Các địa phương, các ban quản lý du lịch, khu bảo tồn và vườn quốc gia cần có
chính sách quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn tài nguyên. Triển khai có hiệu quả công
tác giáo dục môi trường và du lịch cho cộng đồng dân cư.
Các doanh nghiệp du lịch cần chú trọng đầu tư và bồi dưỡng nguồn nhân lực về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học,. không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung.
Các doanh nghiệp du lịch và ban quản lý điểm du lịch cần có sự phối hợp ăn ý,
hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch trên thị trường du
lịch trong nước và quốc tế.
SVTH: Hồ Thị Yến 64
Đại học Kinh tế Hu
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở huyện phú lộc giai đoạn 2016 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các điểm du lịch nhằm
góp phần tạo nên môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư và giúp thuận
lợi trong việc đón khách. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 một số dự án do nguồn
vốn NSNN đã đi vào và hoàn thành đầu tư, có thể kể đến một số dự án đó là: nâng cấp
hồ truồi, 2 hầm đường bộ Phú Gia- Phước Tượng, đường ven biển Cảnh Dương, dự án
nâng cấp cảng chân mây phục vụ đón tàu du lịch cỡ lớn.
Bảng 2.13: Một số dự án đầu tư hạ tầng du lịch ở huyện Phú Lộc
ĐVT: Triệu đồng
STT Dự án Tổng
mức đầu
tư
1 Đường ven biển cảnh dương 100.000
2 Đường trục chính khu du lịch Lăng Cô 48798
3 Đường trục chính dưới chân đèo Phú Gia 31756
4 Đường nối quốc lộ 1A vào khu du lịch Bãi Chuối Lăng Cô 53419
5 Đường Tây cảng Chân mây 22570
6 Mở rộng đường nối QL 1A – Cảng Chân Mây (đoạn từ QL 1A đến
ngã tư đường ven biển Cảnh Dương)
132417
7 Đường từ đầm Lập An ra biển Lăng Cô 7.000
8 Đường ven biển Lăng Cô thuộc khu Làng chài 45.000
9 HT khu quảng trường biển thuộc trục trung tâm khu du lịch Lăng Cô 75.000
10 Bến số 2 Cảng Chân Mây 1400.000
11 Đường nối QL 1A ra biển tại thị trấn Lăng Cô (đoạn giữa công ty du
lịch Hương Giang và nhà thờ Loan Lý)
3471
12 Bãi đổ xe, đường đi bộ qua và bến thuyền sang Thiền Viện Trúc Lâm
Bạch Mã
9313
13 Đường vào khu di tích lịch sử Đình Bàn Môn 31810
14 Cây xanh tại Khu du lịch Cảnh Dương- Lăng Cô- Bạch Mã- Hải Vân 100.000
15 Hạ tầng khu du lịch Hải Vân 100.000
16 Tôn tạo cảnh quan 2 bên đường khu du lịch Hải Vân 100.000
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
SVTH: Hồ Thị Yến 39
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Những dự án này đã và đang đi vào xây dựng, tạo ra cầu nối quan trọng cho
việc phục vụ khách du lịch được thuận tiện hơn. Một số dự án được hỗ trợ theo chương
trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, ngân sách của tỉnh, ngân sách tỉnh vay,Dự
án cơ sở hạ tầng của Cảng Chân Mây đòi hỏi nhiều chi phí, nguồn lực, là dự án quan trọng
trong việc nâng cấp hệ thống cảng du lịch mà còn phục vụ cho nhu cầu của Khu kinh tế
Chân Mây Lăng Cô từ đó tạo bước phát triển lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. Một
số dự án hạ tầng du lịch ở huyện được đầu tư theo hình thức BOT, dưới sự quản lý của
nhà đầu tư và trực tiếp thu phí để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, các dự án này cũng khá
được NN ủng hộ.
Nhiều dự án nằm trong khu quy hoạch của tỉnh được tỉnh phân công cho địa
phương trực tiếp quản lý, điều hành. Huyện dựa vào mức kinh phí của tỉnh và tính toán
chi phí, đưa ra mức vốn bổ sung cho các dự án còn thiếu kinh phí. Ngoài ra huyện còn
lập các website, biên soạn cẩm nang du lịch để quảng bá du lịch cho huyện được biết
đến nhiều hơn. Điều này càng thúc đẩy du lịch ở huyện ngày càng uy tín, chất lượng
trong lòng du khách khi đến với huyện.
Bảng 2.14: Tổng hợp các dự án quy hoạch cần bổ sung kinh phí năm 2015-2016
ĐVT: Nghìn đồng
STT Tên dự án Tổng kinh phí
được duyệt
Vốn đã
cấp
Vốn cần
bổ sung
1 Quy hoạch tổng thể phát triển các nhà
hàng, dịch vụ du lịch trên mặt nước ven
đầm phá Cầu Hai
203.253 200.000 3.253
2 Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Hồ Truồi 702.884 - 702.884
3 Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghĩ
dưỡng Suối Mơ, thị trấn Lăng Cô,
1.055.214 - 1.055.214
4 Nghiên cứu các sản phẩm du lịch và xây
dựng website du lịch huyện Phú Lộc
121.558 - -
5 Nghiên cứu biên soạn và xuất bản cẩm
nang du lịch huyện Phú Lộc
130.310 - -
(Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phú Lộc )
Các dự án quy hoạch này “treo” do thiếu kinh phí, một phần do thiếu quỹ di dời
giải tỏa, đền bù cho người dân. Nếu ban đầu thực hiện ngay việc giải tỏa đền bù, tái định
cư cho người dân về nơi ở mới đồng thời giải phóng mặt bằng một cách hợp lý trong giai
SVTH: Hồ Thị Yến 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
đoạn đầu tư thì sẽ đỡ tốn kém tiền và không gây bất xúc cho người dân. Một phần khó
khăn trong công tác giải tỏa, đền bù cũng có, tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận, việc dự
án “treo” đến nay thể hiện sự thiếu quyết tâm trong quá trình triển khai thực hiện. Điều
này cho thấy cách làm, cách thực hiện chưa đúng của các cơ quan quản lý.
b. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Nguồn vốn từ các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và chiếm phần lớn trong
cơ cấu vốn đầu tư vào du lịch ở huyện Phú Lộc. Vốn này quyết định tiên quyết và có ý
nghĩa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được lấy từ nguồn
vốn bổ sung của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở
rộng đầu tư hay từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch cho huyện
và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.
