Thông qua việc tìm hiểu về cơ sở hình thành, sự ra đời, tên gọi, các hoạt
động của người tham gia chợ Viềng thuộc địa phận huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
đề tài làm sáng tỏ nét đẹp độc đáo của phiên chợ truyền thống ở miền quê văn hiến
này. Đồng thời khẳng định đi chợ Viềng mỗi dịp tết đến xuân về là một hoạt động
văn hóa tinh thần thường niên không thể thiếu trong đời sống người dân địa
phương nói riêng và nhân dân nhiều vùng miền trên cả nước nói chung.
- Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng góp phần bảo
vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương
cũng như dân tộc.
-Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm và
phục vụ công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.
16 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ viềng trên địa bàn huyện Vụ bản tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ
HỘI CHỢ VIỀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN
TỈNH NAM ĐỊNH
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Cao Đức Hải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến
Lớp: QLVH13C
Khóa học: 2012 - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Thầy Cao Đức Hải – giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong
suốt quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
nhiệt tình của Thầy, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Quản lý
văn hóa, thầy cô trong thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình
truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các cô, chú công tác tại Phòng Văn hóa – Thông
tin huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã cung cấp những tài liệu quý giá giúp tôi
hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và trình
độ chuyên môn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được các
thầy cô đóng góp ý kiến cho tôi để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VỤ BẢN VÀ HỘI CHỢ VIỀNG .....9
1.1. Khái quát về vùng đất Vụ Bản ............................................................. 9
1.1.1. Lịch sử - văn hóa – xã hội ............................................................. 9
1.1.2. Địa lý – dân cư ..............................................................................10
1.1.3. Kinh tế ..........................................................................................10
1.2. Sự ra đời hội chợ Viềng ......................................................................13
1.2.1. Cơ sở ra đời ...................................................................................13
1.2.2. Thời gian ra đời .............................................................................16
1.2.3. Tên gọi chợ ...................................................................................19
1.3. Hội chợ Viềng xưa và nay ...................................................................21
1.3.1. Về ý nghĩa phiên chợ ....................................................................21
1.3.2. Về sản phẩm hàng hóa ..................................................................23
1.3.3. Công tác tổ chức quản lý của chính quyền địa phương ..................25
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỘI CHỢ
VIỀNGTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNHGIAI ĐOẠN 2010
– 2015 ...........................................................................................................29
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ...........................................................29
2.2. Công tác chuẩn bị ...............................................................................30
2.2.1. Về thời gian – không gian – địa điểm ............................................30
2.2.2. Chuẩn bị kế hoạch chỉ đạo tổ chức quản lý ...................................32
2.3. Công tác tổ chức quản lý .....................................................................40
2.3.1. Công tác tuyên truyền quảng bá hội chợ Viềng và quản lý các hoạt động
văn hóa, dịch vụ văn hóa .........................................................................40
2.3.2. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hội chợ Viềng ...............42
2.3.3. Quản lý về thị trường và thu thuế tại hội chợ Viềng ......................43
2.3.4. Quản lý y tế và vệ sinh môi trường................................................45
2.3.5. Công tác đảm bảo kịp thời các yêu cầu đón tiếp khách và phục vụ hoạt
động của Ban chỉ đạo chợ Viềng .............................................................46
2.4. Đánh giá công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng ...............................46
2.4.1. Tích cực ........................................................................................46
2.4.2. Một số vấn đề còn tồn tại ..............................................................47
2.4.3. Nguyên nhân .................................................................................48
Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCTỔ CHỨC QUẢN
LÝ ĐỐI VỚI HỘI CHỢ VIỀNG TẠI HUYỆN VỤ BẢN ................................49
3.1. Nhu cầu đổi mới quản lý hội chợ Viềng đối với địa phương ...............49
3.2. Cơ sở pháp lý công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng ........................49
3.3. Một số giải pháp .................................................................................50
3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý ...............................51
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ...................................................52
3.3.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa ......................................................54
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm
56
3.3.5. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường và trật tự công cộng
57
KẾT LUẬN ..................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................62
PHỤ LỤC .....................................................................................................66
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt, chợ không chỉ là trung tâm
buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của
cả một cộng đồng dân cư. Đặc biệt có những phiên chợ, mỗi năm chỉ họp một lần
vào dịp giáp tết hay đúng vào ngày tết. Dẫu xa xôi, cách trở, bận rộn mấy, người ta
cũng đến để du xuân, cầu duyên, cầu tài lộc hay đơn giản chỉ là dịp gặp gỡ, thăm
hỏi, chúc tết lẫn nhau. Chợ một phiên họp khi tết đến xuân về đã vượt ra ngoài ý
nghĩa kinh tế thông thường để trở thành một thú vui ngày xuân, một cách giao
duyên đầu năm mới, một lễ hội truyền thống của người Việt ta.
