Khóa luận Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị ở xã Tào sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An

Không nên dùng chính sách ngăn cản lao động di cư vì di cư có lợi cho sự phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo. Mà Nhà nước cần có các chính sách để di cư một cách thuận lợi đi đôi với các chính sách khuyến khích và cùng nông dân đô thị hóa nông thôn. Điều này sẽ giúp giải quyết được hàng loạt vấn đề liên quan đến nguyên nhân di cư, từ đó phần nào hạn chế được hiện tượng di cư ồ ạt. + Mức độ hài lòng khá cao (13,33% lao động hài lòng, 53,33% lao động bình thường) về thu nhập của người di cư cho thấy lượng di cư tiếp tục tăng và chính phủ cần chuẩn bị cho các đợt di cư lớn. + Di cư tạm thời chiếm phần lớn: có 37 lao động chiếm 61,67% tổng lao động điều tra muốn làm việc ở quê. Dạng di cư này có xu hướng tăng lên, đây có thể là xu hướng di cư quan trọng trong đó người dân đến thành phố trong một thời gian ngắn chỉ với ý định kiếm tiền gửi về nhà. Chính sách cần hỗ trợ dạng di này, dạng di cư giúp phân chia lại lợi ích tăng trưởng kinh tế mà không đẫn tới tăng trưởng kinh tế quá mạnh của thành thị trong thời gian dài. Ngoài ra, những hỗ trợ về nhà ở và cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa cho quá trình vay vốn ngân hàng

pdf87 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị ở xã Tào sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cư trước khi vội vàng đưa ra giải pháp. Đại ọc Kin tế H uế 48 Bảng 19: Tình hình di cư lao động ở xã Tào Sơn điều tra năm 2010 phân theo nguyên nhân di cư. Nguyên nhân Số lượng( LĐ) % 1.Nguyên nhân nơi đi 1.1. Thiếu việc làm 14 23,33 1.2. Thiếu đất sản xuất 7 11,67 1.3. Thu nhập thấp, không ổ định 27 45 1.4. Mâu thuẫn trong gia đình 8 13,33 1.5. Lí do khác 4 6,67 Tổng lao động điều tra 60 100 2.Nguyên nhân nơi đến 2.1. Cơ hội việc làm 14 23,33 2.2. Thu nhập hấp dẫn 28 46,67 2.3. Điều kiện sống tốt 9 15 2.4. Lý do khác 9 15 Tổng lao động điều tra 60 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) 2.3.1. Lực đẩy nơi đi Lực đẩy nơi đi là toàn bộ những yếu tố tiêu cực buộc người nông dân phải “ly nông, ly hương” tới thành thị bươn chải. Đặc biệt, đối với vùng còn nghèo nàn, thiếu thốn về mọi mặt và nông nghiệp là kế sinh nhai chủ chốt. 2.3.1.1. Thiếu việc làm tại địa phương Yếu tố thiếu việc làm tại địa phương được xem là một vấn đề mang tính tiêu cực dẫn đến tình trạng di cư lao động của cả nước nói chung và của xã Tào Sơn nói riêng. Trong 60 lao động điều tra có 14 lao động di cư vì thiếu việc làm và tỷ lệ này chiếm 23,33% tổng lao động điều tra. Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã thúc đẩy cả khu vực thành thị và nông thôn những bước tiến quan trọng, tuy nhiên lại đặt ra cho khu vực nông thôn những thách thức mới. Trước hết năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, một mặt tạo ra sự dôi dư lao động tại khu vực nông thôn. Việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất sẽ làm giảm sức lao động của con người. Bên cạnh đó tốc độ tăng dân số ở nông thôn Đại học Kin h tế Hu ế 49 lại cao. Thất nghiệp và bán thất nghiệp trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho người lao động ở nông thôn là rất yếu. Chính những vấn đề tồn tại trên nên đã nảy sinh dòng di cư từ nông thôn ra thành thị và xã Tào Sơn là một trong những xã nghèo của huyện cũng chịu tác động của những nhân tố trên. 2.3.1.2. Thiếu đất canh tác Đất có vai trò quan trọng trong đời sống con người: con người có nhu cầu về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng mà đất đai là tư liệu sản xuất. Đất là môi trường thiết lập mối quan hệ giữa con người và tài nguyên thiên nhiên, là cơ sở cho các hệ thống canh tác phát triển. Mọi hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp đều phải thông qua đất đai và diễn ra trên đất. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được và vô cùng quý, là yếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm thu hoạch. Tiềm năng cũng như hạn chế về nguồn tài nguyên đất có ảnh hưởng lớn về đặc điểm kinh tế của địa phương và khả năng phát triển sản xuất của người dân từ đó ảnh hưởng tới quyết định di cư hay không di cư của người dân. Qua thực tế này cũng phần nào chứng minh được điều đó: Có 7 lao động điều tra( 11,67%) không có hoặc không đủ đất sản xuất nên mới ra quyết định di cư. 2.3.1.3. Thu nhập thấp, không ổn định Lao động điều tra lúc còn ở địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp 44 lao động tương ứng 73,33% tổng lao động điều tra. Trong nông nghiệp chi phí đầu vào ngày càng cao như: giống, lân, phân, đạm, thuốc bảo vệ thực vật, Nhưng khi thu hoạch do không có thị trường bao tiêu sản phẩm, người mua chủ yếu là các thương lái nhỏ và qua nhiều trung gian sau đó mới đến người tiêu dùng. Do chuỗi cung dài như vậy nên giá bán người nông dân nhận được rất thấp so với giá người tiêu dùng phải trả. Chi phí cao cộng doanh thu thấp làm cho lãi không được bao nhiêu, kể cả lúc được mùa vì được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ; phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên do vậy người nông dân không thể ước tính được thu nhập của mình. 2.3.1.4. Di cư vì mâu thuẫn trong gia đình Cũng có thể trở thành nguyên nhân của di cư là vấn đề liên quan về mâu thuẫn trong gia đình như giữa vợ - chồng, cha - con dẫn đến sự chán nản, muốn đi Đại học Kin h tế Hu ế 50 đến một nơi nào đó để được yên tĩnh. Khi gia đình không đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu của con cái, con cái bất mãn thường gây ra xung đột, cãi vã sau đó thì bỏ nhà đi chỗ khác. Còn những người vợ, người chồng sau khi hạnh phúc gia đình tan rã, một thân một mình nuôi con nếu dựa vào nông nghiệp thì không đủ trang trải. Lúc đó, họ muốn tới thành phố chấp nhận làm việc vất vả với hi vọng có thu nhập cao hơn. Tất cả những nguyên nhân thuộc về tâm lý tình cảm này chiếm 13,33 % trong 60 lao động điều tra. 2.3.1.5. Lý do khác Hoặc do trào lưu di cư, khi bạn bè ở địa phương đều đi làm ăn xa, họ không có bạn chơi nên cũng di cư, hay di cư chỉ vì muốn đi đây đi đó,... tỷ lệ này chiếm tỷ lệ không lớn 6,67% tổng lao động di cư. Lý do này thường bắp gặp ở những lao động còn trẻ, chưa có gia đình, chưa chu chí làm ăn. 2.3.2. Lực hút nơi đến Là tập hợp những điểm mạnh của khu vực nhập cư. Mỗi người đều có lý do riêng nhưng tất cả đều là ưu điểm của thành thị như: mức sống cao, thu nhập hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phát triển, có khu vui chơi giải trí, là chỗ học hỏi kinh nghiệm lí tưởng, Tuy nhiên yếu tố kinh tế là chủ yếu. 2.3.2.1. Cơ hội việc làm Tìm kiếm việc làm mới được xem như là một nhân tố thúc đẩy quá trình di cư lao động. Qua điều tra cho thấy có 14 lao động chung ý kiến như vậy (chiếm 23,33%). Với đặc điểm là một xã thuần nông nên thu từ hoạt động nông nghiệp là nguồn thu chính cho người dân ở đây. Tuy nhiên vào những lúc nông nhàn, người dân thiếu việc làm và không có khả năng tạo ra thu nhập. Mặt khác, do đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng được nâng cao, song mức thu nhập từ hoạt động nông nghiệp lại không thể đáp ứng được những nhu cầu đó. Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm mới để thay đổi thu nhập nhằm thỏa mãn các điều kiện sống ngày càng được nâng cao của con người là một nhu cầu bức thiết của người dân nơi đây. Những công việc mà cư dân nơi đây muốn tìm là những công việc không đòi hỏi phải có bằng cấp, trình độ học vấn cao cụ thể là làm công nhân cho các công trình xây dựng, may cho các xí nghiệp, buôn bán, làm thuê, giúp việc nhưng hi vọng thu nhập cao hơn. Đại học Kin h tế Hu ế 51 2.3.2.2. Thu nhập hấp dẫn Thu nhập là yếu tố quan trọng dẫn đến quá trình di cư, thu nhập thấp là lực đẩy thì thu nhập cao là lực hút ở thành phố. Tuy theo mức lương cơ bản không cao nhưng thường các doanh nghiệp luôn trả lương cao hơn, bên cạnh đó nhờ tăng ca nên thu nhập công nhân cao hơn hẳn so với khi làm việc tại địa phương. Thu nhập ở địa phương trước khi di cư cao nhất là 1,5 triệu đồng/năm chỉ có 2 người và làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong 60 lao động điều tra có 28 lao động cho rằng thu nhập hấp dẫn là nguyên nhân chiếm 46,67%. 2.3.2.3. Điều kiện sống tốt Trong 60 lao động có 9 lao động di cư vì sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, họ di chuyển tới những nơi phát triển hơn hi vọng có cuộc sống hiện đại thỏa mãn nhu cầu. Nâng cao mức sống cũng là yếu tố tác động tích cực đến quyết định di cư của người lao động nông thôn. Nhiều lao động có trình độ, mức lương ở địa phương khá cao nhưng vẫn muốn ra sống thành phố với lý do mức sống cao hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ tốt hơn, con cái lớn lên sẽ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với nông thôn nghèo nàn, lạc hậu. 2.3.2.4. Lý do khác Hay là do kết hôn với người thành phố hoặc di cư theo gia đình, đa phần lao động nữ sau khi kết hôn theo chồng và định cư ở thành phố luôn. Ngoài những lý do trên thì cũng không thể không kể tới các lý do như: lao động ra thành phố làm nhưng mục đích của họ vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm cho mình sau một thời gian thì về quê lập nghiệp. Lao động di cư vì những lý do này chiếm số lượng cũng đáng kể (15% tổng lao động điều tra) 9 lao động. 2.4. Tác động của việc di cư lao động tới điều kiện KT-XH của xã Tào Sơn 2.4.1. Các tác động tích cực 2.4.1.1. Về mặt kinh tế Có thể nói vai trò không thể phủ nhận được của di cư là tiền gửi về nhà, bản thân người di cư thì có việc làm, có thu nhập, thu nhập của gia đình cũng tăng thêm. Mỗi hộ gia đình như một tế bào xã hội, khi tế bào này phát triển thì sẽ kéo theo sự phồn thịnh Đại học Kin h tế Hu ế 52 của xã hội. Vì thế, di cư phần nào làm thay đổi bộ mặt của địa phương, hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp ở địa phương như: Đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, các khoản ủng hộ hay các loại khác. Bảng 20: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2010 Chỉ tiêu Số LĐ % 1. Không gửi tiền về 6 10 2. Gửi tiền về từ 1-3 trđ/năm 34 56,67 3. Gửi tiền về từ 3-6 trđ/năm 18 30 4. Gửi tiền về từ 6 trđ/năm trở lên 2 3,33 Tổng số hộ điều tra 60 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) 2.4.1.2. Về mặt văn hóa, xã hội - Di cư lao động góp phần lớn vào việc phân bổ lao động, đưa lao động dư thừa của nông thôn ra chỗ thiếu hụt ở thành thị. Giảm bớt sự căng thẳng về cung lao động ở nông thôn, cầu lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm cho toàn xã hội. - Với số tiền và hiện vật gửi về gia đình làm nông thôn ngày càng phát triển, thu ngắn khoảng cách thu nhập, mức sống, khoảng cách giàu nghèo giữa 2 khu vực nông thôn-thành thị. - Bên cạnh nguồn thu nhập thì di cư còn giúp cho người lao động học hỏi kinh nghiệm, đưa văn minh đô thị, lối sống hiện đại về nông thôn, xóa bỏ những thủ tục lạc hậu và thói quen xấu của người nông dân. - Giữ vững an ninh trật tự nông thôn. Các tệ nạn xã hội ở địa phương phần lớn là do những người thanh niên trẻ tuổi, không có việc làm như trộm cắp, đánh nhau, nhậu nhẹt, bài bạc, và chính họ cũng là đối tượng chủ yếu khi có hiện tượng di cư. Vì thế, sau khi lao động di cư, công việc dẹp trật tự, an ninh được dễ dàng hơn. 2.4.1.3. Về mặt môi trường Những lao công quét rác ở thành phố phần lớn là những lao động nông thôn nhập cư, họ góp phần làm đường phố sạch đẹp, trong lành hơn. Khi trình độ của người dân ngày càng tăng thì ý thức trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường cũng được nâng cao. Vì vậy, khi nhập cư ở thành phố thì họ vẫn thực hiện tốt những quy định về môi Đại học Kin h tế Hu ế 53 trường. Ngoài ra người di cư tiếp thu được những công trình đảm bảo vệ sinh như: Hố xử lý rác thải, nhà vệ sinh tự hủy,khi ở thành thị và xây dựng ở nông thôn khi họ trở về. Nhờ đó mà nhiều hộ dân nông thôn bây giờ cũng không khác mấy thành phố. 2.4.2. Các tác động tiêu cực 2.4.2.1. Ảnh hưởng của di cư lên đời sống của gia đình Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Đối với gia đình mặc dù di cư được coi là giải pháp để nâng cao kinh tế gia đình, nhưng việc thiếu vắng một người chồng cũng như người vợ khiến gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình: Sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, Từ đó, ảnh hưởng đến sự bền vững hạnh phúc gia đình. Qua bảng dưới ta thấy, hầu hết lao động khi di cư sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống gia đình. Vì những người di cư là những người trong độ tuổi lao động, là lao động chủ chốt trong gia đình, khi thiếu vắng họ thì gánh nặng đè lên vai người ở lại lớn hơn. Điều tra thực tế thì có 28 người, chiếm 46,67% tổng lao động điều tra cho rằng khi họ di cư sẽ làm cho công việc sản xuất hàng ngày gặp khó khăn hơn. Nhóm 11 lao động lại nghĩ vắng họ thì các thành viên trong gia đình thiếu thốn tình cảm, thiếu sự chăm sóc. Thực tế, một số cặp vợ chồng sinh con được 1-2 tuổi thì gửi lại ông bà để đi làm ăn nơi khác, chính vì thế trẻ thiếu sự vỗ về của bố lẫn của mẹ lúc còn nhỏ. Kéo theo đó là việc giáo dục con cái cũng không được như ý muốn, con cái hư hỏng, bỏ học và đã có 10 lao động di cư rơi vào hoàn cảnh đó. Còn nhóm không nhỏ 18,33% trong tổng lao động điều tra lại có ý kiến khác. Bảng 21: Ảnh hưởng tiêu cực của di cư lao động lên đời sống của gia đình của các lao động điều tra năm 2010 Ảnh hưởng Số lượng(LĐ) % 1. Gặp khó khăn trong công việc sản xuất 28 46,67 2. Thiếu thốn tình cảm, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình 11 18,33 3. Giáo dục con cái 10 16,67 4. Ảnh hưởng khác 11 18,33 Tổng lao động điều tra 60 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) Đại học Kin h tế Hu ế 54 Gia đình là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù với các mối quan hệ bên trong, các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhâu về đặc điểm tâm lý. Vì thế, rất khó khăn khi thiếu vắng đi một thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu người di cư là những bà mẹ thì càng khó khăn hơn để bù đắp tình cảm cho con cái và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên. 2.4.2.2. Về mặt xã hội Đối với cộng đồng nơi đi, di cư ồ ạt phần nào gây xáo trộn cuộc sống và việc triển khai các chương trình kinh tế xã hội của địa phương cũng như các hoạt động của các đoàn thể. Đồng thời các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội mà một số người di cư mang về cũng làm ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng. Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 3 đối tượng sau khi di cư vào miền Nam thì bị đi tù với tội trộm cắp tài sản. Đặc biệt, có 1 đối tượng vi phạm tội tàng trữ ma túy và mới bi xét xử vào tháng 1/2010. Tệ nạn mại dâm cũng từ đây mà len lỏi dần vào địa phương. Tuy di cư lao động không phải là trung tâm nguyên nhân của những vấn đề này nhưng nó là tác nhân làm cho vấn đề phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn. Mất cân bằng lao động trong địa bàn xã: già hoá trong nông thôn, nữ hoá trong nông nghiệp, nông thôn trở nên thiếu lao động về chất lượng lẫn số lượng. Ngược lại, ở thành thị bài toán việc làm lại trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, thị trường lao động đang rất cần và khan hiếm lực lượng lao động, kỹ thuật viên có tay nghề và trình độ, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Chúng ta có thể hi vọng gì cho sự phát triển của đất nước và công cuộc xóa đói giảm nghèo khi một số lượng lớn học sinh ở nông thôn tự nghỉ học để làm việc giúp gia đình hay bị thu hút đến thành phố làm thuê với kiến thức và kỹ năng còn quá ít ỏi nghèo nàn. Về lâu dài, thì chất lượng nguồn nhân lực chung của cả nước sẽ giảm sút, cần có biện pháp khắc phục. 2.4.3.3. Về mặt môi trường Những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững xét trên bình diện rộng chính là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Khu vực đô thị vừa phải chứa số lượng lớn dân cư, vừa tập trung các khu công nghiệp nên bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. . Để đạt được sự phát triển Đại học Kin h tế Huế 55 lâu bền, đòi hỏi người lao động phải có sự hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sống, hay nói cách khác là phải có văn hóa sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà còn đối với nền văn minh nhân loại. 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của lao động di cư 2.5.1.Thuận lợi - Qua điều tra thực tế cho thấy, những người di cư được sự giới thiệu của bạn bè, họ hàng đã di cư trước đó. Và những người di cư này tập trung thành cộng đồng nơi đến. Điều đó tạo thuận lợi cho họ khi nhập cư nơi mới, tìm kiếm việc làm, giảm sự cô đơn, - Cũng nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khi lao động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, khi lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm sẽ giảm thời gian chờ đợi, từ đó tìm được việc làm nhanh hơn, phù hợp hơn. - Sự phát triển về quy mô và số lượng các sàn giao dịch việc làm giúp cho người lao động nắm bắt được thông tin cần thiết và đưa ra quyết định hợp lí trước khi di cư. - Việc hình thành nhiều hơn các phòng trọ cho thuê, các khu chung cư tạo điều kiện cho lao động trong vấn đề nhà ở. 2.5.2. Khó khăn - Thực tế cho thấy người di cư từ nông thôn ra thành thị, do trình độ văn hóa thấp, họ chấp nhận làm những công việc phổ thông, năng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề nghiệp thuộc đẳng cấp thấp trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội, không được đào tạo chuyên môn; phải chấp nhận thiệt thòi về thu nhập, chấp nhận rủi ro nghê nghiệp, làm những công việc mà người thành phố không làm hoặc ít làm. Trong 60 lao động điều tra thì có 20 lao động cho rằng khó khăn lớn nhất là tìm việc làm phù hợp chiếm 33,33%. - Đa phần người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở. Trong những năm qua, nhà ở của những người nhập cư vào đô thị và khu công nghiệp luôn ở trong tình trạng thả nổi, không có đơn vị chỉ đạo, quản lý. Điều đó dẫn đến tình trạng các cá thể ở những nơi có nhu cầu tự xây dựng nhà cho thuê. Kết quả là người thuê nhà bị bắt Đại học Kin h tế Hu ế 56 ép, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn và ô nhiễm môi trường ở những khu nhà thuê trọ thường xảy ra. Họ phải sống trong những điều kiện nhà trọ chật chội, lụp xụp, không đảm bảo vệ sinh, thiếu các tiện nghi tối thiểu và khó có thể đảm bảo về an toàn tài sản cho người di cư; điều kiện nước sạch, vệ sinh môi trường chất lượng thấp, khó khăn hơn ở nhà. Cụ thể có 15% cho biết họ khó khăn trong vấn đề về nhà ở và an ninh phức tạp. Anh Nguyễn Viết Hiếu, một trong những lao động di cư của xã cho biết “ Vì chi phí thuê phòng đắt phải ở ghép nhiều người nên rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày”. Để tránh tình trạng trên, chính quyền đô