Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty cố phần phước Hiệp Thành

Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu. Trước hết để đảm bảo nguyên liệu nhập kho đáp ứng đúng chất lượng thì bộ phận kho và bộ phận kiểm định chất lượng phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư nguyên vật liệu, phụ liệu một cách kĩ lưỡng theo yêu cầu có sẵn sau đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Để đảm bảo chất lượng công ty cần có các tiêu thức để đánh giá nhà cung ứng như: chất lượng vật tư được cung ứng, tiến độ, thời gian đáp ứng các yêu cầu về vật tư, giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng dịch vụ sau bán hàng, uy tín của nhà cung ứng trên thị trường Bên cạnh đó cần đảm bảo chất lượng nhà kho, thường xuyên kiểm tra các hỏng hóc, tiến hành kiểm kê các vật tư trong kho để đảm bảo không bị mất mát, suy giảm vật tư, thiệt hại sản xuất. Để đạt được các sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc thiết bị cũng là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng. Mặc dù đặc thù chính của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành là đan thủ công nhưng các khâu khác như cơ khí, khò hay hoàn thiện sản phẩm đều phải nhờ đến máy móc thiết bị vì vậy việc đầu tư trang bị máy móc hiện đại là một điều tất yếu. Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giảm bớt tỉ lệ sai hỏng và nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động. Phần lớn các lao động tại công ty là người dân địa phương không qua đào tạo chỉ dựa vào kinh nghiệm và sự khéo léo của mình. Việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân là điều đáng quan tâm khi thị trường ngày càng đòi hỏi gắt gao về chất lượng sản phẩm. 3.5 Năng cao trình độ công nhân viên Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, tất cả mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện, chính vì vậy mà trong bất kỳ giải pháp, chiến lược nào đều không thể thiếu giải pháp về nhân sự. Nhiệm vụ quan trọng của Công ty hiện nay là lên kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty nên chọn lựa cán bộ trẻ, năng động và có năng lực, có khả năng thích hợp sẽ cho đi học lớp chuyên nghiệp vụ ngoại thương. Nên có chính sách khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương,

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty cố phần phước Hiệp Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy doanh nghiệp vào thế bị động. Bảng 9: Doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng doanh thu 50.845 96.848 124.406 46.003 90,48 27.558 28,45 Doanh thu xuất khẩu 48.791 94.549 119.798 45.758 93,78 25.249 26,70 Tỉ trọng % 95,96 97,63 96,30 1,67 -1,33 Nguồn: Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành Qua bảng ta thấy doanh thu xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Tỉ trọng doanh thu xuất khẩu biến động tăng giảm không đều qua các năm, năm 2013 chiếm 95,96% đến năm 2014 là 97,63% tăng lên 1,67% nhưng đến năm 2015 lại giảm 1,33% chiếm 96,30% tổng doanh thu. Tuy có sự sụt giảm vào năm 2015 nhưng đây không hẳn là một điều xấu, điều này thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc thâm nhập vào thị trường trong nước tránh phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 50 Doanh thu xuất khẩu của công ty tăng lên mạnh mẽ vào năm 2014 với 93,78% và tiếp tục tăng 26,70% vào năm 2015 tuy tốc độ gia tăng giảm nhưng cũng đã cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty đang có kết quả tích cực. Công ty đang hướng đến mục tiêu đảm bảo ổn định mức độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu trong thời gian tới. 2.2.4 Chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh là vấn đề luôn được quan tâm của mọi doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp chỉ có thể tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Tuy nhiên, trong tình hình nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc giảm giá bán để tăng doanh thu là một điều rất khó vì vậy việc tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận vẫn là biện pháp hàng đầu được mọi doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy, phải nắm rõ quy mô và biến động của các khoản chi phí, tìm ra khoản chi phí hợp lí để duy trì và có biện pháp khắc phục những khoản mục chi phí không hợp lí. Hình 5: Cơ cấu chi phí xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015 Qua 3 năm tốc độ tăng của chi phí xuất khẩu tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu xuất khẩu trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Năm 2014 chi phí xuất khẩu đạt 92.762 triệu đồng tăng 44.776 triệu đồng (khoảng 93,31%), chi phí tăng nhanh phù hợp với một năm doanh nghiệp tích cực mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm tuy nhiên tốc độ tăng quá nhanh là một điều đáng lo ngại 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 47,986 92,762 118,013 41,162 82,503 106,589 6,824 10,259 11,424 Chi phí xuất khẩu Giá vốn hàng bán Chi phí lưu thông Trường Đại ọ Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 51 ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bước qua năm 2015, chi phí xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng và ở mức 118.013 triệu đồng tương ứng tăng 25.251 triệu đồng (khoảng 27,22%), tốc độ tăng chậm lại và được giữ ở mức ổn định. 2.2.4.1 Giá vốn hàng bán. Trong chi phí xuất khẩu của công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỉ lệ cao nhất và là chi phí chính, là chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định hiệu quả của công ty. Hằng năm để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất công ty phải tiến hành thu mua nguyên liệu, trong đó sợi nhựa giả mây là nguyên liệu chính cho việc sản xuất sản phẩm tuy nhiên nguồn nguyên liệu này cả trong tỉnh lẫn trong phạm vi khu vực đều không có doanh nghiệp cung ứng phù hợp. Vì vậy, công ty phải tiến hành thu mua nguyên liệu ở khu vực phía nam chủ yếu là các công ty ở khu công nghiệp Bình Dương. Việc thu mua nguyên liệu ở xa ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và nguồn lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó làm tăng các khoản chi phí đầu vào như chi phí vận chuyển và chi phí lưu kho từ đó ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty. Cụ thể, năm 2013 giá vốn hàng bán là 41.162 triệu đồng, năm 2014 là 82.503 triệu đồng và năm 2015 là 106.589 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2013 giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 41.340 triệu đồng ương ứng tăng 100,43%, năm 2015 tăng 24.087 tương ứng tăng 29,20% so với năm 2014. Mức biến động của giá vốn hàng bán là do ảnh hưởng của các khoản mục: - Tổng chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh qua các năm, năm 2014 chi phí nguyên vật liệu đạt 67.990 triệu đồng tăng 35.797 triệu đồng tương ứng với 111,20%, năm 2015 chi phí này là 84.472 triệu đồng tăng 16.482 triệu đồng tương ứng với 24,24% so với năm 2014. Việc doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất nên thu mua một lượng lớn nguyên vật liệu là lẽ tất nhiên đẩy chi phí nguyên vật liệu tăng cao, nhưng bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào còn khá cao là một trở ngại lớn làm tăng các khoản chi phí. - Chi phí nhân công năm 2013 là 8.969 triệu đồng, năm 2014 là 14.512 triệu đồng tăng 5.543 triệu đồng tương ứng với 61,80% và tiếp tục tăng vào năm 2015 đạt 22.117 triệu đồng tăng 7.605 triệu đồng tương ứng với 52,40%. Sự gia tăng này tương ứng với sự gia tăng số lượng công nhân của công ty qua các năm của công ty. Trường Đại học Kinh tế H ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 52 Như vậy, tình hình giá vốn của công ty có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, trong đó tăng đột biến vào năm 2014 do khối lượng đầu vào lớn và giá mua nguyên liệu tăng cao đã đẩy tổng gíá vốn trong năm này tăng cao. Giá vốn tăng là điều phù hợp gia tăng sản xuất nhưng tốc độ tăng nhanh là một điều khá nguy hiểm mà công ty cần phải khắc phục và quan trọng hơn hết là việc làm sao để giảm bớt khoản mục chi phí nguyên liệu, giữ mức tồn kho hợp lí để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2.4.2 Chi phí lưu thông xuất khẩu. Chi phí lưu thông gắn liền với quá trình mua bán và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và liên quan đến tất cả các bộ phận, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua 3 năm ta thấy rằng cùng với sự gia tăng về số lượng sản phẩm và doanh thu thì tổng chi phí lưu thông của công ty cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 3.436 triệu đồng tương ứng với 50,35% đạt mức 10.259 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tốc độ tăng có phần chậm lại, tăng 1.164 triệu đông tương ứng với 11,35% đạt mức 11.424 triệu đồng. - Khoản mục chi phí bán hàng có tốc độ gia tăng không lớn. Năm 2013 có giá tri 1.653 triệu đồng, năm 2014 là 1.925 triệu đồng tăng 271 triệu đồng tương ứng với 16,41%. Bước qua năm 2015 chi phí bán hàng chỉ tăng nhẹ 44 triệu đông tương ứng với 2,27% so với năm 2014. - Khoản mục chi phí vận chuyển bốc dỡ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong chi phí lưu thông, chỉ chiếm dưới 5% tổng chi phí lưu thông, tuy nhiên nó lại có xu hướng tăng qua 3 năm từ 285 triệu đồng năm 2013 lên 485 triệu đồng năm 2014 và tiếp tục tăng lên 533 triệu đồng năm 2015. Doanh nghiệp tiến hành hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện FOB nên ban đầu không tốn quá nhiều chi phí vận chuyển. Tuy nhiên do công ty chưa có độ vận tải riêng của mình mà công tác vận chuyển của công ty được thực hiện bằng các hợp đồng vận tải thuê ngoài. Do đó, công y gặp phải một số khó khăn trong việc hợp đồng về phương tiện thuê xe với chi phí cao. Chính điều này làm cho chi phí vận chuyển của công ty ngày càng gia tăng. - Chi phí quản lí doanh nghiệp là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí lưu kho của doanh nghiệp. Năm 2013 là 1.913 triệu đồng chiếm Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 53 28,04%, năm 2014 là 3.194 triệu đồng chiếm 31,13%, năm 2015 là 3.854 triệu đồng chiếm 33,74%. So sánh năm 2014 và 2013 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 1.280 triệu đồng tương ứng với 66,92%, năm 2015 tăng 661 triệu đồng tương ứng với 20,68% so với năm 2014. Công ty cần có biện pháp trong hệ thống quản lí doanh nghiệp nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho công ty. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh có phạm vi rộng, đòi hỏi một lượng vốn lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lượng vốn của công ty khá khiêm tốn do vậy một phần vốn của công ty phải vay từ ngân hàng, mức lãi suất cao khiến khoản chi phí này khá lớn. Năm 2013 chi phí tài chính chiếm 32,49% tổng chi phí lưu thông của doanh nghiệp và có giá trị 2.217 triệu đồng. So với năm 2013, năm 2014 chi phí này tăng đột biến 1.656 triệu đồng tương ứng 74,69% đạt mức 3.873 triệu đồng, chiếm 37,75%. Năm 2015 là 3.943 triệu đồng chiếm 34,52%, tăng 70 triệu đồng tương ứng 1,82% so với năm 2014. Một số chi phí khác cần được xem xét như chi phí bảo quản, thuế, bảo hiểm, điện, nước Khoản mục chi phí bảo quản là một khoản mục quan trọng nhưng trong trường hợp này nó chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ và biến động không đáng kể do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác nên sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ nhanh chóng, vì vậy lượng tồn kho của công ty là không đáng kể và cắt giảm được khoản mục chi phí này. Trường Đ i học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 54 Bảng 10: Tình hình chi phí xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 41.162 85,78 82.503 88,94 106.589 90,32 41.340 100,43 24.087 29,20 CP nguyên vật liệu 32.193 78,21 67.990 82,41 84.472 79,25 35.797 111,20 16.482 24,24 CP nhân công 8.969 21,79 14.512 17,59 22.117 20,75 5.543 61,80 7.605 52,40 2. Chi phí lưu thông 6.824 14,22 10.259 11,06 11.424 9,68 3.436 50,35 1.164 11,35 CP bán hàng 1.653 24,23 1.925 18,76 1.968 17,23 271 16,41 44 2,27 CP vận chuyển 285 4,17 435 4,24 533 4,67 150 52,88 98 22,64 CP tài chính 2.217 32,49 3.873 37,75 3.943 34,52 1.656 74,69 70 1,82 CP quản lí doanh nghiệp 1.913 28,04 3.194 31,13 3.854 33,74 1.280 66,92 661 20,68 CP