Cung cấp hệ thống tư liệu chi tiết về ngôi đình và lễ hội đình Làng
Mỏ xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng S ơn
Góp phần làm rõ vai trò và giá trị của lễ hội nói chung, lễ hội đình
Làng Mỏ nói riêng trong đời sống xã hội.
Giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa đặc sắc của mảnh đất và con
người Chi Lăng tới khách tham quan, du lịch.
Góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lễ hội trong
đời sống văn hóa đồng bào.Đề xuất giải pháp phù hợp đề giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đình Làng Mỏ trong đời
sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tại xã Quang Lang.
11 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Lễ hội đình làng Mỏ, xã Quang lang, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
VƯƠNG MAI LUẬN
LỄ HỌI ĐÌNH LÀNG MỎ, XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI
LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC
THIỂU SỐ
MÃ SỐ : 52220110
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Sinh viên thực hiện : Vương Mai Luận
Lớp : VHDT 18A
Hà Nội : 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................. 5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ ......................................................................... 7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 8
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................... 9
7. Bố cục của đề tài ................................................................................. 9
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG MỎ VÀ ĐÌNH LÀNG MỎ, XÃ
QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠNError! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát chung xã Quang Lang ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư .. Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về đình Làng Mỏ xã Quang LangError! Bookmark not defined.
1.2.1. Lịch sử hình thành xã Quang Lang và Làng MỏError! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái quát về đình Làng Mỏ .............. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG MỎ XÃ QUANG LANG,TRONG
XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG............................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số khái niệm .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục đích, ý nghĩa, thời gian diễn ra lễ hội truyền thống đình
Làng Mỏ ...................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Công tác chuẩn bị ................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Diễn trình Lễ hội đình Làng Mỏ ........... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Phần Lễ ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Phần hội ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Giá trị của lễ hội đình Làng Mỏ ............ Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Giá trị nhân văn ................................ Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Giá trị văn hóa .................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.3. Giá trị lịch sử .................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.4. Giá trị tâm linh .................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.5. Giá trị cố kết cộng đồng .................... Error! Bookmark not defined.
2.5.6. Giá trị giáo dục .................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG MỎ Ở XÃ QUANG
LANGTRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Những biến đổi của lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined.
3.2. Nguyên nhân biến đổi lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined.
3.3. Quá trình phục dựng đình Làng Mỏ ..... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Lý do phục dựng đình Làng Mỏ ....... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Quá trình phục dựng ......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Đánh giá quá trình phục dựng lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined.
3.4. Giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ngôi đình và
lễ hội đình Làng Mỏ ở xã Quang Lang hiện nayError! Bookmark not defined.
3.5. Một số khuyến nghị ................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một hình thái văn hóa biểu thị những giá trị
tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Nó là một trong những nhân tố
tạo sự gắn kết cộng đồng, tiềm ẩn sức mạnh của dân tộc trong lao động,
trong chiến đấu. Đây cũng là môi trường để giáo dục truyền thống của
cha ông cho các thế hệ con cháu. Đồng thời nó chính là phương tiện để
con người giao tiếp với thần linh với những nguyện vọng, ước mơ về
cuộc sống tốt đẹp, no ấm, hạnh phúc. Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống
còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc
tộc người, vùng miền.
