Khóa luận Hiệu quả kinh tế cây chè của các nông hộ trên địa bàn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An

Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của Tỉnh và huyện đề ra. - Đối với các hộ nông dân + Nên có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn. + Nên vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu bệnh xuất hiện. + Nên tủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải tạo đất tốt, là cơ sở tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động. Trường Đại học Kinh tế

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế cây chè của các nông hộ trên địa bàn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6,911 1867,20 2. Công lao động gia đình 1000đ 18242,76 18295,24 18109,37 18216,92 III. Khấu hao 1000đ 4113,55 4286,05 4061,066 4135,80 1. Khấu hao thời KTCB 1000đ 1512,55 1505,69 1519,587 1513,04 2. Khấu hao tài sản cố định 1000đ 2601 2780,35 2541,478 2622,76 IV.Tổng chi phí 1000đ 46050,59 45687,08 45319,79 45770,02 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Chi phí về công lao động: Đây là chi phí lớn nhất cho thời kỳ kinh doanh, bởi vì chè cần nhiều lao động cho hái chè, đốn chè, làm cỏ, bón phân. Hầu như các nông hộ điều tra đều phải thuê người hái chè vào thời kỳ hái và thuê công làm cỏ,tuy nhiên chi phí bỏ ra thuê ngoài này không nhiều, chủ yếu là dùng lao động trong nhà. Nhưng nếu gia đình nào neo đơn thì tiền thuê này là rất lớn. Trong năm 2011 giá cả tất cả các mặt hàng vật tư tăng nên gây không ít khó khăn cho người nông dân. Trong đó giá thuê lao động cũng tăng cao hơn mọi năm nên so với mọi năm các hộ có thuê ít hơn. Chi phí về phân bón: Có thể nói đây là khoản chi phí mà các hộ đầu tư có hiệu quả hay không là tùy thuộc vào khoản chi phí này. Số lần bón trong năm tùy vào điều Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 41 kiện từng hộ và tuổi cây, nhưng bình quân mỗi hộ bón khoảng 3-4 lần trong năm kết hợp với làm cỏ. Dịch vụ thuê ngoài gồm các chi phí sau: Chi phí vận chuyển: Đây là khoản chi phí mà các nông hộ phải trả cho người bốc vác trong quá trình thu mua sản phẩm. Chi phí này cao hay thấp tùy thuộc vào lượng sản phẩm chè bán của từng hộ, chi phí này không đáng kể, khoản chi phí này được đem vào chi phí khác. Phí quản lý: Đây là các khoản phí mà các nông hộ phải nộp cho nông trường, vì đây là chè của nông trường phân cho từng hộ sản xuất do nông trường quản lý, cho nên các hộ phải nộp khoản phí này cho nông trường. Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: Gồm các chi phí xăng dầu đi lại, dùng cho quá trình chạy máy hái, máy đốn, chi phí các vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí trả lãi vay và một số hộ dùng thuốc kích thích cho chè... Chi phí thuốc BVTV: Qua điều tra cho thấy hầu như hộ nào cũng chú tâm đến vấn đề phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên lượng bón mỗi hộ có khác nhau, bình quân mỗi hộ là 435,8 nghìn đồng, số lần phun từ khoảng 3-4 lần mỗi năm, xã Long Sơn là xã có chi phí phun này nhiều nhất với 458,86 nghìn đồng. Có thể nói rằng các chủ hộ ở đây đã chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây. Chi phí khấu hao: Chi phí này bao gồm khấu hao tài sản cố định và khấu hao thời kỳ kiến thiết cơ bản, do chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn nên chi phí này là cũng khá cao, nếu hộ nào đầu tư càng nhiều thì chi phí này càng lớn, thời gian khấu hao từ 30 năm, chi phí khấu hao này ở xã Hùng Sơn là 4113,55 nghìn đồng , ở xã Phúc Sơn là 4286,05 nghìn đồng và xã Long Sơn là 4061,56 nghìn đồng 2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn nghiên cứu Để nhằm đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động của quá trình sản xuất của các hộ điều tra, vì vậy bên cạnh chi phí sản xuất thì kết quả của hoạt động sản xuất trồng trọt là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá và tính toán hiệu quả kinh tế của cây chè. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 42 2.4.1. Phân tích kết quả theo phương pháp hạch toán ngân sách Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm của các nhà sản xuất kinh doanh mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Bởi một nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển một cách vững chắc thì các thành phần, các tế bào trong nó phải hoạt động hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè ta có bảng số liệu sau: Bảng 12:Hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ từ năm 2009-2011 Tính bình quân/ha Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Tổng chi phí 1000đ 43291,52 44500,75 45770,02 Sản lượng Kg 19240,56 19631,35 17779,80 Giá bán 1000đ/kg 3 3 3.2 Giá trị sản lượng 1000đ 57721,69 58894,05 56895,38 Lợi nhuận 1000đ 14430,17 14393,30 11125,35 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Như vậy ta thấy rằng các hộ trồng chè hầu như không thu được nhiều lợi nhuận kinh tế, lợi nhuận qua các năm thay đổi không nhiều thậm chí là có xu hướng giảm. Lợi nhuận thu được năm 2009 là 14430,17 nghìn đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 14393,30 nghìn đồng và năm 2011 chỉ còn 11125,35 nghìn đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là bởi vì các nông hộ chỉ được lợi nhuận ở công lao động bỏ ra và chi phí tự có của gia đình, sản xuất trồng chè chỉ để lấy công làm lãi là chủ yếu. Đặc điểm của sản xuất trồng chè là cần rất nhiều lao động, chi phí bỏ ra này là rất lớn đặc biệt là với vùng tây Nghệ An này, địa hình đi lại thì khó khăn, chè thì chủ yếu trồng ở trên đồi dốc và cao, quá trình đem phân bón chăm sóc là rất khó khăn, đặc biệt là quá trình bón phân chuồng. Như vậy có thể nói rằng hiệu quả này phụ thuộc rất nhiều vào công lao động và các chi phí tự có của gia đình. Qua điều tra cho thấy rằng các nông hộ trồng chè gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Do giá các mặt hàng tăng