Lấy khu vực phủ Nội Vụ làm điểm chính để quy tập toàn bộ điểm kinh
doanh chính trong khu vực Đại Nội, trong đó có trưng bày và kinh doanh các mặt
hàng lưu niệm, các sản phẩm thủ công truyền thống, giải khát và ẩm thực cung
đình. Trung tâm khu vực này là một nhà hàng cung đình đạt chất lượng cao (đạt
tiêu chuẩn 5 sao) để làm nơi đón tiếp các đoàn nguyên thủ quốc gia, giới doanh
nhân và những du khách muốn thưởng thức tinh hoa ẩm thực cung đình Huế. Nhà
hàng này sẽ gắn kết với vườn Cơ Hạ và Hậu Hồ ở phía sau - nơi trưng bày, giới
thiệu và giao dịch cây hoa kiểng tinh hoa của Huế và các địa phương trong nước.
Đây cũng là nơi du khách có thể tham quan, cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật vườn
cung đình thời Nguyễn (Huế cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam có khả phục hồi được
nghệ thuật vườn cung đình). Điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn rất lớn cho khu vực
Đại Nội.
119 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5177 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đô Huế, lưu hành nội bộ.
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Sáng, Nguyễn Thị Kim Liên, 2012, Ca Huế và dân ca Bình Trị
Thiên, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế.
6. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, 2010, Báo cáo số
885/BC-SVHTTDL về Công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Thừa Thiên Huế.
7. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, 2012A, Báo cáo kết quả
kinh doanh của ngành du lịch TTH giai đoạn 1998-2012, Thừa Thiên Huế
8. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, 2012B, Báo cáo kết quả
hoạt động năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Thừa Thiên Huế
9. Thủ tướng Chính phủ, 2007, Quyết định số 143/2007/QĐ-TTG về Phê duyệt
Đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival, Hà Nội
10. Thủ tướng Chính phủ, 2010, Quyết định số 818/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn
2010-2020, Hà Nội
11. Trần Đức Thanh, 2008, Nhập môn khoa học du lịch, Đại học quốc gia Hà
Nội.
12. PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, 1996, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học
Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
13. Thái Quang Trung, Hà Bích Liên, Tay Kheng Soon, Hans Hoefer, 2012,
Huế - lãng mạn Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2007, Kế hoạch phát triển dịch vụ
tỉnh Thừa Thiên Huế 2008-2020, Thừa Thiên Huế.
15. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009, Quyết định số 1402/QĐ-
UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thừa Thiên Huế.
16. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012, Quyết định số 728/QĐ-UBND
về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế,
Thừa Thiên Huế.
17. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, 06/2012, 30 năm bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa Huế (1982-2012), lưu hành nội bộ.
Sách báo, tạp chí và các tài liệu khác bằng tiếng Anh:
18. Edward Burnett Tylor, 1871, Primitive Culture.
19. ICOMOS - the International Council on Monuments and Sites, 1999,
International Cultural Tourism Charter, Mexico.
Trang web tiếng Việt:
20. Nguyễn Văn Cao, 05/2011, Du lịch Thừa Thiên Huế: Ba trọng tâm cho phát
triển bền vững, <
cho-phat-trien-ben-vung/137/6474254.epi>, [truy cập 01/11/2011]
21. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 2010, Thuyết minh Thừa Thiên
Huế: Vị trí địa lý, <
hue-vi-tri-dia-ly>, [truy cập 30/10/2012]
22. Du lịch Việt Nam, 2011, Một mình đi Campuchia,
<
campuchia.html>, [truy cập 24/10/2012]
23. Phan Tiến Dũng, Nguyễn Phước Hải Trung, 2008, Nhã nhạc Cung đình Việt
Nam – Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại,
, [truy cập 05/11/2012]
24. Nam Giao, 2012, Đêm hoàng cung 2012 và những điểm nhấn mới mẻ,
, [truy cập
30/10/2012].
25. Minh Hạnh, 2010, Du lịch Huế: Đi tìm giải pháp phát triển du lịch,
<
lich/137/4023570.epi>, [truy cập ngày 15/11/2012]
26. Phạm Thành Hiếu, 2011, Phát triển du lịch và vai trò của cộng đồng,
<
cua-cong-dong.html>, [truy cập 03/11/2012].
27. Hoian.vn, 2012, Phố cổ Hội An được phủ sóng Wifi miễn phí,
,
[truy cập 24/10/2012]
28. Phương Hồng, 2011, Du lịch Thừa Thiên Huế: Ba trọng tâm cho phát triển
bền vững, <
Thien-Hue-Ba-trong-tam-cho-phat-trien-ben-vung/6474254.epi>, [truy cập
10/11/2012]
29. Nguyễn Quốc Hùng, 2006, Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa -
thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta,
, [truy cập
05/11/2012]
30. Thùy Hương, 12/11/2010, Thừa Thiên Huế: Nỗ lực để du lịch thực sự là mũi
nhọn,
,
[truy cập 01/11/2012].
31. Loan Nguyễn, 2011, Bài học về phát triển du lịch ở Campuchia,
, [truy cập 24/10/2012]
32. Trần Viết Lực, 2010, Thừa Thiên Huế - phát triển du lịch bền vững,
, [truy cập
31/10/2012].
33. Dương Hằng Nga, 05/2011, Thừa Thiên Huế- nỗi lo từ các bến đò,
<
do/137/6600788.epi>, [truy cập 17/11/2012].
34. Minh Ngọc, 2009, Bài học rút ra từ Hội An và Mỹ Sơn,
,
[truy cập 24/10/2012].
35. Hoa Quỳnh, 23/10/2012, Hội An lọt top 10 thành phố du lịch tốt nhất châu
Á, <
lich-tot-nhat-chau-a.htm>, [truy cập 24/10/2012].
36. TS. Dương Văn Sáu, 2011, Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế ở Châu Âu hiện nay,
<
hoang-tai-chinh-cong-va-suy-thoai-kinh-te-o-Chau-Au-hien-nay.html#top>, [truy
cập 28/10/2012].
37. Sơn Thùy, 2011, Thương hiệu nào cho du lịch Huế?,
<
cho-du-lich-Hue/5850393.epi>, [truy cập 20/11/2012].
38. Linh Tâm, 10/02/2011, Giỏi như người Thái làm du lịch,
,
[truy cập 01/11/2012].
39. Thông tấn xã Việt Nam, 03/10/2011, Thừa Thiên Huế phát triển du lịch bền
vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,
<
_id=482259>, [truy cập 18/11/2012].
40. Tourdulich.com, 2009, Du lịch Huế: Thiếu quản lý giỏi, thiếu lao động tay
nghề cao, ,
[truy cập 20/10/2012].
41. Wikipedia, 2008, Con đường di sản miền Trung,
<
E1%BA%A3n_mi%E1%BB%81n_Trung>, [truy cập 04/11/2012].
42. Wikipedia, 2012, Huế, ,
[truy cập 30/10/2012].
43. Wikipedia, 2012, Festival Huế,
, [truy cập
12/11/2012]
Trang web tiếng Anh:
44. Chrystel Monthean, 2009, The importance of marketing in the tourism
sector, <
in-the-tourism-sector-english-version>,
[truy cập 01/11/2012].
45. UNESCO, 2002, UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity,
, [truy cập
22/10/2012]
Các bài phỏng vấn:
46. Huỳnh Tiến Đạt, 2012, Phỏng vấn về tình hình tổ chức Festival Huế, phỏng
vấn bởi Hoàng Thanh Uyên Nhã, ngày 16/11/2012.
47. TS. Phan Tiến Dũng, 2012, Phỏng vấn về tình hình du lịch văn hóa tỉnh
Thừa Thiên Huế, phỏng vấn bởi Hoàng Thanh Uyên Nhã, 12/10/2012.
48. TS. Phan Thanh Hải, 2012, Phỏng vấn về tình hình khai thác quần thể di
tích Cố Đô phục vụ du lịch văn hóa, phỏng vấn bởi Hoàng Thanh Uyên Nhã,
12/10/2012.
