Khóa luận Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2015

Đẩy mạnh việc phối hợp với ban tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, quảng bá cho ĐTNT hiểu rõ về chính sách thuế; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước nhằm làm thay đổi tâm lý và ý thức của người dân trong việc thực thi pháp luật thuế. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có, nhằm không ngừng nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong giải quyết công việc cũng như khai thác tốt cơ sở dữ liệu của ngành thuế, phần mềm quản lý thuế để đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế nh tế Huế

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời số thuế vào NSNN, các DN này đã rất đáng được khích lệ. 2.2.2.3. Công tác tuyền truyền hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được các cấp lãnh đạo và cán bộ trong Chi cục thuế quan tâm thực hiên. Chi cục thuế đã thành lập và đưa vào hoạt động bộ phận giao dịch “một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như cần tư vấn và tìm hiểu thêm về chính sách thuế. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 49 Bảng 2.7: Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế giai đoạn 2013 – 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014/2013 2015/2014 2013 2014 2015 +/- % +/- % I Công tác tuyên truyền 1 Phát sóng truyền thanh, truyền hình Buổi 17 20 25 3 117,65 5 125,00 2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 21 43 55 22 204,76 12 127,91 3 Biển quảng cáo, pa-nô, áp phích Biển 19 27 32 8 142,11 5 118,52 II Công tác hỗ trợ DN 1 Trả lời bằng văn bản vb 57 95 120 38 166,67 25 126,32 2 Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 1.170 1.342 1.500 172 114,70 158 111,77 3 Tập huấn cho DN Buổi 8 15 25 7 187,50 10 166,67 4 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 1.762 1.950 2.210 188 110,67 260 113,33 (Nguồn: Chi cục thuế Thành Phố Huế)Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 50 Số liệu bảng 2.6 phản ánh công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế bằng tất cả các hình thức, năm sau cao hơn năm trước. Đã đa dạng hoá nhiều hình thức tuyên truyền và hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nộp thuế. Giai đoạn 2013 - 2015, trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế được chú trọng đã tạo điều kiện cho người nộp thuế hiểu được các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về các thủ tục hành chính thuế như là việc đăng ký, kê khai, hoàn thuế, miễn, giảm thuế...Các thủ tục ngày càng được công khai minh bạch. Trong năm 2015, cơ quan thuế đã tổ chức thực hiện cấp phát miễn phí cho đối tượng nộp thuế 2.210 tài liệu liên quan đến chế độ chính sách thuế, ấn phẩm thuế, trả lời qua điện thoại 1.500 lượt, trả lời bằng văn bản là 120 văn bản, công tác tuyên truyền qua đài phát thanh truyền hình được 25 buổi và còn lại do phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của Cục thuế đảm nhận đã phát trên truyền hình một tháng 2 lần với mỗi lần 15 đến 20 phút đã được đông đảo người nộp thuế quan tâm đón xem. Bên cạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế. Hằng năm Chi cục thuế phối hợp cùng với Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đối thoại DN và tuyên dương trao giấy khen cho các DN và hộ kinh doanh cá thể có thành tích cao trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Việc làm này đã động viên, khích lệ người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tuân thủ đúng các quy định mà cơ quan thuế đề ra. 2.2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm phát hiện những sai sót để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu về thuế cho Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các đối tượng nộp thuế và cho người thi hành công vụ trong ngành thuế; phát hiện các nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp luật về thuế với thực tiễn nhằm kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống thuế. Căn cứ vào quy trình và nhiệm vụ cụ thể của mình, từ năm 2013 đến năm 2015 Chi cục thuế đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN. Hoạt động kiểm tra thuế nhằm Đại học Kin h tế H ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 51 giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở các DN NQD giai đoạn 2013- 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số lượng DN kiểm tra Kết quả xử lý Kế hoạch Thực hiện Thực hiên/ kế hoạch (%) Truy thu Phạt Cộng 2013 222 249 112,16 6.141 1.762 7.903 2014 280 285 101,79 7.301 3.030 10.331 2015 300 310 103,33 7.915 3.415 11.330 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế) Trong 3 năm 2013 - 2015, Chi cục thuế đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại DN NQD do Cục thuế đề ra. Kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Chi cục thuế và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn. Kết quả kiểm tra tại các DN NQD cho thấy: tổng số truy thu và xử phạt qua các năm đều tăng. Năm 2013 kết quả số thuế truy thu và phạt là hơn 7.903 triệu đồng. Năm 2014 thì số thuế này tăng lên 10.331 triệu đồng. Đến năm 2015 thì số thuế này tăng lên 11.330 triệu đồng. Kết quả công tác kiểm tra thuế cho thấy tình hình các DN chưa thực sự tự giác chấp hành kê khai thuế, một số DN trốn thuế, gian lận thuế, có hành vi vi phạm pháp luật thuế có xu hướng gia tăng. Các DN bị xử lý qua kiểm tra phát hiện vi phạm bởi các hành vi: kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, không kê khai doanh thu, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng quy định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hoá mua vào không phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế mà không phân bổ theo quy định của pháp luật; vi phạm chế độ kế toán; không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo quy định dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế. Từ đó cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 52 2.2.2.5. Công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT