Khóa luận Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng ngoại thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa

Để đảm bảo công tác tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối được thực hiện một cách bài bản, rõ ràng, một ngân hàng nên có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:  Phòng kinh doanh (Dealing Room): Tại đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung. Để đảm bào bảo việc thông tin luôn được cập nhật ngay cả khi không trong thời gian là m việc và kịp thời nhận biết những biến động của thị trường, đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng ngoại hối của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát được.

pdf96 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng ngoại thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một điển hình. Ngày 10/8/2005, tại Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tuyên bố khai trương nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu. Để phục vụ cho việc niêm yết giá trái phiếu một cách công khai, dễ tiếp cận, Vietcombank đã phối hợp với hãng tin REUTERS xây dựng riêng màn tin hàng ngày cập nhật trước 8h sáng gíá mua/bán hẳn, mua/bán lại có thời hạn (repo rate) và chủng loại trái phiếu kinh doanh. Cũng trên màn tin này, khách hàng của Vietcombank còn có thể theo dõi giá mua bán ngoại tệ, điểm swap, lai suất tiết kiệm, lai suất chào hai chiều trên thị trường interbank của Vietcombank… Những khách hàng không có điều kiện theo dõi trên màn tin REUTERS có thể cập nhật giá trái phiếu của Vietcombank trên website vietcombank.com.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến sàn giao dịch vốn (dealing room) của Vietcombank hoặc nhận tin nhắn qua hệ thống REUTERS Messaging. Như vậy với hình thức này, thông tin từ phía ngân hàng sẽ trở nên Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 68 minh bạch hơn, có thể giảm thiếu những rủi ro cho khách hàng và từ đó mà rủi ro đối với ngân hàng sẽ được hạn chế. Để tạo thuận lợi cho các đối tác, Vietcombank chủ trương đa dạng hóa các phương thức giao dịch từ văn bản, fax, điện thoại, tin nhắn… Việc đa dạng hóa các phương thức giao dịch không chỉ giúp hoạt động kinh doanh ngoại hối diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn mà các giấy tờ bằng văn bản sẽ được giảm bớt, qua đó nguy cơ rủi ro đạo đức có thể đựoc hạn chế. Tuy nhiên với mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, tiếp cận các phương thức giao dịch quốc tế, Vietcombank đa đầu tư lắp đặt hệ thống 3000Xtra Dealing - một trong những hệ thống giao dịch hiện đại nhất hiện nay tại sàn giao dịch vốn 198 Trần Quang Khải, Hà nội. Hệ thống này không chỉ giúp Vietcombank kết nối với hàng trăm đối tác trong nước mà còn mở rộng tới hơn 300 000 trạm cung cấp thông tin và hàng ngàn định chế tài chính trên khắp thế giới, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh về thị trường tài chính Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập. Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể và trừ một số ngân hàng lớn, ở các NHTM Việt Nam nói chung tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa phù hợp với phương thức tự động hoá. Chính vì còn xử lý thủ công nên rủi ro do sai sót, nhầm lẫn là khó tránh khỏi và rủi ro về đạo đức có cơ hội gia tăng. Hiện tại, hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh toán trong nội bộ các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập và chưa được hiện đại hoá đồng bộ, hệ thống Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 69 chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng bộ nên không kết nối được theo mô hình nhất thể hoá mạng thanh toán quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh và hoạch định chiến lược nên việc giám sát hoạt động của các chi nhánh trong kinh doanh ngoại hối còn nhiều bất cập dẫn tới xảy ra tình trạng trên bảo một đằng dưới làm một nẻo, chi nhánh hoạt động quá quyền hạn cho phép mà hội sở khó có thể kiểm soát hết được. 2.4.4. Các biện pháp bảo hiểm rủi ro Đây là nhóm các biện pháp các NHTM sử dụng các giao dịch phái sinh trên Thị trường ngoại hối để bảo hiểm rủi ro có thể xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái khi thực hiện các nghiệp vụ giao dịch. Tuy nhiên, như những phần trên đã trình bày, ở Việt Nam các giao dịch kỳ hạn còn kém phát triển mà chủ yếu vẫn là giao dịch giao ngay trong đó các NHTM giúp khách hàng mua ngoại tệ để phục vụ nhu cầu của họ. Hơn nữa, một thực trạng cho thấy là: Doanh số giao dịch ngoại hối bán ra tại các NHTM thường lớn hơn doanh số giao dịch mua vào. Vì vậy, ở các NHTM Việt Nam việc sử dụng các biện pháp bảo hiểm rủi ro bằng các loại nghiệp vụ hối đoái phái sinh là còn rất hiếm. Hơn nữa, nếu có thực hiện các loại nghiệp vụ này thì đó cũng chủ yếu là cung cấp cho các doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng những biện pháp bảo hiểm rủi ro tài chính còn đối với bản thân ngân hàng đó thì không có giá trị bảo hiểm rủi ro. 2.5. Đánh giá công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam 2.5.1. Những kết quả đạt được Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 70 Kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam là một nghiệp vụ khá mới mẻ nhưng cũng không ít những rủi ro. Các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã cố gắng áp dụng một số biện pháp để hạn chế rủi ro đó và thu được những kết quả nhất định trong đó việc sử dụng biện pháp quản lý rủi ro bằng hạn mức là phổ biến nhất. Cách quản lý rủi ro này một phần đã giúp cho các ngân hàng phòng tránh được những rủi ro do tỷ giá gây ra. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng bắt dầu được tiến hành ở một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank…giúp các NHTM và các đối tác của họ tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, giảm các giao dịch bằng văn bản…từ đó từng bước giảm dần các rủi ro đạo đức, rủi ro tins dụng. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân Thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc phòng ngừa, hạn chế những rủi ro của hoạt động kinh doanh ngoại hối nhưng việc thực hiện những biện pháp đó còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, công tác dự báo, đo lường rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một biện pháp có thể giúp các NHTM tránh được những rủi ro từ xa. Nhưng ở Việt Nam, việc dự báo các biến động tỷ giá-một rủi ro khá lớn-lạichủ yếu được tiến hành bằng phân tích cơ bản trong đó các NHTM thường có những quyết định chủ quan nên dự báo không chính xác. Nguyên nhân của thực trạng này là do các NHTM Việt Nam chưa nắm bắt được những phương pháp dự báo hiện đại và chính xác nhất, áp dụng công nghệ còn ở mức thấp, đội ngũ cán bộ dự báo chưa còn thiếu và chưa thực sự thành thạo loại công việc này. Thứ hai, công tác quản lý rủi ro bằng hạn mức tỏ ra chưa thực sự hiệu quả. Vì các NHTM chủ yếu mới chỉ xây dựng các hạn mức cho từng nhân viên kinh Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 71 doanh và toàn bộ ngân hàng còn hạn mức với các kỳ hạn thì chưa phổ biến. Trong khi đó thực tế cho thấy, trạng thái ngoại hối kỳ hạn vẫn có thể tổn tại rất nhiều rủi ro. Thứ ba là việc bảo hiểm rủi ro bằng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế. Đó là do các hoạt động kinh doanh ngoại hối chủ yếu của các NHTM là cung cấp dịch vụ cho khách hàng còn kinh doanh cho bản thân mình thì rất ít. Hơn nữa, phần đông thị trường chưa quen tâm lý cần phải sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong điều kiện thực tế là tỷ giá giao ngay USD/VND quá ổn định trong những năm gần đây. Mặt khác, những tồn tại của thị trường hoán đổi, kỳ hạn ngoại tệ còn bắt nguồn từ một số quy định pháp lý điều chỉnh chưa thực sự phù hợp. Thứ tư, các biện pháp về con người chưa chú trọng tới việc làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong khi đây là loại rủi ro đang ngày một gia tăng trong các NHTM Việt Nam nhất là trên lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thứ năm là các biện pháp về công nghệ chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc các giao dịch chủ yếu được thể hiện bằng các văn bản, chưa có các công cụ, phần mềm dự báo rủi ro, thông tin không cập nhật, thiếu chính xác… Vì những bất cập trên đây nên chắc chắn rằng trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm mới có thể cải thiện hơn nữa công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của mình. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 72 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới Việt Nam đã gia nhập WTO và Dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi "vòng" bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vậy điều gì đang chờ đón các ngân hàng thương mại Việt Nam? Các ngân hàng này sẽ phải chuẩn bị gì để không bị đẩy ra ngoài cuộc chơi? Đây là những câu hỏi mà các NHTM Việt Nam đang phải tháo gỡ. 3.1.1. Các cam kết chung của Việt Nam trên lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO Trên lĩnh vực Ngân hàng, cũng như những lĩnh vực khác, Việt Nam phải dành đối xử tối huệ quốc cho các quốc gia. Việc đối xử tối huệ quốc (MFN) trên lĩnh lĩnh vực này có nghĩa là nếu Việt Nam đã dành cho một nước những đối xử ưu đãi thì Việt Nam cũng phải dành cho bất kỳ thành viên khác của WTO những ưu đãi tương tự. Ví dụ như nếu Việt Nam đã dành cho Mỹ những đối xử ưu đãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì Việt Nam cũng phải dành những ưu đãi tương tự cho tất cả các thành viên khác của WTO. Về tính minh bạch, Việt Nam cũng sẽ phải công khai hóa các quy định và biện pháp điều chỉnh trong hoạt động ngân hàng về bảo đảm an toàn, quy trình cấp giấy phép. Việt Nam cũng phải dần loại bỏ các biện pháp hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ và loại dịch vụ, tổng giá trị giao dịch. Về đối xử quốc gia, Việt Nam có nghĩa vụ đối xử như nhau đối với các ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các chi nhánh ngân Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 73 hàng nước ngoài có thể mở các điểm giao dịch và đặt máy ATM ngoài trụ sở ngân hàng. Qua đánh giá sơ bộ có thể thấy rằng, với năng lực cạnh tranh hạn chế (tạm thời chỉ hơn 4/10 điểm), rõ ràng các ngân hàng Việt Nam một mặt sẽ có những cơ hội mới những một mặt cũng đang dần phải đối mặt với những thách thức đáng lo ngại từ phía các ngân hàng nước ngoài. Vì thế, hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng, dịch vụ ngân hàng nói chung của các NHTM Việt Nam là không thể tránh khỏi phát sinh ra những rủi ro mới do hội nhập khi mà trên các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, số lượng các ngân hàng tham gia cạnh tranh, các loại hình giao dịch, tổng giá trị giao dịch sẽ không được hạn chế. 