Khóa luận Hoạt động quản trị tài sản nợ - Tại sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thƣơng mại luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, trong đó có rủi ro lãi suất. Khi các ngân hàng không duy trì đƣợc sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. Trên thực tế, đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệ m, các ngân hàng rất khó dự đoán đƣợc khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống; Và dự đoán về khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng không chính xác. Do đó, việc xây dựng đƣợc một dòng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn luôn tồn tại trong một ngân hàng. Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, khóa luận đã giải quyết đƣợc một số nội dung quan trọng sau: Một là, Nêu rõ những cơ sở lý luận về quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các Ngân hàng; mối quan hệ giữa quản trị Tài sản nợ – Tài sản có và kiểm soát rủi ro lãi suất. Hai là, Đƣa ra thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp đã đƣợc thực hiệ n trong công tác kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất. Ba là, Khóa luận đã đƣa ra một số giải pháp, đề xuất đối với ngân hàng nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại nhằm giúp các Ngân hàng thƣơng mại hạn chế những rủi ro lãi suất thông qua quản trị Tài sản nợ – Tài sản có.

pdf98 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động quản trị tài sản nợ - Tại sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc dƣờng nhƣ chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc. Song để tạo ra hàng chục nghìn tỷ đồng tài trợ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc là một thách thức khó vƣợt qua của ngân sách nhà nƣớc trong bối cảnh hiện nay.Vì vậy, nếu không có giải pháp mạnh, có tính khả thi cao hơn để tăng vốn tự có cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 71 nƣớc nhƣ cổ phần hóa, phát hành trái phiếu dài hạn... thì đến năm 2010 các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc không thể đáp ứng đƣợc tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Thứ hai là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng nhà nƣớc phải quy định tỷ lệ chuyển vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn trong từng thời kỳ để đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Việc quy định tỷ lệ cứng nhƣ hiện nay đối với các ngân hàng thƣơng mại là chƣa hợp lý, chƣa phù hợp với khả năng quản lý kỳ hạn của từng ngân hàng. Bởi mỗi ngân hàng có đặc thù kinh doanh riêng, do quy mô, cấu trúc, kỳ hạn, tính ổn định và thanh khoản của nguồn vốn là không giống nhau. Một ngân hàng có kỳ hạn nguồn vốn dài hay tính ổn định của nguồn vốn cao thì việc chuyển hoá nguồn vốn có thể có tỷ lệ cao hơn mà vẫn đảm bảo an toàn và ngƣợc lại. Thứ ba là tỷ lệ nợ quá hạn. Để đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại cần phải quan niệm nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế. Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành quyết định 127/2005/QĐ-NHNN có nội dung, quan niệm nợ quá hạn đã có sự phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để văn bản này thực sự phát huy tác dụng, góp phần lành mạnh hóa môi trƣờng tín dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nƣớc phải đƣa ra chế tài xử phạt đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời phải sửa đổi các văn bản có liên quan nhƣ hệ thống tài khoản kế toán và văn bản trích lập dự phòng rủi ro (theo văn bản trích dự phòng rủi ro hiện tại thì chƣa trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ đƣợc gia hạn nợ), để nợ quá hạn đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và thể hiện rõ chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nợ quá hạn không có khả năng thu hồi dẫn đến sự suy giảm của vốn tự có, cần sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với vốn tự có. Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự thâm hụt vốn tự có càng nhiều. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 72 1.4. Các giải pháp khác Ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,… Khuyến khích các ngân hàng và đứng ra tổ chức các buổi họp giữa các ngân hàng để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng nhƣ mô hình quản trị tài sản nợ - tài sản có để giúp các ngân hàng thƣơng mại có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có nhằm giảm bớt những rủi ro mà các ngân hàng thƣơng mại có thể gặp. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng - Credit Information Center) giúp các tổ chức tín dụng có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trƣớc khi quyết định cho vay. Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với hệ thống ngân hàng trong nƣớc. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng và kịp thời đƣa vào áp dụng qui trình giám sát và cảnh báo sớm rủi ro để từ đó các ngân hàng thƣơng mại có những chính sách phòng chống rủi ro hiệu quả. 2. Các giải pháp đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc 2.1. Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ - tài sản có Ta vẫn biết rằng nguyên nhân chính đặt các ngân hàng thƣơng mại trƣớc rủi ro lãi suất là sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, do đó để hạn chế rủi ro lãi suất, các ngân hàng cần duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 73 sản nợ và tài sản có. Tuy nhiên, ví dụ sau đây sẽ cho thấy rằng khi kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có cân xứng với nhau thì ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro lãi suất. Giả sử ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá 100 USD, kỳ hạn 1 năm, lãi suất đơn 15%. Nghĩa là khi đến hạn ngân hàng sẽ thanh toán cho ngƣời gửi tiền cả gốc lẫn lãi là 115 USD. Ta có thể biểu diễn luồng tiền của chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 1 năm nhƣ sau: 0 _____________________________________________ 1 năm Vay 100 USD Trả gốc và lãi 115 USD Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động để cho các công ty vay với mức lãi suất 15% với điều kiện gốc đƣợc thanh toán một nửa sau 6 tháng, phần còn lại đƣợc thanh toán vào thời điểm đến hạn. Trong trƣờng hợp này kỳ hạn đến hạn của khoản tín dụng này bằng với kỳ hạn của vốn huy động là 1 năm. Ta có thể biểu diễn luồng tiền của khoản tín dụng kỳ hạn 1 năm nhƣ sau: 6 tháng 0 ________________________________________________________________________________________ 1 năm Cho vay Thu gốc 50 USD Thu gốc 50 USD+lãi 3,75 USD; 100 USD + lãi 7,5 USD Thu gốc 57,5 USD+lãi tái đầu tƣ 6 tháng của 57,5 USD - Nếu mức lãi suất thị trƣờng 6 tháng cuối năm không thay đổi thì lãi ngân hàng thu đƣợc từ việc tái đầu tƣ 57,5 USD thu đƣợc trong 6 tháng đầu là: (57,5 x 1/2 x 15%) = 4,3125 USD. Vậy luồng tiền thời điểm cuối năm ngân hàng thu về là: (50 + 3,75 + 57,5 + 4,3125) = 115,5625 USD. Nhƣ vậy, mặc dù kỳ hạn của tín dụng và chứng chỉ tiền gửi đều là 1 năm nhƣng chênh lệch giữa luồng tiền thu về và luồng tiền phải chi trả vào thời điểm cuối năm là 0,5625 USD. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ngân hàng đã tái đầu tƣ phần gốc và lãi thu đƣợc sau 6 tháng đầu với lãi suất 15%/năm. - Giả sử 6 tháng cuối năm lãi suất giảm xuống, còn 12%/ năm. Khoản 57,5 USD đem đầu tƣ 6 tháng cuối năm chỉ mang lại cho ngân hàng: 57,5 x 1/2 x 12% Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 74 = 3,45 USD. Vậy luồng tiền thời điểm cuối năm ngân hàng thu về là: 114,70 USD, ngân hàng lỗ 0,3 USD. Qua ví dụ trên ta thấy rằng ngân hàng chịu lỗ do lãi suất thay đổi ngay cả trong trƣờng hợp kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ là cân xứng với nhau (1 năm). Mặc dù các kỳ hạn đã cân xứng với nhau nhƣng thực chất luồng tiền tín dụng đƣợc thu hồi sớm hơn so với thời hạn của tiền gửi. Nhƣ vậy, chỉ trong trƣờng hợp kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau thì ngân hàng mới có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách triệt để. Để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có và tài sản nợ, tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau: 2.1.1. Sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hoá Các ngân hàng có thể thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản để thay đổi bảng cân đối kế toán của mình. Chứng khoán hóa tài sản là việc ngân hàng đem tài sản có ở nội bảng chƣa đến hạn của mình bán cho những ngƣời đầu tƣ dƣới hình thức phát hành chứng khoán. Giả sử một ngân hàng có bảng cân đối tài sản nhƣ sau: Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ bắt buộc 1,03 USD Cho vay ngắn hạn 6,20 USD Cho vay thế chấp 100,00 USD (30 năm) Tiền gửi ngắn hạn 103,23 USD Vốn tự có 4,00 USD Tổng 107,23 USD Tổng 107,23 USD Từ bảng cân đối tài sản trên, ta thấy ngân hàng đang đứng trƣớc rủi ro lãi suất vì DA > kDL. Ngân hàng đã tài trợ cho các khoản tín dụng thế chấp 30 năm bằng các khoản tiền gửi ngắn hạn, do đó kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có và tài sản nợ là không cân xứng với nhau. Để khắc phục sự không cân xứng này, ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa, theo đó các tài sản thế chấp khác nhau của những ngƣời đi vay Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 75 đƣợc tập hợp và đóng gói rồi đƣợc dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Ngân hàng sẽ thu đƣợc tiền từ những nhà đầu tƣ mua các chứng khoán này. Chứng khoán hóa chính là quá trình đƣa các tài sản thế chấp sang thị trƣờng thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao. Kết quả là ngân hàng đã thay thế đƣợc khoản tín dụng thế chấp có kỳ hạn 30 năm thành tiền mặt. Nếu bỏ qua các chi phí phát sinh trong quá trình chứng khoán hóa thì bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ có kết cấu mới nhƣ sau: Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ bắt buộc 1,03 USD Cho vay ngắn hạn 6,20 USD Tiền mặt 100,00 USD (thu từ phát hành chứng khoán) Tiền gửi ngắn hạn 103,23 USD Vốn tự có 4,00 USD Tổng 107,23 USD Tổng 107,23 USD Từ bảng cân đối tài sản trên, ta thấy sự không cân xứng về kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có và tài sản nợ đã đƣợc giảm, vì bây giờ cả DA và DL đều thấp, do đó ngân hàng đã có thể hạn chế bớt đƣợc rủi ro lãi suất. Hoạt động chứng khoán hoá thực tế chƣa phát sinh tại Việt Nam. Luật Chứng khoán mới ban hành cũng chƣa quy định cụ thể về khuôn khổ pháp lý cho loại hình nghiệp vụ rất mới này (bao gồm cả các vấn đề nhƣ định nghĩa về chứng khoán hoá, các loại hình chứng khoán hoá, cơ chế để thực hiện hoạt động chứng khoán hoá, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hoá, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này để bảo vệ nhà đầu tƣ…). Bởi vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trƣờng, song phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, không làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 76 2.1.2. Tham gia các giao dịch hoán đổi lãi suất Giao dịch hoán đổi lãi suất là một giao dịch, trong đó bên mua và bên bán thoả thuận sẽ thanh toán lẫn cho nhau các khoản tiến lãi theo định kì trong một thời hạn nhất định. Tại những ngày giá trị giao dịch, bên mua sẽ thanh toán lãi suất cố định cho bên bán và bên bán sẽ thanh toán lãi suất thả nổi cho bên mua. Thông qua giao dịch hoán đổi lãi suất, ngân hàng mua (tức là ngân hàng thanh toán lãi suất cố định) nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có. Trong khi đó, ngân