Khóa luận Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa – Long Xuyên – An Giang

MỤC LỤC Trang Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN1 1.1.Lý do chọn đề tài.1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu.2 1.2.1.Khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn Phường Mỹ Hòa.2 1.2.2.Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận.2 1.3.Phạm vi nghiên cứu.3 1.4.Phương pháp nghiên cứu.3 1.4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.3 1.4.2.Phương pháp xử lý dữ liệu.4 1.5.Ý nghĩa.4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN5 2.1.Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.5 2.2.Giới thiệu về vùng nghiên cứu (Giới thiệu về Phường Mỹ Hòa).6 2.3.Các khái niệm liên quan đến đề tài.6 2.3.1.Khái niệm chi phí sản xuất.6 2.3.2.Khái niệm doanh thu.7 2.3.3.Khái niệm lợi nhuận.7 Chương 3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TRÊN PHƯỜNG MỸ HÒA – THÀNH PHỐ LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG8 3.1.Tình hình chung.8 3.2.Hiện trạng về Giống.13 3.3.Hiện trạng về kỹ thuật canh tác.18 3.4.Hiện trạng về tổ chức sản xuất.21 3.5.Hiện trạng về thị trường tiêu thụ.22 3.6.Diễn biến sâu bệnh trong vụ hè thu 2007.24 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN26 4.1.Giải pháp về Giống.26 4.1.1.Sự cần thiết của giống lúa tốt trong sản xuất.26 4.1.1.1.Vai trò của giống lúa.26 4.1.1.2.Hạt giống khỏe và sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn.27 4.1.2.Lượng giống cần thiết khi gieo sạ.27 4.1.3.Những giống lúa phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa.28 4.1.4.Giải pháp đổi dần bộ giống và thay giống mới.30 4.1.5.Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.33 4.2.Giải pháp về kỹ thuật canh tác.34 4.2.1.Chuẩn bị đất.34 4.2.2.Phương pháp gieo sạ.35 4.2.3.Phương pháp bón phân.35 4.2.3.1.Bón phân theo bảng so màu lá lúa.35 4.2.3.2.Tác dụng của một số loại phân.37 4.2.3.3.Thời điểm và liều lượng bón phân.37 4.2.3.4.Quy luật “2 xanh 2 vàng” của ruộng lúa.40 4.2.4.Quản lý nước.41 4.2.5.Phòng trừ cỏ dại.43 4.2.6.Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa.44 4.2.7.Thu hoạch và bảo quản.47 4.3.Giải pháp về tổ chức sản xuất.47 4.4.Giải pháp về thị trường tiêu thụ.48 Chương 5. KẾT LUẬN51 5.1.Kết luận.51 5.2.Kiến nghị.52

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa – Long Xuyên – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y khỏe: Cây có sức chống chịu cao. - Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống. - Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời. Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc hóa học khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng: Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc có ghi đối tượng phòng trừ trên nhãn thuốc. Đúng liều lượng: Tuân thủ theo đúng quy dịnh về liều lượng thuốc cần sử dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để pha đủ lượng nước cần phun. Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc. Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân. Quản lý rầy nâu: Rầy nâu là môi giới làm lây lan bệnh từ ruộng lúa bị nhiễm bệnh sang ruộng không bị bệnh. Để phòng trừ được bệnh này chúng ta cần quản lý quần thể rầy nâu, vì khi rầy nâu chích hút lúa thì khoảng 15 ngày mới thể hiện triệu chứng, chính vì vậy khi đó nếu phun thuốc thì chỉ diệt được rầy nâu mà bệnh vẫn còn. Để quản lý rầy nâu hiệu quả thì cần phải giữ cân bằng hệ sinh thái có nghĩa là giữ lại mật độ thiên địch trên đồng ruộng, khi đó mật số rầy ít thì chúng sẽ ít di chuyển. Những cây lúa bị nhiễm bệnh nên nhổ bỏ, đồng thời nếu mật số rầy cao, thiên địch không kìm hãm được luác này bà con nông dân có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị, khi sử dụng thuốc phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng”, trong đó hết sức chú ý đến kỹ thuật phun thuốc đúng cách do rầy nâu thường cư trú dưới gốc lúa vì vậy khi phun thuốc phải hướng vòi phun vào dưới tán lá, gần gốc lúa thì thuốc mới tiếp xúc và diệt được rầy nâu. Quản lý các loài sâu hại khác Bù lạch: Thời điểm xuất hiện từ 5 – 20 ngày sau sạ, khi nhiễm toàn ruộng sẽ ngã vàng chóp lá cuốn lại. Có thể xử lý nước và bón phân để cây lúa có sức vượt thoát và phục hồi. Khi để cây lúa qua khoản 14 – 15 ngày thì vòng đời của bọ trĩ qua rồi, vài ngày sau cây lúa sẽ phục hồi màu xanh trở lại, lúc này nên bón phân đạm để cây lúa hấp thu. Không nên bón phân trong giai đoạn lúa bị bọ trĩ hoành hành vì lá lúa còn màu vàng sẽ không hấp thụ được phân, lúc đó lúa sẽ chết vì phân chứ không phải vì bọ trĩ. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học. Sâu cuốn lá: thời điểm xuất hiện 20 ngày sau sạ, lá lúa bị cuốn lại và bị cắn hết phần thịt lá lúa. Biện pháp quản lý sâu cuốn lá hiệu quả thì cần phải chăm sóc tốt cho cây lúa bằng việc sạ mật độ vừa phải, bón phân cân đối hợp lý và không nên bón thừa đạm, kết hợp với việc duy trì tốt chế độ nước cho lúa, tuy nhiên điều đáng chú ý là cần tránh phun thuốc trong giai đoạn đầu nhằm bảo tồn thiên địch và cần tránh trồng cây rập mát gần bờ ruộng. Biện pháp phun thuốc hóa học trong giai đoạn lúa trước 40 ngày thì thường không mang lại hiệu quả kinh tế và lúc này cây lúa có khả năng phục hồi tốt. Có thể phun thuốc trừ sâu cuốn lá khi thấy sâu hại nặng trong giai đoạn lúa 40 ngày và sau 40 ngày và đặc biệt phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc. Sâu đục thân: 25 ngày sau sạ đến trổ, vài chồi trong bụi bị vàng khô, nắm chồi kéo lên được, bông khô trắng và dẫn đến lép hoàn toàn. Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND. Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND. Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG. Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND. Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H. Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H. Bệnh cháy lá Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ Đông Xuân và hè thu và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị: Thăm đồng thường xuyên 5 – 7 ngày/lần để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun. Bệnh khô vằn Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc  khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35 – 40 ngày sau sạ).  Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây: Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước. Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15 – 30 ngày để diệt mầm bệnh. Sử dụng thuốc hóa học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione. Bệnh Bạc lá Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè thu trong giai đoạn 40 ngày sau sạ trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo. Bên cạnh các loại sâu, bệnh kể trên thì còn hai loài động vật phổ biến gây hại hiện nay, chúng cũng là nguyên nhân góp phần vào việc làm giảm năng suất lúa của bà con trên Phường là chuột và ốc bươu vàng. Đối với chuột để phòng trừ hữu hiệu nên kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc như: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẩy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang hoặc dùng chó để săn bắt. Đối với ốc bươu vàng: Cần thực hiện các biện pháp quản lý phòng trừ ốc bươu vàng trước khi xuống giống. Bắt ốc kết hợp với diệt trứng ốc trong ruộng, bờ mương quanh ruộng, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tu sữa bờ thật tốt. Cấm những cây rò theo rãnh để nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và một đến hai ngày thu gom trứng một lần. Tuy nhiên nếu mật số cao và ốc nhỏ chiếm đa số thì có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt như: Abuna 15 WG, Mossade 700 WP, Hellix 500 WP, Snailicide 250 EC…. Cần chú ý không nên sử dụng phèn xanh để diệt ốc vì gây ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho người và diệt đi vi sinh vật có lợi trong đất, nếu sử dụng lâu dài sẽ làm chai đất. Ghi chú: Các loại thuốc trên là những tên thuốc bà con trên Phường Mỹ Hòa thường dùng trong rất nhiều loại thuốc hiện có trên thị trường, vì vậy bà con có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc đã có trong danh mục được phép kinh doanh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Thu hoạch và bảo quản. Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng làm thất thóat trong quá trình thu hoạch. Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp hoặc máy gặt dải hàng để cắt lúa, tuy nhiên do hạn chế về cơ giới hóa và khó áp dụng trên một số ruộng lúa của Phường, hiện nay đa phần bà con thường cắt lúa bằng tay do vậy sau khi cắt phải tiến hành gom ngay không nên phơi mớ trên ruộng và phải tiến hành suốt ngay không nên ủ đống đợi vài ngày sau mới suốt vì làm như vậy sẽ tạo ẩm độ trong hạt tăng cao, gạo dễ bị bể gẫy, vỏ trấu dễ bị nhiễm bệnh, hạt lúa dễ bị mất màu sáng dẫn đến mất giá khi bán. Thu hoạch bằng công nghệ sau thu hoạch như: Sử dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát; dùng máy sấy để đảm bảo chất lượng hạt gạo không bị gãy, giữ được độ trong của hạt… Công nghệ sau thu hoạch sẽ góp phần làm giảm chi phí, đồng thời giảm thất thoát, thu hoạch nhanh gọn đặc biệt trong mùa mưa. Sau thu hoạch phải phơi đúng cách: Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 – 3 ngày là được. Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ – 1.000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ – 2.000 để làm khô lúa. Trong quá trình phơi sấy không nên để hạt lúa quá nóng hay nhiệt độ thay đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ 14% vì nếu làm sai quy trình sẽ ảnh hưởng trong quá trình xay xát như: Bể, vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo tăng tỷ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt chất lượng vì dễ bị sâu bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ và giảm tỷ lệ nẩy mầm. Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng hoặc vô bồ nhưng thường dùng bao thì tốt hơn và tiện lợi hơn khi bán sản phẩm. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thóang. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13% - 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 12% - 13%. Nếu là lúa giống thì nên sử dụng bao bì riêng và phải có ký hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn với lúa ăn (lúa thịt). Giải pháp về tổ chức sản xuất. Tổ nhóm liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm (lúc bán lúa) thông qua trao đổi các thông tin về giống, học hỏi các kỹ thuật canh tác lúa, là nơi tập trung và là nơi các cán bộ nông nghiệp cung cấp và hướng dẫn cho bà con các thông tin mới nhất về nông nghiệp. Thành lập các câu lạc bộ nông dân nhằm hướng đến sự liên kết, tập trung sản xuất một đến hai loại giống tạo sản phẩm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa đồng thời hướng đến xuất khẩu trong quá trình hội nhập. Biện pháp thực hiện Trước tiên chúng ta cần phố hợp với các cán bộ nông nghiệp Phường, phối hợp với trại giống Bình Đức, đồng thời liên kết với bà con nông dân. + Phối hợp với trại giống Bình Đức để có nguồn giống nguyên chủng cung cấp cho một vài nông dân sản xuất giỏi của Phường để sản xuất giống xác nhận dân (khoảng 3 đến 5 hộ gia đình; diện tích khoảng 0,5 đến 1,5 ha). + Các nông dân sản xuất giỏi này có trách nhiệm sản xuất giống xác nhận cung cấp lại cho các tổ nhóm liên kết sản xuất hay các câu lạc bộ nông. + Sau khi có giống xác nhận, ưu tiên cho các hộ gia đình có tham gia vào các tổ nhóm liên kết, các câu lạc bộ nông dân sau đó sẽ nhân rộng ra toàn Phường. Chú ý: Chỉ nên sản xuất vài bộ giống chủ lực như đã đề cập ở phần giải pháp về giống. Dự kiến thời gian nhân giống từ giống nguyên chủng đến giống xác nhận cung cấp cho bà con nông dân khoảng 3 vụ (1,5 năm). Lưu ý: Nên bắt đầu gieo sạ giống nguyên chủng vào vụ Đông Xuân nhằm đảm bảo không bị lẫn tạp do lúa nền…. Giải pháp về thị trường tiêu thụ. Các giai đoạn canh tác gian nan, đổ bao mồ hôi nước mắt, tốn biết bao chi phí… đã khép lại, và giờ đây là lúc mà bà con ngồi đếm tiền khi bán lúa. Tuy nhiên niềm vui đếm tiền chưa hẳn đã hoàn toàn đến với bà con nếu như không có thị trường tiêu thụ tốt hoặc giá bán không cao. Để niềm vui ấy vẫn mãi trong lòng mỗi nông dân thì chúng ta cần nổ lực tìm kiếm cho bà con những thị trường tiêu thụ tốt và có sự liên kết chặt chẽ với nông dân. Bên cạnh việc đưa ra quy trình sản xuất có hiệu quả, hướng người nông dân áp dụng vào sản xuất thực tiễn để từ đó tăng năng suất cây trồng, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết giảm chi phí sản xuất, mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người nông, thì việc giúp người nông dân an tâm sản xuất thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, cũng là một việc hết sức cấp bách và quan trọng trong công tác khuyến nông hiện nay . Hiện nay các thông tin về thị trường tiêu thụ và về giá cả thị trường đang diễn ra rất sôi động, tuy nhiên vẫn chưa có dự báo cụ thể nào trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn về sự biến động của thị trường. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng người nông dân vẫn có thói quen sản xuất cài mính có hoặc sản xuất những mặt hàng có giá trị cao tại thời điểm đầu tư, đó chính là nguyên nhân của sản xuất tự phát và sản xuất chạy theo phong trào mà không có một dự đoán chính xác nào. Vì vậy đến khi thu hoạch thì bị hụt hẫn về thị trường tiêu thụ không ổn định hoặc giá cả bấp bênh. Đối với lĩnh vực lúa gạo thói quen của nông dân chính là sản xuất các giống mà từ lâu họ đã quen sản xuất, mỗi người một giống. Tạo đa dạng về chủng loại giống không phù hợp với với nhu cầu thị trường và làm giảm đáng kể lợi nhuận của nông dân. Chính vì vậy để đảm bảo thị trường đầu ra ổn định thì việc tìm kiếm thị trường là điều quan tâm hàng đầu. Phải hiểu rõ thị trường cần gì để từ đó hướng nông dân vào sản xuất sản phẩm đúng cái thị trường cần. Để có thị trường tiêu thụ lúa tốt thì đơn thuần mỗi nông dân sẽ không bao giờ làm được điều đó. Chính vì vậy mà cần sự hỗ trợ của các cán bộ kinh tế Phường trong quá trình ký kết các hợp đồng, tìm các đơn vị thu mua, liên kết với các công ty lương thực, các nhà máy xay xác…nhằm đảm bảo đầu ra cho nông dân trên Phường. Để đạt được điều đó, công tác khuyến nông với việc phối hợp với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm không thể thiếu được, và mang ý nghĩa chiến lược kinh tế ổn định và lâu dài. Phương pháp thực hiện được thể hiện như sau : - Trung tâm khuyến nông: Đưa ra quy trình kỹ thuật sản xuất, giúp người nông dân tiếp cận và ứng dụng một cách có hiệu quả nhất. Quy hoạch vùng sản xuất theo định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Hiện nay việc sản xuất từ 1 đến 2 bộ giống trên vùng là rất cần thiết. - Các cơ quan Đoàn, thể, cán bộ nông nghiệp Phường: Tổ chức vận động và tập hợp nông dân tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất, các câu lạc bộ nông dân. Hướng đến sự liên kết hợp tác sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sản xuất đơn lẻ. Hiện nay trên địa bàn Phường Mỹ Hòa đang phát triển mô hình sản xuất lúa nhật, phát triển mô hình này sẽ mang lại cho nông dân nhiều thuận lợi, nông dân kỹ hợp đồng với công ty Agimex – Kitoku. Theo đó công ty Agimex – Kitoku sẽ trực tiếp cung cấp giống cho nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch. Tóm lại: Giải pháp thị trường tiêu thụ sẽ giúp bà con nông dân an tâm hơn để sản xuất, thị trường tiêu thụ được ổn định lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ được nâng cao, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất và chất lượng hạt lúa, duy trì và phát triển nền nông nghiệp truyền thống bền vững. Kết luận chung: Giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại Phường Mỹ Hòa có hai cách để thực hiện: (1) Tăng thu nhập đầu ra cho bà con nông dân; (2) giảm chi phí đầu vào trong quá trình canh tác. Việc tăng thu nhập đầu ra: + Tăng năng suất: Hiện tại năng suất lúa tối đa mà bà con nông dân đạt được là khoảng 55 giạ - 60 giạ/công (tương đương 11 tấn – 12 tấn/ha). Đây cũng là năng suất đỉnh trong hiện tại của việc sản xuất lúa, khó có thể có năng suất cao hơn. Do vậy việc tăng năng suất rất khó thực hiện. + Tăng giá bán lúa: Tăng giá bán bằng cách tạo ra sản phẩm tốt có chất lượng (hạt sáng, gạo trong, không gãy…) thì khi đó giá bán sẽ cao hơn thông thường. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là giá bán vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường và do thị trường quyết định, do vậy chúng ta rất khó kiểm soát. Giảm chi phí đầu vào trong quá trình canh tác: Là việc thực hiện tốt các giải pháp về giống về kỹ thuật canh tác,…áp dụng chương trình canh tác 3 giảm 3 tăng kết quả cho thấy chi phí sản xuất lúa của nông dân giảm đáng kể so với canh tác thông thường như: các chi phí về giống, chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí phun xịt, chi phí bơm nước và các chi phí canh tác khác. Bảng 4.9. Lợi nhuận mang lại từ việc áp dụng các giải pháp nâng cao lợi nhuận trong canh tác lúa Các yếu tố Ruộng thường Ruộng 3G3T Đơn giá (ngàn đồng) Thành tiền (ngàn đồng) Chênh lệch (ngàn đồng) Ruộng thường Ruộng 3G3T I/ Giống (kg) 75,6 42 33,6 Giống thường 18 10 2,9 52,2 29 23 Giống xác nhận 18 10 5,5 99 55 44 II/ Thuốc BVTV (lít) 29 24,5 3.806 3.205,8 600,2 Thuốc diệt cỏ 13 11,8 108 1.404 1.274,8 Thuốc trừ sâu 4 3 93 372 279 Thuốc trừ rầy 2 1,5 90 180 135 Thuốc trừ bệnh & dưỡng cây 10 8,2 185 1.850 1.517 III/ Phân bón (kg) 930 882,9 4.175,8 3.978,6 197,2 Đạm (N) 450 427,5 4,7 2.115 2.009,3 Lân (P) 50 45 1,4 70 63 Kali (K) 70 65 2,6 184,8 171,6 Hỗn hợp NPK 170 164,9 4,8 816 791,5 Hỗn hợp DAP 150 145,5 5,4 810 785,7 Phân khác 40 35 4,5 180 157,5 IV/ Chi phí sản xuất và thu hoạch (*) 2.400 1.800 600 TỔNG 10.457 9.026 1.431 Ghi chú: Chi phí tính cho một hecta/năm (2 vụ) (*) Bao gồm chi phí nhân công, bơm nước, xịt thuốc, thu hoạch... (Nguồn: Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, phòng Nông nghiệp Phường Mỹ Hòa và Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường) Chương 5. KẾT LUẬN Kết luận. Nông nghiệp vốn là lĩnh vực “cha truyền con nối” từ xưa đến nay, đặc biệt trong thời đại hội nhập kinh tế đã mở ra cho nông nghiệp nhiều cơ hội đồng thời cũng không tránh khỏi những thách thức. Qua khảo sát hiện trạng sản xuất lúa của nông dân trên Phường Mỹ Hòa thì Phường Mỹ Hòa đang đứng trước rất nhiều khó khăn: + Hiện trạng về Giống: Giống mà bà con nông dân hiện đang sử dụng rất nhiều chủng loại (có hơn 10 chủng loại), nguồn giống nguyên chủng và giống xác nhận còn hạn chế nên đa phần nông dân tự để giống lại canh tác cho vụ sau, chính điều đó đã làm giảm đáng kể không những về năng suất mà chất lượng gạo cũng bị giảm, độ lẫn tạp sẽ nâng lên đáng kể. Góp phần làm tăng chi phí của nông dân trong canh tác lúa. + Hiện trạng kỹ thuật canh tác: Khoa học kỹ thuật trong canh tác thì ngày càng tiến bộ, tuy nhiên việc áp dụng chúng vào trong canh tác lúa thì còn hạn chế đối với nông dân trên Phường Mỹ Hòa, nông dân làm theo kinh nghiệm thì nhiều, hạn chế áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM… Chính