng giảm,
việc vận động ODA nhìn chung sẽ ngày càng khó khăn hơn. Để có thể huy động được
lượng vốn ODA mà ngành đã đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các ban, ngành liên
quan. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm triển khai các dự án
ODA, với một đội ngũ nhân lực giàu nhiệt huyết từ các ban QLDA, tư vấn, tới các nhà
thầu trong việc triển khai các dự án đấu thầu trong nước và Quốc tế. Hy vọng ngành
Giao thông vận tải nói chung và Giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ
hoàn thành các mục tiêu đề ra và cố gắng vươn lên một tầm cao mới.
Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả đạt được như:
- Tình hình thu hút nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ năm 2004
- 2013, vốn ODA cam kết toàn tỉnh đạt 3.980 tỷ đồng; trong đó của nhà tài trợ đa
phương là 2.604 tỷ đồng, nhà tài trợ song phương là 1.376 tỷ đồng. Nguồn vốn ODA
ký kết là 3.683 tỷ đồng.
- Tổng giá trị giải ngân toàn tỉnh đạt 2.872 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân các dự án còn
thấp đạt 72,16% so với cam kết. Tỷ lệ giải ngân không đồng đều qua các năm cũng
như tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 82
- Nguồn vốn ODA trên địa bàn tuy không phải nhiều nhưng đã giúp nền kinh tế
của tỉnh tăng trưởng hơn trong nhiều năm, từng bước cải thiện mức sống của người dân.
Trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Nông nghiệp - Thuỷ lợi với 1.561 tỷ đồng
vốn ký kết chiếm 42,38%. Tiếp đến là lĩnh vực Giao thông với 869 tỷ đồng chiếm
23,59%. Giáo dục - Y tế và Lĩnh vực khác lần lượt chiếm 13,14% và 20,89%. Nhìn
chung, nguồn vốn ODA theo từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều,
đang ưu tiên cho phát triển Nông nghiệp - Thuỷ lợi và Giao thông đặc biệt là phát triển
hạ tầng giao thông đường bộ. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với một tỉnh có nền sản xuất
nông nghiệp là chính và có kết cấu hạ tầng giao thông còn non kém như Quảng Bình.
- Trong 10 năm qua, hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh đã có những bước phát
triển khá toàn diện mà đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới đó là nguồn vốn ODA.
Nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh biến
động thất thường qua các năm. Thời gian qua Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết được
20 dự án, với tổng vốn 714 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay là 544,2 tỷ đồng chiếm
76,21%; vốn viện trợ không hoàn lại là 169,8 tỷ đồng chiếm 23,79%.
- Theo thời gian cùng với sự tăng lên về số lượng nhà tài trợ vốn ODA cho tỉnh thì số
nhà tài trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cũng tăng lên cả về số lượng và số
vốn ký kết. Trong giai đoạn này có 14 đối tác cam kết tài trợ, với 20 dự án. Tổng số vốn ODA
ký kết là 714 tỷ đồng. Vốn giải ngân là 569,8 tỷ đồng và tỷ lệ giải ngân trung bình đạt 79,8%.
- Nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phân bố không
đều giữa các địa phương trên địa bàn, có những địa phương chứng tỏ khả năng thu hút
nguồn vốn ODA của mình nhiều hơn địa phương khác. Lệ Thủy là huyện có nguồn
vốn ODA ký kết thu hút vào đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cao nhất
tỉnh đạt 136 tỷ đồng chiếm 19,05% nguồn vốn ODA toàn tỉnh. Tiếp đến là huyện
Quảng Trạch với 124 tỷ đồng. Thấp nhất là huyện Quảng Ninh với 63 tỷ đồng. Có sự
khác biệt này một phần là do tiềm năng về nguồn lực, điều kiện tự nhiên, cũng như tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau của các địa phương, một phần là do định
hướng phát triển của tỉnh, nhờ đó mà các địa phương thu hút được nhiều hay ít dự án
ODA. Thành phố Đồng Hới là địa phương có nguồn ODA ký kết xếp thứ 3 toàn tỉnh,
chiếm 15,55% với 111 tỷ đồng và 5 dự án.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 83
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn ODA đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn, đề tài còn trình bày các mục tiêu và đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện công tác ODA và thu hút nguồn vốn này
trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
1. Chính phủ và các Bộ, ngành
Chính phủ cần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính liên quan, tiến tới hài hoà
thủ tục với các nhà tài trợ nhằm hướng tới một thủ tục chung về Luật Đầu tư, Luật Đấu
thầu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư sẽ khắc phục được
những khó khăn và vướng mắc gây tổn hại tới hiệu quả của các dự án ODA vì đây là
một trong những khâu quan trọng, có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, chính trị và môi
trường... đối với dân cư sinh sống trong khu vực có các dự án đang triển khai. Công
khai việc bố trí sử dụng nguồn vốn ODA và phân cấp nguồn vốn ODA cho địa phương
theo chủ trương đẩy mạnh phân cấp của Chính phủ hiện nay. Điều chỉnh các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong đó:
- Chính phủ cần thể hiện rõ sự ưu tiên đối với các tỉnh khu vực miền Trung nói
chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, đặc biệt trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ. Đối với tỉnh nghèo và khó khăn như Quảng Bình, Chính phủ cần xem xét
và có chính sách hỗ trợ nguồn vốn đối ứng 100%, đặc biệt là đối với các chương trình,
dự án giao thông lớn.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ban, ngành đổi mới phương thức
tiếp cận nguồn vốn ODA, xúc tiến và thực hiện, tạo điều kiện và tăng cường vai trò
chủ động thu hút nguồn ODA cho địa phương.
