Khóa luận Phân tích biến động chi phí sản xuất ở xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex

Năng suất là biến động tốt, xí nghiệp cần có giải pháp duy trì biến động này. Bên cạnh đó giá lao động tăng là biến động không tốt, nhưng đây là do tình hình lạm phát chung và việc thay đổi cơ cấu lao động của xí nghiệp. Việc thay đổi cơ cấu lao động làm tăng giá lao động nhưng năng suất lao động lại tăng nhiều hơn, điều này chứng tỏ năng suất lao động đã được nâng cao. Biến động này tuy không tốt nhưng suy cho cùng là động lực cho việc tăng năng suất lao động. Biến động này có thể duy trì nếu nó là nguyên nhân tăng cao năng suất lao động cho xí nghiệp. Xí nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau: - Cần cân nhắc việc chuyển đổi cơ cấu lao động cho phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. - Nâng cao hơn tay nghề của những công nhân mới bằng cách hướng dẫn, huấn luyện trực tiếp cho họ làm việc tốt hơn. Tuyển dụng và đào tạo thêm đội ngũ công nhân tay nghề cao, tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí, hạn chế tốt nhất tiêu hao nguyên liệu. - Áp dụng các chính sách khen thưởng cho công nhân tay nghề giỏi một cách phù hợp, khuyến khích công nhân làm việc, tạo mối quan hệ tốt giữa quản lý với công nhân. - Xí nghiệp cần điều chỉnh định mức thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm phù hợp thực tế. Trong sản xuất đã đầu tư thêm máy móc nên đã giảm bớt lượng thời gian lao động thủ công, do đó cần rút ngắn thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói để hợp lý hơn. - Xí nghiệp nên đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại, phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời quản lý tốt máy móc thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất nhằm làm giảm chi phí cho xí nghiệp.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích biến động chi phí sản xuất ở xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần 4 Cân trọng lượng Xếp khuôn Chờ đông Cấp đông Đóng gói Nhập kho bảo quản Quy trình sản xuất cá Fillet tại xí nghiệp được thực hiện qua những công đoạn sau: - Công đoạn 1. Tiếp nhận nguyên liệu: cá tra sống được vận chuyển đến xí nghiệp từ vùng nuôi bằng ghe, đục. Sau đó được tiếp nhận và chuyển qua công đoạn phân loại sơ bộ. - Công đoạn 2. Phân loại sơ bộ: loại bỏ cá không đạt trọng lượng (trọng lượng cá phải lớn hơn 0,5kg/con) và cá bệnh, cá chết. - Công đoạn 3. Cắt tiết cá: dùng dao Inox nhọn cắt vào yết hầu cá nhằm giết chết cá và bỏ bớt máu. - Công đoạn 4. Rửa lần 1: từ khi tiếp nhận cá, phân loại sơ bộ đến cắt tiết cá, lần lượt được chuyển qua ba hồ nước rửa ở nhiệt độ 20 – 250C, có nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 30 lần/phút. - Công đoạn 5. Phi lê: công nhân fillet cá bằng dao Inox, lốc lấy hai miếng thịt ở hai bên thân cá và loại bỏ nội tạng, đầu, xương sống, đuôi. Khi lốc cá không cho phép sót xương trong thịt cá. - Công đoạn 6. Rửa lần 2: Miếng fillet được rửa qua ba hồ nước chảy liên tục để rửa sạch máu và loại bỏ các tạp chất còn sót trong quá trình fillet cá. Nhiệt độ nước rửa ở 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 6 rỗ/lần. - Công đoạn 7. Lạng da: công nhân dùng dao Inox hay đưa vào máy lạng da loại bỏ da hoàn toàn khỏi miếng fillet, bắt buộc không được sót da trên miếng fillet. - Công đoạn 8. Sửa cá: loại bỏ hoàn toàn mở, xương và phần thịt đỏ của miếng fillet bằng dao Inox. - Công đoạn 9. Rửa lần 3: miếng fillet sau khi sửa sẽ được rửa lần lượt qua ba hồ nước ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, để loại sạch hoàn hoàn những phần thịt vụn và mở còn lại dính trên miếng cá fillet. Tần suất thay nước 10 rỗ/lần. - Công đoạn 10. Kiểm tra ký sinh trùng: kiểm tra ký sinh trùng bằng bàn coi ký sinh trùng do kỹ thuật viên phụ trách thực hiện, miếng cá fillet có ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ. - Công đoạn 11. Phân cở loại: thông số kỷ thuật trong công đoạn này không cho phép phân sai cở và loại. Các miếng cá fillet được phân cở theo size, phân loại theo màu sắc, hình dáng và kỹ thuật chế biến. - Công đoạn 12. Rửa lần 4: rỗ cá fillet sau khi phân cở, loại sẽ được rửa qua ba hồ nước chảy tràn để làm sạch miếng cá fillet, loại bỏ tạp chất và loại trừ vi sinh vật đến mức tốt nhất. Nước rửa ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 3 – 5ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 10 rỗ/lần. - Công đoạn 13. Cân: cân điện tử được vệ sinh sạch trước khi cân cá, cá fillet được cân trọng lượng tịnh và lượng phụ trội. - Công đoạn 14. Xếp khuôn: cá fillet được xếp khuôn đúng cở, loại và xếp khuôn theo dạng đông block hoặc sơ mi block, mỗi lớp cá cách nhau một lớp PE và được gói lại bằng bao PE lớn 74x74cm trong khuôn nhôm 26x55cm. Nếu cá đông 1QF/1WP sẽ được xếp trực tiếp lên băng chuyền của hệ thống đông IQF. - Công đoạn 15. Chờ đông: chỉ thực hiện chờ đông khi chưa đủ mẻ để chạy tủ, hoặc các tủ đã chạy hết. Kho chờ đông luôn được vệ sinh sạch sẽ và ở nhiệt độ 0 – 50C, việc chờ đông thực hiện chế độ hàng vào trước ra trước và thời gian chờ 3 giờ. - Công đoạn 16. Cấp đông: đông block ở nhiệt độ là -400C đến -450C, thời gian đông 2 giờ, vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi đông. Đông IQF băng chuyền thì nhiệt độ ở -400C đến -450C và thời gian đông là 15 phút. Quy cách thành phẩm kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cấp đông. - Công đoạn 17. Đóng gói/ghi nhãn: các block cá hay bao PE chứa cá cùng cở loại được cho vào thùng carton theo đúng trọng lượng qui định. Ghi nhãn sản phẩm trên thùng carton với đầy đủ thông tin theo quy định, quy cách thành phẩm kiểm tra trước khi nạp dây. - Công đoạn 18. Bảo quản: thành phẩm sau khi đóng gói xong nhanh chóng đưa vào kho lạnh bảo quản. Thành phẩm vào kho xếp hàng đúng qui định, hạn chế mở cửa kho để ổn định nhiệt độ, quy cách thành phẩm thường xuyên kiểm tra nhiệt độ kho, nhiệt độ ổn định -230C2, thời gian 24 tháng. Các công đoạn sản xuất cá Fillet chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn là sử dụng máy móc. Chỉ đến công đoạn lạng da cá, đông lạnh cá mới sử dụng máy lạng da, băng chuyền và tủ đông. 4.2. Xây dựng định mức chi phí sản xuất sản phẩm Xây dựng định mức chi phí sản xuất được căn cứ vào số liệu thống kê về số lượng các yếu tố đầu vào ở các kỳ trước để sản xuất một sản phẩm. Căn cứ vào định mức tiêu hao, các biện pháp quản lý sử dụng để xây dựng định mức lượng. Căn cứ vào mức độ biến động giá các kỳ trước, tình hình thị trường… để xây dựng định mức giá. Định mức chi