Trên mọi miền đất nước, ở nhiều địa phương đã xuất hiện hình thức chợ một
phiên độc đáo này với những màu sắc đặc trưng riêng cho từng vùng quê khác
nhau. Có thể kể ra như chợ Đồng ở Hà Nam họp ngày 24 tháng chạp, chợ Cưới ở
Vĩnh Phúc họp ngày 25 tháng chạp, chợ Gò Trường Úc ở Bình Định họp ngày
mồng 1 tết, chợ Gà ở Bắc Ninh họp đêm mồng 4 tết. Hay ở cố đô Huế có chợ Gia
Lạc vốn là một phiên chợ hoàng tộc do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con
thứ tư của vua Gia Long lập ra từ thời Minh Mạng vào tết nguyên đán Bính Tuất
năm 1826. Chợ xuân Gia Lạc họp đông vui trong cả 3 ngày mồng 1, mồng 2, mồng
3 tết. Dù có tên gọi khác nhau nhưng những phiên chợ một năm một lần vào dịp tết
này có một điểm chung. Đó không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi sinh hoạt văn
hóa dân gian, cầu chúc những điều may mắn tốt lành đến trong năm mới.
Với vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất Nam Định nay – Thiên
Trường xưa có một chiều dài lịch sử, một bề dày văn hóa đã góp phần không nhỏ
vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 1655 di tích lịch sử văn hoá,
hàng trăm vùng văn hoá dân gian cổ truyền, hàng trăm lễ hội truyền thống, trong
đó có lễ hội mang tính quốc gia hay vùng miền rộng lớn như: lễ hội Đền Trần, lễ
hội Phủ Dầy..., nhiều làng nghề thủ công làm ra những sản phẩm có giá trị nghệ
thuật cao: chạm khắc, sơn mài, rèn, đúc kim loại. Trước kia Nam Định đã có
trường thi quốc gia và ngày nay nơi đây vẫn được coi là vùng đất học, đất văn, sản
sinh người tài cho đất nước.
Huyện Vụ Bản là một miền đất cổ nằm ở phía tây bắc tỉnh Nam Định, có
lịch sử phát triển từ lâu đời, lưu đậm dấu ấn văn hóa văn minh của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Người dân Vụ Bản hiếu học, cần cù lao động, kiên cường,
dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, có tinh thần tự
lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa và phát huy truyền thống
cha ông, làm vẻ vang cho quê hương đất nước. Chính tại nơi đây còn bảo tồn và
lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo trong kho tàng văn
hóa Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng, tiêu biểu là quần thể kiến trúc
Phủ Dầy gắn liền với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một nữ thần
trong hệ thống tứ bất tử tồn tại lâu bền trong trong thần điện Việt Nam.
Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản là sản phẩm, là đứa con được kết tinh và khai
sinh ra từ miền quê ấy, phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng lịch sử, văn hóa
của địa phương. Đây là phiên chợ chỉ họp một năm một lần duy nhất vào đêm
mồng 7, ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch và từ lâu đã trở thành ngày hội đầu xuân
của cả vùng. Dù cuộc sống có đổi thay nhưng trong tâm thức nhiều người, đi chợ
Viềng đầu xuân vẫn là một thói quen không thể thiếu, một tập tục truyền thống.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại nhiều bề bộn ngày nay, không phải ai
cũng biết tới chợ Viềng và hiểu rõ những nét độc đáo vốn có của phiên chợ này.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, quy mô chợ
Viềng cũng được mở rộng nhưng cùng với đó, nhiều nét đẹp truyền thống của chợ
Viềng đang bị mai một theo thời gian, nhiều hoạt động bị thương mại hóa hoặc
biến đổi theo chiều hướng không tích cực.
Nghị quyết trung ương V khóa VIII (1998) của Đảng cộng sản Việt Nam đã
đặt ra yêu cầu bức thiết cần “xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”. Chính vì vậy, thực trạng công tác tổ chức quản lý các lễ hội
truyền thống, trong đó có hội chợ Viềng ở Vụ Bản, Nam Định càng trở nên rất cần
thiết và đáng trân trọng.
Tuy nhiên một lễ hội truyền thống lại được tổ chức trong điều kiện mới, đất
nước hội nhập quốc tế. Vì vậy hội chợ Viềng hiện nay cũng có sự pha trộn của
những yếu tố mới đem lại những cái tốt cũng có mà cũng có nhiều điều bất cập.
Điều đó đòi hỏi công tác quản lý hiện nay là làm thế nào để tổ chức lễ hội theo
đúng ý nghĩa sơ khai của nó, phát huy vai trò của lễ hội trong việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là một người con của quê
hương Vụ Bản, tôi mong muốn được góp chút sức nhỏ bé của mình để giới thiệu
ngày hội truyền thống chợ Viềng tới đông đảo du khách trong nước đưa ra những
giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy những nét đẹp của ngày hội rất đặc biệt này, đáp
ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Do đó tôi
đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng trên địa
bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chợ Viềng là một loại hình sinh hoạt hết sức độc đáo và là niềm tự hào của
người dân Vụ Bản nói riêng và người Nam Định nói chung. Đề tài về chợ Viềng
cũng được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu nhưng phần lớn mới
dừng lại ở những bài cảm nhận bài viết nhỏ lẻ đăng tải trên các báo hay nằm trong
một số công trình nghiên cứu nào đó.
Các bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài chợ Viềng
huyện Vụ Bản :
Chương I của cuốn sách “Những truyền thống lịch sử lâu đời về mảnh đất và
con người Vụ Bản” được các tác giả dành để giới thiệu tới bạn đọc những nét lớn
về lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Vụ Bản. Chợ
Viềng được nhắc đến trong phần này là một nét đẹp văn hóa của địa phương, được
chính quyền các cấp quan tâm chú ý qua công tác tổ chức hàng năm.
Năm 2003, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ bản nhân dân tỉnh Nam Định
đã chỉ đạo biên soạn cuốn “Địa chí Nam Định”. Đây là công trình nghiên cứu tổng
hợp về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa Nam Định qua các thời kỳ lịch sử, có giới
thiệu khá đầy đủ về vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản và khái quát về hội chợ Viềng
trong phần “văn hóa”.
