Khóa luận Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình một cách mạnh mẽ, hướng đến phấn đấu trở thành môt nước cơ bản về công nghiệp vào năm 2020, thì việc phát triển nền kinh tế một cách vững chắc ngay từ bây giờ là một điều rất quan trọng. Trong đó nền kinh tế nông nghiệp nông thôn là một phần không thể thiếu và cần được quan tâm nhiều hơn nữa, đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các cấp, các ngành, trong đó các TCTD là nhân tố cốt lõi giúp cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn để sử dụng cho việc sản xuất và phát triển kinh tế. Nhờ có những nhận thức đúng đắn về vai trò của các hộ gia đình trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách cũng như ưu đãi các hộ dân có thể vay vốn và sử dụng nguồn vốn đó để sản xuất và phát triển kinh tế. Vì đây là một khu vực nông thôn, ngành nghề chính của các hộ dân chủ yếu là làm nông nên hoạt động vay và sử dụng vốn vay của các hộ dân cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng nhiều đến HĐTD nói chung ở địa phương trong thời gian qua, đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó người dân cũng cần sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy quê hương Điện Bàn ngày càng phát triển. Bằng những kiến thức và những hiểu biết qua chuyến đi thực tập, nên đề tài: Phân tích tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ dân tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” rút ra được những nội dung cơ bản sau: - Về lãi suất: Với đối tượng hoạt động của NHCSXH là các hộ nghèo và các hộ vay với mục đích tạo điều kiện cho con học tập, nên lãi suất cho vay tại NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các hộ có sinh viên đi

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội của vùng cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp cho cơ quan hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên bên cạnh những nét tích cực vẫn còn xuất hiện một vài điểm tiêu cực như một số hộ gia đình không sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích mà phục vụ cho một số mục đích khác không phù hợp với mục đích cam kết trong hồ sơ vay vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến tổn thất giá trị vốn vay dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao. Phần dưới đây sẽ làm rõ hơn về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Sau khi cấp vốn thì vấn đề đặt ra cho người đi vay đó là việc sử dụng vốn sao cho đúng mục đích, có hiệu quả. Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân là tương đối lớn nhất là đối với các hộ nghèo khi mà cấp vốn là một trong những biện pháp cơ bản để xóa đói giảm nghèo. Do đó đòi hỏi người dân khi sử dụng vốn phải dự toán được lợi ích- chi phí, tính khả thi của các vấn đề đặt ra, cũng như các biện pháp kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông,từ phía ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho nông dân khi sử dụng vốn vay. Qua điều tra ta thấy hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn vay để mở rộng chăn nuôi gia súc, trồng trọt, đầu tư buôn bán, chi phí học tập cho con cái,nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các hộ nông dân qua bảng 9: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 40 Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Bình quân chung Xã Điện Phong Xã Điện Trung Xã Điện Quang Số tiền vay Số hộ Số tiền vay Số hộ Số tiền vay Số hộ Số tiền vay Số hộ 1.Trồng trọt 2.780 9 3.000 4 3.000 3 2.000 2 2. Chăn nuôi 15.950 38 16.920 12 15.920 12 15.140 14 3. Đầu tư buôn bán 26.800 10 27.330 3 27.000 6 24.000 1 4. Nuôi trồng thủy sản 0.000 0 0.000 0 0.000 0 0.000 0 5. Xây dựng nhà ở 8.000 1 0.000 0 0.000 0 8.000 1 6. Chi phí học tập 7.430 14 0.000 0 7.710 7 7.140 7 7. Xây dựng công trình NS&VSMT 7.380 8 7.000 2 8.000 4 6.500 2 8. Lĩnh vực khác 11.000 6 15.000 2 6.000 2 6.000 4 (Nguồn số liệu điều tra năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 41 Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hầu hết các hộ dân đều sử dụng vốn vay để chăn nuôi, có 38/54 hộ điều tra sử dụng vốn với tổng số tiền bình quân mỗi hộ sử dụng là 15.950 nghìn đồng. Trong 3 xã điều tra, thì xã Điện Phong là xã có vốn đầu tư vào ngành chăn nuôi là cao nhất với số tiền bình quân mỗi hộ vay là 16.920 nghìn đồng, tiếp đến là xã Điện Trung là 15.920 nghìn đồng, thấp nhất là xã Điện Quang với số tiền bình quân mỗi hộ là 15.140 nghìn đồng. Chăn nuôi được các hộ chú trọng và được xem là ngành nghề chính của các hộ dân. Nguyên nhân ngành chăn nuôi được các hộ nông dân đầu tư như vậy là do những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này. Một lĩnh vực sản xuất mà không kém phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân đó là ngành trồng trọt với 9/54 hộ điều tra sử dụng vốn vay cho trồng trọt bình quân mỗi hộ sử dụng là 2.780 nghìn đồng tiền vay. Đây là lĩnh vực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng các hộ dân lại sử dụng ít vốn vay vào sản xuất trồng trọt là do các hộ dân ở đây chỉ trồng những cây ngắn ngày như lúa, lạc, ớt,thời gian thu hồi vốn nhanh nên họ có thể sử dụng vốn tự có của mình từ vụ thu hoạch trước cho vụ thu hoạch sau mà ít cần phải sử dụng vốn vay. Còn ở lĩnh vực đầu tư buôn bán có 10/54 hộ điều tra tham gia đầu tư với số tiền bình quân mỗi hộ là 26.800 nghìn đồng. Trong lĩnh vực đầu tư buôn bán xã Điện Trung là xã có số hộ đầu tư cao nhất có 6 hộ đầu tư với số tiền bình quân mỗi hộ là 27.000 nghìn đồng, trong khi đó thì xã Điện Quang chỉ có 1 hộ đầu tư với số tiền là 24.000 nghìn đồng/hộ, xã Điện Phong có 3 hộ với số tiền bình quân là 27.330 nghìn đồng/hộ. Lĩnh vực này là một lĩnh vực đầy tiềm năng nếu được đầu tư đúng mức, phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao đem lại nguồn thu lớn cho các hộ cũng như góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho vùng. Tuy nhiên, buôn bán là hoạt động sản xuất mang tính rũi ro cao vì chịu ảnh hưởng của thị hiếu tiêu dùng và biến động của giá cả nên đòi hỏi người buôn bán phải linh động, nhạy bén, có nhiều kinh nghiệm. Ngành nuôi trồng thủy sản không được các hộ dân đầu tư là do địa hình ở đây không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, khó khăn trong việc thoát nước, trước đây có một số hộ đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế