MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 4
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử . 4
2. Khái niệm về Chính phủ điện tử 11
3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống 16
II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ . 17
1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government) 17
2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business) 17
3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen) . 18
III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 18
1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ . 18
2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19
3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân . 21
CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 22
1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới 22
2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương lai 27
II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ 28
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ 28
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ 29
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ 32
III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA 38
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Australia 38
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Australia 39
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Australia 45
IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE 47
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore 47
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore . 48
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore . 55
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC 57
1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử . 57
2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ điện tử 58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
61
I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 61
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông . 61
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử . 66
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ . 67
4. Cơ sở pháp lý . 67
5. Vấn đề bảo mật thông tin 69
6. Hệ thống thanh toán điện tử 69
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 71
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước . 71
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ 80
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 86
1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ 86
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam 89
Kết luận . 93
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng1, 2, 4/2002
2. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 3(33) tháng 6/2001
3. Thông tin Kinh tế - Xã hội, số tháng 10 và 12/2002
4. PCWorld B Việt nam, các số năm 2000, 2001, 2002
5. Tạp chí BCVT kỳ II - Internet tháng 8/2003
6. Public Agenda for a Digital World - Leslie David Simon
7. E-Commerce and Development Report 2001
8. Electronic Governance & Electronic Democracy: Living & working in the Wired World - Professor Thomas Briley, 2000
9. Administrative Corruption: How Does E-Government Help? - Professor Subhash Bhatnagar, Indian Institute of Management, Ahmedabad, India.
10. A Framework for Pricing Government E-Services - Dr. Craig L. Johnson, Indiana University, 2003
11. Investment, Access, and Security: A Policy Environment For E-Government - US Internet Industry Association - http://www.usiia.org
12. E-government Best Practices an Implementation manual - Robert H. Smith, School of Business University of Maryland, College Park, May 2001
13. Prototyping e-Government Applications - Richard Heeks, IDPM, University of Manchester, UK, 2001
14. What citizens want from E-Government - Meghan E-Cook, Center for Technology in Government, University at Albany, SUNY, 10/2000
15. E-government - E-citizen - Birgit Wilder, Chief Information Office Austria
16. Joint IEG Statement- Suffolk Accessible Government Partnership, 2001, 2002 - http://www.suffolkcc.gov.uk/central/e-government/ieg-index1.html
17. Benchmarking the E-Government Revolution: Year 2000 Report on Citizen and Business demand - http://www.nicusa.com/NIC-flash/index-flash2.htm
18. E-Government: The Next American Revolution - Hart - Teeter, Council for Excellence in Government the E-Government, http://www.excelgov.org/egovpoll/index.htm
19. http://noie.gov.au
20. http://www.infosoc.fi/PublicServices.pdf
21. Global E-government full report, sept, 2003 - http://www.insidepolitics.org/
22. E-government: The Singapore - http://www.infitt.org/
23. Roadmap for e-government in the developing world - http://www.pacificcouncil.org/
24. Applying the e-government framework to transitional countries - Theodore Tsekos - http://www.untcentre.org/
25. E-government handbook for Developing nations - http://www.cdt.org/
26. E-government Project - The kingdom of Thailand - http://unpan1.un.org/
27. What citizens want from E-govenrnment, Macghan E-Cook, Center for Technology in Government, University at Albany, SUNY
28. E-Government Strategy - http://www.whitehouse.gov/
29. E-government case studies: P.S.Portals - http://unpan1.un.org/
30. E-government Bulletin - http://www.headstar.com/
31. E-government workflow software solution - http://www.handysoft.com
32. E-government Strategy 2003 - http://www.whitehouse.gov/
33. Office of E-government, Western Australia - http://egov.dpc.wa.gov.au/
34. E-government in Europe - http://www.unpan.org/
35. What is e-government? - http://www.webfaqt.com/
36. Japanese E-Government Timetable - http://www.manaboo.com/
37. Kinh tế học Internet: Từ Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử - Vương Liêm, NXB Trẻ, 2001
38. Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report (5/2003)
39. Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003
156 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển chính phủ điện tử ở một số nước bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những nhà lãnh đạo chủ chốt lại không có nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề thì không bao giờ có thể thành công được.
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ
Có thể nói nhận thức của người dân Việt nam về Chính phủ điện tử điện tử rất kém. Hầu như mọi người đều không biết Chính phủ điện tử là gì, kể cả những sinh viên đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, chứ không nói gì đến những người dân bình thường, kể cả người dân ở các thành phố lớn đến những người dân ở nông thôn. Từ tình trạng sử dụng dịch vụ Internet ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ người dân sử dụng Internet đã tăng lên, nhưng vẫn còn rất thấp so với các nước khác. Do vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ công của Chính phủ là rất thấp. Đối tượng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp, nhưng vẫn không phải tất cả các doanh nghiệp Việt nam đều sử dụng được các loại dịch vụ của Chính phủ điện tử. Còn người dân thì chỉ có một số ít sử dụng, đó là những người đã quen thuộc với Internet. Như vậy, muốn tăng khả năng sử dụng các dịch vụ công của Chính phủ điện tử, điều cần thiết trước mắt là phải nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống.
Hiện nay nhiều nhà lãnh đạo chưa thấy hết được giá trị của công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ công chức còn kém, chưa thấy sức mạnh và chưa biết khai thác công nghệ thông tin.
4. Cơ sở pháp lý
Các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 280/QĐ-TTg ngày 29/4/1997 về việc xây dựng mạng tin học diện rộng trong các văn phòng UBND và các bộ, ngành; Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet…, là những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thương mại điện tử, Chính phủ điện tử bước đầu phát triển tại Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin như đĩa từ, băng từ hay các loại thẻ thanh toán để làm chứng từ thanh toán và để thanh toán tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng (theo quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 1/4/1997 của TTCP).
Chính phủ Việt nam cũng cần tạo ra một khung pháp lý cho sự ra đời của thương mại điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử, tháng 3/2002 Bộ Thương mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử, từ đó từng bước hoàn chỉnh để trình quốc hội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này. Cho tới nay, dự thảo lần thứ 6 của Pháp lệnh Thương mại điện tử đã được hoàn thành và được Bộ Thương mại trình lên Chính phủ. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ chính thức phê duyệt và ban hành Pháp lệnh này vào quý I năm 2004.
Cho đến nay, Chính phủ Việt nam đã soạn thảo hai đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Đầu tiên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP về ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt nam giai đoạn 1996 - 2000, trong đó đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước là một phần quan trọng trong Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đề án này không được thực hiện một cách suôn sẻ, hay nói đúng hơn là "đang khởi động thì ngừng lại". Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin chỉ tồn tại có hai năm rưỡi, thời gian còn lại chỉ để sắp xếp về tổ chức và triển khai thử nghiệm một số dự án để rút kinh nghiệm. Vào ngày 25/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 112/QĐ-TTg phê duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.
