Khóa luận Nghiên cứu khả năng thích ứng với bđkh của người dân xã vinh hải huyện Phú Lộc, tỉnh thừa thiên Huế

Vinh Hải là một xã ven biển chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thiên tai do BĐKH, đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng cường độ của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như: bão, lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, triều cường thì ngày càng có xu hướng tăng lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vinh Hải là xã chịu nhiều tác động của thiên tai và BĐKH, tần suất xuất hiện của các loại hình thiên tai thì ngày cành nhiều, mức độ nặng nề hơn, làm cho thiệt hại nghiêm trọng hơn. Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải còn rất thấp các như chỉ báo về: mức độ kiên cố nhà ở, tiếp cận thông tin, cơ sở hạ tầng, kinh tế, vốn xã hộ, chỉ báo về kiến thức, kỹ năng. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà người dân ở đây thực hiện, hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn như các phương án: về sửa chữa và kiên cố lại nhà và những phần hư hỏng, kiên cố lại các thiết bị chăn nuôi, ao và đê, phương án thu hoạch nhanh, thu hoạch nông sản và thủy sản trước mùa thiên tai, phương án mua và dự trữ thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khác những phương án trên chỉ mang tính ứng phó. Còn hạn chế các biện pháp thích nghi dài hạn như: Phương án trồng cây dọc theo sông và trong vườn để chống gió và ngăn xói mòn đất; phương án đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đắp đê bao, đập ngăn mặn; xây dựng, gia cố bờ sông, đê, kè, rọ đá để chống sạt lở; quy hoạch vùng ất; xây dựng các cơ sở hạ tầng kiên cố

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu khả năng thích ứng với bđkh của người dân xã vinh hải huyện Phú Lộc, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tập huấn về BĐKH. Chỉ số kinh tế, ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như tiền công, tiền lương, tiền kiều hối cũng thấp. Do người dân đi làm công nơi xa, nên phải chi trả nhiều cho hoạt động cá nhân như thuê nhà ở, các dịch vụ khác, vì thế mà nguồn thu nhập mang về bị hạn chế lại. Thu nhập thấp làm cho người dân khó có thể khắc phục các hậu quả sau thiên tai, không có nguồn tài chính để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng để ứng phó với BĐKH. Chỉ số kỹ thuật và vốn xã hội cũng tương đối thấp, làm cho người dân khó khăn khi người dân bị thương vong trong thiên tai, mà thiếu các phương tiện (xe máy) để đưa đi cấp cứu. Còn chỉ số cơ sở hạ tầng và công nghệ như tiếp cận thông tin từ ti vi cũng tương đối cao so với các chỉ số khác. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 48 Nhìn chung các chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của người dân ở xã Vinh Hải còn thấp nên trước, trong và sau thiên tai họ rất khó khăn, chính vì vậy mà sự giúp đỡ của chính quyền, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đóng một vai trò hết sức quan trọng. 2.2.5. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với BĐKH bằng phương pháp hồi quy Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng như thể nào đến khả năng thích ứng với BĐKH thì trong đề tài này đưa ra các nhân tố như tuổi, giới tính, thu nhập, nhận thức, thiệt hại, để tiến hành phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn biện pháp thích ứng. Với mục tiêu nghiên cứu là xem nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với BĐKH của các hộ điều tra. Thông qua mô hình hồi quy logit được xử lý trên phần mềm Eviews 5.0. Từ kết quả hồi quy có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến khả năng thích ứng của các hộ điều tra. Có nhiều biện pháp thích ứng với BĐKH được các hộ sử dụng nhưng tôi chỉ chọn những biện pháp được người dân chọn nhiều nhất để đưa ra phân tích: đó là phương án về sửa chữa và kiên cố lại nhà và những phần hư hỏng. Trước khi chạy mô hình thì kỳ vọng của chúng tôi về các biến như sau: Các biến nhận thức, trình độ học vấn và thu nhập cao ảnh hưởng thuận chiều (+) đến xác suất chọn biện pháp thích ứng . Các biến như tuổi, giới tính không có kỳ vọng về dấu (+/-). Biến thiệt hại được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nghịch chiều (-) với mô hình, tức là thiệt hại càng cao thì xác xuất thực hiện biện pháp thích ứng càng thấp. Kỳ vọng này được thiết lập trên cơ sở sau: có thể xem thiệt hại là hậu quả của việc người dân chưa quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp thích ứng. .Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 49 Bảng 14: Kỳ vọng của các biến vào mô hình Biến Giải thích biến Kỳ vọng (dấu) Tuổi Tuổi của người trả lời +/- Giới tính 1= nam; 2 = nữ +/- Giáo dục Số năm đến lớp + Thu nhập Thu nhập của hộ + Thiệt hại Mức thiệt hại do thiên tai trong 3 năm qua - Nhận thức Là biến nhận thức về nguy cơ do BĐKH trong tương lai + Hàm khả năng thích ứng có dạng: Y=f(X1,X2,......,Xn) Trong đó, Y là biện pháp thích ứng Y=1: Hộ gia đình thực hiện biện pháp thích ứng với BĐKH Y=0: Hộ gia đình thực hiện 0 biện pháp thích ứng X1, X2,........, Xn: là các biến độc lập Hàm khả năng thích ứng tuyến tính có dạng: Y = B0 + B1X1+ B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6D (1) Trong đó: - Biến phụ thuộc: Y là hộ gia đình thực hiện biện pháp thích ứng. - Các biến độc lập bao gồm: + X1: Tuổi + X2: Giáo dục + X3: Tổng thu nhập + X4: Thiệt hại + X51: Là thể hiện giới tính (nam=1, nữ =0). + D1: Là biến nhận thức về nguy cơ do BĐKH trong tương lai (khắc nghiệt hơn = 1,như nhau hoặc ít khắc nghiệt hơn=0). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 50 Bảng 15: Mối quan hệ giữa các nhân tố với biện pháp sửa chữa và kiên cố nhà cửa và những phần hư hỏng Các biến hệ số sai số chuẩn t-Statistic Prob Hệ số tự do 1,389101 103197,4 -519E-05 0,51973 1. Tuổi (X1) 0,00440 5 0,016895 0,260694 0,79432 2. Giáo dục (X2) 0,13686 1 0,07655 6 1,78773 2 0,04991 * 3. Tổng thu nhập (X3) 5,30E-06 1,01E-05 0,817548 0,04910 * 3. Thiệt hại (X4) -2,39E-05 1,07E-05 -0,678624 0,04719 * 4. Giới tính (X5) 0,71566 4 0,470278 1,521787 0,12812 Nhận thức (D) 0,719002 0,481899 1,492020 0,04397* Mean dependent var 0,258981 S.E. of regression 0,384242 S.D. dependent var 0,419814 Akaike info criterion 1,109129 Số quan sát 68 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Ghi chú: * mức ý nghĩa 5%. Phân tích mô hình hồi quy kinh tế lượng với biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Ta có mô hình hồi quy sau: Y = 1,3891 + 0,0044X1 + 0,1369X2 + 5,30X3 - 2.39 X4+ 0,7157X5 + 0,719002 D1 . Nhận xét về ảnh hưởng của các nhân tố đến biện pháp sửa chữa và kiên cố nhà cửa và những phần hư hỏng: 1. Ảnh hưởng của giáo dục Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 51 Trong mô hình này thì biến giáo dục mang dấu dương (+) và prob(x2) = 0,04991 < 0,05, đúng như chúng ta kỳ vọng vào mô hình, điều đó nói lên rằng khi trình độ giáo dục tăng thì nhận thức của người dân về BDKH tăng lên, họ nhận thức được những ảnh hưởng của nhà của bị hư hỏng trong mùa mưa bão sẽ gây rất nhiều khó khăn trong mọi sinh hoạt, nhất là khi nước lũ dâng lên cao, làm ngập nước trong nhà với thời gian dài nhất là 3,1 ngày. Với địa hình như xã Vinh Hải thì thường xuyên xảy ra thiên tai, nếu không thực hiện biện pháp này thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Chính vì thế mà khi người dân càng có trình độ cao thì biện pháp này càng được thực hiện nhiếu. 2. Ảnh hưởng của thu nhập Hệ số của biến thu nhập mang dấu (+) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này nói lên rằng khi thu nhập tăng thì xác suất chọn biện pháp thích ứng tăng cao hơn. Điều đó được lý giải vì khi thu nhập tăng tức là khả năng thích ứng tăng lên và khi đó các hộ mới có kinh phí để thực hiện các biện pháp như sửa chữa và kiên cố lại nhà và những phần hư hỏng. Qua chỉ số kinh tế thì chúng ta thấy được một thực tế là thu nhập của người dân nơi đây còn thấp, cho nên nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn biện thích ứng với BĐKH. 3. Ảnh hưởng của thiệt hại Trong các nhân tố thì nhân tố thiệt hại ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn biện pháp thích ứng. Biến thệt hại mang dấu (-) như chúng ta kỳ vọng và có ý nghĩa ở mức 5%, thể hiện một thực trạng là thiệt hại càng cao khi người dân ít lựa chọn các biện pháp thích ứng trên, nhất là đối với biện pháp sửa chữa nhà cửa và những phần hư hỏng. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trong ba năm qua ở xã Vinh Hải tương đối lớn, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lý của xã nằm trong vùng nhạy cảm của BĐKH, đồng thời người dân ít chú trọng trong các biện pháp đối phó với thiên tai, nên thiệt hại tỷ lệ nghịch với việc thực hiện biện pháp thích ứng. 4. Ảnh hưởng của nhận thức Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 52 Khi nhận thức được những ảnh hưởng của BĐKH thì người dân biết cách ứng phó với những loại thiên tai. Nhận thức về nguy cơ xảy ra các loại hình thiên tai trong tương tai do BĐKH càng cao thì người dân có thể ứng phó tốt hơn. Khi nhận thức về những nguy cơ do BĐKH trong tương lai là khắc nghiệt hơn thì mức độ lựa chọn biện pháp thích ứng cũng sẽ cao hơn. Ở xã Vinh Hải nhìn vào mức độ thì nhận thức của người dân nơi đây về nguy cơ sẽ xảy ra các loại hình thiên tai do BĐKH gây nên vẫn còn thấp, thể hiện ở phần trăm lựa chọn các biện pháp thích ứng còn ít, chưa phổ biến. Với mức ý nghĩa 05,0 , ta tiến hành kiểm định cặp giả thiết sau làm đại diện: Cặp giả thiết này đặt ra liệu thu nhập có thực sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn biện pháp sửa chữa và kiên cố lại những phần hư hỏng? Kiểm định: H0: X3= 0 (không ảnh hưởng) H1: X3 0 (có ảnh hưởng). Ta có Prob X3 = 0,04910 < 05,0 , vậy bác bỏ giả thiết H0. Như vậy thu nhập có ảnh hưởng đến việc thực hiện biện pháp này của người dân. Khi thu nhập càng cao thì người người dân chọn biện pháp sửa chữa và kiên cố lại những phần hư hỏng trước khi thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn, người dân được đảm bảo an toàn hơn trong khi thiên tai xảy ra. 2.2.7. Khả năng tiếp cận với nguồn hỗ trợ Các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân trong việc đối phó cũng như khắc phục hậu quả mà thiên tai để lại. Theo số liệu điều tra cho thấy, có đến 91,2% số hộ được nhận hỗ trợ, trong đó: nguồn hỗ trợ về lao động của chính quyền mới chỉ có 16,0%; hỗ trợ về tài chính là 19,4% trong đó chính quyền hỗ trợ cho 91,7% còn lại là họ hàng, bạn bè; Có 4,8% hộ được chính quyền hỗ trợ về vật liệu xây dựng; về cứu trợ chỉ có 19,4% nhận được nguồn hỗ trợ từ chính quyền; về nhu yếu phẩm thì chính quyền đã hỗ trợ 79,0%, tổ chức phi chính phủ là hỗ trợ 19,4%, các nguồn khác là 1,6%; về sản xuất thì rất ít được hỗ trợ, chính quyền mới hỗ trợ được 9,7%. Trư ờng Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 53 Bảng 16. Các hình thức và nguồn hỗ trợ Hình thức hỗ trợ Tỷ lệ (%) Nguồn hỗ trợ (Tỷ lệ %) Chính quyền Họ hàng, bà con, hàng xóm Tổ chức Phi Chính phủ Khác Lao động 40,3 16,0 84,0 0,0 0,0 Tài chính 19,4 91,7 8,3 0,0 0,0 Cứu hộ 19,4 100 0.0 0,0 0,0 Nhu yếu phẩm 100 79,0 0.0 19,4 1,6 Hỗ trợ sản xuất (giống, phân bón) 9,7 100 0,0 0,0 0,0 Vật liệu xây dựng 4,8 100 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) 2.2.7. Những khó khăn của người dân trong việc thích ứng + Khó khăn trong việc vay mượn để khắc phục thiên tai: Chỉ có 23,5% hộ có thể vay mượn như mượn từ ngân hàng chiếm 43,8%, từ họ hàng chiếm 25,0%, từ tu nhân chiếm 12,5%, vay ở những chỗ khác chiếm đến 18,8%. Do khó khăn trong việc vay mượn nên sau thiên tai người dân gần như là thiếu vốn để tiếp tục phất triển kinh tế. + Trong hỗ trợ: Hỗ trợ khi gặp thiên tai còn ít và mức hỗ trợ còn thấp. Mặc dù có đến có đến 91,2% số hộ được nhận hỗ trợ, nhưng do nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên người dân rất khó khăn để phục hồi lại kinh tế sau thiên tai. Mức hỗ trợ cho sản xuất còn quá ít, mà ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất thì quá nhiều. Có đến 64,7% hộ mong muốn được hỗ trợ về tài chính và tín dụng để phòng chống thiên tai. + Trong cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng còn ít, những cơ sở có thì cũng nằm ở khá xa, không thuận tiện cho việc đi lại khi thiên tai xảy ra. Khi thiên tai xảy ra, làm nhà Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 54 cửa của nhiều hộ bị hư hỏng, nên khi được hỏi thì nhiều người (45,5%) mong muốn được được các cấp chính quyền và