49. Lê Văn Thuyên, 2012, Phỏng vấn về tình hình các sản phẩm du lịch văn hóa
tỉnh Thừa Thiên Huế, phỏng vấn bởi Hoàng Thanh Uyên Nhã, 17/10/2012.
PHỤ LỤC
1. Bài phỏng vấn ông Huỳnh Tiến Đạt - Phó giám đốc Trung tâm Festival Huế
– Tình hình tổ chức Festival Huế.
2. Bài phỏng vấn TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và
Du lịch Thừa Thiên Huế – Tình hình du lịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế
3. Bài phỏng vấn TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế – Tình hình khai thác quần thể di tích Cố đô phục vụ du lịch văn hóa.
4. Ông Lê Văn Thuyên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, nguyên Tổng
biên tập của Tạp chí “Huế Xưa và Nay” và nguyên Trưởng phòng Văn hóa Thông
tin Thành phố Huế – Tình hình các sản phẩm du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế.
Phỏng vấn về: Tình hình tổ chức Festival Huế.
Ông Huỳnh Tiến Đạt – Phó giám đốc Trung tâm Festival Huế.
Người phỏng vấn: Hoàng Thanh Uyên Nhã.
Ngày phỏng vấn:16/10/2012.
Chào ông Huỳnh Tiến Đạt, đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành vì
thời gian quý báu mà ông đã dành ra để chia sẻ giúp đỡ tôi.
1. Việc đầu tư, tổ chức các hoạt động trong Festival được thực hiện như thế
nào?
Mục đích của việc tổ chức Festival, một là để kích cầu du lịch, mục tiêu thứ
hai là gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, cái đó đòi hỏi sự đầu tư từ Nhà nước. Những
năm đầu, phần lớn kinh phí lấy từ nguồn ngân sách, nhưng những năm càng về sau
thì việc xã hội hóa ngày càng tăng lên, tức là mình huy động được các nguồn tài trợ
càng ngày càng nhiều. Năm 2012, ước tính nguồn tài trợ lên đến 50%, còn những
chi phí khác thì từ nguồn tài trợ của trung ương, ngân sách của địa phương, nguồn
thu từ bán vé và các DN xã hội hóa các hoạt động – họ không tài trợ bằng tiền mà
trực tiếp thực hiện một số hoạt động. Cũng giống như những Festival lớn trên thế
giới, thời gian đầu nhà nước là chủ yếu, sau đó sẽ nâng dần mức xã hội hóa lên. Ở
Huế chỉ mới là lần Festival thứ 7, tỷ lệ tăng xã hội hóa như vậy là tương đối ổn. Một
số festival lớn trên thế giới như Adelaide ở Úc, Edinburgh ở Anh, hay Avignon ở
Pháp, đã có 60-70 năm hoạt động, cả một quá trình dài như vậy, bước đầu được Nhà
nước đầu tư, rồi dần dần cũng được xã hội hóa. Họ thành công như vậy là nhờ giai
đoạn của họ dài, và họ đầu tư lớn, nên khả năng sinh lợi từ festival của họ rất lớn.
2. Ông vừa nhắc đến “xã hội hóa” trong việc đầu tư tổ chức Festival, vậy xin
ông hãy cho biết thêm về khái niệm này và một số ví dụ điển hình của việc áp dụng
phương thức này để tổ chức Festival.
Xã hội hóa có thể bằng 2 hình thức, một là họ tài trợ bằng tiền mặt hoặc hiện
vật cho Ban tổ chức, để Ban tổ chức có thể sử dụng cho các hoạt động chung của
Festival, các dạng đó được gọi là tài trợ có danh vị, tức là họ tài trợ và có được một
số quyền lợi nhất định trong việc quảng bá thương hiệu của họ. Phần lớn các doanh
nghiệp tham gia tài trợ có danh vị là các doanh nghiệp lớn ở hai đầu đất nước, ở đây
thì có các đơn vị lớn như Công ty Bia Huế, công ty Xây lắp, các chi nhánh ngân
hàng. Ngoài ra còn có một dạng tài trợ xã hội hóa nữa, tức là một số đơn vị nhận
luôn một số sự kiện để thực hiện, chịu tất cả các chi phí dàn dựng, âm thanh, ánh
sáng,… Ban tổ chức chỉ có ra kịch bản, định hướng cho họ, yêu cầu họ thực hiện
đúng ý đồ của Ban tổ chức. Hoạt động đó thì cũng nhiều, ví dụ như năm 2012 vừa
rồi, có lễ hội Sake do công ty Thực phẩm Huế tổ chức, lễ hội Bia Huế của công ty
Bia Huế, lễ hội Thiếu nhi – một hoạt động nhân văn do Hiệp hội du lịch, công ty tư
nhân tổ chức.
3. Như đã biết, trong những năm gần đây, Huế đều đặn tổ chức các Festival với
quy mô ngày càng lớn. Vậy ông hãy cho biết tầm quan trọng của Festival đối với sự
phát triển của ngành du lịch Huế là như thế nào.
Rõ ràng, trước đây, người ta chỉ biết đến Huế với tư cách là nơi lưu giữ các
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Phần lớn đối tượng khách đến tham quan Huế
trước đây là những người muốn tìm hiểu về lịch sử, những người lớn tuổi, nhưng
dần dần đối tượng khách có xu hướng trẻ hóa. Cũng nhờ Festival, mà người ta biết
đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Huế. Huế không chỉ là di sản vật thể, mà
còn giá trị văn hóa, giá trị tâm linh, giá trị phi vật thể, mà nhờ có Festival mà người
ta biết đến Huế nhiều góc cạnh khác nhau hơn. Đó là những đóng góp về mặt quảng
bá văn hóa Huế. Thứ hai là đóng góp về mặt xã hội. Rõ ràng là cái mục tiêu chính
của Festival không phải là lợi nhuận, mà mục tiêu chính là thúc đẩy ngành du lịch,
nhờ đó mà các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn được hưởng lợi. Bằng
chứng là qua các kỳ Festival, việc đầu tư các cơ sở, dịch vụ của các doanh nghiệp
ngày càng được nâng cao, mở rộng, đầu tư mới. Từ năm 2000 đến nay, sự phát triển
về số lượng và chất lượng của khách sạn, nhà hàng được nâng lên rõ rệt. Khác với
trước đây, người ta dè chừng, người ta sợ, nhưng từ khi có Festival, họ nhận thấy
được nhu cầu của khách du lịch lớn nên mạnh dạn đầu tư. Từ đó, khách du lịch
nhận thấy, Huế tương đối dễ dàng đến, vì có sẵn sàng phòng ốc, chất lượng dịch vụ
tốt. Cũng nhờ Festival mà số lượng chuyến bay được tăng lên, đường xá được nâng
cấp. Festival không trực tiếp thu hút, nhưng nó là tác nhân thúc đẩy hạ tầng phát
triển.
4. Tổ chức một sự kiện lớn với rất nhiều hoạt động đa dạng như Festival Huế
thì ắt hẳn sẽ gặp không ít khó khăn, ông có thể chia sẻ một chút về những khó khăn
này?
Thời tiết là một trong những khó khăn khách quan. Một Festival hoạt động
hoàn toàn là ngoài trời, việc phụ thuộc vào thời tiết là điều đương nhiên; thời tiết ở
Huế thì rất bất thường, ngay cả trong mùa hè vẫn có thể xảy ra giông tố, lốc, nó
không chỉ ảnh hưởng đến việc biểu diễn của các nghệ sĩ mà còn ảnh hưởng đến việc
đầu tư, quảng bá của ban tổ chức. Có một năm, tất cả các băng rôn, ban nô lên hết
rồi, mà bão tới, làm tan tành hết, nên ban tổ chức phải đầu tư lại.