5. Vấn đề bảo mật thông tin
Hiện nay, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho thông tin điện tử ở Việt Nam được thực hiện như sau:
- Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (như an ninh, quốc phòng, ngoại giao…), từ lâu nhà nước đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này. Ngành cơ yếu Việt Nam đứng đầu là Ban cơ yếu Chính phủ là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo mật, bảo đảm an toàn cho việc chuyển nhận thông tin trên các phương tiện điện tử.
- Đối với các thông tin điện tử trong lĩnh vực kinh tế xã hội, việc bảo đảm an toàn vẫn còn lỏng lẻo. Khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet, nhà nước đã thành lập một cơ quan liên ngành Bưu chính viễn thông và Công an để quản lý, kiểm duyệt an ninh trên Internet và có một số văn bản quy định về vấn đề này.
6. Hệ thống thanh toán điện tử
Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dịch vụ, các sản phẩm đặc thù bằng cách hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm tự động hoá việc xử lý giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh đều đã có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT. Cụ thể là, ngân hàng Ngoại Thương đã có hệ thống bán lẻ SilverLake, hệ thống quản lý thẻ ATM và tham gia mạng SWIFT; ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có hệ thống thanh toán tập trung BCS, hệ thống giao dịch trên mạng IBS và dịch vụ Home Banking; ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có trương trình thanh toán điện tử trực tuyến triển khai tại toàn bộ 98 chi nhánh trên cả nước, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master.
Đáng chú ý hơn cả là Ngân hàng Á châu ACB đã triển khai hệ thống quản trị ngân hàng bán lẻ mới TCBS trong trong toàn hệ thống, làm nền tảng cho việc phát triển ngân hàng điện tử Á châu (ACB E.Banking). Sau ba năm chuẩn bị, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2003 với tổ hợp các kênh phân phối bằng điện tử với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ACB dành cho khách hàng như Banking, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, thẻ thanh toán. Đặc biệt dịch vụ Home Banking giúp khách hàng trên mạng kết nối tại văn phòng, tại nhà riêng. ACB E.Banking là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua điện thoại cố định, điện thoại di dộng, máy tính, POS, Internet, Intranet, Wap… dịch vụ có thể thực hiện 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần. Hiện nay ACB đang cung cấp dịch vụ E.Banking hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, dịch vụ Home Banking do ACB cung cấp được bảo đảm an toàn nhờ hệ thống mã khoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng (CA) do đơn vị thứ ba cung cấp (VASC). Công nghệ CA được các tổ chức tài chính quốc tế như Swift, Visa, Master… công nhận và sử dụng trong việc thanh toán điện tử. Các khách hàng sẽ được sử dụng tám dịch vụ chính như: Kiểm tra số dư tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt (bằng dịch vụ Mobile Banking và thẻ ACB); Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các loại hoá đơn; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nước ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng. Trước mắt việc áp dụng thanh toán dịch vụ Home Banking chỉ được áp dụng cho loại tiền đồng Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng.
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
1.1. Chương trình tin học hoá quản lý nhà nước giai đoạn 1996 - 2000
1.1.1. Một số thành quả của chương trình
Dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính 1996 - 1998, với tên gọi chính thức là Dự án tin học hoá quản lý nhà nước, là một bộ phận quan trọng của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996 - 2000. Trong ba năm 1996-1998, Nhà nước đã đầu tư cho chương trình 280 tỷ với 4 nội dung lớn là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng các mạng truyền thông máy tính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế-xã hội khác; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, trong đó riêng dự án tin học hoá quản lý nhà nước được đầu tư hơn 150 tỷ đồng. Trong chưa đầy 4 năm hoạt động (1996 - 1999), chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển công nghệ thông tin ở nước ta như Internet, 7 khoa công nghệ thông tin tại 7 trường đại học trọng điểm, Saigon Software Park ở Thành phố Hồ Chí Minh,… (Nguồn: PCWORLD B Việt Nam số 01/2002)
Tin học hoá quản lý nhà nước là một phần trong nội dung quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy vậy, vào giai đoạn triển khai chương trình, hầu hết chúng ta chưa biết tới khái niệm Chính phủ điện tử, càng chưa nhận thức được rằng Chính phủ điện tử gồm hai mảng lớn là tin học hoá hoạt động hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước (G2G) và tin học hoá các dịch vụ công (G2B, G2C). Ta đã đầu tư hơn 50% tổng kinh phí của chương tình cho mảng G2G ở các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố. Không phải bộ, ngành, tỉnh, thành phố nào cũng sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ban đầu tuy ít ỏi nhưng hết sức quan trọng này, nhưng rõ ràng đó là bước khởi đầu quan trọng để hình thành mạng diện rộng của Chính phủ sau này.
1.1.2. Hạn chế của chương trình tin học hoá quản lý nhà nước giai đoạn 1996 - 2000
* Hạn chế:
Về điều hành vi mô: Nhiều hạng mục lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch tổng thể chưa triển khai được. Các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của các bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng mới chỉ thực hiện được một phần. Vốn đầu tư cho tin học hoá 160 tỷ đồng trong ba năm 1996- 1998 mới chỉ đáp ứng 20%- 25% nhu cầu kinh phí của các đề án đã được duyệt của 100 cơ quan hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Theo điều tra của văn phòng Chính phủ, đa số các đề án tin học hoá bị ngừng lại. Một số cơ quan có khả năng tiếp tục đầu tư cho các chỉ tiêu tin học hoá quản lý nhà nước, nhưng phát triển theo hướng công nghệ riêng; một số cơ quan khác thì chờ chủ trương phát triển thống nhất chung của Chính phủ. Các cơ sở dữ liệu quốc gia mới chỉ được đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vốn đầu tư (30 tỷ đồng). Do vậy, các cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành luận chứng khả thi và triển khai thử nghiệm, đang chờ vốn để tiếp tục đề án. Thêm vào đó, nhiều bộ, ngành coi thông tin quản lý của mình là thông tin riêng của ngành, không coi đó là tài sản quốc gia hoặc cung cấp dữ liệu tổng hợp không đầy đủ để các cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ra quyết định.
Dữ liệu trên mạng tin học: Thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính có nhiều nhưng việc tích luỹ thông tin dưới dạng điện tử chỉ mới dừng ở mức độ thấp, đến nay mới tích luỹ trên mạng ở một số loại thông tin cơ bản.
Về tổ chức bộ máy: Cho đến nay vẫn chưa có quy định chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ đối với các đơn vị chủ trì các đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống các cơ quan nhà nước, thậm chí không có ngạch công chức, không có chức danh cho cán bộ làm công tác tin học. Vì lý do này nên các cơ quan hành chính nhà nước đã không thu hút được chuyên gia kỹ thuật giỏi, dẫn đến việc tiếp thu chuyển giao công nghệ, chỉ đạo triển khai các dự án ứng dụng bị hạn chế rất nhiều.
