Khóa luận Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Giá của các yếu tố đầu vào cao và không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư của người dân. - Chưa chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh để nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình sâu bệnh xuất hiện nhiều trong giai đoạn phát triển của lạc. Vì vậy càn chú ý hơn nữa trong công tác phòng trừ sâu bệnh và hạn chế những rủi ro của thiên tai. - Người dân thường bán lạc cho những người thu gom nhỏ của địa phương và bán tại nhà nên tình trạng bị ép giá vẫn diễn ra và khó kiểm soát trên địa bàn. Với một số nhận xét và biện pháp khắc phục trên, tôi hi vọng sẽ góp được một phần nhỏ bé của mình vào công tác nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở địa phương. II. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và nền nông nghệp nói riêng là quản lí trên tầm vĩ mô, nhà nước có thể dùng những chính sách vĩ mô để khuyến khích thúc đẩy sản xuất lạc phát triển bằng các ban hành, thực thi và giám sát kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách mà mình đưa ra. Các chính sách liên quan để phát triển sản xuất lạc bao gồm: chính sách thuế ruộng đất, chính sách hỗ trợ giá đầu vào, chính sách nhập khẩu nông sản cũng như vật tư nông nghiệp, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng nếu các chính sách này được sử dụng kịp thời có thể tạo ra những hiệu quả to lớn đối với nông nghiệp.  Đối với địa phương Chính quyền địa phương không ngừng phối hợp với các cấp, các ban ngành chức năng, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho bà con trong sản xuất. Phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân tạo nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Phát triển các nghề phụ để tận dụng các thời gian nhàn rỗi của lao động, tạo nguồn thu nhập.  Đối với ban nông nghiệp xã và HTX nông nghiệp xã Kỳ Đồng Trường Đại học Kinh

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ đông xuân ở xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất đai ngày càng hoang hóa, bạc màu, mất cân bằng sinh thái. Như thế làm tổn hại đến khả năng sản xuất trong tương lai. Trước thực trạng này yêu cầu đạt ra là phải sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, cân đối, đúng kỹ thuật cho các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh, chịu rét tốt. Ngoài những nguyên nhân chủ quan làm cho kết quả mà tổ II và tổ III thu được thấp còn do nguyên nhân khách quan như: sâu bệnh, lạc ra hoa gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách toàn diện để khắc phục cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị gia tăng, mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con. 2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc qua hàm sản xuất Cobb – Douglas Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lạc của các hộ điều tra, tôi sử dụng phương pháp tương quan hồi quy với hàm sản xuất Cobb- Douglas. Năng suất lạc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất lạc. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc. Nhưng trong điều kiện và phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc đó là: Giống (X1); Phân lân (X2); Đạm (X3); Vôi (X4); Thuốc BVTV (X5); Phân chuồng (X6). Còn các yếu tố khác như nguồn nước, thời tiết khí hậu, diện tích đất trồng tôi không đưa vào. Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Y=AX1α1X2α2X3α3X4α4X5α5X6α6 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Lấy logarit 2 vế ta có phương trình LnY= LnA + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6 Trong đó: Y: Năng suất lạc tính trên 1 sào A : Hằng số/ hệ số tự do, cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình đến năng suất lạc. αi (i=1,6): Hệ số ước lượng, phản ánh sự tác động của các yếu tố đầu vào Xi lên đầu ra Y. Trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu tăng yếu tố đầu vào Xi lên 1% thì năng suất lạc trung bình tăng lên αi%. X1: Giống (kg/sào) X2: Lượng phân lân (kg/sào) X3: Lượng đạm (kg/sào) X4: Lượng vôi (kg/sào) X5: Thuốc BVTV (gói/sào) X6: Phân chuồng (tạ/sào) Bảng14: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb - Douglas của các hộ điều tra sản xuất lạc Đông Xuân năm 2011 Chỉ tiêu Hệ số P - Value T - stat Hệ số chặn 1,538 0,000 10,135 1. Lượng giống 0,263 0,002 3,196 2. Phân lân 0,103 0,014 2,522 3. Đạm 0,155 0,000 3,654 4. Vôi 0,154 0,003 3,124 5. Thuốc BVTV 0,051 0,051 1,981 6. Phân chuồng 0,172 0,000 4,044 Hệ số xác định R2 0,88 - - Số quan sát 80 - - F - stat 87,76 - - (Nguồn: số liệu điều tra và tính toán) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Từ bảng số liệu ta thấy: hệ số tương quan R2=0,88; điều này có nghĩa là 88% sự biến động của năng suất lạc trên địa bàn nghiên cứu được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình. Giống: giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc. Hiện nay trên địa bàn sử dụng 2 giống lạc chủ yếu đó là giống lạc L14 và L26 cho năng suất cao. Kết quả hồi quy cho thấy P-val=0,002 hệ số α=0,263; có nghĩa với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng giống lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,263%. Lân: lân là loại phân có tác dụng rõ rệt đối với lạc. Lạc được bón phân lân có bộ rễ mạnh, tỷ lệ dầu trong hạt lớn, năng suất quả cao. Lạc có phản ứng mạnh với phân lân ở các loại đất bị xói mòn. Tuy nhiên, bón phân lân cho lạc ở các loại đất trồng lạc đều có hiệu quả. Với p-val=0,014 và α=0,103, các kiểm định khác đều chấp nhận được, có nghĩa là khi các yếu tố đầu vào khác được cố định nếu tăng lượng phân lân lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng 0,103%. Đạm: là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây lạc. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Kết quả hồi quy p-val=0,000 cho thấy nhân tố đạm có ảnh hưởng tới năng suất lạc. Hệ số α=0,155 cho biết khi cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu tăng lượng đạm lên 1% thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,155% Vôi: vôi có ý nghĩa đặc biệt đối với cây lạc, nhất là vùng đất bạc màu. Lạc muốn có năng suất cao phẩm chất tốt không thể thiếu vôi. Vôi có tác dụng cải tạo đất chua, tạo môi trường thích hợp cho vi khẩn cố định đạm hoạt động, tạo điều kiện cho lạc phát triển, vôi còn là chất dinh dưỡng cần thiết đối với lạc và tham gia vào thành phần vỏ và hạt lạc. Lạc được bón vôi , cây mọc khỏe cứng cáp, quả mẩy chắc, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt lép thấp tăng tính chống chịu của cây đối với kiến mối, hạn chế tác hại của sâu bệnh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Kết quả hồi quy cho thấy: hệ số α=0,154 và p-val-0,003 điều này cho biết khi tăng lượng vôi lên 1% thì năng suất lạc tăng lên 0,154% với điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác. Thuốc BVTV: là loại hóa chất có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại ở đây có thể là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm ... cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực. Đối với cây lạc có các loại sâu bệnh phổ biến như: sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, bệnh héo rũ và bệnh đốm nâu Thuốc BVTV chỉ sử dụng khi trên đồng ruộng xuất hiện sâu bệnh nặng không dập tắt được bằng các phương pháp thủ công và các phương pháp sinh học. Với p-val=0,051 thì nhân tố thuốc BVTV không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Phân chuồng: có nhiều loại phân hữu cơ để bón cho lạc nhưng qua điều tra thực tế tôi thấy các hộ nông dân sử dụng chủ yếu là phân chuồng và tro. Phân chuồng và tro là loại phân vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tương đối cân đối cho lạc, vừa có tác dụng cải tạo đất thành đất tươi xốp, tăng khả năng giữ phân giữ nước cho đất. Với p-val=0,000 và hệ số α=0,172 có nghĩa là với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng phân chuồng lên 1% thì năng suất của lạc sẽ tăng lên 0,172%. 2.4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác  Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Thời tiết thuận lợi thì cho năng suất cao ổn định, ngược lại nếu thời tiết xấu, thường xuyên xảy ra thiên tai, thì hiệu quả kinh tế đạt được rất thấp hoặc có thể mất trắng. Điều kiện thời tiết khí hậu ở xã Kỳ Đồng trong thời gian vừa qua có những diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng. Đối với sản xuất lạc vào vụ Đông Xuân hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài làm cho cây lạc chậm phát triển, ảnh hưởng tới năng suất. Nếu như thời tiết thuận lợi hơn thì kết quả sản xuất lạc ở địa phương đạt được có thể cao hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng  Ảnh hưởng của chất lượng đất đai Kỳ Đồng là một xã miền núi, đất đai ở đây khô cằn, ít màu mỡ, do đó sản xuất ở đây gặp nhiều khó khăn. Yếu tố này đã làm chô năng suất lạc ở đây thấp , năng suất lạc mà các hộ ở đây có được chủ yếu là do việc đầu tư, đặc biệt là sự đầu tư của phân chuồng nhờ vậy mà năng suất lạc đã được cải thiện.  Ảnh hưởng của kỹ thuật người sản xuất Đối với sản xuất nông nghiệp, hầu hết lao động là những bộ phận có trình độ dân trí thấp, kiến thức nông nghiệp hạn chế, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống và các phương tiện thô sơ nên năng suất thấp. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao kiến thức cho người sản xuất, hiện nay hầu hết các địa phương đều có cán bộ khuyến nông. Việc tiếp thu kiến thức kỹ thuật nông nghiệp thông qua các đợt tập huấn, có ý nghĩa rất tốt đối với nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt đói với cây lạc, việc học hỏi cách trồng bón phân đúng kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất là rất quan trọng.  Ảnh hưởng của thị trường, giá cả đầu vào đầu ra Trong những năm gần đây lạc đã trở thành nông sản có tính hàng hóa cao của người dân ở đây, do đó nó chịu ảnh hưởng của thị trường và giá cả. Cũng như mọi ngành sản xuất sự biến động của giá sản phẩm và giá đầu vào đều làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất. Sự không ổn định của thị trường sản phẩm lạc và thị trường các yếu tố đầu vào đặc biệt là giống và phân bón ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Theo điều tra giá phân bón cao nhất vào thời điểm người nông dân bắt đầu bước vào thời vụ gieo trồng. Điều này gây áp lực lớn tới đầu tư thâm canh sản xuất của hộ nông dân. Còn giá lạc cao nhất là vào thời điểm giáp hạt, khi lượng cung ứng trên thị trường còn ít, lúc này lạc giữ trữ của các hộ nông dân không còn nhiều nên việc tăng giá trị sản xuất bình quân trên sào từ việc tăng giá bán lạc cao này cũng không làm cho tổng giá trị sản xuất lạc tăng lên nhiều. Vào thời điểm thu hoạch lạc, lượng lạc cung cấp trên thị trường nhiều nên giá cả thấp, tuy nhiên người nông dân vẫn phải bán để T ư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng lấy tiền mua phân bón, giống cho vụ sản xuất sau, hoặc để trả tiền mua chịu vật tư ở vụ trước. Việc biến động giá do nhiều nguyên nhân mà bản thân người sản xuất không thể tự mình khắc phục được. Do đó để giúp người dân ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp. 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LẠC Ở XÃ KỲ ĐỒNG 2.5.1. Mô tả chuỗi cung sản phẩm lạc So với những cây trồng chính trên địa bàn thì lạc là cây có tỷ suất hàng hóa cao nhất, người dân chỉ giữ lại một lượng ít để làm giống và ăn, còn lại hầu hết được đem bán. Theo điều tra, bình quân các hộ chỉ dành 4 – 5 % để làm giống, ăn hoặc biếu, còn lại đem bán cho các nhà thu gom hoặc nhà bán buôn. Trong đó, lượng lạc được bán cho người thu gom nhỏ chiếm hầu hết lượng lạc được bán, chỉ một lượng ít được bán cho các hộ trong vùng. Như vậy sản xuất lạc hiện nay không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình mà còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, sản xuất lạc ngày càng góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của hộ gia đình sản xuất lạc. Qua điều tra tình hình tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc ở xã Kỳ Đồng có thể khái quát chuỗi cung hàng hóa sản phẩm lạc như sơ đồ 1. Trư ờng Đạ i họ Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Sơ đồ 1: Chuỗi cung lạc ở xã Kỳ Đồng 2.5.