Khó khăn lớn thứ hai nữa, chúng ta tổ chức Festival, chúng ta mời những
đoàn nghệ thuật về biểu diễn. Chúng ta mời, nhưng chúng ta không trả tiền cho họ,
họ phải tự trang trải chi phí, mình chỉ lo cho họ ăn ở, đi lại tại Huế, còn những chi
phí đi đến, biểu diễn, cát-xê cho diễn viên thì họ phải tự lo. Cho nên dẫn nên những
trường hợp, gần đến ngày khai mạc rồi, đoàn họ phải hủy, tại vì họ phải tự đi vận
động, kêu gọi tài trợ kinh phí để đến biểu diễn, họ rất muốn tham gia, họ đã trao đổi
tất cả các vấn đề kỹ thuật, chương trình với chúng ta, quảng bá xong xuôi hết rồi,
nhưng đột nhiên, đơn vị tài trợ cho họ không tài trợ nữa, họ buộc phải hủy chương
trình. Điều này làm cho ban tổ chức hết sức bị động, tất cả việc quảng bá, lên
chương trình, sắp đặt đã được chuẩn bị xong xuôi hết rồi, nhưng họ hủy thì mình
phải chịu. Đối với các Festival lớn, ban tổ chức đi lựa chọn và họ trả tiền cho các
đoàn nghệ thuật. Còn mình thì đi lựa chọn và mời họ đến đây, yêu cầu họ tự lo chi
phí. Đây là một điều tương đối khó với ban tổ chức. Nhưng rất may, nhiều quốc gia
trên thế giới rất quan tâm đến việc quảng bá văn hóa của họ, nên chính phủ của họ
tài trợ cho đoàn đến biểu diễn. Nhưng về lâu về dài, cái này cũng sẽ là một vấn đề
buộc chúng ta phải vượt qua.
Vấn đề khác, cũng khá khó khăn, là phương thức làm Festival của chúng ta
vẫn chưa chuyên nghiệp. Với một đầu tư về con người như hiện tại thì để mà duy trì
và nâng dần chất lượng thì cực kì vất vả. Vì nếu như một Festival của chúng ta đây,
thì nó tương đương với 2 Festival của các nước. Lấy ví dụ như ở Edinburgh hay
Adelaide thì họ có 2 Festival: Festival chính thức – nghệ thuật và Festival cộng
đồng – tự cộng đồng xây dựng và tổ chức, không có sự tham gia của ban tổ chức.
Còn ở chúng ta, có hai hoạt động là In – chính thức và Off – cộng đồng, và một ban
tổ chức phải lo cả hai hoạt động. Nên áp lực rất là lớn, và bộ máy thì quá là nhỏ.
Đối với một Festival như Festival Edinburgh mà năm ngoái tôi đã qua tham dự, thì
ban tổ chức của họ cực kì chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản, bộ phận tổ chức
của họ là gần 100 người làm việc toàn thời gian, bộ phận truyền thông của họ thôi
thì cũng đã gấp đôi quân số của Trung tâm Festival Huế, và họ là việc rất chuyên
nghiệp, mỗi người làm công việc riêng của mình, còn như mình, người phải làm 4-5
việc một lúc. Và thật sự khó khăn khi tìm những con người giỏi làm việc này mà chỉ
ăn lương của công chức nhà nước thì sẽ không có những người thực sự có đủ khả
năng làm việc, còn những người có chuyên môn, có năng lực thì họ yêu cầu mức
thu nhập rất là cao. Trong khi ở đây vẫn là một bộ máy mang tính hành chính Nhà
nước, làm việc cho chính quyền. Đó là những thách thức rất là lớn, mà nó đòi hỏi
phải có những đột phá mới có thể thay đổi được.
5. Qua tình hình tổ chức Festival những năm vừa qua, thì ông có rút ra nhận
xét, kinh nghiệm nào trong việc thu hút du khách đến Festival Huế không?
Đây là một mảng khá là khó, bởi vì: thứ nhất, Festival ở Huế ở một hoạt
động khá mới, phải cạnh tranh với các hoạt động văn hóa nói chung khá là mạnh
mẽ. Vì chúng ta ra đời sau, kinh phí còn ít, thì việc đầu tư để tăng cường thu hút so
với các sự kiện khác cũng không dễ dàng. Thứ hai, hình thức tổ chức, Festival Huế
vẫn còn mang nặng tính hành chính, chủ yếu là các đơn vị, ban ngành Nhà nước
tham gia vào tổ chức, việc thực hiện còn chưa chuyên nghiệp nên việc quảng bá vừa
không có nguồn lực về tài chính, vừa không có nguồn lực về con người, nên việc
xây dựng một chiến lược quảng bá có hiệu quả cho Festival vẫn còn là một vấn đề
lớn. Mặc dù trong những năm gần đây, Ban tổ chức đã rất cố gắng trong việc quảng
bá, dùng tất cả các kênh để quảng bá, thu hút du khách. Nhưng so ra, với một sự
kiện tầm cỡ quốc tế như vậy, thì mức đầu tư đó là chưa đáng kể. Lấy ví du, một
Festival đã có thương hiệu, đã có bề dày lịch sử như Edinburgh ở Anh, thì mức đầu
tư cho truyền thông, quảng bá của họ là chiếm từ 16-20% tổng chi phí. Đối với
chúng ta thì 16-20% chi phí của họ là rất lớn, vì đối với Festival Edinburgh tổng chi
phí là 60 triệu Bảng Anh, 20% của số đó là rất lớn, nên họ làm được rất nhiều.
Trong khi đó, Festival Huế có tổng chi phí khoảng 2 triệu đôla Mỹ, mà đầu tư cho
việc quảng bá là hơn 1 tỉ, tức là 1/40 tổng chi phí, thì cũng không đáng là bao. Nên
hiệu quả là khác liền, dẫn đến việc thông tin của mình không đến được nhiều người,
đặc biệt là thông tin đến du khách quốc tế là rất hạn chế. Mặc dù vậy, việc quảng
bá, thông tin đến khách quốc tế rất được quan tâm. Chúng ta sử dụng tất cả các kênh
ít tốn kém nhất, nhưng mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện hiện có, như: các
mạng xã hội, internet, website, đại diện của Vietnam Airline tại tất cả các nước – vì
hầu như ở các nước lớn đều có văn phòng đại diện của Vietnam Airline, chúng ta đã
có hợp đồng kí kết với Vietnam Airline với tư cách là nhà quảng bá chính, nên họ
có trách nhiệm hỗ trợ mình trong việc quảng bá. Ngoài ra, chúng ta còn thông qua
các đại sự quán, lãnh sự quán, để thông tin với khách quốc tế đến Việt Nam về
Festival Huế. Đó là những kênh ít tốn kém nhất nhưng lại đem đến hiệu quả cao so
với những gì mình đã đầu tư, con số của du khách qua từng thời kỳ đã tăng đáng kể.
Phỏng vấn về: Tình hình du lịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế
Phỏng vấn TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Thừa Thiên Huế.
Người phỏng vấn: Hoàng Thanh Uyên Nhã.
Ngày phỏng vấn: 12/10/2012.
Chào tiến sĩ, đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành vì thời gian quý
báu mà tiến sĩ đã giành ra để giúp đỡ tôi thu thập những thông tin quý báu như thế
này.
1. Như đã biết, Huế là một vùng đất phát triển du lịch mạnh mẽ trong thời gian
qua và tiềm năng rất lớn trong tương lai, vậy theo ông, điều gì khiến Huế có sức hút
mạnh mẽ đến du khách trong và ngoài nước như vậy?
Huế là một vùng đất có rất nhiều tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên di sản lịch sử,
văn hóa. Di tích Huế có 18 cụm di tích còn nguyên vẹn, với tổng số 1500 công
trình, nhưng trong đó số công trình bị hư hỏng chiếm tới 2/3. Về di tích lịch sử cách
mạng, Huế là nơi tập trung rất nhiều di tích của công cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, ghi dấu rất nhiều sự kiện lớn trong lịch sử đất nước. Về di tích kiến trúc
và tôn giáo, Huế còn lưu giữ nhiều công trình chùa chiền và tôn giáo lâu đời. Cùng
với các hệ thống đó ở Huế còn có những di tích ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nền văn hóa Chăm-pa cổ xưa, và nhiều nền văn hóa khác. Đây chính là
những tài nguyên mà Huế có thể phát triển mạnh, quy mô lớn và loại hình phong
phú, nền tảng có sự phát triển loại hình du lịch văn hóa.