Lễ hội đình Làng Mỏ là một lễ hội truyền thống và vô cùng độc
đáo, có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi
đây. Lễ hội là dịp vui vẻ, đưa mọi người đến gần nhau hơn, thắt chặt tình
làng nghĩa xóm, tình anh em, tình đoàn kết.Lễ hội như một phần của cuộc
sống đồng bào để họ hòa mình với truyền thống xưa, gợi nhớ và bày tỏ
lòng biết ơn đối với tổ tiên và những tiền nhân đã đóng góp công sức của
mình trong quá trình bảo vệ làng, xã.Ai đã từng đến với lễ hội đình Làng
Mỏ sẽkhông thể quên được những nét đặc sắc trong lễ hội, những nghi
thức thờ cúng linh thiêng của phần lễ, những trò chơi, điệu múa, tiếng hát
vui vẻ và phấn chấn của phần hội. Đặc biệt trong đó các nghi thức trong
đám rước là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng sức mạnh cộng đồng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngôi đình làng Mỏ đã bị tàn
phá và từ đó lễ hội truyền thống đình Làng Mỏ đã bị gián đoạn trong một
thời gian dài,nên những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó
cũng bị mai một dần. Đến năm 2014, khi đời sống nhân dân làng Mỏ
được cải thiện, các hộ gia đình trong thôn đã chung tay xây dựng lại phần
hậu cung đình Làng Mỏ và đến 2015 hội đình Làng Mỏ được phục dựng
trở lại theo truyền thống xưa. Việc xây dựng lại hậu cung và phục dựng
lại lễ hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần
của người dân trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, việc phục hồi lễ hội
truyền thống đình làng Mỏ hiện nay đang đứng trước những thuận lợi và
thách thức của mặt trái cơ chế thị trường, sự xã hội hóa và cuộc sống hiện
đại... đã làm cho diện mạo lễ hội đình Làng Mỏ biến đổi, đồng thời nảy
sinh những vấn đề mới cần phải quan tâm, bàn luận.
Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn tốt đẹp
của lễ hội đình Làng Mỏ, đồng thời định hướng, điều chỉnh những phát
sinh tiêu cực mới trong lễ hội nhằm phục vụ công cuộc phát triển chung
là việc là hết sức cần thiết hiện nay. Đây không chỉ là công việc của các
các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa mà
là công cuộc của toàn dân. Vì vậy tôi chọn đề tài “Lễ hội đình Làng Mỏ
xãQuang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến lễ hội, đặc biệt các lễ hội của tỉnh Lạng Sơn, từ
trước đến nay đã có nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu đến.Song việc tìm
hiểu và nghiên cứu về lễ hội đình Làng Mỏ rất ít tài liệu.
Những tư liệu đề cập lễ hội đình Làng Mỏ có các công trình như:
Địa chí Lạng Sơn (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 1999) do
nhóm biên tập: Hoàng Phong Hà, Khuất Duy Hải, Nguyễn Khánh Hòa,
Bùi Thị Hồng Thúy, Nguyễn Đình Thực, Nguyễn Cường Dũng, Đinh Thị
Mỹ Vân, Nguyễn Kim Nga đã đề ở khía cạnh khái quát về lễ hội, về thời
gian tổ chức lễ hội, Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu đề cập
đến đình Làng Mỏ và lễ hội đình Làng Mỏ, như Văn hóa Lạng Sơn (xuất
bản năm 2012) của tác giả Hoàng Páo, Hoàng Giáp, Lạng Sơn vùng đất
của Chi Lăng- Đồng Đăng- Kỳ Lừa (Xuất bản năm 2012- Nhà xuất bản
trẻ) tác giả Mã Thế Vinh,Lịch sử đảng bộ xã QuangLang 1930- 2010
(Xuất bản 2012) do Ban Thường Vụ Đảng Uỷ xã Quang Lang tổng hợp
tư liệu và biên soạn bản thảo... Các tư liệu trên đã đề cập đến lễ hội đình
Làng Mỏ một cách khái quát chung và khá sơ lược. Tư liệu về Thần sắc,
thần tích của thôn Cóc, Thôn Chung, Thôn Đăng, Thôn Mỏ, Thôn Thành-
xã Quang Lang của viện Thông tin khoa học xã hội (xuất bản 1995) cũng
đề cập đến thần sắc, thần tích của vị thành hoàng các thôn trong xã Quang
Lang nói chung và thôn Mỏ (hiện nay thôn Đông Mồ) nói riêng, tại sắc
phong vua Khải Định ban chiếu vào ngày 25 tháng 07 năm 1925.
