Khóa luận Hoa ban trong đời sống văn hóa dân tộc thái vùng Tây Bắc

Để giải quyết mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích - Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học 6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài Mở đầu (3 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo, phụ lục (10 trang), nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc Chương 2: Hoa ban- Biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc Chương 3: Một số ý kiến đề xuất trong việc bảo tồn , khôi phục biểu tượng hoa ban

pdf8 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Hoa ban trong đời sống văn hóa dân tộc thái vùng Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC -------------------- NGÔ THỊ MAI HƯƠNG HOA BAN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY BẮC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.PHẠM THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI – 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC ........................ 8 1.1. Định vị vùng văn hóa Tây Bắc ............................................................. 8 1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ...................................................... 8 1.1.2. Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc ................................................... 13 1.2. Đặc trưng văn hóa thái - chủ thể văn hóa của vùng Tây Bắc......... 15 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Thái ......................... 15 1.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Thái....................................................... 19 Chương 2: HOA BAN - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC ...................... 42 2.1. Đặc điểm và vai trò của cây ban ........................................................ 42 2.2. Hoa ban trong một số lễ hội vùng Tây Bắc ...................................... 45 2.2.1. Lễ hội hoa ban của người Thái ....................................................... 45 2.2.2. Một số lễ hội khác vào mùa hoa ban .............................................. 47 2.3. Hoa ban trong văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc ............................... 49 2.3.1. Nét độc đáo của hoa ban trong các món ăn đặc trưng ................... 49 2.3.2. Cách chế biến một số món ăn cơ bản từ hoa ban ........................... 52 2.4. Hoa ban trong văn học - nghệ thuật ................................................. 56 2.4.1. Hoa ban trong truyện cổ tích dân gian của người Thái .................. 56 2.4.2. Hình ảnh hoa ban trong thơ ca dân gian Thái ................................ 70 Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BẢO TỒN, KHÔI PHỤC BIỂU TƯỢNG HOA BAN VÙNG TÂY BẮC .......................................................................................... 75 3.1. Thực trạng rừng ban Tây Bắc ........................................................... 75 3.2. ý thức của người dân trong việc bảo tồn cây ban và biểu tượng hoa ban ............................................................................................................... 77 3.3. Một số ý kiến đề xuất để bảo tồn, khôi phục biểu tượng hoa ban . 79 3 3.3.1. Vai trò của Nhà nước và các cấp chính quyền trong công tác bảo tồn hoa ban ............................................................................................... 79 3.3.2. Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn ............... 90 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 96 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “HOA BAN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY BẮC”, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Phạm Thị Thu Hương, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã hướng dẫn và định hướng tận tình cho em những cơ sở khoa học và hướng phát triển của đề tài nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện và góp ý cho em trong quá trình làm đề tài này nhằm giúp em có những suy nghĩ và những lưu ý trong khi tiến hành khảo sát thực tế để có cơ sở thực tiễn cho đề tài. Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Đông, giáo viên trường THPT Vân Nội đã cho em những góp ý để làm khóa luận. Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong quí thầy cô và các bạn có thể góp ý cho em để đề tài được hoàn thiện hơn. Người viết Ngô Thị Mai Hương 5 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong một lần tình cờ theo dõi phóng sự “Qua miền Tây Bắc” trên truyền hình, tôi bắt gặp những cánh rừng ban trắng muốt. Được ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa ấy, tôi thấy đây mới chính là hoa của núi rừng. Ai từng một lần qua Tây Bắc vào mùa xuân chắc hẳn không thể không dừng chân thưởng ngoạn vẻ đẹp của những rừng ban đang bung nở. Viết về hoa ban Tây Bắc, Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho rằng: “Ở nước ta nhiều nơi có hoa ban nhưng không nơi nào hoa ban lại nhiều và trắng trong, trinh bạch như ở Tây Bắc. Vì thế mặc nhiên hoa ban đã trở thành biểu tượng của vùng đất ngút ngàn trùng xa này”[10, tr 36]. Hoa ban từ lâu đã gắn bó mật thiết với các dân tộc vùng Tây Bắc. Người dân nơi đây có nhiều món ăn ngon, độc đáo cũng như nhiều phong tục, tập quán, lễ hội liên quan đến hoa ban. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của vùng Tây Bắc, hình tượng hoa ban chiếm vai trò đáng kể và tượng trưng cho những vẻ đẹp lý tưởng trong tâm hồn, tính cách con người. Vẻ đẹp tinh khiết của hoa ban cùng những ý nghĩa tiềm ẩn đã hấp dẫn, lôi cuốn con người ta tìm tòi và khám phá vẻ đẹp kì diệu ấy. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, những cánh rừng hoa ban ngút ngàn xưa kia giờ đây đã dần mất đi, những phong tục, tập quán về hoa ban cũng dần mai một. Xót xa trước thực trạng này, thấm thía những giá trị của hoa ban trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc vùng Tây Bắc, với lòng yêu mến hoa ban, nên tôi đã chọn đề tài: “Hoa ban trong đời sống văn hóa người Thái vùng Tây Bắc ” để tìm hiểu và sưu tầm, nguyên cứu và hi vọng khơi dậy lòng tự hào của bà con dân tộc vùng Tây Bắc về hoa ban, từ đó góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ những cánh rừng ban, bảo tồn và lưu truyền những giá trị văn hóa từ hoa ban - loài hoa diệu kì mà thiên nhiên đã ban tặng cho núi rừng Tây Bắc. Tôi hi vọng trong một thời gian không xa, cùng với 6 những loài hoa như hoa sen, hoa đào, hoa mai, hoa ban cũng sẽ trở thành một loài hoa đặc trưng khi nhắc đến bản sắc văn hóa Việt Nam. 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hoa ban đã trở thành biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc; bởi vậy, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa vùng Tây Bắc như : “Vùng văn hóa Tây Bắc” của GS. Tô Ngọc Thanh [10], hoa ban được miêu tả với vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, cùng với điệu xòe Thái, hoa ban đã góp phần làm nên nét đặc trưng của văn hóa vùng. Vẻ đẹp của hoa ban cũng được miêu tả trong những dòng bút kí của Nguyễn Tuân, trong truyện ngắn “Mùa ban” của Đặng Thị Oanh,Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung khai thác hoa ban trên phương diện là biểu tượng văn hóa vùng, tập trung tìm hiểu giá trị văn hóa của hoa ban trên cơ sở biểu hiện trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, trong ẩm thực và trong văn học- nghệ thuậtĐồng thời, khẳng định vai trò của hoa ban đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa vùng hiện nay trước thực trạng những giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu ý nghĩa của hoa ban trong đời sống các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong đời sống văn hóa dân tộc Thái- chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc để khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ những đặc thù văn hóa vùng miền; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, khôi phục biểu tượng hoa ban trong đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc nói riêng, trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Hoa ban - loài hoa mang nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh,sinh hoạt và lao động của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt trong đời sống người Thái, vốn là chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc. 7 - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khai thác giá trị và biểu hiện của hoa ban trong đời sống dân tộc vùng Tây Bắc, trong đó chủ yếu tập trung vào văn hóa Thái. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích - Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học 6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài Mở đầu (3 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo, phụ lục (10 trang), nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc Chương 2: Hoa ban- Biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc Chương 3: Một số ý kiến đề xuất trong việc bảo tồn , khôi phục biểu tượng hoa ban. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Cầm Trọng (1995), Người Thái ở Tây Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đặng Thị Oanh (2005), Văn hóa Thái-Những tri thức dân gian, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Hải Long (2005), Tây Bắc riêng một loài hoa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 4. Hoàng Ngọc Sơn (2011), Đôi nét về lịch sử- văn hóa người Thái ở Tây Bắc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 5. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 6. Lê Bá Thảo (2002), Các vùng địa lí ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 7. Mạc Phi (1979), Mạc Phi sưu tầm và giới thiệu- Dân ca Thái, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội. 8. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Phạm Nhân Thành (2011), Văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội. 10. Tô Ngọc Thanh (2003), Vùng văn hóa Tây Bắc, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội. 11. Vũ Khánh (2008), Người Thái ở Tây Bắc- The Thai in the North West of Viet Nam, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. Website : 1. 2. 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_thi_mai_huong_tom_tat_0853_2066024.pdf
Luận văn liên quan