Nhờ sự phát triển của du lịch đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và
nhỏ đầu tư vào huyện, từ lĩnh vực resort, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ,..
Vốn đầu tư du lịch của DNNN
Hiện tại ở huyện có 2 dự án du lịch của nhà nước đầu tư, đó là dự án Khu nghỉ
dưỡng TW với chủ đầu tư là cục T26 Ban Tài Chính quản trị TW, tổng mức đầu tư là
59 tỷ đồng. Khu nghỉ dưỡng ngành Công An với chủ đầu tư là Bộ Công An, tổng mức
đầu tư 51,5 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ 2011-2015 thì chỉ có dự án khu nghĩ dưỡng
ngành Công An đang đầu tư xây dựng. Dự án do vốn DNNN đầu tư đã hoàn thành như
khu nghĩ dưỡng TW. Hai dự án này là dự án quan trọng của huyện, đánh dấu cho sự
thay đổi trong việc thu hút đầu tư, tạo ra động lực cho các doanh nghiệp ngoài NN tích
cực tham gia đầu tư. Đến nay số dự án vào du lịch của DNNN đã bão hòa, một phần là
do nhiều DNNN đã cổ phần hóa để hoạt động hiệu quả hơn nên số lượng dự án đầu tư
chỉ có hai với tổng số vốn đầu tư là 110,5 tỷ đồng.
SVTH: Hồ Thị Yến 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Vốn đầu tư của Công ty Cổ Phần và công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Tình hình đầu tư vào du lịch của huyện trong những năm gần đây cho thấy,
công tác huy động vốn từ các công ty đang có bước phát triển khá tốt. Nhiều công ty
không ngừng mở rộng cơ sở kinh doanh, đầu tư trang thiết bị đầy đủ để phục vụ du
khách. Số dự án mới trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016 có 10 dự án, trong đó có 8
dự án của công ty CP và 2 dự án của công ty TNHH.
Bảng 2.15: Vốn đầu tư phát triển du lịch của công ty CP và công ty TNHH
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
VĐT của công ty
Tỷ
đồng
0 192 5393,5 991,4 362
VĐT của công ty/Tổng VĐT trong nước % - 21,51 93,25 57,06 30,62
Tốc độ gia tăng liên hoàn % - - +71,74 -36,19 +26,44
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Năm 2011 không có dự án của công ty CP và TNHH đăng kí mới. Năm 2012,
số vốn đầu tư của các công ty vào du lịch là 192 tỷ đồng thì qua đến năm 2013 con số
này đã tăng 28 lần thành 5393,5 tỷ đồng. Năm này tuy số dự án không cao nhưng dự
án khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô có mức đầu tư rất lớn, chiếm tỷ trọng cao
so với các dự án khác. Do tỉnh đã không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu
đãi cùng với những giải pháp thu hút đầu tư của huyện có hiệu quả đã tạo nên một năm
rất sôi động về đầu tư du lịch.
SVTH: Hồ Thị Yến 42
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Bảng 2.16: Các dự án đăng kí mới của huyện Phú Lộc giai đoạn 2011-2015
STT Tên dự án Chủ đầu tư
Năm
đầu tư
Tổng mức
đầu tư
(tỷ đồng)
1 Khu du lịch sinh thái và nghĩ
dưỡng cao cấp ven đầm Lập
An- Lăng Cô
Công ty CP đầu tư xây
dựng và du lịch CIT
2012 192
2 Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân
golf Lăng Cô
Công ty CP đầu tư phát
triển phong phú Lăng Cô
2013 5230
3 Khu du lịch Quốc tế Thuận
Phong
Công ty TNHH TMDV
Thuận Phú
2013 163,5
4 Khu nghỉ dưỡng La Sapinette
Lăng Cô
Công ty CP đầu tư Huế-
Nhà Thủ Đức
2014 173,5
5 Khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng biển Lăng Cô
Công ty CP đầu tư Gia
Minh- conic
2014 294
6 Khu du lịch xanh Lăng Cô Tổng công ty CP xây dựng
Điện Việt Nam
2014 213,3
7 Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại
Địa Trung Hải
Công ty CP Tập đoàn xây
dựng và phát triển nhà
Vicoland
2014 280,6
8 Điểm dịch vụ du lịch Ánh
Ngọc- đầm Lập An
Công ty TNHH MTV Ánh
Ngọc
2014 30
9 Khu du lịch sinh thái biển
Lăng Cô
Công ty CP du lịch sinh
thái Lăng Cô
2015 130
10 Khu du lịch nghỉ mát sinh thái
biển Diana
Công ty CP dịch vụ đầu tư
và thương mại Việt
2015 232
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư )
Số dự án đăng kí mới này đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị khởi công
xây dựng. Trong đó có 6 dự án thuộc thị trấn Lăng Cô, điều này cho thấy, trị trấn Lăng
Cô là nơi thu hút các nhà đầu tư nhiều nhất cả huyện vì ở đó nằm ngay biển Lăng Cô,
vị trí thuận lợi và có các tiềm năng du lịch cao.
SVTH: Hồ Thị Yến 43
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Bảng 2.17: Một số dự án đang hoạt động ở huyện Phú Lộc
ĐVT: Tỷ đồng
STT Tên dự án Chủ đầu tư
Tổng mức
đầu tư
1 Khu du lịch Thanh Tâm
Công ty TNHH dịch vụ du
lịch Thanh Tâm
145,7
3 Khu du lịch sinh thái Làng Cò
Công TNHH du lịch Lăng
Cô- Huế
152
4 Khu nghỉ mát Lăng Cô
Công ty TNHH du lịch
Lăng Cô
150
5
Khu du lịch nghỉ dưỡng Bí ẩn
Hành Hương
Công ty TNHH du lịch và
thương mại Á Đông
150.000
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Đa số các dự án từ nguồn vốn này chủ yếu là đầu tư về kinh doanh khách sạn,
nghỉ dưỡng. Các dự án này đang trong tình trạng hoạt động, thu lại lợi nhuận cho công
ty. Tính đến thời điểm này thì các công ty đã hoàn thiện cơ sở vật chất, dần giữ được
vị thế của mình, tìm kiếm được nguồn khách cho chính công ty mình thông qua các dự
án khu du lịch và khu nghỉ dưỡng. Trong đó Khu du lịch Làng Cò hoạt động khá tốt,
thu hút nhiều du khách đến, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Góp
phần vào việc thu hút các nhà đầu tư khác xem xét, cân nhắc có nên đầu tư vào hay
không, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty du lịch với nhau.