lên rất nhiều mà giá chè thì lại không tăng nên sản phẩm bán ra cũng không được lời. Giá chè năm 2009 là 3000 đồng/kg và đến năm 2010 giá chè vẫn không thay đổi, năm 2011 giá chè có tăng lên so với năm 2010 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 43 nhưng mức tăng không lớn là 3200 đồng/kg. So với mọi năm các hộ đều bảo do giá vật tư và giá nhân công cao quá nên gây rất nhiều khó khăn cho việc thâm canh tăng năng suất cho chè. Do vậy người nông dân phải biết thay đổi thói quen tập tục canh tác cũ, phải tiếp cận thị trường, điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho các hộ nông dân, giúp cho hộ có những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn cây trồng để phát triển sản xuất trong thời gian tới. 2.4.2. Phân tích kết quả theo phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) Khi hạch toán theo phương pháp tính NPV thì giá trị của các khoản chi phí và doanh thu đều được đưa về một mốc thời gian. Trong trường hợp này tôi lấy mốc thời gian là năm cuối cùng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh để tính toán. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng sau Khác với phương pháp hạch toán thông thường, phương pháp hạch toán theo NPV giá trị của toàn bộ dòng tiền trong suốt cả chu kỳ kinh doanh được chiết khấu về năm cuối cùng của chu kỳ. Xét trên một ha trong thời gian 30 năm chu kỳ kinh doanh ta có NPV là hơn 112 triệu đồng, bình quân mỗi năm xấp xỉ 3,8 triệu đồng. Con số này thấp hơn rất nhiều so với cách tính thông thường nguyên nhân là đã chiết khấu về mốc thời gian 2023. Nhìn chung chỉ tiêu NPV của cây chè vẫn còn thấp hơn chỉ tiêu NPV của một số cây lâu năm khác trong huyện như cà phê hay cao su. Sở dĩ là vì chè xuất hiện ở đây hầu như là chè được trồng trong 10 năm trở lại đây nên hiệu quả kém. Thêm vào đó chè thường được trồng ở trên đồi cao. Quá trình vận chuyển đi lại khó khăn, với địa hình dốc thế này hằng năm vào mùa mưa lớn đã rửa trôi đi một lượng dinh dưỡng đáng kể. Chính vì vậy năng suất và chất lượng còn thấp. Cần phải có những biện pháp thích hợp để hạn chế vấn đề này Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 44 Bảng 13: Hiệu quả sản xuất chè cho cả chu kỳ 30 năm Tính bình quân/ha Chỉ tiêu Tổng chi phí Sản lượng Giá bán/kg Giá trị sản lượng Thu nhập ròng hằng năm 1993 661,61 0 0 0 -661,61 1994 570,16 0 0 0 -570,15 1995 678,35 0 0 0 -678,35 1996 3001,62 383,97 2 767,94 -2233,68 1997 3369,12 519,51 2 1039,02 -2330,09 1998 2800,55 740,14 2,1 1554,30 -1246,25 1999 6780,52 1202,45 2,2 2645,39 -4135,13 2000 7839,92 1462,05 2,2 3216,50 -4623,41 2001 10180,5 1688,94 2,4 4053,46 -6127,04 2002 14441,25 2238,08 2,4 5371,41 -9069,84 2003 20616,15 3806,29 2,4 9135,11 -11481 2004 21048,18 6209,66 2,5 15524,17 -5524,01 2005 29350,26 11310,85 2,5 28277,13 -1073,13 2006 50044,17 17546,02 2,7 47374,24 -2669,93 2007 40403,51 18411,57 2,7 49711,24 9307,72 2008 42202,71 21121,02 3 63363,07 21160,36 2009 43291,52 19240,56 3 57721,69 14430,17 2010 44500,75 19631,35 3 58894,06 14393,3 2011 45770,02 17779,81 3,2 56895,38 11125,36 2012 46000 17000 3,5 59500 13500 2013 46000 17000 3,5 59500 13500 ... 2022 46000 17000 3.5 59500 13500 2023 46000 17000 3.5 59500 13500 Tổng 939550,9 347292,3 - 1119544 179993,3 NPV 112941,3 NPV/năm 3764,71 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 45 2.5. Tình hình tiêu thụ chè Đầu ra sản phẩm là mối quan tâm hàng dầu của các hộ sản xuất, nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại là tiền đề cho tái sản xuất diễn ra, đầu ra có ổn định thì các hộ gia đình mới yên tâm và mở rộng sản xuất, có thể nói thị trường tiêu thụ có sự ảnh hưởng lớn dến sự phát triển của vùng. Nhìn vào sơ đồ ta thấy, chuỗi cung sản phẩm chè có khẩu độ khá dài. Sản phẩm từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng đi qua nhiều mắt xích thị trường. Các hộ nông dân sau khi thu hoạch chè sẽ bán trực tiếp cho Xí nghiệp chè Anh Sơn. Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm chè Anh Sơn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 46 Việc tiêu thụ chè ở Anh Sơn chỉ diễn ra trên một kênh tiêu thụ duy nhất, đó là từ hộ nông dân - Xí nghiệp Chè Anh Sơn – Công ty Đầu tư và Phát triển Chè Nghệ An. Qua điều tra cho thấy 100% các nông hộ bán sản phẩm của mình cho xí nghiệp chè Anh Sơn, sản phẩm sản xuất được xí nghiệp chè thu mua tại chỗ, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng vùng mà có sự khác nhau về địa điểm bán sản phẩm,vùng ở gần xí nghiệp chè như xã Long Sơn thì có nhiều thuận lợi cho quá trình bán, nhưng hai xã Phúc Sơn và Hùng Sơn thì hai xã xa trung tâm thu mua nên cũng gây không ít khó khăn cho quá trình đi lại. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được xí nghiệp chè Anh Sơn thu mua và được đem vào chế biến tại chỗ. Nên người dân ở đây không mấy gặp khó khăn tỏng quá trình tiêu thụ, chỉ có điều giá cả của sản phẩm lúc lên lúc xuống,người nông dân luôn bị ép giá cũng chính vì sự độc quyền, chỉ có một nơi tiêu thụ đầu ra là nhà máy xí nghiệp chè Anh Sơn. Nên khi bị ép giá người nông dân cũng phải chấp nhận, vì nếu không bán cho họ thì bán cho ai, đó cũng là kho khăn cho các nông hộ, giá chè được bán thường từ 2300-3000 đồng/kg. Tuy nhiên với những chè không đảm bảo chất lượng thì có khi chỉ có từ 2000-2100 đồng/kg. Nhìn chung đầu ra của cây chè khá ổn định, qua điều tra cho thấy không có hộ nào gặp khó khăn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nhưng một khó khăn lớn cho người nông dân là giá cả của cây chè không ổn định lúc lên lúc xuống gây không ít khó khăn cho các nông hộ sản xuất. 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu 2.6.1. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả cây chè 2.6.1.1. Ảnh hưởng của qui mô đất đai Ta đã biết rằng yếu tố đất đai là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố này nó cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây, nếu hộ nào canh tác trên đất tốt thì hầu như là năng suất cao hơn nếu biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhưng nếu hộ nào mà canh tác trên đất xấu ít nhiều cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây, nếu không sử dụng hợp lý thì năng suất sẽ rất thấp, quy mô đấ đai cũng ảnh hưởng đến sự đầu tư thâm canh của hộ. Nhóm hộ có diện tích từ 0,45-0,9 chiếm đa số, đây cũng là những hộ có mức đầu tư thâm canh tương đối cao và giá tri GO cũng tương đối cao đến 33522,07 nghìn đồng. Cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu được 2,51 đồng giá trị sản xuất và 1,51 đồng giá trị gia tăng. Tr ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 47 Bảng 14: Ảnh hưởng của qui mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế Tính bình quân/ha DT vườn(ha) Số hộ DTBQ GO IC VA GO/IC VA/IC <=0,45 13 0,37 17291,45 7832,04 9459,41 2,19 1,19 0.45-0.9 34 0,62 33522,07 13271,05 20251,02 2,51 1,51 >=0.9 13 1,08 67476,21 23534,98 43941,23 2,88 1,88 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Thông thường những hộ này đều là những hộ có kinh nghiệm và năng lực đầu tư khá lớn do vậy kết quả mang lại cũng khá cao. Còn những hộ có diện tích từ 0,9 ha trở lên thông thường là những hộ có kinh nghiệm và năng lực đầu tư khá lớn do vậy kết quả mang lại thường cao hơn các hộ khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu của họ cao nhất đến 67476,21 nghìn đồng,hiệu quả đat cao nhất. Xét về các chỉ tiêu thì ta thấy rằng cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra là thu được 2,88 đồng doanh thu và 1,88 đồng giá trị gia tăng bởi vì những hộ này là những hộ biết chi tiêu hợp lý, chi phí mua ngoài nhiều cũng bởi vì đây là những hộ có diện tích lớn nên chi phí cho lao động thuê sẽ lớn. Chè là loại cây phải bón nhiều phân hữu cơ mà những hộ có diện tích lớn thì phải mua ngoài lượng phân bón này khá lớn. Còn những hộ có diện tích thấp nhất thì doanh thu mang lại thấp nhất chi phí đầu tư cũng thấp là bởi vì hầu như những hộ này không thuê lao động ngoài mà chủ yếu là lao động gia đình tự có, thứ hai nữa là chi phí phân chuồng hầu như không phải mua ngoài nên chi phí của nó thấp. Nhưng lại là những hộ mang lại hiệu quả thấp nhất bởi vì hầu như là những hộ không bón theo đúng kỹ thuật, bón phân quá nhiều hay quá ít đều làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Xét các chỉ tiêu hiệu quả thì ta thấy cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu được 2,19 đồng giá trị sản xuất và 1,19 đồng giá trị gia tăng. Như vậy ta thấy rằng qui mô cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả sản xuất. Những hộ nào mà có diện tích nhiều thường biết hạch toán chi phí không lãng phí và có kỹ thuật chăm sóc chính vì vậy mà năng suất cao hơn các hộ khác Tr ờng Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 48 2.6.1.2. Ảnh hưởng của chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè Trong các chi phí sản xuất thì chi phí đầu tư cho phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng. Tuy nhiên lượng bón cũng tùy vào điều kiện và kỹ thuật bón của từng hộ. Đây là những khoản chi rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của cây. Nếu lượng bón khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả kinh tế Tính bình quân/ha Phân tổ Số hộ Chi PB và BVTVBQ GO IC VA GO/IC VA/IC <=11000 13 10498,4 28520,4 19700,8 8819,6 3,23 2,23 11000- 20000 31 15759,16 32514,81 19617,35 12897,46 2,5 1,5 >=20000 1,6 27052,08 63061,37 40727,05 22334,32 2,82 1,82 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: Chi phí phân bón và quá trình phun thuốc có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của cây, những hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là những hộ có GO/IC là 3,23. Đây là những hộ có khả năng quản lý cao nhất và biết tiết kiệm chi phí, tuy giá trị GO/IC là cao nhất trong các hộ trồng, nhưng chính việc cắt giảm chi phí không đúng này sẽ dẫn đến việc hoang hóa đất và dần trở thành yếu tố khó khăn cản trở sản xuất kinh doanh của các hộ. Những hộ đạt hiệu quả kém hơn là những hộ đầu tư thâm canh lớn nhất, đây là những hộ lãng phí về chi phí, đầu tư thâm canh quá nhiều nhưng không mang lại hiệu quả GO/IC của họ chỉ là 2,5. Có thể đây là những hộ có diện tích nhỏ nên đầu tư nhiều hoặc là những hộ thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm trong trồng trọt. Bón không theo Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 49 qui trình đặt ra là lãng phí chi phí. Điều này cho thấy bón càng nhiều phân thì không những lãng phí mà còn không có hiệu quả trong sản xuất. Còn những hộ đầu tư >20000 nghìn đồng thì có GO/IC la 2,82. Đây hầu như là những hộ hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt. Doanh thu cuar những hộ này là cao nhất. Với mức doanh thu bình quân là 63061,37 nghìn đồng. Điều này cho thấy nếu bón đúng kỹ thuật thì doanh thu cang cao. 2.6.1.3. Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất Đối với những cây lâu năm nói chung thì tuổi cây có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của nó, để thấy được mức ảnh hưởng của nó đến năng suất ta có bảng sau: Bảng 16: Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất Chỉ tiêu Số hộ Hùng Sơn Phúc Sơn Long Sơn Năng suất (tấn/ha) <10 năm kinh doanh 32 17841,19 16868,43 18847,78 17911,5 10-15 năm kinh doanh 17 17114,89 22938,67 18829,6 18646,94 >15 năm 11 15116,4 20486,67 19048,67 17653,45 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Như vậy ta thấy tuổi cây có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của cây, những hộ có chè kinh doanh từ 10 năm trở xuống là nhiều nhất có đến 32 hộ trồng vào những năm này, đây cũng là giai đoạn trồng chè rầm rộ nhất. Năng suất bình quân của những hộ này là 17911,5 tấn/ha. Còn những hộ có chè kinh doanh từ 10-15 năm năng suất bình quân là 18646,94 tấn/ha, hộ có chè kinh doanh >10 năm thì có năng suất bình quân 17653,45 tấn/ha. Những chênh lệch này nói lên rằng tuổi cây có ảnh hưởng đến năng suất. Xét mức độ ảnh hưởng của từng xã ta thấy: ở xã Hùng Sơn những hộ có chè kinh doanh từ 10 năm trở xuống có năng suất 17841,19 tấn/ha, còn những hộ có chè kinh doanh từ 10-15 năm năng suất là 17114,89 tấn/ha,hộ có chè kinh doanh >10 năm thì có năng suất 15116,4 tấn/ha.