Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tại phường Thủy biều – Thành phố Huế

Hoàn thiện kế hoạch và thực hiện quy hoạch vùng trồng gừng một cách cụ thể và có lộ trình - Xây dựng các cơ sở chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật về trồng gừng nhằm bổ trợ thêm về kiến thức khuyến nông cho nông dân. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh trên cây gừng thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách đúng thuốc và đúng liều lượng. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật: điện nước, giao thông.  Đối với người dân: - Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cùng với kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. - Các nông hộ cần mạnh dạn hơn nữa vay vốn để đầu tư vào sản xuất gừng, đầu tư trang thiết bị đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất. Đ

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tại phường Thủy biều – Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ căn cứ để đưa ra nhận định cuối cùng. Chúng ta phải xét thêm chỉ tiêu NB/C thì mới có nhận định chính xác vì mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận nên đây mới là chỉ tiêu nói lên tất cả về tính hiệu quả của mô hình sản xuất. Chỉ tiêu này là 3,28 lần ở nhóm hộ trồng ngoài đất và 3,54 lần của nhóm hộ trồng trong bao. Nghĩa là, cứ một đồng chi phí sản xuất thì các hộ trồng gừng ngoài đất thu được 3,28 đồng lợi nhuận còn các hộ trồng trong bao thu được 3,54 đồng lợi nhuận. Tóm lại, qua quá trình Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 50 phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của cây gừng ở hai nhóm hộ được nghiên cứu ta có thể khẳng định: Trồng gừng trong bao cho kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng gừng ngoài đất. Trồng gừng trong bao đã tỏ ra rất thành công ở nhiều địa phương trên cả nước như Quãng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Phướcvà Thủy Biều hoàn toàn có thể áp dụng thành công mô hình này dựa vào rất nhiều điều kiện thuận lợi vốn có. Trồng gừng trong bao không chỉ là một giải pháp kỹ thuật đột phá mà còn là một giải pháp kinh tế đầy triển vọng cho nghề trồng gừng ở Thủy Biều cũng như ở Thừa Thiên Huế mà chúng ta cần nhân rộng và phát triển. 2.2.5. Thị trường tiêu thụ và chuổi cung gừng các nông hộ điều tra. 2.2.5.1. Thị trường tiêu thụ gừng. Gừng là cây trồng truyền thống của Thủy Biều nên việc tiêu thụ gừng cũng chủ yếu theo con đường truyền thống. Thị trường tiêu thụ gừng của địa bàn nghiên cứu chủ yếu ở trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Gừng từ người sản xuất chủ yếu được bán ở các chợ trong địa bàn Sịa, Đông Ba, An Cựu và các chợ khác trên thành phố Huế. Ngoài ra gừng cũng được một số người bán buôn, bán lẻ chở đến chợ đầu mối Bãi Dâu để đưa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà NẵngĐa số sản lượng gừng sản xuất được là phục vụ cho nhu cầu làm gia vị hằng ngày và làm mứt ăn trong những ngày Tết cổ truyền. Gừng Huế nổi tiếng là có vị cay nồng rất thơm ngon, hương vị rất đặc biệt của nó tạo nên một “tên tuổi” gừng rất khó trộn lẫn với bất kì một loại gừng của nơi nào khác. Đây cần được coi là một thế mạnh để trong tương lai có thể phát triển gừng thành một thương hiệu thực sự nổi tiếng trên thị trường chứ không phải chỉ là sự ưa chuộng trong khu vực địa phương. Thời gian thu hoạch gừng thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch hằng năm, đây là thời điểm bà con thu hoạch gừng non để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên Đán. Đây là thời kì mà hoạt động mua bán gừng diễn ra sôi động nhất vì nhu cầu của thị trường đang lên cao. Trong thời điểm này, gừng thường được mua về làm gia vị cho các món ăn đa dạng ngày Tết hoặc được những người thu gom mua về cung cấp cho các lò nấu mứt gừng ở phường Kim Long hoặc một số nơi khác. Đồng thời các hộ gia đình cũng có nhu cầu mua gừng để tự tay mình làm một vài kí mứt gừng sử dụng trong ngày Tết. Gừng thu hoạch trong dịp này thường được giá tuy nhiên gừng lại đang non nên có trọng lượng nhẹ hơn. Đa số các hộ trồng gừng đều cố gắng kịp ại ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 51 thời thu hoạch trong dịp này để có thu nhập tiêu pha trong ngày Tết. Tuy nhiên nhiều khi có quá nhiều hộ bán gừng non làm giá gừng giảm vì thế lợi nhuận của các hộ trồng gừng bị giảm xuống. Hầu hết bà con đều giữ lại phần lớn diện tích gừng để bán dần trong giai đoạn từ sau Tết cho đến khi hết mùa gừng. Gừng lúc này đã đạt sinh khối tối đa và có nhiều xơ hơn, cay hơn. Việc tiêu thụ gừng lúc này chủ yếu được thực hiện thông qua việc bà con tự đưa ra chợ để bán lẻ hoặc bán cho những người bán buôn tại địa phương. Một số ít bà con có diện tích gừng nhiều thì họ thu hoạch gừng giống để cung cấp cho các hộ khác khi đến vụ mới, việc cất giữ gừng giống không mấy khó khăn và gừng có bị giảm bớt trọng lượng tới khi bán nhưng bù lại bán gừng giống được giá cao hơn và bà con nắm được quyền chủ động hơn trong việc thỏa thuận giá cả. Gừng giống thường có giá cao gấp 2-3 lần so với gừng thường và bà con có thể bán ngay tại nhà mình. Như vậy, thị trường tiêu thụ của cây gừng chủ yếu vẫn bó hẹp trong phạm vi trong tỉnh hay thậm chí trong các khu vực lân cận, nguyên nhân có thể nói là do sản lượng gừng thu hoạch hằng năm không cao và không ổn định. Sản phẩm gừng tiêu thụ trên thị trường chỉ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong hộ gia đình nên giá trị gia tăng còn thấp trong khi đó các sản phẩm làm từ gừng thì rất đa dạng như gừng chế biến ngâm trong nước muối, gừng ngâm siro, chè gừng. ngoài ra phải kể đến các loại sản phẩm đã được chế biến với công nghệ cao như: tinh dầu gừng, nhựa dầu gừng thì hầu như chưa hề được biết đến. Thực trạng thị trường như vậy có thể là do công nghiệp chế biến còn chưa phát triển nhưng đó sẽ là một hướng sản xuất trong tương lai nhằm thúc đẩy viêc mở rộng quy mô diện tích trồng gừng mang lại sự phát triển bền vững hơn, giá trị kinh tế cao hơn cho cây gừng ở địa phương. 