Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xa Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cần nhanh chóng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau của xã theo hướng chuyên canh sản xuất rau hàng hoá. Cần sớm nhân rộng mô hình thí điểm rau an toàn đến từng người dân nhằm xây dựng thương hiệu cho rau của xã, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Đồng thời cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng hợp lý và có hiệu quả các loại phân bón và thuốc BVTV. Đồng thời giáo dục cho người dân ảnh hưởng của việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu. - Tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm cho người dân, xây dựng hệ thống thông tin thị trường đảm bảo người dân có thể xác định được nhu cầu thị trường. 2.3. Đối với người trồng rau - Chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật trồng rau sạch, các tiêu chuẩn về rau an toàn, từ đó có những quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào đảm bảo sản phẩm được thị trường chấp nhận. - Tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm lâu năm trong trồng rau để tiến hành sản xuất để đem lại hiệu quả cao. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập - Các nông hộ cần mạnh dạn hơn nữa vay vốn để đầu tư vào sản xuất rau, đầu tư trang thiết bị đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. - Cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với những người bán buôn để có thị trường tiêu thụ ổn định. Đồng thời chủ động tìm kiếm thông tin thị trường và giá cả để có kế hoạch sản xuất hợp lý. Trường Đại học Kin

pdf93 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xa Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức thứ (1) và công thức thứ (2) cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho hộ gia đình. Đối với công thức thứ (1), trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại 7,56 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với công thức thứ (2), trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại 4,37 đồng chi phí thu nhập hỗn hợp. Về chỉ số MI/GO, nhìn chung trên tất cả 3 công thức luân canh trên thì chỉ số này rất cao. Trong đó, chỉ số MI/GO của công thức luân canh (1) và công thức luân canh (3) là gần bằng nhau và lần lượt là 0,88; 0,89, chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu thu được từ việc trồng rau của các hộ dân thì sẽ có 0,88; 0,89 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó công thức luân canh (2) lại có chỉ số thấp nhất là 0,81 do ở công thức này có chi phí sản xuất lớn và nguyên nhân là do chi phi giống của các loại rất cao, đặc biệt là chi phí giống rau tần ô. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh học và khả năng thích nghi của từng loại rau và tuỳ thuộc vào sự biến động, nhu cầu về sản phẩm rau của thị trường, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng hộ khác nhau mà các hộ gia đình ở đây nên xác định lựa chọn công thức nào cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.5.1. Phân tích SWOT đối với kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau 2.5.1.1. Những điểm mạnh - Nghề trồng rau ở xã Quảng Thành được hình thành từ lâu đời, là nghề mang lại nguồn thu nhập chính của gia đình. - Người dân ở xã cần cù, siêng năng, có kinh nghiệm trong sản xuất rau, có tâm tư nguyện vọng muốn phát triển, mở rộng thêm diện tích trồng rau Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 55 - Trong thời gian qua, các cơ quan chính quyền địa phương đã có các chính sách về đất đai, tập huấn kỹ thuậtcho các hộ gia đình trồng rau để các hộ sản xuất đúng hướng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời chính quyền địa phương cũng đang thí điểm mô hình rau an toàn. 2.5.1.2. Những điểm yếu - Tuy người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau nhưng do kiến thức còn hạn chế nên gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ - Tình hình trang bị tư liệu sản xuất còn thấp cũng như đầu tư các yếu tố đầu vào sản xuất chưa hợp lý. - Diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẽ, hầu hết các hộ chưa sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai nên hiệu quả mang lại là chưa cao. - Sản phẩm rau của xã Quảng Thành chưa tạo được thương hiệu và lòng tin trong lòng người tiêu dùng. Rau ở xã tuy được gọi là rau an toàn nhưng chưa có một tổ chức nào đảm bảo sự an toàn của rau được sản xuất ra, do đó không xây dựng được thương hiệu. Hàm lượng thuốc BVTV trong rau của các hộ trồng rau ở đây vẫn còn cao. 2.5.1.3. Những cơ hội - Nhà nước luôn có những định hướng và chiến lược cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của ngành rau xanh. Và chính quyền các cấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chủ trương, chính sách để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau ở địa phương, quy hoạch các vùng trồng rau tập trung, mở hướng sản xuất ra mới, sản xuất rau an toàn, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái để giới thiệu về ngành sản xuất rau của địa phương - Trước sự bùng nổ về các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm ngày nay thì rau xanh là sự lựa chọn của tất cả người tiêu dùng trong những bửa ăn hàng ngày. Nhu cầu của người dân ngày càng tăng, và là khi thu nhập ngày càng tăng thì nhu cầu về rau cũng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về rau sạch và rau an toàn. - Xã Quảng Thành là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi, nguồn nước tưới dồi dào do hệ thống nước ngầm Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 56 phong phú đem lại, lượng phù sa được bồi đắp từ các nhánh của sông Hương, sông Bồ, đồng thời đất đai ở đây là loại đất thịt rất phù hợp với sản xuất rau. - Với hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh như trục xã-liên xã với tổng chiều dài 8,35km đã đổ nhựa và bê tông do đó rất thuận lợi cho việc vận chuyển. 