Về cơ chế tài chính: từ năm 1998, kinh phí dành cho tin học hoá quản lý hành chính nhà nước chuyển sang nguồn ngân sách chi thường xuyên, do vậy các bộ, ngành, địa phương không đủ kinh phí đầu tư để hoàn thành các đề án tin học hoá, không thể tiếp tục triển khai các ứng dụng cơ bản trong quản lý, điều hành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tin học của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, về cơ bản, đến nay vẫn như tình trạng năm 1998.
Bảng: Đánh giá hiệu quả đầu tư và nhu cầu tiếp tục triển khai tin học hoá quản lý
Hiệu quả so với mức đầu tư
Ý kiến của các bộ, ngành (%)
Ý kiến của các tỉnh (%)
Rất hiệu quả
35,7
1,75
Hiệu quả vừa phải
59,5
87,7
Không hiệu quả
0
7
Không có ý kiến
4,7
3,5
(Theo số liệu điều tra của Văn phòng ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin năm 1998 tại 57.61 tỉnh và 42/51 bộ, ngành, đoàn thể. Nguồn: Kho dữ liệu Internet Net - Văn phòng Chính phủ)
*Nguyên nhân:
Đến đây xuất hiện một câu hỏi là nguyên nhân nào khiến cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước không thành công như mong đợi?
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là nhận thức chưa đúng của các cấp lãnh đạo về vao trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tuy vẫn nói rằng công nghệ thông tin là quan trọng nhưng phần lớn lãnh đạo các tổ chức đều không dành đủ thời gian, không dành đủ tiền bạc cho công nghệ thông tin, không trực tiếp chỉ đạo hay tham gia ý kiến. Cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các đơn vị hầu như chẳng được trao quyền hạn gì đáng kể. Họ không được tham gia vào định hướng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin, không được tham gia vào quá trình tái cơ cấu các quy trình nghiệp vụ. Do vậy việc các lãnh đạo không có nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng xấu tới sự thành công của dự án.
Nhận thức đúng mức vai trò của công nghệ thông tin không phải là việc dễ dàng và tự nhiên. Không phải vô cớ mà Chính phủ Pháp phải đầu tư 500 triệu FRF cho chương trình nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và dân chúng về vai trò của công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng. Nếu không có biện pháp nâng cao nhận thức này của các cấp lãnh đạo, không thể nói đến hiệu quả của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin.
Nguyên nhân thứ hai: Môi trường ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt.
Môi trường ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt thể hiện ở trình độ quản lý của lãnh đạo các cấp không cao. Do trình độ hạn chế, nhiều cán bộ lãnh đạo ngại ứng dụng công nghệ thông tin, ngại học tin học vì sợ lộ ra những khiếm khuyết về trình độ. Mặt khác, "tập quán" lãnh đạo theo kinh nghiệm tại nhiều đơn vị đang làm giảm vai trò của công nghệ thông tin. Nếu lãnh đạo không sử dụng thông tin để ra quyết định thì ý nghĩa của hệ thống thông tin không còn nữa. Lãnh đạo không sử dụng thông tin thì cấp dưới cũng không cần thông tin, cuối cũng dẫn đến tình trạng không có nhu cầu về thông tin trong toàn bộ hệ thống.
Môi trường ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt còn thể hiện ở các quy trình nghiệp vụ lạc hậu hoặc không ổn định. Chúng ta đều biết không thể ứng dụng công nghệ thông tin cho một quy trình nghiệp vụ không ổn định. Ngoài ra, nếu ứng dụng công nghệ thông tin cho các quy trình cũ lạc hậu thì sự cải thiện sẽ là không đáng kể (về hiệu quả đầu tư có thể cho kết quả âm).
Nguyên nhân thứ ba: Các tổ chức, và kể cả các doanh nghiệp Việt nam, chưa cảm thấy nguy cơ mất năng lực cạnh tranh khi Việt nam tham gia vào các khối kinh tế thương mại khu vực và thế giới.
Tâm lý chung của rất nhiều lãnh đạo các cơ quan hiện nay là có ứng dụng công nghệ thông tin cũng tốt, còn chưa ứng dụng cũng chẳng sao. Không có gì bức bách cả. Thế nhưng thực tế ngày nay cho thấy không chỉ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, mà ngay cả các Chính phủ cũng phải đối mặt với thử thách tương tự. Chính vì thế Chính phủ điện tử còn được gọi là Chính phủ cạnh tranh. Những quốc gia có Chính phủ điện tử hoàn hảo có cơ hội thu hút đầu tư tốt hơn những quốc gia quản lý giao dịch quan liêu trì trệ. Trong nội bộ một nước, những tỉnh, thành phố có nền hành chính điện tử tốt cũng có cơ hội thu hút đầu tư tốt hơn những "tỉnh quan liêu giấy tờ". Ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của tất cả các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Nguyên nhân thứ tư: Các đề cương dự án công nghệ thông tin chất lượng kém nhưng vẫn được triển khai.
Rất ít dự án ứng dụng công nghệ thông tin bắt đầu bằng những đánh giá chính xác nhu cầu thực tế. Thiếu việc xác định và đánh giá nhu cầu một cách nghiêm túc sẽ dẫn đến tình trạng nhiều nhu cầu không quan trọng và tốn kém lại được đáp ứng trước cả những nhu cầu cấp thiết, thậm chí các nhu cầu cấp thiết này còn bị bỏ qua. Hầu hết các dự án công nghệ thông tin được bắt đầu vì có ngân sách. Hầu hết các dự án có mục tiêu chung chung, các sản phẩm của dự án không được mô tả đầy đủ. Mà mục tiêu đầu ta không rõ ràng thì hiệu quả đầu tư xấu là điều không tránh khỏi.
Đa số các dự án có phạm vi không xác định, rất khó nghiệm thu nên thường là trễ hạn, do vậy dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Rất ít dự án có hệ thống chỉ tiêu đánh giá định lượng. Chính vì vậy khi dự án kết thúc không thể đo được xem dự án thực hiện đến đâu, có hiệu quả không và nếu có thì hiệu quả là bao nhiêu. Thêm vào đó, phần lớn các dự án đều thiếu sự kiểm soát nghiêm ngặt theo lộ trình. Nhiều dự án chỉ được kiểm tra lúc hình thành và khi nghiệm thu tổng thể, nên những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện dự án không được phát hiện kịp thời. Do sai sót tích tụ qua nhiều giai đoạn nên khi chúng được phát hiện thì phần nhiều đã "vô phương cứu chữa".
