Khóa luận Phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh Đồng Nai

Qua những kết quả rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng, chúng tôi xin được đề xuất một vài ý kiến như sau: Về phía xã hội: -Nhà nước cần quan tâm tổ chức những lớp học riêng biệt, đặc thù để đào tạo nhiều giáo viên chuyên về lĩnh vực giáo dục lại. -Nhà nước cần quan tâm đầu tư ngân sách cho việc cải thiện cơ sở vật chất, đảm bảo số lượng học sinh tối ưu trong các đội ở các trường Giáo dưỡng. - Địa phương và các tổ chức xã hội cần quan tâm đến việc tạo việc làm ổn định cho học sinh khi các em ra trường. Về phía nhà trường: - Để mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường cần chú trọng đến vấn đề về nhân lực. Nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là việc bồi dưỡng những kiến thức về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục.

pdf180 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên và học sinh đánh giá có sự tương đồng ở các cách thức: Nhắc nhở nhẹ nhàng, phê bình trước tập thể đội, cảnh cáo trước tập thể đội. Các cách thức trách phạt này được đánh giá ở thái độ HL. Bên cạnh đó thì phần lớn giáo viên tỏ ra PV trong đánh giá thái độ của học sinh ở các cách thức trách phạt: Phê bình trước toàn trường, cảnh cáo trước toàn trường, phê bình trên loa, cách ly tại buồng kỷ luật 5 ngày. Trong khi đó thì phần lớn học sinh có thái độ HL khi giáo viên sử dụng các cách thức trách phạt này. Nhìn chung thì có sự tương đồng trong đánh giá của giáo viên và học sinh về các cách thức trách phạt cũng như là thái độ của học sinh. 2.2.4 Đánh giá của giáo viên về một số kết quả, rèn luyện của học sinh Qua kiểm nghiệm Chi – Square, với các mức ý nghĩa quan sát (sig<a= 0.05) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên về các mức độ lựa chọn. 98.2% giáo viên xác nhận rằng học sinh đã biết chấp hành nội quy nề nếp trong nhà trường. Tâm sự với chúng tôi, thầy cô cho rằng phần lớn học sinh trước đây đều có cuộc sống buông thả, thiếu tổ chức, kỷ luật, có nhiều em có tâm lý chống đối lại mọi quy tắc, mọi ràng buộc của gia đình, xã hội. Tuy nhiên, sau khi vào trường, với sự quản lý chặt chẽ của giáo viên và những nội quy nghiêm ngặt của nhà trường, thì các em dần hình thành được những thói quen sống có nề nếp, có kỷ luật như: thức dậy biết xếp quần áo, chăn màn đúng cách, ăn uống, nghỉ ngơi, học tập, lao động đúng thời gian quy định. Biết lễ phép vâng lời thầy cô được 98.1% giáo viên xác nhận là học sinh có nhiều về những biểu hiện tiến bộ này. Các thầy cô nhận xét rằng, khi mới tiếp nhận học sinh vào trường, phần lớn các không biết lễ phép, không biết chào hỏi, dạ thưa, thiếu tôn trọng với những người xung quanh. Nhưng sau khi được học tập và rèn luyện tại trường thì các em đã biết tôn trọng người khác, biết chào hỏi thầy cô và khách đến thăm trường. Khi gặp gỡ, tiếp xúc với các em thì chúng tôi cũng nhận thấy các em có những biểu hiện tiến bộ này. 98.1% giáo viên cũng nhận định: có rất nhiều và có nhiều học sinh biết tự giấc chấp hành các nhiệm vụ được giao. Khi tâm sự với các em, chúng tôi nhận thấy có em đã bắt đầu có ý thức về trách nhiệm của, về bổn phận của người học sinh khi học tập và rèn luyện tại trường. Các em cũng mong muốn hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà thầy cô giao cho, để có kết quả rèn luyện tốt để sớm trở về với gia đình, với xã hội. Thương bố mẹ, gia đình nhiều hơn được 87% giáo viên xác nhận là có rất nhiều và có nhiều biểu hiện của yếu tố này. Trò chuyện TX với học sinh, các thầy cô nhận xét rằng các em phần nào thấy được sự vất vả, khổ nhọc của gia đình, của cha mẹ. Có nhiều em tâm sự rằng: cha mẹ phải lặn lội từ rất xa và từ rất sớm để lên thăm con cái vào những ngày cuối tuần. Và các em cũng đã thấy rằng những nỗi buồn đau của cha mẹ khi thấy con cái phải bị vào trường. Cha mẹ rất mong muốn, rất hy vọng sau khi ra trường con cái sẽ tiến bộ hơn. Có em kể rằng: trước đây em thường không chịu nghe lời và thường hay cãi lại cha mẹ nhưng bây giờ khi xa gia đình thì thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Do đó, em mong muốn kết quả rèn luyện tốt để sớm trở về với cha mẹ, với gia đình. 86.3% giáo viên xác nhận rằng sau khi vào trường học sinh đã làm việc nhanh nhẹn hơn. Các em tâm sự, trước đây khi sống với gia đình, do ăn chơi lêu lổng nên các em ít tham gia vào công việc của gia đình. Nhưng sau khi vào trường, được thầy cô giao cho một số việc như: làm hạt điều, đan lưới, làm vệ sinh lớp - đội... do đó không những các em đã có ý thức trong việc trong lao động mà còn có khả năng làm việc nhanh hơn, kết quả làm việc ngày càng cao hơn. 72.2% giáo viên xác nhận rằng có rất nhiều và có nhiều học sinh có thái độ tích cực rèn luyện để được học nghề, mong muốn sau này sẽ có được việc làm ổn định. Các thầy cô nhận xét rằng sau khi vào trường các em đã ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình. Do đó, các em mong muốn sẽ học được một nghề để sau này có việc làm phụ giúp cha mẹ. Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn được 63% giáo viên xác nhận là có nhiều học sinh có biểu hiện này. Các thầy cô tâm sự khi giao cho các em nhiệm vụ giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, lao động thì các em rất vui vẻ nhận nhiệm vụ và phần lớn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó thì các em cũng đã biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như chăm sóc nhau những lúc ốm đau, viết bài hộ khi bạn bị bệnh không đến lớp được, tâm sự với bạn khi bạn có chuyện buồn. Bên cạnh những tiến bộ mà các em đã đạt được sau khi vào trường, thì ở các em vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế. 87% giáo viên xác nhận rằng có rất nhiều và có nhiều học sinh vẫn chưa tự tin vào bản thân, chưa xác định con đường tương lai cho bản thân, phó mặc cho số phận. Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy cô tâm sự: học sinh vẫn còn rất mặc cảm với bản thân, các em thiếu tự tin và thường không có kế hoạch cho tương lai của chính mình. Đây là một biểu hiện hạn chế trong suy nghĩ của học sinh mà những tác động giáo dục trong nhà trường chưa có thể khắc phục được. 64.8% giáo viên xác nhận rằng học sinh còn nói tục, chửi thề ở mức độ TT, 20.4% giáo viên nhận xét là còn rất nhiều và nhiều những biểu hiện tiêu cực này. Học sinh còn gây mất đoàn kết trong tập thế đội được 57.4% giáo viên xác nhận ở mức độ TT, 20.4% ở mức độ có rất nhiều và có nhiều. 74.1% giáo viên đánh giá là học sinh vẫn còn lười học bài và làm bài ở mức độ TT và 9.3% ở mức độ có rất nhiều và có nhiều. Đây là những biểu hiện tiêu cực còn chưa khắc phục được trong công tác giáo dục học sinh của thầy cô trong nhà trường. 40.7% giáo viên xác nhận là có rất nhiều và có nhiều học sinh trước khi ra trường vẫn chưa thạo được nghề. Theo các thầy cô thì nguyên nhân phần lớn là do sự ràng buộc về thời gian chấp hành các biện pháp giáo dục ở các trường Giáo dưỡng. Ở trường Giáo dưỡng, không phải tất cả đối tượng học sinh đều được học nghề mà chỉ những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ thì mới tổ chức, bố trí cho các em được học nghề. Do đó mà thời gian học nghề thường ngắn nên trước khi ra trường các em vẫn chưa thạo được nghề đã theo học. Có thể thấy đây là một thiếu sót lớn trong công tác giáo dục dạy nghề ở các trường Giáo dưỡng. Việc học sinh chưa thạo được nghề trước khi ra trường không chỉ là vấn đề thuộc về mặt năng lực mà nó còn liên quan đến mặt giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế cho thấy sau trước khi ra trường mà các em vẫn chưa có nghề nghiệp ổn định, trong khi đó thì những ảnh hưởng tiêu cực ngoài xã hội luôn tác động đến các em, không có việc làm dễ dẫn các em đến con đường hư hỏng, phạm pháp. 2.2.5 Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục. -94.4% giáo viên cho rằng chính sự không quan tâm cùng với những tác động xấu của gia đình là một khó khăn quan trọng gây cản trở đến công tác giáo dục học sinh. Có thể thấy rằng gia đình là một lực lượng tiên phong trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Tuy nhiên thì học sinh ở trường phần lớn xuất thân trong những gia đình có nhiều khiếm khuyết. Có nhiều em mồ côi, cả cha lẫn mẹ, có nhiều em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, và cũng cónh em tuy còn cha và mẹ nhưng lại thiếu sự chăm sóc, giáo dục của gia đình. Khi vào trường có nhiều em không hề được gia đình thăm hỏi, các em không có một chỗ dựa nào về mặt tinh thần từ phía những người thân yêu nhất. Chính sự mặc cảm về hoàn cảnh đã làm cho nhiều em trở nên bất cần, khó gần và rất lạnh lùng đối với những người xung quanh. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình vì thương con nên đã xúi giục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con có những hành vi sai trái, vi phạm vào các nội quy của nhà trường. Chính những điều đó làm cho các em không yên tâm ở lại trường, không tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu. -70.4% giáo viên cho rằng số lượng học sinh quá đông trong một tập thể đội là một nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Thực tế cho thấy trong một tập thể đội chỉ với một giáo viên chủ nhiệm nhưng lại phải quản lý và giáo dục đến khoảng 60 học sinh. số lượng học sinh khá đông gây khó khăn cho giáo viên trong việc tìm hiếu đặc điểm tâm lý, tính cách, tình cảm, quan điểm sống của các em. Các thầy cô khó có thể chăm lo tốt cho đời sống tinh thần của tất cả các em. Đây là một khó khăn rất lớn của giáo viên nói riêng và của nhà trường nói chung. -70.4% giáo viên cho rằng sự ràng buộc của pháp luật cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác giáo dục của nhà trường. Việc chấp hành các biện pháp giáo dưỡng được quy định từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào từng mức độ vi phạm của từng em. Tuy nhiên thì các giáo viên cho rằng quá trình giáo dục lại là một quá trình khó khăn và đầy phức tạp. Với những em đã có sự khiếm khuyết trong nhân cách thì việc giáo dục trong thời gian quy định bắt buộc khó có thể đem lại hiệu quả cao và lâu dài. -68.6% giáo viên xác nhận rằng các thầy cô gặp khó khăn trong việc hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên phạm pháp nói riêng. Điều này có thể thây rằng phần lớn các giáo viên đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm, trực ban đều là những chiến sĩ công an, bên cạnh đó thì những giáo viên khác hầu như tốt nghiệp từ những chuyên ngành không được trang bị nhiều về kiến thức tâm lý lứa tuổi. Vì chưa hiểu hết những đặc điểm tâm lý của học sinh nên đã gây khó khăn rất lớn cho giáo viên trong việc định hướng và lựa chọn những phương pháp giáo dục tối ưu cho từng đối tượng học sinh. -Chưa có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan quản lý khác cũng là một yếu tố được 61.1% thầy cô đánh giá là một trong những khó khăn mà các thầy cô đang gặp phải. ít có điều kiện để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm gây khó khăn trong việc nhìn nhận, đánh giá các phương pháp mà thầy cô đã và đang sử dụng, cũng như là gây ra sự khó khăn trong việc học hỏi những kinh nghiệm giáo dục hay ở những giáo viên trong các cơ quan quản lý khác. Trình độ, năng lực giáo viên không đồng đều được 59.3% giáo viên xác nhận là một khó khăn mà các thầy cô đang gặp phải. Thực tế cho thấy có 53.7% giáo viên có trình độ trung cấp, 25.9% giáo viên có trình độ cao đẳng và 20.4% giáo viên có trình độ đại học. Bên cạnh đó thì có nhiều giáo viên có thâm niên cao (trên 15 năm: 44.1%), cũng có nhiều giáo viên mới vào nghề (1-5 năm: 20.4%) (5-10 năm: 24.1%). Sự chênh lệch về trình độ đặc biệt là kinh nghiệm, thâm niên công tác gây khó khăn trong việc lựa chọn những phương pháp, biện pháp tác động tối ưu, nhằm xây dựng lại nhân cách của trẻ. -57.4% giáo viên cho rằng các thầy cô gặp khó khăn trong công tác giáo dục học sinh là do các thầy cô chưa được trang bị nhiều về kiến thức khoa học giáo dục. Cũng như những khó khăn trong việc hiếu được tâm sinh lý học sinh thì việc thiếu sự trạng bị những kiến thức về giáo dục gây khó khăn trong việc định hướng và lựa chọn những phương pháp, những tác động phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất đối với tập thế học sinh nói chung và từng học sinh nói riêng. -Mất đoàn kết giữa các thành viên trong lớp - đội cũng là một trong những khó khăn được giáo viên đánh giá cao (53.7%). Thực tế cho thấy phần lớn học sinh xuất thân từ những thành phần gia đình khác nhau, những hoàn cảnh - môi trường - điều kiện sống khác nhau. Do đó, khi học tập, sinh hoạt, rèn luyện trong cùng một môi trường dễ gây ra những xung đột. Sự mất đoàn kết giữa các thành viên gây khó khăn trong việc đưa ra những tác động giáo dục mang tính tập thể nhưng giao việc theo nhóm, thảo luận theo tổ... Bên cạnh đó thì việc mất đoàn kết còn gây ra không khí căng thẳng, bè phái giữa các thành viên trong tập thể. -51.8% giáo viên xác nhận rằng Cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khó khăn trong công tác giáo dục. Cơ sở vật chất thiếu thốn gắn liền với nguyên nhân là số lượng học sinh quá đông trong một tập thể đội. Thực tế với số lượng học sinh vào trường ngày càng nhiều, trong khi đó thì nhà trường lại không có điều kiện để mở rộng cũng như là tăng cường điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. -44.5% giáo viên cho rằng Tâm lý chống đối, phản kháng, phòng vệ của học sinh cũng là một khó khăn cản trở đến việc giáo dục các em. Theo các thầy cô thì đặc điểm này được thể hiện rất rõ khi học sinh mới vào trường. Qua quá trình làm quen và học tập tại trường thì các đặc điểm này giảm dần và học sinh cũng cởi mở, thân thiện hơn. Nhìn chung thì sự chống đối, phòng vệ của học sinh gây khó khăn trong việc tìm hiểu những đặc điếm tâm lý, tình cảm, tính cách, những quan điểm sống đã hình thành ở các em, để qua đó có những tác động phù hợp nhất đối với từng đối tượng. -Đời sống vật chất - tinh thần của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng được giáo viên đánh giá cao (35.2%). Điều này có thể hiểu, khi đời sống của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức thì giáo viên khó có thể yên tâm công tác và do đó khó có thể tập trung mọi tinh thần để đầu tư, chăm lo vào quá trình giáo dục đối với học sinh. Nhìn chung, trong công tác giáo dục học sinh, giáo viên đang gặp khá nhiều khó khăn. Việc giáo dục học sinh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng các phương pháp của giáo viên. Nếu những khó khăn chủ quan được khắc phục thì những khó khăn khách quan sẽ có thể khắc phục được. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung 1.1 Về thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục 1.1.1 Đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng phương pháp giáo dục Qua kết quả đánh giá của giáo viên và học sinh thì những phương pháp được sử dụng ở mức độ cao đó là các phương pháp trò chuyện, phương pháp giao việc, phương pháp luyện tập thói quen. Các phương pháp được sử dụng với mức độ trung bình đó là các phương pháp: thảo luận, khen thưởng, tổ chức các hoạt động tập thể. Các phương pháp được sử dụng với mức độ thấp nhất là phương pháp trách phạt. Như vậy, phần lớn giáo viên sử dụng nhiều đến nhóm phương pháp xây dựng ý thức cá nhân, nhóm phương pháp hình thành hành vi, thói quen và các kinh nghiệm ứng xử, nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi được sử dụng ít hơn. Ngoài ra thì những phương pháp đặc thù trong quá trình giáo dục lại như phương pháp bùng nổ, phương pháp tác động song song đã được ý thức sử dụng song vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đánh giá của giáo viên và học sinh có sự khác biệt ý nghĩa ở các phương pháp: trò chuyện, nêu gương, giao công việc, khen thưởng, trách phạt. Nhìn chung thì phần lớn giáo viên đánh giá cao hơn so với học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp. Phương pháp trò chuyện được giáo viên đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh là một bậc. Phương pháp giao việc, phương pháp khen thưởng được đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh là hai bậc. 1.1.2 Đánh giá của giáo viên về nội dung được sử dụng ở các phương pháp -Phương pháp trò chuyện được sử dụng với tỉ lệ cao ở các nội dung: khi học sinh vi phạm nội quy nhà trường, khi học sinh có chuyện buồn, khi học sinh mới đến trường, khi học sinh có chuyện vui cũng như khi các em tìm đến thầy cô, khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống. -Những nội dung được sử dụng chủ yếu khi thảo luận là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bổn phận của học sinh trong nhà trường, các phong trào thi đua, các tệ nạn xã hội, bổn phận con cái trong gia đình. Những nội dung được sử dụng thảo luận ít hơn là những nội dung về phương pháp học tập, con đường tương lai của các em, những vấn đề về pháp luật và các giá trị sống. -Những tấm gương thường dùng trong phương pháp nêu gương: sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, phê và tự phê, sự vượt khó học giỏi của những học sinh nghèo, sự dũng cảm của những anh hùng nhỏ tuổi mà đội mang tên. -Những nội dung giao việc chủ yếu của giáo viên: giữ gìn nề nếp nội quy, làm vệ sinh, lao động sản xuất, bảo quản các đồ dùng, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động. -Thầy cô khen thưởng TX cho học sinh khi các em có thành tích cao trong học tập, lao động, rèn luyện (xếp thứ 1), khi các em có tinh thần phê và tự phê tốt (xếp thứ 2), hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, giao nộp các vật cấm (xếp thứ 3 và 4). Những nội dung được sử dụng ít hơn: nhặt được của rơi trả lại người mất, lễ phép với thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn (xếp thứ 6 và 7). -Những hành vi bị trách phạt nhiều nhất thuộc về những hành vi vi phạm nặng đến nội quy của nhà trường như: trốn trường (xếp thứ 1), đánh nhau gây mất đoàn kết, lười học tập, lao động và rèn luyện (xếp thứ 2 và 3). Những vi phạm bị trách phạt ít TX hơn là sự vô lễ với giáo viên (xếp thứ 4), phá hoại tài sản nhà trường (xếp thứ 5), không hoàn thành nhiệm vụ được giao (xếp thứ 6). 1.1.3 Đánh giá của giáo viên và học sinh về cách thức sử dụng phương pháp giáo dục Các phương pháp giáo dục được giáo viên quan tâm sử dụng phù hợp là những phương pháp khen thưởng, trách phạt, nêu gương. Phần lớn các phương pháp khác như phương pháp trò chuyện, phương pháp thảo luận, phương pháp giao việc tuy đã được sử dụng phù hợp song vẫn còn một số mặt hạn chế, cụ thể: khi trò chuyện với học sinh, tỉ lệ giáo viên Làm cho học sinh phải chấp nhận ý kiến của thầy cô được sử dụng ở mức độ TX còn khá cao. Trong phương pháp thảo luận thì chủ yếu giáo viên TX - RTX thảo luận dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Trong giao việc Chỉ tập trung vào những em lớn, có uy tín được sử dụng khá TX. Trong sự so sánh đánh giá của giáo viên với sự đánh giá của học sinh thì phần lớn giáo viên đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Riêng đối với cách thức trò chuyện Làm cho các em chấp nhận ý kiến của thầy cô được cả giáo viên và học sinh xác nhận sử dụng chủ yếu ở mức độ TT. Trong phương pháp nêu gương có sự chênh lệch trong đánh giá về mức độ sử dụng TX giữa giáo viên và học sinh, giáo viên đánh giá phương pháp nêu