nên hiện nay không có hộ nào đầu tư vốn vay của mình vào mục đích này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 42 Ngoài việc vay vốn phục vụ sản xuất, các hộ còn sử dụng vốn vay cho các lĩnh vực như xây dựng nhà ở có 1 hộ với số tiền là 8000 nghìn đồng/hộ, chi phí học tập cho con cái là 14 hộ/54 hộ với số tiền bình quân mỗi hộ sử dụng là 7.430 nghìn đồng, xây dựng công trình nước sạch có 8 hộ/54 hộ với số tiền bình quân mỗi hộ là 7.380 nghìn đồng, một số hộ còn sử dụng vốn vay cho các mục đích khác như chi cho ăn uống, mua phương tiện, trả nợ, Tuy nhiên số tiền vay dành cho những khoản vay này là không lớn. Tuy có nhiều hộ sử dụng vốn vay sai mục đích như ghi trong hồ sơ, nhưng họ lại sử dụng vốn vay của mình vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu, đây cũng là những mục đích chính đáng có thể đêm lại hiệu quả từ đồng vốn vay, các hộ vay vốn từ ngân hàng sau khi đã đầu tư đủ cho hoạt động sản xuất còn lại một lượng vốn nhất định họ mới sử dụng cho tiêu dùng và mục đích khác. Tóm lại, qua phân tích bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy nguồn vốn vay được sử dụng khá nhiều mục đích, trong đó đầu tư cho sản xuất chiếm phần lớn, còn lại đầu tư cho các lĩnh vực khác. Từ đó cho ta thấy các hộ dân vay vốn ở NHCSXH đã biết sử dụng vốn vay có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của thị trường, do đó có khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh khá cao, đây là điều mà tất cả các hộ vay vốn đều muốn đạt được. 2.4.5. Kết quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Nói đến sản xuất nông nghiệp thì các ngành nghề sản xuất chính của các hộ dân đó là trồng trọt, chăn nuôi và đầu tư buôn bán. Nếu cây trồng vật nuôi hay hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân thì các hộ nông dân sẽ đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó. Qua khảo sát nghiên cứu nhận thấy hoạt động tín dụng ngân hàng đến hộ nông dân đã góp phần thỏa mãn nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh. Không những hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn mà còn tạo thêm vật tư, tiền vốn giúp các hộ nông dân trong trong địa bàn huyện phát triển. Góp phần tăng thêm thu nhập, tăng sản lượng sản phẩm,Để thấy rõ được giá trị đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của các hộ dân sau khi vay vốn tăng hay giảm so với trước khi chưa có vốn vay ta dựa vào bảng số liệu sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 43 Bảng 10: Giá trị sản xuất theo ngành của các hộ điều tra trước và sau khi vay vốn Giá trị sản xuất Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn Chênh lệch (1000đ)Giá trị (1000đ) Số hộ Giá trị (1000đ) Số hộ 1.Trồng trọt 11.667 54 16.276 54 4.608 Lúa 3.193 50 3.464 49 272 Ngô 3.433 51 4.627 43 1.194 Ớt 7.865 20 9.165 23 1.300 Lạc 6.533 3 7.007 27 474 Các loại cây khác 4.229 28 7.871 14 3.643 2. Chăn nuôi 22.657 54 42.476 54 19.819 Nuôi bò, trâu 27.783 32 49.180 39 21.397 Nuôi lợn 14.532 22 20.735 17 6.203 Gia cầm 1.469 10 2.309 11 840 3. Đầu tư buôn bán 6.149 54 18.889 54 10.889 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất giữa các ngành là khác nhau tùy thuộc vào từng ngành, quy mô sản xuất của ngành và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của từng hộ. Để thấy rõ hơn về sự gia tăng giá trị sản xuất các hộ ta xem biểu đồ sau: 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 Lú a Ng ô Nu ôi bò , tr âu Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất của các hộ điều tra trước và sau khi vay được vay vốn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 44 Qua bảng 12 và biểu đồ hình 1 ta có thể thấy được rằng giá trị sản xuất của các hộ tăng lên rõ rệt, cao nhất vẫn là ngành chăn nuôi vì đây là ngành có thể đêm lại nhiều lợi nhuận cao và phù hợp với trình độ của người dân. Cụ thể giá trị sản xuất bình quân của hộ trước khi vay vốn là 22.657 nghìn đồng/hộ, sau khi vay là 42.476 nghìn đồng/hộ tăng 19.819 nghìn đồng/hộ, các hộ dân chủ yếu đầu tư vào nuôi trâu, bò là nhiều nhất sau khi vay vốn thì giá trị thu được từ nuôi trâu, bò là 49.180 nghìn đồng/hộ tăng 21.397 nghìn đồng/hộ so với trước khi được vay vốn. Ngành trồng trọt giá trị sản xuất sau khi vay vốn có tăng nhưng tăng không đáng kể vì các hộ dân sử dụng vốn vay cho lĩnh vực này không cao, phần lớn họ sử dụng vốn tự có của mình để đầu tư. Do đó giá trị thu được của các hộ trước và sau vay khi được vay vốn ít có thay đổi. Cụ thể, trước khi vay vốn thì giá trị sản xuất thu được bình quân mỗi hộ là 11.667 nghìn đồng, sau khi vay vốn là 16.276 nghìn đồng. Đối với hoạt động đầu tư buôn bán thì giá trị sản xuất của các hộ dân trước khi vay vốn là tương đối thấp nhưng sau khi vay vốn thì tăng lên khá nhiều, trước khi vay vốn giá trị bình quân của mỗi hộ chỉ 6.148 nghìn đồng, sau khi vay vốn tăng lên là 18.889 nghìn đồng/hộ. Giá trị thu được từ hoạt động đầu tư buôn bán tăng lên là do các hộ dân đã có thêm vốn để đầu tư và biết đầu tư đúng mặt hàng có thể thu được lợi nhuận cao và mua bán những mặt hàng thị trường đang quan tâm. Điều này cho ta thấy hướng đầu tư cho ngành chăn nuôi và đầu tư buôn bán sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh của hộ sau khi được vay vốn được thể hiện ở bảng sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 45 Bảng 11: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra sau khi vay vốn ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Bình quân chung Xã Điện Phong Xã Điện Trung Xã Điện Quang Trồng trọt Chăn nuôi Đầu tư BB Trồng trọt Chăn nuôi Đầu tư BB Trồng trọt Chăn nuôi Đầu tư BB Trồng trọt Chăn nuôi Đầu tư BB Chi phí trung gian (IC) 5.863 22.407 9.814 5.822 16.333 15.555 6.445 25.555 9.444 5.322 25.333 4.444 Giá trị sản xuất (GO) 16.276 42.476 18.889 17.378 24.595 30.000 12.845 49.205 18.888 18.603 53.750 7.777 Giá trị gia tăng (VA) 10.412 20.068 9.074 11.556 8.262 14.444 6.400 23.650 9.444 13.281 28.416 3.333 GO/IC (lần) 2,78 1,90 1,92 2,98 1,51 1,93 1,99 1,93 2,00 3,50 2,12 1,75 VA/I (lần) 1,78 0,90 0,92 1,98 0,51 0,93 0,99 0,93 1,00 2,50 1,12 0,75 (Nguồn: Số liệu điểu tra năm 2013)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 46 Qua số liệu bảng 11 ta thấy hầu hết các hộ dân đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và đầu