- Bộ Tài chính ban hành các văn bản để tinh giản hoá các quy trình, thủ tục kiểm
soát chi thanh toán khối lượng hoàn thành, thủ tục giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng.
- Ngành Giao thông vận tải cần lập đề án chi tiết về quy hoạch phát triển ngành
trong từng giai đoạn, trình Chính phủ phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
định hướng thu hút ODA.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 84
2. Chính quyền địa phương tỉnh, huyện
- Chính quyền địa phương tỉnh, huyện trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình,
giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn, các đơn vị thụ hưởng căn cứ vào
nội dung của đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến
năm 2020” để xây dựng các nội dung cụ thể theo danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu
tư; lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành và
địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên
ngành khác tiếp xúc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành, các đơn vị ở
Trung ương để xúc tiến, thu hút các dự án ODA.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị cấp tỉnh có
liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp xúc với các Bộ, ngành ở Trung ương, các
tổ chức Quốc tế để xúc tiến, thu hút các dự án ODA đã có trong danh mục, đồng thời
hàng năm bổ sung danh mục các dự án chi tiết cho phù hợp với thực tế để kêu gọi, thu
hút đầu tư. Tham mưu bố trí vốn đối ứng xây dựng cơ bản hàng năm cho các dự án
ODA đang triển khai thực hiện.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách
hàng năm cho công tác vận động, thu hút các dự án ODA, hướng dẫn quản lý tài
chính, thanh quyết toán cho công tác trên và chủ trì tham mưu bố trí vốn đối ứng cho
các dự án ODA.
- Sở Giao thông vận tải cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, chủ động trong việc
tìm kiếm nguồn ODA thay vì trong chờ sự vận động từ phía tỉnh và Trung ương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát
triển bền vững (chương trình Nghị sự 21).
2. Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
3. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình.
4. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày
20/09/2001 về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức” ban hành theo kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày
04/05/2001 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày
29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức thời kỳ 2006 - 2010”, Thủ tướng Chính phủ.
7. Phụ lục thông tư 04
8. Đề án ODA
9. Nghị định 131 của Chính phủ về ODA
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn
PHỤ LỤC I
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh thời kỳ từ năm 2006 - 2013
ĐVT:Tỷ đồng
Cơ cấu vốn
đầu tư
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng 1.924 3.990 4.700 5.601 6.600 7.760 9.926 12.238
1. Vốn NSNN 619 711 735 698 870 1.196 1.410 1.713
- NSTW quản lý 223 200 100 90 80 215 392 579
- NSĐP quản lý 396 511 635 608 790 981 1.018 1.034
2. Tín dụng đầu
tư
317 2.028 2.446 2.923 3.440 4.054 4.942 5.328
3. Vốn tự có của
DN
30 121 150 179 211 218 554 829
4. Vốn kinh tế
tập thể, tư nhân,
hỗn hợp
289 232 280 334 396 298 627 908
5. Vốn dân cư 445 526 630 756 891 1.037 1.285 1.881
6. Vốn nước
ngoài
154,4 321 398 641 710 863 974 1.401
- FDI 0,4 136 164 207 253 378 325 492
- ODA 154 185 234 434 457 485 649 909
7. Vốn khác 69,6 51 61 70 82 94 134 278
Nguồn: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,
UBND tỉnh Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn
PHỤ LỤC II
Một số dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thời gian qua
ĐVT:Tỷ đồng
TT Tên dự án Nhà tài trợ
Thời gian
thực hiện
Tổng số
vốn ODA
Viện
trợ
Vay
1
Phát triển đô thị Đồng Hới
(Giai đoạn I)
Thuỵ Sĩ 1997 - 2002 10,81 7,28 3,53
2
Dự án đường ven biển Bảo
Ninh - Võ Ninh
WB 2002 - 2003 5,20 5,20
3
Xây dựng đường GTNT Mỹ
- Hưng - Dương Thuỷ
Nhật Bản 2002 - 2003 8,48 8,48
4 Xây dựng cầu Trùng Quán WB 2003 - 2004 2,50 2,50
5
Phát triển đô thị Đồng Hới
(Giai đoan II)
Thụy Sỹ 2003 - 2007 18,23 10,23 8,00
6
Cải tạo, nâng cấp mạng lưới
giao thông khu vực miền
Trung (chỉ tính trên địa bàn
tỉnh)