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTM từ nay tới năm 2010 3.1.2.1. Định hướng chung cho dịch vụ ngân hàng Định hướng phát triển một số dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu sẽ bao gồm: định hướng phát triển dịch vụ huy động vốn, phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tư, phát triển dịch vụ thanh toán, phát triển dịch vụ ngoại hối và nghiệp vụ đầu tư của các tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính, phát triển thị trường ngân hàng và xác định đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng và cuối cùng là phát triển các dịch vụ khác. Cần từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam ra thị trường tài chính quốc tế thông qua các hình thức hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Cho phép các tổ chức tín dụng Việt Nam tiến hành không hạn chế các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 74 chính trong nước và quốc tế theo thông lệ quốc tế trên thị trường tài chính quốc tế nhằm tối đa hoá cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Đến năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng; loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép...) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS/WTO. Trong dịnh hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng, Việt Nam nhấn mạnh vấn đề hợp tác và nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam và chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả. 3.1.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối ngoại hối Phát triển dịch vụ ngoại hối là một trong những định hướng quan trọng của Việt Nam từ nay cho tới năm 2010 và 2020. Trong định hướng phát triển loại nghiệp vụ này, Việt Nam chú trọng phát triển dịch vụ ngoại hối trong các tầng lớp dân cư. Cụ thể là: Việt Nam tập trung tối đa các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chi tiêu ngoại tệ hợp lý của các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời kiểm soát một cách có hiệu quả chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế để góp phần giảm bớt tình trạng đô la hoá. Bảo đảm quyền sở hữu, mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của pháp luật. Mặt khác Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nước. Đa dạng hoá các hình thức huy động kiều hối Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 75 chuyển về như qua ngân hàng, qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân…; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước ngoài, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như chuyển nhanh, chuyển trả trực tiếp, giảm phí chuyển tiền, đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền, mạng lưới chi trả phát triển rộng khắp. Song song với quá trình tăng cường các tiện ích trong quản lý ngoại hối, cần hạn chế, tiến tới xoá bỏ tín dụng ngoại tệ, trước mắt là tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Về mặt dài hạn để chống tình trạng đôla hoá, cần thực hiện chính sách kiều hối cho phép người thụ hưởng nhận bằng ngoại tệ nhưng chỉ được rút ra bằng tiền đồng đi kèm chính sách tỷ giá hợp lý khuyến khích người thụ hưởng bán cho hệ thống ngân hàng thông qua chế độ tỷ giá linh hoạt. Bên cạnh đó chính sách tiết kiệm ngoại tệ cũng phải thống nhất chỉ cho phép người gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, số ngoại tệ trên tài khoản được phép chi tiêu ở nước ngoài hoặc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng để bảo toàn vốn nhưng khi rút ra để chi tiêu trong nước chỉ thực hiện bằng tiền đồng với tỷ giá hợp lý, khuyến khích khách hàng bán cho ngân hàng. 3.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM Việt Nam 3.2.1. Quản lý rủi ro bằng hạn mức Trong một NHTM, các cán bộ kinh doanh ngoại hối có kinh nghiệm, trình độ, năng lực kinh doanh khác nhau, đối với một loại giao dịch ngoại hối hay đối với mỗi một loại ngoại tệ, rủi ro phát sinh cũng khác nhau. Để giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh ngoại hối việc các NHTM thực hiện biện pháp phân bổ hạn mức giao dịch là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc phân bổ này tại các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đây là một biện pháp quản lý rủi ro cơ bản nên Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 76 trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện hơn công cụ hữu hiệu này. Trước mắt, các NHTM Việt Nam vẫn phải tiếp tục công tác xây dựng hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công phải trở thành những nhân viên kinh doanh chính, được giao hạn mức nhiều hơn những người mới thực hiện nghiệp vụ. Hơn nữa những nhà kinh doanh chính còn phải có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát những người mới đến, có ít kinh nghiệm hơn. Mặt khác, các NHTM cũng phải có quy định hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những tổ chức và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là việc hết sức cần thiết. Những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn những đồng tiền biết động mạnh thì hạn mức thấp. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam cũng đã phần nào xây dựng được các loại hạn mức cho từng cán bộ giao dịch, từng bàn giao dịch và cho toàn ngân hàng. Tuy nhiên nếu ngân hàng có nhiều giao dịch đặc biệt là các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi mà vì lý do nào đó không được tính ngay vào trạng thái ngoại hối thì trạng thái ngoại hối sẽ không chính xác. Vì vậy, đối với các NHTM Việt Nam việc xây dựng hạn mức cho từng loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn là việc làm cấp thiết. Trong đó, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các nhà kinh doanh kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp. Các hạn mức quan trọng các NHTM phải xây dựng là: Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 77  Hạn mức giao dịch trong ngày: cho phép kiểm soát tổng giá trị giao dịch trong ngày ứng với một giao dịch viên, từ đó hạn chế việc giao dịch viên này thực hiện những nghiệp vụ quá mạo hiểm có thể gặp rủi ro thua lỗ.  Hạn mức trạng thái qua đêm: không kiểm soát tổng giá trị giao dịch trong ngày của mỗi giao dịch viên nhưng hạn chế trạng thái ngoại tệ qua đêm (vào thời điểm cuối ngày) của giao dịch viên đó. Điều này nhằm để hạn chế các rủi ro tỷ giá trong giao dịch giao ngay.  Hạn mức đối với các trạng thái kỳ hạn: cho phép kiểm soát trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó mà nhân viên kinh doanh ngoại hối được phép thực hiện giao dịch mua bán đối với một kỳ hạn nhất định. Việc xây dựng hạn mức cho các trạng thái kỳ hạn là vô cùng cần thiết. Vì NHTM vẫn có thể chịu thiệt hại lớn nếu trong tương lai, tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó biến động mạnh và nhân viên kinh doanh ngoại hối để trạng thái ngoại hối quá cao đối với ngoại tệ đó.  Hạn mức đối với khách hàng: nhằm tránh những rủi ro đối tác không thực hiện hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ. Các NHTM có thể đánh giá năng lực tài chính, uy tín, các mối quan hệ của đối tác hay khách hàng từ đó quy định hạn mức giao dịch tối đa thực hiện với đối tác hay khách hàng đó. 3.2.2. Dự báo biến động tỷ giá bằng phương pháp phân tích kĩ thuật ở Việt Nam, hiện nay việc dự báo tỷ giá vẫn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản trong đó người dự báo chỉ căn cứ vào một số chỉ tiêu kinh tế rồi dự báo bằng ý kiến chủ quan. Vì vậy, kết quả thường không chính xác và nhiều khi khiến cho những NHTM kinh doanh ngoại hối gặp phải rủi ro lớn. Vì vậy, việc cần phải có một phương pháp dự báo mới ở Việt Nam đang trở nên cấp bách. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 78 Trong khi đó, Từ lâu trên thế giới, phương pháp dự báo biến động tỷ giá bằng phân tích kỹ thuật đã được sử dụng rất phổ biến và là một công cụ hữu hiệu cho các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro. Với các NHTM Việt Nam, phương pháp này thực sự còn rất phức tạp nhưng với xu thế hội nhập, để tránh bị thua thiệt khi các NHTM nước ngoài tràn vào Việt Nam trong thời gian tới cùng tiềm lực tài chính lớn và các kinh nghiệm trong khâu dự báo, phương pháp phân tích kỹ thuật phải được phổ biến và khuyến khích áp dụng ngay từ bây giờ. Do phương pháp này còn rất phức tạp nên tác giả chỉ hy vọng giới thiệu được những vấn đề cơ bản nhất. 3.2.2.1. Khái niệm phương pháp phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Ưu điểm của phân tích kỹ thuật là linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: Thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai. 3.2.2.2. Nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 79 Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên nền tảng những lý thuyết sau:  Lý thuyết về chu kỳ thị trƣờng: Lý thuyết cho rằng thị trường có những xu hướng, có xu hướng chính, xu hướng hiện tại và xu hướng phụ với mức độ dài hạn và ngắn hạn khác nhau ứng với từng xu hướng. Và vì có những xu hướng khác nhau như vậy nên thị trường sẽ thường xuất hiện trường hợp đảo chiều xu hướng (trend reversal) và vì vậy hình thành nên đỉnh và đáy của các đồ thị giá. Nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là phải dự đoán được khi nào xu hướng thị trường đảo chiều, đỉnh và đáy ở đâu.  Lý thuyết thị trƣờng tài chính và chu kỳ kinh doanh: Các nhà đầu tư của thị trường tài chính sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau ứng với các thông tin cơ bản về nền kinh tế đồng thời bản thân họ cũng có những kỳ vọng về triển vọng của nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh doanh, nhất là giai đoạn mà nền kinh tế không ở trong tình trạng ổn định hoặc cân bằng, vì ở những thời điểm đó họ mới có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ giao dịch một cách nhanh chóng. Khi họ nhận thấy nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng và từ bỏ một trạng thái này và có xu hướng tiến trở về trạng thái cân bằng (theo lý thuyết này thì nền kinh tế biến động quanh trạng thái cân bằng), họ sẽ có những quyết định mua bán tương ứng ngay lập tức. Nói cách khác, lý thuyết này chỉ ra rằng trên thị trường có những thời điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần xác định để kiếm lời.  