gương trên loa (xếp thứ 1) so với (xếp thứ 3) ở học sinh, thầy cô làm gương (xếp thứ 2) ở giáo viên so với (xếp thứ 4) ở học sinh. Trong các cách thức khác có sự chênh lệch nhưng không cao (chủ yếu ở 1 bậc). Trong phương pháp khen thưởng thì có sự khác biệt giữa đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên. Riêng chỉ có cách thức giảm thời hạn là không có sự khác biệt. Đánh giá về mức độ TX của giáo viên phần lớn thường cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Có sự chênh lệch cao trong đánh giá giữa giáo viên và học sinh về các cách thức như: biểu dương trước tập thể đội (xếp thứ 1) ở giáo viên so với (xếp thứ 3) ở học sinh. Biểu dương trên loa phát thanh (xếp thứ 3) ở giáo viên và (xếp thứ 6) ở học sinh. Có sự khác biệt ý nghĩa trong tất cả các cách thức trách phạt khi so sánh đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh. Giáo viên đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Có sự chênh lệch cao về thứ hạng ở cách thức trách phạt trên loa (xếp thứ 3) ở giáo viên so với (xếp thứ 5) ở học sinh. 1.1.4 Đánh giá của giáo viên và học sinh về thái đô của học sinh đối với các phương pháp giáo dục Phần lớn giáo viên và học sinh đều đánh giá là HL ở các phương pháp giáo dục. Tuy nhiên sự đánh giá của giáo viên phần nhiều cao hơn so với học sinh. Trong phương pháp trò chuyện thì hầu như các cách thức đều không có sự khác biệt. Học sinh và giáo viên đều đánh giá phần lớn ở mức độ HL. Tuy nhiên chỉ có cách thức Làm cho các em phải chấp nhận ý kiến của thầy cô là có sự khác biệt. Giáo viên PV trong việc đánh giá thái độ của học sinh ở cách thức này trong khi đó thì học sinh phần lớn KHL với cách thức mà giáo viên đã sử dụng. Nhìn chung thì có sự tương đồng trong đánh giá thái độ giữa giáo viên và học sinh ở phương pháp thảo luận và phương pháp nêu gương. Trong phương pháp giao việc thì có sự khác biệt ở cách thức Giao viên giao việc đồng đều cho từng cá nhân và Giao việc chỉ tập trung vào những em lớn, có uy tín. Giáo viên đánh giá mức độ HL của các em ở cách thức này cao hơn so với học sinh. Giáo viên PV trong đánh giá thái độ của học sinh đối với cách thức giao việc chỉ tập trung vào những em lớn có uy tín, trong khi đó thì học sinh phần lớn có thái độ KHL. Trong phương pháp khen thưởng, Các cách thức khen thưởng nhìn chung không có sự khác biệt, chỉ có sự khác biệt ở cách thức cho các em đi tham quan, giáo viên mức độ sử dụng TX cao hơn so với học sinh. Đối với phương pháp trách phạt, chỉ có cách thức Phê bình trước tập thể đội là có sự khác biệt, học sinh đánh giá giáo viên sử dụng cách thức này ở mức độ TX hơn so với sự đánh giá của giáo viên. 1.1.5 Đánh giá của giáo viên về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh Công tác giáo dục học sinh đã mang lại những hiệu quả tích cực thể hiện qua những thay đổi về mặt nhận thức, thái độ của học sinh sau khi vào trường, các em đã biết chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, tích cực rèn luyện để được học nghề, mong muốn sau này sẽ có việc làm ổn định, biết lễ phép vâng lời thầy cô, thương bố mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, đặc điểm còn hạn chế nổi bật ở phần lớn các em đó là còn gây mất đoàn kết, còn lười học tập, lao động, rèn luyện. Đặc biệt phần lớn các em cảm thấy chưa tự tin vào bản thân, chưa xác định con đường tương lai, phó mặc cho số phận. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn chưa thạo được nghề trước khi ra trường. 1.2 Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau: + Khó khăn chủ quan: Phần lớn giáo viên chưa trong trang bị tốt những kiến thức về khoa học giáo dục, khoa học tâm lý, đặc biệt là kiến thức về tâm lý lứa tuổi, tâm lý thanh thiếu niên phạm pháp, và những kiến thức về quá trình giáo dục lại. Chưa được chuẩn bị tốt về những kiến thức này sẽ dễ dẫn đến việc sử dụng các phương pháp, các tác động không phù hợp, làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục nói chung. + Khó khăn khách quan: Khó khăn từ phía học sinh: - Học sinh ở trường Giáo dưỡng là những trẻ em phạm pháp, phần lớn có hoàn cảnh đặc biệt và có sự khiếm khuyết trong sự phát triển nhân cách. Do đó, các em thường có tâm lý chống đối, phản kháng lại các tác động giáo dục của giáo viên cũng như là sự dè dặt trong các mối quan hệ xung quanh. -Sự mất đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể. Khó khăn từ phía gia đình học sinh: -Gia đình không quan tâm và có những tác động xấu làm ảnh hưởng đến thái độ học tập, rèn luyện và phấn đấu của học sinh. Khó khăn từ phía nhà trường: -Cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giáo dục học sinh còn nhiều thiếu thốn. -Chưa tạo điều kiện để giáo viên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các cơ quan quản lý khác. Khó khăn về mặt luật pháp: -Sự ràng buộc của