Khóa luận Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Phú vang, tỉnh thừa thiên Huế

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động tại các DN, hạn chế tình trạng do thiếu việc làm, DN lợi dụng bắt chẹt, làm trái các quy định của Nhà nước đối với quyền lợi của người lao động. - Xây dựng các chương trình tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyêng thanh - Hàng năm, thực hiện điều tra để cung cấp thông tin về lao động - việc làm phục vụ cho nhu cầu của địa phương. Bên cạnh nguồn kinh phí do Trung ương cấp, huyện bố trí kinh phí để mở rộng mẫu điều tra, điều tra bổ sung một số chỉ tiêu, tổ chức xử lý thông tin tại chỗ, tổng hợp kịp thời. Thực hiện báo cáo trung thực, khách quan để Ủy ban nhân dân huyện có định hướng và giải pháp bố trí lực lượng lao động phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.  Đối với người lao động - Phải tự nhận thức rằng mình là một tế bào của xã hội và thất nghiệp hay việc làm có thu nhập thấp không phải tự có, không nên ỷ lại hay trong chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải tự mình phấn đấu, nỗ lực tìm kiếm, phải vươn lên bằng chính nội lực của bản thân. Để có việc làm bền vững bản thân người lao động phải được đặt vào vị trí trung tâm, khuyến khích sự năng động và chủ động tạo việc làm cho bản thân và cho người khác, không thụ động trông chờ vào nhà nước. - Không ngừng nâng cao tay nghề, kiến thức cho mình để dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao. - Tích cực tham gia các tổ chức Đoàn, Hội của địa phương, học hỏi các mô hình kinh tế làm ăn giỏi của người dân trong địa bàn huyện và ở những địa bàn khác thông qua các lớp tập huấn để làm giàu cho bản thân và xã hội. - Mạnh dạn tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước để không chỉ giải quyết việc làm cho mình mà còn là cơ hội mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. Trường Đại học Kinh tế

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Phú vang, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm đa số, điều này cũng phù hợp với tình hình chung của cả nước khi nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, với lao động dưới 40 tuổi chiếm đa số. BQC lao động dưới 20 tuổi chiếm 4,41% ( 12 lao động), lao động trong độ tuổi từ 20-36 với 95 lao động (chiếm 36,76%) đây là nhóm tuổi có tỷ lệ lớn nhất, sung sức nhất. Lao động trong độ tuổi 37- 46 chiếm 76 lao động với 28,94%, nếu gộp cả 2 nhóm lao động này lại với nhau, thì ta thấy rõ chúng chiếm tới 64,7%, một tỷ lệ đa số. Lao động ở độ tuổi 47 – 60 chiếm 28,86% với (78 lao động), trong khi lao động trên 60 tuổi chỉ chiếm 4,04% với 11 lao động. Về trình độ chuyên môn học vấn của các lao động được điều tra thì chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng lao động được điều tra trên địa bàn huyện còn thấp, tính BQC số lao động mới học cấp I và cấp II chiếm tới 63,24%, thậm chí có lao động còn không biết chữ. Lao động có trình độ từ cấp III trở lên chỉ chiếm 36,76%. Điều này gây khó khăn trong việc áp dụng tiến độ mới trong sản xuất, ứng dụng KHCN và chuyển đổi ngành nghề dịch vụ. Các lao động mới chỉ học cấp I, cấp II chủ yếu tập trung ở nhóm lao động thuần nông và nông kiêm. Tỷ trọng này giảm theochiều từ thuần nông, nông kiêm đến phi nông nghiệp, và số lao động này thường tập trung vào nhóm lao động sinh từ năm 1980 trở về trước, vì trong độ tuổi này khi đó kinh tế đất nước ta đang ở trong giai đoạn khó khăn, chiến tranh biên giới, các hộ gia đình gặp khó khăn nên không có điều kiện cho con em đến trường, một mặt lúc đó ý thức về giá trị của việc cho con đi học của phần lớn người dân còn thấp, dẫn đến khả năng áp dụng KHKT, cách làm ăn mới thấp nên vẫn chủ yếu ở thuần nông và nông kiêm trong số 27,7% lao động tốt nghiệp cấp III thì chủ yếu là những người không muốn học tiếp hoặc muốn học tiếp nhưng không thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học nên ở nhà tham gia lao động, chờ có điều kiện ôn thi tiếp hoặc học nghề. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ 9,19%, trong khi đó tỷ lệ sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo trở về tham gia làm việc tại địa phương còn thấp, còn lại một bộ phận họ tham gia vào các cơ quan, nhà nước như trường hoc, cơ quan hành chính Bên cạnh đó là một bộ phận lao động sau khi đào tạo trở về nhưng đang chờ việc. Thực tế chung toàn cả nước và tại Phú Vang cho thấy rằng những lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học sau khi ra trường không muốn trở về quê hương làm việc. Một Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 39 phần do khi trở về họ không có chổ làm việc, thiếu môi trường phát triển và một thực tế là rết khó xin việc ở địa phương. Nhóm hộ phi nông nghiệp có chất lượng lao động cao nhất với 36,59% lao động học cấp III, lao động học trung cấp chiếm 9,76% và 7,32% lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này tập trung chủ yếu tại những vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao, đặc biệt tại xã Phú Thượng (bảng 6). Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào 3 yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực của con người là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và trình độ sẽ làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người lao động gặp khó khăn. Vì thế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chúng ta càng phải nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. 3.