Khóa luận Kết quả chăm sóc phục hồi chức năng trên người bệnh sau phẫu thuật gãy thân xương đùi tại viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, năm 2013

KHUYẾN NGHỊ 1. Phối hợp chuyên khoa PHCN và CTCH 2. Chăm sóc giảm đau hiệu quả 3. Khuyến khích NB tập tối thiểu 60’/ngày Thiết kế bài tập: NB ≥ 50 tuổi; gãy 1/3 dưới TXĐ 4. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn, thiết kế nghiên cứu có ý nghĩa hơn để tìm ra các yếu tố liên quan

pdf91 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kết quả chăm sóc phục hồi chức năng trên người bệnh sau phẫu thuật gãy thân xương đùi tại viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngày nam giới tham gia giao thông và điều khiển phương tiện nhiều hơn nữ, đặc biệt là sử dụng xe gắn máy mà chi dưới là phần chống đỡ cho cơ thể khi có tai nạn xảy ra. 4.1.2. Nguyên nhân chấn thương. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chấn thương do TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất 79.3% (Bảng 3.1). Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả như Trịnh Đức Minh (2005): TNGT chiếm 86.8% [9], Nguyễn Thế Thi (2002): 82.4% 17, Hoàng Trọng Quang (2004): 72.2% 14, Trần Đình Quang (2004): 95% [13]. Qua số liệu này, chúng tôi thấy tham gia giao thông là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng có thể vấn đề an toàn giao thông vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mực, nhất là khi số lượng các phương tiện giao thông tăng nhanh, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp. 4.1.3. Vị trí gãy. Theo bảng 3.1 cho thấy vị trí gãy 1/3 trên & 1/3 giữa có số lượng NB gặp phải là lớn nhất và gấp 6.9 lần so với gãy 1/3 dưới . Theo Hoàng Trọng Quang (2004) tỷ lệ gãy 1/3 trên & 1/3 giữa gấp 2.4 lần so với gãy vị trí 1/3 dưới 14]. Xương đùi là một xương dài nên vị trí 1/3 trên và 1/3 giữa chịu lực tác động nhiều hơn so với các vị trí khác vì vậy gãy 1/3 trên & 1/3 giữa hay xảy ra và chiếm tỷ lệ cao hơn so với gãy 1/3 dưới. Phụ thuộc vào vị trí gãy mà phẫu thuật viên sẽ có cách thức phẫu thuật khác nhau chính vì vậy người điều dưỡng cần giải thích cũng như hướng dẫn NB các bài tập PHCN phù hợp theo vị trí gãy, giúp NB mau chóng hồi phục và tránh những tai biến không đáng có như cong đinh, gãy đinh, gãy nẹp... 27 4.1.4 Mức độ hài lòng của NB với thông tin PHCN. Trong những NB tham gia nghiên cứu của chúng tôi, có 78.4% số NB hài lòng với thông tin về PHCN mà chúng tôi cung cấp. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ: 21.6% (Bảng 3.1) NB chưa hài lòng, theo chúng tôi là do trong quá trình hướng dẫn NB chưa chú ý và hợp tác hay do thời gian nằm viện ít ngày nên chưa hiểu cặn kẽ các thông tin được cung cấp. 4.1.5. Chườm lạnh, gác cao chi sau tập. Trong số những NB tham gia nghiên cứu của chúng tôi, có 80.2% NB thường xuyên chườm lạnh và gác cao chi sau tập PHCN, đặc biệt là thời gian ngay sau phẫu thuật (Bảng 3.1). Hiện tại chúng tôi chưa tiếp cận được tài liệu nào trước đây có đề cập đến tác dụng của việc làm này song trên kinh nghiệm thực tế của các điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, điều này có ý nghĩa làm giảm sự phù nề cho NB đặc biệt là trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật. 4.2 Kết quả chăm sóc PHCN cho NB sau phẫu thuật gãy thân xương đùi. 4.2.1 Độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành. Số NB có sự thay đổi về kích thước chi thể (teo cơ, phù nề) sau 4 ngày phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao hơn so với 4 tuần sau phẫu thuật cụ thể là: ở ngày thứ 4 sau phẫu thuật có 100% NB xuất hiện phù nề cao hơn so với 19.8% ở tuần thứ 4 sau phẫu thuật (Bảng 3.2). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả này có thể giải thích là ngày thứ 4 sau phẫu thuật do NB còn đau, tâm lý sợ hãi nên không dám tập PHCN và gác cao chi, cộng với nguyên nhân có thể do phẫu thuật viên băng ép cầm máu gây chèn ép sưng nề cục bộ chi phẫu thuật, vì thế xuất hiện phù nề nhiều hơn so với tại thời điểm tuần thứ 4 sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ TTTC (phù nề, teo cơ) xuất hiện cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đỗ Quang Trường (2006) có 12.7% số NB xuất hiện teo cơ và phù nề [20]. Có sự khác biệt giữa kết quả của chúng tôi so với các tác giả Đỗ Quang Trường có thể là do tác giả Đỗ Quang Trường nghiên cứu trên nhóm NB sau giai đoạn bất động 9 tháng, ở giai đoạn này NB đã hết đau, TVĐ khớp được cải thiện nên họ tham gia tập luyện nhiều hơn chính vì vậy giúp cho các nhóm cơ hồi phục khoẻ hơn nên giảm được các TTTC. Thang Long University Library 28 Như vậy TTTC (teo cơ, phù nề) xuất hiện rất nhiều không những ở giai đoạn bất động (trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật) mà còn xuất hiện cả giai đoạn sau bất động. Vì vậy nếu chúng ta giải quyết tốt trong giai đoạn bất động thì giai đoạn sau bất động sẽ giảm được rất nhiều TTTC. Đây là một thực tế ở Việt Nam, các Bác Sỹ chỉ chú trọng vào phẫu thuật chưa chú trọng tới công tác PHCN cho NB trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật, còn các kỹ thuật viên thường chỉ gặp NB ở giai đoạn sau bất động khi họ đã mắc phải các TTTC. Điều Dưỡng là người tiếp xúc đầu tiên và thường xuyên với NB nên vai trò của người điều dưỡng trong hướng dẫn NB tập luyện giai đoạn 4 tuần đầu sau phẫu thuật là rất quan trọng, giúp NB hạn chế gặp phải các TTTC. 4.2.2. Tầm vận động khớp gối. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TVĐ khớp gối của NB ở tuần thứ 4 sau phẫu thuật cải thiện tốt hơn so với ngày thứ 4 sau phẫu thuật cụ thể là: số NB có TVĐ khớp gối đạt loại tốt và khá ở tuần thứ 4 sau phẫu thuật chiếm 58.6% cao hơn rất nhiều so với 0 % của ngày thứ 4 sau phẫu thuật (Biểu đồ 3.1). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Có sự khác biệt này là do ở tuần thứ 4 sau phẫu thuật NB đã hết đau cùng với quá trình sưng nề giảm nên đã tích cực tham gia luyện tập vì vậy có kết quả tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long (2006) có tỷ lệ NB đạt TVĐ khớp gối loại tốt và khá chiếm 60% 8 và tác giả Lê Quốc Huy (2003) là 62.7% [5]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với tác giả Tống Vĩnh Phú và cộng sự (2001) tỷ lệ NB có TVĐ khớp gối tốt và khá chiếm tới 84% [11], Đặng Kim Châu (2002): 90 % NB đạt TVĐ khớp gối tốt và khá [3], Đoàn Lê Dân (2003): 95 % NB đạt TVĐ khớp gối tốt và khá [4], Lê Hoàng Thái (2005) cho thấy 95.2% NB đạt TVĐ khớp tốt và khá [15], Hoàng Trọng Quang (2004) tỷ lệ NB có TVĐ khớp gối tốt và khá là 100% [14]. Có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác về TVĐ khớp gối là do thời gian và cách đánh giá kết quả là khác nhau. Với thời gian nghiên cứu của các tác giả trên thường là giai đoạn sau bất động nhưng vẫn còn tỉ lệ không nhỏ NB có TTTC cứng khớp gối theo chúng tôi có thể do NB 29 chưa được hướng dẫn tập PHCN đúng ngay sau phẫu thuật hay NB chưa kiên trì và chăm chỉ tập PHCN đúng. Chính vì vậy người điều dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn các bài tập PHCN ngay sau khi NB phẫu thuật để hạn chế tối đa các TTTC. 4.2.3. Bậc cơ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ NB có bậc cơ tốt và khá tăng rõ rệt tăng từ 0% ở ngày thứ 4 sau phẫu thuật lên 89.2% sau 4 tuần phẫu thuật (Bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2006) cho thấy NB có bậc cơ tốt và khá đạt 73.4% [8], còn tác giả Nguyễn Hoài Trung (2004) cho thấy tỷ lệ NB có bậc cơ tốt và khá chỉ chiếm 11.1% [19]. Có sự khác nhau này là do trong nghiên cứu của chúng tôi ngay sau khi phẫu thuật NB đã được chúng tôi hướng dẫn rất kỹ lưỡng về các bài tập PHCN nên NB đã tích cực tham gia luyện tập vì vậy có kết quả tốt hơn. Từ những kết quả trên, chúng tôi cho rằng nếu NB được hướng dẫn tập PHCN đúng cách, một cách kỹ lưỡng để NB hiểu và luyện tập càng sớm thì sẽ giảm được nguy cơ gặp phải biến chứng về sức cơ và sẽ còn giảm được nhiều hơn nữa nếu việc tập PHCN được duy trì liên tục tới khi chân phẫu thuật hồi phục hoàn toàn. 4.2.4 Mức độ cải thiện đau. Kết quả nghiên cứu bảng 3.4 cho thấy ở ngày thứ 4 sau phẫu thuật 100% NB có mức độ đau vừa và nhiều. Tuy nhiên sau 4 tuần phẫu thuật chỉ còn 18.9% NB có mức độ đau vừa và nhiều (Bảng 3.4). Như vậy sự cải thiện mức độ đau của tuần thứ 4 sau phẫu thuật tốt hơn so với ngày thứ 4 sau phẫu thuật. Điều này có thể hiểu bởi ở tuần thứ 4 sau phẫu thuật TVĐ khớp của NB được cải thiện tốt cùng với quá trình liền thương tốt, tập luyện đúng và quá trình giảm phù nề do đó có kết quả tốt hơn so với ngày thứ 4 sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi sau 4 tuần phẫu thuật vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (18.9 %) NB có mức độ cải thiện đau vừa và nhiều (Bảng 3.4). Nguyên nhân đau là do NB bị cứng khớp gối, NB tập không đúng kỹ thuật, bên cạnh đó có một yếu tố nhỏ do phẫu thuật đó là phần đầu hoặc phần đuôi của vít kích thích vào phần mềm hoặc những trường hợp phần còn lại của đinh sau khi đóng vào ống tuỷ quá dài hoặc đinh bị trồi ngay dưới da. Thang Long University Library 30 4.2.5. Mức độ tập luyện và kiến thức của NB về tập luyện PHCN. Nhìn chung NB đều có nhận thức tốt về nội dung tập luyện PHCN (75.7%) nhưng chỉ có 64.9% NB tập luyện đúng theo hướng dẫn (biểu đồ 3.2 và bảng 3.5). Điều này có thể là do mặc dù đã được chúng tôi hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhưng vì nhiều lý do như vừa trải qua cuộc phẫu thuật vẫn còn đau, không có người giúp đỡ và ảnh hưởng từ tâm lý người nhà nhất là NB thường được người nhà dặn bất động hoàn toàn sau phẫu thuật và một số NB chưa tin tưởng vào Điều Dưỡng. Đây cũng là một thực tế trong thực hành lâm sàng vai trò của Điều Dưỡng chưa được nhấn mạnh, NB thường tin tưởng Bác Sỹ nhiều hơn. Từ thực tế khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận thấy công tác tiếp xúc, tư vấn, giải thích cho NB và người nhà một cách chi tiết và chân thực để họ hiểu và tin tưởng hợp tác với công tác chăm sóc của Điều Dưỡng cũng như điều trị của Bác Sỹ là rất quan trọng. Tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, cả những khó khăn mang tính chủ quan cũng như khách quan. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía NB và người nhà khi hướng dẫn họ tập vận động. Trong hoàn cảnh hiện nay, trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật đa phần NB không có điều kiện đến tập PHCN tại các cơ sở y tế thì việc Điều Dưỡng hướng dẫn cho họ một phương pháp tập tại nhà đúng cách là một việc làm rất cần thiết. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc PHCN cho NB sau phẫu thuật gãy xương đùi. 4.3.1. Mối liên quan giữa độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành với một số yếu tố. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa độ chênh lệch kích thước chi thể với vị trí gãy. Những NB bị gãy ở 1/3 dưới TXĐ có teo cơ, phù nề cao gấp 3.8 lần so với gãy ở vị trí 1/3 trên & 1/3 giữa TXĐ (Bảng 3.6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Điều này có thể hiểu là gãy 1/3 dưới TXĐ gần với vị trí khớp gối và vị trí bám của các khối cơ nhất nên mức độ tổn thương có xu hướng nặng nề hơn và gặp nhiều khó khăn trong PHCN hơn. 31 Kết quả này cũng cho thấy có mối liên quan giữa độ chênh lệch kích thước chi thể với việc thường xuyên chườm lạnh, gác cao chi sau tập luyện của NB. Những NB không thường xuyên chườm lạnh và gác cao chi thì xuất hiện phù nề, teo cơ nhiều hơn so với NB thường xuyên chườm lạnh và gác cao chi (Bảng 3.6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là chườm lạnh và gác cao chi giúp giúp tuần hoàn tĩnh mạch lưu thông tốt đồng thời làm giảm sung huyết, phù nề nề sau phẫu thuật. Vì vậy điều dưỡng cần khuyến cáo cho NB chườm lạnh gác cao chi đúng cách trong 72h sau phẫu thuật và sau mỗi lần tập luyện PHCN. 4.3.2. Mối liên quan giữa TVĐ khớp gối với một số yếu tố. Có mối liên quan giữa TVĐ khớp gối với độ tuổi. Những NB từ trên 50 tuổi có TVĐ khớp gối không đạt cao gấp 10.7 lần so với NB dưới 50 tuổi (Bảng 3.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hoài Trung (2004) [19]. Theo chúng tôi khả năng phục hồi ở nhóm tuổi từ trên 50 tuổi kém hơn lứa tuổi dưới 50 tuổi là vì quá trình liền xương xảy ra chậm, nguy cơ loãng xương cao, thể lực kém cũng như thái độ tập luyện không tích cực như những NB dưới 50 tuổi. Có mối liên quan giữa TVĐ khớp gối với vị trí gãy. Những NB có vị trí gãy ở 1/3 dưới TXĐ có TVĐ khớp gối không đạt cao gấp 4.2 lần so với những NB có vị trí gãy ở 1/3 trên & 1/3 giữa (Bảng 3.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả này có thể giải thích là gãy 1/3 dưới thường là những trường hợp chấn thương phức tạp, gần khớp gối, các bài tập thực hiện đều gây ảnh hưởng tâm lý sợ đau, sợ tổn thương thêm nên gãy 1/3 dưới thực hiện các bài tập kém hơn đặc biệt là trong các động tác gấp và duỗi khớp gối, chính vì vậy gây hạn chế TVĐ khớp gối nhiều hơn so với gãy 1/3 trên & 1/3 giữa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Huy (2003): khả năng gấp duỗi của khớp gối còn phụ thuộc vào vị trí gãy. Vị trí gãy càng thấp thì khả năng phục hồi càng kém [5]. Theo Chaeles (2006) thì không thể kết hợp xương hoàn hảo cho tất cả các trường hợp gãy 1/3 dưới nhất là gãy loại C3 phức tạp, nhiều mảnh và ở người già thì khă năng phục hồi hạn chế [21]. Như vậy PHCN giữa gãy 1/3 trên & 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới là khác nhau. Gãy 1/3 dưới Thang Long University Library 32 đòi hỏi phải kiên trì hơn và thương tật thứ cấp xảy ra nhiều hơn. Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc PHCN người điều dưỡng cần có hiểu biết về tiến trình PHCN hợp lý cho từng trường hợp và đặc biệt chú ý tới độ tuổi cũng như vị trí gãy của NB. Có mối liên quan giữa TVĐ khớp gối với mức độ tập luyện của NB. Những NB tập luyện dưới 60 phút mỗi ngày có TVĐ khớp gối không đạt cao hơn so với những NB tập luyện từ trên 60 phút mỗi ngày (Bảng 3.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hoài Trung (2004) cho thấy nhóm NB không thường xuyên tập luyện có TVĐ khớp gối kém hơn so với nhóm tập luyện thường xuyên [19]. Cũng theo nghiên cứu của Lê Hoàng Thái (2005) cho thấy: những NB thường xuyên tập luyện vật lý trị liệu sau phẫu thuật thì chức năng khớp gối phục hồi tốt và trở lại công việc sớm, còn những NB ít chịu vận động sớm và khi thấy vận động đau mới tập thì lúc này các khớp đã hạn chế và tập vật lý trị liệu rất đau và từ đó trở thành vòng lẩn quẩn: không tập → cứng khớp hơn → tập đau hơn → không tập → hạn chế vận động khớp [15]. Như vậy trong giai đoạn 4 tuần đầu sau phẫu thuật, nếu NB tập luyện PHCN thì sẽ giảm được kết dính khớp gối, tăng cường tuần hoàn, tăng cường sức mạnh của cơ và khớp nên sẽ giảm được tình trạng cứng khớp gối. 4.3.3.Mối liên quan giữa bậc cơ với một số yếu tố. Có mối liên quan giữa bậc cơ với độ tuổi. Những NB từ trên 50 tuổi có bậc cơ không đạt cao gấp 4.8 lần so với NB dưới 50 tuổi (Bảng 3.8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Theo chúng tôi có sự chênh lệch trên là do những NB từ trên 50 tuổi thường có khối cơ yếu nên có sự hồi phục chậm hơn so với những NB dưới 50 tuổi. Có mối liên quan giữa bậc cơ với vị trí gãy. Những NB có vị trí gãy ở 1/3 dưới TXĐ có bậc cơ không đạt cao gấp 4.5 lần so với những NB có vị trí gãy ở 1/3 trên & 1/3 giữa (Bảng 3.8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Theo chúng tôi có kết quả này là do đây là khu vực vị trí cơ bám xương, khi xương bị gãy khu vực đó làm hạn chế khả năng tập luyện của NB dẫn đến bậc cơ của NB có tỉ lệ không đạt cao hơn so với khu vực gãy 1/3 trên & 1/3 giữa. 33 4.3.4. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện đau của NB với một số yếu tố. Có mối liên quan giữa mức độ đau của NB với giới. Những NB là nữ có mức độ cải thiện đau không đạt cao gấp 2.0 lần so với những NB là nam (Bảng 3.9). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Điều này có thể giải thích là do tâm lý của nữ giới thường sợ đau nhiều hơn so với nam giới. Khi tâm lý sợ đau như thế thì làm cho NB không dám tập dẫn đến quá trình lành thương sẽ cố định chân họ ở tư thế bất động, lâu ngày làm cho chân bị tổn thương sẽ bị cứng khớp và khi NB tập luyện trở lại càng làm cho cho đau hơn. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chưa tìm được mối liên quan giữa mức độ đau của NB với thời gian tập PHCN trung bình mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nếu NB tập luyện PHCN đúng cách, thường xuyên với cường độ hợp lý thì sẽ giúp cải thiện mức độ đau của NB mà vẫn đảm bảo kết quả PHCN tốt. Thang Long University Library 34 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và theo dõi việc tập luyện PHCN cho 111 NB sau phẫu thuật gãy thân xương đùi. Chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1. Kết quả chăm sóc PHCN cho NB sau phẫu thuật gãy TXĐ. Độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành: Từ 100% NB có phù nề ở ngày thứ 4 sau phẫu thuật, đến tuần thứ 4 sau phẫu thuật tỉ lệ này giảm xuống còn 19.8%. Tầm vận động khớp gối: Có sự hồi phục về TVĐ khớp gối tại thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật với 58.6% NB có TVĐ loại khá trở lên. Tuy nhiên vẫn còn 17.1% NB có TVĐ xếp loại kém. Bậc cơ: 89.2% NB đạt sức cơ từ khá trở lên tại thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật. Không có NB nào có sức cơ loại kém. Mức độ đau: vẫn còn 91.9% NB có cảm giác đau tuy nhiên chỉ còn 18.9% NB có đau vừa trở lên sau phẫu thuật 4 tuần. Kiến thức người bệnh về tập luyện PHCN: có 75.7% NB xếp loại đạt kiến thức về nội dung các bài tập PHCN sau 4 tuần phẫu thuật. Mức độ tập luyện của NB với bài tập PHCN: 100% NB có tập PHCN sau phẫu thuật tuy nhiên chỉ có 64.9% NB có tổng thời gian tập trên mức tối thiểu chúng tôi khuyến cáo là 60 phút một ngày. 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc PHCN cho NB sau phẫu thuật gãy thân xương đùi. Liên quan đến độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành: NB có vị trí gãy là 1/3 dưới TXĐ có nguy cơ gặp teo cơ, phù nề cao hơn NB gãy 1/3 trên & 1/3 giữa. Nhóm NB không thường xuyên chườm lạnh & gác cao chi sau tập luyện có xuất hiện teo cơ, phù nề cao hơn so với nhóm NB thường xuyên chườm lạnh & gác cao chi sau tập. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Liên quan đến tầm vận động khớp gối: Những NB từ 50 tuổi tuổi trở nên bị hạn chế vận động nhiều so với NB dưới 50 tuổi. Những NB có vị trí gãy ở 1/3 dưới TXĐ bị hạn chế vận động nhiều so với những NB có vị trí gãy ở 1/3 trên & 1/3 giữa. Những NB tập luyện dưới 60 phút mỗi ngày bị hạn chế vận động nhiều hơn so với những NB tập luyện từ trên 60 phút mỗi ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. 35 Liên quan đến bậc cơ: Những NB từ trên 50 tuổi có bậc cơ không đạt cao so với NB dưới 50 tuổi. Những NB có vị trí gãy là 1/3 dưới TXĐ có tốc độ hồi phục sức cơ không đạt cao hơn NB có vị trí gãy là 1/3 trên & 1/3 giữa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Liên quan đến mức độ đau: NB nữ có mức độ cải thiện đau kém hơn so với nam giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Thang Long University Library 36 KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra 04 khuyến nghị sau: 1. Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và PHCN để tất cả các NB sau phẫu thuật gãy TXĐ được chăm sóc PHCN tại viện phù hợp với mức độ hồi phục của NB cũng như khi về nhà. Điều Dưỡng cần tích cực cung cấp thông tin và hướng dẫn về các phương pháp PHCN cho NB ngay sau khi NB phẫu thuật để nâng cao kiến thức NB về PHCN, đảm bảo NB có thể được tiếp cận với PHCN sớm nhất nhằm giảm các nguy cơ TTTC có thể gặp phải cho NB. 2. Chăm sóc giảm đau hiệu quả cho NB không chỉ trong giai đoạn hậu phẫu mà còn trong suốt quá trình PHCN của NB. Cần hướng dẫn NB những phương pháp giảm đau tự nhiên như chườm lạnh và gác cao chi chống phù nề, các tư thế giảm đau, cần quan tâm an ủi động viên NB, nhất là NB nữ để NB đạt được kết quả PHCN tốt nhất có thể. 3. Cần khuyến khích NB sau phẫu thuật gãy xương đùi tập các bài tập vật lý trị liệu tối thiểu 60 phút mỗi ngày. Và cần thiết kế những bài tập cụ thể, phù hợp dành cho từng nhóm đối tượng khác nhau đặc biệt là những NB từ trên 50 tuổi, những NB bị gãy 1/3 dưới xương đùi để giúp quá trình hồi phục của NB được rút ngắn đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của NB. 4. Do số lượng NB và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nên chúng tôi chưa tìm hiểu hết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN của NB sau phẫu thuật gãy TXĐ trong thời gian 4 tuần sau phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi mong có nhiều nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn và thiết kế nghiên cứu có ý nghĩa hơn để tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình và kết quả PHCN của NB. Từ đó rút ngắn quá trình thương tật và mau chóng đưa NB về với cuộc sống bình thường. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn giải phẫu Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng giải phẫu, NXB Y học, trg 69-72. 2. Bộ môn ngoại Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 2, NXB Y học, trg 34-35. 3. Đặng Kim Châu (2002), “Kết quả 100 trường hợp kết hợp xương bằng nẹp vít A.O không dùng lực ép”, Tạp chí ngoại khoa tháng 2, trg 1-5. 4. Đoàn Lê Dân (2003), “Kết hợp xương trong điều trị gãy xương vùng gần khớp hoặc nội khớp ở chi dưới”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu NCKH Bệnh viên Việt Đức, trg 34-36. 5. Lê Quốc Huy (2003), Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín phạm khớp đầu dưới xương đùi người lớn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn Chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 53-55. 6. Lê Đăng Khôi (2005), “Một vài nhận xét về chức năng cho bệnh nhân bị cững khớp gối sau chấn thương”, Kỷ yếu công trình nghiên của khoa học số 7 hội PHCN, trg 266-271. 7. Vũ Hoàng Liên (2004), Kết quả điểu trị cứng duỗi gối ở người lớn sau chấn thương theo phương pháp Jude, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 47-48. 8. Nguyễn Hoàng Long (2006), Xây dựng và đánh giá hiệu quả phòng tránh biến chứng cứng khớp gối của bảng hướng dẫn vận động trị liệu cho bệnh nhâu sau phẫu thuật kết hợp xương do gãy kín 1/3 dưới đùi bằng phương pháp nẹp vít, Luận văn cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 38-45. 9. Trịnh Đức Minh (2005), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín thân xương đùi người lớn bằng đinh nội tủy Kunstcher, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân Y, trg 44-46. 10. Nguyễn Xuân Nghiên (2010), “Phục hồi chức năng gẫy thân xương đùi”, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, NXB Y học, trg 496-499. Thang Long University Library 38 11. Tống Vĩnh Phú và cộng sự (2001), “Khảo sát sự hiểu biết vận động sau mổ và kết quả PHCN cho NB cứng khớp gối tại bệnh viện Agape tỉnh Nam Định”, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học toàn quốc lần 2, Hội Điều dưỡng Việt Nam, trg 14-16. 12. Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Trung Sinh (1999), “ Vài nhận xét về điều trị gãy nhiều đoạn ở xương đùi nhân 20 trường hợp”, Tạp chí ngọai khoa tháng 6, trg 34-35. 13. Trần Đình Quang và cộng sự (2004), “Tổng kết chung về đóng đinh chốt SIGN tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2004”, Kỷ yếu hội nghị thường niên lần thứ 12, trg 1-3. 14. Hoàng Trọng Quang (2004), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi người lớn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 45-57; 60-62. 15. Lê Hoàng Thái (2005), “Nhận xét điều trị gãy thân xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt SIGN tại Bệnh viện đa khoa Cần Thơ”, Kỷ yếu hội nghị thường niên lần thứ 12, trg 11-13. 16. Bùi Xuân Thắng (2005), Đánh giá kết quả PHCN khớp gối sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 23; 45-47. 17. Nguyễn Thế Thi (2002), Đánh giá vết thương xử trí vết thương phần mềm thấu gối đến sớm tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 62-64. 18. Dương Đình Toàn (2005), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi ngời lớn bằng đinh SIGN có chốt tại Bệnh viện Việt Đức từ 2004 đến 2005, Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 52-63. 19. Nguyễn Hoài Trung (2004), Đánh giá kết quả PHCN hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương chi dưới bằng vận động trị liệu, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trg 45-54. 20. Đỗ Quang Trường (2002), Nghiên cứu điều trị gãy thân xương đùi trẻ em 5 đến 15 tuổi do chấn thương bằng kết hợp xương tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội, trg 42-58. 39 TIẾNG ANH 21. Chaeles A.R (2006), “Fracture of shaft of the humerus”, Fracture in Adults, Vol 1 (4), Lippincott Raven Publication, pp 1025-1055. 22. Drechsler W.I, Couttsw F.J, King J.B (2003), “Correlates of knee laxity change in early rehabilititatin after anterior cruciate ligament recontruction”, Bone and Joint Journal, Vol 2 (3), pp 241-243. 23. Frank H.N (2009), Atlas of human anatomy, pp 489-509. 24. Frankel Vilt & Nordin M (2000), Basic Biomechanics of skeletal system, American academy of orthopaedics, pp 54-57. 25. Gross A, Christie J, Tanlang G, Queen M (2003), “Open adult femoral shafl fracture treated by early intramedulary nailing”, The journal of bone and joint surgery, Vol 3 (8), pp 562-632. 26. Morrissey & Husdon (2002), Effect of open verus closed kinetic chain training on knee laxity in the early period after anterior cruciate ligament reconstruction, the C.V Mosley publicatio, pp 343-348. 27. Riemer B, Foglesong M, Miranda M (2004), “Femoral plating the orthopedic clinic of North American”, Campell Operative Othopedics, Vol 2 (4), pp 625-632. 