luật về các biện pháp giáo dưỡng đối với học sinh phạm pháp. 2. Kiến nghị: Qua những kết quả rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng, chúng tôi xin được đề xuất một vài ý kiến như sau: Về phía xã hội: -Nhà nước cần quan tâm tổ chức những lớp học riêng biệt, đặc thù để đào tạo nhiều giáo viên chuyên về lĩnh vực giáo dục lại. -Nhà nước cần quan tâm đầu tư ngân sách cho việc cải thiện cơ sở vật chất, đảm bảo số lượng học sinh tối ưu trong các đội ở các trường Giáo dưỡng. - Địa phương và các tổ chức xã hội cần quan tâm đến việc tạo việc làm ổn định cho học sinh khi các em ra trường. Về phía nhà trường: - Để mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường cần chú trọng đến vấn đề về nhân lực. Nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là việc bồi dưỡng những kiến thức về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục. - Bên cạnh việc chăm lo đến đời sống của học sinh, nhà trường cũng cần chú trọng đến việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Ban lãnh đạo nhà trường cần có những kiến nghị để Nhà nước quan tâm đến các chế độ ưu đãi về tiền lương cho giáo viên để giáo viên chuyên tâm công tác. Bên cạnh đó thì cũng cân quan tâm tố chức các hoạt động như: tham quan, thi đua về văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao. - Ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến việc cải thiện các cơ sở vật chất trong từng đội, từng lớp. - Nhà trường cân quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu với các trường Giáo dưỡng khác để giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp. - Nhà trường cũng cần liên kết với các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở bên ngoài để giúp đỡ các em có việc làm sau khi ra trường, để các em tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống tốt hơn. Về phía giáo viên: - Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao những tri thức về khoa học tâm lý - giáo dục cho bản thân. -TX phối hợp trao đổi với gia đình học sinh để tìm hiểu sâu sắc về học sinh cũng như cần phối hợp để tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục học sinh. Về phía gia đình học sinh: - Cần có trách nhiệm quan tâm, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái. - Không vì quá yêu thương con mà xúi dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con cái vi phạm nội quy của nhà trường. -Cần thường xuyên trao đổi, bàn bạc với các giáo viên đang giáo dục trực tiếp con mình để tìm hiểu tình hình học tập, rèn luyện của con cũng như để có những biện pháp tác động thống nhất với giáo viên trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.I CôChêTốp, Những vấn đề lý luận đức dục, Nxb giáo dục. 2. Đặng Vũ Hoạt - Phạm Lăng- Bùi Thiện Cơ- Phạm Hạnh, Cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình giáo dục lại học sinh hư, học sinh phạm pháp, Viện Khoa Học Giáo Dục, Hà Nội. 3. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương II, Hà Nội 1995. 4. Hà Nhật Thanh- Đào Thanh Âm, Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo Dục. 5. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học Tập hai, Nxb Giáo Dục. 6. Hà Thế Ngữ- Nguyễn Văn Đình- Phạm Thị Diệu Vân, Giáo Dục Học, Nxb Đại học sư phạm. 7. Lê văn Cương (chủ biên)(1999), Tâm lý phạm tội và vấn đề chống tội phạm, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội. 8. Makarenco(1962), Bài ca sư phạm, tập l, 2, 3 Nxb Văn Hóa. 9. Makarenco(1984), Giáo dục người công dân, Nxb Giáo dục. 10. Makarenco(1984), Ngọn cờ trên đỉnh tháp tập 1, 2, Nxb TP.HỒ Chí Minh. 11. Makarenco(2002), Giáo dục trong thực tiễn, Thiên Giang dịch, Nxb Trẻ. 12. Nguyền An(1996), Giáo trình lý luận giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM. 13. Nguyễn Dục Quang(2000), Giáo dục trẻ em vị thành niên, Nxb Giáo Dục. 14. Nguyễn Hồi Loan- Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học tư pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Chương, Makarenco nhà giáo dục, nhà nhân đạo. Nxb giáo dục. 16. Phan Thị kim Ngân (1995), Tâm lý học tư pháp, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 17. T.A ILiNa (1978), Giáo Dục Học tập III, Nxb giáo dục. 18. Võ Quang Phúc(1991), Muốn trẻ hư thành người công dân tốt, Nxb Giáo Dục. 19. Vũ Hữu ích (1995), Tinh hình thanh thiếu niên phạm pháp, Viện nghiên cứu thanh niên, Hà Nội. 20. Vũ Thị Nho (2002), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 21. Vương Thanh Hương (1995), thực trạng phạm tội của học sinh- sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục trong nhà trường, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, trung tâm thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC PHIẾU CÂU HỎI MỞ 4TKính thưa các Thầy cô! 4TChúng tôi đang thực hiện đề tài "Phương pháp giáo dục", mong các thầy cô nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong việc khảo sát này. 4TXin Các Thầy cô vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây: 1. Thông tin cá nhân: Giới tính Giáo viên: Thâm niên công tác: Trình độ: 2. 