tư buôn bán đều có hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ, các hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được đầu tư đều phát sinh giá trị gia tăng, tuy nhiên không phải hộ dân nào cũng sử dụng vốn vay đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả. Cụ thể, giá trị bình quân chung của cả 3 xã đầu tư vào trồng trọt có giá trị gia tăng là 10.412 nghìn đồng/hộ, ngành chăn nuôi giá trị gia tăng bình quân mỗi hộ là 20.068 nghìn đồng, đầu tư buôn bán là 9.074 nghìn đồng. Qua điều tra thực tế, hầu hết các hộ dân trồng trọt chủ yếu là các loại cây như lúa, ngô, ớt, lạc,... Sau khi có vốn vay hầu hết các hộ đều mở rộng quy mô sản xuất đồng thời tăng đầu tư nên hoạt động trồng trọt đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả của hoạt động trồng trọt ở xã Điện Quang đạt hiệu quả cao hơn 2 xã Điện Trung và Điện Phong. Cụ thể GO/IC của trồng trọt ở xã Điện Quang là 3,5 lần tức là bỏ ra 1 đồng CPTG thu về 3,5 lần GTSX, giá trị VA/IC của trồng trọt ở xã là 2,5 lần nghĩa là hoạt động sản xuất khi bỏ ra 1 đồng CPTG thu về 2,5 đồng GTGT. Ở Xã Điện Phong thì GO/IC là 2,98 lần, VA/IC là 1,98 lần. Xã Điện Trung là xã có hiệu quả trong hoạt động trồng trọt thấp nhất giá trị GO/IC chỉ 1,99 lần, nghĩa là người nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian cho trồng trọt thì thu về 1,99 đồng GTSX, tỷ số VA/IC chỉ 0,99 lần người nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì chỉ thu về 0,99 đồng GTGT. Nhìn chung, hoạt động đầu tư vào trồng trọt bình quân/hộ ở xã Điện Quang và Điện Phong cao hơn xã Điện Trung vì 2 xã này biết đầu tư thâm canh tăng vụ và biết cách bố trí sản xuất một cách phù hợp nên lợi nhuận từ đồng vốn bỏ ra cũng cao hơn. Song song với hoạt động trồng trọt thì chăn nuôi cũng là ngành đêm lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các hộ dân. Hầu hết, tất cả các hộ dân nào có trồng trọt thì tất yếu sẽ có chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi sỡ dĩ mang lại hiệu quả cao là do người nông dân biết cách phát triển tổng hợp, biết kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, các ngành có thể hỗ trợ lẫn nhau để giảm chi phí sản xuất và gia tăng thêm giá trị gia tăng. Các hộ dân đã biết tận dụng được những khoảng thời gian nhàn rỗi của mình, những sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp như lượng rau, cám, cỏ,từ hoạt động trồng trọt mang lại. Nhìn vào bảng 13 ta có thể nhận thấy rằng: ở xã Điện Phong tỷ số GO/IC là 1,51 lần cho thấy người dân bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu về 1,51 đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 47 GTSX, tỷ số VA/IC là 0,51 lần cho thấy 1 đồng CPTG thu về 0,51 đồng GTGT. Xã Điện Trung có tỷ số GO/IC trong chăn nuôi cao hơn so với xã Điện Phong, tỷ số GO/IC của xã là 1,93 lần nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 1,93 đồng GTSX, còn tỷ số IC/VA của xã là 0,93 lần. Xã Điện Quang là xã có tỷ số GO/IC cao nhất trong 3 xã với tỷ số GO/IC là 2,12 lần, một đồng CPTG bỏ ra hộ dân ở đây có thể thu về 2,12 đồng GTSX, còn tỷ số IC/VA của xã là 1,12 lần, 1 đồng chi phí trung gian thu về 1,12 đồng GTGT. Hiệu quả đầu tư vào chăn nuôi của các hộ dân ở xã Điện Quang lớn hơn 2 xã kia là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã lớn, nên lượng rau, cám, cỏ,phục vụ cho chăn nuôi của xã cũng nhiều hơn, giảm bớt khoảng chi phí đầu tư việc mua rau, cám nên GTGT từ đồng chi phí bỏ ra cũng sẽ cao hơn. Còn hoạt động đầu tư buôn bán thì hộ dân chủ yếu là đầu tư vốn vào thu mua các sản phẩm nông nghiệp hay kinh doanh hàng tạp hóa. Đây là những mặt hàng kinh doanh cần thiết và gần gũi với người nông dân nên giá trị thu về từ lĩnh vực này cao, tỷ số GO/IC bình quân của các hộ là 1,92 lần cho thấy rằng người dân bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu về được 1,92 đồng GTSX, còn giá trị VA/IC là 0,92 lần nghĩa là 1 đồng chi phí trung gian thu về 0,92 lần GTGT. Đối với hoạt động đầu tư buôn bán thì xã Điện Phong có mức đầu tư lớn nhất với 15,555 nghìn đồng/hộ và giá trị thu được là 30.000 nghìn đồng/hộ, tỷ số GO/IC của ngành là 1,93 lần cho ta thấy 1 đồng chi phí trung gian thu về 1,93 đồng giá trị sản xuất, IC/VA là 0,93 lần nghĩa là 1 đồng chi phí trung gian thu về 0,93 đồng giá trị gia tăng. Mức đầu tư vào hoạt động buôn bán của xã Điện Trung và Điện Quang tuy thấp hơn so với xã Điện Phong nhưng hiệu quả từ hoạt động đầu tư buôn bán của 2 xã lại khá cao, cụ thể xã Điện Trung tỷ số GO/IC đạt 2 lần, cho thấy 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về 2 đồng GTSX, IC/VA của xã là 1 lần có nghĩa 1 đồng chi phí trung gian thu về 1 đồng GTGT. Còn xã Điện Quang tỷ số GO/IC từ đầu tư buôn bán của xã là 1,75 lần, IC/VA là 0,75 lần. Nhìn vào bảng số liệu và những phân tích trên cho ta thấy hộ vay vốn đầu tư cho trồng trọt có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên thực tế khi đi điều tra thì không phải như vậy vì phần lớn các hộ dân thường không tính chi phí lao động nên dẫn đến tỷ số GO/IC và VA/IC của ngành trồng trọt lớn hơn so với ngành chăn nuôi và đầu tư buôn bán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 48 Nhìn chung các hộ dân ở 3 xã đã sử dụng nguồn vốn của mình đạt hiệu quả khả quan. Trong 3 xã điều tra thì xã Điện Quang là xã có mức đầu tư thấp hơn so với 2 xã Điện Trung và Điện Phong nhưng hiệu quả kinh tế mang lại nhìn chung của xã lại cao hơn so với 2 xã này. Thực tế còn cho thấy, kể từ khi được vay vốn ngân hàng thì nhiều hộ nông dân đã đầu tư theo mục đích sản xuất của mình, kinh tế của các hộ tăng cao, góp phần thay đổi bộ mặt của huyện. 