Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu các loại hàng hóa trừ trường hợp danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. - Đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác. - Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải thương nhân trên cơ sở hợp đồng ký kết theo qui định của pháp luật được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. - Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

doc102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn hàng có chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho công ty. - Trong 2 năm 2010 và 2011 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình 64 chuyền may hàng dệt kim và đưa tổng số chuyền may của toàn công ty lên 172 chuyền với số lao động gần một vạn người. sau đó công ty không đầu tư mở rộng thêm nhà máy may nữa mà tập trung đầu tư chiều sâu và công tác mở rộng thị trường, công tác thiết kế mẫu để gia thêm giá trị hiệu quả kinh tế cho sản phẩm. - Tiếp tục nghiên cứu lập các dự án đầu tư cho sản phẩm mới để khi khấu hao hết giá trị đầu tư của các nhà máy may thì đầu tư tiếp. * Phát hành thêm cổ phiếu để lấy vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án TNG Phú Bình của công ty. 2.2.3. Đánh giá chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. 2.2.3.1. Những thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không ngừng phát triển qua các năm. Doanh thu của công ty đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, từ 42 tỷ năm 2002 (những năm đầu cổ phần hóa) tăng lên 622,83 tỷ năm 2010. Năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, tác động đến ngành dệt may nói chung và công ty TNG nói riêng, doanh thu của công ty đạt 473,5 tỷ đồng giảm so với năm 2008 (năm 2008 là 617,54 tỷ đồng), nhưng xét trên toàn ngành dệt may đây cũng là kết quả đánh khen thưởng thể hiện sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty khắc phục khủng hoảng, tiếp tục đi vào ổn định sản xuất. Quy mô sản xuất được mở rộng, tạo công ăn việc làm,thu nhập cho nhiều lao động. Thị trường của công ty được mở rộng. Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 2009 tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu của công ty đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ: do ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tăng cao nhu cầu chi tiêu của người dân giảm, làm giảm các đơn đặt hàng của thị trường này mà đây lại là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, nhiều thị trường mới, đặc biệt là thị trường Hồng Kông và Pháp. Sau một thời gian thực hiện chủ trương, công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến, tuy năm 2009 doanh thu có giảm nhưng là do nguyên nhân khách quan, đến năm 2010 doanh thu của công ty lại tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các khu vực khác nhau. Hiện nay công ty có thị trường tiêu thụ ở trên nhiều nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng mà công ty đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh như thị trường Nhật Bản,Thổ Nhĩ Kỳ,.... Hiệp định thương mại dệt may Việt Mỹ có hiệu lực, tạo điều kiện cho công ty phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị trường khiến kim ngạch xuất sang thị trường Mỹ. Năm 2005, EU xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam cũng tạo điều kiện cho công ty phát triển thị trường này, góp phần mở rộng đa dạng thị trường, tìm kiếm các khách hàng lớn. Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng. Sự thông thoáng hơn của nền kinh tế đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng nguyên phụ liệu dệt may, đây chính là tiền đề thuận lợi để Công ty chủ động phát triển kinh doanh theo hình thức FOB. Nắm bắt cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, trong 4 năm gần đây Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ. Chính điều này đã giúp công ty nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng mới và đấy cũng là nhân tố tác động mạnh để doanh thu của công ty có những tăng trưởng vượt bậc. Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao. Điều này đạt nhờ công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện đại, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản phẩm đối với công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ sau khi cổ phần hóa, công ty đã đầu tư các thiết bị chuyên dụng tự động tiên tiến, hiện đại. Đến nay tổng giá trị đầu tư vào máy móc thiết bị lên đến trên 135,5 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để nâng cao năng suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Mặt khác công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu: năng xuất - chất lượng - hiệu quả, luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ. Bảng 2.17: Một số loại máy móc chuyên dụng của công ty (ĐVT: Chiếc) Chủng loại Nhãn hiệu Nước sản xuất Số lượng Máy bổ túi quần Ducope Hồng Kông 6 Máy ép keo Hasima Hồng Kông 7 Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ Brother Hồng Kông 448 Máy vắt sổ 2 kim 6 chỉ Máy thùa phẳng điện tử Juky Hồng Kông 16 Máy may đáp túi Kansai Hồng Kông 23 Máy may cạp mũi may móc xích Brother Hồng Kông 65 Máy may gấu có cắt chỉ tự động Brother Hồng Kông 8 Bàn là treo Namoto Hồng Kông 120 Máy cắt nhám tự động Cutex Hồng Kông 10 Máy thêu SWF  Hàn Quốc 9 (Nguồn: Phòng quản lý thiết bị) Công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Công ty đã áp dụng và thực hiện tốt các nội dung các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi đến công ty đặt hàng và đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan đến người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Trong các giao dịch ký kết hợp đồng với các công ty nước ngoài, công ty đều nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy hình ảnh và uy tín của công ty được nâng cao trong con mắt của các bạn hàng, đơn hàng đến với công ty ngày càng tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty, ký kết với công ty những hợp đồng dài hạn giá trị lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động xuất khẩu công ty còn thực hiện tốt chế độ chính sách với Nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy định, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ba bên: người lao động - người sử dụng lao động - Nhà nước, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động như tiêu chuẩn trách nhiệm Xã hội SA 8000, để đảm bảo quyền lợi của các người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với công ty. 2.2.3.2. Những mặt hạn chế Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao. Hiện nay mặc dù công ty có những phân xưởng sản xuất khép kín đầu tư máy móc hiện đại nhưng vẫn có những khâu thực hiện yếu kém nên chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao, năng suất lao động giảm. Thiết bị hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ, các khâu chưa thực sự liên kết chặt chẽ với nhau còn qua nhiều khâu trung gian gây mất thời gian giảm năng suất, trong đó một số khâu trong quy trình sản xuất vẫn còn công đoạn thủ công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng gia công Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Cụ thể như khách hàng The Children’s Place, Columbia Sportswear,.... trước khi đặt hàng đều tiến hành đánh giá theo các nhà máy có đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (American Standard) hay không. Nguồn nguyên phụ liệu đa số là do các đối tác cung cấp như vậy có thể thấy khách hàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng nguồn nguyên vật liệu công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ nước ngoài Đây cũng là một trong những mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài dễ có sự biến động về số lượng và giá cả của nguồn cung, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, giá nguyên vật liệu tăng là nguyên nhân làm giảm doanh thu và lợi nhuận Thị trường xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty năm 2009 chiếm 52.59% kim ngạch xuất khẩu của công ty đến năm 2010 là 58,9%. Nhưng bắt đầu từ 2/2009, hàng dệt may vào Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn, bởi Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về An toàn sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ ngày 14/8/2008. Luật quy định tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tuân thủ theo những quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ khi vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu đô–la Mỹ, so với tối đa là vài triệu đô–la Mỹ trước đây. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến dệt may Việt Nam nói chung và công ty TNG nói riêng, buộc các doanh nghiệp phải chú ý hơn về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm khi sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Khâu quảng bá sản phẩm còn chưa tốt, đặc biệt là thị trường trong nước Từ khi cổ phần hóa đến nay, thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chính của công ty. Thương hiệu TNG tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Công tác quảng bá sản phẩm và bán sản phẩm trong nước mới chỉ được công ty quan tâm trong thời gian gần đây, nhưng cũng chưa đem lại khoản doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Mẫu mã sản phẩm chưa được đổi mới và thường lặp lại Khâu thiết kế sản phẩm trong công ty vẫn còn yếu kém, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm. Các sản phẩm mẫu mã chưa phong phú, đa số là dựa vào các thiết kế của khách hàng. Chất lượng lao động chưa được đảm bảo Lao động tại địa phương hầu hết là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Do đó, khi có nhu cầu công ty phải thực hiện đào tạo rồi mới đưa vào sử dụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí, thời gian mà còn dễ dẫn đến chảy máu chất xám nếu không quản lý nguồn nhân lực tốt. 2.2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế - Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị. - Các nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng và sản lượng thấp. Trong năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho hàng may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng. - Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức. - Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế, đặc biệt là thị trường trong nước. - Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Nguồn nhân công giá thấp cũng là một lợi thế nhưng không phải là lợi thế bền vững vì hai lý do: khả năng chuyển dịch của lao động giữa các vùng là khá cao và năng suất lao động của TNG thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn trong ngành. Và hiện nay, lao động ngành may dịch chuyển trở lại khu vực nông nghiệp khi lương của công nhân trong ngành may là khá thấp không đủ bù đắp chi phí sinh hoạt. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, nếu TNG tiếp tục khai thác nguồn lao động giá thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc nhiều gây nên việc thiếu lao động cho hoạt động sản xuất. - Số nhân viên có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề nhân viên hơn nữa, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty. - Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao. - Trong hoạt động kinh doanh đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước và quốc tế. Thị trường trong nước như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệp may 6, Công ty may Nhà Bè… Thị trường nước ngoài như: Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia… là những nước có sự phát triển rất mạnh ngành dệt may trong những năm gần đây. Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các công ty khác cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải có những bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh. 2.3. Kết luận Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1979, tiền thân là xí nghiệp may Bắc Thái. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc. Qua hơn 30 năm hoạt động công ty đã có nhiều khách hàng trên thị trường thế giới, một số khách hàng có cam kết hoạt động lâu dài với công ty như: The children’s place, Columbia Sportswear,.... Công ty đã có những vị thế đáng kể trong thị trường hàng may mặc xuất khẩu trong nước. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính của công ty, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một vấn đề theo chốt nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận của công ty. Qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty, sẽ nêu ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác xuất khẩu, từ đó sẽ có những phương hướng biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm sắp tới. CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng của toàn ngành dệt may * Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may năm 2011 và dự báo: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 1,8 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 13,8% kế hoạch năm. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc dự báo đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2010. Trong tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường tăng mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 659,1 triệu USD, tăng 11,4% so tháng 12/2010 và tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tuy giảm nhẹ 3,2% so tháng 12/2010 nhưng tăng tới 82,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đức đạt cao nhất, trên 58,8 triệu USD tăng 0,14% so tháng 12/2010 và tăng 52,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 41,2 triệu USD, giảm 2,4% so tháng 12/2010 nhưng tăng 125,4% so cùng kỳ năm ngoái; sang Anh đạt 37,75 triệu USD, tăng 0,5% so tháng 12/2010 và tăng 96,4% so cùng kỳ năm ngoái… Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cũng tăng 11,1% so tháng 12/2010 và tăng 83,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu hàng dệt may sang ASEAN đạt 93,4 triệu USD, tăng 22,16% so tháng 12/2010 và tăng 109,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang một số thị trường tăng đột biến so với tháng 1/2010 như Canada tăng 218,1%; sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 154,25%; sang Đan Mạch tăng 226,67%; sang Campuchia tăng 144,21%... Bảng 3.1: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 1/2011 Thị trường Tháng 1/2011 (USD) So tháng 12/2010 (%) So tháng 1/2010 (%) Hoa Kỳ 659.108.899 11,40 40,77 EU 232.231.382 -3,23 82,46 Nhật Bản 133.444.680 11,12 83,39 Hàn Quốc 71.183.224 38,06 143,03 CHLB Đức 58.800.312 0,14 52,79 Tây Ban Nha 41.197.245 -2,41 125,39 Anh 37.757.320 0,52 96,41 ASEAN 93.371.934 22,16 109,18 Canada 20.353.568 -4,82 218,10 Hà Lan 18.558.236 -16,32 42,67 Pháp 17.709.037 -15,64 56,48 Đài Loan 16.488.755 -4,92 34,79 Italia 15.944.626 -7,68 47,63 Bỉ 12.831.186 2,91 78,51 Thổ Nhĩ Kỳ 12.752.781 15,10 154,25 Trung Quốc 10.044.532 -14,12 161,88 Đan Mạch 9.642.682 7,74 226,67 Nga 7.575.333 -20,69 55,38 Campuchia 7.439.178 15,34 144,21 Thụy Điển 7.020.222 -19,87 124,89 Mêhicô 6.347.063 12,58 59,95 Ôxtraylia 5.934.112 21,91 26,03 Inđônêxia 5.660.496 -26,38 23,92 Hồng Kông 5.205.930 -13,03 64,58 UAE 5.130.082 -7,22 55,98 (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) Bảng 3.2: Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010-2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch XK hàng dệt (triệu USD) 1.553,5 1.798,8 1.942,7 2.212,7 Kim ngạch NK hàng dệt (triệu USD) 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt (triệu USD) -3.503,4 -3.368,0 -3.048,0 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc (triệu USD) 9.665,4 11.198,6 12.989,0 13.805,3 Kim ngạch NK hàng may mặc( triệu USD) 379,8 414,0 451,3 497,3 Cán cân thương mại ngành may mặc (triệu USD) 9.285,6 10.784,6 12.538,7 13.408,0 (Nguồn: www.trademap.org) Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2010-2020 Mặt hàng Đơn vị 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông Nghìn tấn 20 255 235 60 430 370 Sợi nhân tạo Nghìn tấn 260 220 600 370 Chỉ và filamen Nghìn tấn 350 790 440 650 1.350 700 Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950 (Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội) Ngành dệt may Việt Nam có những lợi thế: - Chi phí nhân công cạnh tranh - Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hàng năm bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, cần cù … - Thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành dệt may. - Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…đã khá quen thuộc với các mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn nữa theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Triển vọng từ các thị trường: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 do nền kinh tế các nước và khu vực đang