Có nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù các tỷ lệ tiết kiệm là tương đối cao ở các
vùng nông thôn của Việt Nam, các tỷ lệ tiết kiệm chính thức trên thực tế là thực sự
thấp. Điều này một phần dường như là do thiếu cơ hội cho tiết kiệm chính thức ở các
vùng nông thôn. Do các chi phí giao dịch trên một đơn vị cao, các ngân hàng thương
mại thường ở các thành phố, và bởi vậy hoạt động của các dịch vụ tài chính chính thức
ở các vùng nông thôn là thấp. Đây là một điểm quan trọng mà các chính sách cần phải
giải quyết khi các khoản tiết kiệm ở các ngân hàng chính thức có thể giúp các hộ gia
đình quản lý tài chính của họ tốt hơn. Cũng có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu
khác cho thấy rằng các khoản tiết kiệm ở ngân hàng thường ít khi được sử dụng cho
các sự kiện không cần thiết.
Mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng lưu động đến các vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa. Đảm bảo cho các nhóm hộ đều có khả năng tiếp cận với các
hình thức tiền gửi tiết kiệm lẫn nguồn vốn vay của ngân hàng.
Đơn giản hóa các quy trình thủ tục, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các
địa bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hóa chi phí, thời gian công
sức và tạo sự thân thiện, tạo cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên, trong quá trình
giao dịch với người dân. Thường xuyên cập nhật thiết kế cải tiến các mẫu biểu, hợp
đồng sử dụng trong việc hướng dẫn cho khách hàng dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng vẫn
đảm bảo an toàn, đúng quy định của ngân hàng nói riêng và tuân thủ các quy định của
pháp luật nói chung.
Từng bước đa dạng hóa các hình thức dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện
như: cho vay, tiết kiệm, thanh toán trong giao dịch sao cho có thể đáp ứng đầy đủ
những nhu cầu của người dân, nhằm giảm các hình thức tiết kiệm truyền thống ít hiệu
quả, tính rủi ro cao (như cho vay, chơi hụi, dự trữ vàng ) khiến một lượng lớn tiền
được lưu giữ trong dân nhưng không thực hiện được chức năng sinh lời vốn có của nó.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 59
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Phú lộc, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết kiệm càng cao hơn so với các HGĐ có thu nhập thấp hơn. Ứng
với mỗi mức thu nhập khác nhau thì tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cũng sẽ khác nhau.
Tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng giảm dần hoặc không có ở các hộ gia đình có
nguồn thu nhập thấp, cụ thể tỷ lệ tiết kiệm là 5% xuất hiện ở nhóm hộ có thu nhập
dưới 5 triệu đồng/tháng. Nguyên nhân ở đây là phần thu nhập tạo ra được dùng để
trang trải cho các hoạt động tiêu dùng hàng ngày và đầu tư sản xuất đã là một khó
khăn mà các hộ gia đình ở đây gặp phải rồi còn nói gì đến việc tích lũy.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Biểu đồ 2.3. Tỷ suất tiết kiệm của từng nhóm hộ ứng với mức thu nhập khác nhau
Theo số liệu điều tra được thì các hộ có thu nhập cao thường có tỷ lệ tiết kiệm
cao hơn so với các hộ còn lại, vì phần còn dư lại sau trừ đi các hoạt động chi tiêu sẽ
nhiều hơn so với các hộ có thu nhập thấp hơn. Hơn nữa, do nguồn tạo ra thu nhập của
người dân ở đây phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên nguồn thu nhập biến động
theo mùa, người dân có thói quen tiết kiệm vào những mùa làm được để dành chi tiêu
cho những mùa mưa gió, điều kiện tự nhiên không thuận lợi và không tạo ra nguồn thu
nhập cho gia đình. Đối với các hộ có thu nhập thấp, thu nhập tạo ra được chỉ đủ dùng
cho việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình và đầu tư vào các hoạt động sản xuất chứ rất
ít khi để dành tích lũy.
Như vậy, tiết kiệm chỉ tập trung ở ba nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá và
một số ít ở các hộ có thu nhập trung bình. Còn ở nhóm hộ có thu nhập thấp hầu như rất
ít tiết kiệm.
2.2.4. Mục đích tiết kiệm của hộ gia đình
Đa số các hộ gia đình dù có thu nhập thấp hay cao đều có thói quen tiết kiệm
với nhiều mục đích khác nhau như: phòng khi ốm đau hay bệnh tật, đầu tư cho con cái,
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
sinh lời, tiết kiệm cho tương lai, mua đất xây nhà, hay đầu tư cho hoạt động sản xuất
kinh doanh
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ các hộ gia đình tiết kiệm
Trong số 80 hộ được điều tra thì đa số các hộ gia đình đều có thói quen tiết
kiệm dù ít hay nhiều, tỷ lệ này chiếm 93,8% (tương ứng với 75 hộ), có 5 hộ không có
thói quen tiết kiệm chiếm 6,2%.
Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình cũng phụ thuộc vào mục đích tiết kiệm của hộ.
Tùy theo từng mục đích tiết kiệm khác nhau mà tỷ lệ tiết kiệm tương ứng cũng khác
nhau. Giả sử như đối với các hộ có tham gia các hoạt động SXKD hay dịch vụ thì một
phần thu nhập được tạo ra sẽ được dùng để tiết kiệm để tái sản xuất hay dùng khấu hao
cho máy móc, thiết bị, dụng cụ Đối với các HGĐ có con cái còn ở trong độ tuổi đi
học thì mục đích tiết kiệm thường là đầu tư cho việc học hành của con cái. Hay các
HGĐ có thu nhập cao, số tiền sau khi được sử dụng cho mục đích chi tiêu còn nhiều,
họ sẽ gửi tiết kiệm nhằm mục đích sinh lời từ số tiền nhàn rỗi đó. Còn đối với các
HGĐ mà đa số đang ở trong độ tuổi gần về hưu thì mục đích tiết kiệm của họ lại là
dùng để cho tương lai sau khi về hưu Dù các HGĐ ở trong bất kỳ độ tuổi nào thì
mục đích tiết kiệm của họ cũng luôn là đề phòng ốm đau, bệnh tật hay gặp một rủi ro
ngoài ý muốn nào đó...
Nhìn chung, đa số các HGĐ dù có thu nhập cao, thu nhập khá hay thu nhập
trung bình đều có thói quen tiết kiệm với nhiều mục đích khác nhau với nhiều hình
thức tiết kiệm đa dạng và phong phú. Quy mô tiết kiệm của các HGĐ khác nhau tùy
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 42
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
thuộc vào mục đích tiết kiệm cũng như thu nhập mà HGĐ có được. Điều này sẽ
giúp các HGĐ vượt qua được những khó khăn tài chính khi gặp những chuyện
ngoài ý muốn xảy ra, góp phần thúc đẩy cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân.