hàng bán (tức là ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi) nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Để làm rõ thêm vấn đề này, ta xét ví dụ sau. Giả sử có 2 ngân hàng nhƣ sau. Ngân hàng A có đặc trƣng tài sản nợ là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định, đặc trƣng của tài sản có là các khoản tín dụng có mức lãi suất thay đổi 6 tháng 1 lần theo sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng. Ngân hàng A đang phải đối mặt với rủi ro lãi suất do có DA - kDL < 0. Do tính chất lãi suất của tài sản có là thả nổi trong khi của tài sản nợ là cố định nên nếu lãi suất thị trƣờng giảm xuống, ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Để hạn chế rủi ro lãi suất, ngân hàng A sẽ muốn chuyển số tài sản nợ của mình từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Để làm đƣợc điều này, ngân hàng A có thể tiến hành giao dịch hoán đổi lãi suất với vai trò là ngƣời bán hợp đồng, tức là ngƣời thanh toán lãi suất thả nổi trong giao dịch hoán đổi lãi suất. Còn ngân hàng B là ngân hàng có đặc trƣng tài sản có là các khoản cho vay bất động sản có thế chấp kỳ hạn dài và có lãi suất cố định, đặc trƣng của tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm có kỳ hạn ngắn (dƣới 1 năm). Khi đến hạn, các khoản tiết kiệm đƣợc thanh toán và tiếp tục đƣợc huy động tuần hoàn Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 77 với mức lãi suất thị trƣờng hiện hành. Kết quả là, do đặc thù cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng B bộc lộ rủi ro lãi suất ngƣợc chiều với ngân hàng A, cụ thể là DA - kDL > 0. Do tính chất lãi suất của tài sản nợ là thả nổi trong khi của tài sản có là cố định nên nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên, ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Để hạn chế rủi ro lãi suất, ngân hàng B sẽ muốn chuyển số tài sản nợ của mình từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có. Để làm đƣợc điều này, ngân hàng B có thể tiến hành giao dịch hoán đổi lãi suất với vai trò là ngƣời mua hợp đồng, tức là ngƣời thanh toán lãi suất cố định trong giao dịch hoán đổi lãi suất. Tóm lại, thông qua giao dịch hoán đổi lãi suất, ngân hàng thanh toán lãi suất cố định có thể chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có. Trong khi đó, ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi có thể chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Ngoài ra, thông thƣờng kỳ hạn của tài sản có thƣờng lớn hơn so với tài sản nợ vì phần lớn nguồn vốn tiền gửi là ngắn hạn trong khi nhu cầu vay trung dài hạn là rất lớn, do đó, ngoài hai biện pháp đã trình bày ở trên, để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ - tài sản có trong trƣờng hợp này, các ngân hàng có thể tăng kỳ hạn của tài sản nợ bằng cách phát hành các công cụ nợ với kỳ hạn dài hơn nhƣ chủ động phát hành trái phiếu để huy động vốn và rút ngắn kì hạn danh mục đầu tƣ. 2.2. Kiểm soát chất lượng tăng trưởng tài sản có và dư nợ tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu Kiềm chế tốc độ tăng trƣởng và kiểm soát chất lƣợng tăng trƣởng của tài sản có và dƣ nợ tín dụng để đảm bảo sự an toàn trong tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 78 Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tƣơng xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động. Nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị ngân hàng hiện đại. Trƣớc hết, cần quan tâm hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục nội bộ phù hợp để kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trọng yếu. Nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào năm 2010; Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cƣờng trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin quản trị. 2.3. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro Cán bộ quản lý rủi ro hiện nay thƣờng là những ngƣời trẻ, có kiến thức khá tốt song chƣa có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công tác quản lý của ngân hàng, do đó các ngân hàng thƣơng mại cần có chƣơng trình đào tạo thích hợp để họ có thể làm tốt công việc của mình. Các ngân hàng thƣơng mại cần phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích rủi ro cho cán bộ. Trong việc đánh giá rủi ro, yếu tố kinh nghiệm của nhân viên rất quan trọng nên ngân hàng thƣơng mại cần đào tạo và nuôi dƣỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Với chức năng, nhiệm vụ và khối lƣợng công việc phải thực hiện, các ngân hàng cần bổ sung thêm cán bộ đủ trình độ để các bộ phận quản lý rủi ro có điều kiện triển khai và thực hiện tốt công việc của mình. Nâng cao đạo đức của cán bộ công nhân viên để giảm thiểu rủi ro đạo đức, đảm bảo việc thẩm định tài sản, phƣơng án vay vốn một cách khách quan, trung thực góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng. Để làm đƣợc nhƣ vậy, ngân hàng cần có chính Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 79 sách nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngân hàng nhƣ: có cơ chế tiền lƣơng phù hợp với từng vị trí công tác, từng nhiệm vụ đƣợc giao; có cơ chế bổ nhiệm, thƣởng phạt hiệu quả; có sự trao đổi một cách dân chủ giữa nhân viên và ban lãnh đạo ngân hàng… Trong hoạt động hàng ngày của mình, các bộ phận quản lý rủi ro cần rất nhiều thời gian cho việc thẩm định, rà soát, kiểm tra lại các hồ sơ do các đơn vị kinh doanh gửi lên. Do số lƣợng các giao dịch nhiều nên để hỗ trợ cho bộ phận quản lý rủi ro, các ngân hàng nên có các hƣớng dẫn cụ thể cho các bộ phận kinh doanh về cách khai thác thông tin và lập hồ sơ chứng từ, đồng thời phải nâng cao trách nhiệm kiểm soát của các trƣởng bộ phận kinh doanh nói chung. 