Khóa luận Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ ở xã Eaô, huyện Eakar, tỉnh Đăklăk

Cần có ý thức đầy đủ đến việc canh tác cà phê theo hướng bền vững, không khai thác kiệt quệ hết nguồn tài nguyên đất, nước. Chú trọng đến việc trồng các cây che bóng, cây tủ gốc.nhằm tối đa hoá mật độ và tăng năng suất cho cây. Chú ý khâu tỉa cành tạo hình cho cây cà phê, trồng xen canh, trồng cây che bóng để tăng năng suất cho cà phê, Thu hoạch đúng cách, không hái quả xanh quả chín lẫn lộn, đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng. Tăng cường huy động nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển sản xuất cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các hộ cần tập trung nguồn tài nguyên lao động, vốn. để đầu tư phát triển sản xuất, làm giàu từ chính cây trồng đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Đại học Kinh tế

pdf77 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ ở xã Eaô, huyện Eakar, tỉnh Đăklăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần chi phí này có phần tăng lên so với năm trước là do năm nay các hộ gia đình bắt đầu thu bói và tỉa chồi và tạo hình nhiều hơn. Đối với, các hộ tự trồng thì chi phí chi cho năm 2 và năm 3 lần lượt là 4.571,16 nghìn đồng/ha chiếm 48,52% và 6.311,26 nghìn đồng/ha chiếm 51,50% tổng chi phí. Công lao động này chủ yếu là công lao động gia đình, công lao động thuê không đáng kể. Các khoản chi về công lao động bao gồm: công làm cỏ, bón phân, tỉa chồi, và thu hái cà phêNhìn chung khoản chi cho 1 ha cà phê thời kiên thiết cơ bản của các hộ nhận khoán cao hơn các hộ tự trồng , vì các hộ nhận khoán được vay phân bón của nông trường nên có phần cao hơn. Giai đoạn KTCB được xem như là một giai đoạn khó khăn rất lớn đối với các hộ trồng tự trồng cà phê cũng như các hộ nhận khoán của nông trường. Kết quả so sánh chi phí trong thời kỳ KTCB của hộ tự trồng và hộ nhận khoán của nông trường được tổng hợp ở bẳng 11. Bảng 11: So sánh chi phí thời kỳ KTCB của cà phê hộ tự trồng và cà phê hộ nhận của nông trường Chỉ tiêu Hộ tự trồng Hộ nhận Nông trường So sánh (%) A B C D= B/C Trồng mới 11.651,66 13.455,88 -15,48 Năm 1 9.431,13 12.096,76 -28,26 Năm 2 10.608,21 12.339,32 -16,32 Tổng 31.691,00 37.891,96 -19,57 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mức đầu tư cho cà phê của các hộ tự trồng thấp hơn so với các hộ nhận khoán của nông trường. Tổng chi phí trong thời kỳ kiến thiết của hộ tự trồng là 31.691 nghìn đồng thấp hơn 19,57% so với các hộ nhận khoàn của nông trường . Sở dĩ, mức chi phí đầu tư giữa hai nhóm hộ trên có sự khác biệt là do Nông Trường là một Doanh Nghiệp có quy mô lớn, có định mức kinh tế kỹ thuật trong tất cả các khâu từ khai hoang, làm đất đến khâu BVTV. Mặt khác, chất lượng, khối lượng, phân bón cũng cao hơn, đảm bảo hơn so với những hộ tự trồng. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 36 - Chi phí đầu tư cho 1ha cà phê thời kỳ kinh doanh Khi cây cà phê bắt đầu sang thời kỳ kinh doanh thì tổng chi phí trong thời kỳ kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí như: chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí tưới nước và chi phí khấu hao. Lý do có phần chi phí khấu hao là vì cà phê là cây công nghiệp lâu năm và được xem như là tài sản cố định của cả một quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Do đó, tôi sẽ đưa phần khấu hao của 3 năm KTCB vào tổng chi phí sản xuất của các năm kinh doanh sau nay. Thông qua bảng điều tra dưới đây ta thấy được các khoản chi phí cao hơn rất nhiều so với thời kiến thiết cơ bản. Thông qua bảng 12 ta thấy, tổng chi phí bình quân 1 năm của các hộ nhận khoán của nông trường là 43.445,63 nghìn đồng/ha là do các hộ vay của nông trường là chủ yếu ngoài ra các hộ còn có vốn tự có của hộ để bón thêm, nông trường cho vay chủ yếu là phân bón và tưới nước. Còn hộ tự trồng tự bỏ tất cả chi phí ra để chăm sóc cho cây cà phê. Các khoản chi phí bao gồm: - Chi phí phân bón: có thể nói đây là khoản chi phí mà các hộ đầu tư có thật sự hiệu quả không, là phụ thuộc vào khoản chi phí này, số lượng bón trong năm phụ thuộc vào diện tích, tuổi cây, loại đất và thời tiết. Qua số liệu điều tra ở bảng ta thấy, phân bón được các hộ tự trồng dùng để sản xuất trong thời kỳ kinh doanh bao gồm phân vô cơ và phân hữu cơ. Tính chi phí bình quân phân vô cơ ( phân đạm, kaly, S.a, NPK, lân) mỗi ha cà phê hộ tự trồng đã chi trong năm là 12.297,66 nghìn đồng/ha chiếm 30,89% tổng chi phí cả năm. Còn phân hữu cơ bình quân cho mỗi ha là 2.077,48 nghìn đồng/ha chiếm 5,22% tổng chi phí cả năm.Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 37 Bảng 12: Chi phí đầu tư cho 1ha cà phê thời kỳ kinh doanh (Tính bình quân năm) Chỉ Tiêu Hộ nhận khoán của nông trường Hộ tự trồng 1000đ % 1000đ % I. Chi phí trung gian (IC) 27.866,90 64,14 23.715,05 59,56 1. Phân hữu cơ 2.985,90 6,87 2.077,48 5,22 2. Phân vô cơ 13.062,58 30,06 12.297,66 30,89 - Đạm urê 3.177,61 7,31 2.711,91 6,81 - Lân 1.469,81 3,38 1.067,06 2,68 - Kaly 4.061,26 9,35 4.386,45 11,02 - S.A 1.276,55 2,94 1.324,78 3,33 - Phân NPK 3.077,35 7,08 2.807,46 7,05 3. Phân sinh học wehg 792,64 1,82 528,22 1,33 4. Thuốc BVTV 219,48 0,51 185,06 0,46 5. Vôi 334,51 0,77 200,35 0,50 6. Chi phí lao động thuê ngoài 5.799,91 13,35 4.455,28 11,19 9. Chi phí tưới nước 4.035,26 9,29 3.409,10 8,56 10. Chi phí khác 636,62 1,47 561,86 1,41 II. Chi phí tự có 13.931,25 32,07 14.722,41 36,98 Chi công lao động gia đình 13.931,25 32,07 14.722,41 36,98 III. Khấu hao 1.647,48 3,79 1.377,87 3,46 Tổng 43.445,63 100 39.815,33 100 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Ngoài ra các hộ tự trồng còn bón vôi với chi phí là 200,35 nghìn đồng/ha chiếm 0,5%, bón thêm phân sinh học wegh vào mùa khô để kính thích bộ rễ và đậu quả với chi phí là 528,22 nghìn đồng/ha chiếm 1,33%. Còn những hộ nhận khoán của nông trường đã chi cho phân bón vô cơ và phân hữu cơ lần lượt là: 13.062,58 nghìn đồng/ha, 2.985,90 nghìn đồng/ha, chiếm 30,06%, và 6,87% tổng chi phí cả năm. Ngoài Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 38 ra, các hộ nhận khoán còn dùng vôi, phân sinh học wehg lần lượt là 334,51 nghìn đồng/ha, 792,64 nghìn đồng/ha chiếm 0,77%, 1,82% tổng chi phí cả năm. - Chi phí BVTV và chi phí khác: Qua bảng số liệu điều tra ta thấy các hộ đã có ý thức