Hầu hết các dự án đánh đồng các nguồn lực kinh phí, tức là thay vì phải yêu cầu đầy đủ nguồn lực cần thiết để đảm bảo thực hiện thành công dự án, thì hầu hết các bản đề cương chỉ đưa ra một dự toán kinh phí hết sức chủ quan và sơ sài. Trong đề cương của một dự án, nội dung "các nguồn lực đảm bảo cho dự án" phải là một chương riêng nói rõ trách nhiệm của nhà đầu tư dự án.
Nguyên nhân cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khiến cho các dự án kém chất lượng nhưng vẫn được thông qua là do một hội đồng thẩm tra dự án yếu kém. Nhiều thành viên trong hội đồng là người có chức vụ và học vị cao nhưng không có thời gian, ngay cả thời gian đi họp, không có tâm huyết và thậm chí không có kinh nghiệm, không đúng chuyên môn. Sự tham gia của họ vì thế nhiều khi lại cản trở chứ không phải là thúc đẩy quá trình thực hiện dự án.
Nguyên nhân thứ năm: Thiếu cán bộ có đủ trình độ.
Để triển khai công nghệ thông tin trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần sự tích hợp hai mảng: kiến thức công nghệ thông tin và kiến thức chuyên ngành của lĩnh vực đó. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ thông tin không thành công là do thiếu cán bộ trầm trọng: thiếu cán bộ hiểu biết nghiệp vụ có kiến thức tin học, thiếu cán bộ có kinh nghiệm triển khai dự án, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý dự án….Ngoài ra trình độ của người sử dụng khai thác các ứng dụng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Cộng thêm công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng việc ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin tiến hành còn chậm, chưa đồng bộ với việc xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin. Vì vậy đã dẫn đến hiện tượng hệ thống thông tin đã được lắp đặt nhưng chưa được sử dụng ngay gây lãng phí trong việc đầu tư. Thêm vào đó, có đôi chỗ việc đầu tư các trang thiết bị phần cứng, phần mềm và nối mạng vượt quá năng lực của người sử dụng.
Ngoài năm nguyên nhân cơ bản trên còn một số nguyên nhân khác, mặc dù ít quan trọng hơn, nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả của chương trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 1996 - 2000. Đó là những nguyên nhân sau:
Nhận thức của các nhà đầu tư còn phiến diện, coi trọng phần cứng, coi nhẹ phần mềm, chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng các hệ thống thông tin thực sự cấp bách cho công tác nghiệp vụ, quản lý và điều hành. Do đó có tình trạng một số mạng xây dựng xong mà thông tin thiếu rất nhiều, chẳng khác nào làm đường giao thông xong mà không có xe chạy.
Đa số chưa coi trọng công tác tổ chức thực hiện.
Chưa gắn kết chặt chẽ giữa công tác cải cách hành chính nhà nước với công tác tin học hoá. Cải cách hành chính chưa dựa vào tin học hoá, nên thiếu một động lực mạnh mẽ và công cụ hữu hiệu để cải cách. Mặt khác, quy trình công tác quản lý, lề lối làm việc vẫn lạc hậu, tư duy không đổi mới thì tin học cũng không thể áp dụng một cách có hiệu quả được.
Rất ít lãnh đạo coi trọng việc cấu trúc lại các quy trình cũ để nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin.
Không đánh giá đúng tầm quan trọng trong mối quan hệ tương tác với người sử dụng. Nhiều thiết kế hình thành mà không có ý kiến đóng góp của người sử dụng.
Công các tổ chức thầu hiện nay chủ yếu dựa vào giá bỏ thầu. Các tiêu chí về kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai, đội ngũ thực hiện, quy trình thực hiện ít được chú ý.
Một số các dự án không hiệu quả do không có kinh phí để duy trì hệ thống sau khi nghiệm thu như cập nhật dữ liệu, khắc phục sự cố…
1.2. Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, mặc dù có tiến bộ do rút kinh nghiệm từ dự án tin học hoá giai đoạn 1996 - 2000, đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước chưa được chuẩn bị thật sự kỹ càng dẫn tới nhiều thiếu sót.
* Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hạ tầng thông tin quản lý hành chính quốc gia. Điều này thể hiện rõ nét ở:
- Trang 6: "do cước phí truyền thông quá cao nên nhiều bộ, ngành, địa phương phải hạn chế sử dụng mạng…". Để thực thi Chính phủ điện tử thì việc sử dụng mạng là hết sức thường xuyên và cần thiết, vậy mà nhà nước ta lại quy định các bộ, ngành và địa phương phải hạn chế sử dụng mạng. Cần nhận thức rõ việc điều hành của Chính phủ là trên hết và truyền thông phải phục vụ sự điều hành đó.
- Trang 15: "Mạng tin học diện rộng của Chính phủ gồm: Một trục truyền thông Bắc - Nam tốc độ 64KB kiểu X25, 35, ISDN…". Lẽ ra phải viết là "64 Kbps", nghĩa là "64 kilobit một giây". Tuy vậy 64 Kbps chỉ là tốc độ đủ dùng cho một doanh nghiệp chứ không thể nào đủ cho Chính phủ điều hành cả nước. Thêm vào đó, X25 là kỹ thuật truyền thông đã rất lạc hậu, không còn nước nào trên thế giới dùng nữa mà chỉ dùng cáp quang hay vô tuyến điện cho trường hợp này.
* Sự chậm trễ:
Kế hoạch triển khai cho giai đoạn 2001 - 2005 mà đến nửa cuối năm 2002 mới hoàn thành xong phần soạn thảo đề án. Như vậy thì chỉ còn 4 năm để thực hiện đề án.
* Thiếu hoàn toàn thiết kế tổng thể:
Đề án còn nhiều vấn đề chưa được hướng dẫn rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc và gây khó khăn cho người thực hiện, ví dụ như:
- Kết cấu thông tin quản lý hành chính từ Chính phủ đến bộ, ngành, địa phương gồm những nội dung gì, theo tiêu chuẩn gì, có cấu trúc như thế nào?
- Hệ thống phần mềm ứng dụng thống nhất gồm những phần mềm gì, hoạt động như thế nào?
- Hạ tầng thông tin quản lý nhà nước gồm những gì?
- Các trung tâm tích hợp dữ liệu thực hiện tích hợp thông tin theo các tiêu chuẩn nào, ai xây dựng, và khi nào cung cấp?
- Lực lượng nào sẽ thực hiện đề án?
Đay là những sai sót không đáng có, do vậy cần phải được sửa chữa kịp thời để tránh kết cục giống như đề án tin học hoá hành chính nhà nước giai đoạn 1996 - 2000.
