Đề tài được thực hiện với các mục đích sau:
- Tìm hiểu, làm rõ các giá trị của Lẩu Then trong đời sống văn hóa
của người Tày ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng Lẩu Then, vấn đề bảo
tồn và phát huy Lẩu Then của người Tày ở huyện Bình Gia hiện nay, đề tài sẽ
đề xuất giải pháp bảo tồn phát huy Lẩu Then nói riêng, văn hóa của người
Tày nói chung.
- Góp thêm tư liệu về chân dung văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn.
10 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Lẩu then của người tày ở huyện Bình gia, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
BÙI ĐỨC NAM
LẨU THEN CỦA NGƯỜI TÀY
ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘCC THIÊU
Số
MÃ SỐ : 52220110
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Kiều Nga
Sinh viên thực hiện : Bùi Đức Nam
Lớp : VHDT 18A
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
ThS. Đỗ Thị Kiều Nga, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa
luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu
số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4
năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn anh Đỗ Trí Tú – cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Lạng Sơn, anh Nguyễn Gia Quyền – cán bộ Bảo tàng tỉnh Lạng
Sơn, chị Hoàng Thị Quy – cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Bình Gia, anh
Nông Văn Quang – cán bộ Phòng Văn hóa huyện Cao Lộc, nghệ nhân Mỗ Thị
Kịt và nghệ nhân Mông Thị Sấm đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ em trong
quá trình thu thập, tìm hiểu tư liệu.
Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để khóa luận được đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 1 năm 2016
Sinh viên
Bùi Đức Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN
GIAN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH GIAError! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về người Tày ở huyện Bình GiaError! Bookmark not defined.
1.1.1. Lịch sử tộc người ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm địa bàn cư trú ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Tập quán mưu sinh ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Đặc điểm văn hóa ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tín ngưỡng dân gian của người Tày ở huyện Bình GiaError! Bookmark not defined.
1.2.1. Quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quanError! Bookmark not defined.
1.2.2. Các hình thức tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúngError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: LẨU THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH GIA
TRONG TRUYỀN THỐNG .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về Then Tày ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm Then.............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nguồn gốc của Then ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các loại hình Then ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Lẩu Then của người Tày: Những đặc điểm chínhError! Bookmark not defined.
2.2.1. Người làm Then ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thời gian, không gian tổ chức Lẩu ThenError! Bookmark not defined.
2.2.3. Quy trình chuẩn bị tổ chức lễ Lẩu ThenError! Bookmark not defined.
2.2.4. Vật thiêng của Then ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Những kiêng kỵ .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Nghi thức làm Lẩu Then ................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: LẨU THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH GIA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Biến đổi của Lẩu Then ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Biến đổi trong quan niệm ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Biến đổi về nghi thức cúng lễ ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Biến đổi trong trò diễn ................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nguyên nhân biến đổi .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nguyên nhân khách quan ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Giá trị của Lẩu Then ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giá trị về lịch sử ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giá trị về kinh tế - xã hội ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giá trị về văn hóa ........................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Thực trạng công tác bảo tồn Lẩu Then và Then ở Bình Gia hiện
nay Error! Bookmark not defined.
3.5. Khuyến nghị và giải pháp bảo tồn phát huyError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC ...................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Bình Gia là một huyện miền núi vùng cao có vị trí chiến lược
quan trọng trong sự nghiệp dựng nước giữ nước của dân tộc ta. Nơi có nhiều
chiến công, nhiều địa danh, nhiều cảnh đẹp tự nhiên. Đây cũng là nơi cư trú
của các dân tộc anh em như: Tày, Nùng, Mông, Sán Chay mỗi dân tộc
đều mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng, với nhiều phong tục tập
quán khác nhau. Điều đó đã tạo cho vùng đất này một bức tranh văn hóa
thống nhất mà đa dạng. Then - một trong những di sản văn hóa phi vật thể
của người Tày cũng góp phần không nhỏ trong bức tranh văn hóa phong
phú và giàu bản sắc ấy.
Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có số người Tày cư trú chiếm gần
40% so với các dân tộc khác. Chính vì vậy, văn hóa Tày ở nơi đây đã trở
thành chủ đạo và có ảnh hưởng tới văn hóa của các dân tộc láng giềng.
Và nói đến sự ảnh hưởng đó không thể không nhắc tới Then. Then là một
loại hình nghệ thuật, một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đã có từ rất lâu
đời và đến nay vẫn có ảnh hưởng nhiều mặt tới cuộc sống của người dân
Tày. Trong các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày thì Then đạt
đến trình độ nghệ thuật cao nhất, nó thường được dùng trong các dịp lễ
tết, các lễ nghi gia đình và nghi lễ vòng đời của mỗi con người Tuy
nhiên, có một thời gian dài, Then đã bị coi là một loại hình mê tín và các
thầy Then bị cấm hành nghề. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến
việc Then ngày càng bị mất dần ở một số địa phương. Một số loại hình,
nghi lễ trong Then vì thế cũng có phần mai một, trong đó có Lẩu Then.
Lẩu Then là một loại hình tín ngưỡng dân gian chứa đựng nhiều yếu tố
tâm linh huyền bí phục vụ nghi lễ cấp sắc trong Then, chiếm giữ một vị trí vô
cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Tày ở vùng
Đông Bắc nói chung và đồng bào Tày ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn nói
riêng. Qua kết quả điều tra tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, vì
nhiều nguyên nhân, số nghệ nhân có khả năng sáng tác, trình diễn điêu
luyện và truyền dạy Then đang ngày càng giảm dần. Các tư liệu về Then,
đặc biệt là Lẩu Then còn hạn chế, chưa được sưu tầm, tổng hợp một cách
bài bản, khoa học. Bởi vậy, việc nghiên cứu Lẩu Then của người Tày ở
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là việc làm hết sức quan trọng, góp phần
bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Tày huyện Bình Gia,
Lạng Sơn nói riêng và đồng bào Tày trên cả nước nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Tày là một trong những dân tộc có nguồn gốc lịch sử khá
lâu đời ở nước ta. Vì vậy, người Tày có nền văn hóa rất đa dạng và đặc
trưng.
Việc nghiên cứu về người Tày ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa
học thực hiện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về mọi mặt đời sống của
người Tày, giá trị vật chất, tinh thần. Về Then, nhà nghiên cứu Triều Ân
đã có tác phẩm “Then Tày – những khúc hát” xuất bản năm 2000. Cuốn
“Then Tày” xuất bản năm 2006 của Nguyễn Thị Yên đã miêu tả những
nghi thức cúng lễ trong làm Then, những giai điệu lời hát Then và vai trò
của Then trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Tày. Một số tác
phẩm khác như “Then – cái nhìn từ hệ thống tín ngưỡng” của Hoàng
Nam xuất bản năm 2005, “Văn hóa dân gian Tày” của Hoàng Ngọc La
xuất bản năm 2002, “Các dân tộc Tày-Nùng” của Bế Văn Đảng xuất bản
năm 1992, “Văn hóa các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” của
Nịnh Văn Độ xuất bản năm 2003 hay cuốn “Văn hóa tín ngưỡng Tày-
Nùng” của Vũ Ngọc Khánh xuất bản năm 1997 cũng gợi mở cho người
đọc nhiều nội dung phong phú, những tư liệu mang tính khoa học chính
xác về Then trong văn hóa Tày.
Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên
sâu về những giá trị văn hóa, vai trò ý nghĩa của Lẩu Then đối với đời
sống tinh thần của người Tày cũng như những biến đổi của Then trong
giai đoạn hiện nay. Với những tư liệu quý báu mà các nhà nghiên cứu đi
trước đã để lại, bên cạnh đó cùng với nghiên cứu thực địa, tôi mong muốn
có thể đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy Lẩu Then của
người Tày ở Bình Gia trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục đích sau:
- Tìm hiểu, làm rõ các giá trị của Lẩu Then trong đời sống văn hóa
của người Tày ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng Lẩu Then, vấn đề bảo
tồn và phát huy Lẩu Then của người Tày ở huyện Bình Gia hiện nay, đề tài sẽ
đề xuất giải pháp bảo tồn phát huy Lẩu Then nói riêng, văn hóa của người
Tày nói chung.