phí sản xuất tại xí nghiệp được xây dựng qua nhiều giai đoạn. Ban đầu phòng sản xuất thiết lập định mức cơ sở dựa vào kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tình hình tiêu hao nguyên liệu, mức độ biến động giá…. Phòng kế toán kiểm tra lại định mức cơ sở và bổ sung thêm thông tin chi phí vào định mức này. Định mức cơ sở được trình lên ban giám đốc, ban giám đốc xem xét đến xu hướng và ra quyết định xây dựng định mức sản xuất cho xí nghiệp. Định mức chi phí sản xuất sẽ được thay đổi, điều chỉnh phù hợp qua các năm. Dựa vào các yếu tố trên, xí nghiệp xây dựng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói như sau: Bảng 4.1. Bảng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói của xí nghiệp – Năm 2008 Khoản mục chi phí Định mức lượng Định mức giá Chi phí định mức Nguyên vật liệu trực tiếp 2,7 kg/sp 14.200 đ/kg 38.340 đ/sp Nhân công trực tiếp 2giờ/sp 2.300 đ/giờ 4.600 đ/sp Chi phí sản xuất chung - - 4.122 đ/sp Cộng chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch) 47.062 đ/sp (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) (Ghi chú: 1 sản phẩm tương đương 1kg cá thành phẩm) Định mức nguyên vật liệu trực tiếp trên là định mức nguyên liệu chính (cá sống nguyên con), các loại vật liệu phụ xí nghiệp không xây dựng định mức chi phí. Từ bảng định mức trên cho thấy, cứ 2,7 kg cá nguyên liệu thì chế biến ra 1 kg cá thành phẩm, định mức giá nguyên liệu đã bao gồm chi phí thu mua và trừ các khoản chiết khấu. Định mức giá trên sẽ thay đổi hàng năm vì giá cá luôn biến động theo thị trường, việc thay đổi này sẽ căn cứ vào khả năng dự báo giá của xí nghiệp. Số giờ chế biến ra 1 kg cá thành phẩm là 2 giờ, định mức đơn giá lao động là 2.300 đồng/giờ. Do đặc điểm riêng của xí nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn việc sử dụng máy móc, công cụ dụng cụ chủ yếu là dao Inox, khuôn nhôm. Cho nên xí nghiệp không xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, chỉ đề ra kế hoạch thực hiện chi phí sản xuất chung cho từng tháng. Định mức chi phí sản xuất chung ở trên là định mức kế hoạch trong tháng 03 năm 2008. Với định mức chi phí sản xuất sản phẩm đã xây dựng, ta tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, so sánh thực tế và định mức, tìm hiểu nguyên nhân biến động và đề ra một số giải pháp. 4.3. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp gồm tất cả chi phí về: nguyên liệu chính là cá nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất, chi phí bao bì. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng sản phẩm xí nghiệp sản xuất trong tháng. Chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các số liệu khác thu thập tại phòng kế toán tài chính. Xí nghiệp theo dõi chi phí nguyên liệu trực tiếp trên tài khoản 621 và được theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm. Trong kỳ xí nghiệp sản xuất được 402.320 kg fillet thành phẩm, các loại sản phẩm cụ thể như sau: Bảng 4.2. Bảng khối lượng cá Fillet thành phẩm được sản xuất trong tháng 03 – 2008 Sản phẩm Khối lượng (kg) Tỷ lệ % Cá tra fillet đông lạnh đóng gói 253.500 63% Cá basa fillet đông lạnh đòng gói 65.150 16% Cá điêu hồng fillet đông lạnh đóng gói 44.850 11% Tôm đông lạnh đóng gói 38.820 10% Tổng 402.320 100% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Qua bảng khối lượng cá fillet thành phẩm trong kỳ đã phần nào giải thích vì sao đề tài chỉ chọn phân tích sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Cá tra fillet chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thành phẩm, đến cá basa, cá điêu hồng và cuối cùng là tôm. Trước khi phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ta cần xác định được giá thực tế của cá tra và khối lượng thực tế xuất dùng cho sản xuất. Dựa vào phiếu thu mua cá để tổng hợp giá thực tế thu mua, dựa vào phiếu xuất kho để tổng hợp khối lượng cá dùng cho sản xuất trong kỳ. - Tổng hợp về giá: mỗi ngày trong tháng ban thu mua điều đi thu mua nguyên liệu. Giá cá mua mỗi đợt khác nhau, cần tính toán được đơn giá cá tra bình quân. Cho nên ta phân tích từ bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra mua trong kỳ. Bảng 4.3. Bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra thu mua trong tháng 03 -2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng Ngày Khối lượng (kg) Giá mua Thành tiền 01/03 73.880 14,3 1.056.484 04/03 47.500 14,2 674.500 06/03 48.200 14,1 679.620 08/03 48.510 14,0 679.140 10/03 72.400 14,0 1.013.600 13/03 72.000 14,0 1.008.000 17/03 49.020 14,0 686.280 19/03 24.200 13,8 333.960 20/03 24.100 13,8 332.580 21/03 72.690 13,7 995.853 24/03 23.700 13,6 322.320 26/03 81.100 13,6 1.102.960 29/03 27.300 13,7 374.010 31/03 25.500 13,8 351.900 Tổng 690.100 9.611.207 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Do xí nghiệp sản xuất thực phẩm tươi sống nên cá tra nguyên liệu mua về đưa ngay lên xưởng không qua nhập kho nguyên vật liệu. Công nhân phải làm hết lượng cá mua trong ngày để bảo đảm tính tươi sống của cá. Chính vì đặc điểm này mà cá tra nguyên liệu không có tồn kho cuối kỳ. Giá cá xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, không có trị giá tồn đầu kỳ. Giá cá bình quân ( bao gồm chi phí thu mua) như sau: Đơn giá cá tra bình quân = đồng/kg - Tổng hợp về lượng: từ đơn giá bình quân 13.927 đồng/kg kết hợp với khối lượng nguyên liệu chính xuất kho từ phiếu xuất kho, ta tổng hợp chi phí nguyên liệu chính thực tế xuất dùng cho sản xuất. Mỗi ngày đều có cá lên xưởng, nếu ngày nào không có cá công nhân sẽ được nghỉ. Do đó bảng tổng hợp khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất cụ thể như sau: Bảng 4.4. Bảng khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất trong tháng 03 – 2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng Ngày Diễn giải Khối lượng (kg) Số tiền 01/03 Xuất nguyên liệu chính 24.800 345.396 02/03 Xuất nguyên liệu chính 24.500 341.218 03/03 Xuất nguyên liệu chính 24.580 342.332 04/03 Xuất nguyên liệu chính 23.900 332.862 05/03 Xuất nguyên liệu chính 23.600 328.684 06/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 07/03 Xuất nguyên liệu chính 24.200 337.040 08/03 Xuất nguyên liệu chính 24.210 337.179 09/03 Xuất nguyên liệu chính 24.300 338.433 10/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 11/03 Xuất nguyên liệu chính 23.800 331.469 12/03 Xuất nguyên liệu chính 24.600 342.611 13/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 14/03 Xuất nguyên liệu chính 24.400 339.825 15/03 Xuất nguyên liệu chính 23.600 328.684 17/03 Xuất nguyên liệu chính 24.570 342.193 18/03 