Tư liệu nghiên cứu có giá trị (mặc dù ở dạng kiểm kê, lưu trữ) phải
kể đến Phiếu điều tra di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2011-2015 xã
Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn của Ban di tích tỉnh Lạng
Sơn do tác giả Vi Thị Quỳnh Ngọc cán bộ Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn thực
hiện vào tháng 06 năm 2013. Tác giả và nhóm kiểm kê đã điều tra, tổng
hợp các di sản văn hóa phi vật thể của toàn bộ xã Quang Lang, trong đó
có lễ hội đình Làng Mỏ. Trong phiếu điều tra đã đề cập đến một số khía
cạnh của lễ hội như thời gian, địa điểm tổ chức, quá trình ra đời và khái
lược về trình tự lễ hội. Ngoài ra,nghiên cứu về lễ hội Đình Làng Mỏ còn
có tư liệu Báo cáo chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thểdự
án Lễ hội đình Làng Mỏ, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
(công bố tháng 06/ 2015) của Ban di tích tỉnh Lạng Sơn do Th.s Bàn
Tuấn Năng chủ trì thực hiện.Có thể thấy,kết quả những nghiên cứu mà
các tác giả nêu trên đã đề cập đến chủ yếu mang tính khái quát mà chưa
được hệ thống thành một công trình chứa đựng đầy đủ về nội dung lễ hội
đình Làng Mỏ.
Trên cơ sở đó, đề tài khóa luận Lễ hội đình Làng Mỏ, xã Quang
Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cố gắng hệ thống lại các kết quả
nghiên cứu trên, đồng thời tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về lễ hội
truyền thống đình Làng Mỏ đã thất truyền cũng như lễ hội hiện nay mới
được phục dựng. Từ đó, bước đầu đánh giá sự thành công và những mặt
hạn chế của quá trình phục dựng lễ hội này trong bối cảnh kinh tế - xã hội
hiện nay, đưa ra một số giải pháp tư vấn nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội đình Làng Mỏ, điều chỉnh
một số hạn chế còn tồn tại hoặc mới phát sinh trong quá trình phục dựng
lễ hội hiện nay. Đồng thời khóa luận sẽ là một kênh cung cấp thông tin và
bổ sung thêm tư liệuvề văn hóa và lễ hội đình Làng Mỏ tại xã Quang
Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội truyền thống của đình Làng Mỏ xã
Quang Lang như:lịch sử ngôi đình,nguồn gốc nhân vật thờ, diễn trình lễ
hội truyền thống, quá trình phục dựng, quy chiếu sự thay đổi của lễ hội
truyền thống và những biến đổi hiện nay.
Chỉ ra và phân tích nguyên nhân biến đổi của lễ hội đình Làng Mỏ.
Khẳng định những giá trị văn hóa tốt đẹp cần được bảo lưu của lễ
hội đình Làng Mỏ xã Quang Lang trong bối cảnh hiện nay.
Giúp cho người dân và các cấp quản lý văn hóa có cái nhìn sâu
hơn về các giá trị văn hóa bản địa, tín ngưỡng dân gian lễ hội, góp
phần định hướng, kiến nghị giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa
truyền thống lễ hội đình Làng Mỏ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Tìm hiểu và so sánhlễ hội đình Làng Mỏ truyền thống và hiện đại
để thấy được sự biến đổi
Phân tích nguyên nhân biến đổi lễ hội truyền thống đình Làng Mỏ.
Xác định những giá trị văn hóa trong lễ hội, đưa ra những giải
phápphù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của hội đình
Làng Mỏ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lễ hội đình Làng Mỏ, mà
trọng tâm là ngôiđình Làng Mỏ, diễn trình lễ hội và quá trình phục dựng
lễ hội đình Làng Mỏ gắn với con người và các bối cảnh tự nhiên – xã hội
cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Làng Mỏ, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn và các thôn xung quanh cùng thờ vị thành hoàng làng này.
Phạm vi thời gian: Lễ hội Đình Làng Mỏ trong truyền thống từ
1953 trở về trước và hiện nay (từ sau 2014).
