Khóa luận Hiệu quả cho vay nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế giai đoạn 2011 - 2014

Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các NH cần hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó hoạt động cơ bản chính là hoạt động cho vay. Và việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay nhóm KHCN nói riêng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân NH mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế đạt được góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế- xã hội. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động cho vay còn phải gắn liền với tính an toàn của khoản vay, có như vậy thì hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân đội chi nhánh Huế mới ngày càng phát triển, hiện đại hóa để hòa nhập với xu thế chung. Hoạt động cho vay nhóm KHCN của NHTMCP Quân đội chi nhánh Huế trong giai đoạn 2011-2014 đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của KH và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Về cơ bản, các cơ chế chính sách và biện pháp triển khai cụ thể của chi nhánh rất phù hợp với chính sách phát triển của tỉnh, đặc điểm và tình hình kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, NH cũng luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của KH. Đồng thời chú trọng công tác kiểm tra xét duyệt trước khi quyết định cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản vay. Nhờ vậy, hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh ngày càng được mở rộng trong vẫn đảm bảo tính an toàn của khoản vay. • Kết quả đạt được Khóa luận tốt nghiệp đã khái quát được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM nói chung và nhóm KHCN nói riêng và hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu rõ và phân tích hiệu quả hoạt động cho vay nhóm KHCN giai đoạn 2011-2014 trên các khía cạnh tình hình huy động vốn, DSCV, DSTN, dư nợ, nợ xấu. Đây là cơ sở để đưa ra những mặt đạt được cũng như

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả cho vay nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế giai đoạn 2011 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo cho khách 7.1.Kiểm soát sau Quản lý phương án cấp TD và TSĐB Xếp hạng TD định kỳ 5.1.Soạn thảo và ký kết văn kiện tín dụng 5.2.Hoàn thiện thủ tục TSĐB 6. Thực hiện cấp tín dụng 7.2.Quản lý số liệu và chứng từ 8. Thu nợ 9.Lưu hồ sơ Trang 32 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Quy trình nghiệp vụ cho vay đã được quy định cụ thể gồm những bước sau: Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ trong đó hồ sơ tín dụng bao gồm thông tin KH, hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ đảm bảo tiền vay. Bước 2. Đề xuất tín dụng. Trong đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá chung về KH, tình hình tài chính, chấm điểm tín dụng, đánh giá TSĐB. Căn cứ vào phân tích này, bộ phận tín dụng sẽ lập đè xuất tín dụng. Bước 3. Thẩm định. Bộ phận quản lý tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dựa trên các phân tích của đề xuất tín dụng để đưa ra quyết định cho vay. Bước 4. Xét duyệt. Dựa vào những phân tích các bước trên đưa ra quyết định cho vay. Cả trong trường hợp đồng ý hay từ chối cho vay, NH cũng phải thông báo cho KH được biết. Bước 5.Soạn thảo, ký kết văn kiện tín dụng và hoàn thiện thủ tục TSĐB. Tiến hành soạn thỏa và ký kết hợp đồng tín dụng, thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và công chứng. Bước 6. Thực hiện cấp tín dụng. Tiến hành kiểm tra hồ sơ trình duyệt giải ngân, sau khi được phê duyêt NH giải ngân cho NH. Bước 7.Kiểm soát sau, quản lý số liệu và chứng từ. Sau khi giải ngân, NH tiếp tục theo dõi để kiểm tra mục đích sử dụng vốn, đánh giá lại TSĐB, tiến hành quản lý số sách chứng từ kế toán. Đồng thời NH cũng thực hiện theo dõi nhóm nợ để tiến hành xếp hạng tín dụng định kỳ. Bước 8. Thu nợ. Bước 9. Lưu hồ sơ sau khi thanh lý hợp đồng. 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu định lượng 2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu quy mô 2.3.3.1.1. Doanh số cho vay nhóm khách hàng cá nhân Nhìn chung, DSCV KHCN có xu hướng giám xuống trong giai đoạn 2011- 2013 với mức giảm trung bình gần 14400 triệu đồng và tăng lên không nhiều vào năm 2014. Trang 33 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014) Biểu đồ 2.4. Biến động DSCV KHCN tại chi nhánh. Có thể thấy DSCV KHCN và DSCV toàn chi nhánh chuyển động cùng chiều với nhau với sự giảm sút vào năm 2011- 2013 và cải thiện ở năm 2014, phần nào cho thấy chuyển biến lạc quan hơn trong xu hướng mở rộng cho vay. Điều này có thể lý giải trong tình hình kinh tế khó khăn, tình hình nợ xấu bùng nổ cùng sự ảm đạm của thị trường bất động sản khiến cho NH trở nên thận trọng và yêu cầu nhiều hơn trong việc cho vay nên DSCV năm 2011 – 2013 lại giảm sút như vậy. Nhưng đến năm 2014 với hy vọng tái cơ cấu và dấu hiệu phục hồi toàn ngành NH là cơ sở cho sự tăng lên DSCV trong năm này. Xét về kỳ hạn, DSCV ngắn hạn nhóm KHCN giảm qua các năm từ mức 232,716 triệu đồng năm 2011 xuống mức 138,660 triệu đồng năm 2014. Tuy nhiên, tỷ trọng DSCV ngắn hạn nhóm KHCN vẫn chiếm tỷ trọng đều cao, cụ thể đều hơn 60% trong tổng DSCV nhóm KHCN. DSCV trung dài hạn đang có đà tăng mặc dù không nhiều nhưng đó cũng là một dấu hiệu của chính sách mở rộng tín dụng trung dài hạn của NH.( Phụ lục 3) Trang 34 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.1.2.Doanh số thu nợ nhóm khách hàng cá nhân (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014) Biểu đồ 2.5. DSTN cho vay KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014. Cũng theo tình hình chung của nền kinh tế, DSTN cũng có sự sụt giảm trong giai đoạn nghiên cứu từ 2011 – 2014 với tổng mức giảm lên tới 145600 triệu đồng. Nguyên nhân có thể do tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu nhập thấp hơn trước khiến KH gặp khó khăn trong hoàn trả nợ đúng hạn. Sự sụt giảm mạnh năm 2014 với mức gần 113300 triệu đồng một phần do công tác thu hồi nợ chưa hiệu quả một phần do NH có chính sách ưu tiên tín dụng trung dài hạn nên mức thu nợ bình quân mỗi năm vì thế cũng giảm. Xét một cách tổng quát, NH cần chú ý công tác thu hồi nợ, xử lý vấn đề TSĐB để hạn chế những rủi ro không hay có thể xảy ra. Xét về kỳ hạn, DSTN nhóm KHCN cũng có cùng chiều biến động với dư nợ và DSCV nhóm KHCN, cụ thể với đà giảm của vay ngắn hạn và đà tăng của vay trung dài hạn. ( phụ lục 4). Trang 35 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.1.3. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014) Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 Bảng 2.5. Tổng dư nợ và dư nợ nhóm KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Mức tăng/ giảm 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Tổng dư nợ cho vay 72,304 24,551 185,190 Dư nợ nhóm KHCN 21,103 20,893 138,526 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Giống như dư nợ tín dụng nói chung, dư nợ nhóm KHCN vẫn tăng đều qua các năm chứng tỏ NH vẫn mở rộng được tín dụng trong nhóm KH này. Tuy nhiên mức tăng chưa đồng đều, dư nợ KHCN tăng không nhiều giai đoạn 2011-2013, cụ thể tăng trên dưới 21000 triệu đồng, điều này cũng dễ hiểu trong tình hình kinh tế khó khăn chung giai đoạn như ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN và vấn đề nợ xấu lan rộng. Đến năm 2014, nhờ sự phục hồi, cơ hội tăng trưởng và hy vọng tái cơ cấu ngành ngân hàng nên dư nợ KHCN tăng hơn gấp đôi so với năm 2013, cụ thể tăng hơn 138500 triệu đồng. Trang 36 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Xét về kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn nhóm KHCN vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo và có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể chiếm trên 70% năm 2011, 67% năm 2012, gần 65% năm 2013 và 56% năm 2014. Ngược lại, dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng qua các năm, nổi bật là mức tăng chiếm tới 44% trong tổng dư nợ nhóm KHCN năm 2014. Có thể thấy thời gian tới bản thân NH sẽ có những chính sách thiên về cho vay trung dài hạn và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay (Phụ lục 5 ) Nhóm sản phẩm nhà đất vẫn là sản phẩm chủ đạo của nhóm KH này vì dư nợ luôn chiếm hơn 45%. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng tăng cùng với điều kiện vay vốn không cần TSĐB là những nguyên nhân làm cho nhóm sản phẩm mua ô tô và tín chấp tăng đều trong giai đoạn nghiên cứu. Tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh còn tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2011- 2013 làm sản phẩm vay sản xuất kinh doanh cũng giảm trong giai đoạn này sau đó có cải thiện vào năm 2014 ( Phụ lục 5) Bảng 2.6. Tỷ trọng cho vay nhóm KHCN trong cơ cấu tín dụng. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dư nợ 355,258 427,562 452,113 637,303 Dư nợ nhóm KHCN 72,074 93,177 114,070 252,596 Tỷ trọng cho vay KHCN 20.29 21.79 25.23 39.64 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Bảng trên cho thấy dư nợ nhóm KHCN chiếm tỷ lệ ngày một tăng trong tổng dư nợ tín dụng, cụ thể giai đoạn 2011- 2013 tỷ trọng này luôn ở mức trung bình 22% sau đó có cải thiện với mức tăng tỷ trọng lên đến gần 40% năm 2014. Nguyên nhân bởi trong năm 2014, tổng dư nợ có xu hướng tăng, cơ cấu có xu hướng hơi nghiêng về hoạt động cho vay KHCN, đồng thời những chính sách cũng như sự thận trọng của NH trong việc vay vốn cũng có thể làm cho nhóm KHDN khó tiếp cận được nguồn vốn trong năm này, mà trên địa bàn hầu hết là DN vừa và nhỏ. Trang 37 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014) Biểu đồ 2.7. Dư nợ cho vay,DSCV và DSTN cho vay KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 Dư nợ cho vay có mức tăng qua các năm và có mối quan hệ tương quan với DSCV và DSTN. Có thể thấy khi DSCV và DSTN có xu hướng giảm qua các năm nhưng dư nợ cho vay nhóm này lại tăng, lý giải cho điều này chính là mức giảm của DSTN nhiều hơn mức giảm DSCV nên dư nợ cho vay tăng trong giai đoạn nghiên cứu. DSCV và DSTN chuyển động cùng chiều với sự giảm sút giai đoạn 2011- 2013, phần nào thấy được sự ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh kinh tế chung. Trong giai đoạn này có thể thấy NH đang phải đối mặt với những vấn đề về thu nợ với con số giảm đáng kể, đặc biệt vào năm 2014 với mức giảm DSTN gần 56%, đây là vấn đề cần được lưu tâm trong công tác thu nợ, đảm bảo nợ được thu hồi đầy đủ để tránh tình trạng NQH, nợ xấu trong thời gian tới, không để ảnh hưởng tới lợi nhuận của NH. Bên cạnh đó, lý giải cho mức giảm của DSTN nhóm KHCN chính là tỷ trọng DSCV trung dài hạn và DNCV trung dài hạn có xu hướng tăng, thời gian giãn nợ dài,các khoản thu nợ gốc nhỏ nên làm DSTN giảm, đặc biệt năm 2014. ĐVT: triệu đồng Trang 38 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.1.4. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay KHCN tại chi nhánh. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ KHCN 72,074 93,177 114,070 252,596 Tổng nguồn vốn huy động 776,510 780,112 801,250 1,066,352 Dư nợ KHCN/Tổng nguồn vốn huy động (%) 9.28 11.94 14.24 23.69 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Căn cứ vào số liệu ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn đạt giá trị trong khoảng 10-14% trong giai đoạn 2011 – 2013 và tăng lên gần 24% năm 2014. So sánh tương quan với tỷ trọng cho vay nhóm KHCN thì con số vẫn còn ở mức thấp, nó thấy chi nhánh chỉ sử dụng một phần nhỏ doanh số huy động để phục vụ việc cho vay nhóm KH này. Trong khi cho vay là hoạt động nền tảng mang lại thu nhập cho NH thì chỉ tiêu này cho thấy sự lãng phí nguồn lực của chi nhánh, thu nhập mang về từ hoạt động cho vay không đủ bù đắp chi phí huy động vốn. 2.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng 2.3.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng dư nợ chi nhánh giai đoạn 2011- 2014 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Dư nợ KHCN 21,103 29.28 20,893 22.42 138,526 121.44 Tổng dư nợ 3,602 0.46 21,138 2.71 265,102 33.09 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Trang 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Tính toán chỉ tiêu cho thấy, dư nợ nhóm KHCN vẫn đạt được sự tăng trưởng nhanh trung bình 22% trong 3 năm đầu nghiên cứu và cải thiện vượt bậc trong năm 2014 với tốc độ tăng hơn 120% cho thấy NH vẫn có thể mở rộng cho vay dù trong bối cảnh khó khăn như hiện tại. Có thể thấy dấu hiệu tích cực trong sự phục hồi, hy vọng tăng trưởng năm 2014 thể hiện rõ qua mức tăng trưởng gần 120% năm 2014.Tốc độ tăng trưởng dư nợ nhóm KHCN cũng cao hơn so với tăng trưởng tổng dư nợ nhờ sự nỗ lực trong phát triển nhóm KH này. 2.3.4.2.2. Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay Bảng 2.9. Tốc dộ tăng trưởng DSCV của chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Doanh số cho vay KHCN -292 - 0.12 -28,472 -11.31 4,353 1.95 Tổng doanh số cho vay 32,020 3.75 -39,075 -4.41 9,423 1.11 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Nhìn chung, tăng trưởng DSCV có xu hướng giảm giai đoạn 2011-2013 và tăng trở lại năm 2014 với mức gần 2%. Do ảnh hưởng chung với khó khăn của kinh tế cũng như tình trạng nợ xấu, tăng trưởng DSCV không mấy khả quan, đặc biệt trong năm 2013 tốc độ tăng âm 11%. Tăng trưởng DSCV nhóm KHCN có cùng chiều biến động với tốc độ tăng của cả chi nhánh với xu hướng giảm giai đoạn 2011-2013 và dấu hiệu tăng trưởng tích cực năm 2014 . Nguyên nhân của sự tăng trưởng này vì vấn đề nợ xấu tăng mạnh khiến NH phải thắt chặt các khoản tín dụng về biện pháp đảm bảo khoản vay, điều kiện tài chính mà phía KH cũng một phần không thỏa mãn được yêu cầu của NH nên tăng trưởng mới ì ạch như vây. Đặc biệt, năm 2013 là một năm khó khăn của cả hệ thống MB nói chung cũng như chi nhánh nói riêng khi tỷ lệ nợ xấu vượt chuẩn. Đến năm 2014 mới thấy chuyển biến lạc quan nhờ công tác xử lý nợ xấu và phát triển tín dụng. Trang 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro 2.3.4.3.1. Chỉ tiêu nợ xấu Biểu đồ 2.8. Biến động nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Giai đoạn 2011-2013 là thời gian mà cụm từ nợ xấu bắt đầu được đặc biệt chú ý sau khi nhiều con số nợ xấu khác nhau được các tổ chức nhận định trước khi NHNN chính thức công bố. Thống kê cho thấy sức khỏe của hầu hết các NH đều đáng ngại bởi tỷ lệ nợ xấu đang ở mức vượt chuẩn. Mặc dù vậy, có thể nói nhờ hiệu quả hoạt động tín dụng, quá trình thẩm định chặt chẽ cũng như kiểm soát vấn đề nợ xấu trong suốt thời gian qua nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn duy trì ở mức an toàn, đặc biệt tỷ lệ này gần bằng 0 trong 2 năm 2012 và 2014. Tỷ lệ nợ xấu chi nhánh vẫn là một dấu hiệu tích cực trong bối cánh mà nợ xấu trở nên “sốt” như hiện nay, so sánh với tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn cũng như toàn hệ thống MB thì tỷ lệ của chi nhánh rất đáng khích lệ. Với sự nỗ lực với nhiều biện pháp xử lý nợ xấu như trích lập dự phòng, xử lý TSĐB, tích cực đôn đốc thu nợ cùng với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản (VACM) tháng 7/2013, tình hình nợ xấu của chi nhánh đã có những chuyển biến đáng kể. Đây là điều kiện để NH khôi phục tính lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động tín dụng nói chung và nhóm KHCN nói riêng. Trang 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.4.3.2. Chỉ tiêu quay vòng vốn Bảng 2.10.Vòng quay vốn tín dụng hoạt động cho vay KHCN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ KHCN 234,716 230,680 202,418 89,138 Dư nợ KHCN 72,074 93,177 114,070 252,596 Vòng quay vốn tín dụng 3.257 2.476 1.775 0.353 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Vòng quay vốn tín dụng nhìn chung đều lớn hơn 1 trừ năm 2014 ( chỉ đạt 0.353 vòng), có thể nói giai đoạn 2011-2013 chi nhánh đã tiến hành thu hồi nợ khá tốt tạo sự luân chuyển vốn ở nhóm KH này, riêng năm 2014 vòng quay vốn giảm đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm vòng quay vốn này có thể một phần do công tác thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt và một phần do chính sách tín dụng của NH tại thời điểm này thiên về cho vay trung dài hạn, thể hiện cụ thể ở mức gia tăng đáng kể dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2014. Đồng thời, cũng không thể phủ nhận những vấn đề phát sinh trong công tác thu hồi nợ của NH trong giai đoạn này khiến cho biến động vòng quay vốn có xu hướng giảm qua các năm, điều này cần được NH chú ý và tiến hành khắc phục nhằm tránh những tình trạng không muốn có. 2.3.4.3.3. Chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ Bảng 2.11. Hệ số thu nợ hoạt động cho vay nhóm KHCN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ nhóm KHCN 234,716 230,680 202,418 89,138 Doanh số cho vay nhóm KHCN 252,075 251,783 223,311 227,664 Hệ số thu nợ nhóm KHCN 0.93 0.92 0.91 0.39 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận) Trang 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Hiệu quả thu hồi nợ của NH cũng bị ảnh hưởng không ít theo tình hình kinh tế chung của giai đoạn nghiên cứu thể hiện rõ khi hệ số thu nợ giảm qua các năm, cụ thể mức giảm từ 0.93 năm 2011;0,92 năm 2012; 0.91 năm 2013 và 0.39 năm 2014.Với mức giảm đột ngột của hệ số thu nợ năm 2014 có thể do 2 nguyên nhân: thứ nhất là công tác thu hồi nợ vẫn còn khó khăn, thứ hai NH có DNCV trung dài hạn có xu hướng tăng, giãn thời gian thu hồi nợ khiến các khoản thu nợ nhỏ.. 2.3.4.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi Bảng 2.12. Lợi nhuận hoạt động cho vay nhóm KHCN giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lợi nhuận cho vay nhóm KHCN 1,033 1,210 1,516 2,302 Tổng lợi nhuận của NH 5,092 5,553 6,010 6,591 Tỉ trọng lời nhuận cho vay nhóm KH cá nhân 20,29% 21,88% 25,22% 34,93% Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Lợi nhuận cho vay nhóm KH cá nhân 177 17,13 306 25,29 786 51,85 Tổng lợi nhuận của NH 461 9,05 457 8,23 581 9,67 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất khi nhắc tới hiệu quả của các tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Quan sát bảng trên có thể thấy lợi nhuận của cả NH nói chung và của hoạt động cho vay nhóm KHCN nói riêng có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể lợi nhuận cho vay của nhóm KHCN đạt mức trên 1033 triệu đồng năm 2011, 1210 triệu đồng năm Trang 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2012, 1516 triệu đồng năm 2013 và 6591 năm 2014. Mặc dù doanh số cho vay giảm qua các năm và tăng nhẹ năm 2014 nhưng nhìn chung lợi nhuận vẫn tăng ổn định, cụ thể đạt hơn 17% năm 2012, 25% năm 2013 và 51% năm 2014. Đáng chú ý với mức tăng trưởng lợi nhuận gần 52% năm 2014 có thể do chính việc NHNN áp trần lãi suất huy động liên tục làm giảm lãi suất huy động, chính điều này khiến mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động ngày càng cao làm lợi nhuận tăng đáng kể. (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 Biểu đồ 2.9. Lợi nhuận cho vay nhóm KHCN giai đoạn 2011 - 2014 Quan sát trên biểu đồ, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay nhóm KHCN có dấu hiệu tích cực với tỷ trọng chiếm hơn 20% trong tổng lợi nhuận năm 2011 lại tăng lên đến gần mức 35% vào năm 2014. Có thể nói hoạt động cho vay nhóm KHCN đã và đang đóng góp không nhỏ vào tổng mức lợi nhuận của NH, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình cũng như xu hướng mở rộng hoạt động cho vay nhóm KHCN. ĐVT: Triệu đồng Trang 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh 2.4.1.Kết quả đạt được của hoạt động cho vay nhóm KHCN Bảng 2.13. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay nhóm KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014. TT Tên chỉ tiêu Xu hướng Khuyến cáo 1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN Tăng trung bình 22% giai đoạn 2011-2013 và tăng 120% năm 2014 Dư nợ tăng trưởng tốc độ tốt nhưng cần chú ý phát triển dư nợ đi đôi với đảm bảo chất lượng 2 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN Giảm giai đoạn 2011- 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014 Phát triển KH để nâng cao tốc độ tăng trưởng DSCV. 3 Tỷ trọng cho vay KHCN trong tổng dư nợ Tăng nhẹ và xoay quanh mức 20% giai đoạn 2011- 2013 và tăng 40% năm 2014 Duy trì và tiếp tục phát triển tỷ trọng cho vay KHCN căn cứ nguồn vốn mà NH có được. 4 Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay KHCN Tỷ lê còn thấp khoảng trên dưới 12% giai đoạn 2011-2013 và 24% năm 2014, chưa cân đối vốn trong cho vay KHCN Chủ động sử dụng hiệu quả vốn huy động trong cho vay, tránh lãng phí 5 Vòng quay vốn tín dụng hoạt động cho vay KHCN Giảm qua các năm, vẫn lớn hơn 1 giai đoạn 2011- 2013 và bé hơn 1 năm 2014 Chú trọng thẩm định để tăng chất lượng khoản vay, hạn chế nợ khó thu hồi, thúc đẩy thu hồi nợ để vốn quay vòng hiệu quả. 6 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN Vẫn giữ trong ngưỡng an toàn, cụ thể 0.6% năm 2011, gần 0% năm 2012 và 2014, năm 2013 tăng đột biến 2.33% Cần chú trọng chất lượng khoản vay để hạn chế những lần tăng nợ xấu đột biến tiềm ẩn trong tương lai. 7 Hệ số thu nợ hoạt động cho vay nhóm KHCN Ổn định giai đoạn 2011 – 2013 với mức trung bình 0.91 và giảm mạnh năm 2014 Cần chú ý công tác thu hồi nợ, đảm bảo chất lượng các khoản vay để công tác thu nợ được hiệu quả 8 Lợi nhuận hoạt động cho vay nhóm KHCN Tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giai đoạn nghiên cứu Duy trì và tiếp tục phát triển chỉ tiêu này đồng thời chú trọng đa dạng sản phẩm phù hợp nhu cầu KH Trang 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Chỉ 4 năm 2011 – 2014, ngành NH Việt Nam đã trải qua hàng loạt biến động tuy nhiên hoạt động của chi nhánh nói chung cũng như tín dụng vẫn được kiểm soát và đem lại một số kết quả khả quan. Trong đó, hoạt động cho vay KHCN tuy chưa thật sự hiệu quả như mong đợi nhưng vẫn có được những thành quả đáng khích lệ trong bối cảnh khón khăn chung của toàn ngành. Trong những năm này, dư nợ cho vay KHCN vẫn tiếp tục tăng, với tỷ lệ ngày một cải thiện, đặc biệt tăng tới 120% vào năm 2014, doanh số cho vay hàng năm cũng tiến triển theo chiều hướng tốt và. Dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng dư nợ và tăng gấp đội năm 2014. Đặc biệt, tình trạng nợ xâu đã được xử lý về mức an toàn, góp phần ổn định và lành mạnh hóa hoạt động tín dụng NH, hạn chế thua lỗ và mất vốn. Các biện pháp đối phó nợ xấu được áp dụng hiệu quả, nợ được đưa về mức gần 0.01% . Mức lợi nhuận của hoạt động cho vay nhóm KHCN cũng tăng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lợi nhuận của NH, nổi trội tăng trưởng đạt mức gần 52% năm 2014. Xét về biện pháp nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên, NH luôn tạo điều kiện để KH có thể được tiếp cận nguồn vốn vay với thủ tục ngày một nhanh chóng và đơn giản. Bên cạnh đó, NH cũng đã tăng cường thu nợ cũng như thúc đẩy phát mãi TSĐB để xử lý nợ xấu, nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu cao được xử lý với con số sáng sủa hơn vào năm 2014. 2.4.2. Những hạn chế của hoạt động cho vay nhóm KHCN Mặc dù đã nỗ lực duy trì và phát triển hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, hoạt động không kém phần quan trong chiếm tới 22% và ngày càng tăng so với tín dụng NH, góp phần thu lợi nhuận cho bản than NH cũng như phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, song cho vay nhóm KHCN vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi sự xem xét lỹ càng của chi nhánh. Thứ nhất, nợ xấu mặc dù đã được xử lý hiệu quả nhưng có năm tăng cao đột biến khiến lợi nhuận sụt giảm do trích lập dư phòng nhiều, đây là vấn đề rất cần lưu tâm. Mặc dù nợ xấu vẫn duy trì ở mức chuẩn, nhưng năm 2013 tăng đột biến lên Trang 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.33% so với mức 0% năm 2012. Nhờ công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu hiệu quả năm 2014 tỷ trọng nợ xấu mới có dấu hiệu giảm.Nợ xấu tích lũy từ những khó khăn chung của nền kinh tế và trở thành hiện tượng trong cả ngành NH nói chung bao gồm cả MB Huế. Thứ hai, việc sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay vẫn chưa thật sự hiệu quả và gây lãng phí. Điển hình trong suốt thời gian nghiên cứu, tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN trên tổng nguồn vốn huy động chỉ chiếm khoảng 12% và có dấu hiệu tăng gấp đôi vào năm 2014. Điều này cần lưu tâm vì nếu tiếp tục như vậy sẽ thực sự lãng phí khi mà thu từ hoạt động tín dụng không đủ bù đắp chi phí từ hoạt động huy động và sẽ làm giảm lợi nhuận từ các hoạt động cơ bản này. Thứ ba, công tác thu hồi nợ vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn Quan sát vào DSTN của chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu, có thể thấy mức giảm đáng kể đặc biệt năm 2014 giảm hơn 150% chứng tỏ công tác thu hồi nợ còn nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh ì ạch cùng với công tác thẩm định KH còn nhiều sai sót từ những khâu đầu tiên là nguyên nhân dẫn tới sụt giảm hiệu quả thu nợ, xử lý nợ. Thứ tư, giá trị TSĐB vẫn chưa được chú trọng đúng mức TSĐB là nguồn thu nợ thứ hai của NH ngoài thu nhập từ các khoản nợ phải thu từ KH , nhất là khi khoản cho vay rơi vào nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, thẩm