Khóa luận Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Để mô hình cao su tiểu điền nói chung và mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông trường Việt Trung nói riêng phát triển một cách vững chắc, nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách, chế độ đầu tư phát triển cây cao su. Nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện vay vốn nhanh chóng, thuận lợi và có điều kiện sử dụng vốn trong thời gian dài. Vì cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có thời kỳ KTCB khá dài cho nên thời gian thu hồi vốn chậm. Đối với địa phương: Cần cung cấp thông tin về dự báo tương đối dài hạn về giá cả thị trường cho các hộ nông dân một cách kịp thời và thiết thực; phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế của vùng; cần có các chính sách đảm bảo giá các yếu tố đầu vào cho các nông hộ. tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đối với các hộ trồng cao su: Cần xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích của mình, các hộ gia đình cần phát huy vai trò làm chủ để chủ động nâng cao chất lượng vườn cây; thường xuyên bổ sung các kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su cũng như áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Trường Đại họ

pdf116 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ KTCB cây cao su chưa cho mủ. Bước sang năm thứ 9, khi cây cao su bắt đầu được đưa vào khai thác thì cây mới cho mủ, từ năm thứ 10 đến năm thứ 20, năng suất mủ thu được tăng dần qua các năm, nhưng sang đến năm 21 thì tốc độ tăng năng suất được cầm chừng lại, từ năm thứ 26 trở đi cây bắt đầu già cỗi, năng suất bắt đầu giảm sút. Ở đây, tôi mới chỉ tiến hành nghiên cứu vườn cây khai thác từ năm thứ 8 đến năm 19. Và đây đang là giai đoạn thịnh vượng, vì vậy năng suất mủ của cây tăng dần qua các năm. * Mật độ vườn cây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mủ thu được trên 1 ha. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mật độ cây trên 1 ha diện tích tăng lên 1%, thì năng suất mủ thu được trên 1 ha giảm 0,7572%. Qua thực tế điều tra cho thấy, hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn Thị trấn đã trống cây đúng với mật độ là 500 cây/ ha. Tuy nhiên, do điều kiện diện tích đất đang ngày càng ít đi, trong khi đó giá mủ cao su ngày một tăng nên người dân thường trồng cây với mật độ dày hơn, nhằm tận dụng diện tích đất. Tuy nhiên, cây cao su là một loài cây có tán cao và rộng, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 72 nên nếu trồng với mật độ quá dày thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triên của cây, do đó làm giảm năng suất cho mủ của cây. * Công tác kỷ thuật tập huấn trồng mới, chăm sóc, khai thác cây cao su cũng có ý nghĩa rất lớn đối với các hộ trồng cao su trên địa bàn. Cây cao su đòi hỏi kỷ thuật khá cao trong cả chu kỳ sống của nó, cho nên vấn đề tập huấn là hết sức quan trọng. Kết quả cho thấy, năng suất mủ thu được trên một ha cao su khai thác của các gia đình có tham gia tập huấn cao hơn những hộ không tham gia tập huấn là 0,414 lần. Như vậy công tác tập huấn có ý nghĩa hết sức quan trọng và đã gián tiếp giúp làm tăng năng suất mủ, từ đó gián tiếp góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ trồng cao su. Mỗi yếu tố đầu vào nhất định sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó sẽ đến giới hạn nhất định theo định mức kỷ thuật chứ không có nghĩa khi chúng ta tăng liên tục các yếu tố đầu vào thì kết quả sẽ tăng lên một cách tương ứng. Ngoài các yếu tố nêu trông mô hình, thì năng suất mủ cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình như thời tiết, giống Dựa vào kết quả ước lượng ta thấy, khi các yếu tố trong mô hình không thay đổi, nếu tăng các yếu tố ngoài mô hình lên 1% thì năng suất mủ thu được trên 1 ha giảm – 1,9285%. Như vậy ta thấy rằng, năng suât mủ cao su phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, muốn tăng năng suất mủ cần phải tác động vào nhiều yếu tố một cách phú hợp. 2.2.5. Khó khăn và thuận lợi của các hộ gia đình trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu * Thuận lợi - Mô hình này nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong công tác cho vay vốn, chỉ đạo kỷ thuật, tập huấn kỷ thuật trồng, chăm sóc và khai thác. Đặc biệt, đối với những hộ trồng mới còn được hỗ trợ kinh phí khai hoang và tiền giống, giúp tạo điều kiện và tâm lý vững vàng cho các hộ gia đình. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình tương đối ổn định. Hầu hết, toàn bộ sản phẩm khai thác được đều được tiêu thụ tại chỗ thông qua hệ thống tư thương hoặc hệ thống thu mua của Công ty cao su Việt Trung. Không những thị Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 73 trường đầu ra mà thị trường đầu vào cho cả quá trình sản xuất cũng khá thuận lợi vì vị trí địa lý của Thị trấn nằm gần trung tậm huyện cũng như trung tâm thành phố Đồng Hới, nên việc cung ứng vật tư hết sức thuận lợi, làm giảm đến mức tối thiểu chi phí vận chuyển cho các hộ gia đình. Thị trường đầu vào, phần lớn được cung ứng bởi hệ thống tư thương nên các hộ có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình. - Trên địa bàn Thị trấn lực lượng lao động khá dồi dào, và có nhiều kinh nghiệm trong trồng và khai thác cao su. Phần lớn người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi và vận dụng sáng tạo vào sản xuất. Họ luôn có ý chí, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho những sự phát triển sau này. - Ngoài ra, một điều kiện thuận lợi không thể không nhắc đến đó là tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là tiềm năng về trồng cao su. Với tổng diện tích đất tự nhiên 8.604,22 ha trong đó diện tích cây cao su 3.409,02 ha vào năm 2010. Như vậy, tiềm năng để phát triển cao su trên đại bàn Thị trấn là rất lớn, do đó cần phải khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất gò đồi này trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. * Khó khăn - Để sản xuất cao su thì vấn đề vốn đầu tư là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, mức vốn vay của các chương trình tương đối thấp, thời hạn vay lại ngắn (thường là 12 tháng), thủ tục phức tạp nên các hộ chưa mạnh dạn vay vốn. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn của một số hộ chưa thực sự hiệu quả. - Vấn đề đất đai đối với người trồng cao su là rất quan trọng, các hộ gia đình đều muốn mở rộng sản xuất, tuy nhiên phần lớn diện tích đất còn trống trên địa bàn Thị trấn đều đã được Công ty cao su Việt Trung tiến hành trồng cao su, người dân chỉ còn có thể tận dụng được những diện tích đất còn trống còn lại, vì vậy phần lớn diện tích bị manh mún, không được tập trung. - Do cây cao su có chu kỳ sinh trưởng và phát triển dài bên cạnh đó lao động của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ chưa thực sự am hiểu kỷ thuật canh tác, nên các hộ thường không tiến hành khai thác mủ theo đúng kỷ thuật mà tiến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 74 hành cạo mủ theo nhu cầu của gia đình trong khi đó mức độ đầu tư của các hộ còn hạn chế. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng mủ cao đồng thời làm giảm tuổi thọ của vườn cây. - Sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết và sản xuất kinh doanh cao su không phải là ngoại lệ. Hậu quả do bão, thời tiết mang lại là rất lớn, một trận bão có thể tàn phá cả một vườn cây cao su trong thời kỳ kinh doanh, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, gió Lào có thể ảnh hưởng dến thời gian cạo mủ và năng suất mủ cao su. - Giá cả vật tư, phân bón tăng nhanh và ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư thâm canh, khai thác vườn cây của các hộ gia đình, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cao su. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su trên thế giới lên xuống thất thường làm cho công tác xác định giá mủ nước phải thay đổi thường xuyên. Trên đây là những thuận lợi và khó khăn mà tôi nhận thấy được từ các hô gia đình điều tra. Phát huy những tiềm năng thuận lợi và biết khắc phục những khó khăn trên, hy vọng rằng trong tương lai không xa mô hình kinh tế này sẽ góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, mang lại những bước khỏi sắc mới cho Thị trấn nông trường Việt Trung nói riêng cũng như địa bàn huyện Bố Trạch nói chung. 2.2.6. Những rủi ro gặp phải trong sản xuất cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu 2.2.6.1. Rủi ro về mặt thị trường 2.2.6.1.1. Sơ đồ chuỗi cung giá trị. Xác định chuỗi cung sản phẩm là một khâu quan trọng nhằm định hướng cho quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ đầu ra sản phẩm thuận lợi thì sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất. Các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao su bao gồm giống, phân bón, dụng cụ khai thác chúng chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất. Vì vậy, bất kỳ sự tăng lên hay giảm xuống của các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và thu Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 75 nhập của các hộ nhận khoán. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các hộ trồng cao su tại Thị trấn đều mua các yếu tố đầu vào tại các đại lý, hay mua tại công ty TNHH MTV cao su Việt Trung. Về giống, thì phần lớn là các hộ đặt mua giống tại công ty, hay đăng ký mua tại UBND Thị trấn, sau đó các đơn vị này sẽ đi lấy giống tại các trại giống có uy tính, đảm bảo chất lượng, thường thì giống được mua ở các công ty giống cao su ở miền Nam sau đó về phân phối cho bà con. Giá giống thường ổn định, theo giá hợp đồng mà các hộ đã đăng ký trước đó. Phân bón, các hộ gia đình thường mua tại các đại lý trên địa bàn, do đó, giá cả phân bón thường được bán theo giá thị trường tại địa phương, giá cả thay đổi theo giá thị trường. Các yếu tố đầu vào khác, như dụng cụ khai thác mủ thì phần lớn các hộ gia đình đều mua của công ty. Như vậy, ta nhận thấy rằng, nguồn cung các yếu tố đầu vào cho qua trình sản xuất cao su tương đối ổn định, ít khi xãy ra rủi ro. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nhìn chung qua điều tra các hộ đều cho biết sản phẩm của họ làm ra đều được thu mua hết. Hiện nay trên địa bàn Thị trấn, ngoài các điểm thu mua mua của công ty TNHH MTV cao su Việt Trung, thì đã có rất nhiều điểm thu mua mủ của tư nhân. Các điểm thu mua mủ tư nhân cũng thường mua theo mức giá mua của công ty. Mủ người dân sau khi khai thác về sẽ được đem đến ngay các trạm thu mua, sau đó mủ sẽ được lấy mẫu đem đi đốt để kiểm tra hàm lượng của mủ, khối lượng, thu thập thực tế mà người dân nhận được tùy theo hàm lượng của mủ, giá mủ tại các điểm thu mua phụ thuộc vào mức giá mà công ty đưa ra và tình hình giá cao su trên thị trường. Như vậy ta thấy rằng, khâu tiêu thụ ở đây rất ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều người thu mua, nên người dân thường bán mủ cho ai trả giá cao hơn, vì vậy có thể xãy ra hiện tượng các điểm thu mua “làm giá” với nhau, cùng mua một mức giá, có thể thấp hơn giá thị trường. Vì vậy, rủi ro, thiệt hại là người nông dân phải gánh chịuTrư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 76 Sơ đồ3: Chuỗi cung sản phẩm cao su Hiện nay trên địa bàn, đã có nhà máy chế biến mủ của công ty cao su Việt trung, mủ được chế biến thành sản phẩm mủ tấm, hay mủ gốm. Sau đó sẽ được công ty đem đi tiêu thụ. Hệ thống tiêu thụ chính của công ty là xuất khẩu, mà chủ yếu là sang Trung Quốc. Một phần nhỏ đem bán cho các công ty sản xuất các sản phẩm từ Nơi cung cấp các yếu tố đầu vào (các đại lý, trại giống, công ty TNHH MTV cao su Việt Trung) Các hộ gia đình trồng cao su Các điểm thu mua mủ ( của tư thương hoặc của công ty) Nhà máy chế biến mủ của công ty TNHH MTV cao su Việt Trung Các doanh nghiệp trong nước Xuất khẩu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 77 cao su ra ở Đà Nẳng. Vì thế, nên mỗi biến động của thị trường thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ của công ty, và do đó cũng ảnh hưởng đến các hộ trồng cao su tiểu điền. Các hộ trồng cao su là người chịu rủi ro lớn nhất khi mà thị trường thế giới có những biến động, bởi lẽ phần lớn họ là những người sản xuất nhỏ lẽ, thiếu sự liên kết hợp tác trong sản xuất, trong cộng đồng, họ chủ yếu tiêu thụ mủ theo mùa vụ, chính vì vậy khi thị trường có biến động thì họ không kịp để ứng phó. 2.2.6.1.2. Rủi ro trong sản xuất. Qua thực tế điều tra cho