Khóa luận Phân tích lợi ích - Chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học biogas ở huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An

Đề tài “phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học Biogas” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về Biogas, xem xét chi phí đầu tư của các gia đình so với lợi ích mà Biogas mang lại nó có kết quả như thế nào. Từ đó đưa ra phương hướng thúc đẩy thích hợp để mở rộng hơn nữa chiến lược bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, định hướng chăn nuôi bền vững, cũng như chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Quốc gia nói chung. Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến Biogas, giới thiệu chung về Biogas, các thành phần cơ bản của khí Biogas, tìm hiểu tiềm năng Biogas trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế qua điều tra từ các hộ gia đình, thông tin từ các kỹ thuật viên, các đại lý dịch vụ, cán bộ lãnh đạo, và nghiên cứu tài liệu, việc phân tích lợi ích – chi phí đã đưa ra những con số tính toán cụ thể cho lợi ích thu được khi thực hiện Biogas, là những chỉ tiêu kinh tế như NPV, BCR, IRR, đồng thời là lợi ích lớn của xã hội. Tuy nhiên con số tính toán cụ thể này có thể chưa hoàn toàn thuyết phục được chính người nông dân nhưng cũng là một cái nhìn khách quan nhất cho đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện Biogas. Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra được những lợi ích khác ngoài những con số tính toán được: đó là sự cải thiện môi trường sống và sức khoẻ cho con người, kích thích sản xuất phát triển theo hướng bền vững, tạo ra nguồn năng lượng xanh tại chỗ vừa sạch vừa rẻ vừa mang ý nghĩa lớn Như vậy có thể thấy rằng, mô hình Biogas ở các hộ gia đình đã mang lại nhiều lợi ích cho chính gia đình, cho xã hội trước mắt và cả lâu dài. Chính những kết quả đó, mô hình Biogas cần được nghiên cứu, cải tiến, phát huy ưu điểm hiện có, khắc phục những khuyết điểm hạn chế, tiết kiệm chi phí đầu tư cho người dân để việc nhân rộng, áp dụng rộng rãi mô hình này được thực hiện nhanh chóng. Trường Đại học Kinh tế Huế

pdf77 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích lợi ích - Chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học biogas ở huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức phát triển Hà Lan tương đương 0,6 triệu Euro. Số còn lại, 28 triệu Euro do người dân tự đầu tư. Chương trình cũng có kế hoạch đề nghị Chính phủ Việt Nam chấp nhận khoản vay phát triển 9.6 triệu Euro từ quỹ đặc biệt của Chính phủ Đức và sẽ tài trợ lại cho chương trình thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số còn lại là 28 triệu USD do người dân tự đầu tư. Theo Văn phòng Dự án Khí sinh học Trung ương, chi phí trung bình xây dựng một công trình 8 m3 khí gas hoàn chỉnh là từ 3 – 5 triệu đồng. Dự án cung cấp một khoản trợ giá là 1 triệu đồng/công trình, tương đương 25% tổng đầu tư một công trình khí sinh học cho các hộ dân tham gia dự án. Đối với các hộ áp dụng hầm Composite thì sẽ không được hưởng hỗ trợ kinh phí, mọi chi phí hộ gia đình phải tự trang trải. 2.2.5 Thuận lợi khó khăn khi áp dụng mô hình Biogas 2.2.5.1 Thuận lợi Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn, hội làm vườn Nghệ An đã đứng ra chỉ đạo trực tiếp kỹ thuật xây dựng hầm Biogas và có cả đội ngũ thợ xây đã được đào tạo kỹ thuật bài bản,tỉ mỉ với nhiều kiểu thiết kế: Vacvina cải tiến, Composite, hầm vòm và các thiết kế cải tiến KT1, KT2, cùng với đó HLV đã triển khai nhiều khóa tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn cho hội viên học tập và làm theo. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ chuyên trách của trạm khuyến nông huyện. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H ế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 36 Hội làm vườn và cán bộ khuyến nông vừa là chiếc cầu nối giữa những dự án đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cũng như các chương trình hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài với những người chăn nuôi đăng ký xây dựng công trình. Và hiện nay đã có nhiều đại lý tư nhân làm dịch vụ tư vấn, thiết kế và lắp đặt Biogas Composite, uy tín chất lượng và có bảo hành dài hạn. Biogas (khí đốt sinh học) – nguồn năng lượng tại chỗ, rẻ tiền là một giải pháp tích cực đối với bà con nông dân trong thời kỳ các dạng năng lượng khí đốt như điện, xăng, dầu, gas đang ngày càng tăng giá, những lợi ích này đang được bà con nông dân quan tâm khi thấy được hiệu quả của mô hình này mang lại ở các hộ khác đã ứng dụng. Các công trình Biogas dạng công trình xây được bảo hành 1 đến 2 năm, với Composite được bảo hành từ 3 tới 5 năm nên các hộ gia đình phần nào yên tâm, tin tưởng hơn vào quá trình vận hành của công trình Nhận thức được cần phải tự bảo vệ môi trường cho mình, cho mọi người và giải pháp là sử dụng mô hình Biogas, nên mô hình này đang ngày càng được bà con chú ý và áp dụng, nhân rộng trên khắp địa bàn. Hình 7: Đại lý thiết kế, tư vấn, lắp đặt Biogas Composite trên địa bàn 2.2.5.2 Khó khăn Chí phí bỏ ra ban đầu khá cao khoảng từ 8.000.000 tới 14.000.000đ, thời gian thu hồi vốn khá dài nên người dân vẫn còn e ngại khi bỏ lượng tiền lớn như thế để đầu tư. Mặt khác chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu ra sản phẩm thấp, chi phí đầu vào lớn nên lợi nhuận Trư ờng Đạ i họ c K inh t H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 37 chăn nuôi vẫn chưa cao, nên nhiều hộ gia đình vẫn không đủ khả năng để xây dựng hầm Biogas. Với thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi thì để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập của con cái cũng đã là gánh nặng rồi. Do vậy bỏ ra chi phí tới cả chục triệu đồng xây dựng Biogas thì càng khó khăn hơn. Người dân muốn vay vốn đầu tư cũng khá phức tạp và khó khăn. Người chăn nuôi do không nắm đầy đủ những thông tin, và quan điểm sai lầm khi sử dụng KSH nên dẫn đến tâm lý e ngại. Chưa được sự quan tâm đúng mực của chính quyền địa phương, các chính sách hỗ trợ còn thấp nên nhiều người dân không đủ chi trả chi phí cao, nhiều hộ chăn nuôi có tiềm năng xây dựng hầm Biogas nhưng