Khóa luận Hát quan làng trong đám cưới của người tày ở xã an phú, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên khóa luận sử các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu thư tịch: để thu thập những tài liệu sách báo, những công trình nghiên cứu về người Tày, hát Quan làng của người Tày đã được công bố. Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong khóa luận để thu thập tư liệu thực địa với các kỹ thuật như: quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh, quay video để thu thập tư liệu cho khóa luận, tôi đã đi thực tế nhiều lần tại xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trong quá trình đi thực tế, tôi đã tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau để thu thập thông tin, đặc biệt là các cụ trong bản và các ông Quan làng là người có kinh nghiệm trong việc làm Quan làng và hát Quan làng; trưởng bản; cán bộ văn hóa; .để tìm hiểu về đời sống cũng như tìm hiểu về hát Quan làng của người Tày ở An Phú. Ngoài ra để xử lý tư liệu đã được thu thập thì tôi sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và soạn thảo thành văn bản

pdf14 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Hát quan làng trong đám cưới của người tày ở xã an phú, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ LỘC THỊ LÀN HÁT QUAN LÀNG TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ MÃ SỐ : 52220110 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Triệu Thị Nhất Sinh viên thực hiện : Lộc Thị Làn Lớp : VHDT 18A Hà Nội : 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, lời đầu tiên tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành bài khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới UBND xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, các nghệ nhân, cùng toàn thể đồng bào dân tộc Tày sinh sống trong xã đã giúp đỡ, nhiệt tình cung cấp thông tin và nhiều tư liệu quý báu. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS. Triệu Thị Nhất, cô đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã đọc và chỉ ra những thành công và những hạn chế của khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2016 Sinh viên Lộc Thị Làn 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 Chương 1: TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI ............ Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát về người Tày ở xã An Phú, Huyện Lục Yên, tỉnh Yên Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Địa bàn cư trú ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Tên gọi, nguồn gốc lịch sử tộc ngườiError! Bookmark not defined. 1.1.3. Đặc điểm kinh tế ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội ............... Error! Bookmark not defined. 1.2. Tập quán cưới xin truyền thống của người Tày ở xã an Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Tiêu chí chọn vợ chọn chồng .......... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Độ tuổi kết hôn ............................... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Chuẩn bị cho ngày cưới .................. Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Các nghi lễ trước ngày cưới ............ Error! Bookmark not defined. 1.2.5. Các nghi lễ trong ngày cưới (Mự Kin lảu)Error! Bookmark not defined. 1.2.6. Nghi lễ sau ngày cưới ..................... Error! Bookmark not defined. 1.2.7. Trang phục trong ngày cưới ............ Error! Bookmark not defined. 1.3. Biến đổi về tập quán cưới xin của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay ........................ Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1 ........................................ Error! Bookmark not defined. Chương 2: HÁT QUAN LÀNG TRONG ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1. Một số vấn đề chung ............................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm về dân ca ....................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Khái niệm về Hát Quan làng ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Nguồn gốc của hát Quan làng ......... Error! Bookmark not defined. 2.2. Nghệ thuật diễn xướng ......................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hình thức diễn xướng ..................... Error! Bookmark not defined. 2 2.2.2. Môi trường diễn xướng ................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Người diễn xướng ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Đạo cụ diễn xướng ......................... Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Trang phuc diễn xướng ................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Nội dung và trình tự các bài hát Quan làngError! Bookmark not defined. 2.3.1. Nội dung của các bài hát Quan làng Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Trình tự các bài hát Quan làng ........ Error! Bookmark not defined. 