thấy, những rủi ro mà các hộ nông dân gặp phải trong sản xuất chủ yếu là do yếu tố thời tiết. Những năm gần đây, thời tiết ở nước ta nói chung và thời tiết ở các tỉnh miền Trung nói riêng diễn biến rất phức tạp, bão lụt liên tục xãy ra đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các hộ trồng cao su. Nhiều trận bão đổ bộ vào miền Trung đã phá hủy không biết bao nhiêu héc ta cao su đang trồng thời kỳ khai thác. Điển hình có trận bão dữ dội năm 2002 đi qua địa bàn Thị trấn đã làm gãy và bật gốc hơn 38 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác, cũng như phá hủy gần 19 ha cao su đang trong thời kỳ kinh doanh. Cơn bão năm 2009 vừa qua đã khiến cho vườn cây của nhiều hộ gia đình bị hư hại nặng (gần 65 ha cao su bị phá hủy không còn khả năng khai thác), có hộ số lượng cây bị gãy, bị bật gốc lên tới hơn một nữa. Không những thế, thời tiết khí hậu nắng mưa thất thường đã tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh bùng phát, và phần lớn các hộ nông dân ở đây đều cho biết trong những năm qua vườn cây của họ thường bị sâu bệnh hơn so với những năm trước đó, mà chủ yếu là bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng, bệnh xì mủ ở cây. Theo số liệu thu thập được từ các hộ điều tra, có khoảng gần 120 ha diện tích bị ảnh hưởng. Các loại sâu bệnh này không những gây hại đến vườn cây mà còn ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, làm giảm năng suất mủ. Theo ý kiến các cán bộ kỷ thuật cho biết rằng đối với những diện tích cao su bị sâu bệnh thì năng suất mủ có thể giảm từ 40% tới 45%. Đặc biệt, trong năm vừa rồi do thời tiết rét đậm liên tục và kéo dài, đã gây ảnh hưởng tới quá trình thay lá của cây, hầu như toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn đều bị ảnh hưởng kể cả diện tích cao su tiểu điền cũng như diện tích cao su của công ty TNHH MTV Cao su Việt Trung (85% - 90% diện tích bị ảnh hưởng). Cây ra lá non gặp phải Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 78 thời tiết lạnh nên lá không thể xòe được mà có hiện tượng rụng hàng loạt, hiện tượng lá non rụng bất thường khiến cho các họ nông dân rất lo lắng, vì nếu lá non cứ rụng mãi thì có lẽ cả vườn cao su cứu cũng không nỗi chứ nói gì đến chuyện khai thác mủ. Phần lớn nguyên nhân chính gây nên sâu bệnh hại cây chủ yếu lầ do yếu tố thời tiết, bên cạnh đó cũng một phần do quá trình chăm sóc của các hộ chưa thực sự đúng quy trình kỷ thuật, có nhiều hộ còn bỏ bớt số lần phun thuốc phòng trừ. Qua điều tra, các hộ gia đình cho biết biện pháp phòng trừ chính mà họ sử dụng là phun thuốc. Chỉ khi phát hiện ra bệnh thì người ta mới tiến hành phun thuốc trên những diện tích đã bị bệnh. Những loại bệnh này không có biện pháp xử lý triệt để vì các loại bệnh này cần có phun thuốc, nhưng vì cây đang trong thời kỳ kinh doanh mỗi cây cao cả 15 – 20m nên việc phun thuốc rất khó hiệu quả, trừ những vườn cây non chiều cao thấp. Việc cây bị mắc bệnh, khiến cho các hộ nông dân phải tốn thêm chi phí để bón phân, phun thuốc, trong khi đó cây lại không thể khai thác cho sản phẩm, nên đã gây thiệt hại rất lớn đối với các hộ gia đình, làm giảm thu nhập cho các hộ. Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cao su nói riêng, chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thời tiết. Thời tiết xấu, dẫn đến cây bị bệnh là những rủi ro mà người trồng cao su không thể nào lường trước được. Đứng trước tình hình sâu bệnh mà người dân đang phải đối mặt, chính quyền Thị trấn đã có nhiều biện pháp, chính sách phù hợp nhằm giúp các hộ nông dân trông công tác phòng trừ sâu bệnh. Chính quyền Thị trấn liên hệ với các đại lý vật tư nông nghiệp để giúp người dân mua đúng thuốc, đúng chất lượng. Ngoài ra, chính quyền Thị trấn cũng cử cán bộ chuyên môn, có kỷ thuật, am hiểu về các loại sâu bệnh đi thực tế tại các vườn cây để giúp người dân phát hiện sâu bệnh kịp thời, từ đó kịp thời phun thuốc phòng trừ đúng loại thuốc đúng bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.Trư ng Đ ại h ọc K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 79 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG VIỆT TRUNG, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hướng phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn Nông trường Việt Trung Định hướng cho hoạt động sản xuất cây cao su theo mô hình cao su tiểu điền trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ sau: - Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của Thị trấn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. so với các xã khác trong huyện, toàn Thị trấn có 3.609,36 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su 3.409,02 ha vào năm 2010. Như vậy, diện tích đất trong cây lâu năm của thị trấn phần lớn đã được trồng cao su, bên cạnh đó thị trấn còn 244,77 ha đất chưa sử dụng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền Thị trấn có phương pháp khai hoang, cải tạo tốt thì có thể quy hoạch đem vào sử dụng để tiến hành trồng cây cao su. - Lực lượng lao động hiện nay của Thị trấn khá dồi dào, có hơn 4.340 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm đặc biệt là cây cao su vì yêu cầu sản xuất cao su đòi hỏi phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định. Một lợi thế nữa là lao đọng của địa phương có truyền thống cần cù, siêng học hỏi, một số còn có trình đội cao trong khai thác, chăm sóc cao su. - Quyết định số: 251/1996/QĐ-UB ngày 23/06/1996 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trồng mới cây cao su năm 1996 cho dự án Sen Bàng – Bắc sông Dinh huyện Bố Trạch thuộc chương trình 327CT. - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2015 đã nêu rõ: “Tập trung phát triển một số cây trồng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu như cây cao su – là kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Như vậy, trên đây là những căn cứ mang tính chất pháp lý cũng như những căn cứ về tình hình cụ thể của địa phương qua quá trình nghiên cứu, để làm cơ sở cho những đề xuất định hướng sau: - Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 80 - Tập trung phát triển kinh tế vùng gò đồi, trong đó có địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung, vì đây là vùng kinh tế tiềm năng của huyện. - Khuyến khích người dân trồng mới thêm diện tích cao su để đảm bảo kề hoạch đề ra. Như vậy, định hướng chính sách trong thời gian tới cho toàn Thị trấn là mở rộng diện tích cao su, tận dụng các thế mạnh hiện có. Đồng thời các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển cây cao su thành cây kinh tế mũi nhọn của vùng. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây cao su theo mô hình cao su tiểu điền Việc tìm ra con đường, định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với những điều kiện thực tế tại địa phương không phải là bài toán đơn giản đối với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền. Làm thế nào để phát triển vùng đất gò đồi thành vùng kinh tế mũi nhọn của toàn huyện? Mô hình cao su tiểu điền thực sự là lời giải cho bài toán này. Qua quá trình điều tra tại địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung tôi nhận thấy rằng: cây cao su đã thực sự đem lại những chuyển biến mới mẽ cho bộ mặt của toàn Thị trấn, góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ nông dân, có nhiều hộ thu nhập bình quân mỗi năm lên tới 1 – 1,2 tỷ đồng. Cuộc sống của người nông dân trên địa bàn Thị trấn đang dần được khỏi sắc từng ngày. Trước đây, thu nhập của họ chỉ mang tính thời vụ cong bây giờ, nhờ có vườn cây cao su họ đã có thu nhập hàng ngày với bình quân một hộ thu nhập từ 200.000 – 300.000 đồng/ ngày chủ yều là từ cây cao su. Đây là một bước chuyển biến mới trên địa bàn Thị trấn nói riêng cũng như trên những vùng trồng cao su của huyện nói chung. Với những thành công mà mô hình đem lại là không nhỏ. Tuy nhiên, những gì đạt được đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Thị trấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận thấy được một số mặt hạn chế cũng như khó khăn của các hộ trồng cao su, vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: 3.2.1. Giải pháp về vốn Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày vì vậy để sản xuất kinh doanh cao su yêu cầu đầu tiên là phải có đủ nguồn vốn để trang trải cho giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như thời kỳ kinh doanh của cây cao su. Qua quá trình điều tra tôi nhận thấy thực tế về huy động và sử dụng vốn của các hộ như sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 81 - Trước đây, các hộ tiến hành trồng cao su theo chương trình 327CT của Chính phủ, và Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp về cách thức vay vốn và trả nợ hàng năm khá rỏ ràng. Tuy đến nay chương trình này đã kết thúc nhưng ủy ban nhân huyện bố Trạch cũng đã quyết định trích một phần ngân sách của huyện để tiếp tục dự án Đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn hai trên toàn huyện. Tuy nhiên, số tiền mà hộ được vay là không đáng kể nếu chỉ dựa vào số tiền vay từ dự án thì các hộ khó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, họ phải tìm đến các ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn rườm rà, gây không ít khó khăn cho cá hộ gia đình. Do đó các hộ dùng vốn tự có, vay mượn bạn bè và người thân là chủ yếu. - Việc vay vốn đã khó, việc sử dụng vốn hiệu quả càng khó hơn. Qua điều tra chún tôi cho thấy, nhiều hộ gia đình nhận được vốn vay về nhưng không đầu tư hết cho hoạt động sản xuất mà còn dùng sử dụng vào mục đích khác. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vườn cây. Do đó, về vấn đề vốn tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: - Chính quyền cấp xã, huyện cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn. - Chính quyền các cấp cần cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất. - Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các họ có thể phát huy hết khả năng kinh doanh của mình. - Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài 7 – 8 năm, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với thời gian dài và với mức lãi suất phù hợp. Trên đây là những giải pháp nhằm đảm bảo cho người dân tiến hành vay vốn thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tâm lý của những người trồng cao su nên giải pháp đặt ra từ ngay chính những người trồng cao su như sau: - Tạo lòng tin cho họ về hiệu quả của mô hình cao su tiểu điền, giúp họ yêu tâm để tiến hành đâu tư sản xuất, xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa số các hộ gia đình. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 82 - Giúp họ sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. - Tạo dựng cho họ cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đúng với định mức kinh tế kỷ thuật. Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự chưa đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp, dẫn đến mức đầu tư thấp đã làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình cần phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn của nhà nước, các chương trình dự án, các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3.2.2.Giải pháp về đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với các hộ gia đình trồng cao su tiểu điền nói riêng. Vì vậy, việc sử dụng đất đai phải đảm bảo ba nguyên tắc: Sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, và sử dụng một cách bền vững. Thị trấn Nông trường Việt Trung với lợi thế của mình là vùng đất gò đồi với thổ nhưỡng chính là đất đỏ bazan, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả thì chính quyền địa phương cũng như các hộ nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Lảnh đạo chính quyền địa phương cần có quy hoạch cụ thể, và có kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý. Hơn nữa đất đai ở đây rất phù hợp với việc phát triển cây cao su, do đó cần phải tạo điều kiện cho các hộ gia đình trồng cao su mở rộng thêm diện tích nhằm phát huy hết thế mạnh của vùng, vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất thổ nhưỡng thích hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su từ đó góp phần tăng nhanh diện tích trồng cây cao su trên địa bàn Thị trấn cũng như toàn huyện. - Đất đai dù phì nhiêu màu mở đến đâu thì cũng có giới hạn của nó, nếu chúng ta chỉ biết khai thác mà không chăm sóc bồi dưỡng cho đất thì độ phì nhiêu đó sẽ mất dần đi trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, cần phải thay đổi tập quán canh tác, tăng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 83 cường đầu tư thâm canh, có chế độ bón phân hợp lý, không bón những loại phân làm hư hại đến đất. Cần kết hợp giữa khai thác và đầu tư cải tạo đất. 3.2.3.Giải pháp về lao động Để tiến hành trồng cao su yêu cầu về lao động phải tương đối nhiều và ổn định lâu dài. Qua thực tế các hộ điều tra thì số lượng lao động chưa nhiều chủ yếu là lao động gia đình. Do đó, kiến thức về kỷ thuật canh tác cao su qua các giai đoạn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Mặc dù lao động trong các hộ gia đình đều có nhiều kinh nghiệm về trồng, chăm sóc, và khai thác cao su. Tuy nhiên, bình quân mỗi hộ chỉ có một lao động là được đào tạo bài bản, và thực sự có kỷ thuật trong khai thác, chăm sóc. Như vậy, ta nhận thấy một thực tế tại địa phương là lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, song số lượng lao động đã qua đào tạo thì còn rất hạn chế. Do đó, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có các giải pháp cụ thể sau: - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỷ thuật trồng và khai thác cao su cho các hộ nông dân. Và tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia một cách tốt nhất. - Phải đào tạo kỷ thuật để người nông dân áp dụng được vào thực tế. Tạo cho họ thói quen là phải làm đúng quy trình kỷ thuật để tránh việc chỉ vì những lợi ích trước mắt mà không chú ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây. - Điều quan trọng là các hộ gia đình cần phải có ý thức nắm bắt kỷ thuật canh tác cao su để góp phần nâng cao năng suất cũng như thu nhập cho gia đình mình, vì thế họ phải tích cực tham gia các lớp tập huấn do chính quyền tổ chức. - Qua điều tra cho thấy, năng suất lao động của một số hộ gia đình là chưa cao điều này ảnh hưởng rất lớn thu nhập của các hộ. Chính vì thế, các hộ gia đình trồng cao su cần phải có ý thức làm việc đúng lịch thời vụ, đúng thời gian quy định để đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng mủ được đảm bảo. 3.2.4.Giải pháp về các yếu tố đầu vào Qua điều tra cho thấy, khó khăn mà hầu hết các hộ gia đình gặp phải trong vấn đề yếu tố đầu vào là phân bón. Giá cả phân bón ngày một tăng cao qua từng năm, theo như các hộ gia đình thì giá cả phân bón và các yếu tố đầu vào khác năm nay so với năm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 84 trước đều tăng cao, đặc biệt là phân bón. Chính điều này đã ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các hộ gia đình, do giá cả tăng cao không đủ vốn vì vậy các hộ gia đình thường giảm lượng phân bón cho cây, không đảm bảo đúng như định mức kỷ thuật. Chính điều này đã làm giảm năng suất mủ cũng như sức tăng trưởng của cây. Ngoài phân vô cơ, thì phân hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên qua điều tra thực tế tại địa phương cho thấy, tuy các hộ giảm lượng phân bón vô cơ do giá cả ngày càng tăng cao nhưng việc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải khuyến khích các hộ gia đình sử dụng thêm phân hữu cơ, tận dụng phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất. Đồng thời chính quyền xã cũng phải có các chính sách phù hợp để giúp đảm bảo giá cả các yếu tố đầu vào cho người dân. Trên đây là những biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phương tôi thiết nghĩ cần phải thực hiện để có kết quả tốt hơn. Tuy các vấn đề thị trường, cơ sở hạ tầng ở địa phương tương đối ổn định nhưng cũng cần lưu ý các vấn đế sau: - Thị trường: Hầu hết các hộ gia đình đều không thấy gặp khó khăn gì khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên tôi nhận thấy khâu thị trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như thông tin thị trường đối với người dân là vấn đề ít được quan tâm. Vì vậy, chính quyền Thị trấn cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân, tránh tình trạng ngườu dân bị các trung gian thu mua ép giá. - Cơ sở hạ tầng: Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của Thị trấn đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên mới chỉ giả quyết được phần nào về hệ thống giáo dục, y tế, giao thông trong địa bàn dân sinh. Địa điểm trồng cao su của các hộ gia đình phần lớn đều nằm rất xa so với vùng dân cư, hệ thống giao thông đi lại còn rất khó khăn nhất là về mưa. Hệ thống đập, kênh mương được đầu tư còn rất hạn chế. Vì vậy, chính qyền Thị trấn cần phải có kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện đi lại từ nơi dân sinh đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt những khó khăn trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. Ngoài ra cũng cần T ư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 85 đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi giúp hạn chế những thiệt hại do bão và lũ lụt. Vì cây cao su rất dễ gãy và rể của cây rất cạn. Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung xuất phát từ những vướng mắc mà tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan để tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng, nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong sản xuất. 3.2.5. Giải pháp giảm thiểu rủi ro * Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thiên tai Cao su là cây có rể yếu, thân giòn dễ đổ ngã nếu xảy ra gió bão. Tại Thị trấn Nông trường Việt Trung, sau nhiều cơn bão bất ngờ đổ bộ vào đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề đối với các vườn trồng cao su, chính vì vậy, chính quyền và người dân trên địa bàn Thị trấn đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, đưa ra được nhiều biện pháp chống bão cho cây cao su. - Đối với những vườn cây đang trong độ tuổi khai thác thì khi mùa mưa bão đến nên dùng dây neo cây lại. - Ở những chỗ mà dễ bị ảnh hưởng của gió bão nên trồng vành đai chắn gió cho vườn cây, để hạn chế được tác động của gió bão đối với vườn cao su. - Trong những năm tới đây, nên đưa những giống cao su mới có khả năng chống chịu với gió bão tốt vào trồng, đây được xem là giải pháp lâu dài đối với các hộ trồng cao su tiểu điền trên địa bàn Thị trấn, điều này sẽ hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro do thiên tai gây ra. * Giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại Hiện nay, các loại sâu bệnh xuất hiện trên cây cao su vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, biện pháp được người dân sử dụng nhiều nhất là phun thuốc. - Muốn hạn chế nguy cơ bùng phát các bệnh nấm trên cây làm gây hại cho cây cao su, giải pháp tốt nhất và mang tính lâu dài hiện nay là phải loại bỏ ngay giống RRIV4, PB235 đã bị thoái hóa trầm trọng. Thay vào đó nên khuyến khích người dân sử dụng các loại giống mới có triển vọng cho sản lượng mủ cao, ít bị gãy đổ, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm như RRIM600, PB260, RRIM712. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 86 - Chính quyền địa phương cần liên hệ với những cơ sở cung cấp giống tốt, đảm bảo chất lượng để đặt mua được loại giống tốt nhất cung cấp cho người dân. Để phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây có hiệu quả, không những cần sử dụng đúng thuốc, phun xịt đúng kỷ thuật mà còn phải áp dụng các biện pháp kỷ thuật: - Thăm vườn cao su thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng trừ thích hợp, kịp thời. - Ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã bị nhiễm bệnh, căn cứ vào sự ra lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây ngay trong mùa bệnh. - Nên chọn thời điểm phun thuốc hợp lý, bởi phun thuốc đúng thời điểm cũng là một trong những yếu tố quyết định khả năng thành công của việc phòng trừ các loại sâu bệnh trên cao su. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Trong những năm qua mô hình cao su tiểu điền đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình tại Thị trấn Nông trường Việt Trung, đồng thời mô hình này còn có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái địa phương. Mới thực sự hình thành và phát triển từ chương trình 327CT của Chính phủ năm 1993, nhưng mô hình cao su tiểu điền đã dần khẳng định được tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, của các chính quyền địa phương, và nhận thức của người dân, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân. Sự phát triển của mô hình này trong những năm qua về số lượng, quy mô, phương hướng sản xuất đã chứng minh tính phù hợp của mô hình cao su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay. Các hộ gia đình có diện tích trồng cao su ngày một tăng lên, diện tích cao su đưa vào khai thác ngày càng nhiều, năng suất mủ tăng. Trong những năm trở lại đây, đời sống của người dân địa phương cũng như bộ mặt của Thị trấn thực sự khởi sắc nhớ từ cây cao su. Trong 50 hộ được điều tra bình quan thu nhập của một hộ khá lớn: 228,387 triệu đồng/năm, giúp giải quyết việc làm cho hơn 184 lao động, sử dụng có hiệu quả 227,7 ha đất, do đó ngày càng tạo được niềm tin rất lớn đối với bà con nông dân về sự phát triển mạnh mễ trong một tương lai không xa. Tuy vẫn còn có những mặt tồn tại cần phải giải quyết để ngày càng hơn nữa nâng cao hiệu quả của mô hình này. Nhưng cùng với cao su quốc doanh, việc phát triển cây cao su theo mô hình tiểu điền là một hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên một nền tảng vững chắc. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của mô hình này, cần áp dụng một cách khoa học và sáng tạo các giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng hộ gia đình.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 88 3.2. KIẾN NGHỊ Để mô hình cao su tiểu điền nói chung và mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông trường Việt Trung nói riêng phát triển một cách vững chắc, nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách, chế độ đầu tư phát triển cây cao su. Nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện vay vốn nhanh chóng, thuận lợi và có điều kiện sử dụng vốn trong thời gian dài. Vì cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có thời kỳ KTCB khá dài cho nên thời gian thu hồi vốn chậm. Đối với địa phương: Cần cung cấp thông tin về dự báo tương đối dài hạn về giá cả thị trường cho các hộ nông dân một cách kịp thời và thiết thực; phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế của vùng; cần có các chính sách đảm bảo giá các yếu tố đầu vào cho các nông hộ. tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đối với các hộ trồng cao su: Cần xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích của mình, các hộ gia đình cần phát huy vai trò làm chủ để chủ động nâng cao chất lượng vườn cây; thường xuyên bổ sung các kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su cũng như áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoùa luaän toát nghieäp Gvhd: PGS.TS Buøi Duõng Theå SVTH:Traàn Nöõ Traø Giang – Lôùp K42B - KTNN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. T.S Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doanh nghiệp, Đại học Huế, 2004 2. PT.S Nguyễn Thị Huệ, Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Tổng công ty cao su Việt Nam, NXB Trẻ, 1997 3. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, Giáo trình kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, 1997 4. Báo cáo chương trình phát triển Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, UBND huyện Bố Trạch, 2012 5. Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của TT Nông trường Việt Trung, UBND TT Nông trường Việt Trung, 2010 6. Báo cáo Kinh tế Xã hội của TT Nông trường Việt Trung năm, UBND TT Nông trường Việt Trung, 2010 7. Báo cáo kết quả trồng mới diện tích cây cao su trên địa bàn TT Nông trường Việt Trung, UBND TT Nông trường Việt Trung, 2010 8. Báo cáo kết quả phát triển diện tích cao su tiểu điền của toàn huyện, Phòng kinh tế huyện, 2010 9. Danh sách các hộ trồng cao su tiểu điền năm 2008, UBND TTNT Việt Trung, 2008 10. Danh sách các hộ trồng cao su tiểu điền năm 2009, UBND TTNT Việt Trung, 2009 11. Danh sách các hộ trồng cao su tiểu điền năm 2010, UBND TTNT Việt Trung, 2010 12. Quy trình kỹ thuật trồng mới và chăm sóc cây cao su, Tổng công ty cao su Việt Nam, NXB tổng hợp Thành phố HCM, 1998 13. Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2010 14. Tổng cục thống kê 2010 15. Website: http//www.agroviet.gov.vn 16. Website: http//www.thitruongcaosu.net Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 1: Kết quả phân tích hàm sản xuất SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.986659302 R Square 0.973496577 Adjusted R Square 0.969815546 Standard Error 0.065373496 Observations 42 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 5.651170181 1.130234036 264.4630254 2.54559E-27 Residual 36 0.153852983 0.004273694 Total 41 5.805023164 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -1.92847085 1.036388746 -1.86076012 0.070961302 -4.03036463 0.17342293 -4.0303646 0.17342293 X Variable 1 2.247436211 0.170370362 13.19147403 2.35619E-15 1.901909104 2.59296332 1.9019091 2.59296332 X Variable 2 0.015279456 0.026495232 0.576687025 0.567739606 -0.03845536 0.06901428 -0.0384554 0.06901428 X Variable 3 0.226818962 0.107301602 2.113845055 0.041523586 0.009201227 0.4444367 0.00920123 0.4444367 X Variable 4 -0.757166805 0.129256363 -5.85786871 1.07618E-06 -1.01931086 -0.4950228 -1.0193109 -0.49502275 X Variable 5 0.003389344 0.042788263 0.07921201 0.937302678 -0.08338927 0.09016796 -0.0833893 0.09016796 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU Người phỏng vấn: Trần Nữ Trà Giang Ngày :..// 2012 I. Thông tin về NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1.1. Tên người được phỏng vấn:........................................... 1.2. Địa chỉ: 1.3. Giới tính: ............. 1.4. Tuổi: ................ 1.5. Trình độ văn hóa: lớp ........... 1.6. Bắt đầu trồng cao su năm: ............ II. Thông tin về các NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ 1. Tình hình Lao động của hộ 1.1. Số người đang sống trong gia đình: ...... 1.2. Số nam: .......... 1.3 Số lao động: ............. Trong đó: Lao động Giới tính Năm sinh Trình độ (lớp) Nghề nghiệp Hiện ở nhà hay làm ăn xa 1.3a. LĐ 1 1.3b. LĐ 2 1.3c. LĐ 3 1.3d. LĐ 4 1.3e. LĐ 5 Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 2. Tình hình đất đai của hộ (chú ý điều tra DT đất trồng cao su) 3. Tình hình nguồn vốn III. Thông tin về các HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ NĂM 2011 1. Trồng trọt Loại cây trồng Diện tích Năng suất Sản lượng Tiêu thụ (%) Bán Tiêu dùng 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 Chỉ tiêu đất đai ĐVT Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác 2.1. Tổng DT đang sử dụng Ha 2.1a. DT đất ở m2 2.1b. DT đất SX NN Ha 2.1c. DT đất lâm nghiệp Ha 2.1d. DT đất NTTS Ha 2.1e. DT đất trồng cao su Ha Nguồn vốn vay trồng cao su Năm vay Số tiền vay (1000đ) Lãi / tháng (%) Thời hạn (tháng) Hiện tại còn nợ 3.1a. Vốn tự có 3.1b. Vốn 327CT 3.1c. Vốn vay ngân hàng 3.1d. Vốn vay họ hàng, bạn bè 3.1e. Vốn khác Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 2. Chăn nuôi Loại vật nuôi Giá bán (1000đ/kg) Số lượng (con) Sản lượng (kg) Tiêu thu (%) Bán Tiêu dùng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 3. Ngành nghề khác Ngành nghề T.gian LĐ (tháng/năm) Thu nhập (1000đ/tháng) Thu nhập (1000đ/năm) Ghi chú 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 4. Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2011 CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ TỶ LỆ 4.1. Trồng trọt: Trong đó: + Cao su + Khác ( tiêu, lúa, dưa.) 4.2. Chăn nuôi 4.3. Ngành nghề khác TỔNG Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế III. Thông tin về các VƯỜN CÂY CAO SU CỦA HỘ 1. Ông/bà hiện có bao nhiêu VƯỜN cao su: .................. Trong đó: Số VƯỜN gia đình trồng:........... Số VƯỜN của gia đình mua: ........... Vườn cao su của hộ Diện tích (ha) Số cây Năm trồng/ tuổi cây Giống cao su Năng suất mũ tươi (kg/ha/ngày) Sản lượng (kg) Thời gian khai thác mũ trong năm (tháng) 1.1. Vườn 1 1.2. Vườn 2 1.3. Vườn 3 1.4. Vườn 4 1.5. Vườn 5 1.6. Vườn 6 Ghi chú: + Giống cao su: PB235, PB255, PB260, RRIM 600, RRIV2, RRIV3, RRIV4, VM515 2. Kết quả sản xuất Chỉ tiêu ĐVT Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 2.1. Năng suất + Mủ tươi + Mủ đông 2.2. Sản lượng + Mủ tươi + Mủ đông 2.3. Giá bán + Mủ tươi + Mủ đông Tiền thu từ bán mủTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 3. Chi phí/ đầu vào cho trồng, chăm sóc, thu hoạch năm 2011 cho mỗi vườn cây 3.1. Chi phí ở thời kỳ KTCB năm. Vườn Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 Năm trồng/tuổi cây 1. Giống cây cao su (1000đ) 2.Giống cây trồng xen (1000đ) 3. Công đào hố + Gia đình.(công) + Thuê ngoài.(công) Giá .(1000đ/công) 4. Công gieo trồng + Gia đình(công) + Thuê ngoài.(công) Giá (1000đ/kg) 5. Chăm sóc + Gia đình.(công) +Thuê ngoài..(công) Giá .(1000đ/công) 6. Phân chuồng - Tự sản xuất..(kg) - Mua.(kg) Giá (1000đ/kg) 7. Phân bón vô cơ + Đạm............. (kg) Giá ............... (1000đ/kg) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Vườn Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 + Kali............. (kg) Giá ................ (1000đ/kg) + Lân ............. (kg) Giá ................ (1000đ/kg) + Khác(kg) Giá (1000đ/kg) 8. Thuốc BVTV.............(chai) Giá ................ (1000đ/chai) 9. Chi phí khác (1000đ) TỔNG CỘNG (1000đ) 3.2. Chi phí thời kỳ kinh doanh năm Loại vật tư Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 Năm trồng/ tuổi cây Chi phí nhân công - Gia đình(công) - Thuê ngoài.(công) Giá........(1000đ/kg) Vật tư 2.1. Phân bón vô cơ + Đam ............. (kg) Giá ............... (1000đ/kg) + Lân ............. (kg) Giá ................ (1000đ/kg) + Kali............. (kg) Giá ................ (1000đ/kg) + Khác..(kg) Giá (1000đ/kg) 2.2.Phân hữu cơ: (kg) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Loại vật tư Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 Giá .(1000đ/kg) 2.3. Vezenlin +Mỡ chống loét Giá (1000đ/kg) Dụng cụ sản xuất 3.1.Dao cạo(cái) Giá (1000đ/cái) 3.2.Chén hứng mủ+Máng Giá .(1000đ/cái) 3.3.Xô đựng (cái) Giá ...(1000/cái) 3.4.Dây buộc(cái) Giá .(1000đ/cái) 3.5.Khác Giá.. TỔNG ..