chưa thể thực hiện. 2.3 Phân tích Lợi ích – Chi phí của ứng dụng mô hình Biogas tại huyện Thanh Chương –tỉnh Nghệ An 2.3.1 Sử dụng mô hình SWOT để phân tích hiệu quả sử dụng KSH  Điểm mạnh: - Môi trường được đảm bảo: môi trường sống không bị ô nhiễm, môi trường nước, đất, mạch nước ngầm, không khí, môi trường xung quanh - Cảnh quan làng xóm được trong lành, dễ chịu - Môi trường trong lành thì đời sống sức khỏe của người dân được đảm bảo, nâng cao, nguy cơ phát sinh dịch bệnh bị hạn chế, các mầm mống virut, vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập vào con người cũng như các vật nuôi. - Tiết kiệm chi phí hàng tháng cho gia đình: tiền điện, gas, củi, than - Tiết kiệm thời gian làm những công việc hàng ngày: nấu nướng, kiếm củi, có thời gian rảnh nhiều hơn để nghỉ ngơi, hoặc tập trung vào các công việc khác để nâng cao năng suất công việc, tăng nguồn thu nhập - Mở rộng quy mô, thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất phát triển. - Tiết kiệm năng lượng điện, gas, củi - Kích thích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng vệ sinh an toàn và phát triển bền vững. - Lợi ích mà Biogas mang lại vừa ở tầm vi mô vừa ở tầm vĩ mô. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 38  Điểm yếu: - Thời gian thu hồi vốn là khá lâu - Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân còn chưa cao, chưa chịu bỏ chi phí vì môi trường, nếu về mặt kinh tế không mang được hiệu quả cao cho họ.  Cơ hội: - Được sự quan tâm của chính quyền, hội khuyến nông, Nhà nước và các chương trình hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về các hướng như: sản xuất sạch ở nông thôn, phát triển năng lượng tái tạo... - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân: về sức khỏe, nâng cao thu nhập cho người dân, môi trường không bị ô nhiễm - Phát triển chăn nuôi hộ gia đình theo hướng phát triển bền vững. - Tạo ra nguồn năng lượng sạch, rẻ thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch. - Đảo bảo an ninh năng lượng. - Giảm bớt hiện tượng nóng lên toàn cầu do các khí CO2, CH4 gây nên.  Thách thức: - Chưa nhận thấy được lợi ích to lớn mà mô hình Biogas mang lại. - Chi phí đầu tư ban đầu cao so với thu nhập của người nông dân. - Mô hình chưa nhân rộng, chưa phổ biến, có nhiều lo ngại và các quan niệm sai lầm về sử dụng khí Biogas - Hiện sự hỗ trợ chi phí cho người nông dân còn chưa cao, mọi chi phí ban đầu họ đều phải tự trang trải, chưa có chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp đang chăn nuôi muốn xây dựng Biogas - Với các gia đình có thu nhập thấp thì việc xây dựng Biogas trong chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn. 2.3.2. Các chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas Chi phí hoàn tất cho một công trình Biogas tuỳ thuộc vào loại hầm và kích thước hầm bao gồm các chi phí: tiền thuê nhân công xây dựng, đào hầm, tiền mua vật liệu xây dựng (gạch, cát, xi măng, sỏi ...), chi phí lắp đặt ống dẫn (ống dẫn khí gas, ống nhựa dẫn chất thải vào hầm, van ...), bếp chuyên dùng cho Biogas... Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 39 Đối với hầm xây: kích cỡ hầm Biogas bình quân của các hộ gia đình được điều tra là 10,9 m3 , và đều được hỗ trợ về chi phí, chi phí hỗ trợ trung bình/ hầm là 1,2 triệu đồng. Bảng 11: Chi phí xây dựng hầm Biogas thể tích 11m3 (tính theo giá năm 2011) Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (triệu đồng) Gạch đặc Viên 2070 1200 2,484 Xi măng Kg 1200 1500 1,8 Cát M3 2 60000 0,12 Sỏi M3 1 120000 0,12 Thép xây dựng (phi 8mm) Kg 65 7500 0,487 Ống dẫn ga bằng nhựa Mét 24 7000 0,168 Ống nối Cái 24 17000 0,408 Bếp biogas Cái 2 150000 0,3 Công xây dựng Công 15 150000 2,25 Công đào hầm Công 4 200 0.6 Tổng chi phí 8,737 (Nguồn: Số liệu điều tra thống kê 2011) Đối với hầm nhựa Composite: thể tích trung bình của các hộ được điều tra là 9,7m3, chi phí bể Composite bao gồm: bể composite 1 bếp đôi, 1 bếp công nghiệp , ống dây dẫn khí, đồng hộ và bộ lọc khí, chi phí lắp đặt (lặp đặt khoảng 2 – 3 giờ là xong). Và không được hỗ trợ về kinh phí.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 40 Bảng 12: Chi phí bình quân cho một công trình Biogas Composite thể tích trung bình 9,7m3 (tính giá năm 2011) Chi phí bể Composite Chi phí đào hầm Chi phí thiết bị dẫn khí Chi phí nguyên vật liệu Chi phí khác Tổng chi phí Thành tiền (1000đ) 11000 700 200 300 100 12300 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Ngoài những chi phí làm hầm Biogas, còn có các chi phí phát sinh do nhu cầu của từng hộ gia đình: các hộ thường phải quy hoạch lại hoặc sửa chữa lại chuồng trại, kết hợp lắp đặt thêm bệ xí tự hoại, mở rộng sửa chữa không gian bếp, và một số công trình khác. Bởi vậy, không chỉ có chi phí làm Biogas riêng, mà các gia đình đều phát sinh đầu tư thêm. Số tiền đầu tư thêm không phải là nhỏ với mọi vật giá leo thang như hiện nay. Đối với mức thu nhập hiện nay của một gia đình nông thôn thì số tiền này cần được xem xét rất kỹ. Trên thực tế những hộ gia đình lắp đặt Biogas và có nâng cấp chuồng trại và đầu tư thêm đều là những hộ gia đình khá giả. Ngoài ra còn phát sinh nhiều chi phí theo thời gian như chi phí tu sửa công trình, chi phí cho nạo hút khi thể tích chất thải đã chiếm gần hết, làm giảm năng suất và chất lượng khí, thông thường thì cần nạo hút chất thải 5 năm/lần. Để tất cả mọi hoạt động được tiến hành tốt thì tất cả mọi chi phí cần được dự tính được. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 41 Số hộ lắp đặt hệ thống tự hoại 13,33% 87,67% Không lắp đặt tự hoại Có lắp tự hoại Biểu đồ 1: Số hộ lắp đặt thêm công trình vệ sinh tự hoại Trong 60 hộ được điều tra thì có 8 hộ gia đình không lắp đặt bệ xí tự hoại vào chung với hầm Biogas (chiếm 13,33%), và có 52 hộ gia đình lắp đặt hệ thống tự hoại cùng với Biogas (chiếm 86,67%). Hộ không lắp đặt bệ xí tự hoại cho biết: một số hộ đã xây dựng nhà vệ sinh tự hoại kết hợp nhà tắm trước khi làm Biogas nên họ không lắp đặt thêm nữa, hạn chế chi phí đầu tư. 2.3.3 Lợi ích mang lại từ mô hình Biogas của các hộ điều tra. Lắp đặt Biogas bên cạnh chi phí cao thì lợi ích nó mang lại cũng không hề nhỏ. Không chỉ có lợi ích về kinh tế, những lợi ích có thể tính toán theo dòng tiền mà gia đình thu lại được, nó còn có những lợi ích to lớn khác không chỉ gia đình đó nhận được mà nó góp phần vào lợi ích chung của toàn xã hội. - Lợi ích mang lại cho ta thấy được hiệu quả sớm nhất, rõ nhất đó là về môi trường: môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi trường xung quanh và môi trường chăn nuôi (chuồng trại) đã được cải thiện rõ ràng. 60 hộ điều tra đánh giá về hiệu quả môi trường đều được trả lời là giảm ô nhiễm, giảm mùi hôi thối, giảm chuột gián, ruồi muỗi bởi chất thải chăn nuôi không còn thải ra bừa bãi nữa. Giờ các chất thải chăn nuôi, và cả chất thải người đã được tận dụng trở thành nguồn năng lượng tái sinh vô cùng hữu ích và nhìn xa sâu xa hơn việc sử dụng Biogas là góp phần giảm phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính. Trong đánh giá về lợi ích của thực hiện Biogas ta tính toán hiệu quả về bảo vệ môi trường thông qua tính hiệu quả của giảm phát thải khí nhà kính. Trư ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 42 Bể được sử dụng nhiều tại Thanh Chương là bể 11 m3, năng suất sinh khí là 0,54m3/m3/ngày, như vậy công suất của bể là 5,94m3/ngày. Vậy tổng sản lượng sinh khí mỗi năm của một hầm biogas là: 5,94 * 365 =2168,1 m3/năm. Thành phần khí sinh giả thiết bao gồm: CH4 chiếm 60% và CO2 chiếm 40%. Khi sử dụng hầm Biogas thì phân huỷ ra khí được dùng để đun nấu hoặc thắp sáng, từ đó giảm được phát lượng khí nhà kính. Lượng khí phát thải giảm gồm hai phần: Thứ nhất: Giảm lượng khí CH4 phát thải trong điều kiện phân huỷ tự nhiên. Thành phần CH4 chiếm 60% tổng lượng khí phát ra nên tổng lượng khí CH4 sản sinh ra mỗi năm là: 2168,6*0,6 = 1300,86 m3/năm. Giả thiết trong điều kiện tự nhiên so với trong điều kiện của thiết bị hầm Biogas thì lượng CH4 sản sinh ra chỉ bằng 50%. Thiết bị khí sinh học làm giảm phát thải một lượng khí CH4 là: 1300,86*0,5 = 650,43 m3/năm. Lượng CH4 được quy đổi thành CO2 = Lượng CH4 giảm * Khối lượng riêng của CH4 * Đương lượng tiềm năng ấm lên toàn cầu của CH4 = 650,43 * 0,717 *21 = 9793,52 kg/năm. Thứ hai: Lượng CO2 giảm do dùng khí Biogas thay thế củi đốt. Tổng lượng củi đốt được thay thế khi sử dụng khí biogas là: 6,8*365 = 2482 Kg/năm. Tổng lượng CO2 giảm = Tổng lượng củi thay thế * Nhiệt trị của củi (đơn vị: kg/GJ) * Hệ số phát thải của củi (đơn vị: kg/GJ) = 2482*0,01*97,9= 2429,878 kg/năm. Bảng 13: Lượng hoá giá trị bằng tiền khi làm giảm phát thải khí nhà kính Chỉ tiêu Lượng khí phát thải giảm Quy đổi thành CO2 (tấn/năm) Đơn giá CO2 (tr.đồng/tấn) Thành tiền (tr.đồng/năm) Giảm CH4 (m3/năm) 650,43 9,79352 0,2464 2,413 Thay thế củi (Kg/năm) 2482 2,429878 0,2464 0,598 Tổng 3,011 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2011) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 43 Thông qua tính toán trên thì giá trị một hầm biogas đem lại cho môi trường tính theo giá trị là 3,011 triệu đồng/năm. Đây là một con số khá lớn, cho thấy tính hiệu quả của việc bảo vệ môi trường mà Biogas mang lại. Lắp đặt bệ xí tự hoại vào với hầm Biogas vừa giảm chi phí làm hầm nhà vệ sinh vừa có được môi trường sạch sẽ, hợp vệ sinh. - Lợi ích về y tế, sức khoẻ nông thôn: Các hộ gia đình đều nhận thấy việc thải bừa bãi chất thải chăn nuôi gây ra nhiều bệnh cho đàn gia súc: thương hàn, ỉa phân trắng, đau bụng dễ phát sinh dịch bệnh, và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người: bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn Phát triển chương trình Biogas là con đường hiệu quả cải thiện vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn sức khoẻ ở nông thôn. Nó là biện pháp để tiêu diệt trứng giun, sán, các loại ký sinh trùng khác sống trong loại phân. Thu gom tất cả các chất thải của chăn nuôi và người vào hầm Biogas là cách giải quyết vấn đề chất thải tốt nhất. Đặc biệt đối với chất thải lợn, giàu chất đạm, nếu được sử dụng bón tươi sẽ gây ra nhiều bệnh cho cây trồng, đối với lúa sẽ phát sinh rất nhiều rầy hại lúa. Sau khi được ủ ở hầm Biogas, bã thải này được sử dụng chăm bón lại rất tốt, không có dịch bệnh hại cây trồng do chất thải. Để xác định việc sử dụng bã thải Biogas ta so sánh tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trước và sau khi có Biogas của 60 hộ điều tra . Cách xử lý chất thải khi chưa có Biogas 60% 12% 23% 5% Thải ra mương, ruộng, vườn Thải ra ao cá Làm phân bón Đem cho Biểu đồ 2: Cách xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có Biogas Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 44 0% 11% 77% 12% Sử dụng bã thải khi có Biogas Thải ra mương, ruộng, vườn Thải ra ao cá Làm phân bón Đem cho Biểu đồ 3: Cách xử lý chất thải chăn nuôi sau khi có Biogas (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Qua điều tra, trước khi áp dụng Biogas có 60% hộ cho biết là chất thải được thải ra môi trường xung quanh, nương vườn, ra mương, ruộng, 12% hộ có cho thải một phần vào ao cá, 23% hộ sử dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng, và trong đó có 5% hộ đem cho hàng xóm chất thải để chăm bón cây trồng. Sau khi có Biogas tỷ trọng sử dụng bã thải đã được tận dụng tối đa: không còn tình trạng chất thải lan tràn ở mương, ruộng vườn nữa, toàn bộ đã được cho vào hầm Biogas. Sau quá trình ủ kỵ khí, bã thải được lấy ra 77% số hộ được điều tra cho biết họ sử dụng làm phân bón, 12% số hộ mang chất thải cho hàng xóm bởi gia đình không làm nông nghiệp, và có 11% hộ có dẫn bã thải ra ao cá. - Lợi ích thúc đẩy, kích thích phát triển chăn nuôi bền vững: Vừa có đủ khí gas đun nấu, vừa muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình, việc xây dựng Biogas còn khuyến khích các hộ gia đình mở rộng quy mô chăn nuôi phát triển mà không gây ô nhiễm môi trường. Qua điều tra thực tế những gia đình sử dụng Biogas đều tăng quy mô đàn lợn. - Biogas hoạt động đã phần nào tiết kiệm được thời gian và giải phóng sức lao động của phụ nữ và trẻ em. Trước đây, thời gian dọn dẹp chuồng trại, bếp núc thường vất vả hơn. Có Biogas chất thải được cho xuống hầm, việc nấu nướng nhẹ nhàng hơn, giảm được khói bụi, nhọ nồi ... không gian bếp trở nên sạch sẽ thoáng mát hơn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, học tập và làm các công việc khác được thể hiện ở Bảng 14. Trư ờng Đại học Ki tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 45 Bảng 14: Những công việc kiêm đối với các hộ gia đình Công việc kiêm Số hộ Đánh giá tiết kiệm thời gian (h/ngày) Không làm kiêm 35 2 – 3h Làm đậu phụ 4 2 – 3h Làm bánh tráng 2 2 – 3h Làm dịch vụ xay lúa 9 2 – 3h Thợ xây 6 2 – 3h Dịch vụ thương mại 4 2 – 3h Khác ... 