2.4. Giá trị của hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Giá trị xã hội ................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Giá trị tâm linh ............................... Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Giá trị văn học nghệ thuật ............... Error! Bookmark not defined. 2.4.4. Giá trị văn hóa ................................ Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2 ....................................... Error! Bookmark not defined. Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HÁT QUAN LÀNG TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY .................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Một số biến đổi về hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú hiện nay .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Biến đổi về nghệ thuật diễn xướng . Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Biến đổi về nội dung và trình tự các bài hát Quan làng .......... Error! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên nhân biến đổi của hát Quan làng ở xã An Phú hiện nay .. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nguyên Nhân chủ quan .................. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Nguyên nhân khách quan ................ Error! Bookmark not defined. 3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị của hát Quan làng ở xã An Phú huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái .................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Thực trạng bảo tồn hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái . Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giải pháp ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.4. Khuyến nghị ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Đối với chính quyền các cấp ........... Error! Bookmark not defined. 3 3.4.2. Đối với với cơ quan nghiên cứu, quản lý văn hóaError! Bookmark not defined. 3.4.3. Đối với đồng bào Tày ở xã An Phú . Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 PHỤ LỤC ...................................................... Error! Bookmark not defined. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên dải đất hình chữ S có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng tạo nên nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng trong sự thống nhất. Sự thống nhất trong nền văn hóa không phải là phép cộng đơn giản là các dân tộc chỉ đóng góp vào và làm nên sự phong phú mà phải hòa nhập nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập là sự đòi hỏi các dân tộc phải phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường, công nghệ thông tin kéo theo sự phát triển về đời sống văn hóa của đại bộ phận người dân Việt Nam đặc biệt là người dân tộc thiếu số cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến đổi của văn hóa dân tộc. Hội nhập và phát triển kinh tế, giao thông đi lại dễ dàng hơn, du lịch đang phát triển theo xu hướng du lịch lên vùng miền núi vùng sâu vùng xa làm cho đời sống đồng bào được cải thiện nâng cao. Do đó văn hóa truyền thống của tộc người bị thương mại hóa không còn giữ nguyên vẹn các giá trị truyền thống. Đời sống được cải thiện đồng nghĩa với trình độ của người dân được nâng cao, có sự tiếp thu về mọi mặt trong đời sống xã hội, những nếp sống mới, quan niệm mới đã len lỏi vào tâm thức của đồng bào dẫn đến hiện tượng đồng bào dân tộc thiểu số có lối sống và văn hóa như người Kinh và một bộ phận thanh niên học theo văn hóa nước ngoài làm lai căng văn hóa bản địa, nền văn hóa cổ truyền từ đó mà bị biến đổi dần. Vì vậy, phát triển kinh tế xã hội phải là phát triển bền vững đi đôi với việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc. Dân tộc Tày là cư dân bản địa và sống lâu đời ở nước ta. Họ phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Bắn Kạn, Tuyên Quang, 5 Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,.Yên Bái là một trong những tỉnh có nhiều người Tày sinh sống đặc biệt là trên địa bàn huyện Lục Yên. Do có lịch sử sinh sống lâu đời nên đồng bào đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Bên cạnh nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì người Tày luôn tiếp thu và học hỏi văn hóa các dân tộc anh em làm cho văn hóa của mình thêm phong phú mà không mất đi bản sắc văn hóa vốn có. Cũng giống như các dân tộc khác, người Tày là một trong những dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và đa dạng. Một trong những thể loại có thể kể đến là là tục hát Quan làng. Hát Quan làng hay còn gọi là Hát đón dâu, Hặt vỉ là những bài hát được diễn xướng trong đám cưới của người Tày. Điều đặc biệt là khi tổ chức diễn xướng hát Quan làng không phải để biểu diễn mà là để kết nối giữa con người với con người, giữa con người với thần linh. Vì ý nghĩa này mà trong bất kỳ đám cưới truyền