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ
2.1. Mạng Cityweb TP. HCM
Từ tháng 2/2001, UBND TP. HCM ban hành quyết định nội dung thông tin cho các sở, ngành nối mạng HCM Cityweb của toàn thành phố. Trang Web này cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến thành phố, phục vụ nhiều đối tượng, trong đó có cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua mục "Tổng quan về thành phố" và mục "Đầu tư", doanh nghiệp có thể nhận được đầy đủ thông tin về kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư, các địa chỉ cần thiết để giao dịch, các văn bản pháp luật của Việt nam và thành phố để chuẩn bị quyết định đầu tư. Hiện nay, ngoài phần tiếng Việt, mục đầu tư đã có thêm phần tiếng Anh và đang thực hiện chuyển thể sang tiếng Trung, tiếng Nhật. Đây là công cụ phục vụ đắc lực cho các nhà đầu tư.
Người dân Việt nam ở mọi miền đất nước hoặc người nước ngoài có thể truy cập các thông tin về lịch sử thành phồ, về văn hoá, du lịch, về các hệ thống giáo dục, y tế, về nhiệm vụ, chức năng của các sở, ngành của thành phố, về các quyết định của các UBND thành phố liên quan đến phát triển kinh tế, về đền bù và giải toả, về quy hoạch đô thị… Bên cạnh trang thông tin tích hợp trên Internet, thành phố cũng đang triển khai hệ thống thông tin đối thoại trên mạng cục bộ của thành phố. Hệ thống này tạo ra kênh đối thoại qua mạng giữa người dân, doanh nghiệp và các sở, ngành của thành phố. Thông qua hệ thống đối thoại qua mạng, người dân có thể phản ánh kịp thời các khó khăn trong cuộc sống. Lãnh đạo các cấp, các ngành có thể trả lời trực tiếp cho người dân, đồng thời thông qua kênh đối thoại có thể biết được cấp dưới thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên ra sao.
2.2. Hệ thống thông tin tin học hoá tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 1 đã ứng dụng công nghệ thông tin từ năm 1990. Đến nay, nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ hành chính và quản lý nhà nước tại Quận 1 đã đạt được nhiều kết quả khả quan; trong đó có một số chương trình hoạt động tốt, ổn định như chương trình cấp giấy chứng nhận kinh doanh, cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết đơn khiếu nại, quản lý dân số và lao động, quản lý cán bộ và đặc biệt là kết nối với mạng diện rộng của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND thành phố, giúp tra cứu một cách thuận tiện các văn bản phục vụ quản lý và điều hành.
Kết quả này có được là do UBND Quận 1 có một hệ thống thông tin đảm bảo phục vụ tốt mô hình tiếp dân và công tác xử lý hồ sơ liên quan đến công dân, tổ chức… một cách hiệu quả nhất. Tất cả các văn bản pháp luật của Trung ương do Văn phòng Chính phủ đưa xuống được đưa vào cơ sở dữ liệu và cài đặt máy ở các đơn vị trực thuộc. Thông qua mạng nội bộ, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc để có thể tra cứu các thông tin này khi cần thiết. Các văn bản pháp quy được sắp xếp sẵn theo hệ thống và cho phép truy cập, tra cứu dễ dàng với kiến thức sơ đẳng về máy tính. Có thể mở thêm nhiều trạm tra cứu để người dân truy cập vào. Đây là phương tiện thông tin để người dân thông hiểu pháp luật và các chỉ thị văn bản được công bố.
2.3. Đăng ký kinh doanh qua mạng
Vào năm 1997, Sở KH&ĐT TP. HCM đã tiến hành xây dựng một mạng thông tin diện rộng và lập cơ sở dữ liệu của hơn 10.000 doanh nghiệp đã đăng ký, xây dựng quy trình đăng ký kinh doanh khép kín. Tiếp đến, từ tháng 8/2000, Sở đã khai trương "Trang thông tin doanh nghiệp" bao gồm thông tin về tất cả doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Hệ thống thông tin của Sở KH&ĐT đã phát huy tác dụng. Theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và thậm chí là cả các cá nhân. Nhờ hệ thống thông tin của mình, Sở đã đáp ứng thông tin kịp thời, tổng hợp các báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh với các ngành chức năng theo từng thời kì hoặc đột xuất. Đặc biệt, Sở KH&ĐT dễ dàng báo cáo cho lãnh đạo thành phố biết được có bao nhiêu doanh nghiệp theo ngành nghề hoạt động trên từng địa bàn, tổng vốn đã đăng ký, số lượng lao động… hoặc giúp doanh nghiệp tìm hiểu về một doanh nghiệp khác đang hoạt động hay giải thể, cung cấp các thông tin cần thiết khác để họ có thể ký kết hợp đồng với đối tác.
Sở KH&ĐT TP. HCM cũng đã đưa ra trang Web www.hcminvest.gov.vn bằng tiếng Anh phục vụ cho người nước ngoài. Phần nội dung dành cho công chúng trong nước bằng tiếng Việt được đưa lên trang www.hcmste.gov.vn thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TP. HCM.
Sau khi xây dựng xong quy trình đăng ký kinh doanh khép kín, từ ngày 1/1/2000, công tác đăng ký kinh doanh của Sở đã được xử lý qua mạng nội bộ (LAN). Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận xử lý theo quy trình trên mạng nội bộ. Với hình thức đăng ký này, doanh nghiệp phải đến Sở để nhận mẫu đơn đúng theo yêu cầu và nộp lại. Trong quá trình xử lý, những người có trách nhiệm sẽ kiểm tra thông tin trong đơn, bộ phận tiếp nhận sẽ hẹn ngày đến nhận giấy phép.
Đăng ký kinh doanh qua mạng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả cơ quan đăng ký kinh doanh và cả doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh qua mạng giúp hạn chế những sai sót trong nhập liệu như ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân. Các doanh nghiệp, thay vì phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn đăng ký kinh doanh, có thể ngồi tại văn phòng dể xem hướng dẫn trực tiếp từ hệ thống. Nếu đăng ký kinh doanh qua mạng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi, giảm được số lần phải đến Sở (chỉ phải đến một lần).
2.4. Những Website cho nông nghiệp Việt nam
Hiện Bộ NN&PTNT đang rất nỗ lực tận dụng công nghệ Internet vào mục tiêu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt nam, thể hiện rõ ở ba Website sau:
* www.mard.gov.vn:
Bộ NN&PTNT quy định: từ ngày1/7/2001, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, giám đốc các Sở NN&PTNT, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm các tỉnh… có trách nhiệm kết nối với mạng của Bộ để nhận thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức lấy tin, gửi tin, báo cáo qua mạng tin học của bộ và qua thư điện tử. Hàng ngày lãnh đạo các đơn vị này phải truy cập thông tin trên mạng ít nhất hai lần vào buổi sáng và buổi chiều để theo dõi và nắm bắt thời các ý kiến chỉ đạo của Bộ, các văn băn mới của nhà nước. Qua Website này, những văn băn không cần phải đóng dấu đỏ sẽ được đưa trực tiếp lên mạng. Các văn bản này bao gồm các báo cáo thông báo tình hình của bộ, báo cáo của bộ gửi Chính phủ, các cơ quan của bộ… chiếm 70% tổng số lượng công văn, giấy tờ.
