Khóa luận Khảo sát hàm lượng COD trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hủ- Bến Nghé

Dựa vào kết quả thực tế đạt được, tôi thiết nghĩ chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng cải thiện kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. Vì vậy, rất hi vọng người dân khu vực nơi có kênh, rạch ô nhiễm chảy ngang qua có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác xuống kênh, góp phần cải thiện cảm quan cho người dân lưu thông cũng như sinh sống gần những khu vực có kênh ô nhiễm. Cán bộ địa phương có biện pháp tuyên truyền đến người dân ý thức bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương phải có biện pháp cứng rắn đối với hành vi xả rác xuống kênh rạch như phạt hành chính, lao động công ích. Thanh tra bộ tài nguyên và môi trường cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xử lí nước thải của các nhà máy, doanh nghiệp trước khi xả ra môi trường để tránh tình trạng các doanh nghiệp vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kênh rạch, đặc biệt hơn là sông Sài Gòn – nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho toàn thành phố.

pdf67 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hàm lượng COD trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hủ- Bến Nghé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông qua các chương trình đào tạo, tập huấn tập trung về công tác BVMT cho các chủ cơ sở. Dùng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí, tập san, sổ tay để phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức về BVMT cho các chủ cơ sở. Đối với người dân khu vực kênh NL-TN, TH-BN. Triển khai kế hoạch hành động nâng cao nhận thức môi trường theo chiến lược chung của thành phố. Tổ chức các chiến dịch môi trường có sự tham gia của học sinh, sinh viên, các tổ chức đoàn thể trên khu vực khảo sát. Lồng ghép các vấn đề môi trường vào các chương trình xã hội như: chương trình tình nguyện mùa hè xanh, chương trình ngày thứ 7 tình nguyện Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh BVMT quanh lưu vực kênh thông qua các hoạt động tuần lễ sạch và xanh, ngày chủ nhật xanhNâng cao ý thức người dân không xả rác xuống kênh. Thông tin thường xuyên và kịp thời các vấn đề môi trường trong khu vực và đưa ra các vấn đề môi trường vào thảo luận trong các cuộc họp tổ dân phố, thiết lập các hộp thư thu nhận phản ánh và các sáng kiến về môi trường của người dân. Xây dựng cuộc sống văn minh và vệ sinh trong dân chúng, giáo dục cho người dân có ý thức BVMT. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo chí kể cả các khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích để gia tăng hiệu quả của công tác giáo dục tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia BVMT. - Từng bước giải quyết các vấn đề ô nhiễm đang tồn tại. - Kiên quyết ngăn chặn những nguồn ô nhiễm mới phát sinh. CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH COD TRONG NƯỚC 5.1 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU [17] Lấy mẫu là thu thập một thể tích mẫu thích hợp, sau đó xử lí, vận chuyển đến nơi phân tích, đảm bảo chất lượng mẫu chưa thay đổi. Việc lấy mẫu và bảo quản thận trọng, tuân thủ theo đúng quy định kỹ thuật sao cho mẫu nước vẫn giữ nguyên những đặc tính cơ bản. (Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4556-88) 5.1.1 Dụng cụ- hóa chất Chai thủy tinh bền vững hóa học (có nút mài hoặc nút bấc đã tráng parafin) hay chai polyetylen với các dung tích 250ml, 500ml, 1000ml, 2000ml, 5000ml. Chai lấy mẫu nước ở độ sâu 1-20 m. Máy lấy mẫu chân không, giá có chân đế nặng có kẹp giữ chai, dây hạ xuống nước và gáo múc nước khi cần thiết. Tất cả các chai lọ để lấy và giữ mẫu cần phải rửa thật sạch bằng nước xà phòng, bằng chất kiềm, axit hoặc hỗn hợp kali dicromat trong axit sunfuric. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch, tráng lại bằng nước cất. Trước khi lấy mẫu phải tráng ít nhất 1 lần bằng nước tại vị trí lấy mẫu rồi mới lấy mẫu đó. Riêng mẫu phân tích vi sinh cần lấy trong bình riêng đã được thanh trùng ở 1750C trong 1 giờ và mẫu không được lấy quá đầy. 5.1.2 Tiến hành lấy mẫu 5.1.2.1 Chọn địa điểm Muốn chọn chính xác điểm lấy mẫu cần quan tâm hai vấn đề sau: - Lựa chọn nơi lấy mẫu (địa điểm lấy mẫu là mặt cắt nằm trong lưu vực sông, suối) - Xác định điểm lấy mẫu chính xác tại nơi lấy mẫu Đặc điểm chọn để lấy mẫu phải phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn nước như: Quy trình sản xuất của nhà máy, điều kiện chu kì nước thải, hệ thống xử lý nếu có. Cụ thể: a) Trong nhà máy Nếu nhà máy có nhiều loại hình sản xuất phải lấy mẫu theo từng loại hình loại rồi lấy mẫu tại điểm tập trung của tất cả các loại hình trên. Nếu có hệ thống xử lí phải lấy trước và sau khi xử lý. b) Ở sông phải lấy mẫu tại Trên điểm thải 500m, 1000m; dưới điểm thải lấy theo dòng chảy ở những địa điểm khác nhau: 100m, 500m, 1000m. Khi cần thiết phải lấy xa hơn nữa. Độ sâu tốt nhất là 20 - 30 cm dưới mặt nước. Lấy mẫu cách bờ từ 1,5 - 2 cm; có thể lấy ở cả bờ trái, bờ phải và giữa sông. c) Ở hồ chứa nước, ao, đầm Phải lấy mẫu ở những độ sâu và địa điểm khác nhau, không lấy mẫu ở những nơi có rong rêu mọc, không lấy mẫu trung bình ở hồ. 5.1.2.2 Chọn thời gian - Lấy mẫu theo mùa: mùa khô và mùa mưa. - Lấy mẫu theo ngày. - Lấy mẫu theo giờ, mỗi lần lấy mẫu cách nhau 1 - 3 giờ, theo 1 chu kì sản xuất (1 ca hay 1 ngày) thời gian gốc được qui định từ sau thời điểm thải ra. 5.1.2.3 Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lấy các loại mẫu sau - Lấy mẫu đơn giản: khi chất lượng nước không thay đổi lấy mẫu một lần, tại một điểm mà ta có thể đánh giá đầy đủ chất lượng nước. - Lấy mẫu trung bình. - Trung bình theo thời gian: Nếu nước thải ra ổn định về khối lượng có thể chỉ lấy mẫu trung bình trong một ngày, một ca sản xuất, cách 1 giờ lấy 1 lần. Trong mỗi lần lấy mẫu đó, lấy một thể tích nước như nhau vào một bình lớn. Trộn đều rồi rút ra một thể tích nước cần thiết để phân tích. - Mẫu trung bình tỉ lệ: khi nước thải ra trong ngày không đồng đều thì ta lấy mẫu như sau: Lấy mẫu ở cùng một điểm theo thời gian cách đều nhau (1-3 giờ 1 lần), mỗi lần lấy một khối lượng nước thải ra tỉ lệ với lượng nước thải ra ở thời điểm đó, đổ chung vào một bình lớn, trộn đều rồi rút ra một thể tích đủ để phân tích theo yêu cầu. Chú thích: a) Mẫu này cho biết thành phần của nước tại nơi ta nghiên cứu hoặc là thành phần trung bình của nước thải đó trong một thời gian xác định. b) Mẫu trộn không thể dùng để xác định những thành phần dễ thay đổi