2.2.5. Các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
2.2.5.1. Các hình thức tiết kiệm được ưa chuộng trong dân cư.
Các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình ở nông thôn, trong đó có huyện Phú
Lộc rất đa dạng về quy mô cũng như về hình thức. Một tập quán lâu đời và đã trở
thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn là thích giữ tiền mặt, vàng ở nhà
để dễ dàng sử dụng khi cần thiết hơn thay vì gửi ngân hàng đã làm một lượng lớn tiền
mặt nhàn rỗi lưu giữ trong dân cư.
Trong tổng số 80 hộ được điều tra thì có 75 hộ có thói quen tiết kiệm, 5 hộ
không có thói quen tiết kiệm nên hình thức tiết kiệm điều tra được sẽ căn cứ vào tổng
số 75 hộ này.
Giữ tiền mặt ở nhà: Đại đa số các hộ gia đình ở đây còn mang nặng hình thức
giữ tiền mặt ở nhà, cụ thể là trong 75 tiết kiệm thì hình thức tiết kiệm cao nhất là dự trữ
tiền mặt ở nhà chiếm đến 61 hộ (tương ứng với 38,4%). Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi
như là một tập quán lâu đời, thói quen ở hầu hết các hộ gia đình. Bên cạnh việc coi đây
như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này cảm thấy an toàn khi để ở nhà. Tiền mặt
được sử dụng trong nghiên cứu này là nhằm cho mục đích tiết kiệm.
Bảng 2.5. Các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình
Hình thức tiết kiệm Tần số (n) Phần trăm (%)
Tiền mặt 61 38,4
Chơi hụi 25 15,7
Gửi tiết kiệm 16 10,1
Cho vay 4 2,5
Mua vàng 52 32,7
Khác 1 0,6
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 43
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Dự trữ vàng: Một hình thức dự trữ khác cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hình thức
tiết kiệm đó là dự trữ vàng. Trong số các hộ được điều tra thì tỷ lệ các hộ gia đình dự
trữ vàng lên tới 52 hộ (tương ứng với 32,7%). Điều này được lý giải là từ tập quán
sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra,
vàng được các hộ gia đình dùng làm trang sức hay dùng vào việc cưới xin
Chơi hụi: Hình thức này cũng được xem là một hình thức phổ biến của các
hộ gia đình ở nông thôn, có 25 hộ (tương ứng với 15,7%) sử dụng hình thức tiết kiệm
này. Đây được coi là hình thức tiết kiệm nhưng trong một số trường hợp nó cũng được
coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có thể vay mượn lẫn nhau.
Mặc dù chơi hụi tận dụng được tiền nhàn rỗi và sinh thêm lời nhưng tiết kiệm với hình
thức này thường không an toàn, ẩn chứa nhiều rủi ro nếu bị giật hụi.
Biểu đồ 2.5. Các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
Gửi tiết kiệm: Trong số các hộ gia đình được điều tra thì có 16 hộ (tương ứng
với 10,1%) sử dụng hình thức tích lũy này. Nhóm hộ gia đình này cho rằng, việc tích
lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà
còn có khả năng sinh lời nữa. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hộ gia đình vẫn chưa tiếp
cận được hình thức tiết kiệm bằng cách này do nhiều vần đề như: hệ thống các ngân
hàng ở nông thôn còn ít phát triển hơn nhiều so với thành thị, hơn nữa mức lãi suất
hiện nay chưa thực sự thu hút họ và khi cần tiền để tiêu dùng gì đó thì họ phải đợi đến
khi đáo hạn mới có thể nhận được tiền lãi làm cho các hộ gia đình phân vân khi cân
nhắc lựa chọn hình thức tiết kiệm này.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 44
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Cho vay: Trong tổng số 75 hộ được điều tra thì hình thức tiết kiệm này có
4 hộ sử dụng (tương ứng với 2,5%). Đối với các hình thức: giữ tiền mặt ở nhà, dự
trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; gửi tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi thu được
không cao. Do đó, một số hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè Vì tính
chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao hơn nhiều so
với các hình thức thông thường và hình thức này thường chỉ có nhóm hộ có thu
nhập cao, khá sử dụng.
Ngoài ra còn có hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều như: mua
bảo hiểm, ngoại tệ Nhìn chung, theo đánh giá của các hộ gia đình, mức độ an toàn
của các loại hình tiết kiệm đều không có vấn đề gì đáng lo ngại, ngoại trừ việc chơi hụi
hay cho vay. Hầu hết các hình thức tiết kiệm hiện nay đều được xem là những loại
hình dịch vụ thuận tiện cho việc sử dụng ngoại trừ tiền gửi ngân hàng nên tỷ trọng
các gia đình sử dụng loại hình dịch vụ này thường không nhiều.
2.2.5.2. Nguyên nhân lựa chọn các hình thức tiết kiệm của hộ gia đình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hộ gia đình lựa chọn hình thức tiết kiệm
này mà không phải là hình thức tiết kiệm khác. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu
thường gặp đó là xuất phát từ mong muốn sinh thêm lời, tận dụng được tiền nhàn rỗi,
an toàn hay là thói quen từ xưa đến nay của các hộ gia đình.
Bảng 2.6. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy
Lý do chọn HTTK Tần số (n) Phần trăm (%)
Sinh thêm lời 10 13,33
Tận dụng tiền nhàn rỗi 22 29,33
An toàn 16 21,34
Thói quen 27 36,0
Tổng 75 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
Khi hỏi đến nguyên nhân dẫn đến các hộ gia đình lại ưa thích các hình thức tiết
kiệm đang sử dụng, có đến 27 hộ (tương ứng với 36%) nêu ra lý do là do thói quen ,
tập quán lâu đời từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại trong các hộ gia đình ở đây là ưa thích
giữ tiền mặt và dự trữ vàng; 22 hộ (tương ứng với 29,33%) cho rằng có thể tận dụng
được tiền nhàn rỗi; có 16 hộ (tương ứng với 21,34%) nói rằng họ cảm thấy an toàn,
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 45
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
yên tâm khi sử dụng hình thức tiết kiệm đó và có 10 hộ (tương ứng với 13,33%) xuất
phát từ mục đích mong muốn sinh thêm lời khi tiết kiệm.
Biểu đồ 2.6. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy
Khi lựa chọn các hình thức tiết kiệm khác nhau thì hộ gia đình sẽ có lý do chọn
hình thức tiết kiệm đó tương ứng với mong muốn hay mục đích tiết kiệm của mình.
Dưới đây là bảng phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm
của 75 hộ gia đình có thói quen tiết kiệm:
Bảng 2.7. Phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm của hộ gia đình
Đơn vị tính: số hộ (n)
Hình thức tiết
kiệm
Những lý do mà hộ gia đình tiết kiệm Tổng
Sinh thêm
lời
Tận dụng tiền
nhàn rỗi
An toàn Thói quen
Tiền mặt 5 19 11 26 61
Chơi hụi 3 11 2 9 25
Gửi tiết kiệm 7 2 6 1 16
Cho vay 1 3 0 0 4
Mua vàng 5 15 13 19 53
Khác 0 0 1 0 1
Tổng 21 50 33 55 159
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Dựa vào bảng 2.7, ta có thể thấy các hộ lựa chọn HTTK bằng tiền mặt chủ yếu
là do thói quen (có 26 hộ) và tận dụng tiền nhàn rỗi vốn có của mình (chiếm 19 hộ).