2.5.1.4. Những thách thức - Hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất, dư lượng thuốc BVTV trên rau khá lớn, hoặc người dân sử dụng thuốc kích thích, thuốc hoá học nhằm tăng năng suất, bảo quản sản phẩm hay ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng, do đó, người tiêu dùng thường dè dặt trong việc chọn lựa rau và yêu cầu rất khắt khe về chất lượng của rau. - Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng rau, từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau. - Sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm rau ở trong và ngoài tỉnh như rau của Đà Lạt..., với chất lượng tốt hơn, giá cả rẽ hơn và chủng loại phong phú hơn so với rau ở Quảng Thành. Đây là một thách thức lớn cho nghề trồng rau ở xã Quảng Thành. 2.5.2. Phân tích bằng phương pháp phân tổ thống kê 2.5.2.1. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư (C) Chi phí sản xuất chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ sản xuất, để đánh giá ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất, tôi phân chi phí sản xuất thành 4 tổ ứng với mức đầu tư khác nhau. Mối quan hệ giữa chi phí trung gian và kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau. Bảng 15: Mức đầu tư chi phí sản xuất cho việc trồng rau của các hộ điều tra (BQ/sào/năm) Khoảng cách tổ (1000đ) Hộ Chi phí đầu tư BQ (1000đ) GO (1000đ) MI (1000đ) MI/C (lần)Số hộ % <3600 7 14,00 3573,35 23.749,96 20.176,61 5,65 3600-3700 22 44,00 3647,74 25.548,36 21.900,63 6,00 3700-3800 11 22,00 3741,54 27.467,16 23.725,62 6,34 >3800 10 20,00 3857,09 33.563,00 29.705,92 7,70 BQC 50 100,00 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 57 Mức chi phí đầu tư sản xuất bình quân của một hộ là 3699,77 nghìn đồng/sào/năm. Đây là mức đầu tư khá cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy, mức độ đầu tư chi phí sản xuất của các hộ tỉ lệ thuận với cả hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế. Cụ thể, xét trên chỉ tiêu kết quả thì ở nhóm có mức đầu tư thấp nhất có GO/sào là 23.749,96 nghìn đồng/sào, nhóm hộ có mức đầu tư cao nhất thì có GO/sào là 33.563,00 nghìn đồng/sào. Bên cạnh đó chỉ tiêu hiệu quả của nhóm hộ có mức đầu tư thấp có MI/C là 5,65 lần, nhóm hộ có mức đầu tư cao thì chỉ số MI/C là 7,70 lần. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc sử dụng chi phí đầu vào quá mức như phân bón quá nhiều làm giảm năng suất của cây trồng, mặt khác đầu tư chi phí trung gian quá mức, không hợp lý gây lãng phí làm giảm hiệu quả như sử dụng giống quá mức, không hợp lý. Đồng thời qua bảng trên ta có thể thấy được, chỉ có 7 hộ gia đình có mức đầu tư dưới 3600 nghìn đồng/sào/năm, có chi phí đầu tư BQ là 3573,35 nghìn đồng/sào/năm và thu nhập hỗn hợp bình quân của một hộ gia đình nằm trong nhóm này là 20.176,61 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,65 lần. Có 22 hộ có mức đầu tư nằm trong khoảng từ 3600 nghìn đồng đến 3700 nghìn đồng/sào/năm, đây là nhóm hộ được trưng của mức chi phí đầu tư của các hộ điều tra khi chiếm 44% tổng số hộ được điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân chung của nhóm này là 21.900,63 nghìn đồng/sào/năm, với chỉ số MI/IC là 6,00 lần. Và có 11 hộ có mức đầu tư nằm trong khoảng từ 3700 nghìn đồng đến 3800 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 22% tổng số hộ được điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân chung của nhóm này là 23.725,62 nghìn đồng/sào/năm, với chỉ số MI/IC là 6,34 lần. Số còn lại (10 hộ) có mức đầu tư trên 3800 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 20% tổng số hộ được điều tra. Những hộ này có mức thu nhập hỗn hợp bình quân và chỉ số MI/IC là lớn nhất với thu nhập hỗn hợp bình quân của hộ gia đình thuộc nhóm này là 29.705,92 nghìn đồng/sào/năm và chỉ số MI/IC là 7,70 lần. Qua phân tích mối quan hệ giữa mức độ đầu tư chi phí sản xuất với kết quả và hiệu quả sản xuất chúng ta có thể thấy các hộ sử dụng chi phí sản xuất bước đầu đã đạt được hiệu quả. Nhưng để nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa các hộ cần nâng cao hiệu quả sử dụng các loại chi phí, sử dụng tiết kiệm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 58 2.5.2.2. Ảnh hưởng của chi phí lao động Trong sản xuất rau, thì chi phí lao động ở đây là chi phí lao động tự có, là công chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch rau. Ta có bảng đánh giá ảnh hưởng của chi phí lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra. Bảng 16: Mức chi phí lao động đầu tư cho việc trồng rau của các hộ điều tra (BQ/sào/năm) Khoảng cách tổ (1000đ) Hộ Chi phí lao động BQ (1000đ) C (1000đ) GO (1000đ) MI (1000đ) MI/C (lần) Số hộ % <17.000 12 24,00 16.800 3647,19 23.371,82 19.724,64 5,41 17.000-18.000 17 34,00 17.600 3653,78 25.287,38 21.633,59 5,92 18.000-19.000 10 20,00 18.400 3709,61 27.982,67 24.273,06 6,54 >19.000 11 22,00 19.200 3819,53 33.872,98 30.353,97 7,95 BQC 50 100,00 17.920 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Nhìn chung thì các hộ đã chú ý vào đầu tư vào chi phí lao động, có nghĩa là người dân thường xuyên chăm sóc, bảo vệ rau trong cả năm. Qua bảng trên ta thấy rằng nếu người dân đầu tư vào công chăm sóc càng lớn thì giá trị sản xuất GO/sào/năm, thu nhập hỗn hợp càng lớn và chỉ số hiệu quả càng cao. Cụ thể, nhóm có mức đầu tư lao động thấp nhất có GO/sào là 23.371,82 nghìn đồng/sào, nhóm hộ có mức đầu tư lao động cao nhất thì có GO/sào là 33.872,98 nghìn đồng/sào. Bên cạnh đó chỉ tiêu hiệu quả của nhóm hộ có mức đầu tư lao động thấp có MI/C là 5,41 lần, nhóm hộ có mức đầu tư lao động cao thì chỉ số MI/IC là 7,95 lần Qua bảng số liệu trên ta thấy, số hộ có mức đầu tư lao động 17.000 nghìn đồng/sào/năm chiếm tỷ lệ lớn là 24% tổng số hộ điều tra, có mức đầu tư chi phí cho lao động là 16.800 nghìn đồng/sào/năm, có thu nhập hỗn hợp là bình quân của hộ gia đình thuộc nhóm này là 19.724,64 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,41 lần. Và những hộ có mức đầu tư cao hơn sẽ có mức thu nhập hỗn hợp lớn hơn. Có 17 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động nằm trong khoảng từ 17.000 nghìn đồng đến 18000,00 nghìn đồng/sào/năm, chiếm tỉ lệ lớn nhất là 34% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 21.633,59 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,92 lần. Có Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 59 10 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động nằm trong khoảng từ 18.000 nghìn đồng đến 19000 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 20% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 24.273,06 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 6,54 lần. Còn lại, 11 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động lớn hơn 19.000 nghìng đồng/sào/năm chiếm 22% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 30.353,97 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 7,95 lần. Tóm lại, chi phí lao động càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao, chỉ số MI/C càng tăng. 2.5.