2. Xin tiến sĩ cho biết thêm về những đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh nhà.
Cách đây khoảng 10 năm thì tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của
tỉnh chỉ chiếm từ 34-35%, nhưng trong năm 2010 vừa rồi, thì con số này là 43,8%,
đến 2015 thì tỉnh phấn đấu đưa tỷ trọng của du lịch và dịch vụ lên đến 49-50%
GDP. Cách đây 10 năm, tổng lượng khách đến Huế là 700.000, trong 5 năm lại đây
là 1.200.000 lượt khách, và đến 9 tháng đầu năm nay, con số đó là 2.000.076 lượt
người. Phấn đấu đến cuối năm nay là 2.500.000 lượt khách, trong đó có 1.850.000
khách lưu trú. Lần đầu tiên Huế vượt qua con số 2 triệu lượt khách. Như vậy cho
thấy, du lịch Huế tăng nhanh hơn so với bình quân của cả nước, bình quân của cả
nước là 10-12%, 9 tháng đầu năm nay là 9%, trong khi đó ở Huế là 20-25%.
Nguyên nhân là do năm nay là Năm du lịch Quốc gia có kết hợp với Festival 2012
nên tăng mạnh hơn.
Về đóng góp của nguồn thu từ du lịch, từ con số 600-700 tỷ mỗi năm, thì bây giờ là
gần 2000 tỷ, con số này khá lớn so với sự phát triển của các tỉnh trong vùng.
3. Những thành tựu mà du lịch Huế đã đạt được trong thời gian vừa qua là gì
thưa tiến sĩ?
3 điều nổi bật nhất mà du lịch Huế mang lại cho tỉnh nhà trong thời gian qua là:
Một, tỷ trọng khách nước ngoài cao và nguồn thu du ngoại tệ từ lịch lớn. Thứ hai,
các dự án được đầu tư mạnh tay và phong phú, ví dụ như trong 5 năm trở lại đây, ở
Lăng Cô có gần 20 dự án với tổng vốn đầu từ gần 50.000 tỷ. Thứ ba, với sự phát
triển của du lịch thì hệ thống dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh hơn, như hệ thống
bưu điện, ngân hàng, nhà hàng, các ngành nghề thủ công truyền thống,… đây chính
là những yếu tố mà kèm theo sự phát triển của du lịch.
4. “Sự khác biệt” xưa nay luôn được đánh giá cao và đươc xem là yếu tố sống
còn trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển, vậy du lịch Huế đã giải quyết bài toán
này như thế nào thưa Tiến sĩ?
Sự khác biệt của du lịch văn hóa ở Huế
Huế phát huy, lấy du lịch di sản làm nòng cốt, đây chính là điểm tạo ra sự khác biệt
trong du lịch so với những tỉnh khác, Huế khác so với Quảng Nam, Khánh Hòa,
Nghệ An, Quảng Bình,…với sản phẩm này thì Huế nổi trội hơn. Và theo khảo sát,
đối với khách du lịch đến Huế thì họ đến Huế chính là vì du lịch văn hóa.
Thứ hai, mình cũng đã tạo ra những yếu tố khác, để xây dựng sản phẩm du lịch đa
dạng hơn, như khu Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, cầu ngói Thanh
Toàn….để cho người ta thấy rằng, đến Huế không phải để xem các công trình mà
còn mở rộng ra các loại hình khác.
Thứ ba, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Huế từng bước đã tạo ra sản phẩm
bước đầu, như hàng lưu niệm, hàng thực phẩm,…
Lễ hội ở Huế đã kích thích mọi người đến rất nhiều, và đây cũng là một yếu tố để
Huế trở thành thành phố Festival của cả nước, với Festival và Festival làng nghề
xen kẽ nhau từng năm một.
thứ năm, Huế đang từng bước phục hồi và nghiên cứu về hệ thống nhà vườn và đời
sống người dân. Bây giờ, rất nhiều đoàn khách đến Huế không chỉ để xem các di
tích mà còn để tìm hiểu phong cách Huế, con người Huế, không gian riêng ở Huế.
5. Tình hình khách du lịch đến Huế hiện nay là như thế nào thưa tiến sĩ?
Hiện nay Huế đang chú trọng đến đối tượng khách du lịch có mức sẵn sàng chi tiêu
cao. Thị trường truyền thống của Huế là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Úc; và những năm
gần đây là khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số này, chi tiêu cao
nhất là khách Tây Âu, Bắc Âu, nên mục tiêu của tỉnh vẫn là tập trung khai thác thị
trường truyền thống này. Chúng ta đã tuyên truyền ở Châu Âu khá mạnh.Thứ hai,
từng bước mở rộng khách Nhật Bản và Hàn Quốc. Khách Nhật Bản quan tâm đến
Huế nhiều với lẽ Huế có nhiều di sản truyền thống giống như Nhật, và khách Nhật
khá thích miền trung, giống như khách Trung quốc thích miền bắc, khách Nga thì
miền Nam. Trong những năm gần đây, thì lượng khách Thái Lan tăng nhanh nhất.
Thông qua con đường xuyên Á, thì từ Thái Lan chạy qua đây chỉ mất 4 giờ đồng hồ
thôi, so với các lượng khách khác tăng từ 9-10% thì lượng khách Thái Lan tăng đến
25%. Lượng khách thứ ba tăng nhanh nữa là lượng khách Trung Quốc và một số
nước Đông Nam Á, họ đến đây thông qua đường biển và đường hàng không. Đặc
biệt lượng khách đến bằng tàu biển tăng khá nhanh, riêng năm 2012, thì lượng
khách này tăng gấp 4 lần so với năm 2011.
Khách trong nước, chủ yếu là khách đến nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa Huế, đó là
những người tri thức hay học sinh, sinh viên đến để thực tập, làm phim, sáng tác.
Khách lớn tuổi, đến Huế để hoài cổ, để thăm lại kinh đô xưa, chiến trường xưa.
Về mức chi tiêu, thì ở Huế mức chi tiêu không cao như những tỉnh khác, trung bình
mỗi khách du lịch chi khoảng 180-200 USD khi tới Huế - con số này thật sự thấp
hơn nhiều so với Hà Nội, Sài Gòn. Và mục tiêu của tỉnh là đưa con số này lên đến
200-250 USD.
Còn về hành trình, thường thì khách du lịch đến Việt Nam có một chuyến đi dài 7
ngày, và người ta sẽ dành cho Hà Nội – Hạ Long 2-3 ngày, Huế- Đà Nẵng 2-3 ngày
và Thành phố Hồ Chí Minh 2 ngày. Ở Huế, đối với khách đi lần đầu, người ta sẽ
ngày khoảng 2 ngày, nhưng nếu lần thứ hai, thì thường người ta sẽ dành thời gian
nhiều hơn ở Đà Nẵng.
Tỷ trọng khách nước ngoài đến Huế chiếm 43-45% trong tổng lượng khách đến.
Chính điều này đã tạo ra một nguồn lợi lớn từ mức chi tiêu cao của khách quốc tế
trong các loại hình dịch vụ, khách sạn.
6. Đối với một địa phương có thế mạnh về du lịch như Huế, cùng với lượng
khách du lịch khổng lồ thì ắt hẳn công tác quản lý sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Vậy tỉnh nhà đã giải quyết vấn đề này như thế nào?
Quản lý du lịch ở Huế, những năm qua cũng rất phát triển. Từ chỗ, chỉ có vài khách
sạn 3 sao, thì đến hiện nay đã có khoảng 250 cơ sở lưu trú, với trên 11.000 phòng,
có thể đáp ứng được 19-20.000 chỗ. Các khách sạn 3 sao – 5 sao ở Huế có khoảng
gần 30 khách sạn, trong đó có 4 khách sạn 5 sao. Bên cạnh đó còn có các khu resort
dọc biển. Chất lượng lưu trú và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao để đáp
ứng nhu cầu của du khách.
Liên kết trên địa bàn của tỉnh và trên cả nước, để đưa khách đến Huế (khách của Bộ
Ngoại giao, ngành điện lực….), tạo nên một nguồn khách ổn định, nối kết các địa
phương trên cả nước.
