Khóa luận Tác động của hành lang kinh tế đông - Tây đến sự thay đổi sinh kế người dân huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị

Kết quả trên là do nhiều tác động, tuy nhiên EWEC là một trong những tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Điều này không chỉ thấy được từ những lợi ích mà EWEC mang lại mà còn qua những nhận xét và đánh giá của người dân. - Mỗi vùng miền khác nhau, mỗi dân tộc và mỗi hộ gia đình khác nhau thì mức độ tác động của EWEC đến sinh kế của người dân thì khác nhau. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi giàu có về đất đai, nguồn nước, hay gần các trung tâm thì tác động của EWEC càng thấy rõ nét hơn và ngược lại. Đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với những phong tục tập quán tương đối lạc hậu, trình độ văn hóa chưa cao vì vậy khó tiếp cận và tận dụng những cơ hội từ EWEC tạo ra. Vì vậy tác động của EWEC lên sự thay đổi sinh kế của người dân chưa lớn.

pdf99 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của hành lang kinh tế đông - Tây đến sự thay đổi sinh kế người dân huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người cho rằng chất lượng rừng suy giảm khá nhanh, 20.9% người cho rằng chất lượng rừng suy giảm rất nhanh so với trước kia. Nguyên nhân chính là do nạn chặt phá rừng, săn bắt thú rừng, chặt nương làm rẫy ngày càng tăng khi người dân chưa tiếp cận được thị trường đầu ra dẫn đến săn bắt, chặt phá trái phép gây ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của người dân cũng như tài nguyên môi trường. Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt Hướng Hóa gần cửa khẩu Lao Bảo nơi xảy ra nhiều vụ buôn bán trái phép, vận chuyển ma túy, trộm cắp tài sản của người dân. Qua nhận xét của các hộ dân có 28.4% hộ cho rằng khá thường xuyên xảy nhiều vụ vận chuyển ma túy, 41% người đồng ý rằng có nhiều vụ trộm cắp tài sản hơn. Điều này là khá dễ hiểu vì khi các tác động tích cực về kinh tế tăng lên thì các tác động về mặt xã hội cũng có xu hướng tăng lên. Đôi khi một vài nhóm người hay cá nhân có nhận thức chưa cao, trình độ văn hóa ở các vùng miền núi còn hạn chế nên các vấn đề về mặt xã hội chưa khắc phục được. Các mối quan hệ của người dân trong làng xóm cũng tương đối tốt có 47% người đồng ý rằng tình làng nghĩa xóm tốt hơn trước rất nhiều, hiện nay có nhiều tổ chức cộng đồng, vì thế người dân tham gia các phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng nhiều và các mối quan hệ của người dân cũng được nâng cao. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP. 3.1 Quan điểm của định hướng phát triển sinh kế bền vững. Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là đều thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như các hội nghị mang tầm quốc gia, đối tượng ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bề vũng hướng tới sự phát triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Chiến lược sinh kế được xem như là những quyết định lựa chọn kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố. - Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn vốn tài chính được cải thiện. - Đời sống nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, mức sống còn được đánh giá bằng các giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình - Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái bị tổn thương. Bởi vậy, sự ưu tiên của họ tập trung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. Việc giảm tổn thương nằm trong sự ổn định giá cả thị trường, khả năng kiểm soát dịch bệnh, khả năng chống chọi với thiên tai. - An ninh lương thực được cũng cố: an ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thể hiện nhiều cách như: tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhsspj cho người dân SVTH: Võ Thị Thu Thảo 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính - Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như về cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên. 3.2 Định hướng. Qua 10 năm xây dựng và phát triển EWEC đã mang lại cho người dân và địa phương những lợi ích cụ thể để duy trì, phát triển và khai thác tối đa mọi nguồn lực mà EWEC mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sinh kế của người dân huyện Hướng Hóa. Cần tập trung vận hành đồng bộ cả hệ thống chính trị lãnh đạo, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, vận động nhân dân phát huy tính chủ động sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng lợi thế, huy động tối đa mọi nguồn lực phát huy dân chủ. Xây dựng và phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao nâng lực dân trí, chăm sóc sức khỏe, chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về an ninh xã hội, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trườngĐảm bảo vững vàng về ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế thấp nhất các dịch bệnh và tệ nạn xã hội nghiêm trọng xảy ra. Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, đẩy mạnh thu hút và thúc đẩy đầu tư trong khu vực, tập trung xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 3.3 Giải pháp. Để khai thác tốt hơn những lợi thế của EWEC nhằm cải thiện sinh kế của người dân cần thực hiện một số biện pháp như sau: SVTH: Võ Thị Thu Thảo 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.3.1 Giải pháp nhằm hỗ trợ hộ gia đình tiếp cận thành công các nguồn vốn sinh kế.  Giải pháp về nguồn lực con người. - Tuyên truyền vận động nâng cao nhân thức cho người dân: đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để cải thiện và nâng cao chất lượng sinh kế của người dân phù hợp với văn hóa, tri thức bản địa. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức không chỉ thực hiện với đối tượng đồng bào thiểu số mà còn áp dụng với cả nhím đối tượng là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị có liên quan nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. - Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt với người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô nhằm giúp họ có khả năng tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. - Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ và thông tin thị trường cho người dân. - Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là thanh niên nhằm hạn chế tệ nạn xã hội trên địa bàn. - Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với các hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập nhằm giảm thiểu những rủi ro. - Chính quyền địa phương nên kết hợp với các tring tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu là đội ngũ lao động từ 18 đến 35 tuổi để cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cho các khu công nghiệp , khu thương mại. - Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với văn hóa tri thức: Để cải thiện sinh kế cho người dân đặc biệt là dân tộc thiểu số thì không thể chỉ dựa vào những kinh nghiệm tri thức bản địa sẵn có của người dân và cộng đồng. Điều tất yếu phải làm đó là chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào đời sống và sản xuất trên cơ sở phù hợp với giá trị văn hóa, tri thức bản địa. Lòng ghép kiến thức khoa học – kỹ thuật hiện đại vào tri thức bản địa của từng dân tộc: cần có sự nghiên cứu sâu, đánh giá SVTH: Võ Thị Thu Thảo 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính đúng những giá trị khoa học và phát triển khía cạnh, những điểm khiếm khuyết, hạn chế hoặc không còn phù hợp trên cơ sở đó đưa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại vào thay thế để phát huy cao nhất tri thức bản địa của người dân và cộng đồng nhất là tri thức kỹ thuật. - Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm đến sức khỏe con người: Cán bộ y tế cần làm tốt công tác tuyên truyền thông tin y tế, tổ chức khám bệnh định kỳ. Cùng với đó phải bài trừ các tệ nạn xã hội trong địa bàn không để nó làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân.  Giải pháp về nguồn lực tài chính. Tăng cường nguồn lực tài chính: Đây là biện pháp mấu chốt và là điều kiện quyết định đến việc các biện pháp khác có thể tổ chức thực hiện thành công được hay không. Bằng các biện pháp sau: - Tăng thu nhập cho hộ dân bằng việc phát triển ngành nghề, đa dạng hóa ngành nghề - Đa dạng hóa các lạo hình hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân. Hỗ trợ cho người dân thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi. Cấp đất sản xuất, cây giống con giống phù hợp với đại bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể. - Chính quyền địa phương cần kết hợp với các doanh nghiệp, xí nghiệp tạo điều kiện thu mua các sản phẩm làm ra của người dân, điều đó có thể đảm bảo họ có thu nhập để trang trãi cho cuộc sống.  Giải pháp về nguồn lực vật chất. - Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở địa phương như: mở rộng đường xá, cần có những con đường liên thông xã, hệ thống chợ, chất lượng cơ sở trường day học, y tế SVTH: Võ Thị Thu Thảo 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính - Kêu gọi các doanh nghiệp địa phương và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương: hệ thống nước tưới tiêu, nước sinh hoạt, tu sửa hệ thống giao thông, thông tin liên lạc - Hộ gia đình cũng cần trang bị cơ sở vật chất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn lực con người.  Giải pháp về nguồn lực xã hội. - Tăng cường mối liên kết giữa các hộ, các cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các hình thức bảo hiểm, trợ cấp trong nông nghiệp để người dân yên tâm trong sản xuất và phát triển kế sinh nhai. - Tuyên truyền khuyến khích người dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến trong thôn xóm khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực trong đởi sống. - Mở rộng mối quan hệ với cộng đồng và các đối tác cần thiết trong công việc.  Giải pháp về nguồn lực tự nhiên - Sử dụng hiệu quả và hợp lý diện tích đất đai hiện có - Chính quyền địa phương cần kết hợp với cơ quan nhà nước quan tâm đến việc chống đất đai bạc màu, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh , điều kiện bất lợi khác từ tự nhiên và nhằm cải tạo đất đai. - Địa phương cần quan tâm đến việc lắp đặt hệ thống thủy lợi phục vụ cho công việc tưới tiêu phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. - Mở các lớp tập huấn trong chăn nuôi trồng trọt cải tạo đất đai - Tuyên truyền, khuyến khích người khích người dân bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã. - Có những chính sách xử phạt thích hợp đối các trường hợp săn bắt thú rừng, chặt phá rừng. - Giao rừng cho người dân quản lý để tránh cho việc người dân chặt rừng làm nương rẫy hay là các lâm tặc phá rừng. 3.3.2 Giải pháp cấp địa phương SVTH: Võ Thị Thu Thảo 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.3.2.1 Giải pháp về đầu tư Qua quá trình phân tích cho chúng ta thấy rằng phát triển cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đặc điểm từng vùng và phải có sự đồng bộ giữa các loại cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát huy hiệu quả đầu tư vào huyện. Để làm được điều này Huyện nên: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường ở khu chức năng, khu công nghiệp, cửa khẩu, ở khu KTTM đặc biệt Lao Bảo để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện quy hoạch xây dựng và đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh nhằm tạo điều kiện cho những vùng sâu vùng xa có thể phát huy tác dụng tốt. Nâng cấp một số tuyến đường chính vào các trung tâm kinh tế, dân cư và hệ thống giao thông đối ngoại phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: trục đường Hồ Chí Minh nhánh Bắc nối thị trấn Khe Sanh với các xã chuyên canh cà phê ở Hướng Phùng, Hướng Linh, Hướng Tân và trục đường nối quốc lộ 9 (đường xuyên Á) với các xã vùng Lia là vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến tinh bột sắn, gỗ ván ép và một số trục đường quan trọng khác. Tăng cường năng lực phục vụ hệ thống thông tin liên lac, bưu chính viễn thông trên toàn vùng. Tập trung xây dựng, nâng cấp hệ thống hồ, đập để thuận tiện cho việc chủ động tưới tiêu cho sản xuất. Sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, công trình cung cấp nước sạch, kiên cố hóa kênh mương dẫn nước, phát triển thủy lợi và các công trình cung cấp nước sạch cho các thôn, bản. Tăng cường các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hệ thống có sở hạ tầng chợ nông thôn, trung tâm thương mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục văn hóa. Cải thiện cơ chế chính sách về mặt pháp lý, có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng là nhà đầu tư. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.3.2.2 Giải pháp về sản xuất. Để thúc đẩy sản xuất cần tiến hành xây dựng quy hoạch vùng sản xuất theo từng vùng và khu vực. Đây là cơ sở để đầu tư một số mô hình phát triển sản xuất điển hình có tính nhân rộng cao trong từng lĩnh vực hay vùng. Cần hỗ trợ người dân có thể tiếp cận tốt hơn các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất. Phương hướng hỗ trợ phát triển thị trường lấy làm xu hướng chủ đạo và cần tập trung vào tổ chức các khóa tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cung ứng vật tư, thông tin thị trường sản phẩm hàng hóa cho nông dân để phát triển mạnh sản xuất các loại cây công nghiệp mà họ có lợi thế như cây cà phê, hồ tiêu, bầy lời Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, phải đẩy mạnh phát triển nông thôn, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế đất đai rộng lớn của vùng sản xuất chuyên canh kết hợp với thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. Ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến là con đường cơ bản để thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung; bố trí lại dân cư và xây dựng các vùng kinh tế mới. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ. Quy hoạch sản xuất phải đi đôi với phát triển mạng lưới thu mua, chế biến. Có chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa của vùng. Đẩy nhanh việc giao đất lâu dài, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Mở rộng diện tích kết hợp thâm canh tăng năng suất, đẩy mạnh sản xuất các loaih cây ăn quả hàng hóa trên địa bàn như: chuối, xoài, bơ và một số loại cây khác. Chú trọng khâu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan tâm khâu lựa chọn và sử dụng giống cây trồng phù hợp. Hỗ trợ khai hoang ruộng nước cho đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo để đẩy mạnh sản xuất lúa nước, đảm bảo lương thực cho người dân địa phương, chấm dứt tình trạng du canh du cư và tình trạng phá rừng làm nương rẫy. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.3.3 Giải pháp cấp hộ. Đối với hộ gia đình cần đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động khác nhau. Do sự hạn chế nhất định về đất đai và vốn, vì thế chiến lược cần đa dạng hóa sinh kế đối với hộ gia đình cần được áp dụng trong giai đoạn này. - Giải pháp về trồng trọt: Nguồn thu nhập của các hộ từ trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập và chủ yếu là trồng sắn và lúa rẫy. Diện tích lúa nước còn hạn chế, một phần là do người dân chưa quen với tập quán sản xuất lúa nước, mặt khác diện tích lúa nước không nhiều chủ yếu sản xuất theo các khe suối, các công trình thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu về phục vụ cho sản xuất. Do vậy, để ổn định sản xuất, an ninh lương thực cần chú ý tới đầu tư và quản lý trong hoạt động sản xuất, chuyển dần một số cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. - Giải pháp về chăn nuôi: Bên cạnh duy trì sự phát triển của ngành trồng trọt để đảm bảo lương thực thực phẩm, cần từng bước lựa chọn vật nuôi phù hợp với gia đình mình để phát triển. Phát triển vật nuôi mà vùng có lợi thế, cần mạnh dạn đầu tư để phát triển. Khuyến khích bà con tập trung chăn nuôi dê, trâu, bò vì đây có lợi thế về bãi chăn thả, chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng chăn nuôi gia cầm. Hoạt động chăn nuôi tương đối rủi ro về dịch bệnh, vì vậy cần chú ý công tác dịch vụ thú y trong phòng chống dịch bệnh, tuân thủ các quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. - Giải pháp về lâm nghiệp: Ta thấy rằng nguồn thu nhập từ lâm nghiệp còn thấp, chủ yếu chỉ là khai thác măng, đót, mây, củi. Tuy nhiên nhiên đây là ngành mà các hộ gia đình có lợi thế vì vậy: Chuyển dần một số diện tích đất kém hiệu quả hay đất trống, đồi trọc của gia đình sang phát triển lâm nghiệp. Chú ý lựa chọn loại lâm sản mà vùng có lợi thế SVTH: Võ Thị Thu Thảo 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Thực hiện mô hình nông lâm kết hợp nếu có thể tận dụng đất đai nhằm tạo thu nhập. Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, động vật quý hiếm đến mức thấp nhất. Có các chính sách xử phạt thích đáng đối với những đối tượng vi phạm. - Giải pháp về dịch vụ: Hiện nay các dịch vụ ở địa phương chưa phát triển, tuy nhiên đây là nguồn thu nhập tiềm năng mà hộ có thể phát triển được, để làm được điều đó các hộ nên: Phát triển hoạt động buôn bán nhỏ lẻ vừa để đáp ứng nhu cầu người dân địa phương vừa tạo thu nhập cho hộ gia đình. Xây dựng các làng nghề truyền thồng để tạo thu nhập ổn định cho người dân. Tham gia thị trường làm thuê trong các khu công nghiệp, khu thương mại, địa phương để có thêm thu nhập. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. - Hành lang kinh tế Đông – Tây đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Thu hút được các nhà đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước Lào, Mianmar và Việt NamTrong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương có chuyển biến tich cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ. Hành lang kinh tế Đông – Tây đã có những ảnh hưởng tích cực đến sinh kế của người dân trong vùng, trực tiếp và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân ở địa phương. - Bên cạnh những thuận lợi thì địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Trình độ học vấn còn thấp khó tiếp cận với khoa học tiến bộ để cải thiện đời sống. Cơ sở hạ tầng, mạng lới giao thông đã phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải đặc biệt là những thôn bản vùng sâu vùng xa, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hành lang kinh tế Đông – Tây cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế của người dân trong vùng như: tệ nạn xã hội nhiều hơn, có sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng, môi trường ngày càng ô nhiễm hơn. - Nhìn chung các hoạt động sinh kế của người dân huyện Hướng Hóa ngày càng ổn định hơn, mức sống của người dân càng được cải thiện qua từng năm. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính. Đây là điều kiện cơ bản làm thay đổi cơ hội cho các chiến lược sinh kế của người dân. - Từ những hoạt động sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên đã chuyển căn bản qua phát triển sản xuất để tạo thu nhập. Mặc dù hoạt động sản xuất vẫn chưa đa SVTH: Võ Thị Thu Thảo 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính dạng và hiệu quả nhưng đây là những thay đổi lớn để làm tiền đề cho một chiến lược sinh kế bền vững cho những giai đoạn sau này. - Kết quả trên là do nhiều tác động, tuy nhiên EWEC là một trong những tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Điều này không chỉ thấy được từ những lợi ích mà EWEC mang lại mà còn qua những nhận xét và đánh giá của người dân. - Mỗi vùng miền khác nhau, mỗi dân tộc và mỗi hộ gia đình khác nhau thì mức độ tác động của EWEC đến sinh kế của người dân thì khác nhau. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi giàu có về đất đai, nguồn nước, hay gần các trung tâm thì tác động của EWEC càng thấy rõ nét hơn và ngược lại. Đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với những phong tục tập quán tương đối lạc hậu, trình độ văn hóa chưa cao vì vậy khó tiếp cận và tận dụng những cơ hội từ EWEC tạo ra. Vì vậy tác động của EWEC lên sự thay đổi sinh kế của người dân chưa lớn. 2. Kiến nghị. 2.1 Đối với nhà nước. - Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất, cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho người dân, tạo công ăn việc làm cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. - Hợp tác với các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo dạy nghề, hay có thể mời chuyên gia về nói chuyện với dân, để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi hiệu quả. - Nhà nước nên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Có những chính sách đền bù thích hợp cho người dân khi bị mất đất trồng trọt hay nhà ở khi xây dựng các công trình giao thông, thủy điện. - Có những chính sách rang buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, hỗ trợ để thu mua các sản phẩm nông sản của bà con. Cần có chính sách quản lý chặt chẽ và cần có những biện pháp đối với những trường hợp những nhà thu mua ép giá. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.2 Đối với chính quyền địa phương. - Vận động các hộ dân tham gia vào các buổi học về cải tạo đất đai bạc màu, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi. - Cán bộ địa phương nên hướng dẫn cho người dân về những vụ mùa hợp lý, chọn giống cây trồng, quy trình canh tác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thời tiết. Điều này sẽ giúp cho người dân có thêm nhiều kiến thức về sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. - Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm kế mưa sinh. - Cần có các chính sách tạo nguồn vốn cho người dân không những đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt mà nên khuyến khích chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp để họ có thu nhập cao hơn. 2.3 Đối với hộ nông dân. Cần nắm bắt thông tin cần thiết về giá cả, thị trường đầu ra. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp với điều kiện của gia đình mình, của địa phương để có thể tạo lập một sinh kế bền vững. Thay đổi phương thức canh tác hiệu quả hơn, tìm tòi những cây giống, con giống có năng suất cao và phù hợp với khí hậu từng vùng để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả cao. Tham gia các tổ chức cộng đồng, các buổi học về phát triển sinh kế của hộ dân. Tận dụng nguồn lực sẵn có như đất đai một cách tiết kiệm tránh lãng phí, không bỏ hoang Cần có những kiến thức phòng tránh với các rủi ro thiên tai xảy ra để có thể đối phó kịp thời với sự biến đổi khí hậu thất thường như hiện nay. SVTH: Võ Thị Thu Thảo 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh, (2009), Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 54, 2009. 2. Nguyến Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh, 2008, Quan điểm và đối sách của Việt Nam về EWEC, nghiên cứu ĐNÁ 11/2008, Viện quan hệ quốc tế, Học viện CT – HCQG HCM. 3. Trần Văn Quảng, Luận văn thạc sỹ, trường ĐHKT - ĐH Huế, 2011. 4. Hồ Thị Thu Hương, Đánh giá sinh kế của ngư dân ven biển xã Ngư Thủy Bắc huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình, 2015. 5. Các trang web tham khảo: song-duoc-voi-rung/ SVTH: Võ Thị Thu Thảo 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA HỘ Dự án: Những tác động của Hành lang kinh tế Đông - Tây đến sinh kế và tài nguyên rừng cộng đồng trong vùng sông Mekong: Trường hợp nghiên cứu của những cộng đồng phụ vào rừng ở Việt Nam, Lào và Myanmar Xin chào, tên của tôi là.. Tôi đến từ , chúng tôi đang tiến hành thực hiện một nghiên cứu để điều tra về những tác động của Hành lang kinh tế Đông – Tây đến sinh kế và tài nguyên rừng trong những ngôi làng phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam, Lào và Myanmar. Dự án nghiên cứu được hợp tác tài trợ giữa tổ chức Summanet và LMPPI/USAID. Như bạn có thể biết rằng, EWEC được đưa ra từ cuối năm 2006 với những cố gắng từ cộng đồng kinh tế ASEAN. Sau 10 năm đi vào hoạt động, EWEC có thể đem lạ nhiều lợi ích cho một số đối tượng nhưng nó cũng có thể có nhưng tác động đến nhưng đối tượng khác cũng như là tài nguyên