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố khác Ngoài các nhân tố kể trên thì còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ nông dân ở xã Quảng Thành, ví dụ như quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đầu tư và kết quả sản xuất. Và bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Bảng 17: Quy mô sản xuất của các hộ trồng rau (BQ/sào/năm) Khoảng cách tổ (sào) Hộ Diện tích rau BQ (sào) C (1000đ) GO (1000đ) MI (1000đ) MI/C (lần)Số hộ % <1,4 4 8,00 1,30 3623,34 22.294,67 18.671,33 5,15 1,4-1,6 22 44,00 1,47 3641,62 24.376,48 20.734,85 5,69 1,6-1,8 9 18,00 1,63 3695,92 27.073,00 23.377,08 6,33 1,8-2,0 8 16,00 1,86 3775,49 31.770,78 27.995,29 7,42 >2,0 7 14,00 2,04 3845,03 34.685,44 30.840,41 8,02 BQC 50 100,00 1,63 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy được diện tích rau bình quân của các hộ là 1,63 sào. Và hầu hết các hộ sản xuất đều có quy mô sản xuất rau nằm trong khoảng 1,4-1,6 sào, với 22 hộ, chiếm 44% tổng số hộ được điều tra với giá trị GO/sào đạt 24.376,48 nghìn đồng và thu nhập hỗn hợp MI là 20.732,85 nghìn đồng/sào/năm. Thu nhập hỗn hợp bình quân chung của các hộ đạt khá cao là 23.621,88 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số hiệu quả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 60 MI/C là 6,38. Điều này chứng tỏ việc sản xuất rau của các hộ nông dân cũng khá thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Những hộ có quy mô càng lớn thì hiệu quả kinh tế mang lại càng cao, chỉ số MI/C càng lớn, do đó thu nhập của những gia đình này cũng cao hơn so với những gia đình có quy mô nhỏ hơn. Nhìn chung, thì khoảng cách tổ giữa các nhóm là không lớn, khoảng cách tổ giữa các nhóm là 0,2 sào. Nhóm tổ có quy mô sản xuất thấp nhất thì có GO/sào bằng 22.294,67 nghìn đồng/sào/năm và có chỉ số hiệu quả thấp hơn các nhóm tổ còn lại, chỉ số MI/C là 5,15 lần, số hộ nằm trong nhóm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có 4 hộ, chiếm 8% tổng số hộ điều tra. Có 7 hộ có quy mô diện tích sản xuất rau trên 1,94 sào chiếm 14% tổng số hộ điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân của mỗi hộ là 30.840,41 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C đạt cao nhất là 8,02. Tóm lại, để nâng cao hơn nữa hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất rau các hộ cần mở rộng quy mô diện tích cho phù hợp, nên tận dụng tối đa quỹ đất của gia đình và sử dụng hợp lý đất đai. 2.5.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra thông qua hàm COBB-DOUGLAS 2.5.3.1. Xây dựng mô hình Để đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả trồng rau của các hộ điều tra ở xã Quảng Thành, tôi xây dựng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Mô hình có dạng: Y=A*X1α1*X2α2*X3α3*X4α4*eβD (1) Trong đó: Y: Thu nhập hỗn hợp đạt được trên một sào trồng rau (1000đ/sào/năm) X1: Chi phí giống rau (1000đ/sào/năm) X2: Chi phí phân bón (1000đ/sào/năm) X3: Chi phí lao động (1000đ/sào/năm) X4: Kinh nghiệm trồng rau của chủ hộ (năm) D : Biến giả chỉ tình hình tập huấn của chủ hộ ( D=0 chỉ các chủ hộ chưa qua tập huấn, D=1 các chủ hộ đã qua tập huấn) Logarit hoá 2 vế của (1), ta được: LnY= lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + βD Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 61 Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến doanh thu và thu nhập hỗn hợp của hoạt động sản xuất rau. Nhưng trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đánh giá sự tác động của các nhân tố chủ quan: chi phí phân bón, chi phí giống, chi phí lao động, kinh nghiệm trổng rau của hộ và với biến giả là tình hình tập huấn của chủ hộ. 2.5.3.2. Phân tích kết quả thu được từ mô hình Khi đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến thu nhập hỗn hợp, tôi đã dùng phần mềm trong Excel để chạy hàm sản xuất Cobb-Douglas. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 18: Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất rau Các biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t Stat Sig (P_value) R Square 0,9526 Số quan sát 50 F 176,7541 Hệ số tự do A -12,2205 3,2285 -3,7851 0,0005 LnX1 0,9800 0,3004 3,2621 0,0021 LnX2 0,5843 0,2746 2,1276 0,0390 LnX3 0,9361 0,2449 3,8225 0,0004 LnX4 0,4750 0,1328 3,5765 0,0009 D (tập huấn) 0,0521 0,0211 2,3561 0,0230 (Nguồn: Phân tích số liệu điều tra năm 2011) Qua số liệu phân tích hàm sản xuất, ta được 5 biến có ý nghĩa đối với mô hình vì có mức ý nghĩa sig <0,05 và phù hợp với thực tế. Hệ số R2 cho biết phần trăm biến động của biến phụ thuộc do các biến giải thích trong mô hình gây ra. Với R2=0,9526 tức là các biến đưa vào mô hình giải thích được 95,26% sự biến động của biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp tính trên một sào/năm. Và F=176,7541 với mức ý nghĩa là 0,05, do đó bác bỏ giả thiết H0 rằng các biến Xi không làm ảnh hưởng đến MI bình quân/sào/năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 62 Hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra có dạng: Y=0,00000493 * X10,9800 *X20,5843 X30,9361 * X40,4750 * e 0,0521D Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của thu nhập hỗn hợp (MI): Hệ số hồi quy của chi phí giống rau là α1=0,9800 có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tăng chi phí giống lên 1% thì thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,8368% . Giống là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau. Sử dụng giống hợp lý thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng, ngược