thị nên tìm biện pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người nhập cư. Họ có đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn, hầu như không xem ti vi, nghe đài hay đọc báo; không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ pháp lý, bảo hiểm nghề nghiệp. Chị Mai một công nhân may mặc “ Tôi đi làm từ sáng sớm, trưa nghỉ tại công ty, chiều tối mới về, gần như không nhìn thấy ánh mặt trời. Đó là chưa kể hôm tăng ca 9, 10 giờ đêm mới được nghỉ. Đi làm về mệt ăn uống xong thì đi ngủ, không có thời gian đâu mà giải trí”. Người di cư cũng ít tham gia các hoạt động cộng đồng, hòa nhập với cộng đồng nới đến và nhà nước chưa có một chính sách cụ thể đề cập trực tiếp đối với đối tượng này. - Thiếu kiến thức và kỹ năng, còn mang nhiều đặc điểm, thói quen, tác phong làm việc của người nông dân nên lao động di cư từ nông thôn chỉ có thể làm những công việc tay chân nặng nhọc và thu nhập thấp. Họ chấp nhận những việc làm thuê mướn bấp bênh, nhất là trong những lĩnh vực không chính thức, phải chấp nhận thiệt thòi về thu nhập, chấp nhận rủi ro nghề nghiệp, làm những công việc mà người thành phố không làm hoặc ít làm, không có điều kiện chọn lựa việc làm, tự bảo vệ mình trong lao động và cuộc sống, quyền lợi lao động không được đảm bảo. Những cô gái nông thôn rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm và những tệ nạn xã hội khác - Tại thành phố lớn, trong những khu công nghiệp và khu chế xuất lực lượng lao động nông thôn rất lớn tuôn đến làm việc với mong muốn cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở quê nhà. Họ chịu thương, chịu khó, lao động vất vả, ăn uống nhịn nhặt để dành dụm ki cóp từ đồng lương khiêm tốn. Trong cơn bão giá hiện nay khiến mọi Đại h c Kin h tế Hu ế 57 sự trở nên đắt đỏ, dường như đời sống vật chất của người công nhân càng thêm khó khăn. Nhiều lao động thu nhập không đủ trang trải các khoản phí sinh hoạt hàng ngày. Và có 14 lao động (23,33%) trong 60 lao động điều tra cùng hoàn cảnh như vậy. Bảng 22: Những khó khăn mà lao đông di cư gặp phải Khó khăn Số lượng (LĐ) % Tổng lao động điều tra 60 100 1. Thu nhập không đủ trang trải chi phí 14 23,33 2. Tìm kiếm công việc phù hợp 20 33,33 3. Không được bảo vệ quyền lợi chính đáng 1 1,67 4. Chỗ ở và an ninh trật tự 9 15 5. Chăm sóc gia đình tại địa phương 8 13,33 6. Khó khăn khác 8 13,33 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) Ngoài ra hệ thống pháp luật về cư trú vẫn là rào cản khi người lao động di cư hội nhập vào đô thị, chưa kể sự phân biệt đối xử về cung cấp dịch vụ giữa người đô thị và người nhập cư. Điều này dẫn tới tình trạng, người nghèo ở đô thị chính là nhóm người di cư từ nông thôn tới do chưa tiếp cận được hệ thống hiện nay và bị phân biệt đối xử. 2.6. Đánh giá chung tình hình di cư lao động tại xã Tào Sơn Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị là 1 quá trình tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Và xã Tào Sơn cũng không ngoại lệ với nguồn lao động trẻ của xã dần dần đổ xô ra thành phố làm ăn. Cũng như di cư nói chung, nguyên nhân di cư lao động của xã là do lực hút nơi đến và lực đẩy nơi đi. Lực đẩy xuất phát từ địa phương. Sinh kế của người dân là nông nghiệp nhưng diện tích đất có hạn, ngày càng bị thu hẹp với nhiều mục đích khác nhau trong khi dân số và lao động thì không ngừng tăng. Diện tích canh tác trên đầu người thấp kéo theo là chất lượng đất giảm sút, vì thế muốn làm giàu trên mảnh đất của mình khó mà trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, nghành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp chưa Đại học Kin h tế Hu ế 58 thực sự phát triển. Con đường khả quan nhất đặc biệt là giới lao động trẻ khỏe là tới thành phố. Di cư lao động ở Tào Sơn cũng có thể xem như trào lưu, ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia vào quá trình này. Lực hút từ đô thị. Trong khi lao động nông nghiệp ngày càng dôi dư thì nhu cầu lao dộng tại thành thị lại tăng cao, làm cho làn sóng di cư mạnh hơn. Ly nông, ly hương với hi vọng có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, Quá trình di cư lao động tác động lớn đến kinh tế-xã hội. Hàng năm, lực lượng lao động di cư chuyển những khoản tiền không nhỏ về cho gia đình tại phương. Đây là khoản đầu tư quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhờ khoản tiền này mà thu nhập của người ở lại được tăng cao, cuộc sống sung túc hơn, Đây cũng chính là một lối đi thoát nghèo của người dân địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực thì di cư gây ra cũng không ít những khó khăn cho gia đình, địa phương và toàn xã hội.Về gia đình, di cư lao động làm cho hoạt động trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương trở nên khan hiếm, đẩy giá thuê lao động vào thời vụ tăng lên cao làm tăng chi phí sản xuất. Địa phương mất đi những lao động năng động, sáng tạo, trẻ khỏe nên sẽ khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và trong việc thực hiện các kế hoạch, nghĩa vụ cần thiết. Về xã hôi, di cư là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình an ninh trật tự, vi phạm pháp luật tại địa phương diễn ra phức tạp và khó kiểm soát hơn. Điều này ảnh hưởng đến nét đệp truyền thống, thuần phong mỹ tục tại địa phương. Bệnh cạnh đó, di cư lao động còn góp phần làm gia tăng tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, hư hỏng, Di cư lao động tại địa phương có thể được xem là 1 giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại gây ra không ít những tác động tiêu cực. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp để cân đối vấn đề này. Di cư lao động tại xã Tào Sơn nói trên và các địa phương khác trên cả nước nói chung cho tới nay vẫn là di cư tự phát, không theo định hướng của Nhà nước, địa phương. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động di cư của người dân. Đại học Kin h tế Hu ế 59 Đại học Kin h tế Hu ế 60 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng chung Tình hình di cư lao động trên địa bàn xã ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, với xu thế tất yếu của lao động di cư trên cả nước nói chung và của xã Tào Sơn nói riêng là di cư tới các khu đô thị tìm kiếm việc làm nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy vậy, nhưng không phải lao động di cư nào cũng đạt được mục đích vì thế cần phải có định hướng cho vấn đề này. - Tăng cường và phát huy hơn nữa công tác tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở địa phương để giảm lực hút từ khu vực thành thị. Ngoài phát triển nông nghiệp thì chú trọng phát triển nghành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm lâu dài và những lúc nông nhàn. - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng các mô hình có hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Càng cần thiết hơn khi đất nông nghiệp đang giảm dần, chi phí đầu vào cao, đầu ra thấp, nông nghiệp dần không đủ trang trải cho cuộc sống. - Cần có định hướng cho chính lao động di cư như trong việc đào tạo nghề nâng cao trình độ tay nghề trước khi di cư, tạo điều kiện và đầu tư vốn cho những lao động ở lại địa phương lập nghiệp. 3.2. Giải pháp đối với vấn đề di cư lao động ở xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Việc lao động nông thôn di cư lên thành phố một cách ồ ạt không có tổ chức sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho toàn xã hội. Xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An là địa bàn thuần nông. Trong khi, lao động trẻ, khỏe đổ xô tới các khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc gây ra hiện tượng thiếu trầm trọng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là khi thời vụ. Chính vì thế, cần phải có giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề này từ đó giúp tăng cường khả năng kiểm soát dòng di cư trong quá trình đô thị hóa. Đại học Kin h tế Hu ế 61 Theo Harris – Todaro: Muốn kiểm soát dòng di cư từ khu vực nông thôn vào đô thị, cần giải quyết đồng bộ 2 vấn đề lớn đó là cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc làm ở đô thị, tức là tìm cách đưa các hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập từ khu vực đô thị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính thức. Các giải pháp cụ thể: 3.2.1. Giải pháp về chính sách: - Giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực đô thị là tạo việc làm ở khu vực này nhưng chú trọng vào chất lượng lao động chứ không phải số lượng lao động. Hiện nay, trong các chính sách giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị thường đưa ra giải pháp là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho khu vực này. Đây chẳng khác gì tăng lực hút ở khu vự đô thị. Vì thực tế không phải như vậy, khi cơ hội việc làm ở khu vực đô thị tăng lên sẽ kéo theo sự kì vọng tìm được việc làm có thu nhập tăng lên. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Điều này tất nhiên sẽ làm cho dòng dịch chuyển lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng phát triển. Lúc này không chỉ không giải quyết được mà còn làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn và kéo theo đó là hàng loạt hê lụy khác. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào vừa đảm bảo cho sự thịnh vượng của các đô thị, vừa không dẫn đến tình trạng thu hút quá đông lao động từ nông thôn ra thành thị. Muốn vậy cần phát triển các nghành nghề ở khu vực đô thị đòi hỏi chất lượng lao động chứ không phải là số lượng lao động, điều này sẽ làm giảm cơ hội tham gia của các lao động ở nông thôn vì lao động nông thôn có chuyên môn thấp. - Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn. Cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng, tình trạng mất cân đối về đầu tư giữa khu vực đô thị và nông thôn ngày càng thêm gay gắt. Trong khi nguồn lực quốc gia bị hạn chế, việc cùng lúc xuất hiện nhiều đô thị đã dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào khu vực đô thị tăng nhanh, kích thích mạnh mẽ dòng dịch chuyển dân cư từ nông thôn vào thành thị vì có nhiều cơ hội kiếm được việc làm với thu nhập cao hơn. Mặt khác, do việc nguồn vốn của toàn xã hội bị hút vào khu vực đô thị, dẫn đến nông thôn không được đầu tư thỏa đáng nên không tạo thêm được nhiều việc làm, năng suất sản xuất nông nghiệp thấp nên Đại họ Kin h t Huế 62 thu nhập trong khu vực này thấp, không giữ chân được người lao động tại nông thôn. Vì vậy, muốn kiểm soát dòng di cư từ nông thôn vào thành thị, chính phủ các nước cần cân nhắc chính sách đầu tư, tránh thiên lệch cho khu vực đô thị, dẫn đến “bỏ rơi” nông thôn như hiện nay. - Cải thiện thu nhập cho người lao động nông thôn, giảm thiểu bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giảm hiện tượng di cư. Động lực thúc đẩy lao động nông thôn tràn vào thành thị tìm việc làm xuất phát từ sự kỳ vọng về có việc làm ở đô thị và mức lương được nhận. Vì vậy, để hạn chế dòng dịch chuyển này trong điều kiện vẫn đảm bảo cho phúc lợi xã hội cân bằng ở mức cao, ngoài việc tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn ở khu vực nông thôn, hạn chế phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trình độ thấp ở đô thị. Một hướng khác cũng cần được quan tâm, đó là làm tăng thu nhập kỳ vọng ở nông thôn để hạn chế dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu nhập ở khu vực nông thôn phụ thuộc vào năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường thấp hơn ở khu vực đô thị. Vì vậy, để hạn chế lao động nông thôn vào thành thị chính phủ cần trợ cấp để bổ sung vào mức thu nhập, từ đó làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa dân cư thành thị và nông thôn. Việc tăng cường các khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời cắt giảm các trợ cấp ở khu vực đô thị sẽ có tác dụng đẩy điểm cân bằng về lợi ích lên cao hơn, ứng với một mức lương như cũ , tức là làm giảm áp lực dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Nguồn trợ cấp này có thể được huy động đóng góp từ khu vực đô thị thông qua việc thu các loại phí như: phí ô tô, phí nước thải, phí môi trường và các khoản đóng góp khác từ ngân sách quốc gia được trích từ các chương trình chống ách tắc giao thông, chống tệ nạn xã hội, giải quyết thất nghiệp, nhà ở cho người nghèo, - Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khi nghiên cứu về tác động của các trang trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Jaoquin, California, Hoa Kỳ năm 1940, Walter Goldschmidt đã nhận thấy “Tình trạng các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra Đại ọ Kin h tế Hu ế 63 khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã “giết chết” khu vực nông thôn” Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam, việc các trang trại nuôi tôm, trồng cà phê, tiêu, cao su ở các vùng nông nghiệp tập trung ở nước ta đã thu được những khoản lợi nhuận rất lớn trong các giai đoạn nhất định. Trên địa bàn xã Tào Sơn mấy năm gần đây nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều diện tích dưa hấu, chè búp, đã mang lại hàng tỷ đồng . Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này hầu như không được giữ lại trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, hầu hết chúng đã được rút ra để đầu tư vào bất động sản hoặc chuyển hướng đầu tư sang công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, chương trình phát triển vùng nông thôn cần phải được khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội kể cả nguồn vốn tích lũy trong bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn đầu tư cho nông thôn sẽ là chính sách quan trọng, lâu dài để giải quyết vấn đề di dân, thất nghiệp và xã hội tại các đô thị tại các nước đang phát triển. Việc xây dựng các thị tứ, thị xã ở nông thôn là rất cần thiết, làm chất lượng cuộc sống nông dân cao hơn, xích gần với thành thị hơn. Bên cạnh đầu tư của nhà nước thì nên có chính sách hữu hiệu để thu hút doanh nghiệp về khu vực nông thôn, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, vừa sử dụng được lao động tại chỗ, thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương”, góp phần giảm bớt sự quá tải do vấn đề di dân gây ra tại các thành phố lớn. - Chính sách về đất đai nông nghiệp Đất đai ảnh hưởng lớn đến sinh kế người nông dân. Khi nông dân bị thu hồi đất, họ không chỉ mất đi tài sản sinh kế quan trọng nhất, mất đi nguồn lương thực, thu nhập, địa vị, cơ hội, họ còn phải chịu đựng các xáo trộn trong đời sống xã hội nông thôn. Tiếp đó là đối mặt với việc làm tìm kế sinh nhai với những khó khăn và đầy rủi ro. Vì vậy, Nhà nước, các nghành, các cấp cần phải cân nhắc trước khi ra quyết định liên quan tới nguồn đất. Thực hiện chính sách người sử dụng đất thu hồi thì phải giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, như thế thì mới phần nào làm ổn định cuộc sống sau này cho người nông dân. Tránh việc tư nhân đứng trên danh nghĩa khác thu hồi đất để đầu tư bất động sản, và hiện tượng đó đã xảy ra ở nước ta trong những năm gần đây gây bức xúc cho nhiều người, cho xã hội. Đại học Kin h tế Hu ế 64 3.2.2. Giải pháp về giáo dục Trong nhiều năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật đã có những bước cải thiện, tuy nhiên sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề thực sự là vấn đề và cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Việt Nam vẫn đang và sẽ còn nhu cầu về lao động chất lượng cao và lành nghề, nhưng rõ ràng lượng cung hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Cần có các giải pháp hữu hiệu của Chính phủ để giải quyết tình trạng mất cân đối trong đào tạo của nước ta hiện nay, đồng thời cần có giải pháp kết nối cung - cầu giữa hệ thống giáo dục - đào tạo và người sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động. Tại các nước đang phát triển, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH, nên ngân sách nhà nước thường chi một phần rất lớn cho giáo dục. Điều này đã tạo ra cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng dịch vụ đào tạo giá rẻ dẫn đến bùng nổ nhu cầu học tập, đặc biệt là học đại học để mong có được 1 chỗ làm việc trong khu vực “thành thị chính thức”. Kết quả là nguồn cung lao động trình độ đại học trong khu vực “thành thị chính thức” luôn có xu hướng vượt nhu cầu. Trong điều kiện đó, người tốt nghiệp đại học dần dần phải làm các công việc của những người tốt nghiệp trung học, thậm chí là các công việc của những người lao động phổ thông gây áp lực thất nghiệp cho các đô thị. Để khắc phục tình trạng này, hệ thống đào tạo quốc dân cần phải có sự điều chỉnh theo hướng xác định rõ mục tiêu đào tạo nghề nghiệp có 2 loại: đào tạo chuyên gia và đào tạo người lao động. Đối với mục tiêu thứ nhất, cần phải tập trung phát triển theo hướng “đào tạo tinh hoa”, đào tạo có chọn lọc nhưng yêu cầu rất cao. Còn lại là “đào tạo đại chúng” với mục đích cung ứng lao động thông thường cho xã hội. Đối với đào tạo này cần cân nhắc tỷ lệ giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề theo nguyên tắc: trả công việc về đúng trình độ của người lao động. Thực tế thì trình độ của người lao động nông thôn thấp hơn nhiều lao động thành thị. Vì thế, không thể đào tạo theo kiểu “ đào tạo tinh hoa” mà phải đào tạo theo nghề nhất định, hướng nghiệp. Mục đích đào tạo là giúp họ tìm được việc làm ổn định lâu dài kể cả khi di cư hay không di cư. Đại học Kin h tế Hu ế 65 3.2.3. Giải pháp về thông tin Cần có các kênh thông tin về cơ hội việc làm và thông tin việc làm ở nơi đến để cung cấp cho người di cư. Các tổ chức đoàn thể như hội thanh niên, hội phụ nữ có các hoạt động tuyên truyền về các vấn đề xã hội và những hậu quả do di cư tự phát gây ra. Bên cạnh đó cần có chính sách tập trung vào vấn đề cải thiện khả năng tiếp cận tới thông tin thị trường lao động và các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế cho lao động nhập cư và gia đình họ. Việc thực thi các biện pháp nhằm vào việc tăng cường tiếng nói của lao động nhập cư cũng nên được chú trọng hơn để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với họ. Đại học Kin h tế Hu ế 66 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN - Thực trạng vấn đề di cư ở xã Tào Sơn. Dòng người di cư của xã Tào Sơn ngày càng tăng nhanh, có nhiều địa điểm nơi đến chủ yếu là tới các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Nam. Loại hình công việc của người di cư rất đa dạng và phong phú: giúp việc, buôn bán, giáo viên, bộ đội Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là công nhân(45%). Đa số người di cư là trẻ, có sức lao động và đủ khả năng tiếp cận với thị trường lao động thành phố, tập trung nhiều ở các nhóm tuổi 15-30. Nhìn chung những người chưa kết hôn có xu hướng di cư nhiều hơn. Trình độ của lao động di cư của xã tương đối cao 42 lao động có trình độ cấp 3 chiếm 70% trong tổng lao động điều tra, không có lao động mù chữ. Nhưng trình độ chuyên môn vẫn còn thấp có 51,67% lao động chưa qua đào tạo. - Nguyên nhân của hiện tượng di cư. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến di cư là do chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: chênh lệch về mức thu nhập, chênh lệch về mức sống, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thông tin, Nhưng chủ chốt là bất bình đẳng giữa mức thu nhập thành thị-nông thôn( chiếm 45% nơi đi, 46,67% nơi đến) - Ảnh hưởng của di cư lao động đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương. Di cư ảnh hưởng tới đời sống gia đình và địa phương qua 2 mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, thông qua quá trình di cư của người trong gia đình thì kinh tế của hộ tăng lên, giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp ở địa phương. Mặt khác, người di cư phải chấp nhận rủi ro nghề nghiệp; thiếu thốn tình cảm gia đình; thích ứng môi trường mới; Di cư làm cho gia đình khó khăn trong sản xuất sinh hoạt hàng ngày, thiếu nguồn lực, gây ra tệ nạn, đem nhiều mầm mống bệnh tật về địa phương. - Có nhiều thuận lợi khi di cư lao động lựa chọn di cư ra khỏi địa phương như tìm kiếm việc làm dễ, thu nhập cao, cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ tiện ích xã hội nhưng lao động cũng gặp phải không ít khó khăn. Khó khăn mà nhiều lao động gặp phải nhất là tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của họ (có 20 lao động chiếm 33,33%), thu nhập không đủ trang trải chi phí có 14 lao động chiếm 23,33% trong tổng lao động điều tra. Đại học Kin h tế Hu ế 67 - Hầu hết lao động đều muốn làm việc tại địa phương: Qua điều tra cho thấy có 36 lao động trong 60 lao động muốn trở về quê hương nhưng hi vọng mức thu nhập cao hơn trong khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng. * KIẾN NGHỊ Di cư là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân xã Tào Sơn nói riêng và sự phát triển của cộng đồng nói chung. Muốn giải quyết có hiệu quả hơn thì cần kết hợp giữa các nghành, các cấp; giữa Nhà nước - địa phương nơi đi - nơi đến và người lao động. Qua nghiên cứu thực tế ở địa phương, tôi xin đưa ra một số kiến nghị về vấn đề di cư như sau: - Đối với nhà nước + Không nên dùng chính sách ngăn cản lao động di cư vì di cư có lợi cho sự phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo. Mà Nhà nước cần có các chính sách để di cư một cách thuận lợi đi đôi với các chính sách khuyến khích và cùng nông dân đô thị hóa nông thôn. Điều này sẽ giúp giải quyết được hàng loạt vấn đề liên quan đến nguyên nhân di cư, từ đó phần nào hạn chế được hiện tượng di cư ồ ạt. + Mức độ hài lòng khá cao (13,33% lao động hài lòng, 53,33% lao động bình thường) về thu nhập của người di cư cho thấy lượng di cư tiếp tục tăng và chính phủ cần chuẩn bị cho các đợt di cư lớn. + Di cư tạm thời chiếm phần lớn: có 37 lao động chiếm 61,67% tổng lao động điều tra muốn làm việc ở quê. Dạng di cư này có xu hướng tăng lên, đây có thể là xu hướng di cư quan trọng trong đó người dân đến thành phố trong một thời gian ngắn chỉ với ý định kiếm tiền gửi về nhà. Chính sách cần hỗ trợ dạng di này, dạng di cư giúp phân chia lại lợi ích tăng trưởng kinh tế mà không đẫn tới tăng trưởng kinh tế quá mạnh của thành thị trong thời gian dài. Ngoài ra, những hỗ trợ về nhà ở và cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa cho quá trình vay vốn ngân hàng + Gia đình tan rã bởi những kế hoạch di cư của nhiều lao động vì thế họ mong muốn ngày đoàn tụ và hi vọng có được sự hòa nhập tốt với môi trường mới. Thực tế đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để gia đình sum họp, các lao động nhập cư được bảo vệ quyền lợi từ đó giúp cho lao động yên tâm trong công việc hơn. Đại học Kin h tế Hu ế 68 - Đối với chính quyền địa phương nơi đến Tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho lao động có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, cần mở thêm các trung tâm giới thiệu và tư vấn việc làm; không phân biệt đối xử, và coi đây là một nguồn lực quan trọng của địa phương mình. Tăng cường quan tâm giúp đỡ , đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cần thiết như trường học, bệnh viện, xây dựng các khu chung cư giá ưu đãi,... - Đối với chính quyền địa phương nơi đi + Thực tế cho thấy, hầu hết lao động có ý định di cư biết rất ít thông tin về nơi di cư đến thông qua những người lao động di cư trước đó. Khi thông tin không được chính xác thì nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người nhập cư như: về việc làm, nhà ở, an ninh Muốn hạn chế những khó khăn đó đối với chính quyền địa phương nên có sẵn những thông tin về nơi đến từ đó phần nào giúp lao động có quyết định đúng đắn hơn trước khi di cư. + Các địa phương phải có kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. + Có biện pháp mở rộng diện tích canh tác ở các địa phương, tận dụng đất chưa khai thác; nếu còn đất nhưng có bom mìn thì tiến hành rà phá, khai hoang phục hoá để đưa vào sản xuất. Đồng thời, phải đổi mới cơ cấu kinh tế, đầu tư công nghệ, kỹ thuật để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề rừng và các ngành nghề khác. + Soát xét lại quỹ đất trong tỉnh, tổ chức đưa dân từ các địa phương khó khăn đến các vùng đất còn hoang hoá để khai thác. + Hiện nay, rừng mang lại nhiều lợi ích đặc biệt về giá trị kinh tế. Vì thế, chính quyền địa phương nên thực hiện việc giao đất giao rừng cho người dân. Vừa thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, toàn xã, vừa hạn chế lao động di cư. - Đối với bản thân người lao động di cư Người lao động di cư cần chủ động trang bị kiến thức văn hóa, tay nghề, tìm hiểu các vấn đề liên quan trước khi di cư như: môi trường xã hội, việc làm, thu nhập, điều kiện nhà ở, an ninh xã hội, các vấn đề về pháp luật và quy định của nơi đến để bản thân người di cư dễ dàng hòa nhập cộng đồng mới, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đại học Kin h tế Hu ế 69 + Những người di cư thường tập trung thành một cộng đồng nơi đến, điều này tạo cho người di cư có nhiều cơ hội được trao đổi thông tin và chia sẽ kinh nghiệm cũng như các vấn đề tình cảm khác. Đây là những thế mạnh cần phát huy của người di cư. + Trong quá trình di cư thì bản thân của người di cư đã đóng góp phần nào về mặt kinh tế. Tuy vậy, di cư đã tạo ra một khoảng trống trong gia đình đặc biệt là trẻ con và người già. Ví dụ khi con cái không có sự kèm cặp của bố mẹ dẫn đến việc lơi là trong học tập, đua đòi. Chính vì thế, người di cư nên có những quan tâm, động viên nhiều hơn các thành viên ở nhà + Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến. Đại học Kin h tế Hu ế 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.s Nguyễn Quang Phục, bài giảng môn nguyên lý phát triển nông thôn, trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, năm 2008 2. TS Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng môn quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, trường ĐH Kinh tế, Đh Huế, năm 2008 3. Th.s Nguyễn Thị Thanh Bình, bài giảng môn địa lý kinh tế Việt Nam, trường ĐH kinh tế, ĐH Huế, năm 2008 4. PGS.TS Ngô Văn Lệ - Hiệu trưởng (Bí thư Đảng ủy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) di dân và những vấn đề đặt ra. 5. PGS.TS.Lê Xuân Bá (Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW), hiện tượng di dân đến thành phố: nhận định và đề xuất chính sách 6. PGS.TS.