Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng phát triển tất yếu
của mọi quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và
thách thức cho Việt Nam. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng tài chính cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó.
Với định hƣớng tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp khoảng cách
với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, chuẩn bị những bƣớc tiến trong lộ trình
hội nhập, chi nhánh AGRIBANK Hà Tây đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển
và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Chi nhánh cũng gặp không ít
những khó khăn, vƣớng mắc từ phía nội lực, từ phía cơ chế điều hành của
NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, từ hệ thống pháp luật của Nhà
nƣớc. Để sớm phát triển các dịch vụ ngân hàng góp phần nâng cao vị thế của
mình trong trƣờng Quốc tế và tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới Chi nhánh cần thực hiện một hệ thống các giải pháp kinh tế khu vực
và ổn định lâu dài. Điều đó cũng đòi hỏi ở tầm vĩ mô Nhà nƣớc cùng các cấp các
ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho ngân hàng trong
việc thực thi các giải pháp đó.
Trên cơ sở thực tiễn tại chi nhánh AGRIBANK Hà Tây, vận dụng những
kiến thức đã học tập, tiếp thu trên ghế nhà trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, em
cũng xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triể n dịch vụ ngân hàng tại
AGRIBANK Hà Tây. Qua đó khắc phục những tồn tại và hạn chế tại chi nhánh
AGRIBANK Hà Tây thời hoàn thiện và phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng tại
chi nhánh.
88 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các
sản phẩm dịch vụ nói chung và các dịch vụ ngân hàng nói riêng bị suy giảm.
Nhiều thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam cắt giảm nhu cầu khiến kim ngạch
xuất khẩu giảm. Hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc tạm dừng
hoạt động. Đây là một thách thức lớn đối với AGRIBANK Hà Tây trong thời
gian tới.
Tham gia vào một sân chơi rộng lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh mới sẽ
khiến cho cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc
ngoài sẽ ngày càng gay gắt. Thực hiện các cam kết quốc tế đồng nghĩa với việc
Việt Nam phải mở cửa thị trƣờng, đối xử bình đẳng với tất cả các ngân hàng, tổ
chức tài chính không phân biệt quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các Ngân hàng Thƣơng mại phải liên tục
cập nhật những công nghệ mới nhất vào kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trong
khi công nghệ của chi nhánh còn hạn chế do thiếu vốn đầu tƣ, do vậy chƣa thiết
lập đƣợc hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu,
hệ thống kiểm tra kiểm soát chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra khi mở
cửa hội nhập, với tốc độ phát triển công nghệ và sản phẩm mới trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ trên thế giới có thể làm rút ngắn vòng đời của công nghệ ngân
hàng, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
điều này là một thách thức lớn khi mà sự phát triển về sản phẩm dịch vụ của chi
nhánh Hà Tây còn nhiều hạn chế.
Tham gia vào môi trƣờng kinh doanh toàn cầu bắt buộc các ngân hàng
phải chủ động nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
61
3.3 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH, CHIẾN LƢỢC SẢN
PHẨM CỦA NHNo& PTNT HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2015
3.3.1. Mục tiêu và định hƣớng kinh doanh
3.3.1.1. Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng của chi nhánh Hà Tây đến năm
2015 từng bƣớc tăng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng, đồng thời phát triển thêm
một số loại dịch vụ ngân hàng hiện đại nữa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Nguồn vốn hàng năm tăng trƣởng từ 20-22% năm, chú trọng huy động
nguồn vốn lãi suất thấp từ tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt từ 20-30% năm.
- Dƣ nợ tăng trƣởng hàng năm từ 17-20% năm, tỷ trọng theo hƣớng 55%
dƣ nợ ngắn hạn, 45% dƣ nợ trung và dài hạn. 35-40% dƣ nợ doanh nghiệp và
60% dƣ nợ hộ sản xuất.
- Chất lƣợng tín dụng: Kiềm chế tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 2%.
- Tài chính: Tổng thu nhập tăng trƣởng từ 10-15%/năm, đảm bảo đủ thu
nhập theo chế độ quy định cho cán bộ, nhân viên và có dự phòng cho năm sau.
- Doanh thu tăng trƣởng 15%/ năm, trong đó thu từ dịch vụ phi tín dụng đến
năm 2015 đạt 20%/ trên tổng doanh thu.
62
Bảng 3.1: Dự kiến kết quả kinh doanh đến năm 2015
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
1 Huy động vốn 9.213 10.736 12.063 13.715
2 Dƣ nợ cho vay 8.412 9.957 10.909 12.450
3 Chất lƣợng tín dụng 1% 1% 1% 1%
4 Doanh thu nghiệp vụ 813 976 1.071 1.305
5 Doanh thu dịch vụ phi tín dụng 11% 13% 15% 20%
Nguồn: Chiến lược kinh doanh của AGRIBANK Hà Tây đến năm 2015
3.1.1.2. Định hướng kinh doanh
Trƣớc hết tiếp tục phát huy thế mạnh tại chi nhánh trong các hoạt động
huy động vốn và cho vay, sau đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tiện ích ngân
hàng hiện có, mở rộng đối tƣợng sử dụng dịch vụ,cung cấp đồng bộ, khép kín
các sản phẩm ngân hàng và dịch vụ trong thời gian tới
Mở rộng lắp đặt máy ATM đến trung tâm các chi nhánh NHNo&PTNT
huyện, thị xã và các nhà hàng, siêu thị lớn, chi trả qua tài khoản ATM, dịch vụ
trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên chức các tổ chức kinh tế, đơn vị hành
chính…thông qua tài khoản cá nhân.
Mở rộng dịch vụ mua bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ mặt, thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế, thẻ du lịch, chi trả kiều hối, Western Union, …
Duy trì và mở rộng phát triển mới các hình thức thanh toán trong và ngoài
nƣớc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lƣu thông vốn nhanh nhất,
mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và khách hàng.
Gắn kết sản phẩm tín dụng với dịch vụ thanh toán trong nƣớc và nƣớc
ngoài tìm kiếm mở rộng khách hàng có sản phẩm xuất nhập khẩu nhằm khai
63
thác tốt nguồn thu ngoại tệ và thu dịch vụ từ mua, bán ngoại tệ và phí thanh
toán.
Đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn vốn trong dân cƣ, với nhiều
loại hình và lãi suất ƣu đãi, chú trọng huy động nguồn vốn trung dài hạn thông
qua các hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các loại giấy tờ có giá
khác, phải xác định nguồn vốn huy động trong dân cƣ là đối tƣợng cơ bản, lâu
dài, ổn định và vững chắc của NHNo&PTNT Hà Tây.