rừng. Chúng tôi rất thích thú tìm hiểu về những tác động của hành lang kinh tế này đối với sinh kế của gia đình bạn và tài nguyên rừng từ cách nhìn của anh/ chị. Chúng tôi đang phỏng vấn khoảng 100 hộ nông dân ở các thôn khác nhau có phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Gia đình của anh/ chị được được lựa chọn ngẫu nhiên. Tôi sẽ tiến hành hỏi bạn một vài câu hỏi. Vui lòng trả lời những câu hỏi với độ chính xác tốt nhất bạn có thể. Không có vấn đề đúng hay sai trong việc trả lời những câu hòi này. Chúng tôi chỉ muốn biết về nhận định của bạn về những tác động này. Phỏng vấn sẽ kéo dài trong khoảng 70 phút, thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả thông tin sẽ được lưu trữ tuyệt đối an toàn và không có thông tin nào có thể chỉ ra sự liên quan đến Ông Bà. Phỏng vấn này hoàn toàn tự nguyện, Ông bà có thể dừng trả lời nếu không muốn tham gia hoặc gặp câu hỏi tế nhị. Kết thúc phỏng vấn, chúng tôi sẽ có món quà nhỏ để cảm ơn sự hợp tác và trả lời câu hỏi của Ông Bà. Nếu Ông Bà có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ SVTH: Võ Thị Thu Thảo 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 1. Tên của người phỏng vấn: 2. Ngày phỏng vấn: 3.Thời gian bắt đầu:.Thời gian hoàn thành: 4. Mã hộ điều tra (gồm: 2 Ký tự đầu tên người điều tra + Viết tắt 2 chữ của tên huyện + Số thứ tự hộ điều tra mà điều tra viên đã thực hiện tại huyện đó, ví dụ: Tuyến điều tra hộ thứ nhất tại hướng hóa mã hộ điều tra sẽ là TUHH1. Mã hộ điều tra:.. 5. Xã (điều tra viên chọn 1 trong 4 xã được nghiên cứu và tự điền vào khi phỏng vấn) 1 Xã Thuận  2. Hướng Tân 3. Ba Nang 4. A Vao 6. GPS: Các điều tra viên sẽ sử dụng công cụ GPS để định vị nhà của người được điều tra? Ghi Mã GPS: X (7 chữ số):.. Y (8 Chữ số): TS. Bùi Đức Tính, Trường Đại học Kinh tế Huế 99 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế D Đ: 0914 519 058. Email: bdtinh@yahoo.com.sg Cô Lê Thị Quỳnh Trâm Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 232/6 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh D Đ: 08 3932 5103. Email: tramltq@fetp,vnn.vn SVTH: Võ Thị Thu Thảo 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHẦN 1: THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1.1. Tên của những người trả lời... 1.2. Vai trò trong gia đình: 1. Chủ hộ 2. Vợ/ chồng của chủ hộ  3. Con 4. Bố/ mẹ của chủ hộ 5. Khác, Vui lòng ghi chi tiết: 1.3. Anh/ chị đã kết hôn chưa?  1. Đã kết hôn  2 Chưa kết hôn 3. Ly hôn  4. Khác 1.4. Nghề nghiệp chính của người trả lời (Chỉ chọn 1 câu trả lời):  1. Nông dân 2. Cán bộ viên chức,  3. Làm rừng (nông dân trồng và bảo vệ rừng là một nguồn thu nhập chính của họ) 4. Nghỉ hưu 5. Công nhân  6. Buôn bán kinh doanh nhỏ 7. Hiện tại đang thất nghiệp (không có việc làm) 8. Khác (Vui lòng ghi chi tiết:..) 1.5. Số năm đi học mà anh/ chị đã hoàn thành Số năm đi học đã hoàn thành:..số năm 1.6. Anh/chị bao nhiêu tuổi? Số tuổi:.năm 1.7. Giới tính của người được phỏng vấn:  1. Nữ 2. Nam 1.8. Anh/ chị thuộc dân tộc nào?  1. Kinh 2. Vân Kiều  3. Lào  4. Khác (vui lòng ghi chi tiết:.) PHẦN II: THÔNG TIN HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN 2.1. Gia đình anh/ chị đã sống bao lâu ở thôn này? ..Năm 2.2. Ông Bà là dân gốc ở thôn này không?  1. Phải, đúng vậy  0. Không, chúng tôi chuyển từ vùng khác đến 2.3. Nếu câu trả lời là KHÔNG, tại sao anh/ chị di chuyển đến vùng này?  1. Những lý do kinh tế  2. Theo con trai/ gái/ họ hàng đến đây sống  3. Chính sách tái định cư của chính quyền (bao gồm kinh tế mới)  4. Lý do khác (ghi rõ:..) SVTH: Võ Thị Thu Thảo 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.4. Khoảng cách từ Nhà của anh/ chị cách Hành lang kinh tế Đông – Tây? Vui lòng ước tính ước khoảng cách:km 2.5. Nếu đi bộ từ nhà của anh/ chị đến hành lang kinh tế thì mất khoảng bao lâu? Thời gian xấp xỉ nếu đi bộ: phút 2.6. Ông Bà mô tả về địa hình nơi gia đình mình đang sinh sống?  1. Bằng phẳng  2. Tương đối bằng phẳng 3. Địa hình rất dốc nhưng vẫn có thể đi bằng xe gắn máy 4. Địa hình rất dốc và không có đường để đi xe gắn máy 2.7. Nhà của Ông Bà kết nối trực tiếp với Hành lang kinh tế Đông - Tây? (Chỉ có một tuyến đường duy nhất kết nối những ngôi nhà của các hộ đến với Hành lang kinh tế Đông - Tây)  1. Có  0. Không, 2.8. Khoảng cách từ nhà ông bà đến biên giới và cửa khẩu? - Khoảng cách đến cửa khẩu:.km - Khoảng cách đến biên giới:..km 2.9 Loại phương tiện phổ biến nhất mà anh/ chị dùng để di chuyển trên EWEC?  1. Đi bộ .2 Xe gắn máy  3. Ô tô 4. Xe buýt 5. Phương tiện khác (ghi rõ:) 2.10. Nếu câu 2.9 trả lời là 1- Đi bộ, vui lòng giải thích lý do: 1. Không có đường để lái xe hoặc các phương tiện khác từ nhà của anh/ chị đến EWEC. 2. Bởi vì chúng tôi không có xe máy hoặc ô tô 3. Chúng tôi không thể lái xe. 4. Lý do khác: (ghi rõ) 2.11. Ông bà và các thành viên trong gia đình có thường xuyên di chuyển trên hành lang kinh tế đông tây không?  1. Hàng ngày  2. 2 – 3 lần/1 tuần  3. Một tuần một lần  4. Một tháng một lần  5. Hai lần một năm 6. Chưa đến lần nào 2.12. Ai là người trong gia đình Ông bà di chuyển nhiều nhất trên hành lang kinh tế đông tây ?  Vợ/Mẹ  2. Bố/Chồng 3. Con trai 4. Con gái SVTH: Võ Thị Thu Thảo 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.13. Vui lòng liệt kê tất cả những người sống trong gia đình từ Tháng 6/2015 đến hiện nay? STT Họ tên Vị trí trong hộ (1) Giới tính 1 = Nam 2 = Nữ Tuổi (Số năm) Số năm đi học (2) Nghề nghiệp (3) 1 2 3 4 5 6 7 Note: (1) 1- chủ hộ; 2 – vợ/chồng của chủ hộ; 3 – bố/ mẹ của chủ hộ; 4 – con của chủ hộ, 5 - khác (2) Điền số năm đến trường, bao gồm cả người trả lời phỏng vấn (3) Vui lòng viết số (chỉ hỏi nghề nghiệp chính): 1- Thất nghiệp; 2 – Trồng lúa; 3 – Trồng rừng; 4 – Nuôi gia súc; 5 – Trồng cà phê; 6 –Nuôi trồng thủy sản; 7 – Nghĩ hưu; 8 – Trồng rau; 9 – Tự kinh doanh dịch vụ; 11-làm thuê; 12 –công nhân; 13- Cán bộ địa phương; 14 – Người di cư; 15 – Khác: 2.14. Hộ gia đình của Anh/ chị là thành viên của các tổ chức xã hội nào dưới đây?