Ở xã Phúc Sơn Sơn những hộ có chè kinh doanh từ 10 năm trở xuống có năng suất 16868,43 tấn/ha, Còn những hộ có chè kinh doanh từ 10- Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 50 15 năm năng suất là 22938,67 tấn/ha, hộ có chè kinh doanh >10 năm thì có năng suất 20486,67tấn/ha. Ở xã Long Sơn những hộ có chè kinh doanh từ 10 năm trở xuống có năng suất 18847,78 tấn/ha, Còn những hộ có chè kinh doanh từ 10-15 năm năng suất là 18829,6 tấn/ha,hộ có chè kinh doanh >10 năm thì có năng suất 19048,67tấn/ha. Hiện nay diện tích chè ở Anh Sơn đang được ngày càng mở rộng, để cây chè là cây có hiệu quả thì người dân địa phương cùng với các lãnh đạo(cán bộ huyện, xã, kỹ sư nông trường) cũng phỉa biết quan tâm hơn nữa đến quá trình sản xuất khắc phục những khó khăn để sản xuất chè đạt hiệu quả hơn. Giúp nâng cao thu nhập đưa nền kinh tế huyện ngày một phát triển. 2.7. Khó khăn, thuận lợi 2.7.1. Thuận lợi: - Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Anh Sơn khóa XIX tiếp tục xác định Chè là cây mũi nhọn kinh tế vùng đồi. - Những mô hình thu nhập cao về chè trên đất đồi là cơ sở để nhân dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. - Kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích của các XN, các địa phương trồng chè và các hộ nông dân đã được tích lũy qua nhiều năm. - Chính Sách đầu tư hỗ trợ mở rộng diện tích chè của tỉnh tại quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 của UBND tỉnh Nghệ An tuy chưa đáp ứng nhu cấu nhưng đã được điều chỉnh tăng hơn. Trợ giá giống 200 đ/bầu ( trước đó chỉ 100đ/bầu), hỗ trợ làm đất 2.000.000 đồng /ha ( trước chưa có); Tổng 5.200.000 đồng/ha. - Cơ sở chế biến: Các cơ sở chế biến trên địa bàn đều được nâng cấp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. - Quỹ đất có khả năng trồng được chè công nghiệp trong vùng đã quy hoạch vẫn còn. 2.7.2. Khó khăn: - Công tác quy hoạch Để có quy hoạch, lập bản đồ chi tiết từng vùng, từng lô thửa dễ quản lý, chỉ đạo trồng chè theo quy hoạch cần đầu tư kinh phí lớn. Trong khi tỉnh chưa có chủ trương, huyện và xã không có nguồn nên rất khó để rà soát, lập quy hoạch. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 51 - Những vùng chưa trồng đều ở sâu, đường giao thông chưa có; Sự cạnh tranh về hiệu quả trước mắt của một số cây trồng khác đang hấp dẫn nông dân. - Diễn biến thời tiết khí hậu của những năm gần đây thất thường so với quy luật. Sau trồng luôn bị nắng hạn kéo dài làm tỷ lệ chè chết tăng cao, mất quảng nhiều, khó khăn cho việc đầu tư thâm canh. - Các hộ nhận đất chưa trồng đều là những hộ nghèo không có điều kiện đầu tư; Những hộ có điều kiện đã trồng hết diện tích hoặc không muốn trồng thêm. - Các XN và Tổng Đội Nghệ An đã trồng hết diện tích nội vùng, nên không có diện tích trồng mới thêm. - Chính sách vốn vay đầu tư trồng chè chưa thuận lợi, việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. - Giá vật tư phân bón, giống và các chi phí đầu tư khác tăng cao năm sau so với năm trước làm ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển chè. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 52 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. Phương hướng sản xuất chè trong những năm tới 3.1.1. Phương hướng sản xuất chè của tỉnh Nghệ An Theo quyết định số 197/2007/QĐ-ttg ngày 28/12/2007 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Xét đề nghị của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại văn bản thẩm định số 337/BC.NN.KHDT ngày 28/10/2008 và báo cáo kết quả thẩm định của sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An tại văn bản số 3397/SKH.ĐT-NN ngày 3/12/2008 về việc qui hoạch phát triển cây chè công nghiệp tinh Nghệ An đến năm 2015 có tính đến năm 2020,kế hoạch đặt ra nhằm hình thành 3 vùng chuyên canh cây chè trên địa bàn tỉnh đó là:vùng chè công nghiệp ở Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông,vùng chè đặc sản tuyết Shan ở Kỳ Sơn,vùng chè chất lượng cao ở Quế Sơn. Bảng 17: Phương án bố trí qui hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010-2015 và 2020 của tỉnh Nghệ An đvt:ha TT Huyện 2010 2015 2020 Toàn tỉnh 9000 12000 13000 1 Thanh Chương 4650 9280 6800 2 Anh Sơn 2800 3290 3290 3 Con Cuông 600 990 1150 4 Kỳ Sơn 530 820 1000 5 Quỳ Hợp 260 260 260 6 Quế Phong 160 360 500 (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn) Từ năm 2011 đến năm 2015 trồng mới 3000 ha để đạt 12000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 9700 ha, năng suất 110 tạ/ha, sản lượng 106700 tấn búp tươi, tương đương 21000 tấn chè búp khô. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 53 Từ 2016-2020 trồng mới 1000 ha để đạt 13000 ha, diện tích kinh doanh 12000 ha, năng suất đạt 130 tạ/ha, sản lượng 156000 tấn búp tươi, tương đương 31000 tấn chè búp khô. 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của huyện giai đoạn 2011-2015 3.1.2.1. Phương hướng: Khai thác tốt tiềm năng đất đai, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Tăng cường mối quan hệ giữa người trồng chè và các xí nghiệp chế biến trên cơ sở đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Giải quyết tốt cảnh quan môi trường nông nghiệp nông thôn. 3.1.2.2. Mục tiêu: Diện tích trồng mới thêm 500 ha, trồng lại diện tích già cỗi, diện tích bị chết do nắng hạn qua các năm để ổn định diện tích chè toàn huyện đến năm 2015 là 2.500 ha. Bảng 18: Chỉ tiêu trồng mới hàng năm ĐVT: ha TT Đơn vi, xã KH Trồng mới thêm từ 2011-2015 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 XN chè Anh Sơn 10 5 5 2 XN Tháng 10 160 35 40 40 30 15 3 XN Bãi Phủ 40 5 5 10 10 10 4 Tổng đội I 20 5 5 5 5 2 Xã Cẩm Sơn 50 10 10 10 10 10 3 Xã Hùng Sơn 60 20 20 15 5 6 Xã Đức Sơn 50 10 5 10 15 10 7 Xã Phúc Sơn 30 10 10 10 8 Xã Long Sơn 50 10 10 10 10 10 9 Xã Khai Sơn 30 5 5 10 10 Tổng 500 110 115 115 95 65 ( Căn cứ nguồn số liệu rà soát của các địa phương và biên bản thống nhất của Đảng uỷ, UBND các xã; Thủ trưởng các đơn vị xí nghiệp chè trên địa bàn huyện.) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 54 Năng suất, sản lượng chè búp tươi: Phấn đấu năng suất bình quân từ 12 tấn trở lên, sản lượng từ 18 -20 ngàn tấn chè búp tươi/năm. Sau năm 2015 sản lượng từ 25 đến 28 ngàn tấn. 3.1.2.3. Nhiệm vụ - Tập trung đầu tư chăm sóc diện tích chè hiện còn, trồng lại diện tích chè già cỗi, diện tích chè mất quảng năng suất thấp, để luôn đảm bảo vườn chè có mất độ đồng đều và đảm bảo chỉ tiêu diện tích. - Trong vùng đã quy hoạch, rà soát lại thật cụ thể những diện tích đủ điều kiện trồng chè ( đất, người trồng, khả năng đầu tư ) để quản lý, tổ chức chỉ đạo trồng mới thêm hàng năm. Thực hiện tốt quy trình kỷ thuật thâm canh tăng năng suất chè. Đảm bảo trồng được ha nào phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ha đó. 3.2. Giải pháp thực hiện 3.2.1. Về đất đai: Từng đơn vị tiến hành rà soát khoanh lô, thửa, lập bản đồ diện tích sẽ trồng mới để quản lý tốt quy hoạch phát triển chè. Giao đất cho tổ chức, cá nhân để có chủ. Chuyển đổi phù hợp cho nhưng hộ có điều kiện trồng chè trên những diện tích quy hoạch chè đã giao nhưng chưa trồng. Đối với các XN trên địa bàn cần mở rộng theo phương án: + Đơn vị Tổng đội 1 Nghệ An tiếp tục mở rộng đầu tư trồng mới cho các hộ dân xã Khai sơn và các hộ xung quanh ở sát vùng đất của Tổng đội để dễ quản lý. + XN Chè Bãi phủ, tiếp tục khảo sát đầu tư vùng XN chè tháng 10 và các hộ vùng lân cận. + XN Chè Anh Sơn ngoài trồng khép kín trên diện tích nội vùng của XN, cần mở rộng ra một số hộ thuộc xã Phúc Sơn giáp với vùng đất của XN hoặc những hộ có đất đồi muốn trồng chè ở các xã lân cận nhà máy, đặc biệt là các hộ dân dọc tuyến đường Nhân tài - Bãi gạo - Bàu Đung - Cao Sơn. + Khảo sát để mở rộng diện tích chè tập trung thuộc các xã Hùng sơn; bản Cẩm hòa xã Cẩm Sơn; Đức Sơn để đảm bảo diện tích vùng này từ 600 -700 ha. + Tiến hành kiểm tra đánh giá diện tích chè hiện còn, phân loại chất lượng các vườn chè để có kế hoạch đầu tư chăm sóc đạt hiệu quả cao và XD kế hoạch trồng lại hàng năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 55 + Việc khảo sát lập bản đồ diện tích trồng mới đến năm 2015, đánh giá phân loại diện tích chè hiện còn của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch trồng và trồng lại hàng năm phải hoàn chỉnh vào quý 3 năm 2011. 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỷ thuật đầu tư thâm canh * Giống chè: - Giống chủ lực là LDP2 ( 80%); ngoài ra cần trồng một tỷ lệ thích hợp bằng giống PH1( Khoảng 15 %): Quan tâm ứng dụng giống tiến bộ kỷ thuật mới khoảng 5% để theo dõi, lựa chọn thay thế để phù hợp với yêu cầu thị trường. - Công tác sản xuất giống: Chủ động để hom giống, xây dựng các vườn ươm giống chè cành quy mô hộ gia đình đảm bảo chủ động giống trồng mới hàng năm theo KH. Căn cứ KH trồng mới, mỗi năm phải sản xuất được 1.600.000 bầu đủ tiêu chuẩn xuất trồng. * Thâm canh tăng năng suất: Tập trung chỉ đạo các biện pháp kỷ thuật thâm canh đúng quy trình như: Khai hoang, xử lý thực bì, thiết kế, làm đất, bón phân xả rãnh, trồng chè, tủ gốc, trồng cây che bóng và chăm sóc chè. Đầu tư thâm canh diện tích chè hiện còn để đạt năng suất sản lượng tối đa. Phấn đấu đưa năng suất bình quân trên diện tích chè kinh doanh đạt từ 12 tấn/ha/năm trở lên. * Công tác thủy lợi: Tiếp tục xây dựng hệ thống hồ đập giữu ẩm vùng chè và cải tạo môi trường; tập trung xây dựng hệ thống tưới cho vùng chè có điều kiện thâm canh; Áp dụng tưới nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình bằng máy bơm nước nhằm đảm bảo diện tích chè được tưới cao nhất, mục đích nâng cao năng suất, sản lượng nhưng giá thành vẫn không cao. * Công tác phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phương châm phòng là chính; đầu tư cân đối, tăng cường phân hữu cơ vi sinh tự chế biến để vừa cải tạo đất và tăng khả năng kháng sâu bệnh của cây chè. Xử lý nấm bệnh sau khi đốn, hái đúng lứa, hạn chế sử dụng thuốc hóa học để giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong búp chè. * Công tác khuyến nông, chuyển giao kỷ thuật: Tăng cường công tác khuyến nông để nâng cao nhận thức về khoa học kỷ thuật cho người trồng chè. Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỷ thuật cho cán bộ khuyến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 56 nông và người trồng chè. Chương trình tập huấn phải theo cung kỳ; làm việc gì tập huấn việc đó; tập huấn tại đồi chè là chính, kết hợp kiểm tra, bổ cứu. Phòng NN&PTNT tổng hợp, thống nhất nội dung; các XN chè, Trạm khuyến nông tổ chức hướng dẫn đồng thời kiểm tra bổ cứu thường xuyên; Người được trực tiếp chuyển giao là các hộ trồng chè. Lồng ghép các chương trình để tập trung nguồn kinh phí tập huấn đảm bảo nội dung tập huấn phong phú, sát thực tế, nông dân dễ thực hiện. Kết hợp quay băng hình để khuyến cáo cho nông dân qua các phương tiện thông tin khác. - Công tác chỉ đạo kỹ thuật: XN chè trên địa bàn chịu trách nhiệm chính chỉ đạo người trồng chè từ khâu thiết kế vườn chè và các công đoạn trong quy trình kỹ thuật trồng chè , chăm sóc, thu hái để phù hợp với từng giống và yêu cầu sản chế biến, xuất khẩu. 