- Góp thêm tư liệu về chân dung văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Lẩu Then với các nội
dung: nguồn gốc, đặc điểm, vai trò, giá trị... trong giai đoạn hiện nay. Bên
cạnh đó vấn đề bảo tồn, phát huy Lẩu Then cũng là đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung khảo sát, thu thập tài liệu
về Lẩu Then ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập tài liệu chính trong đề tài là phương pháp
điền dã dân tộc học với các kỹ năng như: quan sát tham dự việc thực hành
nghi lễ Lẩu Then tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Trong quá trình
quan sát chúng tôi sẽ ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn nhiều đối tượng,
thành phần xã hội để có những cứ liệu cho sự phân tích, lí giải vấn đề
nghiên cứu một cách chân thực và sâu sắc nhất.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ
cấp, phương pháp hệ thống, phương pháp phân loại, phương pháp miêu tả
nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài ở những khía cạnh khác
nhau, mang lại tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục thì đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1. Khát quát về người Tày và tín ngưỡng dân gian của
người Tày ở huyện Bình Gia
Chương 2. Lẩu Then của người Tày ở huyện Bình Gia trong truyền
thống
Chương 3. Lẩu Then của người Tày ở huyện Bình Gia trong giai
đoạn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triều Ân (2000), Then Tày – những khúc hát, NXB Văn hóa dân
tộc, Hà Nội
2. Dương Kim Bội (1978), Lời hát Then, NXB Việt Bắc
3. Hoàng Đức Chung (1999), Lẩu Then Bjoóc mạ của người Tày ở
Vị Xuyên – Hà Giang, Tạp chí văn hóa dân tộc
4. Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Hạc, Nguyễn Thanh Huyền (2012),
Then Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
5. Bế Văn Đảng (1992), Các dân tộc Tày - Nùng, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
6. Nịnh Văn Độ (2003), Văn hóa các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở
Tuyên Quang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
7. Hoàng Hạc (1984), Truyện thơ Tày – Nùng, NXB Văn học
8. Lê Bá Han, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2007), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Vi Hồng (1993), Khảm hải, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
10. Vũ Ngọc Khánh (1997), Văn hóa tín ngưỡng Tày - Nùng, NXB
Viện văn hóa dân gian Việt Nam
11. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn
xướng văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
12. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
13. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1986), Sơ lược giới thiệu các
nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
14. Hoàng Nam (2004), Văn hóa các dân tộc Đông Bắc, NXB
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
15. Hoàng Nam (2005), Then – cái nhìn từ hệ thống tín ngưỡng,
NXB Viện dân tộc học
16. Nông Thị Nhình (2004), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày,
Nùng, Dao Lạng Sơn, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
17. Nông Thị Nhình (2004), Nét chung và riêng trong diễn xướng
hát Then Tày - Nùng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
18. Hoàng Quyết, Tấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc
Tày ở Việt Bắc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
19. Tô Ngọc Thanh (1989) ,Then của đồng bào Tày, Tạp chí văn
học nghệ thuật số 3
20. Hà Đình Thành (2000), Then của người Tày – Nùng với tín
ngưỡng tôn giáo dân gian, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 5
21. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt
Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
22. Ngô Đức Thịnh (2002), Then - một hình thức Shaman của dân
tộc Tày ở Việt Nam, Tạp chí văn hóa dân gian
23. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng hành trình của thần linh và
thân phận, NXB Thế giới
24. Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994),
Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
25. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày - Nùng, NXB Văn
hóa
26. Nguyễn Thị Yên (2001), Khảo sát đối tượng thờ cúng trong
Then, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
27. Nguyễn Thị Yên (2006) Then Tày, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bui_duc_nam_tom_tat_7639_2065198.pdf