2.5.3. Phân tích nguồn vốn nước ngoài
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước
nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn này có đặc điểm là việc
tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn, thay vì nhận lãi
suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu
tư hoạt động hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang toàn bộ tài nguyên kinh
doanh vào nước tiếp nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc
biệt là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn
này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tốc độ tăng trưởng ở nước nhận đầu tư. Trong những năm qua các doanh nghiệp có
SVTH: Hồ Thị Yến 44
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
vốn đầu tư nước ngoài bước đầu đã góp phần không nhỏ vào đà tăng trưởng của huyện
nói riêng và tỉnh nói chung, thu nhập nhiều lao động cải thiện, trình độ tay nghề cũng
được nâng cao theo thời gian.
a. Phân loại vốn nước ngoài theo năm đầu tư
Bảng 2.18: Vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch huyện Phú Lộc theo năm đầu tư
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
VĐT nước ngoài (tỷ đồng) 78 1636 4775 80 7728
VĐT nước ngoài / tổng VĐT (%) 10,05 64,7 45,22 4,4 86,73
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn chung vốn nước ngoài đầu tư vào du lịch ở huyện có sự biến động mạnh.
Trong giai đoạn 2011-2015 có 5 đơn vị được cấp giấy phép đầu tư còn hiệu lực trong
lĩnh vực du lịch ở huyện Phú Lộc. Năm 2013 và 2015 là năm ngành du lịch ở địa
phương gặt hái được thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể là năm
2013 số vốn đầu tư vào du lịch là 4775 tỷ đồng chiếm 45,22% trong tổng vốn đầu tư
vào du lịch của huyện. Năm 2014 giảm mạnh xuống còn 4,4%. Tuy nhiên đến năm
2015 con số vốn đầu tư đã lên đến 7728 tỷ đồng, chiếm đến 86,73% trong tổng vốn
đầu tư du lịch. Hai dự án có vốn đầu tư cao nhất là dự án khu nghĩ dưỡng - sân golf -
đầm Lập An với tổng số vốn là 4775 tỷ đồng, dự án khu phức hợp nghĩ dưỡng Quốc tế
Lăng Cô -Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới 7728 tỷ đồng. Đây là 2 dự án quan
trọng của vốn nước ngoài, chỉ sau dự án Laguna Lăng Cô.
Các dự án đầu tư nước ngoài có dự án đang khởi công xây dựng, trong tương lai
nó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho nhiều lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân. Tuy nhiên một khi các dự án này tiến hành xây dựng thì nó sẽ ít nhiều tác động
đến chất lượng môi trường của những hộ dân sống cạnh nó. Điều này đòi hỏi chủ đầu
tư cần có những biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
b. Phân loại vốn FDI vào ngành du lịch theo hình thức đầu tư
Trong tổng số dự án đầu tư vào du lịch huyện Phú Lộc tính đến hết 2015 thì có
5 dự án, trong đó có 2 dự án liên doanh và 3 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.
SVTH: Hồ Thị Yến 45
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Bảng 2.19: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch huyện Phú Lộc theo hình
thức đầu tư
Hình thức đầu tư Số dự án
VĐT
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Liên doanh 2 4855 33,96
100% vốn đầu tư nước ngoài 3 9442 66,04
Tổng 5 14297 100
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Theo bảng 2.19 ta thấy, hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là cao
nhất với 9442 tỷ đồng, chiếm 66,04% so với tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức
liên doanh chiếm 33,96%. Qua bảng ta thấy trong lĩnh vực du lịch, các nhà đầu tư có
xu hướng muốn tự chủ hoàn toàn trong việc điều hành doanh nghiệp, bảo vệ độc
quyền về nguồn khách du lịch, phương pháp kinh doanh, kỹ thuật kiểm soát và tránh
mâu thuẫn với các đối tác Việt Nam hơn là hợp tác với các nhà đầu tư Việt Nam. Họ
sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên thì ở huyện vẫn
khuyến khích hình thức liên doanh hơn 100% vốn đầu tư.
c. Phân loại vốn FDI vào du lịch theo đối tác
Về đối tác đầu tư thì phải kể đến một số nước chiếm tỷ trọng lớn như:
Singapore, Hồng Kông, Mỹ,.. Càng ngày đối tác của huyện ngày càng phong phú hơn,
điều này cho thấy hoạt động xúc tiến đầu tư khá tốt, đã thu hút các nhà đầu tư của các
nước phát triển trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch và đồng thời các nước này cũng
có ngành du lịch rất phát triển. Tuy nhiên sự đa dạng hóa nhà đầu tư còn diễn ra chậm,
chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển du lịch. Để tiếp tục thu hút nhà đầu tư thì cần sự
phối hợp của các ban ngành liên quan, đẩy mạnh sự hợp tác với các nước để duy trì
hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi.
2.6. Đánh giá tác động của thu hút đầu tư vào du lịch đối với hoạt động
kinh tế- xã hội của huyện Phú Lộc giai đoạn 2011-2015
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn ổn định,
trong đó có sự đóng góp của ngành du lịch. Rõ ràng ở đây có mối quan hệ chặt chẽ
giữa mức tăng trưởng cao của nền kinh tế và những nổ lực vượt bậc của gia tăng vốn
đầ tư trên cơ sở huy động từ nhiều vốn khác nhau, trong đó có phần đóng góp từ
SVTH: Hồ Thị Yến 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
nguồn vốn đầu tư của ngành du lịch của huyện. Vì vậy, trong thời gian qua ngành du
lịch đã có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng thu NSNN,
2.6.1. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Phú Lộc
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ngày ổn định ở mức khá. Để có thể có
được điều đó là nhờ vào sự đóng góp không hề nhỏ của ngành du lịch.
Bảng 2.20: Đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm của ngành kinh tế
huyện Phú Lộc
Nôi dung 2011 2012 2013 2014 2015
GDP của ngành du lịch (tỷ đồng) 86,66 90,34 98,67 119,67 167,89
GDP toàn huyện (tỷ đồng) 860,67 895,450 958,90 1150,45 1578,78
Tỷ trọng GDP du lịch / GDP toàn
huyện (%)
10,06 10,08 10,28 10,40 10,63
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc)
Ta có thể thấy, mức đóng góp vào tổng sản phẩm du lịch vào tổng sản phẩm của
nề kinh tế huyện tăng qua các năm. Năm 2011, ngành du lịch đóng góp vào nền kinh tế
86,66 tỷ đồng với tỷ trọng đóng góp là 10,06% và tăng thêm 0,02% vào năm 2012.
