Khóa luận Sử dụng mô hình hồi quy để ƣớc lượng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam kinh tế

Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của Ngân hàng mình, cần xây dựng phương án tăng vốn để đạt được mức vốn cần thiết theo quy định. Tuy nhiên, không phải tăng vốn bằng mọi giá. Ngân hàng cũng nên nghĩ tới phương án sáp nhập với nhau khi phương án tăng vốn là bất khả thi hoặc tốn nhiều chi phí. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần có đội ngũ dự báo kinh nghiệm, kịp thời để có những chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp. Đánh giá chính xác nhất có thể về khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Vì rủi ro thanh khoản không chỉ riêng nội bộ ngân hàng tác động mà nó chịu tác động từ bên ngoài cũng rất nhiều. Vì vậy khuyến khích các hướng dự báo rủi ro thanh khoản. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà quản trị thanh khoản,

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sử dụng mô hình hồi quy để ƣớc lượng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đôi với làm; thực hiện tốt vai trò là cầu nối đƣa dòng vốn đầu tƣ quốc tế vào Việt Nam Trong vòng 5 năm, BIDV đã thành lập Văn phòng đại diện, hiện diện thương mại tại 06 quốc gia – vùng lãnh thổ, trong đó gồm các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia, Myanmar và địa bàn có nhiều người gốc Việt làm ăn, sinh sống là Cộng hòa Séc, Cộng hòa Liên bang Nga, Đài Loan. Sáng lập, giữ vai trò Chủ tịch vận hành hoạt động hiệu quả các Hiệp hội AVIL, AVIC, AVIM; kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các thị trường mới. Khởi xướng và đồng tổ chức 11 diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế có quy mô lớn trong cộng đồng ASEAN và nước ngoài như Nga, Séc, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Campuchia để chuẩn bị cho việc tham gia các hiệp định FTA. Việt Nam đã đàm phán thành công các Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực như Nhật Bản, EU, liên minh kinh tế Á Âu, đặc biệt Hiệp định thương mại xuyên Châu Á – Thái Bình Dương, Cộng đồng kinh tế ASEAN khẳng định quyết tâm hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, tạo đà thuận lợi và ưu thế cho hội nhập giai đoạn tới. Bước đầu đạt được những kết quả khả quan trong quan hệ hợp tác với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Séc Hoàn thành Dự án tài chính nông thôn III; được Ngân hàng thế giới ghi nhận, đánh giá là Ngân hàng bán buôn tốt nhất thế giới và Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý và cho vay lại Dự án phát triển nông nghiệp bền vững VnSat. - Thể hiện trách nhiệm với xã hội, đồng thuận triển khai có hiệu quả hoạt đồng vì cộng đồng; tinh thần sẻ chia đƣợc tỏa sáng Dưới sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN, giai đoạn 2010-2015, hệ thống nhân hàng Việt Nam luôn đồng thuận, đi đầu trong hoạt động an sinh xã hội với kinh phí hỗ trợ trên 12.000 tỷ đồng – là ngành thực hiện hoạt động an sinh xã hội lớn nhất cả nước – góp phần quan trọng thực hiện các chương trình, mục tiêu về giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 37 Đóng góp vào kết quả chung đó, BIDV luôn chủ đông, sáng tạo đề xuất và thực hiện các hoạt động an sinh xã hội với tổng kinh phí 2.214 tỷ đồng, chiếm gần 19% tổng giá trị an sinh xã hội toàn ngành Ngân hàng. Hoạt động an sinh xã hội của BIDV được thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giảm nghèo, hỗ trợ tích cực các vùng kinh tế xã hội còn khó khăn, hỗ trợ ba vùng trọng điểm gắn với an ninh quốc phòng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ Đặc biệt các hoạt động an sinh xã hội do BIDV tiên phong, kiên trì thực hiện đã lan tỏa, tạo thành phong trào trong cộng đồng doanh nghiệp, hợp cộng nguồn lực góp phần thực hiện các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội đất nước. BIDV cũng đóng vai trò quan trọng, tích cực triển khai hoạt động an sinh xã hội tại Lào, Campuchia, Myanmar, góp phần thực hiện đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước. 2.2 Tình hình chung về kinh doanh của BIDV Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tiền mặt 3.628 3.326 3.862 5.393 6.588 TG NHNN 7.240 16.311 12.834 23.097 21.705 TG TCTD khác 43.014 26.478 34.011 36.339 47.670 Cho vay 302.942 361.695 398.648 452.934 610.666 Nợ quá hạn 50.537 40.545 34.177 27.595 27.536 Tổng TS 405.755 484.695 548.511 650.363 850.748 TGKKH & TGTT 41.038 56.763 65.992 82.920 107.949 TG CKH 216.184 250.792 281.597 373.952 474.462 Tổng NVHĐ 257.224 307.558 347.592 456.875 582.413 Tổng NV 405.755 484.695 548.511 650.363 850.748 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 38 Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % +/- % +/- % Tiền mặt -302 -8,33 536 16,12 1531 39,64 1195 22,16 TG NHNN 9071 125,30 -3477 -21,32 11073 79,96 -1392 -6,03 TG TCTD khác -16536 -38,44 7533 28,45 2328 6,84 11331 31,18 Cho vay 58753 19,39 36953 10,22 54286 13,62 157732 34,82 Nợ quá hạn -9992 -19,77 -6368 -15,71 -6582 -19,26 -59 -0,21 Tổng TS 78940 19,46 63816 13,17 101852 18,57 200385 30,81 TCKKH & TGTT 15725 38,32 9229 16,26 169282 25,65 5029 30,18 TG CKH 34608 16,01 30805 12,28 92355 32,80 100510 26,88 Tổng NVHĐ 50334 19,57 40034 13,02 109283 31,44 125538 27,48 Tổng NV 78940 19,46 63816 13,17 101852 18,57 200385 30,81 Về tài sản: Dựa vào Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ta thấy: Tiền mặt có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2011 là 3.628 tỷ đồng. Sang năm 2012 là 3.326 tỷ đồng, tuy có giảm 302 tỷ đồng tương đương 8,33% nhưng đến năm 2013 tăng lên 3.862 tỷ đồng, tăng 536 tỷ đồng tương đương 16,12% so với năm 2012. Đến 2014 tiếp tục tăng lên 5.393 tỷ đồng, tăng 1531 tỷ đồng tương đương tăng 39,64%. Năm 2015 tăng đến 6.588 tỷ đồng, tăng 1195 tỷ đồng tương đương 22,16%. Nhìn chung tiền mặt qua các năm có sự gia tăng nhưng đồng thời tài sản của BIBV cũng gia tăng mạnh nên tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản vẫn có sự sụt giảm. Tiền gửi NHNN có sự biến động qua các năm. Năm 2011 là 7.240 tỷ đồng. Sang năm 2012 tăng lên 16.311 tỷ đồng, tăng 9071 tỷ đồng tương đương tăng 125,30%. Đến năm 2013 giảm xuống còn 12.834 tỷ đồng, giảm 3477 tương đương giảm 21,32%. Đến Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 39 năm 2014 lại tăng lên 23.097 tỷ đồng, tăng 11073 tỷ đồng tương đương 79,96%. Đến 2015 thì lại giảm còn 21.705 tỷ đồng, giảm 1392 tỷ đồng tương đương giảm 6,03%. Tiền gửi TCTD khác có sự biến động qua các năm. Năm 2011 là 43.014 tỷ đồng. Sang năm 2012 giảm xuống còn 26.478 tỷ đồng, giảm 16536 tỷ đồng tương đương 38,44%. Đến năm 2013 tăng lên 34.011 tỷ đồng, tăng 7533 tỷ đồng tương đương tăng 28,45%. Đến năm 2014 lại tăng lên 36.339 tỷ đồng, tăng 2328 tỷ đồng tương đương tăng 6,84%. Đến 2015 lại tiếp tục tăng lên 47.670 tỷ đồng, tăng 11331 tỷ đồng tương đương tăng 31,18%. Điều này cho thấy BIDV đang có xu hướng cắt giảm tiền mặt và tăng tiền gửi để vừa dự phòng cho rủi ro thanh khoản, vừa đảm bảo tính sinh lời. Cho vay tăng qua các năm. Năm 2011 là 302.942 tỷ đồng. Sang năm 2012 tăng lên 361.695 tỷ đồng, tăng 58753 tỷ đồng tương đương tăng 19,39%. Đến năm 2013 tăng lên 398.648 tỷ đồng, tăng 36953 tỷ đồng tương đương tăng 10,22%. Đến năm 2014 lại tăng lên 452.934 tỷ đồng, tăng 54286 tỷ đồng tương đương 13,62%. Đến 2015 tiếp tục tăng lên 610.666 tỷ đồng, tăng 157732 tỷ đồng tương đương tăng 34,82%. Nợ quá hạn giảm qua các năm. Năm 2011 là 50.537 tỷ đồng. Sang năm 2012 giảm xuống 40.545 tỷ đồng, giảm 9992 tỷ đồng tương đương 19,77%. Đến năm 2013 giảm xuống 34.177 tỷ đồng, giảm 6368 tỷ đồng tương đương giảm 15,71%. Đến năm 2014 lại giảm xuống 27.595 tỷ đồng, giảm 6582 tỷ đồng tương đương 19,26%. Đến 2015 tiếp tục giảm xuống 27.536 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng tương đương giảm 0,21%. Điều này cho thấy tình hình cho vay của Ngân hàng được cải thiện rõ rệt. Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm trong khi đó nợ quạ hạn lại giảm đều. Tổng tài sản có sự biến động qua các năm. Năm 2011 là 405.755 tỷ đồng. Sang năm 2012 tăng lên 484.695 tỷ đồng, tăng 78940 tỷ đồng tương đương tăng 125,30%. Đến năm 2013 tăng lên 548.511 tỷ đồng, tăng 63816 tỷ đồng tương đương tăng 13,17%. Đến năm 2014 lại tăng lên 650.363 tỷ đồng, tăng 101852 tương đương 18,57%. Đến 2015 tiếp tục tăng lên 850.748 tỷ đồng, tăng 200385 tỷ đồng tương đương tăng 30,81 %. Điều nay cho thấy quy mô của Ngân hàng đang tăng dần qua các năm. Về nguồn vốn: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 41.038 tỷ đồng. Đến năm 2012 tăng lên 56.763 tỷ đồng, tăng 15725 tỷ đồng tương đương tăng 38,32%. Đến năm 2013 tăng lên 65.992 tỷ đồng, tăng 9229 tỷ đồng tương đương tăng 16,26%. Đến năm 2014 tiếp tục tăng 82.920 tỷ đồng, tăng 169282 tỷ đồng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 40 tương đương 26,65%. Đến năm 2015 tăng lên 107.949 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 5029 tỷ đồng tương đương 30,18%. Tiền gửi có kỳ hạn tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 216.184 tỷ đồng. Đến năm 2012 tăng lên 250.792 tỷ đồng, tăng 34608 tỷ đồng tương đương tăng 16,01%. Đến năm 2013 tăng lên 281.597 tỷ đồng, tăng 30805 tỷ đồng tương đương tăng 12,28%. Đến năm 2014 tiếp tục tăng 373.952. tỷ đồng, tăng 92355 tương đương 32,80%. Đến năm 2015 tăng lên 474.462 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 100510 tỷ đồng tương đương 26,88%. Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 257.224 tỷ đồng. Đến năm 2012 tăng lên 307.558 tỷ triệu đồng, tăng 50334 tỷ đồng tương đương tăng 19,57%. Đến năm 2013 tăng lên 347.592 tỷ đồng, tăng 40034 tỷ đồng tương đương tăng 13,02%. Đến năm 2014 tiếp tục tăng 456.875 tỷ đồng, tăng 109283 tỷ đồng tương đương 31,44%. Đến năm 2015 tăng lên 582.413 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 125538 tỷ đồng tương đương 27,48%. Tổng tài sản có sự biến động qua các năm. Năm 2011 là 405.755 tỷ đồng. Sang năm 2012 tăng lên 484.695 tỷ đồng, tăng 78940 tỷ đồng tương đương tăng 125,30%. Đến năm 2013 tăng lên 548.511 tỷ đồng, tăng 63816 tỷ đồng tương đương tăng 13,17%. Đến năm 2014 lại tăng lên 650.363 tỷ đồng, tăng 101852 tương đương 18,57%. Đến 2015 tiếp tục tăng lên 850.748 tỷ đồng, tăng 200385 tỷ đồng tương đương tăng 30,81 %. Nhìn chung nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Đây là một tín hiệu tích cực cho việc phát triển dư nợ. Ngoài ra nguồn huy động dồi dào này đảm bảo cho ngân hàng có một nguồn cung thanh khoản ổn định. Về kết quả kinh doanh: Bảng 2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu 10.871 7.963 12.725 14.920 19.755 Chi phí 6.652 4.574 7.436 8.623 11.807 Lợi nhuận 4.219 3.389 5.289 6.297 7.948 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 41 Bảng 2.4. Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: tỷ đồng 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % +/- % +/- % Doanh thu -2908 -26,75% 4762 59,80% 2195 17,25% 4835 32,41% Chi phí -2078 -31,24% 2862 62,57% 1187 15,96% 3184 36,92% Lợi nhuận -830 -19,67% 1900 56,06% 1008 19,06% 1651 26,22% Doanh thu của BIDV năm 2011 là 10.871 tỷ đồng. Đến năm 2012 giảm xuống còn 7.963 tỷ đồng, giảm 2908 tỷ đồng tương đương 26,75%. Đến năm 2013 tăng lên 12.725 tỷ đồng, tăng 4762 tỷ đồng tương đương 58,9%. Đến năm 2014 tăng lên 14.920 tỷ đồng, tăng 2195 tỷ đồng tương đương 17,25%. Đến năm 2015 tăng lên 19.755 tỷ đồng, tăng 4835 tỷ đồng, tương đương 32,41%. Tuy năm 2011 có sụt giảm nhưng về sau tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng ngầy càng tăng lên. Chi phí của BIDV năm 2011 là 6.652 tỷ đồng. Đến năm 2012 giảm xuống còn 4.574 tỷ đồng, giảm 2078 tỷ đồng tương đương 31,24%. Đến năm 2013 tăng lên 7.436 tỷ đồng, tăng 2862 tỷ đồng tương đương 62,57%. Đến năm 2014 tăng lên 8.623 tỷ đồng, tăng 1187 tỷ đồng tương đương 15,96%. Đến năm 2015 tăng lên 11.807 tỷ đồng, tăng 3184 tỷ đồng, tương đương 36,92%. Việc chi phí tăng cũng hợp lí vì muốn mở rộng kinh doanh thì chi phí phải gia tăng. Lợi nhuận của BIDV năm 2011 là 4.219 tỷ đồng. Đến năm 2012 giảm xuống còn 3.389 tỷ đồng, giảm 830 tỷ đồng tương đương 19,67%. Đến năm 2013 tăng lên 5.289 tỷ đồng, tăng 1900 tỷ đồng tương đương 56,06%. Đến năm 2014 tăng lên 6.297 tỷ đồng, tăng 1008 tỷ đồng tương đương 19,06%. Đến năm 2015 tăng lên 7.948 tỷ đồng, tăng 1651 tỷ đồng, tương đương 26,22%. Tuy năm 2011 có sụt giảm nhưng về sau tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng ngầy càng tăng lên. Kết quả kinh doanh có lãi và tăng trưởng mạnh qua các năm. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 42 2.3. Tình hình thanh khoản của ngân hàng Bảng 2.5. Một số chỉ số thanh khoản của BIDV giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ số về trạng thái tiền mặt 0,132 0,095 0,092 0,099 0,089 Chỉ số về chứng khoán thanh toán 0,001 0,008 0,002 0,012 0,009 Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi 0,189 0,226 0,234 0,221 0,227 Chỉ tiêu năng lực cho vay 0,124 0,083 0,062 0,042 0,032 Khả năng thanh toán 1,331 0,882 0,789 0,881 0,779 (Nguồn: Sinh viên tự tính toán, tổng hợp từ báo cáo tài chính của BIDV công bố giai đoạn 2011-2015) Tình hình thanh khoản của BIDV được thể hiện qua các chỉ số thanh khoản. Các chỉ số thanh khoản được được sinh viên tính toán, tổng hợp từ các báo cáo tài chính theo quý mà BIDV công bố cho Ủy ban chứng khoán và một số chỉ tiêu do BIDV Quảng Trị cung cấp. Từ các báo cáo tài chính ta có thể thu thập được các chỉ tiêu như tiền mặt, tiền gửi các TCTD, chứng khoán lỏng, tổng tài sản. Ngoài ra thu thập từ số liệu BIDV Quảng Trị cung cấp một số chỉ tiêu khác như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, nợ quá hạn. Từ nguồn số liệu đã thu thập đã tính toán được các chỉ số thanh khoản sau: Chỉ số về trạng thái tiền mặt Đồ thị 2.1: Chỉ số trạng thái tiền mặt 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ số về trạng thái tiền mặt Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 43 Trạng thái tiền mặt = tiền mặt và tiền gửi ở các TCTD / Tổng tài sản. Tỉ lệ tiền mặt có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2011 tỉ lệ khá cao 0,132. Đến năm 2012 giảm xuống còn 0,095. Đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 0,092. Năm 2014 bất ngờ tăng lên 0.099. Tiếp đến năm 2015 giảm xuống còn 0,089. Tỉ lệ tiền mặt mà càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng nhanh chóng. Tiền mặt là tài sản không sinh lời hoặc thu nhập thấp nên ngân hàng có xu hướng cắt giảm lượng tiền mặt để tăng đầu tư sinh lời. Tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì tỉ lệ tiền mặt qua các năm xấp xỉ 0,1 tổng tài sản. Tỉ lệ này được xem là hợp lí vì nó vừa đảm bảo khả năng thanh toán và cũng tối ưu hóa khả năng đầu tư sinh lời. Chỉ số về chứng khoán thanh toán Đồ thị 2.2: Chỉ số về chứng khoán thanh toán Là chỉ số giữa chứng khoán lỏng và tổng tài sản. Ngân hàng có chỉ số này biến động qua các năm. Năm 2011 chỉ số chứng khoán lỏng là 0,001. Đến năm 2012 tăng lên 0,008. Đến năm 2013 giảm xuống còn 0,002. Đến năng 2014 tăng đột biến lên 0,12. Đến năm 2015 lại giảm xuống còn 0.009. Như vậy trong năm qua chỉ số chứng khoán lỏng cao nhất vào năm 2014 với tỉ lệ 0,012. Tỉ trọng của chứng khoán lỏng trong tổng tài sản không lớn nhưng sự gia tăng chứng khoán lỏng cũng làm tăng khả năng thanh toán của ngân hàng. 0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ số về chứng khoán thanh toán Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 44 Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi Đồ thị 2.3: Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi = tiền gửi không kỳ hạn / tiền gửi có kỳ hạn Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi biến động qua các năm. Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi năm 2011 là 0.18. Đến năm 2012 tăng lên 0,226. Năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 0,234. Đến 2014 tiếp tục giảm còn 0,221. Đến năm 2015 thì lại tăng đến 0,227. Từ đó cho thấy việc các năm gia tăng biến động khá mạnh trong khi các năm sụt giảm thì biến động nhẹ. Sự gia tăng này cho thấy nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng tăng. Rủi ro thanh khoản theo đó cũng tăng. Chỉ tiêu năng lực cho vay Đồ thị 2.4: Chỉ tiêu năng lực cho vay 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu năng lực cho vay Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 45 Năng lực cho vay = nợ quá hạn / tổng tài sản Chỉ tiêu này giảm qua các các năm, năm 2011 là 0.124, năm 2012 giảm còn 0,083, năm 2013 giảm tiếp còn 0,062. Sang năm 2014 tiếp tục giảm còn 0,042. Đến năm 2015 giảm còn 0.032. Chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng được cải thiện, làm cho nguồn cung thanh khoản được ổn định hơn. Do đó rủi ro thanh khoản giảm. Tỷ lệ khả năng thanh toán Đồ thị 2.5: Tỷ lệ khả năng thanh toán Là tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”. Qua các năm thì chỉ số này có xu hướng biến động. Năm 2011 tỷ lệ thanh toán là 1.331. Sang năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 0,882. Đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 0,789. Sang năm 2014 bất ngờ tăng lên 0,881. Đến thì đến năm 2015 giảm còn 0.779. Chứng tỏ khả năng thanh toán của ngân hàng đang sụt giảm. Đây là điều đáng lưu ý cho các nhà quản trị rủi ro và cần đề ra các biện pháp đề phòng. 