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện bằng những phương pháp nghiên cứu
khác nhaunhư: sưu tầm tài liệu đã công bố, điền dã tại thực địa, phỏng
vấn, phân tích tổng hợp tư liệu. Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong
bài chủ yếu là Điền dã dân tộc học với các kỹ thuật chủ yếu: tham gia,
quan sát, phỏng vấn, ghi chép
Phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu tại thư viện: thư viện trường
Đại học Văn hóa Hà Nội,thư viện Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn
.Tại đây tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tổng
quan lễ hội cũng như những nghiên cứu về lễ hội các dân tộc, các địa
phương... Ở đó tôi đã thu thập được nhiều tư liệu liên quan đến đề tài
cũng như những kinh nghiệm khi tiến hành thu thập tài liệu ở thực địa.
Phương pháp điền dã dân tộc học: Tôi đã tiến hành khảo sát thực
địa để tìm hiểu về lễ hội tại địa phương, trực tiếp phỏng vấn lãnh đạo
UBNND xã Quang Lang, Ban quản lý di tích đình làng Mỏ, Phòng văn
hóa và thông tin huyện Chi Lăng và chủ thể văn hóa (nhân dân làng Mỏ)
về kiến trúc đình Làng Mỏ, thời gian tổ chức lễ hội, diễn trình lễ hội,
những giá trị của lễ hội trong đời sống, quá trình phục dựng lễ hội.....
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, tổng hợp các tài liệu đã
thu thập để biên soạn hoàn chỉnh khóa luận.
6. Đóng góp của khóa luận
Cung cấp hệ thống tư liệu chi tiết về ngôi đình và lễ hội đình Làng
Mỏ xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Góp phần làm rõ vai trò và giá trị của lễ hội nói chung, lễ hội đình
Làng Mỏ nói riêng trong đời sống xã hội.
Giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa đặc sắc của mảnh đất và con
người Chi Lăng tới khách tham quan, du lịch.
Góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lễ hội trong
đời sống văn hóa đồng bào.Đề xuất giải pháp phù hợp đề giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đình Làng Mỏ trong đời
sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tại xã Quang Lang.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được trình bày ở ba chương:
Chương 1:Khái quát về làng Mỏ và đình Làng Mỏ xã Quang
Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 2:Lễ hội truyền thống đình Làng Mỏ xã Quang Lang,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Lễ hội đình Làng Mỏ xã Quang Lang, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý đình Làng Mỏ (2015), Báo cáo lễ hội xuống đồng
đình Làng Mỏ
2. Ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn (2015), Lễ hội đình Làng
Mỏ, dạng DVD
3. Hoàng Giáp, Hoàng Páo (2012), Văn hóa Lạng Sơn, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội
4. Cao Đức Hải (chủ biên), Nguyễn Khánh Ngọc (2014), Quản lý
lễ hội và sự kiện, Nxb Lao động, Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn
hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện
đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Lịch sử đảng bộ xã Quang Lang 1930- 2010, xuất bản 2002 in
tại công ty TNHH 1 TV Thương mại và In Song Cường- TPLS
9. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Bàn Tuấn Năng (2015), Báo cáo chương trình bảo tồn các giá
trị văn hóa phi vật thể, dự án lễ hội đình Làng Mỏ xã Quang Lang, huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
11. Nhiều Tác giả (1999), Địa chí Lạn Sơn, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
12. Nhiều tác giả (2013), Báo cáo điều tra di sản văn hóa phi vật
thể giai đoạn 2011- 2015 xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn.
13. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch Việt
Nam, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 03 trang 12- 13; số 4 trang 26-27
14. Thần sắc, thần tích của thôn: Cóc, Chung, Đăng, Mỏ, Thành xã
Quang Lang, xuất bản năm 1995, Viện Thông tin Khoa học.
15. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1, xuất bản 1995, trung tâm
biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.
17. Từ điển bách khoa Việt Nam tập 2, xuất bản năm 2002 Nxb, từ
điển bách khoa, Hà Nội.
18. Từ điển tiếng Việt, xuất bản 2002, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
19. Mã Thế Vinh (2012), Lạng Sơn vùng đất của Chi Lăng- Đồng
Đăng- Kỳ lừa, Nxb Trẻ, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_9304_2065352.pdf