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào  Phân bón Phân bón được cung cấp chủ yếu bởi các cửa hàng bán lẻ ở địa phương và từ trung tâm phân phối giống và vật tư nông nghiệp của xã. Các cửa hàng bán lẻ này lấy hàng trực tiếp từ các đại lý phân phối qua các phương tiện vận tải. Số lượng các cửa hàng bán lẻ phân bón khá nhiều và nằm ở trung tâm hay các con đường lớn nên việc cung ứng phân bón ở đây khá thuận lợi. Tuy nhiên, các hộ trồng lạc ở đây không phải ai cũng đủ vốn để tiến hành sản xuất. Ngoài các hộ có điều kiện mua phân bón trả tiền ngay thì cũng còn một số hộ phải mua chịu. Giá mua chịu thường cao hơn giá mua trả tiền ngay, một số hộ trả bằng cách gán sản phẩm sau thu hoạch cho người cung cấp phân bón. Điều này ảnh hưởng đến kết hiệu quả sản xuất của hộ trồng lạc, các hộ gán sản phẩm cho người cung cấp phân bón sẽ bị ép giá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng  Giống Giống được cung cấp bởi một số cửa hàng, trung tâm giống và vật tư nông nghiệp, từ trung tâm khuyến nông và một ít từ những hộ nông dân trong xã. Các cửa hàng và trung tâm giống và vật tư nông nghiệp lấy giống từ các hộ nông dân trồng lạc vụ Hè Thu ở một số xã Kỳ Lâm, Kỳ Lạc đem về bán. Trung tâm khuyến nông cung cấp giống do chính trung tâm gieo trồng và đưa về thử nghiệm. Một lượng ít giống được cung cấp bởi một số hộ nông dân trong vùng làm lạc hè thu. Chất lượng giống nhìn chung được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng người dân mua phải giống kém chất lượng do quá trình bảo quản không đúng kỹ thuật làm hạt giống không nảy mần được.  Thuốc BVTV Hiện nay, ở xã có một trung tâm cung cấp thuốc BVTV, người dân có thể đến đó mua thuốc về dùng. Ngoài ra, các hộ nông dân cũng có thể tới các cửa hàng bán lẻ khác trong thôn mua về dùng. Số lượng các cửa hàng bán lẻ này khá nhiều do vậy các loại thuốc BVTV luôn được cung cấp đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, giá bán ở các cửa hàng bán lẻ này thường cao hơn ở trung tâm cung cấp thuốc BVTV.  Lao động Lao động ở đây chủ yếu là lao động gia đình. Bên cạnh đó còn có lao động thuê ngoài, đây cũng là những lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Họ cùng với các lao động trong gia đình tiến hành thu hoạch lạc cho kịp thời vụ tránh chậm trễ gây nên tình trạng ngập úng vào thời gian thu hoạch giảm chất lượng sản phẩm. Đa số những lao động thuê đều là người trong vùng quen biết với chủ hộ, một số khác là lao động từ một số vùng lân cận đang có nhu cầu kiếm thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi. Do đó, giá thuê lao động cũng “mềm” giao động ở mức 150 nghìn đồng/công. 2.5.1.2. Chuỗi cung đầu ra sản phẩm lạc Thị trường đầu ra là yếu tố quyết định mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tiêu thụ, người sản xuất có thể quyết định quy mô, cơ cấu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Thông qua các nhà buôn bán và nhà thu gom, lạc của xã Kỳ Đồng được nhập đến các kho nông sản, các cơ sở chế biến ở Vinh, Hà Nội, Huế Sau khi đã qua sơ chế rồi xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng theo các tàu hàng đến thị trường các tỉnh khác trong nước bao gồm cả miền Bắc và miền Nam để tiêu thụ. Tóm lại, sản phẩm lạc ở xã Kỳ Đồng có số lượng lớn, chất lượng tương đối tốt, thị trường tiêu thụ khá rộng nhưng do số lượng người bán buôn và người thu gom trên địa bàn xã còn ít nên người sản xuất thường bị ép giá trong vụ mùa. 2.5.2. Phân tích các hoạt động của chuỗi cung lạc 2.5.2.1. Các mối quan hệ trong chuỗi cung Trong chuỗi cung ứng lạc của xã Kỳ Đồng có các tác nhân tham gia như sau: người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ, cơ sở chế biến và người tiêu dùng. Mỗi tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm lạc của xã lại có những đặc trưng và vai trò khác nhau góp phần làm cho chuỗi cung hoạt động thông suốt. a. Người sản xuất Người sản xuất ở đây là các hộ trồng lạc, là nhân tố rất quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm lạc. Họ là những người dùng sức lao động của mình thông qua tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Người sản xuất ở đây thường bán lạc cho những người thu gom nhỏ trong xã hoặc một số ít bán cho người tiêu dùng tại địa phương. Lạc được những người dân thu hoạch xong và phơi khô trước khi đem bán. b. Người thu gom nhỏ Tác nhân thứ hai trong chuỗi cung là người thu gom nhỏ. Họ là mắt xích trung gian giữa người sản xuất với người bán buôn. Những người thu gom nhỏ thường là những người trong xã hoặc các xã lân cận. Họ là những đầu mối quen thuộc của người sản xuất. Họ mua lạc từ người sản xuất rồi cung cấp cho những người bán buôn. c. Người bán buôn Người bán buôn là tác nhân cung ứng đa dạng nhất, họ mua lạc từ những người thu gom nhỏ sau đó có thể bán cho các thu gom lớn ở kho nông sản, bán cho người bán lẻ, bán cho các cơ sở chế biến hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ có phạm vi hoạt động rộng hơn những người thu gom nhỏ và mua với số lượng lớn. Những người bán buôn thường đã hoạt động khá lâu nên họ là bạn hàng quen thuộc của nhiều thu gom nhỏ. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng d. Người bán lẻ Đây là một trong những tác nhân trực tiếp trao đổi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán cho người tiêu dùng các sản phẩm qua sơ chế hoặc đã qua chế biến công nghiệp. Nếu họ mua lạc từ những người bán buôn sẽ sơ chế rồi bán cho người tiêu dùng. Nếu mua sản phẩm của các cơ sở chế biến thì bán cho người tiêu dùng dưới dạng các sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp như dầu lạc hay các loại bánh kẹo. Họ cũng là những người trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ người tiêu dùng, từ đó phản hồi đến các tác nhân khác ở kênh trước, giúp họ có thể điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về cả chất lượng, số lượng và chủng loại sản phẩm. e. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong chuỗi cung, là tác nhân trực tiếp sử dụng sản phẩm lạc. Những người tiêu dùng cuối cùng là các hộ gia đình, các cá nhân trong và ngoài nước có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau, họ mua các sản phẩm thô hay đã qua chế biến như bánh kẹo, dầu lạc Tác nhân tiêu dùng rất rộng lớn và phức tạp. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, đề tài không thể đi sâu nghiên cứu tác nhân tiêu dùng. 2.5.