2.4. Giới thiệu về mô hình Đối với bất kỳ một Ngân hàng nào, khả năng thanh toán tức thời là hết sức quan trọng. Bên tài sản nợ của Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn bởi chi phí vốn của nó rất thấp. Nhưng việc nắm giữ tỷ trọng lớn loại tiền gửi này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với tình huống người gửi tiền có thể rút bất kỳ lúc nào và với khối lượng là bao nhiêu. Nếu 0.500 0.700 0.900 1.100 1.300 1.500 2011 2012 2013 2014 2015 Khả năng thanh toán Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 46 giữ được khả năng thanh toán tức thời thì Ngân hàng sẽ lấy được niềm tin của người gửi tiền. Như vậy, khả năng thanh toán tức thời liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Trong chuyên đề này em xin giới thiệu một phương pháp đo lường hệ số thanh khoản của Ngân hàng. Đó là bằng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng kết hợp với việc sử dụng các công cụ toán học để ước lượng hệ số thanh khoản của BIDV. 2.5. Tỷ lệ thanh khoản Nguồn cung chính mà Ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán lỏng. Và để đo lường khả năng thanh khoản nhanh của Ngân hàng ta có thể sử dụng tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”. - Trạng thái tiền mặt của Ngân hàng bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác. - Chứng khoán lỏng của Ngân hàng bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc. Tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và“tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”, càng cao thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng được đảm bảo. 2.6. Mô hình ƣớc lƣợng Yt=β1Xt β2 Yt-1 β3 (1) Trong đó: Yt: là tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”, cho ta thấy khả năng sẵn sàng thanh toán của Ngân hàng trong trường hợp người gửi tiền thực hiện rút tiền với khối lượng lớn. Nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1, Ngân hàng có đủ khả năng thanh toán trong trường hợp xấu nhất. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, Ngân hàng cần phải xem xét trên thị trường, xem có động thái nào khiến người gửi tiền sẽ rút tiền đồng loạt hay không để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 47 Xt: là tỷ số giữa “đầu tư” và “tổng tài sản. Nếu như Ngân hàng sử dụng nhiều tài sản hơn để đầu tư sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt mà Ngân hàng có. Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh mang tính chất đặc thù. Cũng như các doanh nghiệp khác, Ngân hàng luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Nhưng Ngân hàng khác doanh nghiệp kinh doanh thông thường ở chỗ Ngân hàng luôn phải đánh đổi giữa thu nhập cao và khả năng thanh toán của mình. Nếu như trong một thời kỳ Ngân hàng chú trọng vào kinh doanh để đạt lợi nhuận cao ( tăng đầu tư) thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng sẽ thấp. Ngược lại, để đảm bảo khả năng thanh khoản cao, Ngân hàng tăng cường nắm giữ các tài sản có tính lỏng cao, là những tài sản đem lại thu nhập thấp cho Ngân hàng. Do đó khi tỷ lệ này tăng( X tăng ) thì biến phụ thuộc Yt sẽ giảm, hệ số β2 được kỳ vọng là mang dấu (-). Yt-1: là biến trễ một thời kỳ của biến phụ thuộc Yt. Nếu thời kỳ trước Ngân hàng có tỷ lệ thanh toán nhanh nhất định thì ở thời kỳ sau nó sẽ được duy trì hoặc tăng lên. Do đó hệ số β3 được kỳ vọng là mang dấu (+). t: là thời gian tính theo quý (bắt đầu từ quý 3/2011 đến quý 4/2015) 2.7. Ƣớc lƣợng mô hình bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất 2.7.1. Mô hình Biến đổi mô hình (1) trở thành: Log (Yt)= log(β1) +β2 log(Xt) +β3log(Yt-1) Đặt log(β1) = αta có: Log (Yt)= α +β2 log(Xt) +β3log(Yt-1) Mô hình hồi quy mẫu có dạng: Log (Yt)= α +β2 log(Xt) +β3log(Yt-1) + Ut(2) (Ut là sai số ngẫu nhiên) 2.7.2 Giả thiết 1. Các biến độc lập là các biến xác định và giá trị của chúng là các biến số đã được biết trước. 2. Với bất kỳ giá trị nào của biến độc lập thì ảnh hưởng trung bình của yếu tố ngẫu nhiên hay của tất cả các yếu tố không có mặt trong mô hình đến biến phụ thuộc là không đáng kể. Tức là: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 48 E(U/X=Xi) = E(Ui) = 0 (với mọi i) 3. Phương sai của các yếu tố ngẫu nhiên và phương sai của các yếu tố khác là đồng đều. Var(U/X=Xi) = Var(Ui) = 𝜎 2 (với mọi i). 4. Các yếu tố ngẫu nhiên không tương quan với nhau. Cov(Ui,Uj) = E(Ui,Uj) = 0 (với mọi i). 5. Yếu tố ngẫu nhiên và biến độc lập không tương quan với nhau. Sai số không ảnh hưởng tới biến độc lập. Cov(U,X) = 0 2.7.3. Kết luận: Với các giả thiết 1-5 các ước lượng nhận được từ phương pháp bình phương nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất. 2.8. Kết quả ƣớc lƣợng bằng EVIEWS Các biến đầu vào của mô hình như sau: Biến phụ thuộc Yt là tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”. Biến độc lập Xt là tỷ số giữa “đầu tư” và “tổng tài sản. Các số liệu về tiền mặt, chứng khoán lỏng, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, đầu tư, tổng tài sản được thu thập qua các báo cáo tài chính theo quý mà BIDV gửi cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước trên hai website hnx.vn và fpts.com.vn. Tỷ số thanh toán này được tác giả tính toán dựa trên số liệu thu thập và theo công thức trên. Yt-1: là biến trễ một thời kỳ của biến phụ thuộc Yt. t là thời gian tính theo quý (bắt đầu từ quý 3/2011 đến quý 4/2015). Lí do chọn thời gian theo quý và chỉ dùng số liệu từ quý 3/2011 đến quý 4/2015 vì số liệu thu thập trên bộ hồ sơ lưu trữ của mã chứng khoán BID trên hai website hnx.vn và fpts.com.vn chỉ lưu trữ trong khoảng thời gian này. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 49 Kết quả ƣớc lƣợng: =========================================================== Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 05/15/16 Time: 09:18 Sample (adjusted): 2011Q4 2015Q4 Included observations: 17 after adjustments =========================================================== Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. =========================================================== C -0.561763 0.636337 -0.882807 0.0392 LOG(X) -0.248910 0.312447 -0.796646 0.0439 LOG(Y(-1)) 0.435580 0.187422 2.324059 0.0357 =========================================================== R-squared 0.576269 Mean dependent var -0.055732 Adjusted R-squared 0.515736 S.D. dependent var 0.182397 S.E. of regression 0.126928 Akaike info criter -1.131604 Sum squared resid 0.225551 Schwarz criterion -0.984566 Log likelihood 12.61863 Hannan-Quinn crite -1.116988 F-statistic 9.519928 Durbin-Watson stat 2.601767 =========================================================== Từ kết quả ước lượng trên ta thấy: với mức ý nghĩa 5% thì các hệ số đều có ý nghĩa về mặt kinh tế. Điều này nói lên rằng các biến được cho vào mô hình giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ta có phương trình ước lượng: Log (Yt)= -0.561763 - 0.248910log(Xt) + 0.435580log(Yt-1) + Ut Ý nghĩa của hệ số betas: • β2 = - 0,248910. Khi giữ nguyên yếu tố trễ một thời kỳ của biến Y, nếu LOG(X) tăng 1 đơn vị thì LOG(Y) giảm 0,248910 đơn vị. Phù hơp về mặt lý thuyết. Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản ảnh hưởng ngược chiều tới tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng. • β3= 0,435580. Khi giữ nguyên các yếu tố khác, nếu LOG(Yt-1) tăng 1 đơn vị thì LOG(Y) tăng 0,435580 đơn vị. Điều này phù hợp về mặt lý thuyết. Tỷ lệ thanh toán Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 50 của Ngân hàng ở thời trước sẽ tác động dương tới tỷ lệ thanh toán ở thời kỳ sau đó. • R2= 57,6269 cho biết 57,6269% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến LOG(X) và LOG(Yt-1). 2.9. Kiểm định các giả thiết của mô hình 2.9.1.Phƣơng sai của sai số thay đổi Kiểm định White B1: Ước lượng mô hình (2) bằng phương pháp OLS. Thu được phần dư tương ứng RESID. B2: Ước lượng mô hình sau đây: RESID 2 = β1 + β2LOG(X) + β3(LOG(X) 2 B3: Kiểm định cặp giả thiết sau: Ho: β2 =β3 =0 (phương sai của sai số không đổi) H1: phương sai của sai số thay đổi Bảng ước lượng EVIEWS: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/15/16 Time: 11:34 Sample (adjusted): 2011Q4 2015Q4 Included observations: 17 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -1.786700 1.150823 -1.552542 0.0142 LOG(X) -1.681493 1.085110 -1.549607 0.0343 LOG(X)^2 -0.389631 0.254426 -1.531409 0.0447 R-squared 0.155413 Mean dependent var 0.013268 Adjusted R-squared 0.034758 S.D. dependent var 0.026780 S.E. of regression 0.026310 Akaike info criterion -4.278914 Sum squared resid 0.009691 Schwarz criterion -4.131876 Log likelihood 39.37077 Hannan-Quinn criter. -4.264298 F-statistic 1.288077 Durbin-Watson stat 1.938819 Prob(F-statistic) 0.306556 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 51 Dựa vào kết quả ước lượng: với mức ý nghĩa 5% có giá trị P_value là 0,306556 ( kiểm định F). Chấp nhận giả thiết Ho.Hay phương sai của sai số là đồng đều. 2.9.2. Kiểm định tự tƣơng quan Giả thiết cần kiểm định: Ho: không tồn tại hiện tượng tự tương quan H1 : tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 4.121755 Prob. F(2,12) 0.0177 Obs*R-squared 0.000000 Prob. Chi-Square(2) 0,792632 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/27/16 Time: 15:15 Sample: 2011Q4 2015Q4 Included observations: 17 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.278271 0.754529 1.694131 0.0432 LOG(X) 0.624565 0.369923 1.688366 0.0117 LOG(Y(-1)) 0.483386 0.244825 1.974417 0.0187 RESID(-1) -1.022765 0.372887 -2.742828 0.0178 RESID(-2) -0.378743 0.247677 -1.529182 0.0452 S.E. of regression 0.105555 Akaike info criterion -1.419237 Sum squared resid 0.133703 Schwarz criterion -1.174174 Log likelihood 17.06352 Hannan-Quinn criter. -1.394877 Durbin-Watson stat 2.052414 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 52 Dựa vào bảng ước lượng: Sử dụng thống kê F, giá trị P_value là 0,792632, với mức ý nghĩa là 5% cho ta kết luận rằng chấp nhận giả thiết Ho. Hay không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc nhất. 2.9.3. Kiểm định sự phân phối chuẩn của yếu tố ngẫu nhiên Kiểm định giả thiết: Ho: U có phân bố chuẩn H1 : U không có phân bố chuẩn Dựa vào kiểm định: JB= 8,127060, P_value là 0,017188.Với ý nghĩa thống kê là 5% thì Ho bị bác bỏ. Do đó các kiểm định T và F không còn ý nghĩa nữa. Hay U không có phân bố chuẩn. 2.9.4. Kiểm định sự thiếu biến của mô hình ( kiểm định Ramsey) Kiểm định giả thiết H0: Mô hình không thiếu biến, dạng hàm đúng H1: Mô hình thiếu biến, dạng hàm sai 0 1 2 3 4 5 -0.1 0.0 0.1 0.2 0.3 Series: RESID Sample 2011Q3 2015Q4 Observations 17 Mean -8.98e-17 Median -0.028725 Maximum 0.337932 Minimum -0.116102 Std. Dev. 0.118731 Skewness 1.423761 Kurtosis 4.834425 Jarque-Bera 8.127060 Probability 0.017188 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 53 Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LOG(Y) C LOG(X) LOG(Y(-1)) Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3 Value df Probability F-statistic 0.611641 (2, 12) 0.5585 Likelihood ratio 1.650230 2 0.4382 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 0.020866 2 0.010433 Restricted SSR 0.225551 14 0.016111 Unrestricted SSR 0.204685 12 0.017057 Unrestricted SSR 0.204685 12 0.017057 LR test summary: Value df Restricted LogL 12.61863 14 Unrestricted LogL 13.44375 12 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 04/27/16 Time: 15:38 Sample: 2011Q4 2015Q4 Included observations: 17 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -1.174931 0.894347 -1.313730 0.0321 LOG(X) -0.534648 0.424031 -1.260870 0.0231 LOG(Y(-1)) 0.649069 0.275125 2.359176 0.0361 FITTED^2 2.011274 3.280530 0.613094 0.0442 FITTED^3 -13.07444 13.67085 -0.956373 0.0357 R-squared 0.615469 Mean dependent var -0.055732 Adjusted R-squared 0.487291 S.D. dependent var 0.182397 S.E. of regression 0.130603 Akaike info criterion -0.993382 Sum squared resid 0.204685 Schwarz criterion -0.748319 Log likelihood 13.44375 Hannan-Quinn criter. -0.969022 F-statistic 4.801702 Durbin-Watson stat 2.405895 Prob(F-statistic) 0.015171 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54 Kết quả ước lượng dưới đây cho thấy: Kiểm định F, có giá trị P_value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Vì vậy bác bỏ giả thiết Ho.Hay mô hình đưa ra là không hoàn hảo. Vẫn còn thiếu biến. Kết luận: Bằng phương pháp OLS, hồi quy mô hình với số liệu đã nêu bằng phần mềm Eveiw 7.0 ta thu được kết quả: Log (Yt)= -0.561763 - 0.248910log(Xt) + 0.435580log(Yt-1) + Ut • Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ thanh toán của ngân hàng chịu ảnh hưởng của tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán thời kỳ trước đó. Tuy nhiên từ kết quả cho thấy biến độc lập tỷ lệ thanh toán thời kỳ trước có tác động lớn hơn tỷ lệ đầu tư đến biến phụ thuộc tỷ lệ thanh toán. Tỷ lệ đầu tư có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh toán, điều này là hoàn toàn phù hợp vì khi tiền huy động được đầu tư sinh lời càng nhiều thì cung thanh khoản càng ít đi. Tỷ lệ thanh khoản ở thời kỳ trước có tác động dương với tỷ lệ thanh khoản, điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết. Sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi hai biến độc lập này khá cao lên tới 57,6269%. Từ đó cho thấy dù bị tác động bởi nhiều yếu tố nhưng tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán ở thời kỳ trước có tác động đáng kể đến khả năng thanh toán của ngân hàng ở hiện tại và tương lai. Mô hình đưa ra trên đây về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các giả thiết của phương pháp OLS.Vì vậy phương pháp ước lượng rủi ro thanh khoản bằng mô hình kinh tế lượng trên đây có thể là một công cụ giúp ích ít nhiều cho công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng. Tuy nhiên vì kiến thức vẫn còn hạn chế và bộ số liệu sử dụng không được đầy đủ nên mô hình em đưa ra vẫn còn một số khuyết tật nhỏ. Mô hình đã ước lượng được rủi ro thanh khoản dựa vào hồi quy hai biến đầu vào là tỷ lệ đầu tư và biến trễ một thời kỳ của khả năng thanh toán. Từ đó cho các nhà quản trị thấy được hướng tác động của các biến độc lập và mức độ tác động của từng biến, khả năng giải thích sự ảnh hưởng của tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán thời kỳ trước lên khả năng thanh toán của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 55 Đồ thị 2.6: Tỷ lệ đầu tƣ và Tỷ lệ thanh toán của BIDV giai đoạn 2011- 2015 Từ Đồ thị trên cho thấy tỷ lệ đầu tư của ngân hàng tăng dần qua các quý còn tỷ lệ thanh toán tuy có biến động nhưng mang xu hướng giảm. Đến quý 4 năm 2015 tỷ lệ thanh toán chỉ 0.779470628. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng cần phải được xem xét và tăng tỷ lệ thanh toán lên. Kết hợp với kết quả mô hình thì tỷ lệ thanh toán ở kỳ trước tác động cao hơn nên ta ưu tiên duy trì tỷ lệ thanh toán ở các kỳ trước và tăng dần tỷ lệ thanh toán ở các kỳ sau. Ngoài ra kết hợp giảm tỷ lệ đầu tư. Tuy nhiên giảm bao nhiêu là hợp lý thì cần tính toán sao cho phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Vì khi thay đổi tỷ lệ thanh toán tức là nhà quản trị phải lựa chọn đánh đổi giữa “khả năng thanh toán” hay “khả năng sinh lời”. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Tỷ lệ đầu tư Tỷ lệ thanh toán Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 56 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Định hƣớng Định hướng phát triển của BIDV là ổn định khả năng thanh toán. Để khẳng định vị thế ngân hàng top đầu thì BIDV luôn luôn phải đảm bảo khả năng chi trả. Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng. Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc. 3.2. Giải pháp Qua kết quả ước lượng rủi ro thanh khoản bằng mô hình hồi quy tại BIDV cho thấy khả năng thanh khoản của Ngân hàng vẫn đảm bảo. Tuy nhiên rủi ro thanh khoản là một rủi ro rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của Ngân hàng. Vì vậy em xin đề xuất một số giải pháp sau: - Tỷ lệ khả năng thanh toán của Ngân hàng đang ở mức khá thấp. Vì vậy giải pháp trước mắt đặt ra là phải tăng tỷ lệ thanh khoản sao cho phù hợp với đinh hướng phát triển của ngân hàng: + Tỷ lệ thanh toán cần được giữ vững qua các thời kỳ. Vì tỷ lệ thanh toán ở thời kỳ trước các tác động dương đến tỷ lệ thanh toán ở thời kỳ sau và mức độ ảnh hưởng khá lớn. Vì vậy để tăng tỷ lệ thanh toán trong tương lai thì cần giữ vững và tăng dần tỷ lệ thanh toán. + Đầu tư thì nên cắt giảm nhưng ưu tiên cắt giảm các khoản đầu tư ngoài ngành hay các khoản đầu tư có độ rủi ro cao. + Năng lực cho vay cần được cải thiện. Đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn và hạn chế tối đa nợ quá hạn để đảm bảo nguồn cung thanh khoản. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 57 + Có chính sách lãi suất linh động, phù hợp. Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt về lãi suất huy động. Vì vậy ngân hàng nên chủ động và nắm bắt tình hình kịp thời để có thể thu hút được nhiều nguồn vốn huy động, đảm bảo cho nguồn cung thanh khoản luôn ổn định. Đặc biệt ưu tiên các nguồn huy động trung và dài hạn. + Lượng hóa chính xác nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng. Tuy không thể hoàn toàn chính xác nhưng cần dự báo về các khoản cầu thanh khoản căn cứ vào tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, giải ngân cho vay, trả tiền lương - Chú trọng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao: + Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác: Ngân hàng thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, giúp Ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các Ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn thanh khoản của Ngân hàng. Đồng thời duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được. + Chứng khoán thanh khoản: Chứng khoán thanh khoản là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, trong mọi trường hợp khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể bán chứng khoán thanh khoản để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt nên chú trọng vào đầu tư chứng khoán thị trường nhiều vì hiện nay ngân hàng chỉ có chứng khoán chính phủ mà không có chứng khoán thị trường( Chứng khoán sẵn sàng để bán), trong khi đó chứng khoán thị trường có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chứng khoán chính phủ và được giao dịch trên sàn giao dịch nên tính thanh khoản rất cao. - Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro. Ngân hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể. Ngân hàng thường gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hay rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất... Những loại rủi ro này thường có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì vậy cần có bộ phận quản lý rủi ro chung cho toàn Ngân hàng để có thể quản lý một cách chặt chẽ rủi ro xảy ra trong Ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng bị tác động bởi những rủi ro khác, quản lý chặt chẽ các rủi ro cũng giúp Ngân hàng hạn chế và phòng ngừa được rủi ro thanh khoản. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 58 - Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ : Việc kiểm tra, giám sát và báo cáo trong nội bộ BIDV Quảng Trị nói riêng và BIDV nói chung thường xuyên và kịp thời sẽ mang lại nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho việc quản trị rủi ro hiệu quả. Tình hình thanh khoản phải được báo cáo hàng ngày và mang tính tập trung. Việc báo cáo tiên quyết phải kịp thời và chính xác. Dòng thông tin giữa các bộ phận liên quan như khối nguồn vốn, khối quản trị rủi ro, phải được lưu thông, trôi chảy và không được đứt đoạn. Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ Bộ phận kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Ban kiểm soát và các bộ phận kiểm toán cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và toàn diện về tính hiệu quả của khung hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, tính tuân thủ các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và hạn mức, khẩu vị rủi ro thanh khoản. Từ đó, kịp thời đề ra các biện pháp chỉnh đốn và sửa chữa thích hợp cho khung quản trị, các chính sách và các quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại. Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Vậy một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Trong đó việc sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản là một nguồn tham khảo bổ ích cho NHNN. - Kiểm soát việc thành lập và sáp nhập các Ngân hàng. Việc kiểm soát chặt chẽ sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra ưu tiên sáp nhập vào ba ngân hàng lớn là Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để giải quyết và xử lí các khoản nợ xấu, khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại yếu kém. - Thực hiện chính sách tiền tệ mềm mỏng và linh hoạt. Việc cung cấp các gói hỗ trợ, các khoản vay ưu đãi, chiết khấu.của NHNN là một nguồn cung thanh khoản Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 59 quan trọng cho Ngân hàng. Nhưng cần thực hiện đồng bộ, đúng lúc đúng lượng và phù hợp với khả năng của từng Ngân hàng. 3.3.2. Kiến nghị với BIDV Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của Ngân hàng mình, cần xây dựng phương án tăng vốn để đạt được mức vốn cần thiết theo quy định. Tuy nhiên, không phải tăng vốn bằng mọi giá. Ngân hàng cũng nên nghĩ tới phương án sáp nhập với nhau khi phương án tăng vốn là bất khả thi hoặc tốn nhiều chi phí. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần có đội ngũ dự báo kinh nghiệm, kịp thời để có những chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp. Đánh giá chính xác nhất có thể về khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Vì rủi ro thanh khoản không chỉ riêng nội bộ ngân hàng tác động mà nó chịu tác động từ bên ngoài cũng rất nhiều. Vì vậy khuyến khích các hướng dự báo rủi ro thanh khoản. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà quản trị thanh khoản, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này. Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 60 Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh khoản dự kiến trước được phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý có hiệu quả từng trường hợp. Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xãy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập của Ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 61 PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Kết luận Quá trình phân tích và đánh giá cho thấy hoạt động kinh doanh của BIDV phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn xong mức độ rủi ro vẫn ở trạng thái an toàn và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên BIDV cần phải đề phòng các biến động kinh tế xảy ra. Và từ đó có biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời. Trên đây em đã trình bày về các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản, một trong những rủi ro quan trọng nhất đối với hoạt động Ngân hàng và phương pháp ước lượng rủi ro đó. Hy vọng phương pháp sử dụng mô hình Kinh tế lượng để ước lượng có thể mang lại cho phía các nhà quản trị Ngân hàng một hướng mới để dự báo về rủi ro thanh khoản. Mặc dù đã rất cố gắng xong kiến thức còn nhiều hạn chế và bộ số liệu sử dụng không đầy đủ nên mô hình đưa ra còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của các anh, chị phòng Quản lý tín dụng giúp em hoàn thiện khóa luận thực tập của mình. 2. Ƣu điểm và hạn chế của đề tài Ƣu điểm của đề tài  Luận văn đã tổng hợp được khả năng thanh khoản, đầu tư, tổng tài sản tại BIDV trong thời gian từ quý 3 năm 2011 đến quý 4 năm 2015.  Thứ hai là ước lượng được rủi ro thanh khoản tại BIDV. Từ đó cho thấy tác động của tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản và khả năng thanh khoản trong quá khứ đến khả năng thanh khoản của BIDV bằng phương pháp định lượng. Để từ đó đưa ra một số khuyến nghị để phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Hạn chế của đề tài  Số biến sử dụng trong mô hình còn ít 2 biến tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản và biến trễ của khả năng sẵn sàng thanh toán nên khả năng giải thích của mô hình còn thấp (57,6269%).  