Về thị trường tiêu thụ: Hiện nay tình hình tiêu thụ sản phẩm phải trải qua nhiều
khâu trung gian. Các nông hộ còn nhiều hạn chế về điều kiện tài chính cũng như kỹ
thuật do đó hầu hết các hộ đều bán theo phương thức cây đứng tại vườn, phương thức
bán này chứa đựng nhiều rủi ro do ước lượng sản lượng sai dẫn tới thiệt hại lớn cho
nông dân. Vì vậy, cần phải tăng cường các khóa tập huấn về kỹ thuật khai thác, cũng
như hạch toán giá trị kinh tế của cây trồng, để có phương thức bán hiệu quả nhất.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất bời lời bên cạnh những thuận lợi thì hiện đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn như cơ sở kỹ thuật, giao thông, thủy lợi
còn yếu kém, gây nhiều trở ngại cho các hộ dân trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó
đa số các hộ đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên còn rất nhiều hạn chế về kiến thức,
kỹ thuật, cũng như quá trình tiếp thu những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, điều này
cũng gây ra nhiều thiệt thòi cho chính các nông hộ. Từ việc đánh giá thực trạng trên,
đề tài cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời trên
địa bàn xã, góp phần đưa cây bời lời trở thành cây trồng chủ lực của t
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế của cây bời lờ tại xã Đăkrơwa – Thành phố kon tu tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệt để cho sản xuất nhang cao cấp và chế biến bột giấy. Kết quả cụ thể được trình bày
ở biểu đồ 2. Biểu đồ 2 cho thấy có sự khác biệt khá lớn về sản lượng vỏ (loại sản phẩm
chính) giữa các chu kỳ khai thác khác nhau. Trong đó chu kỳ khai thác 4 năm có mức
sản lượng thấp nhất (1280kg/sào) trong khi đó chu kỳ 7 năm có sản lượng cao nhất đạt
tới 2708kg/sào. Mức chênh lệch lên tới 111%. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm
sinh học của cây bời lời là khi còn nhỏ (ít tuổi) vỏ cây thường mỏng cho nên trọng
lượng của nhóm khai thác ở chu kỳ 4 năm rất thấp. Đây là cơ sở dẫn tới các khác biệt
về kết quả và quả hiệu kinh tế giữa các chu kỳ khai thác khác nhau. Kết quả cụ thể sẽ
được phân tích ở phần sau.
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả
Biểu đồ 2. Sản lượng theo chu kỳ ( tính bình quân 1 sào)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 36
Xuất phát từ sự khác biệt về sản lượng vỏ như đã nêu ở biểu đồ 1, giá trị sản
xuất (doanh thu) theo độ dài của các chu kỳ khai thác khác nhau cũng khác nhau (cụ
thể ở bảng 8).
Bảng 8. Doanh thu của cây bời lời (tính BQ 1 sào)
ĐVT 1000Đ
STT
Loại sản
phẩm
Tuổi khai thác (năm)
BQC
(n=50)4 năm
(n=11)
5 năm
(n=11)
6 năm
(n=14)
7 năm
(n=14)
1 Vỏ 11520 14400 18720 24374 17769
2 Cành lá 320 800 1120 1274 917
3 Gỗ 1600 2400 3200 3983 2891
4 Tổng 13440 17600 23040 29631 21577
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả
Qua tính toán doanh thu bình quân của chu kỳ trồng 7 năm là cao nhất (29631
ngàn đồng), tiếp đến là doanh thu bình quân của chu kỳ 6 năm 23040 ngàn đồng, trong
khi doanh thu bình quân của chu kỳ trồng 4 năm, 5 năm lần lượt là 13440 ngàn đồng,
17600 ngàn đồng.
Có sự khác biệt đó là vì theo thời gian dài ngắn khác nhau mà mỗi chu kỳ trồng
cho sản lượng vỏ, cành lá khác nhau.
- Các sản phẩm: vỏ, cành lá đều tăng theo từng chu kỳ trồng. Điều này cho thấy,
cây bời lời càng để lâu năm, thì lượng vỏ sẽ dày hơn, cành lá sẽ nhiều hơn, cho thấy
cây càng lâu năm thì càng có năng suất cao.
- Riêng cây gỗ khi khai thác thì bình quân 1 sào trồng được 160 cây, theo mật độ
là 2 – 3 m. Cho nên lúc này chu kỳ dài ngắn trồng cây không làm ảnh hưởng tới sốTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 37
lượng cây gỗ nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào diện tích trồng cây. Nhưng trong trường
hợp này thì chu kỳ trồng cây dài, ngắn ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cây to hay nhỏ,
dẫn đến giá cả khác nhau.
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả
Biểu đồ 3. Cơ cấu (%) giá trị sản phẩm của cây bời lời
Bời lời là một loại cây lâm nghiệp, mà các sản phẩm của cây đều được tận dụng,
từ vỏ cây, tới thân gỗ, cành lá và rễ. Tuy nhiên trong trường hợp này, xem xét những
hộ khai thác lần đầu, tức cây nguyên sinh, nên cây được giữ lại để tiếp tục tái sinh nên
bộ phận rễ không khai thác.
Ở đây chỉ chú trọng tới vỏ cây, gỗ và cành lá. Có thể nhận thấy, vỏ là sản phẩm
chính được khai thác và được giá, có thể nói là sản phẩm chính của cây. Cho nên vỏ
cây đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của các hộ, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
sản phẩm của cây, tiếp đến là sản phẩm gỗ và sau cùng là cành, lá.
Từ kết quả phân tích chi phí và doanh thu ở trên, các chỉ tiêu giá trị gia tăng, lợi
nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán và trình bày ở bảng 9.Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 38
Bảng 9. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây bời lời
(không tính tới giá trị thời gian của tiền) (tính BQ 1 sào)
STT Chỉ tiêu ĐVT
Tuổi khai thác (năm)
BQC (n=50)4 năm
(n=11)
5 năm
(n=11)
6 năm
(n=14)
7 năm
(n=14)
1 TC 1000Đ 2740 2938 3485 4038 3356
2 IC 1000Đ 668 860 873 874 825
3 GO 1000Đ 13440 17600 23040 29631 21577
4 VA 1000Đ 12772 16740 22167 28757 20751
5 Lợi nhuận 1000Đ 10700 14662 19555 25593 18221
6 GO/IC Lần 20 20 26 34 26
7 VA/IC Lần 19 19 25 33 25
8 LN/IC Lần 16 17 22 29 22
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Lợi nhuận chính là sự chênh lệch
giữa tổng thu và tổng chi, chỉ tiêu lợi nhuận được dùng để đánh giá kết quả sản xuất
của hộ bởi chỉ tiêu này đã loại bỏ tất cả các khoản chi phí thuê mua và tự có. Cụ thể
chu kỳ trồng 4 năm có lợi nhuận BQ/sào là 10700 ngàn đồng, lợi nhuận của chu kỳ 5
năm là 14662 ngàn đồng/sào, 19555 ngàn đồng/sào là lợi nhuận của chu kỳ trồng 6
năm, và chu kỳ trồng 7 năm có lợi nhuận là cao nhất 25593 ngàn đồng/sào và mức
BQC lợi nhuận của các hộ trồng bời lời (tính cho tất cả các chu kỳ) cũng tương đối cao
3356 ngàn đồng/sào.