Đây được coi là một tập quán từ xưa đến nay của các hộ gia đình ở đây. Hơn nữa, việc
giữ tiền mặt ở nhà có thể tạo cảm giác an toàn, và thuận tiện hơn cho việc sử dụng khi
cần thiết. Bên cạnh đó, có đa số các HGĐ thuộc nghề kinh doanh, buôn bán thường có
thói quen giữ tiền mặt để thuận tiện hơn trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa
với nhau.
Lý do được đưa ra từ các hộ lựa chọn HTTK mua vàng chủ yếu là do thói quen
(có đến 19 hộ), tận dụng tiền nhàn rỗi (chiếm 15 hộ) và có 13 hộ cảm thấy an toàn khi
lựa chọn hình thức này, ngoài ra còn có 5 hộ mua vàng với mong muốn sẽ đem lại lợi
nhuận cho họ trong tương lai. Bên cạnh đó, HTTK này đã được sử dụng lâu đời trong
dân cư.
Biểu đồ 2.7. Phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm
của hộ gia đình
Việc lựa chọn HTTK bằng cách chơi hụi cũng là một trong những hình thức
phổ biến của các HGĐ ở khu vực nông thôn nước ta, trong số 25 hộ thì có đến 11
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
HGĐ xem việc chơi hụi có thể tận dụng được tiền nhàn rỗi của mình, 9 hộ nêu lý do là
do thói quen, 3 hộ vì mục đích sinh lời và chỉ có 2 hộ cảm thấy an toàn khi sử dụng
HTTK này.
Đa số các hộ lựa chọn HTTK gửi tiết kiệm thường chủ yếu là nhằm vào mục
đích sinh thêm lời (có 7 hộ) và an toàn (có 6 hộ). Hiện nay HTTK này chưa được phổ
biến lắm ở khu vực nông thôn.
Các HGĐ lựa chọn HTTK bằng cách cho vay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với
nguyên nhân là để tận dụng được tiền nhàn rỗi là chủ yếu.
Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình huyện Phú Lộc là đa
dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ
vàng. Việc các hộ gia đình có tâm lý giữ tiền mặt và dự trữ vàng đã làm cho một lượng
lớn tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư. Qua đó, ta thấy việc tích lũy bằng hình thức gửi tiết
kiệm ở đa số các hộ gia đình khu vực nông thôn khá mới mẻ và ít được hộ gia đình
chú ý. Điều đó còn cho thấy việc huy động nguồn vốn từ nông thôn vẫn chưa được các
tổ chức tín dụng chú trọng nhưng đây lại là một thị trường có nhiều tiềm năng nếu biết
khai thác và sử dụng hợp lý.
2.2.6. Tình hình sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình.
Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống các ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của kinh tế hộ gia đình và giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp
hệ thống tín dụng cũng như hình thức tiền gửi tiết kiệm của các hộ. Hệ thống này sẽ
giúp tiền tệ lưu thông, luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, góp
phần vào tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Việc nâng cao
hiệu quả tiết kiệm trong dân cư sẽ góp phần vào việc luân chuyển dòng vốn này ngày
càng có hiệu quả hơn nữa.
Bảng 2.8. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ ngân hàng
Sử dụng dịch vụ ngân hàng Tần số (n) Phần trăm (%)
Có 30 37,5
Không 50 62,5
Tổng 80 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 48
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Theo số liệu điều tra được thì trong tổng số 80 hộ thì chỉ 30 hộ có sử dụng các
dịch vụ của ngân hàng chiếm 37,5% và có đến 50 hộ (tương ứng với 62,5%) không sử
dụng đến các dịch vụ này. Điều này đã cho thấy rằng các dịch vụ của ngân hàng bao
gồm cả tiền gửi tiết kiệm cũng chưa phổ biến đến đa số người dân ở các địa phương xa
khu vực trung tâm thành phố.
Bảng 2.9. Các dịch vụ ngân hàng mà hộ gia đình sử dụng
Dịch vụ mà hộ gia đình sử dụng Tần số (n) Phần trăm (%)
Đi vay 13 43,33
Gửi tiết kiệm 16 53,33
Khác 1 3,34
Tổng 30 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
Biểu đồ 2.8. Các dịch vụ ngân hàng mà hộ gia đình sử dụng
Trong số 30 hộ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thì có đến 16 hộ sử dụng
hình thức tiết kiệm tiền gửi (tương ứng với 53,33%), có 13 hộ đi vay (tương ứng với
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
43,33%) và 1 hộ sử dụng dịch vụ khác. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp và mức độ giao
dịch ở các hộ cũng không thường xuyên.
Bảng 2.10. Mức độ giao dịch
Mức độ giao dịch Tần số (n) Phần trăm (%)
1 tháng/lần 2 6,67
2 tháng/lần 4 13,33
3 tháng/lần 5 16,67
6 tháng/lần 8 26,67
1 năm/lần 10 33,33
Khác 1 3,33
Tổng 30 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí SPSS)
Trong số 30 hộ sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì mức độ giao dịch chiếm tỷ lệ
cao nhất là 1 năm/lần chiếm 33,33% tổng số hộ sử dụng dịch vụ (tương ứng với 10
hộ); tiếp theo là các hộ có mức độ giao dịch 6 tháng/lần chiếm 8 hộ (tương ứng với
26,67%). Nhìn chung, mức độ giao dịch của các hộ gia đình ở đây với các tổ chức tín
dụng là không thường xuyên. Có thể kể đến những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên như sau:
- Phí giao dịch hiện tại còn quá cao so với đại bộ phận dân cư ở khu vực nông
thôn: Thực vậy, chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân
cư, nhất là đối với những người nghèo.
- Thông tin về lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất cho vay không đầy đủ tới các
nhóm hộ gia đình. Điều này đã làm cho một bộ phận người dân có tiền nhàn rỗi nhưng
lại không biết cách thức làm như thế nào để sinh lời từ đồng tiền đó mà vẫn đảm bảo
được tính an toàn thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm, dẫn đến họ sẽ lựa chọn hình
thức tiết kiệm đơn giản, ít rườm ra về các thủ tục giấy tờ hơn.
- Các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú: các ngân hàng thương mại thường tập
trung ở các thành phố, việc các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú đã làm cho các hộ gia
đình phải ngại giao dịch. Họ sẽ quyết định lựa chọn hình thức nào vừa đơn giản lại
không phải đi xa mỗi khi cần giao dịch.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Có thể thấy rằng việc vay mượn tăng lên khi các hộ gia đình phải đối mặt với
các cú sốc về thu nhập. Thậm chí, các hộ nông thôn Việt Nam phải tăng việc vay
mượn của họ khi gặp khó khăn về tài chính. Không có bằng chứng nào cho thấy các
khoản chi trả từ bảo hiểm chính thức, bảo hiểm miễn phí hay các hỗ trợ từ bên ngoài
có thể giúp các hộ thoát khỏi gánh nặng nợ nần. Sự phụ thuộc vào tín dụng khi gặp
khó khăn về tài chính là đặc điểm phổ biến nhất của các hộ giàu hơn, những người
dường như thường tiếp cận được với tín dụng nhiều hơn so với các hộ nghèo hơn.
