Khóa luận Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Ưu tiên các dự án đầu tư trực tiếp vào người nghèo, các vùng nông thôn tụt hậu để đạt được sự phát triển cân đối giữa các vùng trong nước, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. - Thường xuyên thăm hỏi, động viên người dân làm ăn sản xuất, nhất là những cá nhân, tập thể làm ăn điển hình. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tăng thêm việc làm cho lao động nông thôn.  Đối với các cấp chính quyền - Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tư vấn về việc làm, phân cấp đối với từng đối tượng giúp cho việc tư vấn diển ra có hiệu quả. - Đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, quy hoạc xây dựng và nâng cấp các trường dạy nghề, đào tạo và thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội như: hội nông dân, hội phụ nử . . . để có thể phát huy sức mạnh của các hội thúc đẩy hội viên trong hội nổ lực tìm kiếm việc làm và tạo ra những việc làm mới trong thời gian nông nhàn hạ, giúp nhau cùng làm, phát huy tình làng nghĩa xóm

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay như: chương trình “bạn của nhà nông” phát sóng trên VTV2, chương trình “nhịp cầu khuyến nông”, chương trình “hỏi biết trên đồng”, hay chương trình “nông nghiệp – nông dân – nông thôn’’ người nông dân thường xem các chương trình trên để tăng thêm kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên thì mức độ xem là không thường xuyên. Đây là một hạn chế của các hộ nông dân khi sử dụng phương tiện thông tin đại chúng mặc dù các chương trình khuyến nông trên truyền hình ngày càng được quan tâm và phát sóng nhiều, tuy nhiên các hộ vẩn chưa tận dụng được việc này. Qua tìm hiểu người nông dân rất ít khi xem chương trình khoa học, chương trình truyền bá chính sách và pháp luật. Với sách báo chuyên ngành thì chỉ có 8,33% năm 2012 đến năm 2014 tăng lên 21,67%, các ấn bản khuyến nông chỉ có 3,33% năm 2012, năm 2014 là 18,33. Nhiều người trong số này là cán bộ đã nghỉ làm việc ở các cơ quan nhà nước, các cán bộ thôn. Những người làm nông thực sự thì tỷ lệ này còn thấp hơn. Tuy tỷ lệ này còn thấp tuy nhiên vẩn tiến triển theo chiều hướng tăng lên chứng tỏ người dân ngày càng quan tâm tới nâng cao trình độ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo. Một trong những điều kiện để tạo thuận lợi cho người dân đó là phương tiện để họ có thể giao lưu, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài đó là xe máy và điện thoại, đối với các hộ ở đây thì tỷ lệ người sử dụng điện thoại và có xe máy chiếm tỷ lệ khá cao và ngày càng tăng. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế với ngoài huyện còn hạn chế điều này chứng tỏ sản xuất hàng hóa ở nông thôn vẩn chưa thực sự phát triển. Công tác tập huấn các kỷ năng, kỷ thuật cho người dân trong công tác khuyến nông được quan tâm vì thế mà số lượng người tham gia các lớp tập huấn được tăng qua các năm từ 21,67% năm 2012 lên 46,67% năm 2014. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 38 Như vậy qua bảng trên ta có thể nhận thấy công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh và được người dân đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là điều kiện tốt để người dân nâng cao trình độ, phát triển sản xuất ngày càng phát triển 4.2.3. Thực trạng việc làm của các hộ điều tra Việc xem xét một lao động nông thôn làm ở ngành nào nhiều khi rất khó khăn. Chính vì thế trong phạm vi đề tài để thuận tiện cho việc phân tích tôi phân lao động theo: Lao động thuần nông, lao động nông kiêm, lao động phi nông nghiệp. Qua đó đánh giá thực trạng việc làm của các lao động theo tiêu thức: - Thời gian tham gia lao động - Tính thường xuyên trong thời gian tham gia lao động 2.2.3.1. Phân loại việc làm của lao động Có nhiều cách phân loại việc làm với đề tài tôi chọn cách phân loại theo thời gian làm việc của lao động. Thời gian làm việc của lao động nông thôn đặc biệt là lao động nông nghiệp khác với với các ngành khác. Có những thời điểm thì làm việc với tần suất cao nhưng có thời điểm lại rảnh rổi không làm việc hoặc làm ít. Mà thời gian làm việc của lao động là một trong những biểu hiện của việc làm. Để biết được tỷ lệ lao động có việc làm so với tổng số lao động của các nhóm, trong đề tài tôi phân ra lao động đủ việc làm và lao động không đủ việc làm để phân tích, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.8: Phân loại việc làm của lao động điều tra Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động hoạt động kinh tế 38 100 56 100 50 100 Lao động đủ việc làm 11 28,95 36 64,28 41 82 Lao động thiếu việc làm 27 71,05 20 35,71 9 18 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 39 Ta thấy trong ba nhóm lao động thì nhóm lao động thuần nông có tỷ lệ người thiếu việc làm chiếm nhiều nhất 71,05% trong tổng số lao động trong nhóm này, tiếp theo là nông kiêm 35,71% tương ứng với 20 lao động trong tổng số 56 lao động. Do lao động thuần nông công việc chủ yếu của họ là trồng trọt chăn nuôi, mang tính chất mùa vụ nên thời gian làm việc của họ không ổn định vào mùa vụ thì họ làm việc với cường độ cao khi hết vụ thì họ rảnh rổi. Khi được hỏi vào thời gian rảnh rổi các hộ thường làm gì để tăng thu nhập thì đa phần họ đều trả lời là dù muốn họ cũng không biết làm gì bởi nếu thâm canh tăng vụ thì điều kiện thời tiết cộng với nếu làm ra thì lại không giải quyết được vấn đề đầu ra nên các sản phẩm mà họ làm ra phải bán rẻ vì thế họ không làm bởi thu nhập đem lại không được bao nhiêu. Chính vì thế đây là một trong những vấn đề cần lưu ý để đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng này. Nhóm lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ lao động đủ việc làm khá cao chiếm tới 82% bởi những lao động thuộc nhóm phi nông nghiêp thường có công việc và thu nhập ổn định nên họ không có ý định tìm công việc khác, một số khác còn thiếu việc làm chiếm 18% chủ yếu là các sinh viên mới ra trường chưa tìm được công việc ưng ý, các lao động làm việc bán thời gian. 2.2.3.1. Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động Để đánh giá khả năng tạo ra việc làm của người dân, chúng ta cần phân tích thời gian làm việc của lao đông nông thôn. Vì lý do đặc tính mùa vụ của nông nghiệp và nông thôn nên thời gian làm việc của lao động nông thôn phụ thuộc rất nhiều đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng và cơ cấu ngành nghề. Để thấy được thời gian làm việc của một lao động nông thôn tôi đã tiến hành phân tổ thời gian làm việc bình quân của lao động trong xã như sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 40 Bảng 2.9: Tình hình phân bố quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn Số ngày làm việc BQ/LĐ (Công/người /năm) Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Số lượng % Bình quân ngày/ người/ năm Tỷ suất sử dụng thời gian lao động (%) Số lượng % Bình quân ngày/ người/ năm Tỷ suất sử dụng thời gian lao động (%) Số lượng % Bình quân ngày/ người/ năm Tỷ suất sử dụng thời gian lao động (%) < 100 8 21,05 89,21 24,44 3 5,36 92,33 25,30 0 0 0 0 100 – 200 13 34,21 162,65 44,56 11 17,86 173,20 47,45 4 6,67 169,53 46,45 200 – 300 17 44,74 239,46 72,37 27 46,43 242,56 66,45 20 40 245,59 67,29 > 300 0 0 0 0 15 26,79 305,50 83,70 26 53,33 309,57 84,81 Tổng/BQC 38 100 181,55 49,74 56 100 236,62 64,83 50 100 273,36 73,73 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2014) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 41 Qua bảng số liệu chúng ta thấy có sự chênh lệch thời gian làm việc giữa các hộ. Để có thể thấy rỏ sự chênh lệch thời gian làm việc của các nhóm lao động thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Phân bổ quỷ thời gian làm việc của các nhóm lao động (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) Từ bảng và biểu đồ thể hiện ở trên ta thấy nhóm lao động thuần nông có thời gian làm việc dưới 100 ngày là lớn nhất với 8 lao động chiếm 21,05% tổng số lao động của nhóm hộ. Bình quân mổi người làm 89,21 ngày trong một năm chính vì thế mà tỷ suất sử dụng thời gian lao động trong năm của nhóm lao động này còn thấp chỉ đạt 24,44% thời gian còn lại vẩn chưa được sử dụng. Đây đa phần là những lao động chủ yếu tham gia làm nông thời gian làm việc chủ yếu của họ tập trung vào làm vụ lúa, vụ màu, và chăn nuôi lợn, gà là chủ yếu với số lượng nhỏ còn hết vụ sản xuất hầu như họ không có việc làm. Ở nhóm lao động này tuy có nhiều thời gian rỗi nhưng họ chưa biết tận dụng tối đa thời gian do đó tất yếu dẫn đến thu nhập thấp và đời sống còn bấp bênh và khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào trong thời gian tới để tăng số ngày làm việc bình quân trên năm lên nhằm giảm bớt thời gian nhàn rỗi. Số lao động có số ngày làm việc bình quân trong khoảng 100 – 200 ngày có 13 lao động chiếm tỷ lệ 34,21%. Số lao động có số ngày làm việc bình quân trong khoảng 200 – 300 ngày tương đối lớn với 17 lao động chiếm tỷ lệ 44,74%, thời gian lao động bình quân một người trong năm là 239,46 ngày công, tỷ suất sử dụng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 42 thời gian lao động của họ là 65,60% có thể nói với các hộ chỉ tiến hành các hoạt động nông nghiệp thì đây được coi là đã tận dụng được quỷ thời gian lao động tương đối hiệu quả. Những lao động này đã biết tận dụng thời gian lao động của mình, tiến hành nhiều hoạt động sản xuất, ngoài trồng lúa và rau màu thì họ còn tiến hành thêm chăn nuôi với số lượng lớn để tận dụng những thức ăn sẳn có mà gia đình trồng được, có nhiều lao động tiến hành NTTS vừa tận dụng được thời gian lại có thêm thu nhập cho gia đình. Bình quân nhóm lao động thuần nông làm việc 181,55 ngày công trong một năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 49,74% tỷ lệ này còn thấp chính vì thế cần có biện pháp thích hợp cho nhóm lao động này. Đối với nhóm nông kiêm thì thì ngoài công việc làm ruộng như trồng trọt, chăn nuôi, thì vào lúc nông nhàn họ còn tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác như: thợ xây, thợ mộc, thợ may, cắt tóc, sửa chữa xe máy, buôn thịt cá, gạo rau màu từ địa bàn về các chợ ở thành phố Đồng Hới... đặc biệt người dân ở xã có một nghề truyền thống đó là nấu rượu gạo nổi tiếng giúp tạo nhiều việc làm cho lao động ở đây. Số lao động tham gia vào các hoạt động này tương đối lớn 56 lao động trong tổng số 144 lao động điều tra. Số lao động làm việc bình quân dưới 100 ngày có 3 lao động chiếm 5,36% tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 25,30%. Số lao động có số ngày làm việc bình quân trong khoảng 100 – 200 ngày có 11 lao động chiếm tỷ lệ 19,64%. Còn số lao động có số ngày làm việc bình quân trong khoảng 200 – 300 ngày có số lượng lớn nhất 27 lao động chiếm tỷ lệ 48,21%, bình quân mổi lao động trong nhóm này làm 242,56 ngày công trong một năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của họ cũng khá cao 66,45%. Số lao động làm việc trên 300 ngày có tới 15 lao động chiếm 26,79%, tỷ suất sử dụng thời gian lao động khá cao 83,70% tương ứng với 305,50 ngày công một người làm trong một năm. Có thể nói đây là mức lao động tương đối lớn trong một năm của một lao động ở nông thôn do ở nông thôn các hoạt động trồng trọt chỉ mang tính thời vụ, các lao động đã kết hợp được thời gian nông và thời gian rảnh để làm các công việc khác tăng thời gian lao động. Cần tiếp tục khai thác điểm này để tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn Làm việc hiệu quả nhất đó là nhóm lao động phi nông nghiệp. Nhóm hộ này không có lao động làm việc dưới 100 ngày. Số ngày làm việc bình quân từ 100 – 200 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 43 ngày có 4 lao động chiếm 6,67% tổng số lao động phi nông nghiệp, bình quân mổi lao động làm được 169,53 ngày công/năm với tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 46,45%, đây là những lao động chủ yếu là tham gia buôn bán, làm công nhân, phục vụ... công việc của họ chưa ổn định. Có 40% số lượng lao động phi nông nghiệp làm việc bình quân từ 200 – 300 ngày tương ứng