trong công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lượng thuốc BVTV sử dụng không lớn. Đối với các hộ tự trồng là 185,06 nghìn đồng/ha chiếm 0,46%, còn các hộ nhận khoán thì cao hơn tương ứng là 219,48 nghìn đồng/ha chiếm 0,51%. Còn khoản chi phí khác bao gồm: chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyểnnhiều hay ít là phụ thuộc vào lượng sản phẩm cà phê của các hộ tự trồng cũng như các hộ nhận khoán. - Chi phí tưới: Tưới nước cho cây cà phê là một trong những yếu tố quan trọng. Đối với các hộ nhận khoán của nông trường ngoài được nông trường tưới ra còn có nhiều hộ tưới thêm, một năm thì Nông trường tưới từ hai đến ba vụ. Do đó, chi phi tưới của hộ nhận khoán của Nông trường là 4.035,26 nghìn đồng chiếm 9,29% tổng chi phí cả năm. Cũng trong năm 2010 các hộ tự trồng cà phê đã chi tưới nước thấp hơn các hộ nhận khoán cụ thể là: 3.409,10 nghìn đồng/ha chiếm 8,56% tổng chi phí cả năm. - Chi phí lao động: Có xu hướng tăng là do giá cả các mặt hàng vật tư đều tăng nên đã gây không ít khó khăn cho các hộ. Điều đó, đã làm cho giá thuê lao động cũng tăng lên từ 70 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng cho một công. Năm vừa qua các hộ nhận khoán của nông trường đã bỏ ra 5.799,91 nghìn đồng chiếm 13,35% cho 1 ha tiền thuê công lao động cao hơn so với các hộ tự trồng là do các hộ nhận khoán là hái theo đợt đã được Nông Trường quy định. Còn các hộ tự trồng thì hộ cứ túc tắc hái dần nên có nhiều hộ không phải thuê lao động, nên chi phí đã bỏ ra của hộ tự trồng là 4.455,28 nghìn đồng chiếm 11,19% cho 1 ha cà phê trong thời kỳ kinh doanh. - Chi phí khấu hao: Để tính khấu hao, chúng tôi sử dụng khấu hao theo đường thẳng. Từ số liệu điều tra ta thấy, tổng mức chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tính cho 1 ha cà phê của các nông hộ nhận khoán là 378.91,96 nghìn đồng/ha, còn ở các hộ tự trồng là 31.691,00 nghìn đồng/ha. Theo ước tính của nông trường cà phê 716, cây cà phê thời gian khai thác là 23 năm. Do đó mức khấu hao cho 1 ha cà phê trong thời kỳ kinh doanh của các hộ nhận khoán là 1.647,48 nghìn đồng/ha, hộ tự trồng là 1.377,87 nghìn đồng/ha. Nhìn chung, khi bước vào thời kỳ kinh doanh thì đòi hỏi chi phí đầu tư chăm sóc nhiều hơn. Cùng với sự biến động của giá cả thị trường có ảnh Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 39 hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất thu được. Do vậy, các hộ sản xuất cà phê cần phải chủ động tìm ra con đường phát triển sản xuất của mình trong tương lai. 2.3.6. Năng suất và sản lượng cà phê của các đối tượng điều tra Cây cà phê là một cây cho thu nhập cao, nên người dân đã trồng một cách tự phát không có quy hoạch nên năng suất không cao, được thể hện thông qua bảng 13 ta thấy: Năng suất bình quân chung của các hộ nhận khoán cũng như các hộ tự trồng là 16,58 tạ/ha. Trong đó năng suất của các hộ tự trồng cao hơn các hộ nhận khoáng cụ thể các hộ tự trồng đạt 17,19 tạ/ha, còn các hộ nhận khoán đạt 15,96 tạ/ha, là do một số diện tích cà phê của Nông Trường đã già cỗi, ảnh hưởng của một trận mưa lớn lúc ra hoađã dẫn đến năng suất thấp hơn hộ tự trồng. Bảng 13: Năng suất và sản lượng cà phê của các đối tượng điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ tự trồng Hộ nhận khoán của nông trường BQC - Năng suất Tạ/ha 17,19 15,96 16,58 - Sản lượng Tạ/hộ 19,42 16,46 17,94 - Giá trị sản lượng 1000đ - 1 ha 69.256,75 66.832,53 68.099,88 - 1 hộ 78.250,68 68.928,64 73.589,66 ( Nguồn : Số liệu điều tra 2010) Giá trị sản lượng tính trên 1 ha cà phê của hộ nhận khoán là 66.832,53 nghìn đồng thấp hơn các hộ tự trồng 2.423,92 nghìn đồng. Còn giá trị sản lượng tính trên hộ cụ thể các hộ tự trồng là 78.250,68 nghìn đồng , hộ nhận khoán là 68.928,64 nghìn đồng. Qua đó ta thấy, các hộ tự trồng có kết quả sản xuất cà phê cao hơn các hộ nhận khoán. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do điều kiện khí hậu có nhiều biến động gây ra, và một số diện tích cà phê Nông Trường đã già cỗi. . 2.3.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của đối tượng điều tra Mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là hiệu quả kinh tế mang lại. Đặc biệt là trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác hoạt động sản xuất cà phê chu kỳ sống của cây khá dài, mức đầu tư Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 40 chi phí cho các năm trồng mới, năm kinh doanh rất lớn. Do đó, chỉ tiêu kết quả và hiệu quả từ hoạt động mang lại có ý nghĩa lớn đối với các hộ nhận khoán cũng như các hộ tự trồng. Từ đây sẽ giúp cho các hộ nhận khoán và các hộ tự trồng cà phê hoạch toán phần kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất của gia đình mình để có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Như chúng ta đã biết, cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ kinh doanh khá dài nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của cây cà phê là một công việc khá phức tạp. Để có cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá hiệu quả của loại cây này chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp: phương pháp hiện giá và phương pháp hạch toán Theo phương pháp hiện giá Để có dữ liệu thống nhất trong việc đánh giá, chúng tôi đã chọn một số hộ có diện tích trồng cà phê từ năm 1991 và giả định chu kỳ kinh tế của cây cà phê là 23 năm. Số liệu thu thập thực tế chỉ thực hiện được 10 năm (3 năm KTCB và 7 năm kinh doanh), 13 năm còn lại được giả định như sau: Về chi phí đầu tư của 13 năm còn lại được giả định bằng chi phí của năm thứ 10 (2010) được thể hiện trong phụ lục 1. Còn về năng suất được giả định năng suất của 13 năm theo xu hướng giảm dần. Giá cà phê dự tính bình quân là 4100 đồng/kg. Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá là 15%/năm, bằng lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 14 ta thấy: Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 41 Bảng14: Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra (Tính bình quân/ha) Chỉ tiêu ĐVT Hộ tự trồng Hộ nhận khoán BQC Phương pháp hiện giá Thời kỳ KTCB Năm 3 3 3 NPV 1000 đ/ha 34.492,91 35.259,04 34.875,97 IRR % 26 23 25 Thời gian thu hồi vốn đầu tư Năm 8 9 8 Phương pháp hạch toán GO 1000 đ/ha 69.256,75 66.832,53 68.099,88 IC 1000 đ/ha 23.715,05 27.866,90 25.696,36 VA 1000 đ/ha 45.541,70 38.965,62 42.403,52 GO/IC Lần 2,92 2,40 2,65 VA/IC Lần 1,92 1,40 1,65 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2010) Trong 60 hộ điều tra ta thấy, bình quân 1 ha cà phê năm 2010 có lợi nhuận ròng (NPV) là 34.875,97 nghìn đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 25%, gấp 1,67 lần so với lãi suất vay của ngân hàng. Sau 8 năm đầu tư các hộ đã có thể thu hồi đủ vốn. So sánh hai hình thức hộ tự trồng và hộ nhận khoán, thông qua số liệu tính toán của bảng 14 cho thấy, hộ nhận khoán có giá trị hiện tại thuần (NPV) bình quân 1 ha cao hơn hộ tự trồng. Theo phương pháp hạch toán Bình quân 1 ha cà phê trong một năm thu được 68.099,88 nghìn đồng/ha . Sở dĩ có hiện tượng đó là do: - Các hộ nhận khoán được nông trường cung cấp phân bón một năm ba lần ngoài ra hộ còn bón thêm phân do gia đình mua, tưới nước một năm từ hai đến ba đợt, năm nào khô hạn qua thì được tưới thêm, vì lợi thế là có sông KrôngPăk chảy qua. - Các hộ tự trồng do không có vốn đầu tư nên lượng phân bón của hộ cũng ít, hộ bón chỉ bón hai đến ba lần. Lượng tưới cũng ít hơn vì hộ không trang bị được hệ thông Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 42 tưới như Nông trường nên một năm hộ chỉ tưới hai đợt chỉ khi nào bỉ khô hạn họ mới tưới ba đợt. Ngược lại với chỉ tiêu NPV bình quân 1 năm, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của hộ tự trồng cao nhất là 26%, còn hộ nhận khoàn thấp hơn chỉ có 23%. Thời gian thu hồi đủ vốn đầu tư của hộ nhận khoán là 9 năm, hộ tự trồng là 8 năm. Chi phí gia tăng: Phần giá trị gia tăng phản ánh rõ nét kết quả của hoạt động sản xuất mang lại. Theo bảng số liệu ta thấy, giá trị gia tăng tính bình quân trên 1 ha là 42.403,52 nghìn đồng . Tỷ suất gia tăng trên chi phí là 2,65 lần. So sánh giữa hai hình thức thông qua số liệu điều tra cho thấy, do các hộ tự trồng không phải nộp sản lượng cho Nông Trường nên giá trị sản xuất của 1 ha ca phê của hộ tự trồng cao hơn hộ nhận khoán . Nhưng về lâu dài, nếu chăm sóc, và đâu tư như vậy thì cây cà phê của các hộ tự trồng sẽ ngày càng cằn cỗi, cây càng ngày càng tàn đi hơn so với cà phê Nông Trường được bón đúng kỹ thuật được tưới nước đầy đủ. Tóm lại, cho dù đầu tư và chăm sóc chưa được đảm bảo nhưng cây cà phê vẫn là loại cây trồng có hiệu quả rất cao trên địa bàn xã. 2.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ PHÊ - Quy mô đất đai Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng, đất đai là điều kiện tiên quyết và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả sản xuất cà phê của các nông hộ. Chúng tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô diện tích. Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất cà phê theo hướng sản xuất hàng hoá thì quy mô vườn trồng thực sự là một vấn đề đáng quan tâm. Qua điều tra ta thấy rằng, diện tích trồng cà phê của các hộ ở hai hình thức nhìn chung chưa cao, quy mô còn nhỏ hẹp, manh mún và chưa đồng đều. Tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô diện tích như sau: - Nhóm I bao gồm các hộ có quy mô diện tích dưới 1 ha. Tính bình quân nhóm hộ này là 25 hộ chiếm 41,67% tổng số hộ được điều tra. - Nhóm II bao gồm các hộ có quy mô diện tích từ 1 – 1,5 ha. Tính bình quân nhóm hộ này là 28 hộ chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 46,67% tổng số hộ được điều tra. Đại học Ki h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 43 - Nhóm III bao gồm các hộ có quy mô diện tích trên 1,5 ha. Trong các hộ điều tra thì có 7 hộ, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,67 % tổng số hộ được điều tra. Bảng 15: Phân tổ diện tích đất trồng cà phê của các hộ điều tra Khoảng cách tổ (ha) Hộ nhận khoán Hộ tự trồng Tổng cộng Số hộ % Số hộ % Số hộ % <1 14 46,67 11 36,67 25 41,67 1-1,5 12 40,00 16 53,33 28 46,67 >1,5 4 13,33 3 10,00 7 11,67 BQ hoặc cộng 30 100 30 100 60 100 (Nguồn số liệu điều tra năm 2010) Dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy, diện tích các hộ trồng cà phê thuộc nhóm I cũng tương đối khá cao. Tỷ lệ số hộ ở nhóm này chiếm 41,67%. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất cà phê của hộ đang còn nhỏ lẻ và manh mún. Trong khi đó, yêu cầu của sản xuất cà phê hàng hóa là quá trình tập trung hóa sản xuất. Nếu diện tích sản xuất phân tán như hiện nay sẽ dẫn đến sự gia tăng chi phí sản xuất và tạo khó khăn trong việc tiếp cận các khâu trung gian trong tiêu thụ. Vì thế, trong tương lai, vấn đề đặt ra cho toàn xã là việc mở rộng quy mô diện tích cà phê của hộ tự trồng cũng như hộ nhận khoán tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất của hộ đó. Quy mô diện tích càng lớn thì giá trị gia tăng của hộ càng cao. - Trình độ kỹ thuật của người trồng cà phê Trong sản xuất cà phê việc áp dụng khoa học kỹ thuật quyết định đến sự thành bại của người sản xuất từ khâu làm đất, ươm cây, trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt kỹ thuật tỉa cành, tạo tán; kỹ thuật bón phân trong thời kỳ kinh doanh là những biện pháp kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao năng suất cà phê. Kết quả điều tra các đối tượng trồng cà phê cho thấy, các hộ nhận khoán là những người nắm vững và áp dụng tương đối tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ngược lại với hộ nhận khoán, phần lớn các hộ tự trồng là người có vốn ít, là người dân tộc thiểu số nên kiến thức và trình độ kỹ thuật hạn chế lại không có đủ vốn để đầu tư nên việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy, trong khi Nông Trường phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để trồng cây phủ đất, che bóng, Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 44 nhằm hạn chế sói mòn đất và sự bốc hơi nước của cây, thì các biện pháp kỳ thuật này thì ít được các hộ tự trồng thực hiện. Lượng phân bón thấp hơn rất nhiều so với quy trình, hơn nữa lại không có biện pháp để hạn chế sự rửa trôi nên chất lượng vườn cây đạt được thấp hơn rất nhiều so với Nông Trường. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cà phê. - Sự phát triển các hệ thống dịch vụ + Dịch vụ các yếu tố đầu vào Dịch vụ các yếu tố đầu vào trong sản xuất cà phê hàng hóa trên địa xã liên quan đến việc cung ứng giống và các vật tư cho sản xuất. -Về giống: Trong năm trồng mới, những giống cây của các hộ được ươm tại vườn cây ươm giống của Trung tâm nghiên cứu Eakmat. Nhưng vẫn có một số hộ do ở xa nên hộ đã tự ươm để trồng nên chất lượng cây giống không được đảm bảo. Không những thế, một số hộ dân còn tự trồng mà không qua sự tập huấn của cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách đào hố, gieo trồng theo đúng mật độ và quy cách cho phép. + Về phân bón và thuốc BVTV: Trong năm 2010 ta thấy, giá cả thị trường tăng cao, dẫn đến phân bón và thuốc BVTV cũng tăng cao. Đối với các hộ tự trồng, đặc biệt là hộ nghèo hoặc các hộ chưa chủ động về vốn sản xuất đều không có điều kiện đầu tư nhiều vào mua sắm tư liệu sản xuất. Do đó, có nhiều hộ hạn chế mua, hoặc không mua phân để bón cho cà phê vì thiếu vốn, hộ không dám vay vốn vì sợ rủi ro, không có gì mà trả cả. Còn đối các hộ nhận khoán thì khác hộ được Nông Trường cho vay vật tư và trả nợ bằng cách nộp sản lượng vào cuối vụ + Dịch vụ khuyến nông Khác với những cây trồng trước đây, cà phê là loại cây trồng đòi hỏi quá trình ươm trồng, chăm sóc và thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của nó. Hàng năm người dân vẫn được tham gia các lớp tập huấn của những cán bộ kỹ thuật khuyến nông thuộc phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ nông trường 716. Thời gian tổ chức tập huấn từ 4-5 lần trong một năm. Tuy vậy, trong những năm gần đây, theo đánh giá của các hộ điều tra cho thấy số lượng các lớp tập huấn này diễn ra còn ít và chưa chú trọng nhiều đến những khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cà phê như khâu Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 45 tạo hình, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, đây vốn là những trở ngại lớn trong sản xuất của người dân. - Yếu tố tự nhiên + Vế thời tiết và khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp đặc biệt là cây cà phê. Xã Eaô nằm trong khí hậu nhiệt đới, nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê. Tuy nhiên có những năm thời tiết diễn biến phức tạp gây ra hạn hán, lũ lụt làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê trên địa bàn xã. + Về đất đai: Xã có diện tích đất đai rộng nhưng chất lượng của đất chưa đảm bảo yêu cầu trong việc thâm canh cây cà phê để đạt năng suất và chất lượng cao nhất. + Về nguồn nước: Xã có sông KrôngPăk chảy qua dọc từ Đông sang Tây nên nguồn nước đảm bảo cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây cà phê, và có hai hồ nước với trữ lượng nước khá lớn đủ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây cà phê vào mùa khô, đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất cà phê hơn nữa. 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Qua điều tra 60 hộ trồng cà phê thì tôi điều tra 30 hộ nhận khoán của nông trường và 30 hộ tự trồng. Qua đó ta thấy, có ba loại sản phẩm cà phê chính mà các nông hộ sản xuất bán. Thứ nhất là cà phê quả tươi (cà phê trên cây hoặc cà phê vừa thu hoạch xong). Thứ hai là cà phê quả khô (là cà phê sau khi thu hoạch được phơi nắng cho đến khô). Cuối cùng là loại cà phê nhân xô là cà phê đã qua chế biến như bóc vỏ và xay xát. Bảng 16 : Tình hình tiêu thụ cà phê của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng hộ (Hộ) Cơ cấu (%) 1. Cà phê quả khô 17 28,33 - Bán tại nhà 12 20 - Bán tại đại lý 5 8,33 2. Cà phê nhân xô 27 45 - Bán tại nhà 8 13,33 - Bán tại đại lý 19 31,67 (Nguồn : Số liệu điều tra năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 46 Đối với các hộ nhận khoán sau khi thu hoạch xong số cà phê chín khoảng vào tháng 10, tháng 11 dương lịch, là các hộ đều tập trung mang đến giao nộp theo đúng sản lượng ghi theo sổ khoán, qua việc kiểm tra chất lượng tỷ lệ chín sau đó các hộ được nhận một biên lai ghi nhận đã giao nộp đủ. Còn phần vượt khoán các hộ đem về phơi khô rồi xay xát thành cà nhân xô, còn một số ít hộ họ bán khô, không có hộ nào bán cà tươi cả. Tương tự các hộ tự trồng cũng vậy, và được thể hiện ở bảng 16 ta thấy, số hộ bán cà nhân xô là nhiều nhất tới 27 hộ chiếm 45% ( trong đó số hộ bán tại nhà là 8 hộ chiếm 13,33 %, còn số hộ bán tại đại lý là 19 hộ chiếm 31,67 %) trong tổng số hộ điều tra. Thứ hai là các hộ bán cà khô là 17 hộ ( trong đó bán tại nhà 12 hộ chiếm 20%, còn bán tại đại lý là 5 hộ chiếm 8,33%) chiếm 28% trong tổng số hộ điều tra. Không có hộ nào bán cà phê tươi cả. Nhìn chung, việc tiêu thụ sản phẩm cà phê của các hộ ở địa phương tương đối dễ dàng. Các sản phẩm cà phê khác nhau nên giá bán khác nhau và giá trị sản xuất khác nhau, cà phê sau chế biến sẽ có giá trị gia tăng cao hơn cà phê quả tươi. Do đó, các hộ cần quan tâm đến công tác chế biến sau thu hoạch để tận dụng được nguồn lao động nông nhàn, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê. Ngoài ra, người dân cần nắm bắt thông tin kịp thời để bán được sản phẩm với giá cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm. Một vấn đề nữa cần quan tâm là xây dựng một hệ thống thu mua cà phê cho người dân để tránh sự ép giá ở một số hộ nắm bắt thông tin kém và đẩy mạnh sự liên kết giữa người mua với người nông dân từ đầu vào đến đầu ra. * Các kênh tiêu thụ Các thành viên tham gia vào kênh phân phối gồm: Người trồng cà phê, Người thu mua, Đại lý thu mua, Tổng đại lý thu mua , Doanh nghiệp chế biến ở Đăklăk. Cụ thể các kênh phân phối là : Kênh 1: Người trồng cà phê – Người thu gom – Đại lý thu mua – Tổng đại lý thu mua – Doanh nghiệp chế biến ở Đăklăk. Các hộ bán trực tiếp cho người thu gom. Sau khi thu hoạch cà phê, thì sẽ được phơi khô hoặc xay ra thành nhân hoặc để quả tươi bán cho những người thu gom ở xã. Những người thu gom thường có vốn ít nên họ chỉ mua từ 2 – 20 tạ/ ngày , để hưởng chênh lệch giá sau đó bán lại cho các đại lý. Các đại lý thu mua cà phê được thành lập Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 47 từ cấp xã, huyện, tỉnh. Sau đó, các đại lý thu mua sẽ bán lại cho tổng đại lý, lợi nhuận chủ yếu của các đại lý là từ công việc sơ chế như: làm sạch tạp chất, xát khô và đánh bóng, thời điểm thu mua và bán. Cuối cùng sản phẩm cà phê được bán cho tổng đại lý và đến doanh nghiệp chế biến tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu cà phê. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp chê biến cà phê khá nhiều, các doanh nghiệp đã nhập nhiều kỹ thuật tiên tiến làm cho chất lượng cà phê ngày càng tốt hơn. Kênh 2: Người trồng cà phê – Đại lý thu gom – Tổng Đại lý thu gom – Doanh nghiệp chế biến ở Đăklăk. Trong kênh này, số lượng trung gian phân phối giảm xuống, vì phần lớn người trồng cà phê trong xã bán trực tiếp sản phẩm cho các đại lý thu mua, chứ không phải qua những người trung gian là những người thu gom ở xã. Các đại lý thu mua bán lại sản phẩm cho các tổng đại lý và cuối cùng là các doanh nghiệp chế biến . Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ cà phê của các hộ trên địa bàn xã Eaô Kênh 3: Người trồng cà phê – Đại lý thu mua – Doanh nghiệp chế biến ở tỉnh. Ở tại kênh này thì giá bán của người trồng cà phê cho các đại lý thu mua cũng cao hơn so với các kênh khác, vì số lượng trung gian phân phối giảm xuống thấp nhất. Khi các đại lý mua trực tiếp từ các người trồng cà phê, sau đó các đại lý thu mua bán trực tiếp cho Người Trồng Cà phê Đại lý thu mua Người thu Gom DN chế biến ở Đăklăk Tổng Đại Lý thu gom Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 48 các doanh nghiệp chế biến ở tỉnh Đăklăk. Như vậy, thông qua kênh tiêu thụ cà phê của các hộ ở xã thì ta thấy các đại lý đóng vài trò quan trọng trong việc thu mua cà phê của các hộ. Và ở trên là 3 kênh tiêu thụ phổ biến nhất ở xã . Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 49 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EAÔ 3.1. Định hướng phát triển 3.1.1 Những căn cứ để đề ra định hướng phát triển sản xuất cà phê ở xã Eaô Để cà phê phát triển đúng hướng và bền vững ở Đăklăk nói chung và ở xã Eaô nói riêng thì cần phải xuất phát từ những căn cứ chủ yếu sau: - Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên của xã, cùng với nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất ở xã. - Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của xã, nên việc phát triển sản xuất cà phê ở xã Eaô vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vừa mang lại hiệu quả xã hội sâu sắc góp phần xóa đói giảm nghèo. - Căn cứ vào kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra đã đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường. Cà phê là sản phẩm có nhu cầu thị trường rất lớn trong nước và thế giới. Do đó, cà phê sản xuất ra sẽ có thị trường tiêu thụ. - Căn cứ vào sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền . Trong những năm qua, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê đã được nâng lên. Đây chính là điều kiện để phát triển sản xuất cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao. 3.1.2 Một số định hướng phát triển sản xuất cà phê Từ những căn cứ trên định hướng phát triển sản xuất cà phê ở xã Eaô như sau: - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông qua phát triển cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề ở nông thôn để tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ nghèo. - Khai thác hết tiềm năng đất đai để mở rộng quy mô sản xuất cà phê cũng như phát triển một số cây trồng có lợi thế so sánh như ca cao, điều và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đối với cơ cấu cây trồng, cây cà phê được xem là cây chủ lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Tiếp tục phát triển hợp lý diện tích cà phê, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng đối với những diện tích cà phê ở vùng sinh thái không thích hợp, kém hiệu quả và năng suất thấp. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 50 - Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc những giống cà phê có sức kháng bệnh, có năng suất, chất lượng cao, để thay thế cho những vườn cà phê đã đến giai đoạn già cỗi. - Thực hiện chính sách cho vay vốn để đầu tư cải tạo vườn trồng đối với những hộ khó khăn nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu 3.2.1. Giải pháp chung - Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đầu tư giao thông để đảm bảo cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa trong hai mùa khô và mùa mưa. Đầu tư hệ thống hồ đập tưới tiêu để giúp các hộ trồng cà phê thuận lợi trong việc tưới nước nhất là mùa khô. - Chú trọng nâng cao, và đào tạo trình độ dân trí cho người dân, tổ chức các buổi tập huấn, tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật về sản xuất và tiêu thụ cà phê. - Cần có các chính sách khuyến khính, hỗ trợ phát triển sản xuất ổn định, chính sánh định cư vững chắc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Giải pháp về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. chủ yếu và không thể thay thế. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất. Vì vậy, việc sử dụng đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, hợp lý, sử dụng có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng một cách bền vững. Một số hạn chế trong việc sử dụng đất đai của hộ: - Hiện nay, diện tích đất trồng cà phê của các hộ còn khá hạn chế, quy mô diện tích chưa được lớn nên khả năng đầu tư chưa cao. - Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, người dân chưa biết cách thâm canh, luân canh hợp lý nhằm nâng cao độ phì nhiêu và chất lượng đất. Việc khai thác quá mức độ phì nhiêu của đất làm cho đất ngày càng xấu đi, bạc màu và giảm sức sản xuất. - Một số diện tích đất bị sử dụng sai mục đích gây lãng phí. Vì vậy để sử dụng đất đai có hiệu quả, tránh lãng phí, cần thực hiện tốt những biện pháp sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 51 + Thứ nhất: Cần quy hoạch cụ thể và có kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý căn cứ vào đặc tính tự nhiên của đất, điều kiện thuỷ lợi và đặc điểm sản xuất của ngành. Khu vực quy hoạch đất cần có thiết kế mặt bằng chi tiết làm cơ sở giao đất cho các hộ gia đình trong những năm quy hoạch. + Thứ hai: Đất đai của huyện Eakar nói chung, và đất đai của xã Eaô nói riêng còn khá rộng, và đặc biệt rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Vì vậy, để gia tăng thêm điều kiện mở rộng diện tích trồng cây cà phê, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tăng thêm đầu tư, mở rộng quy mô. + Thứ ba: Đất đai cho dù màu mỡ đến đâu thì nếu khai thác quá nhiều mà không biết bảo vệ, cải tạo thì đất dần dần sẽ bạc màu, độ phì nhiêu của đất sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng. Vì vậy, cần thay đổi tập quán canh tác kém hiệu quả, tăng cường đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Kết hợp giữa đầu tư và khai thác. Cần thực hiện luân canh, xen canh thích hợp vì nếu trồng mãi một loại cây trong thời gian dài sẽ làm cho đất xấu đi, giảm thiểu khả năng sản xuất, và là cơ hội cho sâu bệnh phát triển. 