(Có thể chọn nhiều câu trả lời) Tổ chức xã hội đoàn thể Vui lòng chọn  nếu có Ghi Chú 1. Hội nông dân xã  2. Hội phụ nữ xã  3. Hội cựu chiến binh  4. Đoàn thanh niên  5. Xã viên Hợp tác xã  6. Những tổ chức xã hội khác (ghi rõ: )  2.15. Trong năm 2005, gia đình của anh chị được xã xếp loại hộ gì?  1.Đói 2. Nghèo 3. Cận nghèo  4. Trung bình 5. Khá trở lên 2.16. Trong 2015, gia đình của anh chị được xã xếp loại hộ gì?  1.Đói 2. Nghèo 3. Cận nghèo  4. Trung bình 5. Khá trở lên SVTH: Võ Thị Thu Thảo 78 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.17. Loại của ngôi nhà, bạn sống gần đây? 1. Nhà kiên cố (nhà được cấu trúc bằng thép, bê tông – cốt thép), 2. Nhà bán kiên cố (nhà được cấu trúc bằng tường – gạch, mái ngói) 3. Nhà tạm (nhà được cấu trúc bởi gỗ, tren không có xi măng và sắt thép) 4. Loại khác (vui lòng chi tiết:) 2.18. Nhà anh/ chị hiện tại được xây năm nào? năm xây:? 2.19. Trong năm 2015, nhà của anh/ chị có dùng điện không? 1. Có 0. Không 2.20. Gia đình của Ông bà bắt đầu sử dụng điện khi nào? Năm sử dụng điện:. 2.21. Nếu câu trả lời ở câu 2.19 là KHÔNG nguồn năng lượng nào được sử dụng để thắp sáng nhà của anh/ chị?  1. Xăng/ dầu hỏa  2. Củi 3. Năng lượng mặt trời  4. nguồn khác (ghi rõ:..) 2.22. Nguồn nước uống mà hộ của anh/ chị sử dụng (Có thể có nhiều câu trả lời)? 1. Nước giếng (đào, khoan) 2. Nước máy  3. Mua nước bình 4. Nước Sông/suối  5. Khác (ghi rõ.) 2.23. Anh/ chị xử lý nước như thế nào trước khi sử dụng (Có thể chọn nhiều câu trả lời)?  1. Dùng trực tiếp 2. Lọc  3 Đun sôi trước khi uống  3. Cách khác (ghi rõ:) 2.24. Tình hình tài sản của gia đình Ông/Bà hiện nay. Loại tài sản Có/không Năm mua Giá trị khi mua (1000 VNĐ) Giá trị hiện tại nếu bán tài sản đó (1000 VND) 1. Tivi 1 Tivi 2..  2. Xe máy 1 Xe máy 2  3. Xe tải  4. Xe hơi  5. Máy cày  6. Xe đạp  7. Máy giặt  8. Tủ lạnh  9. Máy tính  10. Tài sản khác  SVTH: Võ Thị Thu Thảo 79 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.25. Anh/ chị mua Xe máy/ô tô để đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa dịch vụ đến thị trường từ khi CÓ Hành lang Kinh tế Đông tây? 1. Đúng, 2. Không đúng, 3. Không chắc PHẦN III: SINH KẾ VÀ SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ 3.1. Hộ của anh/ chị có những hoạt động sinh kế nào? Sinh kế Vui lòng Đánh dấu X vào ô thích hợp (2015) Ước tính tổng giá trị SP năm 2015 (Tr VNĐ) % tiêu dùng cho gia đình % bán ra thị trường Vui lòng dấu X nếu anh/ chị có hoạt động trong năm 2005 Ước tính giá trị sản phẩm năm 2005 so với năm 2015 khoảng bao nhiêu % Có Không Có Không 1 Trồng lúa nước     2 Trồng lúa rẫy     3 Sắn     4 Chuối     5 Gừng     6 Khoai Môn     7 Cây Cao su     8 Trồng rau màu     9 Trồng Cây Keo     10 Trồng Hồ tiêu     11 Trồng Cà phê     12 Nuôi lợn thịt     13 Nuôi lợn nái     14 Nuôi Bò     15 Nuôi trâu     16 Nuôi gà     17 Nuôi vịt     18 Nuôi thủy sản     19 Thủ công mỹ nghệ     20 Kinh doanh buôn bán     21 Cho vay và cho thuê     22 Đi làm thuê     SVTH: Võ Thị Thu Thảo 80 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 23 Tiền gửi về của người thân đi lao động ở nước ngoài     24 Đi rừng khai thác gỗ     25 Khai thác mật ong rừng     26 Khai thác măng rừng     27 Khai thác mây     28 Khai thác đót     29 Sản phẩm khác     30 Những hoạt động khác     TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA HỘ 3.2. Hộ của anh/ chị có lao động di cư tìm việc làm nơi khác không? (Lao động di cư được định nghĩa là những thành viên trong gia đình đã rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian dài và không liên quan đến những công việc thường ngày ở nhà, không tính những sinh viên đang học ở thành phố khác)?  1. Đúng, chúng tôi có 0. Không, chúng tôi không có 3.3. Nếu câu 3.2 trả lời là CÓ, có bao nhiêu thành viên trong hộ đã di cư để tìm việc? Số lao động đã đi cư tìm việc:.lao động 3.4. Thời điểm những thành viên của gia đình anh/ chị di cư để tìm việc? Họ tên lao động di cư Quan hệ với chủ hộ (1) Giới tính (Nam/Nữ) Địa điểm di cư (2) Năm di cư Số tiền bình quân chuyển về nhà hàng tháng (triệu đồng) 1. 2.. 3 (1 - chú ý: 1 – Vợ/Chồng của chủ hộ; 2 – Con cái; 3 – Anh/Chị em của chủ hộ; 4- khác, ghi chi tiết) (2 –Lưu ý: 1 – Di cư trong tỉnh; 2 – Di cư đến các tỉnh trong nước; 3 – Đi lao động nước ngoài) 3.5. Hộ của anh/ chị có mở cửa hàng để bán hàng hóa dọc hành lang hoặc đường có kết nối với hành lang kinh tế Đông – Tây?  1. Có, chúng tôi có 0. Không, chúng tôi không có cửa hàng SVTH: Võ Thị Thu Thảo 81 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.6 Nếu câu 3.5 trả lời CÓ, cửa hàng được mở lúc nào? Năm mở cửa hàng:.. 3.7. Nếu câu 3.5 được trả lời là CÓ, vui lòng liệt kê tất cả các hàng hóa theo mức độ quan trọng đã được bán mà anh/ chị thấy lợi ích của việc bán hàng hóa được xuất phát từ Hành lang Kinh tế Đông – Tây? Mức độ quan trọng Tên của hàng hóa đã bán Bán ở đâu (1) Doanh thu trong năm 2015 (1000 VND) (*) 1 2 3 4 5 (Chú ý 1: 1 – Bán cho người thu gom tại nhà; 2 – Bán tại hành Lang EWEC; 3 – Bán tại chợ địa phương; 4 – Bán cho nhà máy; 5 – Khác ghi rõ) 3.8. Nếu nói, nhờ Hành lang kinh tế Đông - Tây, hộ của anh chị có thu nhập cao hơn trước đây từ công việc của mình?  1. Đúng, chúng tôi có thu nhập cao hơn 0. Không, chúng tôi không có 3.9. Nhờ có EWEC, chi phí vận chuyển hàng hóa đến người thu mua/ chợ thấp hơn trước đây so sánh với thời điểm mà hành lang kinh tế chưa đi vào hoạt động? 1. Đúng, chi phí rẽ hơn 2. Sai, chi phí không thay đổi  3. Chi phí đắt hơn 4. Không chắc chắn 3.10. Những người thu gom thường đến tại nhà thu mua và vận chuyển những sản phẩm của anh/ chị qua hành lang kinh tế Đông – Tây từ năm 2006? 