với 20 lao động, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của nhóm này là 67,29%. Đây là nhóm huy động được số lao động làm việc bình quân trên 300 ngày cao nhất với 26 lao động tương ứng với tỷ lệ 53,33%. Bình quân mổi năm một người làm 309,57 ngày công, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của nhóm là tương đối cao 84,81%. Do có nhiều chính sách tạo việc làm như xuất khẩu lao động chính vì thế mà có nhiều người tham gia vào hoạt động này, công việc của họ thường tăng ca nên thời gian lao động của nhóm này khá cao. Lao động thuộc nhóm hộ này đa số đều hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có công việc khá ổn định. Bên cạnh đó thời gian làm việc thường xuyên ổn định vì thế đời sống của những lao động thuộc những nhóm này đảm bảo hơn và khả năng đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cuộc sống của những lao động này sẽ cao hơn. 2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông thôn của các hộ điều tra 2.2.4.1. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập của hộ Việc xem xét so sánh giữa các hộ có mức thu nhập khác nhau là điều cần thiết để tìm thấy sự khác biệt giữa thời gian lao động của các nhóm. Theo phòng lao động thương binh xã hội huyện quy định theo tiêu chí phân loại hộ theo thu nhập như sau: - Hộ nghèo có thu nhập : dưới 400 nghìn đồng/người/tháng - Hộ cận nghèo : từ 401 – 520 nghìn đồng/người/tháng - Hộ trung bình : từ 520 – 600 nghìn đồng/người/tháng - Hộ khá : từ 600 nghìn đồng/người/thángTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 44 Bảng 2.10: Thời gian lao động phân theo mức thu nhập của các hộ nông dân Loại hộ Số lượng % Số ngày lđ/LĐ/Năm (Ngày-người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Hộ khá 17 28,33 259,63 71,13 Hộ trung bình 35 58,33 232,86 63,80 Hộ nghèo 8 13,33 218,96 59,99 Tổng/ BQC 60 100 234,47 64,25 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014) Qua số liệu điều tra ở bảng 10, tỷ suất sử dụng lao động giữa hộ khá và hộ nghèo có sự chênh lệch rất cao. Hộ khá có tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 71,13% trong khi đó với nhóm hộ nghèo tương ứng là 59,99% và hộ trung bình là 63,80%. Các hộ giàu có hai ưu thế cơ bản, đó là họ có nguồn vốn tích lũy từ ban đầu từ đó có khả năng giao lưu kinh tế và văn hóa rộng hơn. Yếu tố quan trọng nữa là họ có khả năng quản lý và tổ chức lao động trong gia đình chặt chẽ và hiệu quả. Các hộ nghèo không có các điều kiện này, họ phải làm những công việc làm mang lại lợi ích thấp. Từ đây cho thấy muốn tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần có những giải pháp ưu tiên các hộ nghèo một cách hợp lý. 2.2.4.2. Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động Độ tuổi của người lao động có ảnh hưởng tới thời gian làm việc trong năm do sức khỏe của con người chịu nhiều ảnh hưởng của độ tuổi. Đặc biệt trong nông nghiệp thì độ tuổi lao động thì rất đa dạng, có cả lao động dưới độ tuổi lao động và lao động ngoài độ tuổi tham gia lao động sản xuất. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp thì yếu tố kinh nghiệm là rất quan trọng. Những lao động có độ tuổi cao thì có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất do đó họ có thời gian làm việc trong năm cũng tương đối cao. Còn những lao động trẻ số lượng những lao động này tham gia sản suất nông nghiệp không cao. Ảnh hưởng của độ tuổi tới thời gian làm việc của hộ được thể hiện qua bảng sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 45 Bảng 2.11: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông Kiêm Phi nông nghiệp BQC Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Phân theo độ tuổi <15 5,26 131,25 35,96 0 0 0 0 0 0 131,25 35,96 15 – 34 28,42 190,54 52,20 46,43 234,19 64,16 50,00 272,60 74,68 245,48 67,25 35 - 54 52,63 195,13 53,46 41,07 240,63 65,92 40,00 282,38 77,36 239,44 65,60 >55 23,68 155,55 42,62 12,50 232,53 63,41 10,00 235,25 64,45 200,19 54,85 BQC 100 181,55 49,74 100 236,62 64,83 100 272,78 74,73 234,64 64,29 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2014) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 46 Qua bảng số liệu ta thấy đối với độ tuổi lao động dưới 15 tuổi chỉ có nhóm lao động thuần nông có lao động trong nhóm tuổi này chiếm 5,25% và chiếm 1,39% tổng số lao động điều tra. Số ngày lao động bình quân trong một năm của nhóm lao động này là 131,25 ngày công/năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động thấp chỉ 35,96%. Do trong nông nghiệp độ tuổi lao động đa dạng nên mặc dù những lao động này chưa tới độ tuổi lao động cũng tham gia lao động cùng gia đình. Đối với độ tuổi từ 15 tới 34 đây là nhóm lao động trẻ. Những lao động trong độ tuổi này một số do gia đình không có điều kiện nên nghĩ học ở nhà tham gia lao động với nhiều công việc khác nhau, những lao động đã qua đào tạo, những thanh niên đã hoặc chưa có công việc ổn định. Trong ba nhóm lao động thì nhóm lao động phi nông nghiệp có số ngày làm việc bình quân là lớn nhất 272,60 ngày công/năm do đó tỷ suất sử dụng lao động cũng cao nhất 74,68%, nhóm tuổi này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm lao động phi nông nghiệp chiếm 50%, chứng tỏ những lao động trẻ đang có xu hướng chọn những công việc phi nông nghiệp. Nhóm lao động thuần nông có số ngày làm việc thấp nhất 190,54 ngày công/năm, tỷ suất sử dụng lao động là 52,20%, do nông nghiệp cần một yếu tố quan trọng đó là kinh nghiệm mà những lao động này tuổi đời còn trẻ nên cũng chưa tích lủy được nhiều kinh nghiệm sản xuất và ý thức đối với công việc do đó thời gian làm việc chưa cao. Nhóm lao động nông kiêm có số ngày làm việc bình quân là 234,19 ngày công/năm chiếm 46,43%, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 64,16%. Đối với nhóm tuổi từ 35 đến 54 đây là nhóm lao động huy động được thời gian làm việc lớn nhất trong năm. Lao động thuần nông trong một năm bình quân mỗi người làm được 195,13 ngày công/năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 53,46% tuy chưa cao nhưng so với nhóm lao động thuần nông thì đây được coi là độ tuổi làm việc hiệu quả nhất. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao nhất phải kể đến nhóm lao động phi nông nghiệp 77,36%, mỗi năm huy động được 283,38 ngày công/năm mỗi lao động. Do đây là độ tuổi đã chín chắn cộng với đã có thời gian tích lủy kiến thức, kinh nghiệm, vốn cơ bản nên đã mạnh dạn đầu tư, thử sức với những cái mới chính vì thế mà đây là nhóm làm việc có hiệu quả nhất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 47 Những lao động có độ tuổi đã cao từ 55 tuổi trở lên, đây là những lao động đã trải qua nhiều kinh nghiệm tuổi đời cũng khá cao ở những độ tuổi này thì họ chỉ phải làm những công việc phụ trợ cho gia đình. Tuy nhiên do một số gia đình có con cái đi học hoặc làm việc xa với lại điều kiện ở nông thôn không được khá giả nên họ cũng phải làm việc nhiều số ngày công huy động cũng khá lớn, đối với nhóm lao động thuần nông là 155,55 ngày công/năm, với lao động nông kiêm là 232,53 ngày công/năm. Qua cách phân tổ lao động theo nhóm tuổi: Nhóm lao động trẻ gồm những người từ 15 đến 34 tuổi. Nhóm lao động trung niên gồm những người từ 35 đến 54 tuổi. Nhóm lao động cao tuổi gồm những người từ 55 tuổi trở lên. Thì nhóm lao động trẻ có hiệu quả làm việc cao nhất bình quân mổi người làm được 245,48 ngày công/năm tiếp theo đó là nhóm lao động từ 34 đến 54, bình quân mổi người làm được 239,44 ngày công/năm. Khả năng huy động thời gian lao động thấp nhất đó là nhóm tuổi dưới 15 xét theo khả năng huy động thời gian lao động. Tóm lại việc sử dụng ngày công lao động phân hoá theo độ tuổi. Độ tuổi càng lớn tuổi thì huy động được ngày công làm việc càng nhiều hơn những lao động nhỏ tuổi do họ ý thức được trách nhiệm của mình cao hơn và kinh nghiệm của người lao động. Thông qua việc phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi như trên ta có thể nắm được cơ cấu về tuổi đời của lực lượng lao động, tình hình biến động của lực lượng lao động và tình hình việc làm của mỗi nhóm tuổi. Từ đó tìm ra giải pháp giải quyết việc làm phù hợp cho từng đối tượng. 2.2.4.3. Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động Giới tính là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian làm việc của lao động. Sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua bảng sau: Ảnh hưởng thể hiện rỏ nhất ở nhóm lao động thuần nông. Trong tổng số 38 lao động thuần nông thì có tới 24 lao động nữ chiếm 63,16%. Ở nông thôn thì vai trò của người phụ nử rất quan trọng, họ thường làm những công việc tỷ mỷ, khéo léo như: chăn nuôi, chăm sóc, làm cỏ ngoài những công việc nông thì họ còn phải chăm lo cho gia đình. Còn người đàn ông thì thường làm những công việc có tính chất nặng nhọc hơn như là: làm đất, vận chuyển chính vì thế mà thời gian làm việc của nữ giới nhiều hơn nam giới. Bình quân mỗi năm nữ giới làm 182,21 ngày công/năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 49,43%. Trong khi đó mỗi năm nam giới làm 180,41 ngày tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 49,43%. Chính vì thế cần có biện pháp khắc phục vấn đề này. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 48 Đối với nhóm lao đông nông kiêm thì số lượng nữ giới và nam giới gần tương đương nhau nử chiếm 51,79% , nam giới chiếm 48,21%. Bình quân một lao động nam huy động được 230,59 ngày công/năm, lao động nử 242,24 ngày công/năm. Lý do có sự chênh lệch này là do đối với những lao động nông kiêm thì nam giới tranh thủ làm những công việc như thợ xây, thợ mộc, lái xe làm nông chỉ là phụ. Trong khi phụ nữ vừa làm những công việc như: buôn bán, thợ may họ còn tham gia sản xuất nông nghiệp. Đối với nhóm hộ phi nông nghiệp thì đối với những lao động làm trong các ở quan tổ chức nhà nước, tư nhân thì không có sự khác biệt về thời gian lao động. Tuy nhiên thì những lao động tham gia các ngành nghề khác nam giới thường có sức khỏe hơn nên họ thường tăng ca nhiều hơn dẩn tới thời gian lao động trong năm của nam giới cao hơn nữ giới, nam giới thời gian huy động là 284,26% tỷ suất sử dụng thời gian lao động của họ là 77,88% trong khi nữ giới là 258,15 ngày công/ năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 70,73%. Qua phân tích trên ta thấy độ giới tính ảnh hưởng tới thời gian lao động nó góp phần làm tăng số ngày công lao động lên tùy tính chất từng nghành nghề mà vai trò của nữ giới và nam giới cũng khác nhau. Đó là xét về khả năng huy động thời gian lao động trong nhiều trường hợp thì thời gian lao động cao chưa chắc thu nhập đã cao chính vì thế trong thời gian tới cần có các chính sách phù hợp vừa làm tăng thời gian lao động và thu nhập hoặc là vẩn giữ nguyên thời gian lao động nhưng thu nhập cho hoạt động đó tăng lên. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 49 Bảng 2.12: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông Kiêm Phi nông nghiệp BQC Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Giới tính Nam 36,84 180,41 49,43 48,21 230,59 63,17 56,00 284,26 77,88 242,19 66,35 Nữ 63,16 182,21 49,92 51,79 242,24 66,37 44,00 258,15 70,73 227,7 62,38 BQC 100 181,55 49,74 100 236,62 64,83 100 272,78 74,73 234,64 64,29 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 50 2.2.4.4. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động Ngoài giới tính, độ tuổi, thì trình độ văn hóa chuyên môn ảnh hưởng tới thời gian làm việc của lao động. Việc phân chia và tính được chính xác tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá khác nhau là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn lao động nông thôn cũng như những ảnh hưởng của nó tới thời gian lao động. Trình độ trung học là trình độ cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự học hỏi, tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất và kinh doanh. Sự hiểu biết về pháp luật, việc xây dựng đời sống văn minh, hiệu quả của các chính sách phát triển nông nghiệp... phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hoá của người lao động. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 51 Bảng 2.13: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) Chỉ tiêu Thuần nông Nông Kiêm Phi nông nghiệp BQC Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Cơ cấu % Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Số ngày làm việc BQ/LĐ (Ngày- người) Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%) Trình độ văn hóa Cấp I 55,26 173,99 47,67 33,93 227,51 62,33 14,29 249,77 68,43 207,81 56,93 Cấp II 26,32 184,65 50,59 37,5 234,35 64,21 16,07 263,96 72,32 228,59 62,62 Cấp III 13,16 184,34 51,87 10,71 240,58 65,91 17,86 264,69 72,52 238,67 65,39 Sơ cấp, TC 5,26 225,94 61,90 12,50 257,88 70,65 8,93 272,00 74,52 258,36 70,78 CĐ, ĐH 0 0 0 5,36 252,71 69,24 32,14 292,12 80,03 286,49 78,49 BQC 100 181,55 49,74 100 235,62 64,83 100 272,78 74,73 234,47 64,25 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2014) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 52 Qua bảng số liệu ta thấy trình độ văn hóa chuyên môn khác nhau sẽ có thời gian lao động khác nhau. Huy động thời gian lao động hiệu quả nhất đó là những lao động có trình độ chuyên môn. Đối với những nhóm lao động thuần nông thì không có người có trình độ CĐ – ĐH, chỉ có 2 lao động có trình độ sơ cấp với số ngày công huy động trong năm là 225,94, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 61,9%. Với nhóm lao động nông kiêm có 17,86% người có trình độ chuyên môn những lao động này trong một năm huy động ngày làm việc bình quân là 255,3 ngày công/người/năm. Lao động phi nông nghiệp có số lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn nhiều nhất thời gian huy động cũng cao nhất. Những lao động này thường làm việc cố định theo quy định nhà nước tuy nhiên ngoài thời gian rảnh họ còn tham gia các hoạt động phụ khác như buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình những lao động nay thuộc diện hộ khá giả và trung bình. Huy động thời gian làm việc thấp nhất đó là những lao động có trình độ cấp I. Thời gian làm việc bình quân của nhóm lao động này là 207,81 ngày công/năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 56,93%. Những lao động này chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp do không có điều kiện đi học nên phải bỏ học ở nhà tham gia lao động. Những lao động này thường không có trình độ nên họ chỉ thường làm những công việc đơn giản thu nhập họ cũng không cao thời gian rảnh rổi cũng nhiều nhất. Những lao có trình độ trung học là điều kiện cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự học hỏi, tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế mà những lao động này có thời gian lao động cao hơn những lo động chỉ mới học cấp I. Đối với những lao động cấp II một năm huy động ngày làm việc bình quân là 228,59 ngày công/người/năm, tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 62,63% còn lao động cấp III là 238,67 với tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 65,39%. Những lao động này ngoài những lao động lớn tuổi khi đó việc học hành chưa phổ biến gia đình còn khó khăn, thì còn lại là những lao động không đổ vào các trường trung học phổ thông hay CĐ – ĐH, nên tham gia lao động chính hoặc là phụ lao động ôn thi chờ thi tiếp. Đối với mỗi công việc đòi hỏi mỗi trình độ nhất định. Đối với nông nghiệp thì không chỉ cần kinh nghiệm mà người lao động cần có trình độ chuyên môn, kiến thức TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 53 kỹ thuật khi đó mới có thể tiếp thu thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hay những ngành nghề dịch vụ khác thì cũng phải có trình độ nhất định mới làm việc được. Chính vì thế trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lao động. Qua những phân tích ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thời gian làm việc của một lao động nông thôn để từ đó đưa ra những biện pháp để tăng thời gian làm việc bình quân của một lao động sao cho đạt hiệu quả sản xuất cao và hợp lý nhất, đồng thời có biện pháp nâng cao kiến thức cho người dân đặc biệt những người lao động nông nghiệp thông qua các buổi tập huấn, tổ chức tham quan học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG, TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN Qua phân tích thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn. 3.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch của đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, toàn diện. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Xã Võ Ninh là một xã đồng bằng, có vị trí rất quan trọng về quốc phòng an ninh và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Tuy nhiên, vẩn chưa tận dụng được hết tiềm năng sẳn có của xã. Hiện tại, sản xuất còn nhỏ lẻ, phát triển chậm, cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, tỷ lệ thất nghiệp khá cao, lao động nông thôn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa hơn khi việc canh tác lúa và cây trồng hoa màu đòi hỏi ít lao động thủ công do: trình độ cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hoàn chỉnh. Chính vì vậy trong thời gian tới xã cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và hợp lý. * Đối với ngành nông nghiệp - Tiếp tục thực hiện công tác đồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. Tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu, chú trọng đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Phát triển NTTS một nghề mới được khai thác trong nhiều năm lại đây trên địa bàn xã. - Tập trung cải tạo diện tích hoang hoá để mở rộng diện tích sản xuất, tăng diện TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 55 tích sản xuất nông nghiệp cho người dân. * Đối với ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng và Thương mại – dịch vụ - Du lịch: - Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. - Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở. - Xây dựng quy hoạch và nâng cấp tuyến đường quốc lộ 1A từ tỉnh lộ sẽ tạo được tiền đề tăng lưu thông hàng hoá, phát triển ngành thương mại – du lịch. - Bên cạnh đó cần đầu tư để nâng cấp chợ nông thôn ở trung tâm các xã, cung cấp mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng, tạo nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt các chợ nông sản đầu mối (chợ Võ Xá) - để trở thành các trung tâm trao đổi, giao lưu hàng hoá trong nội xã cũng như giữa các vùng trong huyện. 