các tổ chức hỗ trợ để xây dựng và kiên cố lại nhà cửa. + Trong sản xuất: Do sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu nên với địa hình của xã như thế nên ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của người dân. Người dân chưa điều chỉnh được mùa vụ, lịch canh tác nên khi những tháng hay có thiên tai xảy ra thì mùa vụ vẫn chưa được thu hoạch. Một phần lớn người dân mong muốn được hỗ trợ về giống và phân bón để thích ứng với điều kiện khí hậu của vùng. + Thiếu nhân lực: Những người trong độ tuổi lao động đi làm ở những nơi xa nên khi mùa mưa bão đến thì trong các hộ thiếu đi những người trụ cột để sửa chữa lại nhà cửa, các công trình vệ sinh, chặt cây cành. Về phía chính quyền cũng không đủ nhân lực để giúp đỡ người dân khi thiên tai đến. BĐKH tác động đến tất cả mọi thành phần trong xã hội, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức đều phải ứng phó và thích nghi với nó. Vì thế, cần tương trợ nhau để làm việc này, và các hộ gia đình, các địa phương nghèo cần được chính phủ cũng như các tổ chức hỗ trợ nhiều hơn. Ngoài các hỗ trợ về tài chính hay những nhu yếu phẩm đối phó với thiên tai, các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ cần hỗ trợ và hướng dẫn người dân thích ứng tốt hơn. Tại Vinh Hải, thích ứng với thiên tai chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, những hiểu biết cơ bản về BĐKH vẫn chưa được phổ biến. Nhiều biện pháp thích ứng trong sản xuất chưa được hướng dẫn để áp dụng như tư vấn và hỗ trợ về thay đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và giống cây trồng vật nuôi. Việc kiên cố hóa nhà cửa cũng được người dân thực hiện với những thiết bị, dụng cụ thô sơ, không đủ chắc chắn khi có bão, lụt lớn. 2.3. Các biện pháp ứng phó với thiên tai đã được các hộ gia đình ở xã Vinh Hải sử dụng 2.3.1. Biện pháp thích ứng với lũ lụt và bão Với địa hình của xã Vinh Hải thì loại hình thiên tai như lũ lụt và bão thường xuyên xuất hiện nơi đây, gây ra hậu quả đáng kể cho người dân. Trước những hậu quả đó thì người dân đã có những biện pháp để phòng chống và khắc phục với thiên tai. Các biện pháp để bảo vệ tài sản như: Phương án di tản thuyền, ghe, đàn gia súc đến nơi an toàn; phương án về sửa chữa và kiên cố lại nhà và những Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 55 phần hư hỏng. Các hoạt động như thu hoạch nông sản trước mùa mưa bão là rất quan trọng nhưng số hộ tham gia vẫn còn ít, làm cho người dân mất một khối lượng lớn nông sản do bị ngập lâu trong nước. Để đảm bảo sức khỏe khi mùa mưa bão đến thì người dân đã dữ trữ lương thực, quần áo, nhu yếu thẩm, kiên cố lại nhà ở và chuồng trại cho gia súc, gia cầm. Các hoạt động khác như chặt tỉa cành cây gần nhà để ngăn gãy gây nguy hiểm, trồng cây dọc theo vên sông và trong vườn, đắp đê ngăn nước đã được các hộ sử dụng để thích ứng với thiên tai. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì nhiều người trong xã đã đi lên các thành phố tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình, nhưng điều này sẽ gây khó khăn cho các hộ trong công tác đối phó với thiên tai. Người dân nơi đây cũng khá quen thuộc với loại hình thiên tai này nên phương án cập nhật thông tin cảnh báo thiên tai được các hộ quan tâm, họ tiếp cận các nguồn thông tin qua ti vi, radio, truyền thanh của xã, các hội nhóm trong xóm. Bảng 17: Các biện pháp thích ứng với lũ và bão Các biện pháp Tỷ lệ (%) Phương án về sửa chữa và kiên cố lại nhà và những phần hư hỏng 77,9 Phương án kiên cố lại các thiết bị chăn nuôi, ao và đê 5,9 Phương án cắt tỉa cây gần nhà để ngăn cành cây gãy gây nuy hiểm 23,5 Phương án di tản các thành viên đến nơi an toàn 32,4 Phương án thu hoạch nhanh, thu hoạch nông sản và thủy sản trước mùa thiên tai 7,4 Phương án sửa chữa các phương tiện di cư 1,5 Phương án mua và dự trữ thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khác 61,8 Phương án cập nhật thông tin cảnh báo thiên tai 27,9 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) 2.3.2. Biện pháp thích ứng hạn hán và xâm nhập mặn Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 56 Hạn hán, xâm nhập mặn kéo theo là việc thiếu nước ngọt trong mùa nắng nóng , đất bị thoái hóa, bị nhiễm mặn do ngập lụt, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng cũng như đời sống của người dân. Nhận thấy những khó khăn mà mình phải đối mặt, các hộ gia đình đã thực hiện các biện pháp như nạo vét kênh mương, lòng hồ để lấy nước được 16,2% hộ sử dụng; đào giếng, đào hồ lấy nước được 7,4% hộ thực hiện; đắp đê bao, đập ngăn mặn mới chỉ có 2,9% hộ thực hiện; rửa mặn đồng ruộng chỉ có 1,5% hộ thực hiện. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như chờ mưa lấy nước, đợi trời mưa rửa trôi mặn. Bảng 18: Các biện pháp thích ứng với hạn hán và xâm nhập nặm STT Hoạt động Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Nạo vét kênh mương, lòng hồ Có 16,2 Không 83,8 2 Đào giếng, đào hồ Có 7,4 Không 92,6 3 Đắp đê bao, đập ngăn mặn Có 2,9 Không 97,1 4 Rửa mặn đồng ruộng Có 1,5 Không 98,5 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Biện pháp này cũng chưa được người dân nơi đây quan tâm nhiều, chỉ được một số ít hộ thực hiện, nên diện tích đất bị nhiễm mặn lớn, làm cho chất lượng đất bị suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng ở đây chưa cao như các xã khác cùng huyện. 2.3.3. Biện pháp thích ứng với sạt lỡ đất Hiện tượng sạt lở đất tương đối ít, trong 3 năm gần đây mới xảy ra một trận. Sạt lở đất làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và ảnh hưởng đến môi trường sống của các hệ sinh thái của vùng. Nhận thức được những ảnh hưởng đó nên người dân đã có những biện pháp để ứng phó như: trồng rừng, trồng cây/tre trong vườn, dọc sông, suối, ven bờ, độn cát có 8,8% hộ thực hiện được; còn xây dựng, gia cố bờ sông, đê, kè, rọ đá để chống sạt lở mới chỉ có 2,9% hộ thực hiện. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 57 Ở đây cũng ít xảy ra hiện tượng sạt lỡ đất nên người dân tham gia vào xây dựng đê, kè để chống sạt lỡ còn ít. Nhưng nếu biện pháp này không được chú trọng thì một khi đã xảy ra thì hậu quả thật khó lường. 