3.3.2. Chiến lƣợc phát triển dịch vụ đến năm 2015
3.3.2.1. Các sản phẩm truyền thống
* Kinh doanh nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ:
AGRIBANK Hà Tây xác định rõ mục tiêu kinh doanh là đi vay để cho
vay. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh nguồn vốn hàng năm tăng trƣởng từ 20
đến 22% năm, chú trọng huy động nguồn vốn lãi suất thấp từ tài khoản tiền gửi
các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt từ 20 đến 30%. Đòi hỏi các cấp Ngân hàng
phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, tiếp tục phát hành các hình thức
huy động vốn mới kết hợp với công tác khuyến mãi, quảng cáo, lãi suất, dự
thƣởng để thu hút khách hàng về với AGRIBANK Hà Tây. Các sản phẩm chủ
yếu các loại hình huy động nhƣ sau:
- Huy động tiền gửi không kỳ hạn; bao gồm :
+ Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn;
+ Mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tăng tiện tích của tài khoản cá nhân,
nhƣ: phát hành thẻ ATM, ...
+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế;
+ Mở tài khoản lƣu ký phát hành séc cá nhân, tổ chức kinh tế.
Đây là loại nguồn vốn lãi suất rẻ, nhƣng không ổn định. Nếu xét về hiệu
quả kinh tế, cứ huy động một đồng vốn loại nguồn này bằng trên ba đồng nguồn
vốn đi vay hay loại tiền gửi có kỳ hạn khác. Để tăng cƣờng huy động loại nguồn
64
trên cần có chính sách khuyến mại bằng hiện vật, thông qua bảo hiểm, chính
sách ƣu đãi khách hàng có số dƣ lớn, khách hàng mới.
- Huy động tiết kiệm gửi góp.
Hình thức huy động này rất phù hợp cho các đối tƣợng có thu nhập ổn
định và cả các đối tƣợng có thu nhập thấp. Tuỳ theo đối tƣợng phục vụ cụ thể để
triển khai các hình thức nhƣ : Tiết kiệm hƣu trí, Tiết kiệm An Sinh, Tiết kiệm
học đƣờng.
- Huy động tiết kiệm bậc thang trên một năm.
Đây là loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm với lãi suất và thời hạn rất
linh hoạt, luôn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, khách hàng gửi thời hạn bao
nhiêu khi rút trƣớc hạn hay đến hạn đƣợc hƣởng lãi suất áp dụng tƣơng ứng theo
thời gian, ngân hàng luôn chủ động cân đối đƣợc vốn để cho vay theo kỳ huy
động.
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn dƣới một năm.
- Huy động tiền gửi trên một năm.
Hai loại hình thức huy động trên cần phải có nhiều hình thức huy động có
tính hấp dẫn cao với khách hàng nhƣ: Chính sách khuyến mại bằng vàng, bằng
hiện vật, khuyến khích theo số lƣợng vốn khách hàng gửi, quay thƣởng, bốc
thƣởng cho toàn chi nhánh hoặc cho từng đơn vị thành viên.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, gửi nội tệ có bảo đảm trƣợt giá
bằng ngoại tệ...
* Đầu tư vốn:
Hoạt động tín dụng luôn đƣợc trú trọng và quyết định sự tồn tại của các
Ngân hàng. Vì thế tín dụng cần luôn đƣợc mở rộng và nâng cao chất lƣợng.
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã định hƣớng tiếp tục mở rộng đầu tƣ vào các thành
phần kinh tế nhƣng xác định thị trƣờng chính là nông nghiệp và nông thôn, chú
65
trọng phân loại lựa chọn khách hàng, các làng nghề truyền thống, đầu tƣ kinh tế
trang trại và kinh tế hộ sản xuất, áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất.
Căn cứ mục tiêu trăng trƣởng dƣ nợ từ nay đến 2015 hàng năm tăng
trƣởng từ 17% đến 20% năm, tỷ trọng theo hƣớng 60% dƣ nợ ngắn hạn, 40%
trung, dài hạn. 35% đến 40% dƣ nợ doanh nghiệp và 60% dƣ nợ hộ sản xuất.
Hiện nay AGRIBANK Hà Tây tiếp tục đầu tƣ cho các khách hàng vay để phục
vụ mọi nhu cầu của khách hàng theo các sản phẩm tín dụng sau:
- Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân bổ xung vốn lƣu động thiếu hụt
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ...
- Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân thanh toán tiền vật tƣ, nguyên liệu,
hàng hoá, chi phí dịch vụ và các chi phí cần thiết khác cấu thành giá mua hoặc
giá thành sản phẩm, hàng hoá ...
- Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân thanh toán tiền mua sắm máy móc,
trang thiết bị, dây truyền công nghệ, phƣơng tiện vận chuyển; nâng cấp, mở rộng
trụ sở làm việc, nhà xƣởng, kho bãi...
- Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu.
- Cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống nhƣ mua nhà, mua sắm
phƣơng tiện đi lại, mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống...
- Cho vay vốn phục vụ ngƣời đi lao động xuất khẩu, đi du học.
- Cho vay bảo lãnh theo các hợp đồng của khách hàng.
- Cho vay trả góp.
Cho vay trả góp là loại hình mà NHNo&PTNT cùng khách hàng xác định
và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng thêm với số gốc đƣợc chia ra để trả nợ
theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. Phƣơng thức cho vay trả góp áp dụng
với mọi khách hàng có thu nhập ổn định, chắc chắn. Đối tƣợng cho vay để mua
ôtô, xe máy, du học nƣớc ngoài, lao động nƣớc ngoài....
66
3.3.2.2. Các sản phẩm dịch vụ mới
Đối với các Ngân hàng tiến tiến trên thế giới, nguồn thu bền vững và
mang lại lợi nhuận to lớn chủ yếu từ các dịch vụ. Muốn trở thành Ngân hàng
tiên tiến thì trƣớc tiên AGRIBANK Hà Tây phải có nguồn thu từ dịch vụ lớn,
có nhƣ vậy AGRIBANK Hà Tây phải từng bƣớc chuyển hoá kinh doanh đơn
thuần sang kinh doanh đa năng. Mặt khác để tồn tại và theo kịp xu thế hội nhập
kinh tế toàn cầu, hệ thống NHTM và đặc biệt là NHNo&PTNT phải thực hiện
chuyển đổi tiến tới có một định chế tài chính bền vững theo xu thế hoạt động
của các tổ chức tài chính quốc tế mạnh. Vì vậy phát triển kinh doanh dịch vụ là
một yêu cầu cấp bách. Năm 2012 phấn đấu thu nhập từ thu dịch vụ phi tín dụng
chiếm thấp nhất là 11% trên tổng thu nhập . Tỷ trọng thu dịch vụ năm sau phải
cao hơn năm trƣớc từ 2% đến 3%, tăng trƣởng với tốc độ thấp nhất đến năm
2010 là 20%. NHNo&PTNT có hệ thống màng lƣới rộng khắp từ nông thôn đến
thành thị đây là một ƣu thế mà các NHTM khác không thể có đƣợc. Vì vậy việc
phát triển dịch vụ có tiềm năng rất lớn.
AGRIBANK Hà Tây luôn trú trọng đa dạng hoá các loại dịch vụ, theo sát
lộ trình phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam. Phấn đấu luôn là chi nhánh tiên
phong trong lĩnh vực ứng dụng dịch vụ mới do hệ thống NHNo triển khai.
