Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện

Trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu hóa về nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như hiện nay. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân lực, vật lực.Thông qua công tác phân tích tài chính kế toán, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó có những biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận.

doc108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng các khoản phải thu 5.415.955.633 100 3.237.455.633 100 2.140.068.030 100 (2.178.500.000) (40,22) (1.097.387.603) (33,89) Bảng số 16: Phân tích tình hình các khoản phải thu Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu của công ty qua 3 năm hoạt động giảm rất nhanh cụ thể: - Các khoản phải thu năm 2009 là 5.415.955.633 đồng, năm 2010 là 3.237.455.633 đồng giảm 2.178.500.000 đồng tương ứng giảm 40,22% so với năm 2009. Các khoản phải thu năm 2011 là 2.140.068.030 đồng giảm 1.097.387.603 đồng tương ứng giảm 33,89% so với năm 2010. Đây là một tỷ lệ giảm khá mạnh của các khoản phải thu. Như vậy tốc độ giảm của các khoản phải thu khá cao hơn nhiều so với khoản trả trước cho người bán và tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng các khoản phải thu cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Khoản phải thu tăng là hợp lý vì công ty đã có bước phát triển hơn trong việc kinh doanh, có thêm nhiều khách hàng hơn để nhanh chóng thu hồi vốn nhằm quay vòng vốn nhanh và mở rông quy mô đồng thời đảm bảo nguồn vốn để phục vụ hoạt động của công ty. 2.5.1.2 Phân tích các khoản phải trả Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) 1.Phải trả người bán 499.065.924 19,01 1.588.868.991 26,67 2.650.257.875 16,71 1.089.803.067 218,37 1.061.388.884 2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.931.820 0,42 14.950.537 0,25 40.578.427 0,26 4.018.717 36,76 25.627.890 3. Vay ngắn hạn 1.000.000.000 38,09 3.360.000.000 56,4 5.819.000.000 36,68 2.360.000.000 236 2.459.000.000 4.Người mua trả tiền trước 1.115.506.924 42,48 993.913.229 16,68 7.351.276.846 46,35 (121.593.695) (10,9) 6.357.363.617 5.Phải trả người lao động 6.Chi phí phải trả Tổng nợ phải trả 2.625.504.686 100 5.957.732.757 100 15.861.113.148 100 3.332.288.071 126,92 9.903.380.391 166,23 Bảng số 17 : Tình hình các khoản phải trả qua 3 năm 2009, 2010, 2011 Qua bảng phân tích ta nhận thấy các khoản phải trả tăng mạnh - Các khoản phải trả năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, năm 2010 là 5.957.732.757 đồng tương ứng tăng 126.92% so với năm 2009. Trong năm này khoản phải trả đột nhiên tăng mạnh và tốc độ tăng còn nhanh hơn của khoản phải thu là do sự tăng nhanh của khoản phải trả người bán và phải trả người lao động. + Phải trả người bán năm 2009 là 499.065.924 đồng, năm 2010 là 1.588.868.991 đồng tăng 1.089.803.067 đồng tương ứng tăng 218,37% so với năm 2009. Sở dĩ có sự tăng nhanh bất thường trên là do trong thời kì này công ty đã phải mua sắm nhiều nguyên vật liệu, vật tư thiết bị cũng như thuê thêm nhiều lao động hơn để phục vụ cho công trình đang xây dựng và chuẩn bị cho việc tiến hành số lượng lớn các hợp đồng xây dựng đã ký xong công ty vẫn chưa thanh toán được hết cho bên bán và người lao động. - Sang năm 2011 khoản phải trả lên tới 15.861.113.148 đồng tăng 9.903.380.391 đồng tương ứng tăng 166,23% so với năm 2010. Nhìn chung ta thấy khoản phải trả người bán luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nợ phải trả cho thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Khoản vốn đi chiếm dụng này không phải mất chi phí sử dụng nên nếu tận dụng tốt thì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Tuy nhiên công ty cần cân đối nguồn trả nợ, đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản phải trả người bán khi đến hạn, để tránh mất uy tín với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó cũng phải chú ý thanh toán các khoản nợ nhà nước và người lao động tránh làm mất uy tín của công ty và làm tăng lòng tin của người lao động và các đơn vị ngoài công ty. 2.5.2 Nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán Để đánh giá tình hình tài chính của công ty trước mắt và triển vọng khả năng thanh toán trong thời gian tới cần phải đi phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện ở số tài sản của doanh nghiệp hiện có, có thể trang trải các khoản công nợ. Đơn vị tính: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 NHU CẦU THANH TOÁN I. Các khoản cần thanh toán ngay 2.625.504.686 5.957.732.757 15.861.113.148 1. Vay ngắn hạn 1.000.000.000 3.360.000.000 5.819.000.000 2.Phải trả người bán 499.065.924 1.588.868.991 2.650.257.875 3.Người mua trả trước tiền 1.115.506.942 993.913.229 7.351.276.846 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 10.931.820 14.950.537 40.578.428 5. Chi phí phải trả - - - II. Nhu cầu thanh tóan trong thời gian tới - - - 1. Phải trả người lao động - - - Tổng nhu cầu thanh toán 2.625.504.686 5.957.732.757 15.861.113.148 Khả năng thanh toán I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 1.241.787.225 1.993.569.008 1.123.426.778 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 1.241.787.225 1.993.569.008 1.123.426.778 II. Các khoản có thể dùng để thanh toán gian tới 7.025.159.559 7.831.623.061 18.810.206.086 1. Các khoản phải thu 5.415.955.633 3.237.455.633 2.140.068.030 2. Hàng tồn kho 1.609.203.926 4.594.167.428 9.342.138.056 3. Tài sản ngắn hạn khác - - 7.328.000.000 Tổng khả năng thanh toán 8.266.946.784 9.825.192.069 19.933.632.864 Bảng 18: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản cần thanh toán ngay ở năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, năm 2010 là 5.957.732.757 đồng tăng 3.332.228.071 đồng so với năm 2009. Trong đó các khoản có thể dùng để thanh toán ngay năm 2009 là 1.241.787.225 đồng còn năm 2010 là 1.993.569.008 đồng tăng 751.781.782 đồng so với năm 2009. Như vậy có thể thấy công ty công ty hoàn thành có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bước sang năm 2011các khoản cần thanh toán ngay vẫn tăng lên 15.861.113.148 đồng tăng 9.903.380.081 đồng so với năm 2010. Trong đó các khoản có thể dùng để thanh toán lại giảm xuống còn 1.123.426.778 đồng tương ứng giảm 870.142.230 đồng so với năm 2010. Vậy nên công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Đây là dấu hiệu không tốt công ty cần quan tâm và có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh tình trạng không đáp ứng kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động cần thanh toán. 2.6 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính 2.6.1. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỉ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lí. Những kết này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỉ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quan về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. a. Cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ. Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = = 1 – Hệ số nợ Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. 8.312.615.696 Hệ số Nợ = = 32 (%) 2.625.504.686 năm 2009 5.957.732.757 11.666.483.494 Hệ số nợ năm 2010 = = 51 (%) 15.861.113.148 21.604.259.597 Hệ số nợ năm 2011= = 73 (%) Hệ số vốn chủ sở hữu = 1- Hệ số nợ Hệ số vốn chử sở hữu năm 2009= 100 – 32 = 68(%) Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2010 = 100 - 51 = 49( %) Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2011 = 100 - 73 = 27( %) Qua thực tế ta thấy trong năm 2009 thì cứ một đồng vốn kinh doanh thì có 0,68 đồng tự trang trải được và có 0,32 đồng phải đi vay. Năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn đi vay tạo ra 0,49 đồng là có thể tự trang trải được còn phải đi vay thêm 0,51 đồng. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn kinh doanh công ty có thể tự trang trải được 0,73 đồng và phải đi vay 0,27 đồng.Ta nhận thấy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn so với hệ số nợ, điều này chứng tỏ công ty có tính độc lập cao với các chủ nợ, ít bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợ vay. Đó là một lợi thế cho công ty vì sẽ tạo được lòng tin cho các chủ nợ của công ty. Tuy nhiên hệ số nợ của công ty đang có xu hướng tăng cho thấy công ty bắt đầu có những chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận cho công ty vì khi đó công ty được sủ dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vừa phải. b. Cơ cấu tài sản Tài sản dài hạn 1- Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư = = vào tài sản dài hạn Tỉ suất đầu tư và tài sản càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong trong tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doang nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỉ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. 45.668.912 8.312.615.696 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,005 ( lần) tài sản dài hạn năm 2009 1.841.291.425 11.666.483.494 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,16 ( lần) tài sản dài hạn năm 2010 1.670.626.733 21.604.259.597 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,08( lần ) tài sản dài hạn năm 2011 Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2009 = 1- 0,005 = 0,995 ( lần) Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2010 = 1- 0,16= 0,84 ( lần) Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2011= 1- 0,08= 0,92 ( lần) Nhìn vào hệ số về tỷ suất đầu tư trên ta có thể thấy qua 3 năm hoạt động động tư không có sự thay đổi. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty luôn cao hơn so với tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn và chiếm đa số. Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của công ty là lĩnh vực xây lắp cho nên công ty tập trung chủ yếu đầu tư vào các tài sản ngắn hạn. 2.6.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Để đánh giá chính xác hơn về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể: + Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Tổng nợ phải thu x100% Tổng nợ phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu = so với các khoản phải trả 206,28% 5.415.955.633 2.625.504.686 *100 Tỷ lệ các khoản phải thu so với = = các khoản phải trả năm 2009 54,34% 3.237.455.633 = * 100 5.957.732.757 Tỷ lệ các khoản phải thu so = các khoản phải trả năm 2010 2.140.068.030 *100 15.861.113.148 Tỷ lệ các khoản phải thu so với = = 13,49% các khoản phải trả năm 2011 Nhận xét: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản giảm năm 2010 giảm 151,94% so với năm 2009 chứng tỏ vốn bị chiếm dụng của công ty đã giảm, công ty cố gắng giảm các khoản phải thu so với số phải trả. Đến năm 2011tỷ lệ này vẫn đạt 13,49% tương ứng giảm 40,48%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty, chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác nhiều hơn số vốn mà công ty bị chiếm dụng. + Vòng quay các khoản phải thu Đó là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu với số dư bình quân của các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ. Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay các = khoản phải thu Doanh thu ở đây được tính chính là tổng doanh thu của cả ba loại hoạt động ( hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác) Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng phương pháp bình quân các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Nó phản ánh trị giá hàng hóa lao vụ mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu thấp thì chưa chắc đã là biểu hiện xấu. Bởi vì, nó còn liên quan đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ 2 Các khoản phải thu = bình quân 2.707.977.816( đ) 5.415.955.633 2 Các khoản phải thu = = bình quân năm 2009 3.237.455.633+5.415.955.633 4.326.705.633(đ) = 2 Các khoản phải thu = bình quân năm 2010 Các khoản phải thu = 2 2.140.068.030+ 3.237.455.633 = 2.688.761.831(đ) bình quân năm 2011 0,24( vòng/ năm) 653.528.408 2.707.977.816 Vòng quay các khoản = = phải thu năm 2009 1,07( vòng/ năm) = 4.634.654.337 4.326.705.633 Vòng quay các khoản = phải thu năm 2010 2,82( vòng/năm) 7.580.011.977 2.688.761.831 = Vòng quay các khoản = phải thu năm 2011 Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 0,24 vòng / năm, sang năm 2011 là 1,07 vòng/ năm, đến năm 2011 tiếp tục tăng 2,82 vòng/năm. Điều này cho thấy việc thu hồi nợ của công ty tăng nhanh. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. + Hệ số thanh toán tổng quát (Htq): Hệ số thah toán tổng quát và mối quan hệ tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lí sử dụng với tổng số nợ phải trả bao gồm (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn…) Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Htq = Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Nếu Htq < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vố chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. 8.312.615.696 3,17( lần) = 2 2.625.504.686 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2009 11.666.483.484 = 1,96( lần) 5.957.732.757 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2010 21.604.259.597 1,36( lần) = 15.861.113.148 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2011 Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1, Năm 2009 khi vay 1 đồng thì có 3,17 đồng tài sản đảm bảo, năm 2010 khi vay 1 đồng thì có 1,96 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này ở năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là tài sản của công ty tăng thêm 3.353.867.788 đồng nhưng vẫn cao hơn mức tăng của tổng số nợ phải trả là 3.332.228.071 đồng. Năm 2011 khi vay 1 đồng thì có 1,36 đồng tài sản đảm bảo chứng tỏ các khoản huy động từ bên ngoài có tài sản đảm bảo. Hệ số này thấp hơn năm 2010. + Hệ số thanh toán hiện thời ( Hht) Hệ số thanh toán hiện thời ( Hht) thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Các koanr nợ ngắn hạn là koanr nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn thường dưới 1 năm. Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hht = 8.266.946.784 3,15( lần) = 2.625.504.686 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2009 9.825.192.069 1,65( lần ) = 5.957.732.757 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2010 19.933.632.864 1,26 ( lần ) = 15.861.113.148 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2011 Qua số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 thấp hơn năm 2010. Cụ thể ở năm 2009 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,15 đồng tài sản lưu động thì đến năm sau 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được bảo bởi 1,65 đồng tài sản lưu động. Sang đến năm 2011 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống còn 1,26 đồng nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,26 đồng tài sản lưu động. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, chính xác hơn ta cần xác định hệ số thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( Hnh) Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự cuardoanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Nợ ngắn hạn TSNH- HTK Hệ số khả năng thanh = toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn vì vậy các loại hàng hóa tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất rất nhiều thời gian. 8.266.946.784-1.609.203.926 2,54( lần ) = 2.625.504.686 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2009 9.825.192.069 – 4.594.167.428 0,88 ( lần) = 5.957.732.757 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2009 = 19.933.632.864- 9.342.138.056 0,67 ( lần ) 15.861.113.148 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2011 Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Hệ số này ở năm 2009 là 2,54 lần nhưng đã giảm mạnh ở năm 2010 còn 0,88 lần và tiếp tục còn giảm ở năm 2011 chỉ còn 0,67 lần. Điều đó chứng tỏ tài sản lưu động của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết trong thời gian ngắn. Công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình này. + Hệ số thanh toán tức thời ( Htt) : Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng = thanhtoán tức thời 1.241.787.225 0,47( lần) = 2.625.504.686 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2009 1.993.569.008 0,34( lần ) = 5.957.732.757 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2010 1.123.426.778 0,07( lần ) = 15.861.113.148 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2011 Hệ số thanh toán tức thời năm 2009 là 0,47 lần, đến năm 2010 thì giảm còn 0,34 lần, năm 2011 còn 0,07 lần. Qua 3 năm hoạt động hệ số này giảm nhanh và hệ số này còn còn nhỏ hơn 1. Điều đó cho thấy công ty không thuận lợi trong việc thanh toán tức thời công nợ, lí do là do các khoản tiền có thể huy động nhỏ hơn nhiều so với các khoản thanh toán. Mặc dù lượng tiền năm 2010 có tăng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì lại giảm không thể bù đắp sự tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần cân đối vấn đề này, bởi nếu dự trữ lượng tiền mặt quá ít thì sẽ không thể ứng phó được những trường hợp phát sinh lớn, bất ngờ, tuy nhiên cũng cần phải tính toán bởi nếu lượng tiền mặt tồn quỹ quá lớn sẽ ảnh hưởng không tôt đến việc phát huy các nguồn lực vì lượng tiền nhàn rỗi. + Hệ số Vòng quay tồn kho ( Htk) Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân Htk = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ 2 Hàng tồn kho = bình quân 1.609.203.926+ 0 804.601.963( đ) = 2 Hàng tồn kho = bình quân năm 2009 4.594.167.428+ 1.609.203.926 3.101.685.677( đ) = 2 Hàng tồn kho bình = quân năm 2010 6.968.152.742(đ) 9.342.138.056+ 4.594.167.428 = 2 Hàng tồn kho bình = quân năm 2011 413.264.883 0,52(vòng/năm) = 804.601.963 Hệ số vòng quay hàng = tồn kho năm 2009 3.413.540.879 1,1(vòng/năm) = 3.101.685.677 Hệ số vòng quay hàng = tồn kho năm 2010 0,81 (vòng/năm) 5.644.476.602 = 6.968.152.742 Hệ số vòng tồn quay hàng = tồn kho năm 2011 Qua kết quả trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 0,52 vòng/ năm, năm 2010 là 1,1 vòng/năm, đến năm 2011 là 0,81 vòng/năm. Qua các chỉ tiêu phân tích trên cho ta thấy nhìn chung thì tình hình tài chính của công ty chưa được tốt, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty chưa cao đặc biệt là yêu cầu thanh toán tức thời. Điều này công ty nên khắc phục trong thời gian tới nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của các chủ nợ, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, bạn hàng. 2.6.