Năm 2015 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch tăng lên 167,89 tỷ đồng, chiếm
10,63%. Từ đó ta thấy, càng ngày mức đóng góp này càng tăng, cho thấy tầm quan
trọng của ngành đối với sự phát triển kinh tế của huyện. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa, phát huy những thế mạnh vốn có, tiếp tục thu hút vốn đầu tư, hoàn thiện môi
trường đầu tư để du lịch trở thành ngành mũi nhọn của huyện, đóng góp nhiều hơn cho
sự phát triển của tỉnh nói chung và huyện nói riêng.
2.6.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Lộc
Hoạt động đầu tư nói chung có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Nó chuyển dịch theo hướng tích cực, đáp ứng mục tiêu và định hướng phát triển của
huyện. Ở huyện Phú Lộc ngành du lịch được xem là ngành mũi nhọn, là ngành tạo ra
nhiều việc làm và thu nhập cho người dân vì thế nên được chú trọng phát triển. Xem xét
những năm qua, ngành du lịch có những biến động tích cực, nó được thể hiện như sau:
SVTH: Hồ Thị Yến 47
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Bảng 2.21: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở huyện Phú Lộc
Lĩnh vực
2011 2012 2013 2014 2015
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GDP
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Nông-lâm-ngư nghiệp
650 9,1 735 8,91 866 9,6 999 8,62 1158 8,38
Công nghiệp xây dựng
2900 40,62 3350 40,63 35 98 39,87 4535 39,15 4865 35,19
Dịch vụ, du lịch
3590 50,28 4160 50,45 4560 50,53 6050 52,23 7800 56,43
Tổng
7140 100 8245 100 9024 100 11584 100 13823 100
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc)
SVTH: Hồ Thị Yến 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Qua bảng ta thấy chiều hướng tích cực được thể hiện rõ nét qua các năm, tỷ
trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm đáng kể, từ 9,1% năm 2011 giảm còn
8,38% năm 2015, và cũng là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu các ngành
kinh tế của huyện.
Ngành công nghiệp xây dựng là ngành không có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển như ngành du lịch ở huyện nhưng nó vẫn đang được chú trọng đầu tư phát
triển. Năm 2011 tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng là 40,62% nhưng đã giảm đi
còn 35,19% vào năm 2015. Tuy vậy nhưng ngành này vẫn chiếm trọng khá cao, huyện
cần đưa ra các chính sách hợp lý để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành này để
phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đối với ngành mũi nhọn của huyện, ngành dịch vụ - du lịch qua các năm đều
chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng này tăng 50,28% từ 2011 đến 2015 là 56,43%. Rõ
ràng, chính yếu tố đầu tư vào ngành du lịch của huyện đã góp phần tạo ra sự chuyển
biến tích cực trong cơ cấu kinh tế, đi đúng hướng mà nhà nước ta đề ra. Sự chuyển
dịch này đã tạo đà để thưc hiện thành công CNH-HĐH đất nước.
2.6.3. Tác động đến tăng thu ngân sách của huyện
Thuế và các khoản nộp cho NSNN từ ngành du lịch của huyện giai đoạn 2011-
2015 có xu hướng tăng qua các năm, thể hiện ở bảng sau:
SVTH: Hồ Thị Yến 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Biểu đồ 2.2: Đóng góp ngân sách của ngành du lịch vào tổng ngân sách của huyện
Phú Lộc
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
2011 2012 2013 2014 2015
Đ
V
T
: t
ỷ
đồ
ng
Số thu NSNN du lịch
Số thu NSNN của huyện
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc)
Năm 2011 nộp NS đạt 124,430 tỷ đồng, trong đó NS du lịch đạt 41 tỷ đồng. Ta
thấy du lịch đã góp phần lớn vào thu NS của huyện đáng kể. Đến năm 2013 tổng thu
NS huyện đạt 440,681 tỷ đồng, tăng 316,251 tỷ đồng so với năm 2011, đây là năm thu
NS huyện cao nhất, thu NS của du lịch cũng cao hơn mọi năm. Đến 2014 cả NS của
huyện và NS du lịch đều giảm so với 2013 nhưng vẫn tăng so với năm 2011 và 2012.
Chiều hướng thay đổi thu NS của du lịch là tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ
vai trò của du lịch đối với sự phát triển của huyện là rất lớn.
SVTH: Hồ Thị Yến 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
2.6.4. Đóng góp vào giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương
Bất kì ngành nghề nào muốn phát triển thì cần đến đội ngũ nguồn nhân lực, nó
quyết định đến chất lượng sản phẩm, du lịch không nằm ngoài đều đó. Tuy nhiên để
nguồn nhân lực có phát huy hết chất lượng của mình hay không là vấn đề lớn.
Biểu đồ 2.3: Số lao động làm việc trong ngành du lịch của huyện Phú Lộc giai
đoạn 2011-2015
(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Phú Lộc)
Theo thống kê của huyện Phú Lộc (biểu đồ 2.3), tổng số lao động làm việc
trong ngành du lịch năm 2011 là 2530 người, con số này dần tăng lên đến 3100 người
vào năm 2013. Năm 2015 lao động trong ngành du lịch tăng 1170 người so với năm
2011. Trong đó lao động tăng mạnh nhất vào năm 2015, tiếp đến là năm 2013. Như
vậy ngành du lịch trong những năm qua đã tích cực tạo công ăn việc làm thêm cho
nhiều lao động tại địa phương. Tuy nhiên theo đánh giá chung thì lực lượng lao động
trong ngành vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Nhiều lao động
chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa cao, chưa
đáp ứng nhu cầu của thị trường phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp.
SVTH: Hồ Thị Yến 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Trong giai đoạn sắp tới ngành du lịch đòi hỏi phải có những giải pháp đào tạo
trước mắt và lâu dài. Bên cạnh việc tăng về số lượng, ngành du lịch của huyện cần chú
trọng đầu tư vào việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thị trường
lao động và nhu cầu đa dạng hóa của xã hội.