Đầu tƣ về con ngƣời, có trình độ, đƣợc đào tạo về các dịch mới nhƣ: về
nghiệp vụ chứng khoán, đại lý bảo hiểm, vv...
* Dịch vụ chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh:
Là một phƣơng thức chuyển tiền nhanh, sản phẩm trên mới đƣợc áp dụng
trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Với phƣơng thức chuyển tiền trên đã
từng bƣớc thay thế các hình thức thanh toán thủ công của toàn hệ thống nhƣ :
Thanh toán bù trừ, thanh toán séc, chuyển tiền thƣ, chuyển tiền điện, nhờ
thu,...trƣớc đây. Đến nay toàn chi nhánh có 59 đơn vị chuyển tiền nội, ngoại tỉnh
phục vụ khách hàng (100% các ngân hàng huyện và ngân hàng cấp 3 tham gia
chuyển tiền điện tử). Dịch vụ chuyển tiền nhanh nội tệ, ngoại tệ qua mạng máy
vi tính, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, phù hợp với xu hƣớng phát
67
triển kinh doanh của ngân hàng, vừa tăng nguồn thu dịch vụ, tạo lập đƣợc lòng
tin với khách hàng, nên trong năm đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến mở tài
khoản tiền gửi, tiền vay giao dịch với AGRIBANK Hà Tây.
Trong thời gian tới AGRIBANK Hà Tây tiếp tục mở rộng hình thức
chuyển tiền từ chuyển tiền đơn tệ sang chuyển tiền đa tệ ở 59 chi nhánh.
* Dịch vụ thanh toán song phương:
Hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam đã tổ chức thanh toán song phƣơng với
Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển, NH Công thƣơng qua mạng máy tính tại trung
tâm điều hành, AGRIBANK Hà Tây là một trong các ngân hàng đƣợc triển khai
hệ thống thanh toán trên. Với hình thức thanh toán song phƣơng trên
NHNo&PTNT Việt Nam đã quản lý đƣợc hệ thống vốn thanh toán tập trung tại
trung tâm, không để lãng phí vốn tại các chi nhánh. Hình thức thanh toán trên
thực hiện nhanh tức thời cho khách hàng, các chi nhánh không phải thực hiện
thanh toán bù trừ thủ công. Trong tƣơng lai NHNo&PTNT triển khai mở rộng
thanh toán song phƣơng với kho bạc nhà nƣớc, các tổ chức tài chính tín dụng
khác....
* Chi trả tiền WESTERN UNION:
Dịch vụ chi trả Western Union là loại hình dịch vụ mang lại lợi nhuận cao
cho ngân hàng và lợi ích lớn cho khách hàng, đây là một hình thức chi trả tiền
nhanh, gọn, thủ tục không phức tạp là một sản phẩm đầy tiềm năng vì tỉnh Hà
Tây có trên 10 ngàn lao động ở 13 huyện thị xã đi lao động ở nƣớc ngoài, hàng
tháng, quí, năm ngƣời lao động nƣớc ngoài luôn gửi tiền về cho ngƣời nhà. Đây
là một sản phẩm mới đƣợc áp dụng tại AGRIBANK Hà Tây, công tác quảng cáo
giới thiệu sản phẩm đang đƣợc khẩn chƣơng triển khai rộng khắp mọi thành
phần dân cƣ.
* Dịch vụ chi trả kiều hối:
Đến nay số lƣợng khách hàng tham gia chuyển tiền từ nƣớc ngoài về Việt
Nam thông qua hệ thống NHNo&PTNT ngày một nhiều, đây là một loại hình
68
dịch vụ đầy tiềm năng và lợi nhuận cao. Để phát triển dịch vụ này
NHNo&PTNT Việt Nam cần có chiến lƣợc rõ ràng, phải có màng lƣới rộng
khắp tại một số nƣớc có đông ngƣời Việt Nam nhƣ Mỹ, Đức, Canada... hoặc
thành lập một bộ phận chuyên trách về kiều hối.
* Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số kinh doanh ngoại tệ ngày càng tăng trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, do đối tƣợng phục vụ là các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động kinh
doanh ngoại tệ hiện nay có quy mô nhỏ nên nghiệp vụ này chƣa thực sự phát
triển triển. Về màng lƣới kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế còn hạn chế
(mới có ở trung tâm tỉnh) Trình độ cán bộ còn bất cập, từ đó hoạt động kinh
doanh và thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế.
* Thực hiện giao dịch quyền chọn (Option):
Quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán; Trong đó
ngƣời mua có quyền mua hoặc bán một đồng tiền để lấy một đồng tiền khác tại
một tỷ giá xác định với số lƣợng nhất định vào một thời gian xác định trong
tƣơng lai. Đây là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Nếu tỷ giá biến động bất
lợi) có hiệu quả trên cơ sở các hạn chế của hợp đồng kỳ hạn đƣợc các doanh
nghiệp rất quan tâm. Đây là một loại hình kinh doanh mới từng bƣớc nghiên cứu
ứng dụng và phát triển.
* Dịch vụ thanh toán séc du lịch, trong nước và nước ngoài:
Hiện nay nghiệp vụ này chƣa xuất hiện tại chi nhánh AGRIBANK Hà
Tây. Nhƣng, với chính sách về phát triển du lịch của tỉnh tƣơng lai trong những
năm tới sẽ phát triển nghiệp vụ này.
*Dịch vụ đầu tư, tín dụng và cầm cố.
+ đầu tƣ liên doanh trong nƣớc và nƣớc ngoài
+ Mua cổ phần cổ phiếu và tài sản.
+ kinh doanh địa ốc.
69
+ Kinh doanh cầm cố.
+ Làm dịch vụ uỷ thác đầu tƣ cho vay các dự án trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Các sản phẩm dịch vụ trên từng bƣớc triển khai, theo lộ trình phát triển
của nền kinh tế và theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, hiện tại dịch vụ
cho vay cầm cố đang thực hiện và từng bƣớc mở rộng. Dịch vụ mua cổ phần, cổ
phiếu trong năm 2012 AGRIBANK Hà Tây triển khai đào tạo nghiệp vụ cho cán
bộ và thực hiện. Đây là một dịch vụ mới, khả năng mang lại lợi nhuận cao cho
ngân hàng nhƣng rủi ro cũng rất lớn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn, hiểu biết pháp luật và tính quyết đoán cao, nắm bắt thông tin nhanh nhạy...
* Dịch vụ cho thuê két sắt:
Triển khai thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, giấy tờ có giá qua đêm và
có kỳ hạn đối với mọi thành phần kinh tế. Đây là nghiệp vụ ngân hàng cổ điển
đã đƣợc nhiều ngân hàng thƣơng mại thực hiện. Tuy nhiên NHNo&PTNT tỉnh
Hà Tây có điều kiện triển khai nhƣ: kho tàng, két sắt.. cần chuẩn bị các điều kiện
quản lý và thành lập tổ chuyên trách thực hiện.
* Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ.
Trong điều kiện nhu cầu sử dụng bằng tiền mặt trong thanh toán đang là
một thói quen của đại bộ phận dân cƣ và nhiều tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
Với tình hình an ninh xã hội chƣa thực sự ổn định thì nhu cầu của khách hàng
đƣợc phục vụ tại chỗ để đảm bảo an toàn về con ngƣời và tài sản vẫn cao.
AGRIBANK Hà Tây đã và đang triển khai thực hiện nghiệp vụ thu, chi tiền mặt
tại chỗ đối với khách hàng có tài khoản và có nhu cầu mở tài khoản, gửi tiết
kiệm tại chi nhánh với số tiền lớn.
Dịch vụ này nếu làm tốt nó góp phần quảng bá thƣơng hiệu và hình ảnh
đẹp của AGRIBANK Hà Tây. Với loại hình dịch vụ này tuy không mang lợi ích
vật chất lớn nhƣng mang tính thƣơng hiệu lớn. Loại hình dịch vụ này trong
tƣơng lai nhiều năm sau có xu thế giảm bởi lẽ nhu cầu sử dụng tiền mặt của
nhân dân giảm dần.
70
* Dịch vụ thu phí kiểm đếm tiền mặt, giám định ngoại tệ:
Trong điều kiện hiện nay tiền mặt vẫn là phƣơng tiện thanh toán chính
trong nền kinh tế thì dịch vụ kiểm đếm hộ tiền mặt, đổi tiền mặt nhỏ lấy tiền mặt
có mạnh giá cao, giám định ngoại tệ mạnh là việc làm rất cần. Trên cơ sở thoả
thuận với khách hàng, có qui chế kiểm soát.
* Dịch vụ thẻ:
a) Nghiệp vụ thẻ ATM
Đây là một loại dịch vụ mới, đòi hỏi hệ thống ngân hàng đầu tƣ lớn về tài
sản và công nghệ, đƣờng truyền. Đây là loại hình dịch vụ từng bƣớc làm thay
đổi thói quen của mọi ngƣời dân cách quản lý và sử dụng tiền trong thanh toán.
Tính an toàn cao. Đến nay AGRIBANK Hà Tây đã triển khai lắp đặt 28 máy
ATM và mở trên 73.000 tài khoản cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ rút tiền
tự động qua máy ATM. Số dƣ tiền gửi bình quân trên 84 tỷ đồng, song song với
nghiệp vụ phát hành thẻ ATM là nghiệp vụ chi trả lƣơng cho các doanh nghiệp
và các tổ chức kinh tế, xã hội.
b) Dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Mở rộng việc phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hiện nay NHNo&PTNT
tỉnh Hà Tây đã tiến hành tập huấn về nghiệp vụ thẻ tín dụng cho cán bộ công
nhân viên chức từng bƣớc tập huấn đến khách hàng. Triển khai các đại lý và tổ
chức phát hành thẻ.
* Dịch vụ thông tin, thẩm định và tư vấn tài chính:
+ Dịch vụ cung ứng thông tin khách hàng, thông tin thị trƣờng;
+ Dịch vụ tƣ vấn lựa chọn chứng khoán;
+ Dịch vụ tƣ vấn lập dự án dầu tƣ, phân tích dự án đầu tƣ.
+ Các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng.
71
* Đại lý chứng khoán:
Dịch vụ đại lý mua bán, thanh toán, giữ hộ chứng khoán là nghiệp vụ
đƣợc rất nhiều các ngân hàng trên thế giới đã và đang thực hiện. Tuy nhiên việc
triển khai dịch vụ trên phải đƣợc Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc và
NHNo&PTNT Việt Nam có cơ chế cho phép.
Nếu đƣợc phép AGRIBANK Hà Tây mở tài khoản tiền gửi, tài khoản lƣu
ký chứng khoán và thực hiện đặt lệnh mua bán với trung tâm giao dịch chứng
khoán theo lệnh của khách hàng và thực hiện thanh toán với khách hàng.
* Dịch vụ công nghệ: Tổ chức bảo hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống phần
cứng và phần mềm thiết bị tin học, thực hiện quảng cáo sản phẩm của các doanh
nghiệp...
* Dịch vụ bảo lãnh, môi giới thanh toán kinh doanh bất động sản:
Hiện tại NH Hà Tây đang thực hiện các dịch vụ bảo lãnh nhƣ sau: Bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh nộp thuế, bảo lãnh phát sinh
trong hoạt động thanh toán quốc tế , vv ...
Để thực hiện dịch vụ môi giới thanh toán kinh doanh bất động sản, cần có
mặt bằng, lực lƣợng lao động đƣợc dào tạo đầy đủ kiến thức pháp luật và kỹ
năng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động, có giấy phép kinh doanh.
Lộ trình triển khai thực hiện 2012.
* Dịch vụ home Banking, office Banking:
Dịch vụ này cần đƣợc mở rộng trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu
thanh toán đến từng khách hàng mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến
Ngân hàng. Giúp khách hàng chủ động theo dõi, giám sát các giao dịch của
mình một cách chính xác, ngoài ra làm giảm thời gian, chi phí thanh toán và
giảm rủi ro trong thanh toán. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh
toán, chuyển tiền trong nƣớc và nƣớc ngoài tại trụ sở, văn phòng làm việc hoặc
nhà riêng của mình mà không cần phải đến ngân hàng.
72
Để thực hiện dịch vụ trên, khách hàng phải có tài khoản tại
NHNo&PTNT, có một máy tính đƣợc kết nối với NHNo&PTNT phục vụ mình,
có bộ chƣơng trình và hệ thống khóa bảo mật do NHNo&PTNT phục vụ cung
cấp.
* Dịch vụ tài trợ vốn hỗ trợ du học:
Hiện tại nhu cầu đi nghiên cứu, học tập ở nƣớc ngoài ngày càng gia tăng,
tuy nhiên do điều kiện kinh tế nên gia đình các thí sinh không đáp ứng đƣợc đòi
hỏi về tài chính do các trƣờng đại học ở nƣớc ngoài yêu cầu. AGRIBANK Hà
Tây có thể thực hiện việc xác nhận khả năng tài chính cho các cá nhân có nhu
cầu với điều kiện nhƣ sau:
+ Căn cứ vào số tiền và thời hạn vay mà khách hàng có nhu cầu,
AGRIBANK Hà Tây xác định số lãi phải thu và yêu cầu khách hàng ký quĩ tại
ngân hàng bằng số tiền lãi phải trả (đây là khoản đặt cọc đảm bảo khả năng
thanh toán phần lãi tiền vay).
+ Số tiền còn lại đƣợc AGRIBANK Hà Tây cho vay, nhƣng khách hàng
phải gửi số tiền đó vào NHNo&PTNT nơi cho vay bằng hình thức, mở tài khoản
hoặc gửi tiết kiệm. Số tiền đó đƣợc phong tỏa cho đến khi hết kỳ hạn vay theo
hợp đồng tín dụng đã ký kết để đảm bảo khả năng trả nợ.