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất: - Đường giao thông: Hiện nay đường nội vùng đến chè còn khó khăn làm ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển phân, giống phục vụ trồng mới. Vì vậy trước mắt cần huy động nội lực mở các đường tạm đã vạch tuyến đồng thời hỗ trợ nơi cần thiết. Xúc tiến xây dựng các tuyến đường đã được khảo sát thiết kế. Lập dự án xây dựng các tuyến đường mới trong vùng quy hoạch chè. - Xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi, các hồ đập nhỏ trong vùng chè để vừa cung cấp nước chống hạn, vừa giữ ẩm vùng chè, cải tạo môi trường sinh thái, kết hợp chăn nuôi thuỷ sản. - Nâng cấp công nghệ chế biến của các nhà máy để đáp ứng chất lượng chè theo nhu cầu thị trưởng nhằm ổn định sản xuất. Đầu tư xây dựng thêm một nhà máy chế biến tại vùng XN chè tháng 10 để đáp ứng chế biến nguyên liệu chè trong vùng. 3.2.4. Tổ chức tốt công tác thu mua, chế biến: Chỉ đạo thực hiện tốt quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế. Kể cả đầu tư thâm canh trên diện tích chè đã có và diện tích trồng mới thêm. cần thực hiện hợp đồng kinh tế giữa người sản xuất và cơ sở thu mua chế biến. Tăng cường hợp tác liên kết giữa sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Có như thế mới từng bước đưa nông dân sản xuất nguyên liệu theo đơn đặt hàng của các XN chế biến để vừa đảm bảo Trư ờng Đạ ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 57 định mức đầu tư, ổn định địa chỉ tiêu thụ cho nông dân vừa đảm bảo nguyên liệu cho cơ sở chế biến. 3.2.5. Cơ chế chính sách: - Chính sách của tỉnh: Thực hiện theo quyết định số 10/2010/QĐ-QĐUB ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An (Hỗ trợ giá giống 200 đ/bầu, định mức hỗ trợ 16.000 bầu/ha; Hỗ trợ làm đất 2.000.000 đ/ha) - Chính sách của huyện: Thực hiện theo Nghị quyết HĐND huyện tùy điều kiện cụ thể từng năm. - Chính sách của nhà đầu tư phát triển chè: Công ty ĐTPT chè Nghệ An và các XN chè trên địa bàn cần có chính sách cụ thể để đầu tư phát triển chè. - Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển chè. 3.2.6. Giải pháp về vốn: Nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân nhận đất trồng chè ( gọi chung là hộ trồng chè); Các doanh nghiệp; đầu tư hỗ trợ của nhà nước, trong đó: - Vốn của hộ trồng chè ( chủ lực) chiếm 50 - 60 % - Vốn đầu tư cho vay ứng trước của các xí nghiệp chè 30 - 40% định mức theo quy trình kỷ thuật. Trả nợ bằng sản phẩm, thời gian trả nợ theo thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng. - Vốn hỗ trợ theo chính sách hiện hành của tỉnh khoảng 10%: + Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng chè 200 đ/ bầu giống, định mức 16.000 bầu/ha; làm đất trồng chè 2.000.000 đồng/ha. + Hỗ trợ gián tiếp thông qua chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ xây dựng hồ đập trong vùng chè. - Đề nghị Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An, các xí nghiệp trên địa bàn hỗ trợ thêm vốn, kỹ thuật cho người trồng chè. - Các XN và Tổng Đội Nghệ An đã trồng hết diện tích nội vùng, nên không có diện tích trồng mới thêm. - Chính sách vốn vay đầu tư trồng chè chưa thuận lợi, việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. - Giá vật tư phân bón, giống và các chi phí đầu tư khác tăng cao năm sau so với năm trước làm ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển chè. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 58 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN + Đẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Anh Sơn là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. + Tình hình sản xuất chè ở huyện Anh Sơn những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng chè. Tổng diện tích năm 2011 toàn huyện đạt 960 ha tăng so với năm trước 4.8%. Năng suất chè búp tươi năm 2011 bình quân đạt 20 tấn/ha tăng 36.33% so với năm trước. Sản lượng chè búp tươi đạt 10000 tấn tăng so với năm trước 4.87%. + Cây chè là cây có NPV khá lớn khoảng 3,8 triệu đồng/năm, như vậy sản xuất chè cũng mang lại lợi ích đáng kể cho người dân, không chỉ có lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội. Tuy nhiên sản xuất cũng có những bất cập, khó khăn, những năm hạn hán các hộ hầu như không chủ động nước tưới cho nên là năng xuất thấp, không có hộ nào tưới nước cho chè chủ yếu là "nhờ trời". Thời gian cho thu lợi nhuận chậm, đến năm kinh doanh thứ 12 nếu tính cả những năm kiến thiết là đến 15 năm mới bắt đầu cho lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận cũng không cao. Những năm gần đây mức lợi nhuận chỉ ở mức 14 triệu đồng/ha. Hoạt động sản xuất ở đây cũng còn manh mún, mức độ đầu tư của các hộ chưa thật sự mạnh, tư tưởng trông chờ ỷ lại của người dân còn cao, tính bảo thủ trì trệ của một số cán bộ đảng viên vẫn còn phổ biến. Chính vì thế mà hiệu quả kinh tế của cây chè chưa cao, người nông dân chưa nắm được thế mạnh của mình để khai thác. + Bên cạnh những khó khăn trên thì sản xuất chè cũng có những lợi thế là đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. + Về chế biến: mặc dù các công cụ chế biến đã được cải tiến nhiều để phù hợp với nhu cầu của thị trường, song đa phần những công cụ này còn thiếu sự đồng bộ, vật liệu chế tạo không thống nhất, chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh công Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 59 nghiệp... nên chất lượng chè không đều giữa các lần sản xuất. + Về tiêu thụ: Tuy rằng chè của huyện đã có thị trường nhưng trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có đăng ký về thương hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ chưa được cao, chưa có thị trường xuất khẩu ổn định. Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Anh Sơn. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây chè bằng những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện. 2. KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực hiện đề tài tại huyện Anh Sơn với tên đề tài: “ Hiệu quả kinh tế cây chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An”. Tôi nhận thấy huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển cây chè, vì vậy để cây chè phát triển tốt và bền vững trong tương lai tôi xin đưa ra một số đề nghị sau: - Đối với Tỉnh Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trợ giúp cho sự phát triển của cây chè để cây chè thực sự là cây mũi nhọn của huyện như: + Đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện. + Chính sách đầu tư vốn cho thâm canh, cải tạo chè. + Chính sách cải tạo giống chè để có được một cơ cấu giống hợp lý. + Giao cho ngành nông nghiệp là cơ quan thường trực có sự tham gia của các ngành có liên quan để kiểm tra, đôn đốc nhằm phát triển sản xuất chè của huyện. + Đối với các hộ nông dân cần có chính sách cụ thể để phát triển thành các mô hình kinh tế trang trại chè (trong đó chè là cây trồng chính). + Sớm triển khai mô hình trồng và chế biến chè sạch, vì xu hướng người tiêu dùng hiện nay thích dùng chè sạch, nếu huyên tập trung vào khai thác lĩnh vực này sẽ củng cố hơn uy tín và chỗ đứng của mình trên thị trường. + Tổ chức các hội thảo về chè cho các Công ty, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất chè trên địa bàn huyện và các hộ nông dân sản xuất chè từ các vùng chè khác nhau trong tỉnh và huyện. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 60 - Đối với huyện Anh Sơn Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của Tỉnh và huyện đề ra. - Đối với các hộ nông dân + Nên có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn. + Nên vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu bệnh xuất hiện. + Nên tủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải tạo đất tốt, là cơ sở tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. T.S. Nguyễn Hữu Khải, Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh và xuất khẩu, 2005. 2. T.S. Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học Huế, 2004. 3. Vũ Đình Thắng, Giáo trình Marketing nông nghiệp, NXB thống kê Hà Nội, 2001. 4. T.S. Nguyễn Văn Toàn, Lập và quản lý dự án đầu tư, Đại học Huế, 2004. 5. Báo cáo điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất của huyện Anh Sơn đến năm 2010 và đinh hướng đến năm 2015. 6. Đề án điều chỉnh, bổ sung phát triển chè công nghiệp của huyện Anh Sơn giai đoạn 2011-2015. 7. Bảng kế hoạch định mức đầu tư phân bón thâm canh chè năm 2012 của xí nghiệp chè Anh Sơn. 8. Báo cáo tình hình kế hoạch PT KT XH QP-AN 2011 và kế hoạch năm 2012 huyện Anh Sơn. 9. Khóa luận tốt nghiệp 38 “ Giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất cam của huyện Nam Đông. Trường ĐHKT –Huế. 10. Trần Minh Trí, Báo cáo nghiên cứu trường hợp nông hộ vùng gò đồi ở Nghệ An, ĐHKT Huế, 2006 11. Các trang web: - - - - - ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................ 2 2.1.Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 2 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4 1.1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu............................................................ 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế................................................................. 4 1.1.1.2.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .................................................... 6 1.1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 7 1.1.1.4. Vị trí giá trị của cây chè ........................................................................... 9 1.1.1.5. Đặc điểm thực vật học của cây chè.......................................................... 9 1.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 11 1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..................................... 11 1.1.2. 2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam................................. 13 1.1.2.3. Tình hình sản xuất chè ở địa bàn nghiên cứu......................................... 14 1.2. Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về phát triển chè ở Việt Nam.. 15 CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN NGHỆ AN.......................................... 17 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu .......... 17 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 17 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 17 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................... 17 2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 18 2.1.1.4. Thuỷ văn................................................................................................. 19 2.1.1.5.Thổ nhưỡng ............................................................................................. 20 2.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội ........................................................................... 21 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2009-2011................. 21 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................. 23 2.1.2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... 25 2.1.2.4. Giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa............................................................. 26 2.1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè trên địa bàn huyện Anh Sơn . 28 2.2. Cơ cấu các hộ điều tra .................................................................................. 30 2.3. Thực trạng sản xuất chè của các nông hộ điều tra ....................................... 31 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của các nông hộ điều tra........ 31 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của nông hộ điều tra........................................ 32 2.3.3. Tình hình trang bị kỹ thuật và vốn của nông hộ điều tra .......................... 33 2.3.4. Tình hình sử dụng giống của các nông hộ điều tra ................................... 34 2.3.5. Năm bắt đầu trồng chè của các nông hộ điều tra ...................................... 35 2.3.6. Tình hình đầu tư cho sản xuất chè của các nông hộ điều tra .................... 