như pH, các chất khí hòa tan 5.1.2.4 Dùng máy lấy mẫu chân không để lấy mẫu Đối với nước thải có chứa kim loại nặng như thủy ngân, chìhoặc các chất nổi trên bề mặt như dầu mỡcần khuấy đều trước khi lấy mẫu. 5.1.2.5 Khối lượng mẫu Tùy vào yêu cầu phân tích mà lấy lượng mẫu sao cho phù hợp với quy định đưa ra theo tiêu chuẩn lấy mẫu. 5.1.2.6 Biên bản Kèm theo mẫu cần có nhãn hoặc biên bản ghi rõ ràng: + Thời gian lấy mẫu (ngày, giờ, tháng, năm) + Tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (sơ đồ, hình ảnh) + Các dữ liệu về thời tiết, mực nước, dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu + Phương pháp lấy mẫu + Các công trình liên hệ đến mẫu nước + Chi tiết về phương pháp lưu giữ mẫu đã dùng 5.1.3 Bảo quản và vận chuyển mẫu Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn thì kết quả càng chính xác, phải giữ mẫu ở chỗ tối và nhiệt độ thấp. Khi vận chuyển mẫu phải bọc chai, chèn lót giữa các chai bằng giấy mềm, đặt chai vào hộp gỗ, túi da sao cho an toàn tránh đổ vỡ trong khi vận chuyển. Các điều kiện bảo quản và thời hạn lưu mẫu để phân tích các chất cụ thể xem phần phụ lục của tiêu chuẩn này. Bảng 5.1: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ mẫu [10] Chỉ tiêu phân tích Phương thức bảo quản Thời gian tồn trữ tối đa Chỉ tiêu phân tích Phương thức bảo quản Thời gian tồn trữ tối đa Độ cứng Không cần thiết DO 0,6 ml H2SO4 + 1ml 10-200C 8 giờ Canxi( Ca2+) Không cần thiết COD 2 ml/l H2SO4 7 ngày Cl- Không cần thiết Dầu và mỡ 2ml/l H2SO4; 40C 28 ngày F- Không cần thiết Cacbon hữu cơ 2 ml/l HCl, pH < 2 7 ngày Độ dẫn điện 40C 28 giờ Cyanide 40C, NaOH, pH>12 24 giờ trong tối Độ acid, độ kiềm 40C 24 giờ Phenol 40C, H2SO4, pH <2 24 giờ Mùi 40C 6 giờ N-NH3 40C, H2SO4, pH <2 7 ngày Màu 40C 48 giờ N-NO2 ; N-NO3 40C, H2SO4, pH <2 Phân tích ngay Sulphate 40C,pH <8 28 ngày Photphate 40C 48 giờ H2S Thêm 2mg/l zine acetat 7 ngày Fe, Mn 40C 40C, H2SO4, pH <2 6 tháng 5.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA HỌC (COD) TRONG NƯỚC THEO PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU HỞ 5.2.1 Phương pháp dùng kali pemanganat [17] 5.2.1.1 Nguyên tắc Dựa trên việc oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch KMnO4 0,1N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư dung dịch KMnO4 0,1N được chuẩn độ bằng axit oxalic 0,1N 2 2 24 2 4 2 25 16 2 10 8MnO C O H Mn CO H O− − + ++ + → + ↑ + Kết quả tính ra mg/l 5.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và hạn chế  Hàm lượng clorua nồng độ lớn hơn 300 mg/l, ta có thể loại bỏ bằng cách thêm vào 0,4 g HgSO4  Với NH3 có nồng độ cao gây cản trở. Do đó, để loại bỏ NH3 cần đun sôi nước cho cạn đến 2/3 thể tích cũ.  Sắt gây sai số thừa, phải lọc nước để loại bỏ sắt trước khi định lượng chất hữu cơ. 5.2.1.3. Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ: pipet, thuốc thử, bình nón, bếp điện - Hóa chất: Axit oxalic 0,1N, dung dịch KMnO4 0,1N, Axit sunfuric đặc (d=1, 84 g/ml) 5.2.1.4. Tiến hành Cho vào bình nón dung tích 500ml một lượng mẫu sao cho nồng độ chất hữu cơ trong mẫu không quá 100 mg/l, có thể lấy một thể tích nhỏ rồi thêm nước cất đến đủ 100ml. Thêm vào đó 2ml axit H2SO4 đặc, 10ml KMnO4 0,1N. Đun sôi dung dịch và để sôi thêm 10 phút. Lấy ra khỏi bếp điện, để nguội bớt rồi thêm vào đó chính xác 10ml axit H2C2O4 0,1N. Lắc đều, chuẩn độ lượng axit dư bằng KMnO4 0,1N cho đến khi nào màu của dung dịch chớm màu hồng tím. Ghi lại thể tích KMnO4 đã dùng (B) Làm song song một mẫu trắng như đã làm với thuốc thử. Ghi lại thể tích KMnO4 cho mẫu trắng (A). 5.2.1.5 Tính kết quả Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong 1000ml nước thải (x) tính bằng mg, theo công thức: COD (mg/l ) = ( A - B).N.S.1000 V Trong đó: N- Nồng độ đương lượng của dung dịch KMnO4 B: Thể tích KMnO4 dùng cho mẫu nước thải, ml A: Thể tích KMnO4 dùng cho mẫu trắng, ml S- Đương lượng gam của oxy V- Thể tích nước thải lấy để phân tích, ml 5.2.2 Phương pháp hồi lưu hở dựa trên phép chuẩn độ [17] 5.2.2.1 Nguyên tắc Các chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn bởi K2Cr2O7 trong H2SO4 (1:1) ở nhiệt độ hồi lưu với chất xúc tác là Ag2SO4 và HgSO4 để loại trừ ảnh hưởng của Cl-. Lượng K2Cr2O7 dư được chuẩn độ bằng Fe2+, sử dụng 1,10 - phenantrolin làm chất chỉ thị. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau: CnHaObNc + d Cr2O72- + (8d+c) H+ 2 4Ag SO→ nCO2 + (a/2 + 8d/2 -3c/2)H2O + 2d Cr3+ + c NH4+ Với d = 2n/3 +a/6 –b/3 –c/2 6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ →6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O Trị số COD chính là lượng oxy tính từ hàm lượng K2Cr2O7 tham gia phản ứng oxy hóa. Phương pháp này là một cách xác định độc lập chất hữu cơ có trong mẫu và không có liên quan đến nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) Phương pháp này áp dụng với nước bề mặt, nước mặn và nước thải công nghiệp. Với phương pháp 1, sử dụng thuốc thử với nồng độ 0,25M với mẫu chứa hàm lượng COD > 50 mg/l; phương pháp 2 (mức độ xác định thấp hơn), sử dụng thuốc thử nồng độ 0,025M với mẫu có hàm lượng COD 5 – 50 mg/l; phương pháp 3 (mức độ xác định đặc biệt) áp dụng cho nước mặn có nồng độ Cl- > 1000 mg/l và COD > 250 mg/l Loại bỏ các chất hữu cơ trong thủy tinh bằng cách sử dụng thủy tinh đó với mẫu trắng. 5.2.2.2. Bảo quản mẫu Thu thập các mẫu trong chai thủy tinh; có thể sử dụng chai nhựa nếu nó không chứa chất hữu cơ. Xác định hoạt tính sinh học của mẫu ngay khi có thể. Trộn lẫn hay đồng nhất các mẫu đã lắng chất lơ lửng. Mẫu được bảo quản với H2SO4 đặc 2 ml/l và giữ ở 40C cho đến khi phân tích 5.2.2.3 Dụng cụ và hóa chất a) Dụng cụ: Thiết bị hồi lưu: erlen 500ml hay bình cầu 300ml hồi lưu có ống vuốt nhọn nối với thiết bị sinh hàn dài 30cm. b) Hóa chất: - Nước cất: Sử dụng nước cất thông thường, không nên dùng nước đã deion hóa - Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 (0,25N): (1) hòa tan 12,259g, chất lượng chuẩn, đã sấy khô ở 1030C trong 2 giờ, trong nước cất và định mức lại thành 1000ml ta được dung dịch 0,25N. (2) Nếu định mức 100ml dung dịch 0,25N thành 1 lít ta được dung dịch ,025N. - Axit sunfuric: Hòa tan 23,5 g Ag2SO4 trong 4,09 kg H2SO4 đặc. Khuấy liên tục, lượng Ag2SO4 có thể tan trong 30 phút hay để yên trong 1-2 ngày -Dung dịch FAS (0,25N hay 0,125M): (1) Hòa tan 98g Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước cất. Sau đó thêm 20ml H2SO4 đặc, để nguội và định mức lại thành 1000ml. Dung dịch này không bền, phải chuẩn lại hàng ngày bằng dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,04M. (2) định mức 100ml dd 0,04M thành 1 lít ta được dung dịch 0,004M. - Dung dịch chỉ thị feroin: hòa tan 1,48g 1,10 - phenanthrolin và 0,7g FeSO4. 