3.2. Chú trọng về công tác xuất khẩu lao động Hiện nay xuất khẩu lao động đang được nước ta quan tâm. Chính vì thế cần phải tạo được nhận thức đúng đắn trong các cấp và toàn xã hội về xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lượng nghề của lao động đi xuất khẩu đào tạo ngoại ngữ, giáo dục văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán của nước mà lao động sẽ đến nhằm tạo ra tính liên thông giữa thị trường lao động trong nước với thị trường lao động ngoài nước như: cung cầu, giá cả sức lao động. Coi trọng việc mở cửa từng thị trường sức lao động để người lao động Việt Nam nói chung và người lao động trong xã cũng như huyện nói riêng tiếp cận dần với trình độ chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo và ý thức tổ chức kỉ luật của các nước công nghiệp. Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục hợp tác với các cơ sở xuất khẩu lao động có uy tín trong và ngoài tỉnh và thị trường lao động nước ngoài để ưu tiên đưa số lao động có trình độ tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên nhưng chưa có nghề có nguyện vọng được xuất khẩu lao động. 3.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt xây dựng đội ngũ lao động nông nghiệp với trình độ kỹ thuật chuyên môn cao. Lao động nông thôn có trình độ hạn chế hơn so với lao động ở vùng thành thị. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 56 Do đó, để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân lao động thì công tác đào tạo nghề rất quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần gắn chặt với nhu cầu xã hội, không phải cứ đào tạo nghề một cách tràn lan không phù hợp với thực tiển làm cho lao động sau khi được đào tạo nghề vẩn không áp dụng vào thực tiển được bởi nhu cầu xã hội là không có. Cần phát huy tính bền vững tại chổ, tạo việc làm ngay chính trên địa bàn. Để phát triển nguồn nhân lực tại địa phương đồng thời tăng khả năng tìm việc làm của lao động chính quyền địa phương cần thống kê danh sách số lao động có nhu cầu học nghề theo từng loại nghề phù hợp. 3.4. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo Qua phân tích ở trên ta có thể thấy mức thu nhập của các hộ ảnh hưởng tới thời gian lao động. Các hộ nghèo có tỷ suất sử dụng lao động thấp. Chính vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cho những nhóm hộ này là rất quan trọng. Thông qua việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo có thể giúp các hộ này có nguồn vốn tích lủy cơ bản từ đó có thể cải thiện khả năng lao động của các lao động trong nhóm hộ này. Cần có các chính sách vay vốn với lãi suất thấp để những lao động có thể tiếp cận dể dàng với nguồn vốn, từ đó họ có thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho chính bản thôn họ. 3.5. Tổ chức thêm các ngành nghề phụ cho những lao động có thời gian nông nhàn hạ Đối với những lao động thuần nông thì thời gian huy động đối với những lao động này thấp. Vì vậy ngoài thời gian nông nhàn hạ họ không có việc để làm. Tận dụng được điều này cần tổ chức thêm các ngành nghề phụ có thể làm trong thời gian nông nhàn hạ. Thông qua các buổi tập huấn hay liên hệ với các cơ sở sản xuất để có thể đào tạo dạy nghề cho những đối tượng này. Đặc biệt cần quan tâm tới đối tượng là phụ nữ để có biệt pháp phù hợp cho đối tượng này. Bởi phụ nữ có một tầm quan trọng rất lớn đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Cần phát huy vai trò của hội phụ nữ thông qua tổ chức các lớp dạy nghề cho chị em đồng thời mở các buổi tham quan, học hỏi các mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi để chị em có thể mở mang kiến thức, học hỏi áp dụng vào mô hình của chính bản thân họ. 3.6. Áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa kết hợp với giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Một trong những mục tiêu của làm việc là tạo ra thu nhập chính vì thế mà trong TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 57 nông nghiệp cần áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật vào sản xuất điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị. Sản xuất của các hộ nông dân trong xã vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính vì thế cần liên kết hợp tác với các quán ăn, siêu thị, nhà hàng trên địa bàn và đặc biệt là ở khu vực thành phố Đồng Hới để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm giúp nông dân có thể tăng cường sản xuất các loại hàng hóa mà xã hội có nhu cầu từ đó hình thành nên những nhóm hộ sản xuất theo hướng hàng hóa hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, góp phần tạo thêm việc làm cho người nông dân đồng thời tăng thu nhập một mục tiêu mà giải quyết việc làm hướng tới. Đồng thời xã Võ Ninh có truyền thống nấu rượu gạo, cần đánh vào điểm này để góp phần tạo việc làm cho các hộ nông dân vào những lúc thời gian nông nhàn hạ vừa tạo ra thu nhập. Mà để sản xuất sản phẩm thì vấn đề chính là đầu ra, chính vì thế cần quảng bá, đưa thương hiệu rượu Võ Xá tới nhiều nơi để mọi người biết tới tạo ra một chuổi cung sản phẩm ổn định. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nước ta xuất phát điểm từ nông nghiệp, luôn lấy nhân dân làm gốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta vì vậy mà rất quan tâm tới Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phát triển nông thôn tạo cơ sở để ổn định cuộc sống của người dân, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Phát triển ngành nghề nông thôn giúp tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm lao động dư thừa trong nông thôn vì vậy thu nhập của người dân dần dần được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Đây là những mục tiêu mà các nhà chính trị luôn quan tâm. Vì vậy mà đánh giá được tình hình, đưa ra những nhận định sẽ giúp những người quan tâm có thể nắm bắt rỏ hơn về vấn đề mà mình đang tìm hiểu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài về thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tôi rút ra một số kết luận sau: Xã Võ Ninh có thế mạnh về vị trí địa lý chạy dọc quốc lộ 1 A theo địa bàn của xã, nơi giao cắt của nhiều tuyến đường liên xã, là điều kiện thuận lợi cho giao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, phát triển các ngành nghề, thương mại, dịch vụ. Đồng thời có nguồn tài nguyên đất phong phú với nguồn nước dồi dào, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới thì cơ sở hạ tầng vật chất ở xã đã ngày một hoàn thiện. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi, là nơi thuận lợi cho phát triển các điểm thương mại, dịch vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và phát triển các ngành khác. Quy mô và cơ cấu việc làm của xã cũng tương đối đa dạng với các loại hình hộ: thuần nông, nông kiêm, phi nông nghiệp. Tuy nhiên thì các ngành nghề phi nông nghiệp thu hút lao động chưa được phát triển nhiều, số lượng lao động nông kiêm chiếm tỷ lệ khá lớn, người lao động đã biết tận dụng thời gian để làm thêm các công việc khác tăng nguồn thu cho gia đình. Vẫn còn nhiều lao động thuần nông, chưa tận dụng được qủy thời gian của mình, chỉ làm việc vào những thời gian nông còn lại thời TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 59 gian nông nhàn hạ thì rảnh rổi dẩn đến thu nhập không cao. Ngành nghề chính của các lao động này chủ yếu là trồng trọt mà chủ yếu là cây lúa. Đề tài cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm của lao động nông thôn. Tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa chuyên môn, là những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian làm việc của lao động. Tùy theo ngành nghề đặc thù công việc mà nó ảnh hưởng tới thời gian làm việc khác nhau của lao động Trên cơ sở phân tích về thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đề tài đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn ở đây. Tóm lại, để giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn trên địa bàn xã cần phải giúp người dân lao đông khắc phục dần những yếu điểm và phát huy những thế mạnh sẳn có. 2. KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng lao động việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng lao động và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn xã. Nhưng đó chỉ là những giải pháp chính sách mang tính chất về lâu dài, điều quan trọng hơn là trong thời gian tới đây còn nhiều vấn đề bất cập để có thể sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo việc làm cho những lao động ở đây. Vì thế để những giải pháp trên có hiệu quả hơn có thể áp dụng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:  Đối với nhà nước - Tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để có thể hoàn thành các tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn phát triển sản xuất. - Đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ có tinh ứng dụng cao, trong đó tập trung vào cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi súc vật, bảo quản và chế biến nông sản phẩm. Để người dân có thể áp dụng vào sản xuất. - Phát huy hiệu quả các chương trình khuyến nông trên truyền hình, giúp người dân có thể dể dàng theo dỏi và học hỏi kiến thức từ các chương trình đó. - Có các chính sách ưu đãi cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 60 địa bàn nông thôn. Giúp giải quyết tình trạng thiếu việc làm ngay tại chổ, lại giảm được tình trạng di cư lên các thành phố lớn tìm việc làm. - Ưu tiên các dự án đầu tư trực tiếp vào người nghèo, các vùng nông thôn tụt hậu để đạt được sự phát triển cân đối giữa các vùng trong nước, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. - Thường xuyên thăm hỏi, động viên người dân làm ăn sản xuất, nhất là những cá nhân, tập thể làm ăn điển hình. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tăng thêm việc làm cho lao động nông thôn.  Đối với các cấp chính quyền - Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tư vấn về việc làm, phân cấp đối với từng đối tượng giúp cho việc tư vấn diển ra có hiệu quả. - Đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, quy hoạc xây dựng và nâng cấp các trường dạy nghề, đào tạo và thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội như: hội nông dân, hội phụ nử . . . để có thể phát huy sức mạnh của các hội thúc đẩy hội viên trong hội nổ lực tìm kiếm việc làm và tạo ra những việc làm mới trong thời gian nông nhàn hạ, giúp nhau cùng làm, phát huy tình làng nghĩa xóm. - Tổ chức tốt các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyên gia công nghệ, kỷ luật cho người lao động. - Mở các cuộc trưng cầu ý dân bàn về tình hình lao động việc làm trên địa bàn, để người dân đưa ra ý kiến của mình giúp cho họ nhận ra những vấn đề từ chính họ từ đó họ sẽ tự nâng cao kiến thức cho bản thân. Đồng thời đưa ra các danh hiệu nông dân làm ăn, sản xuất giỏi để người dân có thể phấn đấu làm việc có hiệu quả mạng lại thu nhập cho chính bản thân và giúp cho xã hội. - Có các biện pháp thu hút con em của người dân lao động trên địa bàn về tham gia lao động, cống hiến và xây dựng quê hương. Đặc biệt là lực lượng lao động có chuyên môn đang theo học ở các nơi khác.  Đối với từng lao động trong xã: mỗi lao động phải luôn có ý thức trách nhiệm của mình. Chủ động trong mọi việc nhất là tìm kiếm việc làm và nâng cao trình độ kinh nghiêm cho bản thân của. Phát huy sức mạnh của mình, khắc phục những yếu kém, yêu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 61 nghề, hướng nghiệp bằng chính sức mình trên chính quê hương. Tích cực tham gia các phong trào xã hội, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các lao động bên ngoài. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà, Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp”, trường Đại học Kinh tế Huế. 2. TS. Phùng Thị Huệ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Nguồn tin: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2003 (Phần kinh nghiệm Đài Loan) 3. Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS. Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. ThS. Mai Lệ Quyên, Bài giảng Nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh tế Huế. 5. Lao động nông thôn – Thách thức và xu thế phát triển giai đoạn sau 2010, Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội, 2006. 6. Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết HĐND Xã 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013. 7. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch Kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2014. 8. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch Kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2014; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2015. 9. Đề án “Xây dựng nông thôn mới xã Võ Ninh giai đoạn 2010 – 2015” 10. Biểu tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của UBND huyện Quảng Ninh - niên giám thống kê năm 2013 11. Biểu tổng hợp tình hình lao động – việc làm huyện Quảng Ninh - niên giám thống kê năm 2013 12. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 13. Các Website - (truy cập tháng 2 năm 2015) - (truy cập tháng 3 năm 2015) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Lựu 63 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế PHỤ LỤC ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ Người điều tra: Phan Thị Lựu Ngày điều tra: //2015 Địa điểm:Thôn. , xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình I.Thông tin chủ hộ Họ và tên người được phỏng vấn Quan hệ với chủ hộ Dân tộc Tuổi: ..Giới tính: Trình độ văn hóa Loại hộ: Phân theo thu nhập 1. Khá 2. Trung bình 3. Nghèo Phân theo ngành nghề 1. Thuần nông 2. Nông kiêm 3. Phi nông nghiệp STT: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế II.Tình hình chung của chủ hộ 2.1. Tình hình lao động ST T Họ tên lao động Tuổi Giới tính (Nam:1; Nử:0) Trình độ văn hóa, chuyên môn Năm 2014 Ngành nghề chính Ngành nghề phụ 1 2 3 4 5 6 Tình hình sử dụng thời gian lao động trong năm của lao động 2.2. Tình hình đất đai của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tổng diện tích đất nông nghiệp Sào 1, Đất sản xuất nông nghiệp Sào - Đất trồng lúa Sào - Đất trồng rau màu Sào - Đất trồng cây lâu năm Sào 2. Đất lâm nghiệp Sào 3. Đất NTTS SàoTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ) 1. Trâu bò kéo Con 2. Lợn nái sinh sản Con 3. Máy cày Cái 4. Máy kéo Cái 5. Máy tuốt Cái 6. Máy xay xát Cái 7. Loại khác 2.4. Thời gian làm việc Tính thường xuyên về thời gian làm việc của lao động Thời gian làm việc Chỉ tiêu LĐ 1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 >= 40h/tuần < 40h/tuần Thời gian làm việc của lao động a. Đối với trồng trọt: - Sản xuất lúa + Số vụ trồng trong 1 năm: . Vụ Đông xuân: Thời gian trồng là: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Các khâu Thời gian tiến hành Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Làm đất Gieo cấy Chăm sóc Thu hoạch Chế biến Vụ Hè thu Các khâu Thời gian tiến hành Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Số ngày Giờ/ngày Làm đất Gieo cấy Chăm sóc Thu hoạch Chế biến - Sản xuất rau màu + Số vụ trồng trong 1 năm:. + Thời gian trồng các vụ là khi nào và đến khi nào? TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Các khâu Thời gian tiến hành Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Làm đất Gieo trồng Chăm sóc Thu hoạch b. Đối với chăn nuôi + Gia đình thường chăn nuôi gì? + Thời gian chăn nuôi từng loại Thủy sản:.. Gà:. Vịt: Lợn: .. Trâu, bò: Khác: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Thời gian chăn nuôi đối với từng loại của mổi lao động: Các loại Thời gian tiến hành Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Số ngày Giờ/ngày Thủy sản Lợn Gà Vịt Trâu, bò Khác c. Đối với nghành nghề dịch vụ Thời gian làm việc đối với từng ngành nghề của mổi lao động: Các loại Thời gian tiến hành Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Số ngày Giờ/ngày Buôn bán Làm việc trong các TCĐT Thợ xây May, đan lát Xe thồ KhácTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Thu nhập từ các hoạt động của lao động Chỉ tiêu ĐVT LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 Tổng thu 1000đ I, Thu từ NN 1000đ 1, Trồng trọt 1000đ 2, Chăn nuôi 1000đ 3, Thủy sản 1000đ 4, Lâm nghiệp 1000đ II, Thu từ PNN 1000đ 2.5. Những nguyên nhân mà ông (bà) cho là ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động trong những năm qua Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năn2014 1. Xem chương trình khuyến nông trên TV 2. Nghe chương trình khuyến nông trên đài TNVN 3. Đọc báo và các tạp chí chuyên ngành 4. Tham gia các lớp tập huấn 5. Tiếp cận các ấn bản khuyến nông 6. Quan hệ kinh tế với ngoài huyện 7. Có điện thoại 8. Có xe máyTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 2.6. Vào lúc không có mùa vụ, thời gian rảnh, ông (bà) có làm gì để tạo them thu nhập không? 2.7. Ông bà có dự định làm việc ngoài địa phương không? Lao động 1: . Lao động 2 Lao động 3: .. Lao động 4: . 2.8. Nếu có là làm việc tại địa phương ông bà sẽ làm gì? ở đâu? Lao động 1: . Lao động 2 Lao động 3: .. Lao động 4: . 2.9. Những khó khăn và trở ngại khi ông bà làm việc tại địa phương. Lao động 1: . Lao động 2 Lao động 3: .. Lao động 4: . 2.10. Ông, bà có ý định đi học nghề không. Lao động 1: . Lao động 2 Lao động 3: .. Lao động 4: . 2. 11. Khó khăn hiện tại của gia đình là gì? 2.12. Một số đề xuất của ông (bà) để tạo việc làm, nâng cao thu nhập Xin chân thành cảm ơn ông bà (bà) đã cung cấp thông tin!TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lao_dong_viec_lam_cua_lao_dong_nong_thon_tren_dia_ban_xa_vo_ninh_huyen_quang_ninh_tinh_qu.pdf
Luận văn liên quan