Tóm lại: Rõ ràng những đóng góp của ngành du lịch cho huyện thời gian qua là
rất đáng kể, nó tác động đến sự phát triển xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-
HĐH đất nước.
2.7. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
huyện Phú Lộc
Qua phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch của huyện
trong giai đoạn 2011-2015 có thể rút ra một số nhận xét sau:
2.7.1. Những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư vào ngành du
lịch của huyện Phú Lộc
Hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư vào du lịch tại huyện Phú Lộc trong thời
gian qua được đánh giá là tích cực ở các mặt sau:
Công tác thu hút các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển du lịch trong
những năm qua khá tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây đã tạo nên sự phát triển nhanh
chóng của ngành du lịch địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
theo hướng tiến bộ.
Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa. Trong những năm
trước đây nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch chủ yếu từ ngân sách và các DNNN
trong ngành, thì đến nay việc huy động vốn qua các kênh tín dụng, các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, cá nhân trong và ngoài tỉnh, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển du lịch của
địa phương. Điều quan trọng là huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn như: Mỹ,
Sigapore, Hồng Kông,..
Đóng góp tích cực giải quyết việc làm cho lao động của địa phương, ngày
càng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế của huyện, tác động đến quá trình CNH-HĐH đất nước.
SVTH: Hồ Thị Yến 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Công tác thu ngân sách địa phương đạt được một số thành tựu, thu ngân sách
của du lịch ngày càng tăng qua các năm. Cơ cấu chi ngân sách ngày càng hợp lý hơn
thể hiện chi cho đầu tư phát triển và sự nghiệp kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
Chi đầu tư phát triển đã có sự tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, tập trung
phục vụ các công trình kinh tế của ngành du lịch nhằm hấp dẫn nhà đầu tư.
2.7.2. Những tồn tại trong thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch của huyện
Bên cạnh những mặt tích cực đã phân tích ở trên thì vẫn còn một số tồn tại cần
được giải quyết nhằm gia tăng nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch của huyện trong
thời gian tới:
Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
Hiện nay thì vốn của doanh nghiệp tư nhân không có nhiều, vốn đầu tư nước
ngoài còn hạn chế. Một số kênh huy động vốn khác tăng chậm hoặc giảm sút. Huyện
cần huy động thêm các kênh huy động vốn khác như thị trường cho thuê tài chính, thị
trường trái phiếu,
Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian
còn thấp, một số dự án xây dựng châm tiến độ, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết của đầu
tư du lịch hiện tại. Nhiều dự án bị thu hồi vì không đủ khả năng thực hiện hoặc đầu
tư không hiệu quả.
Qũy đất sẵn sàng có thể tiếp nhận dự án đầu tư nước ngoài không nhiều, không
đáp ứng được điều kiện của nhà đầu tư, thời gian qua phần lớn các khu vực tiềm năng
du lịch mà các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thì đang trong giai đoạn lập quy hoạch
chi tiết, phải chờ quy hoạch phê duyệt mới có cơ sở tiếp nhận các dự án đầu tư mới.
Hoạt động du lịch chỉ mới phát triển về bề rộng mà chưa đi vào chiều sâu, trên
địa bàn toàn huyện còn thiếu các dự án cao cấp để thu hút du khách quốc tế có mức chi
tiêu cao, thiếu các dịch vụ nhà hàng ăn uống cao cấp.
Cơ sở hạ tầng du lịch
Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, nhiều
dự án chậm tiến độ, đầu tư còn dàn trải. Hiện nay nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng du lịch chủ yếu từ NSNN. Tuy nhiên nguồn vốn NSNN còn hạn chế
trước mắt cũng như trong thời gian đến vì nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn rất
SVTH: Hồ Thị Yến 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
lớn. Vì vậy, ngoài việc bố trí nguồn vốn NSNN một cách thỏa đáng, huyện cần tích
cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác, đa dạng hóa các hình thúc đầu tư để đáp ứng
yêu cầu cấp bách này.
Năng lực quản lý và điều hành
Năng lực của cán bộ trong lĩnh vực liên quan đến thu hút đầu tư, đặc biệt là
trong ngành du lịch chưa cao, nhiều chủ trương chính sách và quyết định của tỉnh và
huyện ban hành để đẩy mạnh thu hút đầu tư cho ngành du lịch, nhưng do năng lực
quản lý điều hành của các cán bộ tham mưu, kém minh bạch dẫn đến thực hiện cấp
phép đầu tư còn chậm, còn né tránh trách nhiệm, kéo dài tình trạng thủ tục hành chính
rờm rà, dẫn đến sự ái ngại của nhà đầu tư.
Chính sách quảng bá xúc tiến
Ngoài ra mặc dù trong thời gian qua, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải
thiện môi trường đầu tư, tuy nhiên hiện nay hoạt động xúc tiến và quảng bá các sản phẩm
chưa cao. Các doanh nghiệp tuy có thực hiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện
kinh phí. Việc áp dụng các phương tiện điện tử để quảng bá du lịch (trang website, đăng
kí mạng,..) chưa được doanh nghiệp quan tâm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn
vị, tổ chức liên quan trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư.
Khai thác điểm du lịch nhân văn
Nhiều điểm du lịch nhân văn vẫn chưa được đầu tư phát triển thu hút du khách, hiện
tượng ăn xin, kéo nài khách vẫn xảy ra tại một số điểm làm cho tâm lý du khách không
thoải mái, mất đi tính văn minh của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.
Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng
Một số dự án “treo” do thiếu kinh phí trong việc đền bù cho người dân, điều này
gây ra bức xúc cho người dân và làm trì trệ dự án, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.
SVTH: Hồ Thị Yến 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HUYỆN PHÚ LỘC ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch huyện Phú Lộc
3.1.1. Các quan điểm phát triển du lịch
Nhằm đưa ra được các phương án nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển du
lịch, huyện đã đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển như sau:
Thứ nhất, khai thác các tiềm năng lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân
văn, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phát
triển bền vững. Xây dựng huyện Phú Lộc trở thành vùng kinh tế động lực, năng động
phía Nam của tỉnh nhà.
Thứ hai, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng
cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra bước đột phá.
Thứ ba, hoàn thiện đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kinh tế, giao thông,
mạng lưới điện, thủy lợi, bưu chính viễn thông, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường,
Chú trọng phát triển hạ tầng hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch ngày càng khang trang hơn,
đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Thứ tư, phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện, lấy du lịch trong nước làm động
lực phát triển mạnh du lịch quốc tế, ngược lại lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc
đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ khác phát triển.