2.3. Tóm tắt nội dung chương 2
Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta không thể không kể đến
vai trò của tiết kiệm hộ gia đình. Tiết kiệm là động lực tăng trưởng kinh tế ở tất cả các
nước. Tỷ suất tiết kiệm hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vậy làm thế nào để tỷ lệ
tiết kiệm này có hiệu quả hơn ở các hộ gia đình? Để giải quyết được vấn đề này, trong
chương 2 sẽ đi vào xác định vai trò của từng nhân tố tác động đến tỷ suất tiết kiệm của
hộ gia đình ở huyện Phú Lộc, cách thức sử dụng thu nhập, mục đích tiết kiệm cũng
như các hình thức tiết kiệm được sử dụng phổ biến ở đây. Thông qua đó đề ra một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tiết kiệm của các hộ gia đình. Kết cấu của
của chương 2 bao gồm hai phần chính:
Phần 1: Phân tích các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên gồm
có: xác định vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai và thảm thực vật, nhằm
xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa địa lý của địa phương. Những
điều kiện kinh tế - xã hội được nêu ra như: dân cư – lao động; các lĩnh vực nông – lâm
– ngư nghiệp; các ngành công nghiệp – thương mại – du lịch, dịch vụ; tình hình thu
chi ngân sách; cũng như tình hình đầu tư phát triển ở địa phương cũng đã được đề
cập đến. Những đặc điểm này có thể giúp ta xác định được dân số và nguồn lao
động, những ngành nghề tạo ra thu nhập chủ yếu, các cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, đầu tư
xây dựng Từ đó làm nổi bật được những thuận lợi, cũng như những khó khăn gặp
phải trong việc tạo ra thu nhập, khả năng tiêu dùng và hành vi tiết kiệm của các HGĐ
ở đây.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Phần 2: Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm của các
hộ gia đình thông qua 80 hộ đã được điều tra. Nội dung trong phần này gồm có:
- Phân tích một số đặc điểm của các đối tượng đã được điều tra như: giới tính,
độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng của hộ gia đình. Thông
qua đó, xác định được các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến việc chi tiêu
cũng như tỷ lệ tiết kiệm của các hộ sau khi tiêu dùng hàng ngày.
- Xác định được cách thức sử dụng thu nhập hay các hình thức chi tiêu chủ yếu
của các HGĐ ở đây sau khi có nguồn thu nhập hiện tại. Hành vi chi tiêu cũng như tiết
kiệm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của HGĐ. Các hoạt động chi tiêu chủ yếu của
các hộ gia đình như: dùng cho tiêu dùng hàng ngày, đầu tư mở rộng sản xuất, dùng để
tiết kiệm và chi tiêu cho các việc khác. Xác định vai trò quan trọng của thu nhập đối
với hoạt động chi tiêu, cũng như mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia
đình. Khi thu nhập tăng lên thì phần trăm sử dụng cho tiêu dùng càng giảm và các hộ
có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, do số tiền còn dư lại sau khi tiêu dùng sẽ nhiều hơn
so với các hộ có thu nhập thấp hơn.
- Phân tích tỷ suất tiết kiệm của từng nhóm hộ tương ứng với mức thu nhập
khác nhau. Qua đó, rút ra được kết luận, các hộ có thu nhập cao thì tỷ lệ tiết kiệm sẽ
cao hơn so với những hộ có thu nhập thấp hơn. Ứng với mỗi mức thu nhập khác nhau
thì tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cũng sẽ khác nhau.
- Xác định được mục đích tiết kiệm, thói quen tiết kiệm của hộ gia đình cũng
ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm HGĐ. Tùy theo từng mục đích tiết kiệm khác nhau mà
tỷ lệ tiết kiệm tương ứng cũng khác nhau cùng với nhiều hình thức và quy mô tiết
kiệm đa dạng, phong phú. Có nhiều mục đích tiết kiệm khác nhau như: phòng khi ốm
đau hay bệnh tật, đầu tư cho con cái, sinh thêm lời, tiết kiệm cho tương lai, mua đất
xây nhà, hay đầu tư cho các hoạt động SXKD
- Phân tích được các hình thức tiết kiệm phổ biến ở các hộ gia đình và nguyên
nhân dẫn đến việc lựa chọn các hình thức tiết kiệm đó. Các HTTK được ưa chuộng ở
các hộ gia đình nông thôn hiện nay như: giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng, chơi hụi, gửi
tiết kiệm, cho vay, Ngoài ra còn có HTTK khác như mua bảo hiểm, ngoại tệ. Đa số
các hộ lựa chọn các hình thức này đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do thói
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 52
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
quen, tận dụng tiền nhàn rỗi, an toàn hay vì mục đích sinh thêm lời. Tỷ lệ tiết kiệm hộ
gia đình sẽ khác nhau trong việc lựa chọn các hình thức tiết kiệm khác nhau.
- Tìm hiểu thêm về tình hình sử dụng các kênh tiết kiệm chính thức như sử
dụng dịch vụ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác của các hộ gia đình. Thông
qua đó xác định được nguyên nhân tại sao các HGĐ lại yêu thích việc tiết kiệm bằng
các kênh tiết kiệm không chính thức lại không an toàn như: giữ tiền mặt ở nhà, mua
vàng hay chơi hụi Từ đó có thể đề ra một số giải pháp ở chương 3 nhằm nâng cao
hiệu quả tiết kiệm hộ gia đình.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ SUẤT
TIẾT KIỆM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LỘC
3.1. Giải pháp trực tiếp
Như đã thấy ở trên, việc một lượng lớn tiền và vàng được tiết kiệm để tự bảo vệ
trước các cú sốc của hộ đã đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp nhằm sử dụng các tài
sản này để đầu tư cũng như bảo vệ các hộ gia đình từ các rủi ro một cách hiệu quả hơn.
Một giải pháp có thể được đặt ra là cộng đồng nên thành lập một quỹ hay tổ chức đầu
tư, để thực hiện việc huy động tiền cho các quỹ này, và để đầu tư và trả lãi suất cho
các hộ, như vậy nguồn vốn của hộ sẽ được đảm bảo an toàn và được sử dụng có hiệu
quả hơn.