2.3.4. Biện pháp thích ứng với rét đậm, rét hại Rét đậm, rét hại lâu ngày ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người dân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và con người, lâu dần sinh ra nhiều bệnh tật. Mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người nghèo, trẻ em, người già và phụ nữ. Người dân đã thực hiện các biện pháp để thích ứng với rét đậm, rét hại như: bón phân, giữ ấm cây trồng có 5,9% hộ thực hiện; biện pháp che chắn nhà cửa, chuồng trại: có 23,5% hộ thực hiện; giữ ấm cho người và vật nuôi như chuẩn bị áo quần, chăn màn: có 73,5% hộ đã làm được điều này; dự trữ thức ăn cho vật nuôi trước mùa rét: có 20,6% hộ làm; hạn chế ra ngoài cho người và vật nuôi: có 51,5% hộ làm điều này, còn lại 48,5% hộ chưa làm. Bảng 19: Các biện pháp thích ứng với rét đậm, rét hại STT Hoạt động Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Bón phân, giữ ấm cho cây trồng Có 5,9 Không 94,1 2 Che chắn nhà cửa, chuồng trại Có 23,5 Không 76,5 3 Giữ ấm cho người và vật nuôi Có 73,5 Không 26,5 4 Dự trữ thức ăn cho vật nuôi trước mùa rét Có 20,6 Không 79,4 5 Hạn chế ra ngoài cho người và vật nuôi Có 51,5 không 48,5 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Nhìn chung mọi người chưa chuẩn bị chu đáo cho những đợt rét đậm, rét hại, mà hậu quả của nó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 58 nuôi, làm suy giảm chất lượng và số lượng của các loài thủy sản, gây thiệt hại lớn cho bà con. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nhận xét chung: Đối với các loại thiên tai khác nhau thì các biện pháp ứng phó mà người dân thực hiện cũng khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ thực hiện các biện pháp ứng phó với lụt; bão, rét đậm; rét hại là khá cao, trong khi đó tỷ lệ hộ thực hiện các biện pháp ứng phó với hạn hán; xâm nhập mặn và sạt lở đất là khá thấp. Điều này phản ánh một thực tế là các hộ gia đình ở xã Vinh Hải khá quen thuộc với các loại hình thiên tai như: lụt, bão, rét đậm, rét hại và vì thế họ thường có các biện pháp ứng phó phù hợp. Còn với các loại thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn và sạt lở đất ít phổ biến hơn nên họ chưa có các biện pháp ứng phó phù hợp. Kết quả này còn cho thấy một thực tế rằng các biện pháp mà người dân hiện đang thực hiện hầu hết đều mang tính ứng phó, tức thì, ngắn hạn, mà thiếu các giải pháp thích nghi mang tính dài hạn. 2.3.5. Chính quyền cùng cộng đồng nỗ lực để thích ứng với BĐKH - Trước thiên tai Với địa hình như xã Vinh Hải thì việc hành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (BCHPCLB) trong từng xóm là việc đương nhiên. Trong từng xóm của xã cũng hình thành nên nhiều hội nhóm như: Hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội người cao tuổi, nhóm vi tin dụngnhững hội nhóm này góp phần quan trọng trong việc phòng chống thiên tai cùng người dân, họ là những người trực tiếp thông báo cho người dân mỗi khi có thiên tai sắp xảy ra, chuẩn bị nơi cư trú an toàn cho người dân, cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực cho người dân. Về phía người dân họ cũng tham gia cùng chính quyền vào việc cung cấp và phổ biến thông tin cảnh báo sớm về thiên tai, phối hợp với địa phương cung cấp những thiết bị sơ tán, nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, hoạt đông gây quỹ phòng chống thiên tai, chuẩn bị đường di dời, giúp đỡ nhau chăm sóc và thu hoạch mùa vụ. Những hoạt động đó được miêu tả cụ thể ở bảng sau: Bảng 20: các hoạt động ứng phó trước thiên tai của người dân Vinh Hải Trư ờ g Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 59 Biện pháp thích ứng Số lượng tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) Cung cấp và phổ biến thông tin cảnh báo sớm về thiên tai 14 20,6 Phối hợp với địa phương cung cấp những thiết bị sơ tán 19 27,9 Nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai 4 5,9 Hoạt đông gây quỹ phòng chống thiên tai 1 1,5 Chuẩn bị đường di dời 9 13,2 Giúp đỡ nhau chăm sóc và thu hoạch mùa vụ 14 20,6 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) - Trong thiên tai Khi xảy ra thiên tai thì BCHPCLB tiếp tục chỉ đạo các đoàn thể tham gia cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho người dân, trong những trường hợp thiên tai là đổ nhà, tốc mái thì được lực lượng phòng chống lụt bão ứng cứu kịp thời, tuy nhiên, do nguồn nhân lực còn hạn chế nên việc cứu trợ còn gặp nhiều khó khăn. Người dân cũng tích cực tham gia vào việc đối phó với thiên tai. Trong 68 hộ được điều tra thì có đến 20 hộ tham gia về hỗ trợ di dời người và vật chất ra khỏi khu vực nguy hiểm, chiếm tỷ lệ 29,4%. Đối với hoạt động cứu hộ thì có 11 hộ cùng tham gia với chính quyền, chiếm tỷ lệ 16,2%. Về tổ chức và cung ứng nhu yếu phẩm tại nơi di dời thì ít hơn, chỉ có 5,9% hộ tham gia. Về tham gia cứu trợ thì cũng có nhiều hộ tham gia hơn, có đến 20,6% số hộ tham gia. - Sau thiên tai: Sau khi thiên tai xảy ra thì chính quyền cùng với địa phương tham gia vào việc thống kê tổng thiệt hại do thiên tai xảy ra như: thống kê thiệt hại, sửa chữa nhà cửa, Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 60 vận chuyển hàng hóa cứu trợ, vệ sinh môi trường. Trong đó người tỷ lệ người dân tham nhiều nhất vẫn là vệ sinh môi trường sau thiên tai. Bảng 21: Các hoạt động khắc phục sau thiên tai của người dân STT Hoạt động Số lượng tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đánh giá thiệt hại làm cơ sơ phân phối đền bù thiệt hại 7 10,3 2 Sửa chữa/xây dựng lại nhà bị hư hại 16 23,5 3 Tăng cường tín dụng 1 1,5 4 Chuyển đồ dùng và những hỗ trợ khác cho người bị thiệt hại 10 14,7 5 Vệ sinh môi trường 54 79,4 6 Huy động hang hóa cứu trợ 1 1,5 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Chính quyền địa phương đã có những nỗ lực lớn để khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Các trường học, trạm xá, hệ thống điện, nước, hệ thống giao thông được kiểm tra và đánh giá mức độ thiệt hại sau mỗi thiên tai. Các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng, chính quyền xã giúp đỡ người dân bằng cách thống kê thiệt hại lên các cấp chính quyền cao hơn hoặc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân để xin nguồn trợ cấp. Có thể là trợ cấp bằng tiền mặt, hay trợ cấp các yếu tố đầu vào sản xuất như trợ cấp giống, miễn giảm thuế, ưu tiên các chính sách phát triển nông thôn vùng bị thiệt hại Sau thiên tai thì người dân và chính quyền gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát nhanh, các loại bệnh phổ biến như dịch tả, sốt xuất huyết rất nguy hiểm đến tính mạng. Cho nên sự can thiệp của các cơ sở y tế là rất cần thiết trong trường hợp này. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 61 2.3.6. Nhận định của người dân về khả năng ứng phó và nguy cơ những thiên tai do BĐKH 2.3.6.1. Về khả năng ứng phó với thiên tai Theo kết quả điều tra thì có đến 86,8% hộ hài lòng về khả năng ứng phó với thiên tai hiện nay, còn laị 13,2% thì vẫn chưa hài lòng. Lý do mà họ chưa hai lòng là vì: có những hộ do con cái còn nhỏ, bố mẹ đã già nên khi thiên tai xảy ra thì họ còn đơn độc trong việc chống lại thiên tai; có những hộ thì khó khăn về tài chính; các hộ khác thì già yếu không có khả năng tự bảo vệ trước thiên tai; một số hộ thì không có nhà kiên cố, số khác thì nhà gần biển. Họ nhận thấy trách nhiệm bảo vệ bản thân và người trong gia đình khi thiên tai xảy ra, chỉ còn lại 13,2% hộ nghĩ là trách nhiệm này là của chính quyền và tất cả cộng đồng. Để phòng chống thiên tai hiệu quả hơn thì có 47,1% hộ thích hỗ trợ tài chính, 51,5% hộ thích xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng tránh thiên tai, có 29,4% hộ muốn nâng cao kiên thức và thông tin về phòng chống thiên tai. 2.3.6.2. Nhận thức của người dân về nguy cơ xảy ra các thiên tai trong tương lai Trong số 68 hộ được điều tra thì có đến 46 hộ chiếm tỷ lệ 69,1%, cho rằng thiên tai là do số phận, chúng ta khó có thể kiểm soát được, 32,4% thì nhận thức được điều này tốt hơn khi không đồng ý với ý kiến đó. rằng những thiên tai sắp tới sẽ khắc nghiệt hơn những gì họ đã trải qua. Bảng 22: Đánh giá về những nguy cơ thiên tai mà hộ có thể gặptrong tương lai Ý kiến của hộ Tỷ lệ (%) Những thiên tai sẽ khắc nghiệt hơn những gì chúng tôi đã trải qua 60,3 Những thiên tai sắp tới sẽ giống như những gì chúng tôi đã trải qua 2,9 Không chắc chắn 36,8 (Nguồn: số liệu điều tra hộ 2011) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 62 Nhiều hộ đã nhận thấy được những hậu quả thiên tai gây ra là do BĐKH. Họ cũng mong muốn được nâng cao nhận thức và kiến thức phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH. Trong các hộ được hỏi thì về những nguy cơ do BĐKH thì 41 hộ chiếm 60,3%, nghĩ là những thiên tai sẽ khắc nhiệt hơn những gì mà họ đã trãi qua, họ (chiếm 10% hộ) cũng nhận thấy được nguyên nhân dẫn đến thiên tai khắc nhiệt hơn trong tương lai là do: khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng đầu nguồn, lấy cát sạn quá mức. Có 65% thì cho rằng BĐKH sẽ gây ra nhiều mưa hơn và 22,5% thì nghĩ là theo xu hướng của lịch sử. Chỉ một số rất ít thì cho rằng giống như những năm trước, nhưng một phần lớn hộ trả lời là không chắc chắn về diễn biến của thiên tai ra sao. Biểu đồ 6: Đánh giá của hộ về nguy cơ của thiên tai là do BĐKH trong tương lai Hoàn toàn đồng ý 1,5% Đồng ý 67.6% Không đồng ý 30.9% Nhận thức được những hậu quả do thiên tai gây nên, nhưng số hộ tham gia vào các hoạt động như trồng rừng dương chống bão, giảm nhẹ thiên tai vẫn còn ít. Hầu như người dân nơi đây chưa có kế hoạch cụ thể để phòng trách ảnh hưởng của thiên tai trong tương lai. Có 93,8% số hộ thì đang chuẩn bị cải thiện lai nhà ở để chống chọi với thiên tai, còn 6,3% nghĩ rằng sẽ chuyển đến nhà họ hàng khi có thiên tai. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 63 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CHO NGƯỜI DÂN XÃ VINH 3.1. Các giải pháp chỉ đạo và nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó 3.1.1. Giải pháp chỉ đạo - Củng cố hệ thống ban chỉ huy và thường trực ban chỉ huy để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, thành lập các đội cứu hộ, cứu trợ tại các thôn xóm để kịp thời ứng cứu và di dân ra khỏi vùng thiên tai xảy ra. Chủ động lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng khi thiên tai khắc nhiệt, đặc biệt là những xóm giáp biển nhất. - Giúp dân xây dựng và kiên cố lại nhà cửa, chuẩn bị ghe thuyền, các thiết bị cứu hộ cho công tác cứu hộ cứu nạn. - Mỗi ban ngành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ tốt nơi làm việc cũng như góp sức cùng nhân dân chỉ đạo các phòng ban trong công tác phòng chống khắc phục và giảm nhẹ tác động của BĐKH tới đời sống của người dân. - BCHPCLB lập phương án phối hợp các lực lượng an ninh, đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn và an ninh trật tự trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn giao thông và xử lý kiên quyết đối với những tổ chức, cá nhân lợi dụng thiên tai để có những hoạt động phạm pháp làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã. Phối hợp với các địa phương tiến hành chỉ đạo cắt bỏ những cành nhánh trên các tuyến giao thông đảm bảo vận hành tốt các phương tiện, trang thiết bị hiện có để phục vụ khi có yêu cầu. - Các ngành Bưu điện, Đài viễn thông, Đài truyền thanh, phòng Văn hoá – Thông tin phải kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc do ngành mình quản lý. Đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh, huyện đến xã. Tổ chức trực 24/24 để xử lý tình huống, nắm bắt, đưa thông tin, thông báo kịp thời. Chuẩn bị các phương tiện thông tin lưu động hoạt động tốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết xấu. Cần nâng cao chất lượng, tăng thêm thời lượng phát thanh, phát sóng, loa lưu động để các bản tin dự báo thời tiết, tin bão, lũ...chuyển tải thông tin một cách khoa học chính xác, nhanh chóng đến mọi người dân. - Trạm tế xây dựng phương án phục vụ, tiếp nhận cứu chửa khi có thiên tai xảy ra. Có phương án lập trạm sơ cứu và huy động lực lượng, phương tiện cơ động, phòng Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 64 điều trị cấp cứu khi có tai nạn đông người do thiên tai xảy ra. Có kế hoạch phối hợp với các ngành đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh phát sinh sau mùa mưa bão. - Trường học các cấp khi có bão lụt xảy ra thì cho học sinh nghỉ học sau dạy bù; có phương án đảm bảo an toàn tính mạng của học sinh, giáo viên và nhân viên khi có lụt bão xảy ra. - Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; bố trí giống cây trồng, vật nuôi; thay đổi lịch mùa vụ một cách hợp lý nhằm tránh những tác động bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại. - Tạo cơ hội giúp người dân cải thiện thu nhập thông qua nhiều biện pháp như đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề và hỗ trợ người dân tìm các công việc làm từ các ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, đưa người đi lao động nước ngoài... - Quy hoạch và phát triển hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống tưới tiêu nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả diện tích canh tác. Xây dựng và kiên cố hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà cửa, công trình để chống chịu với thiên tai hàng năm. 3.