Nội dung của luận văn và những khuyến nghị vẫn còn nhiều hạn chế vẫn chưa giải quyết được hết. Vì thế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 62 cô giáo và các nhà nghiên cứu kinh tế và các bạn sinh viên cho khóa luận, để từ đó có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này. 3. Hƣớng phát triển của đề tài Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy để chứng minh được mối quan hệ giữa khả năng sẵn sàng thanh toán (tỷ lệ giữa “Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”) với tỷ lệ “đầu tư” trên “tổng tài sản” và biến trễ của khả năng sẵn sàng thanh toán. Tuy nhiên, biến khả năng sẵn sàng thanh toán còn chịu tác động của nhiều biến kinh tế vĩ mô khác, đây chính là gợi ý cho chiều hướng nghiên cứu đối với các đề tài sau này. Thứ nhất, bổ sung thêm một số biến vĩ mô khác như: lãi suất huy động, sự biến động của thị giá cổ phiếu và sử dụng mô hình để dự báo rủi ro thanh khoản cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu có thể thu thập được số liệu của một số ngân hàng khác để so sánh đối chiếu. Ngoài ra cần phân tích thêm một số nhân tố ảnh hưởng khác như sự ra đi bất thường của các nhân vật chủ chốt, rủi ro chính trị, chiến tranh hay thiên tai Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Valla and Sacs-Escorbiac, Bank – special and macroeconomic deteminants of liquidity of England banks, working paper. 2006. - PGS.TS. Nguyễn Quang Dong. Giáo trình kinh tế lượng nâng cao. NXB. KHKT.2002. - PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Phương Đông - Frederic S.Mishkin. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội-2001 - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB. Thống Kê. - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo thường niên năm 2013 - 2015. - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tài liệu tổng kết hoạt động các năm 2013 - 2015. - TS. Nguyễn Khắc Minh.Giáo trình mô hình toán kinh tế. NXB. Hà Nội 1995. - TS. Hồ Quang Diệu và Nguyễn Văn Tiến. Giáo trình Tài chính quốc tế. NXB. Thống Kê. 2001. - TS. Đặng Văn Dân. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015. - Luận văn: Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế- VIBank - quy-de-uoc-luong-rui-ro-thanh-khoan-tai-ngan-hang-quoc-te-vibank-1344467.html - Website:www.bidv.com.vn - Nguyễn Duy Sinh. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 2009. - Trương Quang Thông, Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 2013. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 64 PHỤ LỤC Bảng 1: Tình hình Tài sản, Cho vay, Đầu tư, Tiền gửi theo quý giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: Triệu đồng TS Lỏng Cho vay Đầu tƣ TGKKH và TGTT Tổng TS X Y Qúy 3 - 2011 67.505.590 277.879.219 34.790.006 33.906.739 398.583.888 0,087284025 1,990919563 Qúy 4 - 2011 54.648.396 302.942.462 35.360.231 41.038.423 405.755.454 0,087146656 1,331639766 Qúy 1 - 2012 49.250.704 311.846.181 52.781.889 32.230.016 431.703.855 0,122264113 1,528100514 Qúy 2 - 2012 40.499.233 330.016.361 55.387.787 38.719.514 444.454.482 0,124619706 1,045964394 Qúy 3 - 2012 41.519.374 347.065.648 48.576.264 41.352.996 456.156.590 0,106490326 1,00402336 Qúy 4 - 2012 50.098.085 361.695.360 52.934.834 56.763.760 484.695.976 0,109212448 0,882571644 Qúy 1 - 2013 39.630.267 365.215.838 59.679.954 40.607.584 485.923.016 0,122817714 0,975932648 Qúy 2 - 2013 55.103.674 374.334.232 69.153.122 50.750.602 521.539.996 0,132594092 1,0857738 Qúy 3 - 2013 49.520.259 383.737.918 78.254.108 58.186.719 535.794.170 0,146052556 0,851057765 Qúy 4 - 2013 52.119.444 398.648.441 72.464.621 65.992.865 548.511.389 0,132111425 0,789773925 Qúy 1 - 2014 59.866.427 406.369.142 78.125.061 63.569.541 572.262.674 0,136519582 0,941747039 Qúy 2 - 2014 61.209.785 407.459.328 81.886.487 69.690.838 579.021.818 0,14142211 0,87830462 Qúy 3 - 2014 58.874.747 422.685.377 87.401.795 69.929.203 598.942.481 0,45926859 0,841919319 Qúy 4 - 2014 73.058.789 452.934.875 96.432.153 82.920.652 650.363.737 0,148274185 0,881068675 Qúy 1 - 2015 60.187.100 471.563.515 100.514.901 70.990.859 662.205.689 0,151788036 0,847814787 Qúy 2 - 2015 75.252.402 518.472.022 103.739.667 92.942.338 724.814.510 0,143125814 0,809667624 Qúy 3 - 2015 84.478.584 557.263.381 115.323.923 96.085.430 786.161.308 0,146692443 0,879202851 Qúy 4 - 2015 84.143.180 610.666.097 126.655.630 107.949.135 850.748.064 0,148875602 0,779470628 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 65 Bảng 2: Tình hình Tài sản Lỏng, Tiền gửi, Nợ quá hạn và Tổng tài sản theo năm giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiền mặt TG NHNN TG TCTD khác CK lỏng TS lỏng TCKKH & TGTT TG CKH Nợ quá hạn Tổng TS 2011 3.628.604 7.240.214 43.014.838 764.740 54.648.396 41.038.423 216.184.492 50.537.573 405.755.454 2012 3.326.467 16.311.923 26.478.849 3.980.846 50.098.085 56.763.760 250.792.802 40.545.425 484.695.976 2013 3.862.686 12.834.855 34.011.385 1.410.518 52.119.444 65.992.865 281.597.950 34.177.708 548.511.389 2014 5.393.845 23.097.742 36.339.126 8.228.076 73.058.789 82.920.652 373.952.340 27.595.422 650.363.737 2015 6.588.860 21.705.301 47.670.621 8.178.398 84.143.180 107.949.135 474.462.533 27.536.620 850.748.064 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 66 Bảng 3: Tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán giai đoạn 2011 – 2015 (Nguồn: Sinh viên tự tính toán dựa trên báo cáo tài chính của BIDV giai đoạn 2011 – 2015) Tỷ lệ đầu tƣ Tỷ lệ thanh toán Qúy 3 - 2011 0,087284025 1,990919563 Qúy 4 - 2011 0,087146656 1,331639766 Qúy 1 - 2012 0,122264113 1,528100514 Qúy 2 - 2012 0,124619706 1,045964394 Qúy 3 - 2012 0,106490326 1,00402336 Qúy 4 - 2012 0,109212448 0,882571644 Qúy 1 - 2013 0,122817714 0,975932648 Qúy 2 - 2013 0,132594092 1,0857738 Qúy 3 - 2013 0,146052556 0,851057765 Qúy 4 - 2013 0,132111425 0,789773925 Qúy 1 - 2014 0,136519582 0,941747039 Qúy 2 - 2014 0,14142211 0,87830462 Qúy 3 - 2014 0,145926859 0,841919319 Qúy 4 - 2014 0,148274185 0,881068675 Qúy 1 - 2015 0,151788036 0,847814787 Qúy 2 - 2015 0,143125814 0,809667624 Qúy 3 - 2015 0,146692443 0,879202851 Qúy 4 - 2015 0,148875602 0,779470628 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvantung_0274.pdf
Luận văn liên quan