2 – 3h Tổng 60 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2011) Những công việc kiêm không phải sau khi có Biogas các hộ mới làm, mà trước đó họ đã làm rồi và nay vẫn đang tiếp tục làm, Và các hộ gia đình nhận thấy việc chăn nuôi áp dụng Biogas đã góp phần làm giảm việc chăm sóc đàn lợn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và có thời gian cho những công việc khác tạo điều kiện tăng thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày họ có được 2 tới 3 giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi hơn, hoặc 2 tới 3 giờ cho các công việc khác tạo thêm thu nhập. - Và một lợi ích khác, thiết thực và giải quyết cho nhiều vấn đề đó là lợi ích về kinh tế mà Biogas mang lại. Đó là lợi ích cho chất đốt mà hàng tháng Biogas mang lại: tiết kiệm chi phí mua điện, củi, than, Gas hoá lỏng hàng tháng. Với mỗi gia đình khoảng từ 4 – 6 nhân khẩu, việc nấu ăn, nấu nước, nấu cám heo, nấu nước đậu phụ hoặc đối với gia đình làm bánh tráng ... tính trung bình mỗi hộ gia đình tiết kiệm từ khoảng 180.000 đồng tới 400.000 đồng cho một tháng tiêu dùng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và tình hình sử dụng các nhiên liệu: củi, điện, gas hoá lỏng như thế nào mà sự thay thế này mang lại lợi ích cho họ tương đương như thế hoặc có thể nhiều hơn thế. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 46 Bảng 15: Tình hình sử dụng các nhiên liệu của các hộ điều tra ĐVT: 1000 đồng/tháng Nhiên liệu Chưa có Biogas Sau khi có Biogas Tiết kiệm Điện 90 70 20 Gas 140 10 130 Củi 140 40 100 Tổng 370 120 250 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2011) 0 20 40 60 80 100 120 140 Điện Gas Củi Ch i ph í Các nguồn nhiên liệu Tình hình sử dụng năng lượng Chưa có Biogas Biểu đồ 4: Cơ cấu chi phí năng lượng trước và sau khi có Biogas Trước khi có Biogas, các hộ gia đình thường sử dụng năng lượng điện, củi, gas hoá lỏng cho sinh hoạt hàng ngày: thắp sáng, nấu ăn, nấu nước và các công việc khác. Chi phí sử dụng năng lượng điện tính trung bình hàng tháng của các hộ chăn nuôi là 90.000 đồng, chi phí gas hoá lỏng là 140.000 đồng, và chi phí củi là 140.000 đồng, tính giá năm 2011. Và sau khi có Biogas chi phí sử dụng Biogas đã thay đổi đáng kể, Biogas đã thay thế các năng lượng củi, gas, điện rất nhiều: việc nấu ăn, nấu cơm, nấu nước, những việc liên quan tới đun nấu. Có Biogas thì chi phí năng lượng điện trung bình một tháng của các hộ gia đình giờ chỉ còn 70.000 đồng, chi phí gas hoá lỏng hầu Trư ờng ạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 47 như không sử dụng, chỉ khi hầm Biogas bị tắc, cần bảo dưỡng sửa chữa, hay khi cần đun nấu quá nhiều thì mới sử dụng, tính hàng tháng sử dụng chỉ khoảng 10.000 đồng. Đối với củi là 40.000 đồng, củi vẫn có sử dụng, một số gia đình nấu rượu cần thời gian nấu dài nếu dùng Biogas thì sẽ không đủ bởi tính chất Biogas chỉ dùng liên tục trong khoảng 2 tiếng là phải ngừng để chờ gas lên. Hàng tháng trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng Biogas tiết kiệm được khoảng 250.000 đồng cho các chi phí sử dụng năng lượng khác. 2.3.4 Kết quả tính toán Như đã phân tích, khi tính toán lợi ích chi phí, các chỉ số sẽ được phân riêng rẽ mô hình hầm xây và mô hình hầm nhựa (Composite). Sử dụng lợi ích trung bình/hầm, chi phí trung bình/hầm Biogas của hộ gia đình. Theo giá năm 2011 Hệ số chiết khấu r = 15% Đối với hầm xây: Chi phí cho 1 hầm tính trung bình loại 11m3 là 8.700.000 đồng. Thời gian sử dụng tốt là 10 năm Đối với hầm nhựa: Chi phí trung bình cho loại hầm thể tích 9,7m3 là 12.300.000 đồng. Thời gian sử dụng theo kỹ thuật của hầm là 50 năm, nhưng chỉ tính thời gian chăn nuôi hộ gia đình là khoảng 30 năm. Lợi ích đều mang lại hàng năm cho cả 2 thiết kế: 250.000 * 12= 3.000.000 đồng. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng một hầm biogas tức chỉ xét đến chi phí - lợi ích có giá trị thực và có giá trao đổi được tính toán ở trên Cách tính giá trị hiện tại ròng (NPV) NPV =    n t t tt r CB 0 )1( Trong đó: Bt: lợi ích thu được hàng năm Ct: chi phí đầu tư hàng năm n: tuổi thọ công trình r: lãi suất chiết khấu Cách tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) t n t tt n t t IRR C IRR B )1( 1 )1( 1 00      = 0 Trư ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 48 Chỉ số tỷ suất lợi ích – chi phí BCR Vận dụng công thức nêu trên ta tính toán được các giá trị hiện tại: Bảng 16: Kết quả các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của hầm Biogas Chỉ số Đối với hầm xây (Vacvina, KT1, KT2) Đối với hầm nhựa (Composite) NPV (triệu đồng) 6,36 7,39 IRR (%) 32 24 BCR 1,73 1,6 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2011) Qua kết quả ta thấy: Giá trị NPV thu được trong hai trường hợp trên đều dương (NPV > 0) cho thấy hiệu quả kinh tế mà hầm Biogas mang lại. Khoảng thời gian 10 năm đối với hầm xây thì người sử dụng Biogas thu được một lợi ích là 6,36 triệu đồng. Trong khoảng thời gian là 30 năm đối với hầm nhựa thì người sử dụng Biogas thu được một lợi ích là khoảng 7,39 triệu đồng. Kết quả chỉ số IRR cho ta biết, đối với hầm xây với lãi suất dưới 32% thì dự án Biogas có thể thực hiện và mang lại lợi ích, không bị thua lỗ. Đối với hầm nhựa thì với lãi suất dưới 24% thì dự án khả thi. Và thực tế với lãi suất 15% thì dự án Biogas hoàn toàn không bị thua lỗ. Kết quả BCR trong 2 trường hợp đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ lợi ích sinh ra từ Biogas lớn hơn chi phí đầu tư. Dự án khả thi cao. Cụ thể chỉ số BCR với hầm xây là 1,73 tức là một đồng chi phí bỏ ra ta thu được 1,73 đồng lợi ích, với hầm nhựa là 1,6 tức là một đồng chi phí bỏ ra ta thu được 1,6 đồng lợi ích. Nhưng đối với mỗi hầm Vacvina đều được hỗ trợ là 900.000 đồng/hầm, sang năm 2012 nâng mức hỗ trợ lên là 1.200.000 đồng/hầm. Với thiết kế hầm vòm KT1, KT2 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hầm, năm 2011 mức hỗ trợ là 1.200.000 đồng/hầm, bước sang năm 2012 nâng mức hỗ trợ cho người dân là 1.500.000 đồng/hầm. Đối với hầm nhựa Composite không được hỗ trợ về chi phí, gia đình phải tự chịu hoàn toàn chi phí. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 49 Mọi giá trị đều được quy về thời điểm hiện tại. Dù là hầm xây, hay hầm nhựa tuỳ vào điều kiện và nhu cầu của các hộ gia đình mà họ có sự lựa chọn thích hợp. Thì kết quả cuối cùng mà hầm Biogas mang lại là những lợi ích thiết thực, và nhiều giá trị khác. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 50 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 1.1 Nguyên nhân của các tồn tại về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi Quản lý chất thải chăn nuôi là một lĩnh vực mới ở Việt Nam cho nên chưa có cơ chế chính sách khuyến khích phối hợp về quản lý chất thải vật nuôi giữa các cơ quan liên quan. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Hầu hết tại các Sở NN & PTNT không có cán bộ chuyên trách theo dõi về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong nông nghiệp. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức. Trong nhiều trường hợp, nhận thức mới chỉ dừng ở mức độ thông tin thông thường; chưa trở thành ý thức và hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng địa phương và từng người dân. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu trong khi địa bàn hoạt động rộng, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhiều và các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ rải rác khắp nơi. Các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn gây ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn không có cơ quan quản lý môi trường về kiểm tra xử lý. 1.2 Một số nguyên nhân Biogas chưa được sử dụng rộng rãi. Không ai mong muốn phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, cũng không ai mong muốn mình phải vất vả với chất thải chăn nuôi mà không có cách nào giải quyết. Chính những người chăn nuôi họ nhận thức được môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt tới chính mình là đầu tiên. Vậy hộ chăn nuôi đã tìm được những giải pháp nào cho mình. Mô hình Biogas đã có mặt ở tất cả các xã, địa phương nhưng không phải gia đình chăn nuôi nào cũng có hầm Biogas. Hầu hết những gia đình xây Biogas là những gia đình khá giả, kinh tế có phần nào đó không quá khó khăn. Vậy những gia đình chăn nuôi khác không chỉ huyện Thanh Chương mà mọi vùng nông thôn trên cả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 51 nước vì những lý do nào mà không xây dựng hầm Biogas? Trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy có một số lý do sau: - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên họ không muốn xây lắp Biogas, họ e ngại với số lượng chăn nuôi như thế họ không có đủ chất thải để hầm hoạt động tốt. - Với hiệu quả Biogas mang lại là hiệu quả về chất đốt thì nhiều gia đình họ có dư thừa nguyên liệu chất đốt mà không phải mua: củi tự có, rơm rạ, vỏ trấu ... và sử dụng nguyên liệu chất đốt ít, nên việc xây dựng hầm cũng không thuyết phục được. - Đất rộng, không gian ở khu vực chăn nuôi rộng rãi để xử lý chất thải, họ thấy cách xử lý đó không ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khoẻ của con người,cảnh quan làng xóm. - Với chi phí lắp đặt, xây dựng là khá cao so với thu nhập của họ, nên còn e ngại đầu tư. Bên cạnh đó, nếu như gia đình không thiếu chất đốt, hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, chăn nuôi nhỏ thì việc xây dựng hầm Biogas đối với họ là không thể, vấn đề bỏ chi phí cao với mục tiêu bảo vệ môi trường là không khả thi. - Công nghệ Biogas đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, những người nông dân thường có trình độ thấp, nếu không được tập huấn kỹ thuật tận tình, kỹ lưỡng thì họ khó có thể tiếp thu và tự xây dựng hầm cho gia đình. - Một nguyên nhân khách quan là giá cả của các sản phẩm chăn nuôi không ổn định, lên xuống thất thường, dịch bệnh xảy ra làm cho người chăn nuôi càng gặp nhiều khó khăn hơn, rủi ro nhiều nên không ít người thu hẹp quy mô chăn nuôi, hoặc phải bỏ nghề. Do vậy họ không muốn lắp đặt Biogas. - Một số quan niệm về khí Biogas: độc, nguy hiểm và không sạch sẽ... - Một số gia đình đăng ký xây dựng Biogas theo các chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhưng vẫn chưa được xây dựng, bởi những thủ tục, yêu cầu đăng ký chưa hợp lý. - Công tác tuyên truyền, vận động ứng dụng mô hình Bogas chưa được làm tốt, thông tin cụ thể chưa đến được với người chăn nuôi. Việc hỗ trợ kinh phí còn hạn chế nên không mang tính khuyến khích cao. - Chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ xây dựng và phát triển công nghệ này chưa hợp lý và đồng bộ. Đầu tư chi phí ban đầu tương đối cao so với những gia Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 52 đình khó khăn, hộ nghèo có thu nhập thấp, nếu không có sự hỗ trợ vốn, vay vốn lãi suất thấp của Nhà nước hay các tổ chức thì khó có thể được ứng dụng rộng rãi. Tuy còn một số hạn chế về kỹ thuật nhưng hiện nay Biogas đang là mô hình xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả nhất. 1.3 Định hướng thúc đẩy và nhân rộng mô hình Biogas. Công nghệ KSH là công cụ để khép kín vòng kinh tế và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Và để phát triển ngành sản xuất KSH tại huyện Thanh Chương nói riêng và cả nước nói chung, thiết nghĩ lãnh đạo Bộ, sở, ban ngành cần có cơ chế khuyến khích phù hợp, đồng thời có các nghiên cứu khoa học, hoàn thiện mẫu hầm KSH phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tổ chức hội thảo khoa học về Biogas nhằm đưa ra đánh giá khách quan các mẫu hầm KSH, giúp người dân có lựa chọn phù hợp Tuyên truyền cho các hộ gia đình hiểu rõ hiểu quả thiết thực của mô hình Biogas. Thông qua tuyên truyền phổ biến những kiến thức về việc áp dụng công nghệ KSH để xử lý chất thải chăn nuôi tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nhằm thay đổi dần nhận thức của cộng đồng để họ bắt