lại nếu sử dụng giống không hợp lý, gây lãng phí thì sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên từ đó làm thu nhập của người dân giảm đi. Do đó các hộ trồng rau ở đây cần sử dụng giống hợp lý hơn nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Nhân tố chi phí phân bón, với hệ số hồi quy là α2=0,5843 có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tăng chi phí phân bón lên 1% thì thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,6045%. Phân bón là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau, vì bón phân đầy đủ và hợp lý thì đất đai mới màu mỡ, cây trồng mới phát triển tốt. Các hộ nông dân ở đây do đã được tập huấn thường xuyên nên việc bón phân hay đặc biệt là bón phân chuồng theo đúng tỷ lệ hợp lý làm cho chi phí phân chuồng tăng lên làm thu nhập hỗn hợp của các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng. Để tăng năng suất, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cần đảm bảo hợp lý tỷ lệ bón giữa các loại phân, bón đầy đủ và hợp lý theo quy định. Với hệ số hồi quy α3=0,9361, nếu tăng chi phí lao động lên 1%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thu nhập hỗn hợp sẽ tăng lên 0,9361%. Trong sản xuất rau cần rất nhiều công lao động như chăm sóc, thu hoạch, do đó nếu công chăm sóc tăng lên thì sẽ làm cho hiệu quả kinh tế cũng tăng. Đối với các hộ sản xuất rau ở xã Quảng Thành, nếu muốn tăng thu nhập của sản xuất rau cần đầu tư chi phí hơn nữa vào lao động, đặc biệt là tận dụng tối đa lao động tự có. Kinh nghiệm sản xuất rau của các hộ điều tra là rất lớn, hầu hết các hộ trồng rau ở xã Quảng Thành rất có kinh nghiệm trong trồng rau, họ có khả năng phản ứng tốt và linh hoạt trước sự biến động thất thường của thời tiết và những rủi ro trong quá trình sản xuất rau từ đó thu nhập của họ thường rất cao. Với hệ số hồi quy α4= 0,4750, nếu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 63 kinh nghiệm trồng rau của hộ tăng lên 1% , trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,4750%. Tuy nhiên, các hộ dân trồng rau nếu muốn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cần kết hợp giữa kinh nghiệm trồng rau của người dân với những kiến thức sản xuất và kỹ thuật tiên tiến. Kết quả phân tích trên cũng cho thấy hệ số biến giả β=0,0521, tức là khi cố định các yếu tố khác, nếu các hộ có tham gia tập huấn thì thu nhập hỗn hợp sẽ tăng thêm 0,0521% so với các hộ không tham gia tập huấn. Điều này chứng tỏ, nếu các hộ có tham gia tập huấn thì sẽ bồi dưỡng thêm những kiến thức trong sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng rau, do đó tăng hiệu quả kinh tế mang lại thu nhập cao cho hộ. Nhìn chung các nhân tố đưa vào mô hình đều ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động sản xuất rau và đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp. Vì vậy trong quá trình sản xuất, các hộ muốn tăng thu nhập hỗn hợp lên thì cần chú trọng, quan tâm đến các nhân tố trên như cần sử dụng tối đa, bố trí lao động hợp lý đặc biệt là lao động tự có, đầu tư hợp lý các loại phân bón, giống và thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất rau theo hướng an toàn. 2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH 2.6.1. Thị trường tiêu thụ rau của địa bàn nghiên cứu Thi trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Thông qua thị trường tiêu thụ thì người sản xuất có thể quyết định quy mô sản xuất cũng như cơ cấu các loại rau. Mặt khác thông qua thị trường các hộ kiểm tra được chi phí sản xuất cũng như đánh giá được chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm. Thị trường tiêu thụ rau xanh của địa bàn nghiên cứu chủ yếu ở trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Rau từ người sản xuất chủ yếu được bán ở thị trường khác như ở các chợ Sịa, Đông Ba, An Cựu và các chợ khác trên thành phố Huế và một phần nhỏ sản phẩm từ rau được người sản xuất bán ở chợ xã là chợ Tây Ba, ngoài ra rau ở xã cũng được một số người bán buôn, bán lẻ chở đến chợ đầu mối Bãi Dâu để đưa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình hay Đà Nẵng Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 64 Tóm lại, sản phẩm rau ở xã có số lượng lớn, chất lượng tương đối tốt, tuy chất lượng rau ở xã đã được người tiêu dùng biết đến nhưng thị trường tiêu thụ vẫn không ổn định và giá cả thường rất thấp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân. Và để ổn định và phát triển rau, nâng cao hiệu quả sản xuất rau cũng như mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, ổn định giá cả thì cần các biện pháp như phát triển hệ thống thông tin thị trường để người dân có thể biết được, từ đó họ có thể yên tâm sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau. 2.6.2. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra Qua điều tra các hộ nông dân, ta có thể xây dựng được các kênh phân phối rau chủ yếu. Ta có sơ đồ kênh phân phối sau để có thể thấy được kênh tiêu thụ rau của nhóm hộ trồng rau. Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ rau của nhóm hộ điều tra con đường phân phối chính từ nông dân và thương lái Nông dân Chợ lẻ Người bán buôn/ thương lái Chợ đầu mối Người tiêu dùng Nhà hàng, khách sạn 64% Người bán lẻ 22% 14%Trư ờng Đạ học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 65 2.6.2.1. Đặc trưng các thành phần tham gia 2.6.2.1.1. Hộ nông dân Sơ đồ 4: Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp Hộ nông dân là nhân tố rất quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm rau. Họ đã đầu tư trang thiết bị, vật tư và sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm. Với diện tích trồng rau bình quân của hộ là1,63, thì có thể thấy được rằng, người nông dân ở xã Quảng Thành giành rất ít diện tích cho trồng rau. Qua sơ đồ 4, ta thấy rõ được, các hộ trồng rau có 3 mối quan hệ trực tiếp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, người nông dân thường bán cho những người bán buôn hay thương lái hoặc có thể bán cho những người bán lẻ, một số ít đem ra chợ ở xã bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Thông thường, nếu đúng qui trình thì rau được thu