2.2.5.2. Tình hình tiêu thụ Các nông hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ sản xuất gừng nói riêng, ngoài sự quan tâm về sản lượng hoặc năng suất của cây thì các hộ còn quan tâm đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm, vì vậy tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Đại họ Kin h t Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 52 Theo như điều tra thì ở Thủy Biều, thị trường tiêu thụ gừng đã được đông đảo bà con quan tâm, họ tìm hiểu thông tin thị trường qua các chợ, qua báo chí, internet...Tuy thế nhưng giá bán gừng ngày càng có xu hướng giảm xuống làm cho bà con không mấy mặn mà với việc mở rộng diện tích trồng gừng. Năm 2009 giá gừng còn ở rất cao từ 30 nghìn đồng/kg trở lên. Năm 2010 giá gừng giảm xuống còn khoảng 25 nghìn đồng/kg nhưng tới thời điểm thu hoạch của năm 2011 thì giá gừng chỉ còn từ 15 đến 20 nghìn đồng/ kg. Sự giảm sút nhanh chóng của giá gừng trong liên tiếp hai năm gần đây theo tìm hiểu của tôi là do gừng của địa phương chịu sự cạnh tranh rất mạnh của gừng trâu được nhập từ các địa phương miền nam về. Giống gừng trâu này như đã đề cập, có chất lượng không bằng gừng dé địa phương nhưng lại có năng suất cao nên giá bán rất cạnh tranh. Nếu thời gian tới giá gừng tiếp tục hạ thì rất có thể bà con ở đây sẽ không còn mặn mà với việc trồng gừng hoặc chuyển qua trồng gừng trâu. Nếu điều này xảy ra sẽ đe dọa làm mất giống gừng của địa phương vốn có chất lượng rất tốt. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm tiêu thụ gừng ở trên địa bàn ta sẽ phân tích những thống kê trong bảng sau đây: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 53 Bảng 14: Thị trường tiêu thụ gừng của các hộ điều tra Chỉ tiêu Cơ cấu (%) Tần suất Mức giá bình quân 1. Địa điểm bán 100 60 - - Tại nhà 28,3 17 20.000 đ - Tại ruộng 5 3 18.500 đ - Tại chợ 66,7 40 25.000 đ 2. Thời điểm bán 100 60 - - Giáp Tết 45 27 25.000 đ - Bán rải 40 24 25.000 đ - Đầu vụ mới 15 9 35.000 đ 3. Người đề xuất mức giá 100 29 - - Người bán 31 9 - - Người bán buôn 69 20 - ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 54 Theo bảng số liệu ta thấy đa số các hộ bán gừng mình thu hoạch được tại chợ, chiếm tỉ lệ 66,7 %. Các hộ mang tới chợ tiêu thụ nhằm mong thỏa thuận được một mức giá cao hơn là bán ở nhà. Với mức giá bình quân là 25 nghìn đồng thì phần nào làm hài lòng sự kì vọng của họ. Bởi lẽ có 28,3% số hộ bán gừng tại nhà với mức giá bình quân 20 nghìn đồng. Trong khi bán gừng ngay tại ruộng, do không mất công thu hoạch sẽ có giá là 18.500 đồng. Thống kê cho thấy hầu như các hộ bán gừng vào thời điểm cận tết và bán rải rác trong thời kì thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Bán ở những thời điểm này giúp bà con có nguồn thu nhập để trang trải chi tiêu trong gia đình đồng thời tránh được rủi ro do dịch bệnh hoặc mất trộm. Chỉ có 15% số hộ giữ lại gừng để bán giống, mặc dù giữ lại như vậy tốn thêm công chăm sóc và trọng lượng gừng sẽ bị giảm đi nhưng các hộ lại có thể bán với giá cao hơn, bình quân 35 nghìn đồng/kg mà lại có thể chủ động đưa ra giá bán. Khi giao dịch mua bán với những người mua là người bán buôn thì những người này chính là người đề xuất giá. Chính vì vậy, các hộ chỉ có quyền đinh đoạt giá khi bán gừng giống. Đây là một thực tế mà qua đó ta thấy được vai trò của việc tăng khả năng tồn trữ nông sản sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất. 2.2.5.3. Chuỗi cung ứng cây gừng Để tiến hành hoạt động sản xuất gừng, đầu tiên các hộ phải mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết như: giống, phân bón, bao trồngDo đặc điểm của sản xuất gừng là nhân giống vô tính nên giống gừng chủ yếu bà con chủ động thông qua việc cất giữ giống cho vụ sau từ vụ trước. Đây là nguồn giống có chất lượng tốt bởi nó được chọn từ những cây gừng tốt nhất của vụ trước. Trải qua các vụ canh tác, chất lượng giống vẫn được duy trì nhờ tính chất ổn định về phẩm chất của cây gừng. Một số hộ do mất mùa hoặc cần thêm giống để mở rộng diện tích phải mua thêm giống từ những hộ khác với chi phí cao hơn, trung bình 35 nghìn đồng/kg và có hộ mua với giá 50 nghìn đồng/kg. Đây là một nguyên nhân khiến chi phí sản xuất tăng cao, do vậy các hộ cần chủ động lên kế hoạch sản xuất từ sớm để chuẩn bị sẵn gừng giống. Phân bón là yếu tố đầu vào thứ hai mà hộ phải mua ngoài hoàn toàn, các hộ chủ yếu mua các yếu tố này ở các đại lí gần nhà. Một số hộ là thành viên HTX thì có thể mua phân bón ở đây với Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 55 hình thức thanh toán linh hoạt là có thể trả ngay trả chậm hoặc trả sau khi thu hoạch. Đối với phân chuồng thì các hộ gia đình mua của các hộ chăn nuôi không có trồng trọt hoặc mua ở các địa phương lân cận về như: Thủy Dương, Hương Trà. Sau khi thu hoạch, gừng được đưa vào thị trường và đến tay người tiêu dùng bằng ba kênh chính. Kênh thứ nhất từ hộ gia đình đến người bán buôn đến người bán lẻ rồi cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Người bán buôn đến từng hộ gia đình để thu gom gừng, nên hộ gia đình rất thuận lợi và chủ động trong địa điểm bán và lượng gừng bán. Khi đã thoả thuận xong giá cả và thanh toán, người bán buôn đem gừng đi phân phối lại tại các điểm đầu mối như chợ Đông Ba, chợ An Cựu... và một số địa điểm khác. Người bán buôn được hưởng chênh lệch từ việc phân phối lại này. Gừng sau khi được người bán lẻ thu mua từ người bán buôn rồi đưa vào thị trường bán cho người tiêu dùng, nên giá gừng trên thi trường lúc này khá cao từ 20 - 25.000đ/kg vì gừng phải qua nhiều khâu trung gian. Kênh này có ưu điểm là người sản xuất gừng không phải lo tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra, chủ động trong địa điểm bán và số lượng bán. Nhược điểm là đôi khi bị người bán buôn ép giá nên hộ gia đình phải chịu thiệt bán với giá thấp. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 56 Kênh thứ hai là gừng sản xuất ra được người sản xuất đem đi chợ bán lại cho người bán lẻ, hoặc trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Đây là kênh chủ yếu, lượng gừng được tiêu thụ qua đường này chiếm hơn 50% Do sẵn có lao động và phương tiện vận chuyển nên hộ gia đình đã tự đem sản phẩm của mình đi bán. Giá bán ở chợ thường cao hơn so với bán tại nhà, do đó gần đây các hộ thường đem gừng ra chợ bán, đó là hình thức mà người ta gọi là “lấy công làm lãi”. Kênh này có ưu điểm là bán trực tiếp trên thị trường nên giá bán gừng cao hơn, nên người sản xuất thu được doanh thu lớn hơn. Kênh thứ ba là gừng sẽ được những người thu gom của các cơ sở sản xuất mứt gừng thu mua và mang về các cơ sở này để làm mứt, sau công đoạn chế biến gừng bây giờ đã là sản phẩm có mẫu mã đẹp mắt và có khách hàng mục tiêu rộng lớn hơn. Mứt gừng được dán nhãn mác của các cơ sở sản xuất và được mang đi tiêu thụ ở khắp các chợ, các địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua các đại lí phân phối bánh kẹo, tạp hóa. Với mức giá từ 50 – 70 nghìn đồng/kg thì mứt gừng là sản phẩm rất được ưa chuộng nên việc tiêu thụ dễ dàng và chủ động. Như vậy thông qua công đoạn chế biến đã tạo nên giá trị gia tăng lớn hơn cho gừng đồng thời nhờ khả năng phân phối rộng hơn nên sản phẩm chế biến từ gừng Huế có cơ hội được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Qua đó góp phần quảng bá chất lượng thơm ngon của gừng Huế tới các vùng miền trên đất nước. Trong tương lai, nếu được sự quan tâm của chính quyền để phối kết hợp giữa người sản xuất gừng và các cơ sở chế biến thì hoàn toàn có thể nghĩ về những vùng nguyên liệu gừng rộng lớn và những công ty chế biến các sản phẩm từ gừng. Những công ty này không chỉ tạo điều kiện cho nghề trồng gừng phát triển bền vững mà còn tạo công ăn việc làm cho con em địa phương. Mặt khác, sự gắn kết đó còn tạo nên đầu ra ổn định, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao mang về thu nhập ổn định và làm giàu từ cây gừng. Kênh tiêu thụ gừng ở đây khá là đơn giản cho người sản xuất có thể chọn lựa. Tuy nhiên, cần tìm ra nhiều kênh tiêu thụ khác, nhằm tăng khả năng lựa chọn cho các hộ nông dân, nâng cao giá trị cho cây gừng từ đó đưa diện tích trồng gừng vào vùng chuyên canh ổn định. Đại học Kin h tế Hu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 57 2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng 2.2.6.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy mô diện tích: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế gừng đó chính là quy mô diện tích, bởi lẻ nó không chỉ là sự biểu hiện về giới hạn nguồn lực đất đai của người dân mà còn ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, mức độ chăm sóc và các yếu tố liên quan khác như về tâm lý trong quá trình sản xuấtKhi nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng khi tăng diện tích trồng gừng thì các chỉ số đánh giá kết quả và hiệu quả có sự thay đổi khá rõ nét. Với nhóm hộ có diện tích <= 500 m2 thì giá trị sản xuất mà họ thu được tương đối cao 465.983 nghìn đồng/ha và lợi nhuận tương ứng là 158.157 nghìn đồng /ha trong khi đó nhóm thứ hai diện tích từ 500 đến 1000 m2 thì giá trị sản xuất lại giảm xuống còn 674.687 nghìn đồng/ha và lợi nhuận lên tới 711.762 nghìn đồng/ha, đáng chú ý hơn nữa là khi quy mô sản xuất lớn hơn thì giá trị sản xuất và lợi nhuận lại có xu hướng tăng lên, khi quy mô diện tích lớn hơn 1000 m2 thì giá trị sản xuất lên tới 1029.577 nghìn đồng và lợi nhuận là 759.662 nghìn đồng. Khi xét tiếp các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế thì nhìn chung đều có xu hướng tăng lên rồi sau đó lại giảm xuống theo quy mô tăng dần. Qua đây ta thấy với các nguồn lực hiện có các nông hộ ở địa phương nên trồng với diện tích trong khoảng từ 1 đến 2 sào mỗi hộ thì sẽ cho hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ, đây là quy mô mà bà con có thể tiến hành thâm canh cây gừng một cách phù hợp nhất với điều kiện canh tác của chính mình và địa phương. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 58 Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây gừng STT Phân theo DT Số hộ % GO/Ha MI/Ha NB/Ha GO/C MI/C NB/C M2 (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) I DT <= 500 46 76,7 465.983 374.923 158.157 7.51 6.51 3.03 II 500 < DT =<1000 11 18,3 674.687 544.919 711.762 7.47 6.55 4.40 III > 1000 3 5 10.29.577 834.873 759.662 5.44 4.44 4.07 ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 59 2.2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng Phân tích ảnh hưởng của các chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng sẽ cho ta biết được kết quả và hiệu quả thu được tương ứng với các mức đầu tư khác nhau của các nông hộ. Các khoản chi phí sản xuất đều ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng. Nếu xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong chi phí sản xuất bằng phương pháp phân tổ thì rất phức tạp và khó theo dõi. Nên ở đây tôi chỉ phân tổ thống kê chi phí sản xuất để xem xét mức độ ảnh hưởng của C đến hiệu quả sản xuất gừng một cách chung nhất. Để đánh giá mối quan hệ này tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo C cho hai nhóm hộ nhóm hộ là trồng gừng ngoài đất và trong bao, kết quả phân tổ được thể hiện rõ ở bảng 16 và 17: Xem xét bảng16 ta thấy được ảnh hưởng của chi phí sản xuất tới kết quả và hiệu quả trồng gừng ngoài đất. Theo đó, khi chi phí sản xuất tăng lên nằm trong khoảng bé hơn hoặc bằng 1 triệu đồng thì các chỉ tiêu GO/Ha, MI/Ha, NB/Ha đều tăng, điều này cho thấy sự gia tăng chi phí đầu tư đã mang lại sự gia tăng về kết quả sản xuất, cây gừng được chăm sóc tốt hơn nên nhờ vậy cho năng suất sản lượng cao hơn. Tuy nhiên cây trồng luôn có giới hạn năng suất nên khi ta tăng mức đầu tư vượt qua ngưỡng giới hạn thì cây gừng sẽ bị giảm sút năng suất, có thể mức chi phí đầu tư của các hộ chưa quá cao nhưng sự đầu tư không cân đối cũng dễ gây ra hiện tượng phản tác dụng. Bằng chứng là khi chi phí cao quá 1 triệu đồng thì các chỉ tiêu trên có sự giảm sút. Cụ thể, GO giảm từ 165241 nghìn đồng/ha xuống còn 46377 nghìn đồng/ha. Tương tự các chỉ tiêu MI và NB cũng bị giảm. Các chỉ tiêu hiệu quả thì có sự biến thiên theo chiều hướng giảm rõ nét hơn. Cụ thể, khi chi phí sản xuất không lớn quá 500 nghìn đồng thì chỉ tiêu GO/C là 13.03 lần, MI/C là 12.03 lần, NB/C là 3.96 lần nhưng khi chi phí vượt quá 1 triệu đồng thì các chỉ tiêu trên đều giảm mạnh, lần lượt là 4.64 lần 3.64 lần và 1.96 lần. Như vậy tính hiệu quả đã bị giảm đi khi bà con mở rộng diện tích trồng gừng. Điều này nghe có vẻ rất vô lí, nói vậy