vì vậy đã làm tăng chi phí mà lợi nhuận mang lại thì không tăng. + Hiện trạng về tổ chức sản xuất: Với thực tế là diện tích đất của bà con đang canh tác thì rất manh mún và nhỏ lẽ ( bình quân 3 – 5 công/hộ), tuy vậy mà nông dân lại ít có sự liên kết với nhau trong sản xuất chẳng hạn như tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất hoặc các câu lạc bộ nông dân, khó khăn lại càng khó khăn hơn vì sản xuất đơn lẽ thì mỗi người một cách làm khác nhau, giống lại khác nhau, lịch gieo sạ cũng khác nhau… kết quả là tạo ra sản phẩm khác nhau, không phù hợp với thị trường. + Hiện trạng về thị trường tiêu thụ: Nông dân thường bán lúa ngay sau khô phơi khô và thường bán cho thương lái, chủng giống thì đa dạng tuy nhiên sản lượng thì nhỏ lẻ nên rất khó trong việc sản xuất theo hợp đồng mà phải bán cho thương lái nên thường bị ép giá. Đó là những hiện trạng cơ bản cho thấy việc sản xuất lúa trên Phường Mỹ Hòa đang gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục kịp thời để duy trì và phát triển nền nông nghiệp truyền thống theo hướng bền vững. GS-TS. Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho rằng, sản xuất nông nghiệp bền vững là chúng ta cần chọn một biện pháp sản xuất để cây trồng, vật nuôi của chúng ta tiếp tục cho chúng ta mỗi năm mỗi lãi, chất lượng nguồn nước và đất đai hàng năm vẫn được duy trì tốt để thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục hưởng cái lợi từ đất và môi trường nước, chứ không phải chúng ta chỉ khai thác trong một khoảng thời gian vài năm rồi đất đai trở nên cằn cỗi và môi trường nước bị huỷ hoại như vậy sẽ không bền vững. Thứ hai là mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm khi mà chúng ta sản xuất thì tiền lời cứ tăng mãi, chứ không phải chỉ thu lợi một thời gian vài năm rồi sau đó lại sạt nghiệp. Để khắc phục các hiện trạng đó, đề tài đưa ra 4 giải pháp: Giải pháp về giống. Giải pháp về kỹ thuật canh tác. Giải pháp về tổ chức sản xuất. Giải pháp về thị trường tiêu thụ. Đề tài hy vọng rằng lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ tăng lên rất cao cùng với việc tăng năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời chi phí sẽ giảm tối thiểu khi áp dụng các giải pháp trên vào đồng ruộng. Kiến nghị. Cần đầu tư và đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà trong nông nghiệp (Nhà Nước – Nhà Doanh Nghiệp – Nhà Khoa Học – Nhà Nông), đây chính là cầu nối có tác dụng thúc đẩy sản xuất trong nông dân, góp phần duy trì và phát trì ngày càng cao nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, nhằm hạn chế tình trạng bán lúa ngay sau khi thu hoạch để chi trả các khoản nợ vật tư nông nghiệp trong thời điểm giá thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân. Cần hướng nông dân tích cực tham gia liên kết sản xuất (không ép buộc) tránh tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và đẩy mạnh việc ứng dụng đó đối với nông dân, tuyên truyền phổ biến các giống lúa mới năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị trường cho nông dân sản xuất. Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật cần dự báo chính xác và thông tin ngay đến nông dân về tình hình biến động của sâu bệnh hại lúa để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh tình trạng tiêu huỷ như bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân. Cán bộ nông nghiệp phường cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin từ Sở Nông Nghiệp, từ Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật để thông tin kịp thời đến nông dân, tổ chức thăm đồng thường xuyên nhằm sớm phát hiện sâu bệnh hại lúa để sớm có biện pháp khắc phục. Tăng cường các buổi hội thảo đầu bờ để nông dân có dịp trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong canh tác lúa. PHỤ LỤC MSM:………………… BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – TP LONG XUYÊN ---o0o--- Họ & tên phỏng vấn viên:…TRẦN MINH HIẾU Ngày phỏng vấn:……./04/ 2007…. Họ & tên đáp viên: ………………………………………………………………............ Giới tính: ……………………………………………..Tuổi:……………………………. Địa chỉ: Ấp/khóm………………………………………………………………………… NỘI DUNG: Câu 1: Diện tích đất mà gia đình đang canh tác: Diện Tích (công 1.000m2) Cây trồng Câu 2: Hiện gia đình đang canh tác giống lúa gì? Ðông xuân:………………………....Số lượng giống: ……………………Kg/công. Hè thu:………………………… .….Số lượng giống: ……………………Kg/công. Vụ 3:…………………………….…Số lượng giống: ……………………Kg/công. Tại sao gia đình chọn giống này để canh tác:………………………………………….. ………………………………………………………………………………………… Câu 3: Gia đình muốn dùng lượng giống NHIỀU hay ÍT hơn? R □ Nhiều □ Ít Bao nhiêu?.....................................Kg/công. Câu 4: Nguồn giống mà gia đình chọn? R □ Giống nguyên chủng □ Giống xác nhận □ Để lại từ vụ trước □ Trao đổi □ Khác ………………………………….. Lý do chọn nguồn giống này: ………………………………………………………………………. Câu 5: Nếu tự để giống, giống này đã trồng qua bao nhiều vụ rồi?.................................................. Câu 6: Gia đình xếp loại chất lượng giống đã trồng như thế nào? R □ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Xấu □ Rất xấu Câu 7: Điều gì quan trọng hơn khi gia đình chọn giống? R………….. □ Số lượng giống □ Chất lượng giống □ Cả hai Tại sao? .................................................................................................................... Câu 8: Gia đình thường gieo (Sạ) theo cách nào trong những cách sau? R □ Sạ hàng Vụ nào?............................................................................... □ Sạ tay Vụ nào?.............................................................................. □ Cấy Vụ nào?............................................................................ Câu 9: Xin vui lòng cho biết năng suất trong năm vừa qua: Đông xuân:………………………….giạ/công………………….kg/công. Hè thu:………………………………giạ/công. Vụ 3:………………………………...giạ/công. Note: 1 giạ # 20 kg Câu 10: Chi phí mà gia đình chi ra cho việc canh tác lúa trong năm qua từ việc làm đất, giống, phân, thuốc,…cho đến khi thu hoạch là bao nhiêu? Đông xuân:………………………….đồng/công. Hè thu:……………………………...đồng/công. Vụ 3:………………………………..