− Nghiên cứu tổng quan vấn đề: các khóa luận, luận văn, tài liệu tham khảo có
nội dung liên quan đến đề tài.
− Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Cơ sở lí luận về phương pháp, PTDH: khái niệm, đặc trưng môn hóa
học, PPDH hóa học, xu hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các
PTDH.
+ Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học: tầm quan trọng của ứng
dụng CNTT, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học.
+ Cơ sở lí thuyết về BGĐT: khái niệm, cấu trúc, yêu cầu của một BGĐT,
ưu điểm, một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT.
110 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn Hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐC 11B2 (Nhóm 6).
Bảng 3.10 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 5
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi trở
xuống
TN5 ĐC5 TN5 ĐC5 TN5 ĐC5
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 2 0 5 0 5
5 2 6 5 15 5 20
6 8 9 20 22.5 25 42.5
7 9 12 22.5 30 47.5 72.5
8 11 7 27.5 17.5 75 90
9 8 3 20 7.5 95 97.5
10 2 1 5 2.5 100 100
∑ 40 40 100 100
Bảng 3.11 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 6
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi trở
xuống
TN6 ĐC6 TN6 ĐC6 TN6 ĐC6
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 1 0 2.44 0 2.44
5 3 6 7.50 14.63 7.50 17.07
6 10 11 25.00 26.83 32.50 43.90
7 8 12 20.00 29.28 52.50 73.18
8 8 5 20.00 12.19 72.50 85.37
9 8 5 20.00 12.19 92.50 97.56
10 3 1 7.50 2.44 100 100
∑ 40 41 100 100
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 5
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 6
Bảng 3.12. Phân loại kết quả kiểm tra nhóm 5 và nhóm 6
Nhóm Lớp
Yếu
(%)
Trung bình
(%)
Khá
(%)
Giỏi
(%)
5
TN5 0 25 50 25
ĐC5 5 37.5 47.5 10
6
TN6 0 32.50 40.00 27.50
ĐC6 2.44 41.46 41.46 14.64
Hình 3.11. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 5
Hình 3.12. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 6
Bảng 3.13. Giá trị các tham số nhóm 5 và nhóm 6
Nhóm Lớp Số bài kiểm tra x
−
S
2 S V m
5
TN5 40 7.53 1.69 1.3 17.26 0.21
ĐC5 40 6.73 1.95 1.39 20.65 0.22
6
TN6 40 7.43 2.01 1.44 19 0.22
ĐC6 41 6.56 1.97 1.41 21 0.22
• Nhận xét
- Dựa vào đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra cho thấy đường lũy tích của lớp
TN (11B3) nằm ở phía dưới bên phải so với đồ thị đường lũy tích của các lớp ĐC
(11B1, 11B2) chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN cao hơn các lớp ĐC.
- Dựa vào biếu đồ kết quả phân loại kiểm tra cho thấy: tỉ lệ HS yếu kém và trung
bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC còn tỉ lệ HS khá giỏi của lớp TN thì cao hơn lớp
ĐC.
- Dựa vào bảng giá trị các tham số cho thấy điểm trung bình của lớp TN cao hơn
lớp ĐC, kết quả kiểm tra lớp TN đều hơn lớp ĐC và sai số của 2 lớp là tương đương
nhau.
3.6.2. Kết quả định tính
Sau khi TN, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả của BGĐT ở lớp TN bằng
cách phiếu điều tra kết quả TN cho 87 HS. Nội dung phiếu điều tra được trình bày tại
phụ lục. Kết quả thu được như sau:
Câu 1: Em được học nhiều tiết có sử dụng BGĐT?
Thống kê kết quả
Bảng 3.14. Kết quả điều tra câu 1
Câu trả lời Lựa chọn
Hàng ngày. 13.25%
Hàng tuần. 54.22%
Hàng tháng. 10.34%
Chưa bao giờ. 0%
Ý kiến khác (thỉnh thoảng). 23.19%
Nhận xét:
Theo bảng thống kê cho thấy, đa số các tiết học của HS hiện nay đều có sử
dụng BGĐT với mức độ thỉnh thoảng, hàng tuần, hàng ngày tùy theo từng lớp và từng
GV giảng dạy. Do đó, phương pháp học tập với BGĐT không còn xa lạ đối với các
em, đây chính là điều kiện thuận lợi để tiến hành TN với các BGĐT đã thiết kế.
Câu 2: Trước đây, khi học tiết hóa học có sử dụng BGĐT, em cảm thấy như thế
nào?
Thống kê kết quả
Bảng 3.15. Kết quả điều tra câu 2
Câu trả lời Lựa chọn
Không thích. 4.60%
Bình thường. 18.39%
Thích một vài tiết. 54.02%
Rất thích các tiết học với BGĐT. 22.99%
Ý kiến khác. 0%
Nhận xét:
Trước khi tiến hành TN, các em đã đuợc làm quen với BGĐT hóa học, đa số
HS đều thích các tiết học với BGĐT nhưng chỉ ở mức độ một vài tiết (54,02%), chỉ
một số HS rất thích ở một vài tiết, cũng có một số HS nhận xét là bình thường. Tuy
nhiên, cũng có một số nhỏ không thích các tiết dạy với BGĐT có thể là do các BGĐT
còn hơi khô khan, chưa gây được hứng thú ở HS, làm cho HS có cảm giác học theo
kiểu chiếu chép.
Câu 3: Sau khi học hai bài hóa học với hai BGĐT trên, em cảm thấy như thế nào?
Thống kê kết quả
Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 3
Câu trả lời Lựa chọn
Không thích. 0%
Bình thường. 16.09%
Thích. 40.23%
Rất thích. 40.23%
Ý kiến khác. 3.45%
Nhận xét
Sau khi tiến hành TN với các BGĐT đã thiết kế, đã không còn HS nào “không
thích” học với BGĐT, bên cạnh đó tỉ lệ các HS cảm thấy “bình thường” với các
BGĐT cũng giảm xuống, đa số các em đều có phản hồi tốt khi học với các BGĐT đã
TN ở mức độ “thích” và “rất thích” là 40.23%. Cũng có một số nhỏ HS đưa ra ý kiến,
cảm nhận của mình sau khi học là: “cảm thấy rất vui, có những tiết nhớ bài rất tốt”
hay “ có nhiều thú vị, thêm hiểu biết”. Từ kết quả trên, thể hiện được hiệu quả tích
cực của các BGĐT đã thiết kế, làm cho HS thích thú với môn hóa học.
Câu 4: Em hãy nêu cảm nhận của mình trong từng phần của hai BGĐT trên bằng
cách đánh dấu chéo (X) vào cột tương ứng?
Thống kê kết quả
Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 4
Các phần của BGĐT Rất thích Bình thường Không thích
Mô phỏng thí nghiệm, mô
hình không gian của các phân
tử.
70.11% 28.74% 1.15%
Bài tập củng cố, câu hỏi
trắc nghiệm, trò chơi ô chữ,
bài tập ghép đôi
67.78% 29.92% 2,30%
Hình ảnh minh họa, công
thức cấu tạo, mô hình phân
tử
64.37% 34.48% 1.15%
Các đoạn phim thí nghiệm,
biểu đồ, bảng biểu
81.61% 18.39% 0%
Ý kiến khác:
Nhận xét:
Qua kết quả điều tra cho thấy, việc ứng dụng các phần mềm dạy học vào hóa
học đã gây được sự quan tâm, hứng thú từ HS và chứng tỏ việc sử dụng các phần mềm
đó để tich hợp vào BGĐT đều mang lại hiệu quả cao, cụ thể là tỉ lệ HS lựa chọn ở mức
độ “rất thích” chiếm phần trăm rất cao (trên 65%). Trong quá trình tiến hành TN các
BGĐT, theo quan sát của GV đứng lớp thì ở những phần kiến thức có lồng ghép các
mô phỏng, hình ảnh động, hay các sơ đồ, biểu bảng, các đoạn phim thí nghiệm thì HS
rất hứng thú quan sát theo dõi. Đặc biệt là các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, bài
tập ghép đôi ở phần củng cố cuối bài được HS tham gia rất nhiệt tình, hăng say.