+ NHNo&PTNT nơi cho vay có thể thực hiện xin giấy phép chuyển tiền
ra nƣớc ngoài cho khách hàng (với điều kiện số tiền dƣới mức phải khai báo với
hải quan)
3.4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY
3.4.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ là vấn đề bức xúc của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam hiện nay. Đa dạng hoá nghiệp vụ không có nghĩa là dàn
trải đều nguồn lực của ngân hàng vào tất cả các loại nghiệp vụ mà phải xác định
đƣợc loại nghiệp vụ chiến lƣợc của ngân hàng, nghiệp vụ nào ngân hàng có ƣu
73
thế nhất, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tốt nhất, loại nghiệp vụ nào có thể phát
triển trƣớc. Dựa vào thực trạng hoạt động bán lẻ hiện nay, NH có thể phát triển
thêm một số sản phẩm mới nhƣ sau:
3.4.1.1. Áp dụng các hình thức huy động vốn mới
Huy động vốn là loại hình dịch vụ quan trọng nhất và phổ biến nhất trong
các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng hiện nay, vì vậy AGRIBANK Hà Tây
phải tìm ra giải pháp thu hút thêm khách hàng, nâng cao thị phần huy động vốn
từ dân cƣ cho tƣơng xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Về tâm lý, có
những khách hàng rất nhạy cảm về giá (lãi suất) nhƣng cũng có những khách
hàng lại đánh giá cao sự tiện lợi và chất lƣợng phục vụ.
Đối với nhóm sản phẩm tiết kiệm cá nhân có thể đƣa thêm một số hình
thức huy động mới nhƣ:
- Tiết kiệm cho tương lai (tiết kiệm tích luỹ): là hình thức áp dụng cho các
khách hàng có thu nhập thƣờng xuyên và ổn định trích một phần từ thu nhập để
gửi vào tài khoản hàng tháng hoặc hàng quý. Số tiền tích luỹ sẽ đƣợc dùng cho
một mục đích cụ thể trong tƣơng lai nhƣ mua nhà, vào đại học. Phía ngân hàng
sẽ đƣa ra mức lãi suất phù hợp với các kỳ hạn nộp tiền, kỳ hạn thanh toán. Hình
thức này khá phù hợp với số đông dân chúng Việt nam nên trong thực tế, khi
ngân hàng chƣa đƣa ra sản phẩm thì đã có rất nhiều khách hàng đến đề nghị
đƣợc sử dụng sản phẩm này.
- Hình thức gửi một lần, rút nhiều lần: Hình thức dịch vụ này có tính
thanh khoản cao, ngân hàng quản lý tài chính cho khách hàng nên đòi hỏi khách
hàng phải kế hoạch hoá đƣợc nhu cầu của mình một cách chính xác? Đối tƣợng
có khả năng sử dụng dịch vụ này là những gia đình có kế hoạch thi công nhà
cửa, những học sinh, sinh viên học tập ở xa nhà có nhu cầu chi phí hàng tháng
đều đặn.
- Gửi tiết kiệm tự động chuyển lãi vào tài khoản cá nhân: sản phẩm này sẽ
đƣợc sử dụng cho những khách hàng gửi tiết kiệm để lấy lãi định kỳ ra chi tiêu
và họ có thẻ Connect 24 để rút tiền từ tài khoản cá nhân. Hình thức này cho
74
phép khách hàng không phải đến chờ đợi giao dịch tại quầy mà chủ động rút lãi
theo nhu cầu chi tiêu của mình.
- Tiết kiệm nhân thọ: đây đƣợc coi là sản phẩm lai tạp giữa bảo hiểm và
ngân hàng. Nó rất thích ứng với tâm lý ngƣời Việt nam vì nó cung cấp cho
ngƣời dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo nguồn
sống khi về già hoặc mất khả năng lao động mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ
thủ tục nhƣ bảo hiểm. Cung cấp loại hình sản phẩm này, ngân hàng sẽ khai thác
đƣợc ƣu thế về thu nhận và quản lý một nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài,
tăng cơ cấu vốn trung dài hạn.
Ngoài các sản phẩm nhƣ trên, ngân hàng cần phải nghiên cứu để áp dụng
các hình thức trả lãi khác nhau nhƣ trả lãi trƣớc, trả lãi theo chu kỳ nhất định
chứ không chỉ là trả lãi một lần vào cuối kỳ hạn cứng nhắc nhƣ hiện nay.
Sản phẩm tài khoản cá nhân tuy không đƣợc coi là nguồn vốn trung dài
hạn nhƣng lại có một ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động ngân hàng vì đây là
nguồn vốn tăng trƣởng ổn định với giá vốn rẻ. NH nên phát triển sản phẩm này
thành một nhóm các sản phẩm với những tiện ích khác nhau, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng nhƣ:
- Tài khoản thấu chi: cho phép khách hàng chi vƣợt số tiền trên tài khoản
thanh toán của mình tại ngân hàng và trả lãi cho số tiền chi vƣợt đó. Khách hàng sẽ
đƣợc cấp một hạn mức thấu chi nằm trong tổng giới hạn tín dụng của khách hàng
đó đối với ngân hàng. Ƣu thế của sản phẩm này là khách hàng chủ động sử dụng
vốn một cách linh hoạt chỉ với một tài khoản duy nhất tại ngân hàng mà không phải
làm các thủ tục vay nợ, điều kiện sử dụng dịch vụ đơn giản, thuận tiện.
- Tài khoản đầu tư tự động: áp dụng cho những đối tƣợng khách hàng có
số dƣ tài khoản lớn quan tâm đến việc đầu tƣ khi tiền tạm thời nhàn rỗi. Khách
hàng chỉ cần đăng ký với ngân hàng một hạn mức và một kỳ hạn gửi, khi số dƣ
trong tài khoản vƣợt quá hạn mức trên, AGRIBANK Hà Tây sẽ tự động chuyển
số tiền này sang mở một tài khoản có kỳ hạn đã đăng ký với lãi suất cao hơn.
75
- Tài khoản ưu đãi về lãi suất: áp dụng cho những khách hàng duy trì
đƣợc số dƣ tƣơng đối cao trong một thời gian dài, họ ít sử dụng đến nguồn tiền
trong tài khoản nên mong muốn đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn là con số cố định
nhƣ hiện nay.
3.4.1.2. Phát triển sản phẩm mới và tăng tiện ích cho sản phẩm thẻ hiện có
AGRIBANK Hà Tây hiện mới chỉ phát hành và thanh toán thẻ ATM,
trong khi đó NHNo&PTNT Việt nam đã triển khai thực hiện thẻ ghi nợ nội địa,
thẻ tín dụng nội địa, trên thị trƣờng Việt Nam đã có thẻ ghi nợ quốc tế (Via
Electron, Maestro) do ACB và ANZ cung cấp. Những thành công của thẻ
Connect 24 cho thấy ƣu thế đặc biệt của thẻ ghi nợ tại thị trƣờng Việt Nam vì
điều kiện phát hành đơn giản, chủ thẻ chi tiêu bằng chính tiền của mình nên có
độ an toàn cao. Tuy nhiên, thẻ ghi nợ Connect 24 chỉ có khả năng lƣu hành
trong nƣớc, tại các máy ATM của NHNo&PTNT, gây hạn chế cho chủ thẻ khi
đi công tác xa. NH cần liên kết với tổ chức thẻ khác để phát hành thẻ cho phép
chi tiêu và rút tiền tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam.