4T Thầy cô trò chuyện với học sinh trong những trường nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. 4T Khi trò chuyện với các em Thầy cô thường làm gì? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. 4T Thái độ của các em khi trò chuyện với Thầy cô? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4T5. Thầy cô đã từng tổ chức buổi thảo luận với học sinh về những vấn đề thế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................... 6T . Thầy cô tổ chức các buổi thảo luận đó như thế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 . 6T hái độ của các em khi tham gia các buổi thảo luận? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 8 . 6T Thầy cô đã dùng những tấm gương nào để g iáo dục học s inh? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 9 . 6T hầy cô dùng những tấm gương đó thông qua những hình thức cụ thể nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 10 . 6T hái độ của các em khi được Thầy cô nêu gương? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 11 . 6T hầy cô thường giao những việc gì cho học s inh? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6T12. Thầy cô giao v iệc cho các em như thế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T13. Thái độ của các em trong khi và sau khi được Thầy cô g iao việc? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T14. Thầy cô khen thưởng cho học s inh t rong những t rường hợp cụ thể nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T15. Thầy cô khen thưởng cho các em như thế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 16 . 6T hái độ của các em khi được Thầy cô khen thưởng? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6T17. Thầy cô t rách phạt học s inh trong những t rường hợp cụ thể nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T18. Thầy cô t rách phạt các em như thế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T19. Thái độ của các em khi b ị Thầy cô t rách phạt? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T20. Các thầy cô đang gặp phải những khó khăn gì (khách quan và chủ quan) gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp g iáo dục? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6T21. Theo các thầy cô để công tác g iáo dục học sinh đạt h iệu quả hơn chúng ta cần phải làm gì? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6TXin chân thành cám ơn các Thầy cô! 1T TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1T5sư 1T5PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13TKHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC 1TPHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 6TKính thưa các thầy cô g iáo! 6TChúng tôi đang thực h iện đề tà i về "Phương pháp g iáo dục" , mong các thầy cô nhiệt t ình g iúp đỡ chúng tô i trong việc khảo sát này. 6TCác thầy cô lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất bằng cách đánh dấu (X) vào mỗi ô ở mỗi lựa chọn. 13TLưu ý: 6T13Những thông t in thu được chỉ nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học , không nhằm mục đích đánh giá người t rả lời . 1T hông tin cá nhân. - 6T ất nhiên . Cháu sẽ đ i bằng xe của chú . 6TNgười quản lý trao cho An chìa khóa xe . An không nói gì hơn và bước ra khỏi phòng . Mười phút sau người quản lý nghe thấy tiếng xe máy nổ. Hình ảnh một cậu bé vút qua phòng ông. 6TNhận t iền về An mang vào tận phòng làm việc và g iao lại cho người quản lý , Người quản lý t rường cám ơn và cho t iền vào ngăn kéo . 6TNgười quản lý cầm tập giấy bạc và hỏi An một cách thản nhiên hết sức bằng cái g iọng không ngụ một mảy may ý tứ gì? - 6TCháu đã đếm rồi à ? - 6TVâng! - 6TNgười quản lý chểnh mảng ném tập g iấy bạc vào ngăn kéo - 6TVậy cám ơn sự khó nhọc của của cháu . Cháu đ i ăn đ i . 6TAn do dự chào người quản lý và lui ra , lòng vẫn chưa hết ngạc nhiên và xúc động . 6TMấy tháng sau , An lạ i được người quản lý g iao cho nhiệm vụ đ i lãnh t iền . Lần này, t rong tay chú có một phiếu lãnh t iền hai t r iệu đồng. Cầm phiếu lãnh t iền t rên t ay An nói : - 6THai t r iệu? Thế ngộ cháu không đem t iền về? 6TNgười quản lý nhảy chồm lên khỏi ghế và quát An: - 6TNày, x in cháu, đừng có nói như thế chứ! 6TNgười ta ra cho cháu một cái lệnh , th ì cháu đ i đ i , và người ta bảo cháu làm gì th ì cứ l àm. 6TAn xo một bên vai lên và l ẩm bẩm mơ hồ - 6TVâng được,... 6TNgười quản lý vẫn ngồi trong căn phòng. Chờ An mang t iền về . 6TLòng thương yêu trẻ của ông như mặ t b iển mênh mông gợn sóng. Ở đây không hề có một sự yên tĩnh nào g iản đơn và nhạt nhẽo. Nhưng cũng chính ở đây, những gợn sóng nghi ngờ , hồi hộp đối với những cố gắng chân thành của trẻ, cũng nhanh chóng tan biến đi t rước sức mạnh lòng t in vào con người. 