Xuất nguyên liệu chính 24.450 340.522 19/03 Xuất nguyên liệu chính 24.200 337.040 20/03 Xuất nguyên liệu chính 24.100 335.647 21/03 Xuất nguyên liệu chính 24.370 339.408 22/03 Xuất nguyên liệu chính 23.820 331.748 23/03 Xuất nguyên liệu chính 24.500 341.218 24/03 Xuất nguyên liệu chính 23.700 330.076 26/03 Xuất nguyên liệu chính 27.200 378.822 27/03 Xuất nguyên liệu chính 27.400 381.607 28/03 Xuất nguyên liệu chính 26.500 369.071 29/03 Xuất nguyên liệu chính 27.300 380.214 31/03 Xuất nguyên liệu chính 25.500 355.145 Tổng cộng 690.100 9.611.207 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Tất cả cá tra nguyên liệu mua trong kỳ được sử dụng hết để sản xuất 253.500 kg cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Dựa vào sự tổng hợp về giá và lượng nguyên liệu chính cùng với các chi phí nguyên vật liệu phụ ta có được tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Đơn vị tính: Ngàn đồng Khoản mục chi phí Số tiền Nguyên liệu chính 9.611.207 Bao bì 324.448 Vất liệu phụ - Hóa chất 286.165 Tổng chi phí 10.221.820 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Từ bảng tổng hợp chi phí trên ta có thể thấy được khoản mục chi phí nguyên liệu chính là nhiều nhất, vật liệu phụ và bao bì chiếm không lớn so với tổng chi phí. Chúng ta có thể thông qua biểu đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí, nhằm thấy được khả năng ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí, tiến hành phân tích biến động theo khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp được chính xác hơn. Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Rõ ràng, từ biểu đồ trên thì vật liệu phụ - hóa chất và bao bì chiếm trọng tỷ rất thấp so với nguyên liệu chính. Như vậy ta chỉ cần phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính (cá tra nguyên con) là đã cho thấy mức độ biến động nguyên vật liệu trực tiếp. 4.3.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu có hai loại biến động là: (1) Biến động giá và (2) Biến động lượng. Cụ thể phân tích như sau: (1) Phân tích biến động giá: trước khi phân tích cần tổng lại giá định mức, giá thực tế và lượng thực tế. Căn cứ vào bảng định mức (bảng 4.1) và chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 03 để tổng hợp. - Giá cá tra định mức: 14.200 đồng/kg - Giá cá tra thực tế (giá cá tra bình quân): 13.927 đồng/kg - Lượng cá tra thực tế: 690.100 kg Từ các yếu tố đã tổng hợp, kết hợp với công thức (i) tính biến động giá nguyên liệu chính: Biến động giá nguyên liệu = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế = (13.927 - 14.200) x 690.100 = -188.397.300 Từ kết quả phân tích trên, ta thấy được mức độ biến động giá cá tra nguyên liệu là -188.397.300, đây là biến động tốt nhưng để khẳng định chính xác vấn đề này cần tìm hiểu nguyên nhân biến động. Đơn giá bình quân đã giảm 273 đồng/kg so với giá định mức (1.96%), do đó chi phí nguyên liệu giảm 188.397.300 đồng. Chênh lệch này là một thuận lợi đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho xí nghiệp. Đơn giá bình quân giảm là do giá cá sụt giảm vào đầu tháng 03, giá cá giảm khoảng 100 – 700 đồng/kg (từ 14.300 xuống còn 13.600 đồng/kg). Nhưng vào gần cuối tháng giá cá có hơi nhít lên nhưng không cao, giá tăng 200 đồng/kg (từ 13.600 lên đến 13.800 đồng/kg). Thực tế diễn biến giá cá xí nghiệp thu mua như sau: Đồ thị 4.1. Đồ thị thể hiện biến động giá cá tra nguyên liệu xí nghiệp thu mua vào tháng 03 – 2008 Biểu đồ trên cho thấy giá cá tra trong tháng 03 sụt giảm liên tục, đến những ngày cuối tháng giá cá lại bắt đầu tăng nhưng tăng không cao. Nguyên nhân sụt giảm này là do giá cá thị trường giảm, mà nói khác đi chính là do sự ép giá của các doanh nghiệp đối với người nuôi cá. Sự ép giá này xảy ra là vì tình hình lãi suất tăng, giá thức ăn tăng, thuốc và con giống cũng tăng… làm cho các chủ nuôi cá thiếu vốn đầu tư. Họ không đủ vốn để neo giá cá, cộng thêm sự ảnh hưởng lãi suất mà các doanh nghiệp không đủ lượng tiền mặt thu mua cá nguyên liệu, các doanh nghiệp lợi dụng việc này đã hạ giá thành mua vào. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình chung của giá cá tra nguyên liệu, nguyên nhân này chỉ là khách quan nên ta kết luận rằng khoảng chi phí giảm 188.397.300 đồng là điều thuận lợi cho xí nghiệp. Nguyên nhân trên phần nào giải thích được vì sao giá cá tra nguyên liệu trong kỳ giảm so với giá định mức. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do người nuôi cá giảm giá bán cho xí nghiệp. Giá cá nguyên liệu giảm còn ảnh hưởng bởi chất lượng và chủng loại cá, giá cá giảm một phần là do chất lượng cá không tốt. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của nhãn hiệu, sản lượng bán, giá sản phẩm, nó còn làm tiêu hao một phần nguyên liêu liệu và khối lượng nguyên liệu sẽ tăng. Xí nghiệp nên chú ý vấn đề này. Qua kết quả phân tích biến động chi phí nguyên liệu và nguyên nhân chính của biến động giá cá là do giá thị trường sụt giảm, ngoài ra cũng có nguyên nhân về chất lượng cá nhưng khối lượng không lớn. Đến đây ta có thể khẳng định mức biến động giá nguyên liệu -188.397.300 chính là biến động tốt. (2) Phân tích biến động lượng: ta cần tổng hợp lại lượng thực tế, lượng định mức và giá định mức. - Giá định mức: 14.200 đồng/kg - Lượng định mức: 2,7 x 253.500 = 684.450 kg - Lượng thực tế: 690.100 kg Từ các yếu tố đã tổng hợp, kết hợp với công thức (ii) tính biến động lượng nguyên liệu chính: Biến động lượng nguyên liệu = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức = (690.100 – 684.450) x 14.200 = +80.230.000 Kết quả biến động này chứng tỏ lượng cá sử dụng tăng thêm 5.650 kg (0,82%) so với định mức, điều này làm cho chi phí nguyên liệu tăng thêm 80.230.000 đồng. Đây thực sự là biến động không tốt vì làm lượng nguyên liệu tăng, xí nghiệp phải chi thêm tiền cho khoảng biến động này. Biến động lượng tăng do nguyên nhân cá chết, bệnh và không đạt trọng lượng. Những con cá chết, bệnh và không đạt trọng lượng này sẽ bị loại bỏ ngay trước khi vào cắt tiết. Cá chết là do quá trình vận chuyển về xí nghiệp đã ảnh hưởng đến cá, cá bị bệnh là tình hình chung của những người nuôi cá. Tình hình dịch bệnh do thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến cá tra, mặc dù người nuôi đã áp dụng kỹ thuật nuôi cải tiến nhưng vẫn không hạn chế hết lượng cá bị bệnh. Còn cá không đạt trọng lượng là do khi thu mua cả hồ hay bè thì sẽ lẫn cá chưa đạt trọng lượng là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng có thể ảnh hưởng từ việc ban thu mua đã mua một số cá giá rẻ, chất lượng chưa thật tốt. Ngoài