khác 755 11,07 833 8,12 1.124 9,84 78 10,29 291 34,93 Tổng chi phí xuất khẩu 47.986 100 92.762 100 118.013 100 44.776 48,27 25.251 21,40 Nguồn: Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 55 Bảng 11: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.541 96.450 123.326 45909 90,84 26876 27,87 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.541 96.450 123.326 45909 90,84 26876 27,87 4. Giá vốn hàng bán 44.964 87.779 113.736 42815 95,22 25957 29,57 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.576 8.670 9.589 3094 55,49 919 10,60 6. Doanh thu hoạt động tài chính 82 113 877 31 37,83 764 673,22 7. Chi phí tài chính 521 381 892 -140 -26,73 510 133,78 - Trong đó : Chi phí lãi vay 0 381 459 381 78 20,43 8. Chi phí bán hàng 3.068 5.443 5.490 2375 77,39 47 0,86 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.757 2.446 3.102 689 39,20 656 26,83 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. (30=20+(21-22)-(24-25)) 313 514 983 201 64,32 469 91,36 11. Thu nhập khác 223 285 203 62 27,96 -82 -28,73 12. Chi phí khác 21 6 94 -15 -72,25 89 1534,79 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 202 279 109 77 38,28 -170 -61,04 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 514 793 1.092 279 54,11 299 37,71 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 129 174 240 45 35,61 66 37,71 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 386 618 852 232 60,27 233 37,71 Nguồn: Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 56 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 2.3.1.1 Hiệu quả xuất khẩu a. Lợi nhuận xuất khẩu Bảng 12: Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Doanh thu xuất khẩu 48.791 93.549 119.478 44.758 91,73 25.929 27,72 Chi phí xuất khẩu 47.986 92.762 118.013 44.776 93,31 25.251 27,22 Lợi nhuận xuất khẩu 805 787 1.465 -18 -2,24 678 86,15 Nguồn: Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành Qua bảng 12 ta có thể nhận thấy lợi nhuận xuất khẩu trong giai đoạn 2013-2015 biến động tăng giảm không đều, theo đó lợi nhuận xuất khẩu của công ty có xu hướng như một parabol lõm đạt giá trị thấp nhất vào năm 2014. Năm 2013 lợi nhuận xuất khẩu của công ty đạt 805 triệu đồng, một mức lợi nhuận khá cao khi mà doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa lâu. Năm 2014 lợi nhuận xuất khẩu giảm xuống còn 787 triệu đồng giảm 18 triệu đồng tương ứng với 2,24% so với năm 2013. Đây là năm mà công ty đang cố gắng tìm kiếm thị trường mở rộng quy mô sản xuất nên đẩy chi phí lên cao khiến cho lợi nhuận bị sụt giảm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù trong năm này tốc độ gia tăng doanh thu khá cao nhưng vẫn không thể bù đắp được khoản chi phí quá lớn. Năm 2015, với những nỗ lực của mình doanh nghiệp đã xây dựng được một thị trường tiềm năng cho mình và thu về một khoản doanh thu khá lớn, bên cạnh đó việc ổn định thị trường phần nào tiết kiệm được các khoản chi phí cho hoạt động xuất khẩu. Tốc độ tăng của doanh thu đã lấn ép được tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận xuất khẩu tăng đột biến lên mức 1.465 triệu đồng tăng 678 triệu đồng tương ứng với Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 57 86,15% so với năm 2014. Sự tăng lên trở lại của lợi nhuận mang lại một dấu hiêu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên lợi nhuận cao xuất khẩu cao hay thấp chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. Vì để đạt được lợi nhuận cao công ty phải bỏ ra chi phí cao. Do đó, ta cần xem xét lợi nhuận trog mối tương quan với doanh thu và chi phí bỏ ra để tạo ra lợi nhuận đó. b. Tỉ suất lợi nhuận xuất khẩu - Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu Là tỉ số tương đối giữa lợi nhuận xuất khẩu và tổng doanh thu, nếu con số này lớn hơn 1 tức là hoạt động xuất khẩu của công ty có hiệu quả còn ngược lại con số này bé hơn 1 đồng nghĩa với doanh nghiệp không đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu bảng 13 ta có thể nhận thấy sự biến động lên xuống của tỉ suất lợi nhuận doanh thu nhưng xét trong cả giai đoạn này thì con số này có xu hướng giảm rõ rệt. Bảng 13: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu xuất khẩu (trđ) 48.791 93.549 119.478 Chi phí xuất khẩu (trđ) 47.986 92.762 118.013 Lợi nhuận xuất khẩu (trđ) 805 787 1.465 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,65 0,84 1,23 Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí (%) 1,68 0,85 1,24 Tỉ suất doanh thu trên chi phí (%) 101,68 100,85 101,24 Nguồn: Số liệu của công ty và tính toán của sinh viên thực hiện Nếu năm 2013, 100 đồng doanh thu xuất khẩu có thể tạo ra được 1,65 đồng lợi nhuận thì đến năm 2014 con số này giảm đi đáng kể khi với 100 đồng doanh thu chỉ thu được 0,84 đồng lợi nhuận, bước qua năm 2015 thì con số này tăng trở lại khi 100 đồng doanh thu đã có thể thu được 1,23 đồng lợi nhuận. Tuy tỉ suất ở năm 2015 vẫn nhỏ hơn nhiều so với năm 2013 nhưng việc nó tăng lên và vượt qua con số 1 là một Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 58 dấu hiệu khả quan trong triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty trong các giai đoạn sắp tới. - Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí theo số liệu ở bảng 13 cũng có xu hướng giảm xuống trong cả giai đoạn và biến động lên xuống qua các năm, điều này phần nào thể hiện khả năng sinh lời không cao của một đồng chi phí bỏ ra. Năm 2013 con số này đạt được khá cao khi mà với 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,68 đồng lợi nhuận nhưng nó lại đột ngột giảm xuống mạnh mẽ vào năm 2014 khi 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,85 đồng lợi nhuận, đến năm 2015 con số này lại tăng lên trở lại nhưng không còn cao như trước đó với 100 đồng chi phí bỏ ra thi được 1,24 đồng lợi nhuận. Có thể nói việc kiểm soát chi phí của công ty đã không đạt được hiệu quả như mong đợi, việc tiết kiệm chi phí vẫn chưa có biện pháp hợp lí dẫn đến tỉ trọng chi phí chiếm quá lớn làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty. Công ty cần phải rà soát và loại bỏ những chi phí không cần thiết, tập trung chi phí vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao. Từ đó chi phí sẽ được giảm một cách đáng kể và lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên kéo theo là hiệu quả kinh doanh được cải thiện. - Tỉ suất doanh thu trên chi phí: Từ bảng 13 ta có thể thấy rằng tỉ suất doanh thu trên chi phí khá thấp. Năm 2013, cứ bỏ ra 100 đồng chi phí mới thu được 101,68 đồng doanh thu, đến năm 2014 chỉ thu được 100,85 đồng, qua năm 2015 thì thu được 101,24 đồng. Tỉ lệ này không cao là do mức chi phí mà hằng năm công ty bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu là khá lớn làm cho doanh thu thu về cũng khó bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra. Điều này cũng cho ta thấy rằng hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm qua thực sự không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Vì vậy công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong thời gian tới để giảm bớt các khoản mục chi phí và tăng nguồn doanh thu cho công ty. 2.3.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn. Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 59 biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu cuối cùng bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sừ dụng vốn kinh doanh sẽ đánh giá được chất lượng quản lí kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giới hạn về nhân lực, vật lực phù hợp với kinh tế nói chung. Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu xuất khẩu (trđ) 48.791 93.549 119.478 Lợi nhuận xuất khẩu (trđ) 805 787 1.465 Vốn chủ sở hữu (trđ) 4.149 6.707 4.618 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn (%) 19,40 11,73 31,72 Số vòng quay vốn (vòng) 11,76 13,95 25,87 Nguồn: số liệu công ty và tính toán của sinh viên - Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh, chỉ tiêu này tăng giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Trong khi tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí ở mức khá thấp và còn có xu hướng giảm thì tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức chấp nhận được và còn có xu hướng tăng nếu xét trong cả giai đoạn 2013-2015, tuy nhiên nếu xét từng Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 60 năm thì tỉ số này có sự biến động khá mạnh mẽ. Nếu ở năm 2013 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra được 19,40 đồng lợi nhuận, năm 2014 con số này giảm mạnh khi với 100 đồng vốn bỏ ra thì chỉ tạo ra được 11,73 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2015 con số này đột ngột tăng lên mạnh mẽ khi vẫn với 100 đồng vốn bỏ ra đã tạo ra được 31,72 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng là một dấu hiệu tốt đối với việc đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự biến động quá lớn tỉ số này qua các năm nhắc nhở doanh nghiệp cần phải có các biện pháp phù hợp để kiểm soát và duy trì nguồn vốn chủ sở hữu một cách hợp lí nhất đảm bảo cho hoạt động của doanh nghệp được an toàn và có hiệu quả. - Số vòng quay vốn là tỉ suất doanh thu xuất khẩu trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của vốn chủ sở hữu hay sức sản suất của vốn. Chỉ tiêu này cho biết vốn chủ hữu quay được mấy vòng trong kì. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Đấy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo như số liệu bảng 14 ta dễ dàng nhận thấy số vòng quay vốn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2013 là 11,76 vòng/năm đến năm 2014 là 13,95 vòng.năm và số vòng quay tăng mạnh vào năm 2015 với 25,87 vòng. Điều này cho thấy vốn đang được sử dụng có hiệu quả, thời gian vốn nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông được rút ngắn, giảm bớt được lượng vốn chiếm dụng. 2.3.1.3 Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng nội tệ phải bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ. Bảng 15: Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu xuất khẩu (USD) 2.278.221 4.389.666 5.287.994 Tổng chi phí (trđ) 47.986 92.762 118.013 Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu (VNĐ/USD) 21.063 21.132 22.317 Tỉ giá ngày 31/12 (VNĐ/USD) 21.085 21.360 22.410 Nguồn: số liệu công ty, tính toán của sinh viên và tỉ giá thị trường Trường Đại học Ki h tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 61 Qua bảng 15 ta thấy tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu có xu hướng tăng. Năm 2013, với 21.063 VNĐ chi phí doanh nghiệp sẽ thu lại được 1USD đến năm 2014 cần 21.132 VNĐ doanh nghiệp thu lại được 1USD, qua năm 2015 tỉ số này tiếp tục tăng lên mức 22.317 VNĐ thì mới có được 1USD. Khi so sánh với tỉ giá tương ứng với các năm ta có thể thấy tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty nhỏ hơn so với tỉ giá cùng thời điểm, điều này cho thấy việc kinh doanh xuất khẩu đang đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải được xem xét cả trên khía cạnh kinh tế và trên khía cạnh xã hội. Những năm qua cùng với những kết quả đạt được của công ty trong hoạt động kinh doanh không thể không kể đến mức độ đóng góp của công ty đối với xã hội thông qua việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận lớn lao động nông thôn. Từ khi thành lập đến nay công ty luôn đóng góp vào ngân sách của tỉnh, ngân sách nhà nước một giá trị không nhỏ. Chỉ riêng thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm của công ty đã mang lại một giá trị lớn, sự phát triển của doanh nghiệp luôn đi liền với sự phát triển bền vững của xã hội. Năm 2013 số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp khoảng 129 triệu đồng, đến năm 2014 là 174 triệu đồng, năm 2015 tiếp tục tăng lên khoảng 240 triệu đồng. Những khoản đóng góp đó làm tăng doanh thu ngân sách cho tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phần lớn lao động tại công ty là người dân địa phương không qua một trường lớp đào tạo nào. Có thể nói sự thành lập của công ty đã mang lại cho người dân ở đây không chỉ là một công việc mới, ổn định mà còn là một cuộc sống mới, những người nông dân với cuộc sống nghèo khó đã có thể cải thiện cuộc sống của mình. Việc mở rộng quy mô sản xuất đã giải quyết một lượng lớn việc làm cho lao động nông thôn trong tỉnh góp phần cùng với tỉnh giải quyết lượng lao động nhàn rỗi tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Công ty đã tạo công ăn việc làm cho gần 500 lao động nông thôn, mỗi năm lượng lao động này tăng lên hơn 50 người, đời sống của người lao động được đảm bảo và ngày được cải thiện. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 62 2.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. 2.4.1 Những thành quả đạt được. Những năm qua hoạt động xuất khẩu của công ty luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Doanh thu của công ty đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Năm 2015 là một năm khó khăn đối với hoạt động xuât khẩu của cả nước nhưng công ty vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu ở mức ổn định và có xu hướng tăng. Quy mô sản xuất được mở rộng, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều lao động. Thị trường của công ty được mở rộng. Từ việc chỉ xuất khẩu sang thị trường các nước khu vực EU trong đó Hà Lan là thị trường chủ lực thì nay công ty đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới đặc biệt là thị trường Mĩ, một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng cho xuất khẩu. Hiện nay công ty có thị trường tiêu thụ ở trên nhiều nước trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng. Mẫu mã sản phẩm ngày càng được đa dạng và đạt chất lượng cao, tỉ lệ sản phẩm hỏng thấp. Công ty đã đổi mới quản lí, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm 3 mục tiêu: năng suất-chất lượng- hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Hình ảnh và uy tín của công ty được nâng cao trong mắt của các bạn hàng, đơn hàng đến với công ty ngày càng tăng. Khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đặt quan hệ lâu dài với công ty, kí kết những hợp đồng dài hạn với giá trị lớn. 2.4.2 Những mặt hạn chế Hà Lan là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu nhưng lại đang có xu hướng giảm xuống. Qua các phân tích thị trường công ty cần xác định thị trường nào là thị trường chủ yếu, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần rút lui để đảm bảo lợi nhuận. Công ty cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực tránh những thị trường có rủi ro cao và đặc biệt tránh tập trung vào một thị trường nhất định Chi phí cho hoạt động xuất khẩu của công ty tăng nhanh. Công ty chưa có biện pháp quản lí chi phí hiệu quả khiến cho hiệu quả xuất khẩu không cao. Trường Đại học Ki h tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 63 Khả năng tài chính của công ty còn nhiều bất cập và cần được xem xét. Mặc dù tổng nguồn vốn của công ty khá lớn song cơ cấu nguồn vốn lại có vấn đề, vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ trọng khá nhỏ trong tổng vốn, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Khâu quảng bá sản phẩm chưa thực hiện tốt đặc biệt là thị trường trong nước. Hiện nay thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chính của công ty, mặc dù sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao song chưa quen thuộc với khách hàng trong nước. Hầu như không có khâu thiết kế sản phẩm trong công ty. Các sản phẩm được sản xuất ra dựa theo sự thiết kế của khách hàng trong các đơn hàng nên mẫu mã chưa phong phú và không có dấu ấn riêng của công ty. Chất lượng lao động chưa được đảm bảo. Lao động địa phương hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Do đó khi có nhu cầu công ty phải thực hiện đào tạo rồi mới đưa vào sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến chi phí thời gian và chất lượng công việc. Số nhân viên có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu còn ít và kinh nghiệm không cao. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó là một số khó khăn đến từ cơ chế quản lí của nhà nước. Việc quản lí không đồng bộ, thủ tục xuất khẩu còn rườm rà, công tác kiểm hóa chậm chạp khiến cho chi phí cao. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 64 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU Qua những phân tích ở phần trên ta có thể nói hoạt động xuất khẩu của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho công ty. Nhiều vấn đề cần được giải quyết và sắp xếp lại để đảm bảo hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 3.1 Tiết kiệm chi phí xuất khẩu Chi phí, doanh thu và lợi nhuận luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, để tăng lợi nhuận chúng ta cần kêt hợp giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu. Theo như phân tích ở phần 2 thì tốc độ tăng chi phí xuất khẩu hằng năm cao hơn tốc độ tăng doanh thu và tăng giảm thất thường khiến cho lợi nhuận của hoạt động kinh doanh này có những biến động mạnh và đạt giá trị thấp. Do đó để năng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thì vấn đề đầu tiên và tất yếu nhất là tiết kiệm, kiểm soát và tối thiểu hóa chi phí ở mức thấp nhất. Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí xuất khẩu nên việc tiết giảm chi phí cần bắt đầu bằng khoản chi phí này. Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác vì vậy vấn đề nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào tính chất của mỗi đơn hàng và tùy theo đối tác đặt hàng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù nguyên vật liệu cụ thể và chính xác nhất trong một mùa hàng mới vừa để chủ động nguyên vật liệu cho việc sản xuất được tiến hành liên tục, vừa giảm thiểu được sự biến động giá thị trường, bên cạnh đó sẽ giảm thiểu được tối đa lượng tồn kho nguyên vật liệu tiết kiệm được chi phí lưu kho và chi phí bảo quản nguyên liệu. Việc tạo nguồn hàng là khâu hoạt động cực kì quan trọng, là khâu mở đầu cho hoạt động sản xuất lưu thông hàng hóa. Trong chi phí lưu thông của công ty thì chi phí trả lãi vay ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất thâm nhập càng sâu vào thi trường xuât khẩu thì lượng vốn vay càng nhiều làm cho chi phí lãi vay càng cao. Để giảm đáng kể chi phí này công ty cần thực hiện tốt các biện pháp sử dụng vốn, tăng cường công tác quản trị vốn, hạn chế các khoản nợ của khách hàng đồng thời huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác để giảm chi phí lãi vay. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 65 Hiện nay nguồn cung ứng nguyên liệu của công ty khá xa làm cho chi phí vận chuyển khá lớn. Để tiếp kiệm chi phí này công ty cần thiết lập các hợp đồng cung ứng với mức giá thấp nhất với đối tác của mình đồng thời thực hiện các hợp đông vận chuyển lâu dài và ổn định hoặc thành lập một đội xe vận tải cho riêng mình nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Công ty cần nắm bắt được giá vận chuyển và cước phí vận chuyển của từng công ty vận tải có uy tín với mức giá thấp, hạn chế quá trình lưu tàu lưu cước quá lâu, làm thủ tục nhanh gọn theo từng chuyến, thiết lập một guồng máy hoạt động bốc xếp nhanh, hiệu quả từ xuất kho vận chuyển ra cảng xếp lên tàu, khai báo hải quan xuất cảng đi được thực hiện nhanh gọn tránh rườm rà rắt rối gây thêm các chi phí phát sinh. 3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn là một trong những nhân tố không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, nếu thiếu vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ bị đình trệ, nếu thừa vốn sẽ dẫn đến sự dư thừa lãng phí. Sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là một khâu có tầm quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đầu tiên công ty phải tăng tốc độ luân chuyển vốn, đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn tăng tốc độ luân chuyến vốn doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc sử dụng vốn thật hợp lí và tiết kiệm. Phải có những biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm vốn ở từng khâu như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Ở khâu dự trữ công ty cần rút ngắn thời gian thu mua, vận chuyển, bốc dỡ và kiểm nghiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu, có mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lí và phải đảm bảo chất lượng, giảm thiểu tổn thất hao hụt nguyên vật liệu. Ở khâu sản xuất, cần có biện pháp rút ngắn chu kì sản xuất, áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất hợp lí để quá trình sản xuất được liên tục, giảm thiểu thời gian gián đoạn trong sản xuất để nâng cao năng suất. Ở khâu tiêu thụ, việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển vốn. Để sản phẩm có thể tiêu thụ nhanh đòi hỏi công ty phải có thị trường tiêu thụ ổn định, muốn có thi trường tiêu thụ ổn định thì doanh nghiệp phải tăng cường các hoạt động marketing để mở rộng thị trường, bên cạnh đó cần thiết lập các thị trường và các khách hàng truyền thống. Trường Đại học Kinh t H ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 66 Vay vốn ngân hàng là giải pháp phổ biến mà các công ty thường sử dụng để vay vốn hiện nay. Để thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng các doanh nghiệp cần có hệ thống báo cáo tài chính một cách minh bạch rõ ràng, có các dự án kinh doanh khả thi nhằm phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao để có thể thu hút nguồn vốn vay tín dụng. Bên canh đó, doanh nghiệp cần huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác để giảm thiểu tối đa lãi vay ngân hàng từ nguồn vốn vay của doanh nghiệp. Ngoài việc huy động động vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau thì công ty cần phải tăng cường quản lí tài chính của mình theo hướng tập trung linh hoạt, bên cạnh đó có thể hạn chế các khoản nợ của khách hàng bằng việc chiết khấu bán hàng, chiết khấu thanh toán Cùng với việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả công ty cần nâng cao hơn nữa công tác bảo toàn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh mà biện pháp cơ bản nhất là định giá hợp lí. 3.3 Giải pháp mở rộng thị trường. Vấn đề tị trường luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa, mục đích của các nhà sản xuất hàng hóa là sản xuất ra hàng hóa để bán, để thỏa mãn nhu cầu của người khác. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều gắn với thị trường, thi trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp. Hơn nữa cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Nếu một doanh nghiệp không thể tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải. Doanh nghiệp có thể có công nghệ sản xuất hiện đại lao động có trình độ cao nhưng nếu chỉ ngồi chờ thị trường tự tìm đến hoặc chỉ thỏa mãn với những gì đang có sẽ không thể tồn tại lâu dài trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. - Củng cố vững chắc thị trường hiện có: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh tìm được khách hàng đã khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng khách hàng cũ còn khó hơn. Cái cốt yếu để giành chiến thắng trên thị trường hiện nay là sự tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau và làm ăn có uy tín. Bên cạnh đó cần tạo rào cản chống lại việc khách hàng hiện tại của mình chuyển sang Trường Đại học Kin tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 67 các nhà cung cấp khác. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU và Mĩ, những thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm vì vậy để giữ chân được khách hàng cần đáp ứng tốt các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đã cam kết. Khi thực hiện đơn hàng cần phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng mẫu thiết kế, đúng các yêu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. - Tăng cường nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường mới và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. Ngoài khách hàng truyền thống thì trong tương lai để mở rộng thị trường tăng lượng tiêu thụ sản phẩm thì công ty cần phải thu hút một lượng khách hàng mới. Để thu hút được lượng khách hàng này công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Một vấn đề mà các công ty Việt Nam luôn vấp phải khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài là sự khác biệt về trình độ tổ chức các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng giữa ta và các công ty nước ngoài cùng tham gia thị trường đó. Các công ty Việt Nam chưa có sự chú ý đến các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, khuyếch trương sản phẩm, kích thích cầuhoặc nếu có thì ở mức độ nhỏ và còn kém hiệu quả. Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ, xúc tiến bán hàng của công ty còn mang tính thụ động, bộc phát theo phong trào, chưa hình thành nên chương trình với những mục tiêu cụ thể, cách thức chiến lược cụ thể đem lại kết quả như ý muốn. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng tốt các công cụ chính sách marketing vào hoạt động xuất khẩu để mau chóng thích ứng với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Do đặc điểm hàng mây tre đan của công ty phần lớn là xuất khẩu cho những công ty trung gian nước ngoài chứ không phải đến được tận tay người tiêu dùng, do không phải là sản phẩm gia dụng tối cần thiết nên phương pháp quảng cáo qua tivi, bằng phim quảng cáo, hay radio không thích hợp. Những phương tiện này chỉ có tác dụng đặc biệt đối với người tiêu dùng cuối cùng. Mặt khác, sử dụng các phương tiện này ở nước ngoài rất tốn kém, công ty không nên sử dụng vừa gây lãng phí, hiệu quả không cao. Phương pháp có thể mang lại hiệu quả có thể là quảng cáo qua bưu điện, tức là gửi những tờ bướm mẫu hàng, gửi catalog của mình cho khách hàng qua bưu Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 68 điện, phương pháp này giúp công ty tập trung quảng cáo, kết hợp chào hàng cho những công ty trung gian nước ngoài, chi phí lại không lớn lắm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử đã tạo ra một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm của mình với thế giới một cách nhanh nhất và không đắt lắm. Công ty nên ngày càng hoàn thiện trang web để giới thiệu công ty và sản phẩm của mình đối với các bạn hàng quốc tế. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao mà chi phí bỏ ra không quá lớn. Ngoài ra, công ty có thể tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế hàng năm do hiệp hội các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tổ chức. Đây vừa là cơ hội để công ty có thể ký kết các hợp đồng kinh tế, quảng bá cho công ty và sản phẩm của mình vừa có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như các mẫu mã sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện phát triển và mở rộng thị trường thì công ty cần phải tập trung vào việc phát triển sản phẩm, duy trì và phát huy những sản phẩm hiện có đồng thời cải tiến và nâng cao chất lượng mẫu mã và kiểu dáng của những sản phẩm mới. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty hiện nay chủ yếu được sản xuất theo đơn hàng của các đối tác, để thu hút được khách hàng nhiều hơn nữa trong tương lai thì công ty cần có một đội ngũ thiết kế riêng nhằm xây dựng các sản phẩm của mình theo phong cách riêng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tạo được dấu ấn riêng trên thị trường. 3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm Đối với bất kì một công ty nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng và đó chính là vũ khí cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với những công ty xuất khẩu với những khách hàng nước ngoài khó tính và yêu cầu cao thì chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu. Tăng chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội, từ đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị đầu vào, góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lượng tiêu thụ. Để năng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải hoàn thiện chất lượng ngay từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, từ công nghệ sản xuất, tay nghề người lao động. Trường Đại ọc Kin tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 69 Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu. Trước hết để đảm bảo nguyên liệu nhập kho đáp ứng đúng chất lượng thì bộ phận kho và bộ phận kiểm định chất lượng phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư nguyên vật liệu, phụ liệu một cách kĩ lưỡng theo yêu cầu có sẵn sau đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Để đảm bảo chất lượng công ty cần có các tiêu thức để đánh giá nhà cung ứng như: chất lượng vật tư được cung ứng, tiến độ, thời gian đáp ứng các yêu cầu về vật tư, giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng dịch vụ sau bán hàng, uy tín của nhà cung ứng trên thị trường Bên cạnh đó cần đảm bảo chất lượng nhà kho, thường xuyên kiểm tra các hỏng hóc, tiến hành kiểm kê các vật tư trong kho để đảm bảo không bị mất mát, suy giảm vật tư, thiệt hại sản xuất. Để đạt được các sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc thiết bị cũng là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng. Mặc dù đặc thù chính của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành là đan thủ công nhưng các khâu khác như cơ khí, khò hay hoàn thiện sản phẩm đều phải nhờ đến máy móc thiết bị vì vậy việc đầu tư trang bị máy móc hiện đại là một điều tất yếu. Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giảm bớt tỉ lệ sai hỏng và nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động. Phần lớn các lao động tại công ty là người dân địa phương không qua đào tạo chỉ dựa vào kinh nghiệm và sự khéo léo của mình. Việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân là điều đáng quan tâm khi thị trường ngày càng đòi hỏi gắt gao về chất lượng sản phẩm. 3.5 Năng cao trình độ công nhân viên Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, tất cả mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện, chính vì vậy mà trong bất kỳ giải pháp, chiến lược nào đều không thể thiếu giải pháp về nhân sự. Nhiệm vụ quan trọng của Công ty hiện nay là lên kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty nên chọn lựa cán bộ trẻ, năng động và có năng lực, có khả năng thích hợp sẽ cho đi học lớp chuyên nghiệp vụ ngoại thương. Nên có chính sách khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế. Trường ại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 70 Tăng cường đào tạo cán bộ công nhân viên, cải tiến bộ máy quản lí nhân sự, đưa khoa học công nghệ vào ứng dụng nhiều hơn trong sản xuất kinh doanh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tiến hành đánh giá, phân bổ và sắp xếp lại lao động trong công ty để tránh tình trạng thừa người thiếu việc. Lập kế hoạch tuyển dụng một cách chi tiết dựa trên