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động. Hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất quản lý kinh doanh, nâng cao kết quả và tiết kiệm vốn kinh doanh. Ta có: Vốn kinh doanh = Vốn lưu động + Vốn cố định Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Vòng quay vốn = lưu động Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kì vốn lưu động quay được mấy vòng Vốn lưu động đầu kỳ+ Vốn lưu động cuối kỳ 2 Vốn lưu động = bình quân 8.266.946.784+ 1.782.726.884 = 5.024.836.834(đ) 2 Vốn lưu động = 8.266.946.784+ 1.782.726.884 bình quân năm 2009 9.825.192.069+ 8.266.946.784 9.046.069.426( đ) = 2 Vốn lưu động bình = quân năm 2010 19.933.632.864 + 9.825.192.069 14.879.412.466(đ) = 2 Vốn lưu động bình = quân năm 2011 653.528.408 0,13 ( vòng /năm) = 5.024.836.834 Vòng quay vốn lưu = động năm 2009 4.634.654.337 0,51 ( vòng /năm) = 9.046.069.426 Vòng quay vốn lưu = động năm 2010 7.580.011.977 0,51 ( vòng/ năm) = 14.879.412.466 Vòng quay vốn lưu = động năm 2011 Chỉ tiêu này nối rằng tại năm 2009 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân sẽ tạo ra 0,13 đồng doanh thu. Đến năm 2010 thì 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0,51 đồng doanh thu. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,51 đồng doanh thu. Như vậy qua 3 năm số vòng quay vốn lưu động tăng. Doanh thu thuần +) Vòng quay vốn cố định Vốn cố định bình quân Vòng quay = Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ vốn cố định 2 Vốn cố định = 28.968.912+ 44.265.216 bình quân 36.617.064(đ) = 2 Vốn cố định bình = quân năm 2009 1.841.291.425 + 28.968.912 935.130.168(đ) = 2 Vốn cố định bình = quân năm 2010 1.670.626.733+ 1.841.291.425 2 1.755.959.079(đ) = Vốn cố định bình = quân năm 2011 653.528.408 17,85(vòng/ năm) = 36.617.064 Vòng quay vốn = cố định năm 2009 4.634.654.337 4,96 (vòng/năm) = 935.130.168 Vòng quay vốn = cố định năm 2010 7.580.011.977 4,32( vòng/năm) = 1.755.959.079 Vòng quay vốn = cố định năm 2011 Chỉ tiêu này nói lên rằng tại năm 2009 cứ 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra 45,12 đồng doanh thu. Đến năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra được 4,96 đồng doanh thu. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra 4,32 dồng doanh thu. Như vậy qua 3 năm có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn không có hiệu quả. 2.6.4 Phân tích khả năng sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần, giá trị tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Khả năng sinh lời của vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh lợi = doanh thu Tỉ suất này phản ánh cứ tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trước hoặc sau thuế có thể cao hay thấp là do giá bán sản phẩm có thể cao hoặc doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí. 7.111.010 0,11% = x 100 653.528.408 Doanh lợi doanh = thu năm 2009 0,47% = x 100 21.639.727 4.634.654.337 Doanh lợi doanh = thu năm 2010 0,47% = x 100 35.395.712 7.580.011.977 Doanh lợi doanh = thu năm 2011 Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng doanh thu công ty thực hiện thu được trong năm có mấy đồng lợi nhuận. Ta thấy doanh lợi doanh thu của công ty qua 3 năm tăng. Đây là một biểu hiện tích cực của công ty cần tiếp tục phát huy để nâng cao doanh thu của mình. + Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn đàu tư vào doanh nghiệp. Tỉ suất này được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế Vốn kinh doanh bình quân Doanh lợi tổng vốn = Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh thường được các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp sử dụng hơn cả. Bởi vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại mà doanh nghiệp thực sự được dụng sinh ra do sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh bình quân. Vốn kinh doanh đầu năm + Vốn kinh doanh cuối năm 2 Vốn kinh doanh = bình quân 5.069.803.898 (đ) 8.312.615.696+ 1.826.992.100 = 2 Vốn kinh doanh = bình quân năm 200 11.666.483.494+ 8.312.615.696 9.989.549.595(đ) = 2 Vốn kinh doanh bình = quân năm 2010 21.604.259.597+ 11.666.483 2 16.635.371.545( đ) = Vốn kinh doanh bình = quân năm 2011 9.481.347 = 0,19% x 100 5.069.803.898 Doanh lợi tổng vốn = năm 2009 28.852.970 x 100 = 0,29% 9.989.549.595 Doanh lợi tổng = vốn năm 2010 42.903.893 = 0,26% x 100 16.635.371.545 Doanh lợi tổng = vốn năm 2011 Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Qua 3 năm hoạt động ta thấy doanh lợi tổng vốn của công ty tăng. Năm 2009 cứ 1 đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra 0,0019 đồng lợi nhuận trước thuế nhưng sang năm 2011 cứ 1 đồng vốn kinh odanh tạo ra 0,0026 đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là một biểu hiện tốt của công ty cần phát huy. + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tính được bằng cách lấy lợi nhuận dòng chia cho nguồn vố chủ sở hữu bình quân. Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuân = vốn CSH Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ 2 Vốn chủ sở hữu = bình quân Tỉ suấ lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời và mức thu nhập của các chủ sở hữu. Trong kì cứ đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu là một tiêu quan trọng nhất trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 5.687.111.010+ 999.000.000 2 = 3.343.055.505(đ) Vốn chủ sở hữu = bình quân năm 2009 5.708.750.737+ 5.687.111.010 2 = 5.697.930.873(đ) Vốn chủ sở hữu = bình quân năm 2010 = 5.725.948.593 ( đ ) 5.743.146.449 + 5.708.750.737 2 Vốn chủ sở hữu = bình quân năm 2011 7.111.010 = 0,22% *100 3.343.055.505 Tỷ suất lợi nhuận = vốn chủ sở hữu năm 2009 = 0,38% x 100 21.639.727 5.697.930.873 Tỷ suất lợi nhuận = vốn chủ sở hữu năm 2010 35.395.712 = 0,62% x 100 5.725.948.593 Tỷ suất lợi nhuận vốn = chủ sở hữu năm 2011 Năm 2009 doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 0,22% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,0022 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 tỷ suất này đã tăng 0,32% khiến 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,0032 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 tỷ suất này đã tăng lên 0,62% khiến 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,0062 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua 3 năm doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng, như vậy công ty đã hoàn thành được mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Phần 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH và thương mại Việt Thiện 3.1.1 Những kết quả đạt được Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi Công ty mới được thành lập với bao khó khăn ban đầu, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thiện bộ máy sản xuất kinh doanh, tự khẳng định chính mình, tạo được chỗ đứng vững chắc và uy tín lớn trên thị trường. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm 2011 đã đạt được những kết quả cụ thể: Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung tài sản và nguồn vốn của công ty liên tục tăng trong 3 năm hoạt động. Năm 2009 thì tổng tài sản và tổng nguồn vốn chỉ là 8.312.615.696 đồng, đến năm 2010 đã tăng 3.353.867.798 đồng lên mức 11.666.483.494 đồng. Trong đó: - Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng thể hiện ở: + Tài sản ngắn hạn ở năm 2009 là 8.266.946.784 đồng, Trong năm 2010 là 9.825.192.069 đồng tăng lên 1.558.245.285 đồng so với năm 2009 chủ yếu do sự tăng lên của các khoản tương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Vì công ty đang bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, đầu tư phát triển mở rộng quy mô, việc kinh doanh đang có những bước tiến đầu tiên. + Tài sản dài hạn trong năm 2009 là 45.668.912 đồng, trong năm 2010 là 1.841.291.425 đồng tăng 1.795.622.513 đồng so với năm 2009 là do sự thay đổi về tài sản cố định. Công ty đầu tư mua sắm thêm một vài tài sản cố định mới để phục vụ sản xuất kinh doanh. - Tổng nguồn vốn tăng là do các khoản phải trả và vốn chủ sở hữu tăng, cụ thể: + Nợ phải trả trong năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, năm 2010 là 5.957.732.757 đồng tăng 3.332.228.071 đồng so với năm 2009. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguồn vốn qua hai năm hoạt động trên vì công ty đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, từ người mua hay người bán…để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty. + Nguồn vốn chủ sở hữu ở năm 2009 là 5.687.111.010 đồng, năm 2010 là 5.708.750.737 đồng tăng 21.639.727 đồng so với năm 2009. Đây chỉ là một phần nhỏ góp phần vào sự gia tăng nguồn vốn trong đó chủ yếu vẫn là vốn chủ sở hữu. * Đến năm 2011 tổng tài sản tiếp tục tăng 9.937.776.103 đồng lên mức 21.604.259.597 đồng so với năm 2010 chủ yếu là sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. +Tài sản ngắn hạn năm 2011 19.933.632.864 đồng tăng 10.108.440.795 đồng so với năm 2010. + Tài sản dài hạn lại giảm năm 2011 là 1.670.626.733 đồng, năm 2010 1.841.291.425 đồng tương đương với việc giảm 170.664.692 đồng. - Tổng nguồn vốn trong năm 2011 cũng tăng lên so với năm 2010 là do sự thay đổi của khoản nợ vay ngắn hạn và vốn chủ sở hữu: + Nợ phải trả trong năm 2011 là 15.861.113.148 đồng tăng 9.903.380.391 đồng so với năm 2010. + Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 5.743.146.449 đồng tăng 34.395.712 đồng so với năm 2010. - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 653.528.408 đồng, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 4.634.654.337 đồng tăng 3.981.125.929đồng tương ứng tăng khoảng 609,17%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 20111 đạt 7.580.011.977 đồngtăng 2.945.357.640 đồng so với năm 2010 tương ứng 63,55%. Điều này cho thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang dần có hiệu quả, tiến độ sản xuất được đẩy mạnh hơn so với năm trước. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm vừa qua tăng mạnh như vậy là do công ty đã dần đi vào hoạt động ổn đinh, có nhiều những hợp đồng xây dựng công trình có giá trị lớn được hoàn thành bàn giao, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng thiết kế và tư vấn xây dựng của khách hàng. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty qua 3 năm tăng lên rõ rệt. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 là 9.481.347 đồng, năm 2010 là 28.852.970 đồng tăng 19.371.622 đồng tăng 204,32% so với năm 2009.Lợi nhuận kế toán năm 2011 là 42.903.893 đồng tăng 14.050.923 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng khoảng 48,69%. Nguyên nhân dẫn đén lợi nhuận kế toán trước thuế tăng nhanh như vậy là do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác đều tăng. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động tương đối ổn định và tăng trưởng khá mạnh. Để đạt được những kết quả kinh doanh như hiện nay đó là cả một quá trình phấn đấu vươn lên, tự trang bị kiến thức tay nghề cho mình của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty . Nó trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty, việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải cách quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước, hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Công ty đã thực hiện việc ghi chép một cách phù hợp, đầy đủ để phản ánh hợp lý tình hình tài chính của Công ty tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng các báo cáo tài chính tuân thủ phù hợp với Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt nam. Báo cáo tài chính của Công ty đã phản ánh trung thực và hợp lý tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2011 cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các luồng tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày. Trong những năm qua công ty đã có sự chú trọng đầu tư thích đáng vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm tài sản cố định, thay thế các dây chuyền sản xuất lạc hậu bằng các máy móc hiện đại cùng với các chính sách sản phẩm và xúc tiến bán hàng. Công ty có thị trường ổn định sản phẩm đã tạo được thương hiệu trên thị trường. 3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của công ty như sau: è Ưu điểm: - Khả năng tự tài trợ của công ty ngày một nâng cao,phản ánh khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh được nâng cao.. - Khả năng thanh toán nợ trong dài hạn đã được tăng cao. Đến năm 2011 các khoản nợ dài hạn đã được thanh toán hết. - Công ty còn tăng cường mở rộng quy mô đổi mới trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. - Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty là: + Các phòng ban được bố trí hợp lý nâng cao hiệu quả công việc. + Bộ phận kế toán tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành và các sổ sách chứng từ được giữ gìn cẩn thận,dễ kiểm soát do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị. + Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc và công tác đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên trong tình hình mới luôn được chú trọng. + Đời sống của cán bộ, công nhân viên chức luôn được quan tâm và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm công tác, do đó tạo nên nội lực rất lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. è Nhược điểm: - Về công tác đầu tư cơ sở vật chất song song với việc đầu tư theo chiều sâu, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất theo chiều rộng công ty nên đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng, kho bãi, nhà xưởng… do sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và tạo được niềm tin, hơn nữa qua số liệu cho thấy doanh thu đã tăng cao, là cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng trong thời gian tới. - Về công tác quản lý tài sản lưu động: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị, do đó cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Những hạn chế trong việc quản lý đã làm lãng phí vốn lưu động và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. + Công tác quản lý các khoản phải thu của công ty chưa được tốt. Mặc dù những chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng mối quan hệ mới nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh không đủ vốn để trang trải dẫn đến vay mượn làm tăng chi phí lãi vay phải trả. + Hàng tồn kho còn tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn. + Các quỹ được trích lập thường nhỏ hơn so với thực chi làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty có sử dụng đến các quỹ liên quan này. + Công ty sử dụng hầu hết là nguồn vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của mình, điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh tuy nhiên cũng làm giảm khả năng hoạt động tối đa do không sử dụng nguồn vốn tài trợ từ các quỹ tín dụng…. + Công ty chưa có bộ phận, phòng ban riêng để làm công tác phân tích tình hình tài chính của công ty, chưa chú trọng đến phân tích các báo cáo tài chính, chưa thấy rõ tầm quan trọng, vị trí của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty Sau quá trình nghiên cứu khái quát sự hình thành, phát triển cũng như cơ cấu bộ máy, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty là thực trạng tài chính của công ty qua báo cáo tài chính, em có một số ý kiến về những vấn đề sau : Giải pháp về nhu cầu vốn: Nhu cầu tăng vốn và biện pháp tạo nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào vì điều này ảnh hưởng trực tiếp và quyết đến quy mô hoạt động,quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính cho thấy cơ cấu vốn công ty chủ yêu là vốn tự có. Một số giải pháp đề xuất để tăng cường nguồn vốn cho công ty. + Thu hút các nhà đầu tư bằng cách phát triển mọi mặt, đổi mới phương thức quản lí, sự tính nhiệm của nhà cung cấp như khách hàng , tạo uy tín cho công ty trên thị trường. + Khai thác và sự dụng tốt các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. + Gia tăng chiếm dụng vốn một cách hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách: Bộ phận mua hàng tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm. Giải pháp về việc quản lý nợ phải thu: Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành các công việc sau: - Phòng kinh doanh: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp. - Phòng kế toán- tài vụ: Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi các khoản nợ đến hạn theo từng đối tượng và các khoản nợ cụ thể. - Doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý, trong đó cần quy định chi tiết về: Thời gian trả nợ, khỏa tiền chiết khấu khách hàng được hưởng khi thanh toán nợ đúng hạn, tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu chính sách của công ty đưa ra quá cứng nhắc, chặt chẽ sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với khách hàng đó. Do đó , công ty nên xem xét từng khách hàng cụ thể để có chính sách phù hợp. Đối với công tác quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sả lưu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có một lượng hàng hóa để dữ trữ bởi vì có những hàng hóa bán theo chu kỳ nhất định, nếu không dự trữ trước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Hàng tồn kho của công ty giảm qua 2 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu vào sản