* www.pclb.vnn.vn:
Đây là trang Web hỗ trợ phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai. Từ Wevsite này, chúng ta có thể kết nối sang Website www.pclb.vnn.vn do Phòng chống bão lụt miền Trung phụ trách. Tại đây, những thông tin về tình hình thiên tai trên cả nước được liên tục cập nhật. Ví dụ, tin áp thấp nhiệt đới của Trung tâm quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn được phát lúc 14 giờ 30 phút thì 25 phút sau bản tin đó cũng xuất hiện trên Internet.
* www.agroviet.gov.vn:
Đây là trang thông tin về nông sản. Nhờ sự cộng tác của Mạng thông tin thương mại thị trường Việt nam (Vitranet) và Bản tin thị trường (Bộ Thương Mại), Website www.agroviet.gov.vn cung cấp thông tin thị trường, thiết lập cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh, các nhà hoạch định chính sách với các nhà đầu tư và nhà tài trợ trong và ngoài nước. Thông qua Website này các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến nông nghiệp.
Nguồn thông tin của Website này thu từ các kênh thông tin trên thế giới qua ăngten parabol (thông tin về nông phẩm, giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới…), thông tin trong nước có nguồn từ Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Thông tấn xã Việt nam… Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ trang thông tin này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên các trang chuyên đề về nông sản Việt nam, về lúa gạo, mía đường, cà phê, cao su đều có các thông tin về giá cả của các loại nông sản này như giá đóng cửa, giá mở cửa của các thị trường nông sản thế giới, giá cả trong nước, những chính sách mới về nông sản trong nước, trên thế giới, các dự báo về thị trường nông sản… Những thông tin này rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đồng thời giúp họ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
2.5. Khai báo hải quan điện tử
Khai báo hải quan điện tử ở Việt nam hiện nay mới chỉ ở mức độ thấp nhất. Tại các nước phát triển trên thế giới đang tồn tại ba mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử. Cao nhất là khai báo hải quan tức thì qua hệ thống mạng Chính phủ điện tử. Mức trung bình là khai báo điện tử trước, sau đó 3-4 ngày sẽ nộp hồ sơ. Mức độ thấp nhất là vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ. Các mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử bị chi phối bởi ba yếu tố: cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngành, đơn vị liên quan và hạ tầng riêng của ngành Hải quan. Nhưng hiện khai báo hải quan điện tử vẫn còn thiếu một hạ tầng cơ sở pháp lý cần thiết và các hạ tầng cơ sở khác đảm bảo cho việc thực hiện khai báo hải quan điện tử.
Hải quan đang có một Website hết sức nghèo nàn và đơn điệu với chức năng tuyên truyền cho ngành, nhưng lại không được thường xuyên cập nhật. Cứ với tình trạng này, Website này sẽ không thể trở thành cổng hành chính phục vụ chương trình khai báo hải quan điện tử và các dịch vụ công khác của ngành hải quan. Chính vì vậy, mặc dù khai báo hải quan điện tử thực sự được đưa vào áp dụng vào tháng 6/2002, song đến tháng 8/2002, tiến trình khai báo hải quan điện tử chỉ được thực hiện với tốc độ rất chậm. Tại TP. HCM, sau hai tháng triển khai cũng chỉ có 6 doanh nghiệp làm hàng gia công tham gia chương trình khai báo hải quan điện tử. Trong khi đó, với việc trang bị hệ thống máy tính và năm đường điện thoại kết nối vào năm modem khi bắt đầu thực hiện chương trình, Cục hải quan thành phố đã mong đợi sẽ có hơn 200 doanh nghiệp tham gia.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù nói là khai báo hải quan điện tử nhưng so với cách làm cũ, mọi công đoạn vẫn giữ nguyên, các doanh nghiệp còn phải mất thêm thời gian và kinh phí trang bị máy tính, phần mềm để lên mạng. Thực tế chứng minh khai báo hải quan điện tử chậm hơn khai báo thủ công, do doanh nghiệp vừa khai báo điện tử vừa phải mang hồ sơ lên Cục hải quan nộp như bình thường. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa vào cuộc do ngại đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin. Một lý do khác là Hải quan chưa bao giờ công bố công khai chi tiết các chuẩn của mình về tờ khai điện tử cũng như bộ hồ sơ điện tử, khiến cho các công ty phần mềm vẫn thờ ơ với chương trình khai báo hải quan điện tử của ngành Hải quan. Những lý do trên đây dẫn đến tình trạng khai báo hải quan điện tử, dù đã triển khai thực hiện gần một năm nhưng vẫn không đạt được nhiều kết quả.
2.6. Báo điện tử
Hiện Việt Nam có 21 tờ báo, tạp chí điện tử, điển hình là các tờ Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động, Người Lao Động, Quốc Tế, Quê Hương, Đầu Tư, Thời Báo Kinh Tế, Sài Gòn Tiếp Thị …. Con số 21 trên 500 tờ báo và tạp chí in vẫn còn khiêm tốn. Xong để tìm được hết tất cả các báo, tạp chí điện tử này lại không đơn giản chút nào, kể cả đối với những người làm việc thường xuyên trên mạng. Khó khăn lắm mới tìm được một nửa số báo, tạp chí điện tử đó.
Các tờ báo dễ tìm thấy trên mạng có nội dung và hình thức khá tốt. Các trang chủ tổ chức có trật tự, màu sắc bắt mắt, chứng tỏ chúng được xây dựng và duy trì ở mức chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, đa số các bài được đưa lên mạng chỉ dừng ở mức lặp lại trang tin trên các tờ báo in của chính nó. Lợi thế của báo điện tử là đưa tin nhanh, dung lượng tin lớn, đa dạng gần như bị tuột khỏi tay các tổng biên tập. Phần lớn những người làm báo điện tử chỉ đơn thuần là biên tập viên chứ chưa có các phóng viên thực thụ và chuyên nghiệp theo nghĩa “điện tử”. Đó là nguyên nhân chính làm thu hẹp thị trường độc giả và do đó các báo điện tử ở nước ta vẫn sống nhờ vào báo in, nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến cũng rất khiêm tốn.