Quản lý hệ thống lữ hành, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 55 công ty lữ hành,
trong đó khoảng 30 công ty có công tác lữ hành quốc tế. Các công ty lữ hành của
Huế đã biết để làm chủ một số thị trường, trước đây chúng ta thường làm dịch vụ
cho Hà Nội và Sài Gòn, nhưng bây giờ một số công ty lữ hành ở Huế đã liên kết
trực tiếp với những công ty nước ngoài, điều này tạo thuận lợi cho khách du lịch
trực tiếp, chủ động đến Huế mà không cần thông qua mạng lưới trung gian.
Hướng đào tạo, đội ngũ tay nghề khá ổn định, vì Huế có một trường Cao đẳng nghề
Du lịch trên địa bàn. Trường Cao đẳng nghề này hiện đang liên kết với
Luxembourg, một đất nước phát triển mạnh về du lịch và đào tạo. Từ đó, thu nhận
được nhiều yếu tố nhằm nâng cao khả năng giảng dạy của trường. Thứ hai, trường
Đại học Huế vừa mở khoa Du lịch – một nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho ngành du lịch Huế. Nếu so với các địa phương khác, không có trường Cao đẳng
nghề hay đại học Du lịch, thì Huế có lợi thế trong việc đào tạo ra nguồn lực phục vụ
địa phương.
7. Theo tiến sĩ, thì những khó khăn mà ngành du lịch Huế đang vấp phải hiện
nay là gì?
Xét về phương diện giao thông: Huế chưa có những cầu hàng không trực tiếp nối
liền với các trung tâm du lịch lớn trên thế giới, mà thường thông qua Hà Nội, Sài
Gòn, Đà Nẵng. Điều này tạo cản trở lớn cho việc thu hút khách quốc tế đến Huế.
Các điều kiện và phương tiện vận chuyển ở Huế không đầy đủ và hiện đại như các
thành phố khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng nối các khu di tích với nhau còn kém, đặc
biệt là những di tích ở xa, như lăng Gia Long, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Một
trong những chiến lược mới của Huế sắp tới là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng,
và tập trung vào hai điểm chính, đó là hệ thống nhà vệ sinh và hệ thống bến xe, bến
thuyền. Nhưng nói chung hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa xứng với tầm
cỡ một trung tâm du lịch như Huế.
Các sản phẩm du lịch ở Huế còn hạn chế. Sản phẩm chưa tinh, làm to, số lượng
nhiều nhưng chưa phù hợp với du lịch, còn mẫu mã thì thường sao chép, làm từ
những cái có sẵn chứ chưa làm được những cái tinh hơn, mang được nét đặc trưng
của Huế. Nhà hàng của Huế chưa thực sự chất lượng, thiếu sự đầu tư, chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, Huế còn thiếu
những nơi để giải trí về đêm. Hầu như ai tới Huế cũng đều nhận xét “Huế ngủ sớm
quá”, mới 10h đêm mà hầu như ai cũng đóng cửa, kéo rèm hết rồi.
liên kết giữa các địa phương còn chưa sâu, chưa phân công nhau để phát triển du
lịch mà còn cạnh tranh nhiều, chỉ biết lợi ích của bản thân. Như Huế, Đà Nẵng,
Quảng Bình,… ai cũng chăm chăm dành khách cho mình, mà chưa biết liên kết với
nhau, cùng phát huy những thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau. Và ngay cả trong
các địa phương vẫn con tình trạng “da báo”, có nghĩa là sở nào, đơn vị nào chỉ biết
đến sở, đơn vị đó, chỉ biết làm cho mình hưởng, mà không hỗ trợ, chia sẻ, liên kết
với nhau để cùng tạo ra những khu du lịch trọng điểm. Chính sự thiếu liên kết trong
tỉnh và trong vùng như thế này mà tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượn thấp.
Thiếu nguồn đầu tư: Đầu tư từ Trung Ương ít mà bản thân tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng không nhiều. Mỗi năm đầu tư 50-70 tỷ, mà còn phải phân cho các ngành khác
như Y Tế, Giáo Dục, thì quả thật chả thể nào trùng tu cho hệ thống di sản Huế
được. Mà không trùng tu thì không có sản phẩm mới. Du khách đến Huế, từ năm
nay qua năm khác, Đại Nội vẫn như vậy, Hồ Tịnh Tâm vẫn như vậy,… thì làm sao
người ta có thể quay lại Huế lần thứ hai.
Phỏng vấn về: Tình hình khai thác quần thể di tích Cố đô phục vụ
du lịch văn hóa.
TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Người phỏng vấn: Hoàng Thanh Uyên Nhã.
Ngày phỏng vấn: 12/10/2012.
1. Dưới con mắt của một người làm du lịch lâu năm, tiến sĩ đánh giá như thế
nào về sức hút du lịch từ quần thể di tích cố đô Huế nói riêng và Huế nói chung.
Theo tôi đánh giá, quần thể di tích Huế trong mắt du khách nói chung kể cả
người Việt Nam và người quốc tế là 1 điều đặc biệt. Nhìn tổng thể, Huế là một vùng
đất giàu về tiềm năng văn hóa của đất nước, Huế còn luôn đc coi là 1 trung tâm của
đất nước trên phương diện lịch sử và cả thực tế. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
luôn gọi: Hà Nội – Huế - Sài Gòn là những trung tâm của đất nước.
Di sản: kinh đô cuối cùng của VN, đc giữ gìn tương đối tốt, toàn diện, số 1,
không nơi nào bằng nếu so với trên cả nước. Nơi đầu tiên đc công nhận di sản thế
giới vào năm 1993.
Con người Huế: lớp người từ khi Huế là kinh đô, đến khi Huế trở thành Cố
đô. Kinh đô là nơi tụ hội của tài năng, Cố đô - lớp người kế tục. Con người Huế tạo
nên những rạng danh cho vùng đất và thông qua họ mang văn hóa Huế đi khắp nơi.
Huế gắn liền với cố đô, với văn hóa – không phải là nhận xét khách quan mà là
nhận xét của rất nhiều du khách.
Thương hiệu của Huế rất lợi hại, rất tốt. Trong những năm qua, ngay cả lãnh
đạo của Huế từ việc cố chấp, cổ hũ, cho đến khi bắt buộc thay đổi nhận thức về mô
hình phát triển của kinh tế xã hội: từ nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ. Và
đến nay thì dịch vụ du lịch lên vị trí hàng đầu. Điều đó thể hiện qua cơ cấu của du
lịch trong thành phần GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế: chiếm 43% trong năm 2011
và dự kiến sẽ trên 45% vào năm 2012. Năm nay ước tính nguồn thu hơn 1700 tỷ.
Những điều đó chứng tỏ ưu thế của việc phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh.
Lượng du khách đến Huế. Chúng tôi là đơn vị chủ quản của quần thể di tích
Cố đô, phụ trách việc bán vé tham quan và hoạt động dịch vụ ở đây. Mỗi năm có
1,8-1,9 triệu lượt khách đến tất cả các điểm ở quần thể di tích Huế – tuy nhiên con
số này là chưa chính xác, vì có thể một khách đi đến 2-3 điểm tham quan, nhưng có
khách chỉ đi đến 1 điểm. Ngoài ra, còn có việc miễn vé cho khách của ủy ban tỉnh,
của người nhà nhân viên trung tâm, học sinh, thầy giáo từ cấp 3 trở xuống trên địa
bàn tỉnh – để khuyến khích thế hệ tương lai tìm hiểu về văn hóa.
Cơ cấu khách tham quan di tích: trước đây có sự chênh lệch khá lớn giữa
khách nội địa và khách quốc tế, tuy nhiên bây giờ tỷ lệ đó gần tương đối bằng nhau:
55% là khách nội địa và 45% là khách quốc tế. Chứng tỏ sự thu hút của di tích Huế
đối với khách nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã phát hành hơn
1,4 triệu lượt vé, đem lại doanh thu bán vé gần 90 tỷ, và 8 tỷ từ các hoạt động dịch
vụ trong quần thể di tích. Dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế VN nói
riêng đang rất khó khăn, lượng khách VN đến Huế giảm nhưng lượng khách quốc tế
vẫn tăng, điều này chứng tỏ di tích văn hóa của Huế luôn cuốn hút khách du lịch
quốc tế.