2.4.6. Tình hình dư nợ và trả nợ ngân hàng của các hộ điều tra Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đó là tình hình trả nợ của hộ, tình hình trả nợ cho ta biết được chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đồng thời cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của hộ. Thông thường nếu việc đầu tư vốn có hiệu quả thì các hộ sẽ không dây dưa trong việc trả nợ, qua đó cho thấy được thái độ của họ đối với món nợ của mình. Tình hình trả nợ của các hộ điều tra tại Phòng Giao Dịch NHCSXH huyện Điện Bàn được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 12: Tình hình dư nợ và trả nợ ngân hàng bình quân của các hộ điều tra theo địa bàn ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Tổng số hộ Xã Điện Phong Xã Điện Trung Xã Điện Quang Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng số vay 21.040 100 18.940 100 25.560 100 18.610 100 2. Đã thanh toán 8.240 39,17 8.670 45,75 7.500 29,35 8.560 45,97 3. Còn nợ 12.800 60,83 10.280 54,25 18.050 70,65 10.060 54,03 - Nợ trong hạn 11.450 87,12 8.610 83,78 16.000 88,62 8.830 87,85 - Nợ quá hạn 1.650 12,88 1.670 16,22 2.060 11,38 1.220 12,15 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) Theo thực tế điều tra thì hầu hết các hộ dân đều có ý thức trả nợ cho ngân hàng, tuy vẫn còn một số hộ vẫn còn nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của các hộ nông dân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 49 rất thấp chỉ chiếm 12,88% tương ứng 1.650 nghìn đồng/hộ. Nguyên nhân nợ quá hạn phần lớn là do con giống chưa lớn, hay do mất mùa, dịch bệnh,...Ngoài ra còn một số hộ chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất nên năng xuất sản phẩm chưa cao. Nhìn chung số vốn vay các hộ dân còn nợ NHCSXH vẫn cao bình quân mỗi hộ còn nợ là 12.800 nghìn đồng/hộ chiếm 60,83%, tuy nhiên hầu hết các hộ dân chưa trả nợ là do chưa đến hạn phải trả nợ họ có thể trả nợ trước hạn nhưng một số hộ dân lại muốn sử dụng khoản thu nhập, khoản vốn vay thu về để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong 3 xã điều tra thì số tiền hộ dân thanh toán cho ngân hàng ở xã Điện Phong với số tiền thanh toán là 8.670 nghìn đồng/hộ chiếm 45,75%, số tiền còn nợ của xã ở ngân hàng bình quân/hộ là 10.280 nghìn đồng chiếm 54,25%, trong đó nợ trong hạn chiếm 83,78% tương ứng với số tiền bình quân là 8.610 nghìn đồng. Còn đối với xã Điện Trung số tiền còn nợ của xã ở NHCSXH là cao nhất bởi số tiền mà hộ dân vay bình quân/hộ cũng cao nhất trong 3 xã, với số tiền hộ vay bình quân là 25.560 nghìn đồng/hộ, chỉ mới thanh toán có 7.500 nghìn đồng/hộ chỉ chiếm 29,35%, số tiền mà các hộ dân ở xã vẫn còn nợ là 18.050 nghìn đồng/hộ chiếm đến 70,65% và nợ quá hạn bình quân/hộ là 2.060 nghìn đồng chiếm 11,38%, nợ trong hạn bình quân/hộ là 16.000 nghìn đồng chiếm 88,62%. Xã Điện Quang là xã có số vay bình quân/hộ thấp nhất với 18.610 nghìn đồng và số tiền thanh toán của xã cho ngân hàng lại tương đối cao bình quân/hộ là 8.560 nghìn đồng chiếm 45,97%, còn nợ chưa thanh toán cho ngân hàng bình quân/hộ là 10,060 nghìn đồng, nợ trong hạn bình quân/hộ là 8.830 nghìn đồng chiếm 87,85%, nợ quá hạn bình quân/hộ 1.220 nghìn đồng chiếm 12,15%. Tóm lại, tình hình trả nợ của các hộ vay vốn như trên chứng tỏ rằng họ đã có sự quan tâm, ý thức trách nhiệm khá lớn vào việc thanh toán tiền vay dù số nợ đã thanh toán là không nhiều. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển tín dụng ở nông thôn. Giải quyết tình trạng thiếu vốn đồng thời có những biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người nông dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 50 2.5. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỘ DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 2.5.1. Đánh giá mức độ tác động của vốn tín dụng đến tăng thu nhập và tăng việc làm Bảng 13: Đánh giá của khách hàng về tác động của vốn tín dụng đến tăng thu nhập và việc làm Mức độ đánh giá Số người có ý kiến % 1. Tăng thu nhập - Không tăng 4 7,41 - Tăng ít 11 20,37 - Trung bình 13 24,07 - Tăng nhiều 23 42,59 - Tăng rất nhiều 3 5,56 2. Tăng việc làm - Không tăng 3 5,56 - Tăng ít 12 22,22 - Trung bình 24 44,44 - Tăng nhiều 11 20,37 - Tăng rất nhiều 4 7,41 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)  Vốn tín dụng tác động đến tăng thu nhập Theo đánh giá của các hộ điều tra, nhờ có được nguồn vốn mà thu nhập của họ đã tăng lên. Trong 54 hộ điều tra thì chỉ có 4 hộ chiếm 7,41% cho rằng nguồn vốn vay của ngân hàng không làm tăng thu nhập của các hộ dân, nguyên nhân là do gia đình quá khó khăn, thiên tai dịch bệnh chưa khôi phục lại được hay chăn nuôi trâu, bò sinh sản vẫn chưa có kết quả và có 3 hộ chiếm 5,56% cho rằng thu nhập của họ đã tăng lên rất nhiều các hộ này rơi vào hộ biết kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt biết đầu tư sản xuất sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 54 hộ điều tra thì có 13 hộ cho là vốn vay làm cho thu nhập của người dân tăng lên ở mức trung bình và có 11 hộ chiếm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 51 20,37% cho rằng sự tác động của vốn tín dụng đến tăng thu nhập của người nông dân là ít, có tới 23/54 hộ chiếm 42,59% hộ vay vốn ở ngân hàng cho rằng vốn tín dụng ở ngân hàng đã làm tăng thu nhập của mình lên nhiều. Như vậy sự đóng góp của vốn tín dụng của ngân hàng đến các hộ nông dân là rất lớn. Nhờ có vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất của mình và góp phần tăng thu nhập.  Vốn tín dụng tác động đến tăng việc làm Trong 54 hộ điều tra thì có 7,41% ý kiến cho rằng nguồn vốn vay của ngân hàng đã tạo ra rất nhiều việc làm cho gia đình, 44,44 % cho là số việc làm tăng lên trung bình, 20,37% tăng lên nhiều, 22,22% ý kiến cho là số việc làm được tạo ra khi hộ dân sử dụng vốn vay vào sản xuất là ít và chỉ có 5,56% số ý kiến của hộ dân cho là không tạo thêm được việc làm trong gia đình. Vấn đề việc làm là cũng là một trong những vấn đề mà cán bộ tín dụng quan tâm, đây cũng là một mục tiêu đề ra khi ngân hàng cho các hộ dân vay vốn. Nhìn chung vốn vay đã tạo thêm việc làm cho các hộ dân, giải quyết được tình trạng thất nghiệp. 2.5.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng về ý nghĩa hoạt động tín dụng của ngân hàng, mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 52 Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về ý nghĩa hoạt động, mức cho vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) 1. Ý nghĩa của hoạt động tín dụng của ngân hàng 54 100,00 - Rất quan trọng 37 68,52 - Quan trọng 6 11,11 - Bình thường 11 20,37 - Không quan trọng 0 0 2. Mức cho vay 54 100,00 - Rất thấp 9 3,71 - Thấp 7 1,85 - Bình thường 35 64,81 - Cao 2 12,96 - Rất cao 1 16,67 3. Thời hạn vay 54 100,00 - Rất ngắn 1 1,85 - Ngắn 4 7,41 - Vừa 34 62,96 - Dài 13 24,07 - Rất dài 2 3,70 4. Lãi suất cho vay 54 100,00 - Rất thấp 4 7,41 - Thấp 5 9,26 - Trung bình 39 72,22 - Cao 6 11,11 - Rất cao 0 0,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 53  Ý nghĩa của hoạt động tín dụng của ngân hàng Qua bảng 14, ta thấy có 37 hộ cho rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hộ dân chiếm 68,52%, có 6 hộ cho là quan trọng chiếm 11,11% và không có hộ nào cho rằng hoạt động cho vay của ngân hàng là không quan trọng. Điều này cho thấy vốn vay của ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với các hộ dân. Có vốn của ngân hàng, người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phấn đầu vươn lên làm giàu chính đáng.  