7H2O định mức thành 100ml - Bột HgSO4 - Bột Ag2SO4 - Axit H2SO4 đặc (d=1,84 g/ml) Cách xác định nồng độ FAS 0,25N: +Lấy 25ml dung dịch chuẩn K2Cr2O7 (0,25N hay 0,04M), 20ml H2SO4 đặc, để nguội, thêm 200ml nước. Tiến hành chuẩn độ với dung dịch FAS (Fe(NH4)2(SO4)2) 0,25N và sử dụng 3-5 giọt feroin làm chỉ thị. Màu của dung dịch chuyển từ màu xanh lam sang màu nâu đỏ. NFAS = 2 2 7 2 2 7 .K Cr O K Cr O FAS V N V Ở đây thể tích tính theo ml, N là nồng độ đương lượng của K2Cr2O7 + Lấy 10ml dung dịch K2Cr2O7 (0,025N hay 0,004M), 20ml H2SO4 đặc, để nguội, thêm 250ml nước. Tiến hành chuẩn độ với dung dịch FAS (Fe(NH4)2(SO4)2) 0,025N và sử dụng 3-5 giọt feroin làm chỉ thị. Màu của dung dịch chuyển từ màu xanh lam sang màu nâu đỏ. Công thức tính như trên. 5.2.2.4 Tiến hành a) Phương pháp 1: Mức cao Lắp bình cầu vào hệ thống hồi lưu và cho vào bình 1g HgSO4. Thêm 5 ml H2SO4 đặc (d=1,84g/ml) và khuấy cho đến khi HgSO4 tan hết. Đặt bình cầu vào chậu nước lạnh và thêm từ từ (vừa thêm vừa khuấy) 25 ml K2Cr2O7 (0,25N), thêm vào 70ml hỗn hợp H2SO4 đặc-Ag2SO4, thêm 50ml mẫu vào bình và khuấy liên tục. Gắn hệ thống sinh hàn vào và đun hồi lưu trong 2 giờ. Thời gian ngắn hơn dùng cho nước thải với thành phần cố định hay biết trước thời gian oxi hóa tối đa. Làm lạnh và rửa sạch hệ thống hồi lưu với 25 ml nước cất. Chuyển dung dịch cần xác định từ bình cầu sang erlen 500ml. Pha loãng với 300ml với nước cất và làm lạnh tới nhiệt độ phòng. Thêm 8-10 giọt chỉ thị feroin và chuẩn độ lượng K2Cr2O7 dư với dung dịch FAS (0,25N) đến khi dung dịch đổi màu, điểm cuối màu nâu đỏ (B ml). Làm tương tự với mẫu trắng, đun hồi lưu với nước cất là chất so sánh và xác định số ml của dd FAS (0,25N) (A ml). ( ). .8000( / ) A B NCOD mg l V − = Trong đó: A: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. B: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu, ml. N: Nồng độ đương lượng FAS đã được kiểm tra. V: Thể tích mẫu đã sử dụng, ml. b) Phương pháp II: Mức thấp Tiến trình giống như cách tiến hành ở mức cao, nhưng sử dụng dung dịch K2Cr2O7 0,004M (0,025N) và dung dịch FAS 0,0125M (0,025N) c) Phương pháp III: Nước mặn Dùng pipet lấy 50ml mẫu có 250 - 800mg COD/l và nồng độ Cl- > 1000mg/l cho vào erlen 500ml. Sau đó, thêm vào 25ml dung dịch K2Cr2O7 0,04M và 5ml H2SO4 đặc. Thêm 10 mg HgSO4/1 mg Cl- và khuấy cho đến khi tan hết. Thêm cẩn thận 70 ml hỗn hợp H2SO4 đặc- Ag2SO4 và khuấy, nối ống sinh hàn và đun hồi lưu trong 2 giờ. Nếu chất hợp chất cơ dễ bay hơi có trong mẫu, lắp ống sinh hàn trước khi thêm H2SO4 - Ag2SO4 và thêm thuốc thử thông qua ống sinh hàn trong quá trình làm lạnh trong chậu đá. Để nguội và tiến hành như ở mức cao. Đối với nước mặn, dựng đường chuẩn COD dựa trên mg Cl-/l bằng cách sử dụng dung dịch NaCl có nồng độ Cl- từ 4000- 20000 mg/l để xác định hoàn toàn COD (mg/l) = [( ). .8000 50. ].1,20A B N D V − − Trong đó: D: Nồng độ Cl- được xác định bằng đường chuẩn và 1,20 là hệ số cho lượng Cl- đã oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong mẫu. A: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. B: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu, ml. N: Nồng độ đương lượng FAS đã được kiểm tra. V: Thể tích mẫu đã sử dụng, ml. 5.3 XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA HỌC (COD) TRONG NƯỚC THEO PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU KÍN [20] 5.3.1 Phương pháp hồi lưu kín dựa trên phép chuẩn độ thể tích 5.3.1.1 Nguyên tắc - Tương tự như phương pháp xác định COD trong nước theo phương pháp hồi lưu hở. - Cản trở và hạn chế: các chất hữu cơ dễ bay hơi được oxy hóa nhiều hơn trong hệ thống hồi lưu kín bởi vì chúng tiếp xúc với chất oxy hóa lâu hơn. Trước khi sử dụng nên kiểm tra kĩ nắp ống hồi lưu và đặt nó trong dung dịch TFE (Tetrafluoruaetylen). Chọn ống hồi lưu có kích cỡ phù hợp để dung dịch trong ống có nhiệt độ và độ nhạy mong muốn. Sử dụng ống 25x150mm cho mẫu nước có COD thấp bởi vì mẫu cần có dung tích lớn để xử lý. Phương pháp này áp dụng cho mẫu có lượng COD dao động từ 40-400 mg/l. Trong trường hợp nước bị ô nhiễm, sử dụng dung dịch K2Cr2O7 có nồng độ cao hơn để xác định COD. Khi giá trị COD khoảng 100mg/l hay thấp hơn thì sử dụng dung dịch K2Cr2O7 đã pha loãng và dùng dung dịch chuẩn FAS để chuẩn độ lượng K2Cr2O7 dư. Độ chính xác của toàn quá trình có thể được nâng cao nếu sử dụng dung dịch chuẩn FAS có nồng độ thấp hơn 0,1M. 5.3.1.2 Dụng cụ a) Ống chịu nhiệt: tốt hơn nên sử dụng ống thủy tinh bo - silicat, kích cỡ 16x100 mm, 20x150 mm hay 25x150 mm với nút vặn. Thông thường, dùng ống có dung tích 10ml, đường kính từ 19-20 mm. Ống nghiệm chịu nhiệt và các hóa chất cần thiết đều có sẵn trên thị trường b) Bếp điều nhiệt hay các dụng cụ có thể điều nhiệt tại 150 ± 20C với các lỗ trống thích hợp với ống điều nhiệt. Ưu điểm của các ống nghiệm chịu nhiệt là có nắp bên ngoài ống nghiệm để bảo vệ ống nghiệm tránh tác dụng phụ của nhiệt độ. Chú ý: không sử dụng bếp thông thường vì có khả năng rò rỉ mẫu sinh ra chất ăn mòn và có khả năng nổ do áp suất. Nắp các ống chịu nhiệt cũng không chịu được 1500C ở bếp thông thường. c) Ống niêm phong: Chỉ sử dụng 1 ống để đảm bảo dấu niêm phong chắc chắn và cố định. 5.3.1.3 Hóa chất a) Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 (0,1N): (1) Hòa tan 4,903 g K2Cr2O7, chất lượng chuẩn, đã sấy khô ở 1500C trong 2 giờ, thêm vào 167 ml H2SO4 đặc và 33,3 g HgSO4 trong 500ml nước cất. Để nguội, định mức lại thành 1000ml. b) Axit sunfuric: hòa tan Ag2SO4 trong H2SO4 đặc theo tỉ lệ 5,5g Ag2SO4/kg H2SO4. Để yên dung dịch trong 1-2 ngày cho tan vào nhau. c) Chỉ thị feroin: hòa tan 1,485g 1,10 - phenanthrolin và 0,695g FeSO4.7H2O trong 100ml nước. d) Dung dịch FAS 0,10M hay 0,1N: (1) hòa tan 39,2g muối Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước cất. Sau đó thêm 20ml H2SO4 đặc, để nguội và định mức lại thành 1000ml. Dung dịch này không bền phải chuẩn lại hàng ngày bằng dung dịch chuẩn K2Cr2O7 . e) Bột (hay tinh thể) HgSO4 f) Axit Sunfamic g) Dung dịch kali hiđro phtalat (KHP) chuẩn: HOOCC6H4COOK: nghiền nhẹ và sấy khô KHP ở 1100C. Hòa tan 425 mg KHP vào nước cất và định mức lại thành 1 lít. 5.3.1.4 Tiến trình Cho mẫu vào trong ống nghiệm hay ampule rồi cho dung dịch K2Cr2O7 vào. Cẩn thận cho hỗn hợp axit H2SO4 đặc- Ag2SO4 vào phía dưới ống nghiệm mẫu vì lớp axit mỏng hình thành ngay phía dưới lớp nước