Các ngân hàng nên đưa ra những chính sách lãi suất huy động linh động và điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp với lãi suất huy động của ngân hàng Nhà nước và các ngân
hàng khác trong từng thời điểm, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi để khuyến
khích các hộ gia đình tiết kiệm bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn có sẵn trong dân cư. Ngoài ra các ngân hàng còn thu hút
vốn bằng những công cụ như trái phiếu, cổ phiếu với nhiều mức giá và nhiều loại thời
hạn hơn nữa. Đa dạng hóa các dịch vụ tiền gửi, thanh toán, gia tăng các tiện ích cung
cấp cho khách hàng tiền gửi, đặc biệt là những khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn
lớn. Luôn luôn cập nhật thường xuyên, cải tiến, đơn giản hóa thủ tục gởi và rút tiền,
thủ tục thanh toán, luân chuyển chứng từ gọn nhẹ, nhưng đảm bảo an toàn tiền gửi và
hợp pháp cho khách hàng.
Mở rộng thêm nhiều hình thức tiết kiệm có tính an toàn, hiệu quả hơn cho các
hộ gia đình ở nông thôn, ví dụ như mở rộng thị trường bảo hiểm đến với các hộ gia
đình. Khi có các thảm họa tự nhiên và các cú sốc mang tính đặc trưng có thể bảo hiểm
đều làm cạn kiệt dự trữ tiền/vàng tại nhà của các hộ. Như đối với tổng dự trữ tiết kiệm,
các khoản tiền hỗ trợ là một cơ chế thích ứng với rủi ro quan trọng khi các hộ gặp phải
các thảm họa tự nhiên, mặc dù cơ chế này không thể bù đắp được hoàn toàn thiệt hại
tài chính đối với các hộ. Các khoản thanh toán bảo hiểm miễn phí cũng quan trọng
trong việc làm giảm đi sự cạn kiệt của nguồn dự trữ tiền/vàng của các hộ khi gặp phải
các cú sốc mang tính đặc trưng mà có thể bảo hiểm. Các hạn chế về thông tin và tài
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
chính có thể làm cho hộ không thể tiếp cận được với các thị trường bảo hiểm. Ngoài
việc hỗ trợ tài chính, Chính phủ nên xem xét các hoạt động, chương trình nhằm tuyên
truyền, giải thích một cách chi tiết về các sản phẩm bảo hiểm đối với các hộ ở vùng
sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm ở địa bàn nông thôn, trong đó có huyện
Phú Lộc, sử dụng các hình thức tiết kiệm chính thức. Tiết kiệm nông thôn có tiềm
năng rất lớn nhưng vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng, khai thác đúng mức.
Các hộ gia đình xem tiết kiệm là công cụ đặc biệt hữu ích để cân đối chi tiêu giữa các
mùa vụ, để tích lũy tài sản cho gia đình và phòng chống rủi ro.
3.2. Giải pháp gián tiếp
Tạo điều kiện để giúp các cá nhân và các hộ gia đình tăng thu nhập thông qua
nhiều chính sách, các biện pháp nhằm xây dựng các chương trình đào tạo nghề, định
hướng nghề nghiệp, khuyến nông, và hỗ trợ giảm nghèo Tăng cường đào tạo nghề
cho lao động nông thôn để những lúc nhàn rỗi có thêm thu nhập, khôi phục các ngành
nghề truyền thống nhằm giúp các hộ gia tăng thu nhập, góp phần nâng cao tỷ suất
tiết kiệm trong dân cư.
Các hộ gia đình nên tận dụng các lợi thế vốn có của mình để làm tăng thu nhập
thông qua các hoạt động sản xuất, trồng trọt, đánh bắt, chăn nuôi hay nuôi trồng thủy
hải sản; áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi
Để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình thì trước hết cần nâng cao trình độ
học vấn cũng như sự hiểu biết của người dân về các hình thức tiết kiệm chính thức đa
dạng trên thị trường hiện nay như: bảo hiểm, gửi tiết kiệm góp phần nâng cao hiệu
quả tiết kiệm, tránh rủi ro gặp phải khi sử dụng các hình thức tiết kiệm không chính
thức vẫn thường hay sử dụng như: giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng
Cần có các chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ
gia đình có nhu cầu vay vốn, mở rộng quy mô cho vay đối với các nhóm hộ kinh
doanh, buôn bán hay dịch vụ. Việc đầu tư hiệu quả sẽ góp phần gia tăng thu nhập và
giúp các hộ gia đình nâng cao tỷ suất tiết kiệm của mình lên.
Đơn giản hóa các quy trình thủ tục, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các
địa bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hóa chi phí, thời gian công
sức và tạo sự thân thiện, tạo cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên, trong quá trình
giao dịch với người dân.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Đề ra các chính sách nhằm khuyến khích các ngân hàng mở rộng các chi nhánh
về các vùng nông thôn, nơi có nhiều tiềm năng về vốn chưa được khai thác, góp phần
tạo ra nhiều sự lựa chọn hình thức tiết kiệm cho các hộ gia đình có nhu cầu tiết kiệm,
nâng cao hiệu quả trong việc tiết kiệm hơn.
Các cơ quan chức năng ở địa phương nên kết hợp với các tổ chức tín dụng có
các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hành tiết kiệm dưới các hình
thức tiết kiệm chính thức như tiền gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm thay vì dự trữ vàng,
tiền mặt ở nhà nhằm giúp cho ngân hàng thực hiện được chức năng luân chuyển vốn
của mình và đồng thời người dân cũng được hưởng lãi suất từ ngân hàng. Các kênh tiết
kiệm chính thức này vừa có tính an toàn lẫn tính hiệu quả. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để
tăng niềm tin của nhân dân vào việc sử dụng các hình thức tiết kiệm chính thức một
cách có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Ngoài ra, tầm quan trọng của các khoản hỗ trợ cá nhân, dưới hình thức các
khoản tiền hỗ trợ từ gia đình và bạn bè đang sống ở các vùng thành thị hay nước ngoài
nên được tính đến. Như đã biết, các dòng tài chính này thể hiện một nguồn tài chính
quan trọng đối với nhiều vùng nông thôn Việt Nam, góp phần làm gia tăng tỷ suất tiết
kiệm ở hộ gia đình. Bởi vậy, bất kỳ biện pháp nào tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng
tài chính này, như là giảm thời gian trì hoãn và các mức phí nên được khuyến khích.
Thực tế có những sự chậm trễ về mặt thời gian và các mức phí thu từ ngân hàng, ở
những mức độ khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của từng ngân hàng cụ thể. Bởi vậy,
Chính phủ nên thực hiện một số biện pháp để khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho
các dòng tiền hỗ trợ này.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hộ gia đình ở huyện Phú Lộc với lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên có nguồn thu nhập chủ yếu từ ngành nông nghiệp và ngư nghiệp như:
trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Một bộ phận có nguồn thu
nhập từ buôn bán, kinh doanh, làm thuê, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụTuy nhiên, do
sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thuộc lĩnh vực ngư nghiệp mang
tính thời vụ nên việc buôn bán, làm thuê, dịch vụ cũng chịu sự tác động theo do vậy
nguồn thu nhập của các hộ gia đình cũng không ổn định.
Đối với các hộ gia đình có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay nuôi trồng
đánh bắt thủy sản, thì đầu tư sẽ chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống của các
hộ gia đình ở đây. Việc đầu tư hiệu quả sẽ góp phần gia tăng thu nhập và giúp các hộ
gia đình nâng cao tỷ suất tiết kiệm của mình lên.