đồng/công. Câu 11: Theo đánh giá của gia đình thì chúng ta có nên canh tác lúa vụ 3 không? R ¨ Có Tại sao:………………………………………………… ¨ Không Tại sao:………………………………………………… Câu 12: Sau khi thu hoạch gia đình thường bán lúa cho ai ? R ¨ Công ty lương thực, nhà máy xay xát. ¨ Thương lái. ¨ Hợp đồng trước với một tổ chức thu mua khác. ¨ Khác…………………………………. Câu 13: Gia đình thường bán lúa vào thời điểm nào? R ¨ Ngay sau khi thu hoạch. ¨ Dựa lại chờ thời điểm thích hợp (giá cao). Câu 14: Trong lúc gia đình bán lúa ai là người đưa giá ? R ¨ Người bán ¨ Người mua ¨ Thương lượng Câu 15: Gia đình tự đưa giá hay có nhóm người đại diện (Tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ nông dân,…) trong quá trình hiệp thương giá với đối tác. R ¨ Có. ¨ Không. Câu 16: Gia đình có tham gia một trong các tổ chức sau đây không? R ¨ Tổ liên kết sản xuất. ¨ Câu lạc bộ nông dân. ¨ Hợp tác xã. ¨ Tự canh tác. Nếu câu 16 là tự canh tác thì hỏi tiếp câu 17, trả lời khác thì qua câu 18. Câu 17: Nếu có điều kiện gia đình có đồng ý gia nhập vào các tổ chức trên không. R ¨ Đồng ý. Tại sao?………………………………………………… Không đồng ý. Tại sao?………………………………………… Câu 18: Trong quá trình canh tác gia đình có áp dụng kỹ thuật canh tác gì sau đây: R ¨ 3 giảm 3 tăng. ¨ 1 phải 5 giảm. ¨ IPM (Phòng trừ dịch hại tổng hợp). ¨ Nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc. Áp dụng kỹ thuật sạ hàng. Nguyên tắc 4 khỏe trong canh tác lúa. Không áp dụng các kỹ thuật trên. Khác…………………………….. Nếu câu 18 là có áp dụng một hoặc vài kỹ thuật trong canh tác thì hỏi tiếp câu 19, không thì qua câu 20. Câu 21: Xin cho biết lợi ích mang lại từ việc áp dụng các kỹ thuật trong canh tác lúa. R ¨ Giảm chi phí sản xuất ¨ Cho năng suất cao. ¨ Ít sâu bệnh phá hại. ¨ Khác ……………………………….. Câu 22: Cho biết gia đình có dự qua lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa nào không? R ¨ Có ¨ Không Câu 23: Trong 2 năm trở lại đây gia đình có canh tác giống chất lượng cao không? R ¨ Có Tên giống:…………………………………………………… ¨ Không. Nếu câu 23 là có thì hỏi tiếp câu 24, nếu không thì qua câu 25. Câu 24: Lý do gia đình canh tác giống chất lượng cao: R ¨ Năng suất cao. ¨ Kháng sâu, bệnh tốt. ¨ Dễ áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác. ¨ Giảm chi phí sản xuất. ¨ Giá bán sản phẩm (lúa) cao. ¨ Khác: ……………………………… Câu 25: Lý do gia đình không canh tác giống chất lượng cao. R ¨ Giá giống cao. ¨ Không có sự phân biệt giữa giống chất lượng cao và giống thường khi bán sản phẩm. ¨ Kỹ thuật canh tác khó. ¨ Đầu ra không ổn định. ¨ Thiếu nguồn lúa giống. ¨ Khác: ………………………………… Nếu câu 25 là thiếu giống thì hỏi tiếp câu 26, còn trả lời khác thì dừng lại. Câu 26: Nếu cung cấp đủ nguồn giống chất lượng cao thì gia đình có đồng ý canh tác không? R ¨ Có. ¨ Không. Xin chân thành cảm ơn gia đình đã giành ít thời gian giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. Chúc bà con trúng mùa được giá. Phân Tích Bảng Câu Hỏi Bằng Phần Mềm SPSS for Windows dien tich dat ma gia dinh dang canh tac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tu 1 den 3 cong 16 53.3 53.3 53.3 tu 4 den 7 cong 9 30.0 30.0 83.3 tu 8 cong tro len 5 16.7 16.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu dong xuan gia dinh canh tac giong lua gi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid OM 1490 8 26.7 26.7 26.7 OM 3536 2 6.7 6.7 33.3 IR 50404 9 30.0 30.0 63.3 OM 2517 3 10.0 10.0 73.3 OM 2519 1 3.3 3.3 76.7 OMCS 2000 2 6.7 6.7 83.3 OM 4498 2 6.7 6.7 90.0 JASMINE 1 3.3 3.3 93.3 VND 95-20 2 6.7 6.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu he thu gia dinh canh tac giong lua gi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid OM 1490 7 23.3 23.3 23.3 OM 3536 4 13.3 13.3 36.7 IR 50404 8 26.7 26.7 63.3 OM 2514 1 3.3 3.3 66.7 OM 2517 5 16.7 16.7 83.3 OM 2519 1 3.3 3.3 86.7 OMCS 2000 3 10.0 10.0 96.7 VND 95-20 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu 3 gia dinh canh tac giong lua gi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 23 76.7 76.7 76.7 OM 1490 1 3.3 3.3 80.0 OM 3536 1 3.3 3.3 83.3 IR 50404 1 3.3 3.3 86.7 OM 2514 1 3.3 3.3 90.0 OM 2517 2 6.7 6.7 96.7 OM 2519 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 so luong giong ma gia dinh thuong dung la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 15 kg 3 10.0 10.0 10.0 tu 15 kg den 18 kg 12 40.0 40.0 50.0 tu 19 kg den 22 kg 14 46.7 46.7 96.7 tu 23 kg tro len 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 nguon giong ma gia dinh chon de canh tac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid giong xac nhan 7 23.3 23.3 23.3 de lai tu vu truoc 17 56.7 56.7 80.0 trao doi voi nong dan khac 6 20.0 20.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 neu tu de giong thi giong nay da qua bao nhieu vu roi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 13 43.3 43.3 43.3 2 vu 6 20.0 20.0 63.3 tu 3 vu tro len 11 36.7 36.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 gia dinh xep loai chat luong giong da canh tac nhu the nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat tot 2 6.7 6.7 6.7 tot 9 30.0 30.0 36.7 trung binh 7 23.3 23.3 60.0 xau 12 40.0 40.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 dieu gi quan trong hon khi gia dinh chon giong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid so luong 10 33.3 33.3 33.3 chat luong 14 46.7 46.7 80.0 ca hai 6 20.0 20.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu dong xuan gia dinh thuong gieo sa theo cach nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid sa hang 15 50.0 50.0 50.0 sa tay 14 46.7 46.7 96.7 cay 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu he thu gia dinh thuong gieo sa theo cach nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid sa hang 7 23.3 23.3 23.3 sa tay 23 76.7 76.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 vu 3 gia dinh thuong gieo sa theo cach nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 24 80.0 80.0 80.0 sa tay 5 16.7 16.7 96.7 cay 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 nang suat vu dong xuan roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 700kg/1000m2 12 40.0 40.0 40.0 tu 700kg den 900kg/1000m2 10 33.3 33.3 73.3 tren 900kg/1000m2 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 nang suat vu he thu roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 700kg/1000m2 19 63.3 63.3 63.3 tu 700kg den 900kg/1000m2 11 36.7 36.