mẫu và dung dịch K2Cr2O7. Vặn nắp chặt lại và lắc đảo vài lần để các chất hòa lẫn hoàn toàn với nhau. Mang khẩu trang và bao tay tránh nhiệt độ khi các pha các chất trong ống nghiệm. Trộn lẫn hoàn toàn trước khi đem gia nhiệt để tránh sôi cục bộ và khả năng cháy nổ trong ống. Đặt ống lên bếp đã nung sơ bộ đến 1500C và nung hồi lưu trong 2 giờ đậy nắp cẩn thận. Chú ý: nắp ống nghiệm trong quá trình nung dưới áp suất từ khí trong suốt quá trình nung nóng. Mang khẩu trang và bao tay khi sờ vào. Nếu axit sunfuric bị thiếu hay bị giảm nồng độ sẽ sinh ra áp suất cao và gây nguy hiểm ở 1500C. Sau khi nung, làm lạnh tới nhiệt độ phòng và để lên giá ống nghiệm. Có một lượng HgSO4 kết tủa nhưng không ảnh hưởng đến việc phân tích. Tháo nắp ống nghiệm và chuyển các chất vào bình tam giác để chuẩn độ. Thêm 1 - 2 giọt chỉ thị feroin và khuấy liên tục trong khi chuẩn độ bằng dung dịch FAS 0,1N. Kết thúc quá trình chuẩn độ khi dung dịch đổi màu từ xanh sang nâu đỏ. Làm lại tương tự với nước cất. 5.3.1.5 Kết quả COD (mg/l ) = ( ). .8000A B N Vm − Trong đó: A: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. B: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu, ml. N: Nồng độ đương lượng dung dịch FAS đã được kiểm tra Vm: Thể tích mẫu lấy, ml. Nếu mẫu không đồng nhất thì phải xác định nhiều lần để việc phân tích được chính xác. Kết quả có thể sai số 5% so với mức trung bình. 5.3.1.6 Sai số Người ta đã kiểm tra 60 mẫu nhân tạo có chứa kali hidro phtalat (HOOCC6H4COOK) và NaCl trong 6 phòng thí nghiệm. Khi không có Cl-, thì kết quả COD trung bình là 195 mg/l, độ lệch chuẩn là ±11mg O2/l (hệ số sai số là 5, 6%). Nếu kết quả COD trung bình là 280 mg/l và nồng độ Cl- là 100 mg/l, độ lệch chuẩn là ±10 mg/l (hệ số sai số là 4, 8%). 5.3.2 Phương pháp hồi lưu kín dựa trên phép so màu 5.3.2.1 Nguyên tắc Quá trình phá mẫu ion đicromat oxi hóa hợp chất hữu cơ. Kết quả là crom (VI) tạo thành crom (III). Cả 2 ion này đều có màu và hấp thu ở vùng khả kiến. Ở 400nm, ion Cr (VI) hấp thu mạnh, còn ion Cr (III) hấp thu rất ít. Ở 600 nm, ion Cr (III) hấp thu mạnh còn ion Cr (VI) gần như không hấp thụ. Trong dung dịch H2SO4 9M, hệ số hấp thu phân tử gam của các ion như sau: Cr3+ là 50 l/mol.cm ở bước sóng 604 nm Cr2O72- là 380 l/mol.cm ở bước sóng 444nm, Cr3+ là 25 l/mol.cm ở bước sóng 426nm. Ion Cr3+ hấp thụ nhỏ nhất ở bước sóng 400nm. Vì vậy trong quá trình thí nghiệm ngta chọn bước sóng hấp thụ cực đại là 420 nm. Khi COD từ 100 - 900mg/l , người ta xác định bằng việc đo độ tăng ion Cr3+ ở bước sóng 600nm. Giá trị COD cao hơn có thể xác định bằng cách pha loãng mẫu. Khi giá trị COD từ 90 mg/l hoặc thấp hơn, người ta có thể xác định bằng việc đo độ giảm nồng độ Cr6+ tại bước sóng 420nm. Lượng Cr3+ sinh ra hấp thụ 1 phần nhỏ ở 420nm, nhưng điều này đã được bù trừ trong tiến trình xác định (không đáng kể). 5.3.2.2 Các ảnh hưởng và chất gây cản trở Khi áp dụng phương pháp này, những chất hấp thụ ánh sáng ở vùng khả kiến phải được loại bỏ hoặc được bù trừ. Đó là những chất không hòa tan lơ lửng hay các hợp chất màu. Nếu cả 2 loại này đều có trong mẫu thì kết quả không còn chính xác nữa khi đó, người ta tiến hành xác định bằng phương pháp chuẩn độ. 5.3.2.3 Dụng cụ a) Phải đảm bảo dụng cụ có tính quang học. Hoặc có thể sử dụng các cell đo hấp thụ các bước sóng khác nhau. b) Máy đo quang: sử dụng máy để đo bước sóng tại 600nm hay 420nm 5.3.2.4 Hóa chất a) Chất chuẩn: Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 (0,25M): (1) hòa tan 4,903 g, chất lượng chuẩn, đã sấy khô ở 1030C trong 2 giờ, hòa tan trong nước. Thêm 167 ml H2SO4 đặc và 33,3 g Ag2SO4. Hòa tan ở nhiệt độ phòng cất và định mức lại thành 1l. b) Chất chuẩn nồng độ thấp: cũng làm tương tự phía trên nhưng thay thế bằng 1,022 g K2Cr2O7 c) Axit sunfuric đặc: hòa tan 39,2 g Ag2SO4 trong 20ml H2SO4 đặc. Khuấy liên tục, lượng Ag2SO4 có thể tan trong 30 phút hay để yên trong 1 - 2 ngày (để 1-2 ngày cho chúng hòa tan vào nhau) d) Dung dịch FAS (0,25M): hòa tan 98g muối Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước cất. Sau đó thêm 20ml H2SO4 đặc, để nguội và định mức lại thành 1000ml. e) HgSO4: dạng bột hoặc tinh thể f) Axit sunfamic g) Dung dịch kali hiđro phtalat (KHP) chuẩn:HOOCC6H4COOK: nghiền nhẹ và sấy khô KHP ở 1100C. Hòa tan 425 mg KHP vào nước cất và định mức lại thành 1 lít. 5.3.2.5 Tiến hành a) Xử lí mẫu: lấy lượng mẫu và thuốc thử thích hợp, sau khi nung, làm nguội. Tiến hành như vậy với mẫu trắng. Chú ý phải bảo đảm an toàn. Thể tích của từng phần và tổng thể tích của các mẫu như nhau trong ống nghiệm là rất quan trọng. b) Đo lường sự thay đổi của ion Cromat: làm lạnh mẫu về nhiệt độ phòng một cách từ từ để tránh sự kết tủa. Khi mẫu đã được làm lạnh, nếu cần thiết có thể mở nắp để giảm áp suất sinh ra trong quá trình nung nóng. Pha loãng các chất đã phản ứng trong ống nghiệm và khuấy tan các chất kết tủa. Sau đó, cho mẫu vào hệ thống đo và phải đảm bảo là dụng cụ quang học phải sạch. Đo sự hấp thụ ánh sáng của mẫu và chất chuẩn tại các bước sóng đã lựa chọn (420nm hay 600nm). Tại bước sóng 600nm, sử dụng dung dịch không nung nóng làm chất đối chiếu. Trừ lượng COD trong mẫu trắng cho lượng COD trong mẫu. Tại bước sóng 420nm, sử dụng mẫu nước làm dung dịch đối chiếu. Đo tất cả các mẫu, mẫu trắng, và chất chuẩn sau đó đối chiếu lại với mẫu nước. Đo sự hấp thụ của mẫu không qua nung nóng chứa ion cromat, trong đó, thay thể nước cần khảo sát bằng nước cất, thu được giá trị hấp thụ ban đầu của cromat. Chuẩn bị đường chuẩn: chuẩn bị ít nhất 5 mẫu chuẩn từ dung dịch chứa kali hidro phtalat (HOOCC6H4COOK) với giá trị COD tương đương ở các mức nồng độ khác nhau. Làm với nước cất tương tự. Xây dựng đường chuẩn với mỗi giá trị của mỗi ống hồi lưu hay ampule hay mẫu chuẩn với sai số >5%. Đường chuẩn nên ở dạng đồ thị. Tuy nhiên, một vài đường chuẩn có thể ở dạng khác, phụ thuộc vào công cụ sử dụng và tính chính xác cần thiết. 5.3.2.6 Tính toán Nếu mẫu, mẫu chuẩn, mẫu trắng đều được làm trong cùng điều kiện thể tích và sự hấp thụ quang học giống nhau thì việc tính toán thực hiện như sau: 2( / )COD mgO l = Nên lặp lại quá trình phân tích 1 lần nữa vì thể tích mẫu sử dụng quá nhỏ. Các mẫu thường không đồng nhất nên cần phân tích nhiều lần để việc phân tích được chính xác. Trong cùng điều kiện phân tích, nếu hàm lượng COD cao thì tốt hơn là kết quả không khác nhau nhiều hơn 5%. Ở mức đo thấp, các kết quả thấp hơn 25mg/l có ý nghĩa chất lượng hơn số lượng. 