28. Winquist R, Hassen S (2004), “Fracture of the femoral shaft treated by intramedulary nailing”, Othorpidic clinic North America, pp 633. 29. Wojtos & Husdon (2000), “Longitudinal effect of anterior cruciate ligament injury and patellar tendon autograff reconstruction neuromuslar performance” Journal of sport medicine, Vol 1 (3), pp 336-334. Thang Long University Library PHỤ LỤC 1 NỘI DUNG TẬP PHCN CHO NB SAU PHẪU THUẬT KẾT HỢP TXĐ TRONG 4 TUẦN SAU PHẪU THUẬT 1. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật 1.1 Tập thở - Tập thở bằng cơ hoành để tránh biến chứng sau mổ. 1.2 Tập vận động 1.2.1 Các chi lành - Cử động bình thường. 1.2.2 Chi phẫu thuật Cử động ngón bàn chân, cổ chân (chủ động có trợ giúp) để gia tăng tuần hoàn - Tập khớp cổ chân + Cử động gập – duỗi Người bệnh nằm ngửa, người trợ giúp đứng về phía chân phẫu thuật, dùng một bàn tay nắm giữ gót chân và cẳng tay nâng đõ bàn chân. Bàn tay trái đặt kên gối hoặc cẳng chân để giữ cho chân thẳng. Vận động duỗi khớp cổ chân rồi lại thực hiện động tác như trên. + Xoay trong – ngoài Người trợ giúp một tay giữ phần trước bàn chân, ngón tay cái trên mu chân. Các ngón khác ở dưới. Bàn tay trái đặt lên gối hoặc cẳng chân, cố định thật tốt để chân không bị lăn. Sau đó xoay bàn chân và trong, rồi xoay ra ngoài. - Tập gấp duỗi khớp ngón chân + Người hỗ trợ đặt ngón cái tay phải lên trên những ngón chan về phía mu và ba ngõn cuối cùng ở phía lòng trên khớp bàn ngón. + Bàn tay trái nắn giữ vùng cẳng chân sát khớp cố chân đẻ giữ chân cố định. + Sau đó gấp các ngón chân về phía lòng, rồi đặt những ngón tay ở dưới những ngón chân người bệnh và duỗi các ngón chân ra. + Nếu người bệnh có thể tự tập, người hỗ trợ chỉ trợ giúp một phần. 2. Ngày tứ 2,3,4 sau phẫu thuật 2.1 NB tập lên gân, co cơ tĩnh (nhóm cơ tứ đầu đùi và cơ nhị đùi) chân phẫu thuật: ban đầu lên gân nhẹ nhàng, không làm chân xoay, chuyển động. Thời gian lên gân có thể từ vài giây đến vài chục giây tùy theo sự chịu đựng đáp ứng của NB. 2.2 Chân phẫu thuật tập chủ động có trợ giúp 2.2.1 Khớp bàn ngón, khớp cổ chân - Tập như ngày 1 2.2.2 Khớp gối - Tập chủ động có trợ giúp trong giới hạn tầm độ mà NB có thể chịu được. - Người trợ giúp đứng bên chân phẫu thuật của NB. - Tay trái đặt dưới khoeo, bàn tay phải giữ gót để gấp khớp háng và khớp gối lại. - Sau đó nâng bàn chân người bệnh lên khỏi mặt giường và từ từ duỗi khớp gối ra. - Đưa chân về mặt giường ở vị trí ban đầu và tiếp tục lặp lại. Thang Long University Library 2.2.3 Khớp háng - Gấp - duỗi + Người trợ giúp tay trái đặt đỡ khoeo người bệnh, bàn tay phải đỡ gót chân. + Sau đó nâng chân lên, gấp gối lại không để người bệnh dạng hoặc xoay. + Di chuyển từ từ gối người bệnh về phía ngực và tiếp tục gấp chân cho tới mức tối đa rồi trở lại vị trí ban đầu. + Khi duỗi chân chú ý chuyển tay trái đỡ từ phía trước xuống dưới khoeo như lúc bắt đầu gấp. - Dạng – khép Người hỗ trợ tay trái đỡ dưới khoeo, tay phải đỡ dưới gót người bệnh. Sau đó dạng chân ra, giữ chân ở mức ngang phẳng với mặt giường rồi khép chân trở lại vị trí ban đầu - Xoay khớp háng (không làm với NB đóng đinh nội tủy).Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. người hỗ trợ đứng bên chân lành, tay trái đặt lên gối, bàn tay phải đặt lên khớp cổ chân sau đó xoay chân người bệnh vào trong và ra ngoài TUẦN THỨ 2 1. Tập các bài như tuần 1. - Tăng dần số lần tập mỗi bài và tăng lực cản. - NB tập chủ động hoàn toàn 2. Sau ngày 10 tập đi nạng chạm đất (không chống chân đau. - Cách đi: + Đu cả người trên nạng. + Chân đau chạm nhẹ xuống đất, không chịu lực TUẦN THỨ 3 ĐẾN TUẦN THỨ 4 - Sau ngày thứ 10 tập gấp gối chân đau nhẹ nhàng như hướng dẫn. - Không tập cử động xoay trong và xoay ngoài với khớp hông chân đau, chỉ làm vận động gập duỗi, dạng áp như hướng dẫn. - Chân lành tập cử động tăng tiếp ở tư thế nằm sấp. 1. Tập duỗi khớp háng. - Người trợ giúp đặt 1 bàn tay lên mông, một bàn tay đỡ dưới gối, cẳng tay đỡ dưới gối, cẳng tay đỡ cẳng chân người bệnh. - Sau đó nâng chân người bệnh lên khỏi mặt giường, tay còn lại ấn vùng mông người bệnh xuống rồi hạ cẳng chân người bệnh xuống như ban đầu. Thang Long University Library 2. Tập khớp gối - Người bệnh nằm sấp, chân duỗi thẳng, người trợ giúp đứng bên cạnh đặt bàn tay phải lên mông người bệnh, tay trái nắm giữ khớp cổ chân. - Sau đó gấp gối đưa về sát mông rồi lại duỗi ra, đưa chân trở lại vị trí ban đầu. 2. Tập khớp cổ chân - Người bệnh nằm sấp, chân gấp lại, cẳng chân vuông góc với mặt giường. - Người trợ giúp dùng tay trái nắm giữ gót chân ở phía lòng bàn chân, bàn tay phải nắm cẳng chân sát khớp cổ chân. - Sau đó ấn mạnh bàn chân về phía mu bàn chân và đẩy xuống bàn tay trái. - Khi làm không để khớp cổ chân bị xoay. - Sau đó kéo bàn chân vuông góc chi thể như bình thường. SAU MỖI LẦN TẬP, NGƯỜI BỆNH CHƯỜM LẠNH, GÁC CAO CHI, NGHỈ NGƠI. PHỤ LỤC 2 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU Phần 1: Thông tin chung 1. Họ và tên ........................................................................................................... 2. Tuổi................................................................................................................... 3. Giới 1 Nam 2 Nữ 4. Trình độ học vấn................................................................................................ 5. Nghề nghiệp ...................................................................................................... 6. Ngày vào viện.................................................................................................... 7. Ngày phẫu thuật................................................................................................. 8. Ngày ra viện ...................................................................................................... 9. Nguyên nhân chấn thương ................................................................................. Phần 2: Kết quả PHCN tại 2 thời điểm ngày thứ 4 và 4 tuần sau phẫu thuật. Kết quả Ngày thứ 4 sau phẫu thuật 4 tuần sau phẫu thuật Độ chênh lệch kích thước chi thể chân phẫu thuật so với chân lành (cm) Bậc cơ [0,5] Tầm vận động (độ) Điểm đau [0,10] Thang Long University Library Phần 3: Bảng câu hỏi đánh giá NB sau 4 tuần phẫu thuật (khám lại) Kiến thức Đánh dấu x vào câu trả lời anh/chị cho là đúng Đúng Sai 1 Chỉ cẩn phẫu thuật tốt là chân gãy có thể trở về như bình thường mà không cần chăm sóc phục hồi chức năng. 2 Trong hai ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần thả lỏng, bất động hoàn toàn chi phẫu thuật. 