Hoàn thuế GTGT là khoản tiền Nhà nước hoàn trả lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thông qua cơ chế khấu trừ thuế các cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã nộp thì sẽ hoàn lại phần chênh lệch, do cơ sở kinh doanh đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thể. Hoàn thuế GTGT có một ý nghĩa to lớn, thông qua hoàn thuế, Nhà nước đã hoàn trả cho DN một khối lượng vốn lớn, giúp DN kịp thời khắc phục một số khó khăn về vốn, đặc biệt là trong điều kiện tìm kiếm nguồn vốn khó khăn và chi phí cao. Trong 3 năm 2013 - 2015, Chi cục thuế đã tiến hành kiểm tra hồ sơ hoàn thuế và đề nghị Chi cục thuế ra quyết định hoàn thuế cho các DN. Kết quả hoàn thuế được biểu hiện qua bảng 2.8. Bảng 2.9: Kết quả công tác hoàn thuế GTGT của DN NQD giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số DN được hoàn thuế Tổng số tiền đề nghị hoàn Số tiền được hoàn Số tiền không được hoàn 2013 34 2.606 2.196 411 2014 13 1.210 956 254 2015 42 5.392 4.854 538 Tổng 89 9.208 8.906 1.202 (Nguồn: Đội kiểm tra 1, 2 - Chi cục thuế thành phố Huế) Từ năm 2013 đến năm 2015, nhìn chung các DN đều thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ hoàn thuế. Chi cục thuế đã thực hiện hoàn thuế GTGT cho 89 DN trên địa bàn thành phố Huế với tổng số tiền đề nghị hoàn là 9.208 triệu đồng, số tiền được hoàn là 8.906 triệu đồng và số tiền không được hoàn là 1.202 triệu đồng. Số thuế GTGT được hoàn cụ thể trong 3 năm như sau: - Năm 2013: tiến hành kiểm tra 34 DN, trong đó có 8 DN được hoàn hết thuế GTGT đề nghị, 26 DN hoàn một phần số thuế đề nghị; tổng số thuế đề nghị hoàn là Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 53 2.606 triệu đồng, số thuế được hoàn là 2.196 triệu đồng và không được hoàn 411 triệu đồng. - Năm 2014: Số DN được kiểm tra hoàn thuế giảm so với năm 2013, kiểm tra 14 DN trong đó có 1 DN không đủ điều kiện hoàn thuế, 1 DN được hoàn hết số tiền đề nghị và 12 DN chỉ được hoàn một phần số thuế đã đề nghị hoàn; tổng số tiền đề nghị hoàn là 1.210, số thuế các DN được hoàn là 956 triệu đồng, số thuế không được hoàn là 254 triệu đồng. - Năm 2015: Chi cục thuế tiến hành kiểm tra 45 DN nhưng có 3 DN xin dừng hoàn thuế, do đó số DN được hoàn thuế còn lại 42 DN. Quá trình kiểm tra cho thấy có 12 DN được hoàn hết số tiền đề nghị hoàn và 30 DN được hoàn một phần số tiền được đề nghị hoàn; tổng số tiền đề nghị hoàn là 5.392 triệu đồng, số tiền được hoàn lại là 4.854 triệu đồng và số tiền không được hoàn là 538 triệu đồng. Trong quá trình hoàn thuế vẫn còn một số đơn vị do thực hiện hoàn thuế lần đầu nên chưa có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đối với những đơn vị này, Chi cục thuế đã thông báo và bố trí cán bộ hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng này để hoàn chỉnh hồ sơ. Việc một số DN không được hoàn tất cả số thuế GTGT đã đề nghị do các DN vi phạm khai thuế như kê khai hoá đơn, chứng từ đầu vào không hợp lệ như tên hàng hoá, tên khách hàng, mã số thuế người mua, người bán... nên không được hoàn thuế; kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào không phục vụ mục đích kinh doanh hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế mà không phân bổ theo quy định; doanh thu đầu ra kê khai thiếu so với thực tế kinh doanh; doanh thu tính thuế, thuế suất không phản ánh đúng luật thuế như ghi sai đối tượng chịu thuế và thuế suất... 2.2.2.6. Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng là một trong những công tác được lãnh đạo Chi cục thuế quan tâm nhằm thu số thuế còn thiếu và nộp vào NSNN kịp thời. Công việc được thực hiện theo Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Quyết định số 1395/QĐ - TCT ngày 14/10/2011 do Tổng cục thuế ban hành. Từ năm 2013 đến năm 2015, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đã được Chi cục thuế thành phố Huế triển khai tích cực. Chi cục đã thực hiện rà Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 54 soát, đối chiếu và phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào NSNN. Đồng thời chi cục cũng đã thực hiện việc quản lý nợ theo đúng quy trình và ứng dụng cộng nghệ tin học vào trong công tác quản lý, do đó công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp. Bảng 2.10: Tình hình nợ thuế GTGT của DN NQD giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số phải thu Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Tổng số nợ /tổng số thu (%) Nợ có khả năng thu /tống số nợ (%) 2013 69.200 16.953 8.555 24,50 50,46 2014 102.133 23.501 11.094 23,01 47,21 2015 132.050 28.324 13.217 21,45 46,66 (Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Chi cục thuế thành phố Huế) Bảng 2.10 cho thấy, số nợ thuế GTGT của các DN đều tăng qua các năm, tuy vậy tỷ lệ tổng nợ trên tổng số thu và nợ có khả năng thu trên tổng số nợ qua các năm đều giảm. Tỷ lệ tổng số nợ trên tổng số thu giảm từ 24,50% trong năm 2013 xuống 23,01% trong năm 2014 và xuống còn 21,45% trong năm 2015. Tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng số nợ cũng giảm từ 50,46% năm 2013 xuống 47,21% năm 2014 và xuống còn 46,66% năm 2015. Qua đó cho thấy trong những năm qua Chi cục thuế đã tích cực đẩy mạnh công tác thu nợ quản lý nợ, giảm tình trạng nợ đọng kéo dài, thu nộp thuế vào NSNN. Tuy nhiên, số nợ thuế vẫn còn cao do công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn do các DN trong quá trình hoạt động thường thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan thuế dẫn đến việc thu hồi nợ gặp không ít khó khăn; bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nợ còn ít, với phạm vi địa bàn quản lý các DN nộp thuế rất rộng nên hiệu quả đạt trong công tác thu nợ chưa được cao. Đại học Kin tế H uế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 55 2.2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế Thành phố Huế 2.2.3.1. Những mặt làm được trong công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quôc doanh Trong giai đoạn 2013 - 