các nguyên nhân trên còn có nguyên nhân: một số công nhân mới chưa thật sự thành thạo với công việc nên làm hỏng sản phẩm. Mức biến động lượng này cần điều chỉnh kịp thời để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí cho xí nghiệp. (3) Tổng biến động chi phí nguyên liệu chính: từ mức biến động về giá và lượng, ta tính được tổng biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng = -188.397.300 + 80.230.000 = -108.167.300 Từ các mức biến động đã phân tích, ta thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4.2. Sơ đồ phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Lượng định mức (x) giá định mức 684.450 (x) 14.200 = 9.719.190.000 Lượng thực tế (x) giá thực tế 690.100 (x) 13.927 = 9.611.022.700 Lượng thực tế (x) giá định mức 690.100 (x) 14.200 = 9.799.420.000 Biến động giá -188.397.300 Biến động lượng +80.230.000 Tổng biến động -108.167.300 Nhìn chung, mức biến động giá nguyên liệu là mức biến động tốt, mức biến động lượng nguyên liệu là không tốt. Nguyên nhân là do giá cá biến động giảm, chất lượng cá và tay nghề của một số công nhân mới đã ảnh hưởng đến các mức biến động. Điều này không đáng lo ngại vì xí nghiệp sẽ có phương pháp giải quyết kịp thời và sẽ điều chỉnh được trong các kỳ tiếp theo. Dù mức biến động lượng có tăng nhưng xí nghiệp vẫn tiết kiệm được khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 108.167.300 đồng. 4.4. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 4.4.1. Chi phí công nhân trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Tiền lương là các khoản phải trả cho người lao động, đảm bảo bằng phân phối lao động. Tại xí nghiệp trả lương cho công nhân theo hình thức lương theo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp được xí nghiệp theo dõi trên tài khoản 622, tiền lương tổng hợp từ: tiền lương, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp làm đêm (nếu có)… Xí nghiệp không phân biệt lương công nhân trực tiếp sản xuất hay nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Hiện tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX có 785 công nhân viên, phân theo công nhân trực tiếp tại phân xưởng và ngoài phân xưởng. Cụ thể như sau: Bảng 4.6. Bảng tổng hợp số lượng công nhân viên tại xí nghiệp Bộ phận Số lượng Tỷ trọng % I.Tại phân xưởng 703 90% 1. Đội tiếp nhận 25 2. Đội Fillet 88 3. Đội sửa cá 400 4. Đội phân cở, xếp khuôn 60 5. Đội thành phẩm 96 6. Rửa cá, cắt tiết, lạng da 34 II. Ngoài phân xưởng 82 10% 1. Ban giám đốc 2 2. Phòng tổ chức hành chánh 7 3. Phòng kế toán tài chính 6 4. Phòng kế hoạch kinh doanh 3 5. Phòng quản lý chất lượng 7 6. Bộ phận cơ điện 11 7. Bộ phận thu mua 4 8. Ban điều hành 4 9. Bảo vệ 4 10. Nhà ăn 8 11. Nhóm thống kê 8 12. Nhóm KCS 8 13. Nhóm vệ sinh 10 Tổng cộng 785 100% Từ bảng số liệu trên ta có tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 90%, bộ phận gián tiếp chiếm 10%. Tổng hợp chi phí nhân công theo bảng sau: Bảng 4.7. Bảng chi phí nhân công trong tháng 03 – 2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng Khoản mục chi phí Số tiền Tổng lương chính (1) 623.773 - Lương chính 404.591 - Lương ngoài giờ 166.979 - Phụ cấp độc hại 52.203 Lương công nhật (2) 252.431 Các khoản trích theo lương (3) 118.516 - Trích bảo hiểm xã hội (15%) 93.566 - Trích bảo hiểm y tế (2%) 12.475 - Trích kinh phí công đoàn (2%) 12.475 Tổng chi phí tiền lương [(1)+(2)+(3)] 994.720 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất = 994.720.000 x 90% = 895.248.000 đồng Chi phí cho bộ phận gián tiếp sản xuất = 994.720.000 x 10% = 99.472.000 đồng Theo đội thống kế của xí nghiệp, trong tháng công nhân đã làm việc 348.960 giờ để sản xuất ra sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp chỉ lấy đơn giá công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Từ đây ta có được giá lao động thực tế: Đơn giá lao động thực tế = đồng/giờ 4.4.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp cũng có hai loại biến động: (1) Biến động giá và (2) Biến động năng suất. (1) Biến động giá: khi phân tích biến động giá nhân công trực tiếp thì cần các yếu tố về giá thực tế, giá định mức và số giờ lao động thực tế. Ta tổng hợp lại các yếu tố này như sau: - Giá lao động định mức: 2.300 đồng/giờ - Giá lao động thực tế: 2.567 đồng/giờ - Số giờ thực tế: 348.690 giờ Thay các yếu tố trên vào công thức (iii) ta tính được biến động giá lao động trong kỳ. Biến động giá lao động = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế = (2.567 – 2.300) x 348.690 = +93.100.230 Với mức biến động giá lao động là +93.100.230 là mức biến động không tốt, xí nghiệp phải chi tiền lương cho nhân viên nhiều hơn định mức. Đơn giá lao động thực tế tăng thêm 267 đồng/giờ (11,6%) so với đơn giá định mức. Nguyên nhân khách quan là do tình hình lạm phát hiện nay đã ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Điều này đã làm tăng đơn giá lao động thực tế so với định mức. Mặc khác, chi phí nhân công thực tế tăng là do trong kỳ xí nghiệp đã cho 150 công nhân công nhật có tay nghề cao lên công nhân chính thức và số công nhân này được sẽ hưởng lương chính thức. Các nguyên nhân trên đã làm cho giá lao động thực tế cao hơn so với định mức. Mức biến động +93.100.230 là biến động không tốt, nó đã làm tăng chi phí nhân công trực tiếp với khoảng tiền tương ứng. (2) Biến động năng suất: tương tự biến động giá, ta tổng hợp lại các yếu tố về số giờ thực tế, số giờ định mức và giá lao động định mức. - Giá lao động định mức: 2.300 đồng/giờ - Số giờ lao động định mức: 2 x 253.500 = 507.000 giờ - Số giờ lao động thực tế: 348.690 giờ Thay ba yếu tố trên vào công thức (iiii), ta tính được biến động năng suất lao động như sau: Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định mức = (348.690 – 507.000) x 2.300 = -364.113.000 Số giờ lao động thực tế giảm 158.310 giờ (31,2%) so với số giờ lao động định mức. Khoảng chênh lệch giảm này làm cho biến động năng suất giảm 364.113.000 đồng, hay nói đúng hơn là năng suất lao động tăng. Nguyên nhân của biến động này là tay nghề của đa số công nhân đã được nâng cao, máy móc và các băng chuyền hoạt động tốt, công việc quản lý phân xưởng được thực hiện phù hợp, các công đoạn trong sản xuất được sắp xếp hợp lý tạo thuận lợi cho công nhân làm việc. Do đó, số giờ lao động thực tế của công nhân thấp hơn số giờ lao động định mức. (3) Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp: từ mức biến động giá lao động và biến động năng suất lao động, ta tính tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp như sau: Tổng biến động = Biến động giá lao