Thứ năm, phát triển du lịch đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành,
các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của NN.
Thứ 6, Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và
SVTH: Hồ Thị Yến 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của NN.
3.1.2. Mục tiêu
Huyện đã đưa ra những mục tiêu nhằm hướng đến việc xây dựng huyện trở
thành địa điểm du lịch không những thu hút khách du lịch mà còn thu hút được nhiều
nhà đầu tư, góp phần đưa ngành du lịch của huyện phát triển.
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Phú Lộc trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh của tỉnh nhà,
một trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh. Đến 2020, đầu tư phát triển du lịch để đưa
du lịch của huyện, gắn với thương hiệu du lịch của miền Trung.
b. Mục tiêu cụ thể
Khách du lịch: tăng cường thu hút du lịch, phấn đấu năm 2020 lượng khách du
lịch tăng 20-25% /năm, trong đó lượng khách quốc tế tăng 15-20%.
Thu nhập từ du lịch: nâng cao nguồn thu từ du lịch, tăng doanh thu du lịch
khoảng 22-25% mỗi năm, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hằng
năm khu vực du lịch giai đoạn 2016-2020 khoảng 20%.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề
quốc gia trên địa bàn huyện, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia, nâng cấp và xây
dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2020 có khoảng 90 cơ sở lưu trú với 2400
phòng và 2700 phòng. Số lượng phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao khoảng 1020 phòng.
Lao động và việc làm: tạo nhiều việc làm cho huyện, phấn đấu đến 2020 toàn
ngành du lịch của huyện có khoảng gần 6000 lao động (trong đó hơn 3000 là lao động
trực tiếp).
Hạ tầng du lịch: đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Chân Mây, hệ thống chắn sóng,
ga đón khách và các điều kiện hạ tầng khác đủ năng lực đón tàu 50.000 DWT, đến
2020 công suất hàng qua cảng đạt 8-10 triệu tấn. Đầu tư xây dựng bến cảng với lưu
lượng từ 150.000-170.000 khách. Hình thành tuyến giao thông ven biển từ cửa Tư
Hiền đến Chân Mây-Cảnh Dương-Lăng Cô và đến các địa bàn khác trong tỉnh.
SVTH: Hồ Thị Yến 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Nâng cấp, xây mới các công trình giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A, đường
cao tôc Huế-Đà Nẵng (đoạn qua địa bàn Phú Lộc), đường ven biển Lộc Bình nối từ Tư
Hiền-Cù Dù-Cảnh Dương, đường ven biển Vinh Mỹ - Vinh Hải, mở các tuyến đường
ngang quốc lộ 49B ra biển.
3.2. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư
phát triển du lịch của huyện Phú Lộc
Với những mục tiêu phát triển của ngành du lịch huyện đưa ra đến 2020, huyện
cần huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên,
các giải pháp huy động các nguồn vốn phải dựa trên quan điểm là không phải thu hút
vốn đầu tư bằng mọi giá, mà cần lựa chọn các dự án đầu tư có tính đến tác hại của ô
nhiễm môi trường. Bởi trong thực tế đôi khi mang lại nguồn lợi trước mắt nhưng trong
tương lai chi phí khắc phục những tác hại từ việc thu hút đầu tư bằng mọi giá lớn hơn
rất nhiều, như vậy thực sự không phải hiệu quả. Do đó, để huy động được nguồn vốn
lớn với chất lượng cao, cần phải phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư trên quan
điểm phát triển du lịch bề vững với những giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước
Việc nắm bắt cơ hội và thực hiện đầu tư là do doanh nghiệp quyết định, nhưng
việc một doanh nghiệp đầu tư vào đâu lại phụ thuộc vào sự thuận lợi, ưu đãi, khuyến
khích của địa phương đó.
Hiện nay nhiều nơi đã đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích để thu hút
đầu tư cho địa phương. Trên thực tế, có sự cạnh tranh giữa chính sách thu hút của
huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Nhiều nơi đã vận dụng những hiểu biết về lợi
thế sẵn có của mình để tạo nên cơ sở thu hút có hiệu quả hơn các nơi khác. Có nhiều
nơi đã đưa ra các chính sách chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như :
đưa ra thuế suất, khung thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn miễn
giảm thuế, giảm thuê đất vượt quá thẩm quyền,Vì vậy cần có sự phối hợp giữa địa
phương trong thu hút vốn đầu tư, thực hiện phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch
chung và khung khổ pháp luật thống nhất.
Trong thời gian đến huyện cần vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách chung
đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
SVTH: Hồ Thị Yến 57
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
tư của huyện đối với mọi loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện,
cụ thể là ban hành giá thuê đất ở khung thấp nhất theo quy định của Chính phủ, hỗ trợ
tiền đền bù khi thu hồi đất, hỗ trợ vốn đầu tư bằng một phần thuế đất, hỗ trợ kinh phí
đối với một số dự án cần khuyến khích vào những vị trí cụ thể, hỗ trợ các doanh
nghiệp tiếp cận các nguồn tín dụng.
3.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để có thể hội nhập với du lịch của thế giới thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
đóng vai trò rất quan trọng. Theo nhiều chuyên gia, các yếu tố như giá thuê nhân công,
nguồn tài nguyên phong phú, thị trường nội địa khá lớn,.. là những yếu tố tiên quyết
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng các yếu tố này không đảm bảo cho
việc thu hút được lâu dài, bền vững, mà điều quan trọng là cần tạo dựng một hệ thống
chính sách đồng bộ, thông thoáng cùng với đẩy mạnh việ giảm các chi phí kinh doanh.
Để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả, huyện cần hoàn thiện các vấn đề sau:
Tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, đặc biệt
là nguồn nước, điện cung cấp cho các khu du lịch, đào tạo lao động có tay nghề cao.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: để du lịch huyện Phú Lộc phát triển
mạnh mẽ, bên cạnh lợi thế về tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du
lịch, thì công tác quảng bá, xúc tiến du lịch có vai trò rất quan trọng. Đảm bảo tốt
công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và con người Phú Lộc để du
khách quốc tế và trong nước biết đến sẽ hấp dẫn khách du lịch hơn, cụ thể hơn là:
• Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Phú Lộc và cả tỉnh TTH gắn với
những đặc trưng về di sản văn hóa, lịch sử, con người thân thiện, điểm đến an
toàn,Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch gắn
với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Tham gia và tổ chức các hội chợ triễn lãm về du
lịch, mở các hội nghị xúc tiến, tổ chức các đoàn, hội nghị, chuyên đề trong nước và quốc
tế để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, điểm đến, sản phẩm du lịch.