Mức cho vay Mức cho vay bao nhiêu tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của hộ, thông qua việc thẩm định của ngân hàng xem xét với mục đích như thế thì số tiền yêu cầu là thừa và thiếu hay là đủ, có đảm bảo được khả năng trả nợ không, hay mục đích vay vốn đã hợp lý chưa, từ đó mà quyết định số tiền cho vay. Qua bảng 14, có 35 hộ trong 54 hộ (chiếm 64,81%) cho rằng mức cho vay như vậy là bình thường phù hợp với năng lực sản xuất và mục tiêu sử dụng của hộ, chỉ có 2 hộ cho rằng mức vốn cho vay của ngân hàng là cao, 1 hộ cho rằng mức cho vay là rất cao vì họ không thể có một nguồn khác ngoài vay ngân hàng. Có có 9 hộ cho là rất thấp và 7 hộ cho là thấp qua khảo sát biết rằng các hộ vay vốn này có nhu cầu vay vốn lớn nhưng mức độ đáp ứng của ngân hàng vẫn chưa cao. Ta thấy rằng mức vốn vay của ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với các hộ dân vì họ không thể vay ở nơi nào khác có mức lãi suất thấp hơn, vì vậy NHCSXH cần tạo mọi điều kiện hơn nữa để có thể đáp ứng được mức vay vốn mà các hộ dân cần, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo, đồng thời có biện pháp hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích để đêm lại hiệu quả cao cho sản xuất, thỏa đúng mong đợi của cả người đi vay và người cho vay.  Thời hạn vay Thường thì các hộ dân đi vay đều mong muốn được vay trong thời gian dài để có thể kéo dài thời hạn trả nợ. Nhưng thời hạn này nên vừa đủ với khả năng và mục đích sử dụng vốn vay của các hộ dân, nếu người vay vốn dùng cho chi phí học tập thì thời gian trả nợ dài hơn để thuận tiện cho việc trả nợ vay, còn đối với hộ vay vì mục đích sản xuất kinh doanh thì trong thời gian bao lâu thì có thể thu hoạch. Nếu thời hạn vay càng dài thì số tiền trả lãi cũng tăng theo, đồng thời cơ hội nguồn vốn đến với các hộ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 54 dân khác khi vay vốn ở NHCSXH lại giảm. ngân hàng cũng luôn tạo điều kiện để các hộ dân vay vốn trong thời gan mà họ cho là tốt nhất và xem xét thấu đáo. Có 34 hộ trong 54 hộ chiếm 62,96% cho rằng thời hạn vay này là vừa, những hộ này rơi vào các hộ vay tư chương trình vay cho hộ nghèo và 13 hộ trong 54 hộ là dài, 2 hộ là rất dài thuộc những hộ vay từ chương trình vay học sinh sinh viên và chỉ có 1 hộ cho rằng thời hạn vay này là rất ngắn. Điều này chứng tỏ thời hạn vay của ngân hàng đưa ra là phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn.  Lãi suất cho vay Có thể nói trong hoạt động của ngân hàng lãi suất là một yếu tố quyết định đối với hoạt động cho vay và huy động vốn. Khách hàng quyết định giao dịch với một ngân hàng nào đó sau khi xem xét lãi suất của ngân hàng đó so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Theo điều tra cho thấy, phần lớn các hộ cho rằng mức lãi suất này là thấp và bình thường, trong đó các hộ đánh giá lãi suất của ngân hàng ở mức bình thường là cao nhất có 37 hộ trong 54 hộ và chiếm 72,22% và có 5 hộ cho rằng lãi suất này là cao và không có hộ nào đánh giá mức lãi suất này là rất cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ DÂN 3.1. THUẬN LỢI TRONG VIỆC VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁ HỘ DÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH Để tạo thuận lợi cho các hộ dân làm thủ tục vay vốn, hằng tháng ngân hàng tổ chức giao dịch ngay tại trụ sở UBND các xã, thị trấn vào một ngày cố định, các hộ vay được cán bộ ngân hàng hướng dẫn, tư vấn và kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích. Hoạt động tín dụng đã có những tác động về kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi đối với những người vay vốn tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn. Vốn vay ở NHCSXH đã và đang được các hộ dân sử dụng trong sản xuất và kinh doanh một cách có hiệu quả, sử dụng có mục đích đã góp phần nâng cao và cải thiện đời sống của các hộ dân. Vốn vay đã giúp các hộ nông dân chủ động nguồn vốn trong sản xuất, tăng thêm thu nhập và mức sống. Các hộ nông dân đã dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và với mức lãi suất thấp so với các ngân hàng khác. Trong những năm qua, UBND huyện và các xã đã chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, phổ biến giống mới để thu được kết quả tốt. Các hộ nông dân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã lâu năm nên cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đồng thời họ cũng rất quan tâm đến khoa học kỹ thuật nhiệt tình tham gia các chương trình khuyến nông, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình thành công, những giống canh tác có hiệu quả để ứng dụng trên đồng ruộng của mình. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 56 3.2. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN ĐIỆN BÀN  Khó khăn trong việc vay vốn của các hộ dân tại NHCSXH Mặc dù hệ thống tín dụng của ngân hàng đối với các hộ dân đã có nhiều bước phát triển, nhưng khó khăn nhất của người dân trên địa bàn huyện là ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết những khoản vay của từng đối tượng khác nhau. Mức vốn vay mà người dân được vay ở ngân hàng vẫn còn thấp, khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh với qui mô lớn. Giải ngân vốn vay của ngân hàng cho các hộ dân vẫn còn chậm.  Khó khăn trong việc sử dụng vốn vay của các hộ dân Dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở vật nuôi nên ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của các hộ dân làm giảm hiểu quả trong chăn nuôi. Một số hộ vay vốn nhưng vẫn còn thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh phải bổ sung từ nguồn khác, đặc biệt là các hộ đầu tư buôn bán đòi hỏi cần phải có một lượng vốn lớn để đầu tư. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, những giống cây con năng suất cao, hiệu quả đưa vào sản xuất còn ít, một số dự án phát triển nông nghiệp còn thấp, công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa sâu rộng. Trong lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp phát triển còn chậm. - Sự biến động thất thường của giá nông sản, sự tăng cao của giá phân bón, con giống, thuốc trừ sâu,lúc đầu tư sản xuất nhưng giá sản phẩm đầu ra lại giảm mạnh khi thu hoạch, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 3.3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ DÂN 3.3.1. Giải pháp đối với các cấp chính quyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hệ thống tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp-nông thôn, các nghị quyết của Chính phủ về việc xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo đối với nông hộ, để người dân nắm bắt được thông tin, sớm tiếp cận được nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi để tiến hành đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của mình, qua đó nâng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 57 cao thu nhập, cải thiện đời sống, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, góp phần thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Phối hợp với phòng khuyến nông-khuyến lâm của huyện, của tỉnh để mở các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật, về các biện pháp làm ăn hữu hiệu, đồng thời kêu gọi các chủ hộ làm ăn giỏi đến truyền đạt kinh nghiệm, bày vẽ cho các hộ nông dân khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc ký, xác nhận các giấy tờ để làm thủ tục vay vốn, đồng thời cung cấp cho các cán bộ tín dụng những thông tin cần thiết về các nông hộ trên địa bàn quản lý để cho quá trình xét duyệt vay vốn được nhanh chóng, chính xác, rõ ràng. Tạo mọi điều kiện để các chương trình dự án hỗ trợ người nghèo đặc biệt là hỗ trợ về vốn trên địa bàn xã phát huy hiệu quả tốt. Xác định việc giải quyết tình trạng thiếu vốn ở khu vực nông nghiệp- nông thôn là việc làm có vai trò quyết định đến quá trình xóa đói giảm nghèo, quá trình CNH- HĐH nông nghiệp-nông thôn, CNH- HĐH đất nước. Để đồng vốn mà Nhà nước đầu tư vào khu vực nông nghiệp - nông thôn có hiệu quả thì song song với việc ra quyết định, các chính sách hỗ trợ vốn cho khu vực này, Nhà nước cần phải có các chính sách đi kèm, đó là các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại, các chính sách về đất đai mà trong đó quan trọng nhất là các chính sách về giải quyết đầu ra cho người dân, nhà nước phải làm sao cho sản lượng hàng hóa thu mua với giá ổn định, có như thế mới khuyến khích được người dân vay vốn sản xuất. Tìm hiểu thực tế đời sống và suy nghĩ cho người dân, người dân nông thôn để có những hình thức hỗ trợ vốn hợp lý. Tránh để xảy ra tình trạng hộ sử dụng sai đồng vốn được hỗ trợ vào mục đích phi hiệu quả, có như thế mới nâng cao được hiệu quả của các chính sách tín dụng của Nhà nước đối với nông dân- nông nghiệp– nông thôn. 3.3.2. Giải pháp đối với ngân hàng Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn, NHCSXH còn phải thực hiện một số giải pháp sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 58 - Cần mở rộng mạng lưới cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay đến các hộ nông dân, cùng phối hợp với các tổ chức khác cho vay đúng người, đúng số tiền, đúng thời hạn cho vay để các hộ có thể sử dụng vốn vay có hiệu quả. - Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của các nông hộ, để thực hiện được điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải phối hợp một cách chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các tổ chức đoàn thể đã đứng ra bảo lãnh hộ vay vốn để theo sát, nắm bắt được tình hình đầu tư vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. - Trong quá trình xét duyệt, các tổ chức tín dụng nên đầu tư cho vay với số lượng lớn đối với các hộ có phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, có tính hiệu quả cao,bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ cho vay đối với những hộ nghèo cần vốn để phát triển sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đồng thời theo ý kiến của một số hộ vay vốn, các tổ chức tín dụng cũng cần các biện pháp giãn nợ cho những hộ gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, để hộ có thể thu xếp hoàn trả được nợ vay. 3.3.3. Giải pháp đối với các hộ dân Trước khi vay vốn, mỗi hộ nông dân phải lập ra kế hoạch cho phương án sản xuất kinh doanh, xem xét quy mô sản xuất vốn tự có của hộ, từ đó tính toán doanh thu, số tiền vay cần thiết,các hộ vay vốn phải kết hợp mục đích vay vốn của mình với nhu cầu của thị trường có xu hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa bàn sinh sống. Các hộ nông dân cần thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của dịch bệnh để có những biện pháp khắc phục đối với cây trồng vật nuôi, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Các hộ nông dân phải xác định đúng đắn phương án đầu tư vốn. Để làm được điều này đòi hỏi hộ phải luôn theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường, phải biết thị trường đang và sẽ có nhu cầu gì để từ đó lên kế hoạch một cách cụ thể về lĩnh vực và hoạt động nào nên đầu tư vốn một cách có hiệu quả. Đồng thời các hộ phải xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để đối chiếu, so sánh, lựa chọn đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 59 Việc đầu tư vốn vay cần phải phải tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có trọng điểm, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngoại trừ đầu tư cho các mô hình sản xuất kết hợp. Cần có sự tham quan, học hỏi một số nông hộ làm ăn có hiệu quả để từ đó học hỏi kinh nghiệm, phương thức sản xuất, nuôi trồng của họ để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 60 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình một cách mạnh mẽ, hướng đến phấn đấu trở thành môt nước cơ bản về công nghiệp vào năm 2020, thì việc phát triển nền kinh tế một cách vững chắc ngay từ bây giờ là một điều rất quan trọng. Trong đó nền kinh tế nông nghiệp nông thôn là một phần không thể thiếu và cần được quan tâm nhiều hơn nữa, đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các cấp, các ngành, trong đó các TCTD là nhân tố cốt lõi giúp cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn để sử dụng cho việc sản xuất và phát triển kinh