2015, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác quản lý thuế của chi cục thuế ngày càng được hoàn thiện hơn đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện mới. Nhìn chung số thu về thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh hằng năm đóng góp vào NSNN tương đối cao, góp phần ổn định thu chi, hạn chế phần nào thâm hụt ngân sách, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Dưới đây là những mặt mà Chi cục thuế thành phố Huế đã đạt được trong công tác quản lý thuế: - Về công tác tổ chức cán bộ: Đội ngũ cán bộ là một trong những thành phần quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế tại chi cục. Trong những năm qua, chi cục thuế luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho các cán bộ của mình. Hằng năm, chi cục thuế đều cử cán bộ, công chức đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính do Cục thuế phối hợp với trường cán bộ tài chính đào tạo, tập huấn thường xuyên công tác tin học, bồi dưỡng các nghiệp vụ của ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức để phục vụ cho công việc ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, chi cục cũng động viên, khen thưởng kịp thời cho các cán bộ hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao; ngoài ra chi cục còn bố trí và sắp xếp cán bộ theo đúng năng lực sở trường của mình để nâng cao hiệu quả công việc, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, thử thách để ngày càng vững vàng hơn trong công việc của mình. - Về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT Chi cục thuế đã đổi mới nội dung lẫn hình thức để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT một cách tốt nhất. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là thư điện tử, điện thoại, trả lời trực tiếp và cổng thông tin điên tử phục vụ 24/24 để cho NNT tra cứu, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất; bên cạnh đó, chi cục còn đổi mới nội dung đối thoai DN, những trường hợp những DN không mạnh dạn hỏi thì cơ quan thuế phát triển để NNT ghi những thông tin cần hỏi, do Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 56 vậy cơ quan thuế đã kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của ĐTNT. Khi có các chính sách mới thay đổi, bổ sung, chi cục đều mời tất cả các DN lên tập huấn triển khai và hướng dẫn cụ thể để DN chấp hành tốt hơn. Ngoài ra chi cục thuế còn thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho DN, hướng dẫn các DN tự in hóa đơn được chủ động hơn. Đến nay 100% DN đã thực hiện việc tự in hóa đơn để thực hiện việc phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Chi cục thuế còn triển khai mở rộng dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế điện tử, nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai trực tuyến giúp giảm bớt thời gian, chi phí cho ĐTNT. Bên cạnh đó, dự án hiện đại hóa thu nộp thuế qua hệ thống TCS tại chi cục thuế đã đi vào nề nếp, số liệu được truyền và nhận hằng ngày của các cơ quan đều thông suốt, số liệu được cập nhật kịp thời, chính xác và nhanh chóng tạo điều kiện tốt nhất cho NNT, hạn chế tình trạng thất lạc chứng từ; việc xác minh, đối chiếu số liệu giữa các cơ quan nhanh và chính xác hơn, chế độ báo cáo kế toán thống kê được kịp thời hơn. - Về công tác kiểm tra thuế: Hằng năm, chi cục thuế đều xây dựng kế hoạch kiểm tra các DN NQD trên địa bàn và cả 3 năm thì số lượng DN NQD đều kiểm tra vượt kế hoạch đã đề ra trước đó. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo chi cục thuế thành phố Huế đã tập trung nguồn lực chỉ đạo, đẩy mạnh công tác điều tra, rút ngắn thời gian kiểm tra tại DN từ 5 ngày xuống 3 ngày nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đề ra, kiểm tra chủ yếu các DN có cùng quy mô nhưng nộp thuế ít, đồng thời đẩy mạnh công tác điều tra hồ sơ kê khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế nhằm tăng cường giám sát việc kê khai thuế của NNT, đấu tranh làm giảm âm thuế, tăng số thuế kê khai. Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra, rà soát các chỉ tiêu, thông tin kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của NNT và tài liệu có liên quan, so sánh với dữ liệu NNT cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để kiểm tra các chỉ tiêu kê khai như doanh thu lớn nhưng số thuế nộp ít, có cùng quy mô kinh doanh nhưng số thuế nộp ít hơn, và đã tập trung kiểm tra các ngành có nhiều dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trong kê khai. - Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 57 Trong những tháng cuối năm các khoản nợ thuế có xu hướng tăng cao, chi cục thuế đã tập trung chỉ đạo các bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các bộ phân quản lý chức năng phối hợp thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ, tập trung rà soát, phân loại nợ thuế, thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm tra, đôn đốc theo đúng quy trình cưỡng chế nợ thuế và Luật quản lý thuế. 2.2.3.2 Những mặt hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh Trong các năm qua, tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế vẫn còn một số hạn chế như sau: - Về đội ngũ cán bộ công tác tại chi cục: Trong những năm gần đây, ngành thuế nói chung và chi cục thuế nói riêng rất ít tuyển dụng nhân sự, hằng năm đều có một số lượng cán bộ về hưu nên đội ngũ cán bộ của chi cục thuế ngày càng giảm dần. Số lượng cán bộ lớn tuổi nhiều, đội ngũ cán bộ trẻ có qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, trình độ không đồng đều nên chưa đáp ứng quản lý khoa học và hiện đại; bên cạnh đó khả năng nắm bắt và tiếp thu công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ thuế chưa được cao, việc khai thác và áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý thuế thật sự chưa hiệu quả; khả năng phân tích dự báo, xử lý số liệu thuế, kiến thức kế toán, phân tích báo cáo tài chính của DN vẫn còn hạn chế, một số cán bộ quản lý thuế có trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế vẫn còn hạn chế, chưa kịp đáp ứng yêu cầu hiện