Thu nhập của các hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của họ. Phần
thu nhập có được các hộ gia đình thường sử dụng chủ yếu vào các mục đích khác nhau
như: dùng cho tiêu dùng hàng ngày; đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; các hoạt
động xã hội và tiết kiệm. Các hộ gia đình có thu nhập cao thường có xu hướng tiết
kiệm nhiều hơn so với những hộ có thu nhập thấp vì các hộ thu nhập thấp chỉ đủ để
trang trải cho các hoạt động chi tiêu chủ yếu hàng ngày.
Tiết kiệm góp phần quan trọng trong việc tái đầu tư sản xuất cũng như đảm bảo
cho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và tránh phải những rủi ro gặp
phải. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều có thói quen tiết kiệm với nhiều mục đích
khác nhau như phòng khi ốm đau, bệnh tật; đầu tư cho con cái; tiết kiệm cho tương lai;
đầu tư vào các hoạt động sản xuất/kinh doanh Các hình thức tiết kiệm thường gặp ở
hộ gia đình như tiền mặt, chơi hụi, gửi tiết kiệm, cho vay, mua vàng Tuy nhiên, hiện
nay các hộ gia đình thường ưa chuộng việc sử dụng các hình thức tiết kiệm chủ yếu
như tiết kiệm bằng tiền mặt và mua vàng. Việc này đã làm cho đại đa số tiền trong dân
cư không được lưu thông và nguồn vốn lớn bị ứ đọng, đồng tiền không có khả năng
sinh lời. Lí do được đưa ra ở đây là do thói quen và tâm lí ưa chuộng tiền mặt ở đại đa
số bộ phận dân cư.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Các hộ gia đình thường không sử dụng các hình thức tiết kiệm chính thức như
tiền gửi ngân hàng là do đa số người dân có trình độ dân trí thấp, ít khi có mối liên hệ
giữa các hộ gia đình với các ngân hàng, và thường có rất ít các ngân hàng hoạt động ở
nông thôn
Tóm lại, việc nâng cao tỷ suất tiết kiệm cũng như hiệu quả tiết kiệm của các hộ
gia đình là một vấn đề cần được giải quyết. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cũng như sự
nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các hộ gia đình.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các hộ gia đình
Tiến hành thực hành tiết kiệm dưới các hình thức tiết kiệm chính thức như gửi
ngân hàng, mua bảo hiểm thay vì dự trữ vàng, tiền mặt ở nhà nhằm giúp cho ngân
hàng thực hiện được chức năng luân chuyển vốn của mình và đồng thời người dân
cũng được hưởng lãi suất từ ngân hàng. Hình thức này cũng có đặc điểm là có tính an
toàn lẫn hiệu quả.
2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Các nhà hoạch định chính sách có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi
trường pháp lý mang tính cạnh tranh và minh bạch cần thiết cho các tổ chức tài chính,
các tổ chức tín dụng để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dân, trong đó hoạt
động chủ yếu là cho vay và tiết kiệm. Việc tạo ra môi trường lành mạnh này góp phần
đảm bảo tính an toàn, minh bạch, và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn trong
nền kinh tế, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ nguồn vốn được lưu trữ trong dân cư
thông qua tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của hộ gia đình. Sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện
để tăng niềm tin của nhân dân vào việc sử dụng các hình thức tiết kiệm chính thức một
cách có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý an toàn cho hoạt động doanh
nghiệp và hoạt động tín dụng ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục hành chính tạo môi
trường thông thoáng thuận tiện cho hoạt động ngân hàng phát triển. Thực hiện các
chính sách tài chính, thuế, giá cả linh hoạt, hợp lý trong điều hành nền kinh tế và đảm
bảo tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo môi trường tốt để phát triển tín
dụng Ngân hàng, góp phần thúc đẩy việc gia tăng tỷ suất tiết kiệm.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
2.3. Đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ở địa phương.
Có nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù các tỷ lệ tiết kiệm là tương đối cao ở các
vùng nông thôn của Việt Nam, các tỷ lệ tiết kiệm chính thức trên thực tế là thực sự
thấp. Điều này một phần dường như là do thiếu cơ hội cho tiết kiệm chính thức ở các
vùng nông thôn. Do các chi phí giao dịch trên một đơn vị cao, các ngân hàng thương
mại thường ở các thành phố, và bởi vậy hoạt động của các dịch vụ tài chính chính thức
ở các vùng nông thôn là thấp. Đây là một điểm quan trọng mà các chính sách cần phải
giải quyết khi các khoản tiết kiệm ở các ngân hàng chính thức có thể giúp các hộ gia
đình quản lý tài chính của họ tốt hơn. Cũng có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu
khác cho thấy rằng các khoản tiết kiệm ở ngân hàng thường ít khi được sử dụng cho
các sự kiện không cần thiết.
Mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng lưu động đến các vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa. Đảm bảo cho các nhóm hộ đều có khả năng tiếp cận với các
hình thức tiền gửi tiết kiệm lẫn nguồn vốn vay của ngân hàng.
Đơn giản hóa các quy trình thủ tục, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các
địa bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hóa chi phí, thời gian công
sức và tạo sự thân thiện, tạo cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên, trong quá trình
giao dịch với người dân. Thường xuyên cập nhật thiết kế cải tiến các mẫu biểu, hợp
đồng sử dụng trong việc hướng dẫn cho khách hàng dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng vẫn
đảm bảo an toàn, đúng quy định của ngân hàng nói riêng và tuân thủ các quy định của
pháp luật nói chung.
Từng bước đa dạng hóa các hình thức dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện
như: cho vay, tiết kiệm, thanh toán trong giao dịch sao cho có thể đáp ứng đầy đủ
những nhu cầu của người dân, nhằm giảm các hình thức tiết kiệm truyền thống ít hiệu
quả, tính rủi ro cao (như cho vay, chơi hụi, dự trữ vàng) khiến một lượng lớn tiền
được lưu giữ trong dân nhưng không thực hiện được chức năng sinh lời vốn có của nó.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc năm 2015.
2. Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
3. Nghiên cứu: Phát triển kinh tế hộ gia đình Việt Nam của Mai Thị Thanh
Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội)
4. Các cú sốc thu nhập và các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình:
Vai trò của bảo hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam (Nhóm nghiên cứu Kinh tế
Phát triển (DERG), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Trung tâm
Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp (CAP) tháng 8/2011).
5.
den-quyet-dinh-gui-tien-tiet-kiem-cua-ho-gia-dinh-khu-vuc-nong-thon-hau-giang.htm
6.
dinh-khu-vuc-nong-thon-an-giang-17164/
7.
8.
9.
10.