hoạch vào lúc sáng sớm vì khi đó rau trông tươi mát, chưa mất nước và cân nặng nhất trong ngày. Nếu được nông dân tự vận chuyển ra chợ bán lẻ hoặc đến điểm thu mua ngay. Tuy nhiên trên thực tế của nghiên cứu, nếu nông dân bán cho các thương lái hay người bán buôn thì rau được thu hoạch vào lúc chiều (từ 4-5 giờ) khi đó rau khô ráo để tránh giập nát khi vô bao bì và dễ vận chuyển về đêm. 2.6.2.1.2. Người bán buôn/ thương lái Họ là mắc xích trung gian giữa người sản xuất và những người bán lẻ, hoặc giữa người sản xuất và người tiêu dùng, hoặc các tác nhân trung gian khác. Nông dân Người bán lẻ Người bán buôn/ thương lái Người tiêu dùng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 66 Sơ đồ 5: Người bán buôn/ thương lái và các mối quan hệ trực tiếp Với người bán buôn thì hoạt động phân phối là hoạt động chính. Họ thu mua rau của các hộ trong khu vực với khối lượng lớn, ổn định và yêu cầu chất lượng cao, từ đó họ đưa tới các chợ đầu mối để cung cấp lại cho những người bán lẻ hoặc những nơi khác như nhà hàng, khách sạn 2.6.2.1.3. Người bán lẻ Người bán lẻ buôn bán quanh năm, thường thu mua những sản phẩm từ nông dân hay thương lái. Rất nhiều những người bán lẻ tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân).Thông thường họ tập trung tại chợ, họ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cung ứng cho các nhà hàng nhỏ. Sơ đồ 6: Người bán lẻ và các mối quan hệ trực tiếp Người bán lẻ sau khi mua hàng từ nông dân hoặc thương lái thì họ sẽ đem sản phẩm đến nơi họ thường buôn bán như ở các chợ lẻ và khách hàng của người bán lẻ là người tiêu dùng. Ngoài ra một số lượng lớn cấp cho các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, căng tin, các nhà trẻ....cùng mục đích phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. 2.6.2.1.4. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng của chuỗi cung rau và là tác nhân trực tiếp đến thu nhập của các nhân tố trong cả toàn bộ khâu phân phối, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất cũng như các quyết định sản xuất của người nông dân. Người bán buôn/ thương láiNông dân Chợ đầu mối Nhà hàng, khách sạn Chợ đầu mối Nông dân Người bán lẻ Chợ lẻ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 67 Người tiêu dùng ở đây có thể là những khách sạn, nhà hàng cao cấp hay các nhà hàng bình dân hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Những nhóm người tiêu dùng khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác nhau về sản phẩm rau. 2.6.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ rau của các hộ trồng rau Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy rõ người trồng rau ở xã thường bán sản phẩm của mình cho nhiều nơi khác nhau, họ có thể bán cho người bán buôn, đồng thời có thể bán cho người bán lẻ hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung, kênh tiêu thụ rau ở xã Quảng Thành có 3 kênh phân phối chủ yếu sau: - Kênh 1: Người sản xuất - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Đây là kênh dài nhất, có nhiều tác nhân tham gia nhất trong kênh tiêu thụ rau ở xã Quảng Thành. Theo kênh này, rau phải qua 2 trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hộ trồng rau sẽ được các thương lái hay người bán buôn tới trực tiếp nhà, hoặc người dân sẽ mang rau của mình tới tập kết để người bán buôn tới thu mua. Thường trong một thôn có từ 2 đến 3 người bán buôn là người trong thôn, riêng thôn Thành Trung có 3 người tham gia bán buôn và có doanh nghiệp thu gom lớn là Doanh Nghiệp Thu Mua và Chế Biến Rau An Toàn Hoá Châu. Sau đó rau từ người bán buôn này sẽ đem đến phân phối đến những người bán lẻ, và người bán lẻ thường tập trung ở các đầu mối rau như chợ Bãi Dâu, chợ Đông Ba, chợ ở thị trấn Sịa, sau đó rau từ người bán lẻ sẽ đến người tiêu dùng. Riêng có doanh nghiệp Hoá Châu thì sản phẩm rau sẽ được bán lại cho các siêu thị lớn như siêu thị BigC Huế, CoopMart hoặc bán cho những người bán lẻ ỏ các chợ lớn như chọ Đông Ba, chợ Bến Ngự, tuy nhiên số lượng thu mua từ người sản xuất thường không lớn, trung bình chỉ từ 1- 1,5tạ/ngày. Với kênh phân phối này thì sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về giá từ người sản xuất thu được và người tiêu dùng phải trả. Nhưng với kênh phân phối này thì người sản xuất sẽ bán được với khối lượng lớn, giúp họ trách được tình trạng hư hỏng hoặc không bán được hàng. Do đó số hộ tham gia kênh phân phối này thường rất lớn, có đến 32 hộ, chiếm 64% tổng số hộ được điều tra. Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 68 - Kênh 2: Người sản xuất - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh phân phối này đã giảm bớt một tác nhân đó là người bán buôn, do đó giá người sản xuất bán ra thường cao hơn một ít. Và người bán lẻ ở đây có thể là người sản xuất có phương tiện để vận chuyển, do đó làm tăng nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên số hộ theo kênh phân phối này chỉ có 11 hộ, chiếm 22% tổng số hộ được điều tra. - Kênh 3: Người sản xuất - Người tiêu dùng Đây là kênh đơn giản nhất, rau được tiêu thụ một cách trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hộ sau khi thu hoạch xong thường đem bán trực tiếp ra các chợ Tây Ba tại xã, hoặc có thể tới chợ ở các xã lân cận để bán. Người tiêu dùng sẽ mua được mua với mức giá rẽ hơn và rau tươi hơn. Tuy nhiên khối lượng rau bán theo hình thức này thường ít. Số hộ bán theo hình thức này chỉ có 7 hộ, chiếm 14% tổng số hộ được điều tra Bảng 19: Số hộ bán theo các kênh phân phối STT Hình thức bán Số hộ % 1 Bán cho người bán buôn 32 64,0 2 Bán cho người bán lẻ 11 22,0 3 Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 7 14,0 4 Bán cho siêu thị, khách sạn 0 0,0 Tổng 50 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Tóm lại, kênh tiêu thụ của các hộ trồng rau xã Quảng Thành khá đầy đủ, tuy có doanh nghiệp thu mua rau để bán lại cho các siêu thị, nhà hàng, nhưng số lượng bán còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng khối lượng rau của xã. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 69 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU TẠI XÃ QUẢNG THÀNH - Tiếp tục chỉ đạo để duy trì sản xuất ổn định khoảng 60 ha, đồng thời phải đa dạng hóa các chủng loại giống cây trồng, rau trái vụ phù hợp với điều kiện ở địa phương và nhu cầu của thị trường. Quan tâm đến chất lượng của vùng rau bằng các giải pháp như: ứng dụng công nghệ sinh học, các qui trình chăm bón, tập huấn kỷ thuật Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vùng rau có chất lượng cao theo tiêu chuẩn ViệtGáp, tiến tới xây dựng thương hiệu “Rau an toàn Quảng Thành - Trên cơ sở chủ trương và sự nhất trí của huyện Quảng Điền, xã Quảng Thành cùng với các cơ quan chức năng của huyện cần tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất rau - Cần quy hoạch và mở rộng hơn nữa, thu hút người dân tham gia vào sản xuất rau an toàn, để từ đó có thể ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu và áp dụng các giống rau mới cho năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nông dân và tiến tới một nền sản xuất rau an toàn và bền vững. - Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao kiến thức của người dân trong sản xuất, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất rau, hạn chế sử dụng các chất kích thích độc hại trong sản xuất. - Đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông tiêu thụ rau, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của người dân vào mùa khô. - Giới thiệu và quảng bá rau trên thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, từng bước xây dựng thương hiệu rau ở xã Quảng Thành.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 70 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống chợ, thông tin liên lạc nhằm hoàn thiện về mặt hạ tầng kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất rau của mình. - Cần tu sữa một số tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã và liên huyện nhằm đảm bảo cho việc lưu thông, vận chuyển sản phẩm được dễ dàng, giảm bớt chi phí vận chuyển, phục vụ sản xuất. - Xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi bao gồm hệ thống tưới tiêu cho các vùng, các thôn để phục vụ hoạt động sản xuất của người dân, tránh thiệt hại khi gặp thiên tai, lũ lụt, hạn hán. - Đồng thời nên vận động người dân đóng góp công sức cùng các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và gắn trách nhiệm bảo vệ tài sản chung cho người dân, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ tài sản công. 3.2.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật - UBND xã cần kết hợp với trung tâm khuyến nông ngư của huyện và tỉnh, trường Đại Học Nông Lâm trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân trồng rau, nghiên cứu và chuyển giao các giống có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc BVTV và phân bón hoá học đúng liều lượng, đúng quy trình kỹ thuật. - Mở thêm các lớp đào tạo, dạy nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ cho người nông dân. Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao trong và ngoài huyện, tỉnh, xây dựng các mô hình trình diễn, vận động người dân tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất rau. - Nhà nước và địa phương cần xây dựng một số cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn, hỗ trợ trang thiết bị máy móc, vốn cho các cơ sở thu mua chế biến hiện có đồng thời các cơ quan chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích và ưu đãi các tổ chức cá nhân xây dựng cơ sở chế biến trên địa bàn xã. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 71 3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ - Cần liên kết các hộ trồng rau trong một tổ chức thống nhất, cùng tham gia liên kết sản xuất, tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng và người thu mua nhằm giúp nhau phát triển đồng thời chia sẽ được những rủi ro. - Chính quyền địa phương nên xây dựng một kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất rau, sự biến động giá cả các loại rau, nhu cầu của thị trường về sản phẩm từ rau để người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán. - Điều quan trọng nhất là chính quyền cần tạo điều kiện để người dân giới thiệu sản phẩm của mình đồng thời cần có các giải pháp để xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau sạch, rau an toàn cho các hộ nông dân trồng rau trong xã - Cần có chính sách ưu đãi về thuế, môi trường về chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp thu mua. 3.2.4. Giải pháp về vốn - Lượng vốn để sản xuất rau thường không lớn. Nhưng để sản xuất được rau sạch, rau an toàn, sản xuất theo hướng thâm canh thì đòi hỏi người dân phải đầu tư nhiều về tư liệu sản xuất, do đó nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân, cho người dân vay vốn ưu đãi. - Đồng thời khi cho người dân vay vốn phải hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, trách tình trạng thất thoát vốn và không có khả năng trả nợ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, tôi có một số kết luận sau: - Quảng Thành là một xã có điều kiện rất thuận lợi chon việc trồng rau. Trồng rau hiện đang phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác có hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân trong xã. - Năng suất, sản lượng trồng rau có xu hướng ngày càng tăng qua các năm và ngày càng được đầu tư phát triển. Nhờ đó, thu nhập từ rau chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của người dân, góp phần cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương. - Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ đều thu được lợi nhuận khá cao, thể hiện qua giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp ổn định qua các năm. Với giá trị sản xuất năm 2011 là 27.321,65 nghìn đồng/sào/năm/hộ và trung bình một năm người dân trồng rau thu về khoảng 20-23 triệu đồng/sào, đây là nguồn thu ổn định của người dân ở xã. - Với khả năng thích nghi tốt và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên xà lách, cải , ngò là 3 loai cây được trồng quanh năm và cho năng suất khá cao, và mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. - Năng suất của các loại rau của các hộ điều tra ở xã Quảng Thành chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là công lao động và