dần hồi phục tuy đà tăng trưởng còn chậm chạp so với mong đợi của các chuyên gia. Nhưng trong những tháng đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đang gia tăng làm gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ các thị trường lớn. Bảng 3.4: Tham khảo trị giá nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn giai đoạn 2005- 2010 và dự báo 2011 (ĐVT: tỷ USD) Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dự báo 2011 Hoa Kỳ 97,37 101,15 103,98 100,51 81,06 93,30 98,86 Đức 36,31 39,02 42,33 45,27 45,34 47,55 49,15 Nhật Bản 27,50 29,11 29,36 31,66 31,07 31,76 32,17 Anh 27,86 29,29 32,60 31,54 27,31 29,03 29,53 Pháp 24,58 25,59 28,80 30,95 26,95 29,44 30,09 Italia 21,30 23,93 26,71 27,55 23,01 25,14 25,67 Trung Quốc 23,44 25,68 25,37 25,00 21,78 20,78 20,35 Bỉ 11,69 12,37 13,83 14,91 12,38 13,85 14,61 Canada 9,91 10,73 11,55 11,93 10,55 11,34 12,08 (Nguồn: www.trdemap.org) Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 3.5: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1.Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000 2.Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3.Sản phẩm chủ yếu - Bông, xơ 1000 tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650 - Vải các loại Triệu M2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70 (Nguồn: Bộ công thương) 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển chung của công ty trong những năm tới như sau: May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in, thêu,.... Tiến tới kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và kinh doanh bất động sản. Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% từ nay đến năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, phát huy tối đa công suất thiết kế để tăng năng suất lao động. Công ty cũng thường xuyên bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới. -> Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ trợ rất phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, công ty luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn. Về đầu tư Trong năm 2011 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại văn phòng công ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy mô 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m2, tổng vốn đầu tư tạm tính là 100 tỷ đồng. Tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị tạm tính 30 tỷ. Đầu tư xây dựng, trang thiết bị cho nhà may TNG Phú Bình dự định đưa vào sản xuất vào quý III năm 2011. Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca thì tổng doanh thu của công ty năm 2011 đạt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 50 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau: Bảng 3.6: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu (tỷ) 1.000 1.500 1.800 1.900 2.100 Lợi nhuận (tỷ) 50 60 80 100 130 Vốn ĐL (tỷ) 120 120 120 120 120 EPS (đ) 4.166 5.000 6.666 8.333 10.833 (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 3.2.1 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động marketing Hiện tại công ty chưa có phòng marketing, toàn bộ hoạt động marketing tìm kiếm, mở rộng thị trường đều do phòng thị trường đảm nhận, chính vì vậy hoạt động marketing của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong những năm qua công tác thị trường đã được công ty quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng và đẩy mạnh, việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của các năm trước, căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký kết và căn cứ vào khả năng sản xuất của Công ty chứ chưa thực sự chú trọng đến các thông tin xác thực về thị trường. Do đó Công ty cần phải nghiên cứu khả năng cũng như nhu cầu thị trường nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ và tạo điều kiện cho chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. Củng cố thị trường hiện có Trong cơ chế thị trường, cơ chế cạnh tranh tìm được bạn hàng nhất là khách mua hàng đã khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng, khách hàng cũ đã có mối quan hệ buôn bán, làm ăn hiểu biết lẫn nhau và có uy tín với nhau còn khó hơn. Cái cốt yếu để giành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng và khách hàng quen thuộc, làm ăn có uy tín. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh và muốn được như vậy thì phong cách làm ăn của Công ty với các bạn hàng và khách hàng cũng phải thể hiện được chữ tín, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích của mình, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi cả một mối quan hệ làm ăn lâu dài, mất nhiều thời gian và công sức mới gây dựng được việc tận dụng quan hệ cũ để tiếp tục gây dựng công việc làm ăn mới là công việc dễ dàng hơn nhiều so với việc gây dựng mối quan hệ mới. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá tương lai, triển vọng của các bạn hàng cũ, từ đó tập trung vào những mối quan hệ hiệu quả hơn trong hợp tác kinh doanh cả hiện tại cũng như lâu dài. Thị trường truyền thống của Công ty là EU, Mỹ, Đức. Duy trì thị trường hay giữ được khách hàng hiện có luôn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược thị trường của Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG. Do khách hàng của Công ty chủ yếu là các đại lý, các nhà bán buôn nên những giải pháp đưa ra ở đây chủ yếu để áp dụng cho những khách hàng này. Công ty cần tạo được các rào cản chống lại việc các khách hàng hiện tại của mình chuyển sang các nhà cung cấp khác bằng một số biện pháp: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đã cam kết. Đối với các sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng thì cần phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng mẫu thiết kế, đúng các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Đưa ra những khoản chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng quen, những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn Công ty có thể tăng cường gắn bó với khách hàng bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng, thu thập kết quả đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Công ty, từ đó có thể nắm bắt những nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng và đảm bảo cung cấp các sản phẩm một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt công việc này, Công ty cần phải tạo ra những nhân viên bán hàng có đầy đủ kỹ năng bán hàng, cũng như kỹ năng giao tiếp, liên hệ với khách hàng nhằm thu được những thông tin cần thiết Tăng cường nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường mới và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện Ngoài khách hàng truyền thống thì trong tương lai để mở rộng thị trường, tăng tiêu thụ sản phẩm thì Công ty còn cần phải thu hút một lượng khách hàng mới. Để thu hút được lượng khách hàng này Công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có những khoản chi phí khá lớn do vậy việc lựa chọn hình thức quảng cáo là tuỳ thuộc vào chi phí mà Công ty chi cho hoạt động quảng cáo. Đối với điều kiện của Công ty hiện nay thì cần thực hiện các hình thức quảng cáo sau : Ø Quảng cáo trên các tạp chí, báo chuyên ngành thời trang, đối tượng là các nhà kinh doanh doanh trong lĩnh vực may mặc, những người tiêu dùng. Ø Quảng cáo qua thư trực tiếp. Với hình thức này là gửi các tới các khách hàng đã được lựa chọn có tên và địa chỉ rõ ràng, thông tin chính xác thường được thể hiện dưới dạng bản chào hàng có đính kèm theo quyền giới thiệu, catalog, tài liệu, danh sách giá… Ø Quảng cáo trên danh bạ công nghiệp. Công ty có thể tiến hành cung cấp thông tin về Công ty, sản phẩm đang kinh doanh trên các danh bạ công nghiệp nhằm mục đích hướng vào các nhà quản trị, công ty có nhu cầu thuê may gia công và đang tiến hành lựa chọn nhà may. Ø Công ty còn cần tham gia các chương trình hội chợ trong nước và quốc tế về hàng may mặc, ở đó Công ty sẽ có điều kiện để cho nhiều khách hàng đang có nhu cầu biết đến. Đây là hình thức quảng cáo, lan truyền tên và lĩnh vực kinh doanh của Công ty đến các nhà sản xuất có nhu cầu về mặt hàng may mặc. Việc hoạch định một chiến lược tổng thể về thị trường là việc có tầm quan trọng hàng đầu, để xây dựng chiến lược này Công Ty phải nắm rõ được năng lực và hiện trạng của sản xuất, đặc điểm, tính chất và thể chế của thị trường ngoài nước nhằm trả lời các câu hỏi xuất khẩu mặt hàng gì, xuất khẩu đi đâu, xuất khẩu với số lượng bao nhiêu, xuất khẩu như thế nào và có vấn đề gì trong quan hệ song phương, trên cơ sở đó Công Ty xác định tốc độ phát triển cho từng thị trường và cơ cấu mặt hàng đi cho đối tác. Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng thị trường hàng hoá, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của Công Ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc đề ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng thị trường hàng hoá cần xác định cho mình một nhiệm vụ cụ thể đó là : Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội trợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan Nhà Nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính xác để đưa ra các quyết định đúng về thị trường. Phối hợp với ban lãnh đạo của Công ty cũng như phối hợp với từng phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất. Tăng cường tiếp cận, nghiên cứu thị trường trong nước: hiện nay các mặt hàng của công ty vẫn còn khá vắng bóng trên thị trường trong nước, để cải thiện tình hình này công ty cần có những chiến lược cụ thể như: nghiên cứu tiếp cận nhu cầu, thị hiếu của người dân, cải tiến mẫu mã cho phù hợp,.... Duy trì và phát huy lợi thế của những sản phẩm hiện có, cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới Để sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng chấp nhận, thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa trong tương lai thì Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG Thái Nguyên cần xây dựng các giải pháp về sản phẩm hợp lý và và thích ứng với từng thời kỳ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận. Nhu cầu may mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng trong các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu này cũng thay đổi khác nhau, và tùy thuộc vào từng lứa tuổi, từng vùng, từng tập quán, thị hiếu của từng dân tộc, mức thu nhập khác nhau thì nhu cầu về may mặc cũng khác nhau. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nhu cầu về may mặc đòi hỏi càng cao. Do đó sản phẩm ngành may cần phải thật đa dạng về cả kích cỡ, mẫu mốt, tầng lớp… Bởi vậy trong chính sách sản phẩm của mình, Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG Thái Nguyên không nên dừng lại ở các sản phẩm truyền thống mà cần phải cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển thêm các sản phẩm mới như: bộ complet, quần áo công sở, đồng phục cho học sinh, quần áo thời trang… Để có thể được nhiều sản phẩm mới, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Với việc phát triển sản phẩm mới thì Công ty phải tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường, lắng nghe ý kiến của khách hàng, những ý kiến đóng góp của các nhà phân phối, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh… rồi từ đó thiết kế mẫu mã tạo ra sản phẩm mới. Việc phát triển sản phẩm cần có sự phối hợp giữa các bộ phận nghiên cứu thị trường và phòng kỹ thuật. Có như vậy việc phát triển sản phẩm mới đáp ứng và thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Hiện nay nguồn hàng của công ty chủ yếu là do bên khách hàng chỉ định, nhằm tăng lợi nhuận trong thời gian tới công ty cần tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, để tự mình có thể đặt hàng và sản xuất. Tạo nguồn hàng tốt, chất lượng và giá cả hợp lý sẽ cho phép công ty thực hiện các hợp đồng thuận tiện, đảm bảo uy tín với khách hàng. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng bằng việc trực tiếp thu mua của các nhà sản xuất hoặc tham gia liên doanh liên kết tự sản xuất, xây dựng vùng cung cấp hàng may mặc tập trung phục vụ cho xuất khẩu nhằm giảm thiểu các chi phí trung gian, thu gom lẻ tẻ. 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm Đối với bất kỳ một Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì vấn đề nâng cao chât lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng và đó chính là vũ khí cạnh tranh hàng đầu. Tăng chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội, từ đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị đầu vào, góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng sản lượng tiêu thụ. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm thì cần phải hoàn thiện chất lượng ngày từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, từ công nghệ sản xuất, tay nghề người lao động. - Hoàn thiện chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu từ phía nhà cung ứng: Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu. Trước hết để đảm bảo hàng về nhập kho đáp ứng đủ chất lượng thì bộ phận kiểm tra chất lượng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu sản phẩm cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư nguyên vật liệu, phụ liệu một cách kỹ lưỡng theo các yêu cầu sẵn có sau đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Để đảm bảo chất lượng Công ty cần có các tiêu thức để đánh giá nhà cung ứng như: chất lượng vật tư được cung ứng, tiến độ, thời gian đáp ứng các yêu cầu về vật tư, giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng dịch vụ sau bán hàng, uy tín của nhà cung ứng trên thị trường… Bên cạnh đó Công ty nên cải tạo nhà kho cũ và xây dựng thêm một nhà kho để việc chứa đựng vật tư được đảm bảo. Đồng thời thường xuyên tiến hành các hoạt động kê khai và kiểm kê vật tư trong kho để đảm bảo không bị mất mát, suy giảm chất lượng vật tư và tránh thiệt hại trong sản xuất. - Hoàn thiện chất lượng từ công nghệ sản xuất: Để đạt được các sản phẩm có chất lượng tố thì máy móc thiết bị cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Máy móc thiết bị hiện đại có thể đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Vì vậy đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công ty cần phải trang bị thêm máy cắt, máy giặt là, máy hấp để đảm bảo cho sản phẩm đầu ra được hoàn thiện, giảm bớt tỷ lệ sai hỏng, chất lượng từ đó được nâng cao. Đầu tư chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng một số mặt hàng chủ lực, có uy tín về nhãn hiệu hàng hoá, có giá cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ thuật, với chiến lược phát triển của Công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất. Song tìm giải pháp để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính quyết định tới tốc độ phát triển. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tay nghề, ý thức tổ chức của người lao động. Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG Thái Nguyên hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ, năng động và nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên để ngày một nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên thì Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: + Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với nội dung, chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ công nhân viên trong Công ty. Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về công nghệ, về kỹ năng làm việc. + Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi nhằm giúp cho đội ngũ lao động có điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất. 3.2.3. Thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại TNG cũng như hầu hết các công ty Việt Nam khi nhập khẩu hàng hoá thường sử dụng điều khoản CIF. Hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích các công ty có quan hệ buôn bán với nước ngoài thay hình thức “mua CIF bán FOB” bằng hình thức “mua FOB bán CIF”. Công ty rất quan tâm đến vấn đề này, nếu có điều kiện sử dụng FOB trong nhập khẩu Công ty có thể tiết kiệm được chi phí vận tải và bảo hiểm cũng như thời gian giao hàng chủ động hơn. Để dần thay thế điều kiện bán hàng cũ và tình hình thực tế Công ty có thể yêu cầu nhà cung ứng thuê hãng vận tải và bảo hiểm. Công ty chọn lựa các hợp đồng nhập khẩu hoặc Công ty tiến hành đứng ra mua bảo hiểm hàng hoá tức là dùng CFR thay cho CIF. 