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc Một hộ gia đình trồng lạc thường bán sản phẩm của mình cho nhiều đối tượng khác nhau, họ có thể bán cho người thu gom nhỏ hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Lạc ở xã Kỳ Đồng đi từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Nhìn chung có 5 kênh phân phối chính như sau: Kênh I: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Tham gia vào kênh phân phối này có 5 tác nhân đó là: người sản xuất, thu gom nhỏ, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Những người thu gom nhỏ sau khi mua lạc ở những người sản xuất sẽ bán cho những người bán buôn. Hầu hết những người thu gom nhỏ này là người trong xã, họ có quan hệ rất tốt với những người sản xuất ở nơi đây. Theo kênh này, lạc phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các thu gom nhỏ sẽ tới các hộ trồng lạc để mua lạc tại gia đình. Trư ng Đ ại h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Họ mua 96% khối lượng lạc của các hộ bán ra. Sau đó, những người thu gom nhỏ này đem toàn bộ lạc mua được bán cho những người bán buôn trong huyện và từ những người bán buôn lạc được đưa tới tay người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự khác biệt về giá của người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu dùng phải trả. Người sản xuất phải bán với mức giá thấp hơn giá thị trường, nhưng bù lại họ có thể bán với khối lượng lớn, điều này giúp người sản xuất có thể tránh được tình trạng lạc bị ứ đọng và có thể quay vòng vốn nhanh hơn. Kênh II: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng Đây là kênh khá dài qua nhiều trung gian sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Khác với kênh I, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ thì người bán buôn sẽ bán lạc cho các cơ sở chế biến trong nước. Các cơ sở chế biến mua lạc thô hoặc lạc nhân về chế biến ra các sản phẩm hàng hóa như dầu lạc hay các loại bánh kẹo rồi bán cho người tiêu dùng trong. Chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này rất lớn do phải trải qua nhiều trung gian, hơn nữa sản phẩm người tiêu dùng sử dụng trong kênh này là dạng sản phẩm đã qua chế biến. Kênh III: Người sản xuất Thu gom nhỏ Người bán buôn Người tiêu dùng Khác với kênh I và kênh II, sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ, các bán buôn bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Khối lượng lạc bán buôn bán cho người tiêu dùng không nhiều. Chênh lệch giá cả giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở kênh này thấp hơn kênh I và kênh II. Kênh IV: Người sản xuất Người thu gom nhỏ Người bán buôn Cơ sở chế biến Xuất khẩu Người tiêu dùng Đây là kênh dài nhất, có số lượng trung gian nhiều nhất. Cũng giống như kênh II sau khi mua lạc từ những người thu gom nhỏ thì người bán buôn sẽ bán lạc cho các cơ sở chế biến trong nước. Các cơ sở chế biến này tạo ra các sản phẩm tốt, có chất lượng cao và xuất khẩu ra nước ngoài. Chênh lệch giá ở kênh này là lớn nhất, các cơ sở chế biến phải lựa chọn các loại lạc có chất lượng cao để chế biến thành các sản phẩm tốt mới có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó, giá mà người tiêu dùng phải trả ở kênh này rất cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Kênh V: Người sản xuất Người tiêu dùng Đây là kênh phân phối đơn giản nhất, vì ở kênh này chỉ xuất hiện người sản xuất và người tiêu dùng mà không có bất kỳ một trung gian nào. Người tiêu dùng đa phần là các hộ phi nông nghiệp trong và ngoài xã. Họ mua lạc thô về để sử dụng cho nhu cầu gia đình. Theo đó thì giá cả mà giá cả mà người sản xuất bán ra cao hơn các kênh khác. Tuy vậy, người sản xuất chỉ phân phối 4% lượng lạc theo kênh này. Tóm lại, sản phẩm lạc có thể sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như lạc thô, lạc đã qua sơ chế (rang, luộc) hoặc đã qua chế biến công nghiệp (dầu, các loại bánh kẹo). Vì thế, kênh tiêu thụ lạc của các hộ trồng lạc khá đa dạng, có nhiều tác nhân tham gia. Đây cũng là một điểm mạnh trong vấn đề tiêu thụ đối với những hộ trồng lạc ở đây. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC LAI Ở XÃ KỲ ĐỒNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG Kỳ Đồng là một xã miền núi, có sự phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh tế. Song sự phát triển đó vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển của xã. Với xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành nghề công nghiệp và dịch vụ. Về nội ngành nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và tỷ trọng các cây công nghiệp ngắn ngày. Mặc dù trong thời gian qua người dân nơi đây đã phát triển nâng cao tỷ trọng của các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc và đậu tương. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố khác mà sản xuất lạc nơi đây chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian gần đây, nhằm nâng cao năng suất lạc chính quyền địa phương, đặc biệt là HTX đã đưa về những giống lạc lai với năng suất cao, phẩm chất tốt như: lạc L14, L26 Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đồng thời, nhu cầu về lạc ở thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng cao. Từ những điều trên, định hướng chung cho sản xuất lạc của địa phương là: “phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng suất, đầu tư hợp lý, đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm”. Để làm được điều đó, trong thời gian tới bà con nông dân nên chuyển đổi các cây trồng có hiệu quả thấp sang trồng lạc lai. Bên cạnh đó, cần phải chuyển diện tích trồng lạc địa phương truyền thống còn lại sang trồng lạc lai để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Hình thành các vùng chuyên canh cây lạc nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân bằng các mô hình sản xuất tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra uy tín trên thị trường quốc tế. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Qua quá trình điều tra, tìm hiểu để có thể rút ra được những giải pháp thiết thực khắc phục được những khó khăn trong sản xuất lạc của xã, cần thiết phải nắm rõ được những khó khăn cũng như nguyện vọng của người dân địa phương.  Về thuận lợi trong sản xuất lạc địa phương - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban nông nghiệp, ban chủ nhiệm HTX, ban cán sự các xóm chỉ đạo sâu sát, kịp thời tới người nông dân. Hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lạc. - Có nhiều giống lạc mới năng suất cao được đưa vào sản xuất. - Bà con nông dân tận dụng được nhiều loại sản phẩm phụ. - Có lịch thời vụ gieo trồng sát đúng, cộng thêm vào kinh nghiệm trồng lạc lâu đời và sự sáng tạo trong sản xuất của người dân. - Giao thông nông thôn, đường xá đang ngày càng hoàn thiện và được bê tông hóa. - Sản xuất lạc ngày càng phát triển để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở cả trong nước và xuất khẩu.  