1. Có nhiều người thu gom hơn .2 Không, như trước đây chưa có EWEC 3. Không chắc chắn 3.11. Lao động trong gia đình của anh/ chị có làm việc cho các công ty và khu công nghiệp được thành lập trong xã/huyện của anh/ chị hoặc dọc theo hành lang kinh tế Đông – Tây? 1. Có 0. Không 2. Không chắc chắn 3.12. Nếu câu 3.11 trả lời có bao nhiêu lao động của gia đình của anh/ chị đã làm việc tai đó? Số lao động làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp: 3.13. Gia đình của anh/ chị có vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc kinh doanh khi hành lang kinh tế Đông – Tây đi vào hoạt động không?  1. Có 2. Không SVTH: Võ Thị Thu Thảo 82 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.14. Nếu câu 3.13 là CÓ, xin vui lòng cung cấp thông tin chi tiết cho chúng tôi liên quan đến các khoản vay: Nguồn vay Ai đi vay (1) Số tiền muốn vay (Triệu đồng Số tiền vay được (triệu đồng) Năm vay Lãi (%/năm) Mục đích vay (2) Loại tài sản thế chấp (3) 1. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT 2. Ngân hàng Chính sách xã hội 3. Ngân hàng Thương mại 4. Người thân 5. Nguồn khác: . chú ý: (1: 1 Vợ/Chồng; 2- Con cái; 3 – Cha mẹ; 4 – Khác) (2- theo bảng sinh kế ở Câu 3.1.- và có thể chọn nhiều mục tiêu vay) (3: 1- Tín chấp; 2 – Đất đai nhà ở; 3 – Phương tiện; 4 – tài sản khác) 3.15. Mô tả Nguồn lực Đất của anh/ chị trong năm 2015? Loại đất ĐVT Diện tích 2015 Nguồn gốc (1) Diện tích đất 2005 Nguồn gốc (1) A. Tổng diện tích đất m2 1. Đất nông nghiệp m2 Trong đó a. Đất trồng lúa nước m2 b. Đất trồng lúa rẫy m2 c. Đất trồng chuối m2 d. Đất trồng sắn m2 e. Đất trồng tiêu m2 f. Đất trồng rau m2 g. Đất trồng cầy hàng năm khác m2 2. Đất ở (đất nhà + Vườn) m2 3. Đất trồng Cà phê m2 4. Đất trồng cao su m2 5. Đất trồng Hồ tiêu m2 6. Trồng gừng 7. Cây công nghiệp khác m2 8. Đất rừng phòng hộ m2 9. Đất rừng sản xuất m2 10. Hồ nuôi cá m2 11. Đất chưa sử dụng m2 B. Diện tích đất bị mất SVTH: Võ Thị Thu Thảo 83 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 1. Diện tích đất bị mất do xây dựng hành lang kinh tế Đông - Tây m2 2. Đất bị mất do xây dựng công trình giao thông khác m2 3. Bị thu hồi vì mục đích khác m2 Chú ý (1): 1 – được chia bởi nhà nước có sổ đỏ; 2 – Đấu giá; 3 – đi thuê; 4 – tự khai hoang; 5 – hình thức khác 3.16. Giá thuê đất sản xuất nông nghiệp (trồng rừng, cây hàng năm) có thay đổi so với trước năm 2006 không? 2. Không thay đổi 2. Giá giảm  3. Giá thuê tăng 3.17. Nếu giá thuê đất sản xuất thay đổi, mức thay đổi khoảng bao nhiêu %? Giá thuê đất đã thay đổi..% 3.18. Anh chị có thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho các thành viên trong gia đình không? 1. Không khi nào 2. Khi nào bị ốm  3. Không chắc chắn 4. Một lần một năm  5. Hai lần một năm 3.19. Khi các thành viên trong gia đình của anh/ chị bị ốm, nơi mà anh/ chị đưa họ đến để chữa bệnh? 1. Ở nhà 2. Trạm y tế xã 3. Bệnh viện huyện 4. Bệnh viện tỉnh 5. Nơi khác 3.20. Hộ của anh/ chị có vào rừng nhiều hơn để khai thác sản phẩm Phi Gỗ bán ra thị trường khi hành lang kinh tế Đông - Tây đi vào hoạt động không?  1. Có, vào nhiều hơn 2.Không, như trước đây  3. Không, chúng tôi đã giảm  4. Không chắc chắn 3.21. Việc bán các sản phẩm khai thác từ rừng, như gỗ, mật ong, măng, đót dễ dàng hơn không?  1. Có, dễ dàng hơn 2. Không, khó hơn  3. Như trước khi có EWEC  4. Không chắc chắn 3.22. Gia đình của anh/ chi có chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác cây hàng hóa như cà phê, cao su hoặc tiêu không?  1. Có, chúng tôi đã làm 2. Chúng tôi không làm  3. Không chắc 3.23. Anh/ chị đã chuyển đổi bao nhiêu đất rừng sang những vụ mùa khác từ năm 2006? 1. Diện tích đất rừng chuyển san rừng trồng:m2 2. Diện tích đất rừng chuyển san trồng sắn:m2 3. Diện tích đất rừng chuyển san trồng cà phê:..m2 SVTH: Võ Thị Thu Thảo 84 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 4.Diện tích đất rừng chuyển sang trồng chuối:..m2 3.24. Đánh giá chung, theo ông bà diện tích rừng của xã đã bị thu hẹp do sự phát triển của cơ sở hạ tầng và chuyển đất trồng các cây trồng hàng hóa từ năm 2006?  1. Đúng, đã thu hep 2. Không thu hẹp  3. Không chắc chắn 3.25. Nếu Đúng ở câu 3.24, vui lòng ước lượng bao nhiêu % diện tích đã bị thu hẹp do các hoạt động trên từ năm 2006? Tổng diện tích rừng của xã đã bị thu hẹp:ha, 3.26. Tỉnh đã có những Chính sách gì đề quản lý tài nguyên rừng trong 10 năm qua ? Chính sách 1 :.. Chính sách 2: Chính sách 3: Chính sách 4: Chính sách 5: 3.27. Huyện đã có những Chính sách gì đề quản lý tài nguyên rừng trong 10 năm qua ? Chính sách 1: Chính sách 2: Chính sách 3: Chính sách 4: Chính sách 5: 3.28. Xã và cơ quan chức năng đã triển khai những hoạt động nào để bảo vệ tài nguyên rừng trong 10 năm qua ? Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : Hoạt động 3 : Hoạt động 4 : Hoạt động 5 : 3.29. Trong làng của Ông Bà, đặc biệt là các địa bàn dọc theo hành lang kinh tế đông tây, những loại dịch vụ nào đã được phát triển và hoạt động từ năm 2006?  1.  2..  3..  4..  5.. 3.30. Gia đình Ông Bà trong năm 2015, tiết kiệm được bao nhiêu tiên? Số tiền cả gia đình tiết kiệm được trong năm 2015:.. triệu đồng 3.31. Những năm 2006 trở về trước, gia đình Ông Bà hàng năm có tiết kiệm được tiền không? 1. Có tiết kiệm  2. Không tiết kiệm được  Không chắc chắn SVTH: Võ Thị Thu Thảo 85 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.32. Nếu câu 3.31 là có, Gia đình Ông bà đã tiết kiệm được khoảng bao nhiêu ? Số tiền tiết kiệm được bình quân năm 2006 :..triệu đồng 3.33. Ông/Bà hay bất cứ thành viên nào trong gia đình Ông/Bà hiện là công chức tại Xã/Huyện không ? Có thể chọn nhiều câu trả lời  1. Có người thân làm trong chính quyền xã  2. Có người thân làm ở chính quyền huyện  3. Có người thân làm ở các tổ chức đoàn thể quản lý khác 4. Không có ai làm cán bộ công chức trong xã, huyện hoặc các tổ chức khác 3.34. Chi phí sinh hoạt của gia đình Ông Bà trong 4 tuần qua ? Loại thực phẩm/đồ dùng Gia đình có sử dụng không ? Mức chi tiêu (1000/tháng) Những loại thực phẩm nào mới sử dụng trong 10 năm qua (X) Có Không 1. Gạo   2. Rau   3. Nước nắm   4. Thịt lợn   5. Trứng gà/vịt   6. Thịt trâu/bò   7. Sữa   8. Đường   9. Cá   10. Bia   11. Rượu   12. Cà phê   13. Nước Uống   14. Internet   15. Điện thoại di động   16. Điện thoại cố định   17. Điện sinh hoạt   18. Chi phí khám chữa bệnh   19. Khác..   