Điều đó chứng tỏ việc vận dụng một cách thích hợp các phần mềm dạy học vào hóa
học đã nâng cao kết quả học tập của HS, giúp HS hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, làm được
các bài tập vận dụng và có thể được giải trí bằng một trò chơi nhỏ sau giờ học.
Câu 5: Em thấy hai BGĐT nêu trên có tác dụng tốt đến kết quả học tập của em
không?
Thống kê kết quả
Có: 97,80% Không: 2,30%
Nếu “có”, em có thể liệt kê một số tác dụng bằng các đánh dấu chéo (X) vào cột
tương ứng:
Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 5
Tác dụng Lựa chọn
Rất hay, làm em hứng thú hơn trong tiết học. 59.77%
Giúp em hiểu bài hơn. 68.97%
Giúp em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn. 65.52%
Ý kiến khác. 3.45%
Nhận xét
Sau khi học xong các bài có sử dụng BGĐT đã thiết kế, đa số HS đều cho rằng
BGĐT mang lại tác dụng tốt đến kết quả học tập của các em (97.8%), cụ thể là các em
đều cảm thấy hiểu bài hơn chiếm tỉ lệ cao nhất (68.97%), và trên 60% HS cảm thấy
các BGĐT rất hay và làm cho các em hứng thú hơn trong tiết học, giúp các em khắc
sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn. Ngoài ra, một số nhỏ HS còn cho rằng, các BGĐT đã
liên hệ được với kiến thức thực tế, giúp các em hiều kĩ và nhớ lâu. Từ đó thể hiện
hướng đi đúng đắn của đề tài là thiết kế hệ thống BGĐT có tích hợp các phần mềm
dạy học giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.
Câu 6: Em mong muốn được thầy (cô) tổ chức các tiết học hóa học sử dụng BGĐT
như hai BGĐT mà cô đã dạy cho lớp?
Thống kê kết quả
Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 6
Câu trả lời Lựa chọn
Không mong muốn. 0%
Chỉ một vài tiết. 40.23%
Tất cả các tiết học đều sử dụng BGĐT. 59.77%
Ý kiến khác. 0%
Nhận xét
Từ những hiệu quả trên của các BGĐT đã được TN thì đa số HS đều có mong
muốn được học các tiết học với BGĐT, 40.23% số HS thích học một vài tiết và
59.77% đều mong muốn tất cả các tiết học đều sử dụng BGĐT. Điều này thể hiện sự
thích thú của HS với các tiết học BGĐT đối với môn hóa học dần được tăng lên, đây là
dấu hiệu đáng mừng khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học hiện nay.
Câu 7: Theo em, BGĐT mà thầy (cô) đã dạy cho lớp cần có những cải tiến gì để
giúp các em học tốt hơn?
Ý kiến của HS:
- Có thêm hình ảnh, ví dụ thực tế để HS dễ nhớ, dễ hiểu.
- Có thêm phim thí nghiệm, mô hình 3D.
- Có thêm các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, đố vui hóa học để nhớ bài lâu hơn.
- Có lồng ghép trò chơi, phần thưởng.
- Có thêm nhiều BGĐT như vậy.
Tóm lại, về mặt định tính, khi giảng dạy các BGĐT, chúng tôi kết hợp giữa
quan sát với thực hiện phát phiếu điều tra cho HS về bài TN, chúng tôi rút ra một số
nhận xét như sau:
- Hiện nay, các trường THPT đã trang bị tốt cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho
việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
- HS đã được làm quen với BGĐT từ trước và có tình cảm tốt (thích một vài tiết:
54.02% ; rất thích: 22.99%) điều này là một thực trạng đáng mừng ở trường THPT
hiện nay.
- Với những điều kiện thuận lợi đó, chúng tôi tiến hành TN với các BGĐT đã
phát huy tác dụng và thu được kết quả phản hồi tốt từ HS (thích: 40.23% ; rất thích:
40.23%). Hầu hết các em thấy các BGĐT tác dụng tốt đến kết quả học tập của mình
(97.8%), điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã hoàn thành được những công việc
sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
− Nghiên cứu tổng quan vấn đề: các khóa luận, luận văn, tài liệu tham khảo có
nội dung liên quan đến đề tài.
− Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Cơ sở lí luận về phương pháp, PTDH: khái niệm, đặc trưng môn hóa
học, PPDH hóa học, xu hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các
PTDH.
+ Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học: tầm quan trọng của ứng
dụng CNTT, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học.
+ Cơ sở lí thuyết về BGĐT: khái niệm, cấu trúc, yêu cầu của một BGĐT,
ưu điểm, một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT.
− Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học thông qua
việc điều tra 36 GV ở 5 trường THPT tại tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa. Từ kết quả
điều tra cho thấy hiện nay việc dạy học bằng BGĐT vẫn còn nhiều khó khăn và chưa
phát huy được tối đa tiềm năng của nó. GV không thường xuyên sử dụng BGĐT vì
mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, chưa thành thạo tin học. HS chưa biết cách
chuẩn bị bài trước ở nhà nên việc ghi chép còn khó khăn.
1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế hệ thống BGĐT môn hóa
học theo hướng tích hợp các phần mềm
− Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của BGĐT môn hóa học với 5 tiêu chuẩn và 16
tiêu chí làm nền tảng cho việc thiết kế BGĐT đạt hiệu quả tốt.
− Nghiên cứu, đề ra 4 dạng BGĐT hóa học.
− Đã xây dựng quy trình gồm 6 bước để thiết kế BGĐT môn hóa học theo hướng
tích hợp các phần mềm dạy học.
− Nghiên cứu, sử dụng 7 phần mềm dạy học tích hợp vào phần mềm Microsoft
Powerpoint để thiết kế hệ thống BGĐT.
1.3. Thiết kế hệ thống 27 BGĐT có tích hợp 7 phần mềm dạy học
− Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết: 4 bài
− Dạng bài về chất, nguyên tố: 17 bài
− Dạng bài về sản xuất hóa học: 3 bài
− Dạng bài về luyện tập, ôn tập: 3 bài
1.4. Tiến hành TNSP trong năm học 2012 – 2013
− Đã TNSP 4 BGĐT ở 2 trường THPT với 6 cặp lớp TN - ĐC (số HS lớp TN là
134, ĐC là 174).
− Cho HS ở các lớp TN làm bài kiểm tra 15 phút và làm phiếu điều tra kết quả
TN sau các tiết học. Sau đó, chúng tôi tiến hành xử lí và phân tích kết quả định lượng
(6 cặp lớp TN – ĐC) và định tính với các HS tham gia tiết TN.
− Quá trình TN được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013. Dựa vào kết
quả TN, chúng tôi nhận thấy các BGĐT có tính khả thi và hiệu quả trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và từ các kết quả của đề tài, chúng tôi xin có một số
kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ GD & ĐT
Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV về ứng dụng CNTT
trong giảng dạy không chỉ ở môn hóa học mà phải ở tất cả các môn học trong trường
THPT.
Cần có sự đầu tư thỏa đáng cho giáo dục: ngân sách, con người, cơ sở vật chất
và trang thiết bị, PTDH hiện đại tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả
cao nhất.
Năm 2010, Bộ GD & ĐT đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế hồ sơ BGĐT E-
Learning” dành cho 6 môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh và Tin học trong
cả nước. Mong rằng cuộc thi sẽ được tiếp tục phát huy và mở rộng ra các môn học
khác.
2.2. Đối với các trường THPT
Xây dựng phòng học đa năng kiên cố với những trang thiết bị nghe - nhìn hiện
đại tối thiểu như: máy vi tính nối mạng internet, kết nối với máy chiếu, đầu DVD, loa,
màn hình.
