Khóa luận Nghiên cứu tình hình việc làm và thu nhập của phụ nữ xã Dương thủy - Huyện lệ thủy tỉnh Quảng Bình

Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể phụ nữ, thanh niên, hội nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông.Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. - Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận với vốn, công cụ sản xuất mới.áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao. - Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tao điều kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh nặng và sự lo toan về kinh tế của phụ nữ. - Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ xã, chi hội phụ nữ các thôn, xây dựng các câu lạc bộ nữ thôn tạo điều kiện để phụ nữ giúp đỡ nhau làm kinh tế, tạo điều kiện cho phụ nữ nuôi dạy con cái.hỗ trợ các phụ nữ đơn thân. Những giải pháp và kiến nghị được trình bày trong đề tài này bắt nguồn từ thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của lao động nữ từ thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. Quá trình thực hiện đề tài không ngoài mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc cải thiện đời sống của nhân dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự quan tâm góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

pdf109 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu tình hình việc làm và thu nhập của phụ nữ xã Dương thủy - Huyện lệ thủy tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ thường đảm nhiệm gánh nặng công việc gia đình hơn nam giới. Do đó cùng một lúc họ thực hiện hai chức năng xã hội rất lớn đó là sản xuất, công tác và chăm lo gia đình. Những đặc điểm trên đây đã ảnh hưởng đến điều kiện lao động, sức khỏe, năng suất công việc của họ. Đa số chị em làm những công việc giản đơn, thủ công, nặng nhọc và thu nhập thấp (vì họ ít được chú ý bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, vì họ có ít điều kiện, cơ hội đi học dễ dàng như nam giới). Sự tiến bộ của phụ nữ thường chậm hơn đồng nghiệp nam cả về trình độ chuyên môn, thu nhập và địa vị công tác, số lượng lao động nữ đông ở nhiều ngành, nhưng chất lượng lao động không cao, năng suất lao động thấp, tình hình đó không nên quy vào khuyết điểm chủ quan của phụ nữ mà phải thấy những nguyên nhân khách quan, những trở ngại của xã hội cần giúp họ tháo gỡ, khắc phục. Do đó, vấn đề đặt ra là không chỉ tạo việc làm cho người phụ nữ mà công việc đó cần thích hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của người lao động nữ, giúp họ phát huy những điểm mạnh và hạn chế những chổ yếu, từ đó họ mới hoàn thành tốt công việc, có thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài năng và nâng cao địa vị bình đẳng của mình. Như vậy, sự phát triển của người phụ nữ (lực lượng lao động chiếm 46,60 % tổng số lao động nước ta) và sự phát triển của xã hội được đặt ra trong một tổng thể gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, thúc đẩy và ảnh hưởng lẫn nhau đưa xã hội Việt Nam tiến lên. 4.1.4 Giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn trên phương diện tổng thể và dài hạn Giải quyết việc làm và việc làm cho phụ nữ nông thôn phải gắn liền với chiến lược phát triển dân số, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói chung của đất nước. Với quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển” vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn nói chung và của lao động nữ nông thôn nói riêng là sự cần thiết khách quan để phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 79 Như đã phân tích, chất lượng lao động nữ nông thôn của Xã rất thấp. Đại bộ phận trong số họ là lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp, không được đào tạo nghề, ít có cơ hội để tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Nếu tình trạng này kéo dài trên quy mô lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Do vậy, để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có, nâng cao chất lượng lao động nữ nông thôn cho phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại cần thiết phải: + Có chính sách và phát triển giáo dục đối với phụ nữ nông thôn như: đầu tư phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức xã hội, kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, những kinh nghiệm và kỹ năng làm ăn, phải phổ biến các thông tin kinh tế thông qua các hình thức, phương pháp tổ chức sinh động phù hợp với từng nhóm đối tượng sẽ giúp cho phụ nữ nông thôn tiếp cận với những tri thức hiện đại của nền sản xuất nông thôn tiên tiến. + Có chương trình dạy nghề và đầu tư phát triển các hình thức dạy nghề, các cơ sở dạy nghề ở nông thôn cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng nơi từng lúc. + Có chương trình chính sách chăm lo sức khỏe cho người dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng như các chương trình bảo vệ môi trường, nước sạch, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Những quan điểm đó phải được thể hiện nhất quán đầy đủ trong định hướng tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động nữ nông thôn ở xã Dương Thủy nói riêng. Như chúng ta đã biết, hiện tượng thất nghiệp chủ yếu ở nông thôn là bán thất nghiệp. Hướng tạo việc làm phải chủ yếu tập trung vào việc giải quyết thời gian nông nhàn. Vì vậy, tạo việc làm cho lao động nữ là vấn đề cấp bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã Dương Thủy. Do đó phương hướng tạo việc làm cần tập trung chủ yếu vào: + Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, quy hoạch chi tiết vùng, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động trồng trọt sang lao động chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản, trồng cây công nghiệp và các ngành nghề khác. + Đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, nắm bắt các cơ hội, khắc phục các hạn chế tạo ra một thị Đại học Kin h t Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 80 trường lao động nông thôn thông thoáng lành mạnh, từng bước thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp, hướng mạnh vào công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản và các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống. + Đa dạng hóa việc làm, theo xu hướng phát triển mạnh mẽ ngành phi nông nghiệp và các xí nghiệp nhỏ ở nông thôn có sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là trong những năm tháng nông nhàn, khôi phục các ngành nghề truyền thống, sản xuất chế biến ở nông thôn. + Tạo ra các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, tạo mọi cơ hội để phụ nữ nông thôn có khả năng tham gia vào thị trường lao động một cách bình đẳng, tìm kiếm và lựa chọn những việc làm phù hợp và có thu nhập tương xứng, đồng thời chú ý đúng mức đến các chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần cải thiện kinh tế gia đình, điều kiện làm việc và nâng cao được địa vị của người phụ nữ trong xã hội nông thôn khi bước sang thế kỷ mới. + Tập trung vào những vùng có khả năng khai hoang phục hóa nhằm mở rộng diện tích đất canh tác. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi nhất. Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao năng lực sản xuất của hộ. + Hướng tạo việc làm tại chổ là chủ yếu, kết hợp với di chuyển dân cư xây dựng vùng kinh tế mới hoặc xuất khẩu lao động. 4.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO PHỤ NỮ XÃ DƯƠNG THỦY Tạo việc làm cho phụ nữ là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Nó không chỉ là biện pháp để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nói chung mà còn là những biện pháp mang tính chất đặc thù của giới. Vì vậy, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu kết hợp những giải pháp để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nói chung và những giải pháp có tính đặc thù cho phụ nữ nông thôn nói riêng. Để thực hiện các định hướng trên cần thực hiện một số biện pháp sau: 4.2.1 Quy hoạch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là giải pháp tất yếu để tạo ra nhiều việc làm và việc làm có thu nhập cao cho phụ nữ nông Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 81 thôn. Tuy nhiên từ thực trạng trên cho ta thấy tỷ lệ cây lương thực vẫn chiếm khá cao trong cơ cấu cây trồng toàn xã cơ cấu trên sẽ gây ra tính thời vụ trong việc sử dụng sức lao động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của xã. Vì vậy, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã cần thực hiện một số giải pháp sau: + Về cơ cầu cây trồng: Hiện nay cơ cấu cây trồng của xã rất đơn điệu, là một xã sản xuất thuần nông cây lúa chiếm thế độc canh và chủ yếu là trồng lúa 2 vụ, ngoài ra xã cũng có một số diện tích hoa màu là 162 ha trong đó: lạc 19 ha so với cùng kỳ giảm 5,5 ha, sắn KM 94 là 65 ha, ngô 5 ha, khoai lang 28 ha, rau màu các loại 30 ha, cây chất bột có củ 10 ha, đậu 5 ha.14,32 ha chủ yếu trồng khoai, sắn, môn Tuy nhiên cũng để phục vụ trong gia đình hoặc bán rất ít nên chưa có thu nhập cao. Vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn liền với việc giải quyết việc làm cho người lao động là rất cần thiết. Do đó cần có kế hoạch quy hoạch đất trồng màu hơn nữa để giảm bớt thời gian rãnh rỗi trong dân cư. Đồng thời xã cũng cần nghiên cứu tìm ra những cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở địa phương. Đây là những việc vô cùng khó khăn đòi hỏi các cấp chính quyền trong xã phải có sự kết hợp với Sở Nông Nghiệp, chi cục Bảo Vệ Thực Vật, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Quảng Bình để được giúp để về kỹ thuật và giống, làm được điều này không những thay đổi được cơ cấu cây trồng mà còn nâng hệ số sử dụng đất góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. + Đối với chăn nuôi Trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng, kết hợp thực hiện các chính sách ưu đãi và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nên số lượng đàn gia súc ở xã Dương Thủy ngày một gia tăng, đây là vấn đề đáng quan tâm, bởi vì chăn nuôi là ngành thu hút hầu hết lao động nữ. Nếu phát triển cơ cấu chăn nuôi hợp lý sẽ tạo thêm nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho họ. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng trên địa bàn xã có chăn nuôi lợn và tận dụng phế phẩm nông nghiệp là chính. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi còn rất nhỏ, cơ cấu thiếu cân đối, chủ yếu là giống địa phương, công tác thú y còn hạn chế. Bên cạnh đó có chăn nuôi trâu, bò với 4,5 ha trồng cỏ được xã quy hoạch làm thức ăn cho trâu bò....Vì vậy hướng chính để giải quyết vấn đề này là sử dụng nguồn thức ăn Đại họ Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 82 có sẵn ở địa phương, phát triển cân đối chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà vịt. Phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức chăn nuôi hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ nhằm sử dụng đồng cỏ một cách triệt để, giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ hoặc những gia đình đông con, những người mất sức lao động không trực tiếp sản xuất. Gần đây, do nhu cầu của thị trường nên đàn lợn được nạc hóa. Để chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Hỗ trợ vốn vay cho nông dân xây chuồng trại, giống, thức ăn gia súc - Cung cấp những giống mới cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. - Đẩy mạnh công tác thú y, công tác khuyến nông thông qua cử người đi học, phổ cập, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân và một số biện pháp khác. + Nuôi trồng thủy sản: UBND xã tích cực chỉ đạo và tạo điều kiện để nhân dân mở rộng diện tích ao nuôi cá từ đất nông nghiệp năng suất thấp và mô hình lúa cá cùng với nuôi cá kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả cao như ở đơn vị Nam Thiện, Đông Thiện 4.2.2 Phát triển kinh tế vùng gò đồi Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch, nhiều loại cây con cho năng suất, chất lượng cao được đưa vào nuôi trồng đã đa dạng sản phẩm hàng hóa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích càng cao, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Phát triển kinh tế trang trại được nhiều hộ gia đình quan tâm với nhiều cây, con có giá trị kinh tế cao như cây nén, cây hồ tiêu, kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản. 4.2.3 Phát triển các ngành nghề dịch vụ để tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn nói chung và phụ nữ nói riêng 4.2.3.1 Ngành nghề truyền thống Đẩy mạnh khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa. Nghề thủ công góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thêm việc làm lúc nông nhàn và tận dụng được cả sức lao động của người già và trẻ em. Ngành nghề truyền thống của xã Dương Thủy chưa phát triển, mặc dù xã đã tổ chức nhiều lớp nhưng sau khóa học số chị em áp dụng làm rất ít. Trong xã chỉ tồn tại Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 83 nghề thủ công làm nón lá, trồng nấm rơm, làm hương nhưng với số lượng rất ít. Những nghề này có thu nhập trung bình từ 15000 – 25000 đ/ngày, với mức thu nhập như vậy phần nào góp phần tăng thu nhập cho gia đình và giảm bớt thời gian nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên đối với nghề chằm nón, hiện nay ít chị em tham gia vì thu nhập và giá cả bấp bênh không ổn định. Vì vậy chính quyền địa phương nên khuyến khích chị em tiếp tục giữ gìn nghề truyền thống của mình để tránh tình trạng thất truyền về sau này. Đồng thời mở rộng các hình thức đào tạo nhân cấy nghề ở những nơi chưa có nghề thủ công và những nơi có nghề nhưng chưa phát triển. Đối với việc nhân cấy nghề mới, đây là công việc khó khăn đò hỏi phải mang tính đồng bộ giữa các khâu trong quá trình thực hiện, có kế hoạch dự tính trước từ việc tuyển dụng lao động đào tạo nghề, mở cơ sở sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và truyền nghề cho người lao động. Việc thực hiện phải thống nhất giữa chính quyền và cơ sở, đặc biệt phải bố trí thời gian phù hợp với quá trình sản xuất nông nghiệp (nghề chính) ở nông thôn. Cần tập trung nguồn hàng cần được tiêu thụ tránh bị ép giá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những nghệ nhân. Trong khi đề cập tới sử dụng lao động cho hoạt động này, trước tiên phải nói tới vấn đề sử dụng lao động giản đơn, sở dĩ lao động ở đây chiếm phần lớn trong cơ cấu lực lượng lao động. Về mặt lâu dài, cần tiến hành đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho họ một cách hợp lý. Như thế, chúng ta vừa giải quyết được việc làm cho người lao động trước mắt, vừa thực hiện được những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. 4.2.3.2 Ngành nghề phi nông nghiệp và các nghề nông nghiệp khác Do Dương Thủy là một xã thuần nông, lại cách xa trung tâm Huyện do vậy tiềm năng phát triển các ngành phi nông nghiệp và các ngành nông nghiệp khác vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhờ việc phát triển khu vực chợ Cầu Ngò nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành này phát triển và có những bước tiến mới. Đây là hướng quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ xã Dương Thủy. Về cơ cấu ngành nghề: Trước hết là những ngành nghề gần gũi với sản xuất nông nghiệp, lấy nguyên liệu từ nông nghiệp và cũng nhằm phục vụ lại cho người dân nông thôn: chế biến lương thực, thực phẩm như bánh lọc, đậu hũcác nghề này tồn Đại họ Kin h tế Huế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 84 tại và phát triển đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân, có quy trình sản xuất đơn giản và rất phù hợp với lao động nữ. - Nghề nấm rơm: Đây là một nghề mới của xã, tuy nhiên nông dân ở xã đã cố gắng để phát triển nghề này và mỗi năm cũng mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã đã được đầu tư mở rộng cả quy mô lẫn số lượng. Hiện tại trên địa bàn xã có 56 cơ sở làm ăn có hiệu quả như: Đúc gạch Bloc, xay xát, may, mộc... - Do có chợ Cầu Ngò là nơi giao nhau của 4 xã nên chị em buôn bán các ngành nghề hết sức đa dạng như: buôn gà vịt, bán hàng tạp hóa, dịch vụ Karaoke – giải khát – café - Hình thức nhận gia công tại nhà rất thuận lợi cho phụ nữ, vừa kết hợp công việc gia đình vừa làm phụ thêm. Họ không cần vốn, không cần tổ chức sản xuất mà chỉ nhận hàng về làm và nộp lại sản phẩm, nhận tiền theo giá quy định. Tuy nhiên hình thức gia công tại nhà đem lại thu nhập chưa cao cho người lao động như kinh doanh hộ gia đình và công việc bị động không ổn định, tùy vào xí nghiệp lúc có, lúc không. Vậy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã mang lại thu nhập và việc làm cho phụ nữ nông thôn, nên phải có các biện pháp cụ thể để phát triển như: + Hỗ trợ vốn để chị em có điều kiện mua sắm trang thiết bị phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. + Hiện nay xã đang phát triển nghề do vậy cần mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm, chằm nón, làm hươngVì hiện nay chúng tôi được biết chỉ mới mở một lần các lớp tập huấn trong khi đó bà con làm dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính nên hiệu quả chưa cao, khó cạnh tranh với sản phẩm của các làng nghề ở trong toàn huyện như: nón của Liên Thủy, Tuy Lộc.... + Cần tổ chức đi tham quan các mô hình làm ăn kinh tế giỏi của xã và các xã lân cận để biết được, học hỏi được kinh nghiệm sản xuất, làm giàu của họ. 4.2.4 Thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất + Về thâm canh: Đây là biện pháp cơ bản lâu dài để phát triển một nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy thâm canh phải được thực hiện ngay từ đầu, toàn diện, liên tục và ngày càng cao. Thực hiện thâm canh là khai thác đặc điểm hết sức quý báu về “ khả năng sinh lời vô hạn của ruộng đất”. Khi thực hiện thâm canh cần chú ý đến các đặc điểm sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 85  Phân bón Hiện nay chúng ta đang hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững vì vậy vấn đề sử dụng phân bón như thế nào là một vấn đề đáng quan tâm. Vì thế muốn nâng cao năng suất cây trồng đồng thời cải tạo đất đai, cán bộ nông nghiệp và khuyến nông cần tổ chức các lớp học khuyến nông với bà con nông dân để trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt kiến thức cũng như giới thiệu hướng dẫn sử dụng các loại phân một cách khoa học, hiệu quả và đúng thời kỳ nhằm đảm bảo vừa tăng năng suất cây trồng vừa có thể cải tạo, nâng cao chất lượng đất đai. Bên cạnh đó cần khuyến khích bà con sử dụng ngày càng nhiều phân chuồng, phân xanh, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, nó không những tiết kiệm được chi phí, cải tạo đất mà còn ít làm tổn hại đến môi trường xung quanh.  Thủy lợi Cần xây dựng và triển khai nhanh các dự án thủy lợi nhằm điều tiết nguồn nước: tháo thoát nước vào mùa mưa, cung cấp đủ nước vào mùa khô nguồn nước trước đây bị khô cạn và nhiễm mặn gây cản trở cho việc sản xuất vụ Hè Thu của bà con đồng thời chậm tưới tiêu do lượng nước sông Quy Hậu tràn về gây thiệt hại cho hoa màu, cây nông nghiệp trong thời gian đang sản xuất chưa thu hoạch. Do vậy yêu cầu công tác thủy lợi phải có những giải pháp thích hợp như xây thêm trạm bơm điện, vị trí xây dựng, nguồn nướcđồng thời kiên cố hóa hệ thống kênh mương cấp II, cấp III từ trạm bơm điện xuống các cánh đồng ở thôn Nam Thiện vì đây là thôn cuối xã nên thường thiếu nước so với các thôn đầu nguồn. Đồng thời nâng cao chất lượng của các trạm bơm ở xã. Để thực hiện thâm canh có hiệu quả thì cần phải thực hiện tốt 2 điều kiện thâm canh cơ bản là: vốn và trình độ canh tác. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ các hộ nông dân thiếu cả 2 yếu tố này. Vì vậy cần phải hỗ trợ đầu tư thêm vốn và nâng cao trình độ canh tác cho bà con bằng cách mở các lớp tập huấn, tham quan học hỏi, các mô hình thí điểm về việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả. + Tăng hệ số sử dụng đất: Hiện nay hầu hết đất đai được các xã sử dụng vào sản xuất lúa 2 vụ, sau đó thì bỏ hoang. Do vậy tăng hệ số sử dụng đất là một biện pháp quan trọng để khai thác hết tiềm năng đất đai của xã đồng thời tạo thêm nhiều việc làm Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 86 cho người dân lao động. Do vậy ngoài trồng lúa, xã nên khuyến khích người dân trồng thêm rau muống, môn trên những mảnh đất bỏ hoang sau thu hoạchđồng thời cần có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi đảm bảo có nước và tạo thêm nhiều diện tích có thể trồng hoa màu từ đó tăng thêm diện tích gieo trồng trên một đơn vị diện tích canh tác hàng năm, nên có thể giải quyết thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là lao động nữ của xã. 4.2.5 Các giải pháp về thị trường Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng và tăng thu nhập cho người lao động ở tất cả các khu vực trong đó có khu vực nông thôn. Về bản chất thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó mà các chủ thể trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi các hàng hóa nông sản hay các dịch vụ cho nhau. Mặc dù đã có nhiều đổi mới, cải thiện trong sản xuất nông nghiệp nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nước ta còn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức như sản xuất mang tính tự phát, thông tin thị trường kém dẫn đến giá trị sản phẩm nông nghiệp giảm. Như chúng ta đã biết, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tạo việc làm cho người dân, bởi lẽ đầu ra ổn định thì người dân mới yên tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề. Vì vậy chính quyền xã nên tổ chức các đội ngũ thu mua đến tận nhà của bà con nông dân nhằm đảm bảo giá cho người dân. Hoàn hiện hệ thống giao thông đây là vấn đề mang tính chiến lược. Nâng cấp hệ thống giao thông tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hóa thông qua khả năng vận chuyển hàng hóa cả về số lượng, chủng loại, thời gian và chi phí vận chuyển, tạo điều kiện mở rộng và phát triển giữa kinh tế xã với các địa phương, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhất là trong công nghiệp chế biến. Ở xã Dương Thủy, đa số người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc sản xuất nông nghiệp hiện nay ở đây chỉ tập trung vào một số loại sản phẩm phổ biến với giá trị kinh tế thấp chủ yếu tiêu thụ trong nước còn để xuất khẩu thì rất hạn chế. Nguyên nhân là do người dân chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường để có thể sản xuất ra những loại sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao, năng suất lớn hơn theo hướng tăng tỷ trọng số lượng và giá trị xuất khẩu cũng như điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình theo nhu cầu thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 87 Như vậy, muốn tăng giá trị sản xuất trong nông nghiệp, tạo mở việc làm cho người lao động, giúp người lao động yên tâm đầu tư vốn, nhân lực vào những hoạt động sản xuất mới thì không thể thiếu được vai trò lãnh đạo và quản lý, hướng dẫn của Đảng bộ xã, UBND xã, các ban ngành chức năng. Cụ thể như: thông báo về tình hình các loại nông sản, dự báo nhu cầu thị trường về các loại nông sản và yêu cầu về mặt chất lượng, phổ biến kiến thức cho người dân về cách sản xuất các loại cây trồng lớn, tổ chức xây dựng hệ thống lưu thông nông sản; hướng dẫn tổ chức hoạt động của các tư thương; hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nông dân tự tổ chức hợp tác xã tiêu thụ, không thể để mặc nông dân mà cần có chính sách phát triển thị trường nông thôn của nhà nước. Như vậy, nếu thực hiện tốt khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì đây là một biện pháp rất tốt để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn. 4.2.6 Hoàn thiện chính sách vĩ mô của nhà nước đối với phụ nữ nông thôn là giải pháp và động lực quan trọng 4.2.6.1 Chính sách tạo việc làm Có công ăn việc làm là một hình thức cơ bản để phụ nữ tham gia phát triển xã hội, là sự đảm bảo căn bản cho phụ nữ được độc lập về kinh tế. Muốn vậy cần phải: + Tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm về định hướng nghề nghiệp và học nghề phù hợp với yêu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu; tăng cường công tác thông tin và lao động, việc làm cho phụ nữ + Có chính sách việc làm riêng cho phụ nữ nông thôn trong chương trình việc làm quốc gia, đồng thời lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo. + Phát triển các trung tâm dịch vụ cho phụ nữ tìm việc như trung tâm thông tin thị trường lao động tìm kiếm việc làm, trung tâm môi giới và cung ứng lao động... + Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm của Hội phụ nữ xã. Mở rộng hợp tác, liên kết để tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động nữ. Chú trọng dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn khu vực chuyển đổi mục đích. + Có chính sách hỗ trợ phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp như nghề phụ, xây dựng, dịch vụ...nhằm thúc đẩy sức lao động dư thừa ở nông thôn chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 88 4.2.6.2 Chính sách cung cấp tín dụng cho phụ nữ nông thôn để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm tăng thu nhập Cung cấp tín dụng cho phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nông thôn nghèo là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giúp cho phụ nữ có điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập góp phần nâng cao trình độ dân trí và địa vị của người phụ nữ. Trong những năm qua, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xã Dương Thủy, Hội liên hiệp phụ nữ xã đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp tín dụng cho nhân dân và phụ nữ nông thôn. Do đó, đã giúp cho chị em có điều kiện sản xuất và tạo việc làm. Tuy nhiên, mức độ vốn bình quân mỗi hộ còn thấp, đại bộ phận vốn vay là vốn ngắn hạn. Ngoài ra cần phải triển khai thành lập các nhóm tiết kiệm trong hội phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em trả dần vốn vay tránh tình trạng rủi ro, tạo điều kiện cho nhiều chị em có thể vay vốn và vay được nhiều lượt. 4.2.7 Chính sách kế hoạch hóa gia đình Theo báo cáo của UBND xã Dương Thủy chúng tôi được biết tổng số sinh trong năm 2010 có 40 cháu (giảm 18 cháu so với năm 2009). Trong đó sinh con thứ ba có 5 trường hợp chiếm 12,5 % (giảm 3 % so với năm 2009). Qua đây ta thấy hộ sinh con thứ 3 vẫn còn nhưng không đáng kể. Đây là những hộ có con một bề và tư tưởng phải có con trai nối dõi nên cứ tiếp tục sinh. Mà khi con quá đông thì ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình như chi tiêu, thu nhập, việc ăn học của con cái, đời sống tinh thần, vật chất sẽ bị giảm sút. Do vậy, để giảm tỷ lệ sinh tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 4.2.7.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền thông (TGT) Các biện pháp TGT cần được thực hiện là: - Thực hiện phương châm xã hội hóa, huy động có hiệu quả các cấp, các ngành, các đoàn thể tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân tham gia các hoạt động TGT - Thực hiện đồng bộ các hoạt động TGT phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Coi trọng phương pháp tuyên truyền trực tiếp với các nội dung và cách tiếp cận có tính chất hướng dẫn, thuyết phục và luôn luôn coi trọng điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với sự thay đổi về nhận thức - Tiến hành các hình thức giáo dục toàn dân để thay đổi nhận thức và hành vi phù hợp với chính sách về DS – KHHGĐ cho mọi đối tượng thông qua hoạt động của Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 89 các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội. Thực hiện giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường với nội dung thích hợp để cho các thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu sắc về dân số và có những quyết định sáng suốt, đúng đắn nhằm phù hợp với lợi ích cá nhân lẫn lợi ích cộng đồng. 4.2.7.2 Giải pháp y tế Biện pháp y tế kỹ thuật KHHGĐ được coi là một biện pháp không thể thiếu được nhằm điều khiển hay phục vụ hành vi sinh đẻ của nhân dân sau khi họ nhận thức được vấn đề DS – KHHGĐ với mục tiêu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con, không đẻ quá sớm và không đẻ quá dày”. Để thực hiện các mục tiêu này chúng ta cần coi trọng: - Xây dựng vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cho ngành y tế của huyện nói chung đặc biệt chú trọng đến các cơ sở y tế ở các tuyến xã, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ về thực hiện các biện pháp KHHGĐ thuận lợi, an toàn và hiệu quả. - Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao sự hiểu biết về chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình và qua đó trở thành lực lương trực tiếp tư vấn và đáp ứng các yêu cầu về hành vi dân số của nhân dân. - Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở các tuyến xã còn thiếu như hiện nay rất cần phải duy trì thực hiện quy mô tuyên truyền vận động kết hợp với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận tay người dân, đặc biệt là những nơi (xã, dân tộc ít người) còn khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông không thuận lợi. - Có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với những ai làm tốt hay vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình. - Có chính sách ưu đãi với cán bộ y tế, những người làm công tác tuyên truyền để họ phấn khởi làm nhiệm vụ. 4.2.8 Giải pháp lao động tự tạo việc làm Đây là một giải pháp hết sức cần thiết bởi vì lao động trước hết là phục vụ cho bản thân họ và tăng được nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Sinh thời Bác của chúng ta luôn nhắc nhở phụ nữ phải ý thức được vai trò, vị thế của mình mà phấn đấu cho bản thân và dân tộc. Người nói: “ Đảng, Chính phủ và Bác mong phụ nữ tiến bộ Đại học Kin h tế Huế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 90 nhiều hơn nữa. Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít”. Vì vậy, Người nhắc nhở phụ nữ: “Không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng vào khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn, phải nâng cao tin thần làm chủ, cố gắng học tập phấn đấu; xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ty; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”. Người đã chỉ cho phụ nữ thấy rằng, muốn có bình đẳng thật sự, không nên chỉ trông chờ vào người khác mà “bản thân chị em phụ nữ phải có chí khí tự cường tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình”. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn tài trợ quốc tế ngày càng khan hiếm. Mặt khác Việt Nam sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình, không còn trong nhóm đối tượng ưu tiên của nhiều nhà tài trợ. Vì vậy, chúng ta phải làm thế nào để bản thân họ nhận thức được rằng: lao động là quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Họ phải biết vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, cái khổ và làm giàu một cách chính đáng. Với sức lao động của bản thân họ có thể đi làm thuê, chăn nuôi hay trồng trọt thêm, phụ giúp chồng những công việc có thể...Do đó nếu người lao động đặc biệt là người phụ nữ ý thức được vấn đề này là một điều rất đáng được khích lệ. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 91 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Dương Thủy, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Cơ cấu việc làm của phụ nữ rất đơn điệu, chủ yếu là nghề nông: trồng trọt và chăn nuôi. - Đã hình thành và dần phát triển được các ngành nghề truyền thống, nghề phụ nhưng chưa mở rộng được quy mô, chỉ đang ở mức độ trong hộ gia đình. - Những phụ nữ thuộc nhóm hộ thuần nông có số ngày làm việc trong năm còn thấp và hiệu quả sản xuất chưa được cao. - Nhiều phụ nữ thuộc nhóm nông kiêm nông nghiệp dịch vụ đã tích cực, hăng hái làm việc do đó mà số ngày làm việc và mức thu nhập của hộ đã được nâng lên đáng kể. - Một số chị em mong muốn có nhiều công việc để làm thêm lúc nông nhàn nhưng chưa tìm được một công việc phù hợp ở địa phương do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm... Tạo việc làm, nâng cao thu nhập giảm đói nghèo cho chị em phụ nữ ở nông thôn là cả một quá trình đầy khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề này cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết, từng bước phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nông thôn bắt nhịp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. II. KIẾN NGHỊ Để những giải pháp trên được thực hiện tốt chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Đối với Nhà nước - Thứ nhất: Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải có tầm nhìn xa trên cơ sở dự báo có căn cứ khoa học, thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết phải đồng bộ, ăn khớp và ổn định. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 92 - Thứ hai: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý vĩ mô là phải tìm, khai thác, dần hình thành một thị trường hàng hóa ổn định và chất lượng ngày một nâng cao, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, để định hướng cho người sản xuất, kinh doanh đầu tư, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Thứ ba: Trong nhiều năm tới, phát triển kinh tế cá thể nằm ở nông thôn vẫn chiếm tỉ trọng cao, vì vậy, trên cơ sở quy hoạch lại vùng nông thôn có kế hoạch phù hợp với từng vùng để phát triển kinh tế nông thôn một cách đồng bộ, từ cơ cấu sản xuất đến cơ cấu xã hội, dân cư, phát triển làng nghề truyền thống, liên kết các cá thể kinh tế để tạo sức mạnh đầu tư vốn và khoa học, công nghệ vào nông thôn, không thể để ruộng, vườn bị băm nhỏ, đầu tư sản xuất, nuôi trồng cây, con nhỏ lẻ luôn thay đổi, bị động, gây lãng phí lớn như hiện nay. - Thứ tư: Nhu cầu lao động của nhiều nước trên thế giới ngày một tăng cao, Nhà nước ta cần đặt vấn đề ở cấp quốc gia, kí kết các hiệp định hoặc thỏa thuận song phương để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách ổn định, có hiệu quả, bảo đảm được các mục đích đặt ra thay vì cho phép các doanh nghiệp lớn, nhỏ, có hoặc không có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, có tiềm lực hoặc không có tiềm lực tự tìm thị trường lao động ở nước ngoài, kí kết nhiều hợp đồng cung ứng lao động nhỏ lẻ, chất lượng và tính ổn định thấp, làm ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu lao động hiện nay. - Thứ năm: Việc làm trong xóa đói giảm nghèo bền vững là một nội dung hết sức quan trọng. Cần thống kê đầy đủ lực lượng lao động trong các hộ nghèo, sau đó phân tích kĩ lưỡng nguyên nhân đói nghèo để có giải pháp phù hợp với từng nguyên nhân, không thể để chung một giải pháp cho nhiều nguyên nhân đói nghèo. - Thứ sáu: Điều tra, thống kê hàng năm hoặc định kì, theo dõi nắm chắc số lượng, chất lượng cung – cầu lao động là một việc làm vô cùng quan trọng trong phân bố, phân công sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần hết sức quan tâm, coi trọng từ nội dung hoạt động, quản lí đến bộ máy thực hiện công tác này. - Thứ bảy: Trong khi chưa quản lí và kiểm soát được chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm thì nên chuyển thành chỉ tiêu tham khảo, phấn đấu có tính định hướng, Đại học Kin h tế Huế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 93 đồng thời nghiên cứu tiêu chí thất nghiệp phản ánh đúng thực chất, nhằm nâng cao chất lượng giải quyết việc làm, bảo hiểm thất nghiệp. Giải quyết việc làm và thất nghiệp là vấn đề lớn, phức tạp, luôn sống động theo cơ chế thị trường, khó có ngay một hệ thống chính sách và biện pháp đồng bộ để giải quyết hiệu quả vấn đề này. Vi vậy, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần trao đổi, thảo luận để lựa chọn một chủ trương, đường lối cùng các biện pháp phù hợp, có hiệu quả trong giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững. Thứ tám: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với phân công lại lao động trên địa bàn xã, nhà nước phải chú trọng nữa đến việc đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời phải có những chính sách, cơ chế khuyến khích đối với việc mở rộng ngành nghề, chú trọng phát triển thế mạnh của xã, từng bước nâng cao mức sống của người dân.  Đối với tỉnh, huyện - Tỉnh và huyện cần mở các lớp đào tạo nghề và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nâng cao tay nghề cho lao động nữ - Cung cấp công nghệ kỹ thuật tiến bộ, giống mới cho năng suất cao hơn cho người nông dân, các chương trình phát triển nông thôn, chương trình khuyến nông cần phải chú ý đến vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ  Đối với UBND xã Dương Thủy và cấp hội phụ nữ: - Tranh thủ các nguồn vốn để hoàn thành hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, chợ...nhằm tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có nhiều thời gian hơn để tham gia sản xuất - Mở rộng tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho nhân dân. Nâng cao kiến thức kinh doanh cho phụ nữ, giúp cho chị em phụ nữ mạnh dạn đầu tư sản xuất trong nền kinh tế thị trường - Tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương tiện và các hình thức sinh hoạt của địa phương về vị trí, vai trò của phụ nữ, về các chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ trong bình đẳng nam nữ ở mọi phương diện kinh tế, đời sống, xã hộị. - Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nữ đang làm công tác chính quyền, đoàn thể từ các thôn đến cấp xã nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong hoạt động xã hội địa phương. Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 94 - Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể phụ nữ, thanh niên, hội nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông...Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. - Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận với vốn, công cụ sản xuất mới...áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao. - Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tao điều kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh nặng và sự lo toan về kinh tế của phụ nữ. - Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ xã, chi hội phụ nữ các thôn, xây dựng các câu lạc bộ nữ thôn tạo điều kiện để phụ nữ giúp đỡ nhau làm kinh tế, tạo điều kiện cho phụ nữ nuôi dạy con cái...hỗ trợ các phụ nữ đơn thân. Những giải pháp và kiến nghị được trình bày trong đề tài này bắt nguồn từ thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của lao động nữ từ thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. Quá trình thực hiện đề tài không ngoài mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc cải thiện đời sống của nhân dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự quan tâm góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.