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 nang suat vu 3 roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 24 80.0 80.0 80.0 duoi 700kg/1000m2 5 16.7 16.7 96.7 tren 900kg/1000m2 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 chi phi ma gia dinh chi ra trong vu dong xuan roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 700.000dong/1000m2 5 16.7 16.7 16.7 tu 700.000dong den 900.000dong/1000m2 10 33.3 33.3 50.0 tren 900.000dong den 1.100.000dong/1000m2 12 40.0 40.0 90.0 tren 1.100.000dong/1000m2 3 10.0 10.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 chi phi ma gia dinh chi ra trong vu he thu roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 700.000dong/1000m2 1 3.3 3.3 3.3 tu 700.000dong den 900.000dong/1000m2 9 30.0 30.0 33.3 tren 900.000dong den 1.100.000dong/1000m2 18 60.0 60.0 93.3 tren 1.100.000dong/1000m2 2 6.7 6.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 chi phi ma gia dinh chi ra trong vu 3 roi la bao nhieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 23 76.7 76.7 76.7 tu 700.000dong den 900.000dong/1000m2 1 3.3 3.3 80.0 tren 900.000dong den 1.100.000dong/1000m2 5 16.7 16.7 96.7 tren 1.100.000dong/1000m2 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 theo danh gia cua gia dinh thi chung ta co nen canh tac lua vu 3 khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 5 16.7 16.7 16.7 khong 25 83.3 83.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 sau thu hoach gia dinh thuong ban lua cho ai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid cong ty luong thuc 2 6.7 6.7 6.7 thuong lai 27 90.0 90.0 96.7 hop dong voi mot to chuc thu mua khac 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 gia dinh thuong ban lua vao thoi diem nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid ban ngau sau khi phoi kho 18 60.0 60.0 60.0 dua lai cho thoi diem thich hop (gia cao) 12 40.0 40.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 trong luc gia dinh ban lua ai la nguoi dua gia Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nguoi ban 5 16.7 16.7 16.7 nguoi mua 17 56.7 56.7 73.3 thuong luong 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 gia dinh tu dua gia hay co nhom nguoi dai dien trong qua trinh hiep thuong gia Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 5 16.7 16.7 16.7 khong 24 80.0 80.0 96.7 4.00 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 gia dinh co tham gia 1 trong cac to chuc sau khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid to lien ket san xuat 4 13.3 13.3 13.3 cau lac bo nong dan 6 20.0 20.0 33.3 tu canh tac 20 66.7 66.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 neu co dieu kien gia dinh co dong y gia nhap vao cac to chuc tren khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 10 33.3 33.3 33.3 dong y 18 60.0 60.0 93.3 khong dong y 2 6.7 6.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 trong qua trinh canh tac gia dinh ap dung ky thuat canh tac gi sau day Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .000 30 100.0 100.0 100.0 q19.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 23 76.7 76.7 76.7 3 giam 3 tang 7 23.3 23.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 29 96.7 96.7 96.7 1 phai 5 giam 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 26 86.7 86.7 86.7 IPM 4 13.3 13.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 12 40.0 40.0 40.0 nguyen tac 4 dung trong phun thuoc 18 60.0 60.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 14 46.7 46.7 46.7 ap dung ki thuat xa hang 16 53.3 53.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 22 73.3 73.3 73.3 nguyen tac 4 khoe trong canh tac lua 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 25 83.3 83.3 83.3 khong ap dung cac ky thuat tren 5 16.7 16.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q19.8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 xin vui long cho biet loi ich mang lai tu viec ap dung khoa hoc ky thuat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 q20.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 18 60.0 60.0 60.0 giam chi phi san xuat 12 40.0 40.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 q20.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 24 80.0 80.0 80.0 cho nang suat cao 6 20.0 20.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 q20.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 10 33.3 33.3 33.3 it sau benh pha hai 20 66.7 66.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 gia dinh co du qua lop tap huan ky thuat canh tac lua nao chua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 8 26.7 26.7 26.7 khong 22 73.3 73.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 trong 2 nam tro lai day gia dinh co canh tac giong chat luong cao nao khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 17 56.7 56.7 56.7 khong 13 43.3 43.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 ten giong chat luong cao ma gia dinh da canh tac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 13 43.3 43.3 43.3 OM 2514 1 3.3 3.3 46.7 OM 2517 4 13.3 13.3 60.0 OM 2519 2 6.7 6.7 66.7 OMCS 2000 3 10.0 10.0 76.7 OM 4498 2 6.7 6.7 83.3 JASMINE 4 13.3 13.3 96.7 VND 95-20 1 3.3 3.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 ly do ma gia dinh canh tac giong chat luong cao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 q23.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 19 63.3 63.3 63.3 nang suat cao 11 36.7 36.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q23.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 23 76.7 76.7 76.7 khang sau benh tot 7 23.3 23.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 q23.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 25 83.3 83.3 83.3 de ap dung khoa hoc ky thuat 5 16.7 16.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q23.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 22 73.3 73.3 73.3 giam chi phi san xuat 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q23.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 15 50.0 50.0 50.0 gia ban san pham (lua) 15 50.0 50.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 q23.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 q24.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 27 90.0 90.0 90.0 gia giong cao 3 10.0 10.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 q24.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 22 73.3 73.3 73.3 khong co su phan biet giong thuong va gong CL cao 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q24.