Năm 2010, tác giả Hồ Đức Thọ sưu tầm, biên soạn cuốn “Huyền tích Thánh
mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa lễ hội Phủ Giầy”. Hội chợ Viềng được đề cập là
một sinh hoạt văn hóa dân gian trữ tình đáng trân trọng, có mối liên hệ đặc biệt với
quần thể di tích Phủ Giầy và hội Phủ Giầy.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết khác trên các trang báo giấy hay báo mạng
cũng giới thiệu về chợ Viềng mỗi dịp phiên chợ này diễn ra. Tiêu biểu như: “Chợ
Viềng xuân, nét đẹp văn hóa vùng Thiên Bản xưa” của tác giả Đức Linh đăng trên
báo Nam Hà số xuân Bính Tý (1996); “Chợ Viềng xuân Vụ Bản nhìn từ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế” của tác giả Phạm Văn Đại trên báo Nam Định số số 725
(2003); “Thú chơi chợ Viềng ở Vụ Bản và hội chợ Viềng” của tác giả Bùi Văn
Tam trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2 (2006)
Trong nguồn tài liệu mà tôi đã tìm hiểu và thu thập được thì trên đây là đều
là những bài viết hay và có giá trị. Tuy nhiên, phần viết liên quan đến đề tài chợ
Viềng chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn và vấn đề công tác tổ chức quản lý còn
mang tính chất sơ lược, khái quát. Song mỗi bài đều có một giá trị riêng và nó sẽ là
nguồn tài liệu hữu ích phục vụ việc tìm hiểu chợ Viềng một cách toàn diện hơn,
nghiêm túc hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý chính là nhằm mục đích làm nổi bật lên
những độc đáo của chợ Viềng mà không nơi nào có được, thể hiện phần nào nét
đẹp văn hóa đặc sắc của người dân Nam Định qua đó thấy được thực trạng của
công tác tổ chức quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm ra những mặt
tích cực và hạn chế trong công tác tổ chức quản lý để có những biện pháp phù hợp
hơn giúp lễ hội phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận đối tượng nghiên cứu của tôi là công tác tổ chức
quản lý hội chợ Viềng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tập trung về thực trạng công tác tổ chức quản lý chợ
Viềng trong phạm vi huyện Vụ Bản, đặc biệt là từ Trung Thành, qua Kim Thái đến
thị trấn Gôi.
Về thời gian: đề tài có giới hạn thời gian tìm hiểu thực trạng công tác tổ
chức quản lý chợ Viềng giai đoạn 2010 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình, trong quá trình thu thập thông tin
tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điền dã
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6. Đóng góp của đề tài
-Thông qua việc tìm hiểu về cơ sở hình thành, sự ra đời, tên gọi, các hoạt
động của người tham gia chợ Viềng thuộc địa phận huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
đề tài làm sáng tỏ nét đẹp độc đáo của phiên chợ truyền thống ở miền quê văn hiến
này. Đồng thời khẳng định đi chợ Viềng mỗi dịp tết đến xuân về là một hoạt động
văn hóa tinh thần thường niên không thể thiếu trong đời sống người dân địa
phương nói riêng và nhân dân nhiều vùng miền trên cả nước nói chung.
- Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng góp phần bảo
vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương
cũng như dân tộc.
-Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm và
phục vụ công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của đề tài được chia thành 3 chương như sau :
Chương 1. Khái quát về vùng đất Vụ Bản và hội chợ Viềng
Chương 2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng trên địa
bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý đối với
hội chợ Viềng tại huyện Vụ Bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách, báo, tạp chí
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vụ Bản, (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản
(1930 -2000), Nam Định.
2. Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân xã Trung Thành
(2003), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thành (1930 – 2002),
Nam Định.
3. Bùi Hạnh Cẩn, Lê Trân (1995), Chợ Viềng và hội Phủ, Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội.
4. Bùi Văn Tam (2006), “Thú chơi chợ Viềng ở Vụ Bản và hội chợ Viềng”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 2.
5. Bùi Văn Tam (2007), “Ngày xuân trẩy hội chợ Viềng”, Tạp chí Xưa và nay, số
275 – 276.
6. Bùi Văn Tam, (2010), Văn hóa làng trên đất Thiên Bản vùng đồng bằng sông
Hồng, Nxb Dân trí, Hà Nội.
7. Cao Đức Hải (2005), Một tư liệu về quản lý lễ hội, Đại học văn hóa Hà Nội.
8. Cao Đức Hải (2014), Quản lý lễ hội và sự kiện, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội
9. Đức Linh (1996), “Chợ Viềng xuân, nét đẹp văn hóa vùng Thiên Bản xưa”,
Báo Nam Hà, số xuân Bính Tý.