• Chú trọng đến vấn đề xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu với
những phương pháp thích hợp cho từng thị trường trong những thời điểm khác nhau.
SVTH: Hồ Thị Yến 58
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
• Phát triển các thương hiệu đặc sản truyền thống của huyện mà được nhiều du
khách biết đến như: tôm chua Lăng Cô, tôm chua Cầu Hai, mắm hầu xứ biển,.. và các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có chất lượng cao và có giá trị về mặt văn hóa.
Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài
theo hướng ưu tiên đầu tư vào dự án lớn như các khu vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng cao
cấp, sân golf, Để thu hút được các dự án này cần ưu tiên quỹ đất ở các khu vực tiềm
năng du lịch cho các dự án đầu tư nước ngoài với quy mô lớn và chất lượng cao.
Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy hiện nay có đơn giản nhưng vẫn
còn phức tạp hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm túc
công tác quản lý hành chính theo cơ chế “một cửa” trên các lĩnh vực và dự án đầu tư,
điều chỉnh giấy phép đầu tư, đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư, nhằm làm
cho môi trường đầu tư ngày càng chuẩn mực, minh bạch, thông thoáng và thuận lợi
cho các nhà đầu tư.
Cần đa dạng hóa nhà đầu tư vào du lịch bằng cách quảng bá môi trường đầu
tư ở huyện, đưa ra các chính sách ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ. Bên cạnh đó,
giữ vững được các nhà đầu tư truyền thống tiếp tục đầu tư, mở rộng vốn kinh doanh.
3.2.3. Tiếp tục thúc đẩy phát triển các định chế tài chính nhằm tiếp vốn cho
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Tỉnh cần có các chính sách khuyến khích thu hút các công ty cho thuê tài
chính thành lập tại địa phương, đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài bởi vì sự tham
gia các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp cho các công ty trong nước tiếp cận nhanh
chóng với nguồn máy móc thiết bị và công nghệ trên thế giới. Các máy móc thiết bị
các doanh nghiệp du lịch có thể huy động từ thị trường này bao gồm hệ thống máy
lạnh, trang thiết bị nội thất, phương tiện vận tải,
Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị cũ. Khi
kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó hợp đồng cho thuê tài chính
kết thúc sớm trước hạn, để tìm được một khách hàng mới cho thuê máy móc thiết bị
này là một việc khó khăn. Vậy việc hình thành các trung tâm môi giới, mua bán, kinh
doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc
thu hồi vốn.
SVTH: Hồ Thị Yến 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
3.2.4. Giải pháp về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch
Một trong những hạn chế của ngành du lịch huyện đó là quy hoạch tổng thể của
ngành du lịch hiện nay còn chưa có hiệu quả. Để có được sự phát triển du lịch bền
vững đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường, công tác quy
hoạch và nghiên cứu, lập dự án quy hoạch phát triển du lịch cần được tổ chức thực
hiện và đảm bảo tính khả thi cao nhất.
Xây dựng chương trình phát triển du lịch theo hướng bền vững, đẩy mạnh các
dự án đầu tư phát triển dịch vụ- du lịch chất lượng cao. Quy hoạch một số điểm du lịch
trọng điểm, trước hết là khu du lịch Lăng Cô, vùng du lịch sinh thái đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ban , ngành liên quan trong
quá trình xây dựng, đầu tư, tổ chức thực hiện quy hoạch.
Cần thực hiện quy hoạch một cách nghiêm túc, nỗ lực để hạn chế tình trạng quy
hoạch “treo” và dự án “treo”. Để thực hiện được điều đó thì quy hoạch cần tuân thủ
quy trình toàn diện, có sự tham gia của nhiều bên và mang tính chiến lược, đặc biệt là
sự tham gia của cộng đồng dân cư ở đó, hướng đến cụ thể hóa những ước muốn của
người dân ở đó bằng tất cả nguồn lực xã hội.
3.2.5. Sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng
du lịch
Quan điểm sử dụng nguồn vốn NSNN theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
du lịch để tạo tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư.
Một khi cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện đồng bộ nó sẽ góp phần đảm bảo cho hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được tốt hơn. Do đó cơ sở hạ tầng
đồng bộ có thể đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư. Vì vậy trong thời gian qua, huyện đã
và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện, cấp nước,.. là tiền đề quan trọng thu
hút nhà đầu tư. Một số giải pháp cụ thể như:
Hoàn thiện hệ thống cơ sở kỹ thuật, hạ tầng như cải tạo và mở rộng tuyến
đường vào Suối Voi,.. vì tình hình hiện nay con đường vào tương đối là xấu và nhỏ,
gây trở ngại cho việc lưu thông xe du lịch lớn.
SVTH: Hồ Thị Yến 60
Đạ
i h
ọc
K
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
Cần mạnh dạn vay vốn đầu tư trên cơ sở phát hành trái phiếu công trình
hoặc có thể phát hành trái phiếu quốc tế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.2.6. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối
với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân
viên trong ngành là hết sức cao. Cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn như sau:
Trước tiên, chính doanh nghiệp phải đáp ứng đòi hỏi của thị trường, tức là tự
đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của mình, chứ không phải trông chờ
vào các cơ sở đào tạo khác.
Chính quyền địa phương cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho
ngành thông qua kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý NN, quản lý doanh
nghiệp, lao động kỹ thuật nghiệp vụ du lịch. Nên định kỳ mở các khóa đào tạo, bồi
dưỡng dưới hình thức dài hạn hoặc ngắn hạn, tại chỗ ở các địa phương.
Huyện cần triển khai chương trình giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao
nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, tôn trọng, hiếu khách.
SVTH: Hồ Thị Yến 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du
lịch của huyện, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp để nghiên cứu: “Giải
pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch của huyện Phú Lộc giai đoạn
2016-2020” đã hoàn thành những nội dung sau đây:
Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề du lịch và vai
trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế.