Thẻ liên kết đã trở thành sản phẩm phổ biến trên thế giới, đƣợc phát hành
thông qua sự liên kết giữa một ngân hàng với một chủ thể thƣơng mại và chủ thẻ
sẽ nhận đƣợc những dịch vụ gia tăng thông qua những chính sách nhƣ điểm
thƣởng, giảm giá... Nghiên cứu xu hƣớng phát triển của dịch vụ thẻ trên thế giới
cũng nhƣ hiểu đƣợc mong muốn của khách hàng, NH không nên bỏ qua việc
phát triển thẻ liên kết thông qua việc tìm kiếm đối tác có uy tín trên thị trƣờng
nội địa nhằm nâng cao lợi ích cho cả hai bên. Các lĩnh vực có khả năng liên kết
với hiệu quả cao sẽ là siêu thị, hàng không, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông,
xăng dầu…
3.4.1.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các thủ tục tín dụng tiêu dùng để có
những sản phẩm thực sự hấp dẫn
Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân tƣơng đối an toàn do món vay nhỏ lẻ,
chủ yếu có tài sản thế chấp (đặc biệt là đối với trƣờng hợp cầm cố sổ tiết kiệm
và giấy tờ có giá). Các quy định về đảm bảo tiền vay và thủ tục giấy tờ còn cứng
76
nhắc, cồng kềnh, không phù hợp với cho vay cá nhân. Việc thẩm định nguồn trả
nợ, kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng gặp khó khăn do món vay nhỏ,
số lƣợng khách hàng là rất lớn, hơn nữa tập quán chi tiêu của ngƣời dân là dùng
tiền mặt nên khó có cơ sở thẩm định.Vậy, AGRIBANK Hà Tây cần cải tiến quy
trình cho vay, thiết kế lại mẫu biểu cho đơn giản hơn, tuỳ mức độ an toàn về loại
hình vay có thể giảm bớt các quy định về kiểm tra, kiểm soát.
Còn nhiều hình thức cho vay mà pháp luật Việt Nam cho phép vẫn chƣa
đƣợc mở rộng nhƣ chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay mua cổ phần, cho vay theo
hạn mức thấu chi, cho vay giáo dục . . .
Để cho vay tiêu dùng phát triển hơn nữa, ngân hàng nên nghiên cứu
những sản phẩm liên kết với các nhà sản xuất hàng hoá, bắt tay với họ để hai
bên cùng có lợi. Kết hợp với các Đại sứ quán và các trƣờng Đại học nổi tiếng ở
nƣớc ngoài để phát triển sản phẩm cho vay du học, một sản phẩm rất có tiềm
năng hiện nay.
Đa dạng hoá các loại hình cho vay bằng cách đƣa ra nhiều phƣơng thức trả
nợ, thời hạn vay, phƣơng thức giải ngân ứng với nhiều mức lãi suất khác nhau.
3.4.2. Xây dựng chiến lƣợc con ngƣời cho hoạt động dịch vụ ngân hàng
Vì ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ nên công
chúng chỉ tìm đến những ngân hàng nào mà ở đó nhân viên ngân hàng thực sự
hiểu biết họ và có trình độ giao tiếp.
Nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng đƣợc phát triển theo hai hƣớng:
- Những cán bộ quản lý, hoạch định chính sách đòi hỏi phải có kiến thức
về đánh giá năng lực tài chính khách hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ
chuyên môn cao, hiểu biết về văn hóa, xã hội, pháp luật và nắm bắt đƣợc các
thông tin về phát triển công nghệ.
- Các cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng ngoài trình độ nghiệp vụ
phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, có hiểu biết xã hội- nhân văn, đòi hỏi độ
nhạy bén cao trong việc thuyết phục khách hàng “mua hàng”. Trƣớc con mắt
77
của khách hàng, họ chính là "bộ mặt" của ngân hàng nên cần phải đƣợc đào tạo
kỹ năng bán hàng.
Muốn đạt đƣợc yêu cầu về nhân lực nhƣ trên, đề nghị AGRIBANK Hà
Tây thƣờng xuyên tổ chức đào tạo cán bộ để quy hoạch và thống nhất về chất
lƣợng nguồn nhân lực cho mỗi mảng nghiệp vụ, liên tục cập nhật sự phát triển
của các sản phẩm mới để đổi mới chƣơng trình đào tạo cho phù hợp. Đối tƣợng
đào tạo gồm có đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và tái đào tạo đội ngũ cán bộ
có thâm niên để họ nắm bắt đƣợc kiến thức mới.
Song song với công tác đào tạo, AGRIBANK Hà Tây nên bố trí các nhân
viên ở vị trí phù hợp với trình độ và khả năng của họ, thực hiện đánh giá nghiêm
túc về kết quả bán hàng để có chế độ trả lƣơng cho phù hợp.
3.4.3. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng
Nhiệm vụ của hoạt động ngân hàng là thu hút đƣợc một khối lƣợng khách
hàng lớn thuộc mỗi tầng lớp dân cƣ với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau
nên việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách
hàng có một ý nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lƣợc kinh doanh để liên kết,
phối hợp những ngƣời có kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ƣu và công nghệ hiện
đại nhằm cân bằng đƣợc 2 lợi ích: lợi nhuận thu đƣợc của ngân hàng và sự hài
lòng tối đa của khách hàng. Với thực tế hoạt động bán lẻ của mình, để làm tốt
công tác marketing AGRIBANK Hà Tây cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng để
đông đảo dân chúng biết về các dịch vụ ấy. Trong thực tế quan sát tại một số
điểm giao dịch, ngay cả khách hàng đang sử dụng các sản phẩm của
AGRIBANK Hà Tây cũng chƣa biết hết tiện ích của sản phẩm đó. Vậy trƣớc
mắt nên có những tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để
khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.
- Chuẩn hóa "bộ mặt" bên ngoài của các văn phòng AGRIBANK Hà Tây từ
kiến trúc tới lôgô, màu sắc. Đối với địa bàn Hà Tây, thƣơng hiệu gắn với các địa
điểm bán hàng vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hƣởng lớn đến ấn tƣợng của
78
khách hàng. Cần xây dựng một thƣơng hiệu , hay mô típ đặc trưng Agribank; hay
Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng để ở bất kỳ đâu, khách hàng
cũng nhận ra ngƣời cung cấp dịch vụ tài chính quen thuộc của mình.