Mặc dù Huế có nhiều ưu thế để phát triển du lịch văn hóa nhưng phát huy
thương hiệu và khả năng khai thác đó vẫn còn hạn chế. Và đối với di sản văn hóa
Huế - tôi khẳng định rằng đó là 1 lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch – vì đến 90-
95% du khách đến Huế là để thăm quan những di tích lịch sử. Du lịch văn hóa chính
là loại hình du lịch chủ đạo trong hệ thống các loại hình du lịch ở Huế, bên cạnh
những loại hình khác như tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái,… - chưa đáng kể mặc dù
Huế có nhiều lợi thế.
2. Xin Tiến sĩ cho vài nhận xét về du lịch văn hóa Thừa Thiên Huế trong những
năm trở lại đây.
Nhận xét, đánh giá về khai thác tiềm năng của khu di tích Huế: cho đến nay
chúng ta đã nhận thức và thực hiện được một phần nào đó. Tuy nhiên vẫn còn khá
nhiều hạn chế; và hạn chế cũng do nhiều lý do.
Cách làm: tâm lý, trên mỗi khu vực, người ta chỉ quan tâm đến bản thân
mình và chưa phối hợp với các địa phương khác
Lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cũng khiến cho người ta chưa làm tốt vai trò của
mình. Ví dụ như trong bản thân của tỉnh, giữa ngành du lịch và di tích thật ra vẫn
chưa gắn bó, chia sẻ với nhau. Thực ra, xét cho cùng, trên quan điểm chia sẻ lợi ích,
thì chia sẻ lợi ích chung mới mang tính bền vững và lâu dài. Đến bây giờ, ngành du
lịch chỉ quan tâm đến việc hớt phần ngọn, ví dụ như dịch vụ nhà hàng, khách sạn,
những cái có thể khai thác được liền, mà chưa có đầu tư lâu dài. Giống như chuyện
1 cái cây đã có quả sẵn rồi, thì người ta chỉ biết khai thác quả mà không đầu tư lâu
dài để mùa sau cây được sai quả hơn, nhiều quả hơn. Cho đến nay ngành du lịch
cho đóng một xu nào cho việc bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa ở Huế. Trong khi
đó, ở các nước phát triển, ngành du lịch rất chú trọng bảo vệ các di sản, người ta
luôn luôn có trách nhiệm rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, trùng tu các di sản
văn hóa; và Nhà nước cũng tạo điều kiện về chính sách Thuế để họ trùng tu di tích,
như vậy họ vừa có trách nhiệm với du lịch đó, vừa có trách nhiệm với chính di sản
mà mình khai thác.
Đầu tư cho di sản còn hạn chế:
Xét toàn bộ kinh đô Huế, thì đây là một quần thể lớn, phức hợp, ngày xưa là
một kinh đô của cả nước nên nó đã được dồn toàn bộ tiền tài, nhân lực, vật lực để
xây dựng và bảo vệ. Tuy nhiên, ngày nay, Huế cũng chỉ là 1 trong 63 tỉnh thành của
cả nước, thuộc quyền quản lý của một đơn vị nữa. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế
lại là một tỉnh trung bình, thậm chí là nghèo, nên nguồn lực còn rất hạn chế. Chúng
ta có thể nhận thấy điều này qua kinh phí đầu tư để bảo tồn quần thể cố đô Huế.
Mỗi năm, tổng đầu tư là 60 tỷ cho việc trùng tu, bảo tồn tất tần tật quần thể cố đô
Huế. Với một quần thể khổng lồ như vậy, thì con số gần 3 triệu USD là quá ít.
Sự quan tâm về văn hóa còn rất hạn chế. Mặc dù Huế là nơi đầu tiên trên cả
nước được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và cũng là nơi đầu tiên
được Chính phủ phê duyệt đề án chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể. Với
chiến lược phát triển tổng thể giai đoạn 1996-2010 do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký,
dự kiến trong 15 năm sẽ đầu tư cho Huế 720 tỷ (tương đương với 65 triệu USD theo
tỷ giá hồi đó), nhưng thực tế số tiền đầu tư chỉ là 600 tỷ (với tốc độ trượt giá của
đồng tiền thì hiện nay số tiền đó chỉ tương đương với 40 triệu USD). Người ta hay
nói đùa, 15 năm đầu tư cho di sản thế giới, đặc biệt như Huế chỉ bằng xây một cái
cầu nhỏ. Hiện nay, chúng tôi tiếp tục điều chỉnh và Phó Thủ tướng đã ký quyết định
thứ 2: QĐ 818/2010 vào ngày 07/06/2010 về quy lược bảo tồn và phát huy giá trị
của cố đô Huế giai đoạn 2010-2020. Giai đoạn này dự kiến nguồn vốn đầu tư là
2400 tỷ. Tuy nhiên, việc huy động vốn rất khó khăn. Hiện nay, nguồn vốn từ
chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là 25 tỷ, nguồn vốn từ địa phương là 30-
35 tỷ - chủ yếu là lấy từ nguồn bán vé. Để giải quyết việc này, chúng tôi đã đề xuất
ra “cơ chế đặc thù cho khu di tích cố đô Huế” và đang chờ được Chính phủ phê
duyệt. Trong khi tiêu chuẩn của các khu di sản khác trên thế giới, nhất là ở các nước
phát triển, thì hàng nằm họ đầu tư từ 40-50 triệu USD để trùng tu và bảo tồn; con số
này thật sự cách biệt với con số 2-3 triệu USD mỗi năm của Huế. Nhấn mạnh khía
cạnh đầu tư để thấy được 2 mặt: nguồn lực để giữ gìn di sản văn hóa Huế còn rất
hạn chế và nhận thức từ trung ương đến địa phương cũng rất hạn chế.
Để khai thác và phát huy tối đa giá trị của quần thể di tích Huế thì chúng tôi
còn đang đề xuất một đề án khác lên Chính phủ, đó là đề án “Quy hoạch và phát
triển tổng thể hệ thống dịch vụ của di sản Huế” – đề án này phân tích khá chi tiết về
ưu thế của từng di sản cho tổng quần thể di sản Huế, từ đó đưa ra kế hoạch là chỗ
nào sẽ kinh doanh cái gì, dịch vụ gì dể đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.
Ưu điểm: người dân rất quan tâm đến di sản văn hóa, từ trí thức cho đến
người dân bình thường. Nhưng vẫn có một cái rất hạn chế đó là tính bảo thủ của
cộng đồng. Điều đó đưa đến việc Huế là một địa phương hết sức “nhạy cảm”, có
nhiều cái chúng tôi mới đưa ra, nhưng báo chí, dư luận phản ứng hết sức mạnh mẽ
làm chúng tôi rất khó lắm, như Đồi Vọng Cảnh, Tứ Phương Vô Sự…., rất nhiều cái.
Thì trong đó có những cái sai, những cũng có những cái đi theo đúng quy luật, vì sự
phản ứng thái quá của dư luận, làm chúng tôi rất khó để làm. Vì vậy, làm dịch vụ du
lịch ở Huế rất là khó bởi vì cái quan điểm về việc khai thác du lịch ở Huế và cách
làm của người Huế. Nói thật, người Huế không giỏi làm dịch vụ, những người Huế
đi ra bên ngoài thì làm dịch vụ khá là tốt vì được va vấp nhiều, còn những người
Huế ở Huế thì phong cách, cách làm vẫn là rất chậm chạp. Nếu so sánh với Hội An,
Hội An đi sau Huế nhiều, nhưng bây giờ Hội An thực sự đã vượt qua Huế, đó chính
là do cách làm, cách suy nghĩ của người dân Hội An. Đó là chứng tỏ việc khai thác
và đầu tư cho di tích Huế để thu hút khách du lịch và một nhiệm vụ mà mình làm
chưa thật sự tốt lắm.