Như đã phân tích ở trên, do quá trình trồng bời lời chủ yếu được thực hiện bởi lao
động gia đình nên giá trị gia tăng của hoạt động này tạo ra cho nông hộ cao hơn khá
nhiều so với chỉ tiêu lợi nhuận với mức chênh lệch từ 2 đến 3 triệu đồng/sào tùy thuộc
vào từ chu kỳ kinh doanh. Cụ thể chu kỳ 4 năm có VA thấp nhất (12,7 triệu đồng/sào)
và cao nhất là chu kỳ 7 năm (20,7 triệu đồng/sào). Nguyên nhân chính là do trong khi
sản lượng vỏ tăng nhanh vào độ tuổi của cây từ 4-7 năm làm cho doanh thu tăng thìTrư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 39
chi phí trung gian tăng rất ít vì những năm cuối của chu kỳ kinh doanh hầu như người
trồng rừng không đầu tư bất kỳ khoản chi phí mua thuê ngoài nào lớn.
Ngoài ra ta có thể phân tích một số chỉ tiêu sau GO/IC nghĩa là một đồng chi phí
trung gian bỏ ra người dân thu về bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
Ta có VA/IC cho thấy 1 đồng chi phí bỏ ra giá trị gia tăng tăng thêm là bao
nhiêu đồng.
LN/IC tức là 1 đồng chi phí bỏ ra lợi nhuận mà người dân thu được là bao
nhiêu đồng.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, đối với chu kỳ 4 năm thì cứ 1 đồng chi phí trung
gian bỏ ra đem lại 20 đồng giá trị sản xuất, 19 đồng giá trị tăng thêm và 16 đồng lợi
nhuận. Chu kỳ trồng 5 năm thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 20 đồng giá
trị sản xuất, 19 đồng giá trị tăng thêm và 17 đồng lợi nhuận. Và cứ 1 đồng chi phí
trung gian bỏ ra đem lại 26 đồng giá trị sản xuất, 25 đồng giá trị tăng thêm và 22 đồng
lợi nhuận đối với chu kỳ trồng 6 năm, còn chu kỳ trồng 7 năm thì cứ 1 đồng chi phí
trung gian bỏ ra đem lại 34 đồng giá trị sản xuất, 33 đồng giá trị tăng thêm và 29 đồng
lợi nhuận. BQC các chu kỳ thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 26 đồng giá
trị sản xuất, 25 đồng giá trị tăng thêm và 22 đồng lợi nhuận.
Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu trên đều dương cho ta thấy hiệu quả đáng kể của
việc trồng bời lời. Nhìn chung việc đầu tư vào hoạt động trồng bời lời ở bất kỳ chu kỳ
trồng nào đều mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên ta có thể thấy được phương pháp sản xuất với chu kỳ dài hơn đạt được
kết quả lợi nhuận cao hơn so với sản xuất bời lời có chu kỳ ngắn.
Kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức chiết khấu (có tính tới giá trị
thời gian của tiền)
Để đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động trồng bời lời từ các chỉ tiêu
nêu trên đã phần nào đánh giá tương đối đúng và đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế bời lời
là cây lâm nghiệp lâu năm nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nó dựa trên những
chỉ tiêu trên còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ vì chưa tính tới giá trị thời gian của tiền.
Giá trị NPV được đánh giá bằng khoản chênh lệch giữa giá trị giữa khoản thu và
khoản chi sau khi đã đưa về giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư trong các năm của
cả thời kỳ trồng và chăm sóc.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 40
Ngoài ra còn sử dụng hệ số hoàn vốn nội bộ IRR đây là mức lãi suất mà thu nhập
vừa hoàn đủ chi phí đã bỏ ra tức là NPV =0. Và chỉ tiêu BCR tỷ suất lợi ích trên chi
phí, đây là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu và giá trị hiện tại của các khoản
chi phí với lãi suất hàng năm lấy là 14%/năm, thì chi phí của các hộ trồng sẽ được đưa
về giá trị hiện tại.
Khi xét các chỉ tiêu về tài chính thì ta thấy được rằng cả 4 chu kỳ trồng đều có
NPV>0 nên dự án trồng bời lời là khả thi và được chấp nhận.
Bảng 10. Kết quả sản xuất theo các chỉ tiêu dòng tiền
(có tính tới giá trị thời gian của tiền) (tính BQ 1 sào)
STT Chỉ tiêu ĐVT
Tuổi khai thác (năm)
4 năm
(n=11)
5 năm
(n=11)
6 năm
(n=14)
7 năm
(n=14)
1 TC 1000Đ 2740 2938 3485 4038
2 GO 1000Đ 13440 17600 23040 29631
3 Giá trị hiện tại hóa TC 1000Đ 2197 2330 2616 2907
4 Giá trị hiện tại hóa GO 1000Đ 7958 9141 10497 11842
5 NPV 1000Đ 5761 6811 7881 8935
6 NFV 1000Đ 9729 13114 17301 22362
7 IRR % 91 70 60 52
8 BCR Lần 3.62 3.92 4.01 4.07
9 PMT 1000Đ 1977 1984 2027 2084
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả
Chỉ tiêu IRR cũng giảm dần theo từng chu kỳ, cụ thể qua bảng số liệu ta có thể
thấy chỉ tiêu IRR của chu kỳ trồng bời lời 4 năm là cao nhất (91%), tiếp đến là chỉ tiêu
IRR của chu kỳ 5 năm (70%) và chỉ tiêu IRR của chu kỳ 6 – 7 năm lần lượt là 60% -
52%. Tỷ lệ IRR của các chu kỳ cao hơn nhiều so với mức lãi suất vay ngân hàng để
đầu tư cho trồng bời lời (r = 14%) điều này chứng tỏ mức độ an toàn về mặt tài chínhTrư
ờ g
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 41
rất cao. Tuy nhiên chỉ tiêu NPV của chu kì trồng 6 - 7 năm lại cao hơn rất nhiều so với
chu kỳ trồng 4 -5 năm. Chỉ tiêu NPV của chu kỳ trồng 7 năm là 8935 ngàn đồng gấp
1,1 lần so với chỉ tiêu NPV của chu kỳ 6 năm, gấp 1,3 lần so với chu kỳ 5 năm và so
với chu kỳ 4 năm thì chỉ tiêu NPV còn cao hơn nhiều ( gấp 1,6 lần), điều này càng
chứng tỏ chi phí đầu tư cho việc trồng bời lời là không nhiều, trong khi doanh thu thu
lại là rất cao. Do đó cần chọn mô hình trồng cho phù hợp. Tuy nhiên chỉ tiêu quan
trọng nhất để đánh giá và lựa chọn chu kỳ khai thác hiệu quả đó là PMT. Về nguyên
tắc người trồng rừng cần tối đa hóa lợi ích ròng bình quân hàng năm (PMT). Vì nếu
không xét tới chỉ tiêu này, có thể rơi vào trường hợp NPV cao nhưng do chu kỳ dài
nên lợi ích ròng bình quân năm không cao. Trong 4 chu kỳ được xem xét cho thấy sự
khác biệt về PMT giữa các chu kỳ khác nhau là không lớn nhưng chu kỳ 7 năm vẫn
đứng ở vị trí cao nhất với mức 2084 ngàn đồng/sào/năm trong khi đó mức thấp nhất
thuộc về chu kỳ 4 năm với giá trị là 1977 ngàn đồng/sào/năm.