đầu quan tâm đến mô hình Biogas. Sự quan tâm và “vào cuộc” của Chính quyền địa phương cũng là nhân tố tích cực, góp phần thay đổi nhận thức của người dân Ngoài chính sách hỗ trợ kỹ thuật thì cần có chính sách hỗ trợ bằng tiền, hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp để tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi tham gia vào mô hình Biogas. Chi phí cho việc xây dựng mô hình Biogas là khá lớn so với thu nhập của người nông dân vì vậy để kích thích người dân tham gia vào mô hình Biogas thì Nhà nước nên thực hiện các chương trình hỗ trợ một phần chi phí nhằm tạo điều kiện và giảm nhẹ một phần áp lực kinh tế cho người dân Ngoài ra, cần có sự phối hợp liên ngành gồm chính quyền, đoàn thể các cấp, các ban, ngành liên quan và các tổ chức tín dụng để phát huy nhiều nguồn lực nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả và bền vững ở khu vực nông thôn. Sự phối hợp liên ngành này cần được quản lý, điều phối bởi một ban chỉ đạo với một cơ chế nhất quán và hoạt động liên tục để đem lại hiệu quả tích cực cho người chăn nuôi và cho toàn xã hội. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 53 Hiện nay có các doanh nghiệp sản xuất thiết kế bể Biogas bằng chất liệu composite rất nhiều ưu điểm, được bà con quan tâm nhưng chi phí quá cao. Nhà nước cần có chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp chế tạo, sản xuất loại bể Biogas này. Để doanh nghiệp sản xuất bể Biogas vừa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vừa hạ giá thành sản phẩm cho bà con. Nâng cao chất lượng, tuổi thọ, hiệu suất, dễ dàng xây lắp, sử dụng và giảm giá thành sản phẩm. Mức sống của người dân ngày một cao thì nhận thức của họ cũng được cải tiến, khi tạo điều kiện cho họ nhận thấy lợi ích của thực hiện biogas thì họ sẽ không ngần ngại bỏ ra một số tiền để thực hiện. Tuy nhiên, số lượng đó còn rất ít, người dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, khi thực hiện không phải là vì nguồn lợi đầu tư trước mắt mà cả quá trình thực hiện, chính những người dân là người kiểm tra, giám sát và đánh giá cụ thể nhất lợi ích của biogas. Người dân thực hiện cần nắm rõ được vai trò của mình không thì sẽ vô tình gây ra sự cố nguy hiểm cho gia đình và những người xung quanh. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 54 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Đề tài “phân tích lợi ích - chi phí của việc sử dụng công nghệ khí sinh học Biogas” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về Biogas, xem xét chi phí đầu tư của các gia đình so với lợi ích mà Biogas mang lại nó có kết quả như thế nào. Từ đó đưa ra phương hướng thúc đẩy thích hợp để mở rộng hơn nữa chiến lược bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, định hướng chăn nuôi bền vững, cũng như chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Quốc gia nói chung. Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến Biogas, giới thiệu chung về Biogas, các thành phần cơ bản của khí Biogas, tìm hiểu tiềm năng Biogas trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế qua điều tra từ các hộ gia đình, thông tin từ các kỹ thuật viên, các đại lý dịch vụ, cán bộ lãnh đạo, và nghiên cứu tài liệu, việc phân tích lợi ích – chi phí đã đưa ra những con số tính toán cụ thể cho lợi ích thu được khi thực hiện Biogas, là những chỉ tiêu kinh tế như NPV, BCR, IRR, đồng thời là lợi ích lớn của xã hội. Tuy nhiên con số tính toán cụ thể này có thể chưa hoàn toàn thuyết phục được chính người nông dân nhưng cũng là một cái nhìn khách quan nhất cho đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện Biogas. Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra được những lợi ích khác ngoài những con số tính toán được: đó là sự cải thiện môi trường sống và sức khoẻ cho con người, kích thích sản xuất phát triển theo hướng bền vững, tạo ra nguồn năng lượng xanh tại chỗ vừa sạch vừa rẻ vừa mang ý nghĩa lớn Như vậy có thể thấy rằng, mô hình Biogas ở các hộ gia đình đã mang lại nhiều lợi ích cho chính gia đình, cho xã hội trước mắt và cả lâu dài. Chính những kết quả đó, mô hình Biogas cần được nghiên cứu, cải tiến, phát huy ưu điểm hiện có, khắc phục những khuyết điểm hạn chế, tiết kiệm chi phí đầu tư cho người dân để việc nhân rộng, áp dụng rộng rãi mô hình này được thực hiện nhanh chóng. Khó khăn của nghiên cứu là do thời gian, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên địa điểm nghiên cứu mẫu không được mở rộng. Các hầm Biogas có nhiều dung tích khác nhau, có nhiều dạng thiết kế khác nhau, chi phí đầu tư khác nhau và đem lại Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 55 hiệu quả đối với mỗi người sử dụng là khác nhau nên khi tính toán đã bị đánh đồng giá trị trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu không thiếu đi tính thực tế của nó. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. 2. KIẾN NGHỊ Từ thực tế tìm hiểu, và kết quả nghiên cứu của đề tài, một số kiến nghị được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Biogas và nhân rộng mô hình Biogas ở các nông hộ như sau:  Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp quản lý: - Để các hộ gia đình nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng năng lượng Biogas, đòi hỏi ban lãnh đạo huyện, xã phải có cách thức tổ chức, lãnh đạo các Chương trình, dự án về khí sinh học do Cục, Bộ đưa xuống triển khai ở địa phương. - Các cấp lãnh đạo cần phải xây dựng một chính sách chất lượng đúng đắn để làm cơ sở định hướng hành vi, nhận thức cho từng cán bộ, nhân viên và các hộ gia đình tham gia vào hoạt động nhân rộng lượng khí sinh học được sử dụng. - Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt đúng đắn, nghiêm minh để đảm bảo hiệu quả thi hành của các dự án về năng lượng Biogas - Đưa ra các chính sách về xây dựng và sử dụng hầm Biogas, tạo niềm tin cho người dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình đang được xây dựng và các công trình đã đi vào hoạt động. Hàng năm, cần thống kê, điều tra nắm số lượng và chất lượng công trình xây mới và công trình cũ. Nếu hộ gia đình không sử dụng Biogas sau một thời gian xây dựng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân có liên quan tới kỹ thuật hay không và từ đó có những biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời. - Tích cực nghiên cứu công nghệ mới giúp nâng cao hiệu suất hầm khí Biogas, giúp giảm giá thành xây dựng hầm. Có những chính sách hợp lý đối với các doanh nghiệp sản xuất bể Biogas cải tiến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải tiến hơn nữa về kỹ thuật, chất lượng bể và đặc biệt là giá thành sản phẩm thấp. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các dự án và Nhà nước, ngoài vốn đầu tư của dự án, Nhà nước cần hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho các hộ dân, và hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi, để giúp họ giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tư xây dựng, lắp đặt Biogas. Như vậy sẽ giúp cho nhiều người dân có được cơ hội tiếp cận ứng dụng Biogas này. Trư ờn Đạ i họ c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 56 - Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích mà khí sinh học mang lại.  Kiến nghị đối với doanh nghiệp: - Hiện nay đã có thiết kế bể Biogas bằng vật liệu Composite do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đầu tư sản xuất. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm hơn thiết kế hầm xây, được các hộ dân ưa chuộng hơn, nhưng giá thành rất cao. Vì vậy, tuy có sản phẩm cải tiến tốt hơn nhưng giá thành quá cao, nên nó vẫn đang khiến cho các hộ dân e ngại khi lắp đặt. Để ứng dụng này đi vào thực tế hiệu quả hơn doanh nghiệp nên hỗ trợ cho các hộ dân bằng cách giảm giá thành sản phẩm. - Cần mở rộng nhiều cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị sử dụng khí sinh học, với chi phí hợp lý.  Kiến nghị đối với người dân: - Mức sống của người dân hiện nay ngày càng được cải thiện nên nhận thức của họ cũng được nâng cao. Mỗi người dân cần phải tự nhận thấy mình cần phải bảo vệ môi trường, cần có trách nhiệm, nâng cao ý thức vì cộng đồng và thay đổi hành vi của mình, tạo nên môi trường trong sạch, lành mạnh không chỉ vì mục đích cá nhân mà phải có ý thức vì mọi người. - Cần xây dựng, lựa chọn cho chính gia đình mình phương thức sản xuất, chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch và bền vững, đó là phát triển nhân rộng các mô hình C –B, V – C –B, A –C –B, và mô hình tổng quát nhất V –A –C –B. Gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt –chăn nuôi –Biogas, tạo nên mối liên hệ mật thiết, sản phẩm của cái này là nguyên liệu cho cái kia, tạo nên mô hình khép kín vừa hiệu quả về mặt kinh tế, vừa hiệu quả về môi trường và góp phần vào sự phát triển chung mạnh mẽ của xã hội. Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu văn bản: 1. Thayer Watkins “An Introduction to Cost Benefit Analysis” Khoa Kinh tế học Trường Đại học bang San Jose. 2. Tiến sĩ R.K. Khandal, Công nghệ khí vi sinh, những kinh nghiệm từ Ấn Độ - Viện Shriram phục vụ nghiên cứu Công nghiệp – Ấn Độ. 3. Bùi Xuân An: Một số kinh nghiệm phát triển kỹ thuật Biogas cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 4. Phan Huy Chí: Tham luận về việc ứng dụng sản xuất khí biogas trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng. 5. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Quang Dũng (2011), Khảo sát người sử dụng khí sinh học 2010 – 2011 (chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012), Hà Nội. 7. Nguyễn Linh Đan (2010), Phân tích chi phí lợi ích cho việc sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu mẫu), Luận văn tốt nghiệp 8. PGS Hoàng Hữu Hoà, PTS Nguyễn Văn Toàn, PTS Mai Văn Xuân (1997) Lý thuyết thống kê, Khoa Kinh tế ,Trường Đại học Kinh tế Huế. 9. Trần Võ Hùng Sơn (2003), Nhập môn phân tích lợi ích – Chi phí, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 10. Trần Văn Giải Phóng (2011), Bài giảng phân tích SWOT, Trường Đại học Kinh tế Huế. 11. Lê Thanh Phú (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Biogas đối với nông hộ tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ , Luận văn tốt nghiệp đại học. 12. Phạm Văn Thành: Mô hình biogas Vacvina với phát triển bền vững, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn. 13. Nguyễn Thị Hương Thảo (2009), Áp dụng phương pháp CBA đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển khu vực Giao Thuỷ - Nam Định, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 58 14. Lê Thị Thuỷ (2009), Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng hầm Biogas trong quy mô hộ gia đình , Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 15. Cục Chăn nuôi (2010), Báo cáo bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 16. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương năm 2010 đến năm 2020. 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 , Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. B. Tài liệu qua internet: 1. Website Bách khoa toàn thư trực tuyến của Việt Nam. 2. Website www.gso.gov.vn Thông tin của tổng cục thống kê. 3. Website www.vietnamnet.vn thông tin kinh tế trong nước: lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm 4. Website: 5. Website: 6. Website: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT PHỤ LỤC I PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH KHÍ SINH HỌC BIOGAS TẠI HUYỆN THANH CHƯƠNG – TỈNH NGHỆ AN Phiếu số: Người phỏng vấn: .................................................................................................. Ngày phỏng vấn: .................................................................................................... I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT Tên chủ hộ: ............................................................ Tuổi .. Giới tính: .... Trình độ văn hóa: ................................................... Địa chỉ: .................................................................. Tổng số nhân khẩu: . Số lao động chính II. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU 1. Hiện nay gia đình có chăn nuôi, trồng trọt gì ?  Nuôi lợn  Nuôi trâu, bò  Nuôi gà, vịt  Nuôi cá  Trồng lúa  Khác 2. Ông /bà tiếp cận được mô hình Biogas từ đâu?  