SVTH: Võ Thị Thu Thảo 86 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHẦN IV. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY 4.1. Trong GĐ 2010-2015, Gia đình Ông Bà có đối mặt với các rủi ro sau không ? TT Loại rủi rõ Trải qua không? Năm xẩy ra Ước tính thiệt hại do rủi ro gây ra (triệu đồng) Có Không 1 Bão   2 Lụt   3 Rét đậm   4 Hạn hán   5 Sâu bệnh câu trồng   6 Dịch bệnh chăn nuôi   7 Giá thị trường đầu ra giảm   8 Giá đầu vào sản xuất tăng   9 Tai nạn/bệnh tật   10 Bị trộm cướp   11 Thất nghiệp   12 Thất bại trong đầu tư SXKD   13 Mất đất sản xuất   14 Rủi ro khác   4.2. Từ 2006, Hành lang kinh tế đông tây đã giúp Ông Bà đi lại dễ dàng hơn so với trước đây? (Mức độ đồng ỳ tăng từ 1 đến 5)  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc  4. Khá dễ dàng hơn  5. Rất dễ dàng 4.3. Hành lang kinh tế Đông tây giúp ông bà vận chuyển dễ dàng hơn và mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất rẽ hơn so với trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc  4. Khá dễ và rẽ hơn  5. Rất dễ dàng và rẽ hơn nhiều 4.4. Hành lang Kinh tế Đông tây giúp ông bà vận chuyển hàng hóa ra thị trường dễ hơn?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc  4. Khá dễ dàng hơn  5. Rất dễ dàng 4.5. Hành làng Kinh tế Đông Tây giúp ông bà bán các sản phẩm của mình có giá đắt hơn trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không, thay đổi  3. Không chắc  4. Khá đắt  5. Giá cao hơn 4.6. Từ khi có Hành lang Kinh tế Đông tay, có nhiều tội phạm (trộm cắp, cướp giật, tệ nạn xã hội.) hơn so với trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc SVTH: Võ Thị Thu Thảo 87 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính  4. Khá thường xuyên honw  5. Thường xuyên hơn nhiều 4.7. Từ khi có hành lang kinh tế đông tây, có nhiều vụ vận chuyển ma túy và nghiện mà túy trong làng hơn so với trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc chắn  4. Khá thường xuyên hơn  5. Rất thường xuyên 4.8. Hành lang Kinh tế Đông tây giúp ông bà mua các vật dụng sinh hoạt (đồ dùng, ti vi, tủ lạnh, xe máy, lương thực, thực phẩm.) rẽ tiền hơn so với trước đây?  1. Hoàn toàn không rẽ hơn  2. Không thay đổi.  3. Không chăn chắn  4. Khá rẽ hơn 5. Rất rẽ 4.9. Hành lang Kinh tế đông tây tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động địa phương so với trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc chắn  4. Khá nhiều cơ hội hơn 5. Rất nhiều cơ hội việc làm 4.10. Hành lang kinh tế đông tây giúp bà con tham gia tốt hơn vào các sự kiện bên ngoài công đồng hơn trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắn chắn  4. Khá nhiều cơ hội hơn 5. Rất nhiều cơ hội hơn nhiều 4.11. Hành lang kinh tế đông tây giúp bà con có tiếng nói tốt hơn vào các diễn đàn chính trị, như bầu cử, các cuộc họp xã, huyện?  1. Hoàn toàn không  2. No, the same.  3. Không chắc chắn  4. Có nhiều cơ hội hơn 5. Nhiều cơ hội hơn 4.12. Hành lang Kinh tế đông tây giúp tăng thu nhập của các hộ gia đình hơn trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi.  3. Không chắc chắn  4. Khá hơn 5. Rất tốt 4.13. Hành lang kinh tế đông tây giúp trẻ em trong làng có cơ hội học hành tốt hơn trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Giống trước đây.  3. Không chắc chắn  4. Khá tốt 5. Tốt hơn nhiều 4.14. Hành lang kinh tế đông tây giúp các hộ gia đình tiếp cận tốt hơn với dịch vụ y tế so với trước đây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc chắn  4. Khá tốt 5. Rất tốt 4.15. Chất lượng rừng tự nhiên của cộng đồng đã suy giảm nhanh hơn với trước đây từ khi có hành lang kinh tế đông tây?  1. Hoàn toàn không  2. Không thay đổi  3. Không chắc chắn  4. Suy giảm khá nhanh 5. Suy giảm rất nhanh 4.16. Từ khi hành lang kinh tế đông tây hoạt động, Ông Bà đánh giá thế nào về tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng?  1. Tốt hơn trước nhiều  2. Không thay đổi  3. Không chắc chắn SVTH: Võ Thị Thu Thảo 88 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính  4. Quan hệ trong cộng đồng suy giảm, lỏng lẻo hơn trước 5. Suy giảm rất nhanh 4.17. Khi ông bà cần người giúp đỡ khi gia đình có việc cần, như thu hoạch, xây nhà, làm đất Ông Bà có thể huy động sự giúp đỡ của bà con trong thôn được bào người? Số người có thể huy động: người 4.18. So với trước khi có hành lang kinh tế đông tây, Ông Bà đánh giá thế nào về sự trao đổi công lao động giữa xóm làng trong thôn?  1. Dễ dàng trong việc trao đổi ngày công khi gia đình có việc cần 3. Không chắc chắn 4. Khó khăn hơn trong trao đổi ngày công 4.19. Theo sự hiểu biết của Ông Bà, từ năm 2006 – khi hành lang kinh tế đông tây hoạt động, có những chính sách liên quan nào được ban hành và có tác động đến sinh kế của Ông Bà và tài nguyên rừng hiện nay? Lĩnh vực CÓ = 1 Không = 0 Mô tả chi tiết TÊN chính sách Mức độ ảnh hưởng (1) 1. Đất đai 2. Tài nguyên rừng 3. Cơ sở hạ tầng 4. Kinh tế xã hội 5. Chính sách về sinh kế 6. Hỗ trợ tài chính 7. Khác Chú ý 1: 1 – Hoàn toàn không ảnh hưởng; 2 - Ảnh hưởng ít; 3 – Bình thường; 4 - Ảnh hưởng khá nhiều; 5 - Ảnh hưởng nhiều PHẦN V: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HƯỚNG VỀ CÁC DỰ ÁN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC BỀN VỮNG NHƯ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY 5.1. Hãy liệt kê 05 thách thức chính từ quá trình hoạt động của EWEC ĐANG tác động đến sinh kế và tài nguyên rừng của cộng đồng? SVTH: Võ Thị Thu Thảo 89 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính (1) (2) (3) (4) (5)... 5.2. Theo ông Bà, Có những giải pháp nào/thay đổi gì để có thể tăng lợi ích của hành lang kinh tế đông tay và đảm bảo sự bền vững về sinh kế cho công đồng và tài nguyên rừng? (1) (2) (3) KẾT THÚC PHỎNG VẤN XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SVTH: Võ Thị Thu Thảo 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_thi_thu_thao_1967.pdf
Luận văn liên quan