định giá trị TSĐB nếu không được chú ý ngay từ đầu sẽ gây khó khăn trong phát mãi tài sản để thu hồi nợ, nhất là trong tình trạng TSĐB chủ yếu tại NH là bất động sản, chính là những tài sản kém thanh khoản khi xét tới tồn kho cao và nhà đất đang ở thời kỳ “ đóng băng” . Đây là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu tới năm 2014 mới được xử lý hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc buộc người đi vay thực hiện những điều khoản trong HĐ như phát mãi tài sản, nhận hay mua lại TSĐB, khai thác, sử dụng TSĐB hay thậm chí khởi kiện bên đi vay phải sử dụng những công cụ pháp lý nên gây mất thời gian và chi phí khá lớn cho NH. Ngoài ra, những tài sản tính thanh khoản thấp, NH không thể sử dụng lại làm phát sinh thêm Trang 47 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp chi phí bảo quản nên tốt nhất hạn chế nợ xấu nên được bắt đầu ngay từ những khâu đầu tiên của nghiệp vụ tín dụng. 2.4.3. Nguyên nhân 2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía KH Khả năng của KH trong đáp ứng yêu cầu tín dụng mà NH đưa ra vẫn còn thấp. Vướng mắc chủ yếu tập trung vào việc không có đủ vốn tự có theo yêu cầu, không đủ tài sản thế chấp theo quy định. Bất cập tiếp theo là đa phần KH có quy mô vốn nhỏ và tình hình tài chính không đều nên không đảm bảo công tác trả nợ đúng hạn, nhất là trong điều kiện NH đang thắt chặt các yêu cầu tín dụng để hạn chế tổn thất. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận KH còn chưa có ý thức tự giác trong việc hoàn trả nợ vay, điều này khiến cho NH trở nên chặt chẽ hơn trong đánh giá KH ở những khâu đầu tiên. Việc này phần nào làm giảm uy tín bộ phận KH này làm cho hoạt động mở rộng tín dụng NH mà vẫn đảm bảo an toàn trở nên khó khăn. 2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía NH Có thể nói tình hình nợ xấu đã tiềm ẩn từ giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, việc chạy theo lợi nhuận khiến không ít món vay vẫn được thẩm định chưa kỹ càng và khi kinh tế lao dốc, các hậu quả nối tiếp nhau xuất hiện. Đây chính là một nguyên nhân chủ quan xét về phía NH. Cho tới giai đoạn này, khi nợ xấu bắt đầu gia tăng, NH thắt chặt yêu cầu khiến cho tín dụng trở nên khó tiếp cận đối với các KH. Bên cạnh đó, hoạt động marketing tại NH vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức. Marketing mới chỉ thực hiện ở bề nổi là tuyên truyền quảng cáo mà chưa thực sự xuất phát từ nguồn gốc sâu xa là nắm bắt nhu cầu của thị trường, của KH để nhanh chóng phát hiện và thỏa mãn những nhu cầu ấy. Do vậy, marketing tại chi nhánh cần thiết phải được đẩy mạnh hơn thông qua nhiều hoạt động linh hoạt, cả truyền thông và con người, nhất là trong địa bàn đã có nhiều đối thủ mới như các NH nước ngoài sẽ xuất hiện mạnh hơn trong thời gian sắp tới sẽ đẩy nhanh độ nóng của quá trình cạnh tranh. 2.3.3.3. Nguyên nhân từ nền kinh tế Những hạn chế của hoạt động cho vay KHCN không chỉ xuất phát từ bản thân Trang 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp KH, bản thân NH mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nền kinh tế trong nước và quốc tế. Thậm chí, một số yếu kém từ phía NH cũng bắt nguồn từ nhân tố mang tính rủi ro hệ thống này. Bốn năm qua, thế giới chứng kiến bức tranh kinh tế với gam màu ảm đảm với thị trường chứng khoán chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, nợ công châu Âu cũng là nhân tố khiến hàng loạt quốc gia e dè, cắt giảm đầu tư công, các xung đột khiến giá năng lượng biến động khó lường, thảm họa tự nhiên xảy ra với tần suất dày đặc làm suy giảm nguồn cung, tăng trưởng của các quốc gia bao gồm cả những nền kinh tế năng động như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ đều có xu hướng giảm tốc. Trong nước, biến động giá vàng lớn, lạm phát có lúc chạm mốc gần 20%, làn sóng “biến mất” của DN với hơn 49,000 DN phá sản, giải thể năm 2011 và tiếp tục tăng mạnh ở những năm kế tiếp, thị trường bất động sản đóng băng do phát triển không đúng nhu cầu, chênh lệch lãi suất khiến nhu cầu vay ngoại tệ tăng cao, tỷ giá dao động mạnh hay các yếu kém của hệ thống NH được bộc lộ như nợ xấu tăng cao toàn hệ thống là những vấn đề nổi bật. Tất cả điều này gây ra “khủng hoảng niềm tin”, vấn đề được nhắc đến khá nhiều thời gian này. Một trong những hậu quả đó là hoạt động tín dụng, vốn được xem là mạch máu nuôi dưỡng kinh tế càng bị đình trệ. Mặc dù nhà nước đã có nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức 6% năm 2013, ổn định giá vàng, cắt giảm lãi suất và giảm thuế song các chính sách đều có một độ trễ nhất định và nền kinh tế vẫn cần nhiều thời gian để thoát đáy nên bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn gây những tác động không mong muốn lên hoạt động NH 4 năm qua và cả trong những năm kế tiếp. Tại địa phương, mặc dù tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt khá nhưng vẫn còn thiếu vững chắc, chất lượng tăng trưởng hạn chế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, công nghệ chưa được đổi mới nhanh chóng. Bên cạnh đó, thu nhập người dân vẫn còn ở mức chưa cao, cuộc sống còn nhiều khó khăn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa được phát triển đúng hướng. Trang 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHÓM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Trải qua giai đoạn 2011 – 2014 đầy khó khăn và thách thức của toàn ngành ngân hàng, cả hệ thống MB nói chung và chi nhánh Huế nói riêng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình song tuy vẫn còn một số khó khăn. Căn cứ vào tình hình vừa qua cùng tầm nhìn trong dài hạn, năm 2015 và những năm tiếp sau, NH đã đưa ra những định hướng phát triển như sau: Thứ nhất, bám sát phương hướng và mục tiêu hoạt động phát triển của MB và chỉ đạo các đơn vị, đoàn thể hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, mang lại đời sống vật chất tinh thần tốt nhất cho cán bộ công nhân viên góp phần xây dựng MB ngày càng vững mạnh. Thứ hai, hoàn thiện và xây dựng các giá trị cốt lõi của MB, nâng cao tính tuân thủ, đoàn kết, chia sẻ và phối hợp chặt chẽ trong toàn NH tạo nền tảng vững chắc và khác biệt của MB làm chuẩn mực trong các hành động. Đồng thời phát huy vai trò mạnh mẽ tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong toàn NH vì đây là hạt nhân chính trị, nòng cốt