kinh nghiệm của người dân, tiếp đến là chi phí giống và phân bón cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả kinh tế của sản xuất rau. Vì vậy cần chú trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đạt năng suất cao hơn. - Tuy nhiên, hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn mà nguyên nhân có thể từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đã hình thành được vùng sản xuất rau tập trung nhưng mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm, chưa đưa vào nhân rộng trong người dân. Tr ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 73 Chưa có sự liên kết giữa người trồng rau với nhau. Người dân chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật còn hạn chế. - Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu, người dân thiếu thông tin về giá cả thị trường, nhu cầu thị trường đó là những gi mà người dân còn thiếu rất nhiều do đó ảnh hưởng rât lớn đến hiệu quả sản xuất rau trên địa bàn. - Người dân chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất rau do đó hầu hết tư liệu sản xuất của người dân còn thô sơ, giá trị chưa lớn và sản xuất còn mang tính thủ công. - Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của nhân tố khách quan như thời tiết bất lợi, thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau. - Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo của các ban ngành của địa phương, thì nhìn chung hoạt động trồng rau vẫn là một hoạt động mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trong tương lai, với những chủ trương và chính sách của các ban ngành thì hoạt động trồng rau ngày càng được nhân rộng và chuyển đổi sang phương pháp trồng rau an sạch, rau an toàn. 2. Kiến Nghị 2.1. Đối với nhà nước - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở như: chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp, công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ - Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng. - Thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm cung cấp các giống rau phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây rau cho người dân. - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức trong việc chế biến xuất khẩu rau, mở rộng hơn nữa các thị trường hiện có và thị trường tiềm năng. - Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở các địa phương. Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Hồ Văn Dũng Lớp: K42B - KTNN 74 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần nhanh chóng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau của xã theo hướng chuyên canh sản xuất rau hàng hoá. Cần sớm nhân rộng mô hình thí điểm rau an toàn đến từng người dân nhằm xây dựng thương hiệu cho rau của xã, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Đồng thời cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng hợp lý và có hiệu quả các loại phân bón và thuốc BVTV. Đồng thời giáo dục cho người dân ảnh hưởng của việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu. - Tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm cho người dân, xây dựng hệ thống thông tin thị trường đảm bảo người dân có thể xác định được nhu cầu thị trường. 2.3. Đối với người trồng rau - Chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật trồng rau sạch, các tiêu chuẩn về rau an toàn, từ đó có những quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào đảm bảo sản phẩm được thị trường chấp nhận. - Tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm lâu năm trong trồng rau để tiến hành sản xuất để đem lại hiệu quả cao. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập - Các nông hộ cần mạnh dạn hơn nữa vay vốn để đầu tư vào sản xuất rau, đầu tư trang thiết bị đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. - Cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với những người bán buôn để có thị trường tiêu thụ ổn định. Đồng thời chủ động tìm kiếm thông tin thị trường và giá cả để có kế hoạch sản xuất hợp lý.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình tình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2011 và định hướng kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2012 của xã Quảng Thành. 2. Niêm giám thống kê xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3 năm 2009, 2010, 2011. 3. Giáo trình Kinh Tế Nông Hộ Và Trang Trại, PGS.TS Mai Văn Xuân, trường Đại học Kinh Tế Huế. 4. Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Nông Nghiệp, PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, trường Đại học Kinh tế Huế. 5. Giáo trình Kinh Tế Nông Nghiệp, TS Phan Văn Hoà, trường ĐH Kinh Tế Huế. 6. Bài giảng Thống Kê Nông Nghiệp, Th.S Nguyễn Văn Vượng, ĐH Kinh Tế Huế. 7. Bài giảng Marketing Nông Nghiệp, Nguyễn Công Định, ĐH Kinh Tế Huế. 8. Khoá luận tốt nghiệp của các khóa trước. 9. Các trang web có liên quan. www.gso.gov.vn www.rauhoaquavietnam.vn quangdien.thuathienhue.gov.vn www1.thuathienhue.gov.vn Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế PHỤ LỤC MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG RAU Người phỏng vấn: Hồ Văn Dũng. Ngày://2012 I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1.1. Tên người được phỏng vấn:..................................................................................... 1.2. Địa chỉ: thôn..xã.huyện ............................................... 1.3. Giới tính: .................................................................................................................. 1.4. Tuổi:......................................................................................................................... 1.5. Trình độ văn hoá:..................................................................................................... 1.6. Bắt đầu trồng rau từ năm nào: ................................................................................. 1.7. Trình độ chuyên môn: 1. Chưa qua đào tạo 2. Đã được tập huấn 3. Trung cấp 4. Đại học II. THÔNG TIN VỀ NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ 2.1. Số người đang sống trong gia đình:(Nam Nữ .................) 