6T hế rồ i , An mang t iền về và l ần này thì An nói to lên t rước mặt nhà quản lý : - 6TSao chú không đếm l ạ i t iền? Sao chú không đếm l ạ i t iền hả chú? 6T- Chú nghĩ là cháu đã đếm l ạ i ở ngân hàng rồ i mà . Người quản lý thản nhiên trả lờ i . 6T- Không thể vậy được . Chú có biết không lúc nãy, t rên đường về t rường , cháu đã thề rằng nếu có bọn cướp nào đó xông ra cướp t iền và xe của cháu , thì cháu sẽ chống lại chúng nó đến cùng, cháu sẽ xông vào chúng nó mà cắn như một con chó để làm sao mang t iền về cho trường. Thế nhưng, cũng lúc đó , tạ i căn phòng này, có thể chú đã nghĩ rằng: Chưa chắc thằng này đã mang t iền về cho t rường! An nói một hồi , rồ i nhìn người quản lý với vẻ dò xét . - 6TNgười quản lý vẫn b ình t ĩnh , cười trìu mến! - 6TCháu nhiều chuyện quá, chú nói là chú tin cháu mà. Thế thôi ! Chú cảm ơn cháu nhiều . Cháu về nghĩ đi kẻo mệt . 6TAn bỗng cảm thấy lúng túng, rồ i vui vẻ cười nheo một mắt - một cử chỉ thường có ở An khi khoái chí. 6TAn cầm cái mũ vải quật vào lòng bàn tay kia như để tỏ ra là dứt khoát một cái gì đó, rồ i ra khỏi phòng, miệng khẽ huýt sáo và hát vang l ên . 6Ta .Xin Thầy cô cho biết ý kiến của mình về việc làm của người quản lý 6T□ Đồng ý ( Xin cho biết lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6T□ Không Đồng ý (Xin cho biết lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6T□ PV( Xin cho biết lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6Tb . Đây là phương pháp tạo ra những tình huống mạnh, bất ngờ để xây dựng niềm t in cho các em, g iúp các em nhận ra lỗ i lầm.Thầy cô nhận thấy mình đã từng sử dụng t ình huống nào tương tự như câu chuyện t rên: 6T□CBG 6T□ IK 6T□TT 6T□TX 6T□RTX 6T(Nếu đã sử dụng x in Thầy cô kể lạ i sơ lược t ình huống và x in cho biết tên của Thầy cô) . 6TSau khi sử dụng tình huống tương tự như t rên Thầy cô nhận thấy sự chuyển biến của các em như thế nào? ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6T18. Xin Thầy cô cho b iế t ý k iến của mình về cách làm của nhà quản lý : 6T Hiếu là thành v iên của Đội Kim Đồng ở một t rường giáo dưỡng. Mỗi ngày Hiếu phải đến nhà máy để làm việc . Nhưng Hiếu thường đến nhà máy muộn. Nhà quản lý của t rường được báo cáo về v iệc này. Sau khi b iế t chuyện ông cho gọi đội t rưởng của Đội Kim Đồng và nói : "Trong đội em có h iện tượng đến nhà máy muộn" . Nhà quản lý yêu cầu "Hãy làm sao để không xảy ra h iện tượng này nữa" . 6TLần t i ếp theo Hiếu lạ i đến nhà máy muộn. Người quản lý b iế t chuyện ông cho t r i ệu tập cả đội và nói : “Ở đội các em Hiếu đến nhà máy muộn lần hai" t iếp theo ông nhận xét toàn đội . Sau đó ông theo dõi học s inh của đội sẽ làm gì . Đội đã họp và đề ra yêu cầu lớn đối với Hiếu với tư cách là thành v iên của đội mình , với tư cách là thành v iên của tập thể . (Khi học s inh v i phạm giáo v iên không tác động t rực t iếp đến em đó mà thông qua đội tự quản hay tập thể lớp để tác động đến các em) 6Ta . Xin Thầy cô cho b iế t ý k iến của mình về v iệc làm của nhà g iáo dục t rên . 6T□ Đồng ý ( Xin cho b iế t lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6T□Không Đồng ý ( Xin cho biết lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6T□ PV( Xin cho biết lý do) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 6Tb . Thầy cô nhận thấy mình đã từng sử dụng t ình huống nào tương tự như t rên: 6T□ CBG 6T□ IK 6T□ TT 6T□ TX 6T□ RTX 6T(Nếu đã sử dụng xin Thầy cô kể l ạ i sơ lược t ình huống . Sau khi sử dụng tình huống tuơng tự như t rên Thầy cô nhận thấy sự chuyển biến của các em như thế nào?) ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... 1T TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1T5SƯ 1T5PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13TKHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 6TCác em thân mến! 6TChúng tô i đang thực h iện đề tà i nghiên cứu khoa học về vấn đề các phương pháp g iáo dục. Sự t rả lời chính xác và khách quan của các em sẽ giúp í ch rất nhiều cho v iệc nghiên cứu của chúng tô i . Rất mong sự nhiệt t ình , ủng hộ của các em. 6TCác em lựa chọn câu trả lờ i bằng cách đánh dấu (X) vào mỗi ô ở mỗi lựa chọn. 13TLưu ý : 6T13Những thông t in thu được chỉ nhằm phục vụ cho v iệc học tập và nghiên cứu khoa học , không nhằm mục đích đánh giá người t rả lời . 1TXin các em cho biết vài nét về thông tin cá nhân. 13T- Giới tính: Nam  Nữ  13T- Tuổi: 13T- Đang học lớp: b. 0 cells (.0%) have expected írequencies less than 5. Th i i t d ll í i 13 5 b. 0 cells (.0%) have expected írequencies less than 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_giao_duc_doi_voi_thanh_thieu_nien_pham_phap_tai_truong_giao_duong_so_4_tinh_dong_nai_702.pdf
Luận văn liên quan