3.2.2.2. Giải pháp về vốn Cà phê là cây công nghiệp dài ngày nên cần một lượng vốn lớn để đầu tư sản xuất, đặc biệt là ở thời ki kiến thiết cơ bản. Đối với hộ tự trồng cà phê có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức (Ngân hàng, các hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.) nhưng người dân lại có tâm lý sợ rủi ro, không trả được nợ nên các hộ dân chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất chỉ sử dụng vốn tự có của gia đình. Còn các hộ nhận khoán của nông trường thì ngoài vốn tự có của gia đình thì còn vay vốn của nông trường. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, khi hỏi về vốn thì hầu hết các hộ gia đình đều trả lời “ thiếu vốn” để chi trả giá vật tư, phân bón, và công lao động. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề đầu tư cho việc sản xuất cà phê của các nông hộ cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau đây: - Các cấp chính quyền cần có những nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tổ chức tín dụng tăng lượng vốn vay, thời hạn vay, với lãi suất vừa phải nhằm hỗ trợ vốn cho các loại hình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nói Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 52 chung và ngành cà phê nói riêng. Thủ tục vốn cần phải đơn giản, dễ hiểu đối với các hộ dân vì ở đây có cả các hộ dân tộc thiểu số. - Nông trường cà phê 716 phải có kế hoạch đầu tư phân bón, tưới nước đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho các hộ nhận khoán. Nông trường 716 cần phải cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ nhận khoán cà phê để từ đó các hộ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất. Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay thông qua các dự án tín dụng và tín chấp của doàn thể với lãi suất ưu đại. Để tránh sử lãng phí về vốn và sử dụng vốn không có hiệu quả thì các cơ quan, các hội cần xem xét mục đích vay vốn của người dân và tăng cường hướng dẫn giám sát việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. 3.2.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những nền tảng đánh giá sự phát triển trong quá trình sản xuất cà phê. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm trong tiêu thụ. Điểm mấu chốt về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ cà phê là vấn đề về giao thông và các dịch vụ liên quan đến sản xuất. - Giải pháp về hệ thống giao thông: Hiện nay, hệ thống đường giao thông trong xã đã được nâng cấp nhưng số lượng vẫn ít. Một số tuyến đường đi đến các lô trồng cà phê vẫn là đường đất... Điều này gây cản trở cho người dân trong quá trình vận chuyển vật tư và thu hoạch sản phẩm, nhất là vào mùa mưa. Vì thế, để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, cần thực hiện những giải pháp sau: - Quy hoạch, sữa chữa và nâng cấp những tuyến đường chính và phụ đi đến các lô trồng cà phê. - Giữa những lô trồng, cần xây dựng các đường nhỏ ngăn cách để thuận tiện cho việc đi lại. Do vậy, dựa trên thực trạng đó, một số giải pháp về cơ sở hạ tầng có thể đưa ra như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 53 - Đầu tư xây dựng các cơ sở nhỏ chuyên cung ứng vật tư trên địa bàn các xã. - Chính quyền đứng ra cung cấp thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào. 3.2.2.4. Giải pháp về kỹ thuật Người nông dân là người trực tiếp sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê vì họ là người trực tiếp tham gia sản xuất cà phê. Yếu tố kỹ thuật sản xuất của người dân đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sản xuất. Trong sản xuất cà phê vấn đề kỹ thuật liên quan đến giống và các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch. Giống đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong sản xuất. Giống cà phê sử dụng chủ yếu trong các nông hộ hiện nay là giống cà phê vối có đặc điểm tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái của xã, thu hoạch và cho năng suất cũng tương đối cao. Để cải thiện tình hình kỹ thuật cần có giải pháp sau: - Đối với cà phê già cỗi hết thời kỳ kinh doanh thì cần phải có kế hoạch cưa ghép cải tạo bằng các dòng vô tính cà phê vối cao sản, chất lượng cao, kháng được bệnh, chín muộn và chín tập trung. - Nghiên cứu những giống mới có năng suất cao và phù hợp với tính chất thổ nhưỡng của địa phương. - Khuyến khích người dân trồng các loại cây che bóng, bón phân hữu cơ đồng thời hạn chế phân hóa học. - Trong mùa thu hoạch, không được hái quả xanh và chín lẫn lộn, chỉ hái những quả cà phê theo đúng yêu cầu mà cán bộ nông trường quy định 3.2.2.5. Giải pháp về phân bón Phân bón có ảnh hưởng rất lớn xuyên suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bón phân đúng thời điểm, đúng lượng, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây cho năng suất cao và phát triển lâu dài. Giá phân bón trên thị trường liên tục tăng, người dân thì ngại tốn kém nên giảm mức đầu tư vào vườn cà phê trong khi lượng phân bón thúc hàng năm rất quan trọng, điều này khiến chất lượng vườn cây bị giảm sút. Để giúp người dân an tâm, mạnh dạn đầu tư phân bón cho vườn cây, chính quyền địa phương và Nông Trường cần đưa ra các biện pháp như cho người dân vay phân bón, hướng dẫn bón phân có hiệu quả. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 54 3.2.2.6. Giải pháp thị trường Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Qua điều tra cho thấy các hộ không thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau: - Thông tin người nông dân nắm được về thị trường rất ít. Do vậy, vần phải thông báo kịp thời và chính xác các thông tin về thị trường cho người dân, tránh tình trạng người dân bị tư thương ép giá xảy ra. - Người dân bán sản phẩm cà phê của mình rất manh mún, không tập trung, cần phải tạo kênh tiêu thụ vững chắc cho người dân ở địa phương để họ an tâm sản xuất và tiêu thụ cà phê đạt hiệu quả hơn nữa. 3.2.2.7. Giải pháp về lao động Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, phần lớn các hộ đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, do đó kiến thức về kỹ thuật canh tác có nhiều hạn chế, đa số là dựa vào kinh nghiệm. Vấn đề lao động ở địa phương còn có những hạn chế sau: - Người lao động