5.3.2.7 Sai số Người ta đã kiểm nghiệm trên 48 mẫu chứa kali hidro phtalat (HOOCC6H4COOK) và NaCl trong 5 phòng thí nghiệm và rút ra được như sau:trong trường hợp không có clorua, nếu lượng COD trung bình là 193 mg/l thì độ lệch tiêu chuẩn là ±17 mg/l ( sai số là 8,7%). Trong trường hợp nồng độ clorua là 100 mg/l và lượng COD trung bình là 212 mg/l thì độ lệch tiêu chuẩn là ±20 mg/l (sai số là 9,6%) mg O2 trong thể tích mẫu cuối cùng . 1000 V mẫu CHƯƠNG 6: THỰC NGHIỆM 6.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC THÔNG SỐ KHI LẤY MẪU 6.1.1 Địa điểm: Mẫu được lấy bằng thùng nhựa 5 lít (đã rửa sạch và tráng lại bằng nước sạch sau đó tráng lại 3 lần bằng chính mẫu nước tại các địa điểm sau: Mẫu 1: Mẫu ở cầu Khánh Hội Mẫu 2: Mẫu ở cầu Nguyễn Văn Cừ Mẫu 3: Mẫu ở cầu Chà Và Mẫu 4: Mẫu ở cầu Lò Gốm Mẫu 5: Mẫu ở cầu Rạch Cây Mẫu 6: Mẫu ở cầu Thị Nghè Mẫu 7: Mẫu ở cầu Khánh Dư Mẫu 8: Mẫu ở cầu Công Lý Mẫu 9: Mẫu ở cầu số 8 Mẫu 10: Mẫu ở cầu số 1 6.1.2 Các thông số của mẫu lúc lấy Bảng 6.1 Các thông số lúc lấy mẫu Bảng 6.1.1: CÁC THÔNG SỐ LÚC LẤY MẪU TẠI CÁC ĐIỂM ĐIỂM THUỘC KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ. Mẫu Cầu Khánh Hội Cầu Nguyễn Văn Cừ Cầu Chà Và Cầu Lò Gốm Cầu Rạch Cây Ngày lấy mẫu Lần 1 13/11/2012 Lần 2 27/12/2012 Lần 3 12/1/2013 Thời gian lấy mẫu Lần 1 06h15 06h15 06h15 06h15 06h20 Lần 2 16h35 16h35 16h35 16h35 16h40 Lần 3 17h05 17h05 17h05 17h05 17h10 Trạng thái Lần 1 Nước trong, không mùi, Nước vàng nhạt, không Nước hơi đục, mùi Nước đen, có chất lơ Nước đen, có nhiều mẫu nước ít cặn mùi tanh, cặn nhiều lửng, nặng mùi chất lơ lửng, nặng mùi Lần 2 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có nhiều chất lơ lửng, nặng mùi Lần 3 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Bảng 6.1.2: CÁC THÔNG SỐ LÚC LẤY MẪU TẠI CÁC ĐIỂM ĐIỂM THUỘC KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ. Mẫu cầu Thị Nghè cầu Khánh Dư cầu Công Lý cầu số 8 cầu số 1 Ngày lấy mẫu Lần 1 14/11/2012 Lần 2 28/12/2012 Lần 3 13/1/2013 Thời gian lấy mẫu Lần 1 17h40 17h40 17h40 17h40 17h45 Lần 2 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15 Lần 3 17h40 17h40 17h40 17h40 17h45 Màu sắc, độ đục Lần 1 Nước hơi vàng, không mùi, có cặn Nước hơi vàng, mùi nhẹ, cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn. Đen Đen Lần 2 Nước trong, không mùi, có cặn Nước trong, mùi nhẹ, ít cặn Nước hơi đục, mùi nhẹ, có nhiều bo bo Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Lần 3 Nước trong, Nước trong, Nước hơi Nước đen, Nước đen, không mùi, có cặn mùi nhẹ, ít cặn đục, mùi nhẹ nặng mùi, nhiều cặn, có nhiều bo bo nặng mùi, nhiều cặn Chú thích: 1: Mẫu ở cầu Khánh Hội 6: Mẫu ở cầu Thị Nghè 2: Mẫu ở cầu Nguyễn Văn Cừ 7: Mẫu ở cầu Khánh Dư 3: Mẫu ở cầu Chà Và 8: Mẫu ở cầu Công Lý 4: Mẫu ở cầu Lò Gốm 9: Mẫu ở cầu số 8 5: Mẫu ở cầu Rạch Cây 10: Mẫu ở cầu số 1 Hình 6.2: BẢN ĐỒ ĐỊA ĐIỂM CÁC NƠI LẤY MẪU 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6.2 XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ FAS THEO K2Cr2O7 6.2.1 Tiến hành: Lấy chính xác 4 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1N thêm 4 ml H2SO4 (d=1,84g/ml) và vài giọt chỉ thị feroin. Chuẩn độ bằng dung dịch FAS đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh nhạt sang nâu đỏ. 2 2 3 32 7 26 14 6 2 7Fe Cr O H Fe Cr H O + − + + ++ + → + + 6.2.2 Kết quả: Cách tính: C FAS = V K2Cr2O7. C K2Cr2O7 V FAS Bảng 6.3: Kết quả chuẩn độ dung dịch FAS Lần 1 Lần 2 Lần 3 VFAS (ml) 15,8 16,2 15,8 CK2Cr2O7 0,1N 0,1 0,1 0,1 VK2Cr2O7 (ml) 4 4 4 CFAS (N) 2/79 2/81 2/79 6.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ION TRONG NƯỚC ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH COD[10] Bảng 6.4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các ion Fe2+, Cl─, NO2─ Nồng độ V FAS 0,025N (ml) Không có ion khảo sát V FAS0,025N(ml) có ion khảo sát Sai số (%) Fe2+ 8 mg/l 5,2 5,08 - 2,31% Cl─ 30 mg/l 5,3 5,18 - 2,26% NO2─ 8 mg/l 5,3 5,18 - 2,26% Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hàm lượng Fe2+ trong mẫu nước gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD (gây sai số - 2,31 %) là 8 mg/l. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát hàm lượng sắt tổng cộng trong mẫu nước sông lấy đem phân tích cao nhất 1,074 mg/l (theo số liệu của sinh viên Chu Thị Kim Hương niên khóa 2009-2013 thực hiện). Như vậy hàm lượng của các ion Fe2+ gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD lớn hơn so với hàm lượng thực tế của ion này có mặt trong nước sông đem phân tích, nên hàm lượng của ion Fe2+ có mặt trong nước sông lấy đem phân tích không gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD của nước sông phân tích. Vì vậy trong quá trình xác định COD không cần phải che Fe2+. Hàm lượng NO2 ─ trong mẫu nước gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD (gây sai số - 2,26 %) là 8 mg/l. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2008 về chất lượng nước mặt hàm lượng giới hạn cho phép của ion này trong nước sông không quá 0,1 mg/l. Vậy hàm lượng của NO2 ─ có mặt trong nước sông lấy mẫu phân tích không gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD trong nước sông phân tích. Vì thế trong quá trình xác định COD không cần phải che NO2 ─. Hàm lượng Cl─ trong mẫu nước gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD (gây sai số - 2,26 %) là 30 mg/l. Tuy nhiên hàm lượng của ion này trong nước thường có khá nhiều có thể lên đến gần 1000 mg/l đối với vùng nước nhiễm mặn. Vì thế trong quá trình xác định COD trong nước ta cần che lượng hàm lượng Cl- trong nước. Sử dụng HgSO4 để che Cl- theo tỷ lệ 10 : 1 về khối lượng ( 10mg HgSO4/ 1mg Cl- ) 6.4 XÁC ĐỊNH COD THEO PHƯƠNG PHÁP HỒI LƯU KÍN DỰA TRÊN PHÉP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH 6.4.1 Dụng cụ và hóa chất a) Dụng cụ: Bếp điện, cốc chịu nhiệt, nhiệt kế 3000 C, ống nghiệm chịu nhiệt có nắp vặn, pipet 2ml, buret, bình tam giác. b) Hóa chất - Kali điromat 0,1 N: hòa tan 4,913g K2Cr2O7 ( đã sấy 1050C trong 2 giờ) trong 500 ml nước cất, thêm 167 ml H2SO4 (d=1,84g/ml) và 33,3 g HgSO4. Khuấy tan, để nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển qua bình định mức 1000ml. Thêm nước cho đến vạch. (Dùng ống chuẩn trên thị trường) - Ag2SO4 trong H2SO4: Cân 1,375 g Ag2SO4 cho vào trong 0,25kg (136ml) H2SO4 (d=1,84g/ml). Để nguội 1-2 ngày cho tan hoàn hoàn Ag2SO4. - Chỉ thị feroin: Hòa tan 1,485g 1,10 - phenantrolin và 0,695g FeSO4. 