Đại ọc Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 95 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp của TS. Phùng Thị Hồng Hà, Trường Đại học kinh tế Huế 2. Giáo trình thống kê kinh tế của Th.S Nguyễn Văn Vượng, Trường Đại học kinh tế Huế 3. Báo cáo của HLHPN xã Dương Thủy về tình hình hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2011 4. Báo cáo về tình hình hoạt động của UBND xã Dương Thủy năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2011 5. Báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của UBND xã Dương Thủy năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2011 6. Báo Thông tin phụ nữ - Tài liệu lưu hành trong nội bộ HLHPN 7. Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X của Nhà xuất bản Phụ nữ Hà Nội – 2007 8. Sổ tay cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở của Nhà xuất bản phụ nữ Hà Nội - 2003 9. Chuyển dịch lao động trong gia đình nông thôn, những vai trò mới của nam – nữ của PTS. Lê Ngọc Văn – NXB Khoa học xã hội, HN 1997 10. Giáo trình phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TS. Trịnh Văn Sơn, trường Đại học Kinh tế Huế 11. Một số khóa luận của các anh (chị) đi trước Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên người điều tra: Phạm Thị Hiền Mã số phiếu: ............................................................................................................ Địa điểm điều tra: Thôn.................................................................. Xã Dương Thủy 1. Thông tin về hộ gia đình: - Hộ thuộc nhóm:  Thuần nông:  Nông kiêm ngành nghề dịch vụ:  Chuyên ngành nghề dịch vụ: - Họ và tên chủ hộ: ........................................................................................ - Số nhân khẩu hộ: ........................................................................................ - Số lượng lao động của hộ: .......................................................................... + Nam: .................................................................................................. + Nữ: ..................................................................................................... - Trình độ văn hóa: ....................................................................................... - Quan hệ chủ hộ: .......................................................................................... TT Họ và tên Q.hệ chủ hộ Nam/Nữ Tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn N.nghề chính N.nghề phụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2. Đất đai của chủ hộ Chỉ tiêu ĐVT Diện tích Ghi chú 1. Đất trồng lúa m2 2. Đất trồng màu (sắn, khoai..) m2 3. Đất trồng rừng m2 4. Đất nuôi trồng thủy sản m2 5. Đất vườn m2 6. Đất khác m2 Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 2 3. Thu nhập từ trồng trọt a. Sản lượng lúa thu hoạch vừa qua của gia đình (tạ): .......................... b. Một năm gia đình trồng mấy vụ lúa: ................................................. c. Chi phí ước tính cho công việc trồng lúa của gia đình / sào: ............ Chỉ tiêu Thu nhập / sào Chi phí / sào Nén Đậu, lạc Sắn Cây khác 4. Thu nhập từ ngành nghề  Thợ hồ: ......................................................................................... / tháng  Nhôm kính:................................................................................... / tháng  Làm hương : ................................................................................. / tháng  Trồng nấm: ................................................................................... / tháng  Chằm nón: .................................................................................... / tháng  Làm hương: .................................................................................. / tháng  Thêu may, đan lát:........................................................................ / tháng  Buôn bán: ..................................................................................... / tháng  Nấu rượu: ..................................................................................... /tháng  Làm việc trong các tổ chức đoàn thể: .......................................... / tháng  Nghề khác: ................................................................................... / tháng  Họ hàng giúp đỡ:.......................................................................... / tháng 5. Thu nhập từ chăn nuôi  Lợn: .............................................................................................. / năm  Trâu, Bò: ...................................................................................... / năm  Gà, Vịt: ...................................................................................... / năm  Thủy sản: ...................................................................................... / năm  Khác: ............................................................................................ / năm 6. Thu khác  Trợ cấp xã hội:............................................................................/ năm  Quà biếu:...................................................................................../ năm  Lãi gửi tiết kiệm:......................................................................../ năm  Bảo hiểm:.................................................................................../ năm  Lương hưu:................................................................................