(1000đ) 4. Tình hình sử dụng giống cây cao su : Các loại giống cao su hộ trồng: Vườn Tên Giống Nguồn cung cấp giống Kiến thiết cơ bản Lý do chọn giống (đánh dấu ô thích hợp) Mua tại công ty cao su Mua tại dự án (tên dự Từ tư nhân Nguồn khác Năm trồng Năm cạo mủ Dễ bán/ giá cao Khuyến cáo KN Theo hộ khác Lý do khácTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế tỉnh án) Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 5. Tình hình sâu, bệnh, cỏ dại và biện pháp phòng trừ : 5.1 Tình hình sâu bệnh hại Vườn Bệnh năm 2011 (tên bệnh) Sâu hại 2011 (tên sâu hại) Nguyên nhân gây bệnh (đánh dấu X ) Số lần bị sâu bệnh hại từ lúc trồng Giống kém Chăm sóc kém Thời tiết Đất không phù hợp Khác Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 Ghi chú: + Bệnh (Phấn trắng, rụng lá mùa mưa, loét sọc mặt cạo, khô ngọn khô cành, cháy nắng, héo đen đầu lá, thối mốc mặt cạo, khô miệng cạo, nứt vỏ, nấm hồng, rễ trắng, rễ đỏ, rễ nâu, khô mũ,...); + Sâu (Sâu ăn lá, sâu ăn hoa, sâu ăn vỏ,...) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 5.2 Biện pháp phòng trừ đã sử dụng Vườn Bệnh năm 2011 (tên bệnh) Biện pháp phòng trừ đã sử dụng Sâu hại 2011 Biện pháp phòng trừ đã sử dụng Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 5.3 Gia đình áp dụng biện pháp gì để phòng trừ cỏ dại năm 2011 Vườn Phun thuốc Máy cắt cỏ Cuốc xới Che phủ đất Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế IV. Thông tin về tình hình TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1. Tình hình tiêu thụ Chỉ tiêu Mủ tươi Mủ đông 1.a Tổng khối lượng tiêu thụ (kg) 1.b. Bán ở đâu? + Bán tại vườn (kg) + Bán tại nhà (kg) + Bán ở nơi khác (kg) ............. 1.c. Bán cho ai? + Thu gom nhỏ địa phương (kg) + Thu gom lớn của vùng/tỉnh (kg) + Công ty Cao su Việt Trung (kg) + Bán cho người khác (kg) ................ 2. Thông tin về giá cả Giá cả năm nay so với năm trước (%, 1000đ) 2.a. Giá giống? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi 2.b. Giá thuốc? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi 2.c. Giá xăng dầu? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi 2.d. Giá phân bón? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi 2.e. Giá ngày công LĐ? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi 2.f. Giá dịch vụ khác? Tăng lên Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Giảm xuống Không thay đổi 2.g. Giá sản phẩm bán ra?Tăng lên Giá bán năm 2011 (1000đ/kg) + Mủ tươi + Mủ đông Giảm xuống Không thay đổi 3. Các dịch vụ mà gia đình Ông/ Bà tiếp cận Loại dịch vụ Có/Không Nguồn cung cấp Đánh giá chất lượng Rất kém=1, Kém=2, TB=3, Khá=4, Tốt=5 3.a. Tập huấn kỷ thuật trồng, chăm sóc, cạo mủ cao su - Khuyến nông huyện/tỉnh - Dự án cao su 3.b. Cung cấp vật tư - Các DN tư nhân - Công ty cao su 3.c. Cung cấp thông tin thị trường - Báo chí, internet - Người thu gom 3.d. Dịch vụ tín dụng của ngân hàng V. CÁC Ý KIẾN PHỎNG VẤN Xin ông (bà) cho biết thêm một vài ý kiến bằng cách đánh dấu (v) vào chỗ trống. 1. Ông (bà) có thiếu vốn sản xuất không? a. Không □ b.Có □ Nếu CÓ xin ông (bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: 2. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu? .triệu đồng 3. Ông (bà) vay nhằm mục đích gì? Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế a. Mở rộng DT trồng cao su □ b. Phát triển trồng trọt/lâm nghiệp □ c. Phát triển chăn nuôi □ d.Mục đích khác □ 4. Ông (bà) muốn vay từ đâu?............................ 5. Lãi suất bao nhiêu thì phù hợp?.......................Thời hạn vay:. 6. Nhu cầu đất trồng cao su của gia đình? a. Thừa □ b.Đủ □ c. Thiếu □ d. Rất thiếu □ Nếu trả lời là c và d thì ông (bà) vui lòng trả lời tiếp những câu dưới: 7. Ông (bà) có muốn mở rộng thêm diện tích trồng cao su trong thời gian tới không? a. Có □ b. Không □ Nêu KHÔNG xin ông(bà) cho biết lý do?........................................................................................ Nếu CÓ: 8. Ông bà mở rộng bằng cách nào? a. Khai hoang □ b. Đấu thầu □ c. Mua lại □ d. Cách khác (Ghi rõ) 9. Vì sao Ông(bà) mở rộng thêm quy mô? a. Sản xuất có lời □ b. Có vốn sản xuất □ c. Có lao động □ d. Ý kiến khác .. 10. Ông bà có dự định chuyển một phần DT cây cao su sang cây trồng khác không? a.Có □ b. Không □ Nếu có là cây gì? Trên loại đất nào? Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 11. Ông bà có cần tiếp cận thêm kỹ thuật sản xuất không? a.Có □ b. Không □ Nếu có thì cần tiếp cận thêm kỹ thuật gì : a. Kỹ thuật ươm cây □ b. Kỹ thuật chăm sóc □ c. Kỹ thuật khai thác □ d. Kỹ thuật khác :..................................................................... 12. Ông bà nếu có tiền có đầu tư mua máy móc, công cụ để sản xuất không? a.Có □ b. Không □ Nếu có vốn ông bà sẽ mua loại máy móc gì: .................................................................................... 13. Thông tin về giá cả ông (bà) nghe ở đâu?.............................................................................. 14. Những rủi ro mà Ông (bà) thường gặp phải trong sản xuất? ảnh hưởng của nó? + Rủi ro thị trường?................................................................................................................... +Rủi ro sản xuất?......................................................................................................................... 15. Những khó khăn chính của gia đình trong trồng. chăm soc, khai thac và quan lý cao su ? (Chọn 5 ô ưu tiên và đánh dấu vào ô thích hợp) + Thiếu vốn □ + Diện tích hạn chế □ + Chất lượng đất xấu □ + Thiếu lao động □ + Thiếu thuật SX □ + Bán mủ khó khăn □ + Mua đầu vào khó khăn □ + Sâu bệnh hại □ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế + Công cụ sản xuất □ + Thiên tai □ 16. Từ kinh nghiệm trồng cao su của mình mong ông bà cho biết ý kiến : Giồng cao su phù hợp với đất đại khí hậu địa phương là giống nào ? Tên giống (không có ý kiến = 0) Ưu điểm của giồng : Mật độ trồng phù hợp ? (cây/ha) ..................................................cây/ha Khoảng cách giữa các cây :....................m Khoảng cách giữa các hàng :..................m Nếu trồng mật độ cao/thấp thí sao ? Cây trồng xen trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ? Tên cây trồng xen : Tại sao chọn cây trồng xen này: Phương pháp cạo mủ thích hợp ? Tên phương pháp cạo mủ : Ưu điểm của phương pháp cạo mủ này : 17. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn ?......................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_cao_su_tieu_dien_tai_thi_tran_nong_truong_viet_trung_huyen_bo_trach_tin.pdf
Luận văn liên quan