Xây dựng phong trào đổi mới PPDH theo hướng có ứng dụng CNTT. Bên cạnh
việc GV dùng phần mềm powerpoint để soạn BGĐT, cần khuyến khích GV sử dụng
những phần mềm dạy học tích cực khác để nâng cao hiệu quả dạy học.
Tổ chức thao giảng các giờ học có sử dụng BGĐT nhằm mục đích phổ biến đến
tất cả các GV.
2.3. Đối với GV
Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học,
phải có niềm đam mê, yêu thích và tích cực trong việc dạy học có ứng dụng CNTT.
Không ngừng nâng cao kĩ năng , nghiệp vụ, tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo trong
dạy học.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, các GV giàu kinh nghiệm.
Tham gia đầy đủ các khóa học bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ.
3. Hướng phát triển của đề tài
Dựa trên hiệu quả và tính khả thi của đề tài mang lại, chúng tôi thấy rằng chất
lượng của quá trình dạy và học môn hóa học sẽ tốt hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của
CNTT. Nếu có thời gian và điều kiện, chúng tôi sẽ phát triển đề tài bằng cách là xây
dựng hệ thống BGĐT cho cả chương trình hóa học của cấp THPT hoặc xây dựng
website về hệ thống BGĐT hóa học, kèm theo đó là tài liệu tự học của HS thích hợp
với nội dung của từng bài dạy để nhằm phát huy tối đa những tính năng của BGĐT.
Cuối cùng, chúng tôi hi vọng từ những kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Anh, Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử. Truy lục
22/01/2013, từ Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá - trường Đại học Nha
Trang: www.ntu.edu.vn.
2. Trịnh Văn Biều (2006), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, ĐHSP.
TPHCM.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP.
TPHCM.
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học Hóa học, ĐHSP. TPHCM.
5. Nguyễn Văn Cường. Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THPT, Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển
giáo dục Trung học phổ thông.
6. Lê Văn Đắc (2/3/2010). Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Elearning của sở
GDĐT Lâm Đồng. Truy lục 28/11/2012, từ https://sites.google.com/site/thptbtx/
van-ban-phap-quy/tieuchidanhgiabaigiangdientuelearningthamkhao.
7. Đại học Quốc gia Hà Nội (31/3/2010), Hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở
Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy lục 22/01/2013, từ www.vnu.edu.vn.
8. Cao Cự Giác (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học,
NXB Đại học Sư phạm.
9. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học. ĐHSP.
TPHCM.
10. Nguyễn Thị Minh Hiền, Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy môn giáo dục
học. Truy lục 28/4/2013, từ Viện nghiên cứu Sư phạm
11. Nguyễn Đức Hiệp (6/1/2007), Giáo án điện tử nhìn từ nhiều phía. Truy lục
25/1/2013, từ Vật lí sư phạm:
12. Nguyễn Đức Hiệp (4/11/2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Truy lục 25/1/2013, từ tạp chí hóa học và ứng dụng:
13. Lê Văn Huân (5/8/2009), Bài giảng điện tử: Đôi điều căn bản cần biết. Truy lục
26/01/2013, từ nhịp sống học đường:
su-pham-672/bai-giang-dien-tu--128473.aspx.
14. Trần Thị Hương – Nguyễn Thị Bích Hạnh – Hồ Văn Liên – Ngô Đình Qua
(2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, ĐHSP.TPHCM.
15. Nguyễn Diệu Linh (2012), Thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11
chương trình nâng cao theo hướng dạy học tich cực, Khoa Hóa –
ĐHSP.TPHCM.
16. Vũ Thị Phương Linh (2005), Thiết kế giáo án điện tử chương trình Hóa hữu cơ
lớp 11 THPT bằng phần mềm Microsoft Powerpoint, Khoa Hóa –
ĐHSP.TPHCM.
17. Trần Ngọc Mai (2003), Truyện kể 109 nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục.
18. Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình hóa học phổ thông, ĐHSP Hà Nội.
19. Page, K. (2007), The Advantages of Information Technology in Education. Truy
lục 25/1/2013, từ
technology-education.html#ixzz1cFxF65AR .
20. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục Hà
Nội.
21. Trần Mạnh Thắng (2010), Ứng dụng phần mềm Violet vào việc thiết kế bài giảng
điện tử hóa học trung học phổ thông, Khoa Hóa – ĐHSP.TPHCM.
22. Phan Thiên Thanh (2011), Sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế hệ thống
bài giảng điện tử môn hóa học lớp 10 nâng cao, Khoa Hóa – ĐHSP.TPHCM.
23. Nguyễn Hoàng Hương Thảo (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash
vào thiết kế giáo án điện tử môn Hóa học, Khoa Hóa – ĐHSP.TPHCM.
24. Thạch Trương Thảo, Giáo trình thiết kế bài giảng điện tử. Truy lục 22/01/2013,
từ
1.735663.html.
25. Lê Thị Thơ (2011), Sử dụng phần mềm ActivInspire thiết kế bài lên lớp phần hóa
học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Khoa Hóa – ĐHSP.TPHCM.
26. Lê Công Triêm (Kỉ yếu hội thảo khoa học 4/2004), Bài giảng điện tử và quy
trình thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học. Truy lục 22/01/2013, từ
27. Lê Công Triêm (18/9/2010), Đôi điều cần biết về bài giảng điện tử. Truy lục
22/1/2013, từ Bài giảng điện tử là gì
28. Lê Xuân Trọng – Nguyễn Hữu Đỉnh – Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền (2008), Hóa học
11 nâng cao, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống – Bài tập ứng
dụng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
31. Lê Huỳnh Vy (2007), Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế BGĐT chương “Sự
điện li” Hóa học 11 (theo chương trình thí điểm THPT), Khoa Hóa –
ĐHSP.TPHCM.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng việc sử dụng BGĐT vào dạy học hóa học
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA HÓA HỌC
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Về việc sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học Hóa học ở trường THPT)
Kính chào quý thầy cô, em là sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp, em thực hiện cuộc khảo sát này nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) để thiết kế bài giảng điện tử (BGĐT) vào dạy học môn Hóa học
ở trường THPT. Mong quí thầy cô giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt cuộc khảo sát này. Xin
chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý thầy cô!
Nếu có thể, xin quý thầy cô cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Họ và tên: ................................................................................ ...................................................
Là giáo viên trường: ................................................................ Thâm niên giảng dạy: ................
Vui lòng đánh dấu chéo (X) vào ô mà thầy cô đồng ý. (Có thể đánh vào nhiều ô).
Câu 1: Quý thầy cô có sử dụng BGĐT trong giảng dạy hóa học?
□ Thường xuyên. □ Thỉnh thoảng. □ Chưa bao giờ.
Câu 2: Nếu đã từng sử dụng BGĐT, theo quý thầy cô giáo BGĐT có những ưu điểm gì?
□ Giáo viên đỡ mất thời gian viết bảng.
□ Học sinh tham gia tiết học sôi nổi hơn, hoạt động tích cực hơn.
□ Nội dung bài học được truyền tải dễ hiểu hơn nhờ có nhiều hình ảnh minh họa.
□ Học sinh hiểu bài nhanh hơn.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
Câu 3: Nếu chưa từng sử dụng BGĐT trong giảng dạy, theo quý thầy cô là do:
□ Các phần mềm khó sử dụng.
□ Tốn nhiều thời gian để thiết kế các slide, trò chơi, bài tập củng cố, mô phỏng thí
nghiệm...
□ Trường sở tại không trang bị máy chiếu.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 4: Theo quý thầy cô, một BGĐT hay phải đạt các tiêu chuẩn nào?
□ Nội dung bài học phải chính xác, khoa học, logic.
□ Khai thác hiệu quả các hiệu ứng, phông chữ và màu sắc hài hòa, đẹp mắt.
□ Sử dụng hình ảnh và âm thanh thích hợp.
