Khóa luận Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Mạnh dạn đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. - Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. - Sử dụng phân bón đúng liều lượng, không nên lạm dụng quá mức phân bón hóa học. - Tận dụng và sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có, đặc biệt là lao động gia đình. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực chuyển đổi những cây trồng có năng suất thấp sang những cây trồng có năng suất và sản lượng cao. Trường Đại học

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả của nó mang lại sẽ còn cao hơn. - Tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR): Tỷ số BCR bằng 1,88>1. Điều này chứng tỏ: Tổng các khoản lợi ích của việc trồng dứa mang lại cho hộ nông dân không những có thể bù đắp được các khoản chi phí đầu tư bỏ ra mà còn mang lại giá trị cao gần 2 lần so với các khoản chi phí đó. Kết quả này cho thấy, tiềm năng của việc trồng dứa là khá cao, nhưng đây chưa phải là kết quả cao nhất có thể đạt được. Tỷ số BCR có thể lớn hơn nếu khắc phục được tình trạng manh mún đất đai, sử dụng phương thức canh tác đã lạc hậu... Vì vậy, các hộ dân cần phải đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ để mang lại giá trị lớn nhất. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 44 Bảng 19: Kết quả và hiệu quả sản xuất dứa của các hộ điều tra theo phương pháp NPV Năm Chi phí Doanh thu HSCK (r =9%) Giá trị hiện tại của CPSX Giá trị hiện tại của thu nhập NPV Cộng dồn BCR Theo năm Cộng dồn Theo năm Cộng dồn 0 2.079,52 0 1 2.079,25 2.079,52 0 0 -2.079,52 - 1 1.169,69 0 0,917 1.072,61 3.152,13 0 0 -3.152,13 - 2 1.833,71 8.402,20 0,842 1.543,98 4.696,11 7.074,65 7.074,65 2.378,54 - 3 1.967,95 6.439,80 0,772 1.519,26 6.215,37 4.971,53 12.046,18 5.830,81 - 4 1.585,62 2.343,48 0,708 1.122,62 7.337,99 1.659,18 13.705,36 6.367,37 - Tổng 8.636,69 17.185,48 7.337,99 13.707,36 6.367,37 1,88 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 2.3.4. So sánh kết quả và hiệu quả trồng cây dứa với cây mía Trong quá trình điều tra thực tế tại địa phương, chúng tôi nhân thấy mía là cây trồng có khả năng lưu gốc giống cây dứa. Vì vậy, đề tài đã so sánh hiệu quả kinh tế của cây dứa với cây mía. Kết quả được thể hiện như bảng 20. Bảng 20: So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất dứa với cây mía của các hộ điều tra (Theo phương pháp hạch toán: Tính bình quân/sào/chu kỳ) Chỉ tiêu ĐVT Dứa Mía - Diện tích bình quân/hộ Sào 6,03 5,42 - Giá trị sản xuất (GO) 1000đ/sào 5.840,15 4.042,19 - Chi phí trực tiếp (DI) 1000đ/sào 1.049,73 1.337,18 - Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ/sào 4.014,81 2.458,28 - Chi phí LĐ thuê Công/sào 15,05 16,22 - LĐ gia đình 1000đ/sào 1.551,23 1.331,37 - GO/DI Lần 5,56 3,82 - MI/DI Lần 3,82 1,84 - GO/LĐ 1000đ 388,11 249,21 - MI/LĐ 1000đ 266,55 151,56 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Kết quả điều tra cho thấy, cây dứa đang có điều kiện thuận lợi để phát triển trên địa bàn xã. Do hiệu quả trồng dứa lớn hơn hiệu quả trồng mía nên nhiều hộ gia đình đã chủ động chuyển một số diện tích trồng mía sang trồng một số cây khác có hiệu quả hơn. Trong đó dứa là cây trồng được người dân đặc biệt chú trọng. Bình quân 1 sào dứa tạo ra cho nông hộ 5.840,15 nghìn đồng giá trị sản xuất và 4.014,81 nghìn đồng giá trị hỗn hợp. Trong khi đó, 1 sào mía hộ sản xuất chỉ thu được 4,042,19 nghìn đồng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất của cây dứa đem lại lớn hơn của cây mía một phần là do: giá cả đầu ra của dứa trong những năm gần đây tương đối cao, thị trường tiêu thụ ổn định, năng lực chế biến của nhà máy dứa được nâng cao nên lượng thu mua tăng. Đồng thời, họ được chính quyền địa phương quan tâm và hướng dẫn kỹ thuật thường xuyên nên người dân đã chú trọng, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Đối với cây mía, doanh thu giảm do giá cả đầu ra trong thời gian qua biến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 động theo chiều hướng chậm tăng, trong khi mức giá của đồng tiền giảm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu khiến cho người trồng mía có tâm lý lo lắng, dẫn đến diện tích trồng đã bị giảm xuống. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, do doanh thu từ việc trồng dứa cao hơn trồng mía, chi phí đầu tư thấp hơn nên hiệu quả đạt được trên một đồng chi phí trực tiếp của cây dứa cũng lớn hơn. Cụ thể, cứ đầu tư một đồng chi phí trực tiếp sẽ tạo ra cho hộ trồng dứa 5,56 đồng giá trị sản xuất và 3,83 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp, trong khi trồng mía chỉ đạt lần lượt là 3.82 đồng giá trị sản xuất và 1,84 đồng thu nhập hỗn hợp. Ngoài ra, hoạt động trồng dứa đã tạo ra việc làm cho lao động của các hộ trồng dứa cao hơn hoạt động trồng mía. Từ bảng số liệu trên cho thấy, bình quân một sào dứa đem lại cho hộ trồng dứa một khoản tiền từ việc lấy công làm lãi cao hơn trồng mía. Điều này chứng tỏ rằng: sản xuất dứa tạo việc làm nhiều hơn sản xuất mía. Nguồn lao động tại chỗ có khả năng tự tạo việc làm, có nhu cầu tăng thu nhập nên người dân có xu hướng chuyển đổi một phần diện tích trồng mía sang trồng dứa nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. 2.3.5. Hiệu quả về mặt xã hội Ngoài hiệu quả kinh tế to lớn từ SXNN đã mang lại, điển hình là mô hình trồng dứa đã góp phần lớn trong việc thay đổi diện mạo kinh tế của các hộ gia đình nói riêng và toàn địa bàn xã Quỳnh Châu nói chung. Nghề trồng dứa còn mang lại những hiệu quả cho xã hội và môi trường. Theo kết quả số liệu ở bảng số 20, sản xuất dứa đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Các hộ gia đình tham gia trồng dứa sử dụng số lượng công lao động khá lớn. Nhu cầu lao động phần lớn tập trung vào các khâu: khai hoang, trồng mới, làm cỏ, phân bón, cột dứa... Tuy nhiên, số lao động tự có của gia đình không đáp ứng yêu cầu thời vụ, do đó nhu cầu thuê lao động trồng dứa xuất hiện. Lao động ở địa phương mang tích chất thuần nông cùng với tính chất thời vụ của ngành nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi của lao động nhiều nên nhu cầu kiếm việc làm tăng thu nhập là cần thiết. Đây là điều kiện để các hộ trồng dứa tận dụng nguồn lao động tại chỗ này. Việc sử dụng ngồn nhân lực sẵn có vừa giảm chi phí mà gia đình phải thuê ngoài vừa tạo việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên toàn xã. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 47 Ngoài việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mô hình trồng dứa phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các tuyến đường được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Dứa còn được sử dụng để phủ xanh đất trống đồi trọc trên những vùng đất dốc vốn khó sử dụng cho những cây công nghiệp khác. 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA CỦA HỘ ĐIỀU TRA 2.4.1. Ảnh hưởng của mức đầu tư chi phí Chi phí trực tiếp có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các nông hộ. Mức độ đầu tư kết hợp các yếu tố khác sẽ tạo ra kết quả, hiệu quả khác nhau. Chi phí trực tiếp càng cao thì làm cho chi phí sản xuất càng lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm cho thu nhập bị giảm đi và ảnh hưởng tới người sản xuất. Để xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố chi phí trực tiếp đến hiệu quả sản xuất dứa, đề tài phân tích mức đầu tư chi phí trực tiếp bình quân trên một sào dứa của các hộ điều tra như bảng 21. Nhìn vào bảng 21 ta thấy, mức độ ảnh hưởng của chi phí trực tiếp (DI) đến kết quả và hiệu quả sản xuất dứa khá rõ rệt. Đối với dứa tơ: Nhóm 1 có mức đầu tư chi phí trực tiếp bình quân nhỏ nhất gồm 23 hộ, chiếm 38,33% tổng số hộ điều tra. Bình quân 1 sào dứa của hộ thu được 7.243,94 nghìn đồng giá trị sản xuất, 5.586,28 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 2 có chi phí trung gian trung bình gồm 26 hộ, chiếm 43,34% tổng số hộ điều tra. Nhóm 3 có mức đầu tư lớn nhất chỉ gồm 11 hộ, chiếm 18,33% đạt doanh thu bình quân là 8.142,97 nghìn đồng/sào. Từ kết quả của giai đoạn dứa tơ đạt được ta thấy, mức đầu tư chi phí trực tiếp càng cao thì giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp càng lớn. Nếu chỉ dựa vào tiêu GO, DI, MI để kết luận thì không thể nhận xét được hiệu quả của việc đầu tư một đồng chi phí trực tiếp, không phải cứ bỏ ra chi phí càng nhiều thì có thể đem lại hiệu quả càng cao.Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 48 Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trực tiếp đến kết quả, hiểu quả sản xuất dứa của các hộ điều tra (Tính bình quân trên sào) TT Phân tổ theoDIBQ (1000đ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) DTBQ DIBQ (1000đ) GO (1000đ) MI (1000đ) GO/DI (lần) MI/DI (lần) Dứa tơ 1 <1.300 23 38,33 5,74 1.157,48 7.243,94 5.586,28 6,26 4,83 2 1.300-1.689 26 43,34 6,38 1.482,76 7.132,83 5.124,25 4,81 3,46 3 ≥1.689 11 18,33 5,82 1.889,38 8.142,97 5.676,33 4,31 3,00 Gốc 1 1 <804 25 41,67 5,60 702,93 5.959,64 4.764,62 8,49 6,78 2 804-1.005 24 40,00 6,25 908,12 5.892,87 4.450,50 6,49 4,90 3 ≥1.005 11 18,33 6,55 1.128,36 6.084,44 4.383,51 5,39 3,88 Gốc 2 1 <603 20 33,33 3,20 548,75 2.601,56 954,02 4,74 1,74 2 603-715 27 45,00 3,48 667,51 2.642,55 1.067,25 3,96 1,60 3 ≥715 13 21,67 2,00 752,69 2.700,00 719,26 3,89 0,96 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 Những hộ có mức đầu tư chi phí trực tiếp ở nhóm 1, cứ 1 đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 6,26 đồng giá trị sản xuất, 4,83 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với nhóm hộ có mức chi phí trực tiếp trung bình cứ đầu tư 1 đồng chí phí trực tiếp đem lại cho hộ sản xuất 4,81 đồng giá trị sản xuất và 3,64 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trực tiếp lớn nhất cho kết quả GO/DI, MI/DI lần lượt là 4,31 và 3,00. Việc đầu tư chi phí càng cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ 3 có mức chi phí đầu tư lớn nhất nhưng hiệu quả đem lại thấp hơn 2 tổ trước. Sở dĩ như vậy là do những nhóm hộ này mặc dù có mức đầu tư lớn nhưng việc sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lý, chưa tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có nên hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất dứa trên địa bàn có nhiều năm kinh nghiệm trồng dứa. Tuy nhiên, còn nhiều hộ vẫn áp dụng phương thức sản xuất truyền thống, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chưa có khoa học nên chi phí bỏ ra còn rất lớn. Do vây, chính quyền địa phương cần phải tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Tổ chức sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với dứa gốc 1: tương tự dứa tơ, chi phí đầu tư càng lớn thì giá trị sản suất thu lại càng cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư bình quân trên 1 sào cho dứa gốc 1 thấp hơn dứa tơ. Như đã phân tích ở phần trước, doanh thu đạt được của dứa gốc 1 thấp hơn giai đoạn dứa tơ do năng suất của giai đoạn này giảm xuống. Nhưng hiệu quả đạt được có sự khác biệt qua từng tổ. Cụ thể: Nhóm 1 có chi phí đầu tư bình quân trên sào dưới 804 nghìn đồng chiếm tỷ lệ khá cao 41,67% trong tổng số 60 hộ được điều tra. Cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 8,49 đồng giá trị sản xuất; 6,78 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 2 có 25 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,67% . Nếu đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp thì sẽ thu về 6,49 đồng giá trị sản xuất (GO); và 4,90 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 3 là nhóm có mức đầu tư chi phí lớn nhất, cứ 1 đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 5,39 đồng giá trị sản xuất và 3,88 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong 3 nhóm thì nhóm 1 có hiệu suất trên một đồng chi phí là lớn nhất và nhóm 3 có hiệu suất trên một đồng chi phí là thấp nhất. Như vậy, trong một giới hạn nhất định, nếu hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí trung gian ở mức cho phép thì hiệu suất mang lại trên một đồng chi phí càng cao. Điều này cũng tương tự cho dứa gốc 3. Tóm lại, những hộ có chi phí trực tiếp càng lớn chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vẫn đang còn một số hộ đầu tư sản xuất dứa ở mức chi phí cao nhưng hiệu quả thu được không cao bằng những hộ có mức chi phí thấp và trung bình. Vấn đề đặt ra ở đây là các hộ sản xuất dứa một mặt tăng mức đầu tư chi phí một mặt phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Tránh lãng phí nguồn lực để đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho hộ sản xuất dứa trên địa bàn. 2.4.2. Ảnh hưởng của năng suất và giá bán Để đánh giá một các cụ thể và chính xác hơn kết quả và hiệu quả của chu kỳ sản xuất dứa của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, đề tài đã nghiên cứu và phân tích tính nhạy cảm theo giá và rủi ro của hoạt động trồng dứa. Trong sản xuất nông nghiệp có những rủi ro xấu có thể xảy ra như