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM 3.3.1. Vấn đề việc làm với việc phân bổ quỹ thời gian Thời gian làm việc của một lao động nông thôn trong năm là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ và khả năng tạo việc làm của người lao động so với các ngành sản xuất khoán sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của địa phương, cơ cấu ngành nghề để thấy rõ tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động huyện Phú Vang chúng ta xem bảng 7. Qua bảng số liệu ta thấy nhóm hộ thuần nông thì lao động chủ yếu có số ngày làm việc trong năm khá ít so với các nhóm hộ khác. Đối với những lao động có số ngày công dưới 100 ngày (9 lao động chiếm 18,37%) đây chủ yếu là những lao động hầu như chỉ tham gia vào hai vụ sản xuất lúa chính trong năm, như tại xã Phú Mậu. Sau khi hết vụ mùa thì thời gian nhàn rỗi rất nhiều, tuy nhiên, những lao động này lại không biết làm gì khác, chỉ ở nhà chờ vụ mùa tiếp theo. Số lao động làm việc bình quân trong khoảng 100 – 200 ngày có 16 lao động với 32,65% số lao động này ngoài 2 vụ mùa chính thì còn tham gia đánh bắt thủy sản như ở xã Phú Mậu, đặc biệt là Phú Xuân, và trồng hoa như ở Phú Mậu. Đối với những lao động có số ngày làm việc được từ 200 - 300 ngày chiếm cũng khá lớn, với 22 lao động chiếm 44,9% số lao động thuần nông. Trư ờng Đại học Ki h tế Hu ế 40 Điều này cho thấy số lao động này đã biết khai thác tốt số thời gian làm việc trong năm, thu nhập ở nhóm lao động này cũng cao hơn so với nhóm lao động khác. Điều này được giải thích là vì tại xã Phú Mậu có một số hộ dân chuyên trồng hoa với quy mô khá lớn, trồng quanh năm, bên cạnh đó họ còn trồng cả lúa nữa. tại xã Phú Thuận thì là các lao động tham gia đánh bắt xa bờ với những chuyến đi biển dài ngày, có khi lên đến cả tháng, bên cạnh đó lá hoạt động nuôi tôm cá. Có số ngày làm việc hiệu quả hơn nhóm lao động thuần nông là nhóm lao động nông kiêm, chỉ có 6,04% lao động làm việc dưới 100 ngày trong năm, qua khảo sát chúng tôi thấy chủ yếu là những lao động có sức khỏe, ngoại trừ người yếu, ốm đau hay đang tham gia các khóa đào tạo nghể ngắn hạn, do đó số ngày công của họ ít. Số lao động có thời gian lao động từ 100 – 200 ngày là 25 lao động chiếm 13,74% một số lượng khá ít. Đặc biệt thấy rõ là số lao động có số ngày làm việc từ 200 – 300 ngày với 95 lao động chiếm tới 52,2% với nhóm lao động này ngoài thời gian trồng trọt, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản thì họ còn tham gia cả vào các hoạt động khác như thợ hồ, sữa chữa xe máy, buôn bán, thợ xây, cắt tóc Đối với số lao động có số ngày làm việc trên 300 ngày thì qua quan sát chúng tôi nhận thấy tập trung khá nhiều ở xã Phú thượng, đây là một xã nằm kế sát TP.Huế, có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít và hiệu quả không cao thì những lao động này đã biết tận dụng sự phát triển của địa phương và lợi thế nằm gần thành phố của mình. Đối với những lao động này thì thời gian làm việc phi nông nghiệp nhiều hơn làm việc nông nghiệp với thời gian làm nông nghiệp chỉ khoảng xấp xỉ 100 ngày. Còn lại họ tham gia các công việc như buôn bán, mở quán hàng tạp hóa, bán ca phê, đi làm thuê tại thành phố hay bán thức ăn sáng chiều Quan sát cho thấy những hộ dân cư này có thu nhập khá cao và so với trước thời kỳ đô thị hóa, thu hồi đất thì thu nhập cao hơn rất nhiều, thậm chi có một số hộ còn mua được cả ô tô, xây nhà cao tầng. Tuy nhiên, hiệu quả nhất phải kể đến là nhóm lao động phi nông nghiệp. Không có lao động nào có số ngày làm việc bình quân dưới 100 ngày. Số lao động làm việc từ 100-200 ngày/năm chỉ có 4 lao động với 13,74%, đây chủ yếu là những người tuổi đã cao, vừa học vừa làm hay phụ nữ nuôi con trẻ. Đối với những lao động có số ngày làm từ 200-300 ngày trong năm thì có 16 lao động với 39,02%. Với 21 lao động chiếm tới Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế 41 51,22% thì số lao động có số ngày làm việc bình quân cao nhất trên 300 ngày/năm chiếm đa số. Lao động trong lĩnh vực này đa số đều hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có công việc khá ổn định. Công việc của họ thường là giáo viên, công chức nhà nước, công nhân, bên cạnh đó là một số bộ phận tham gia các loại hình kinh doanh như mở quán café, thầu khoán xây dựng, buôn bán tạp hóa, tiểu thủ công nghiệp, thêu, đan lát và bán thức ăn Do có thời gian làm việc ổn định do đó đời sống của những lao động này đảm bảo hơn, chất lượng cuộc sống cao hơn, họ có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Áp lực và an ninh, xã hội, giải quyết việc làm cũng được giảm xuống với chính quyền đia phương. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy tại xã Phú Thượng sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ diễn ra rất mạnh mẽ. Trước đây, khi tốc độ đô thị hóa chưa cao, đất sản xuất nông nghiệp còn nhiều thì phần lớn người dân của xã sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng thì lượng đất đai bị thu hồi phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Như thu hồi đất để làm trụ sở các cơ quan, công sở, giao thôngbên cạnh đó là một bộ phận nông dân bán đi một phần đất ở và đất sản xuất của mình. Do vậy, hiện nay xã Phú Thượng chỉ còn khoảng 40% người dân làm nông nghiệp, còn lại thì phần lớn là phi nông nghiệp, đây là dấu hiệu cho thấy xu thế chuyên hộ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đang diễn ra. Đời sống của người dân trong vùng đô thị hóa như Phú Thượng thay đổi rất rõ rệt so với trước đây. Thu nhập bình quân tăng lên, đời sống cao, xuất hiện nhiều nhà cao tầng, xe ô tô, lối sống văn minh đô thị đang dần thay cho lối sống trước đây. Qua đó ta nhận thấy muốn tăng thời gian làm việc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động và hộ gia đình nông thôn thì cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tăng cường đào tạo nghề, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Chính quyền địa phương đặc biệt là ở những vùng đang đô thị hóa cần tập trung tận dụng lợi thế của đô thị hóa đem lại để cải thiện đời sống cho người nông dân, quan tâm giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho những hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp. Qua bảng số liệu thì thời gian lao động của lao động thuần nông là rất ít, kéo theo thu nhập cũng rất thấp, hơn nữa cuộc sống bấp bênh, không ổn định và điều ngược lại diễn ra ở nhóm hộ phi nông nghiệp (mà ở Phú Thượng là một ví dụ). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Bảng 7: Tình hình sử dụng thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Phú Vang Số ngày làm việc BQ một lao động Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Tổng SL % SL % SL % SL % <100 9 18,37 11 6,04 0 0 20 7,35 100 – 200 16 32,65 25 13,74 4 9,76 45 16,54 200 – 300 22 44,9 95 52,20 16 39,02 133 48,9 >300 2 4,08 51 28,02 21 51,22 74 27,21 Tổng 49 100 182 100 41 100 272 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động Mục đích chính của đề tài là điều tra, khảo sát, mô tả, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động nông thôn huyện Phú Vang, và do đề tài rộng lớn về phạm vi, phức tạp về nội dung, và năng lực cũng như nguồn lực bị hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng bên trong của lao động là độ tuổi, giới tính và trình độ văn hóa chuyên môn. 3.3.2.1. Ảnh hưởng, của độ tuổi, giới tính đến thời gian làm việc của hộ 3.3.2.1.1. Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của hộ Độ tuổi cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thời gian làm việc của lao động trong năm do sức khỏe của lao động chịu ảnh hưởng nhiều của độ tuổi. ở những độ tuổi khác nhau thì tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động là khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp thì yếu tố kinh nghiệm là rất quan trọng. Hầu như những lao động có độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng cao trong sản xuất, do đó họ có lượng thời gian trong năm làm việc tương đối cao, ngoại trừ những lao động đã lớn tuổi, không có khả năng tham gia lao động. Qua bảng số liệu 8 cho ta thấy, đối với những lao động có độ tuổi dưới 20 thì có thời gian làm việc trong năm khá thấp so với các độ tuổi khác với 225,25 ngày. Phần lớn là những lao động đang trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng vì lý do nào đó nghỉ học đi làm xa hay chỉ ở nhà phụ giúp gia đình. Do đặc điểm của giai đoạn này là chưa hoàn thiện cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý nên các lao động vẫn đang ham chơi, chưa thật chăm chỉ làm việc và do sức khỏe cũng chưa đạt đến độ tốt nên khi một số lao động đi xa tìm việc làm ở các nhà máy xí nghiệp thì đã bị họ từ chối. Do đó, các lao động này chủ yếu đi làm thuê cho các cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ hay quay về phụ giúp gia đình. Vấn đề đặt ra đối với lứa tuổi này là cần tập trung vào đào tạo nghề, hướng nghiệp cho các em, rèn luyện cho các em kỹ năm lao động và ứng xử với môi trường làm việc phức tạp.T ư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian lao động (Tính bình quân cho một lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Phân theo độ tuổi <20 182,47 6,12 225,52 4,4 267,75 2,44 225,25 4,41 20 – 36 195,50 28,57 247,79 35,71 274,88 39,02 239,39 36,76 37 – 46 194,44 24,49 232,95 27,47 274,80 34,15 234,06 27,94 47 – 60 178,74 32,65 247,79 29,12 269,43 21,95 231,99 28,68 >60 165,20 8,16 219,15 3,3 263,93 2,44 216,09 4,04 BQC 183,27 100 234,64 100 270,16 100 229,36 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 Đối với những lao động có độ tuổi từ 20-36, đây là những lao động đang ở độ tuổi thanh niên, hơn nữa nhóm độ tuổi này thường chưa lập gia đình. Do đây là giai đoạn khỏe mạnh nhất nên các lao động tham gia rất nhiều công việc từ làm ruộng, đánh cá, trồng hoa, nuôi tôm đến tham gia những chuyến đánh bắt xa bờ. Đặc biệt chúng tôi nhận thấy rằng một lượng lớn lao động ở độ tuổi này tham gia lao động tại thành phố Huế hay các tỉnh phía Nam, trừ xã Phú Thượng là địa phương đang đô thị hóa cao, khả năng giải quyết công việc làm cho các lao động tốt hơn, thì với các địa phương khác họ phải đi tìm công việc ổn định hơn, thu nhập cao hơn các thành phố và khu công nghiệp. Lý do là vì làm nông nghiệp thời gian nhàn rỗi quá nhiều, họ trong giai đoạn này cũng đã trở thành lao động chính của các gia đình nên phải đi làm xa để có nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Một lý do khá thú vị khi chúng tôi tiếp xúc với các lao động này là do tâm lý lứa tuổi họ muốn đi xa, để được biết nhiều vùng đất mới, học hỏi kinh nghiệm, cách làm ăn, và tích lũy tiền để lập gia đình. Với những lao động trong nhóm tuổi từ 37 – 46 thì đây là những lao động đã đạt độ chín về sức khỏe, ổn định về công việc và gia đình. Trong số ngày công có ít hơn nhóm tuổi 20-36 một chút nhưng cũng rất cao với 234,06 ngày/năm những lao động này thường ít đi làm xa hơn nhóm tuổi trên mà chủ yếu ở nhà làm việc cùng gia đình nuôi dạy con cái hay có đi xa cũng chỉ đi một thời gian ngắn rồi quay về, ở giai đoạn này họ đã bắt đầu thu được những thành quả nhất định từ lao động, tích góp của mình. Tại xã Phú Thượng, các lao động này ngoài tham gia nông nghiệp họ còn làm thêm rất nhiều việc như buôn bán, xe ôm, đạp xích lôtại xã Phú Mậu họ còn mạnh dạn mở rộng diện tích trồng hoa, ứng dụng các kỹ thuật mới. Xã Phú Thuận thì trong độ tuổi này các lao động đã thành công trong việc nuôi tôm, cá, đóng được những tàu có công suất để đánh bắt xa bờ. Với những lao động trong độ tuổi 47 – 60 thì đây là những lao động đã trải qua nhiều năm lao động kinh nghiệm, thời gian lao động trung bình trong năm của họ là 231,99 ngày. Trong độ tuổi này tuy sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu giảm sút nhưng đây là độ tuổi làm việc có nhiều kinh nghiệm nhất, chất lượng nhất. Họ đã đạt được những thành quả lớn, là những thuyền trưởng của tàu đánh cá xa bờ ( Phú Thuận), những vùng hoa cho thu nhập cao (Phú Mậu) hay là những ông chủ các cơ sở sản xuất kinh Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 46 doanh (Phú Thượng). Các lao động này cũng bắt đầu tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội hơn. Đối với những lao động trên 60 tuổi, theo luật lao động thì họ đã ngoài độ tuổi lao động, tuy nhiên, họ vẫn còn sức khỏe và vẫn còn tham gia lao động bình thường nên chúng tôi vẫn đưa vào diện lao động, những lao động trong độ tuổi này chủ yếu là làm phụ thêm cho con cháu hay hướng dẫn họ. Tại một số hộ, chúng tôi nhận thấy họ còn ở nhà trông cháu cho con cái đi làm ăn xa quê ngày công bình quân trong năm của họ là 216,09. Nhìn chung việc sử dụng ngày công trong năm của các lao động khá phong phú ở các nhóm tuổi. Thấp nhất ở nhóm tuổi trên 60 và cao nhất ở nhóm tuổi từ 20- 36. 