Như vậy, kết hợp các chỉ tiêu có thể khẳng định rằng chu kỳ khai thác 7 năm
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng rừng.
Tuy vậy, việc phân tích và đánh giá hiệu quả của cây bời lời như trên chưa được
người trồng rừng cũng như các cơ quan liên quan quan tâm định hướng sản xuất dẫn
tới tình trạng thiếu hiệu quả. Mặt khác các hộ trồng bời lời thường thiếu vốn, phải bán
sớm để có nguồn vốn xoay vòng đầu tư cho các hoạt động sản xuất khác hoặc không
có tầm nhìn xa về giá trị lâu dài của cây bời lời. Một số hộ chưa mạnh dạn trong việc
vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất. Tình trạng hộ gia đình bán bời lời sớm cũng là
do thiếu lao động, sức khoẻ, tuổi tác già yếu không ai quản lý. Chính vì vậy những
năm trở lại đây bời lời khai thác chủ yếu là bời lời còn nhỏ, chưa đảm bảo được chất
lượng như mong muốn.
Nghề trồng bời lời ngày càng trở thành ngành nghề chính đem lại thu nhập cao
cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của xã. Các hộ gia đình
từ chỗ sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp với kinh nghiệm tự có không nắm bắt được khoa
học kỹ thuật đến nay đã nắm bắt quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ bời lời. Nhiều
tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng bời lời như chọn giống, nhân giống, phân
bón, chăm sóc, bảo vệ, làm nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của bời lời. BênTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 42
cạnh đó để làm tăng năng suất đáng kể của cây bời lời và thu được lợi nhuận cao hơn
thì các hộ không nên khai thác bời lời quá sớm, bởi cây bời lời càng để lâu thì càng có
chất lượng và thu được lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Tóm lại :
Hoạt động trồng bời lời trên địa bàn xã đã tạo cơ hội việc làm cho lao động trong
xã, tạo điều kiện để người dân kiếm thêm thu nhập. Lao động thường được sử dụng
chủ yếu vào đầu chu kì và cuối chu kì trồng bời lời, đó là việc sử dụng lao động vào
việc đào hố, làm đất, bón phân, làm cỏ và sử dụng lao động vào thời điểm khai thác
như chặt hạ, bóc vỏ. Điều này cho thấy rằng trồng bời lời hiện nay không chỉ đem lại
lợi nhuận trực tiếp cho chủ hộ trồng bời lời mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội, tạo
công ăn việc làm cho những người lao động nhàn rỗi không có việc làm và góp phần
làm tăng thêm thu nhập cho những lao động đó.
Hiện nay người dân trồng bời lời được tập huấn về kỹ thuật trồng do các dự án tài
trợ, do đó họ không trồng một cách tự phát mà có kỹ thuật và biết cách chọn lọc giống
cũng như biết cách chăm sóc do đó hiệu quả trồng bời lời được nâng cao.
Trồng bời lời một loại cây lâm nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế
mà còn có vai trò bảo vệ môi trường sống, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi
trường như có tác dụng bảo vệ đất, điều hòa nguồn nước, khí hậu, làm sạch không khí.
Qua thực trạng tình hình phát triển trồng bời lời tại xã ĐăkRơWa, thành phố Kon
Tum, Tỉnh Kon Tum hiện nay cho thấy hoạt động trồng bời lời đang diễn ra rất nóng
bỏng, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân bên cạnh đó trồng bời lời góp phần cải
thiện môi trường sống, cải thiện điều kiện đất nâng cao độ phì đất, phòng chống hiểm
hoạ xói mòn và điều hoà khí hậu. Ngoài ra hoạt động trồng bời lời còn giúp giải quyết
số lượng lao động nhàn rỗi ở các hộ nông dân rất nhiều, tạo điều kiện xoá bớt tệ nạn xã
hội góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo bảo đảm an ninh quốc phòng.
Đầu ra sản phẩm bời lời hiện nay đối với xã ĐăkRơWa rất dễ dàng vì trên địa
bàn lân cận xã và các vùng lân cận xã là nơi tập trung chủ yếu, đông đúc những người
buôn bời lời.
Cây bời lời trồng với bất kỳ chu kỳ nào đều đem lại hiệu quả kinh tế, cho phép các
hộ gia đình tự lựa chọn quy mô trồng rừng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 43
Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch hiệu quả kinh tế lớn giữa
các chu kỳ vì vậy khi khai thác nên cân nhắc rõ ràng, kỹ lưỡng.
Chuỗi cung các yếu tố đầu vào có nhiều lựa chọn cho nông hộ, nhưng nông hộ
cần quan tâm tới việc tiếp thu các vấn đề kỹ thật nhiều hơn nữa để sản xuất đạt hiệu
quả cao hơn. Chuỗi cung đầu ra sản phẩm còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu cải tiến.
Trước hết người trồng bời lời không hiểu biết về thị trường sản phẩm cuối cùng. Trong
phương thức bán hàng, hình thức bán cây đứng chứa đựng nhiều rủi ro do ước lượng
sản lượng sai dẫn tới thiệt hại lớn cho nông dân. Vì vậy cần lựa chọn phương thức bán
hàng hợp lý.
2.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất bời lời
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất mà đối tượng của hoạt động SXLN là cây
trồng chúng là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Chính những yếu tố này có tác động mạnh mẽ, có thể thuận lợi hoặc bất lợi đến hiệu
quả và kết quả cây trồng. Cụ thể:
2.4.5.1 Nhân tố thuận lợi
Điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất
Thời tiết, khí hậu:
ĐăkRơWa là xã thuộc tỉnh Kon Tum, một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có điều
kiện khí hậu thời tiết ôn hòa, với đặc trưng hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Với
đặc điểm khí hậu như vậy, người dân dễ dàng nắm bắt được đặc điểm nên có thể thích
nghi mà tiến hành sản xuất cây bời lời phù hợp.