Ý kiến khác: .................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 5: Thầy cô có ý kiến như thế nào về việc ứng dụng CNTT vào dạy học Hóa học?
□ Không nên sử dụng BGĐT.
□ Sử dụng nhưng chỉ giới hạn ở một số tiết.
□ Nên sử dụng thường xuyên.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
Câu 6: Quý thầy cô đã sử dụng phần mềm nào để thiết kế BGĐT?
Phần mềm Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa từng sử dụng
Microsoft Powerpoint
Chemoffice
Crocodile Chemistry
McMix
Mindjet MindManager
ProShow Gold
Violet
Wondershare QuizCreator
Phần mềm khác: ......................................................................................................................
Câu 7: Theo thầy cô, các dạng bài nào phù hợp để thiết kế BGĐT?
Dạng bài Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Về khái niệm, định luật, học
thuyết
Về sản xuất hóa học
Luyện tập, ôn tập, củng cố
Về chất cụ thể
Ý kiến khác: .............................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Câu 8: Trong tiết dạy bằng BGĐT, thầy cô cho HS chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách
nào?
□ Không cần chuẩn bị trước ở nhà.
□ Đọc bài trước ở nhà.
□ Tự soạn bài vào tập trước ở nhà.
□ Soạn vào phiếu học tập (do thầy cô phát) trước ở nhà.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 9: Xin thầy cô chia sẻ một vài kinh nghiệm khi dạy học bằng BGĐT?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Kính chúc thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người!
Phụ lục 2: Phiếu điều tra kết quả TN
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA HÓA HỌC
Trường THPT .. Lớp:.
PHIẾU ĐIỀU TRA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
(Về việc sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học Hóa học ở trường THPT)
Để đánh giá về hiệu quả của 2 bài giảng điện tử (BGĐT) là bài Khái niệm về Tecpen
và bài Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên, đề nghị các em trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo
sát dưới đây về 2 BGĐT trên. Chân thành cám ơn sự hợp tác của các em!
Các em đánh dấu chéo (X) vào ý kiến mình chọn. Nếu có ý kiến khác, các em bổ sung
vào phần để trống.
Câu 1: Em được học nhiều tiết có sử dụng BGĐT không?
□ Hàng ngày. □ Hàng tuần.
□ Hàng tháng. □ Chưa bao giờ.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 2: Trước đây, khi học tiết Hóa học có sử dụng BGĐT, em cảm thấy như thế nào?
□ Không thích. □ Thích một vài tiết.
□ Bình thường. □ Rất thích các tiết học với BGĐT.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 3: Sau khi học hai bài Hóa học với hai BGĐT trên, em cảm thấy:
□ Không thích. □ Thích.
□ Bình thường. □ Rất thích.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4: Em hãy nêu cảm nhận của mình trong từng phần của hai BGĐT trên bằng cách
đánh dấu chéo (X) vào cột tương ứng?
Các phần của BGĐT Rất thích Bình thường Không thích
Mô phỏng thí nghiệm, mô hình
không gian của các phân tử
Bài tập củng cố, câu hỏi trắc
nghiệm, trò chơi ô chữ, bài tập
ghép đôi
Hình ảnh minh họa, công thức
cấu tạo, mô hình phân tử
Các đoạn phim thí nghiệm,
biểu đồ, bảng biểu
Ý kiến khác: .............................................................................................................................
Câu 5: Em thấy hai BGĐT nêu trên có tác dụng tốt đến kết quả học tập của em không?
□ Có. □ Không.
Nếu “có”, em có thể liệt kê một số tác dụng bằng các đánh dấu chéo (X) vào cột
tương ứng:
Tác dụng Lựa chọn
Rất hay, làm em hứng thú hơn trong tiết học.
Giúp em hiểu bài hơn.
Giúp em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn.
Ý kiến khác: ...................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 6: Em mong muốn được thầy (cô) tổ chức các tiết học Hóa học sử dụng BGĐT như
hai BGĐT mà cô đã dạy cho lớp?
□ Không mong muốn.
□ Chỉ một vài tiết.
□ Tất cả các tiết học đều sử dụng BGĐT.
Ý kiến khác: ...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 7: Theo em, BGĐT mà thầy (cô) đã dạy cho lớp cần có những cải tiến gì để giúp các
em học tốt hơn?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cám ơn sự hợp tác của các em!
Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập!
Phụ lục 3: Đề và đáp án bài kiểm tra 15p phút bài “Hợp chất cacbon”
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Môn: Hóa học 11 NC
Họ và tên: Thời gian làm bài: 15 phút;
Lớp: (10 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Để chứng minh sự có mặt của CO2 trong hỗn hợp gồm SO2 và CO2 , người ta
tiến hành như thế nào?
A. Dẫn qua dung dịch nước vôi trong.
B. Dẫn qua dung dịch nước brom.
C. Dẫn qua dung dịch nước vôi trong, sau đó tiếp tục dẫn khí còn lại qua dung dịch
nước brom.
D. Dẫn qua dung dịch nước brom, sau đó tiếp tục dẫn khí còn lại qua dung dịch
nước vôi trong.
Câu 2: Ở điều kiện thích hợp, CO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau
đây?
A. O2, Cl2, K2O. B. CuO, HgO, PbO. C. O2, Cl2, Na2O. D. Cl2, MgO, K2O.
Câu 3: Khi thổi khí CO đến dư vào hỗn hợp chất rắn gồm: CuO, Al2O3 , Fe3O3. Chất
rắn còn lại sau phản ứng sẽ gồm
A. Cu, Al2O3 , Fe B. Cu, Al, Fe. C. CuO, Al, Fe. D. Cu, Al,
Fe2O3.
Câu 4: Trong các hang động của núi đá vôi có phản ứng:
3 2 3 2 2( )
otCa HCO CaCO H O CO→ + +
Tìm phát biểu đúng?
A. Phản ứng này giải thích sự tạo thành thạch nhủ trong hang động.
B. Phản ứng này giải thích sự tạo thành các dòng suối trong hang động.
C. Phản ứng này giải thích sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi.
D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Phản ứng của C, CO với CuO đều có điểm chung là:
A. Chỉ tạo thành chất rắn màu đỏ.
B. Đều tạo thành khí CO2 và chất rắn màu đỏ.
C. Đều tạo thành hơi nước và kim loại màu đỏ.
D. Chỉ tạo thành chất khí làm đục nước vôi trong.
Câu 6: Cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 thấy
có 6,72lit CO2 thoát ra (đktc). Thể tích CO đã tham gia phản ứng là
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít
Câu 7: Tính chất nào sau đây là của muối cacbonat?
(1) Dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
(2) Phản ứng với axit mạnh.
(3) Phản ứng với các dung dịch bazơ tạo kết tủa.
(4) Tan được trong nước, tạo thành dung dịch bazơ.
A. (1) , (2). B. (3) , (4). C. (1) , (2) , (3), (4). D. (2) , (3).
Câu 8: Bệnh đau dạ dày là do hàm lượng axit trong dạ dày quá cao, để giảm lượng axit
trong dạ dày người ta sẽ dùng thuốc có chứa các muối nào sau đây:
A. NaCl. B. CaCO3. C. NaHCO3. D. NH4Cl.
Câu 9: Nung nóng 29 gam một oxit sắt với CO (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu
được chất rắn có khối lượng là 21 gam. Công thức nào sau đây là của oxit sắt
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Câu 10: Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí CO đi qua ống đựng bột CuO đun nóng là
A. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.
B. Bột CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ có hơi nước ngưng tụ.
C. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh có hơi nước ngưng tụ.