động + Biến động năng suất = +93.100.230 – 364.113.000 = -271.012.770 Sơ đồ 4.3. Sơ đồ phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Tổng số giờ định mức (x) giá định mức 507.000 (x) 2.300 = 1.166.100.000 Tổng số giờ thực tế (x) giá thực tế 348.690 (x) 2.567 = 895.087.230 Tổng số giờ thực tế (x) giá định mức 348.690 (x) 2.300 = 801.987.000 Biến động giá +93.100.230 Biến động năng suất -364.113.000 Tổng biến động -271.012.770 Mức biến động giá lao động tăng là do đơn giá lao động thực tế tăng, mức biến động này làm tăng chi phí nhân công trực tiếp (không tốt). Nhưng cũng có thể đánh giá biến động giá lao động là biến động tốt vì nó là nguyên nhân làm gia tăng năng suất lao động. Số giờ thực tế công nhân làm việc thấp hơn định mức, điều này cho thấy năng suất lao động đã gia tăng. Mức biến động năng suất -271.012.770 là mức biến động tốt cho xí nghiệp, tốc độ tăng năng suất cao hơn tốc độ tăng đơn giá lao động. Do đó ta kết luận rằng xí nghiệp sử dụng hiệu quả lực lượng lao động của mình. Nhưng tốc độ gia tăng năng suất quá cao là điều bất hợp lý. Sự bất hợp lý này cũng có thể lý giải được, là vì trong năm 2008 xí nghiệp đã sử dụng máy lạng da, hệ thống đông lạnh IQF băng chuyền nhằm gia tăng số lượng thành phẩm. Do đó, định mức chi phí nhân công trực tiếp về thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm không phù hợp với tình hình sản xuất mới. Xí nghiệp cần điều chỉnh định mức này cho phù hợp với thực tế. 4.5. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Theo đặc điểm riêng của xí nghiệp sử dụng chủ yếu lao động thủ công, chỉ sử dung máy móc thiết bị trong một số công đoạn và không liên tục trong suốt quy trình sản xuất. Nên không có định mức cho chi phí sản xuất chung (theo số giờ máy hoạt động), chỉ lập kế hoạch trong kỳ thực hiện. Do đó, trong phần phân tích này chỉ phân tích kế hoạch đề ra và thực tế thực hiện cho cùng với tính chất phân tích biến động thực tế và định mức. Do trong kỳ xí nghiệp đạt kế hoạch sản xuất thành phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói, nên phân tích biến động chi phí sản xuất chung không có yếu tố về khối lượng. Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… Xí nghiệp không hạch toán tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung mà theo dõi ở chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí này sau khi tổng hợp sẽ phân bổ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tổng hợp theo bảng sau: Bảng 4.8. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Đơn vị tính: Ngàn đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch linh hoạt Thực tế Chênh lệch +/- % * Khối lượng sản xuất 402.320 402.320 0 0% * Chi phí sản xuất chung: Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng 698.876 679.850 -19.026 -2,72% Chi phí dụng cụ sản xuất 185.452 185.452 0 0% Chi phí khấu hao 300.765 300.765 0 0% Chi phí dịch vụ mua ngoài 428.246 428005 +241 +0,06% Chi phí bằng tiền khác 45.382 45.325 -57 -0,13% Tổng chi phí sản xuất chung 1.658.721 1.639.397 -19.324 -2,91% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Bảng chi phí trên cho thấy tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng 03 và kế hoạch đề ra. Nhìn chung ta thấy chi phí sản xuất chung thực tế giảm so với kế hoạch (giảm 2,91%). Nhưng do là tổng chi phí nên cần phân bổ chi phí cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói để phân tích biến động hợp lý hơn. Chi phí được phân bổ theo tiêu thức khối lượng hoàn thành, trong kỳ cá tra fillet đông lạnh đóng gói hoàn thành 253.500 thành phẩm (đạt kế hoạch) chiếm 63% tổng thành phẩm xí nghiệp. Do xí nghiệp đạt kế hoạch sản xuất thành phẩm cá tra đông lạnh đóng gói, nên phân tích biến động không có yếu tố về khối lượng. Bảng 4.9. Bảng phân bổ chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp Đơn vị tính: Ngàn đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch linh hoạt Thực tế Chênh lệch +/- % * Khối lượng sản xuất 253.500 253.500 0 0% * Chi phí sản xuất chung: Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng 440.292 428.306 -11.986 -2,72% Chi phí dụng cụ sản xuất 116.835 116.835 0 0% Chi phí khấu hao 189.482 189.482 0 0% Chi phí dịch vụ mua ngoài 269.795 269.643 +152 +0,06% Chi phí bằng tiền khác 28.591 28.555 -36 -0,13% Tổng chi phí sản xuất chung 1.044.994 1.032.820 -12.174 -2,91% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Từ kết quả phân tích ta thấy, tổng chi phí sản xuất chung thực tế đạt thấp hơn so với kế hoạch. Cụ thể là chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng giảm 2,72% tương ứng 11.986.000 đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 0,06%, chi phí bằng tiền khác giảm 0,13%. Qua tìm hiểu đã xác định được nguyên nhân chi phí vật liệu ở phân xưởng giảm là do xí nghiệp đổi nhà cung ứng túi PE, nhà cung ứng mới đã thực hiện khuyến mãi cho xí nghiệp. Giá túi PE của nhà cung ứng mới là 30.500 đồng/kg trong khi giá kế hoạch là 31.000 đồng/kg, mức giá mới này thấp hơn giá định mức là 500 đồng/kg đã giúp xí nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí vật liệu ở phân xưởng là 11.986.000 đồng. Phần chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do năng suất lao động của xí nghiệp tăng, sử dụng thêm máy lạng da, băng chuyền đông lạnh nhằm sản xuất nhiều sản phẩm nên chi trả thêm một khoản chi phí điện, nước là 152.000 đồng (tăng hơn so với kế hoạch 0,06%). Mức biến động tăng này không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí sản xuất chung. Còn về nguyên nhân biến động giảm chi phí bằng tiền khác là xí nghiệp đã sử dụng hợp lý các khoản chi phí bằng tiền mặt này, tuy có giảm nhưng giảm không nhiều so với kế hoạch, thực tế giảm được 0,13% so với kế hoạch. Điều này ảnh hưởng không lớn đến tổng chi phí sản xuất chung. Khoảng tổng chi phí tiết kiệm được không lớn (12.174.000 đồng) nhưng phần nào đã cho thấy cách quản lý chi phí của xí nghiệp. 