tập hợp mọi thành viên để cung chung sức vun đắp, xây dựng NH phát triển. Thứ ba, tập trung cải tiến mạnh mẽ chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng đa dạng hóa, đa năng, tiện ích. Đẩy mạnh triển khai Đề án liên kết với Viettel. Tiến hành tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến, tiếp thị trên tất cả các thị trường KH mục tiêu, đồng thời triển khai tốt công tác chăm sóc KH theo Dự án Quản lý mối quan hệ KH. Thứ tư, thực hiên mục tiêu chiến lược giai doạn 2011- 2015, NH nỗ lực hoạt động để có thể đứng trong Top 3 NHTMCP tại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1.5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành NH. Trang 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay nhóm KHCN tại chi nhánh Bên cạnh những định hướng chung trong hoạt động, chi nhánh cần củng cố hiệu quả cho vay nhóm KHCN thông qua những biện pháp cụ thể dưới đây để không chỉ tăng cường quy mô vốn mà còn nâng cao được đội ngũ cán bộ nhân viên, hệ thống công nghệ NH trong quá trình tác nghiệp dưới sự tuân thủ một CSTD linh hoạt cho từng thời kỳ. Thứ nhất, xây dựng CSTD hợp lý Xây dựng CSTD hợp lý có thể giúp NH duy trì lượng KH hiện tại, phát triển KH tiềm năng. Đặc biệt, NH cần phải có một chiến lược thu hút KH có lựa chọn bởi không ít ý kiến cho rằng, tình hình nợ xấu hiện nay xuất phát chính từ khâu đầu tiên là lựa chọn KH. Các tiêu chuẩn chính để chọn lựa KH là tình hình ổn định, tiềm năng kinh doanh lâu dài, đội ngũ quản lý giỏi, có khả năng thích ứng tốt với môi trường kinh doanh... Bên cạnh đó, NH cần nhạy cảm trong việc xác định xu hướng, nhu cầu của KH và xây dựng kế hoạch hàng năm cũng như chiến lược trong lâu dài phù hợp. Lãi suất cũng là một chính sách quan trọng để thu hút KH. Nguyên tắc chung cho thấy, lãi suất cao sẽ hạn chế KH vay vốn và ngược lại. Song, chính sách lãi suất phải linh hoạt với từng khoản tín dụng, từng đối tượng KH và mang lại lợi ích cho cả hai bên NH và KH. Từ đầu 2015 tới nay, NHNN đã tiếp tục hạ trần lãi suất nhằm kích thích cho vay. Tuy nhiên, không phải vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà NH cho vay tùy tiện chạy theo chỉ tiêu, mà cần có lựa chọn, tùy từng đối tượng để thương lượng lãi suất. Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định Lợi ích bước đầu của việc thẩm định là nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay nhưng nó cũng hướng tới mục tiêu quan trọng hơn là bảo đảm an toàn nguồn vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng của NH. Để nâng cao chất lượng thẩm định, NH cần chú trọng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án hoàn chỉnh và phải kết hợp cả ba nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, nhóm phản ánh mức độ rủi ro và Trang 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp nhóm chỉ số về khả năng hoàn vốn trong xem xét, phân tích hiệu quả. Tuy nhiên có được hệ thống chỉ tiêu mới là điều kiện cần chứ chưa đủ. Để đảm bảo thẩm định hiệu quả, việc tính toán các chỉ tiêu cần phải chính xác. Muốn vậy, NH cần thu thập, thẩm tra các dữ liệu đầu vào trong hồ sơ KH cũng như xây dựng nên các dự kiến bằng mô hình về các biến số giá cả, sản lượng, lãi suất, lạm phát... trong những năm tới để lường trước rủi ro trong tương lai và có biện pháp ứng phó thích hợp. Kết luận xác đáng được đưa ra dựa vào các phân tích tính toán và không cứng nhắc. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính, thẩm định khách hàng là cơ sở để đảm bảo chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong điều kiện thông tư 02/NHNN quy định phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng mới có hiệu lực vào tháng 6/2014 nhằm siết chặt quản lý đối với tín dụng NH. Thứ ba, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên Chất lượng mọi công việc, trong đó có cả những nghiệp vụ NH, thực chất bắt nguồn từ chính con người. Nhân tố con người lại càng có tầm quan trọng đặc biệt trong tín dụng, một nghiệp vụ đòi hỏi kỹ năng kết hợp giữa cả tính khoa học và nghệ thuật bởi nó yêu cầu sự phân tích phức tạp và nhạy cảm của người thực hiện trên nhiều mặt. Chính những cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm KH, cho vay, theo dõi, giúp đỡ KH hay phát hiện các sai phạm..., do đó cán bộ tín dụng có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả tín dụng nói chung và cho vay nhóm KHCN nói riêng. Vậy nên, muốn nâng cao hiệu quả cho vay nhóm KHCN, NH không thể bỏ qua việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức. Theo đó, cán bộ tín dụng cần được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, quy trình tín dụng nhất là trong bước lựa chọn và thẩm định KH. Người làm tín dụng không những phải biết cách thu thập thông tin mà còn phải xử lý được thông tin đã thu thập được để tận dụng triệt để khả năng mà thông tin mang lại. Tính nghệ thuật của nghiệp vụ cho vay thể hiện ở chỗ cán bộ tín dụng không lệ thuộc vào con số cứng nhắc và chưa hoàn toàn đáng tin cậy trên các báo cáo tài chính mà còn thu thập thông tin bằng nhiều cách như phỏng vấn KH, nghiên cứu ngay tại cơ sở thực địa Trang 52 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp để hiểu tình hình thực tế, nhu cầu tương lai, năng lực quản lý, đặc biệt là sự trung thực của KH. Tính linh hoạt còn đòi hỏi cán bộ phải nhạy cảm trong nắm bắt chủ trương, chính sách phát triển của ngành nghề, của địa phương có liên quan tới dự án để giúp đỡ KH hiện tại và phát triển KH tiềm năng bằng việc chủ động tìm đến các KH cần vốn. Không chỉ theo dõi KH trước khi cho vay mà sau giải ngân cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm và có biện pháp giúp đỡ KH khi khó khăn thông qua chính sách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn.... Một vấn đề không kém phần quan trọng là rèn luyện về đạo đức cho cán bộ tín dụng, bởi sự trung thực, bản lĩnh, tinh thần tập thể chính là một nhân tố không thể thiếu tạo nên hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc đào tạo thường xuyên để cập nhật kiến thức về nghiệp vụ, các biến động trên thị trường, các thủ đoạn lừa đảo mới, xu thế phát triển của ngành trong tương lai để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng cho cán bộ cũng rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh với các NH khác không chỉ bằng lãi suất mà bằng chính chất lượng tín dụng của NH. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin KH Hoạt động trong một môi trường thiếu thông tin hay thông tin không minh bạch luôn là lo ngại của tất cả các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Có thể nói rằng, thông tin là chìa khóa cho mọi quyết định kinh tế, bởi vậy, tính chuẩn xác và đầy đủ của thông tin đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động. Các nghiệp vụ NH nói chung và tín dụng nói riêng không thể nằm ngoài quy luật này. Hiệu quả cho vay nhóm KHCN phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin mà NH thu thập được, đó chính là năng lực tài chính của KH, sự thay đổi các biến số lãi suất, lạm phát, thuế... làm nền tảng cho mọi phân tích, đánh giá, dự báo rủi ro, hiệu quả hoạt động cho vay. Tuy nhiên thu thập thông tin không phải việc dễ dàng và diễn ra chỉ trong một sớm một chiều mà cần có thời gian và phải dựa vào nhiều nguồn, từ trực tiếp tới gián tiếp thông qua KH, KH của KH và nguồn tin nội bộ, hệ thống thông tin của NHNN. Do đó, ngoài yếu tố con người, NH còn cần tới những công nghệ hiện đại Trang 53 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp và tiên tiến để quản lý và cho phép truy xuất thông tin một cách có hệ thống về KH trong một thời gian nhanh chóng. Những thông tin về KH bao gồm: tình hình tài chính của KH, các quan hệ tín dụng với NH, chất lượng các khoản tín dụng với NH cho tới nay, các khoản tiền gửi tại NH, thông tin khác có được về quan hệ của KH với các tổ chức tín dụng khác từ CIC... Tham vấn được thông tin trên nhanh chóng là cơ sở để NH rút ngắn thời gian kiểm tra KH để chấm điểm tín dụng, kiểm tra năng lực tài chính cũng như hoàn thành thủ tục trong thời gian sớm nhất nhằm tiết kiệm thời gian cho cả NH và KH. Thời gian tới đây, hoạt động NH hứa hẹn sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn nữa do xu thế sáp nhập, cơ cấu lại các NH yếu kém và sự xâm nhập của NH ngoại, công nghệ NH lại một lần nữa trở thành vấn đề cấp bách cần sự quan tâm đầu tư thích hợp của NH để không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn gia tăng tính an toàn của nghiệp vụ NH trực tuyến. Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp NH trong những lĩnh vực truyền thống như thanh toán, kế toán, lưu trữ số liệu mà còn là nền tảng để phân tích tài chính KH góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Nhờ đó, NH sẽ không bị động trước xu thế hội nhập vốn luôn chứa cả thời cơ và thách thức có thể loại thải những NH không đủ “bản lĩnh” bất cứ lúc nào. Thứ năm, tăng cường công tác kiểm soát trong nội bộ NH Một nghiệp vụ quan trọng mà mỗi NH đều quan tâm là công tác kiểm soát nội bộ. Thông qua đó, NH có thể phát hiện những tồn tại, yếu kém và các sai phạm trong tất cả hoạt động tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời. Để thực hiện tốt nghiệp vụ quan trọng này, cán bộ chuyên trách cần xây dựng được những chương trình kiểm tra tín dụng định kỳ hay đột xuất với mục tiêu và biện pháp xử lý được đề ra cụ thể. Nội dung kiểm tra cần toàn diện nhưng có trọng tâm vào các vấn đề nổi bật như sự tuân thủ quy trình tín dụng, quy định bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, xử lý nợ xấu qua trích lập dự phòng, gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn có đúng nguyên tắc hay không, hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo tín dụng có được cập nhật thường xuyên hay không... Thanh tra giám sát chặt chẽ là cơ sở ngăn chặn hành vi tiêu cực làm thất thoát tài sản NH, giảm chất lượng tín dụng. Trang 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ngoài những giải pháp trên, NH còn có thể cân nhắc những cách thức như hạ mức cho vay đối với KH chưa đủ tin cậy do chưa có nhiều thông tin về KH, cho vay hợp vốn để phân tán rủi ro, kiên quyết với các đối tượng KH đã tham gia giao dịch với NH từ trước nhưng thường xuyên có nợ xấu, kết quả kinh doanh không tốt. Tham gia các loại hình bảo hiểm tín dụng cũng là một giải pháp khác nhằm chuyển bớt gánh nặng rủi ro sang các công ty bảo hiểm. Trang 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các NH cần hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó hoạt động cơ bản chính là hoạt động cho vay. Và việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay nhóm KHCN nói riêng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân NH mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế đạt được góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế- xã hội. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động cho vay còn phải gắn liền với tính an toàn của khoản vay, có như vậy thì hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân đội chi nhánh Huế mới ngày càng phát triển, hiện đại hóa để hòa nhập với xu thế chung. Hoạt động cho vay nhóm KHCN của NHTMCP Quân đội chi nhánh Huế trong giai đoạn 2011-2014 đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của KH và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Về cơ bản, các cơ chế chính sách và biện pháp triển khai cụ thể của chi nhánh rất phù hợp với chính sách phát triển của tỉnh, đặc điểm và tình hình kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, NH cũng luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của KH. Đồng thời chú trọng công tác kiểm tra xét duyệt trước khi quyết định cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản vay. Nhờ vậy, hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh ngày càng được mở rộng trong vẫn đảm bảo tính an toàn của khoản vay. • Kết quả đạt được Khóa luận tốt nghiệp đã khái quát được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM nói chung và nhóm KHCN nói riêng và hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu rõ và phân tích hiệu quả hoạt động cho vay nhóm KHCN giai đoạn 2011-2014 trên các khía cạnh tình hình huy động vốn, DSCV, DSTN, dư nợ, nợ xấu. Đây là cơ sở để đưa ra những mặt đạt được cũng như Trang 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp một số tồn tại của hoạt động cho vay của NHTMCP Quân đội chi nhánh Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh. • Hạn chế Quá trình phân tích vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện và đi sâu trên tất cả phương diện. Do giới hạn