3.3.2.1.2. Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của họ Giới tính cũng là một nhân tố khá lớn ảnh hưởng đến ngày công lao động, điều này được thể hiện rõ tại bảng 9. Với nhóm hộ thuần nông, trong khi nam giới làm việc được 188,77 ngày công thì nữ giới làm được ít hơn với 177,77 ngày/ năm. Tại khu vực nông thôn, đặc biệt là tại hộ gia đình thuần nông thì nữ giới thường đảm trách những công việc như: làm cỏ, làm giống, chăn nuôi, chăm sóc v.v.. trong khi đó nam giới lại thường đảm trách nhiều công việc hơn, nặng nhọc hơn như: cày, bừa, làm đất, phun thuốc sâu, thuốc cỏ ngoài những công việc trên họ còn tham gia những công việc khác để giúp đỡ phụ nữ nên ngày công của họ cao hơn. Đối với những lao động trong nhóm nông kiêm thì có sự thay đổi so với nhóm thuần nông, nam giới với số ngày công trung bình là 229,95 ngày/năm trong khi nữ giới có số ngày công trung bình là 239,33, nhiều hơn nam giới, thực tế cho thấy rằng với những lao động nam trong nhóm này thì khối lượng công việc họ thực hiện ít hơn nữ giới. Ngoài thời gian làm nông nghiệp ra họ còn làm các công việc khác như thợ nề, sữa chữa, buôn bán thời gian mà họ làm việc trong ngày ít hơn so với nữ giới và cũng thất thường hơn, do chịu ảnh hưởng của thời tiết tại xã Phú Thuận chúng tôi nhận thấy rằng đối với những lao động làm nghề đánh bắt xa bờ thì sau những chuyến đi biển về họ thường nghĩ dài ngày, trong mùa mưa bão thì họ không thể ra khơi, do đó họ chỉ ở nhà mà không biết làm những công việc khác ngoài đi biển. Đối với phụ nữ ngoài công việc đồng áng thì họ còn tham gia chăn nuôi trồng trọt, khi có sản phẩm thì họ lại đem đi bán. Tại xã Phú Thượng, chúng tôi thấy rằng ngoài thời gian làm nông Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 nghiệp thì họ còn tham gia bán thức ăn, bán dạo, buôn bán quanh năm, thậm chí là họ phó mặc công việc đồng áng lại cho chồng. Tại xã Phú Mậu, ngoài trồng lúa thì lao động nữ còn trồng chăm sóc hoa, đem hoa đi bán. Tại xã Phú Thuận thì trong khi nam giới và nữ giới cùng nuôi trồng, nam đánh bắt thì nữ giới còn đảm đương khâu cuối đó là đem các sản phẩm đánh bắt, nuôi trồng được đem đi bán và hình thành một nghề mà nữ giới chiếm phần nhiều hơn. Với nhóm phi nông nghiệp nữ giới cũng cho thấy sự vượt trội về ngày công lao động bình quân năm so với nam giới. Với những người làm công chức nhà nước thì ngày công trung bình năm là 264 ngày (xấp xỉ so với nam giới 264,76 ngày). Với đặc thù công việc chủ yếu là thợ nề, xe ôm, buôn bán, công nhân, công chức thì số ngày làm việc của nhóm lao động nam bị hạn chế vì nhiều nguyên do của ngoại cảnh. Trong khi đó với những công việc như công chức, buôn bán tạp hóa, buôn bán ở chợ, việc nhà thì họ phải làm việc hầu như là quanh năm do đó số ngày công của họ là cao hơn so với nam giới. Qua bảng số liệu và đánh giá chúng tôi nhận thấy yếu tố giới tính đóng 1 vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới ngày công lao động bình quân của lao động với việc sức khỏe yếu hơn nhưng phụ nữ lại phải làm việc nhiều hơn so với nam giới. Nó cho thấy, cần có các giải pháp đồng bộ từ gia đình và chính quyền địa phương để giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ, giúp họ có thời gian nghĩ ngơi, chăm sóc gia đình,chồng con nhiều hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 Bảng 9: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (tính bình quân cho một lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Phân theo giới tính Nam 188,77 38,78 229,95 50,56 264,76 44,24 227,83 47,79 Nữ 177,77 61,22 239,33 49,18 275,96 53,66 230,89 52,21 BQC 183,27 100 234,64 100 270,16 100 229,36 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 49 3.3.2.2. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa chuyên môn đến thời gian làm việc của họ. Trình độ văn hóa, chuyên môn là một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến thời gian làm việc của lao động. Một lao động có trình độ cao, được đào tạo, thì năng suất, chất lượng công việc của họ thường cao hơn so với những lao động có trình độ thấp hay chưa qua đào tạo. Đối với nhóm lao động chỉ mới học cấp I thì số ngày công lao động trong năm của họ là thấp nhất với 216.05 ngày. Đặc biệt thấp ở nhóm lao động thuần nông với 172.27 ngày, cao hơn một chút là nhóm nông kiên 204.4 ngày và cao nhất là nhóm nông nghiệp với 278.26 ngày. Chúng tôi nhận thấy tại Huyện Phú Vang số lao động chỉ mới học cấp I là khá nhiều, chiếm 26.84% tổng số lao động đây là những lao động chủ yếu tập trung ở những độ tuổi trên 35 vì do những lý do mà chúng tôi đã đề cập ở phần trước. Do có trình độ thấp nên các lao động chủ yếu tập trung ở nhóm thuần nông (42.86%).Vì không có kỹ năng, trình độ, không dược đào tạo nên họ có ít kiến thức, kỹ năng về phương thức sản xuất, các cách làm ăn mới. Sau thời gian làm nông nghiệp các lao động thường không biết làm thêm gì. Đối với lao động ở nhóm nông kiêm, chủ yếu làm thêm các việc lao động chân tay như thợ nề, đạp xích lô.Có số ngày công cao cũng xấp xỉ như nhóm trên là những lao động có trình độ văn hóa cấp II. Đối với những lao động có trình độ văn hóa cấp III, số ngày lao động trong năm của họ cũng khá cao, và cao hơn 2 nhóm trước với 239,9 ngày công, chiếm 27,57% tổng số lao động. Đây đa phần là những lao động đã học xong lớp 12, một số học đến lớp 10,11. Những lao động này do đã học hết phổ thông nên trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, các mô hình làm ăn mới có hiệu quả. Một phần trong số lao động này do chưa thi đậu vào các trường đào tạo nên đang ở nhà ôn thi. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Bảng 10: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho một lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) % Số ngày làm việc BQ (ngày) Phân theo trình độ chuyên môn Cấp I 172,27 42,86 204,14 24,73 278,26 2,44 216,05 26,84 Cấp II 184,25 30,61 206,48 39,56 262,75 39,02 215,56 36,40 Cấp III 185,10 24,31 267,13 26,37 267,46 34,15 239,9 27,57 Trung cấp 191,46 2,04 239,33 6,59 272,11 21,95 234,3 6,25 CĐ, ĐH 0 0 246,37 2,75 270,22 2,44 258,19 2,94 BQC 183,27 100 234,64 100 270,16 100 229,36 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 51 Nhóm lao động có trình độ trung cấp có ngày công khá cao 234,3 ngày trong năm đây là những lao động đã được đào tạo các ngành như cơ khí, kỹ thuật, sửa chữa, kinh tế, họ sau khi học xong, thì phần lớn quay về đem những gì đã học, phục vụ quê hương, hiệu quả và năng suất làm việc của họ cũng khá cao. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi nhận thấy là một số lao động sau khi học xong quay về không xin được việc, họ lại phải làm những công việc phổ thông như những lao động chưa được đào tạo. Làm việc hiệu quả, năng suất nhất phải kể đến là nhóm lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học đây là phần lớn những lao động, công chức làm trong các cơ quan, ban ngành, giáo viên... họ làm việc theo giờ giấc quy định của nhà nước. Số ngày công trung bình chúng tôi ghi nhận được là 258,19 ngày trong năm. Tuy nhiên, số lao động có trình độ này chỉ chiếm 2,94 % tổng số lao động. Một điều đáng bàn nữa là khoảng một nửa trong số này không làm việc ở Phú Vang. Họ làm việc chủ yếu là ở Huế, Đà Nẵng và các tỉnh thành phía Nam. Điều này đặt ra cho huyện việc phải thu hút, kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi cho họ trở về quê hương phục vụ. Qua bảng số liệu và phân tích thực trạng, chúng tôi thấy có sự phân hóa rõ rệt chất lượng lao động theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại. Một điều đáng mừng mà chúng tôi nhận thấy là các cấp chính quyền ở Phú Vang đã chăm lo động viên, có chính sách khuyến khích con em học tập, xây dựng xã hội học tập, lập các quỹ khuyến học, tiến hành mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân. Tuy nhiên các cấp chính quyền và người dân cần tập trung phối hợp và làm tốt hơn nữa công tác học tập, đào tạo ở địa phương. Có như vậy mới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 4.1.1. Phương hướng Lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Hiện tượng thất nghiệp ở lao động nông thôn còn có một số lượng khá đông. Hướng tạo việc làm phải chủ yếu tập trung vào việc giải quyết ở thời gian nông nhàn, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, phải lấy giải quyết việc làm tại chỗ là chính, kết hợp, mở rộng và phát triển việc làm ngoài huyện, ngoài tỉnh cùng các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Vì vậy, xác định phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện cần phải được thực hiện như sau: - Tập trung vào những vùng có khả năng khai hoang phục hóa đất đai nhằm mở rộng diện tích để tăng về diện và lượng phát triển theo chiều sâu. - Chú trọng phát triển kinh tế hộ, nâng cao năng lực sản xuất của hộ tăng khả năng tiếp cận của người lao động nông thôn. - Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trồng trọt, tăng lao động chăn nuôi, sản xuất, trồng rừng và các ngành nghề khác, đưa các ngành phi nông nghiệp về nông thôn, phát triển dịch vụ nông lâm nghiệp và thủy sản. - Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp, các chính sách phát triển nông nghiệp phải nhằm tăng thu nhập cho người lao động nhưng không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường. Các chính sách như chính sách đất đai, tín dụng, thủy lợi, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách xóa đói giảm nghèo phải góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực. - Cần tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng ngành công nghiệp ở cụm công nghiệp Tứ Hạ để thu hút lao động nông thôn giải quyết việc làm nâng cao nguồn thu nhập, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 đồng thời đẩy mạnh khai thác và phát triển kinh tế lâm nghiệp, đẩy mạnh khai thác và phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh khai thác đánh bắt nuôi trồng thủy sản. 4.1.2. Mục tiêu Đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho nhân dân về đời sống vật chất và tinh thần. Xóa đói giảm nghèo trên phạm vi xã hội trong thời gian ngắn nhất từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới, bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang nghành nghề tạo việc làm cho mình và người khác. Hằng năm phải có biện pháp thu hút thật nhiều lao động vào việc làm trong công nghiệp và thương mại. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm nhưng có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG 4.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng nhất quyết định việc tăng giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Bao gồm: - Tập trung vào công tác xây dựng cơ bản. Xây dựng các công trình về giao thông, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, vui chơi giải trínhư: mở rộng tuyến đường tỉnh lộ 17, công viên Phú Đa, trung tâm văn hóa huyện, bệnh viện đa khoa huyện...