10. Hồ Đức Thọ, Dương Văn Vượng (1999), Lệ làng Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
11. Hồ Đức Thọ (2000), Mẫu Liễu sử thi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
12. Hồ Đức Thọ, (2003), Lễ hội cổ truyền ở Nam Định, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
13. Hồ Đức Thọ (2010), Huyền tích Thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa – lễ
hội Phủ Giầy, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Hà Định (2002), “Chợ Viềng – nét đẹp văn hóa đầu xuân Nam Định”, Báo
Nam Định, số 586, trang 6.
15. Khiếu Năng Tĩnh (1915), Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên (Dương Văn
Vượng dịch), Thư viện tỉnh Nam Định.
16. Lương Quốc Tuấn (2013), “Vùng đất cổ Vụ Bản nơi sinh ra nhiều danh nhân
đất nước”, Tạp chí Văn nhân, số 91 + 92.
17. Minh Thuận (2014), “Chợ Tết – Nét đẹp văn hóa làng quê”, Báo Nam Định số
Xuân Giáp Ngọ.
18. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Năm (2000), Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Sở văn
hóa thông tin Nam Định.
20. Nguyễn Ôn Ngọc (1893), Nam Định tỉnh địa dư chí (Trần Lê Hữu dịch), Thư
viện tỉnh Nam Định.
21. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa và
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Trò, Bùi Văn Tam (1999), Những phát hiện mới khảo cổ học,
Viện khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội.
23. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003), Địa chí
Nam Định, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
24. Phạm Văn Đại (2003), “Chợ Viềng xuân Vụ Bản nhìn từ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế”, báo Nam Định, số 725.
25. Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2013), Kế
hoạch chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng xuân Qúy Tỵ 2013, Vụ Bản.
26. Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2013), Báo cáo
kết quả chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng xuân Qúy Tỵ 2013, Vụ Bản.
27. Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2014), Kế
hoạch chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng xuân Giáp Ngọ 2014, Vụ Bản.
28. Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2014), Báo cáo
kết quả chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng xuân Giáp Ngọ 2014, Vụ Bản.
29. Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chợ Viềng
Xuân 2014, Vụ Bản
30. Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2015), Kế
hoạch chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng Xuân Ất Mùi 2015, Vụ Bản.
31. Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản, Ban chỉ đạo chợ Viềng Xuân (2015), Báo cáo
kết quả chỉ đạo, tổ chức chợ Viềng xuân Ất Mùi 2015, Vụ Bản.
32. Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chợ Viềng
Xuân 2015, Vụ Bản.
* Các trang web
33. Hồn Chợ Viềng bây giờ ở đâu?, báo Đại đoàn kết
( truy cập ngày
15/02/2014.
34. Độc đáo chợ Viềng, báo Sài Gòn giải phóng
( truy cập ngày
20/03/2014.
35. Lễ hội chợ Viềng - Phủ Dầy,
tuc/143/6KR0D85962/Le-hoi-cho-Vieng---Phu-Day.html, truy cập ngày
02/04/2014.
36. Nửa đêm đi "mua may" ở chợ Viềng,
ngay/nua-dem-di-mua-may-o-cho-vieng-c46a607834.html, truy cập ngày
02/04/2014.
37. Đỏ đen bủa vây chợ Xuân, báo Thời đại (
vay-cho-Xuan-0706-3045.htm), truy cập ngày 02/04/2014.
38.
39.
40.
41.
42.
* Tư liệu vật chất tại địa phương
43. Quần thể di tích Phủ Dầy.
44. Văn bia tại phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát.
* Tư liệu truyền miệng
45. Ông Nguyễn Tài Sinh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vụ Bản,
Phó ban thường trực ban chỉ đạo chợ Viềng xuân từ năm 2010 đến nay.
46. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vụ
Bản.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHỦ DẦY VÀ CHỢ VIỀNG PHỦ
Hình 1: Cổng chào chợ Viềng xã Trung Thành
(Nguồn: Sưu tầm)
Hình 2: Hàng nghìn du khách đổ về chợ
(Nguồn: Sưu tầm)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_tom_tat_3_2882_2064412.pdf