về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của cơ sở thực tập nên không tránh khỏi những thiếu sót về số liệu , sự đánh giá cũng chỉ mới dừng lại ở xu thế biến động theo thời gian. Do đó, nghiên cứu chưa toàn diện để có thể nghiên cứu kỹ hơn về nghiệp vụ trên trong một thời gian dài hơn và đưa ra dự báo tương đối hợp lý cho chi nhánh trong thời gian sắp tới. 2. Hướng phát triển đề tài Nghiên cứu và phân tích tình hình cho vay KHCN trong giai đoạn dài hơn để đánh giá hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu từ đó tìm ra quy luật biến động các chỉ tiêu này. Phân tích tình hình cho vay tại thị trường khác từ đó tiến hành so sánh với thị trường Thừa Thiên Huế, tìm ra điểm chung, sự khác biệt và giải thích sự khác biệt đó. Phân tích tình hình cho vay nhóm KHCN tại NHTMCP khác trên cùng địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó rút ra nhận xét chung và sự khác biệt. Trang 57 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chủ biên: PGS. TS. Trần Huy Hoàng, (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội. [2] Chủ biên: TS. Trần Thị Xuân Hương – ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc, (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3] Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011. [4] Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012. [5] Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013. [6] Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 [7] KPMG, (2013), Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam. [8] Luật cá tổ chức tín dụng năm 2010 [9] Nguyễn Thị Hoài (2012), Khóa luận tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Vinh” [10] Nhóm tác giả Học viện ngân hàng TP.HCM, (2013), Nợ xấu – những góc nhìn đa chiều [11] PGS TS Lê Văn Tề, (7/2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. [12] Trần Văn Duy (2010), Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Nội” [13] Trung tâm nghiên cứu kinh tế và phát triển Anh Nguyễn (ANCE), Báo cáo kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011. [14] Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Báo cáo nhận định tình hình kinh tế năm 2013 và dự báo kinh tế 2014 – 2015. Trang 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Các trang Web: www.sbv.gov.vn www.qso.gov.vn www.ivc.com.vn www.tapchitaichinh.vn www.mbb.com.vn www.cafef.vn Trang 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 1. Bảng 1. Số dư vốn huy động cuối năm của Chi nhánh 2011 – 2014. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 776,510 780,112 801,256 1,066,352 3,602 0.46 21,144 2.71 265,096 33.09 Theo thời hạn Dưới 12 tháng 660,034 696,250 720,001 780,884 36,216 5.49 23,751 3.41 60,883 8.46 Trên 12 tháng 116,477 83,862 81,255 285,468 -32,615 -28 -2,607 -3,11 204,213 251.32 Theo đối tượng khách hàng Khách hàng CN 420,134 443,187 465,018 730,315 23,053 5.49 21,831 4.93 265,297 57.05 Khách hàng DN 356,376 336,925 336,232 336,037 -19,451 -5.46 -0,693 -0.21 -0,195 -0.06 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm và tính toán của người thực hiện khóa luận) Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2. Bảng 2. Dư nợ tín dụng cuối năm tài chính toàn hệ thống MB giai đoạn 2011 – 2014. ĐVT: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng 58,527,135 74,564,499 88,252,950 100,571,010 - Tín dụng ngắn hạn 39,348,083 53,737,255 64,101,608 62,349,786 - Tín dụng trung dài hạn 19,179,052 20,827,244 24,151,342 38,221,224 (Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ MB 2011 – 2014)hụ lục 3. Bảng 3. Dư nợ tín dụng cuối năm tài chính tại chi nhánh theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Dư nợ cuối kỳ 355,258 427,562 452,113 637,303 72,304 20,35 24,551 5.74 185,190 40.96 Dư nợ ngắn hạn 217,645 288,136 292,016 410,016 70,491 32,39 3,880 1.35 118,000 40.41 Dư nợ trung dài hạn 137,613 139,426 160,097 227,287 1,813 13.17 20,671 14.83 67,190 41.96 (Nguồn: Số liệu chi nhánh 4 năm 2011 – 2014 và tính toán của người thực hiện đề tài) Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 3. Bảng 4. Tổng DSCV và DSCV nhóm KHCN chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng DSCV 854,493 886,513 847,438 856,861 DSCV nhóm KHCN 252,075 251,783 223,311 227,664 Bảng 5. Doanh số cho vay nhóm KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tổng DSCV KHCN 252,075 100% 251,783 100% 223,311 100% 227,664 100% DSCV ngắn hạn KHCN 232,716 92.32% 225,883 89.71% 184,964 82.83% 138,660 60.9% DSCV trung dài hạn KHCN 19,359 7.68% 25,900 10.29% 38,347 17.17% 89,004 39.1% Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 4. Bảng 6. Tổng DSTN và DSTN nhóm KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Mức tăng/ giảm 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Tổng DSTN 859,756 814,209 822,887 671,671 -45,547 8,678 -151,216 DSTN nhóm KHCN 234,716 230,680 202,418 89,138 -4,036 -28,262 -113,280 Bảng 7. Doanh số thu nợ nhóm KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2014 Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tổng DSTN KHCN 234,716 100% 230,680 100% 202,418 100% 89,138 100% DSTN ngắn hạn KHCN 223,92 95.4% 213,903 92.73% 174,079 86% 71,692 80.43% DSTN trung dài hạn KHCN 10,796 4.6% 16,777 7.27% 28,339 14% 17,446 19.57% Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 5. Bảng 6. Dư nợ cho vay nhóm KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tổng dư nợ KHCN 72,074 100% 93,177 100% 114,070 100% 252,596 100% Dư nợ ngắn hạn KHCN 50,812 70.5% 62,792 67.39% 73,677 64.59% 140,645 55.68% Dư nợ trung dài hạn KHCN 21,262 29.5% 30,385 32.61% 40,393 35.41% 111,951 44.32% Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 7. Dư nợ cho vay nhóm KHCN theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Vay mua sủa chữa nhà, đất 34,591 48% 43,392 46.57% 52,449 45.98% 114,249 45.23% Vay sản xuất kinh doanh 16,678 23.14% 16,967 18.21% 19,403 17.01% 42,663 16.89% Vay mua ô tô 3,625 5.03% 5,628 6.04% 9,548 8.37% 25,866 10.24% Vay tín chấp 5,910 8.2% 8,358 8.97% 11,806 10.35% 34,302 13.58% Vay khác (vay thấu chi và cầm cố giấy tờ có giá) 1,127 15.64% 18,832 20.21% 20,864 18.29% 35,516 14.06% Tổng 72,074 100% 93,177 100% 114,070 100% 252,596 100% Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_kim_sang_9528.pdf
Luận văn liên quan