/ năm  Khác:........................................................................................./ năm Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 3 7. Số ngày làm việc  Đối với lúa Các khâu Nam NữSố ngày Số giờ / 1 ngày Số ngày Số giờ / 1 ngày Khâu làm đất Khâu gieo cấy Khâu bón phân Phun thuốc BVTV Khâu làm cỏ Khâu thu hoạch Khâu chế biến  Đối với rau màu a. Gia đình trồng mấy vụ trong năm đối với các loại: .......................... b. Thời gian các vụ được tiến hành khi nào đến khi nào đối với: ......... ...................................... .......................................................................... c. Một ngày ông (bà) bỏ ra bao nhiêu thời gian để chăm sóc: d. Ông (bà) thường nuôi gia cầm bao nhiêu tháng ? ............................. e. Trong một ngày Ông (bà) bỏ ra bao nhiêu thời gian để chăm sóc đàn gia cầm: ................................................................................................... f. Ông (bà) thường nuôi đàn gia súc trong bao nhiêu tháng ? .............. ................................................................................................................. g. Trong một ngày ông (bà) thường bỏ ra bao nhiêu thời gian để chăm sóc đàn gia súc (tắm,cho ăn, vệ sinh chuồng trại) ............................ .................................................................................................................  Trong một năm ông (bà) làm bao nhiêu tháng đối với ngành nghề, dịch vụ:  Chằm nón: .........................................................................tháng/năm  Làm nương: .......................................................................tháng/năm  Thêu, may, đan lát: ............................................................tháng/năm  Buôn bán: ..........................................................................tháng/năm  Làm việc trong các tổ chức đoàn thể: ...............................tháng/năm  Trồng nấm: ........................................................................tháng/năm  Thợ hồ: ..............................................................................tháng/năm  Nhôm kính:........................................................................tháng/năm  Làm hương: .......................................................................tháng/năm  Nấu rượu:...........................................................................tháng/năm  Khác: .................................................................................tháng/năm  Một tháng ông (bà) làm bao nhiêu ngày đối với ngành nghề, dịch vụ:  Chằm nón:.......................................................................ngày/ tháng  Làm nương: ....................................................................ngày/ tháng  Thêu, may, đan lát: .........................................................ngày/ tháng  Buôn bán:........................................................................ngày/ tháng Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 4  Làm việc trong các tổ chức đoàn thể:.............................ngày/ tháng  Trồng nấm: .....................................................................ngày/ tháng  Thợ hồ:............................................................................ngày/ tháng  Nhôm kính: .....................................................................ngày/ tháng  Làm hương: ....................................................................ngày/ tháng  Nấu rượu: ........................................................................ngày/tháng  Khác:...............................................................................ngày/ tháng  Một ngày ông (bà) làm bao nhiêu giờ đối với ngành nghề, dịch vụ  Chằm nón ............................................................................ giờ/ ngày  Làm nương: ......................................................................... giờ/ ngày  Thêu, may, đan lát: .............................................................. giờ/ ngày  Buôn bán: ............................................................................ giờ/ ngày  Làm việc trong các tổ chức đoàn thể: ................................. giờ/ ngày  Trồng nấm: .......................................................................... giờ/ ngày  Thợ hồ: ................................................................................ giờ/ ngày  Nhôm kính:.......................................................................... giờ/ ngày  Làm hương: ......................................................................... giờ/ ngày  Nấu rượu:............................................................................. giờ/ngày  Khác: ................................................................................... giờ/ ngày 8. Mức độ tham gia của phụ nữ trong công việc Mức độ đảm nhận Các công việc Không Phụ Như nhau Chính 1. Nội trợ 2. Chăm sóc con cái 3. Dạy con học 4. Trồng trọt - Làm đất - Chăm sóc - Phân bón - Thu hoạch 5. Chăn nuôi 6. Buôn bán kinh doanh 7. Ngành nghề dịch vụ 9. Nhu cầu sức khỏe, giải trí của phụ nữ  Thời gian giải trí bao nhiêu giờ/ ngày: ...................................................  Thời gian ngủ là bao nhiêu giờ/ ngày: ....................................................  Có thường xuyên đi khám sức khỏe khi đau ốm không? ....................... Có Không Thỉnh thoảng Đại học Kin h tế Hu ế Khãa luËn tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ HiÒn 5  Trong thời gian sinh nở: ......................................................................... - Trước khi sinh bao nhiêu ngày thì ngừng làm việc:..................................... - Sau khi sinh bao nhiêu ngày thì làm việc trở lại: ......................................... 10. Nhu cầu việc làm của phụ nữ Ngành nghề có nhu cầu Số phụ nữ Có / không Khó khăn - Muốn làm thêm để tăng thu nhập + Xác định được nghề + Không xác định được nghề - Không muốn làm thêm - Làm cũng được, không làm cũng được 11. Anh ( chị) có nguyện vọng gì để có thể tạo được việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và hộ gia đình.  Được hổ trợ vốn.  Có sức khoẻ tham gia lao động  Đi học nghề.  Được hổ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật  Có việc làm phù hợp ở địa phương  Nguyện vọng khác 11. Anh (chị) có dự định làm việc ngoài địa phương không? 12. Một số đề xuất của anh (chị) đối với chính quyền địa phương ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ............................................................................................................... Xin cảm ơn Ông (bà) đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này ! Đại học Ki h tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_viec_lam_va_thu_nhap_cua_phu_nu_xa_duong_thuy_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_626.pdf
Luận văn liên quan