tế. Nhờ có những nhận thức đúng đắn về vai trò của các hộ gia đình trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách cũng như ưu đãi các hộ dân có thể vay vốn và sử dụng nguồn vốn đó để sản xuất và phát triển kinh tế. Vì đây là một khu vực nông thôn, ngành nghề chính của các hộ dân chủ yếu là làm nông nên hoạt động vay và sử dụng vốn vay của các hộ dân cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng nhiều đến HĐTD nói chung ở địa phương trong thời gian qua, đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó người dân cũng cần sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy quê hương Điện Bàn ngày càng phát triển. Bằng những kiến thức và những hiểu biết qua chuyến đi thực tập, nên đề tài: Phân tích tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ dân tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” rút ra được những nội dung cơ bản sau: - Về lãi suất: Với đối tượng hoạt động của NHCSXH là các hộ nghèo và các hộ vay với mục đích tạo điều kiện cho con học tập,nên lãi suất cho vay tại NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các hộ có sinh viên đi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 61 học được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và tạo điều kiện cho con em học tập. Tham gia vay vốn tại NHCSXH, ngoài việc khi đến hạn phải trả nợ gốc và hàng tháng phải trả lãi thì các hộ vay không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi mà lãi suất cho vay đã là rất thấp (lãi suất là 0.65%/ tháng). Nên khi điều tra không có hộ nào đánh giá lãi suất cho vay tại ngân hàng là quá cao. Với mức lãi suất ưu đãi này đã giảm bớt gánh nặng trả nợ cho người nghèo và sinh viên khi ra trường. - Về quy mô, hiệu quả: Số tiền vay bình quân mỗi hộ cũng có sự tăng lên, nhưng tăng ở mức vẫn còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức tương đối thấp, hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên theo các năm. - Về mục đích sử dụng: Khi điều tra thì nhóm đã phát hiện có rất nhiều hộ dân vay với nhiều mục đích khác nhau, khi vay thì các hộ dân đề ra phương án sử dụng rõ ràng nhưng khi có tiền rồi thì lại sử dụng với mục đích khác. Có một số hộ dân vay vốn cho sinh viên đi học nhưng lại để mua đất hay sử dụng cho các mục đích chăn nuôi, mua sắm vật dụng trong gia đình, cũng có hộ dùng số tiền này để gửi tiết kiệm vì lãi suất từ gửi tiết kiệm vẫn cao hơn so với lãi vay tại NHCSXH, có những hộ vay ở NHCSXH với diện hộ nghèo nhưng lại để xây nhà. 2. Kiến nghị Đối với NHCSXH chi nhánh huyện Điện Bàn: NHSCXH chi nhánh huyện Điện Bàn cần trực tiếp điều tra cụ thể tình hình và điều kiện thực tế của các hộ gia đình để có mức cho vay hợp lý, sát với nhu cầu và đời sống thực tế của từng hộ. Cần kiểm tra, theo dõi các hồ sơ trước khi cho vay một cách chặt chẽ để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn vay. Cần có bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai sót giúp hộ vay nhận được tiền vay với thời gian sớm nhất. Cần chuẩn bị vốn đầy đủ trước thời điểm giải ngân để tránh tình trạng thiếu giữa chừng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 62 Đảm bảo liên kết thông tin từ NHTW đến NHCSXH tỉnh, các NHCSXH cấp huyện, UBND các cấp trực thuộc, các Tổ TK&VV và các hộ gia đình vay vốn để tránh trường hợp gặp sai sót trong quá trình xử lý và thẩm định hồ sơ vay vốn .Làm tốt công tác bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng ngân hàng. Kiểm tra giám sát thường xuyên theo định kỳ tình hình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Cần gia hạn, giãn nợ đối với những hộ chấp hành tốt nhưng chưa có đủ điều kiện để hoàn trả nợ được. Ngược lại, đối với những hộ có khả năng trả nợ nhưng không chịu trả nợ cần kiên quyết xử lý. Đối với UBND các cấp trực thuộc và Tổ TK&VV: - Đảm bảo tốt vai trò là cầu nối trung gian giữa ngân hàng với các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn, tổ chức điều tra nghiên cứu đất đai, khí hậu, nguồn nước, quy hoạch vùng kinh tế làm căn cứ để ngân hàng đầu tư. - Trước hết phải đảm bảo liên kết thông tin với NHCSXH và hộ gia đình vay vốn. - Cần nắm rõ nội dung của các chương trình tín dụng của ngân hàng một cách cụ thể như: đối tượng cho vay, mục đích cho vay,tránh việc hiểu mơ hồ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót. - Nắm rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong quá trình lập hồ sơ đến lúc giải ngân và thu nợ để kịp thời xử lý khó khăn đúng với tinh thần trách nhiệm và quyền hạn của mình. Đối với hộ gia đình: Tương tự như các tổ chức trên, việc đầu tiên là phải đảm bảo liên kết thông tin từ phía NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin mới nhất và sớm nhất. Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình cho vay của NHCSXH như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,để tránh mất thời gian và sai sót. Sử dụng đúng mục đích vay vốn của mình và cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH cần sử dụng vốn đúng mục đích, vay vốn vừa đủ, không nên lập các thủ tục giả. Đồng thời phải thanh toán vốn đúng hạn để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng quay nhanh đồng vốn vốn vay lần sau. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham khảo website của Ngân hàng chính sách xã hội. 2. Tham khảo tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Bàn qua 3 năm (2010-2012). 3. Website huyện Điện Bàn 4. Bài giảng “Kinh tế Nông hộ và trang trại” của PGS.TS. Mai Văn Xuân, 2008. 5. . Tham khảo website 6. Trần Thị Vũ Hương. Khóa luận: “Đánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo ở Thành Phố Pleiku. Của trường Đại học Kinh tế Huế. 7. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Bàn. Lịch sử hình thành và phát triển. 8. Phòng giao dịch NHCSXH chi nhánh huyện Điện Bàn. Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Điện bàn từ 2010-2012. 