Hiện báo điện tử đang gặp phải một số khó khăn. Đầu tiên là về vấn đề thiếu ngân sách. Một vấn đề khác nữa là hành lang pháp lý cho báo điện tử. Bên cạnh đó, các tờ báo điện tử đang vấp phải đối thủ cạnh tranh là các trang tin điện tử như VASC-Orienrtz (www.vnn.vn), VN-Express (Vnexpress.net)... Hàng ngày có khoảng 6 triệu lượt người truy cập trang www.vnn.vn. Dung lượng tin tức của họ vượt trội, khoảng 140 tin mỗi ngày. Thực chất, lượng tin ấy có đến 60% chép lại từ các tờ báo in và 25% dịch từ nguồn tin nước ngoài. (Nguồn: PCWorld B Việt nam số 11/2002)
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1. Đề xuất một số phương hướng nhằm phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ
Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, tôi xin được nêu ý kiến của mình nhằm định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ như sau:
- Phải gắn tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với vấn đề cải cách hành chính. Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ. Công nghệ thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, có tác động tích cực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
- Các nhà quản lý phải giữ vai trò chủ đạo, phải có sự lãnh đạo thống nhất từ cấp cao nhất của Chính phủ. Nếu người lãnh đạo không nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước thì việc ứng dụng công nghệ thông tin khó có thể thành công. Như vậy, người lãnh đạo phải hiểu trước, hiểu sâu hơn về công nghệ thông tin thì mới có thể đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng một cách hiệu quả.
- Hiệu quả phải đo được, tức là phải lượng hoá được những gì mà công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng quản lý.
- Hiệu quả đầu tư cần được đặt lên hàng đầu. Các dự án công nghệ thông tin phải có mục tiêu rõ ràng cụ thể, phải tính toán kỹ, đảm bảo sự đồng bộ giữa phần cứng, phần mềm, đào tạo huấn luyên chuyên viên kỹ thuật và những người sử dụng, người quản lý sao cho khi hệ thống được thiết lập xong là vận hành ngay được, thực hiện được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả. Tránh vội vàng, rập khuôn, làm ào ạt theo phong trào mà không chuẩn bị kỹ càng các điều kiện thực hiện.
- Tạo hành lang pháp lý cho tin học hoá, cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Tin học hoá không chỉ hướng vào bên trong mà phải hướng ra bên ngoài, hướng vào các dịch vụ công. Tin học hoá ngoài việc trợ giúp các quy trình hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu suất công việc còn phải hướng tới việc tổ chức lại để tạo ra các dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân.
- 24 bước cần thiết của một dự án ứng dụng công nghệ thông tin:
Xuất phát từ kinh nghiệm thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin của công ty FPT trong nhiều năm qua, các cơ quan nhà nước có thể áp dụng quy trình thực hiện dự án gồm 24 bước sau để có thể khắc phục được những hạn chế và loại bỏ được những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tính kém hiệu quả của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.
8 bước hình thành công việc:
Khảo sát hiện trạng.
Tham khảo mô hình tương tự (trong và ngoài nước).
Xác định nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.
Xây dựng các mục tiêu, xác định phạm vi của dự án.
Xác định các nguồn lực cần thiết cho dự án.
Hình thành các bài toán với các mức độ ưu tiên.
Hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá định lượng.
Xây dựng lộ trình chung cho dự án.
8 bước xây dựng giải pháp cho công việc:
Lựa chọn nhân sự phù hợp cho dự án, đặc biệt là nhân sự then chốt.
Lựa chọn giải pháp và các công nghệ liên quan.
Lựa chọn đối tác tin cậy.
Phân tích thiết kế hệ thống.
Tái cấu trúc các quy trình không hợp lý.
Xây dựng các ứng dụng mẫu.
Tiếp tục đổi mới quy trình nghiệp vụ.
Xác định mô hình ứng dụng và giải pháp.
8 bước triển khai:
Xây dựng các ứng dụng diện rộng.
Từng bước mở rộng diện khai thác thử nghiệm.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả sử dụng.
Đào tạo tiếp nhận và khai thác hệ thống.
Đo mức độ đáp ứng hệ thống chỉ tiêu dịnh lượng.
Nghiệm thu, bàn giao hệ thống
Duy trì hệ thống.
Đánh giá hiệu quả ứng dụng, đưa ra hướng cải tiến.
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam
Dựa trên kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước đã nghiên cứu trong chương II và dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của đất nước ta, khoá luận sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam.
* Trước hết, để xây dựng Chính phủ điện tử, nước ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phải xây dựng những cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Có thể xếp hạng ưu tiên các cơ sở hạ tầng như sau:
- Hạ tầng viễn thông: các thiết bị viễn thông và máy tính phải được đề cập tới trong bất kỳ kế hoạch nào về Chính phủ điện tử. Mức độ phát triển hạ tầng viễn thông phụ thuộc vào đề án Chính phủ điện tử.
- Kết nối sử dụng công nghệ thông tin viễn thông của Chính phủ: Tình hình sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông của Chính phủ cho thấy mức độ sẵn sàng quản lý thông tin và thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Do vậy cần phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Đội ngũ cán bộ trong Chính phủ. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ở bất cứ quốc gia nào. Đội ngũ cán bộ nhà nước phải hiểu rõ về tầm quan trọng của Chính phủ điện tử, và phải được trang bị những kiến thức cần thiết nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử.
- Khả năng tài chính đang và sẽ có. Chính phủ nên dành riêng một phần ngân sách để đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.
- Môi trường kinh doanh điện tử như khung pháp lý, an toàn thông tin…Ngoài những hỗ trợ về tài chính, nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý chính thức và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Chính phủ điện tử.
* Tiếp đến là xây dựng và quản lý đề án Chính phủ điện tử, bao gồm:
- Thiết lập cơ quan chuyên trách về Chính phủ điện tử trong Chính phủ. Thực tế cho thấy rằng khó có thể thực thi được đề án Chính phủ điện tử mà không có một đội ngũ quản lý từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Những cơ quan như vậy cần được hỗ trợ về tài chính, nhân lực và quản lý để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo trao đủ quyền lực cho cơ quan quản lý đề án: Sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý đề án nếu bất cứ quyết định nào cũng phải chờ cơ quan cấp trên thông qua rồi mới được thực hiện. Điều này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện đề án. Do vậy, cơ quan quản lý đề án cần được trao đủ quyền lực để có thể tự quyết định những vấn đề nằm trong phạm vi nhiệm vụ để rút ngắn thời gian và chi phí không cần thiết.
- Xây dựng một kế hoạch làm việc để thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Kế hoạch làm việc nên tập trung vào 6 thành phần chính sau:
Phát triển nội dung: bao gồm phát triển ứng dụng, mở rộng tiêu chuẩn, xây dựng các giao diện ngôn ngữ địa phương, hướng dẫn sử dụng và đào tạo điện tử.
Nguồn nhân lực và các chương trình đào tạo ở tất cả các cấp.
Kết nối mạng nội bộ và mạng Internet.
Khung pháp lý.
Các giao diện tương tác với công dân đảm bảo dễ dàng truy cập và phù hợp với tất cả các đối tượng.
Nguồn vốn: Kế hoạch phải xác định được nguồn doanh thu như phí sử dụng hay ngân sách để có thể đảm bảo cân bằng về tài chính.
* Vượt qua những trở ngại tâm lý trong Chính phủ:
Trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử, các quan chức chính phủ thường cho rằng công nghệ sẽ làm cho họ mất việc làm, mất quyền lực, một số còn lo sợ sẽ phải làm nhiều việc hơn, vất vả hơn, lo sợ sẽ không thích ứng được với công nghệ mới...