tình hình hiện tại của công ty để bổ sung khi cần thiết. Công ty phải tạo sự đoàn kết, nhất trí trong cán bộ công nhân viên và có chế độ lương, thưởng thích hợp. Từng bước sắp xếp đội ngũ người lao động, cải tiến về lối làm việc nhanh hơn, chuyên sâu hơn cho từng lĩnh vực, cần có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc ở công ty, đồng thời xử lí theo quy định những trường hợp vi phạm nội quy. Công ty cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng linh hoạt trong việc tuyển chọn công nhân nhằm thu hút những lao động có tay nghề, trình độ cao. Tạo ra sự trung thành đối với công ty, hạn chế tối đa tình trạng thôi việc, bỏ việc gây biến động tình hình lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 71 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giai đoạn 2013-2015 là khoảng thời gian mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm kết hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên việc không kiểm soát được một cách hiệu quả các khoản chi phí sản xuất khiến cho hoạt động xuất khẩu không đạt được hiệu quả cao. Nguồn vốn của công ty tăng lên rõ rệt qua 3 năm, điều này đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng việc chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu quá lớn đặt doanh nghiệp đứng trước những thách thức, biến động của nền kinh tế thế giới. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay doanh nghiệp đã là chỗ dựa cho hàng trăm lao động tại các vùng nông thôn. Không những tăng lên về mặt số lượng, chất lượng lao động của đội ngũ nhân lực trong công ty cũng không ngừng tăng, tỉ lệ công nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngày càng cao đáp ứng những yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia hoạt động buôn bán với nước ngoài công ty đã không ngừng tự hoàn thiện mình, từng bước tháo gỡ các khó khăn về vốn và cải tiến các phương pháp quản lý, hoàn thiện chất lượng sản phẩm và luôn thực hiện tốt các hợp đổng xuất khẩu. Vì vậy, uy tín của Công ty đang ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế và sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu luôn phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh gay gắt từ cả trong lẫn ngoài nước vừa phải cân bằng giữa sự gia tăng chi phí sản xuất trong nước và giá cả từ đối tác nước ngoài để đảm bảo lợi nhuận, những điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để có thể nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 72 2. Kiến nghị 2.1 Đối với công ty Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất. Tối thiểu hoá chi phí và kiểm soát các chi phí phát sinh một cách hiệu quả. Tiếp tục mở rộng thị trường, đẩy mạnh khâu maketing, tiếp thị sản phẩm đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Thành lập một đội ngũ thiết kế sản phẩm, tạo ra dấu ấn riêng cho các sản phẩm của công ty sản xuất đồng thời thường xuyên nghiên cứu sáng tạo, cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đầu tư một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường tìm hiểu bám sát tình hình biến động thực tế của các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, lập ra kế hoạc nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển nhân sự. Công ty cần phải quan tâm xây dựng, cũng cố bộ máy nhân sự một cách chặt chẽ, nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ cao, chuyên sâu công tác đào tạo nhân viên Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động, từ đó nâng cao hơn nữa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. 2.2 Đối với nhà nước Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, bên cạnh những nỗ lực lớn của Công ty thì rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt từ phía Nhà nước. Nhà nước cần thúc đẩy và giúp đỡ các doanh nghiệp vươn lên trong môi trường cạnh tranh bình đẳng và trung thực, coi đó là phương thức bảo hộ tích cực nhất đối với sản xuất trong nước. Theo tinh thẩn đó, cần xem xét lại chính sách bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thực hiện chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn, vừa giúp đỡ vừa tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và vươn lên, nâng cao sức canh tranh. Từ đó, xác định một lộ trình giảm thuế nhập khẩu và bãi bỏ hàng rào thuế quan. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 73 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Quy định rõ một số ít mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Những mặt hàng ngoài phạm vi đó được kinh doanh xuất khẩu không cần có giấy phép xuất khẩu. Giảm thiểu các thủ tục rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Hồ Thị Hoài Linh 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chủ biên: TS Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Marketing thương mại, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội 2007 - Nguyễn Khắc Hoàn (2002) - Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Khoa kinh tế - Đại học Huế. - Nguyễn Thị Diệu Linh (2008) – Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế - Đại học Huế. - Bùi Đức Huy (2013) “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế”- Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế Huế. - Khóa luận tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP"- Dương Thị Thanh Bình, TC20A, trường Đại học ngoại thương Hà Nội. “Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu điều tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất nhập khẩu Quảng Nam”- Hoàng Thị Thu Thủy, K38 kinh tế phát triển, trường Đại học kinh tế Huế. “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại Nghệ An”- Thái Thị Hồng, K40 QTKD, trường Đại học kinh tế Huế. “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế”- Ngô Trọng Nghĩa, K42 QTKD thương mại, Đại học kinh tế Huế. Và một số khóa luận liên quan. - Các trang web và tạp chí: www.Nhanhieuviet.gov.vn, www.pht.vn, www.voer.edu.vn, www.vneconomy.vn, - Các tài liệu tham khảo từ công ty cổ phần Phước Hiệp Thành. Trường Đại học Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_hoat_dong_xuat_khau_tai_cong_ty_co_phan_phuoc_hiep_thanh_2152.pdf
Luận văn liên quan