- Tổ chức bộ phận tiếp tân chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng
cảm giác đƣợc tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng
hƣớng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc
của khách hàng, tƣ vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách
hàng xây dựng văn hóa giao dịch NHNo. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong
cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục
riêng, mang nét đặc trƣng của NHNo.
3.4.4. Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ
Để chất lƣợng dịch vụ NH có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu, chuẩn mực
quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng cải tiến và nâng cấp thực sự trở
thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng.
3.4.5. Chiến lƣợc cạnh tranh năng động và hiệu quả
Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Do vậy các Ngân hàng
thƣơng mại muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác hơn là phải nâng
cao sức cạnh tranh của mình bằng thiết lập một chiến lƣợc cạnh tranh năng động
và hiệu quả. Nội dung của chiến lƣợc này phải thể hiện:
Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh có hiệu quả
của các Ngân hàng thƣơng mại. Việc nghiên cứu phải thƣờng xuyên trên cơ sở so
sánh: sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lƣới ngân hàng
... với các đối thủ gần gũi (các Ngân hàng cùng địa bàn). Với cách này có thể xác
định đƣợc các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Nhằm tạo thuận lợi cho các
chủ ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc nghiên cứu các đối thủ là
một nội dung quan trọng của Marketing ngân hàng. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh, các Ngân hàng thƣơng mại cần tập trung vào một số nội dung:
79
- Xác định đối thủ.
- Xác định chiến lƣợc của đối thủ.
- Xác định mục tiêu của đối thủ.
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ.
- Phải xây dựng đƣợc hệ thống tình báo cạnh tranh.
Thứ hai, xác lập nội dung của chiến lƣợc cạnh tranh.
Đây là nội dung chính nhằm tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của các
Ngân hàng thƣơng mại, bao gồm một số vấn đề cơ bản sau đây:
* Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng. Nó đƣợc tạo bởi hình
ảnh bên trong của Ngân hàng thƣơng mại đó là: số lƣợng, chất lƣợng của sản
phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên,
trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu
quả và an toàn tiền gửi, tiền vay... và hình ảnh bên ngoài của Ngân hàng đó là
địa điểm, trụ sở, biểu tƣợng... đã trở thành tài sản vô hình của Ngân hàng
thƣơng mại.
* Phải tạo được sự khác biệt của Ngân hàng. Một con ngƣời hay một
Ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa ngƣời này với
ngƣời khác, Ngân hàng này với Ngân hàng khác. Hoạt động của Ngân hàng
thƣơng mại cũng phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh của mình, cái mà Ngân
hàng mình có Ngân hàng khác không có. Nhƣ vậy, Marketing của Ngân hàng
thƣơng mại phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của Ngân hàng mình. Đó là sự
khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trƣờng; lãi suất; kênh phân phối;
hoạt động quảng cáo khuyếch trƣơng - giao tiếp.Tổng hợp sự khác biệt của hoạt
động kinh doanh Ngân hàng thƣơng mại đã tạo ra sự chú ý, kích thích, hấp dẫn
đối với khách hàng trong và ngoài nƣớc. Do vậy nó chẳng những có tác dụng
duy trì củng cố khách hàng cũ mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới - yếu tố
quyết định của chiến lƣợc cạnh tranh trong các ngân hàng thƣơng mại ngày nay.
80
3.4.6. Đổi mới phong cách giao dịch
Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hoá kinh doanh là yêu cầu cấp
bách đối với cán bộ công nhân viên chức hiện nay, có nhƣ vậy mới tiến kịp với
tiến trình hội nhập toàn cầu. Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi
biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm minh những trƣờng
hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hƣởng đến uy tín và thƣơng hiệu của
ngành. Bằng nhiều chính sách động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên
và chính sách khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG TẠI AGRIBANK Hà Tây.
3.5.1 Kiến nghị đối với Chính phủ.
Thứ nhất Nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và
dịch vụ ngân hàng đầy đủ và rõ ràng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc
tế.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ chế chính sách luôn đƣợc đặt
lên hàng đầu. Tuy nhiên hệ thống các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn
chƣa đồng bộ và thích ứng với các quy định, các thông lệ quốc tế, chẳng hạn
quy định về giao dịch tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp…Bên cạnh đó, nhiều
dịch vụ ngân hàng mới vẫn chƣa có uy định nào điều tiết khiến cho việc phát
triển dịch vụ ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy cơ chế thanh toán không
dùng tiền mặt trong mọi ngành, mọi cấp của nền kinh tế. Trong những năm qua,
các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để
có thể mở rộng thanh toán không dung tiền mặt qua ngân hàng nhƣng còn nhiều
khó khăn và vƣớng mắc. Thị trƣờng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chƣa hoàn chỉnh,
thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân chúng còn hạn chế khiến
các phƣơng thức thanh toán hiện đại nhƣ thẻ, internet, tài khoản chƣa thực sự
phát triển.
81
Thứ ba Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngân
hàng thƣơng mại vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính đầy khó khăn này.
Để đƣa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chính phủ
nhiều quốc gia đã đƣa ra những gói cứu trợ khổng lồ nhằm ngăn chặn đà suy
thoái của nền kinh tế. Việt Nam tuy chịu tác động không quá lớn từ cuộc khủng
hoảng tài chính này nhƣng sự suy giảm là điều không tránh khỏi. Nhiều ngành
nghề kinh tế có mức tăng trƣởng không cao, GDP cả năm đạt 6,23% thấp hơn
rất nhiều so với dự báo(8-9%) gây khó găn cho việc phát triển dịch vụ tại các
ngân hàng. Điều này đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách kịp thời và
đúng mức để giúp các ngân hàng thực hiện tốt hơn vai trò của mình. Chính phủ
có thể thực hiện hỗ trợ lãi xuất cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh hay có những quy định mới trong việc cấp vốn cho các dự án kém khả thi,
các dự án liên quan đến bất động sản. Đồng thời thực hiện tiết kiệm chi tiêu
chính phủ tiếp tục đóng góp vào sự tăng trƣởng GDP chung của cả nƣớc.
3.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc.
Thứ nhất tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế. Ngân hàng nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện luật Ngân
hàng, luật tổ chức tín dụng, cụ thể: Tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế
chính sách và văn bản phù hợp với các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng-
tài chính. Ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng cơ chế phối hợp giữ NHNN với
các bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, hạn chế sự bảo
hộ, bao cấp của nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo lập mội trƣờng
kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, NHNN cần ban hành luật thanh toán và
luật giao dịch điện tử nhƣ chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, bảo mật, xác nhận
điện tử… để có cơ sở triển khai các sản phẩm mới, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Thứ hai ngân hàng Nhà Nƣớc cần tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế,
các tổ chức tài chính quốc tế nhằm mở rộng mối quan hệ đối ngoại về hoạt động
82
ngân hàng. Trong xu thế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài rất gay gắt, do vậy NHNN cần
đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh các ngân hàng trong nƣớc,
khai thông các hoạt động ngân hàng ra nƣớc ngoài và tận dụng nguồn vốn từ các
quốc gia khác.