4.6. Tổng biến động chi phí sản xuất Căn cứ vào các mức biến động về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, mức biến động chung của chi phí sản xuất chung để tính tổng biến động chi phí sản xuất trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX. Bảng 4.10. Bảng tổng biến động chi phí sản xuất tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp Đơn vị tính: Đồng Khoản mục Biến động giá Biến động lượng Tổng biến động Chi phí nguyên liệu vật trực tiếp -188.397.300 +80.230.000 -108.167.300 Chi phí nhân công trực tiếp +93.100.230 -364.113.000 -271.012.770 Chi phí sản xuất chung -12.174.000 Tổng chi phí sản xuất -391.354.070 Từ kết quả trên ta thấy tổng mức biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung đều là biến động giảm. Do đó, mức biến động tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp cũng là biến động giảm. Từ điều này ta kết luận rằng các mức biến động trên giúp xí nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất là 391.354.070 đồng. Đây là một con số không phải nhỏ, nó có ảnh hưởng lớn đến giá vốn hàng bán và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của xí nghiệp. Nhìn chung, xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân nhưng vẫn quản lý tốt chi phí sản xuất, hoạt động sản xuất có hiệu quả và nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp. 4.7. Tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói trong kỳ tại xí nghiệp Sau khi phân tích biến động, chúng ta xác định được chi phí sản xuất trong kỳ của xí nghiệp và từ đó tiến hành tính giá thành sản phẩm. Trong tháng 03 – 2008 xí nghiệp sản xuất được 253.500 kg thành phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Trước khi tính giá thành ta tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ tại xí nghiệp. Bảng 4.11. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Số tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10.221.820.000 Chi phí công nhân trực tiếp 994.720.000 Chi phí sản xuất chung 1.032.820.000 Tổng chi phí sản xuất 12.249.360.000 Kết cấu của các khoản chi phí sản xuất trong tổng giá thành như sau: Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện kết cấu chi phí sản xuất Qua biểu đồ kết cấu chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là lớn nhất, khoản chi phí này có ảnh hưởng nhiều nhất trong tổng chi phí sản xuất. Trước khi tính giá thành cần tính được trị giá phế liệu thu hồi cuối kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong quá trình sản xuất xí nghiệp thu được các phế phẩm như: đầu cá, xương cá, da cá, mở cá… với một tỷ lệ được qui định sẵn là 8,6% trị giá nguyên liệu chính xuất kho. * Trị giá phế phẩm thu hồi trong kỳ = 9.611.207.000 x 8,6% = 826.563.802 đồng, hạch toán vào tài khoản làm giảm giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất sản phẩm tươi sống, quy trình sản xuất khá ngắn do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Xí nghiệp tính giá thành dựa vào tổng chi phí sản xuất và khối lượng thành phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành sản phẩm = 12.249.360.000 – 826.563.802 = 11.422.796.198 đồng Giá thành đơn vị sản phẩm = đồng Qua tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói, ta lập bảng tính giá thành trong kỳ của xí nghiệp như sau: Bảng 4.12. Bảng tính giá thành sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói tháng 03 -2008 tại xí nghiệp Đợn vị tính: đồng Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng Dở dang đầu kỳ 0 0 0 0 Phát sinh trong kỳ 10.221.820.000 994.720.000 1.032.820.000 12.249.360.000 Dở dang cuối kỳ 0 0 0 0 Phế phẩm 826.563.802 826.563.802 Tổng Z 9.395.256.198 994.720.000 1.032.820.000 11.422.796.198 Z đơn vị 37.062 3.924 4.074 45.060 Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm thực tế trong kỳ là 45.060 đồng thấp hơn giá thành kế hoạch là 2.002 đồng/sp. Giá thành thực tế giảm so với kế hoạch là do chi phí sản xuất thực tế giảm. Nguyên nhân tổng chi phí sản xuất thực tế giảm đã được trình bày trong phần phân tích biến động chi phí sản xuất. Nhìn chung, xí nghiệp đã quản lý tốt chi phí sản xuất, tiết kiệm được các khoản chi phí, làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 5.1. Đánh giá chung Qua chương phân tích ta đã thấy được mức biến động của từng loại chi phí trong chi phí sản xuất và nguyên nhân của nó. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: giảm 108.167.300 đồng chủ yếu là do giá cá thị trường giảm. Bên cạnh đó lượng tiêu hao nguyên liệu nhiều hơn do chất lượng cá tra chưa thật sự tốt, một số công nhân chưa thạo việc. Xí nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tương ứng với mức tổng biến động trên. - Chi phí nhân công trực tiếp: giảm 271.012.770 đồng, nguyên nhân chính cho biến động này là tăng năng suất lao động trong tình hình lạm phát hiện nay. Xí nghiệp chuyển đổi cơ cấu lao động, tay nghề của đa số công nhân đã được nâng cao, máy móc hoạt động tốt, tổ chức quản lý đạt hiệu quả. Như vậy, xí nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp là 271.012.770 đồng. - Chi phí sản xuất chung: giảm 12.174.000 đồng do xí nghiệp tìm được nhà cung ứng vật liệu mới dùng ở phân xưởng. Nhà cung ứng mới này khuyến mãi giảm giá túi PE cho xí nghiệp, xí nghiệp quản lý tốt các khoản chi phí bằng tiền khác, sử dụng thêm máy móc nên chi phí dịch vụ mua ngoài có tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến biến động tổng chi phí sản xuất chung. Xí nghiệp đã tiết kiệm được khoản chi phí sản xuất chung này mặc dù không lớn. Nhìn chung, từng loại chi phí sản xuất có sự biến động khác nhau nhưng chi phí sản xuất trong kỳ giảm 391.354.070 đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân sản phẩm cá tra đông lạnh đóng gói có giá thành thực giảm so với giá thành kế hoạch. Tóm lại, việc quản lý chi phí sản xuất tại xí nghiệp đạt hiệu quả nhằm làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. 5.2. Một số giải pháp kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX 5.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Giá nguyên vật liệu là biến động tốt, giá cá thực tế giảm so với định mức. Vấn đề này có thể sẽ thay đổi vào kỳ sau do ảnh hưởng giá thị trường. Xí nghiệp cần có giải pháp duy trì biến động này: + Xí nghiệp cần thỏa thuận với người cung ứng đến mức tốt nhất về giá cá nguyên liệu, nhưng cũng cần đảm bảo được chất lượng, chủng loại cá nguyên liệu. + Ban thu mua cần đảm bảo nguồn cung ứng thường xuyên cho xí nghiệp bằng cách ký hợp đồng dài hạn với người nuôi, mở rộng tìm kiếm nguồn nguyên liệu… + Xí nghiệp cần lập thêm ban dự báo giá nguyên liệu, nắm bắt đúng xu hướng, tình hình của thị trường giúp xí nghiệp quản lý đạt hiệu quả. - Lượng nguyên liệu biến động không tốt, xí nghiệp cần điều chỉnh biến động này. Ban thu mua cá nên chú ý đến chất lượng cá hơn việc giá cá rẻ. Đối với các công nhân mới chưa thạo việc, cần tạo điều kiện đào tạo hướng dẫn họ làm việc tốt hơn nhằm giảm bớt lượng cá hỏng. Ngoài các giải pháp trên, còn có một vài giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung ứng nguyên liệu cho xí nghiệp, không gây ảnh hưởng về giá: + Xí nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ người nuôi về việc chọn con giống và việc áp dụng kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao chất lượng cá. Tránh ảnh hưởng về giá và giảm mức tiêu hao nguyên liệu. + Chủ động trong việc tìm kiếm và quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng cá nguyên liệu có chất lượng. + Xí nghiệp cũng cần xây dựng vùng nuôi cá riêng cho mình nhằm giảm bớt sự biến động về giá cá và nguồn nguyên liệu. + Xí nghiệp thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cá, nhận định đúng tình hình, nhằm kiểm soát tốt về giá. + Xí nghiệp không nên đi theo tình hình chung của các doanh nghiệp cùng ngành là ép giá cá nguyên liệu đối với người nuôi. Vì người nuôi không có lãi, họ sẽ không tiếp tục nuôi cá làm thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu trong thời gian tới. 5.