Hạn chế ngẫu nhiên về địa hình, địa lý: Giao thông ở Huế không được thuận
lợi cho lắm. Ngành du lịch thống kê, năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
là 6 triệu người, nhưng lượng khách đến Huế là chưa đến 1 triệu. Một trong những
nguyên nhân là tình trạng giao thông. Người ta đến là đến 2 đầu đất nước. Và trước
đây thì mỗi ngày có 3 chuyến bay ra Hà Nội và TP Hồ Chính Minh, nhưng hiện nay
đã cắt giảm lại chỉ còn 2 chuyến.
Một bất lợi nữa, cũng là ngẫu nhiên thôi, là Huế nằm bên cạnh Đà Nẵng –
một thành phố trực thuộc trung ương, phát triển rất mạnh mẽ, từ sân bay đến cảng,
đến những cơ sở hạ tầng khác. Và thêm vào đó nữa, như tôi đã nói đó là tính cục bộ
của người Việt Nam hiện nay, ông nào cũng lo vun vén cho mình, như ông Đà
Nẵng ông làm mọi cách để khách đến tham quan Huế sẽ quanh vào Đà Nẵng để giải
trí và ngủ lại đó. Chính vì thế mà Huế đã “bất lực” trong việc giữ du khách lưu trú
lâu hơn. Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, phải có một chiến lược mang tính vĩ mô,
Chính phủ và các địa phương phải ngồi lại với nhau và bàn bạc để cùng nhau tìm
cách phát triển chung.
Năm 2012, là năm du lịch quốc gia do Huế đảm nhiệm, tôi là thành viên
trong Ban Tổ chức nên đã họp, dự tất cả các cuộc họp từ năm ngoái đến nay. Và
bản thân tôi đã nhận ra được một hạn chế, thực ra các tỉnh chưa ngồi với nhau, phối
hợp với nhau để cùng phát triển.
3. Theo Tiến sĩ, di sản văn hóa Huế có vai trò như thế nào đối với “Con đường
di sản miền Trung”?
Vị thế của Huế trên “Con đường di sản miền Trung”: Huế có một vị trí rất
đặc biệt, là vị trí trung tâm. Con đường di sản miền trung chủ yếu chốt ở 4 di sản
văn hóa thế giới: Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô, Nhã Nhạc cung
đình, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Chỉ có Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản
thiên nhiên thế giới, còn Hội An và Mỹ Sơn cũng là di sản văn hóa thế giới. Mỹ
Sơn thuộc về một nền văn hóa xa xưa. Còn Hội An, có thể coi là con đẻ của Huế:
khi chúa Nguyễn vào đây xây dựng một cảng quốc tế thì đã chọn Hội An, chứ
không thể để cảng nằm gần kinh đô vì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Năm 1636, vua
Gia Long đã cho xây dựng Hội An thành cảng quốc tế. Xét trên toàn “Con đường di
sản miền Trung”, thì nó không hề trùng lắp với nhau, mà bổ trợ cho nhau: Huế –
kinh đô cũ của thời quân chủ, Hội An – thương cảng cũ, nối nhịp cho cuộc sống
hiện đại, Mỹ Sơn – di sản thuộc một nền văn hóa cổ khác và Phong Nha – di sản
thiên nhiên thế giới. Thêm vào đó, những địa điểm này nằm trên một tuyến đường
giao thông thuận lợi, trong vòng 300km – từ điểm đầu đến điểm cuối.
Huế giữ vai trò quan trọng trong “con đường” này, Huế ở vị trí trung tâm,
nối 2 đầu con đường: Quảng Bình và Quảng Nam. Theo ban quản lý các khu di sản
khác, đa số những kì Festival của Huế thì lượng khách đến Phong Nha, Hội An tăng
từ 80-100%. Hay những kì Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa thì lượng khách đến Huế
cũng tăng. Huế có vai trò trung tâm đồng thời còn có vai trò điều hòa, san sẻ lượng
khách du lịch với các khu vực khác. Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất các tỉnh, nên
liên kết vùng, tận dụng ưu thế của nhau, không nên cản trở nhau. Kết hợp nhau làm
sao đó để tổ chức các lễ hội xen kẽ nhau, cùng nhau phát triển du lịch, thu hút khách
tham quan và cùng đem lại lợi ích chung.
Phỏng vấn về: Tình hình các sản phẩm du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế
Ông Lê Văn Thuyên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, nguyên Tổng biên tập
của Tạp chí “Huế Xưa và Nay” – một tạp chí nghiên cứu về đời sống, văn hóa Huế
và nguyên Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế.
Người phỏng vấn: Hoàng Thanh Uyên Nhã.
Ngày phỏng vấn: 17/10/2012
1. Thừa Thiên Huế đang đầu tư vào các sản phẩm du lịch văn hóa nào?
Do đã từng làm công tác quản lý văn hóa của TTH, và cũng nhiều năm
nghiên cứu, theo dõi văn hóa, du lịch ở Huế. Trong vòng 10 năm trở lại đây, lãnh
đạo các cấp ngành của TTH đã có những cố gắng lớn nhằm đầu tư để phát triển du
lịch văn hóa của địa phương. Trong đó, việc đầu tư để tạo ra các sản phẩm của du
lịch văn hóa rất được quan tâm. Theo tôi và tôi nhìn ở hai khía cạnh, những kết quả
đã đạt được, hai là những phần còn hạn chế. Kết quả đã đạt được, các sản phẩm du
lịch văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế, có tính hấp dẫn du khách. Ngoài hệ thống
di tích lịch sử ra, một loại hình nữa được du khách quan tâm, chú ý là các loại hình
lễ hội. Ở khu vực miền Trung, TTH là một địa phương có rất nhiều lễ hội, được
phân làm 2 loại: lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại – vì là sản phẩm của thời kỳ
hiện nay. Lễ hội truyền thống, TTH đã có một hệ thống lễ hội truyền thống đã có từ
lâu đời, đáng chú ý nhất trong loại hình lễ hội này, là Lễ hội Điện Hòn Chén – được
tổ chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7, hội vật Làng Sình – được tổ chức hằng
năm vào ngày 10 tháng Giêng, lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An – được tổ chức 3 năm
một lần vào dịp mùa xuân, ngoài ra còn có hàng chục lễ hội khác được tổ chức ở
nhiều địa phương, làng xã – lễ tế đình làng vào mùa xuân và thu (xuân thu nhị kì),
lễ giỗ làng, lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Đáng chú ý là ở Huế còn có những
lễ hội mang màu sắc của tôn giáo, như Lễ Phật đản. Huế được coi là trung tâm phật
giáo của Việt Nam, nên Lễ Phật đản được tổ chức rất lớn vào hằng năm từ mùng 8-
rằm tháng Tư âm lịch. Ở Huế, Thiên chúa giáo cũng phát triển mạnh nên hằng năm
lễ Noel (lễ mừng Thiên chúa giáng sinh) là một lễ hội lớn. Những lễ hội này có từ
lâu đời, do người dân đứng ra tổ chức là chính, chính quyền chỉ đứng ra tổ chức an
ninh, đảm bảo an toàn cho lễ hội. Bên cạnh các lễ hội truyền thống được phục dựng,
được phát huy, được bảo tồn, thì ở Huế có một lễ hội rất lớn vừa mang tính quốc
gia, vừa mang tính quốc tế - đó là các kì Festival. Huế là địa phương đầu tiên trong
cả nước đã tổ chức thành công Festival mang tính chất quốc gia và quốc tế. Với 7
kỳ Festival, Huế trở thành một trong những trung tâm Festival lớn nhất trên VN,
đồng thời cũng là hình mẫu để các địa phương khác học hỏi theo – tạo ra nhiều sản
phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch. Bên cạnh những Festival Huế được tổ chức vào
các năm chẵn, TTH còn tổ chức các Festival chuyên đề vào các năm lẻ, với quy mô
nhỏ hơn. Nhờ những kỳ Festival này mà Huế đã tạo ra một thương hiệu du lịch Huế
- thành phố Festival – một thương hiệu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách
trong và ngoài nước. Lễ hội hiện đại, ngoài những kì Festival ra, địa phương cũng
cố gắng tạo ra những sản phẩm mới, những năm gần đây còn có lễ hội đền Huyền
Trân diễn ra vào mùng 1 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy mới xuất hiện nhưng
lễ hội này cũng có sức hấp dẫn đến du khách. Theo tôi biết, đến nay, trong nhiều
tour lữ hành, người ta cũng để lễ hội Huyền Trân vào hành trình.