Đối với cây bời lời, một loại cây có nguồn gốc là cây rừng, sinh trưởng nhanh, ưa
ánh sáng ngay từ khi còn nhỏ. Nhìn chung bời lời là loại cây trồng dễ thích nghi, có
thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều vùng đất khác nhau, với nhiều điều kiện thời
tiết khí hậu, đặc biệt là khí hậu bản địa như ở Kon Tum.
Phân bón:
Các hộ sản xuất bời lời sản xuất trên các loại đất khác nhau. Tùy vào từng loại
đất để áp dụng loại và lượng phân bón thế nào cho phù hợp do vậy kỹ thuật sản xuất
chỉ một phần nào ảnh hưởng đến năng suất cây bời lời.Trư
ờng
Đạ
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 44
Mặt khác do điều kiện hạn chế về vốn sản xuất nên lượng phân bón cho cây bời
lời cũng không đáp ứng đầy đủ đúng quy trình kỹ thuật và từng loại đất.
Do đặc trưng của người đồng bào thiểu số, họ còn lạc hậu trong cách canh tác, do
đó việc sử dụng phân bón còn hạn chế trong hoạt động sản xuất. Hầu hết các hộ không
sử dụng phân bón trong việc trồng bời lời. Do yêu cầu phân bón không hợp lý nên
năng suất bời lời giảm so với năng suất loại giống có thể mang lại.
Loại giống và mật độ gieo trồng:
Các nông hộ áp dụng chủ yếu là giống bời lời đỏ. Giống này được tiến hành sản
xuất theo mô hình truyền thống theo kinh nghiệm của các nông hộ. So với giống bời
lời xanh và các giống bời lời khác thì giống bời lời đỏ cho năng suất cao hơn.
Người nông dân đã biết tận dụng được hết diện tích đất trồng nên cây bời lời
được trồng với mật độ phù hợp vì thế cây phát triển toàn diện và cho năng suất cao.
Nhu cầu và giá về các sản phẩm bời lời trong những năm tới có xu hướng tăng nhanh
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc xác định được thị trường tiêu
thụ sản phẩm cho các nông hộ là rất quan trọng. Trong những năm gần đây nhu cầu về
nguyên liệu không ngừng tăng cao, bời lời là loại cây lâm nghiệp phù hợp với xu thế
hiện tại. Sản phẩm cây bời lời sử dụng vào nhiều mục đích, tận dụng tối đa cây trồng,
đem lại lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, giá cả cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp trong đó có hoạt động trồng bời lời. Địa bàn xã ở vị
trí thuận lợi nên những người thu mua dễ dàng tiếp cận với chủ hộ trồng bời lời để
thỏa thuận mua bán, chủ hộ có quyền tự do chọn lựa người mua, bời lời càng để lâu
càng có giá trị lớn nên sẽ không bị ép giá. Giá bời lời trong những năm qua liên tục
biến động theo xu thế tăng dần, vì vậy mang lại thu nhập đáng kể cho hộ nông dân nên
đây cũng là động lực để người dân tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương
Năm 2001, dự án đa dạng hóa nông nghiệp bắt đầu được triển khai trên địa bàn
tỉnh, nhằm hỗ trợ những hộ nông dân nghèo phát triển cây cao su cũng như cây bời lời
và các cây dài ngày khác. Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án đảm nhận công
tác quy hoạch phát triển, hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Qua đó,Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 45
người dân được vay vốn ưu đãi nên hoạt động sản xuất diễn ra rất thuận lợi. Người dân
được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nên đã nâng cao được hiệu quả của
hoạt động trồng bời lời.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, bên cạnh cây cao su thì bời lời
là cây trồng hiện đang được ưa chuộng, là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đóng vai trò quan
trọng trong bảo vệ môi trường.
- Nhiều chương trình, dự án khẳng định bời lời là cây giảm nghèo cho đồng bào
miền núi, vùng sâu, vùng xa, điển hình như xã ĐăkRơWa. Lao động là yếu tố cần thiết
cho mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây bời lời, cần thiết phải có một đội
ngũ lao động tương đối ổn định và lâu dài. Có thể nói, từ khi xuất hiện cây bời lời trên
địa bàn xã, người dân đã được giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể.
Qua kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu lao động lớn, thu nhập bình quân một công lao
động từ 90 – 110 ngàn đồng/ người/ ngày.
Lao động tham gia trong hoạt động sản xuất bời lời của các hộ gia đình chủ yếu
là lao động sẵn có trong gia đình. Hơn nữa, lao động trong xã phần lớn là lao động
nông nghiệp do đó thời gian nhàn rỗi rất nhiều nên việc thuê lao động trong thời điểm
cần thiết là rất dễ dàng.
2.4.5.2 Những nhân tố tác động bất lợi
Quy mô trồng bời lời nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún
- Đất đai:
Trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ tính chất, độ màu mỡ của đất mà quy mô
diện tích gieo trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Đất đai các hộ nông
dân được giao cấp mang tính chât manh mún, nhỏ lẻ. Quy mô đất đai manh mún, nhỏ
lẻ là một trong những yếu tố làm cản trở lại quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp
nước ta. Quy mô nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc cơ giới hóa và đầu tư thâm canh dẫn
đến kết quả sản xuất không cao, thu nhập của lao động nông nghiệp thấp, đời sống gặp
nhiều khó khăn. Ngược lại quy mô đất đai lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành
cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại năng suất cao,
phù hợp với xu hướng nông nghiệp hóa.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 46
Mặt khác, trên địa bàn xã có nhiều loại đất tốt, xấu khác nhau, từng loại đất có
những ảnh hưởng khác nhau đến năng suất cây bời lời. Điển hình như giống bời lời đỏ
cho năng suất cao nhất khi tiến hành trồng trên đất thịt nhẹ.
Điều kiện đất đai khô cằn cũng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bời lời, ngoài
ra địa hình đất dốc cũng gây nhiều trở ngại cho việc trồng cây.
Về mặt kỹ thuật, do đa số người dân ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số, nên họ
chậm trong việc học hỏi, tiếp thu. Hơn nữa, bời lời là một cây trồng tương đối mới cho
nên việc giám sát, hướng dẫn kỹ thuật rất khó khăn, kinh nghiệm, kiến thức còn lạc
hậu, kỹ thuật khai thác còn rất hạn chế. Mỗi giống mới được đưa về áp dụng đều được
xã đưa ra tập huấn kỹ thuật nhưng đối tượng tập huấn là những hộ sản xuất điển hình
của xã và hầu hết là những hộ của người đồng bào dân tộc nên việc tiếp thu còn nhiều
hạn chế. Những người được tập huấn không truyền đạt lại kỹ thuật hoặc có truyền đạt
lại nhưng không được đầy đủ cho những hộ không được tham gia tập huấn kỹ thuật. Vì
vậy phần lớn bà con nông dân áp dụng sản xuất theo kinh nghiệm lâu đời, cũng vì vậy
nên kỹ thuật áp dụng vào sản xuất thường không đầy đủ, không đúng giống bời lời
nhất định khiến cho năng suất bời lời thấp hơn.