D. Bột CuO không thay đổi.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B B A A C D B D B
Phụ lục 4: Đề và đáp án bài kiểm tra 15p phút chương 3 “Nhóm cacbon”
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Môn: Hóa học 11 NC
Họ và tên: Thời gian làm bài: 15 phút;
Lớp: (15 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Khi thổi khí CO đến dư vào hỗn hợp chất rắn gồm: CuO, Al2O3 , Fe3O3. Chất
rắn còn lại sau phản ứng sẽ gồm:
A. Cu, Al, Fe2O3. B. Cu, Al, Fe. C. Cu, Al2O3 , Fe. D. CuO, Al, Fe.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm khí CO được điều chế theo phản ứng hóa học nào sau
đây
(1) 10502 2
o CC H O CO H+ → + (2) 2 2
otCO C CO+ →
(3) 2 4 2o
H SO d
t
HCOOH CO H O→ +
A. (1). B. (1) , (2) , (3). C. (3). D. (2).
Câu 3: Để chứng minh sự có mặt của CO2 trong hỗn hợp gồm SO2 và CO2 , người ta
tiến hành như thế nào?
A. Dẫn qua dung dịch nước vôi trong.
B. Dẫn qua dung dịch nước vôi trong, sau đó tiếp tục dẫn khí còn lại qua dung dịch
nước brom.
C. Dẫn qua dung dịch nước brom, sau đó tiếp tục dẫn khí còn lại qua dung dịch
nước vôi trong.
D. Dẫn qua dung dịch nước brom.
Câu 4: Cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 thấy
có 6,72lit CO2 thoát ra (đktc). Thể tích CO đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, CO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau
đây?
A. O2, Cl2, K2O. B. CuO, HgO, PbO. C. O2, Cl2, Na2O. D. Cl2, MgO, K2O.
Câu 6: Trong các dạng tồn tại của cacbon sau đây, dạng nào có hoạt tính hóa học mạnh
nhất
A. Kim cương. B. Than chì.
C. Fuluren. D. Cacbon vô định hình.
Câu 7: Công nghiệp Silicat là công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản
xuất không thuộc về công nghiệp silicat là :
A. Sản xuất thủy tinh hữu cơ. B. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).
C. Sản xuất thủy tinh. D. Sản xuất xi măng.
Câu 8: Tính chất nào sau đây là của muối cacbonat
(1) Dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
(2) Phản ứng với axit mạnh.
(3) Phản ứng với các dung dịch bazơ tạo kết tủa.
(4) Tan được trong nước, tạo thành dung dịch bazơ.
A. (1) , (2). B. (2) , (3). C. (3) , (4). D. (1), (2) , (3), (4).
Câu 9: Oxit silic (SiO2) phản ứng được với chất nào trong các chất sau đây:
(1) C. (2) Mg. (3) NaOH. (4) Dung dịch Na2CO3.
A. 1) , (2). B. (1) , (2) , (3). C. (1) , (2) , (3) , (4). D. (2) , (3) , (4).
Câu 10: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20 gam tác dụng với lượng dư dung
dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí H2 (đktc). Phần trăm
khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu là (giả sử phản ứng xảy ra với hiệu suất
100%)
A. 40%. B. 38%. C. 60%. D. 42%.
Câu 11: Nung nóng 29 gam một oxit sắt với CO (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu
được chất rắn có khối lượng là 21 gam. Công thức nào sau đây là của oxit sắt
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Câu 12: Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính chất gì?
A. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
B. Chỉ thể hiện tính khử.
C. Chỉ thể hiện tính oxi hóa.
D. Không thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hóa.
Câu 13: Dung dịch đậm đặc của hai muối nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng
A. Na2SiO3, K2SiO3. B. Na2SiO3, Na2CO3.
C. K2SiO3, K2CO3. D. Na2SiO3, Na2SiF2.
Câu 14: Phản ứng của C, CO với CuO đều có điểm chung là
A. Đều tạo thành hơi nước và kim loại màu đỏ.
B. Chỉ tạo thành chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Chỉ tạo thành chất rắn màu đỏ.
D. Đều tạo thành khí CO2 và chất rắn màu đỏ.
Câu 15: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên do bức xạ có bước
sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí
gây hiệu ứng nhà kính là:
A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B C B C B D A B C D D A A C C
Phụ lục 5: Đề và đáp án bài kiểm tra 15p phút bài “Khái niệm tecpen”
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Môn: Hóa học 11 NC
Họ và tên: Thời gian làm bài: 15 phút;
Lớp: (10 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Caroten (licopen) là sắc tố màu đỏ của cà rốt và cà chua chín, công thức phân
tử của caroten là
A. C15H25. B. C40H56. C. C10H16. D. C30H50.
Câu 2: Tecpen có ứng dụng trong công nghiệp
A. Mỹ phẩm. B. Thực phẩm. C. Dược phẩm. D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Oximen có trong tinh dầu lá húng quế, limonen có trong tinh dầu chanh. Chúng
có cùng công thức phân tử là
A. C15H25. B. C40H56. C. C10H16. D. C30H50.
Câu 4: Tecpen thuộc loại hợp chất Hidrocacbon
A. no. B. không no. C. không no,vòng. D. vòng.
Câu 5: Ý nào sau đây là sai:
A. Tecpen là sản phẩm trùng hợp isopren.
B. Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng.
C. Trong kẹo cao su bạc hà có mentol và menton.
D. Nước hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hoặc tổng hợp và các
chất phụ trợ khác.
Câu 6: Chất nào dưới đây có trong tinh dầu hoa hồng
A. Xitronelol B. Mentol C. Geraniol D. retinol
Câu 7: Phitol (C20H39OH) ở dạng este có trong :
A. Chất diệp lục của cây xanh. B. Lòng đỏ trứng, dầu gan cá
C. Nhựa thông D. Tinh dầu sả
Câu 8: Tên gọi của nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung (C5H8)n (n ≥ 2) là
A. ankađien. B. cao su. C. anlen. D. tecpen.
Câu 9: Phương pháp điều chế Tecpen trong phòng thí nghiệm là
A. Chiết. B. Kết tinh.
C. Chưng cất thường. D. Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Câu 10: Đây là một phân tử dạng mạch vòng có nhóm OH- và chứa trong tinh dầu bạc
hà. Nó có tên khoa học là:
A. mentol. B. menton. C. xitronelol. D. caroten.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B D C B A C A D D A
Phụ lục 6: Đề và đáp án bài kiểm tra 15p phút bài “Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Môn: Hóa học 11 NC
Họ và tên: Thời gian làm bài: 15 phút;
Lớp: (15 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Phương pháp để tách riêng các sản phẩm từ dầu mỏ là:
A. Khoan giếng dầu. B. Cracking.
C. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ. D. Khoan giếng dầu hoặc bơm giếng nước.
Câu 2: Để thu được xăng trong quá trình chế hóa dầu mỏ, người ta không dùng
phương pháp nào?
A. Chưng cất dưới áp suất thấp. B. Crackinh.
C. Chưng cất dưới áp suất thường. D. Rifominh.
Câu 3: Bốn câu sau đây nói về thành phần của dầu mỏ. Câu nào là đúng nhất?
A. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon ở thể lỏng, thể khí và thể rắn.
B. Thành phần chính của dầu mỏ là các hiđrocacbon thể lỏng có hòa tan các
hiđrocacbon thể rắn và thể khí, ngoài ra dầu mỏ còn chứa một lượng nhỏ các chất hữu
cơ có oxi, nitơ, lưu huỳnh... và một lượng rất nhỏ các chất vô cơ.
C. Dầu mỏ là một hiđrocacbon ở thể lỏng.
D. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon ở thể lỏng.
Câu 4: Một loại khí thiên nhiên có thành phần về thể tích như sau: 85% CH4; 10%
C2H6; 3% N2; 2% CO2. Người ta chuyển metan trong 1000 m3 (đktc) khí thiên nhiên
đó thành axetilen (H = 50%) rồi thành vinyl clorua (H = 80%). Khối lượng vinyl
clorua thu được là:
A. 1256,5 kg. B. 474,3 kg. C. 1185,8 kg. D. 948,6 kg.
Câu 5: Trong các ý sau, ý nào đúng?