36 2.3.6.1. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản............................................................ 36 2.3.6.2.Chi phí sản xuất chè kinh doanh của nông hộ điều tra ........................... 39 2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn nghiên cứu...................... 41 2.4.1. Phân tích kết quả theo phương pháp hạch toán ngân sách........................ 42 2.4.2. Phân tích kết quả theo phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).............. 43 2.5. Tình hình tiêu thụ chè................................................................................... 45 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu ............. 46 2.6.1. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả cây chè................................ 46 2.6.1.1. Ảnh hưởng của qui mô đất đai ............................................................... 46 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN 2.6.1.2. Ảnh hưởng của chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè ............................................................................... 48 2.6.1.3. Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất .................................................. 49 2.7. Khó khăn, thuận lợi ...................................................................................... 50 2.7.1. Thuận lợi: .................................................................................................. 50 2.7.2. Khó khăn: .................................................................................................. 50 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................ 52 3.1. Phương hướng sản xuất chè trong những năm tới ....................................... 52 3.1.1. Phương hướng sản xuất chè của tỉnh Nghệ An......................................... 52 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của huyện giai đoạn 2011-2015 ...... 53 3.1.2.1. Phương hướng: ....................................................................................... 53 3.1.2.2. Mục tiêu: ................................................................................................ 53 3.1.2.3. Nhiệm vụ ................................................................................................ 54 3.2. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 54 3.2.1. Về đất đai: ................................................................................................. 54 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỷ thuật đầu tư thâm canh................... 55 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất: .... 56 3.2.4. Tổ chức tốt công tác thu mua, chế biến: ................................................... 56 3.2.5. Cơ chế chính sách: .................................................................................... 57 3.2.6. Giải pháp về vốn: ...................................................................................... 57 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 58 1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 59Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Một số chỉ tiêu về diện tích và sản lượng, năng suất chè trên địa bàn huyện trong 3 năm 2009 đến 2011...................................................................... 14 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2009-2011 ................ 22 Bảng 3:Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2009-2011............ 24 Bảng 4: Cơ cấu các hộ điều tra ........................................................................... 30 Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của các nông hộ điều tra .... 31 Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của nông hộ điều tra .................................... 32 Bảng 7: Tình hình trang bị kỹ thuật và vốn của nông hộ điều tra ..................... 33 Bảng 8: Tình hình sử dụng giống của các nông hộ điều tra................................ 35 Bảng 9: Năm bắt đầu trồng chè của các nông hộ điều tra................................... 36 Bảng 10: Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản ......................................................... 38 Bảng 11: Chi phí sản xuất chè kinh doanh của nông hộ điều tra........................ 40 Bảng 12:Hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ từ năm 2009-2011 ................. 42 Bảng 13: Hiệu quả sản xuất chè cho cả chu kỳ 30 năm..................................... 44 Bảng 14: Ảnh hưởng của qui mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế ...... 47 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 48 Bảng 16: Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất................................................ 49 Bảng 17: Phương án bố trí qui hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010-2015 và 2020 của tỉnh Nghệ An ................................................................ 52 Bảng 18: Chỉ tiêu trồng mới hàng năm............................................................... 53 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm chè Anh Sơn...................................................... 45 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SXNN Sản xất nông nghiệp LĐ Lao động CTBQ Diện tích BQLĐNN Chỉ tiêu bình quân BQ Bình quân THCS Trung học cơ sở KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình BQC Bình quân chung PB Phân bón BVTVBQ Bảo vệ thực vật bình quân UBND Uỷ ban nhân dân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha 10000 m2 1 tấn 1000 kg 1 tạ 100 kg 1 ha 20 sào 1 sào 500 m2 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Đức Kiên Võ Thị Hoàng - K42AKTNN Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_cay_che_cua_cac_nong_ho_tren_dia_ban_huyen_anh_son_tinh_nghe_an_8389.pdf
Luận văn liên quan