Vấn đề về chất lượng sản phẩm cây bời lời
Nâng cao chất lượng sản phẩm bời lời, đặc biệt là vỏ cây bời lời luôn là mối quan
tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất bời lời. Chất lượng sản phẩm cây bời lời còn
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù, diện tích, sản lượng bời lời trong những năm gần
đây tăng nhanh và ngày càng mở rộng, tuy nhiên chất lượng gỗ cũng như vỏ hạn chế,
không đạt tiêu chuẩn, bởi thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân khai thác bời lời từ rất
sớm (4 – 5 năm). Tình trạng chăm sóc, bón phân cho cây của các hộ vẫn chưa đảm bảo
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, việc khai thác bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra, thực trạng
này làm cho chất lượng sản phẩm bời lời giảm đáng kể, không đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của thị trường.
Quy hoạch tổng quan phát triển trồng bời lời trên toàn tỉnh vẫn chưa thật sự hiệu quả
Mặc dù cây bời lời trên toàn tỉnh được trồng thông qua các dự án đầu tư của nhà
nước nhưng việc quy hoạch vùng trồng còn thiếu đồng bộ, phát triển vùng trồng chưa
theo đúng quy hoạch. Quá trình giám sát, theo dõi chưa thật sự sát sao, không đạt hiệu
quả cao.Tr
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 47
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ bời lời còn
nhiều yếu kém, nhiều khu vực trồng còn chưa có đường giao thông, khó khăn trong
việc đi lại, vận chuyển, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Ngoài ra hệ thống kênh
mương thủy lợi, tưới tiêu chưa được chú trọng, quan tâm. Tình trạng thiếu nước tưới
cho cây trên địa hình đất dốc đang là vấn đề hết sức khó khăn và trở ngại đối với các
hộ nông dân ở xã.
Kiến thức và ý thức người dân còn nhiều hạn chế
Hiện nay đa số người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số không nắm rõ
quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây bời lời hoặc biết mà không làm
đúng vì chỉ thấy những lợi ích trước mắt mà không được những lợi ích lâu dài. Nhu
cầu về vốn còn hạn chế, do đó bời lời mới 4 – 5 năm tuổi nhiều hộ đã khai thác
(khoảng 44% hộ). Bời lời khai thác sớm, cho sản lượng vỏ thấp, cây gỗ nhỏ, doanh thu
không cao. Tình trạng khai thác non và bán non vườn bời lời vẫn là tình trạng phổ biến
của nhiều hộ nông dân. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả sản xuất bời lời.
Tóm lại, hoạt động trồng bời lời trên địa bàn xã có rất nhiều thuận lợi, nhiều dự
án trồng bời lời được thực hiện đã góp phần nâng cao được hiệu quả kinh tế cũng như
xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất, giải quyết lao động nhàn rỗi, mang lại thu nhập
cho người dân trong xã. Bên cạnh đó thị trường sản phẩm bời lời đang rất sôi nổi, nhu
cầu đang tăng cao đã đẩy giá tăng lên rất nhiều nên đã mang lại nhiều lợi nhuận cho
người trồng bời lời. Vì vậy cần có những giải pháp nhất định nhằm nâng cao năng suất
cũng như hiệu quả sản xuất bời lời trên địa bàn xã.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 48
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐĂKRƠWA– KON TUM
3.1 Định hướng
Định hướng chung trong thời gian tới là phát triển rừng trồng theo hướng hiệu
quả và bền vững. Trên cơ sở những quan niệm và mục tiêu chung để phát triển lâm
nghiệp là tiếp tục giao đất cho nhân dân quản lý, chăm sóc và hưởng lợi, giải quyết
công ăn việc làm cho nhân dân xã cũng như đưa ra những định hướng cụ thể để phát
triển sản xuất bời lời.
Cây bời lời là loài cây mọc nhanh, khả năng thu hồi vốn cao được xem là cây
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cây bời lời hiện nay đang
còn rất lớn. Việc mở rộng thị trường còn nhiều triển vọng vì vậy việc mở rộng quy mô
sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh ở địa
phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Định hướng cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bời lời trên địa bàn xã
ĐăkRơWa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau :
- Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho cây bời lời sinh trưởng và phát triển tốt.
Sản xuất bời lời đã mang lại doanh thu cao nhất cho hộ nông dân so với các hoạt
động sản xuất cây trồng khác.
- Diện tích đất chưa sử dụng và đất vườn tạp vẫn còn nhiều (gần 40 ha) có thể
khai thác để mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên phạm vi thích ứng
của cây bời lời cũng có giới hạn vì vậy phát triển thêm vùng nào, số lượng bao nhiêu
cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính bền vững lâu dài cho cây bời lời trong
tương lai.
- Nguồn lao động hiện nay khá dồi dào bên cạnh đó người dân ở đây đã trải qua
nhiều thế hệ trồng bời lời, họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, nếu được
tiếp thu các kỹ thuật mới trong đầu tư trồng bời lời thì cơ hội để nâng cao năng suất và
hiểu quả sản xuất cây bời lời trong thời gian tới là khá lớn.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 49
Tóm lại, định hướng của xã ĐăkRơWa trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng
diện tích trồng bời lời, tranh thủ tận dụng các thế mạnh hiện có đồng thời thực hiện các
chính sách hỗ trợ để hoạt động sản xuất bời lời trở thành thế mạnh đặc trưng của xã,
tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường chế biến, xuất khẩu lâm sản, qua đó
khuyến khích phát triển khu vực rừng tư nhân để người dân có trách nhiệm với rừng vì
họ đã được hưởng lợi, làm giàu từ bời lời.
3.2 Các giải pháp
ĐăkRơWa là một xã có điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng rất phù
hợp với cây bời lời, lao động nông dân nhàn rỗi nhiều và đa phần đều có thu nhập
thấp, nhu cầu và giá các sản phẩm bời lời đang có xu hướng tăng lên, cây bời lời đang
là cây trồng đang được ưa chuộng. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cây bời lời, thì
cần phải có những giải pháp rõ ràng, chiến lược, cụ thể như sau:
Giải pháp về quy hoạch đất đai
Đất đai là TLSX chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được, nó gắn liền với
sản xuất nông nghiệp và quyết định đến quy mô sản xuất. Vì vậy các giải pháp về đất
đai là vô cùng quan trọng đối với việc mở rộng quy mô, tăng khả năng đầu tư vào
vườn bời lời của hộ gia đình trong thời gian tới. Hiện nay đất chưa sử dụng trên địa
bàn còn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng để tiến hành phát triển trồng bời lời trên phần diện
tích này thì còn gặp nhiều hạn chế do địa hình đồi núi, xa trung tâm thành phố.
Hơn nữa trong thời gian qua việc giao đất, giao rừng trên địa bàn còn nhiều vấn đề
bất cập, nguyên nhân là việc giao đất còn thiếu quy hoạch không nắm được hiện trạng của
rừng trên địa bàn được giao. Tiến hành giao đất cấp sổ đỏ cho hộ gia đình để từ đó họ có
thể yên tâm đầu tư khai thác, sử dụng tốt phần đất thuộc quyền sở hữu của mình.
Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trồng rừng trên địa bàn cả về mặt tài chính
lẫn kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch.
Ưu tiên giao đất trống, đồi núi trọc, đất chưa sử dụng nhằm khuyến khích và tạo
điều kiện cho các hộ gia đình mở rộng mọi hình thức kinh tế lâm nghiệp trang trại,
vườn rừng để kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên đất đai cần xem xét và
lựa chọn công thức luân canh và xen canh cây trồng hợp lý tạo điều kiện tăng độ màuTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 50
mỡ cho đất và giảm thiểu sâu bệnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư thâm canh và
có chế độ phân bón hợp lý góp phần bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
Giải pháp về giống
Giống là yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định đầu ra đảm bảo chất lượng. Vì
vậy, việc lựa chọn giống có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả tăng thu
nhập cho các nông hộ.
Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu vẫn đang sử dụng phổ biến một loại giống bời
lời đỏ là loại giống phù hợp với tập quán canh tác và thị hiếu của người tiêu dùng địa
phương tuy nhiên vẫn chưa cho được năng suất cao như mong muốn. Vì vậy, để nhân
rộng giống bời lời mới có năng suất cao hơn cần có những giải pháp sau:
- Tiếp tục tìm kiếm và thử nghiệm những giống bời lời mới cho phù hợp với điều
kiện của vùng. Từ đó, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình trồng thí điểm.
- Mạnh dạn sử dụng những giống mới có hiệu quả cao, có sức chống chịu tốt để
giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình trồng. Cần kết hợp với các cơ sở cung
cấp giống để được cung cấp những giống mới có chất lượng tốt.
- Có kế hoạch cung ứng những giống mới, tiếp tục hỗ trợ giá giống cho người
dân đồng thời tăng cường tập huấn kỹ thuật gieo trồng, nhanh chóng đưa giống mới
vào sản xuất đại trà.
- Dựa trên các giống được chọn, cần xây dựng các công thức xen canh, luân canh
hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Giải pháp về kỹ thuật
Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất bời lời sẽ tạo điều kiện cho địa phương đó
phát triển cao hơn và dễ dàng cho việc chăm sóc, nhưng để làm được điều đó mỗi vùng
phải có đặc trưng và thế mạnh riêng của mình. Việc xem xét tiềm năng thế mạnh đó sẽ
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững và có hiệu quả. Để làm được điều này
cần làm tốt công tác quy hoạch và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, như vậy mới tiến
hành sản xuất tập trung, chuyên canh có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Ở xã, bời lời là cây trồng chủ yếu và đem lại thu nhập chính, chủ yếu cho các hộ
nông dân tại địa phương nên để hình thành vùng chuyên canh sản xuất bời lời thành
công cần dựa vào các yếu tố sau:Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 51
Thứ nhất, tiếp tục duy trì ổn định vùng chuyên canh bời lời với diện tích hiện có.
Thứ hai, chuyển một số đất trồng cây hoa màu, lương thực và đất trồng lúa có thành
phần cơ giới nhẹ, kém hiệu quả không chủ động được nước tưới sang trồng bời lời.
Thứ ba, tăng cường trồng luân canh xen canh với cây hoa màu, lương thực, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
Thứ tư, khai thác đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng sang trồng bời lời. Ngoài ra,
cần đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi để cơ giới hóa sản xuất cũng như áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, công tác khuyến nông cũng là một trong những giải pháp có ý nghĩa
trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nhờ khuyến nông các tiến bộ khoa học kỹ thuật
đến với người sản xuất giúp họ nâng cao hơn kiến thức trồng trọt và chăn nuôi; trong
khi đó sản xuất bời lời ở ĐăkRơWa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên
mức độ đầu tư của các hộ về phân bón, giống, chăm sóc chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Để
đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất thì người nông dân cũng phải nhạy bén
trong các hoạt động sản xuất, không nên ỷ lại và trông chờ sự hỗ trợ của các cấp chính
quyền. Mà phải chủ động sản xuất, nắm bắt thông tin giá cả cũng như tiếp thu, học hỏi
về những kỹ thuật mới trong sản xuất. Đặc biệt trong quá trình sản xuất phải đúc rút
kinh nghiệm, tìm ra những khó khăn vướng mắc để rồi cùng với chính quyền các cấp,
tìm hướng giải quyết. Đồng thời các hộ nông dân trồng bời lời cần phải thay đổi cách
nghĩ, cách làm cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, biết lấy thị trường làm
trung tâm cho định hướng phát triển kinh doanh của hộ.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông vừa thiếu lại có những hạn chế nhất
định về chuyên môn nên ảnh hưởng đến công tác khuyến nông. Vì vậy, để tăng năng
suất cây trồng, nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông nghiệp các ban
ngành địa phương cần có các chương trình tập huấn kỹ thuật bổ trợ kiến thức thâm
canh cho bà con, đồng thời tổ chức trồng thí điểm các giống bời lời mới và tổ chức hội
nghị để đánh giá kết quả sản xuất, tổ chức các hoạt động phổ biến kinh nghiệm sản
xuất giỏi, nêu gương các cá nhân điển hình trong sản xuất để có thể chia sẻ và học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 52
Giải pháp về vốn
Vốn là đầu vào không thể thiếu trong tất cả các hoạt động sản xuất nói chung và
quá trình trồng bời lời nói riêng. Trồng bời lời quy mô đòi hỏi vốn ban đầu rất lớn,
thời gian thu hồi vốn dài, với tâm lý sợ rủi ro của người dân nên việc mở rộng quy mô
trồng bời lời còn nhiều hạn chế.
Chính quyền địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể vay
vốn với lãi suất ưu đãi trong việc trồng rừng. Cần giảm đi các thủ tục trong quá trình đi
vay của người dân, tạo điều kiện để họ tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng.
Cần tranh thủ các nguồn vốn từ các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án trồng rừng
mà nhà nước đang hỗ trợ cho người dân như: chương trình 135, dự án 661, dự án QB3.
Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, cho phép
đánh giá mức độ phát triển của một địa phương. Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng có
nhiều khoản mục đáng quan tâm, nhưng vấn đề được quan tâm nhiều nhất là về thủy
lợi, giao thông. Do đó để đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng trên địa bàn cần ưu tiên
giải quyết các vấn đề sau:
Thủy lợi
Thủy lợi là một trong những vấn đề rất được địa phương chú trọng và quan tâm
nên trong thời gian qua địa phương đang tiến hành đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đối với đất nông nghiệp trong đó có
đất trồng bời lời thì đa số đều nằm trên vùng đất khó chủ động nước tưới, chân đất cao,
không bằng phẳng nên cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Củng cố và mở
rộng các hệ thống kênh mương thủy lợi để dẫn nước tưới cho bời lời đồng thời tiện
việc chăm sóc giảm thiểu công lao động của nông hộ.Vì vậy việc xây dựng công trình
thủy lợi là rất cần thiết.