A. Nhà máy "lọc dầu" là nhà máy chỉ lọc bỏ các tạp chất có trong dầu mỏ.
B. Nhà máy "lọc dầu" là nhà máy chỉ sản xuất xăng dầu.
C. Nhà máy "lọc dầu" là nhà máy chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm khác nhau.
D. Sản phẩm của nhà máy "lọc dầu" đều là các chất lỏng.
Câu 6: Một loại xăng có thành phần khối lượng như sau: hexan (C6H14) 43%; heptan
(C7H16) 49,5%; pentan (C5H12) 1,8% còn lại là octan (C8H18). Hãy tìm xem cứ 1 gam
xăng này phải dùng tối thiểu bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn?
A. 2,468 lít. B. 12,34 lít. C. 123,4 lít. D. 24,68 lít.
Câu 7: Phương pháp chế hóa dầu mỏ chủ yếu là:
A. Rifominh và crackinh. B. Crackinh nhiệt.
C. Chưng cất. D. Cacbon hóa.
Câu 8: Khi chưng cất một loại dầu mỏ, 15% (khối lượng) dầu mỏ chuyển thành xăng
và 60% khối lượng chuyển thành mazut. Đem crackinh mazut đó thì 50% (khối lượng)
mazut chuyển thành xăng. Hỏi từ 500 tấn dầu mỏ đó qua hai giai đoạn chế biến, có thể
thu được bao nhiêu tấn xăng?
A. 150 tấn. B. 125 tấn. C. 75 tấn. D. 225 tấn.
Câu 9: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Etxăng dễ bắt lửa hơn dầu thắp.
B. Dầu thắp etxăng có mùi đặc trưng, còn vazơlin, parafin (rắn) không có mùi rõ rệt.
C. Các loại Hiđrocacbon chính trong dầu mỏ là: anken, xicloankan, aren.
D. Không thể biểu thị dầu mỏ bằng một CTPT nhất định.
Câu 10: Một loại khí hóa lỏng chứa trong các bình gas có thành phần về khối lượng
là: 0,3% etan; 96,8% propan và 2,9% butan. Thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn
toàn 10 gam khí đó là:
A. 130,76 lít. B. 138,52 lít. C. 25,45 lít. D. 95,62 lít.
Câu 11: Hãy chọn đáp án đúng:
A. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ nhất định. B. Dầu mỏ không có nhiệt độ nhất định.
C. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi rất cao. D. Cả A, B, C, đều sai.
Câu 12: Khi cần dập tắt đám cháy nhỏ bởi xăng không nên dùng phương pháp nào
trong các phương pháp sau:
A. Dùng cát hoặc chất bột đắp vào đám cháy.
B. Phun nước vào đám cháy.
C. Bình xịt CO2 chuyên dùng phun vào đám cháy.
D. Dùng chăn, bao bì nhúng nước sau đó đắp vào đám cháy.
Câu 13: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Khí thiên nhiên là nguồn cung cấp metan dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu.
B. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi nhất định.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 14: Công dụng của cặn mazut là:
A. Dầu nhờn (để bôi trơn máy). B. Parafin (dùng làm nến).
C. Cặn đen atphan (dùng để rải đường). D. Cả A, B C đều đúng.
Câu 15: Hãy chọn đáp án đúng:
A. Dầu mỏ là một đơn chất.
B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
C. Dầu mỏ là một Hiđrocacbon.
D. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C A B B C A A D C C B B D D D
Phụ lục 7: Điểm kiểm tra nhóm 1 (lớp TN 11B và lớp ĐC 11A1)
Lớp TN
11B
Lớp ĐC
11A1
STT Họ và tên HS Điểm Họ và tên HS Điểm
1 Trần Thế Anh 5 Nguyễn Quốc Anh 8
2 Trương Trần Nhật Bảo 6 Quách Thị Kim Anh 7
3 Huỳnh Tiểu Cơ 8 Trần Tuấn Anh 9
4 Nguyễn Thị Phương Dung 6 Nguyễn Thị Ngọc Bích 7
5 Nguyễn Thị Khánh Dung 6 Lâm Tuyết Cầm 7
6 Nguyễn Thị Linh Đang 7 Lưu Khánh Cường 7
7 Nguyễn Thị Châu Đoan 6 Lý Quang Diệu 8
8 Huỳnh Văn Động 7 Đỗ Thị Phương Dung 10
9 Nguyễn Thanh Tuấn Em 8 Nguyễn Mai Phước Duyên 7
10 Nguyễn Chí Hải 9 Lê Cao Kỳ Duyên 8
11 Huỳnh Đức Hài 7 Trần Hùng Dương 6
12 Nguyễn Phương Hải 9 Huỳnh Ngọc Giàu 8
13 Ngô Minh Hiệp 8 Lê Thu Hằng 7
14 Lý Khải Hoàn 6 Nguyễn Thanh Hoài 7
15 Nguyễn Hải Khiêm 8 Văn Minh Hoài 6
16 Mai Đăng Khoa 6 Nguyễn Nhất Huy 7
17 Nguyễn Thị Phương Linh 9 Ngô Thống Hỷ 5
18 Lâm Tấn Lộc 6 Huỳnh Phùng Khánh 5
19 Võ Thị Trúc Ly 7 Nguyễn Thế Khoa 6
20 Nhan Thiện Nam 8 Phan Tuấn Kiệt 8
21 Trần Thị Tú Nga 7 Phạm Thị Liễu 6
22 Lý Yến Ngân 8 Ngô Thị Mỹ Linh 6
23 Lê Trần Kim Ngân 8 Dương Phước Lộc 6
24 Lê Hoàng Nghĩa 8 Ha Sa Nah 8
25 Trần Thị Tố Nhi 9 Vũ Hồng Nam 6
26 Nguyễn Thị Mộng Như 7 Trương Tố Ngân 10
27 Võ Kiều Oanh 5 Huỳnh Phi Ngọc 9
28 Nguyễn Thị Ngọc Oanh 6 Lý Quách Như Ngọc 6
29 Đỗ Hoàng Phú 10 Lâm Thảo Nguyên 6
30 Lư Lâm Phúc 10 Nguyễn Trung Nhân 7
31 Lâm Kim Phụng 9 Hoàng Nhật Kim Oanh 6
32 Lư Lâm Phước 8 Vũ Thị Phúc 7
33 Vũ Thị Thúy Quyên 6 Huỳnh Minh Phụng 6
34 Nguyễn Viết Sơn 9 Nguyễn Lê Hồng Phương 5