ADB 2005 - 2008 11,30 11,30
7 GTNT II WB 2005 - 2008 101,21 101,21
8
Đường liên xã Hiền - Xuân -
An -Vạn Ninh, huyện Quảng
Ninh
Nhật Bản 2007 - 2009 18,66 18,66
9 Nâng cấp hệ thống đườngGTNT WB 2008 - 2012 102,00 61,20 40,80
10
Đường từ thị trấn Kiến Giang
đi Quy Hậu - Văn Thủy - Mỹ
Thủy, huyện Lệ Thủy
Nhật Bản 2010 - 2012 18,40 4,60 13,80
11 Đường từ xã Hưng Thủy -Liên Thủy Nhật Bản 2012 - 2013 15,26 15,26
12
Hỗ trợ kỹ thuật dự án môi
trường, hạ tầng đô thị và
chống biến đổi khí hậu
TP.Đồng Hới
ADB 2013 10,60 2,25 8,35
Tổng 322,65 101,74 220,91
Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn
PHỤ LỤC III
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2010 - 2020 tỉnh Quảng Bình
A CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ
1 Đường dây và các trạm biến áp 22 KV, 35 KV, 110 KV, 220 KV
2 Mở rộng Quốc lộ 1A đoạn 2 đầu TP.Đồng Hới và TT Ba Đồn
3 Dự án thủy lợi Hồ Bang
B CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
1 Cầu Nhật Lệ 2
2
Đường ven biển từ Cảnh Dương - Ngư Thủy; đường nối đảo Hòn Cỏ - Hòn La;
đường Nam Lý - Trung Trương
3
Đường Quốc lộ 1A đi xã Kim Thủy; đường xã Cao Quảng - Tân Hóa; đường và
cầu về xã Văn Hóa; các đường tỉnh lộ 562, 565
4
Hệ thống đường cứu hộ, cứu nạn, chống ngập lụt; đường tuần tra và đường vào
các đồn biên phòng biên giới
5
Hạ tầng kỹ thuật nâng cấp đô thị Ba Đồn; hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu
tái định cư
6 Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế Hòn La; hạ tầng các khu công nghiệp
7 Hệ thống cấp nước các thị trấn, khu công nghiệp, vùng khó khăn về nguồn nước
8
Xây dựng hệ thống đê kè sông, biển; xây dựng, nâng cấp các hồ chứa, công trình
thủy lợi
9
Xây dựng bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh; cơ sở vật chất và các trang thiết bị y
tế
10 Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
11 Nhà thi đấu đa năng Đồng Hới
12 Hạ tầng công nghệ thông tin
13 Xây dựng hạ tầng các khu du lịch
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến
năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn
PHỤ LỤC IV
Danh mục các dự án ODA thực hiện năm 2014
ĐVT:Tỷ đồng
TT Tên dự án
Nhà tài
trợ
Thời gian
thực hiện
Vốn ODA
1 Dự án phân cấp giảm nghèo miền Trung IFAD 2003 - 2016 227,500
2
Dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền
Trung tỉnh Quảng Bình
ADB, WB 2008 - 2014 50,622
3
Dự án đường ven biển Lý - Trung - Nhân -
Đức Trạch, huyện Bố Trạch
Nhật Bản 2008 - 2015 112,239
4
Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn
tài nguyên thiên nhiên Phong Nha - Kẻ
Bàng
CHLB
Đức
2011 - 2014 28,487
5
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn vùng miền Trung tỉnh Quảng
Bình
ADB 2011 - 2015 109,076
6
Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng
Trạch
Hungary 2014 23,079
7
Dự án xây dựng công trình khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ, tỉnh
Quảng Bình
WB 2014 50,953
8 Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 20 ADB, WB 2014 - 2016 151,015
9 Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 16 JICA 2014 - 2017 90,215
Tổng 843,186
Nguồn: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,
UBND tỉnh Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
SVTH: Thái Anh Tuấn
PHỤ LỤC V
Dựbáo nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2020
Tổng Tỷ đồng 24.071 48.000
1. Vốn ngân sách Tỷ đồng 3.419 5.900
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 14,20 12,29
2. Tín dụng đầu tư Tỷ đồng 12.490 23.500
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 51,89 48,96
3. Vốn doanh nghiệp Tỷ đồng 760 1.900
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 3,16 3,96
4. Vốn kinh tế tập thể,
tư nhân, hỗn hợp
Tỷ đồng 1.430 2.400
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 5,94 5,00
5. Vốn dân cư Tỷ đồng 3.225 7.600
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 13,40 15,83
6. Vốn nước ngoài Tỷ đồng 2.370 5.900
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 9,85 12,29
Trong đó vốn ODA Tỷ đồng 1.500 3.120
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 6,23 6,50
7. Vốn khác Tỷ đồng 305 800
Tỷ trọng so tổng đầu tư % 1,56 1,67
Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thai_anh_tuan_1081.pdf