chưa có ý thức về việc học tập quy trình kỹ thuật, xem nhẹ vấn đề làm đúng theo quy trình kỹ thuật cả trong chăm sóc và khai thác. - Người dân chưa có sự định hướng cụ thể cho vấn đề đào tạo kỹ thuật trồng cà phê Để phát huy lợi thế của lực lượng lao động địa phương, cần thực hiện các giải pháp sau: + Trước khi tiến hành trồng mới cà phê ở các diện tích đã già cỗi, cần mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và khai thác thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Hướng dẫn người nông dân một cách kỹ càng từng giai đoạn cụ thể của cây cà phê, đặc biệt là thời kỳ thu hoạch, để đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao. + Tạo cho người trồng cà phê có một tâm lý làm đúng thói quen, coi trọng lợi ích lâu dài. + Ngoài ra, các hộ trồng cà phê phải tự ý thức về thời gian thu hoạch, đúng lịch thời vụ không hái quả xanh, đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và chất lượng quả được đảm bảo. Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 55 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài : “ Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ ở Xã Eaô, Huyện Eakar Tỉnh Đăklăk” tôn xin rút ra một số kết luận như sau. Xã Eaô là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất cà phê như: Thời tiết khí hậu thích hợp; điều kiện xã hội tương đối thuận lợi; có sông Krôngpăk chảy qua, có ao hồ cung cấp nước tưới cho nhu cầu sản xuất; Tuy nhiên chỉ về đất đai còn hạn chế nhất định, do vậy việc phát triển cây cà phê tại đây đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật trong công tác thâm canh tăng năng suất, quy trình chăm sóc, phải lựa chọn nhưng vùng đất có độ phì tốt nhất tại xã, kết hợp thâm canh tăng năng suất với việc cải tạo đất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Sự phát triển cây cà phê ổn định trên địa bàn xã trong nhưng năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ những thuận lợi đó thì hoạt động sản xuất cà phê cũng gặp phải những khó khăn nhất định: Đối với các hộ tự trồng thì khả năng đầu tư còn thấp, trình độ cach tác lạc hậu, kỹ thuật thô sơ Đối với các hộ nhận khoán thì tốt hơn nhưng lại xảy ra tình trạng các hộ nhận khoán lấy vật tư bón cho cây trồng khác mà không bón cho cá phê. Cả hai hình thức này đều chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên năng suất thường xuyên biến động; giá sản phẩm lên xuống thất thường. Các hộ trồng cà phê đã tận dụng lao động gia đình, sử dụng phân bón hợp lý là điều kiện quan trọng để giảm bớt chi phí. Do đó kết quả và hiệu quả sản xuất của 2010 của các hộ nhận khoán cũng như các hộ tự trồng là tương đối cao. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ trên địa bàn cũng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố như : Quy mô, diện tích trồng cà phê, Điều kiện tự nhiên, trình độ của các hộ trồng cà phê Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 56 Tóm lại, cây cà phê đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân địa phương, là nguồn thu nhập chủ yếu của các nông hộ. Để nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cà phê, tôi đã đề xuất một số giải pháp như: giải pháp về vốn, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp thị trường 2. Kiến nghị - Đối với nhà nước Tiếp tục xây dựng và củng cố các cơ sở nhân giống cây cà phê để kịp thời cung cấp giống cho phục hồi diện tích cà phê già cỗi cần ghép cải tạo. Đưa ra những chính sách chủ động, phù hợp để khuyến khích phát triển cây cà phê ổn định ở khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đăklăk, huyện Eakar, xã Eaô. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ đối với các hộ, các trang trại trồng cà phê. Đặc biệt là chính sách trợ giá để giá mua cà phê ổn định từ đó thúc đẩy người dân an tâm đầu tư. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách trợ giá đầu vào cho các hộ dân để người dân có sự đầu tư hợp lý về các yếu tố đầu vào cho quả trình sản xuất. - Đối với Chính quyền địa phương Quản lý tốc độ phát triển cà phê một cách chặt chẽ, tránh tình trạng diện tích trồng bùng phát vì giá cà phê lên cao. Quy hoạch và nâng cấp hệ thống giao thông đường sá tới các lô trồng cà phê tốt hơn để giảm bớt khó khăn trong khâu vận chuyển. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, chú trọng tới nhu cầu hiện tại trong kỹ thuật của người dân, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất, tập huấn kỹ thuật canh tác...cho những gia đình là hộ nghèo, đồng bào dân tộc chưa đủ khả năng canh tác cà phê. Hội nông dân, hội làm vườn thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, trao đổi, phổ biến kỹ thuật sản xuất cà phê, tuyên dương và nêu gương nhưng hộ trồng cà phê giỏi, thường xuyên cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm giữa các thôn. - Đối với các hộ sản xuất cà phê Để nâng cao chất lượng và năng suất cà phê vối, cần chú ý tới lượng phân hữu cơ và vô cơ hợp lý, tạo ra nguồn phân hữu cơ tại chỗ để bón cho cây cà phê vối. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 57 Cần có ý thức đầy đủ đến việc canh tác cà phê theo hướng bền vững, không khai thác kiệt quệ hết nguồn tài nguyên đất, nước. Chú trọng đến việc trồng các cây che bóng, cây tủ gốc...nhằm tối đa hoá mật độ và tăng năng suất cho cây. Chú ý khâu tỉa cành tạo hình cho cây cà phê, trồng xen canh, trồng cây che bóng để tăng năng suất cho cà phê, Thu hoạch đúng cách, không hái quả xanh quả chín lẫn lộn, đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng. Tăng cường huy động nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển sản xuất cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các hộ cần tập trung nguồn tài nguyên lao động, vốn.. để đầu tư phát triển sản xuất, làm giàu từ chính cây trồng đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà (2006) Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại Học Kinh Tế Huế 2. TS. Trần Văn Hòa, Bài giảng kinh tế Nông hộ và Trang trại, Huế. 3. PGS. PTS Đỗ Thị Ngà Thanh, PTS Ngô Thị Thuận, Thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp,1997 4. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập và quản lý dự án, NXB thống kê Hà Nội,2000 5. PTS. Mai Văn Xuân, PTS Nguyễn Văn Toàn, PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, Lý thuyết thống kê, Đại Học Huế,1997 6. Phòng nông nghiệp huyện Eakar, Báo tình hình sản xuất cà phê qua các năm. 7. UBND xã Eaô (2008 – 2010): Báo cáo tình hình kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng của xã Eaô năm 2008, 2009, 2010. 