Sau khi nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tình hình kinh tế xã hội của huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa ra mộ số kết luận như sau:
1, Tình hình nghèo đói chung của huyện còn ở mức khá cao so với thực trạng
nghèo đói chung của cả nước, toàn huyện trong năm 2010 còn có tới 4.468 hộ nghèo,
tương đương chiếm đến 35,1% tổng số hộ trong toàn huyện, trong khi đó tỷ lệ hộ
nghèo của Việt Nam bình quân là 22%, con số này đã cho ta thấy được tình hình
nghèo đói của huyện nói chung còn ở mức khá cao so với cả nước.
2, Thực trạng sản xuất, sinh hoạt của các hộ nghèo. Qua điều tra thực tế đã
cho ta thấy, cuộc sống và sinh hoạt của các hộ điều tra chủ yếu họ còn mang tính tự
cấp tự túc, các tư liệu sản xuất còn mang tính thô sơ và lạc hậu, gần như các hộ nghèo
chưa áp dụng được sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuât.
Họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Ngoài
ra nhà ở của họ cũng chỉ mang tính tạm bợ, các loại đồ dùng và phương tiện đi lại
cũng chỉ mang tính truyền thống và thô sơ. Ngoài ra các loại giống cây trồng và vật
nuôi của các hộ nghèo chủ yếu là các loại giống cũ, họ thường không có hoặc có thì
cũng rất ít cơ hội để tiếp cận cũng như thay đổi và áp dụng các giống mới vào xuất,
từ đó đã làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi của họ rất thấp, hiệu quả kinh tế
không cao.
3, Qua điều tra thực tế đã cho ta thấy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn
đến tình trạng nghèo đói của các hộ điều tra, tuy nhiên từ số liệu điều tra đã cho ta
thấy được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ nông
dân ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An như sau:
- Nghèo đói do họ thiếu vốn và tư liệu sản xuất.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn.
- Đông con và thiếu lao động.
Ốm đau và các tệ nạn xã hội, và một số nguyên nhân khác
Đại học Kinh tế Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở huyện Quỳ châu tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đủ thì các nhóm hộ nghèo
còn lạc hậu hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá. Cụ thể ở từng loại
công nụ như sau, đối với trâu bò cày kéo, nhóm hộ nghèo chỉ đạt bình quân 0,39
con/hộ, còn đối với hộ trung bình 1,13 con/hộ, và đối với hộ khá 1,27 con/hộ. Ngoài ra
Đại
học
Kin
h tế
u
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 57
đối với lợn nái sinh sản ở hộ nghèo cũng rất thấp, chỉ có đạt bình quân 0,36 con/hộ,
đối với hộ trung bình tỷ lệ bình quân là 1con/hộ, còn hộ khá là 1,33 con/hộ. Qua đó đã
cho chúng ta thấy được phần nào sư chênh lệch về công cụ sản xuất giữa các nhóm hộ
có sự khác biệt và chênh lệch đến mức nào. Ngoài ra một số tư liệu khác cũng có sự
khác biệt khá rõ ràng. Như máy tuốt lúa đối với hộ nghèo chỉ đạt bình quân 0,18
máy/hộ, còn hộ khá là 0,67 máy/hộ. ngoài ra đối với hộ nghèo một số công cụ như:
máy xay xát, xe công nông hay máy cày. Thì gần như không có, các công cụ đó chỉ
có các nhóm hộ khá và trung bình mới có thể sắm được, chính vì thế đã làm cho sự
chênh lệch khá lớn về hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Làm cho các
nhóm hộ nghèo đòi hỏi phải dùng chính sức lao động của mình nhiều hơn, và hiệu quả
trong quá trình sản xuất cũng thấp, và năng suất lao động cũng không cao.
Tóm lại. các hộ nghèo nếu muốn thực sự vượt nghèo thì không có cách nào
khác là phải đầu tư các tư liệu tiến tiến vào sản xuất, đòi hỏi họ phải thay đổi phương
thức canh tác lạc hậu, kém hiệu quả đồng thời phải học hỏi và áp dụng tốt các loại
công cụ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất để đạt hiệu quả nhất trong công việc, có
như thế thì họ mới có thể thoát nghèo được.
2.3.3.1.4. Nhà ở và đồ dùng sinh hoạt của các hộ điều tra.
Nhà ở và các đồ dùng sinh hoạt là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi hộ gia
đình, nó phản ãnh một cách khá khách quan đến mức thu nhập, mức sống cũng như
chất lượng cuộc sống đối với mỗi hộ gia đình. Vì thế đối với các nhóm hộ khác nhau
cũng sẽ khác nhau về nhà ở và trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình..