thống nào của người Tày đều phải có hát Quan làng dù ít hay nhiều. Hát Quan làng là yếu tố không thể thiếu trong đám cưới của người Tày nó quyết định tới yếu tố tổ chức hay không tổ chức đám cưới. Thông qua hát Quan làng chúng ta có thể thấy được tất cả giá trị văn hóa cổ truyền được hội tụ trong đó, những quy ước đối nhân xử thế, giao tiếp giữa cá nhân với cộng đồng, với tổ tiên, với thần linh, thấy được những khát vọng sống, những nét đẹp về đạo lý, những môn nghệ thuật diễn xướng có tác dụng rất sâu sắc đến tình cảm con người. Tuy nhiên, hiện nay hát quan Làng của người Tày trên địa bàn huyện Lục Yên nói riêng và cả nước nói chung đều có nguy cơ bị mai một. Thay vào việc hát Quan làng thì các đám cưới chủ yếu sử dụng nhạc trẻ, nhạc sống, thậm chí nhạc nước ngoài. Việc tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có hát Quan làng của người Tày ở xã An Phú là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu của mình. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, việc nghiên cứu về người Tày đã trở thành vấn đề nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu sau: Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số, trong đó có người Tày. Tiêu biểu là tá giả Lê Quý Đôn với tác phẩm Kiến văn tiểu lục, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1977, cuốn sách này đã đề cập tới văn hóa của người Tày nói chung. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay có các công trình tiêu biểu như: cuốn Văn hóa Tày Nùng của tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thư nhà xuất bản Văn hóa, năm 1984 đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhiều đặc trưng văn hóa mang tính địa phương của dân tộc Tày trong đó có người Tày ở Lục Yên chưa được tác giả quan tâm đầy đủ. Từ trước đến nay, hát Quan làng đã trở thành chủ đề nghiên cứu của không ít các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có thể kể đến một số tác giả và công trình nghiên cứu của họ về hát Quan làng đã được công bố như sau: Năm 1973, trong cuốn Dân ca đám cưới Tày - Nùng của tác giả Nông Minh Châu, nhà xuất bản Việt Bắc đã đưa ra hơn 100 bài hát đám cưới Tày – Nùng. Ông đã sưa tầm và dịch nguyên văn thơ Tày – Nùng ra tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa về văn thơ Tày Nùng và là nền tảng cho các nhà khoa học và những người có nhu cầu tìm hiểu về văn nghệ dân gian. Đến năm 1993, nhóm tác giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, PTS Cung Văn Lược, PTS Vương Toàn đã viết cuốn 7 Văn hóa truyền thống Tày Nùng, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1994. Trong cuốn sách này, có một chương nhóm tác giả viết về văn học nghệ thuật dân gian Tày Nùng trong đó có Lượn mừng đám cưới (hát Quan lang). Năm 1995, trong cuốn Tục cưới xin của người Tày của hai tác giả Triều Ân và Hoàng Quyết, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã nghiên cứu về tục cưới xin của người Tày và thơ Quan lang. Tác phẩm này nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái. Trong những năm gần đây, cũng có nhiều cuốn sách về hát Quan làng và liên quan đến hát Quan làng. Tiêu biểu như: Năm 2011, cuốn Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày Khao Hà Giang của tác giả Ma Ngọc Hướng, nhà xuất bản Đại học quốc gia, đã nghiên cứu về tục cưới xin của người Tày Khao và sưu tầm các bài hát Quan làng trong đám cưới của người Tày Khao trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. Đây là những huyện có số lượng đồng bào Tày sinh sống đông và người Tày ở đây có điểm tương đồng và văn hóa người Tày ở xã An Phú. Trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày in năm 2012, nhà xuất bản Thanh niên do Hoàng Quyết chủ biên đã thống kê rất nhiều khái niệm liên quan đến văn hóa Tày truyền thống trong đó có khái niệm hát Quan làng và các khái niệm liên quan đến hát Quan làng. Tại Yên Bái, tác giả Hoàng Tương Lai đã viết cuốn sách Hát Quan làng trong đám cưới người Tày ở Yên Bái, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2013. Đây là cuốn sách duy nhất nghiên cứu sâu về hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở vùng sông Chảy (Yên Bình và Lục Yên). 