8. Luận văn các khóa trước. 9. Niên giám thống kê tỉnh Đăklăk, 2010 10. Website: - www.agro.gov.vn - www.vicofa.org.vn - www.agroviet.gov.vn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 59 PHỤ LỤC Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 60 PHỤ LỤC 1 Bảng tính Hiệu quả sản xuất của cây cà phê thông qua chỉ tiêu dài hạn ĐVT:1000đ Nă m Hộ tự trồng Hộ nhận khoán của Nông Trường Chi phí Doan h thu Thu Nhập Tích lũy Chi phí Doanh thu Thu Nhập Tích lũy 1 11.652,66 0,00 - 11.651,66 - 11.652,66 13.455,88 0,00 - 13.455,8 8 - 13.455,8 8 2 9.431,1 3 0,00 -9.431,13 - 21.083,7 8 12.096, 76 0,00 - 12.096,76 - 25.552,65 3 10.608,21 0,00 - 10.608,2 1 - 31.691,99 12.339,32 0,00 - 12.339,3 2 - 37.891,9 7 4 8.080 15.000 6.920 - 24.771,99 14.300 15.000 700 -37.191,9 7 5 8.780 16.500 7.720 - 17.051,99 16.668 18.000 1.332 -35.859,9 7 6 9.415 18.000 8.585 -8.466,99 17.433 22.500 5.067 -30.792,9 7 7 11.645 18.000 6.355 -2.111,99 17.840 24.000 6.160 - 24.632,9 7 8 14.790 26.600 11.810 9.699,01 19.925 34.200 14.275 - 10.357,9 7 9 16.520 28.500 11.980 21.679,01 20.160 36.100 15.940 5.582,03 10 17.895 30.400 12.505 34.184,01 21.965 36.100 14.135 19.717,03 11 17.895 32.300 14.405 48.589,01 21.965 41.800 19.835 39.552,03 12 17.895 34.200 16.305 64.894,01 21.965 47.500 25.535 65.087,03 13 17.895 41.800 23.905 88.799,01 21.965 51.300 29.335 94.422,03 14 17.895 48.000 30.105 118.904,01 21.965 64.800 42.835 137.257,03 15 17.895 48.000 30.105 149.009,01 21.965 67.200 45.235 182492.03 16 17.895 48.000 30.105 179.114,01 21.965 62.400 40.435 222.927,03 17 17.895 48.000 30.105 209.219,01 21.965 60.000 38.035 260.962,03 18 17.895 40.80 22.905 232.124, 21.965 57.600 35.635 296.597, Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 61 0 01 03 19 17.895 38.400 20.505 252.629,01 21.965 50.400 28.435 325.032,03 20 17.895 36.000 18.105 270.734,01 21.965 48.000 26.035 351.067,03 21 17.895 33.600 15.705 286.439,01 21.965 40.800 18.835 369.902,03 22 17.895 28.800 10.905 297.344,01 21.965 33.600 11.635 381.537,03 23 17.895 24.000 6.105 303.449,01 21.965 24.000 2.035 383.572,03 Nguồn số liệu điều tra năm 2010 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN Mẫu: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Người điều tra: Kpă Bính Lớp R7 Ngày../..../2011 Địa điểm: Thôn ............xã Eaô huyện Eakar tỉnh Đăklăk. I. Những thông tin về chủ hộ 1. Tên chủ hộ: .............................................Tuổi: 2. Nghề nghiệp chính:.................................Nghề khác 3. Số nhân khẩu hiện tại của gia đình:Người. Trong đó: Số lao động chính:.Người. Số lao động nam: Người. Số lao động nữ: Người. 4. Một số thông tin về lao động. STT Giới tính Tuổi Văn hóa Nghề nghiệp Dân tộc Kinh nghiệm II. Tình hình lao động Chỉ tiêu Số lượng ( người ) Số ngày làm việc trong năm Giá thuê/ngày 1. LĐGĐ 2. LĐThuê Thời vụ Thuê thường xuyên III. Tình hình vốn 3.1. Tình hình vốn thời kỳ kiến thiết cơ bản. Nguồn vốn Giá trị (1000đ) Lãi suất (%) Thời gian vay 1. Vốn tự có 2. Vốn vay NH 3. Vốn vay NT 4. Vốn khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 63 3.2. Tình hình vốn sản xuất năm 2010 Nguồn vốn Giá trị (1000đ) Lãi suất (%) Thời gian vay 1. Vốn tự có 2. Vốn vay NH 3. Vốn vay NT 4. Vốn khác IV. Tình hình sử dụng đất Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Hạng đất Nguồn hình thành Được khoán Khai hoang Khác I. Đất trồng cà phê Ha 1.DT cà phê thời KTCB 2. DT cà phê đang khai thác II. Đất khác Tổng V. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất TLSX ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ) Thời gian sử dụng Ghi chú Xe máy Chiếc Công nông Chiếc Máy bơm nước Chiếc Bình phun thuốc Chiếc Ống nước Cuộn Máy cắt cỏ Chiếc Nông cụ Chiếc VI. Kết quả sản xuất kinh doanh cà phê năm 2010 của các hộ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 1. Tổng sản lượng Tấn Sản lương nộp Tấn Sản lượng mang về nhà Tấn 2. Giá bán 1000đ 3. Thành tiền 1000đ Đại họ Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 64 VII. Thông tin về sản xuất kinh doanh 7.1. Chi phí thời kiến thiêt cơ bản 1ha cà phê Chỉ tiêu ĐVT Đơn Giá (1000đ) Trồng mới Năm 1 Năm 2 SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) - Giống Cây - Phân bón Kg Đạm ure Kg Kali Kg Lân Kg Phân hữu cơ M3 Vôi Kg Loại khác Kg - Thuốc BVTV Lít 4. Lao động Công + Công GĐ Làm đất Đào hố Bón phân Trồng Tưới nước Làm cỏ Mở hố ép xanh TH tỉa chồi Phun thuốc sâu Công khác - Công thuê Làm đất Đào hố Bón phân Trồng Tưới nước Mở hố ép xanh TH tỉa chồi Phun thuốc sâu Công khác 5. CP khác CP máy móc CP khác Tổng cộng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 65 7.2. Chi phí thời kỳ kinh doanh năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ) Năm. Năm Năm .. SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) SL TT (1000đ) 1. LĐGĐ Công Làm cỏ Tạo hình tỉa chồi Bón phân Tưới nước Hái quả Vận chuyển Cắt cành Săm hố Công khác 2. LĐ thuê Làm cỏ Tạo hình tỉa chồi Bón phân Tưới nước Hái quả Vận chuyển Cắt cành Săm hố Công khác 3. vật tư Đạm ure Tạ Kali Tạ Lân Tạ S.a Tạ Wegh Lít NPK Tạ Phân hữu cơ M3 Thuốc BVTV Vôi Tạ 4. Chi phí khác Tổng cộng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Kpă Bính 66 VIII. Hình thức tiêu thụ 8.1. Địa điểm giao nộp a. Tại nhà b. Tại nông trường 8.2. Sản phẩm bán a. Cà phê quả tươi b. Cà phê quả khô c. Cà phê nhân xô 8.3. Địa điểm bán và khối lượng bán a. Tại nhà Khối lượng b. Tại nông trường Khối lượng c. Tại đại lý Khối lượng IX. Những khó khăn của gia đình hiện nay a. Về vốn b. Về đất đai c. Về giá cả, chi phí d. Về kỹ thuật e. Ý kiến khác X. Một số ý kiến khác Gia đình có gặp khó khăn khi tiêu thụ không ? a. Có b. Không Gia đình có muốn mở rộng quy mô trồng cà phê không ? a. Có b. Không Gia đình có tham gia tập huấn không ? a. Có b. Không XI. Ông (bà) có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê trong những năm tới hay không ? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn ông (bà) ! Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_ca_phe_cua_cac_ho_o_xa_eao_huyen_eakar_tinh_daklak_3066.pdf
Luận văn liên quan