35 Phan Trường Sơn 8 Vũ Hà Thanh 5
36 Lưu Thanh Tâm 9 Phạm Nguyên Thảo 5
37 Nguyễn Ngọc Đan Thanh 10 TrầnTrọng Thiên 6
38 Nguyễn Hữu Thông 8 Trần Thị Hoàng Thủy 6
39 Nghiêm Hoài Thương 10 Ngô Thị Anh Thư 7
40 Trần Bích Trâm 8 Trần Anh Toàn 9
41 Nguyễn Trần Bảo Trân 8 Hà Mỹ Nhựt Toàn 9
42 Nguyễn Thị Phương Trinh 7 Lê Thị Diệu Trang 7
43 Nguyễn Gia Tuệ 9 Nguyễn Lâm Trúc 8
44 Đặng Thị Kim Tuyền 7 Nguyễn Huỳnh Anh Tuấn 6
45 Nguyễn Thị Mỹ Uyên 6 Đinh Thị Thanh Tuyền 8
46 Nguyễn Tường Vi 7 Nguyễn Thị Phương Vy 8
47 Lý Thế Vỹ 7
Phụ lục 8: Điểm kiểm tra nhóm 2 (lớp TN 11A3 và lớp ĐC 11B)
Lớp TN
11A3
Lớp ĐC
11B
STT Họ và tên HS Điểm Họ và tên HS Điểm
1 Phạm Thị Diệu Ái 7 Trần Thế Anh 6
2 Nguyễn Khả Ái 7 Trương Trần Nhật Bảo 7
3 Nguyễn Huỳnh Hải Anh 8 Huỳnh Tiểu Cơ 8
4 Đoàn Ngọc Anh 9 Nguyễn Thị Phương Dung 6
5 Tạ Thị Lan Anh 9 Nguyễn Thị Khánh Dung 6
6 Mạch Lê Hải Âu 8 Nguyễn Thị Linh Đang 9
7 Võ Thị Hồng Cẩm 6 Nguyễn Thị Châu Đoan 6
8 Cao Hoàng Duy 7 Huỳnh Văn Động 5
9 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 8 Nguyễn Thanh Tuấn Em 9
10 Lê Mỹ Duyên 5 Nguyễn Chí Hải 10
11 Phan Văn Dương 9 Huỳnh Đức Hài 7
12 Lê Thành Đạt 7 Nguyễn Phương Hải 10
13 Nguyễn Thị Gấm 8 Ngô Minh Hiệp 8
14 Đinh Thị Ngọc Gấm 9 Lý Khải Hoàn 6
15 Nguyễn Thành Gấm 10 Nguyễn Hải Khiêm 9
16 Huỳnh Thị Ngọc Hân 7 Mai Đăng Khoa 7
17 Trần Đình Minh Hiếu 8 Nguyễn Thị Phương Linh 8
18 Nguyễn Thị Huỳnh Hoa 9 Lâm Tấn Lộc 4
19 Phan Chí Khang 7 Võ Thị Trúc Ly 8
20 Nguyễn Thị Trúc Linh 7 Nhan Thiện Nam 6
21 Nguyễn Thăng Long 7 Trần Thị Tú Nga 8
22 Hoàng Lê Anh Minh 8 Lý Yến Ngân 9
23 Lưu Mỹ Nghiến 9 Lê Trần Kim Ngân 7
24 Lê Hồng Nhã 8 Lê Hoàng Nghĩa 7
25 Hà Văn Nhân 10 Trần Thị Tố Nhi 8
26 Phạm Thị Tuyết Nhi 9 Nguyễn Thị Mộng Như 8
27 Hoàng Đỗ Yến Nhi 10 Võ Kiều Oanh 8
28 Trần Quỳnh Như 9 Nguyễn Thị Ngọc Oanh 7
29 Dương Thị Quỳnh Như 10 Đỗ Hoàng Phú 5
30 Lâm Tấn Phát 9 Lư Lâm Phúc 8
31 Nguyễn Đình Phú 8 Lâm Kim Phụng 8
32 Trần Lâm Quang 9 Lư Lâm Phước 9
33 Đỗ Tiến Quyên 6 Vũ Thị Thúy Quyên 6
34 Nguyễn Ngọc Minh Tân 8 Nguyễn Viết Sơn 6
35 Trần Đình Đức Thịnh 9 Phan Trường Sơn 8
36 Phan Ngọc Ái Thư 6 Lưu Thanh Tâm 7
37 Lâm Thiên Toàn 8 Nguyễn Ngọc Đan Thanh 8
38 Mạch Nguyệt Trâm 7 Nguyễn Hữu Thông 7
39 Võ Bảo Trân 8 Nghiêm Hoài Thương 8
40 Trương Nguyễn Thanh Trúc 8 Trần Bích Trâm 7
41 Phan Ánh Trúc 9 Nguyễn Trần Bảo Trân 9
42 Nguyễn Thành Trung 7 Nguyễn Thị Phương Trinh 6
43 Nguyễn Ngọc Thanh Trung 6 Nguyễn Gia Tuệ 7
44 Lê Kim Tuyết 8 Đặng Thị Kim Tuyền 9
45 Trần Ngọc Vàng 6 Nguyễn Thị Mỹ Uyên 9
46 Cái Ngọc Tường Vi 7 Nguyễn Tường Vi 8
47 Nguyễn Thị Bích Vy 7 Lý Thế Vỹ 5
Phụ lục 9: Điểm kiểm tra nhóm 3,4 (lớp TN 11B3 và lớp ĐC 11B1)
Bài 21: Hợp chất của cacbon
Bài 23: Công nghiệp silicat
Lớp TN
11B3
Lớp ĐC
11B1
STT Họ và tên HS
Bài
21
Bài
23 Họ và tên HS
Bài
21
Bài
23
1 Lưu Trần Tuấn Anh 10 8 Nguyễn Bảo Anh 7 6
2 Vũ Kỳ Anh 6 7 Nguyễn Kiên Bình 8 8
3 Võ Thị Thùy Diễm 6 6 Nguyễn Duy Cảnh 7 5
4 Lại Quỳnh Giao 7 7 Bùi Đinh Quốc Duy 10 9
5 Đỗ Thị Mỹ Hạnh 7 8 Ngô Văn Đạt 7 6
6 Nguyễn Thị Thảo Hiền 9 7 Nguyễn Minh Đức 6 7
7 Nguyễn Thanh Ngọc Huệ 7 7 Hồ Văn Thiện Giác 7 8
8 Trần Hoàng Huy 9 7 Ngô Thanh Hải 10 9
9 Huỳnh Anh Khoa 10 9 Dương Phúc Hậu 9 10
10 Lê Linh Anh Khoa 8 6 Nguyễn Phúc Hậu 7 8
11 Nguyễn Ngọc Thiên Kim 9 10 Đoàn Thị Thanh Hiền 6 6
12 Nguyễn Thị Mai Linh 8 8 Lý Thị Vỹ Hòa 5 7
13 Đoàn Thị Trúc Ly 8 10 Lê Thị Cẩm Hồng 7 8
14 Trương Thị Ngọc Mai 9 8 Trần Quang Huy 6 6
15 Nguyễn Việt Công Minh 7 7 Phạm Minh Khánh 8 5
16 Nguyễn Thị Hồng Mỹ 8 9 Nguyễn Ngọc Lan 6 7
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc 7 8 Dương Tuấn Lộc 5 6
18 Phạm Thị Ánh Ngọc 8 10 Vũ Gia Lộc 6 6
19 Phạm Thị Mỹ Ngọc 7 9 Nguyễn Thị Tố Nguyên 7 9
20 Đỗ Linh Nhã 6 8 Bùi Đức Nhân 8 8
21 Nguyễn Thị Tú Nhi 7 7 Huỳnh Yến Nhi 7 7
22 Nguyễn Thị Quỳnh Như 8 8 Phạm Thị Yến Nhi 6 7
23 Chu Thị Hồng Nhung 7 8 Nguyễn Trường Nhựt 8 7
24 Phạm Hồng Phúc 6 7 Hoàng Thị Bích Phượng 7 9
25 Nguyễn Thành Quan 7 7 Cao Di. Tr. Khánh Quyền 8 10
26 Trần Đỗ Tú Quân 7 7 Lê Tấn Tài 7 5
27 Trần Thị Như Quỳnh 7 7 Vũ Duy Tâm 6 6
28 Nguyễn Thành Tài 5 6 Đoàn Minh Thiện 8 6
29 Nguyễn Thị Thanh Thảo 6 6 Nguyễn Trần Anh Thư 4 4
30 Nguyễn Đình Thi 10 8 Nguyễn Thị Ngọc Thùy 6 7
31 Bùi Đức Thịnh 8 8 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 5 5