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó - Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương, các tổ chức đóng trên địa bàn cũng như người dân về cac kỹ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các kỹ năng về theo dõi thông tin dự báo thời tiết, thiên tai. - Tuyên truyền để mọi người dân tự giác giúp đỡ nhau ứng phó với thiên tai, khắc phục thiệt hại sau thiên tai như tham gia các hoạt động cứu trợ, cung cấp nhu yếu phẩm nơi cư trú, thu hoạch mùa vụ. Đặc biệt là cùng nhau làm vệ sinh môi trường sau thiên tai. - Không ngừng nâng cao trình độ và cập nhật kịp thời những kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai và BÐKH cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành đảm bảo lồng ghép tốt các yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển KTXH của địa phương nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. - BCHPCLB xem xét, chỉ huy tìm những địa điểm để người dân có thể cư trú cho người dân khi phải đi cư trú do thiên tai. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 65 - Xây dựng, kiên cố lại nhà cửa, chuồng trại cho người và gia súc. Sửa chữa lại các hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh phụ. - Chuẩn bị các vật dụng cần thiết và phương tiện đi lại như: thuyền, phao cứu hộ, áo phao, đèn pin phòng khi mất điện. - Chuẩn bị nhu yếu phẩm, lương thực, chăn mền, áo ấm, lò sưởi, quạt mát... để ứng phó với thiên tai. - Cần mở các lớp tập huấn về BĐKH (các thảm họa do thiên tai gây ra, ô nhiễm môi trường và những rủi ro về sức khỏe,) để nâng cao nhận thức để thích ứng với BĐKH cho người dân. 3.2. Các giải pháp về chính sách hỗ trợ - Hỗ trợ vay vốn khi cần thiết để người dân có điều kiện đầu tư vào các mô hình sản xuất, chăn nuôi cung như các loại giống mới, hoặc mua sắm trang thiết bị để ứng phó khi thiên tai xảy ra. - Khi có thiên tai xảy ra thì hỗ trợ các thiết bị như lương thực thực phẩm, chăn mền, áo ấm, phao cứu hộ và sức người để ứng phó khi thiên tai xảy ra. - Hỗ trợ nghiên cứu thí điểm và chuyển giao các mô hình nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp, có khả năng thích ứng với các tác động của BĐKH và nước biển dâng. - Quy hoạch lại hệ thống nuôi trồng thủy sản cho hợp lý, ngăn đê, kè cho kiên cố, tránh triều cường và sóng lớn làm hư hại. - Hỗ trợ thêm các trang thiêt bị để ứng phó trong sản xuất khi có thiên tai xảy ra. - Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn tài chính như hỗ trợ từ các tổ chức, cho vay ưu đãiđể người dân có thể mua sắm các thiết bị sinh hoạt hằng ngày nhằm ứng phó với những thay đổi thất thường của thời tiết. - Hỗ trợ xây dựng và kiên cố lại nhà cửa và chuồng trai cho người và gia súc để chống chọi với thiên tai. - Hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng như trạm y tế, trường học, đê kè, hội trường của các thôn, nhà trú ẩn, để khi thiên tai xảy ra mà phải đi cư trú thì người dân còn có chỗ an toàn mà lánh nạn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 66 3.3. Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tin học - Nâng cấp lại nhà ở của mình để phòng nước tràn vào nhà khi mùa mưa bão đến. Đối với những ngôi nhà ở khu vực trũng thấp này cần xây thêm gác cao để làm nơi cất giữ đồ đạc thiết yếu. - Lên kế hoạch xây dựng cụ thể đối với những công trình phòng chống lụt, bão. Ở những vùng sạt lở kiểm tra rà soát và cắm biển báo khu vực có nguy cơ sạt lở. Thống kê những hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở và lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. - Chủ động dự trữ thức ăn, nước uống, chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng, phương tiện thông tin liên lạc, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng. Kiểm tra an toàn điện trong nhà, di dời hoá chất thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ ngập lụt. - Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản để phòng mưa lũ, ngập lớn gây thiệt hại. - Ở những vùng có nguy cơ ngập sâu cần chuẩn bị kế hoạch sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các vật dụng quan trọng khác, sắp xếp đồ đạc trong nhà cao hơn mức lũ đã từng xảy ra. - Tổ chức diễn tập, xử lý tình huống khẩn cấp cho lũ lụt xảy ra cho người dân và cán bộ xã nơi có nguy cơ xảy ra lũ lụt lớn. - Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. - Đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp kè, đê biển. Việc quy hoạch, xây dựng các dự án ở những vùng ven biển, cửa sông đều phải tính tới yếu tố ổn định địa mạo và yếu tố biển dâng một cách cụ thể. - Xây dựng một số các công trình như nhà trú ẩn đa năng kiên cố phục vụ cho việc di dân tránh bão lụt tại các cộng đồng dân cư trong khu vực. - Rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội với các phương án phải đối mặt với lũ, lụt, bão và nước biển dâng. Thách thức biển dâng chính là động lực thúc đẩy nhà nước suy tính sâu sắc hơn trong việc quản lý kinh tế theo vùng lãnh thổ. 3.4. Đa dạng hóa sinh kế Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 67 - Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp + Ngoài trồng lúa, người dân cần đa dạng hóa cây trồng để giảm nhẹ tác động của thiên tai như trồng thêm các loại rau, khoai, sắn, lạc, ớt,... là những loại cây trồng có chu kỳ sản xuất ngắn ngày hơn cây lúa. + Đa dạng hóa vật nuôi: Cần đa dạng hóa vật nuôi bằng cách ngoài các vật nuôi truyền thống cần nuôi thêm các giống vật nuôi mới nhập từ các vùng khác về như bò lai, các giống gà, vịt mới cho năng suất cao hơn + Tìm các biện pháp chuyển đổi mùa vụ để thu hoạch nhanh, tránh mùa mưa bão. + Tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để kịp thời ngăn chặn các dịch bệnh xảy ra. + Đầu tư và tổ chức thực hiện nuôi trồng thủy sản đúng quy hoạch và đúng quy trình, lịch thời vụ, kiểm tra và kịp thời xử lý dịch bệnh, đảm bảo môi trường sinh thái. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi + Đối với những vùng đất khô cằn, kém màu mỡ thì không nên trồng lúa mà chuyển qua trồng các loại cây chịu hạn như khoai, sắn, + Quy hoạch chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, với quy mô đàn lớn hơn và chuyên môn hóa cao hơn. + Đầu tư và tổ chức thực hiện nuôi trồng thủy sản đúng quy hoạch và đúng quy trình, lịch thời vụ, kiểm tra và kịp thời xử lý dịch bệnh, đảm bảo môi trường sinh thái. - Phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề, dịch vụ + Phát triển các dịch vụ như bán hàng tạp hóa, tham gia buôn bán tại các chợ. + Phát triển các ngành nghề nghề mộc, may mặc, xây dựngTrư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 68 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Vinh Hải là một xã ven biển chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thiên tai do BĐKH, đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng cường độ của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như: bão, lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, triều cường thì ngày càng có xu hướng tăng lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vinh Hải là xã chịu nhiều tác động của thiên tai và BĐKH, tần suất xuất hiện của các loại hình thiên tai thì ngày cành nhiều, mức độ nặng nề hơn, làm cho thiệt hại nghiêm trọng hơn. Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải còn rất thấp các như chỉ báo về: mức độ kiên cố nhà ở, tiếp cận thông tin, cơ sở hạ tầng, kinh tế, vốn xã hộ, chỉ báo về kiến thức, kỹ năng. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà người dân ở đây thực hiện, hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn như các phương án: về sửa chữa và kiên cố lại nhà và những phần hư hỏng, kiên cố lại các thiết bị chăn nuôi, ao và đê, phương án thu hoạch nhanh, thu hoạch nông sản và thủy sản trước mùa thiên tai, phương án mua và dự trữ thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khácnhững phương án trên chỉ mang tính ứng phó. Còn hạn chế các biện pháp thích nghi dài hạn như: Phương án trồng cây dọc theo sông và trong vườn để chống gió và ngăn xói mòn đất; phương án đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đắp đê bao, đập ngăn mặn; xây dựng, gia cố bờ sông, đê, kè, rọ đá để chống sạt lở; quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng các cơ sở hạ tầng kiên cố Trong quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó với thiên tai thì người dân và chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đi nguồn tài chính, nguồn nhân lực, các phương tiên, cơ sở hạ tầng Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người dân ven biển xã Vinh Hải. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 69 2. Kiến nghị 2.1. Đối với nhà nước - Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại những vùng có nguy cơ cao, trong đó tập trung chuyển đổi các vùng ô đầm sâu trũng đang sản xuất hai vụ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cho phù hợp, tránh điều kiện bất lợi của thiên tai. Dự báo biến động của thời tiết khí hậu để bố trí thời vụ sản xuất hợp lý, tránh những điều kiện bất lợi, chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sản xuất cho từng giai đoạn của từng loại cây trồng. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để né tránh tác động của biến đổi khí hậu, tạo năng suất, chất lượng cao và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng có khả năng chịu úng, mặn, hạn, rét... để bố trí sản xuất trên các diện tích bị ảnh hưởng nhằm đem lại năng suất cao và ổn định. - Trong lĩnh vực thuỷ lợi và tài nguyên nước, phòng chống thiên tai: Quy hoạch phát triển đê sông, đê bao, hệ thống tưới tiêu, đặc biệt là nâng cao các đê kè ven sông, nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả diện tích canh tác. Đánh giá, quy hoạch tài nguyên nước có xét đến tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu nước tăng cao. Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống của nhân dân trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Phối hợp nhịp nhàng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn để chủ động đối phó các tình huống cấp bách xảy ra, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị để phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với các sự cố. Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đê biển, kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa nước lớn, các hồ chưa có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân trên biển, hoàn thành 100% việc xây dựng các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo quy hoạch được phê duyệt. - Trong lĩnh vực thuỷ sản: Hoàn nguyên các vùng nuôi đầm phá, vùng nuôi kém hiệu quả. Tập trung cho vùng nuôi cao triều, nuôi trên cát. Những vùng nuôi nhạy cảm bởi biến đổi thời tiết xây dựng các mô hình nuôi lồng, nuôi đăng chắn đơn giản. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 70 Chương trình chuyển đổi ngành nghề. Khuyến khích những tổ chức, cá nhân khi có đủ nguồn lực mới tham gia hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (sản xuất giống, nuôi thâm canh...). 