Lý thuyết Dow: đây là lý thuyết lâu đời nhất về xác định các xu hướng chính trên thị trường. Lý thuyết này có sáu nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này có thể tóm tắt như sau: thay đổi trong mức giá đóng cửa phản ánh tất cả tâm lý và nhận định về thị trường của các thành viên tham gia; các thị trường đang tăng giá và giảm giá có ba giai đoạn biến động: biến động chính, biến động thứ Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 80 cấp và biến động phụ; tất cả những dấu hiệu chỉ báo trong các giai đoạn này như đường biểu diễn giá, mối quan hệ giá/khối lượng giao dịch cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về việc đảo ngược xu hướng thị trường; và những chỉ dẫn đó sẽ được khẳng định là hữu ích (hay đáng tin cậy) hay không thông qua việc phân tích đường trung bình. 3.2.2.3. Các chỉ số trong phương pháp phân tích kỹ thuật Trong phương pháp phân tích kỹ thuật để dự đoán biến động của tỳ giá hối đoái, NHTM có thể tiến hành thiết lập các biểu đồ về tỷ giá để giúp chúng ta thấy sự tồn tại các xu hướng của thị trường, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và chỉ ra sớm nhất khi các xu hướng này đổi chiều. Thế nhưng, việc đọc các biểu đồ đó và đưa ra những quyết định chủ quan đôi khi dẫn tới những sai lầm. Vì vậy, song song với việc tạo các biểu đồ, các NHTM có thể tính toán một số các chỉ số từ đó mới đưa ra các quyết định trong kinh doanh ngoại hối. Trong số các chỉ số trong phân tích kỹ thuật, chỉ số trung bình động lượng đơn giản là chỉ số được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và rất dễ tính toán nên có thể áp dụng được ở các NHTM Việt Nam. Chỉ số trung bình động đơn giản SMA (Simple moving average) là trung bình toán học liên tục của một dãy số liệu qua một giai đoạn cụ thể (n ngày). Ví dụ tính chỉ số trung bình động n ngày của ngày hôm nay là trung bình của ngày hôm nay và n-1 ngày trước (thông thường là sử dụng giá đóng cửa). n ppppp SMA ntoday today 1721 .......   Trong đó: SMAtoday là chỉ số trung bình động n ngày của ngày hôm nay ptoday là tỷ giá của ngày hôm nay p1, p2,…, pn-1 là tỷ giá của các ngày trước. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 81 Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục qua mỗi ngày và sẽ có những chỉ số trung bình động n ngày của những ngày sau đó. Có 3 hệ thống trung bình động phổ biến: đơn (single) kép (double), bộ ba (triple). Trong đó hệ thống trung bình động sử dụng hai đường trung bình (kép) được sử dụng phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm một đường trung bình dài hạn (longer-term average) là đường đi qua những chỉ số trung bình động đơn giản được tính trong thời gian dài (n lớn) và có tác dụng xác định xu hướng. Đường thứ 2 là đường trung bình ngắn hạn (shorter-term average) đi qua những chỉ số trung bình động đơn giản được tính trong thời gian ngắn hơn (n nhỏ) và cho biết các tín hiệu giao dịch khi nó cắt ngang đường trung bình dài hạn. Nhà kinh doanh sẽ mua khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình dài hạn (tức là khi giá lên mức trung bình) và bán khi nó cắt xuống (giá xuống mức trung bình). Để an toàn hơn, các nhà kinh doanh cũng có thể chờ cơ hội khi xuất hiện các giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover). Giao điểm vàng (golden crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà kinh doanh nên mua vì đó là dấu hiệu để biểu thị giá sẽ còn tiếp tục tăng lên. Giao điểm chết (dead crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì giá sẽ còn xuống nữa. Có ví dụ sau: Trong tuần có chỉ số trung bình động của tỷ giá USD/VND như sau: Đơn vị: đồng/USD Chỉ tiêu Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 82 SMA dài hạn (n=40 ngày) 16000 16050 16060 16010 16020 SMA ngắn hạn (n=3 ngày) 15900 16040 16050 16015 16020 Hệ thống trung bình động sẽ được biểu diễn bằng biểu đồ như sau: Giao điểm vàng Giao điểm chết 15970 15980 15990 16000 16010 16020 16030 16040 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ngày T ỷ g iá U S D /V N D SMA dài hạn SMA ngắn hạn 3.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng không năm ngoại lệ. Mục tiêu tăng Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 83 doanh số luôn là áp lực khiến các NHTM phải đưa ra nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại như việc đổi mới các quy trình, mô hình kinh doanh sao cho ngày một rõ ràng, minh bạch, tối ưu hoá nguồn lực của mình và phải đối mặt với các rủi ro luôn tiềm ẩn trong các hoạt động ngân hàng. Trong kinh doanh ngoại hối ngoại hối cũng vậy, để giảm thiểu rủi ro do sự biến động của tý giá, rủi ro do quản lý, tổ chức các NHTM cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức sao cho hiệu quả, rõ ràng và tạo sự gắn kết giữa các bộ phận với tính chuyên môn hoá cao và với những chuẩn mực quốc tế. Có như thế thì việc quản lý của hội sở với chi nhánh, việc giám sát hoạt động các phòng ban mới hiệu quả và nhanh chóng. Thông qua việc ứng dụng cộng nghệ, các loại rủi ro do các thao tác thô sơ trong kinh doanh ngoại hối có thể được giảm thiểu. Ở Việt Nam, việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng và trong dịch vụ ngân hàng nói chung chưa thực sự hiệu quả một phần là do các NHTM Việt Nam chưa ý thức được tầm quan trọng của nó và do đó ở nhiều ngân hàng trừ một số ngân hàng lớn, vốn đầu tư cho công nghệ còn rất hạn chế. Vì vậy, đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, việc đầu tiên phải làm là tăng ngân sách cho việc ứng dụng các công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngoại hối. Chỉ có như vậy, việc ứng dụng mới đảm bảo được hai yếu tố: chất lượng và liên tục. Các giải pháp công nghệ các NHTM Việt Nam nên áp dụng cụ thể như sau: Nâng cấp hệ thống máy tính và máy chủ hội sở chính và các chi nhánh, nâng cấp tốc độ đường truyền để thông tin được truyền tải nhanh chóng, quản lý thống nhất các khách hàng và trạng thái ngoại hối, cập nhật thường xuyên các hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ mạng, truyền thông và các thiết bị chuyên dụng bảo mật, các giải pháp an ninh mạng để thông tin không bị rò rỉ cho kẻ xấu lợi Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 84 dụng. Mặt khác, như những phần trên phân tích, một nguyên nhân dẫn tới rủi ro đối với các NHTM Việt Nam hiện nay trong kinh doanh ngoại hối là do trình độ ứng dụng công nghệ chưa cao, các hợp đồng giao dịch chủ yếu là trên giấy tờ nên thường phát sinh ra những sai sót vô ý hoặc cố ý. Do đó, các NHTM phải nhanh chóng đa dạng hóa nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm an toàn cho các loại phương tiện giao dịch ứng dụng công nghệ như fax, telex, mạng vi tính… như vậy hiệu quả kinh doanh ngoại hối nhanh hơn và giảm thiểu được rủi ro do các giao dịch bằng giấy tờ, rủi ro do trục trặc trong việc vận hành các loại phương tiện đó. Các NHTM Việt Nam phải ứng dụng công nghệ trong việc hoàn thiện hệ thống các kênh thông tin ví dụ như cài đặt các màn hình tin REUTER tại hội sở, các chi nhánh có khối lượng giao dịch ngoại hối lớn… Biện pháp này sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin nhanh nhất phục vụ cho những dự đoán chính xác về thị trường đồng thời cũng nhằm công khai các thông tin trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng mình để các đối tác được biết, qua đó tránh những thiệt hại do thông tin không chính xác gây ra. Để phục cho việc đưa ra các loại hình sản phẩm mới và đưa ra các quyết định giao dịch trong kinh doanh ngoại hối, các NHTM có thể thành lập bộ phận nghiên cứu xây dựng, quy hoạch phát triển CNTT với mục đích tạo ra các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng có độ an toàn cao, thuận tiện trong giao dịch, kiểm soát chính xác và giám sát hiệu quả, giảm tối đa các rủi ro phát sinh của hệ thống ngân hàng. Các thành viên trong uỷ ban này không nhất thiết từ bộ phận CNTT mà có thể cả từ các bộ phận ngoại hối... để quyết định đưa ra sản phẩm-dịch vụ như thế nào? Có rủi ro nào xảy ra trong quy trình nghiệp vụ và vận hành, giảm thiểu nó ra sao, thời hạn của chu kỳ sản phẩm, khả năng liên kết và quản lý của sản phẩm... và đây chính là biện pháp phòng chống rủi ro cao nhất đồng thời tối Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 85 ưu hoá sản phẩm - dịch vụ cũng như chi phí để đưa ra sản phẩm đó. Đây là một biện pháp rất cần thiết và có thể đề phòng rủi ro từ xa rất có hiệu quả. Trong các biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối, biện pháp đo lường, dự báo cũng là một biện pháp có thể giúp NHTM phòng tránh được rủi ro từ xa. Trên thế giới, nhóm biện pháp này rất được quan tâm và là một biện pháp cơ bản. Vì thế, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cũng nên chú trọng tới biện pháp này bằng cách ứng dụng các phương pháp phân tích hiện đại nhất. Để thực hiện được điều đó, việc đầu tư mua những phần mềm vẽ đồ thị, đọc đồ thị, tính toán các chỉ số và đưa ra các quyết định là việc làm cần thiết. Cùng với việc đầu tư các trang thiết bị hệ thống, phần mềm công nghệ hiện đại, đồng bộ thì việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cũng phải được ngân hàng thực hiện một cách toàn diện (ở bất kỳ lĩnh vực nào trong hệ thống đều có thể quản lý và thao tác vận hành được) và phải tiến hành một cách thường xuyên vì công nghệ luôn có sự phát triển không ngừng đòi hỏi người quản lý và vận hành phải cập nhật liên tục. Một điều chắc chăn là: việc ứng dụng công nghệ thông tin một mặt có thể làm giảm các rủi ro nhưng mặt khác cũng có thể lại xuất hiện những rủi ro trong chính hệ thống CNTT đó. Vì vậy, các NHTM nên có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro hệ thống CNTT và giám sát hệ thống ứng dụng trên cơ sở quản lý hạn mức cho khách hàng, người sử dụng, phân loại khách hàng một cách tự động. đồng thời các NHTM cũng nên xây dựng và ban hành các chính sách giảm thiểu rủi ro vận hành các trang thiết bị hệ thống công nghệ thông tin (kho dữ liệu, trung tâm dự phòng, quản lý trạng thái). 3.2.4. Nhóm giải pháp về con người Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 86 Tại các NHTM Việt Nam, rủi ro do yếu tố con người ngày một gia tăng vì vậy, các giải pháp giảm thiểu rủi ro do con người mang lại phải được các NHTM hết sức chú ý. Thực tế cho thấy, tại các NHTM Việt Nam số các cán bộ kinh doanh ngoại hối được đào tạo cơ bản còn hết sức khiêm tốn, một phần lớn lại được chuyển từ các bộ phận khác sang như kế toán, thanh toán quốc tế, nguồn vốn hay tín dụng. Điều này làm gia tăng rủi ro đạo đức như đã nói ở trên và rủi ro do trình độ tác nghiệp. Trong tình hình hội nhập hiện nay, các ngân hàng nước ngoài sẽ đổ về Việt Nam trong thời gian tới và có thể sẽ thu hút hết chất xám Việt Nam vì họ có tiềm lực tài chính lớn lại có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo lại nguồn nhân lực. Vì vậy, các NHTM Việt Nam ngay từ bây giờ phải xây dựng một quy trình đào tạo riêng cho các cán bộ kinh doanh ngoại hối để đảm bảo cán bộ trong các bộ phận này có đủ năng lực và trình độ đảm đương công việc được giao. Các khóa đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phải được tổ chức thường xuyên, cập nhật những thông tin mới nhất và cần chú trọng tới khâu thực hành và công tác đào tạo phải được áp dụng cho cả nhân viên mới và nhân viên cũ, từ cấp quản lý đến cấp nhân viên. Như vậy mới tránh được rủi ro do khoảng cách trình độ giữa