thời tiết - khí hậu, chất lượng đất kém, chất lượng giống kém làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển, dịch bệnh... những rủi ro này có thể làm giảm năng suất cây trồng. Ngược lại, trong trường hợp hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi sẽ làm cho cây dứa đạt năng suất cao nhất. Ngoài yếu tố năng suất, biến động giá là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất. Điều này được thể hiện qua bảng 22. Giả thiết đề tài đưa ra 3 mức giá và năng suất cao nhất, thấp nhất và trung bình để phân tích tác động của mức giá và năng suất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dứa. Tại mức giá và năng suất thấp nhất từ các hộ điều tra, NPV = 2.141,06 nghìn đồng/sào, BCR là 1,29 lần. Ta thấy rằng, đây là mức thấp hơn nhiều so với mức BQ chung của các hộ điều tra. Tuy nhiên với mức giá và năng suất thấp nhất thì hoạt động sản xuất vẫn có hiệu quả (NPV > 0) và BCR > 1, tức là hoạt động sản xuất có lãi. Tại mức giá và năng suất cao nhất, NPV mang lại cho cho mỗi sào dứa là 10.061,51 nghìn đồng, BCR = 2,37. Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, với mức giá và năng suất càng cao thì kết quả và hiệu quả thu được càng lớn. Điều này chứng tỏ: giá và năng suất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất dứa của hộ nông dân. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 Bảng 22: Phân tích tính nhạy cảm theo năng suất và giá Năng suất bình quân (kg/sào) Giá (1000đ) Doanh thu (1000đ) CPHT (cộng dồn) TNHT (cộng dồn) NPV BCR Thấp nhất 500 Thấp nhất 3,500 1.750 7.337,99 9.479,05 2.141,06 1,291.250 4.375 1.650 5.775 BQC 585,87 BQC 4,000 2.343,48 7.337,99 13.707,36 6.367,37 1,881609.95 6.439,8 2.100,55 8.402,2 Cao nhất 750 Cao nhất 4,500 3.375 7.337,99 17.399,50 10.061,51 2,371.800 8.100 2.600 10.400 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 Thông qua đây có thể kết luận, hoạt động trồng dứa mang lại hiệu quả cao cho các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Mức sinh lợi của quá trình sản xuất tương đối cao. Trong những điều kiện có tác động rủi ro của thị trường và các yếu tố khác thì hoạt động sản xuất vẫn đưa lại hiệu quả. 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DỨA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất dứa, là khâu quyết định tới hoạt động sản xuất của các vụ tiếp theo. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về sản phẩm dứa tương đối cao, lợi nhuận mà cây dứa mang lại so với cây khác khá lớn. Quỳnh Châu là một trong những địa bàn được quy hoạch trồng dứa nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy chế biến dứa Nghệ An. Nhưng cho đến nay, dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu không chỉ được tiêu thụ cho nhà máy mà còn tham gia vào nhiều kênh phân phối trên thị trường rau quả ở các địa phương ngoại tỉnh khác. Mặc dù, năm 2010 - 2011, giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng. Tuy nhiên, giá cả đầu ra của dứa vẫn tương đối ổn định, việc tiêu thụ dứa khá thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng dứa tươi và dứa chế biến ngày càng cao và không còn là nỗi lo của bà con nông dân. Hiện nay giá dứa trên thị trường giao động ở mức tương đối từ 3.000đ - 4.500đ/1kg. Vào những thời điểm trái vụ như ngày lễ, dịp tết giá dứa có khi lên đến 5.000đ/1kg. Dứa được tiêu thụ quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào chính vụ tháng 6,7 và trái vụ tháng 1,2,3 hàng năm. Còn những tháng còn lại lượng tiêu thụ ít và chỉ đáp ứng cho thị trường bán lẻ. Qua quá trình thực tế tại địa phương, đề tài đã xây dựng được mô hình các kênh tiêu thụ dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu như sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 10% 30% 60% Sơ đồ 1: Các kênh tiêu thụ Dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu  Kênh tiêu thụ 1 Dứa sau khi thu hoạch, hộ nông dân bán dứa trực tiếp cho nhà máy chế biến dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An (đóng tại địa bàn xã Quỳnh Châu). Trước thời điểm thu hoạch, cán bộ kỹ thuật thuộc phòng Nông vụ của nhà máy về trực tiếp vườn dứa để kiểm tra, xác định thời điểm thu hoạch và thống nhất giá bán với người dân. Đến mùa thu hoạch, dứa được thu hoạch tại ruộng và vận chuyển thẳng đến nhà máy. Mỗi lần vận chuyển người dân được hỗ trợ từ 130 - 150 nghìn đồng/1 tấn dứa. Trước đây vào những vụ dứa đầu, khi nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất, việc ký kết hợp đồng với người dân thông qua phương thức cho nông dân ứng trước vật tư như phân bón, hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc, xử lý ra hoa trái vụ. Đến vụ thu hoạch nhà máy thu mua lại dứa quả và trừ đi phần chi phí mà người dân đã ứng trước mùa vụ có tính lãi suất Hộ trồng dứa Thương lái và thu gom địa phương Nhà máy chế biến xuất khẩu dứa Quỳnh Lưu Các chợ, thị trường bán lẻ trong tỉnh Các chợ, thị trường bán lẻ ngoại tỉnh Người tiêu dùng Nhà máy chế biến ngoại tỉnh 3 12 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 54 sau 18 tháng. Hiện nay, đa số hộ nông dân đã có vốn tự sản xuất, mua trực tiếp vật tư từ nhà máy nên họ ít phải trả lãi suất như trước đây. Năng lực chế biến của nhà máy còn hạn chế, người dân sản xuất đại trà theo mùa vụ. Việc ứng dụng kỹ thuật rải vụ chưa cao, dứa sản xuất ra nhà máy mua không hết hoặc dứa trái vụ sản xuất ra không đủ để nhà máy hoạt động (nên nhà máy dừng thu mua dứa trái vụ), dứa bị hư hỏng nhiêu đã gây thiệt hại cho bà con. Thêm vào đó, nhà máy thu mua với mức giá thấp hơn so với thị trường bán lẻ, thanh toán chậm. Trong khi đó, người dân cần một lượng vốn đủ lớn để tiến hành đầu tư cho những vụ sau. Việc thu mua còn nhiều phiền hà vì phải phân ra nhiều loại quả ứng với những mức giá khác nhau... đã gây cản trở đến việc tiêu thụ cho người dân. Đồng thời làm mất niềm tin của nông dân đối với nhà máy. Mặc dù vậy, hiện nay nhà máy đã khắc phục được một số hạn chế trong việc thu mua và chế biến dứa xuất khẩu. Do đó, dứa ở xã Quỳnh Châu chủ yếu là tiêu thụ cho nhà máy chế biến dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An. Đây là kênh phân phối lớn nhất chiếm khoảng 60%. So với những kênh tiêu thụ khác thì việc bán dứa cho nhà máy có nhiều ưu điểm đó là: nhà máy thu mua 1 lần với số lượng lớn và đại trà, quãng đường vận chuyển gần, được hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí vận chuyển nên việc mua bán diễn ra nhanh chóng hơn. Một số hộ cho biết, nếu năng lực chế biến của nhà máy được cải thiện, nhà máy tổ chức ký kết hợp đồng chặt chẽ hơn với người dân thì đa số họ thích bán cho nhà máy hơn. Vì đầu ra dứa cho nhà máy ổn định hơn ở thị trường tiêu thụ khác. Mặt khác, việc đầu tư dứa cần khá nhiều vốn, thời gian, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như xử lý dứa trái vụ tương đối kỹ lưỡng mới cho năng suất cao. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng với nhà máy người nông dân là cần thiết để giảm bớt được gánh nặng và yên tâm sản xuất.  Kênh tiêu thụ 2 Ở kênh này, dứa được tiêu thụ thông qua người thu gom nhỏ ở địa phương và các thương lái lớn ở trong Tỉnh và ngoại Tỉnh. Những người thu gom nhỏ chủ yếu tiêu thụ ở các chợ lân cận trong huyện, thị trường rau quả ở Diễn Châu, thành phố Vinh... sau đó bán lẻ cho người tiêu dùng. Một số thương lái lớn thu mua tiêu thụ về các Tỉnh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 lân cận khác (chủ yếu các thị trường ở miền Bắc). Từ chỗ nguyên liệu dứa chỉ cung cấp cho nhà máy chế biến dứa Nghệ An thì bây giờ thị trường tiêu thụ đã vươn xa hơn đến các tỉnh khác trong nước. Đây là kênh phân phối lớn thứ 2 trong tổng lượng tiêu thụ dứa tại địa bàn (chiếm 28%). Bán dứa theo hình thức này có ưu điểm là dễ tiêu thụ, hạn chế quả bị rám nắng (vì thương lái chủ yếu mua dứa xanh), sâu đục quả nên trọng lượng dứa cao và khi bán cho giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, giá bán cho người thu gom nhỏ và thương lái lớn cao hơn giá bán cho nhà máy nên kết quả và hiệu quả cao hơn. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt do đó bà con thấy phấn khởi hơn. Tuy nhiên, người thu gom và thương lái mua với số lượng không lớn và đại trà như nhà máy, họ đến tại ruộng để mua và có quyền lựa chọn. Trong trường hợp dứa được mùa nông dân thường bị ép giá gây bất lợi cho người sản xuất.  Kênh tiêu thụ 3 Hộ sản xuất tận dụng lao động gia đình và vật dụng chuyên chở đến các chợ để bán sỉ, bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng (chiếm 12%). Dứa tiêu thụ ở kênh này chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ và phần dứa còn lại sau khi nhập cho nhà máy và thương lái. Hầu hết dứa được bán quanh năm vì một số hộ dân xử lý dứa trái vụ với diện tích nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dứa quả cho người dân địa phương (đặc biệt là vào ngày lễ, dịp tết), giá vào thời điểm này thường cao do khan hiếm nguồn cung. Tóm lại, việc tiêu thu dứa của hộ nông dân phần lớn tập trung cho nhà máy. Vì vậy, nhà máy cần phải có giải pháp thu mua nguyên liệu dứa kịp thời, tránh tình trạng dứa bị ùn tắc, dư thừa. Cần phải nâng cao năng lực chế biến, ký kết hợp đồng hai bên cùng có lợi để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. 2.6. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU CỦA HỘ TRONG SẢN XUẤT DỨA 2.6.1. Những khó khăn của hộ trong việc sản xuất dứa Trong quá trình sản xuất dứa, ngoài những nhân tố mang tính chất định lượng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ thì trong quá trình điều tra, đề tài thu thập được những thông tin khác ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất của hộ. Những khó khăn mà hộ thường gặp phải được tổng hợp qua bảng số liệu 22.Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 56 Bảng 22: Tổng hợp những khó khăn của hộ sản xuất dứa Khó khăn Số hộ khó khăn Tỷ lệ % 1. Vốn sản xuất 2. Sâu bệnh 3. Thiếu kỹ thuật 4. Thiếu thông tin thị trường 5. Giá các yếu tố đầu ra 6. Thiếu lao động 7. Điều kiện thời tiết 8. Tình hình thu mua của nhà máy 9. Khả năng thanh toán của nhà máy 10. Thiếu giống 16 60 28 0 52 26 60 60 60 0 26,67 100 46,67 0 86,67 43,33 100 100 100 0 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Về vốn sản xuất: Vốn là yếu tố quyết định trong việc đầu tư sản xuất, nếu không chủ động nguồn vốn, chủ thể sản xuất sẽ không đầu tư các yếu tố đầu vào một cách kịp thời dẫn tới hết quả không đạt mức tối ưu. Đặc biệt trong sản xuất dứa, việc thiếu vốn sẽ không chủ động được phân bón cho từng thời kỳ phát triển của cây dứa. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ sản xuất đầu tư sản xuất bằng nguồn vốn tự có nên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung. Một số hộ sản xuất cho rằng lãi suất mà nhà máy cho ứng trước vật tư phục vụ cho sản xuất còn cao nên hầu như họ dùng tiền gia đình có được đi mua phân bón ở ngoài nên chất lượng phân bón không đảm bảo. Qua điều tra ta thấy, có 26,67% số hộ gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu sử dụng vốn của những hộ này rất cần thiết. Do vậy, họ cần được hộ trợ từ chính quyền địa phương. Lao động yếu tố đầu vào thứ hai không thể thiếu trong quá trình tạo ra sản phẩm. Việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu suất lao động cao hơn. Thiếu lao động sẽ làm cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ làm giảm năng suất. Trong sản xuất cây dứa, yêu cầu lao động trong suốt thời kỳ đặc biệt là giai đoạn gieo trồng, làm cỏ, cột khi dứa chín... là rất cao. Do đó, có 43,33% số hộ gặp khó khăn về lao Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 57 động vào những lúc thời vụ gấp rút. Điều này đặt ra yêu cầu các hộ phải sắp xếp, bố trí lao động hợp lý nguồn lao động của mình. Tình hình sâu bệnh là mối quan tâm hàng đầu của những hộ sản xuất dứa. Có tới 100% số hộ cho rằng: sâu bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của dứa. Một số bệnh thường gặp đó là bệnh úng nước, bệnh nấm xám, bệnh thối đen, bệnh thâm lõi... Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất, cần phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện kịp thời để đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Hoạt động sản xuất bà con chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống là chính. Các hộ ít tiếp xúc với các quy trình kỹ thuật, có khoảng 46,67% số hộ không được tham gia tập huấn kỹ thuật hoặc trao đổi kinh nghiệm với các chương trình dự án phát triển. Điều này đã làm phần nào hạn chế đến việc phòng ngừa sâu bệnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như kỹ thuật xử lý dứa trái vụ của hộ sản xuất. Giá cả đầu đầu ra là nhân tố mà hầu hết bà con quan tâm. Hiện nay, mức giá trên thị trường tương đối cao. Nhưng mức giá mà nhà máy mua thấp hơn so với mức giá ở thị trường tự do. Điều này đã gây tâm lý không tốt đến người sản xuất dứa. Cơ sở hạ tầng: Mặc dù đã được quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi nhưng việc vận chuyển dứa của người dân đến nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống đê, đập phục vụ nước tưới cho sản xuất chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các nông hộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của người dân địa phương, đặc biệt là phục vụ cho quá trình sản xuất dứa. Điều kiện đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ, độ phì nhiêu của đất đang bị giảm nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao ảnh hưởng đến năng xuất của dứa. Vì thế cần phải có biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng của đất trong những điều kiện có thể. Tình hình cung cấp dứa cho nhà máy gặp một số khó khăn. Do năng lực chế biến của nhà máy còn nhiều hạn chế. Vào chính vụ, nhà máy thu mua không hết nguyên liệu nên xảy ra hiện tượng ùn tắc, dư thừa, dứa bị hư hỏng nhiều đã gây thiệt hại cho bà con nông dân. Khả năng thanh toán tiền của nhà máy cho người dân chậm, trong khi người dân cần một lượng vốn để tái đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ở những vụ tiếp theo. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 58 Khó khăn lớn nhất không thể không nhắc đến là khó khăn do thời tiết, thiên tai. Một số hộ xử lý dứa trái vụ gặp nhiều rủi ro. Vì nếu gặp trời mưa thì họ phải tiến hành xử lý lại đã làm cho phí phí sản xuất bị đẩy lên do tốn thêm chi phí mua thuốc xử lý, công sức cộng thêm thời gian. Nhìn chung, hoạt động sản xuất dứa của các hộ điều tra trên địa bàn xã Quỳnh Châu còn gặp nhiều khó khăn. Để phát huy hơn nữa vai trò của ngành trồng trọt nói chung và hoạt động trồng dứa nói riêng cần có sự chung tay góp sức của các ban ngành, đoàn thể cùng với sự nỗ lực không ngừng của nhân dân để giải quyết những khó khăn đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 2.6.2. Nhu cầu của hộ Những đổi mới trong sản xuất trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn xã Quỳnh Châu nói riêng đã có những chuyển biến tích cực đến năng suất và hiệu quả sản xuất dứa của các hộ nông dân. Trong thời gian tới, người dân vẫn rất cần đến sự quan tâm của các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Để thấy được nhu cầu và nguyện vọng của các hộ sản xuất chúng tôi tập hợp được kết quả như bảng sau: Bảng 23: Một số nhu cầu của các hộ sản xuất dứa Nhu cầu của hộ điều tra Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%) 1. Vay vốn sản xuất 2. Tập huấn kỹ thuật 3. Ổn định đầu ra 4. Đầu tư cơ sở hạ tầng 5. Cung cấp thông tin thị trường 6. Sự quan tâm của ban ngành 7. Mở rộng quy mô đất đai 8. Nhà máy ký kết hợp đồng với người dân 20 60 60 60 60 60 33 45 33,33 100 100 100 100 100 55 75 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Người dân cho rằng, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn: vì thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp nên các hộ ngại vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ được điều tra đều có nhu cầu về tập huấn kỹ thuật để tăng năng suất trong quá trình sản xuất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 Qua bảng số liệu cho thấy, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh mương, thủy lợi được tất cả bà con quan tâm. Một nhu cầu cũng được đặt ngang hàng với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng không kém phần cấp thiết đó là người dân mong muốn giá cả đầu ra ổn định, không bị ép giá. Đây có thể coi là vấn đề bức xúc trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân. Một số ý kiến cho rằng, nếu nhà máy ký kết hợp đồng lâu dài, nâng cao năng lực chế biến thì những hộ sản xuất dứa sẽ yên tâm sản xuất hơn. Do vậy, cần phải có hợp đồng giữa nhà máy và người dân đảm bảo hai bên cùng có lợi. Bên cạnh những yêu cầu trên, người nông dân cũng rất cần chính quyền địa phương và huyện thường xuyên quan tâm đến đời sống sản xuất cũng như tinh thần của người nông dân. Tổ chức các buổi tập huấn, tạo điều kiện hỗ trợ về giống, quy trình sản xuất và phân bón đến từng hộ dân. Đồng thời rà soát và quy hoạch vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng, đầu tư sản suất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA CỦA XÃ QUỲNH CHÂU 3.1. ĐỊNH HƯỚNG Quỳnh Châu với điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc phát triển cây dứa. Qua nhiều vụ sản xuất dứa, cây dứa đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trên địa bàn xã Quỳnh Châu. Trong những năm tới cây dứa vốn được xác định là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của xã. - Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã đang chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp kém hiệu quả, khuyến khích người dân đầu tư phát triển cây dứa. - Từng bước khôi phục những vùng dứa đã phá đi, ổn định quy mô thông qua việc rà soát, quy hoạch lại vùng trồng dứa, tạo vùng sản xuất nguyên liệu dứa tập trung trong xã. - Đi đôi với việc phát triển quy hoạch vùng nguyên liệu, trong định hướng sản xuất dứa xã cùng xác định đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, sản lượng dứa. - Thành lập ban chỉ đạo phát triển từ nguyên liệu từ cấp xã đến cấp thôn xóm, phối hợp với nhà máy và các cấp lãnh đạo để triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển dứa nguyên liệu của tỉnh, huyện. - Hàng năm cần có kế hoạch trích ngân sách địa phương để hỗ trợ nhân dân trong việc đầu tư phân bón, chồi giống cũng như việc triển khai chính sách hỗ trợ trồng dứa từ cấp trên xuống một cách kịp thời và nhanh chóng để bà con phấn khởi. yên tâm sản xuất đạt kết quả cao. Toàn xã phấn đấu duy trì và mở rộng diện tích dứa nguyên liệu, tăng năng suất dứa đưa Quỳnh Châu thành vùng dứa nguyên liệu bền vững nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho nhân dân trong xã. Trư ờng Đ i ọ c K inh tế H uế 61 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUỲNH CHÂU Mục tiêu của xã trong những năm tới là chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh có quy mô và khối lượng sản phẩm lớn để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến dứa tại xã. Đồng thời, đa dạng hóa cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm sử dụng hợp lí nguồn đất đai, lao động và tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, lấy chỉ tiêu giá trị mới tạo ra trên một đơn vị diện tích làm thước đo hiệu quả. Xuất phát từ mục tiêu trên và từ tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã cũng như những khó khăn và nhu cầu của hộ trồng dứa chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng quy mô diện tích UBND xã Quỳnh Châu kết hợp với nhà máy dứa đóng tại địa bàn tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất dứa nguyên liệu để đảm bảo vùng nguyên liệu dứa có tính ổn định, lâu dài. Để đạt được mục tiêu 180 ha trong năm 2012 - 2013 thì các thành phần kinh tế phải phấn đấu mở rộng diện tích để đạt mục tiêu chung của toàn xã. Để đạt được kế hoạch này thì xã cần thực hiện các biện pháp sau: - Mở rộng diện tích dứa, chủ yếu là chuyển đổi một số diện tích sắn, mía không hiệu quả. Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp đang trồng cây khác cho năng suất thấp trên vùng gò đồi sang trồng dứa, khuyến khích người dân mở rộng diện tích. - Thu hồi diện tích đất đã giao trồng cho hộ nông dân trồng dứa nhưng không trồng dứa để giao cho các hộ, tổ chức có điều kiện thâm canh cây trồng khác. - Các hộ mở diện tích với quy mô lớn được hưởng chính sách hỗ trợ: trợ giá giống, phân bón, tiền khai hoang và cần cho vay vốn 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật - Giống: Tại xã Quỳnh Châu, hầu hết các hộ đều sử dụng giống Cayen, giống này hiện đang được trồng chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Có nước đầu tư chăm sóc tốt năng suất đạt từ 50- 60 tấn/ ha. Thực tế giống này cũng rất phù hợp với điều kiện của xã. Tuy nhiên, trong vụ vừa qua, các hộ nông dân chủ yếu sử dụng giống tự Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 62 có hoặc mua ngoài nên chất lượng giống kém, không đồng đều, sâu bệnh. Việc sử dụng giống kém đã làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất dứa của các hộ gây khó khăn trong việc tiêu thụ. Vì vậy, nhà máy cũng như chính quyền địa phương cần có biện pháp cung cấp giống có chất lượng đồng đều. Khuyến khích bà con mua và sử dụng giống do nhà máy cung cấp, chọn giống tốt, tổ chức nhân giống đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trên dịa bàn. - Về chọn đất và làm đất: Không bố trí dứa Cayen vào những chân đất cát, thấp, dễ ngập nước. Tập trung chỉ đạo làm đất bằng máy để tạo tầng đất thâm canh dày, tơi xốp, dễ thoát nước, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển nhanh sau khi trồng. Sau khi cày phải có thời gian phơi ải với công tác xử lý đất đến khi trồng ít nhất 30 ngày. Đầu tư cải tạo đất một phần nâng cao năng suất dứa, đồng thời nâng cao chất lượng của đất để đảm bảo đất không bị thoái hóa, bạc màu sau nhiều năm sử dụng. - Cần bón cân đối các loại phân vô cơ, tăng lượng phân hữu cơ hoai mục để cải tảo đất, không nên quá lạm dụng phân bón hóa học. Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây dứa để có kế hoạch bón phân đúng thời điểm, đúng quy cách và đúng quy trình kỹ thuật cho phép. Nếu làm được điều này sẽ góp phần cải tạo đất, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, đảm bảo tăng năng suất và chất lượng cây trồng tốt hơn. - Thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, nhất là diệt trừ sâu bọ hại dứa. Hướng dẫn chỉ đạo nhân dân thực hiện nghiêm túc việc phân loại, xử lý chồi giống trước khi trồng đúng quy định. - Mật độ trồng: tăng từ 50.000 chồi/ha lên 55.000 - 60.000 chồi/ha. Trước đây do kỹ thuật thâm canh còn hạn chế nên mật độ trồng nhìn chung còn thấp đã gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. - Xử lý ra hoa trái vụ: Để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như việc thu mua của nhà máy cần thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch rải vụ và xử lý ra hoa. Xử lý ra hoa 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. Xử lý bằng đất đèn với nồng độ 2 - 3% và xử lý sau 17h. Do đó, đội ngũ cán bộ nông vụ và nhà máy nắm chắc tình hình sinh trưởng, diễn biến thời tiết để hướng dẫn các hộ nông dân xử lý ra hoa đúng kỹ thuật, đảm bảo cây dứa Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 ra hoa tập trung, rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng năng suất. Chú trọng phương án xử lý ra hoa để tránh dứa ra hoa chín tập trung vào chính vụ. - Rải vụ thu hoạch: Trong cùng một vụ có thể trồng theo từng đợt khác nhau với khoảnh cách thời gian hợp lý để dứa có thời gian sinh trưởng và cho quả khác nhau tránh chín tập trung. - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng. 3.2.3. Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố tiên quyết trong việc đầu tư sản xuất. Nhu cầu vốn để trồng dứa lớn nhất là đối với các hộ nghèo và các hộ có quy mô sản xuất lớn. Việc tiếp cận vốn vay của người dân còn vướng mắc, nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà nên bà con không chủ động vay để đầu tư trong sản xuất. Trong thời gian tới, Nhà nước, địa phương và Nhà máy cần phối hợp giải quyết các vướng mắc trên để người dân tích cực vay vốn, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. 3.2.4. Giải pháp về sản xuất - Bên cạnh việc chuyên cây dứa, cần tổ chức trồng xen canh thêm một số loại cây như họ đậu, lạc để góp phần cải tạo đất, tận dụng đất đai tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Dứa là cây có khả năng sinh lưu gốc tốt, song không nên để gốc lưu quá lâu, bà con nên lưu gốc 2 - 3 vụ là hợp lý nhất để năng suất dứa được đảm bảo. 3.2.5. Giải pháp về chăm sóc Trong nông nghiệp nói chung, việc hình thành nên năng suất, sản lượng chịu ảnh hưởng rất lớn của công chăm sóc của người sản xuất. Trong hoạt động sản xuất dứa, yêu cầu đầu tư một lượng công lao động lớn trong việc làm đất, gieo trồng (đối với dứa tơ), vun gốc, bón phân, cột dứa cho đến khi thu hoạch. Vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu các hộ sản xuất cần bố trí lao động hợp lý, tận dụng nguồn lao động gia đình nhằm giảm chi phí thuê lao động, tăng cường đầu tư chăm sóc dứa nhằm đem lại kết quả cao hơn. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 64 3.2.6. Giải pháp về thị trường - Nhìn chung, thị trường tiêu thụ dứa trong những năm gần đây diễn ra khá thuận lợi, dứa đến khi thu hoạch được tiêu thụ hết theo mức giá cạnh tranh giữa những người thu mua. Tuy nhiên, nông dân còn bị động trong khâu tiêu thụ như quyết định thời gian bán dứa, giá cả phương thức thu mua. Do đó, cần phải có một cơ chế trong vấn đề quản lý việc thực thi hợp đồng trong quan hệ mua bán để việc tiêu thụ dứa ổn định và bền vững hơn, đảm bảo lợi ích cho người trồng dứa. - Đối với nhà máy: Cần phải cung cấp thông tin kịp thời đến nông hộ về giá thị trường, thông báo rõ chính sách thu mua ngay từ đầu vụ, giải quyết việc thanh toán trong thời gian sớm nhất để nông dân yên tâm sản xuất và có khả năng sử dụng vốn để tái tạo đầu tư sản xuất. 3.2.7. Giải pháp về khuyến nông UBND xã cùng với cán bộ kỹ thuật của nhà máy về trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật trồng trọt đặc biệt là kỹ thuật trồng dứa cho bà con. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để bà con tiếp cận với phương thức canh tác tiến bộ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất dứa nguyên liệu tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau: - Phát triển cây dứa nguyên liệu trên địa bàn xã Quỳnh Châu hiện này là phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như tiềm năng và thế mạnh của địa phương về quỹ đất phát triển SXNN. Trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các chính sách hỗ trợ có liên quan như: chính sách giao đất trồng dứa; chính sách hỗ trợ khai hoang; chính sách hỗ trợ trồng mới, hỗ trợ về giống và kỹ thuật; đặc biệt là đề án phát triển vùng nguyên liệu dứa trên toàn địa bàn. Do đó, hoạt động trồng dứa đã có những bước phát triển vượt bậc. Giai đoạn 2005 - 2008, diện tích trồng mới có xu hướng giảm dần do năng lực sản xuất của hộ có giới hạn; lượng tiêu thụ nhà máy thu mua không hết dẫn đến ùn tắc và dư thừa vào chính vụ đã làm giảm thu nhập của người dân. Giai đoạn 2009 - 2011 diện tích dứa trồng mới đã tăng thêm từ 5-10 ha. Tính đến cuối năm 2011, toàn xã có 160 ha dứa, trong đó có 55 ha dứa được trồng mới chiếm 34,38%. Trong tổng số 160 ha diện tích dứa thì diện tích đã cho thu hoạch là 95 ha tăng 2,15% so với năm 2010. - Kết quả điều tra tình hình sản xuất dứa của hộ gia đình trên địa bàn xã cho thấy: + Diện tích bình quân/hộ điều tra là 12 sào và diện tích bình quân trên một lao động nông nghiệp của hộ điều tra là 3,60 sào. + Mặc dù mức đầu tư chi phí cho trồng sản xuất dứa chưa thực sự cao, nhưng hoạt động sản xuất dứa của hộ là đều có kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế. Bình quân 1 sào/chu kỳ sản xuất dứa tạo ra một khoản Lợi nhuận là 6.367,37 nghìn đồng (tính theo phương pháp hiện giá). Trư ờ g Đại học Kin tế H uế 66 + Phát triển cây dứa nguyên liệu đã thật sự góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động gia đình, từ đó góp phần ổn định và phát triển KT - XH của toàn xã. + Vấn đề tiêu thụ sản phẩm của người nông dân tương đối thuận lợi do có nhà máy chế biến đóng trên địa bà đã hỗ trợ phần nào cho việc tiêu thụ sản phẩm của người nông dân. Nhìn chung giá thu mua dứa quả tươi hiện nay trên thị trường có nhiều biến động và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá đầu ra thấp hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của giá cả đầu vào vì vậy có thể nói giá dứa tươi hiện nay vẫn còn thấp và chưa tạo động lực để khuyến khích người dân đầu tư thâm canh. Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và 7 giải nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu có hiệu quả và ổn định hơn trong thời gian tới. Trong đó, các giải pháp trước mắt cần tập trung giải quyết là: hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho người trồng. Về lâu dài, cần hoàn thiện quy hoạch phát triển diện tích trồng dứa; chuyển hình thức tổ chức sản xuất sang một hình thức mới nhằm đẩy nhanh quá trình tập trung hoá sản xuất. II. KIẾN NGHỊ Để đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu lâu dài bền vững cung cấp đủ cho Nhà máy hoạt động hiệu quả, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh và công cuộc xóa đói giảm nghèo, qua việc tham khảo và trao đổi với một số cán bộ xã, các bộ nông vụ chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: * Đối với chính quyền các cấp - Tiến hành rà soát và quy hoạch vùng nguyên liệu - Thực hiện các chính sách ưu đãi cho các hộ trồng dứa để khuyến khích hộ đầu tư thâm canh trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. - Giao đất, cho thuê đất ổn định để người dân yên tâm sản xuất. * Đối với nhà máy - Nâng cao năng lực chế biến, thu mua nguyên liệu kịp thời để đảm bảo lợi ích cho người trồng dứa. Tr ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 67 - Tổ chức các lớp tập huấn, đặc biệt hướng dẫn kỹ thuật xử lý dứa ra hoa trái vụ nhằm mục đích rải vụ, giảm ùn tắc, dư thừa nguyên liệu. - Ký kết hợp đồng từ hỗ trợ trồng và sau khi thu hoạch theo phương châm hai bên cùng có lợi. - Thỏa thuận giá bán hợp lý với người sản xuất dứa; thanh toán tiền nhanh, đúng thời hạn để người dân có khả năng quay vòng vốn cho đầu tư sản xuất vụ tiếp theo. * Đối với hộ trồng dứa - Mạnh dạn đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. - Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. - Sử dụng phân bón đúng liều lượng, không nên lạm dụng quá mức phân bón hóa học. - Tận dụng và sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có, đặc biệt là lao động gia đình. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực chuyển đổi những cây trồng có năng suất thấp sang những cây trồng có năng suất và sản lượng cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, 2005 2. PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Mai Văn Xuân, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, bài giảng Lý thuyết thống kê, Khoa Kinh tế - Đại học Huế, 1997 3. PGS. TS. Mai Văn Xuân, giáo trình Phân tích kinh tế nông hộ, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 4. PGS. PTS. Phạm Vân Đình, TS. Đỗ Kim Chung, giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội 5. PGS. TS. Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 6. ThS. Nguyễn Văn Cường, bài giảng Maketing nông nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, 2006 7. ThS. Nguyễn Văn Vượng, bài giảng Thống kê nông nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 8. ThS. Trần Minh Trí, bài giảng Kinh tế lâm nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 9. Báo cáo kinh tế - xã hội của UBNN xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2008, 2009, 2010 10. Khóa luận tốt nghiệp các khóa trước 11. Viện Bảo vệ thực vật, tài liệu tập huấn: quy trình kỹ thuật trồng dứa Cayen, Hà Nội, 2004 12. www.fao.org.vn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO 13. www.agroviet.gov.vn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14. www.vinhlong.agroviet.gov.vn: Hướng dẫn trồng và chăm sóc dứa Cayen 15. www.vietrade.gov.vn: Kênh phân phối dứa tại thị trường EU 16. www.huaf.edu.vn: Một số lưu ý khi bảo quản dứa cayen 17. www.nongsinh.com : Nhu cầu dinh dưỡng cho cây dứa 18. Thị trường nông sản - Giám sát thị trường và cảnh báo rủi ro ngành hàng tuần 30/01-03/02/2012. 