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Năng suất là biến động tốt, xí nghiệp cần có giải pháp duy trì biến động này. Bên cạnh đó giá lao động tăng là biến động không tốt, nhưng đây là do tình hình lạm phát chung và việc thay đổi cơ cấu lao động của xí nghiệp. Việc thay đổi cơ cấu lao động làm tăng giá lao động nhưng năng suất lao động lại tăng nhiều hơn, điều này chứng tỏ năng suất lao động đã được nâng cao. Biến động này tuy không tốt nhưng suy cho cùng là động lực cho việc tăng năng suất lao động. Biến động này có thể duy trì nếu nó là nguyên nhân tăng cao năng suất lao động cho xí nghiệp. Xí nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau: - Cần cân nhắc việc chuyển đổi cơ cấu lao động cho phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. - Nâng cao hơn tay nghề của những công nhân mới bằng cách hướng dẫn, huấn luyện trực tiếp cho họ làm việc tốt hơn. Tuyển dụng và đào tạo thêm đội ngũ công nhân tay nghề cao, tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí, hạn chế tốt nhất tiêu hao nguyên liệu. - Áp dụng các chính sách khen thưởng cho công nhân tay nghề giỏi một cách phù hợp, khuyến khích công nhân làm việc, tạo mối quan hệ tốt giữa quản lý với công nhân. - Xí nghiệp cần điều chỉnh định mức thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm phù hợp thực tế. Trong sản xuất đã đầu tư thêm máy móc nên đã giảm bớt lượng thời gian lao động thủ công, do đó cần rút ngắn thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói để hợp lý hơn. - Xí nghiệp nên đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại, phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời quản lý tốt máy móc thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất nhằm làm giảm chi phí cho xí nghiệp. 5.2.3. Chi phí sản xuất chung - Biến động giảm chi phí sản xuất chung là biến động tốt, xí nghiệp cần duy trì biến động này nhưng chỉ ở mức hợp lý. - Xí nghiệp nên thường xuyên nắm bắt thông tin về nguồn vật liệu dùng cho phân xưởng, chú ý đến các nhà cung ứng mới nhưng không quên chất lượng vật liệu tránh tình trạng giảm giá lại tăng lượng tiêu hao vật liệu. - Xí nghiệp cần quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh như: giảm những chi phí thật sự không cần thiết, bộ phận quản lý chú ý đến việc sử dụng điện nước, điện thoại nhằm giảm chi phí cho xí nghiệp. Trên đây là các giải pháp nhằm tăng khả năng kiểm soát chi phí, nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp. 5.3. Kiến nghị Qua nghiên cứu thực tiễn tại xí nghiệp, nhận thấy xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX đã quản lý tốt các khoản chi phí, tận dụng khá tốt lợi thế và tiềm năng. Nhưng để giữ vững thành quả này, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị thông qua đề tài nghiên cứu. - Về phía xí nghiệp: xí nghiệp đã quản lý tốt chi phí nhưng thực tế chi phí sản xuất (hay giá vốn hàng bán) vẫn tăng qua các năm, do vậy xí nghiệp cần quản lý tốt hơn nữa các khoản chi phí. Ban lãnh đạo xí nghiệp nghiên cứu về thị trường tiêu thụ nhằm mở rộng thị trường. Cần có kế hoạch nghiên cứu đa dạng hóa các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, quan hệ tốt với nhiều hiệp hội, tổ chức có liên quan đến ngành thủy sản nhằm bảo vệ được quyền lợi trong kinh doanh. - Về phía các cơ quan chức năng: cần có biện pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp, có chính sách cho vay vốn phù hợp đối với người nuôi và các doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng vùng nuôi cá sạch, tập trung vùng nuôi hạn chế việc nuôi cá tự phát sẽ ảnh hưởng đến biến động về cung cầu nguyên liệu, có biện pháp xử lý tốt vấn đề về môi trường giảm bớt sự ô nhiễm. Với những kiến nghị trên, hy vọng xí nghiệp cũng như các cơ quan chức năng xem xét thực hiện để tiếp tục phát triển ngành thủy sản ngày càng bền vững. 5.4. Kết luận Thông qua nghiên cứu thực tiễn và phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX vào tháng 03 năm 2008, cho thấy xí nghiệp đang kinh doanh tốt. Tuy xí nghiệp bị ảnh bởi nhiều nguyên nhân nhưng có thể kết luận việc quản lý chi phí ở xí nghiệp là đạt hiệu quả, nhằm làm giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận. Xí nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp, đặc biệt là tổ chức theo dõi các khoản chi phí tại phòng kế toán tài chính. Phòng kế toán theo dõi chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp riêng cho từng loại sản phẩm, đảm bảo đúng tính chất của từng sản phẩm vì mỗi sản phẩm đều có giá trị khác nhau. Xí nghiệp giải quyết tốt các vấn đề, phát huy hết tiềm năng, giữ vững kết quả đạt được là hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh và tổng công ty giao phó. Với kết quả này, xí nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh trong nến kinh tế hội nhập quốc tế. . PHỤ LỤC 1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU MS Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 * Tổng doanh thu 01 160.426 217.768 276.503 Trong đó: Hàng xuất khẩu 127.200 179.803 238.538 * Các khoản giảm trừ 02 1.023 1.205 133 (02=03+04+05+06) - Chiết khấu 03 - Giảm giá 04 50 1.112 - Hàng bán bị trả lại 05 973 93 - Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu 06 1. Doanh thu thuần (01-02) 10 159.403 216.563 276.370 2. Giá vốn hàng bán 11 141.964 186.184 239.523 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 17.439 30.379 36.847 4. Doanh thu tài chính 21 615 534 15 5. Chi phí tài chính 22 4.479 5.000 6.816 Trong đó: lãi vay 4.479 5.000 6.816 6. Chi phí bán hàng 24 13.069 24.913 26.960 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 - - - 8. Lợi nhuận từ HĐKD 30 506 1.000 3.086 30=20+(21-22)-(24+25) - - - 9. Thu nhập khác 31 15 78 10. Chi phí khác 32 13 83 11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 0 2 (5) 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 506 1.002 3.081 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 14. Chi phí thuế TNDN hoàn lại 15. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 506 1.017 3.159 PHỤ LỤC 2 CHỨNG TỪ GHI SỔ (Sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói) Tháng 03 năm 2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng Ngày Diễn giải SHTK Số tiền Nợ Có 01/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 345.396 01/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 15.822 01/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 14.255 02/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 341.218 02/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 15.756 02/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 12.960 03/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 342.332 03/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 11.902 03/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 10.695 04/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 332.862 04/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 8.210 04/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.834 05/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 328.684 05/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 8.450 05/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.710 06/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 334.254 06/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 8.530 06/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.875 07/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 337.040 07/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.780 07/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.953 08/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 337.179 08/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.875 08/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 8.950 09/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 338.433 09/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 10.230 09/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 9.012 10/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 334.254 10/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.041 10/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.856 11/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 331.469 11/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 7.856 11/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 6.839 12/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 342.611 12/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 10.820 12/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 9.120 13/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 334.254 13/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.410 13/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 8.872 14/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 339.825 14/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.625 14/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 8.050 15/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 328.684 15/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 7.622 15/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 6.682 17/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 342.193 17/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 15.632 17/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 14.116 18/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 340.522 18/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 10.200 18/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 9.063 19/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 337.040 19/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.450 19/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.987 20/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 335.647 20/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.004 20/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.914 21/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 339.408 21/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 9.685 21/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 8.001 22/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 331.748 22/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 8.100 22/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 7.934 23/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 341.218 23/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 14.530 23/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 12.081 24/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 330.076 24/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 7.536 24/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 6.731 26/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 378.822 26/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 16.860 26/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 13.560 27/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 381.607 27/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 18.552 27/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 17.452 28/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 369.071 28/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 16.203 28/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 14.981 29/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 380.214 29/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 18.952 29/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 16.700 31/03 Xuất nguyên liệu chính cho sản xuất 621 1521 355.145 31/03 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 621 1522 16.815 31/03 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1523 14.982 Tổng cộng 10.221.820 TÀI LIỆU THAM KHẢO ˜ & ™ Tập thể tác giả khoa Kế toán - Kiểm toán. 2006. Kế toán chi phí. Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê. Tập thể tác giả khoa Kế toán - Kiểm toán. 2004. Kế toán quản trị. Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê. TS.Phan Đức Dũng. 2006. Kế toán tài chính. Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê. Vĩnh Kim. 03/03/2008. Nghề nuôi cá tra lao đao do “bão lãi suất”. Đọc từ: (đọc ngày 12/04/2008). Vĩnh Kim. 13/04/2008. Cá tra nguyên liệu sẽ khan hiếm và tăng giá. Đọc từ: (đọc ngày 09/05/2008).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex.doc
Luận văn liên quan