nghĩa là bà con càng mở rộng diện tích thì càng chịu lỗ. Thực tế điều này là đúng, do canh tác ngoài đất gần đây đã bộc lộ những nhược điểm đó là: Bà con tốn nhiều công lao động hơn, mặt khác diện tích lớn thì việc chăm sóc không được tốt nhất, thứ hai dịch bệnh làm cho những hộ trồng gừng nhiều Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 60 càng bị thiệt hại nặng hơn. Thứ ba là việc đầu tư trên diện tích lớn sẽ làm cho chi phí đầu tư hạn hẹp của hộ bị dàn trải nên mức độ thâm canh không cao. Điều này đặt ra vấn đề là bà con cần cân nhắc tính hiệu quả của đồng vốn đầu tư khi có ý định mở rộng diện tích, việc nắm rõ các định mức kĩ thuật khi chăm sóc cây gừng là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên, hầu như chưa có chương trình tập huấn kỹ thuật nào từ trước tới nay được triển khai cho các đối tượng này. Học chủ yếu trồng gừng theo kiến thức truyền miệng và mang tính kinh nghiệm là chính. Như chúng ta đã biết trồng gừng trong bao cho năng suất cao hơn hẳn so với trồng gừng ngoài đất. Chính vì vậy, mức đầu tư thâm canh của các hộ trồng theo phương thức này cũng cao hơn hẳn. Do sự khác biệt lớn về mức đầu tư chi phí sản xuất như vậy nên tôi đã chủ động tiến hành tách riêng hai nhóm hộ này trước khi phân tổ theo chi phí sản xuất để đảm bảo số liệu phân bố tập trung và chính xác. Nhóm hộ này tôi tiến hành phân thành 3 tổ như sau: Tổ I gồm những hộ có chi phí sản xuất không vượt quá 10 triệu đồng. Tổ II gồm những hộ có chi phí sản xuất lớn hơn 10 triệu nhưng không quá 20 triệu. Tổ III gồm những hộ có chi phí sản xuất lớn hơn 20 triệu đồng. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 61 Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng trồng ngoài đất Stt Phân theo C Số hộ % GO/Ha MI/Ha NB/Ha GO/C MI/C NB/C 1000 Đ (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) I C <=500 33 76,7 98.446 88.446 39.581 13.03 12.03 3.96 II 500< C =<1000 16 18,3 165.241 144.112 58.705 7.82 6.82 2.81 III C >1000 1 5 46.377 36.377 19.565 4.64 3.64 1.96 Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng trong bao Stt Phân theo C Số hộ % GO/Ha MI/Ha NB/Ha GO/C MI/C NB/C 1000 Đ (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) I C <=10000 14 76,7 965000 780371 693015 5.12 4.12 3.64 II 10000< C =<20000 12 18,3 908757 723649 642688 4.82 3.82 3.39 III C >20000 4 5 1010204 804918 720429 5.03 4.03 3.63 ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011)Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 62 Ta thấy rằng các chỉ số phản ánh kết quả và hiệu quả của các hộ ở tổ II thấp hơn so với tổ I, nguyên nhân là đa số các hộ ở đây rất hào hứng với mô hình mới trong khi lại chưa có kinh nghiệm trồng gừng trong bao, mặt khác do sự vận dụng kỹ thuật canh tác không phù hợp nên vụ đầu các hô này đều đầu tư chi phí không đạt hiệu quả cao nhất. Quy mô chi phí lớn nhưng đầu tư chưa bài bản đã làm cho hiệu quả không được như ý muốn. Khi quan sát các chỉ số của tổ III, ta lại thấy cao hơn so với tổ II, chú ý rằng tổ III chỉ có 4 hộ. Đây đều là những hộ tiên phong trong thử nghiệm mô hình trong bao từ vụ trước nên rất có kinh nghiệm trong canh tác. Mặt khác, họ là những cán bộ hội nông dân đã đích thân vào tận Quãng Ngãi để học hỏi mô hình nên nắm rất vững kỹ thuật canh tác. Nhờ vậy họ không chỉ biết đầu tư một cách hợp lí và bài bản mà còn biết vận dụng rất linh hoạt các kỹ thuật canh tác vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương. Một đồng chi phí bỏ ra các hộ này thu về được 5.03 đồng giá trị sản xuất, 4.03 đồng thu nhập hỗn hợp và 3.63 đồng lợi nhuận ròng. Nếu các hộ khác cũng trồng gừng đạt được hiệu quả kinh tế cao như thế này thì mô hình trồng gừng trong bao thực sự sẽ làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn của phường. Để đạt được điều này, vai trò của hội nông dân và các đoàn thể khác cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa nhằm giúp cho mô hình được triển khai thành công. Như vậy thông qua phân tổ và phân tích ta thấy được hai yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây gừng đó là quy mô diện tích và chi phí sản xuất. Nhìn chung, năng suất của cây gừng ở cả hai hình thức trồng đều chưa đạt được giá trị tối đa nên nếu biết cách đầu tư hợp lí vào chi phí sản xuất thì bà con có thể tiếp tục nâng cao năng suất cho cây gừng hơn nữa. Mở rộng quy mô để đạt được lợi thế chi phí theo quy mô đồng thời tích lũy kinh nghiệm trồng gừng theo phương thức mới. 2.2.7. Tình hình sản xuất gừng năm 2012 của phường Thủy Biều. Bảng số liệu sau đây, là kết quả khảo sát được của tôi khi hỏi các hộ nông dân về việc định hướng quy mô sản xuất trong vụ gừng của năm 2012. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 63 Bảng 18: Định hướng quy mô sản xuất trong vụ gừng của năm 2012 Định hướng sản xuất năm 2012 Số hộ cùng ý kiến Tỷ lệ (%) Mở rộng quy mô 19 31,7 Giữ nguyên quy mô 32 53,3 Chuyển đổi sang mô hình trồng bao 9 15 ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Như vậy, có 31,7% trong tổng số các hộ được hỏi có ý định mở rộng quy mô, đây là dấu hiệu khá tích cực, mặc dù giá gừng không được như kì vọng nhưng đối với những hộ có kỹ thuật canh tác tốt, gừng cho năng suất cao thì gừng vẫn là cây trồng mang lại thu nhập cao hơn so với những cây trồng khác như: ngô, đậu, sắnhầu hết các hộ có ý định mở rộng quy mô đều thuộc nhóm hộ trồng gừng trong bao. Trong khi đó, hơn một nữa số hộ được hỏi (53,3%) nói rằng họ sẽ vẫn giữ nguyên diện tích của vụ trước hoặc có thể thu hẹp bớt diện tích, đây là những hộ mà năm vừa rồi gừng của họ cho năng suất không cao hoặc mất mùa do dich bệnh, ngoài ra giá giảm cũng là một nguyên nhân khiến nhiều hộ phải cân nhắc trong việc có nên mở rộng diện tích hay không. Với việc mô hình trồng gừng trong bao chứng tỏ được sự ưu việt của mình thì có 15% số hộ sẽ chuyển đổi từ mô hình trồng ngoài đất sang trồng trong bao nhằm đạt được năng suất cao hơn mà tiết kiệm được diện tích. Nếu đầu ra ổn định hơn thì rất có thể trong vụ tới tỉ lệ này sẽ tăng lên rất cao. Đây chưa phải là con số quá cao nhưng chính quyền địa phương hi vọng trong năm tới đây, khi mà các hộ trồng gừng đạt được hiệu quả cao