9. Một số luận văn, báo cáo và tài liệu tham khảo khác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT PHIẾU ĐIỀU TRA Xin chào ông/bà, tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu về Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xin ông/ bà vui lòng dành cho tôi một ít thời gian để trả lời 1 số câu hỏi bên dưới. Mọi thông tin ông/bà cung cấp sẽ được đảm bảo giứ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn ông/bà. Người điều tra: Ngày điều traMã số phiếu.. Họ tên chủ hộ: ..Giới tính: Nam □; Nữ □ ; Năm sinh.. Trình độ học vấn (lớp): Trình độ chuyên môn: □ Sơ cấp, □ Trung cấp, □ Cao đẳng, □ Đại học Địa chỉ: Thôn ..Xã Huyện..Tỉnh .......... Số điện thoại..... Nghề nghiệp chínhNghề phụ.... Phân loại hộ: □ Nghèo, □ Trung bình, □ Khá, □ Giàu I. THÔNG TIN CHUNG 1- Tình hình nhân khẩu lao động của hộ: - Tổng số nhân khẩu:. ............................................................... - Số người dưới 16 tuổi:................................................................ - Số người từ 16 đến 60 tuổi:................................................................ - Số người trên 60 tuổi:.. ............................................................. 2. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai Loại đất Diện tích (m2) 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.1. Đất cây hàng năm a. Đất ruộng (lúa,..) a. Đất hoa màu( ớt, ngô, đậu phụng, dưa hấu,) 1.2. Đất vườn 2. Đất NTTS 3. Đất có K/N SXNN ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 3. Tình hình tư liệu sản xuất và vốn tài chính của hộ Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ) Tư liệu sản xuẩt 1. Ô tô tải Chiếc 2. Xe công nông Chiếc 3. Máy bơm Chiếc 4. Máy cày, bừa Chiếc 5. Máy tuốt lúa Chiếc 6. Máy xay xát Chiếc 7. Tư liệu khác Vốn tài chính 1.Tiền mặt hiện có 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Tiền vay khác II. TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG 2.1. Tổng số nhu cầu vốn vay mà ông bà cần cho HĐSX 2.2. Gia đình ông (bà) có vay vốn không?  Có  Không Nếu Có xin ông (bà) cho biết: Chương trình vay vốn Số lượng (1.000đ) Thời gian vay Thời hạn Vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Còn nợ (1.000) 1.Hộ nghèo 2.Giải quyết việc làm 3.HSSV có hoàn cảnh khó khăn 4.Cho vay NS và VSMTNT 5.Các ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở NN 6. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 7. Cho vay khác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 2.3. Mục đích vay và thực vay Lĩnh vực Mục đích vay ghi trong đơn vay(1000đ) Mục đích thực tế sử dụng vốn vay(1000đ) 9. Trồng trọt 10. Chăn nuôi 11. Kinh doanh, buôn bán 12. Nuôi trồng thủy sản 13. Xây dựng nhà ở 14. Chi phí học tập 15. Xây dựng công trình VS&NSMT 16. Lĩnh vực khác 2.4. Ông (bà) có Xây dựng phương án sử dụng vốn không?  Có  Không 2.5. Các nguồn thu nhập của hộ Trước khi vay vốn Nguồn thu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Trồng trọt a. Lúa b. Ngô c. Ớt d. Đậu Xanh e. Đậu phụng f. Dưa hấu 2. Từ chăn nuôi a. Nuôi bò b. Nuôi trâu c. Nuôi lợn d. Gia cầm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 3. Từ thủy sản 4. Từ lâm nghiệp 5. Tiền công làm thuê 6. Kinh doanh buôn bán 7. Thu khác Tổng nguồn thu Sau khi vay vốn Nguồn thu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Trồng trọt a. Lúa b. Ngô c. Ớt d. Đậu Xanh e. Đậu phụng f. Dưa hấu 2. Từ chăn nuôi a. Bò b. Trâu c. Lợn d. Gia cầm 3. Từ thủy sản 4. Từ lâm nghiệp 5. Tiền công làm thuê 6. Kinh doanh buôn bán 7. Thu khác Tổng nguồn thu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT Tổng chí phí đầu tư trong sản xuất kinh doanh sau khi vay vốn Nguồn chi Tổng chi phí( 1000đ) 1. Trồng trọt 2. Từ chăn nuôi 3. Từ thủy sản 4. Từ lâm nghiệp 5. Tiền công làm thuê 6. Kinh doanh buôn bán 7. Chi khác Tông nguồn chi 2.5. Hoàn trả vốn vay: Đã trả:..Trong hạn:Quá hạn: - Nguyên nhân hoàn trả vốn vay:............................................................................. - Nguyên nhân không hoàn trả được vốn vay:......................................................... Kết quả sử dụng vốn:  Có tích lũy  Bị thâm hụt  Bị cụt vốn  Chưa thu kết quả - Nguồn tiền ông(bà) dùng để trả nợ gốc? a. Từ hiệu quả SXKD c. Vay mượn khác để trả b. Vay mượn từ người thân d. Nguồn khác - Nguồn tiền ông( bà ) dùng để trả lãi? a. Từ hiệu quả SXKD c. Vay mượn khác để trả b. Vay mượn người thân d. Nguồn khác 2.6. Gia đình ông (bà) có nhu cầu vay thêm vốn nữa không?  Có  Không Nếu có xin ông (bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: a. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu: ................................ b. Ông (bà) vay nhằm mục đích gì?  Trồng cây ngắn ngày Trồng cây Cn dài ngày Chăn nuôi đại gia súc  Chăn nuôi khác  Đầu tư buôn bán  Khác (ghi rõ) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT 2.7. Đánh giá mức độ tác động của vốn tín dụng Chỉ tiêu Mức độ (*) 1 2 3 4 5 Tăng việc làm Tăng thu nhập Mở rộng quy mô sản xuất Nâng cao hiệu quả sản xuất Cải thiện điều kiện học tập Cải thiện chất lượng nhà cửa Cải thiện chất lượng cuộc sống Khác1 (ghi rõ). Khác 2 (ghi rõ). (*) Mức độ tác động tăng từ mức 1 đến 5 - Nguyện vọng của ông (bà) trong việc vay vốn là gì? 2.8. Ông (bà) nghĩ rằng sử dụng vốn cho hoạt động nào là hiệu quả nhất?  Trồng cây ngắn ngày Trồng cây Cn dài ngày Chăn nuôi đại gia súc  Chăn nuôi khác  Đầu tư buôn bán  Khác (ghi rõ) III. Đánh giá về hoạt động cho vay tín dụng 3.1. Hiểu biết của ông (bà) về quy định khi tham gia vay vốn tại Ngân hàng? 1. Nắm rõ 2. Tương đối rõ 3. Chưa biết rõ 4. Chưa biết 3.2. Theo ông (bà) hoạt động ngân hàng có ý nghĩa như thế nào? 1. Quan trọng 2. Bình thường 3. Rất quan trọng 4. Không quan trọng 3.3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các tiêu chí sau đây Nhóm 1: Tiêu chí Mức độ (*) 1 2 3 4 5 1. Mức cho vay 2. Thời hạn cho vay 3. Lãi suất cho vay ( *) 1-5: Từ rất thấp đến rất cao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Xuân Bình - Lớp: K43AKHĐT Nhóm 2: Tiêu chí Mức độ (*) 1 2 3 4 5 1. Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng 2. Mức độ chuyên nghiệp ( *) 1-5: Từ rất kém đến rất tốt hoặc chuyên nghiệp Nhóm 3: Tiêu chí Mức độ (*) 1 2 3 4 5 1. Về thủ tục, hồ sơ a.Quy trình thủ tục b.Hồ sơ vay vốn 2. Về phương thức a. Thu nợ b.Thu lãi c. Gửi tiết kiệm 3. Về mô hình phục vụ a. Thủ tục hồ sơ vay vốn liên quan tới hộ vay được lập tại xã\phường b. NH giải ngân trực tiếp tới tay hộ vay điểm giao dịch c. Hộ vay gửi tiền tổ trưởng lên nộp lãi, gửi tiết kiệm ĐGD d. Hộ vay phải trã nợ gốc trực tiếp cho NH tại điểm giao dịch Xin chân thành cảm ơn ông(bà) ! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_thi_xuan_binh_k43a_khdt_3226.pdf
Luận văn liên quan