Giao thông
Bên cạnh vấn đề thủy lợi hệ thống giao thông cũng cần có sự quan tâm chính
đáng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông cần quy hoạch mạng lưới
giao thông hợp lý, khắc phục những đoạn đường xấu, nâng cấp hệ thống giao thông.
Hiện nay trên địa bàn xã ĐăkRơWa, các hệ thống đường giao thông đang được tiến
hành xây dựng trên phạm vi rộng.Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 53
Giải pháp về thị trường
Thị trường có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm cũng như khả năng
đáp ứng sản phẩm từ trồng rừng của hộ.
Nhu cầu sử dụng bời lời trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng tuy nhiên thị
trường bời lời Việt Nam vẫn chưa được phát triển mạnh. Do công nghiệp chế biến bời
lời của nước ta còn hạn chế nên bời lời chủ yếu được dùng để xuất khẩu dưới dạng
nguyên liệu. Mặt khác, việc tiêu thụ bời lời phải trải qua nhiều khâu trung gian, người
dân thiếu thông tin thị trường và giá cả nên ảnh hưởng đến giá bán của các hộ trồng
bời lời. Điều đó gây nên một số thiệt thòi cho người sản xuất từ đó làm giảm lợi nhuận
của họ.
Tôi nhận thấy hiện nay trên địa bàn Tỉnh chưa có một nhà máy chế biến bời lời
nào được đầu tư xây dựng, sản phẩm hầu hết đều bán cho tư thương tại nhà và một
phần được giữ lại để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của nông hộ. Do đó, để
quy hoạch xã ĐăkRơWa thành vùng chuyên canh sản xuất bời lời tập trung của Tỉnh
thì cần có một số giải pháp sau:
Thứ nhất, chính quyền địa phương cần có các chính sác hỗ trợ, quản lý và kiểm
soát hoạt động thu mua của các thu gom tại địa phương, có chính sách trợ giá khi giá
thị trường biến động.
Thứ hai, cần đổi mới công nghệ, chọn giống có chất lượng tốt để đưa vào sản
xuất; đồng thời tổ chức liên kết, hợp tác giữa sản xuất và tiêu thụ để xác định đúng nhu
cầu thị trường.
Thứ ba, cần tăng cường cung cấp cho người dân thông tin thị trường, giá cả sản
phẩm thường xuyên, liên tục và kịp thời. Ngoài ra, cần tham mưu lên các cấp trên tiến
hành xây dựng nhà máy chế biến bời lời và có các chính sách khuyến khích các dự án
đầu tư vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu trong đó có sản phẩm của bời lời nhằm nâng
cao giá trị sản phẩm đảm bảo đầu ra cho các nông hộ.
Thứ tư, các hộ nông dân không nên khai thác quá sớm, thời gian khai thác phù
hợp là khi cây đạt từ 6 – 10 năm tuổi. Cây càng để lâu năm sản phẩm càng có giá trị
cao. Khi bán sản phẩm bời lời không nên bán toàn bộ vườn cây đứng mà nên tự khai
thác để bán. Vừa tạo được công ăn việc làm vừa tăng được thu nhập. Tuy nhiên phảiTrư
ờng
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 54
tham khảo, học hỏi kỹ thuật khai thác sao cho có lợi nhất. Bên cạnh đó, cần tham khảo
thêm giá cả thị trường trước khi quyết định bán, cần lựa chọn giữa những người mua
để tránh sự ép giá.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 55
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cây bời lời của các hộ nông dân trên
địa bàn xã ĐăkRơWa, một số kết luận quan trọng được rút ra như sau:
Đối với cây bời lời có ưu điểm là dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất
đai của khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và xã ĐăkRơWa nói riêng. Trong thời gian
gần đây hoạt động này đang được phát triển khá mạnh mẽ và mang lại không chỉ các
giá trị kinh tế mà cả các giá trị môi trường. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về cây
bời lời ở khu vực Tây Nguyên chưa nhiều đặc biệt là các nghiên cứu về kinh tế.
Tình hình hoạt động sản xuất bời lời được thể hiện cụ thể qua kết quả giữa các
khoản thu chi cụ thể:
Chi phí của các chu kỳ trồng khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên, giữa các chu
kỳ có cơ cấu các hạng mục chi phí là tương đối giống nhau, trong đó chi phí lao động
chiếm tỷ lệ cao nhất, như vậy lao động có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí trồng bời lời.
Nhìn chung chi phí trồng bời lời là không cao.
Độ dài chu kỳ khai thác ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh
bời lời. Chu kỳ càng dài kết quả GO, LN, NPV, NFV, PMT càng cao. Cụ thể chu
kỳ trồng 7 năm có doanh thu cao nhất (29631 ngàn đồng/sào), LN là 25593 ngàn
đồng/sào, chỉ tiêu NPV là 8935 ngàn đồng, không những có chỉ tiêu NPV cao nhất
mà PMT của chu kỳ 7 năm cũng đứng ở vị trí cao nhất với mức 2084 ngàn
đồng/sào/năm. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế cho thấy việc đầu tư
trồng bời lời đối với bất kỳ chu kỳ nào cũng mang lại hiệu quả, mức độ an toàn về
mặt tài chính cao. Thể hiện qua chỉ tiêu IRR cụ thể chu kỳ trồng bời lời 4 năm có tỷ
lệ cao nhất (91%), tiếp đến là chỉ tiêu IRR của chu kỳ 5 năm (70%) và chỉ tiêu IRR
của chu kỳ 6 – 7 năm lần lượt là 60% - 52%.
Trong tất cả các sản phẩm tận thu từ bời lời thì vỏ là sản phẩm chính, chiếm tỷ
trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu (82%). Điều này là một gợi ý cho các nhà
nghiên cứu về kỹ thuật chọn, tạo giống, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất tập trung
vào việc cải thiện sản lượng vỏ.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 56
Về thị trường tiêu thụ: Hiện nay tình hình tiêu thụ sản phẩm phải trải qua nhiều
khâu trung gian. Các nông hộ còn nhiều hạn chế về điều kiện tài chính cũng như kỹ
thuật do đó hầu hết các hộ đều bán theo phương thức cây đứng tại vườn, phương thức
bán này chứa đựng nhiều rủi ro do ước lượng sản lượng sai dẫn tới thiệt hại lớn cho
nông dân. Vì vậy, cần phải tăng cường các khóa tập huấn về kỹ thuật khai thác, cũng
như hạch toán giá trị kinh tế của cây trồng, để có phương thức bán hiệu quả nhất.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất bời lời bên cạnh những thuận lợi thì hiện đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn như cơ sở kỹ thuật, giao thông, thủy lợi
còn yếu kém, gây nhiều trở ngại cho các hộ dân trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó
đa số các hộ đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên còn rất nhiều hạn chế về kiến thức,
kỹ thuật, cũng như quá trình tiếp thu những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, điều này
cũng gây ra nhiều thiệt thòi cho chính các nông hộ. Từ việc đánh giá thực trạng trên,
đề tài cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời trên
địa bàn xã, góp phần đưa cây bời lời trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, cũng như
giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập, góp phần thay đổi bộ
mặt của xã trong tương lai.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, HN 2002.