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng lao động của công ty ngày càng được nâng cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, và còn một thực trạng khá phổ biến là cùng với việc tuyển thêm nhân công thì cũng có nhiều lao động bỏ việc, đặc biệt là sau các dịp nghỉ lễ tết. Để tránh tình trạng này công ty có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng lao động: Tuyển dụng lao động là một yếu tố khách quan với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Chỉ có tuyển chọn lao động các doanh nghiệp mới có một đội ngũ lao động có đủ trình độ. Việc đào tạo và tái đào tạo được xem như giải pháp trước mắt nhằm cải thiện năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Về lâu dài doanh nghiệp cần tiến hành tuyển dụng lao động mới. Hiện nay cơ cấu lao động của công ty còn chưa hợp lý, chất lượng chưa cao. Nhìn vào bảng 3.7 (trang bên) ta có thể thấy trình độ lao động ở bậc đại học mới chỉ chiếm 6,93% trong tổng số lao động, đây là một tỷ lệ thấp, còn số lao động ở trình độ cao đẳng và trung cấp cũng mới chỉ chiếm 5,4%, điều này chứng tỏ chất lượng lao động của doanh nghiệp chưa thực sự đươc đảm bảo. Bảng 3.7: Cơ cấu lao động của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 Nội dung 2009 2010 Chênh lệch Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ % 1. Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 5.184 714 87,89 12,11 4.281 845 83,52 16,48 -903 131 -17,42 18,35 2. Theo trình độ - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Trình độ khác 180 54 132 5532 3,05 0,92 2,24 93,79 355 112 165 4.494 6,93 2,18 3,22 87,67 175 58 33 -1.038 97,22 107,41 25 -18,76 3. Theo hình thức HĐLĐ - Không xác định thời hạn - Thời hạn 1 – 3 năm - Thử việc - Vụ việc dưới 3 tháng 2.268 3.234 300 96 38,45 54,83 5,09 1,63 2.311 2.480 260 75 45,08 48,38 5,07 1,46 43 -754 -40 -21 1,9 -23,31 -13,33 -21,88 Tổng 5.898 100 5.126 100 -772 -13,09 (Nguồn phòng tổ chức-hành chính) Hiện nay, công ty đang có những chương trình nhằm mở rộng năng lực sản xuất. Do đó, công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác tuyển dụng lao động. Để làm được điều này công ty cần thực hiện một số yêu cầu sau: Dựa vào cơ cấu lao động mà công ty đang hướng tới để phân tích đánh giá công việc trước khi tuyển dụng nhân viên mới. Chỉ tuyển những người có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm…phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc. Có như vậy công ty mới có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cũng như khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh. Khuyến khích, thúc đẩy người lao động: Để phát huy khả năng của từng người lao động, công ty nên có những biện pháp khuyến khích người lao động như: - Khen thưởng, biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng đối với những người có thành tích thực sự trước toàn thể cán bộ công nhân viên. Tạo ra dư luận đánh giá cao những cố gắng của người lao động trong sản xuất kinh doanh. - Luôn tạo cơ hội để người lao động học tập nâng cao trình độ, mở ra con đường thăng tiến cho họ. - Xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động, tránh tình trạng lao động căng thẳng kéo dài, không đủ điều kiện bù đắp cho hao phí sức lao động. - Tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát cho người lao động để tạo cho họ có tinh thần thoải mái, đoàn kết gắn bó với nhau trong công ty. Sử dụng lao động với cơ cấu hợp lý, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, sử dụng lao động hợp lý, tuyển chọn những lao động có khả năng đáp ứng tốt các công việc được giao, thường xuyên khuyến khích người lao động làm việc hăng say sẽ làm cho công ty không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho công ty phát triển bền vững. Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động Với những lao động được đào tạo và tuyển dụng có tay nghề cũng như trình độ chuyên môn rất khác nhau vì vậy việc phân công họ vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao nhất sẽ giúp DN tận dụng được tối đa tiềm lực của mỗi lao động. Ngoài ra công ty cần phải lên những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phân của công ty nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh gay gắt khiến cho công ty có rất ít cơ hội tăng giá bán sản phẩm. Mục tiêu của công ty hiện nay là làm sao tăng được tỷ suất lợi nhuận. Để giải quyết vấn đề này Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG và các công ty khác trong nền kinh tế thị trường phải luôn chú trọng đến nhân tố con người trong công ty bởi họ là đối tượng của công tác lãnh đạo, quản lý và là những người điều hành và thúc đẩy các hoạt động của công ty. Trong đó phải chú ý đặc biệt đến đội ngũ cán bộ kinh doanh. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu vì vậy càng đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân viên tác nghiệp có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của công ty và của sản xuất trong nước. Tuy nhiên để có được đội ngũ nhân viên như vậy, mỗi nhân viên và cán bộ lãnh đạo của Công ty phải là những người giỏi về nghiệp vụ chuyên môn của mình ở vị trí của mình trong công ty, đồng thời phải có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ (tiếng Anh) trong hoạt động kinh doanh của mình, hiểu biết tâm lý, thị hiếu, thói quen của khách hàng trên các thị trường quan tâm. Các cán bộ phải luôn rèn luyện thói quen theo dõi, ghi nhận nghiên cứu và phân tích các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh, thị trường và giá cả trên thị trường nước ngoài. Như vậy có thể thấy trình độ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác này. Trong khi đó thì lực lượng làm công tác xuất nhập khẩu của công ty hiện nay còn rất thiếu và còn nhiều sơ suất trong nghiệp vụ cũng như trong giao tiếp bằng ngoại ngữ. Chính vì thế cho nên trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cũng như trẻ hoá đội ngũ làm công tác này hoặc công ty có thể tạo điều kiện cho lực lượng cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu tự trang bị kiến thức cho mình bằng cách tạo cho họ điều kiện về thời