các nhân viên, giữa cấp trên và cấp dưới. Bên cạnh đó, việc tiếp tục cử một số cán bộ chủ chốt, có năng lực và đạo đức tốt đi tham gia các khóa đào tạo kinh doanh ngoại hối ở nước ngoài để họ có một tầm nhìn bao quát, nắm được nghiệp vụ kinh doanh và có định hướng thị trường là một việc làm cần thiết. Để bổ sung thêm lớp cán bộ kinh doanh trẻ, năng động, các NHTM có thể thực hiện các mô hình liên kết đào tạo với các trường Đại học uy tín ở Việt Nam, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại ngân hàng, tuyển dụng những sinh viên triển vọng. Bên cạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, vấn đề đào tạo trình độ Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 87 ngoại ngữ cũng phải được quan tâm đúng mức. Vì không ít các giao dịch thất bại là do hiểu lầm hoặc không thành thạo về ngoại ngữ gây ra. Để giảm rủi ro đạo đức, môi trường làm việc cũng phải được các NHTM hết sức chú trọng. Giữa cấp quản lý và nhân viên phải có mối quan hệ khăng khít, cấp trên hiểu cấp dưới, cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên. Để cán bộ, nhân viên chuyên sâu vào công tác, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các NHTM phải tạo môi trường làm việc sáng tạo, thuận lợi nhất cho sự phát triển tư duy, nghiên cứu thông qua các chế độ như lương, thưởng, thăng cấp…để đảm bảo nguyên tắc đúng người đúng việc, phát huy sở trường năng lực cũng như kinh nghiệm từng người. 3.2.5. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối Trong số các rủi ro có yếu tố con người, rủi ro đạo đức tại các NHTM Việt Nam là lớn nhất. Như đã phân tích ở những phần trước, một phần nguyên nhân đó là do các nhà quản lý, cán bộ, nhân viên đã bị tha hóa về mặt đạo đức nhưng một phần là do công tác quản lý, tổ chức trong ngân hàng không rõ ràng, minh bạch nên nhiều người đã lợi dụng kẽ hở đó để tư lợi cá nhân. Vì vậy, để tác động và làm thiểu rủi ro đạo đức thì trước tiên ở từng NHTM công tác quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối phải được hoàn thiện nhanh chóng. Mặt khác, ở hầu hết các NHTM Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại hối còn rất mới mẻ nên việc thực hiện nghiệp vụ này có khi được giao cho một số cá nhân hoặc một phòng ban không chuyên nào đó. Thế nhưng đó chính là một nguyên nhân dẫn tới nguy cơ rủi ro đạo đức. Vì vậy, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại hối phải phân công trách nhiệm Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 88 cụ thể, có phòng ban chịu trách nhiệm riêng về hoạt động này và độc lập về nhân lực với các phòng ban khác. Bên cạnh đó, công tác giám sát cũng phải được tăng cường. Để đảm bảo công tác tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối được thực hiện một cách bài bản, rõ ràng, một ngân hàng nên có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:  Phòng kinh doanh (Dealing Room): Tại đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh… Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung. Để đảm bào bảo việc thông tin luôn được cập nhật ngay cả khi không trong thời gian làm việc và kịp thời nhận biết những biến động của thị trường, đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng ngoại hối của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát được.  Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải được đặt ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản… Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 89  Phòng quản lý rủi ro (Mid Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ đầu cơ. 3.3. Các kiến nghị Như phần trên đã trình bày, ở Việt Nam cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Vì vậy, để phát huy vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hoạt động kinh doanh nói chung nhất là để hạn chế các rủi ro xảy ra trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng, Nhà nước nói chung và NHNN nói riêng cần có những điều chỉnh thích hợp để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh rất có lãi này phát triển. 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cần củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 90 phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta. Do ở Việt Nam, trong thời gian tới Nhà nước vẫn có thể can thiệp vào lĩnh vực ngân hàng, vì vậy Nhà nước cần phải nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng, duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả để giúp các NHTM trong nước có thể giảm rủi ro trong kinh doanh ngoại hối nhất là những biến động tỷ giá. Mặt khác, vấn đề nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm cũng phải được Nhà nước quan tâm và đầu tư đúng mức. 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN Thực trạng quản lý còn lỏng lẻo, tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối thiếu minh bạch tại các NHTM Việt Nam một phần là do bản thân NHNN chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ và chưa có những chuẩn mực cụ thể để các NHTM áp dụng. Vì vậy, trong thời gian tới, NHNN phải tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động ngoại hối, xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động ngoại hối của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, NHNN cũng phải có trách nhiệm trong việc hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 91 Riêng đối với hợp đồng quyền chọn (QLC) - một loại nghiệp vụ mới, có hiệu quả cao trong bảo hiểm rủi ro trên Thị trường ngoại hối, đề nghị: Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh quốc tế, được thực hiện giao dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường giữa các NHTM trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng. Thứ hai là, không nên quy định giới hạn đồng tiền giao dịch trong hợp đồng như hiện nay. Nghĩa là chỉ bao gồm quan hệ giữa các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi với nhau, làm hạn chế tính linh hoạt của các giao dịch. NHNN cần nghiên cứu, để cho phép mở rộng phạm vi đồng tiền giao dịch, kể cả đối với VND. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp, đều luôn hết sức quan tâm đến tỷ giá VND, đối với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong điều kiện hiện nay, tuy VND chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi, song việc tái bảo hiểm tỷ giá vẫn có thể được tiến hành, giữa các NHTM, được phép thực hiện giao dịch QLC trên thị trường hối đoái trong nước. KẾT LUẬN Kinh doanh ngoại hối là một loại hình kinh doanh rất có lãi và từ lâu trên thế giới, thu nhập từ hoạt động này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của của các ngân hàng nhưng kèm theo lợi nhuận cao luôn là những rủi ro. ở Việt Nam cũng vậy, tuy loại hình kinh doanh này mới xuất hiện và còn hạn chế về doanh số, loại nghiệp vụ nhưng cũng tồn tại rất nhiều rủi ro. Với xu thế hội Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 92 nhập kinh tế thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một mặt các rủi ro này có thể được kiềm chế nhưng mặt khác các rủi ro cũng có thể đa dạng hơn, phức tạp hơn. Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay, việc các NHTM Việt Nam phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những sửa đổi trong cơ chế chính sách để tạo môi trường kinh doanh thật sự cởi mở và an toàn cho các NHTM. Khóa luận đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về thị trường ngoại hối, những rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM, thực trạng rủi ro và những biện pháp các NHTM Việt Nam đang áp dụng. Từ đó, khóa luận đưa ra một số giải pháp để các NHTM Việt Nam xem xét và áp dụng để công tác phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Phòng ngừa rủi ro là một vấn còn khá mới ở Việt Nam nhất là trong kinh doanh ngoại hối. Hơn nữa bản thân khái niệm này và những hình thức thể hiện của nó luôn có những biến động, có khi còn đan xen, chồng chéo lên nhau. Vì vậy, khóa luận này có thể mang tính chất chủ quan của tác giả và khó có thể bao quát hết được những nội dung của nó vì vậy chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của thày cô, bạn bè để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Trình - Nguyễn Thị Quy - Đặng Thị Nhàn - Lê Thị Thanh (1999), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. PGS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. GS. TS. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân, Tín dụng xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 4. TS. Nguyễn Văn Tiến (2000), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001), Thị trường Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Lê Văn Hùng (2007), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhìn từ góc độ đạo đức, Tạp chí ngân hàng số 16, Hà Nội. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1995 đến 2007), Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến 2007. 8. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định Về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. 9. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 v/v kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. 10. Ngân hàng Nhà nước (2005), Pháp lệnh ngoại hối. 11. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 01/7/2002 về Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 94 việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. 12. Ngân hàng Nhà nước (2003), Công văn số 135/NHNN-QLNN ngày 12/1/2003 về việc thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option. 13. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 01/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. 14. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002 của Thống đốc NHNN về trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. 15. Ngân hàng Nhà nước (1999), Quyết định số 101/QĐ-NHNN ngày 26/03/1999 về quy chế tổ chức và hoạt động Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 16. Ngân hàng Nhà nước (1999), Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chứ tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. 17. Nguyễn Văn Thắng (2003), Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 18. (30/1/2007), Một số kỹ thuật phân tích dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái. 19. (12/09/2006), Đã có kết quả điều tra vụ án tại Ngân hàng ABN-Ambro Hà Nội. 20. (16/10/2006), Agribank thua lỗ gần 500 tỷ đồng do cố ý làm trái Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa SVTH: Lê Thị Thanh Hường, Anh 1 K42A KTNT 95 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước QLC: Quyền lựa chọn SQL: Sở quản lý TTNTLNH: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng DEM: Đồng tiền của Đức EUR: Đồng tiền chung châu Âu USD: Đô la Mĩ VND: Việt Nam đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3732_8236.pdf
Luận văn liên quan