Về khó khăn trong sản xuất lạc - Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh sâu hại nhiều, chất lượng thuốc sâu và thuốc cỏ chưa cao. Bên cạnh đó, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất cũng là những khó khăn cản trở sản xuất của người nông dân. Vấn đề nổi trội gần đây mà đa số người dân than phiền là vấn đề sâu bệnh ở lạc. Sâu bệnh nhiều ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lạc. Hầu hết các hộ trồng lạc đều chưa có biện pháp trị dứt điểm sâu bệnh. Các loại sâu bệnh chính ở đây là sâu xanh cuốn lá, sâu keo, nấm thân. Trong đó, sâu xanh cuốn lá là loại sâu phá hại nhất và sinh trưởng cũng nhanh nhất. - Chất lượng giống còn thấp, giá cả lại cao. - Đất đai ít màu mỡ, bạc màu. - Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn ít, đất đai manh mún nhỏ lẻ, gây khó khăn cho canh tác và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. - Tình trạng ép giá vẫn đang diễn ra trong tiêu thụ sản phẩm lạc. Hiện nay chưa có một công ty nào chính thức đứng ra thu mua lạc của bà con nông dân, thông tin về Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng giá cả thị trường chưa đến được với người nông dân. Người dân chủ yếu bán cho những người thu gom của địa phương. Từ những thận lợi và khó khăn trên, bà con nông dân cũng có rất nhiều nguyện vọng, mong muốn đối với chính quyền địa phương để có những giải đáp thiết thực giúp người dân trong sản xuất lạc. Điều họ mong muốn nhất là diệt trừ được sâu bệnh, sâu hại, đầu vào đầu ra ổn định, có được thông tin giá cả thị trường tiêu thụ Nếu các HTX đứng ra thu mua và bao tiêu sản phẩm thì sẽ vừa được lợi cho dân, đồng thời sẽ mở rộng dịch vụ nông nghiệp cho HTX. Xuất phát từ những điều trên tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc của địa phương như sau: 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật Các kỹ thuật về khâu chọn giống, bón phân, chăm sóc như thế nào là có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nhận thức được điều đó nên tôi xin đưa ra biện pháp cụ thể sau: 3.2.1.1. Đối với giống lạc Giống là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng và giá trị của sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn giống để đưa vào sản xuất là rất quan trọng. Khi đã chọn được giống lạc phù hợp thì việc gieo trồng với mật độ phải hợp lý. Mật độ và kỹ thuật gieo cấy phụ thuộc vào giống lạc, thời vụ, đất và dinh dưỡng, trình độ thâm canh Mật độ quá dày hay quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh và cỏ dại. Do vậy mật độ gieo trồng không phù hợp làm tăng thêm chi phí về thuốc cỏ, sâu bệnh và chăm sóc. Vấn đề đặt ra là phải phổ biến kỹ thuật gieo trồng cho từng loại giống lạc tới người dân trước mỗi vụ gieo trồng. 3.2.1.2. Đối với phân bón Để đạt kết quả trong quá trình sản xuất thì các hộ nông dân phải kết hợp bón cả phân hữu cơ và vô cơ. Bón phân phải theo nguyên tắc đúng liều đúng lượng, đúng thời gian và biện pháp. Hiện nay hầu hết các hộ đã nắm hết kỹ thuật bón đúng thời điểm đúng quy định. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lạc có nhu cầu khác nhau về phân bón. Song liều lượng bón phân còn phải tùy thuộc vào giống lạc, chất đất. Để tăng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng hiệu quả sản xuất lạc mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời để bảo vệ và cải tạo đất trong sản xuất bà con nông dân nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng. 3.2.1.3. Đối với thuốc hóa học Sâu bệnh là mối đe dọa của những người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng lạc nói riêng. Việc sử dụng thuốc hóa học hợp lí sẽ giảm được chi phí, giữ được cân bằng sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng sản phẩm và gây ra hiện tượng kháng thuốc nên hiệu quả đạt được không cao. Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng biện pháp: Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phát tán và ngắt ổ trứng. Trong quá trình chăm sóc, xới xáo kết hợp diệt sâu, khi mật độ cao có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học có hiệu lực trừ sâu cao. Đối với bệnh héo rũ: Nhổ bỏ cây bệnh trên đồng ruộng khi bệnh mới phát sinh. Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma viride xử lý hạt giống trước khi gieo... 3.2.2. Giải pháp về đất đai Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hiện nay ở xã Kỳ Đồng việc giao quyền sử dụng đất bình quân và bị phân tán manh mún, nếu không có phương cách phù hợp thì điều đó sẽ gây cản trở cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất vào người có vốn, có trình độ và khả năng sản xuất kinh doanh tốt. Chúng ta đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa trình độ cao, một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước trong đó các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra như là yêu cầu cấp bách từ thực tế khách quan đó. Điều này cho phép dần dần kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang kinh tế nông trại trang trại tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, kích thích việc di chuyển vốn và lao động sang phát triển ngành nghề khác. Vì những vấn đề đó, việc giải quyết ruộng đất trong nông thôn phải tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế hộ và đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Nông dân yên tâm bỏ sức lao động và vốn đầu tư vào ruộng đất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng - Tạo điều kiện tích tụ ruộng đất và ruộng đất thực sự trở thành yếu tố quan trọng của việc vận động theo xu hướng kinh doanh sản xuất hàng hóa. - Thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn. - Thúc đẩy đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. - Không xáo trộn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của từng hộ nông dân nhưng phải đảm bảm sự công bằng, sự tôn trọng lịch sử và góp phần thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên. Từ những vấn đề nêu trên, theo tôi phải thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất: Thừa nhận ruộng đất là một hàng hóa đặc biệt. Khi xem