Đặng Nguyên Anh (2009): Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo. 7. Tổng cục thống kê, niên giám thống kê năm 2009 8. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 9. Nguồn: Điều tra biến động dân số-PCFPC 1/4/2008, 2009, 2010 10. Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng – số 3(38).2010 11. Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Di cư Lao động Hợp pháp và Thị trường Lao động: Sự Lựa chọn để Thay thế Nạn Buôn bán Phụ nữ và Trẻ em 12. Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá tình hình di cư lao động của xã Đông lĩnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phạm Thị Ly Đại học Kin h tế Hu ế 71 Các trang web: 1. www.gso.gov.vn 2. www.Kinh tế nông thôn.com 3. www.Kinh tế học.com 4. www.tâm lý học.net 5. Nguồn: Đại học Kin h tế Hu ế 72 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An" Ngày điều tra : ....../ ....... / 2011 Người điều tra: Đào Thị Thương Địa điểm điều tra: xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An Số: ....... I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT Họ tên chủ hộ:.......................................... Giới tính: Nam □ ; Nữ □ ; Tuổi......... Trình độ học vấn: Mù chữ ............ : Tiểu họcTrung học ( lớp mấy..........) Trình độ chuyên môn: Sơ cấp....... Trung cấp ............................ Cao đẳng, Đại học ........................ (nghành gì ........ ...................................................) Địa chỉ: Thôn ................Xã: Tào Sơn, huyện: Anh Sơn, tỉnh: Nghệ An Nghề nghiệp chính:.............................Nghề phụ:....................................................... Phân loại hộ: □ Nghèo □ Trung bình □ Khá, giàu 1.1. Tình hình nhân khẩu lao động: 1.1.1. Số nhân khẩu đang sống trong gia đình: ...................... Số nam: ....... 1.1.2. Số lao động: .............................. 1.2. Gia đình ông bà có ai đi làm ăn xa không? □ Có □ Không Nếu "có" thì trả lời tiếp phần sau, nếu "không" thì dừng lại điều tra hộ khác. PHẦN II. TÌNH HÌNH DI CƯ LAO ĐỘNG 2.1. Một số đặc điểm của lao động di cư STT Họ và tên Giới tính Năm sinh Trình độ (lớp) Trình độ chuyên môn Nghề nghiệp LĐ1. Đại học Ki h tế Hu ế 73 LĐ2. LĐ3. LĐ4. LĐ5. LĐ6. - Giới tính: Nam là (1); nữ là (0) - Trình độ chuyên môn: Không (0); Trung cấp (1); Cao đẳng (2); Đại học (3); Trên đại học (4) 2.2. Tình hình cơ bản của lao động di cư Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Vùng LĐ di cư tới 2. Hình thức di cư của LĐ 3. Tình trạng hôn nhân của LĐ di cư 4. Thời gian di cư của LĐ(năm) Chú ý: - Vùng LĐ di cư tới: nếu Miền Bắc là(1); nếu Miền Nam là (2); nếu Miền Trung là (3) - Tình trạng hôn nhân: Chưa lập gia đình (0); Đã lập gia đình (1); Trường hợp khác (2) Đại học Kin h tế Hu ế 74 2.3. Tình hình thu nhập, tiết kiệm của lao động di cư Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 Thu nhập của LĐ di cư (trđ/tháng) Mức độ hài lòng về thu nhập Tiết kiệm của LĐ di cư(trđ/năm) Số tiền gửi về gia đình (trđ/năm) - Mức độ hài lòng về thu nhập: Không hài lòng (1); Hài lòng (2); Rất hài lòng (3); Bình thường (4) 2.4. Tình hình trang bị mua sắm tài sản của lao động di cư Tài Sản LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 - Nhà cửa - Đất đai - Xe máy - Laptop - Máy vi tính - Ti vi, tủ lạnh - Điện thoại - Tài sản khác Đại học Kin h tế Hu ế 75 2.5. Anh/chị cho biết nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến di cư (nơi đi) Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Thiếu việc làm 2. Thiếu đất sản xuất 3. Thu nhập thấp, không ổn định 4. Mâu thuẫn trong gia đình 5. Lí do khác 2.6. Anh/chị cho biết nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến di cư (nơi đến) Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Cơ hội việc làm 2. Thu nhập hấp dẫn 3. Điều kiện sống tốt 4. Lý do khác 2.7 Theo anh/chị tác động tiêu cực của việc di cư lao động lên đời sống gia đình là gì?(tác động chủ yếu nhất) Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Gặp khó khăn trong sản xuất 2. Thiếu thốn tình cảm, chăm sóc SK các thành viên trong gia đình 3. Giáo dục con cái 4. Ảnh hưởng khác Đại họ Kin h tế Hu ế 76 2.8 Khó khăn của anh/chị khi di cư như vậy? Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Thu nhập không đủ trang trải chi phí 2. Tìm kiếm công việc phù hợp 3. Không được bảo vệ quyền lợi chính đáng 4. Chỗ ở và an ninh trật tự 5. Chăm sóc gia đình tại địa phương 6. Khó khăn khác 2.9. Một số đặc điểm của lao động trước khi di cư (khi đang ở nhà) Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 1. Công việc 2. Thu nhập (Trđ/tháng) 3. Anh/chị muốn ở làm việc ở địa phương không? 4. Thu nhập kỳ vọng (Trđ/tháng) - Anh/chị muốn làm việc tại địa phương không: Nếu có là (1); Nếu không là (0) Đại học Kin h tế Hu ế 77 2.10. Tình trạng công việc của anh/chị tại thời điểm này như thế nào? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2.11. Anh/chị có kiến nghị gì với địa phương anh/chị thường trú? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2.12.. Anh/chị có kiến nghị gì với địa phương anh/chị di cư tới? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn anh(chị) đã giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu này!Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_di_cu_lao_dong_tu_nong_thon_ra_thanh_thi_cua_xa_tao_son_huyen_anh_son_tinh_nghe_an_8916.pdf