2.4. Phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó, xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ và cơ cấu đầu tư hợp lý Trong quản trị tài sản nợ – tài sản có, các Ngân hàng cần phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không đƣợc dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đƣa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng thực gửi. Xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ để có thể xây dựng đƣợc kế hoạch giải ngân tƣơng đối chính xác. Đồng thời thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng để có những dự báo đúng về khả năng rút vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm thực hiện tốt công tác dự báo luồng vốn vào – ra, phục vụ cho hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng. Xây dựng cơ cấu đầu tƣ hợp lý, bên cạnh việc tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực truyền thống của ngân hàng, cần mở rộng sang những lĩnh vực khác để có thể giảm thiểu rủi ro do yếu tố khách quan mang lại; tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 80 Đa dạng hóa về kỳ hạn của danh mục đầu tƣ, mục đích là để hạn chế rủi ro lãi suất của danh mục đầu tƣ, phù hợp với các mục tiêu lợi tức và thanh khoản của ngân hàng. Các chứng khoán sẽ có sự thay đổi đáng kể về giá khi lãi suất thay đổi, từ đó ảnh hƣởng tới lợi tức khi bán chứng khoán. Nếu số chứng khoán trong danh mục đầu tƣ có các thời gian đáo hạn khác nhau thì vốn và lãi thu đƣợc từ các chứng khoán có thời hạn ngắn hơn có thể đƣợc tái đầu tƣ vào các chứng khoán khác phù hợp nhất với khoản mục đầu tƣ. 2.5. Chuyên nghiệp hóa việc quản trị rủi ro, cơ cấu hợp lý Hội đồng Quản lý tài sản nợ – tài sản có Hiện nay, thông thƣờng mỗi bộ phận nghiệp vụ trong một ngân hàng, nhƣ tín dụng, ngân quỹ, thanh toán quốc tế... sẽ đảm đƣơng luôn việc phân tích những rủi ro trong lĩnh vực theo dõi của mình và báo cáo lên trên, chứ trên thực tế, chƣa có một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Để chuyên nghiệp hóa việc quản trị rủi ro thì cần thiết phải tiến đến hình thành hai ban nhƣ mô hình ngân hàng hiện đại. Trong đó, một ban quản lý rủi ro trực thuộc hội đồng quản trị, ban kia chuyên quản lý tài sản nợ và tài sản có. Không chỉ quản trị các loại rủi ro mang tính kỹ thuật mà các ban này còn đo lƣờng các rủi ro về thị trƣờng, hoạt động, kịp thời tiên lƣợng đƣợc những tình huống khủng hoảng nhƣ biến động của nền kinh tế, hoặc thậm chí nhƣ một tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dân cƣ, để có thể có những đối phó thích hợp và nhanh chóng. Hội đồng Quản lý tài sản nợ – tài sản có nên gồm 3 bộ phận:  Ban quản trị tài sản nợ – tài sản có Gồm: Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, thêm 1 hoặc 2 thành viên của Ban Giám đốc; Trƣởng bộ phận Ngân quỹ; Trƣởng bộ phận kiểm soát rủi ro. Ban quản trị tài sản nợ – tài sản có có trách nhiệm quyết định về chiến lƣợc quản lý rủi ro và kiểm tra chiến lƣợc quản lý rủi ro; theo dõi tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,... Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 81  Bộ phận Ngân quỹ Bộ phận Ngân quỹ có trách nhiệm thực hiện chiến lƣợc quản lý rủi ro do Ban quản trị tài sản nợ – tài sản có đề ra; giữ quỹ và tạo vốn. Sau đó báo cáo với ban quản trị tài sản nợ – tài sản có về các giao dịch, rủi ro và tình hình thị trƣờng.  Bộ phận Kiểm soát rủi ro Bộ phận kiểm soát rủi ro có trách nhiệm theo dõi các rủi ro; tình hình sử dụng các công cụ tài chính; tình hình lãi lỗ và báo cáo cho Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, ban quản trị tài sản nợ – tài sản có, Ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài ra, mỗi ngân hàng thƣơng mại nên tự xây dựng cho mình một Quy trình báo cáo hàng ngày / hàng tháng / hàng quý lên Hội đồng Quản lý tài sản nợ – tài sản có, Ban Giám đốc và Ban Kiểm toán phù hợp với ngân hàng mình và tình hình thực tế. 2.6. Tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại Vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại đƣợc xem là tấm rào chắn để bảo vệ ngân hàng đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, đảm bảo an toàn trong kinh doanh Ngân hàng. Nếu vốn tự có quá thấp sẽ làm cho các ngân hàng thƣơng mại bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch nên bị thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, quy mô vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với mức bình quân của các nƣớc trong khu vực. Vốn tự có thấp nên việc chống đỡ với những hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ rất yếu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hƣởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các ngân Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 82 hàng thƣơng mại phải thƣờng xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro từ xa có hiệu quả. Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để phòng ngừa rủi ro của mình nhƣ: nâng cao chất lƣợng quản lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và danh mục đầu tƣ, bảo hiểm tiền gửi…Khi tất cả các biện pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là biện pháp chống đỡ cuối cùng. Vốn chủ sở hữu bù đắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và đầu tƣ thiếu hiệu quả, từ sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thể giữ vững đƣợc hoạt động cho tới khi các vấn đề khó khăn đƣợc giải quyết. Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn khác nhau, ngân hàng cần phải tăng vốn tự có của mình. Những thay đổi trong lãi suất có thể khiến cho ngân hàng có nguy cơ tổn thất, và trong một số trƣờng hợp thậm chí có thể đe dọa sự sống còn của ngân hàng. Ngoài các hệ thống và kiểm soát đầy đủ, an toàn thì vốn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro này. Trong những trƣờng hợp mà ngân hàng phải đối mặt với tình hình rủi ro lãi suất đáng kể trong quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của mình, thì ngân hàng cần phải phân bổ một lƣợng vốn đáng kể để hỗ trợ cho rủi ro này. Khi ngân hàng tăng vốn tự có sẽ làm cho năng lực tài chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh đƣợc đảm bảo. Tăng vốn tự có còn giúp cho quy mô vốn của ngân hàng tăng lên, đáp ứng đƣợc những yêu cầu về mặt quản lý của Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng cho yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó, tăng vốn tự có góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng nƣớc ngoài. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 83 Các ngân hàng thƣơng mại nên có một chiến lƣợc tăng vốn tự có hợp lý, nên tăng vốn có lộ trình nhất định và nên sử dụng cả hai phƣơng thức tăng vốn là tăng vốn từ bên trong và tăng vốn từ bên ngoài. Phƣơng thức tăng vốn từ bên trong là sự tăng vốn do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc trong năm, nhƣng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Phƣơng pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà không mà không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn nên tránh đƣợc các chi phí huy động vốn lãi suất thả nổi, không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng cũng nhƣ không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của các cổ đông hiện thời. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng thức là thƣờng chỉ áp dụng đƣợc với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể áp dụng thƣờng xuyên vì ảnh hƣởng đến quyền lợi của cổ đông và có nhiều bất lợi về thuế. Bổ sung cho phƣơng thức tăng vốn từ bên trong là phƣơng thức tăng vốn từ bên ngoài thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc trái phiếu có thể chuyển đổi. Phát hành thêm cổ phiếu mới là một hình thức huy động vốn phổ thông của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ƣu điểm của hình thức này là ngân hàng không phải hoàn trả cho cổ đông và cổ tức của cổ phiếu thƣờng không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phƣơng pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng đƣợc vay nợ của ngân hàng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, chi phí phát hành cao và có thể làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng. Với hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi thì chi phí phát hành thấp hơn và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải hoàn trả cho ngƣời mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho trái phiếu sẽ là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính, làm tăng chi phí hoạt động, giảm khả năng đi vay về sau của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ bên ngoài khác nhƣ bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Khi ngân hàng thực hiện giao dịch bán tất cả hoặc một phần phƣơng tiện văn phòng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 84 của mình và thuê lại từ ngƣời chủ mới để phục vụ cho các hoạt động của mình, ngân hàng thƣờng thu về những dòng tiền mặt lớn (có thể tái đầu tƣ với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh về vốn. Thành công lớn nhất của những giao dịch bán – thuê lại này đạt đƣợc khi lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trƣờng của tài sản so với giá trị sổ sách đƣợc ghi nhận trong các báo tài chính. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu nhằm giúp ngân hàng tăng vốn cổ phần và tránh khỏi những chi phí trả lãi phát sinh từ những chứng khoán nợ trong tƣơng lai. Trong các phƣơng án tăng vốn tự có, không có phƣơng án nào là tối ƣu hoàn toàn và phƣơng án này tốt cho thời kỳ này nhƣng chƣa chắc đã hiệu quả cho các giai đoạn khác. Ngoài ra, sau khi thực hiện quá trình tăng vốn tự có, các ngân hàng thƣơng mại phải quan tâm đến hiệu quả của việc tăng thêm vốn bởi sự tăng lên của lƣợng bao giờ cũng đòi hỏi sự thay đổi tƣơng ứng về chất. Nếu các ngân hàng không sử dụng lƣợng vốn tăng thêm một cách có hiệu quả thì e rằng chính lƣợng vốn tăng thêm đó lại trở thành gánh nặng cho chính bản thân ngân hàng. Các ngân hàng phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn điều lệ mới. Trong đó nêu rõ các chỉ tiêu dự kiến gồm: mức tăng trƣởng Tổng tài sản có, tín dụng, huy động tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận...Đồng thời, các ngân hàng phải đánh giá khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động sau khi thay đổi vốn điều lệ. 2.7. Các giải pháp khác Hiện nay, vấn đề cung cấp thông tin của ngân hàng đến với khách hàng chƣa đủ mạnh. Do đó, các ngân hàng cần chú trọng hơn tới công tác dịch vụ khách hàng. Ngoài cách thông tin nhƣ trƣớc đây thì ngân hàng còn nên thƣờng xuyên gửi thƣ ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của mình có kiểm toán, tận dụng nhiều kênh truyền thông để đƣa thông tin về sản phẩm, dịch Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 85 vụ của mình đến với khách hàng. Bên cạnh đó, cần tích cực cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, về dƣ nợ của khách hàng,… cho Ngân hàng nhà nƣớc một cách nhanh chóng để có đƣợc một mạng lƣới thông tin chuẩn xác hơn. Để đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung, các ngân hàng trong nƣớc cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh nghiệm cũng nhƣ mô hình quản trị tài sản nợ – tài sản có. Nếu một ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản trị tài sản nợ – tài sản có sẽ dễ dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả của nó có thể làm mất niềm tin của ngƣời dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống. Ngoài ra, các ngân hàng thƣơng mại cần tìm kiếm và xây dựng cho mình 1 phần mềm quản trị rủi ro thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể bao quát và giảm thiểu rủi ro nhằm đề ra phƣơng án kinh doanh hiệu quả. Đối với các Ngân hàng chƣa đủ điều kiện về tài chính hay quy mô hoạt động thì chƣa cần phải mua phần mềm quản trị tài sản nợ – tài sản có, có thể xây dựng mô hình quản lý riêng tùy từng đặc điểm của ngân hàng. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 86 KẾT LUẬN Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thƣơng mại luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, trong đó có rủi ro lãi suất. Khi các ngân hàng không duy trì đƣợc sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. Trên thực tế, đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, các ngân hàng rất khó dự đoán đƣợc khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống; Và dự đoán về khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng không chính xác. Do đó, việc xây dựng đƣợc một dòng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn luôn tồn tại trong một ngân hàng. Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, khóa luận đã giải quyết đƣợc một số nội dung quan trọng sau: Một là, Nêu rõ những cơ sở lý luận về quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các Ngân hàng; mối quan hệ giữa quản trị Tài sản nợ – Tài sản có và kiểm soát rủi ro lãi suất. Hai là, Đƣa ra thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp đã đƣợc thực hiện trong công tác kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất. Ba là, Khóa luận đã đƣa ra một số giải pháp, đề xuất đối với ngân hàng nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại nhằm giúp các Ngân hàng thƣơng mại hạn chế những rủi ro lãi suất thông qua quản trị Tài sản nợ – Tài sản có. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, hy vọng khóa luận sẽ góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay để đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cao Khôi (2008), Một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, Tạp chí ngân hàng (Số 22/2008). 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2005), Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán (Số 9/2005). 3. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 4. TS.Nguyễn Đại Lai (2005), Chiến lược hội nhập quốc tế và đề xuất những nội dung cơ bản về định hướng phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam trong xu thế mới, Tạp chí Ngân hàng (Số 12 tháng 12/2005). 5. PGS.TS. Lê Văn Tề (chủ biên) và ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. PGS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 7. Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại: ABB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình); ACB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu); AGRI (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam); BIDV (Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam); EIB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam); HBB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội); HDB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển Nhà Hồ Chí Minh); MB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội); SEAB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á); SCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn); SGB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Công Thƣơng); TCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam); VCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 88 Thƣơng Việt Nam); VIB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam); VP (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). 8. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 9. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 về Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. 10. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 12 năm 2008 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. 11. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. 12. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng. 13. Charles W. Smithson, Quản lý rủi ro tài chính (xuất bản lần thứ 3). 14. Edward W.Reed PhD và Edward K.Gill PhD (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Các website: Website của các ngân hàng thƣơng mại: ABB; ACB; BIDV; MB; SEAB; SCB TCB…và website của một số ngân hàng thƣơng mại khác. Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 89 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo tài chính của ABB Đơn vị : Triệu đồng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 90 Phụ lục 2: Báo cáo tài chính của SCB Đơn vị: Triệu đồng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 91 Phụ lục 3: Báo cáo tài chính của HDB Đơn vị: Triệu đồng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 92 Phụ lục 4: Báo cáo tài chính của TCB Đơn vị: Triệu đồng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 93 Phụ lục 5: Báo cáo tài chính của MSB Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Quý I/08 Quý II/08 Tổng Tài sản Có 8,521,285 17,569,024 18,312,523 16,865,914 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 43,292 101,864 130,454 222,592 2 Tiền gửi tại NHNN 64,676 278,445 207,247 79,378 3 Gửi, cho vay TCTD khác 4,344,146 8,209,257 7,258,582 5,354,849 4 Chứng khoán kinh doanh - - - - 5 Cho vay khách hàng 2,888,130 6,527,868 7,778,897 8,477,317 6 Chứng khoán đầu tƣ 1,016,355 2,169,236 2,412,058 2,125,475 7 Góp vốn đầu tƣ dài hạn 12,200 29,710 87,710 87,710 8 Tài sản cố định 87,797 103,047 115,002 115,397 9 Tài sản Có khác 101,102 184,076 322,573 403,196 10 Tổng nợ phải trả 7,726,230 15,685,220 16,376,755 14,930,426 11 Nợ CP và NHNN 25,974 32,339 42,805 23,280 12 