phẩm dở dang và nguyên, vật liệu. Chính vì vậy các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và số lượng, chất lượng thành phẩm, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, theo dõi tránh hao hụt, mất mát Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động. Lao động qua 2 năm cơ bản không có biến động lớn. Đặc điểm sản xuất kinhd oanh của công ty cần có nhiều lao động trẻ và có tay nghề, cho nên những lao động đã có đủ thời gian công tác cần cho nghỉ chế độ và tuyển dụng thêm lao động trẻ có tay nghề cao. Cần tuyển thêm những ký sư có trình độ kỹ thuật cao và nhân viên quản lý phải vừa có trình độ, vừa có kinh nghiệm. Công ty cần tận dụng hết khả năng lao động hiện có, có thể luân chuyển lao động nếu trình độ lao động tương ứng và phù hợp công việc, nghề nghiệp của người lao động. Đối với công tác phân tích tình hình tài chính + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phân tích Trong cơ chế thị trường hiện nay, với tốc độ cạnh tranh gay gắt đòi hỏi công ty cần phải có những bước đổi mới tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào phân tích tài chính, công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên vật liêu, nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ xảo của người phân tích. Trong thời gian tới công ty nên thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: - Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yêu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với thị trường. Công ty nên ứng dụng rộng rãi công nghệ tin học trong quản lý tài chính tiến tơi nối mạng toàn bộ hệ thống máy tính nhằm cập nhập thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từng bước xây dựng chế độ chuẩn trong công tác tài chính về mặt cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tích. - Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ máy móc thay cho việc cứ phát sinh sự cố thì mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chưa như hiện nay. - Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. - Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại. + Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính Để đảm bảo nắm rõ đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty,trong thời gian tới, công ty cần xem xét nâng cao trình độ của cán bộ phân tích bằng cách áp dụng một số các biện pháp - Tăng cường đào tạo, đặc biệt là đào tạo kèm cặp để đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ phân tích. Đội ngũ cán bộ phân tích tài chính phải là những con người năng động, chủ động tiếp cận công nghệ hiện đại, làm chủ công nghệ tiên tiến. - Công ty cần có các chính sách phù hợp đối với người phân tích làm việc cho các dự án đầu tư ở nước ngoài bởi hiện tại các chính sách còn chưa hoàn thiện, chưa thực sự khuyến khích người phân tích tài chính có trình độ và kinh ngiệm làm việc lâu dài cho công ty. - Tuyển dụng người có đủ trình độ, năng lực, nhiệt tình, thu hút người tài vào làm việc tại công ty . + Hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê Tổ chức tốt công tác kế toán ở công ty là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh và sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết. Cho nên, định kỳ Công ty phải thực hiện công tác phân tích tài chính và tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích và tiến bộ so với kỳ trước để phát huy, các nguyên nhân gây ra hạn chế để có biện pháp tháo gỡ và khắc phục kịp thời. Muốn làm được như vậy, Công ty cần hoàn thiện bộ máy quản lý trên cơ sở bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, làm việc có hiệu qủa tránh tình trạng CBCNV nhàn rỗi vì không có việc hoặc ít việc mà vẫn phải trả lương và phụ cấp. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ trách nhiệm rõ ràng thống nhất từ trên xuống dưới. Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực và sở trường của họ để phát huy tốt khả năng và trí tuệ của từng cá nhân. Ngoài ra cán bộ tài chính kế toán là những người có ảnh hưởng quyết định tới kết qủa của việc phân tích tài chính; do đó Công ty phải tuyển dụng những nhân viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực khách quan để có thể đáp ứng đựơc yêu cầu của công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động tài chính nghĩa là Công ty đã phân tích được thực trạng tài chính của mình, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó phát huy được những thành tích đã đạt được và khắc phục các hạn chế còn tồn tại, qua đó sẽ nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty. + Đổi mới hệ thống thông tin quản lý Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin từ bên ngoài và thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, chính vì vậy các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của phân tích tài chính nên chất lượng những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính cần phản ánh chính xác tình hình tài chính bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp, cần tạo nên một luồng thông tin thông suốt liên tục giữa bộ phận phân tích tài chính và bộ phận tổng hợp, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán. Với các thông tin bên ngoài doanh nghiệp, muốn nắm bắt được kịp thời thì bộ phận tài chính cần được nối mạng với các Ban chức năng khác Ngoài ra, để cho công tác hoạch định tương lai của doanh nghiệp có hiệu quả thì việc phân tích tài chính cần thực hiện một cách khách quan, và các thông tin sử dụng phải đảm bảo chất lượng. Vì nếu thông tin sử dụng thiếu chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, của người quản lý tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh - Nâng cao chất lượng sản phẩm -Tiết kiệm ch phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng lợi nhuận của công ty, biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ ban giám đốc đến toàn thể công nhân viên trong toàn công ty, công ty cần tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao trình độ, đề ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm nâng cao trình độ, đề ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí của từng cá nhân, cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty càn áp dụng hơn nữa công nghệ thông tin vào quản lý, thực hiện bán hàng qua mạng internet, điện thoại, lập trang wed, quảng cáo công ty trên mạng Internet để tiết kiệm chi phí bán hàng và quảng bá công ty ra thị trường trong nước như các phần mềm kế toán thay thế cho công tác kế toán thủ công nhằm tăng hiệu quả và tránh lãng phí nhân lực. - Phát triển nhân sự Dù ở trong nền sản xuất tiên tiến nào thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Máy móc dù hiện đại đến đâu con người vẫn làm chủ cỗ máy đó, cũng như làm chủ công nghệ hiện đại. Vì vậy, để nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh thì công ty cần phải quan tâm đến trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân, vì tay nghề của công nhân sẽ quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau: Công ty nên nhận những người thực sự có năng lực, trình độ vào làm việc và phải có một thời gian thử việc cần thiết, nếu thấy đáp ứng được yêu cầu của Công việc thì mới ký hợp đồng lao động. Thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên, tổ chức khen thưởng kỷ luật hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc đúng với khả năng của mình. 3.3. Nhận xét- kiến nghị Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã tạo ra bước phát triển mới trong đời sống vật chất của con người, nhu cầu về đời sống của người dân cũng được nâng dần theo tiến trình xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp mới lần lượt ra đời... nhưng gắn liền với nền kinh tế phồn vinh luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình hoạt động, thay đổi cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới… Muốn đạt được những điều đó, các doanh nghiệp phải có chủ trương đường lối đúng ngay từ đầu và trên hết phải biết xử lý vốn có sao cho hiệu quả nhất. Công ty được thành lập hoàn toàn phù hợp với tiến trình xã hội, định hướng của Tỉnh. Suốt quá trình hoạt động Công ty đã không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động của Công ty đã gặp không ít khó khăn, trở ngại làm tổn thương không nhỏ đến khả năng tài chính, Công ty đã phải nổ lực tìm kiếm nguồn tài trợ để phù hợp với qui mô hoạt động của minh. Chính vì thế, phân tích và tìm những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính là điều không thể thiếu đối với Công ty hiện nay. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của công ty , bản thân xét thấy Công ty muốn đứng vững trên thương trường đầy thách thức, muốn phát triển mạnh và một đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì Công ty cần xem xét lại những yếu kém mà Công ty dấp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Sau đây là một số kiến nghị mà Công ty nên xem xét: - Công ty nên xem vấn đề sử dụng lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn về giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty. Công ty nên xem xét các vấn đề sau - Quản lý chặt hơn trong các khâu sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiết, gây lãng phí. Công ty nên phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ sản xuất, qui định trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng nếu sản phẩm hư hỏng, và sẳn sàng khen thưởng nếu như họ làm tốt so với yêu cầu. - Thực hiện những chương trình khuyến khích người lao động như: thưởng cho chuyên cần, thưởng cho sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất… - Xem xét sắp xếp lại lao động trong Công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật giỏi có khả năng tốt trong tiếp cận làm chủ các thiết bị mới cũng như vận dụng tốt những qui luật kinh tế trong cơ chế thị trường đã có sự cạnh tranh. - Do thời gian qua công ty đã yếu kém trong khâu tài chính, do đó thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý hiệu chi phí, tránh lãng phí là đều quan tâm thường xuyên. - Cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm từ cách thành viên cũ. Nếu làm được điều này sẽ thì tính tự chủ của công ty sẽ tăng đáng kể, làm giảm áp lực về lãi vay của Công ty. - Mở rộng sản xuất về các địa phương trong Tỉnh để tận dụng nguồn lao động đang dư thừa với giá rẻ, chi phí mặt bằng lại thấp. Ngoài ra nếu có thể, với các nguồn lực sẳn có Công ty nên thực hiện thêm ngành sản xuất và kinh doanh hàng may mặc để phát huy tối đa lợi thế của Công ty. - Định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp. KẾT LUẬN Trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu hóa về nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như hiện nay. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân lực, vật lực..Thông qua công tác phân tích tài chính kế toán, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó có những biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Do đó phân tích tình hình tài chính ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Những kết quả của vấn đề trên chỉ là những kết quả khảo cứu ban đầu, trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý luận và xem xét thực tiễn có một bài báo cáo khó tránh khởi. Mặt khác, do thời gian thực tập có hạn, còn nhiều thiếu sót, ảnh hưởng không nhỏ đén nội dung phân tích cũng như những nhận xét rút ra trong bài. Do vậy, để hoàn thiện bài báo cáo, chúng em mong nhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty TNHH và thương mại Việt Thiện, các cán bộ phòng tài chính kế toán, cô giáo Th.S Trần Thị Ngọc Linh đã giúp đỡ, chỉ đạo tận tình cũng như tạo điều kiện để chúng em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Việt Thiện. 2. Giao trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính 3. Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc Dân. 4. Mạng internet. PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện.doc
Luận văn liên quan