gian, vật chất, hoặc có những phần thưởng cho những ai thường xuyên tự học hỏi như tăng lương, nâng bậc...Có như vậy thì trong thời gian tới khả năng tác nghiệp của cán bộ trong công ty sẽ dần dần nâng nên. Thực hiện việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc trong các phòng kinh doanh để kịp thời nắm bắt các nhu cầu và biến động của thị trường thông qua việc tham gia các mạng thông tin sẵn có ở thị trường Việt Nam. Thêm vào đó khả năng tiếp thị tốt cũng là một trong các tiêu chuẩn không thể thiếu đối với Công ty. Bởi vì thị trường mà công ty tiếp cận là thị trường nước ngoài, nơi mà các đòi hỏi tiêu chuẩn phải cao hơn hẳn so với thị trường trong nước và phải luôn ở mức ngang bằng với các tiêu chuẩn chung của thị trường thế giới. 3.2.5. Áp dụng hình thức thương mại điện tử Đối với thế giới thì hình thức thương mại điện tử được rất nhiều công ty sử dụng, nhưng với Việt Nam thì đây là hình thức còn mới mẻ và đang dần được triển khai. Công ty nên từng bước tham gia vào hình thức kinh doanh này thông qua mạng kết nối quốc gia và toàn cầu. Sử dụng bán hàng trên Internet giúp các nhà cung ứng, khách hàng biết được nhiều thông tin và tìm đến Công ty, việc khai thác hình thức bán hàng này cũng giúp cho việc giảm chi phí chẳng hạn Công ty có thể gửi các thư điện tử thương mại tới nhiều vị trí khác nhau với cước phí rẻ hơn nhiều so với điện fax. Đặc biệt tiến tới Công ty có thể thiết kế các trang Web về Công ty và ngành nghề kinh doanh tới thị trường mục tiêu, giảm tối thiểu chi phí giao dịch cho việc đi lại và thăm viếng khách hàng. 3.2.6. Cải tiến phương thức thanh toán Là đơn vị hoạt động kinh doanh lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, phải sử dụng tới nhiều vốn huy động đặc biệt là vốn vay ngân hàng, Công ty rất chú trọng đến công tác tránh ứ đọng vốn nhất là với lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc, có nhiều hợp đồng giá trị lớn thì việc chiếm dụng vốn của khách hàng gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong việc quay vòng vốn và lãi suất phải trả ngân hàng. Công ty cần phải có những biện pháp kích thích công việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Ø Khi ký hợp đồng tuỳ theo giá trị lô hàng và uy tín về thời gian thanh toán của khách hàng yêu câù bên mua ứng trước từ 20 – 50% giá trị thanh toán. Ø Kích thích việc thanh toán nhanh chóng những khoản chiết khấu đối với đơn vị trả tiền nhanh hoặc phần trăm lãi suất ngân hàng đối với khách hàng trả tiền chậm. Ø Do việc thanh toán và tính toán tiền hàng của Công ty liên quan tới ngoại tệ nên phải chú ý tới tỷ giá hối đoái. Công ty phải có sự so sánh chênh lệnh tỷ giá hối đoái khi nhập hàng và thanh toán cho nhà cung ứng với tỷ giá hối đoán khi bán hàng cho khách hàng và nhận thanh toán của khách hàng. Khi mà tỷ giá hối đoái bị hạ thấp xuống tức là khi giá đồng nội tệ được nâng lên so với đồng ngoại tệ thì lúc đó nhập khẩu đem lại hiệu quả hơn cho Công ty vì khi đó sẽ phải bỏ ra chi phí thấp hơn. Ngược lại khi mà đồng nội tệ bị phá giá thì việc nhập khẩu sẽ gây ra một chi phí lớn. Trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái của chúng ta hầu như được nhà nước thả nổi trong một giới hạn do đó nó hoàn toàn do thị trường cung cầu ngoại tệ điều chỉnh. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cho kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cần luôn luôn chú trọng việc nắm bắt thông tin, nghiên cứu kỹ thông tin về tỷ giá hối đoái. Từ đó ra các quyết định thanh toán cả của Công ty với nhà cung ứng và thanh toán của khách hàng với Công ty sao cho có các quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất. Ø Hiện nay công ty áp dụng khá nhiều hình thức tín dụng chứng từ (thanh toán LC). Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc không linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau thì phương thức LC mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy công ty cần linh hoạt trong phương thức thanh toán, đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức này nhằm thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn thì dùng phương thức chuyển tiền. KẾT LUẬN Quá trình hội nhập của nền kinh tế đã tạo ra cho Công ty một môi trường kinh doanh đầy biến động với nhiều cơ hội phát triển và thể hiện mình nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Trong quá trình hội nhập đó, tất yếu sẽ diễn ra hoạt động thương mại quốc tế giao lưu với các nước trên thế giới bằng con đường xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại TNG là một Công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG Thái Nguyên đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Sản phẩm của Công ty ngày một phong phú hơn về chủng loại, đa dạng về màu sắc, kích thước. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty nên áp dụng một số các biện pháp như: hoàn thiện công tác marketing, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, đồng bộ trong sản xuất,........ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Lê Thị Vân Anh (2003), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế PGS.TS Vũ Chí Lộc (2004), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu” Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh (2010), “Bài giảng môn quản trị tài chính”. Trang web điện tử, “Thư viện học liệu mở Việt Nam” Báo điện tử, “Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương” Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, NXB Thống kê 2001, “Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc239.kilobooks.com.doc
Luận văn liên quan