8 Nhưng tác giả chưa nghiên cứu sâu vào địa điểm cụ thể mà nghiên cứu trên địa bàn rộng. Ngoài những cuốn sách trên còn có nhiều tác giả lấy hát Quan làng làm đề tài nghiên cứu của họ như: Tác giả Đàm Thùy Linh Hát Quan làng của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian, luận văn thạc sỹ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2009; Tác giả Hoàng Thị Quyên Tục hát Quan làng trong đám cưới truyền thống của người Tày xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2009; gần đây nhất là tác giả Hoàng Thị Hồng Nhung Hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2015. Những cuốn sách và công trình nghiên cứu trên đây đều tìm hiểu về hát Quan làng nhưng theo nhiều khía cạnh và ở nhiều địa phương khác nhau. Hát Quan làng của người Tày ở xã An Phú hiện nay vẫn chưa được khai thác và nghiên cứu chuyên sâu trong một công trình khoa học nào. Những công trình của các nhà nghiên cứu trước là tiền đề và cơ sở để tôi tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về hát Quan làng, cụ thể là hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về người Tày ở xã An Phú, nghiên cứu hát Quan làng trong đám cưới truyền thống của người Tày ở xã An Phú để thấy được vai trò của nó trong đám cưới cũng như giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của hát Quan làng trong đời sống của đồng bào. 9 Nghiên cứu hát Quan làng trong đám cưới ngày nay để thấy được nguyên nhân của sự mai một cũng như thay đổi của hát Quan làng và trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị khôi phục và bảo tồn hát Quan làng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên khóa luận sử các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu thư tịch: để thu thập những tài liệu sách báo, những công trình nghiên cứu về người Tày, hát Quan làng của người Tày đã được công bố. Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong khóa luận để thu thập tư liệu thực địa với các kỹ thuật như: quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh, quay videođể thu thập tư liệu cho khóa luận, tôi đã đi thực tế nhiều lần tại xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trong quá trình đi thực tế, tôi đã tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau để thu thập thông tin, đặc biệt là các cụ trong bản và các ông Quan làng là người có kinh nghiệm trong việc làm Quan làng và hát Quan làng; trưởng bản; cán bộ văn hóa;.để tìm hiểu về đời sống cũng như tìm hiểu về hát Quan làng của người Tày ở An Phú. Ngoài ra để xử lý tư liệu đã được thu thập thì tôi sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và soạn thảo thành văn bản. 6. Đóng góp của khóa luận * Ý nghĩa lý luận: Đề tài này đã góp thêm tư liệu về người Tày ở xã An Phú đặc biệt là về hát Quan làng, giúp chúng ta hiểu thêm về một số khái niệm và văn nghệ dân gian của dân tộc Tày. 10 * Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu về hát Quan làng của người Tày, khóa luận này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng có cái nhìn khách quan hơn trong vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc nhưng vẫn giữ được cái cốt lõi văn hóa của dân tộc Tày. Qua đó phát huy được thế mạnh để tạo nên cái bản sắc riêng về văn hóa dân tộc đặc biệt là về hát Quan làng của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục,nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1. Tập quán cưới xin của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Chương 2. Hát Quan làng trong đám cưới truyền thống của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Chương 3. Thực trạng về hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triều Ân (1994), Ca dao Tày – Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2. Triều Ân – Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Hội văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Vi Quốc Bảo (1971), Dân ca đám cưới Tày – Nùng, Văn hóa nghệ thuật số 3, Hà Nội. 4. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày Nùng, Nxb Việt Bắc, Bắc Thái. 6. Vi Hồng (1994), Dân ca nghi lễ Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Ma Ngọc Hướng (2010), Hát Quan Làng của người Tày Khao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 8. Ma Ngọc Hướng (2011), Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày Khao Hà Giang, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 9. Lộc Bích Kiệm (2004), “Đón dâu bằng thơ – Nét đẹp trong văn hóa Tày”, Văn hóa nghệ thuật, www.vanhoanghethuat.org.vn 10. Hoàng Tương Lai (2013), Hát Quan làng trong đám cưới người Tày ở Yên Bái, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 11. Đàm Thùy Linh (2009), Hát Quan làng của người Tày ở Thạch An, Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 12. Hoàng Thị Hồng Nhung (2015), Hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 12 13. Nghị Quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 14. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 15. Hoàng Quyết, Ma Khánh Hằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993), Văn hóa truyền thống Tày Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 16. Hoàng Quyết (2012), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 17. Hoàng Quyết – Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Hoàng Thị Quyên (2013), Tục hát Quan lang trong đám cưới truyền thống của người Tày, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 19. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 20. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_2_3768_2065351.pdf
Luận văn liên quan