Tiền gửi và vay TCTD khác 3,492,545 7,820,734 7,839,556 4,388,880 13 Tiền gửi của khách hàng 3,785,316 7,368,648 8,081,947 9,985,032 14 Các công cụ tài chính khác - 29 - 4 15 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ - - - - 16 Phát hành giấy tờ có giá 312,410 256,762 135,291 259,256 17 Các khoản nợ khác 109,985 206,708 277,156 273,974 18 Tổng vốn chủ sở hữu 795,055 1,883,804 1,936,803 1,935,486 19 Tổng nợ phải trả và VCSH 8,521,285 17,569,024 18,313,558 16,865,912 21 Tổng thu nhập 234,523 436,215 120,798 209,777 22 Thu nhập lãi thuần 209,054 354,049 105,776 161,838 23 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 14,549 41,121 8,527 33,207 24 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 6,114 6,989 6,183 13,305 25 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh - - - - 26 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 2,016 498 (701) (12) 27 Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 1,834 33,054 1,013 1,201 28 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 956 504 - 238 29 Lợi nhuận sau thuế 79,068 172,846 53,830 137,769 Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 94 Phụ lục 6: Báo cáo tài chính của SEAB Đơn vị: Triệu đồng Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 95 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ................................................................................................................ 4 I.KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ............................................................................................................................ 4 1. Những vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ...................... 4 1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .............................................. 4 1.2. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng....................................... 5 1.3. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế - xã hội ............................................................................................................ 5 2. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng ................................................ 6 2.1. Khái quát về rủi ro lãi suất ........................................................................... 6 2.2. Các biện pháp thường được sử dụng để hạn chế rủi ro lãi suất .................... 7 II. QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ................................................................................................................. 8 1. Quản trị tài sản nợ trong kinh doanh ngân hàng ........................................ 8 1.1. Khái niệm tài sản nợ ..................................................................................... 8 1. 2. Các thành phần của tài sản nợ .................................................................... 8 1.3. Quản trị tài sản nợ trong kinh doanh ngân hàng .......................................... 9 1.3.1. Khái niệm quản trị tài sản nợ ..................................................................... 9 1.3.2. Các nguyên tắc quản trị tài sản nợ ............................................................10 1.3.3. Các phƣơng pháp quản trị tài sản nợ .........................................................10 2. Quản trị tài sản có trong kinh doanh ngân hàng ........................................13 2.1. Khái niệm tài sản có ....................................................................................13 2.2. Các thành phần của tài sản có .....................................................................13 2.3. Quản trị tài sản có trong kinh doanh ngân hàng..........................................15 2.3.1. Khái niệm quản trị tài sản có ....................................................................15 2.3.2. Các nguyên tắc quản trị tài sản có .............................................................15 2.3.3. Các phƣơng pháp quản trị tài sản có .........................................................15 III. QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ................................................19 1. Khái quát về hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có ..............................19 2. Các công cụ đƣợc sử dụng trong hoạt động quản trị tài sản nợ – tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất ............................................................................21 2.1. Duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) .....................................................21 2.2. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) .....................................................22 2.3. Quản lý khe hở kỳ hạn (Duration gap).........................................................25 3. Vai trò của hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có trong hạn chế rủi ro lãi suất ...............................................................................................................28 Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 96 CHƢƠNG II HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................29 I. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................29 1. Bối cảnh thị trƣờng tiền tệ từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008 ..............29 1.1. Tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008 .............................................................................29 1.2. Chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008............................................................................................................32 1.2.1. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc ..............................................32 1.2.2. Các biện pháp đã đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc áp dụng để giúp các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động Quản trị tài sản nợ – tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất ......................................................................................................35 2. Thực trạng rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .......................................................................................39 2.1. Duy trì khe hở kỳ hạn dương, các ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng cao..............................................................................................................39 2.2. Sự mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn lớn .....................................42 2.3. Sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ..........44 2.4. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay...45 II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...45 1. Các biện pháp đã đƣợc áp dụng trong hoạt động quản trị tài sản nợ – tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ...........................................................................................................................45 1.1. Sử dụng biểu đồ độ lệch...............................................................................46 1.2. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn .......................................................47 1.3. Quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng .............................................47 1.4. Thành lập Hội đồng Quản lý tài sản nợ, tài sản có ......................................48 2. Đánh giá chung về hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................48 2.1. Những kết quả đạt được...............................................................................48 2.2. Những tồn tại và nguyên nhân .....................................................................49 2.2.1. Những tồn tại ............................................................................................49 2.2.2. Nguyên nhân ............................................................................................53 Hoạt động quản trị Tài sản nợ - Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam 97 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................61 I. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ - TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..61 1. Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam ...61 2. Những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............................................................................62 2.1. Những cơ hội ...............................................................................................62 2.2. Những thách thức ........................................................................................64 3. Định hƣớng hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................66 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ – TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................................................68 1. Các giải pháp đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ...............................68 1.1. Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ ......................................68 1.2. Thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại......69 1.3. Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ...........................................................................................................................70 1.4. Các giải pháp khác ......................................................................................72 2. Các giải pháp đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc ...................72 2.1. Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ - tài sản có .......................................................................................................................72 2.1.1. Sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hoá ........................................................74 2.1.2. Tham gia các giao dịch hoán đổi lãi suất ..................................................76 2.2. Kiểm soát chất lượng tăng trưởng tài sản có và dư nợ tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu .....................................................................................................................77 2.3. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro ..................................................................................................................78 2.4. Phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó, xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ và cơ cấu đầu tư hợp lý .................................................79 2.5. Chuyên nghiệp hóa việc quản trị rủi ro, cơ cấu hợp lý Hội đồng Quản lý tài sản nợ – tài sản có .............................................................................................80 2.6. Tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại ...........................................81 2.7. Các giải pháp khác ......................................................................................84 KẾT LUẬN ........................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................87 PHỤ LỤC ..........................................................................................................89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4795_0835.pdf
Luận văn liên quan