Những tư tưởng như vậy hạn chế rất nhiều tiến trình thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Do vậy, Chính phủ cần phải giải thích cho họ hiểu mục đích của đề án, giải toả những lo lắng, đào tạo họ thành những "nhân viên tri thức". Đây chính là nội dung của quản lý tri thức, một thành phần quan trọng trong bất cứ đề án Chính phủ điện tử nào. Chính phủ cũng nên đề ra những phần thưởng để tuyên dương những cán bộ có thành tích trong quá trình thực hiện đề án.
* Xây dựng phương pháp đo hiệu quả hoạt động của Chính phủ dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn đo sự thích ứng của Chính phủ với Chính phủ điện tử:
Khối lượng giao dịch điện tử;
Thời gian thực hiện yêu cầu của người sử dụng;
Số lượng hoặc phần trăm các dịch vụ điện tử do Chính phủ cung cấp;
Số lượng các dịch vụ điện tử mới;
Một dịch vụ điện tử được thực hiện ở bao nhiêu tỉnh, thành trong cả nước.
- Tiêu chuẩn đo những ảnh hưởng của Chính phủ điện tử:
Số lượng người truy cập thông tin và dịch vụ điện tử của Chính phủ;
Hiệu quả trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử 24/24 giờ, 7/7 ngày như thế nào;
Thời gian người sử dụng có được hàng hoá, dịch vụ, thông tin là bao nhiêu;
Giảm bao nhiêu chi phí mà người sử dụng và Chính phủ phải chịu.
* Tuyên truyền công cộng đối với công dân và doanh nghiệp, tuyên truyền trong Chính phủ để nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử.
Trên thực tế, việc xây dựng Chính phủ điện tử rất tốn kém, thời gian đem lại lợi ích cho công chúng không phải là ngắn, vì vậy có thể áp dụng phương pháp triển khai nhanh. Việc này nhanh chóng tạo nên môi trường linh động và cạnh tranh hơn trên thị trường. Đồng thời có thể tiến hành xây dựng các cổng thông tin kinh tế trên cơ sở thông tin của Bộ Thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hiểu đúng nghĩa thì Chính phủ điện tử là ước mơ và có lẽ là ước mơ kỳ diệu nhất của nền dân chủ, của một nhà nước của dân, do dân và vì dân trong thời đại thông tin. Vì vậy bất cứ nước nào, dù là nước xã hội chủ nghĩa hay nước tư bản chủ nghĩa đều cần phải xây dựng Chính phủ điện tử, bởi Chính phủ điện tử không những không làm biến đổi bản chất chế độ mà nước đó đang đeo đuổi, mà nó còn giúp cho nước đó nâng cao vị thế của mình.
Có nhiều cách để xây dựng Chính phủ điện tử. Mỗi nước có một chiến lược phát triển Chính phủ điện tử khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó. Một nước nghèo như nước ta không thể áp dụng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ, Australia hay của Singapore. Nếu áp dụng rập khuôn sẽ rất dễ dẫn đến thất bại vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội nước ta. Vì vậy, có xây dựng Chính phủ điện tử thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc đề ra một chiến lược hợp lý và phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nói là chúng ta không thể áp dụng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước đi trước, nhưng chúng ta vẫn có thể nghiên cứu chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước này, từ đó rút ra những bài học thành công và không thành công của họ để rút kinh nghiệm. Con đường mà các nước đã đi qua trong lộ trình triển khai Chính phủ điện tử mất một khoảng thời gian khá dài, hi vọng một nước đi sau như Việt nam sẽ không phải mất nhiều thời gian như vậy. Muốn vậy, Việt nam phải tự tìm ra những hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ.
Chính phủ điện tử ở Việt nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu, tức là giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin sao cho bộ máy Chính phủ điều hành hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin Chính phủ phục vụ đời sống xã hội, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước… Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Việt nam là phải thực hiện những bước đi hợp lý, thực hiện những biện pháp cụ thể và hiệu quả để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của Chính phủ điện tử. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông, xây dựng và có kế hoạch quản lý chặt chẽ đề án Chính phủ điện tử, loại bỏ những trở ngại tâm lý trong Chính phủ và tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân chúng về Chính phủ điện tử. Những giải pháp trên được khoá luận rút ra từ bài học kinh nghiệm của các nước đi trước và tình hình thực tế của Việt Nam, hi vọng sẽ nhanh chóng được áp dụng nhằm giúp nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển Chính phủ điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng1, 2, 4/2002
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 3(33) tháng 6/2001
Thông tin Kinh tế - Xã hội, số tháng 10 và 12/2002
PCWorld B Việt nam, các số năm 2000, 2001, 2002
Tạp chí BCVT kỳ II - Internet tháng 8/2003
Public Agenda for a Digital World - Leslie David Simon
E-Commerce and Development Report 2001
Electronic Governance & Electronic Democracy: Living & working in the Wired World - Professor Thomas Briley, 2000
Administrative Corruption: How Does E-Government Help? - Professor Subhash Bhatnagar, Indian Institute of Management, Ahmedabad, India.
A Framework for Pricing Government E-Services - Dr. Craig L. Johnson, Indiana University, 2003
Investment, Access, and Security: A Policy Environment For E-Government - US Internet Industry Association -
E-government Best Practices an Implementation manual - Robert H. Smith, School of Business University of Maryland, College Park, May 2001
Prototyping e-Government Applications - Richard Heeks, IDPM, University of Manchester, UK, 2001
What citizens want from E-Government - Meghan E-Cook, Center for Technology in Government, University at Albany, SUNY, 10/2000
E-government - E-citizen - Birgit Wilder, Chief Information Office Austria
Joint IEG Statement- Suffolk Accessible Government Partnership, 2001, 2002 -
Benchmarking the E-Government Revolution: Year 2000 Report on Citizen and Business demand -
E-Government: The Next American Revolution - Hart - Teeter, Council for Excellence in Government the E-Government,
Global E-government full report, sept, 2003 -
E-government: The Singapore -
Roadmap for e-government in the developing world -
Applying the e-government framework to transitional countries - Theodore Tsekos -
E-government handbook for Developing nations -
E-government Project - The kingdom of Thailand -
What citizens want from E-govenrnment, Macghan E-Cook, Center for Technology in Government, University at Albany, SUNY
E-Government Strategy -
E-government case studies: P.S.Portals -
E-government Bulletin -
E-government workflow software solution -
E-government Strategy 2003 -
Office of E-government, Western Australia -
E-government in Europe -
What is e-government? -
Japanese E-Government Timetable -
Kinh tế học Internet: Từ Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử - Vương Liêm, NXB Trẻ, 2001
Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report (5/2003)
Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003