để làm tăng cầu lao động. Các nhà chuyên gia kinh tế cho là nên sử dụng nhiều lao động thủ công ở một số khâu trong xây dựng cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Bởi vậy, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng vừa làm phát triển kết cấu hạ tầng xã hội vừa là biện pháp giải quyết việc làm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 54 - Phát triển ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động phù hợp với đặc điểm của địa phương: đan lát, mây tre, đánh bắt thủy hải sản,... - Xây dựng các công trình trọng điểm như: khu công nghiệp huyện Phú Vang, làng nghề truyền thống khi những công trình trọng điểm được triển khai xây dựng sẽ góp phần tạo ra một số lượng việc làm cho người lao động và chất lượng người lao động cũng được nâng cao. 4.2.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề chính sách  Chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình Sự gia tăng về dân số quá nhanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của huyện. Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần tiếp tục thực hiện chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng, panô, khẩu hiệu; mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với đội ngũ làm công tác dân số. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề thất nghiệp và vấn đề việc làm của huyện.  Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nướcCùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ, tay nghề cao cho huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần cải thiện đời sống của số công nhân đi làm việc trực tiếp ở nước ngoài và gia đình họ ở trong nước. Để tăng quy mô xuất khẩu lao động phải có những giải pháp thiết thực, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các địa phương, đoàn thể và sự năng động của doanh nghiệp cũng như nhận thức của người lao động.Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 55 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 4.3.1. Phát triển kinh tế để tạo việc làm - Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải quyết nhiều việc làm như: dệt, may mặc, da giày, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu... đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện, sản xuất vật liệu xây dựng... triển khai xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm trong chương trình đầu tư phát triển công nghiệp để đưa vào khai thác. Chú trọng giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất, tạo việc làm. - Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán...để thu hút đầu tư vào ngành thương mại - dịch vụ; xúc tiến triển khai các dự án phát triển du lịch - dịch vụ trong chương trình tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ mà huyện có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, đẩy mạnh chế biến thuỷ sản xuất khẩu, phát triển khai thác hải sản xa bờ, đầu tư các dịch vụ hỗ trợ nghề cá, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp, xây dựng và hình thành các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng trung tâm thương mại thủy sản, trung tâm đào tạo lao động nghề cá... nhằm hỗ trợ phát triển thuỷ sản. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công, mỹ nghệ đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến ngư... giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng việc làm đối với nông dân, ngư dân vùng di dời . 4.3.2. Đào tạo nghề. Tập trung phát triển hoạt động đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. T ư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 56 - Sớm hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nghề đến năm 2015, làm cơ sở để phát triển hoạt động đào tạo nghề của huyện. - Triển khai thực hiện Đề án xã hội hoá hoạt động dạy nghề đến năm 2015; xây dựng Trung tâm dạy nghề Phú Đa. - Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề tập trung cho đối tượng là con liệt sỹ, con thương binh, gia đình diện chính sách, có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc ít người, lao động thuộc diện chỉnh trang đô thị, nông dân không còn đất sản xuất. - Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp . 4.3.3. Cho vay vốn từ Qũy quốc gia hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo - Tiếp tục triển khai hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động. - Thực hiện lồng ghép các hoạt động của Đề án này với Đề án giảm nghèo; Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho đối tượng thuộc diện di dời để huy động nhiều nguồn lực vào việc giải quyết việc làm. - Hình thành quỹ hỗ trợ việc làm huyện: + Nguồn hình thành: Từ ngân sách huyện cấp hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác. + Mục đích sử dụng: Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cho các địa phương, ngành và các đoàn thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm tìm việc làm. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 57 4.3.4. Xuất khẩu lao động - Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, hạn chế đưa lao động sang các thị trường có nhiều rủi ro, chú trọng phát triển thị trường ở các nước có nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trước mắt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, chấn chỉnh những sai sót, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động; nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng để tạo nguồn lao động; tuyên truyền, khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu lao động. - Triển khai thực hiện thí điểm tuyển chọn học sinh đang học nghề tại các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố để đưa sang làm việc tại Hàn Quốc theo thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Hàn Quốc. Chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với các trường, các địa phương triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, khuyến khích người lao động của huyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo việc làm và mang lại thu nhập cao cho người lao động, huyện cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách: - Thực hiện đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu, có chính sách tín dụng ưu đãi cho vay đối với người xuất khẩu để họ cókinh phí học nghề, có kinh phí ra nước ngoài làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc. - Phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động có uy tín lập kế hoạch khảo sát nguồn lao động và tiến hành tư vấn cho những người lao động thực sự có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động, - Thường xuyên liên hệ với các công ty xuất khẩu lao động để nắm được các thông tin có liên quan đến lợi ích của những người xuất khẩu lao động và thông báo kịp thời như: tình hình, điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động tại các nước nhập nhẩu lao động. 4.3.5. Hoạt động dịch vụ việc làm - Củng cố hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm, chú trọng hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động tại các trung tâm. Tổ chức thu thập thông tin về lao động Trư ng Đ ại h ọc K inh tế H uế 58 chưa có việc làm, nhu cầu tìm việc làm, chỗ việc làm trống, thông tin về xuất khẩu lao động, nhu cầu học nghề, lao động mất việc do di dời chỉnh trang đô thị... để giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung cầu lao động của huyện. - Định kỳ tổ chức Hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp người lao động tìm được việc làm, định hướng học nghề, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động huyện. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Từ việc phân tích thực trạng lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Phú Vang, đề tài xin rút ra một số kết luận sau: Để nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ được tăng cường và phát huy đòi hỏi mỗi cá nhân phải ý thức tầm quan trọng của vấn đề việc làm, bên cạnh đó cần phải có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và sự quản lý, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động là một biện pháp quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, để có một xã hội đảm bảo công bằng, văn minh thì mọi người phải có công ăn việc làm, dân có giàu thì nước mới mạnh . Với một huyện đất chật người đông và nền kinh tế còn kém phát triển như ở Phú Vang thì vấn đề giải quyết việc làm còn rất nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống dưới để tháo gỡ dần dần những khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động sẽ làm giảm lượng lao động thất nghiệp của huyện, từ đó, nền kinh tế - xã hội của huyện sẽ ngày càng phát triển. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về lao động việc làm và giải quyết việc làm, phân tích thực trạng lao động việc làm của huyện và từ đó đã đưa ra mục tiêu, phương hướng, một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Phú Vang trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm là một vấn đề rộng lớn đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập đến những khía cạnh nhất định, còn nhiều vấn đề liên quan chưa có điều kiện đề cập, mong rằng trong thời gian tới nội dung trên sẽ được mở rộng nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 3.2. KIẾN NGHỊ Với những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đây không phải là một vấn đề riêng của một cơ quan nào mà cần phải có sự kết hợp tốt giữa Nhà nước, chính quyền địa phương và của chính người lao động. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Đối với tỉnh và các cơ quan ban ngành - Cần tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách và hướng dẫn thực hiện đảm bảo đồng bộ, từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đồng thời thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm, làm tốt vai trò “bà đỡ” đối với các đối tượng lao động yếu thế nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường sau hội nhập. - Định hướng và chính sách kinh tế của tỉnh phải xuất phát từ tư duy kinh tế mới, nhằm tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích, kích thích phát huy được tiềm năng lao động trong từng vùng, từng cơ sở và các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các huyện nói riêng. - Sở lao động thương binh và xã hội tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy công tác giải quyết việc làm từ tỉnh đến huyện. Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết việc làm ở các địa phương, thống nhất trong phạm vi tỉnh. Nâng cao trách nhiệm của các ban ngành liên quan; nắm vững diễn biến và kịp thời hỗ trợ người lao động một cách nhanh chóng khi cần thiết. - Các ban ngành chức năng cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các nhiệm vụ chức năng để đưa ra cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh như: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, quản lý xuất khẩu lao động, an toàn lao động, đình công, trẻ em Xây dựng cơ chế tiền lương và các chính sách xóa đói giảm nghèo, việc làm, giải quyết tệ nạn xã hội... Riêng về xuất khẩu lao động, cần mở rộng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động nhưng phải quản lý chặt nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực cho người lao động. - Đối với huyện, cần quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho người lao động để họ được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho mình và người khác. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 61 - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động tại các DN, hạn chế tình trạng do thiếu việc làm, DN lợi dụng bắt chẹt, làm trái các quy định của Nhà nước đối với quyền lợi của người lao động. - Xây dựng các chương trình tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyêng thanh - Hàng năm, thực hiện điều tra để cung cấp thông tin về lao động - việc làm phục vụ cho nhu cầu của địa phương. Bên cạnh nguồn kinh phí do Trung ương cấp, huyện bố trí kinh phí để mở rộng mẫu điều tra, điều tra bổ sung một số chỉ tiêu, tổ chức xử lý thông tin tại chỗ, tổng hợp kịp thời. Thực hiện báo cáo trung thực, khách quan để Ủy ban nhân dân huyện có định hướng và giải pháp bố trí lực lượng lao động phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.  