32 Đỗ Thị Hồng Thư 8 7 Đinh Thị Phương Trâm 9 8
33 Nguyễn Thị Tiên 6 5 Đỗ Thị Diễm Trang 7 6
34 Doãn Thị Bích Trâm 8 9 Trần Mỹ Trinh 7 7
35 Trần Ngọc Phương Trang 8 6 Nguyễn Thành Trung 6 6
36 Trần Thị Thiên Trang 10 9 Chu Dung Tú 9 6
37 Hồ Hoàng Tú 8 5 Vũ Trần Tuấn Tú 7 7
38 Phạm Phương Uyên 8 6 Bùi Thị Thanh Tuyền 8 8
39 Hoàng Thị Thu Vân 9 9 Phạm Trung Vạn 6 6
40 Lê Quốc Việt 9 8 Nguyễn Quốc Vương 6 7
Phụ lục 10: Điểm kiểm tra nhóm 5 (lớp TN 11B3 và lớp ĐC 11B1)
Lớp TN
11B3
Lớp ĐC
11B1
STT Họ và tên HS Điểm Họ và tên HS Điểm
1 Lưu Trần Tuấn Anh 9 Nguyễn Bảo Anh 6
2 Vũ Kỳ Anh 6 Nguyễn Kiên Bình 8
3 Võ Thị Thùy Diễm 7 Nguyễn Duy Cảnh 5
4 Lại Quỳnh Giao 7 Bùi Đinh Quốc Duy 9
5 Đỗ Thị Mỹ Hạnh 6 Ngô Văn Đạt 6
6 Nguyễn Thị Thảo Hiền 9 Nguyễn Minh Đức 5
7 Nguyễn Thanh Ngọc Huệ 6 Hồ Văn Thiện Giác 7
8 Trần Hoàng Huy 9 Ngô Thanh Hải 8
9 Huỳnh Anh Khoa 10 Dương Phúc Hậu 9
10 Lê Linh Anh Khoa 8 Nguyễn Phúc Hậu 7
11 Nguyễn Ngọc Thiên Kim 8 Đoàn Thị Thanh Hiền 6
12 Nguyễn Thị Mai Linh 7 Lý Thị Vỹ Hòa 7
13 Đoàn Thị Trúc Ly 9 Lê Thị Cẩm Hồng 8
14 Trương Thị Ngọc Mai 8 Trần Quang Huy 6
15 Nguyễn Việt Công Minh 6 Phạm Minh Khánh 5
16 Nguyễn Thị Hồng Mỹ 8 Trần Hoàng Thị Đài Loan 7
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc 7 Đoàn Văn Luân 6
18 Phạm Thị Ánh Ngọc 9 Nguyễn Tiểu Mi 6
19 Phạm Thị Mỹ Ngọc 7 Phạm Công Minh 9
20 Đỗ Linh Nhã 6 Nguyễn Trung Nghĩa 8
21 Nguyễn Thị Tú Nhi 8 Phan Phước Nguyên 7
22 Nguyễn Thị Quỳnh Như 8 Nguyễn Yến Nhi 7
23 Chu Thị Hồng Nhung 7 Lê Bích Nhụy 7
24 Phạm Hồng Phúc 7 Đoàn Đại Quyền 9
25 Nguyễn Thành Quan 6 Nguyễn Thanh Sang 10
26 Trần Đỗ Tú Quân 6 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 5
27 Trần Thị Như Quỳnh 7 Nguyễn Thanh Thảo 6
28 Nguyễn Thành Tài 5 Trần Đinh Hạ Thảo 6
29 Nguyễn Thị Thanh Thảo 5 Lê Thị Anh Thư 4
30 Nguyễn Đình Thi 9 Trần Thị Thanh Thúy 7
31 Bùi Đức Thịnh 8 Phạm Vũ Bảo Trâm 5
32 Đỗ Thị Hồng Thư 7 Hoàng Thị Thùy Trang 8
33 Nguyễn Thị Tiên 6 Nguyễn Thị Thùy Trang 6
34 Doãn Thị Bích Trâm 8 Trần Thị Thùy Trang 7
35 Trần Ngọc Phương Trang 8 Đặng Huỳnh Khai Trí 6
36 Trần Thị Thiên Trang 10 Phạm Hoàng Phương Trinh 7
37 Hồ Hoàng Tú 8 Trần Quang Trưởng 7
38 Phạm Phương Uyên 8 Nguyễn Hoàng Tuấn 8
39 Hoàng Thị Thu Vân 9 Bùi Thanh Tùng 6
40 Lê Quốc Việt 9 Vũ Thị Tố Uyên 7
Phụ lục 11: Điểm kiểm tra nhóm 6 (lớp TN 11B3 và lớp ĐC 11B2)
Lớp TN
11B3
Lớp ĐC
11B2
STT Họ và tên HS Điểm Họ và tên HS Điểm
1 Lưu Trần Tuấn Anh 9 Lê Vũ Quỳnh Anh 9
2 Vũ Kỳ Anh 7 Nguyễn Ngọc Anh 7
3 Võ Thị Thùy Diễm 9 Nguyễn Vân Anh 6
4 Lại Quỳnh Giao 7 Nguyễn Đình Quốc Bảo 7
5 Đỗ Thị Mỹ Hạnh 8 Nguyễn Huỳnh Vũ Bình 6
6 Nguyễn Thị Thảo Hiền 6 Nguyễn Hoàng Lan Chi 8
7 Ng. Thanh Ngọc Huệ 9 Lâm Quốc Chiêu 7
8 Trần Hoàng Huy 6 Đoàn Thành Công 8
9 Huỳnh Anh Khoa 10 Nguyễn Công Danh 6
10 Lê Linh Anh Khoa 6 Vũ Mỹ Duyên 10
11 Nguyễn Ngọc Thiên Kim 10 Lê Thái Hà 7
12 Nguyễn Thị Mai Linh 6 Phạm Hoàng Hải 5
13 Đoàn Thị Trúc Ly 10 Lê Thị Ngọc Hân 8
14 Trương Thị Ngọc Mai 8 Vũ Thị Thúy Hằng 6
15 Nguyễn Việt Công Minh 6 Nguyễn Đức Học 5
16 Nguyễn Thị Hồng Mỹ 8 Phạm Thanh Hùng 7
17 Nguyễn Thị Bích Ngọc 5 Đào Chí Hướng 5
18 Phạm Thị Ánh Ngọc 8 Trần Vũ Ngọc Đan Khánh 6
19 Phạm Thị Mỹ Ngọc 6 Nguyễn Thị Thanh Lan 5
20 Đỗ Linh Nhã 8 Trần Châu Linh 7
21 Nguyễn Thị Tú Nhi 5 Trần Nguyễn Thành Long 9
22 Nguyễn Thị Quỳnh Như 9 Đoàn Vũ Thiên Minh 5
23 Chu Thị Hồng Nhung 6 Nguyễn Thị Bảo Ngân 7
24 Phạm Hồng Phúc 6 Hà Lê Bảo Ngọc 6
25 Nguyễn Thành Quan 7 Phan Hồng Ngọc 6
26 Trần Đỗ Tú Quân 5 Nguyễn Duyên Phát 7
27 Trần Thị Như Quỳnh 7 Huỳnh Đức Phước 7
28 Nguyễn Thành Tài 8 Trương Nguyễn Mộng Kim Quý 4
29 Nguyễn Thị Thanh Thảo 6 Trần Tiến Thái 8
30 Nguyễn Đình Thi 6 Nguyễn Thị Mai Thảo 7
31 Bùi Đức Thịnh 7 Lê Huy Thịnh 5
32 Đỗ Thị Hồng Thư 9 Nguyễn Thị Xuân Thu 7
33 Nguyễn Thị Tiên 7 Đồng Thị Mỹ Thùy 6
34 Doãn Thị Bích Trâm 9 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 7
35 Trần Ngọc Phương Trang 7 Phan Bảo Trân 8
36 Trần Thị Thiên Trang 9 Trần Phước Trí 9
37 Hồ Hoàng Tú 7 Nguyễn Trịnh Anh Tuấn 7
38 Phạm Phương Uyên 8 Lưu Phạm Hải Vương 6
39 Hoàng Thị Thu Vân 9 Nguyễn Yến Vy 9
40 Lê Quốc Việt 8 Võ Thị Thảo Vy 6
41 Vũ Giang Vỹ 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_11_3883283864_9778.pdf