11. https://phuloc.thuathienhue.gov.vn/
[1] Khái niệm và bản chất của tiết kiệm (Đại Học Kinh Tế Quốc Dân):
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&u
act=8&ved=0ahUKEwiJ4sXhwqbNAhXGkJQKHQftAi8QFggeMAA&url=https%3A
%2F%2Fvoer.edu.vn%2Fpdf%2F002b86b1%2F1&usg=AFQjCNFPGhcZTZioSpPcsb
RR5uFzzzR1ew
[2] Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quãng Ngãi (Võ Thành Nhân, Đại
Học Đà Nẵng):
[3] Kinh tế vĩ mô: Tiết kiệm ở Việt Nam của Cù Chí Lợi, Đặng Xuân Thanh
(Nghiên cứu Kinh tế số 323 – Tháng 4/2005).
[4] Tài sản giàu, thu nhập nghèo? Những thành phần cơ bản đảm bảo thu nhập
hưu trí cho lực lượng dân số đang già hóa ở châu Á (Manulife Asset Management).
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỶ SUẤT TIẾT KIỆM HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN PHÚ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số phiếu:..
Xin chào anh (chị)!
Tôi là sinh viên khóa K46 Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Huế. Hiện tôi
đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tiết kiệm hộ gia
đình ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Rất mong quý anh (chị) dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra
này. Những ý kiến đóng góp của gia đình anh (chị) sẽ là thông tin vô cùng quan trọng
để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cam kết những thông tin này chỉ dùng cho mục đích
nghiên cứu và không sử dụng vào mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình quý anh (chị)!
****************************
(Xin anh (chị) đánh dấu × vào ô trống trước đáp án trả lời mà anh (chị) lựa chọn).
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH.
1.1. Họ và tên chủ hộ:............................
1.2. Tuổi:
1.□ 20 – 30 2. □ 31 – 40 3. □ 41 – 50 4.□ >50
1.3. Giới tính:
1. □ Nam 2. □ Nữ
1.4. Địa chỉ:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 61
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
1.5. Nghề nghiệp:
1. □ Nội trợ 2. □ Cán bộ, công nhân viên chức.
3. □ Làm nông. 4. □ Kinh doanh/Buôn bán
5. □ Làm thuê 6. □ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
7. □ Công nhân 8. □ Nghề khác (ghi rõ):
1.6. Trình độ học vấn:
1. □ Mù chữ 2. □ Biết đọc, biết viết 3. □ Tiểu học
4. □ THCS 5. □ THPT 6. □ Trung cấp 7. □ CĐ - ĐH
1.7. Số nhân khẩu: ..người.
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐIỀU TRA.
2.1. Số lao động chủ yếu tạo ra thu nhập của gia đình là: người.
2.2. Thu nhập hàng tháng của gia đình khoảng (Triệu đồng / tháng):
1. □ < 2 2. □ 2 - < 3 3. □ 3 - < 5.
4. □ 5 - 7
2.3. % thu nhập có được gia đình thường dùng chủ yếu vào những việc:
1. Dùng cho tiêu dùng hàng ngày: %
2. Đầu tư mở rộng sản xuất: .%
3. Dùng để tích lũy (tiết kiệm): .%
4. Các hoạt động xã hội: ...%
5. Dùng vào những việc khác:%
2.4. Anh (chị) chi tiêu bao nhiêu % trên tổng số thu nhập có được hàng tháng (% chi
tiêu/thu nhập): .%
2.5. Các hoạt động chi tiêu chủ yếu của gia đình: (Anh (chị) hãy sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên chi tiêu 1, 2, 3)
1. □ Ăn uống 2. □ Chăm sóc sức khỏe 3. □ Học hành cho con cái
4. □ Tiết kiệm 5. □ Đầu tư sản xuất 6. □ Ma chay, cưới hỏi
7. □ Quan hệ xã hội
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 62
Đạ
họ
c K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
2.6. Gia đình anh (chị) có thói quen tiết kiệm tiền không?
1. □ Có 2. □ Không
2.7. Nếu có thì mỗi năm gia đình tiết kiệm khoảng bao nhiêu lần?...........lần
2.8. Anh (chị) tiết kiệm khoảng bao nhiêu % trên tổng thu nhập hàng tháng?
..%
2.9. Mục đích tiết kiệm của gia đình là gì? (Anh (chị) hãy sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên 1, 2, 3,)
1. □ Đầu tư cho con cái 2. □ Phòng khi đau ốm
3. □ Sinh lời 4. □ Tiết kiệm cho tương lai
5. □ Mua đất, xây nhà. 6. □ Đầu tư vào hoạt động sản xuất/kinh
doanh.
2.10. Hình thức tiết kiệm chủ yếu mà gia đình thường sử dụng là gì? (Có thể
chọn nhiều phương án)
1. □ Tiền mặt (giữ ở nhà) 4. □ Chơi hụi
2. □ Gửi tiết kiệm 5. □ Cho vay
3. □ Mua vàng 6. □ Khác (ghi rõ):
2.11. Tại sao gia đình lại thích tích lũy dưới hình thức này?
1. □ Sinh thêm lời 2. □ Tận dụng được tiền nhàn rỗi
3. □ An toàn 4. □ Thói quen.
2.12. Anh (chị) có thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, quỹ tín
dụng không? (như gửi tiết kiệm, đi vay) (Nếu có thì trả lời tiếp câu 2.13 và
2.14, nếu không thì dừng tại đây.)
1. □ Có 2. □ Không
2.13. Nếu có thì gia đình thường sử dụng những dịch vụ nào?
1. □ Đi vay 2. □ Gửi tiết kiệm. 3.□ Khác..
2.14. Mức độ giao dịch của gia đình?
1. □ 1 tháng / lần 2. □ 2 tháng / lần 3. □ 3 tháng / lần
4. □ 6 tháng / lần. 5. □ 1 năm / lần 6.□ Khác (ghi rõ):
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của gia đình!