2.2 Đối với chính quyền địa phương Vinh Hải nói riêng và các xã ven biển của TT Huế nói chung, là những xã chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH nên rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương. Qua kết quả nghiên cứu thì tôi xin đưa ra các kiến nghị đối với chính quyền địa phương: - Chú trọng công tác thuỷ lợi, những dự án xây bờ kênh mương thoát nước trong mùa mưa, bão, lũ lụt, xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, nơi trú ẩn, cứu hộ cứu nạn và phát triển kinh tế cho người dân vùng ven biển . - Hỗ trợ kinh phí, lực lượng, trang thiết bị cần thiết, phương tiện tìm kiếm cứu nạn những người dân gặp nạn, khắc phục những thiệt hại về đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi để phục vụ đời sống và sản xuất. - Nghiên cứu lịch thời vụ và những cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương. Đa dạng hóa trong sản xuất và nuôi trồng. - Đối với những khu vực người dân bị thiệt hại nặng nề về nông nghiệp như lúa, hoa màu bị ngập úng, gia súc bị cuốn trôi huyện cần hỗ trợ giống lúa, gạo, hướng dẫn người dân cách khắc phục thiệt hại và ổn định sản xuất. - Hỗ trợ thuốc phun khử trùng tiêu độc, khử nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, hỗ trợ thuốc điều trị, phòng tránh phát sinh bệnh tật. - Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân về ý thức tự bảo vệ mình trước thiên tai, khắc phục sau thiên tai. - Tìm những nguồn hỗ trợ để xây dựng các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng chông thiên tai, nguồn tài chính, nhu yếu phẩm... cho người dân. - Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho người dân ven biển với các phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược. - Quản lý các hoạt động đánh bắt xa bờ. Một số cơ sở chế biến thuỷ hải sản trong vùng ven bờ luôn có phương án chủ động về nguồn nguyên liệu và gắn kết với các vùng nuôi trồng thuỷ sản và các đội tàu đánh bắt Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 71 2.4. Đối với hộ gia đình - Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để ứng phó một cách tốt nhất với thiên tai. Giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn. - Chủ động thu hoạch lúa hoa màu, chuyển vật nuôi và những vật dụng cần thiết lên chỗ khô ráo, đối với những hộ gần biển cần chuyển đến nơi trú ẩn an toàn khi thiên tai khắc nghiệt. - Đối với những ngư dân thì tìm nơi neo đậu cho tàu, thuyền khi bão sắp đến. - Người dân cần tham gia các khóa tập huấn về BĐKH do các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ tổ chức, thường xuyên theo dõi tin tức từ các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt và cập nhật thông tin về tình hình thời tiết khí hậu, cũng như những diễn biến về BĐKH đang ngày càng diễn ra phức tạp. - Người dân cần cố gắng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tăng khả năng thích ứng với BĐKH. - Tự tìm tòi, học hỏi về khả năng thích ứng với BĐKH, nghiên cứu các loại cây, con nào có những đặc tính phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng vì hơn ai hết, người dân nơi đây hiểu rõ được đặc điểm của vùng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2003), Kết quả Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Hà Nội. 3. Phan Văn Đức (2010), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa Học Huế, Huế. 4. Thư Hằng, (2010), Biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta, Hà Nội 5. Võ Tá Hùng, Phan Thị Lệ, Nguyễn Thị Phương Thủy (2011), Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Kinh Tế Huế, Huế. 6. TS Lê Hà Thanh và ThS Vũ Thị Hoài Thu (2010), Chính sách và thực tiễn,Hà Nội. 7. Trần Hữu Tuấn (2011), Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển tỉnh TT Huế, ĐH Huế, Huế. 8. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, BTNMT. 9. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Kịch bản BĐKH cho Việt Nam, BTNMT 10. Ngân hàng Phát triển Á châu (2008), Báo cáo về BĐKH ở châu Á, Ngân hàng Phát triển Á châu. 11. UBND xã Vinh Hải (2008), Báo cáo đánh giá công tác phòng, tránh lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2007, phương hướng nhiệm vụ PTLB và TKCN năm 2008, Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, huế. 12. UBND xã Vinh Hải (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, Huế. 13. UBND xã Vinh Hải (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, Huế. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 73 14. UBND xã Vinh Hải (2008), Báo cáo tình hình nhiệm vụ KT-XH năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, Huế. 15. UBND xã Vinh Hải (2009), Báo cáo thình hình thiệt hại do bão số 9 gây ra trên địa bàn xã Vinh Hải, Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, Huế. 16. Viện KH KTTVMT (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Viện KHKTTVMT. 17. Viện KH KTTVMT (2007), Dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Viện KH KTTVMT. 18. Ban biên tập công thông tin điện tư TT Huế, Dư địa chí điện tử Thừa Thiên Huế, cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 19. 65174024/157. 20. thich-ung-voi-bdkh. Tài liệu tiếng anh 1. Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son, Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in Vietnam. 2. H.A.Francisco, C.D.Predo, A.Manasboonphempool, P.Tran, R.Jarungrattanapong, B.D.The, L.Penalba, N.P.Tuyen, T.H.Tuan, D.Elazegui, Y.Shen, anh Z.Zhu (2011), DETERMINANTS OF HOUSEHOLD DECISIONS ON ADPATION TO EXTREME CLIMATE EVENTS IN SOUTHEAST ASIA. 3. NAV 2010: Nordic assistance to VietNam. Situation analysis of climate change survey in Thua Thien Hue Province ( Phân tích tình hình biến đổi khí hậu và khảo sát tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. SRV (Socialist Republic of VietNam), 2004 National Report on Disater Risk Reduction in Viet Nam, Ha Noi, Vietnam.) 5. UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change), 2003, socialist repulic of Viet Nam, Ministry of Natural Resource and Environment. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT 74 6. IPCC 2007 - Intergovernmental Panel on Climate Change. 7. WB (the World Bank) (2001). World Development Report 2000/01 8. Miller 2003: Society-Water Relations in the Mekong Delta: A Political Ecology of Risk. Ph.d. thesis. Division of Geography, University of Sydney. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT Phụ lục Hình ảnh những thiệt hại do BĐKH . Hình 1: Nơi cơn bão đi qua. Hình 2: Trạm bơm xã Vinh Hải đang bị nuốt chửng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT Hình 3: Nước ăn sâu vào chân núi Linh Thái làm nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp. Hình 4: Đường giao thông liên thôn của xã Vinh Hải bị nước biển đánh vỡ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: T.s Trần Hữu Tuấn SVTH: Lê Thị Yên Lớp: K42 TNMT Hình 5: Biển tiếp tục xâm thực vào rừng dương và đất liền Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_thich_ung_voi_bdkh_cua_nguoi_dan_xa_vinh_hai_huyen_phu_loc_tinh_thua_thien_hue_0.pdf
Luận văn liên quan