2. Trần Minh Trí, Bài giảng kinh tế lâm nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Huế.
3. Giáo trình lập và quản lý dự án, ĐH Kinh tế Huế.
4. Mai Văn Xuân, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Hữu Hòa, Lý thuyết thống kê, ĐH
Kinh tế Huế năm 1997.
5. Nguyễn Văn Vượng, Bài giảng thống kê kinh tế, ĐH Kinh tế Huế năm 2003.
6. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Bài giảng hệ thống nông nghiệp, ĐH Kinh tế Huế.
7. Trần Minh Trí, Năm 2006, Báo cáo nghiên cứu trường hợp nông hộ vùng đồi núi
ở Kon Tum.
8. UBND xã ĐăkRơWa, 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội xã ĐăkRơWa năm 2009.
9. UBND xã ĐăkRơWa, 2010, Báo cáo kinh tế - xã hội xã ĐăkRơWa năm 2010.
10. UBND xã ĐăkRơWa, 2011, Báo cáo kinh tế - xã hội xã ĐăkRơWa năm 2011.
11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Năm
2004, Theo website: www.agroviet.gov.vn.
12. Nhữ Văn Kỳ, Năm 2004, Báo cáo các vấn đề liên quan tới thể chế chính sách về
phục hồi rừng, Theo website: www.vietnamforestry.org.vn.
13. Quyết định Chính phủ, Năm 2007, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020, Theo website: www.vietnamforestry.org.vn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DOANH THU THEO SẢN PHẨM CỦA CÁC CHU KỲ
KHAI THÁC KHÁC NHAU
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂY BỜI LỜI
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
PHỤ LỤC 3
BẢNG ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG BỜI LỜI
Người phỏng vấn: Ngô Lệ Hồng Ngân Ngày:..//.............Mã phiếu:
I. Thông tin về NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1.1. Tên người được phỏng vấn:.....
1.2. Địa chỉ: Thôn .................... Xã : ĐăkRơWa
1.3. Giới tính: .............
1.4. Tuổi: ................
1.5. Bắt đầu trồng bời lời năm: ............
II. Thông tin về các NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ
2.1. Số thành viên gia đình:
2.2. Số lao động: ..
2.3. Số lao động tham gia trồng BL:
2.4. Tình hình đất đai của nông hộ
Chỉ tiêu Diện tích (sào)
Tổng diện tích đất sử dụng
Đất trồng cây hàng năm
1.Diện tích trồng lúa
2.Diện tích cây hàng năm khác
Đất trồng cây nông nghiệp lâu năm
3. Diện tích trồng cao su
4. Diện tích cây lâu năm khác
Đất trồng cây lâm nghiệp
1. Diện tích trồng bời lời
2. Đất trồng cây lâm nghiệp khác
Diện tích đất trống có thể trồng bời lờiTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
2.5. Tư liệu sản xuất của các hộ.
Loại ĐVT Số lượng
-Máy bơm nước Cái
- Bình phun thuốc Bình
- Xe bò Cái
- Gùi Cái
- Công cụ khác Cái
III. Thông tin về CÂY BỜI LỜI
3.1. Ông/bà hiện có bao nhiêu vườn bời lời: ..................
Vườn bời lời
Diện tích
(sào)
Tuổi cây
(năm)
Khoảng
cách cây-
cây (m)
Khoảng
cách
hàng (m)
Số cây
(cây)
Vườn 1
Vườn 2
3.2. Số liệu về chi phí thực tế trồng, chăm sóc, thu hoạch bời lời
Chi Phí ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Tự có Mua/thuê
ngoài
1. Cây giống Cây
2. Công lao động Ngày công
3. Phân bón Kg
4. Chăm sóc, bảo vệ 1000đ
5. Chi phí khácTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
3.3. Thu hoạch
Vườn Chỉ tiêu Vỏ Cành, lá Gỗ
Vườn 1
Sản lượng (kg)
Đơn gía (1000đ)
Thành tiền (1000đ)
Vườn 2
Sản lượng (kg)
Đơn gía (1000đ)
Thành tiền (1000đ)
3.4. Thông tin về phương thức bán và tiêu thụ sản phẩm
3.4.1.Ông/bà có thể vui lòng cho biết phương thức bán rừng mà ông bà đã từng
tiến hành?.............
3.4.2. Bán ở đâu?.......................
3.4.3.Bán cho ai?..............
3.5. Các ý kiến khác
Xin ông (bà) cho biết thêm một vài ý kiến
Câu 1. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất bời lời, ông/bà có được hưởng các khoản
hỗ trợ không?
1. Có → Chuyển sang câu 2
2. Không → Chuyển sang câu 3
Câu 2. Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến các khoản hỗ trợ ?
Chỉ tiêu ĐVT
Thời gian
(tháng,
năm)
Số
lượng
Đơn giá
(1.000 đ)
Thành tiền
(1.000 đ)
Đơn vị
hỗ trợ
1. Tiền mặt
2. Giống Cây
3. Phân bón Kg
4. Hỗ trợ khácTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
Câu 3. Ông/bà có thể vui lòng cho biết, lý do tại sao không được hưởng các khoản hỗ
trợ liên quan đến hoạt động sản xuất bời lời
1 Không có chương trình hỗ trợ
2 Không biết thông tin
3 Các điều kiện ràng buộc bất lợi
Lý do khác (ghi rõ)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 4. Ông/bà có tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc bời lời không?
1. Có (số khóa tham gia:..khóa) → Chuyển sang câu 5
2. Không → Dừng lại
Câu 5. Các thông tin liên quan đến hình thức tập huấn kỹ thuật được tổ chức?
Tên khóa tập
huấn
Thời gian
(tháng/năm)
Đơn vị tổ
chức
Địa điểm tổ
chức
Cơ quan tài trợ
Câu 6: Ông (bà) có muốn mở rộng diện tích trồng bời lời không?
1. Có Bằng cách nào?
2. Không Tại sao?
Câu 7: Ông bà có dự định chuyển một phần DT cây bời lời sang cây trồng khác
không?
a.Có □ b. Không □
Nếu có là cây gì?
Câu 8: Những khó khăn gặp phải
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã ĐăkRơWa – Kon Tum
SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân
Câu 9: Những thuân lợi
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển và
nâng cao hiệu quả sản xuất bời lời trên địa bàn
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG (BÀ)!
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_kinh_te_cua_cay_boi_loi_tai_xa_dakrowa_thanh_pho_kon_tum_tinh_kon_tum_3212.pdf