ruộng đất là hàng hóa, được mua bán cho thuê không những sẽ tạo cơ hội cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất mà còn là nhân tố phát huy sức mạnh của kinh tế tiền tệ trong việc phá vỡ cấu trúc kinh tế tự nhiên, từng bước hình thành cấu trúc kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lạc nói riêng mới có cơ hội phát triển rộng lớn với quy mô lớn hơn, tập trung hơn và dần dần hình thành các trang trại. Thứ hai: Thực hiện triệt để chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho nông dân. Làm tốt điều này sẽ khắc phục được hai vấn đề sau: - Loại trừ trạng thái không ổn định của người nông dân, giải tỏa mối lo sợ chính sách nông nghiệp luôn thay đổi. Củng cố lòng tin của nông dân với sự ổn định của chính sách ruộng đất. - Khắc phục khuynh hướng sản xuất theo phương thức truyền thống lạc hậu, không muốn đầu tư vốn, cải tạo bảo vệ độ màu mỡ của đất. Kích thích nông dân đi vào đầu tư thâm canh, mạnh dạn đầu tư nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân cần xác định căn cứ tính toán để giao đất một cách khoa học đảm bảo tính công bằng, tránh xáo động lớn, nhưng phải tính đến thực tế các hộ khác nhau về điều kiện sản xuất, cần ưu tiên cho những hộ có điều kiện thuận lợi. Thứ ba: Nhà nước cần quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất. Với tư cách là người quản lý toàn bộ ruộng đất, Nhà nước một mặt phải thực hiện tốt việc phân vùng và quy hoạch nông nghiệp. Mặt khác cần xây dựng các T ư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ruộng đất như: các cấp quản lý về ruộng đất, chức năng và quyền lợi của người sử dụng đất Xây dựng các chính sách có liên quan đến đất như thuế sử dụng đất và tài nguyên Phải xây dựng quy chế chặt chẽ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hiện nay, có tình trạng phổ biến là đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vốn đã có hạn lại do quá trình đô thị hóa với tốc độ cao nên bị thu hẹp nhiều. Vì vậy phải ngăn chặn tình trạng các hộ nông dân bán đất được giao để sử dụng vào mục đích khác. Thứ tư: Cần thực hiện các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và khuyến khích tập trung ruộng đất. Sau khi giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, cần tạo cơ chế tự tổ chức, điều chỉnh nhằm khuyến khích tập trung ruộng đất. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn. Thực tế, việc giao ruộng đất hiện nay dẫn đến kết quả ruộng đất phân chia một cách manh mún, hộ nông dân khó có thể phát triển sản xuất theo quy mô lớn. Hơn nữa ruộng đất được phân chia đều cho các khẩu, các hộ ở nông thôn nhưng hiện nay có một số hộ chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Việc xác định cơ chế tự điều chỉnh cho phép quá trình phân công lao động ở nông nghiệp nông thôn diễn ra nhanh chóng sẽ hình thành các hộ chuyên, phát huy được lợi thế so sánh và hiệu quả quy mô của ngành nghề, tạo điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. 3.2.3. Giải pháp về khuyến nông Từ thực trạng phát triển kinh tế của hô sản xuất lạc cho thấy, cần phải tổ chức chủ động đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hộ nông dân nói chung và các hộ sản xuất lạc nói riêng. Trên cơ sở đó từng hộ đầu tư thâm canh trên ruộng đất được giao. Chỉ có như vậy mới tạo ra được bước chuyển biến về chất trong sản xuất, thực sự làm cho quá trình chuyển đổi hộ nông dân trồng lạc sang sản xuất hàng hóa được thực hiện. Như vậy, trong điều kiện ngày nay đẩy mạnh công tác khuyến nông là một yêu cầu cấp bách và là giải pháp hữu hiệu để phát triển ngành sản xuất lạc theo hướng hàng hóa. Trong quá trình khuyến nông cho bà con nông dân, để nội dung công tác khuyến nông có thể thực hiện được và người dân trồng lạc dễ tiếp thu chấp nhận, công Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng tác này cần thực hiện theo phương châm: đơn giản, dễ tiếp thu, phải để cho người nông dân tự thực hành và ghi nhớ bằng trực quan sinh động hơn là để ghi chép, suy luận từ sách vở. Làm cho người trồng lạc thấy được kết quả và hiệu quả cụ thể của tiến bộ khoa học kỹ thuật, mọi nội dung cần phải liên quan đến cuộc sống hàng ngày và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, tất cả đều nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống, mang lại lợi ích cho người dân. Vì vậy, hoạt động khuyến nông có thể thực hiện theo các phương pháp chủ yếu sau đây: - Thực hiện mô hình trồng lạc trình diễn trên đồng ruộng sau đó mời người nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹ thuật ngay trên những mô hình trình diễn, đó là phương pháp lớp đào tạo không chính thức rất sinh động. - Lựa chọn những hộ trồng lạc giỏi, tiên tiến giúp họ xây dựng mô hình mẫu có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đó mời nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm và qua đó để nông dân tự hội thoại. Mô hình mẫu của nông dân tiên tiến được xem như là một mẫu mực, một bằng chứng thực tế sinh động, tiếng nói thuyết phục đối với các hộ khác trong vùng. - Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh truyền hình, truyền thông nông thôn, báo chí xây dựng mạng lưới ngững người làm khuyến nông được đào tạo có trình độ chuyên môn, có tâm huyết để hướng dẫn cho các hộ nông dân các kỹ thuật tròng lạc mới có hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị các giống lạc mới, kỹ thuật mới Ngoài ra, để đảm bảo cho các hộ trồng lạc trồng đúng thời vụ, tránh thiên tai dịch bệnh thì địa phương cần có các tổ chức trực tiếp đồng ruộng kiểm tra, khảo sát để đưa ra các biện pháp kịp thời và phù hợp, mặt khác phối hợp chặt chẽ với hộ trồng lạc trong công tác khuyến nông nhằm giảm thiểu tối đa những thiên tai và dịch bệnh. 3.2.4. Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố quyết định đến đầu tư cho sản xuất. Nhiều hộ gia đình do thiếu vốn nên đã đầu tư không đúng thời điểm hoặc do phải mua chịu phân bón với giá cao hơn nhiều so với giá trả tiền liền. Song hiện nay việc vay vốn thủ tục còn rườm rà, phức tạp và khó khăn. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Sau khi tiến hành xác định nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần và hộ gia đình nông dân được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn những năm qua đã thực sự đi vào cuộc sống của người nông dân ở khắp các vùng trong cả nước. Việc đầu tư vốn cho các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất đã được cụ thể hóa và có hiệu quả trong từng lĩnh vực. Hiện nay, ở vùng nông thôn xã Kỳ Đồng số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Thông thường các hộ này thường thiếu vốn, không những phải vay nặng lãi để đầu tư cho sản xuất mà còn phải vay mượn để giải quyết những nhu cầu trong đời sống vì vậy họ thường chịu lãi suất cao. Tình hình đó luôn đặt cho họ trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Qua nghiên cứu thực tế có thể rút ra một số nguyên nhân chính của tình trạng trên là: - Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nông dân, trong khi đó thì HTX tín dụng trong nông thôn chưa được củng cố. - Điều kiện cho vay đối với hộ nghèo và nhiều hộ trung bình còn vướng mắc ở khâu thế chấp vì vậy mà nhiều hộ nông dân không vay được vốn để phát triển sản xuất. - Nhìn chung chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nông thôn vào hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nông hộ. Sự thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của kinh tế hộ hiện nay. Do vậy, cùng với các giải pháp khác, giải pháp khả thi về vốn có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với các hộ trồng lạc trong thời gian tới. Theo điều tra thì chi phí trung gian cho một sào lạc là 787,08 nghìn đồng/sào. Tuy con số này không lớn nhưng đối với các hộ nghèo và trung bình trên địa bàn xã thì đây là một khoản chi phí không nhỏ, nó vượt ra ngoài khử năng tích lũy của các hộ, nếu vay tư nhân thì phải chịu lãi suất rất cao và không ổn định, hoặc là hình thức mua chịu vật tư thì tính ra mua chịu còn chịu lãi suất cao hơn lãi vay, nếu vây chủ nậu (hình thức bán lạc trước) thì không phải chịu lãi suất cao nhưng hộ trồng lạc bị ràng buộc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng phải bán lạc cho họ với sự ép giá. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ trồng lạc đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và sự phối hợp chặt chẽ của nhà nước, của các ngành và toàn xã hội. Giải pháp về vốn cần tập trung theo hướng chính sau: tăng cường vốn vay, khắc phục những vướng mắc về điều kiện cho vay, cần nhanh chóng, gọn nhẹ hơn nữa về mặt thủ tục để giải ngân vốn vay kịp thời cho mùa vụ, cũng như số vốn vay có khả năng đáp ứng như cầu tối thiểu cho sản xuất, thông qua việc cải tiến điều kiện cho hộ vay vốn, các tổ chức tài chính của nhà nước cần nghiên cứu và có những giải pháp thích hợp để cho vay ưu đãi đến những hộ nông dân nghèo. 3.2.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng Trong sự phát triển của ngành trồng lạc cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất. Cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông phải luôn được đảm bảo phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành. Đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi phải có vốn lớn, điều này nằm ngoài khả năng tài chính của các hộ. Do đó, đòi hỏi cần phải có nhà nước đầu tư một cách đồng bộ và hợp lý. Theo tôi, Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng các công trình lớn như: đường nhựa liên xã, các đoạn đường bê tông trong các thôn xóm 3.2.6. Giải pháp về tiêu thụ nông sản Giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản giúp tạo động lực thúc đẩy các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, với sự biến động lớn của thị trường nông sản thì người nông dân chưa thể yên tâm sản xuất. Bênh cạnh đó, thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu người nông dân chỉ bán cho những người thu gom nhỏ của địa phương. Chưa có công ty nào chính thức đứng ra thu mua lạc của người dân. Do đó, tình trạng bị các lái buôn ép giá vẫn diễn ra ở địa phương. Chính vì vậy, để tạo sức mạnh trong sản xuất và tiêu thụ lạc, cần thiết phải: - Có những công ty đứng ra ký kết hợp đồng thu mua lạc ổn định cho hộ nông dân. - HTX nên đứng ra thu mua hoặc tìm thị trường tiêu thụ cho lạc của địa phương. - Xây dựng và mở rộng hệ thống chợ nông thôn ở các xã để phục vụ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các thành thị và nông thôn. Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng - Xây dựng và mở rộng các cơ sở chế biến trên hoắc gần địa bàn để giảm bớt các khâu trung gian, giảm chênh lệch giá, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. - Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các nước bạn như Thái Lan, Indonesia và các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Canada 3.2.7. Mô hình liên kết - Nhà nông: là chủ thể sản xuất, tự chủ tự chịu trách nhiệm, là trung tâm của liên kết kinh tế, cần sự giúp đỡ của tất cả các chủ thể khác. - Nhà khoa học: đó là các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trung tâm khuyến nông, BVTV, trạm giống, phòng NN&PTNN bám sát tình hình thực tế của quá trình sản xuất từ lúc trồng đến lúc thu hoạch, liên kết chặt chẽ với các nhà nông, nghiên cứu hướng dẫn kỹ thuật và định hướng kỹ thuật cho người nông dân. - Nhà doanh nghiệp: bao gồm các doanh nghiệp chế biến, các công ty thu mua lạc, công ty giống, vật tư, HTX trợ giúp nông dân về vốn, vật tư, tiêu thụ nông sản hàng hóa, hỗ trợ thông tin thị trường, nhất là về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, thúc đẩy nhà nông áp dụng những công nghệ mới nhất cho sản xuất có lợi nhuận cao. - Nhà ngân hàng (Nhà NH): bao gồm NHNN & PTNN, NH chính sách xã hội, quỹ tín dụng tăng cường hỗ trợ về vốn, liên kết với các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, cho vay với lãi suất ưu đãi, định hướng sử dụng vốn trong phục vụ đầu tư cho sản xuất lạc có hiệu quả - Nhà nước: thực hiện chính sách vĩ mô về vốn, đất đai, nhân lực tác động trực tiếp, dẫn dắt chỉ đường cho hộ nông dân qua các bộ phận chức năng: Sở, Phòng NN & PTNN, trạm nông-lâm-ngư, trạm giống, trạm bảo vệ thực vật Tạo môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và phát triển quan hệ liên kết giữa các chủ thể từ mô hình, thúc đẩy các chủ thể này tăng cường liên kết với người nông dân. Mô hình liên kết cần đảm bảo được tính bền vững và hiệu quả, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, được quy định và ràng buộc rõ ràng trong hợp đồng liên kết giữa các bên. Hướng đến nông hộ và nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, nhờ tác động tích cực của hàng loạt chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nông thôn đã có những chuyển biến tích cực và thu lại những kết quả đáng kể. Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế một số giống lạc lai vụ Đông Xuân ở xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” tôi rút ra một số kết luận sau: - Sản xuất lạc là ngành kinh tế quan trọng của vùng nông thôn xã Kỳ Đồng, nó đóng góp một phần lớn vào thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. - Trồng lạc lai mang lại kết quả cao hơn giống lạc địa phương. Cụ thể sản xuất một sào lạc lai bình quân mang lại 2.863,88 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2.076,80 nghìn đồng giá trị gia tăng. Mức sinh lời chi phí khá cao, nếu đầu tư một đồng vào sản xuất sẽ thu được 3,65 đồng giá trị sản xuất, 2,65 đồng giá trị gia tăng. So với việc trồng lạc địa phương thì các thỉ tiêu này cao hơn nhiều. Cụ thể: giá trị sản xuất cao hơn 24,57%, giá trị gia tăng cao hơn 37,31%. - Xét hai giống lạc L26 và L14 thì thấy: giống lạc L26 mang lại kết quả cao hơn. Cụ thể: khi trồng một sào lạc L26 đem lại 2.940,00 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2.154,47 nghìn đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó giống L14 mang lại 2.787,75 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1.999,13 nghìn đồng giá trị gia tăng. - Bên cạnh đó, canh tác lạc của người dân địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chi phí đầu tư cao mà hiệu quả lại thấp. Do đất canh tác xấu nên người dân quá lạm dụng vào việc đầu tư để tăng năng suất. - Công tác quản lý giống còn yếu, một số giống thoái hóa vẫn chưa được thay thế. - Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã tốt. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của xã chưa phát triển toàn diện. Phần lớn nhân dân xã có trình độ văn hóa và nhận thức chưa đồng đều, nên còn khó khăn trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất lạc. - Việc cơ giới hóa trong sản xuất lạc còn ở mức thấp, chủ yếu là ở khâu làm đất. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng - Giá của các yếu tố đầu vào cao và không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư của người dân. - Chưa chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh để nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình sâu bệnh xuất hiện nhiều trong giai đoạn phát triển của lạc. Vì vậy càn chú ý hơn nữa trong công tác phòng trừ sâu bệnh và hạn chế những rủi ro của thiên tai. - Người dân thường bán lạc cho những người thu gom nhỏ của địa phương và bán tại nhà nên tình trạng bị ép giá vẫn diễn ra và khó kiểm soát trên địa bàn. Với một số nhận xét và biện pháp khắc phục trên, tôi hi vọng sẽ góp được một phần nhỏ bé của mình vào công tác nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở địa phương. II. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và nền nông nghệp nói riêng là quản lí trên tầm vĩ mô, nhà nước có thể dùng những chính sách vĩ mô để khuyến khích thúc đẩy sản xuất lạc phát triển bằng các ban hành, thực thi và giám sát kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách mà mình đưa ra. Các chính sách liên quan để phát triển sản xuất lạc bao gồm: chính sách thuế ruộng đất, chính sách hỗ trợ giá đầu vào, chính sách nhập khẩu nông sản cũng như vật tư nông nghiệp, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng nếu các chính sách này được sử dụng kịp thời có thể tạo ra những hiệu quả to lớn đối với nông nghiệp.  Đối với địa phương Chính quyền địa phương không ngừng phối hợp với các cấp, các ban ngành chức năng, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho bà con trong sản xuất. Phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân tạo nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Phát triển các nghề phụ để tận dụng các thời gian nhàn rỗi của lao động, tạo nguồn thu nhập.  Đối với ban nông nghiệp xã và HTX nông nghiệp xã Kỳ Đồng Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng Ban nông nghiệp và HTX có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lạc. HTX cung cấp trực tiếp vật tư, giống cho bà con, ban nông nghiệp thì phổ biến kiến thức về kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc cho bà con. Do đó hai phòng ban này cần: - Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất. - Mở rộng các hình thức khuyến nông đến từng hộ trồng lạc. - Cần phải đi sâu điều tra, tìm hiểu các chit tiêu về đánh giá phẩm chất, bổ sung thêm các ngiên cứu về kỹ thuật của từng giống trên từng chân đất. - Nên chuyển diện tích trồng lạc địa phương sang trồng lạc lai mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Cần hướng dẫn hơn nữa cho bà con nông dân về kỹ thuật và trong việc đầu tư phân bón để tránh lãng phí. Đồng thời, khảo nghiệm thêm nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.  Đối với các hộ Đối với các hộ sản xuất, để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc nói chung cần thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật đưa ra. Ngoài ra cần nâng cao kiến thức, kỹ thuật thâm canh lạc, phối hợp với các ban ngành nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa các dịch hại cho lạc. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc SVTH: Trần Thị Dướng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Đường Hồng Dật, cây lạc và biện pháp thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất, NXB Thanh Hóa, 02/2008. 2. Phạm Văn Thiều, kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 3. Tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, năm 2008. 4. GS. TS. Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục, 1997. 5. Dương Tấn Diệp, kinh tế vĩ mô, NXB Thống Kê, năm 1996. 6. Niên Giám Thống Kê, Hà Nội 2010 7. Niên Giám Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh 2010 8. Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ các năm 2009, 2010, 2011 của xã Kỳ Đồng. 9. Các khóa luận của khóa trước 10. Các thông tin từ website: (Tổng cục thống kê Việt Nam) (Bộ Nông Nghiệp & PTNT Việt Nam) (Tổ chức lương thực Thế Giới) Và một số trang website và tài liệu tham khảo khác. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_mot_so_giong_lac_lai_vu_dong_xuan_o_xa_ky_dong_huyen_ky_anh_tinh_ha_tinh_5363.pdf
Luận văn liên quan