2.2. Số lao động:.. Số nam:......................................................................... - Lao động nông nghiệp: ................................................................................................ - Lao động phi nông nghiệp:........................................................................................... 2.3. Tình hình đất đai của hộ: Chỉ tiêu đất đai ĐVT Tổng Giao cấp Đấu thầu Thuê mướn Khác Tổng Sào 1.DT đất ở Sào 2. DT đất SXNN Sào 3. DT đất lâm nghiệp Sào 4. DT đất NTTS Sào 5. DT đất trồng rau Sào Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Loại TLSX ĐV T Số lượng Giá trị (1000đ) TG sử dụng Ghi chú Máy bơm nước Cái Bình phun thuốc Cái Bình phun nước Cái Xe cải tiến Chi ếc Ống dẫn nước M Nông cụ (cuốc, cào, gánh) Cái Tư liệu khác cái 2.5. Nguồn vốn của chủ hộ: - Vốn tự có: ..................................................................................................................... -Vốn vay: ........................................................................................................................ + Vay để sản xuất rau: .................................................................................................... + Vay cho hoạt động khác: ............................................................................................. III. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỒNG RAU 3.1. Gia đình trồng loại rau gì: ....................................................................................... .................................................................................................................................... Diện tích trồng từng loại rau:.......................................................................................... Loại rau Diện tích Xà lách Cải ngò Cần Tần ô Rau dền Rau khác Bao nhiêu vụ/năm: ....................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3.2. Giá mua các yếu tố đầu vào (sào/năm) Yếu tố đầu vào ĐVT Số lượng Tiền 1. Giống 1000đ/kg - Xà lách - Cải - Ngò - Cần - Tần ô - Rau dền Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 2. Phân bón 1000đ/kg Phân chuồng Phân đạm Phân lân Phân kali Phân NPK 3. Thuốc BVTV 1000đ/chai 4. Chi phí khác 1000đ 5. Lao động 1000đ/ngày công 3.3. Cơ cấu mùa vụ của các loại rau trồng hiện có Loại rau Các tháng trong năm 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Xà lách Cải Ngò Cần Tần ô Rau dền Rau khác - Công thức luân canh của ông bà thường áp dụng là gì: ......................................... ........................................................................................................................................ 3.4. Kết quả sản xuất rau: Loại rau Năng suất (tạ/sào) Sản lượng (kg) Đơn giá (ngđ/kg) Thành tiền (ngđ) 1. xà lách 2. cải 3. ngò 4. cần 5. tần ô 6. rau dền 7. rau khácTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế IV. THÔNG TIN KHÁC 4.1. Gia đình thường bán rau ở đâu? a/ Người bán buôn b/ Người bán lẻ c/ Trực tiếp cho người tiêu dùng d/ Bán cho siêu thị e/ Khác: ........................................................................................................................... 4.2. Giữa bác và người mua có thường xuyên trao đổi thông tin không? ................... - Những thông tin gì? .................................................................................................. - Bằng cách nào? ........................................................................................................ 4.3. Những thuận lợi và khó khăn khi bác bán sản phẩm cho các đối tượng trên? ........ - Thuận lợi: ..................................................................................................................... - Khó khăn: ..................................................................................................................... 4.4. Bác có biết sản phẩm của mình bán ra sẽ được đưa đến nơi nào? ......................... Giá bán bao nhiêu? ......................................................................................................... ........................................................................................................................................ 4.5. Bác có thể đem sản phẩm chủa mình đến nơi tiêu thụ cuối cùng để bán không? ... - Nếu không, vì sao? ....................................................................................................... - Nếu có, vì sao? ............................................................................................................. 4.6. Gia đình có tham gia tập huấn không? a/ Có b/ Không Nội dung tập huấn: ................................................................................................ ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4.7. Gia đình có muốn mở rộng thêm diện tích trồng rau không? a/ Có b/ Không Nếu có, thì lý do tại sao? a/ sản xuất có lợi b/ Có lao động c/ Có vốn d/ Lý do khác. 4.8. Khó khăn của gia đình khi trồng rau ? ........................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4.9. Gia đình có mong muốn gì để sản xuất rau tốt hơn ....................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.97599921 7 R Square 0.95257447 1 Adjusted R Square 0.94718520 7 Standard Error 0.03898629 8 Observations 50 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 1.34327039 0.2686540 78 176.75407 33 5.86086E- 28 Residual 44 0.06687698 5 0.0015199 31 Total 49 1.41014737 5 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Intercept - 12.2205192 3.22854961 6 - 3.785142139 0.0004613 05 - 18.72723332 X Variable 1 0.98003999 2 0.30042934 3.2621314 27 0.0021406 44 0.37456445 X Variable 2 0.58430447 6 0.27463473 4 2.1275694 76 0.0390138 38 0.03081454 7 X Variable 3 0.93613952 8 0.24490139 1 3.8225161 66 0.0004118 64 0.44257321 1 X Variable 4 0.47499819 5 0.13281005 3.5765229 82 0.0008611 72 0.20733713 1 X Variable 5 0.05208897 0.02210835 6 2.3560761 21 0.0229885 57 0.00753250 6Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_rau_o_xa_quang_thanh_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue_5341.pdf
Luận văn liên quan