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 q24.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 q24.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 22 73.3 73.3 73.3 thieu lua giong 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 q24.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 30 100.0 100.0 100.0 neu cung cap du giong thi gia dinh co dong y canh tac giong chat luong cao khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid .00 22 73.3 73.3 73.3 co 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 CÁC LOẠI GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO GIỐNG LÚA OM 2514 1. Đặc điểm OM2514-314 được phát triển từ tổ hợp lai OM1314 / Nếp MT. Giống mẹ OM1314 là vật liệu  chống chịu mặn rất tốt trong điều kiện đất khảo nghiệm ở Gò Công Đông (1995). Giống bố: Nếp MT là giống nếp dẻo. Kế thừa đặc điểm di truyền của bố mẹ, giống OM2514 có những tính trạng nông học thể hiện như sau: Khó chọn lọc cá thể trong quần thể phân ly giữa lúa nếp và lúa tẻ, Viện Lúa phải chọn từng hạt / bông để tìm ra giống lúa tẻ có dạng hình ổn định từ 2002. Thời gian sinh trưởng: 85-90 ngày cho lúa sạ và 101 ngày cho lúa cấy. Do đặc điểm chín sớm, nên nông dân có điều kiện bố trí thới vụ trong vùng bị ngập lũ trong mùa mưa. Chiều cao cây: 90-100cm. Thân rạ trung bình (chú ý bón phân cân đối, đúng liều lượng). Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt: 26,2g. Phản ứng với rầy nâu cấp 5 và đạo ôn cấp 3. Khả năng thụ phấn rất nhanh, tránh được những rủi ro do thời tiết bất thuận trong vụ hè thu. Giống thích nghi cả hai vụ đông xuân và hè thu.  Chỉ số thu hoạch HI = 0,52. Năng suất trung bình tại An Giang là 5 tấn / ha trong vụ hè thu và 7 tấn / ha trong vụ đông xuân.  Năng suất cao nhất 8 tấn /ha. Thích nghi vùng thâm canh, đặc biệt vùng Tứ giác Long Xuyên. Diện tích phát triển rất nhanh nhờ tính trạng năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ngon cơm, có mùi thơm, nên diện tích đạt 42.200 ha sau một năm khảo nghiệm rộng và sản xuất thử ở An Giang.  2. Phẩm chất  Tỉ lệ gạo nguyên: 40,6-48,6%. Chiều dài hạt gạo: 7,10-7,29mm.  Hàm lượng amylose: 24,0-24,7%, cơm mềm và dẻo. Nhiệt độ hóa hồ: cấp 3-4. Độ bền thể gel 40,25-40,60mm. Hàm lượng protein: 7,8-8,7%. Gạo có mùi thơm nhẹ. GIỐNG LÚA OM2717  1. Đặc điểm  Giống OM2717 được phát triển từ tổ hợp lai OM1738 / TN128. Giống TN128  là Tài Nguyên đột biến 100 được dùng làm bố. Giống mẹ là OM1738 dẫn xuất từ tổ hợp lai giữa OM296 và IR50404.  Công tác chọn lọc được thực hiện theo phương pháp phả hệ, và dòng triển vọng đã được khảo nghiệm quốc gia từ năm 2000. Giống OM2717 đã được công nhận khu vực hóa vào năm 2004. Xu thế phát triển về diện khá cao trong năm 2005 (trên 120.000 ha)  Thời gian sinh trưởng ổn định 100 ngày (cấy) và 90-95 ngày (sạ). Chiều cao cây 100-110cm. Thích nghi rộng. Dài bông 25cm. Số hạt chắc / bông 90-100. Tỉ lệ hạt lép khá ổn định giữa hai vụ ĐX và HT (17-19%). Trọng lượng 1000 hạt 22-24gr. Năng suất 6-7 tấn / ha (ĐX) và 4 tấn / ha (HT). Năng suất đạt cao nhất 8 tấn / ha trong mạng lưới khảo nghiệm. Thích nghi cả hai vụ đông xuân và hè thu. Kháng trung bình với rầy nâu và nhiễm đạo ôn. 2. Phẩm chất Hạt thon dài. Chiều dài hạt gạo 7,4mm. Độ bạc bụng cấp 1. Tỷ lệ gạo nguyên 52,4%. Amylose 25,3%. Độ trở hồ cấp 3. Độ bền thể gel 43 mm. GIỐNG LÚA OM2718 1. Đặc điểm Giống OM2718 được phát triển từ tổ hợp lai OM1738 / MRC19399 đột biến. Giống mẹ là OM1738 dẫn xuất từ tổ hợp lai giữa OM296 và IR50404. Giống bố MRC19299 được khu vực hóa vào năm 1997, với tên gọi là OMFi1, Viện đã cho xử lý đột biến với Cobalt 60 tạo ra dòng đột biến có dạng hình nông học rất đẹp. Bộ NN và PTNT đã công nhận tạm thời vào năm 2004. Xu thế phát triển giống OM2718 tăng rất cao trong năm 2005 với diện tích 115.800 ha. Diện tích phát triển nhiều nhất ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Vĩng Long, Cần Thơ, TP Hồ chí Minh. Thời gian sinh trưởng 95 ngày (ĐX 95 ngày, HT 100 ngày). Chiều cao cây: 115cm. Dạng hình thâm canh. Phản ứng với rầy nâu cấp 5, đạo ôn cấp 5. Chống chịu điều kiện bất thuận khá, thích nghi ở các vùng canh tác còn nhiều khó khăn. Chiều dài bông 26cm. Hạt chắc / bông 95-100. Tỷ lệ hạt lép 15-19%. Năng suất đạt 7,6 tấn / ha (ĐX) và 4,5 tấn / ha (HT). Thích nghi cả hai vụ ĐX và HT. 2. Phẩm chất Dài hạt gạo: 7,4mm, vỏ trấu có màu vàng sáng. Tỉ lệ chiều dài hạt / chiều rộng hạt: 3,3. Độ bạc bụng cấp 1. Amylose 25,3%. Độ trở hồ cấp 3. Độ bền thể gel 43mm. Tỉ lệ gạo nguyên cao: 54%. Thị hiếu tiêu dùng: được ưa chuộng trong thị trường nội địa và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. GIỐNG LÚA OM 4498 1. Đặc điểm OM4498 được phát triển từ tổ hợp lai IR64/OMCS2000/IR64, quần thể BC2F2 được sử dụng để thực hiện bản đồ di truyền gen chống chịu mặn với sự có mặt của marker RM223 định vị trên nhiễm sắc thể số 8. Ứng dụng marker phân tử trong chọn tạo giống lúa đã được thực hiện để chọn ra dòng OM4498. Thời gian sinh trưởng:  95-100 ngày. Chiều cao: 100-105cm. Thân rạ cứng. Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt 25,8g. Chiều dài bông 26cm. Phản ứng với rầy nâu cấp 5 và đạo ôn cấp 3. Chỉ số thu hoạch HI = 0,58. năng suất đạt trung bình 5-7 tấn/ha. Năng suất cao nhất: 8 tấn/ha. Khả năng sống sót ở giai đoạn mạ trong điều kiện bị stress do mặn ở EC=12dS/m là 28 ngày. Khả năng chống chịu độ độc nhôm được đánh giá bằng chỉ số RRL là 0,85. Như vậy đây là giống có khả năng thích nghi cho vùng khó khăn như phèn mặn. OM4498 có lượng phytate thấp trong hạt gạo, giúp cho việc hấp thu sắt trong dinh dưỡng hàng ngày của người dân tốt hơn. Dạng hình cây lúa được đánh giá tốt trong nhiều lần thăm dò ý kiến của nông dân và cán bộ khuyến nông qua bốn vụ khảo nghiệm (2004-2005). 