19. www.gso.gov.vn: Tổng cục thống kê Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 69 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Mã số phiếu: ............................................................................. Ngày điều tra: ........................................................................... Người điều tra: .......................................................................... I. Những thông tin về chủ hộ 1. Tên chủ hộ: ...........................................................................Tuổi ............. 2. Nghề nghiệp chính: ............................................................... 3. Kinh nghiệm sản xuất: .......................................................... 4. Số nhân khẩu hiện tai của gia đình: ......................................người ........... II. Nguồn lực sản xuất 1. Tình hình sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất dứa Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ngày làm việc (ngày) 1. Lao động gia đình - Lao động nam - Lao động nữ Người Người Người 2. Lao động thuê ngoài Người 2. Tình hình sử dụng đất đai Chỉ tiêu ĐVT Tổng Giao/cấp Đấu thầu Thuê khác Tổng diên tích 1. Đất trồng dứa 2. Đất trồng sắn 3. Đất trồng mía 4. Đất lâm nghiệp 5. Đất khácTrư ờng ạ i họ c K inh tế H uế 70 3. Tư liệu sản xuất STT Loại TLSX ĐVT Số lượng Thời gian sử dung Giá trị 1 Trâu, bò cày kéo 2 Cày bừa 3 4 5 6 4. Tình hình sử dụng vốn Ông/bà sử dụng vốn để sản xuất từ đâu? Chỉ tiêu Số lượng Thời hạn vay (tháng) Lãi suất 1. Ngồn vốn vay 2. Vốn tự có III. Thông tin về việc trồng dứa 1. Ông/bà có phải nộp thuế hay phí sử dụng đất trồng cho hoạt động trồng dứa không? Nếu có thì bao nhiêu? .................................................................................................... 2. Địa phương có thường tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng dứa không? Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không  3. Ông (bà) có tham gia tập huấn không? a. Thỉnh thoảng b. Thường xuyên c. Không 4. Nội dung tập huấn là gì?................................................................................................... 5. Ý kiến của Ông (bà) về các lớp tập huấn? ....................................................................... 6. Kết quả sản xuất dứa năm 2011 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năm trồng Năng suất dứa (kg/sào) Thời gian Giá Dứa tơ Gốc 1 Gốc 2 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 Tổng diện tích 7. Chi phí sản xuất 1 sào dứa a. Chi phí vật tư ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giáNăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 1. Giống Chồi/sào Mua Chồi/sào Tự có Chồi/sào 2. Thuê máy làm đất 1000đ/sào 3. Vôi Kg/sào 4. Lân Kg/sào 5. Đạm Kg/sào 6. Phân NPK Kg/sào - Bón lót Kg/sào - Bón thúc Kg/sào 7. Thuốc BVTV Gói (hộp)/sào 8. Chi phí khác 1000đ/sào b. Công lao động Chỉ tiêu ĐVT Diện tích Số lượng Đơn giáNăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Làm đất Thuê Công/sào Gđ Bón phân Thuê Công/sào Gđ Trồng Thuê Công/sào Gđ Cột dứa Thuê Công/sào Gđ Chăm sóc Thuê Công/sào Gđ Tổng Công/sào Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 8. Gia đình ông/bà có được hỗ trợ từ việc trồng dứa không? .............................................. Nếu có ông/bà vui lòng trả lời câu hỏi sau: Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá Thành tiền Trồng mới Vận chuyển 9. Những loại sản phẩm nào đang được gia đình sản xuất? SL, giá bán từng loại? Loại sản phẩm Sản lượng thu hoạch (tấn) Giá bán (1000đ/kg) Sản lượng hàng hóa (tấn) V. Tiêu thụ sản phẩm 1. Hình thức, địa điểm và đối tượng tiêu thụ Các chỉ tiêu Cơ cấu(%) 1 Hình thức tiêu thụ 100 Bán cho nhà máy Bán cho người thu gom, thương lái Bán lẻ 2 Địa điểm bán 100 Bán tại ruộng Bán tại chợ Bán tại nhà máy 3 Đối tượng thu mua 100 Thu gom nhỏ tại địa phương Thu gom lớn của vùng, tỉnh Nhà máy chế biến Quỳnh Lưu Bán cho người khác. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 73 2. Xin Ông/bà cho biết các thương lái có phải cạnh tranh để mua được sản phẩm dứa của ông/ bà không?  Có  Không 3. Theo Ông/bà, giá cả bán dứa được quyết định như thế nào? ( Xin Ông/bà chọn tối đa 3 tác nhân, theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3) Sản phẩm Nông dân xác định Thương lái xác định Cả hai (nông dân và thương lái) Chính quyền địa phương xác định Cơ sở chế biến xác định Khác (ghi cụ thể) Dứa VI. Các vấn đề liên quan 1. Những thuận lợi cơ bản trong việc trồng dứa tại địa phương là gì? ................................ 2. Những khó khăn mà ông (bà) gặp phải trong quá trình sản xuất? a. Thiếu vốn b. Giá cả c. Điều kiện tự nhiên d. Sâu bệnh e. Kỹ thuật g. Khó khăn khác (ghi cụ thể) 3. Ông (bà) có muốn mở rộng quy mô sản xuất không? ..................................................... Nếu có tại sao? Nếu không tại sao? .................................................................................... 4. Giữa ông/bà và người mua có mối quan hệ hợp tác hoặc hỗ trợ gì không? .................... .............................................................................................................................................. 5. Khi bán dứa, ông/bà có gặp khó khăn gì từ phía người mua? (nêu cụ thể và cách khắc phục)? .......................................................................................................................... 6. Ông/bà có biết nơi cuối cùng mà sản phẩm dứa của ông/bà bán ra không? ................... Nếu biết, ở đâu? ................................................................................................................... 7. Ông/bà có biết giá bán dứa tại nơi cuối cùng là bao nhiêu không? ................................. 8. Ông/bà có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán đó không? ........................................... 10. Những kiến nghị của ông/bà trong việc sản xuất và thị trường tiêu thụ dứa trên địa phương mình? ...................................................................................................................... Xin cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà) ! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_dua_cua_ho_gia_dinh_o_xa_quynh_chau_huyen_quynh_luu_tinh_nghe_an_3916.pdf
Luận văn liên quan