Thứ ba Ngân hàng Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng
mại chủ động hơn, tự ra quyết định nhiều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu, rất
nhiều những biến động bất ngờ xảy ra, khi đó các ngân hàng cần phải nắm bắt
thời cơ để có những quyết định chính xác, nhanh chóng. Điều này đòi hỏi sự
linh hoạt trong việc giao quyền quyết định cho các ngân hàng thƣơng mại trƣớc
những vấn đề nhảy cảm.
83
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng phát triển tất yếu
của mọi quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và
thách thức cho Việt Nam. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng tài chính cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó.
Với định hƣớng tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp khoảng cách
với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, chuẩn bị những bƣớc tiến trong lộ trình
hội nhập, chi nhánh AGRIBANK Hà Tây đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển
và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Chi nhánh cũng gặp không ít
những khó khăn, vƣớng mắc từ phía nội lực, từ phía cơ chế điều hành của
NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, từ hệ thống pháp luật của Nhà
nƣớc. Để sớm phát triển các dịch vụ ngân hàng góp phần nâng cao vị thế của
mình trong trƣờng Quốc tế và tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới Chi nhánh cần thực hiện một hệ thống các giải pháp kinh tế khu vực
và ổn định lâu dài. Điều đó cũng đòi hỏi ở tầm vĩ mô Nhà nƣớc cùng các cấp các
ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho ngân hàng trong
việc thực thi các giải pháp đó.
Trên cơ sở thực tiễn tại chi nhánh AGRIBANK Hà Tây, vận dụng những
kiến thức đã học tập, tiếp thu trên ghế nhà trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, em
cũng xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng tại
AGRIBANK Hà Tây. Qua đó khắc phục những tồn tại và hạn chế tại chi nhánh
AGRIBANK Hà Tây thời hoàn thiện và phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng tại
chi nhánh.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH VÀ TÀI LIỆU
1. Âu Văn Trƣờng (2003), Quản trị Marketing ngân hàng, Trung tâm đào
tạo NHNo & PTNT Việt Nam.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Hà Tây các năm
2006, 2007, 2008, 2009.
3. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội
4. Đặng Minh Hiền, “ Phát triển dịch vụ đối với các định chế tài chính tại
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn cử nhân kinh tế,
5. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển đến năm 2015 của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây
6. Edward. W. Redd & Edward K.Gilt (1993), Ngân hàng thƣơng mại, NXB
thành phố Hồ Chí Minh
7. Lê Văn Tề (2006), Ngiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2004) "Luật ngân hàng nhà nước và luật
các tổ chức tín dụng"(Sửa đổi) – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. NHNo & PTNT Việt Nam (2005), Thông tin kinh tế thƣơng mại và phòng
ngừa rủi ro, số 15, 16, 19, 21
10. Nguyễn Thị Hƣờng (2005), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống
kê, Hà Nội
11. Nguyễn Thị Quy (2004), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trong xu thế hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Ngọc Phong (2006), Marketing trong ngân hàng, Nhà xuất bản
thống kê Hà Nội.
13. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. Hà Nội.
85
14. Philip Koler (1997) "Marketing căn bản"- NXB Thống kê
15. Quy chế về tổ chức và hoạt động của AGRIBANK Hà Tây
86
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 5
CHƢƠNG I:TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI. .................................................................................. 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................... 8
1.1.1 Khái niệm và đặc trƣng của các ngân hàng thƣơng mại. ..................... 8
1.1.2 Chức năng cơ bản của các ngân hàng thƣơng mại. .............................. 9
1.1.3 Vai trò của các ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế. .................. 11
1.2 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NHTM. ............. 12
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng thƣơng mại. ................................... 12
1.2.2 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng thƣơng mại. ......................................... 13
1.2.3 Các loại hình dịch vụ ngân hàng thƣơng mại chủ yếu. ...................... 14
1.3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
WTO. ............................................................................................................ 17
1.3.1 Khái niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng. ...................................... 17
1.3.2 Các nội dung của việc phát triển dịch vụ ngân hàng tại các NHTM. . 18
1.3.3 Các nhân tố tác động đến khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng của
các NHTM. ................................................................................................ 20
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng. ...................... 24
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. .......................................................... 25
1.4.1 Lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng. .................................. 25
1.4.2 Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải phát triển dịch vụ ngân hàng. . 26
CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG TẠI AGRIBANK HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2005 -2009 ..................... 27
2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK HÀ TÂY. ............................................. 27
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Hà Tây .............. 27
2.1.2. Khách hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn .............................................................................. 28
87
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG TẠI AGRIBANK HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2006-2009 .......... 30
2.2.1 Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ của
AGRIBANK HÀ TÂY. ............................................................................. 30
2.2.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ của
AGRIBANK Hà Tây. ................................................................................ 31
2.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Tây......................................................................................... 34
2.3.1 Dịch vụ huy động vốn ....................................................................... 34
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHNo &
PTNT TỈNH HÀ TÂY .................................................................................. 42
2.4.1. Ƣu điểm ........................................................................................... 42
2.4.2. Một số tồn tại ................................................................................... 44
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại................................................................... 48
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY TRONG THỜI KÌ
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................... 55
3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG KHI
VIỆT NAM RA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. ........ 55
3.1.1 Hội nhập quốc tế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.... 55
3.1.2 Các nguyên tắc của WTO đối với sự phát triển dịch vụ nói chung và
dịch vụ ngân hàng nói riêng. ...................................................................... 56
3.1.3 Các cam kết của Việt Nam và phát triển dịch vụ ngân hàng theo yêu
cầu của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO................................................. 57
3.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI AGRIBANK Hà Tây TRONG THỜI
KỲ HỘI NHẬP. ............................................................................................ 58
3.2.1 Cơ hội đối với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh
AGRIBANK Hà Tây trong thời gian tới. ................................................... 59
3.2.2 Thách thức đối với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh
AGRIBANK Hà Tây trong thời gian tới. ................................................... 59
88
3.3 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH, CHIẾN LƢỢC SẢN
PHẨM CỦA AGRIBANK HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2015 ............................... 61
3.3.1. Mục tiêu và định hƣớng kinh doanh ................................................ 61
3.3.2. Chiến lƣợc phát triển dịch vụ đến năm 2015 .................................... 63
3.4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK HÀ TÂY....... 72
3.4.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ......................................................... 72
3.4.2. Xây dựng chiến lƣợc con ngƣời cho hoạt động dịch vụ ngân hàng .......... 76
3.4.3. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng ........................... 77
3.4.4. Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ................................. 78
3.4.5. Chiến lƣợc cạnh tranh năng động và hiệu quả .................................. 78
3.4.6. Đổi mới phong cách giao dịch ......................................................... 80
3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG TẠI AGRIBANK Hà Tây. ............................................. 80
3.5.1 Kiến nghị đối với chính phủ. ............................................................. 80
3.5.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nƣớc. ............................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5103_8541.pdf