Trên cơ sở phát triển ngành du lịch của huyện trong giai đoạn 2011-2015, cũng
như phân tích những lợi thế và hạn chế nguồn tài nguyên du lịch, môi trường đầu tư,
hiện có tại địa phương, thực trạng huy động các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du
lịch trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Trong đó nổi
bật nhất sự bất đồng trong huy động vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch, sự mất cân đối trong
thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, những vướng mắc trong triển khai dự án đầu tư.
Với mục tiêu và định hướng của ngành du lịch huyện đến năm 2020, bài viết đã
mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch của
huyện nhanh, bền vững. Cần huy động vốn không những từ nguồn vốn trong nước qua
kênh NSNN, tiết kiệm trong doanh nghiệp và dân cư, từ các định chế tài chính trung
gian, mà còn huy động vốn từ nước ngoài bằng cách thu hút vốn đầu tư mạo hiểm,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI. Đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho việc thu hút
vốn đầu tư như tăng cường xúc tiến đầu tư, hoàn thiện quy hoạch, đào tạo nguồn nhân
lực, cải cách thủ tục hành chính.
Từ những kết luận cho thấy, để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du lịch huyện
từ nay cho đến 2020, với mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của địa phương, cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc thực hiện những
chiến lược đã đề ra, trong đó công tác huy động vốn phải được đẩy mạnh để tăng
cường thu hút, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, cân đối và nền vững trong
tương lai.
SVTH: Hồ Thị Yến 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
2. Kiến nghị
Ngành du lịch Phú Lộc trong thời gian qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể,
không chỉ là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh, mà còn được sự quan tâm,
đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thu hút vốn đầu tư,
vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần được khắc phục trong quá trình phát triển của
ngành, xứng đáng với tiềm năng của huyện. Đây không chỉ là vấn đề riêng của một cơ
quan nào mà cần có sự phối hợp giữa UBND huyện, Phòng Văn hóa thông tin, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý du lịch.
2.1. Đối với Nhà nước
Bộ Tài Chính cần có cơ chế huy động kinh phí cho công tác tuyên truyền quảng
bá và xúc tiến phát triển du lịch ở cấp địa phương.
Chính phủ cần ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn NSNN và quan tâm giới thiệu các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để giúp Phú Lộc cũng như
TTH nhanh chóng vươn lên hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước.
Chính phủ cần có chính sách đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục cấp visa.
Tổng cục du lịch cần có sự ưu tiên quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và hỗ trợ tỉnh,
huyện về công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, công tác đào tạo nguồn nhân
lực, công tác marketing, quảng bá du lịch, các dự án đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật du lịch.
2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề nghị UBND tỉnh cần tập trung đầu tư một cách có hiệu quả cho hạ tầng kỹ
thuật phục vụ du lịch, nâng cấp hoàn thiện các tuyến giao thông đến các điểm du lịch,
thúc đẩy các dự án lớn trên địa bàn sớm đi vào hoạt động.
Kiến nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch xem xét, chỉ đạo, đóng góp ý kiến và
hỗ trợ ngành du lịch huyện, tỉnh về chuyên gia, về kinh phí cho công tác quy hoạch
phát triển, đầu tư nâng cấp hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo mới và nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch của huyện, thu hút nhiều vốn đầu
tư nước ngoài.
SVTH: Hồ Thị Yến 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
2.3. Đối với huyện Phú Lộc, các doanh nghiệp du lịch
Các địa phương, các ban quản lý du lịch, khu bảo tồn và vườn quốc gia cần có
chính sách quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn tài nguyên. Triển khai có hiệu quả công
tác giáo dục môi trường và du lịch cho cộng đồng dân cư.
Các doanh nghiệp du lịch cần chú trọng đầu tư và bồi dưỡng nguồn nhân lực về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học,.. không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung.
Các doanh nghiệp du lịch và ban quản lý điểm du lịch cần có sự phối hợp ăn ý,
hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch trên thị trường du
lịch trong nước và quốc tế.
SVTH: Hồ Thị Yến 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng việt
1. Báo cáo định kỳ thực hiện Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 12/06/2015 của
UBND tỉnh
2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Lộc.
3. Báo cáo kết quả Chương trình xây dựng, chỉnh trang đô thị V và góp phần
xây dựng đô thị Chân Mây
4. Báo cáo tổng hợp du lịch huyện Phú Lộc.
5. Chi cục thống kê huyện Phú Lộc, Niên giám thống kê huyện Phú Lộc.
6. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch Việt Nam,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Pháp lệnh du lịch Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội.
8. Phòng Kinh tế hạ tầng, Tổng hợp các dự án quy hoạch cần bổ sung kinh phí
năm 2015-2016.
9. Phòng Văn hóa và Thông tin, Thông tin về du lịch huyện Phú Lộc.
10. Phòng Kinh tế ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình thực hiện một số
dự án ngoài ngân sách.
11. Thạc sĩ Cao Thị Minh Tri (2009), Luận văn thạc sĩ Giải pháp du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế đến 2015, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Thạc sĩ Hồ Thị Tú Linh, Bài giảng Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Huế.
13. Thạc sĩ Nguyễn Thành Nam (2011), Luận văn thạc sĩ Huy động vốn đầu tư
phát triển du lịch Quãng Ngãi, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
14. Thạc sĩ Trần Thị Hồng Nhạn (2010), Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển
ngành du lịch Lâm Đồng đến 2020, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Những trang web tham khảo
15.
coloseum-show/ (25/2/2016)
16.
Quy-Ty-2013-cang-Chan-May-don-hon-2100-khach-du-lich-nuoc-ngoai/ (29/4/2016)
SVTH: Hồ Thị Yến 65
Đạ
i h
ọc
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn
17.
may/178210.vnp (1/5/2016)
18.
hai-van/c/19359110.epi (13/3/2016)
19.
(27/3/2016)
20.
hue-den-2015-41018/ (3/3/2016)
21.
ben-vung-du-lich-bien-lang-co-tinh-thua-thien-hue-46357/ (5/3/2016)
22.
trin-ngnh-du-lch-lm-ng-n-nm-2020 (4/4/2016)
23.
lich/c/4819366.epi (6/4/2016)
24.
tinh-hinh-du-lich-thai-lan.htm (25/3/2016)
25.
nam-9-7-1960-9-7-2015-du-lich-da-nang-nhung-chang-duong-phat-trien-2427100/
(26/4/2016)
SVTH: Hồ Thị Yến 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_thi_yen_5843.pdf