2. Phẩm chất Dài hạt gạo: 7,3mm. Tỉ lệ D/R: 3,1. Tỉ lệ gạo nguyên: 52,4% Hàm lượng amylsoe: 24,3%. Độ trở hồ cấp 3. Độ bền thể gel: 43,3mm ÁP DỤNG NGUYÊNTẮC 4 KHỎE TRONG SẢN XUẤT LÚA(() Trần Ngọc Chủng – Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp – Sở NN & PTNT An Giang. ) Trong sản xuất nông nghiệp có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Quả đúng là câu tục ngữ rất hay, rất có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất như hiện nay, nhất là trong tình trạng thâm canh tăng vụ ngày càng cao, tăng vòng quay sử dụng đất, sản xuất liên tục nhiều vụ trên năm, dần dần đưa đến tình trạng đất bị nghèo dinh dưỡng và mức độ ô nhiễm môi trường ngày cũng gia tăng. Mặt khác, giữa môi trường và khí hậu thời tiết thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi khi môi trường bị ô nhiễm thì thời tiết và khí hậu cũng thay đổi theo. Nếu như thời tiết diễn biến theo chiều hướng bất lợi thì tất nhiên ít nhiều sẽ có những tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do vậy, ngoài những yếu tố mà câu tục ngữ đã nêu, thì cần phải chú ý thêm một số yếu tố khác như đất canh tác và khí hậu... 1. Đất khỏe Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thông qua việc tiếp nhận, dự trữ và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Đất canh tác thường có rất nhiều loại khác nhau: Đất thịt, đất cát, đất sét, đất thịt pha cát, đất thịt pha sét…nói chung là tùy theo từng khu vực khác nhau mà sẽ có từng loại đất khác nhau. Do vậy, trong sản xuất người nông dân cần phải xác định được loại đất mà mình hiện đang canh tác là loại đất gì? Thành phần sa cấu của đất ra sao? Nặng hay nhẹ? Đất giàu hay nghèo dinh dưỡng? Để từ đó, có thể chọn ra được loại cây trồng, áp dụng chế độ bón phân và chế độ tưới tiêu cho phù hợp. Đối với những vùng đất được sản xuất liên tục nhiều vụ trên năm (chủ yếu là  những vùng có đê bao chống lũ triệt để) thì cây trồng thường bị thiếu dinh dưỡng và ngộ độc hữu cơ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng cây trồng bị ngộ độc hữu cơ một phần là do lịch thời vụ quá khắc khe, nên người nông dân không có đủ thời gian để cày ải và phơi đất, rơm rạ của vụ trước thường được cày vùi lấp xuống lòng đất và sau đó là bơm nước vào để trục trạt và tiếp tục xuống giống cho vụ sau. Rơm rạ bị chôn vùi trong điều kiện đất ngập nước, các vi sinh vật phân hủy xác bả thực vật sẽ phân hủy rơm rạ trong điều kiện hiếm khí, từ đó sẽ thải ra rất nhiều chất độc hữu cơ và sẽ gây ngộ độc cho cây trồng sau này. Mặt khác, đất nếu không được cày ải thì cỏ dại, hạt lúa cỏ, hạt lúa rơi rớt của vụ trước sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong vụ sau. Đồng thời các mầm bệnh lưu tồn trong đất của vụ trước vẫn không bị tiêu diệt và các mầm bệnh này sẽ tiếp tục tấn công lên cây trồng của vụ sau. Nói chung, trong sản xuất cần phải hết sức quan tâm đến khâu làm đất, tạo cho đất một độ tơi xốp nhất định, đất sạch bệnh, hay có thể gọi là đất khỏe. Có như vậy thì mới hy vọng cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt, chống chịu tốt đối với sâu bệnh và cuối cùng là cho năng suất cao. 2. Hạt giống khỏe Đây là yếu tố quan trọng thứ hai quyết định đến năng suất cây trồng. Khi chọn được mảnh đất tốt, đất khỏe, đất sạch bệnh thì vẫn chưa đủ, mà bước tiếp theo là phải chọn cho được hạt giống khỏe, hạt giống sạch bệnh, hạt giống phù hợp với điều kiện đất đai nơi sản xuất. Người nông dân hiện nay đa phần đã ý thức được việc sử dụng hạt giống xác nhận trong sản xuất. Tuy nhiên, những hạt giống xác nhận mà hiện đang được bà con nông dân sản xuất và sử dụng  vẫn chưa đúng nghĩa là hạt giống xác nhận. Vì hạt giống xác nhận là hạt giống phải được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật về sản xuất giống xác nhận và đồng thời phải hoàn toàn kiểm soát được mầm bệnh trên hạt giống. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra có rất nhiều loại nấm bệnh trên hạt giống. Các hạt giống này nếu không được xử lý kỹ càng trước khi xuống giống thì mầm bệnh sẽ tiếp tục tấn công lên cây trồng cho vụ sau. Chẳng hạn như bệnh gây lem lép hạt, 30% bệnh này là được lan truyền từ hạt giống lên cây trồng. Do vậy, trong sản xuất cần phải chọn hạt giống xác nhận, hạt giống sạch bệnh, hạt giống khỏe để sản xuất. 3. Cây trồng khỏe Khi có được đất khỏe, hạt giống khỏe thì vẫn chưa đủ mà chúng ta cần chú ý đến cái khỏe thứ 3 đó là chăm sóc cho cây trồng khỏe. Muốn cây trồng khỏe thì cần lựa chọn biện pháp sản xuất cho phù hợp. Tùy theo từng loại cây trồng khác nhau mà áp dụng biện pháp canh tác khác nhau. Chẳng hạn như đối với cây lúa thì hiện nay có rất nhiều chương trình để giúp cho cây lúa phát triển khỏe như: Chương trình IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp), chương trình FPR (bốn mươi ngày đầu không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật), chương trình quản lý dinh dưỡng và chương trình 3 giảm 3 tăng đã được đông đảo nông dân đang áp dụng như hiện nay. Trong chương trình 3 giảm 3 tăng cần lưu ý thêm đến cái giảm thứ tư đó là giảm nước. Trong canh tác lúa nếu điều chỉnh được lượng nước tưới tiêu hợp lý, sẽ giúp cho cây lúa nở bụi mạnh, cứng cây, ít đổ ngã và chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại. Ngoài ra, tiết kiệm nước còn nhiều cái lợi khác như giảm được số lần bơm tưới tiêu, giảm lượng nước tưới, giảm chi sản xuất, giảm sự ô nhiễm môi trường và cuối cùng là giúp cho cây lúa phát triển khỏe, cho năng suất cao. 4. Sức khỏe con người Khi cây trồng được trồng trên vùng đất khỏe không có mầm bệnh hại thì tất nhiên cây trồng sẽ phát triển khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và cuối cùng là sản phẩm được sản xuất ra sẽ là sản phẩm sạch, không có chứa các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Người tiêu dùng khi sử dụng các loại sản phẩm này sẽ đảm bảo được sức khỏe. Như vậy câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cần phải được bổ sung thêm yếu tố đất và khí hậu. Nếu được, có thể sắp xếp lại như sau: Đất thì đi trước, nước thì theo sau, chọn giống chất lượng cao và cuối cùng là chăm sóc. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Đoàn Xuân Tiên. Học Viện Tài Chính, Trang 44 Giáo trình Kế Toán Quản Trị. 2005. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội. Tiến sĩ Đỗ Đức Định chủ tịch hội đồng khoa học - trung tâm nghiên cứu khoa học - kinh tế - xã hội. Sở nông nghiệp tỉnh An Giang Báo cáo tổng kết ngành Nông Nghệp 2006 kế hoạch sản xuất 2007. Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2006 kế hoạch công tác năm 2007. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa vụ hè thu 2007. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Giới thiệu giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỉnh An Giang Sở Nông Nghiệp tỉnh An Giang Sở nông nghiệp tỉnh Cần Thơ Trung tâm khuyến nông quốc gia Công Ty CP BVTV An Giang Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRAN MINH HIEU.doc
Luận văn liên quan