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Phụ lục 2: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
20-30 6 7.5 7.5 7.5
31-40 23 28.8 28.8 36.3
41-50 26 32.5 32.5 68.8
>50 25 31.3 31.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nam 62 77.5 77.5 77.5
Nu 18 22.5 22.5 100.0
Total 80 100.0 100.0
nghe nghiep
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
noi tro 5 6.3 6.3 6.3
CBCNVC 10 12.5 12.5 18.8
lam nong 17 21.3 21.3 40.0
kinh doanh/buon ban 15 18.8 18.8 58.8
lam thue 6 7.5 7.5 66.3
nuoi trong danh bat thuy san 16 20.0 20.0 86.3
cong nhan 6 7.5 7.5 93.8
nghe khac 5 6.3 6.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
trinh do hoc van
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
mu chu 9 11.3 11.3 11.3
biet doc biet viet 20 25.0 25.0 36.3
tieu hoc 16 20.0 20.0 56.3
THCS 11 13.8 13.8 70.0
THPT 10 12.5 12.5 82.5
Trung cap 7 8.8 8.8 91.3
CD-DH 7 8.8 8.8 100.0
Total 80 100.0 100.0
so nhan khau
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
2 6 7.5 7.5 7.5
3 8 10.0 10.0 17.5
4 18 22.5 22.5 40.0
5 26 32.5 32.5 72.5
6 18 22.5 22.5 95.0
7 3 3.8 3.8 98.8
9 1 1.3 1.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
so lao dong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
1 3 3.8 3.8 3.8
2 46 57.5 57.5 61.3
3 16 20.0 20.0 81.3
4 10 12.5 12.5 93.8
5 5 6.3 6.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
thu nhap hang thang
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
<2 1 1.3 1.3 1.3
2-<3 5 6.3 6.3 7.5
3-<5 20 25.0 25.0 32.5
5-<7 34 42.5 42.5 75.0
>7 20 25.0 25.0 100.0
Total 80 100.0 100.0
Phụ lục 3: Giá trị trung bình theo % chi tiêu của các hộ gia đình
% CHI TIÊU
Mean Std. Deviation Analysis N
phan tram tieu dung 53.875 11.5555 80
phan tram dau tu san xuat 12.625 9.4459 80
phan tram hoat dong xa hoi 8.563 4.8518 80
phan tram tiet kiem 15.125 6.6549 80
phan tram viec khac 9.688 4.6622 80
Phụ lục 4: Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
phan tram tieu dung * thu nhap hang thang Crosstabulation
thu nhap hang thang
Total 7
phan
tram tieu
dung
40.0 0 0 1 8 6 15
45.0 0 0 0 3 4 7
50.0 0 2 5 14 7 28
55.0 0 0 0 1 0 1
60.0 0 0 8 5 1 14
65.0 0 0 0 0 1 1
70.0 1 0 4 3 1 9
80.0 0 3 1 0 0 4
85.0 0 0 1 0 0 1
Total 1 5 20 34 20 80
70 68 60.75 51 48.25
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
phan tram dau tu san xuat * thu nhap hang thang Crosstabulation
thu nhap hang thang
Total 7
phan
tram dau
tu san
xuat
.0 0 1 6 5 6 18
5.0 0 1 0 0 0 1
10.0 1 3 9 10 7 30
15.0 0 0 0 1 1 2
20.0 0 0 5 12 2 19
25.0 0 0 0 0 1 1
30.0 0 0 0 6 3 9
Total 1 5 20 34 20 80
10 7 9.5 15.73529 12
phan tram tiet kiem * thu nhap hang thang Crosstabulation
thu nhap hang thang
Total 7
phan
tram tiet
kiem
.0 0 1 0 0 0 1
5.0 1 2 3 3 1 10
10.0 0 1 11 8 0 20
15.0 0 0 2 8 3 13
20.0 0 1 4 13 13 31
25.0 0 0 0 1 0 1
30.0 0 0 0 1 3 4
Total 1 5 20 34 20 80
5 8 12 15.58824 20
phan tram hoat dong xa hoi * thu nhap hang thang Crosstabulation
Count
thu nhap hang thang
Total 7
phan
tram
hoat
dong xa
hoi
.0 0 1 2 2 1 6
5.0 1 1 5 16 6 29
10.0 0 2 11 13 6 32
15.0 0 1 2 1 4 8
20.0 0 0 0 2 3 5
Total 1 5 20 34 20 80
5 8 8.25 7.794118 10.5
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
phan tram viec khac * thu nhap hang thang Crosstabulation
thu nhap hang thang
Total 7
phan
tram viec
khac
.0 0 0 0 0 1 1
5.0 0 2 5 10 6 23
10.0 1 2 13 16 10 42
15.0 0 1 0 4 1 6
20.0 0 0 2 4 2 8
Total 1 5 20 34 20 80
10 9 9.75 10.29412 9.25
Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa thu nhập hàng tháng và tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình
phan tram tiet kiem * thu nhap hang thang Crosstabulation
thu nhap hang thang Total
7
phan tram tiet kiem
.0 0 1 0 0 0 1
5.0 1 2 3 3 1 10
10.0 0 1 11 8 0 20
15.0 0 0 2 8 3 13
20.0 0 1 4 13 13 31
25.0 0 0 0 1 0 1
30.0 0 0 0 1 3 4
Total 1 5 20 34 20 80
Phụ lục 6: Thói quen tiết kiệm của các hộ gia đình
co thoi quen tiet kiem khong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
co 75 93.8 93.8 93.8
khong 5 6.3 6.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
Phụ lục 7: Các hình thức tiết kiệm của các hộ gia đình
Hinh thuc tiet kiem
Responses Percent of
Cases N Percent
hinhthuctka
tien mat 61 38.4% 81.3%
choi hui 25 15.7% 33.3%
gui tiet kiem 16 10.1% 21.3%
cho vay 4 2.5% 5.3%
mua vang 52 32.7% 69.3%
khac 1 0.6% 1.3%
Total 159 100.0% 212.0%
Phụ lục 8: Lý do chọn hình thức tiết kiệm
ly do chon hinh thuc tiet kiem
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
5 6.3 6.3 6.3
sinh them loi 10 12.5 12.5 18.8
tan dung tien nhan roi 22 27.5 27.5 46.3
an toan 16 20.0 20.0 66.3
thoi quen 27 33.8 33.8 100.0
Total 80 100.0 100.0
Phụ lục 9: Phân loại loại hình tiết kiệm với lý do lựa chọn hình thức tiết kiệm của
hộ gia đình
tien mat * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
tien mat
5 0 0 0 0 5
co 0 5 19 11 26 61
khong 0 5 3 5 1 14
Total 5 10 22 16 27 80
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
choi hui * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
choi hui
5 0 0 0 0 5
co 0 3 11 2 9 25
khong 0 7 11 14 18 50
Total 5 10 22 16 27 80
cho vay * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
cho vay
5 0 0 0 0 5
co 0 1 3 0 0 4
khong 0 9 19 16 27 71
Total 5 10 22 16 27 80
gui tiet kiem * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
gui tiet kiem
5 0 0 0 0 5
co 0 7 2 6 1 16
khong 0 3 20 10 26 59
Total 5 10 22 16 27 80
mua vang * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
mua vang
5 0 0 0 0 5
co 0 5 15 14 19 53
khong 0 5 7 2 8 22
Total 5 10 22 16 27 80
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương
khac * ly do chon hinh thuc tiet kiem Crosstabulation
ly do chon hinh thuc tiet kiem Total
sinh them loi tan dung tien
nhan roi
an toan thoi quen
khac
5 0 0 0 0 5
co 0 0 0 1 0 1
khong 0 10 22 15 27 74
Total 5 10 22 16 27 80
Phụ lục 10: Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng
mà hộ gia đình sử dụng
co thuong xuyen sd dich vu ngan hang khong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
co 30 37.5 37.5 37.5
khong 50 62.5 62.5 100.0
Total 80 100.0 100.0
su dung dich vu nao
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
50 62.5 62.5 62.5
di vay 13 16.3 16.3 78.8
gui tiet kiem 16 20.0 20.0 98.8
khac 1 1.3 1.3 100.0
Total 80 100.0 100.0
SVTH: Nguyễn Thị Hồng – Lớp: K46B KHĐT 71
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_hong_2991.pdf