Một loại hình sản phẩm khác mà nhiều năm qua, Huế cũng đang cố gắng cải
thiện và cố tạo ra cái mới để có những sản phẩm văn hóa vật chất để phục vụ cho du
lịch, đó là hàng lưu niệm. Hàng lưu niệm ở TTH là những sản phẩm của các ngành
nghề truyền thống. TTH là nơi có những làng nghề truyền thống nổi tiếng, đã tạo ra
các sản phẩm tinh xảo để phục vụ cho kinh đô Huế vào thế kỉ 19 và thời kì trước đó.
Nay đang dần khôi phục để tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch, như tranh thêu,
may, mộc mỹ nghệ, gốm, làm nón, tranh sơn mài, đan lát… các nghề truyền thống
thường gắn với những địa danh nổi tiếng như nón Phú Cam, gốm Phước Tích, thêu
Thuận Lộc, hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình, đúc đồng ở Phường Đúc, đan lát
Phò Trạch… đang dần hồi sinh, đã cung cấp một lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ
đáp ứng nhu cầu du khách. Đó là những mặt được, tích cực, đáng khuyến khích.
Về mặt hạn chế, cái mặt hạn chế lớn mà không chỉ riêng ở TTH mà các địa
phương khác cũng chưa khắc phục được, các sản phẩm đáp ứng cao nhu cầu du
khách thì còn nghèo nàn, mẫu mã còn thiếu tính hấp dẫn. Ví dụ như đồ đồng ở làng
đúc Phường Đúc, mẫu mã cũng không khác gì mấy so với các đây cả 10 năm, hoặc
đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, gốm, mẫu mã cũng vậy, nhiều cái còn cồng kềnh.
Nói tóm lại, hàng lưu niệm ở Huế còn nhiều cái không đẹp, thiếu tính sáng tạo, kích
cỡ không phù hợp để du khách mang đi.
Huế có lợi thế là có trường ĐH Mỹ Thuật, có khoa Mỹ thuật công nghiệp,
nhưng lãnh đạo tỉnh và nhà trường còn thiếu liên kết, nên khoa MTCN vẫn chưa tạo
ra nhiều mẫu mã mới cho các nơi sản xuất hàng lưu niệm, và các nơi đó vẫn chưa
chịu đầu tư để mua mẫu mã mới, cải thiện sản phẩm của mình. Chính vì vậy, sản
phẩm ở Huế còn thiếu tính mới, tính sáng tạo vào độc đáo. Tâm lý của du khách đi
đến đâu cũng muốn mua những sản phẩm lưu niệm đặc sắc, để làm quà, làm kỉ
niệm, nhưng sản phẩm ở Huế vẫn còn chưa đẹp, thiếu sự độc đáo, đặc sắc để làm du
khách thực sự yêu thích. => nghiên cứu thị hiếu du khách, dựa vào đó tạo ra sp phù
hợp với nhu cầu du khách.
Lĩnh vực dịch vụ, ngoài ăn ở đi lại, còn có vui chơi giải trí, đi lại, các nhu
cầu về sức khỏe. Tất cả những cái này, Huế vẫn không phải là thế mạnh, dẫn đến
tình trạng: khách tham quan ở TTH nhưng lại vào Đà Nẵng nghỉ ngơi. Thói quen
vui chơi, giải trí của du khách phương tây thường là vào đêm. Huế chỉ có 1-2 khu
rất nhỏ, mà chỉ chủ yếu là bán hàng lưu niệm, vẫn còn thiếu các khu vui chơi như
nhà hàng, nhà hát, quán bar,… ở Huế bây giờ, muốn tổ chức các dịch vụ để cho nó
sống được cũng rất khó, vì lượng du khách thì ít mà dân cũng nghèo. Ngoài ra còn
có hạn chế về địa lý, về thời tiết, về mức sống.
2. Nhà vườn Huế đã đem lại những kết quả nào với vai trò là một đối tượng
của du lịch văn hóa?
Nhà vườn ở Huế là một loại hình văn hóa hết sức nổi tiếng. Ở Nam Bộ, miền
Bắc hay ở Bắc Trung Bộ cũng có nhiều nơi có nhà vườn, nhưng nhà vườn ở Huế có
nét đặc trưng riêng, không phải đâu cũng có.
Nhà vườn ở Huế là một sản phẩm văn hóa, vừa để ở, vừa để chơi, vừa thư
giãn. Bắt đầu từ giới quý tộc, vì Huế vốn là kinh đô của nhà Nguyễn. Hai yếu tố
quan trọng của nhà vườn Huế là nhà và vườn. Hai yếu tố này kết hợp hài hòa với
nhau. Nhà phải là một công trình kiến trúc theo kiểu nhà rường, vườn là không gian
bao quanh, thường rất rộng, hàng trăm đến hàng ngàn m2, được tổ chức hết sức
nghệ thuật. Mối quan hệ giữa nhà và vườn là mối quan hệ về không gian, kiến trúc,
nghệ thuật giữa nội và ngoại thất. Mô hình nhà vườn ở Huế, bắt đầu từ giới quý tộc,
dần dần được các gia đình giàu có trong dân gian bắt chước theo. Các loại hình nhà
vườn tiêu biểu ở Huế, gồm có phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa, dinh thự của các
quan lại, vườn chùa và nhà ở của các nhà giàu có.
TTH chỉ mới chú ý phát huy loại hình du lịch văn hóa này các đây khoảng 2
thập niên, bắt đầu từ một dự án điều tra khảo sát về nhà vườn ở tỉnh TTH. Số lượng
thống kê hồi đó, cả tỉnh còn khoảng trên 1500 nhà vườn hoàn chỉnh, riêng thành
phố Huế có khoảng 1000. Đến nay, rất nhiều nhà vườn trong số đó đãn mất tích
hoặc bị xóa sổ. Ở thành phố Huế chỉ còn lại khoảng 100 nhà vườn, trong đó tập
trung nhiều nhà vườn tiêu biểu ở khu vực Kim Long, Phú Mộng. Đây là tuyến nhà
vườn, được Huế đưa vào khai thác du lịch khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng hiệu
quả không cao, vì chưa có chính sách phù hợp về việc trùng tu, nâng cấp nhà vườn
và đáp ứng quyền lợi của chủ nhà. Đó phần lớn là những nhà riêng, đưa vào du lịch
thì chủ nhà không hưởng được gì và khách tới còn làm phiền họ nữa. Một số nhà
vườn tự tổ chức khai thác phục vụ du lịch có hiệu quả như, phủ thờ Ngọc Sơn Công
chúa ở đường Nguyễn Chí Thanh, hoặc phủ Lạc Tịnh Viên ở đường Phan Đình
Phùng (gần chợ Bến Ngự),… nhưng đó là những mô hình rất ít ỏi so với số lượng
nhà vườn ở Huế. Nhưng vậy, rõ ràng, việc khai thác phát huy nhà vườn ở Huế như
một đối tượng của du lịch văn hóa là chưa tốt. Nguyên nhân của những tình trạng
này là: thứ nhất, Nhà nước chưa có chính sách bảo vệ và phát huy nhà vườn đúng
mức, thứ hai là việc quản lý nhà vườn không chặt chẽ, hiệu quả, thứ ba là sự phối
hợp của các cơ quan tổ chức du lịch và chủ các nhà vườn không đồng bộ, không
nhất quán. Tóm lại, nhà vườn Huế là một lợi thế rất lớn của du lịch văn hóa, nhưng
việc sử dụng và khai thác nó hiệu quả không cao, mặt khác những nguy cơ làm cho
nhà vườn Huế ngày càng mai một là rất rõ. Huế đang tự mình đánh mất mợi thế
đang có trong tầm tay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- finaldoc_8374.pdf