3 Ngay sau mổ người bệnh nên kê cao chân phẫu thuật. 4 Ngay sau mổ, nếu người bệnh đau thì không nên tập. 5 Không cần thiết phải tập thở sau phẫu thuật vì không liên quan gì đến chân. 6 Động tác co cơ tĩnh thật sớm sau mổ có tác dụng giảm phù nề, tránh teo cơ. 7 Biến chứng cứng khớp gối thường hay gặp ở người bệnh sau phẫu thuật gãy thân xương đùi. 8 Trong một ngày nên tập vận động ngắn, tập lại nhiều lần tốt hơn là tập kéo dài một lần. 9 Sau phẫu thuật, người bệnh có thể có thể vận động theo sự hướng dẫn mà không sợ tổn thương gì. 10 Sau khi ra viện NB không cần đến khám lại Thực hành 1. Số lần anh/chị tập PHCN mỗi ngày là .......................................................... lần 2.Thời gian anh/chị tập PHCN mỗi lần là ...................................................... phút 3.Anh/chị có thường xuyên chườm lạnh, gác cao chi sau tập  Thường xuyên  Không thường xuyên 4. Anh/chị hài lòng với thông tin về PHCN được cung cấp khi ra viện.  Rất hài lòng Hài Lòng Không ý kiến Không hài lòng  Hoàn toàn không hài lòng THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BÀI TẬP PHCN CỦA NB STT câu hỏi Câu trả lời Tổng điểm Đúng 0 1 Sai 1 Đúng 0 2 Sai 1 Đúng 1 3 Sai 0 Đúng 0 4 Sai 1 Đúng 0 5 Sai 1 Đúng 1 6 Sai 0 Đúng 1 7 Sai 0 Đúng 1 8 Sai 0 Đúng 1 9 Sai 0 Đúng 0 10 Sai 1 Tổng điểm 10 điểm Cách đánh giá: + Đạt: ≥ 7 điểm + Không đạt: < 7 điểm Thang Long University Library PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC TT Họ và Tên Tuổi Giới SBA Ngày vào viện Địa chỉ 1 Đặng Văn K 25 Nam 2567 26/2 Trực Đại, Trực Ninh,Nam Định 2 Nguyễn Thị T 76 Nữ 2599 27/2 Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định 3 Ngô Văn T 22 Nam 3019 01/2 Hoang Quế, Đông Triều, Quảng Ninh 4 Đinh Quang T 49 Nam 3204 01/2 Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định 5 Nguyễn Minh H 20 Nam 3229 01/2 Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội 6 Thái Mạnh C 19 Nam 3291 02/2 Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam 7 Đặng Đức Đ 22 Nam 3385 04/2 Đức Hòa, Sóc Sơn, Hà Nội 8 Nguyễn Thị H 26 Nữ 3582 06/2 Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội 9 Nguyễn Văn T 19 Nam 3618 07/2 Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam 10 Lê Văn Q 34 Nam 3625 07/2 Phú Sơn, Thanh Hóa 11 Nguyễn Quý D 37 Nam 3776 10/2 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội 12 Trần Văn L 20 Nam 3875 12/2 Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định 13 Phan Văn C 26 Nam 4010 14/2 Vũ Bình, KIến Xương, Thái Bình 14 Hoàng Thùy L 19 Nữ 4050 15/2 Sơn Hà, Hữu Lũng, Lạng Sơn 15 Hà Thanh H 44 Nữ 4141 17/2 Lê Đại Hành, Đông Kinh, Lạng Sơn 16 Hồ Xuân B 55 Nam 4147 17/2 Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An 17 Đinh Ngọc N 19 Nữ 4180 18/2 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội 18 Đàm Văn H 53 Nam 4234 18/2 Cầu Đường, Tràng Thi, Nam Định 19 Vũ Văn Đ 22 Nam 4483 20/2 Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc 20 Nguyễn Đình B 52 Nam 4473 21/2 Phù Chấn, Từ Sơn, Bắc Ninh 21 Nguyễn Văn D 49 Nam 4605 22/2 Yến Dương, Ý Yên, Nam Định 22 Trịnh Văn N 17 Nam 4604 28/2 Nga Văn, Nga Sơn, Thanh Hóa 23 Phương Văn H 43 Nam 4610 22/2 Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định 24 Nguyễn Thu H 32 Nữ 4660 22/2 Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng 25 Đào Minh P 43 Nam 4670 22/2 Nga Linh, Nga Sơn, Thanh Hóa 26 Nguyễn Thi H 29 Nữ 4847 25/2 Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa TT Họ và Tên Tuổi Giới SBA Ngày vào viện Địa chỉ 27 Lâm Quốc T 22 Nam 4929 25/2 Tổ 19, Quán Triều, Thái Nguyên 28 Hoàng Quý N 17 Nam 5076 27/2 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội 29 Nguyễ Tiến D 35 Nam 5085 26/2 Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội 30 Vũ Trường K 18 Nam 5210 27/2 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh 31 Trương Thị M 77 Nữ 5269 28/2 Việt Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên 32 Hoàng Văn C 40 Nam 5273 28/2 Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định 33 Nguyễ Trọng S 33 Nam 5464 01/3 An Hải, Hải Phòng 34 Cù Đức L 27 Nam 5472 02/3 An Nội, Bình Lục, Hà Nam 35 Nguyễ Thị T 23 Nữ 5473 02/3 An Mỹ, Bình Lục, Hà Nam 36 Nguyễn Trường T 30 Nữ 5474 02/3 Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang 37 Trương Thanh H 22 Nam 5542 03/3 Nghĩa Mỹ, Nghĩa Đàn, Nghệ An 38 Đoang Minh P 55 Nam 5670 04/3 Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình 39 Dương Văn H 27 Nam 5859 13/3 Văn Tiến, Yên Lạc, Vĩnh Phúc 40 Nguyễn Văn V 42 Nam 5928 06/3 Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định 41 Bùi Phú D 24 Nam 5993 06/3 Yên Bồng, Lạc Thủy, Hòa Bình 42 Cao văn N 26 Nam 6010 06/3 Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định 43 Nguyễn Thị T 76 Nữ 6026 07/3 Nam Cường, Nam Trực, Nam Định 44 Nguyễn Thị V 20 Nữ 6089 07/3 Hải Hậu, Nam Định 45 Ngô Văn T 17 Nam 6160 08/3 Thanh Nguyên, Tam Nông, Phú Thọ 46 Phạm Thị N 22 Nữ 6262 08/3 Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang 47 Trần Thị Q 46 Nữ 6287 09/3 Thanh Chương, Nghệ An 48 Ứng Hoài N 19 Nam 6308 09/3 Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam 49 Phạm Thị T 86 Nữ 6310 09/3 Hải Dương, Hải Dương 50 Nguyễn Văn H 22 Nam 6379 10/3 Tráng Vũ, Yên Mỹ, Hưng Yên 51 Bùi Duy M 34 Nam 6365 11/3 Tiền Tiến, Thanh Hà, Hải Dương 52 Vũ Văn V 26 Nam 6551 11/3 Lương Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương 53 Đoàn Quốc S 60 Nam 6651 12/3 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 54 Nguyễn Hữu H 37 Nam 6657 12/3 Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa 55 Dương Văn B 24 Nam 6666 15/3 Hiên Vân, Tiên Du, Bắc Ninh 56 Phạm Văn T 23 Nam 6804 14/3 Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam Thang Long University Library TT Họ và Tên Tuổi Giới SBA Ngày vào viện Địa chỉ 57 Trương Thị H 50 Nữ 7042 15/3 Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh 58 Trần Thị H 15 Nữ 7091 16/3 Sơn Đồng, Hòa Đức, Hà Nội 59 Nguyễn Thị L 43 Nữ 7098 22/3 Tân Sơn, Đo Lương, Nghệ An 60 Phạm Văn H 31 Nam 7105 16/3 Khánh Cương, Yên Khánh, Ninh Bình 61 Vũ Đình N 61 Nam 7196 17/3 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 62 Lưu Quyết T 37 Nữ 7199 20/3 Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh 63 Chu Đức M 65 Nam 7515 19/3 Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội 64 Đỗ Thùy H 22 Nữ 7575 20/3 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội 65 Nguyễn Xuân H 22 Nam 7783 21/3 Cự Thắng, Thanh Sơn, Phú Thọ 66 Trần Văn H 27 Nam 7810 22/3 Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định 67 Trương Văn H 62 Nam 7943 22/3 Kim Lam. Gia Lâm, Hà Nội 68 Lê Thị T 39 Nữ 8074 25/3 Nam Sách, Hải Dương 69 Trần Danh T 25 Nam 8079 25/3 Mường Áng, Điện Biên 70 Đặng T 69 Nam 8225 25/3 Yên Cát, Nghi Xuân, Thanh Hóa 71 Dương Quang T 48 Nam 8478 27/3 Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh 72 Chu Thùy D 17 Nữ 8510 28/3 Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội 73 Trần Thị T 79 Nữ 8557 28/3 Tổ 3, Như Quỳnh, Hưng Yên 74 Nguyễn Thị T 57 Nữ 8747 29/3 Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội 75 Trần Văn T 21 Nam 8764 29/3 Nam Tiết, Thanh Liêm, Hà Nam 76 Hồ Văn T 23 Nam 9064 02/4 Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh 77 Nguyễn Văn H 19 Nam 9200 03/4 Tứ yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc 78 Nguyễn Việt Đ 40 Nam 9283 03/4 Nghĩa Ân, Vinh, Nghệ An 79 Đào Văn T 56 Nam 9298 03/4 Nam Trung, Tiền Hải, Thái Bình 80 Nguyễn Mạnh L 17 Nam 9434 04/4 Tiến Mới, Lâm Thao, Phú Thọ 81 Hoàng Văn H 17 Nam 9633 06/4 Khai Thái, Phú Xuân, Hà Nội 82 Đặng Văn S 25 Nam 9693 11/4 Thanh Khê, Thanh Hà, Hải Dương 83 Nguyễn Linh C 31 Nữ 9753 15/4 Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội 84 Trần Duy T 25 Nam 9847 08/4 Hoàng Xuân, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 85 Nguyễn Thị L 83 Nữ 9893 08/4 Lẵng Cồn, Sông Lô, Vĩnh Phúc 86 Vũ Đức C 46 Nam 9956 09/4 Phong Châu, Phú Thọ TT Họ và Tên Tuổi Giới SBA Ngày vào viện Địa chỉ 87 Nguyễ Hiếu A 24 Nam 10197 11/4 Khai Thái, Phú Xuân, Hà Nội 88 Phạm Quang Á 17 Nam 10344 12/4 Xuân Trường, Nam Định 89 Bùi Văn T 20 Nam 10782 16/4 Dúng Phong, Cao Phong, Hòa Bình 90 Hà Huy T 29 Nam 11167 19/4 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội 91 Bùi Thúc T 26 Nam 11627 24/4 Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội 92 Phạm Thị Y 21 Nữ 11781 24/4 Hạ Hòa, Gia Lộc, Hải Dương 93 Phạm Thị N 64 Nữ 11987 26/4 Bắc Lý, Lý Nhân, Hà Nam 94 Ngô Thị H 43 Nữ 11999 26/4 Quảng Yên, Quảng Ninh 95 Nguyễ Văn V 41 Nam 12092 27/4 Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang 96 Lê Thi H 38 Nữ 12113 28/4 Hả Đường, Hả Hậu, Nam Định 97 Vũ Ngọc K 31 Nam 12143 28/4 Tiểu Khu 4, Mộc Châu, Sơn La 98 Mai Trần Q 18 Nam 12218 28/4 Nga Yên, Nga Sơn, Thanh Hóa 99 Hoàng Văn T 22 Nam 12229 30/4 Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai 100 Nguyễn Trọng L 34 Nam 12258 30/4 Tiến Thắng, Lý Nhân, Hà Nam 101 Đinh Anh D 21 Nam 12276 30/4 Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên 102 Mộc Văn C 17 Nam 12277 4/5 Cốc Sam, Bát Xát, Lào Cai 103 Nguyễ Tuấn A 27 Nam 12383 1/5 Đại Cương, Kim Bẳng, Hà Nam 104 Đặng Văn Á 15 Nam 12285 30/4 Yên Nhân, Mỹ Hào, Hương Yên 105 Nguyến Thiện H 23 Nam 12556 03/5 Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội 106 Trần Đình Q 35 Nam 12675 08/5 Hống Quang, Nam Trực, Nam Định 107 Dương Văn D 29 Nam 12817 05/5 Kiến Khê, Thanh Liêm, Hà Nam 108 Phạm Văn T 59 Nam 12842 08/5 Nam Phong, Nam Định 109 Phạm Thị R 89 Nữ 13000 06/5 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, HN 110 Trần Đình Đ 35 Nam 13006 07/5 Tam Thuấn, Phúc Thọ, Hà Nội 111 Nguyễn Đình T 64 Nam 13338 08/5 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội GV hướng dẫn Xác nhận của Phòng KHTH BV Việt Đức ThS. Đỗ Quang Tuyển Thang Long University Library KẾT QUẢ CHĂM SÓC PHỤC HỔI CHỨC NĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH, BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2013 Vũ Bảo Hồng, Trường Đại học Thăng Long, Tình hình gãy thân xương đùi ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng của điều dưỡng ngay sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh gãy thân xương đùi rút ngắn quá trình thương tật, hạn chế các thương tật thứ cấp thường gặp về độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành, tầm vận động khớp gối, bậc cơ và mức độ cải thiện đau. Nghiên cứu thực hiện trên 111 người bệnh gãy thân xương đùi được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức năm 2013 bằng hướng dẫn tập phục hồi chức năng ngay ngày đầu sau phẫu thuật và kết quả phục hổi chức năng của người bệnh tại 2 thời điểm ngày thứ 4 & tuần thứ 4 sau phẫu thuật. Kết quả tại thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật cho thấy 80.2% người bệnh không có sự thay đổi về kích thước chi thể, 58.6% người bệnh có tầm vận động khớp gối loại khá trở lên, 89.2% người bệnh đạt sức cơ từ khá trở lên và 91.9% người bệnh có cảm giác đau. Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng để tất cả người bệnh được chăm sóc phục hổi chức năng kịp thời và phù hợp ngay sau phẫu thuật. Từ khóa: Gãy thân xương đùi, phục hồi chức năng. PHYSIOTHERAPY NURSING AFTER FEMORAL FRACTURE SURGERY AT VIET DUC HOSPITAL IN 2013 Vu Bao Hong, Thang Long University, The rate of femur fractured is increasing in Viet Nam. Physiotherapy nursing as soon as operated can reduce injury process for patients and restrain usual second-injury about femoral ring size, stiff knee, muscular strength and pain control. The study was implemented in 111 patient is treated at Viet Duc Hospital in 2013 by giving physiotherapy exercises for patients and collect information on day 4 and week 4 after surgery . The results on the 4th week showed that 80.2% of patients didn’t have any change about femoral ring size, 58.6% of patients can bend the knee back to 90 degrees, 89.2% of patients got muscular strength upper middle rank and 91.9% had pain feels. It’s necessary a combination of Orthopaedics and Physiotherapy to rehabilitation care as soon as possible and fit to patient’s demand after surgery. Key words: Femur fractured, physiotherapy nursing. Thang Long University Library TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG Vũ Bảo Hồng A14705 KẾT QUẢ CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI TẠI VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2013 Người hướng dẫn khoa học: Ths. Đỗ Quang Tuyển Đặt vấn đề1 2 Phương pháp nghiên cứu3 Kết quả, bàn luận 4 5 Tổng quan Kết luận, khuyến nghị NỘI DUNG TRÌNH BÀY Thang Long University Library ĐẶT VẤN ĐỀ  GTXĐ chiếm 20% - 30% THGX  Nguy cơ bị TTTC do bất động  PHCN chưa được chú trọng thích đáng MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kết quả chăm sóc PHCN trên NB sau phẫu thuật gãy TXĐ tại Viện CTCH, BV Việt Đức, năm 2013. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc PHCN trên NB sau phẫu thuật gãy TXĐ tại Viện CTCH, BV Việt Đức, năm 2013. Thang Long University Library TỔNG QUAN (1) TTTC Thường gặp Teo cơ Phù nề Cứng khớp HCVĐ Co rút Sai lệch dáng đi TỔNG QUAN (2)  Thế giới: Grosse (2003) Winquist và Hasen (2004) Riemer và Miranda (2004) Chaeles (2006)  Việt Nam Nguyễn Thế Thi (2002) Dương Đình Toàn (2005) Nguyễn Hoàng Long (2006) Thang Long University Library PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (1)  Đối tượng nghiên cứu  NB sau phẫu thuật gãy TXĐ  Địa điểm và thời gian  Địa điểm: Khoa CTCH1, CTCH2, Viện CTCH, BV Việt Đức  Thời gian: Tháng 1/2013 - tháng 7/2013 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (2)  Thiết kế nghiên cứu  PPNC mô tả cắt ngang, tiến cứu có can thiệp.  Cỡ mẫu nghiên cứu  Chọn mẫu toàn bộ  Công cụ thu thập số liệu  Phiếu thu thập thông tin  Thước dây  Thước đo tầm vận động  Thang điểm đánh giá mức độ đau Thang Long University Library PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (3)  Kỹ thuật thu thập số liệu 1. Thiết kế phiếu thu thập thông tin 2. Hướng dẫn NB tập PHCN 3. Tiến hành thu thập số liệu  Ngày thứ 4 SPT  Tuần thứ 4 SPT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (4) Biến số nghiên cứu Thông tin chung Kết quả PHCN Một số yếu tố LQ đến kết quả PHCN Thang Long University Library PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (5)  Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 1. Độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành  Không có sự thay đổi ≤ 2cm  Có sự thay đổi > 2cm 2. TVĐ khớp gối  Đạt ≥ 90º  Không đạt < 90º PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (6)  Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 3. Bậc cơ  Đạt: bậc 4, 5  Không đạt: bậc 0,1,2,3 4. Mức độ đau  Đạt: ≤ 3 điểm  Không đạt > 3 điểm 5. Đánh giá kiến thức của NB  Đạt: ≥ 7 điểm  Không đạt: < 7 điểm Thang Long University Library PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (7)  Xử lý số liệu 1. Nhập liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 2. Làm sạch số liệu 3. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0  Kiểm định t ghép cặp  Kiểm định 2 và Fisher KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (1)  Thông tin chung 79.3TNGT Nguyên nhân chấn thương 17.1TNSH 3.6TNLĐ Thông tin chung của ĐTNC Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 77.5 Nữ 22.5 Nhóm tuổi < 50 79.3 ≥ 50 20.7 Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (2) Thông tin chung của ĐTNC Tỷ lệ (%) Vị trí gãy 1/3 trên & 1/3 giữa 87.4 1/3 dưới 12.6 Chườm lạnh, gác cao chi sau tập Thường xuyên 80.2 Không thường xuyên 19.8 Mức độ hài lòng của NB với thông tin PHCN Hài Lòng 78.4 Không hài lòng 21.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (3)  Độ chênh lệch kích thước chi thể giữa chân phẫu thuật so với chân lành * Cao hơn Đỗ Quang Trường (2006): 12.7% Kích thước chi thể Ngày thứ 4 SPT (%) 4 tuần SPT (%) p Không có sự thay đổi 0 80.2 < 0.05 Có sự thay đổi * 100 19.8 Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (4)  Tầm vận động khớp gối * Tương đồng: Nguyễn Hoàng Long (06):60%; Lê Quốc Huy (03)62.7% * Thấp hơn: Tống Vĩnh Phú (01):84%; Đặng Kim Châu(02):90%; Đoàn Lê Dân (03):95% ;Lê Hoàng Thái(05):95.2%; Hoàng Trọng Quang(04): 100% 4.50 54.1 0 24.3 0 17.1 100 Kém Trung bình Khá Tốt Ngày thứ 4 SPT 4 tuần SPT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (5)  Bậc cơ *Cao hơn Nguyễn Hoàng Long(06): 73.4%; Nguyễn Hoài Trung(04):11.1% Bậc cơ Ngày thứ 4 SPT (%) 4 tuần SPT (%) p Tốt 0 71.2 <0.05 Khá 0 18.0 Trung bình 44.1 10.8 Kém 55.9 0 Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (6)  Mức độ cải thiện đau Mức độ cải thiện đau Ngày thứ 4 SPT (%) 4 tuần SPT (%) p Không đau 0 8.1 <0.05 Đau ít 0 73.0 Đau vừa 64 18.9 Đau nhiều 36 0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (7)  Kiến thức NB về các bài tập PHCN 24.3% 75.7% Không đạt Đạt Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (8)  Mức độ tập luyện của NB với bài tập PHCN Thời gian tập luyện trung bình mỗi ngày Tỷ lệ (%) ≥ 60 phút 64.9 < 60 phút 35.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (9)  Mối liên quan giữa độ chênh lệch kích thước chi thể với một số yếu tố Đặc điểm Độ chênh lệch kích thước chi thể OR pCó thay đổi(%) Không thay đổi(%) Vị trí gãy 1/3 dưới 42.9 57.1 3.8 0.021/3 trên & 1/3 giữa 16.5 83.5 Chườm lạnh, gác cao chi sau tập Thường xuyên 4.7 95.3 0.02 0.01Không thường xuyên 69.2 30.8 Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (10)  Mối liên quan giữa TVĐ khớp gối với một số yếu tố * Tương đồng Nguyễn Hoài Trung(04) **Lê Quốc Huy (03); Chaeles (06) *** Lê Hồng Thái (05) Đặc điểm TVĐ khớp gối OR pKhông đạt (%) Đạt (%) Tuổi * ≥ 50 82.6 17.4 10.7 0.04< 50 30.7 69.3 Vị trí gãy ** 1/3 dưới 71.4 28.6 4.2 0.021/3 trên & 1/3 giữa 37.1 62.9 Thời gian tập trung bình mỗi ngày *** ≥ 60 phút 15.3 84.7 0.02 0.01 < 60 phút 89.7 10.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (11)  Mối liên quan giữa bậc cơ với một số yếu tố Đặc điểm Bậc cơ OR p Không đạt (%) Đạt (%) Tuổi ≥ 50 26.1 73.9 4.8 0.01 < 50 6.8 93.1 Vị trí gãy 1/3 dưới 28.6 71.4 4.5 0.021/3 trên & 1/3 giữa 8.2 91.8 Thang Long University Library KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (12)  Mối liên quan giữa mức độ cải thiện đau với một số yếu tố Đặc điểm Mức độ cải thiện đau OR p Không đạt Đạt Giới Nữ 28.0 72.0 2.0 0.01 Nam 16.3 83.7 KẾT LUẬN (1) 1. Kết quả chăm sóc PHCN  Độ chênh lệch kích thước chi thể: 100%→19.8%  TVĐ khớp gối: 58.6% Khá & Tốt; 17.1% Kém  Bậc cơ: 89.2% Khá & Tốt  Mức độ đau: 91.9% đau (18.9% đau vừa)  Kiến thức NB về PHCN: 75.7% loại đạt  Mức độ tập luyện: 64.9% (≥ 60 phút) Thang Long University Library KẾT LUẬN (2) 2. Một số yếu tố liên quan  Độ chênh lệch kích thước chi thể  Vị trí gãy  Chườm lạnh và gác cao chi sau tập luyện  TVĐ khớp gối  Tuổi  Vị trí gãy  Thời gian tập luyện mỗi ngày  Bậc cơ  Tuổi  Vị trí gãy  Mức độ đau  Giới KHUYẾN NGHỊ 1. Phối hợp chuyên khoa PHCN và CTCH 2. Chăm sóc giảm đau hiệu quả 3. Khuyến khích NB tập tối thiểu 60’/ngày Thiết kế bài tập: NB ≥ 50 tuổi; gãy 1/3 dưới TXĐ 4. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn, thiết kế nghiên cứu có ý nghĩa hơn để tìm ra các yếu tố liên quan Thang Long University Library Xin chân thành cảm ơn Xin chân thành cảm ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa14705_1638_061.pdf