đại và cải cách hệ thống hóa ngành thuế; một số cán bộ của quyền, hách dịch, sách nhiễu DN, chưa tận tụy với công việc được giao. - Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Chi cục thuế đã coi trọng việc tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn chính sách thuế cho các ĐTNT nhưng vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu chung; việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc về thuế đôi khi còn chậm, do đó vẫn chưa đảm bảo tính kịp thời đối với NNT; nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ lý do vì sao phải nộp thuế, lợi ích của việc nộp thuế cho ĐTNT được biết rõ để chấp hành tốt hơn nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 58 Chi cục đã tổ chức các buổi đối thoại DN nhằm giải đáp những vướng mắc của các DN nhưng các DN vẫn chưa chú trọng đến công tác này mà chủ yếu là kế toán đi thay người đứng đầu DN nên việc trao đổi với các cơ quan thuế vẫn còn hạn chế. Việc khen thưởng các DN nộp thuế tốt vẫn chưa được rà soát kỹ, chỉ cân đối trên số thuế được nộp vào NSNN nên có tình trạng khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của DN thì bị phạt lớn do không chấp hành đúng pháp luật về thuế nhưng trước đây DN đó lại được khen thưởng. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ phục vụ chưa tốt, hướng dẫn chưa tận tình chu đáo, trong tiếp xúc có thái độ không hòa nhã đã gây nên tâm lý không thoải mái cho NNT, chính vì vậy các DN rất ngại tiếp xúc với cơ quan thuế. Đặc biệt, việc giải đáp chính sách thuế không đồng nhất, ai hiểu thế nào thì giải thích như vậy nên vẫn có những giải thích mâu thuẫn với nhau làm cho NNT bức xúc vì bị phạt do làm sai. Việc phối hợp giữa các bộ phận trong chi cục chưa được tốt, chưa đồng bộ dẫn đến việc tuyên truyền và hướng dẫn các ĐTNT chưa cao. - Về công tác kê khai, kế toán thuế: Công tác kê khai, kế toán thuế vẫn còn những tồn tại, hạn chế như việc phối hợp cấp mã số thuế qua Sở kế hoạch đầu tư có lúc còn gặp trở ngại do có đơn vị không qua cơ quan thuế thực hiện thủ tục kế toán thuế, hóa đơn,..... trước khi thay đổi loại hình DN. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đã triển khai nhưng chưa chủ động, tiến độ còn chậm, việc khai thác, thu thập, phân tích thông tin còn nhiều hạn chế chưa tra cứu và nắm bắt được các thông tin nhiều chiều dẫn đến việc phân tích rủi ro về thuế chưa chính xác. Việc phối hợp với kho bạc trong khâu hạch toán, đều chỉnh số liệu nộp vào NSNN vẫn còn sai sót, gây phiền hà cho NNT. Cán bộ vẫn chưa bắt kịp hết các văn bản thay đổi nên khi nhận hồ sơ khai thuế vẫn còn sai sót dẫn đến phiền phức cho ĐTNT. - Về công tác quản lý nợ thuế: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nợ vẫn còn tồn tại hạn chế do khách quan, đó là các khoản nợ thuế có xu hướng ngày càng tăng cao và nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ ngân sách của các DN trên địa bàn thành phố Huế. Cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 59 của một bộ phận NNT chưa tốt, thiếu tự giác chấp hành nộp nợ thuế vào NSNN. Có DN còn lợi dụng các chính sách kích cầu của Nhà nước để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh khi làm ăn thua lỗ. Mặt chủ quan là cán bộ thuế chưa phát hiện kịp thời các khoản nợ thuế lớn có khả năng thất thoát, chưa ráo riết trong việc kết hợp Đội thuế trước bạ và thu khác trong việc lập thủ tục trước bạ sang tên tài sản và bỏ trốn. Tình trạng thất thu thuế vẫn còn diễn ra trong các ngành như dịch vụ, khách sạn, ăn uống, vận tải,....... - Về công tác kiểm tra thuế: Mặc dù chi cục đã quan tâm đến công tác kiểm tra thuế tại DN, các cuộc điều tra điều tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa kiểm soát hết hoạt động kê khai của DN do đó số lượng DN chưa tuân thủ pháp luật thuế, trốn thuế gian lận thương mại ngày càng nhiều và càng tinh vi hơn. Trong khi đó với số lượng cán bộ của chi cục ngày càng giảm do nghĩ hưu nhưng không tuyển dụng mới có nhân lực để bố trí theo đúng yêu cầu của Tổng cục thuế là 30% cán bộ kiểm tra trong tổng số cán bộ tại chi cục; bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra không đồng đều, phần lớn là cán bộ lâu năm trong ngành nên trình độ về kế toán không cao, chính vì vậy có trường hợp không thể phát hiện ra những sai sót, gian lận thuế của các DN, trong khi đội ngũ kế toán của DN ngày càng chuyên nghiệp, gian lận trong việc hạch toán ghi chép sổ sách ngày càng tinh vi hiện đại hơn, do đó việc phát hiện những sai sót, gian lận càng găp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng một số cán bộ đòi hỏi nhận quà cáp, phong bì để giảm số thuế truy thu cho DN nên số thuế truy thu và xử phạt các DN vẫn chưa được cao. - Về việc ứng dụng công nghệ thông tin: Ngành thuế đã triển khai và ứng dụng rất nhiều chương trình công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế quản lý, đặc biệt là các phần mềm quản lý thuế, các cơ sở dữ liệu thông tin của NNT, phần mềm hỗ trở kê khai thuế vẫn chưa được hoàn thiện, chình vì vậy khi chính sách thuế thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Cơ quan thuế thường xuyên nâng cấp thay đổi những phần mềm ứng dụng để phù hợp với các chính sách thuế thay đổi dẫn đến việc các cán bộ phải mất thời gian để làm Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 60 quen với việc thay đổi này, công tác kê khai thuế, cập nhật dữ liệu do đó chưa được thực hiện kịp thời. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thuế trên địa bàn: Đội ngũ cán bộ là chìa khóa quan trọng của thành công trong công tác quản lý thuế, do vậy cần đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của từng cán bộ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với số cán bộ đã qua trình độ trung cấp thì cần đào tạo lên đại học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của ngành để đảm bảo hoàn thành nhiêm vụ được tốt nhất; đặc biệt cần quan tâm đào tạo lực lượng cán bộ kế thừa và đưa đi đào tạo sau đại học. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, Chi cục thuế cũng cần khuyến khích cán bộ nâng cao sử dụng vi tính, ngoại ngữ thông thạo để có thể dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các cơ sở kinh doanh và xử lý các tình huống nghiệp vụ được nhanh chóng chính xác hơn. Đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức. Chi cục thuế cần tăng cường giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngành thuế, cũng cố thêm niềm tin của ĐTNT vào nội bộ ngành, ra sức hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời mỗi cán bộ phải không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm, mạnh dạn đấu tranh chống lại mọi tiêu cực xảy ra trong ngành; cần có quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trên từng vị trí công tác, cán bộ cần được kiểm tra theo tiêu chí; kết quả công tác số lượng và chất lượng công việc được giao, coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị. Bên cạnh đó cần phát hiện sử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm cũng như động viên khen thưởng các cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bên cạnh việc đào tạo trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, chi cục thuế cần nghiên cứu và bổ sung, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thuế cho phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra trong giai đoạn tới, thực hiện cơ cấu, phân Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 62 bố lại nguồn nhân lực, theo địa bàn quản lý, theo chức năng quản lý, theo đối tượng quản lý, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế. 3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Công tác tuyên truyền có tác động rất lớn trong việc vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT, nâng cao hiểu biết pháp luật thuế, khởi dậy tính tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với NSNN trong mọi tầng lớp nhân dân. Tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến còn làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội; nguyên nhân trước hết là do NNT chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế của mình, chưa hiểu được quyền lợi được hưởng từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp, chưa hiểu rõ nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế, do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nằm nâng cao trình độ hiểu biết không chỉ đối với các ĐTNT mà còn đối với tất cả các đối tượng khác. Chi cục thuế cần tiếp tục đổi mới phương pháp, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục cao như thi viết tiểu phẩm, thi tìm hiểu pháp luật về thuế, các ấn phẩm, quảng bá về thuế,....; xây dựng các biện pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng, bảo đảm tác động hiệu quả đến tất cả các đối tượng được tuyên truyền; xây dựng quy trình tự động hóa để tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế của NNT thông qua phát triển các dịch vụ giải quyết đăng kí thuế, kê khai thuế qua mạng internet; triển khai hình thức khai trực tuyến qua cổng thông tin điện tử ngành thuế; đẩy mạnh tiến độ triển khai trung tâm hỗ trợ NNT, đây là trung tâm cung cấp các dịch vụ, các hình thức tư vấn để NNT thực hiện đúng luật và có lợi. Để đáp ứng được nhu cầu giải thích, hướng dẫn cho các DN, Chi cục thuế cần phải bố trí những cán bộ am hiểu sâu về chính sách và có kỹ năng giao tiếp, trả lời qua điện thoại để hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho DN được kịp thời và chính xác, cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi, bởi vì đại đa số DN đều muốn đươc cơ quan thuế tổ chức tập huấn để hiểu rõ hơn và làm tốt hơn. ại ọc K in tế H uế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 63 3.3. Đẩy mạnh công tác quản lý ĐTNT, quản lý đăng ký, kê khai thuế: Hiện nay chi cục thuế thành phố Huế đã quản lý tương đối chặt chẽ các ĐTNT, tuy nhiên cần phải đẩy mạnh hơn công tác này. Cụ thể như sau: - Thông qua công tác kiểm tra thực tế tại các DN để nắm bắt kịp thời các biến động của DN khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang địa điểm khác, các DN sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản.... để yêu cầu DN phải đăng ký bổ sung, đặc biệt là một số DN vãng lai từ các địa phương khác đến, những chi nhánh của công ty mẹ đóng trên địa bàn tỉnh khác. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục đăng ký thuế, cải cách hành chính về thủ tục kê khai, nộp thuế thì mới khuyến khích được DN tự giác nộp thuế. - Tăng cường việc quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - cơ quan cấp đăng ký mẫu dấu của DN - cơ quan thuế nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác của DN mới thành lập. - Xác định số DN không hoạt động mà không thông báo với cơ quan thuế để làm thủ tục đóng mã số thuế, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quá trình quản lý thuế mà đặc biệt là công tác kê khai thuế, phải đẩy mạnh công tác hướng dẫn DN thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐTNT. - Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT; xây dựng quy chế thu thập, cập nhật khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT; triển khai cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về NNT. - Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cãi cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử, phát triển các ứng dụng nội bộ ngành như phần mềm hiện đại hóa văn phòng, quản lý tài chính, quản lý rủi ro,... Đại học Ki tế H uế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 64 3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN ngoài quốc doanh nhằm hạn chế tình trạng thất thu Theo quy định của luật quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay được coi là chức năng quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, một trong những nội dung cơ bản là nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo công bằng xã hội và hiệu lực của Luật quản lý thuế. Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra tại cơ sở của chi cục thuế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong cơ chế tự kê khai và nộp thuế của DN. Hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu vẫn là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan thuế. Do vậy, chi cục thuế thành phố Huế phải rà soát lại toàn bộ các hoạt động kinh doanh của DN, định hướng lại các mục tiêu và xây dựng chương trình, giải pháp điều tra, coi đây là công tác trọng tâm của công tác quản lý thuế trong giai đoạn tới. Để tăng cường công tác kiểm tra thuế, hoạt động kiểm tra ở chi cục thuế phải tập trung vào một số vấn đề sau : - Tăng cường quản lý ĐTNT để đảm bảo tỷ lệ DN đăng ký kê khai thuế tại địa phương là 100% . - Tăng cường phân tích hồ sơ kê khai thuế, đánh giá rủi ro để kiểm tra, thanh tra tại DN trốn lậu thuế đạt hiệu quả; thanh tra, kiểm tra các DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, không hợp lý....; có thể chia ra các nhóm hành vi vi phạm của DN như : nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn, nhóm hành vi vi phạm về kê khai và nộp thuế, nhóm hành vi vi phạm chế độ kế toán;....để tiện cho việc kiểm tra. - Đảm bảo 100% số lượng DN được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm báo cáo lại tài chính. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra các DN có số thu lớn, trong quá trình kiểm tra cần kết hợp giám sát việc chấp hành các quy định về giá. - Thực hiện ngay biện pháp phân loại DN để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đối với các DN ngừng kinh doanh, giải thể hoặc nhiều tháng không kê khai cần tập Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 65 trung xử lý dứt điểm, đối với các DN không tồn tại, không liên hệ được thì hoàn tất thủ tục. 3.5. Đẩy mạnh công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng chính và cơ bản của Luật quản lý thuế. Theo đó, công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua đã được Chi cục Thuế thành phố Huế đặc biệt quan tâm, không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Và cần đẩy mạnh hơn nữa cụ thể như sau: - Tăng cường thực hiện phong tỏa tài sản, kê biên tài sản, cưỡng chế bán đấu giá tài sản đã kê biên để thu hồi tiền nợ thuế, tiền phạt theo đúng Luật quản ý thuế hiện hành. Bên cạnh đó là tăng cường công tác phối kết hợp với các ngành chức năng của tỉnh để xử lý các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh còn nợ tiền thuế, tiền phạt cố tình dây dưa, chây ỳ nộp chậm tiền thuế và các doanh nghiệp ngưng nghỉ, bỏ trốn không còn tại địa phương. - Tăng cường tập trung chỉ đạo các đội và ủy nhiệm thu tổ chức đối chiếu, thống kê rà soát, phân loại nợ đọng thuế, xử lý dứt điểm các khoản nợ khống, nợ ảo, nợ thuộc thẩm quyền xử lý của chi cục, đề xuất với Cục thuế điều chỉnh nợ đúng tính chất nợ của từng đối tượng. - Tăng cường, đổi mới và áp dụng các biện pháp, kỹ năng quản lý trong công tác đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế. - Thực hiện quy chế phối hợp với các bộ phận trong chi cục thuế, đồng thời phối hợp với các cơ quan khác như Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Tòa án trong việc thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế. 3.6. Đẩy mạnh công tác ứng dụng thông tin trong quản lý thuế Theo yêu cầu quản lý và công cuộc hiện đại hóa ngành thuế, may móc thiết bị và các chương trình ứng dụng tin học đã được đầu tư, nâng cấp, phục vụ cho công tác quản lý thuế tại chi cục thuế. Tuy nhiên, việc thu thập, khai thác, phân tích và xử lý thông tin từ máy tính chưa thực sự hiệu quả do một số cán bộ vẫn chưa sử dụng thành thạo các thao tác trên máy tính. Vì vậy cần phải đào tạo, tập huấn cho cán bộ sử dụng các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công việc của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Chi cục thuế thành phố Huế, cùng với việc tìm hiểu công tác quản lý thuế GTGT tại Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học - Chi cục thuế thành phố Huế, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2015” và đã rút ra những kết luận sau: Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2013 -2015 đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, số thu năm sau cao hơn năm trước, Ngành thuế từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hoá. Chi cục thuế đã quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo mô hình chức năng, đây là một sự tiến bộ trong quản lý thuế nhưng cũng là một thách thức đối với cơ quan thuế vì nó đòi hỏi đầu tư nguồn nhân lực trong khi nguồn nhân lực ngành thuế càng năm càng giảm và trình độ đội ngũ cán bộ, công chức thuế, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Tình trạng doanh nghiệp không chấp hành kê khai, nộp thuế; nợ đọng thuế kéo dài; kê khai hoạch toán không đúng với thực tế; tình trạng gian lận, trốn thuế diễn ra phổ biến. Cơ quan thuế còn thiếu biện pháp chống thất thu thuế. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối với người nộp thuế còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. Công tác kiểm tra thuế và cưỡng chế nợ thuế vẫn chưa có nhiều biện pháp triệt để để chống thất thu cho Ngân sách. Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế, tôi đã đưa ra những đánh giá ưu nhược điểm về công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh và hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian tới, Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 67 giúp tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố, giúp cho Chi cục thuế thành phố Huế hoàn thành nhiệm vụ mà Cục thuế đã giao. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Nhà nước Nhà nước cần xem xét sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT và một số chính sách có liên quan khác nhằm tạo ra môi trường pháp lý đồng nhất, hướng DN tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế. Đối với phương pháp tính thuế GTGT: cần hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiền tới năm 2016 thực hiện một phương pháp tính khâu trừ phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Xây dựng hệ thống máy tính nối mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan thuế với DN để đối chiếu, kiểm tra hóa đơn, chứng từ nộp thuế cũng như kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh và số liệu về doanh thu, chi phí của DN. Mặt khác, nhà nước cần quy định bắt buộc các DN phải ứng dụng công nghệ tin học vào việc khai thuế, quản lý sản xuất, kinh doanh, hoạch toán để tiến tới triển khai việc khai thuế điện từ 100% Chính sách thuế phải đảm bảo được sự công bằng giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo độ công bằng, hợp lí khuyến khích mọi thành phần kinh tế cạnh tranh để phát triển. Về công tác kê khai thuế, nộp thuế; quy định công khai các thủ tục về hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, tăng cường nhân lực, trang thiết bị, dịch vụ tại bộ phận "một cửa" đảm bảo phục vụ tốt cho NNT; tiến hành sửa đổi các luật và chính sách thuế để đảm bảo đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận lợi NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật; mở rộng hình thức nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua thẻ ATM,.... để rút ngắn thời gian làm việc và tiện lợi cho NNT. Về công tác thanh tra, kiểm tra NNT: xây dựng hoàn thiện quy chế, quy trình và mô hình nghiệp vụ để vận hành hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn ngành thuế theo cơ chế và kỹ thuật quản lý rủi ro; hoàn thiện hệ thống tiêu thức phân tích rủi ro, Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 68 phương pháp và kỹ thuật lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra NNT; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng thanh tra, kiểm tra, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra theo từng lĩnh vực, ngành nghề, sắc thuế; xây dựng cụ thể cơ chế phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong việc chia sẽ các thông tin, tình hình về sản xuất kinh doanh, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa,..... phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra NNT. Về công tác nợ và quản lý nợ thuế: xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; xây dựng và triển khai thống nhất quy trình quản lý nợ thuế cho tất cả các ĐTNT trong phạm vi cả nước ở tất cả các cấp, ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác quản lý thuế trên toàn quốc; ban hành các quy chế phối hợp giữa các bộ phận công tác quản lý nợ và bổ sung quy định về thủ tục, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc đôn đốc thu nợ thuế; đồng thời phối hợp với các ngành thuế, hải quan, kho bạc nhà nước và tăng cường trao đổi thông tin phối hợp với Bộ tài chính, Bộ công an, Tòa án trong việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế. Tiến hành sửa đổi, bổ sung luật DN theo hướng thông thoáng nhưng chặt chẽ; theo đó cần quy định về người đại diện theo pháp luật của DN, điều kiện của người điều hành DN; đặc biệt là phải có quy định về cơ chế kiểm tra soát số vốn pháp định của DN sau khi được cấp phép kinh doanh; nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thuế và Sở kế hoạch đầu tư trong việc cấp đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, cập nhật thông tin về hoạt động của DN nhằm phục vụ cho công tác hậu kiểm tra của DN. Việc sửa đổi như trên sẽ tạo điều kiện để cơ quan cung cấp đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế có thể nắm được mọi diễn biến thường xuyên về tình hình tồn tại và hoạt động của DN, kịp thời sử lý DN vi phạm. Cần sửa đổi, bổ sung quy định trong luật kế toán như quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan tài chính trong việc kiểm tra hoạt động hành nghề kế toán của các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kế toán, xây dụng mức sử phạt hành chính nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán vi phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan thuế đối với DN, đề nghị bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 69 kế toán đối với cơ quan thuế nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán đối với DN. 2.2. Đối với Bộ Tài chính Trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý trong các luật thuế nhằm phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Cần xây dựng một chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, các chính sách thuế cần có tính ổn định lâu dài và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Tiến dần đến việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất cho tất cả các hàng hoá, dịch vụ trừ hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. 2.3. Đối với chính quyền địa phương Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, ưu đãi, hỗ trợ DN trong việc thuê đất, mặt bằng để phục vụ SXKD, cung cấp đầy đủ kịp thời cho DN để DN nắm bắt thị trường nhằm xây dựng định hướng SXKD. Thành lập các trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ nhằm mục đích nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn và trợ giúp DN xây dựng định hướng SXKD. Tập trung công tác khuyên khích phát triển SXKD, tạo môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư. Chỉ đạo và hỗ trợ cho các DN ngoài quốc doanh thông qua các chính sách về tín dụng, ưu đãi đầu tư. Chỉ đạo các ban ngành có liên quan như sở Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, sở Công thương.. phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế. 2.4. Đối với Tổng cục thuế Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách hành chính thuế theo lộ trình, xây dựng các quy trình quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, từng bước hiện đại hóa, tôn trọng và đề cao trách nhiệm trước pháp luật của ĐTNT; quy trình quản lý thuế mới phải nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT thông qua việc thực hiện phương pháp tự tính, tự kê khai thuế, phát huy chức năng, quyền hạn của cơ quan thuế trong việc hành thu theo đúng chức năng nhà nước quy định. Để luật quản lý thuế tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả trong cuộc sống. Tổng cục thuế cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư, đảm bảo để tổ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 70 chức triển khai thực hiện các quy định mới về thuế, có chế độ khuyến khích mọi người dân cung cấp thông tin và thấy được quyền lợi từ việc cung cấp thông tin, đó là một trong những kinh thông tin đấu tranh phòng chóng gian lận và trốn thuế của các thành phần kinh tế một cách tốt nhất. 2.5. Đối với Cục thuế, Chi cục thuế Đẩy mạnh việc phối hợp với ban tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, quảng bá cho ĐTNT hiểu rõ về chính sách thuế; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước nhằm làm thay đổi tâm lý và ý thức của người dân trong việc thực thi pháp luật thuế. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có, nhằm không ngừng nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong giải quyết công việc cũng như khai thác tốt cơ sở dữ liệu của ngành thuế, phần mềm quản lý thuế để đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Tăng cường cán bộ kiểm tra đảm bảo đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, để công tác kiểm tra thuế tại trụ sở DN đạt kết quả cao cần áp dụng phân tích và đánh giá rủi ro trong thanh tra kiểm tra thuế, tổ chức các nhóm phân tích kỹ hồ sơ khai thuế, xác minh và củng cố đầy đủ chứng cứ, hồ sơ tài liệu phục vụ cho quá trình kiểm qua. Chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức và bản lĩnh chính trị cho cán bộ thuế, chấn chỉnh ý thức trách nhiệm, kỹ cương, kỹ thuật đối với cán bộ, xử lý nghiêm các cán bộ không thực hiện đúng quy trình quản lý thuế. Công tác tuyên truyền, vận động cung cấp dịch vụ thuế cho DN một cách tốt nhất, thực sự coi NNT là người bạn đồng hành của mình; tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ DN để thông qua đó nắm bắt được những khó khăn; bất cập trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN nhằm tìm kiếm biện pháp tháo gỡ cho DN; tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến chính sách thuế khi có thay đổi nhằm giúp DN tiếp cận được với các chủ trương, chính sách mới để DN thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 71 2.6. Đối với Doanh nghiệp - Nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật: DN phải có nhận thức rằng: “Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp, phục vụ lợi ích cho dân”, việc nộp thuế là quyên lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi DN, mọi công dân. Các cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội mà DN và mọi người dân đang được hưởng là do đầu tư từ tiền thuế của Nhà nước. Các DN cần nghiêm túc chấp hành theo các quy định của pháp luật thuế và tự giác kê khai, nộp thuế đúng, đủ và kịp thời vào NSNN. - Tích cực ứng dụng tin học vào quá trình quản lý và thực hiện kết nối internet. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh. Đặc biệt là công nghệ thông tin. DN nào ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý thì DN đó sẻ nhanh nhạy hơn trong nắm bắt thị trường, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm sẻ thuận tiện hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Trong thời đại công nghệ thông tin, những DN nào không đẩy nhanh công nghệ tin học vào quản lý, DN đó dễ bị tụt hậu. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin sẻ giúp cho DN tra cứu các chính sách chế độ thuế, quy trình quản lý, thủ tục thu nộp thuế một cách nhanh chóng, được cơ quan thuế hướng dẫn giải đáp các vướng mắc mà không phải trực tiếp đến cơ quan thuế, áp dụng các phần mềm kê toán để nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc kê khai thuế đặc biệt là kê khai thuế qua mạng internet khi cơ quan thuế triển khai chính thức, giảm thiểu chi phí cho DN. - Cần có kế toán chuyên trách Một số DN hiện nay chưa có kế toán chuyên trách mà do cán bộ kỹ thuật, kinh doanh kiêm nhiệm. Do đó trình độ kế toán tài chính còn hạn chế, dẫn đến nhiều sai sót về chứng từ, hoá đơn, cách hạch toán và kê khai thuế. Vì vậy đối với DN lớn cần bố trí kế toán thuế chuyên trách. Đối với những DN quy mô nhỏ, có thể thuê kế toán của các công ty dịch vụ hoặc cá nhân (làm việc một số ngày trong tháng hoặc khoán theo công việc). Như vậy vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo thực hiện tốt chế độ kế toán DN, tạo thuận lợi trong kê khai thuế, quyết toán và nộp thuế của DN. Đại học Ki tế H uế Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Phước Hà SVTH: Nguyễn Thị Thùy Duyên 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2013), Thông tư 219/2013/TT - BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 cuả Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT, Hà Nội. 2. Trung Kiên (2008), “Hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế được nâng cao”, tạp chí Thuế Nhà nước. 3. Quốc Hội nươc CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 4. Quốc Hội nươc CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội. 5. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định 732/QD - TT về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. 6. Tổng cục thuế (2015), “ Cải cách thủ tục hành chính thuế: Bước đột phá từ những yêu cầu cần thiết”, Tạp chí Hành chính. 7. Tổng cục thuế (2011), Kiến thức về hệ thống chính sách thuế hiện hành, NXB Tài chính, Hà Nội. 8. Tổng cục thuế (2008), quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quản lý nợ thuế, NXB Tài Chính, Hà Nội 9. Thông tư số 28/2011/TT - BTC ngày 28/2/2011 của BTC hướng dẫn thi hành một số điều luật quản lý thuế và giải đáp các tình huống vướng mắc trong quyết toán thuế, kê khai thuế - chịu trách nhiệm xuất bản Nguyễn Băn Túc, chịu trách nhiệm nội dung Nguyễn Thị Quỳnh Mai - NXB Tài Chính 2011. 10. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế, Học viện hành chính. 11. Một số website tham khảo: www.huecity.gov.vn www.luanvan.com www.thuathienhue.gdt.gov.vn www.tailieu.vn Đại ọc Kin tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_thuy_duyen_757.pdf
Luận văn liên quan