7H2O trong một ít nước cất, định mức thành 100ml. - Dung dịch (FAS) 0,025N: hòa tan 9,8g Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong 500ml nước cất, thêm 20ml H2SO4 (d=1, 84g/ml), để nguội. Chuyển vào bình định mức 1000ml, thêm nước đến vạch. Dung dịch này không bền nên phải kiểm tra lại nồng độ mỗi ngày bằng chất chuẩn K2Cr2O7. 6.4.2 Tiến hành a) Cho vào ống nghiệm 16x160 mm - 4ml mẫu. - 4 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1 N - 7 ml dung dịch Ag2SO4 trong H2SO4 b) Đậy nắp, lắc đều, cho vào cốc chịu nhiệt chứa glixerol đun nóng ở 1500C trong vòng 2 giờ. c) Sau thời gian phản ứng, lấy ống nghiệm ra khỏi bếp, để nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển toàn bộ dung dịch vào erlen, tráng kĩ ống nghiệm bằng nước cất vào erlen 150ml. d) Thêm 2-3 giọt chỉ thị feroin. Dung dịch có màu xanh lam. e) Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch FAS. Tại điểm kết thúc dung dịch chuyển từ màu xanh lam sang màu nâu đỏ. Ghi lại thể tích FAS đã dùng. f) Làm mẫu trắng với 4 ml nước cất thay cho mẫu. 6.4.3 Kết quả ( ). .8000( / ) A B NCOD mg l V − = Trong đó: A: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml. B: Thể tích dung dịch FAS dùng để chuẩn độ mẫu,ml. N: Nồng độ đương lượng FAS đã được kiểm tra. V: Thể tích mẫu đã sử dụng, ml. Bảng 6.5 Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích I Mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 COD (mg /l) 33,9 39 86,1 121,5 111,4 15,2 21,3 72,4 89,6 107,9 Bảng 6.6: Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích II Mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 COD (mg /l) 32 37 51,9 99,8 84,9 24,2 34,6 55,3 63,7 78,5 Bảng 6.7. Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích III Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 COD (mg /l) 20,3 27,9 46,6 82,5 97,7 21,8 30,4 39 50,6 72,4 Hình 6.8: Biểu đồ biểu diễn lượng COD trong mỗi mẫu trong các lần phân tích Quy chuẩn với nước cấp sinh hoạt Quy chuẩn với nước tưới tiêu, thủy lợi Nhận xét: Dựa vào đồ thị thấy rằng: Nhìn chung hàm lượng COD ở một số điểm thuộc kênh Tàu Hủ- Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè tăng dần khi mẫu càng nằm sâu trong đất liền và giảm dần theo thời gian lấy mẫu nước. Hàm lượng COD kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè thấp hơn so với kênh Tàu Hủ- Bến Nghé. Qua ba lần lấy mẫu thì hàm lượng COD thấp nhất là 15,2 mg/l ở cầu Thị Nghè, cao nhất là 121,5 ở cầu Lò Gốm. Tuy nhiên, COD cuối năm 2012 giảm khá mạnh so với đầu năm 2012. Nước ở một số điểm ở kênh có thể áp dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi Mẫu 1: Cầu Khánh Hội (Kênh Tàu Hủ- Bến Nghé) COD giảm qua các lần lấy mẫu, dao động trong khoảng 33,9- 20,3 mg /l Vì là điểm gần tiếp giáp với sông Sài Gòn, nên có sự trao đổi nước thường xuyên với biển lớn, khi triều cường dâng cao, nước ở trong rạch Bến Nghé sẽ được hòa trộn với nước ở trên lưu vực sông Sài Gòn. Ngoài ra, lượng nước thải của các hộ dân được thu gom, đưa về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng- huyện Bình Chánh, đồng thời nạo vét hàng trăm nghìn mét khối bùn đất và kè bờ hai bên khiến dòng kênh đang xanh dần trở lại nên hàm lượng COD thấp. Có thể áp dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi, giao thông đường thủy Mẫu 2: Cầu Nguyễn văn Cừ (Kênh Tàu Hủ- Bến Nghé) Hàm lượng COD giảm đi nhiều, dao động trong khoảng 39- 27,9 mg/l gấp 2 lần so với tiêu chuẩn nước dùng cho mục đích sinh hoạt phải qua quá trình xử lí (theo quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt năm 2008). Kết quả khảo sát COD khoảng 60-71 mg/l ở đầu năm 2012[10] thì gấp 1,8- 2,2 lần so với cuối năm 2012. Điều này là do cầu Nguyễn Văn Cừ nằm vị trí tiếp giáp giữa Kênh Tẻ và kênh Bến Nghé, lưu lượng nước lớn, độ thoáng cao nên hàm lượng COD ở khu vực này thấp. Có thể áp dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Mẫu 3: Cầu Chà Và ( Kênh Tàu Hủ- Bến Nghé) Hàm lượng COD khoảng 86,1- 46,6 mg/l gấp 2,2 lần so với tiêu chuẩn nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Điều này có thể giải thích là do từ cầu Nguyễn Văn Cừ tới cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây, lưu lượng nước, độ thoáng giảm dần, còn nhiều rác thải dưới chân cầu. Có thể áp dụng cho mục đích giao thông đường thuỷ và các mục đích với yêu cầu nước chất lượng thấp. Mẫu 4: Cầu Lò Gốm (Kênh Tàu Hủ- Bến Nghé) COD khoảng 121,5- 82,5 mg/l Hàm lượng COD ở đây cao nhất trong 10 địa điểm lấy mẫu điều này được giải thích là do nằm sâu trong đất liền, khó trao đổi với nước sông lớn. Ngoài ra, bùn bẩn trước đây vẫn chưa được nạo vét hoàn toàn nên mẫu nước ở đây còn có sự ô nhiễm chất hữu cơ cao. Tuy nhiên so với năm 2011[14] COD trung bình đã giảm 2,7 lần, COD thấp nhất là 121,08 mg/l đến cuối năm 2012 thấp nhất còn 82,5 mg/l giảm 1,5 lần. Điều này có thể được giải thích là do một phần nước ở khu vực này không còn đổ xuống kênh mà chảy vào tuyến cống bao, được bơm xả ra, pha loãng với nước sông Sài Gòn. Mẫu 5: Cầu Rạch Cây (Kênh Tàu Hủ- Bến Nghé ) COD khoảng 111,4 – 84,9 mg/l, cao thứ hai trong 10 địa điểm lấy mẫu (chỉ sau nước ở cầu Lò Gốm). Điều này có thể giải thích là do ở cuối kênh khó trao đổi nước với sông lớn, việc nạo vét kênh chưa hoàn thành, rác động dưới chân cầu khá nhiều làm cho nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ trầm trọng, có mùi hôi, tanh gây ảnh hưởng tới cảm quan và sức khỏe của người dân sinh sống gần khu vực này. Mẫu 6: Cầu Thị Nghè (Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè) COD khoảng 15,2 - 23,8 mg/l. COD giảm 3 lần so với đầu năm 2012[9] chứng tỏ giai đoạn 1 của quá trình cải tạo kênh đã hoàn thành rất tốt. Vì là điểm gần tiếp giáp với sông Sài Gòn, nên có sự trao đổi nước thường xuyên với biển lớn, khi triều cường dâng cao, nước ở trong rạch Bến Nghé sẽ được hòa trộn với nước ở trên lưu vực sông Sài Gòn làm cho hàm lượng COD giảm đi nhiều. Ngoài ra, toàn bộ nước thải sinh hoạt trên lưu vực sẽ không đổ xuống kênh nữa mà chảy vào tuyến cống bao, như một tuyến kênh ngầm để chảy về trạm bơm xử lý. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ tiếp nhận nước mưa và nước từ sông Sài Gòn chảy vào nên không còn mùi hôi thối bốc lên như trước. Có thể áp dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Mẫu 7: Cầu Khánh Dư (Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè ) COD thấp, khoảng 21,3- 31,4 mg/l Hàm lượng COD mẫu 6 và 7 gần như tương đương nhau do mẫu cầu Thị Nghè tiếp giáp với sông Sài Gòn lưu lượng nước lớn, cầu Khánh Dư có độ thoáng lớn nên tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Có thể áp dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi Mẫu 8: Cầu Công Lý (Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè) COD khoảng 72,4- 39 mg/l, gấp 1,9 lần so với tiêu chuẩn COD dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Điều này có thể được giải thích là do tại chân cầu còn nhiều rác thải, người dân còn thiếu ý thức nên vứt rác xuống kênh. Mẫu 9: Cầu Số 8 (Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè) COD khoảng 89,6- 50,6 mg/l gấp 2,3 lần so với tiêu chuẩn dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Nguyên nhân là do tại chân cầu còn nhiều rác thải, người dân còn thiếu ý thức nên vứt rác xuống kênh và việc nạo vét kênh đang tiếp tục thực hiện, do đó hàm lượng chất hữu cơ cao. Mẫu 10: Cầu Số 1 (Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè ) COD khoảng 107,9- 72,4 mg/l. Hàm lượng COD ở đây cao thứ 3 trong 10 địa điểm lấy mẫu, điều này được giải thích là do đây là đoạn cuối của kênh Nhiêu Lộc nên có nhiều chất hữu cơ được dồn về. Bên cạnh đó, kênh Nhiêu Lộc đang trong quá trình cải tạo, hoàn thành giai đoạn 1 đang chuẩn bị cho giai đoạn 2 - bùn bẩn trước đây vẫn chưa được thay hoàn toàn nên mẫu nước ở đây cũng có sự ô nhiễm chất hữu cơ cao. 6.4.4. Kết quả phân tích COD/BOD. Bảng 6.9. Kết quả phân tích COD/ BOD lần phân tích I ở kênh Tàu Hủ- Bến Nghé Mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 COD (mg/l) 33,9 39 86,1 121,5 111,4 BOD (mg/l) 10,55 22,95 37,73 52,91 55,00 COD/BOD 3,2 1,7 2,3 2,3 2,03 Bảng 6.10. Kết quả phân tích COD/BOD lần phân tích II ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè Mẫu Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 COD (mg/l) 24,2 34,6 55,3 63,7 78.5 BOD (mg/l) 8,90 15,85 22,19 49,06 49,06 COD/BOD 2,7 2,2 2,5 1,3 1,6 Bảng 6.11. Kết quả phân tích COD/BOD lần phân tích III ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè Mẫu Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 COD (mg/l) 21,8 30,4 39 50,6 72,4 BOD (mg/l) 9,40 16,66 21,42 45,76 51,15 COD/BOD 2,3 1,8 1,8 1,1 1,4 Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích COD/BOD cho thấy tỉ lệ COD/BOD luôn > 1. Tỉ lệ COD/BOD càng lớn thì ô nhiễm chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân hủy bởi phương pháp vi sinh càng cao KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Qua việc khảo sát hàm lượng COD của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé- Tàu Hủ ở một số địa điểm lấy mẫu trong thời gian gần 2 tháng (đầu tháng 11 và cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy: Các mẫu nước ở cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư, cầu Khánh Hội, cầu Nguyễn Văn Cừ có hàm lượng hữu cơ thấp hơn các địa điểm khác. Nguyên nhân là do nguồn nước được pha loãng thường xuyên do tác động của thủy triều lên xuống. Những địa điểm còn lại bao gồm khu vực cầu Công Lý, cầu Chà Và, cầu số 8, cầu số 1, cầu Lò Gốm, cầu Rạch Cây dưới chân cầu còn nhiều rác đọng, đặc biệt là khu vực cầu Lò Gốm, cầu Rạch Cây, cầu số 8, cầu số 1 hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm khá cao, rác đọng nhiều gây mùi hôi. Bùn bẩn và rác thải vẫn tiếp tục được nạo vét để thực hiện giai đoạn 2 của dự án dự kiến bắt đầu từ năm 2015 đến 2019. Trong giai đoạn này sẽ hoàn tất việc thu gom và xử lý nước thải cho lưu vực Nhiêu Lộc- Thị Nghè và quận 2. Bằng cách tiến hành xây dựng tuyến cống bao đường kính 3,2m, dài 8km từ giếng bờ Đông (quận 2) để chuyển nước thải từ Nhiêu Lộc – Thị Nghè về nhà máy xử lý tại phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2). Vì là thời gian giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, và thời gian lấy mẫu cũng là lúc triều cường dâng cao có xuất hiện mưa lớn làm cho hàm lượng chất hữu cơ được pha loãng nhiều, làm giảm một phần COD trong nước nhưng hàm lượng COD vẫn còn cao so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả nhìn chung cho thấy nguồn nước sông Sài Gòn đã được cải thiện khá nhiều. Cuối năm 2012, khi TP.HCM thực hiện thành công giai đoạn một dự án “Vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ- Bến Nghé” nét hiền hòa ngày xưa mới dần trở lại, nước dưới kênh đã sạch và trong xanh hơn. Hình 6.12. TOÀN CẢNH MÔI TRƯỜNG KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ (1980-2013) Nỗ lực của thành phố sau gần 20 năm cải tạo bằng dự án vệ sinh môi trường nước lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được đền đáp: Nước dưới kênh đã sạch và trong xanh hơn. Những rặng dừa nước ngày xưa được thay dần bằng các chậu kiểng, cây xanh, thảm cỏ, nhiều hoa các loại. Đề xuất Hình 6.13. Hành vi xả rác bừa bãi ven kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè. Dựa vào kết quả thực tế đạt được, tôi thiết nghĩ chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng cải thiện kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. Vì vậy, rất hi vọng người dân khu vực nơi có kênh, rạch ô nhiễm chảy ngang qua có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác xuống kênh, góp phần cải thiện cảm quan cho người dân lưu thông cũng như sinh sống gần những khu vực có kênh ô nhiễm. Cán bộ địa phương có biện pháp tuyên truyền đến người dân ý thức bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương phải có biện pháp cứng rắn đối với hành vi xả rác xuống kênh rạch như phạt hành chính, lao động công ích... Thanh tra bộ tài nguyên và môi trường cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xử lí nước thải của các nhà máy, doanh nghiệp trước khi xả ra môi trường để tránh tình trạng các doanh nghiệp vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kênh rạch, đặc biệt hơn là sông Sài Gòn – nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho toàn thành phố. Với nền tảng lý thuyết đã đặt ra, nếu có thời gian dài hơn nên khảo sát hàm lượng COD lúc triều xuống để đánh giá đúng hơn về mức độ ô nhiễm của hệ thống kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè và kênh Tàu Hủ- Bến Nghé. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thị Vân Anh-Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn qua một số chỉ tiêu”. Khóa 2001-2005, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh do thầy Nguyễn Văn Bỉnh hướng dẫn 2. Nguyễn Ngọc Ẩn, Con người và môi trường, Tủ sách Đại học Khoa học tự nhiên. 3. Lê Huy Bá(1997), Môi Trường tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật 4. Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt, Lê Viết Phùng, Phạm Văn Thưởng(1999), Hóa học công nghệ và môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội 6. Nguyễn Hạ Di, luận văn tốt nghiệp (2007) “ Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè”. Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh do thầy Trương Thanh Cảnh hướng dẫn 7. Nguyễn Tinh Dung (2009), Hóa học phân tích, Phần II Các phản ứng ion trong dung dịch nước, Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 8. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, Kĩ thuật môi trường, Nhà xuất bản Giáo Dục 9. Hoàng Văn Huệ (2004), Công nghệ môi trường, Tập 1,Xử lí nước thải,NXB Xây Dựng 10. Phạm Thị Huỳnh, luận văn tốt nghiệp “ Khảo sát hàm lượng COD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông Sài Gòn”. Khóa 2008-2012, trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh do cô Trần Thị Lộc hướng dẫn 11. Cù Thành Long, Vũ Đức Vĩnh (2002), Hướng dẫn thực hành. Phân tích định lượng bằng các phương pháp hóa học, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 12. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Phan Xuân Thạnh (2005), Thí nghiệm Hóa kỹ thuật môi trường, Phần 1, Phân tích chất lượng nước, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 13. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch (1999), Giáo trình “Cơ sở hóa học môi trường” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 14. Đỗ Thị Trang, luận văn tốt nghiệp “Khảo sát hàm lượng DO và COD trong nước sông dọc đại lộ Đông Tây”. Khóa 2007-2011, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh do Cô Trần Thị Lộc hướng dẫn 15. Lâm Minh Triết,Huỳnh Thị Minh Hằng (2008), Con người và môi trường-Human and the Enviroment, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài nguyên. 16. Sổ tay xử lí nước tập 1, Nhà xuất bản Xây dựng 17. Tiêu chuẩn Việt Nam 4556-1988, 4565-88 và Tiêu chuẩn Việt Nam 4564-1988, NXB Hà Nội 18. Phương pháp 973.46: Nhu cầu oxi hóa học theo phương pháp chuẩn độ-Hiệp hội các nhà phân tích hóa học 19. Andre’ LAMOUCHE (2008), Công nghệ xử lí nước thải, NXB Xây dựng 20. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater- American Pulic Health Association, American Water Works Association, Water Enviroment Federation 1999 BẢNG PHỤ LỤC Bảng 1: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT STT Thông số Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Oxy hoà tan (DO) (mg/l) ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) (mg/l) 20 30 50 100 4 COD (mg/l) 10 15 30 50 5 BOD5 (20 oC) (mg/l) 4 6 15 25 6 Amoni (NH4+) (tính theo N) (mg/l) 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) (mg/l) 250 400 600 - 8 Florua (F-) (mg/l) 1 1, 5 1, 5 2 9 Nitrit (NO2-) (tính theo N) (mg/l) 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO3-) (tính theo N) (mg/l) 2 5 10 15 11 Photphat (PO43-) (tính theo P) (mg/l) 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) (mg/l) 0,005 0,001 0,002 0,002 13 Asen (As) (mg/l) 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) (mg/l) 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) (mg/l) 0,02 0,02 0,05 0,05 16 CromIII(Cr3+) (mg/l) 0,05 0, 1 0, 5 1 17 CromVI(Cr6+) (mg/l) 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) (mg/l) 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) (mg/l) 0,5 1 1,5 2 20 Niken (Ni) (mg/l) 0,1 0, 1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) (mg/l) 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷngân(Hg) (mg/l) 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Các chất hoạt động bề mặt (mg/l) 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (mg/l) 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (mg/l) 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ (mg/l) 0,05 0,1 0,13 0,015 Aldrin+Dieldrin(µg/l) 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin (µg/l) 0,01 0,012 0,014 0,02 DDT (µg/l) 0001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (thiodan) (µg/l) 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan (µg/l) 0,3 0,35 0,38 0,34 Chlordane (µg/l) 0,01 0,02 0,02 0,03 Heptachlor 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật photpho HC Paration (µg/l) Malation (µg/l) 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hoá chất trừ cỏ 2, 4D (µg/l) 2, 4, 5T (µg/l) Paraquat (µg/l) 100 80 90 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt động phóng xạ α (Bq/l) 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt động phóng xạ β (Bq/l) 1 1 1 1 31 E. Coli (MPN/100ml) 20 50 100 200 32 Coliform (MPN/100ml) 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: việc phân hạng các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lí phù hợp. B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. B2 – Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Bảng 6.11 Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích I Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu trắng VFAS 2/79N (ml) Lần 1 13,5 13,4 12,5 11,8 12 14,2 Lần 2 13,5 13,4 12,5 11,8 12 14,2 Lần 3 13,6 13,5 12,5 11,8 12 14,2 V 13,53 13,43 12,5 11,8 12 14,2 COD (mg O2/l) 33,9 39 86,1 121,5 111,4 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 Mẫu trắng VFAS 2/79 N(ml) Lần 1 13,9 13,8 12,8 12,4 12,1 14,2 Lần 2 13,9 13,8 12,7 12,4 12,1 14,2 Lần 3 13,9 13,75 12,8 12,5 12 14,2 V 13,9 13,78 12,77 12,43 12,07 14,2 COD (mg O2/l) 15,2 21,3 72,4 89,6 107,9 Bảng 6.12: Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích II Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu trắng VFAS 2/81 N(ml) Lần 1 13,5 13,4 13,1 12,2 12,5 14,25 Lần 2 13,6 13,5 13,2 12,2 12,5 14,2 Lần 3 13,6 13,5 13,2 12,2 12,5 14,2 V 13,57 13,47 13,17 12,2 12,5 14,22 COD (mg O2/l) 32 37 51,9 99,8 84,9 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 Mẫu trắng VFAS 2/81 N(ml) Lần 1 13,8 13,55 13,1 12,9 12,6 14,25 Lần 2 13,7 13,5 13,1 12,9 12,6 14,2 Lần 3 13,7 13,5 13,1 13 12,7 14,2 V 13,73 13,52 13,1 12,93 12,63 14,22 COD (mg O2/l) 24,2 34,6 55,3 63,7 78,5 Bảng 6.13 Kết quả phân tích COD trong nước lần phân tích III Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu trắng VFAS 2/79 N(ml) Lần 1 13,8 13,65 13,25 12,5 12,3 14,2 Lần 2 13,8 13,65 13,3 12,6 12,3 14,2 Lần 3 13,8 13,65 13,3 12,6 12,2 14,2 V 13,8 13,65 13,28 12, 57 12,27 14,2 COD (mg O2/l) 20,3 27,9 46,6 82,5 97,7 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 Mẫu trắng VFAS 2/79N (ml) Lần 1 13,8 13,6 13,4 13,3 12,8 14,2 Lần 2 13,8 13,6 13,5 13,3 12,8 14,2 Lần 3 13,7 13,6 13,4 13,2 12,7 14,2 V 13,77 13,6 13,43 13,27 12,77 14,2 COD (mg O2/l) 21,8 30,4 39 50,6 72,4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_03_8520154125_1581.pdf
Luận văn liên quan