Đối với người lao động - Phải tự nhận thức rằng mình là một tế bào của xã hội và thất nghiệp hay việc làm có thu nhập thấp không phải tự có, không nên ỷ lại hay trong chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải tự mình phấn đấu, nỗ lực tìm kiếm, phải vươn lên bằng chính nội lực của bản thân. Để có việc làm bền vững bản thân người lao động phải được đặt vào vị trí trung tâm, khuyến khích sự năng động và chủ động tạo việc làm cho bản thân và cho người khác, không thụ động trông chờ vào nhà nước. - Không ngừng nâng cao tay nghề, kiến thức cho mình để dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao. - Tích cực tham gia các tổ chức Đoàn, Hội của địa phương, học hỏi các mô hình kinh tế làm ăn giỏi của người dân trong địa bàn huyện và ở những địa bàn khác thông qua các lớp tập huấn để làm giàu cho bản thân và xã hội. - Mạnh dạn tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước để không chỉ giải quyết việc làm cho mình mà còn là cơ hội mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề.Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997. 2. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 3. ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh tế Huế, 2011. 4. Nguyễn Thị Chung, bài giảng các phương pháp nghiên cứu nông thôn, trường Đại học nông lâm Huế, 2011. 5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo Trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, trường Đại học kinh tế Huế, 2000. 6. TS. Bùi Đức Tính, bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, trường đại học kinh tế Huế, 2010. 7. Giải bài toán lao động viêc làm nông thôn, báo Tin Tức, 22/4/2011. 8. Chiến lược việc làm 2010 – 2020: Ưu tiên lao động nông thôn, Website Nông thôn mới Hà tĩnh: luoc-viec-lam-2011-2020-Uu-tien-lao-dong-nong-thon-620/ 9. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh của UBND huyện Phú Vang các năm 2009, 2010, 2011. 10. Báo cáo tổng kết thực hiện công tác năm 2009, 2010, 2011 của Phòng Lao động thương binh & Xã hội huyện Phú Vang. 11. Niên giám thống kê Phú Vang 2010. 12. Website tổng cục thống kê: 13. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 14. Website Bộ Lao động thương binh và xã hội: 15. Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh, Trần Thị Lệ Thúy, 2010. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG – TT. HUẾ Người điều tra: Phạm Văn Nam. Ngày điều tra:.../.../2012 MSP:. Tên địa bàn nghiên cứu: Thôn.xã . ...huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ và tên chủ hộ:. Tổng số lao động trong gia đình:, trong đó có: nam, nữ Hộ thuộc diện:. 1. Tình hình lao động, gia đình. STT Họ tên lao động Tuổi Giới tính (Nam:1, Nữ 0) Trình độ văn hóa, Chuyên môn Ngành nghề chính Ngành nghề phụ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 2. Tình hình đất đai của hộ. Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tổng diện tích đất canh tác Sào 1.Lúa Sào 2.Ngô Sào 3.Lạc Sào 4.Khoai Sào 5.Sắn Sào 6.Đậu đổ Sào 7.Mướp đắng Sào 8.Khác Sào 3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ: Loại Đơn vị Số lượng Giá trị (1000d) 1.Trâu bò cày kéo 2.Lợn nái sinh sản 3.Máy cày 4.Máy kéo 5.Máy tuốt 6.Máy xay xác 7.Loại khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 4. Thời gian làm việc - Đối với trồng lúa  Số vụ Gia đình trồng mấy vụ trong năm: ..  Thời gian tiến hành các vụ từ khi nào đến khi nào? Số lao động tham gia sản xuất lúa: .. Vụ 1 Các khâu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Làm đất Gieo cấy Bón phân Phun thuốc BVTV Làm cỏ Thu hoạch Chế biến Vụ 2 Các khâu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Làm đất Gieo cấy Bón phân Phun thuốc BVTV Làm cỏ Thu hoạch Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế - Đối với hoa, rau màu  Gia đình tiến hành trồng mấy vụ trong năm với các loại Hoa Đậu Ngô Rau cải Lạc Khoai. Cây khác....  Thời gian tiến hành đối với các vụ như thế nào? Hoa. Rau cải. Đậu. . Lạc Ngô.. Khoai... . . Cây khác  Thời gian sản xuất của từng loại đối với mỗi lao động? Các loại hoa, rau màu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Hoa Rau cải Đậu Lạc Ngô Khoai Cây khác - Đối với chăn nuôi  Gia đình thường chăn nuôi gì? Thời gian chăn nuôi với từng loại Thủy sản. Gà. Vịt.. Lợn... Trâu, bò.. Khác.  Thời gian chăn nuôi đối với từng loại của mỗi loại lao động: Các loại Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Thủy sản Gà Vịt Lợn Trâu, bò Khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế  Đối với nghành nghề dịch vụ Thời gian làm việc đối với từng nghành nghề của mỗi lao động: Các loại Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Buôn bán Làm việc trong các tổ chức đoàn thể Trồng nấm Làm hương Thợ xây Thêu, may, đan lát Xích lô Khác 5. Vào lúc không có mùa vụ, thời gian rảnh, ông (bà) có làm gì khác để tạo thêm thu nhập không? 6. Tổng thu nhập bình quân hộ gia đình/năm: A.Dưới 12 triệu B.Từ 12 đến 18 triệu C.Từ 18 đến 24 triệu D.Trên 24 triệu 7. ông (bà) có dự định làm việc ngoài địa phưong không? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 8. Nếu có là việc tại địa phương ông (bà) sẽ làm gì, ở đâu? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 9. Những khó khăn và trở ngại khi ông (bà) làm việc tại địa phương? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 10. ông (bà) có ý định đi học nghề không? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 11. Kháo khăn hiện tại của gia đình là gì? 12. Một số đề xuất của ông (bà) để tạo việc làm, nâng cao thu nhập? Cám ơn quý ông (bà)/anh (chị) đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này! Mọi thông tin trong phiếu điều tra này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo bí mật. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lao_dong_va_viec_lam_cua_lao_dong_nong_thon_huyen_phu_vang_tinh_thua_thien_hue_038.pdf
Luận văn liên quan