Tivi, đài, báo  Cán bộ khuyến nông  Người làm dịch vụ (đại lý)  Những người đang sử dụng Biogas  Hội làm vườn  Khác ......... Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 3. Gia đình đang sử dụng loại hầm Biogas nào?  Hầm vòm cải tiến KT1, KT2  Hầm vuông (Vacvina cải tiến)  Túi ủ nilon  Loại khác 4. Ai trực tiếp lắp đặt?  Cán bộ khuyến nông  Người trong nhà  Người làm dịch vụ (đại lý)  Hội làm vườn  Khác 5. Mô hình Biogas của gia đình ông/bà xây dựng có thể tích là bao nhiêu? Và được xây dựng vào năm nào ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 6. Tại sao ông/ bà áp dụng mô hình Biogas? Theo ông/ bà Biogas có lợi ích gì? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 7. Khi xây dựng, lắp đặt hầm Biogas ông/ bà gặp những khó khăn gì? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 8. Chi phí lắp đặt ban đầu loại hầm Biogas mà ông/ bà áp dụng là bao nhiêu? Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí các thiết bị (ống dẫn khí, bếp...) Chi phí khác .... Tổng chi phí Thành tiền (1000đ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 9. Ông/bà có được hỗ trợ về chi phí không?  Có  Không Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu? ................................................................. Nguồn hỗ trợ từ đâu? ........................................................................................ 10. Ông/ bà có vay vốn để lắp đặt Biogas không?  Có  Không Nếu có: Nguồn vay 1: .................................. Lượng tiền.............. Lãi suất (%)........ Nguồn vay 2: .................................. Lượng tiền.............. Lãi suất (%)........ Thời hạn vay: ................................ 11. Ông/ bà sử dụng khí Biogas để ....?  Nấu ăn  Nấu nước  Nấu rượu  Nấu cám heo  Thắp sáng  Nấu đậu phụ (nhà làm đậu phụ)  Khác................ 12. Trước khi sử dụng công nghệ Biogas ông/bà sử dụng nhiên liệu gì cho sinh hoạt?  Củi  Điện  Than  Gas hóa lỏng (gas bình công nghiệp)  Khác................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 13. Mức chi tiêu bình quân hàng tháng cho các loại nhiên liệu: Đơn vị tính: 1000 đồng/ tháng Khoản mục Củi Điện Than Gas hóa lỏng Khác... Tổng Trước khi có Biogas Sau khi có Biogas Khoản tiết kiệm hàng tháng 14. Khi sử dụng hầm Biogas có gặp sự cố không?  Có  Không Nếu có thì là sự cố gì? ....................................................................................... Ai sửa chữa sự cố đó? ....................................................................................... Chi phí bảo dưỡng sửa chữa là bao nhiêu/ 1 lần gặp sự cố? ............................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 15. Khi sử dụng khí sinh học Biogas ông/ bà có thấy tiết kiệm được thời gian trong việc nhà không?  Có ... h/ngày  Không 16. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt ông/bà có kiêm công việc nào nữa không?  Có  Không Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT Nếu có thì ông/bà cho biết là công việc gì? ........................................................................................................................... Từ khi có hầm Biogas ông/bà có thời gian lao động những công việc đó nhiều hơn không? Và mang lại thu nhập cho gia đình là bao nhiêu? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 17. Ông/bà có sử dụng phụ phẩm khí sinh học (bã thải, nước thải lỏng) không?  Có  Không Nếu có thì sử dụng vào những việc gì?  Bón nương vườn  Bón ruộng  Bón đất màu  Đem cho  Nuôi cá  Khác ........ 18. Gia đình ông (bà) có lắp nhà vệ sinh nối với công trình Biogas không?  Có  Không 19. Hiện tại ông bà có bao nhiêu con lợn nái?  1  2  3  Khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 20. Từ khi lắp đặt hệ thống Biogas, ông bà có mở rộng quy mô chăn nuôi không?  Có  Không Nếu có, xin ông bà cho biết: Hình thức Chỉ tiêu Trước khi có Biogas Sau khi có Biogas Chăn nuôi Lợn - Số con/lứa - Số lứa/năm - Tổng con/năm - Giá thành (đ/con) - - - - - - - - Trâu, bò - Số con/năm - Đơn giá (tr.đ/con) - - - - Khác ... - 21. Trước khi áp dụng mô hình Biogas, ông/ bà xử lý chất thải bằng cách nào?  Thải thẳng ra kênh, cống rãnh, mương, ruộng  Dẫn vào ao cá  Bón ruộng  Bón cây màu  Khác.............. 22. Khi chưa sử dụng Biogas ông/ bà có nhận thấy khu vực này bị ô nhiễm không?  Có  Không Nếu có thì mức ô nhiễm như thế nào?  Mùi hôi thối  Ruồi, muỗi, gián, chuột rất nhiều  Ô nhiễm nguồn nước Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT  Có ảnh hưởng mạch nước ngầm  Mất cảnh quan làng xóm  Dịch bệnh dễ phát sinh  Khác ............................ 23. Ô nhiễm như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe của ông/ bà không?  Có  Không Nếu có, nguy cơ ảnh hưởng đó là gì?  Tiêu chảy  Bệnh về đường hô hấp  Bệnh truyền nhiễm  Khác ...................... 24. Ô nhiễm như vậy có ảnh hưởng tới vật nuôi của gia đình không?  Có  Không Nếu có, nguy cơ ảnh hưởng đó là gì?  Bệnh đau bụng, tiêu chảy  Bệnh giun sán  Thương hàn  Phát dịch bệnh  Khác ............. 25. Theo ông/bà tiện lợi của việc sử dụng công nghệ Biogas so với sử dụng than, củi, điện ... là gì?  Tiết kiệm thời gian  Sạch sẽ, gọn gàng (xoong nồi, không gian bếp)  Giảm khói bụi  Giảm ruồi muỗi, gián....  Tiết kiệm chi phí tiền bạc  Khác .................... Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT 26. Đánh giá hiệu quả môi trường của ông/bà về việc sử dụng Biogas như thế nào? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 27. Đánh giá hiệu quả kinh tế của ông/bà về việc sử dụng Biogas như thế nào?  Hiệu quả rất tốt  Hiệu quả tốt  Hiệu quả bình thường  Hiệu quả rất ít  Không hiệu quả 28. Theo ông/bà có nên nhân rộng mô hình khí sinh học Biogas cho người chăn nuôi không?  Có  Không 29. Ý kiến riêng của ông/bà nhằm mang lại hiệu quả việc nhân rộng được ứng dụng này là gì? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ NHIỆT TÌNH CỦA ÔNG/BÀ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Bùi Đức Tính Sinh viên: Trần Khánh Linh Lớp K42 TN &MT Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_loi_ich_chi_phi_cua_viec_su_dung_cong_nghe_khi_sinh_hoc_biogas_o_huyen_thanh_chuong_tinh_n.pdf
Luận văn liên quan