hơn nữa thì sẽ khuyến khích các hộ khác mạnh dạn đầu tư hoặc chuyển đổi mô hình. 2.2.8. Những khó khăn và nguyện vọng của bà con trong sản xuất gừng. Trong quá trình phỏng vấn và nói chuyện tôi đã ghi nhận được rất nhiều tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân ở đây. Bà con bày tỏ khá nhiều khó khăn, những trở ngại trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nhất là trong sản xuất canh tác cây gừng. Loại cây mà đã gắn bó với người nông dân tại đây cả mấy đời. Để nắm rõ tình hình sản xuất tại đây từ đó có cơ sở để đưa ra những tư vấn cho chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho bà con. Những khó khăn này chính là những vật cản chính khiến sản xuất cây gừng tiếp tục phát triển. do đó nếu Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 64 chính quyền có thể giúp nhân dân vượt qua được những khó khăn này thì cây gừng sẽ có cơ hội lớn để phát triển. Do là một địa phương gần đô thị lớn là thành phố Huế, nên thiếu đất canh tác là một trở ngại lớn cho cây gừng phát triển. Điều này ta đã thấy khá rõ trong phần phân tích biến động đất đai của phường cũng như phần tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra. Có 14 hộ tương ứng với 23,3 % số hộ được hỏi gặp phải khó khăn này. Các hộ gặp phải khó khăn này đều có nguyện vọng được cấp thêm đất để tiến hành sản xuất. Đây không chỉ là nguyện vọng của hộ này mà cũng là nguyện vọng của nhiều hộ khác không nằm trong diện điều tra. Tuy nhiên, đây lại là khó khăn chung của cả phường, tuy sản xuất nông nghiệp ở đây khá phát triển nhưng do quỹ đất canh tác khá hạn hẹp phải chia sẻ cho cả các hoạt động sản xuất đa dạng khác như: công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng nên việc có thêm đất sản xuất cần tích cực khai hoang thêm vùng đất đồi ở khu vực Trường Đá. Giá rẻ cũng là một khó khăn rất đáng ngại của nông dân trồng gừng ở đây. Những năm trước giá gừng rất cao, có khi lên tới hơn 30000 đ/kg. Thế nhưng, hai năm trở lại đây và nhất là năm 2011 giá của gừng giảm mạnh làm cho bà con hoang mang không dám sản xuất thêm. Nếu trước đây, giá gừng cao làm cho bà con rất phấn khởi trong sản xuất thì bây giờ giá gừng xuống thấp làm cho nhiều người còn bị lỗ khi bỏ ra nhiều chi phí để chăm bón mà thu hoạch về không bù đắp nổi. Đây là một khó khăn mang tính chất khách quan mà nền kinh tế thị trường đòi hỏi người nông dân phải đối mặt. Thực tế việc giá gừng giảm xuất phát từ sự cạnh tranh của gừng trâu được nhập từ các tỉnh phía nam. Loại gừng này tuy không ngon bằng gừng dé trồng ở địa phương nhưng lại rẻ hơn nhiều, củ lại to và láng bóng rất bắt mắt. Từ thực tế này người nông dân cần thấy rằng trong xu thế hiện nay, muốn nông sản cạnh tranh được với hàng hóa của những địa phương khác thì cần nâng cao kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất cây trồng giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời cũng cần quan tâm đến mẫu mã hàng hóa của sản phẩm mình làm ra có phù hợp vói sở thích thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Xu hướng tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng, độ an toàn thực phẩm do vậy cần phát huy thế mạnh về chất lượng đặc biệt của giống gừng địa phương mình. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bà con phải bắt buộc chỉ trồng gừng địa phương mà phủ nhận những Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 65 ưu điểm của giống gừng trâu. Bà con cần mạnh dạn đưa giống gừng này vào canh tác để đa dạng hóa sản phẩm của mình và sản xuất theo một hướng mới bền vững hơn đó là hướng vào thị trường xuất khẩu. Bởi lẽ, gừng trâu chính là giống gừng xuất khẩu rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Bảng 19: Tổng hợp những khó khăn và nguyện vọng của bà con trong sản xuất gừng. Khó khăn của nông hộ Số hộ % Những nguyện vọng Số hộ % Thiếu vốn 3 5 Vay vốn 3 5 Thiếu đất 14 23,3 Thêm đất sản xuất 14 23,3 Thiếu lao động 13 21,7 Thuê lao động, máy móc 13 21,7 Thiên tai 5 8,3 Cảnh báo thiên tai 5 8,3 Dịch bệnh 11 18,3 Tư vấn dịch bệnh 11 18,3 Giá rẻ 14 23,3 Trợ giúp đầu ra 14 23,3 Tổng 60 100 Tổng 60 100 ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2011) Thiếu lao động để sản xuất gừng cũng là một khó khăn tiếp theo của Thủy Biều. Ở đây cũng xảy ra một thực trạng giống như bao vùng sản xuất nông nghiệp khác trên đất nước ta, đó là hiện tượng lao động trẻ không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy mỗi hộ ở đây chỉ có khoảng 2 lao động nông nghiệp. Với đặc thù sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nhiều công lao động nên số lao động trên sẽ không kham nổi khối lượng công việc khi vào mùa vụ. Càng khó khăn hơn khi hầu hết các hộ, 2 lao động đó lại chính là những chủ hộ và vợ hoặc chồng. Đa số họ cũng đều đã khá nhiều tuổi, không còn là lao động sung sức nhất. Sự thiếu hụt lao động nông nghiệp còn xuất phát từ cơ cấu lao động có tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp khá cao. Việc huy động thêm lao động phi nông nghiệp tham gia gần như là không thể, nên giải pháp bà con sẽ nghĩ tới là thuê lao động ngoài hoặc máy móc. Do vậy bà con cần coi đây là một thị trường để một số hộ sở hữu máy móc có thể cho thuê. Dịch bệnh là nhược điểm cố hữu của hình thức trồng gừng ngoài đất. Nguyên nhân là do việc canh tác trên nền đất cũ đã làm phát sinh nhiều loại bệnh hại khác nhau. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh thối củ gừng mà dân gian quen gọi là “chạy”. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 66 Với việc được chuyển giao mô hình trồng trong bao thì nhược điểm này coi như được giải quyết dứt điểm, bởi lẽ mỗi năm trồng là một lượt đất khác nhau nên sẽ không để lại mầm bệnh gây thối củ cho vụ sau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những hộ sẽ vẫn tiếp tục với hình thức sản xuất cũ nên bà con có nguyện vọng sẽ có cán bộ khuyến nông về để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách chữa trị một cách chính xác nhất. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 67 CHƯƠNG III : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GỪNG 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây gừng trên địa bàn phường Thuỷ Biều. Qua nghiên cứu ở trên, một phần nào đó biết được về tình hình trồng gừng ở Thuỷ Biều tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau mong có thể giúp bà con nông dân phát triển việc trồng gừng được tốt hơn. 3.1.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất gừng. Sản xuất gừng hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Quy mô diện tíchtrồng còn hẹp trong khi diện tích có khả năng trồng gừng còn lớn. Vì vậy hộ gia đình nên mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, chuyển đổi những vùng trồng màu, cây ngắn ngày kém hiệu quả nhưng có khả năng phát triển gừng sang trồng gừng. Hoặc tiến hành trồng xen gừng trong bao dưới tán cây Thanh trà chưa khép tán. Biện pháp khắc phục và cải tạo vườn tạp hoặc trồng xen gừng với Thanh tiến hành như sau:  Đối với việc xen canh với Thanh trà. Quy hoạch vùng trồng xen canh Thanh Trà với gừng trên diện tích Thanh Trà vừa được trồng mới 19 ha. Đây là vùng Thanh Trà vừa được mở rộng nên cây đang trong quá trình khép tán, diện tích chiếu sang còn lớn nên rất thuận lợi để đặt các bao gừng ở xung quanh gốc cây. Việc xen canh này vừa tận dụng được đất đai nhàn rỗi vừa hạn chế cỏ dại mọc làm giảm năng suất Thanh Trà lại đỡ mất công làm cỏ của bà con. Như vậy, giải pháp này cũng đồng thời giải quyết được khó khăn của các nông hộ là thiếu đất để trồng gừng như đã đề cập ở phần trước.  Đối với vườn tạp + Đối với những vườn quá xấu, quá lẫn tạp, cây trồng trong vườn mang lại hiệu quả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ, vệ sinh toàn bộ vườn và trồng mới gừng, chọn từng giống gừng phù hợp với mảnh đất đó. Trong quá trình làm cần có sự tư vấn và chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật. ại h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 68 3.1.2. Giải pháp về giống và kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây gừng * Giống Hiện nay các hộ nông dân có thói quen dùng giống gừng dé địa phương, vì thế năng suất chưa cao và không thể cạnh tranh về giá và mẫu mã với gừng trâu. Do đó cần có các lớp tập huấn do cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn cho nông dân trồng gừng đúng kỹ thuật, nhất là giống gừng trâu còn khá lạ lẫm với nông dân ở đây. Cần khuyến khích nông dân sử dụng giống gừng này vì nó cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Mặt khác, cần liên hệ với trung tâm cây giống để có nguồn cung cấp giống tốt cho địa phương, tránh nhập về loại giống xấu tạp giao. Các yếu tố kỹ thuật + Thời vụ. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu và địa hình của địa phương, thời vụ trồng gừng thích hợp nhất ở địa phương là tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên với hình thức trồng bao thì bà con có thể mạnh dạn trồng một năm hai vụ. Vụ đầu tiên trong năm có thể là vụ trái, trồng vào tháng 11, 12 âm lịch.Trồng trái vụ có thể năng suất sẽ không cao như chính vụ nhưng lại có thể bán giá cao và thu lợi nhuận lớn. + Mật độ, khoảng cách. Trồng gừng trong bao có thể xếp các bao thành hàng, mỗi hàng hai lối cho tiện chăm sóc. Khoảng cách giữa các hàng có thể đủ để vừa người đi là được. Cần tận dụng cả những diện tích không sử dụng đến trong vườn, nhà như: hai bên lối đi, sân thượng + Phân bón. Căn cứ vào tính chất về nông hoá, thổ nhưởng của vùng đất. Đặc biệt đất ở Thuỷ Biều nhìn chung là chua, nghèo đạm và kali, vì thế cần chú ý cải tạo độ chua và nâng cao độ phì của đất. Cây gừng nói chung yêu cầu thâm canh cao, cần nhiều phân chuồng, phân xanh. Do đó, nên duy trì tình hình chăn nuôi như hiện nay, khắc phục tình trạng thất thoát phân chuồng và khuyến cáo nhà làm vườn sử dụng phân hữu cơ. Đối với gừng trồng trong bao cần bón phân đúng định mức kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Bón phân phải đúng thời kì để cây đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phình to tạo củ. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 69 + Bảo vệ thực vật. Theo dõi sâu bệnh cho gừng để có biện pháp phòng ngừa chữa trị kịp thời. Nhất là loại bệnh nấm gây thối củ gừng mà dân gian gọi là “gừng chạy”. Đối vói loại bệnh nguy hiểm này hiện nay bà con có thể dùng chế phẩm EM, Trico-ĐHCT để chữa trị. Đây là chế phẩm do đại học Cần Thơ nghiên cứu và tạo ra đã khắc phục rất hiệu quả bệnh thối củ gừng ở các tỉnh miền nam. + Hệ thống tưới tiêu. Trong khi nguồn nước rất dồi dào nhưng trên 90% các hộ trồng gừng ít hoặc không tưới nước cho gừng. Chính quyền cần quan tâm hỗ trợ cho nhà làm vườn xây dựng hệ thống tưới tiêu cho các hộ phân bố tập trung để đủ nước trong mùa nắng và tiêu úng trong mùa mưa mới đảm bảo năng suất, chất lượng cao và ổn định. + Chăm sóc Cần thường xuyên theo dõi chăm sóc cẩn thận để gừng không bị thiếu nước, phân bón và đất phủ lớp mặt để củ gừng có thể phát triển tốt nhất. 3.1.3. Giải pháp về vốn. Để phát triển sản xuất thì vốn là yếu tố hết sức quan trọng. Phát triển cây gừng trong bao yêu cầu vốn đầu tư ban đầu tương đối cao về giống, vật tư nông nghiệp. Nhưng do cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức (ngân hàng, các quỷ hổ trợ phát triển...) còn hạn chế, bên cạnh đó, do tâm lí sợ rủi ro, không trả được nợ nên các hộ nông dân chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với nguồn vốn thông qua các dự án tín dụng và của đoàn thể với lãi suất ưu đãi. Mặt khác, cần cho vay vốn theo nhu cầu của hộ, có thể căn cứ vào dự án sản xuất cùng với diện tích vốn có của hộ để xem xét định mức và thời hạn cho vay. Trong khi cho vay vốn phải đi kèm dịch vụ vật tư thiết yếu bởi có như vậy mới đảm bảo cho các hộ nông dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Hội nông dân phường cần thành lập một ban đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ năm vừa rồi được hội nông dân trung ương cho vay vốn để trình lên hội tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của trung ương để nhân rộng mô hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn. Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 70 3.1.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ. Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Cho đến nay, sản phẩm gừng của địa phương chưa có năm nào là không tiêu thụ được. Tuy nhiên, hiện nay phong trào trồng gừng diễn ra rầm rộ, do hiệu ứng tâm lí từ những hộ thành công trong vụ năm ngoái nên sản lượng gừng được dự báo sẽ tăng đột biến trong thời gian tới. Nếu chỉ tiêu thụ trong tỉnh thì sẽ không hết, do đó chính quyền, hội nông dân, HTX cần đồng hành cùng người dân trong việc lien kết với các doanh nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu để đảm bảo đầu ra ổn định cho người trồng. Tránh tình trạng gừng trồng ra nằm yên tại chỗ do không tìm được nơi tiêu thụ. Chúng em xin đưa ra các giải pháp sau: + Tăng thông tin tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài Tỉnh. + Cần lập ra các cơ sở đứng ra mua sản phẩm (có thể khuyến khích những tư thương đã có kinh nghiệm trong việc mua gừng tham gia), tránh tình trạng mua đi bán lại, ép giá đối với người nông dân, tạo thông tin ổn định giữa người mua và người bán. + Để có mẫu mã đẹp, chất lượng gừng tốt nhằm tạo chổ đứng trên thị trường và có giá trị xuất khẩu thì phải chú ý trong khâu thu hoạch gừng. Cần bỏ thói quen thu hoạch bằng cào, cuốc và thay vào đó là thu hoạch bằng tay (vì thu hoạch gừng trong bao rất dễ), chú ý tránh làm gừng bị đứt gãy nhiều làm gừng nhanh bị mất nước khi cất giữ lâu ngày. 3.1.5. Một số giải pháp khác + Cần phải cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng, thực hiện dự án tiêu úng vùng màu, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để chống úng cho gừng. Đẩy mạnh tiến bộ việc chuyển đổi ruộng đất để thuận tiện trong thâm canh, đầu tư cho sản xuất. + Thực hiện tốt công tác khuyến nông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách báo, truyền hình, băng đĩa... Tăng cường công tác nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và khuyến khích mọi nông dân tham gia, đồng thời tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa những người trồng gừng... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 71 + Cử cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, cán bộ hội nông dân, hội làm vườn đi học các lớp đào tạo về kỹ thuật, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các vùng trồng gừng khác trong tỉnh để phổ biến lại cho bà con nông dân ở địa phương. 3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô Để phát huy hiệu quả kinh tế của cây gừng hơn nữa, định hướng chủ yếu của phường trong thời gian tới là hướng vào phát triển vùng trồng gừng. Theo quy hoạch của phường, ở Thuỷ Biều sẽ hình thành vùng trồng gừng với diện tích khoảng 20 ha. Hiện nay diện tích vùng trồng gừng ở Thuỷ Biều chỉ có khoảng 6 ha Hiệu quả kinh tế khi đầu tư phát triển cây gừng và xây dựng thương hiệu gừng Huế: - Theo quy hoạch trên và với sản lượng bình quân ổn định khoảng 50 - 60 tấn/ ha trong tương lai khi diện tích quy hoạch đều cho nang suất ổn đinh thì mỗi vụ Thủy Biều có thể đạt sản lượng 1000 đến 1200 tấn gừng. Nếu chỉ tính giá 10000 đồng/kg thì doanh thu từ gừng cũng đã đạt từ 10 đến 12 tỷ đồng/vụ Như vậy, với quy hoạch như trên và được đầu tư phát triển đúng mức, cây gừng sẽ là hàng hoá có chất lượng cao và là sản phẩm đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn. - Theo quy hoạch, khi hình thành vùng trồng gừng sẽ góp phần chuyển đổi được cơ cấu cây trồng, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao trong nước và tạo khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường các nước. - Tuy nhiên, không phải chỉ cần có một lượng sản phẩm lớn, hoàn hảo về chất lượng là có thể đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm mà cần phải phát triển thương hiệu gừng Huế để đẩy mạnh tiêu thụ, nếu không làm tốt khâu này sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của cây gừng khi bị cạnh tranh về giá của gừng từ các địa phương khác hoặc xa hơn là nước khác. Từ những hiệu quả kinh tế của cây gừng và việc xây dựng thương hiệu gừng Huế nêu trên thì phương hướng và nhiệm vụ phát triển cây gừng Huế đến năm 2013 sẽ là: * Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm: - Mở rộng diện tích vùng trồng như quy hoạch được phê duyệt. - Cải tạo các vùng trồng có chất lượng chưa cao. - Xây dựng vườn giống cây gừng chất lượng cao. Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 72 - Ứng dụng công nghệ vào bảo quản sau thu hoạch nhằm kéo dài thời vụ và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Xây dựng đề tài nghiên cứu nhằm xác định và nâng cao chất lượng gừng Huế. - Ứng dụng các phương pháp thâm canh. - Mở rộng mạng lưới nước và điện đến vùng trồng xa dân cư để nâng cao năng suất, chủ động trong tưới tiêu. - Nghiên cứu tạo ra sản phẩm trái vụ. * Tiêu thụ sản phẩm: - Thành lập bộ phận thu mua và tiêu thụ sản phẩm. - Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. - Quản lý việc in ấn và sử dụng nhãn hiệu gừng Huế. - Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm gừng Huế như đưa lên trang Web, tham gia Hội chợ hàng nông sản. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 73 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Gừng là loại cây gia vị đã tồn tại và phát triển ở Thừa Thiên Huế từ lâu, trở thành thứ gia vị không thể thay thế văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Với vị trí ở phía Tây Nam thành phố Huế, bên bờ Sông Hương, Thuỷ Biều là một vùng có điều kiện về thổ nhưỡng và chất đất rất phù hợp cho việc phát triển trồng gừng. Đây cũng là cây trồng chính mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình trên địa bàn. Hàng năm nguồn thu nhập từ gừng đóng góp một phần quan trọng vào đảm bảo đời sống và tao điều kiện cho sự phát triển kinh tế của phường nói riêng, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. So với hoạt động trồng lúa và trồng các cây trồng khác thì hoạt động trồng gừng mang lại một phần thu nhập khá cao cho các hộ gia đình ở đây. Do vậy, phường đã và đang có chủ trương mở rộng quy mô trồng gừng,chuyển đổi hầu hết diện tích trồng gừng theo kiểu tryền thống kém hiệu quả sang trồng gừng trong bao. Lãnh đạo phường dự kiến đến năm 2015 mở rộng diện tích đất trồng gừng lên 15 đến 20 ha. Tuy hiệu quả mà hoạt động trồng gừng đem lại là khá lớn nhưng hiện nay, hoạt động này vẫn vấp phải các khó khăn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Do đó, chính quyền phường và các hộ cần có những biện pháp để hạn chế những thiệt hại do các hiện tượng trên gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh gừng . Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh công tác quy hoạch sản xuất, ứng dụng phương pháp thâm canh tăng năng suất, tạo ra sản phẩm trái vụ, đẩy mạnh công tác xây dựng đẩy mạnh thương hiệu gừng Huế, quảng bá sản phẩm trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ triển lãm. Hướng đến mục đích cuối cùng là sản xuất gừng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. 2. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước: - Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung các chính sách về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá các yếu tố đầu vào. - Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gừng ở các địa phương. Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 74 - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ gừng, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức trong việc chế biến xuất khẩu gừng, mở rộng hơn nữa các thị trường hiện có và thị trường tiềm năng. - Tăng cường đầu tư và nghiên cứu khoa học các chế phẩm sinh học để hỗ trợ tăng năng suất chất lượng gừng, tạo ra các loại thuốc bảo vệ cây gừng khỏi các loại sâu bệnh nguy hiểm.  Đối với chính quyền địa phương: - Hoàn thiện kế hoạch và thực hiện quy hoạch vùng trồng gừng một cách cụ thể và có lộ trình - Xây dựng các cơ sở chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật về trồng gừng nhằm bổ trợ thêm về kiến thức khuyến nông cho nông dân. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh trên cây gừng thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách đúng thuốc và đúng liều lượng. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật: điện nước, giao thông.  Đối với người dân: - Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cùng với kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. - Các nông hộ cần mạnh dạn hơn nữa vay vốn để đầu tư vào sản xuất gừng, đầu tư trang thiết bị đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình tình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2011 và định hướng kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2012 của phường Thủy Biều 2. Báo cáo của ban chấp hành hội nông dân phường Thủy Biều lần thứ XI – nhiệm kỳ 2012 – 2017. 3. Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai của phường Thủy Biều năm 2008 4. Giáo trình Kinh Tế Nông Hộ Và Trang Trại, PGS.TS Mai Văn Xuân, trường Đại học Kinh Tế Huế. 5. Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Nông Nghiệp, PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, trường Đại học Kinh tế Huế. 6. Giáo trình Kinh Tế Nông Nghiệp, TS Phan Văn Hoà, trường ĐH Kinh Tế Huế. 7. Bài giảng Thống Kê Nông Nghiệp, Th.S Nguyễn Văn Vượng, ĐH Kinh Tế Huế. 8. Bài giảng Marketing Nông Nghiệp, Nguyễn Công Định, ĐH Kinh Tế Huế. 9. Khoá luận tốt nghiệp của các khóa trước. 10. Các trang web có liên quan. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC NÔNG HỘ SX GỪNG Ở PHƯỜNG THỦY BIỀU TP HUẾ Người điều tra: Lê Ngọc Phong - Trường đại học kinh tế Huế Ngày diều tra: ......./......./2012 (Những thông tin trong phiếu này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu học tập) I. Thông tin tổng quát Mã số phiếu . Họ tên chủ hộ Giới tính Nam Nữ Địa chỉ Tổ .Khu vực.........Phường : Thủy Biều. TP Huế. SĐT 0 Tuổi Kinh nghiệm sx gừng Trình độ văn hóa Chuyên môn Tình trạng kinh tế Nghèo TB Giàu 1.1. Tình hình nhân khẩu lao động: Chỉ tiêu Số lượng (người) Tổng số nhân khẩu Số lao động nông nghiệp Số lao động phi nông nghiệp Số lao động kiêm 1.2. Tư liệu sản xuất của các hộ Loại ĐVT Số lượng GT mua (1.000 đ) - Trâu bò cày kéo Con - Cày Cái - Bừa Cái - Máy cày Cái - Máy xay xát Cái - Máy bơm nước Cái - Máy tuốt lúa Cái -Xe thô sơ Cái - Bình phun thuốc Cái - Công cụ khác(cuốc, vét, ven) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 1.2. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của nông hộ II. Tình hình sản xuất gừng. Hình thức Diện tích(m2) Sản lượng(kg) Năng suất (kg/m2) Giá bán (1000/kg) Biến động Doanh thu (1000đ) 2.1. Chi phí đầu tư sản xuất gừng. 2.1.1. Chi phí sản xuất Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền(1000đ) Biến động giá so với năm trước Tự có Mua ngoài Tăng (1000đ) Giảm (1000đ) -Giống () Kg -Phân đạm Kg -Phân lân Kg -Phân tổng hợp Kg -Phân hữu cơ Kg -Phân vi sinh Kg -Vôi Kg -Thuốc BVTV 1000 đ -Chi phí lao động Công +Làm đất/vào bao Công +Chăm sóc Công +Thu hoạch Công -Mua/thuê đất 1000 đ -Nước tưới 1000 đ -Bao trồng Cái 2.1.2. Chi phí tài chính Loại đất Diện tích( m2) Số năm/ số vụtrong năm Loại đất 1.3.1. Đất SX canh tác 1.3.2. Đất trồng cây hằng năm 1.3.2.1. Đất trồng gừng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong Nguồn vốn Năm vay Thời hạn Số tiền(trđ) Lãi suất(%) Tiền lãi (1000đ/th) Mục đích 2.1.3. Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất gừng trong tổng thu của hộ Diễn giải Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Tổng 100 Thu từ trồng trọt Trong đó từ SX gừng Thu từ chăn nuôi Thu từ NTTS Thu từ ngành nghề Thu dịch vụ khác Thu khác (Lương trợ cấp) 2.2. Gia đình bác có muốn mở rộng diện tích trồng gừng trong vụ tới không?vì sao? Khó khăn có không Nguyện vọng Thiếu vốn Vay vốn Thiếu giống Hỗ trợ giống Thiếu đất Thêm đất sản xuất Thiếu lao động Thuê máy móc Thiếu kiến thức canh tác Tập huấn kỹ thuật Thiếu thông tin thị trường Hỗ trợ thông tin Thiên tai Hỗ trợ thiệt hại Dịch bệnh Cảnh báo kịp thời 2.3. Thông tin về thị trường của các hộ trồng gừng. 2.3.1. Hộ mua các yếu tố đầu vào(vật tư) ở đâu? Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong 2.3.2. Hình thức thanh toán là? Trả ngay trả dần trả sau khi thu hoạch 2.3.3. Hộ tiêu thụ gừng thu hoach được như thế nào? Mục đích Số lượng (kg) Giá bán (1000 đ) Thời điểm bán Địa điểm bán Người ra giá Người quyết định giá Tiêu dùng Bán củ Bán giống Làm mứt Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_gung_tai_phuong_thuy_bieu_thanh_pho_hue_5452.pdf
Luận văn liên quan