Qua điều tra thực tế 60 hộ ở 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của của huyện
Quỳ Châu đã cho ta thấy rõ ở bảng trên như sau. Cụ thể đã điều tra 33 hộ nghèo, 15
hộ trung bình và 12 hộ khá. Trong 33 hộ nghèo điều tra đã có tới 11 nhà bán kiên cố
tương đương vói 33,33% trong tổng số 33 hộ nghèo điều tra. Điều càng đáng chú ý
hơn nữa là trong 33 hộ nghèo thì có đến 18 hộ mới chỉ có nhà tạm để ở, và chỉ có 4
nhà kiên cố. Trong khi đó thì hộ trung bình và hộ khá thì số lượng nhà kiên cố là khá
cao, cụ thể như trong 15 hộ trung bình điều tra thì có đến 10 hộ có nhà kiên cố để ở,
tương đương chiếm 66,66% trong tổng số 15 hộ trung bình,số nhà tạm chỉ có 1 hộ, chỉ
chiém 6,67% Và trong 12 hộ khá điều tra thì có tới 7 hộ có nhà kiên cố tương ứng với
58,33% trong tổng số 12 hộ điều tra, và không có hộ nào là nhà tạm bợ, điều đó đã cho
ta thấy được sự khác biệt khá rõ ràng giữa các nhóm hộ.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 58
Bảng 9: Tình hình nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ Nghèo Hộ Trung Bình Hộ khá
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1. Nhà ở 33 100 15 100 12 100
- Nhà bán kiên cố Cái 11 33,33 4 26,67 5 41,67
- Nhà Tạm Cái 18 54,55 1 6,67 0 0,00
- Nhà kiên cố Cái 4 12,12 10 66,66 7 58,33
2. Trang bị đồ dùng gia đình
- Xe máy Chiếc 11 33,33 8 53,35 16 133,33
- Ti vi Cái 23 69,70 15 100 12 100
- Radio-caset Cái 10 30,30 4 26,67 1 8,33
- Quạt điện Cái 26 78,79 21 140 27 225
- Xe đạp Chiếc 25 75,76 10 66,67 7 58,33
- Tủ lạnh Cái 0 0,00 3 20,00 7 58,33
- Tủ gỗ tốt Cái 5 15,15 4 26,67 10 83,33
- Bàn gỗ tốt Cái 8 24,24 4 26,67 9 75,00
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 59
Hơn nữa, các yếu tố trang bị đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cũng có sự khác
nhau khá rõ ràng, đối với các nhóm hộ nghèo các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cũng
chỉ chủ yếu các loại đồ dùng mang tính chất thô sơ, như các loại đồ dùng cơ bản như xe
đạp, Radio - caset, quạt điện và tivi thì gần như trong các hộ nghèo hộ nào cũng có, tuy
nhiên các loại đồ dùng với giá trị kinh tế cao hơn như: xe máy, tủ lạnh, hay tủ gỗ tốt thì
lại rất ít hoặc giường như không có. Cụ thể như: xe máy trong 33 hộ điều tra thì chỉ có
11 chiếc, tương đương chỉ chiếm 33,33%, tủ lanh thì không có hộ nào có cả, trong khi
đó các nhóm hộ trung bình và hộ khá thì các laọi công cụ sinh hoạt có giá trị kinh tế cao
thì lại chiếm tỷ lệ rất cao, điển hình như, nhóm hộ trung bình thì có đến 53,35% số hộ là
có xe máy, 20% số hộ có tủ lạnh, 26,67% số hộ có bàn ghế, giường tủ tốt để dùng, và
nhóm hộ khá cũng có đến 16 chiếc xe máy trong tổng số 12 hộ khá điều tra, tương
đương chiếm tỷ lệ 133,33%. Hơn nữa tỷ lệ hộ có tủ gỗ tốt và tủ lạnh dùng cũng chiếm tỷ
lệ rất cao, có đến 10 hộ có tủ gỗ tôt, và 7 hộ có tủ lạnh dùng. Qua đó đã cho ta thấy được
sự chênh rất rõ ràng về mức sống cũng như mức thu nhập của các nhóm hộ, do đó đây
cũng là một yếu tố phản ãnh rất rõ ràng sự chênh lệch về mức sống cũng như mức thu
nhập giữa các nhóm hộ giàu, nghèo, và hộ trung bình.
2.4 . Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra.
2.4.1. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.
Thu nhập là kết quả của một quá trình sản xuất, kinh doanh của nông hộ, nó
phản ánh hiệu quả của một quá trình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập cao thì đời sống
của các nông hộ càng cao và ngược lại, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng là
chỉ tiêu phản ánh khá chính xác đầy đủ thực trạng đời sống, mức độ sống của các hộ
nghèo đói.
Qua bảng số liệu (Bảng số 9) đã cho ta thấy rõ được cơ cấu thu nhập của các
nhóm hộ điều tra rất cụ thể, tổng mức thu nhập bình quân chung cho cả 3 nhóm hộ
là 30.829.000 đồng, trong đó thu từ trồng trọt là 10.272.000 đồng, chăn nuôi
11.187.000 đồng, lâm nghiệp 3.372.000 đồng, và từ một số nghành khác là
5.998.000 đồng.
Đại
học
Ki
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 60
Bảng 10: Cơ cấu tổng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra
(tính bình quân/hộ/năm)
Chỉ tiêu BQ Chung
NHÓM HỘ
Hộ Nghèo Hộ Trung Bình Hộ Khá
(1000đ) % (1000đ) % (1000đ) % (1000đ) %
Tổng thu 30.829 100 21.126 100 31.913 100 56.158 100
1. Thu từ Trồng trọt 10.272 33,32 8.230 38,96 11.867 37,19 13.892 24,74
2. Thu từ Chăn nuôi 11.187 36,29 6.861 32,47 14.087 44,14 19.458 34,65
3. Thu từ Lâm nghiệp 3.372 10,94 2.258 10,69 3.187 9,98 6.667 11,87
4. Thu từ Nghành khác 5.998 19,45 3.777 17,88 2.772 8,69 16.141 28,74
(Nguồn số liệu điều ra thực tế năm 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 61
Trong đó cụ thể trong mỗi nhóm hộ lại có các mức thu nhập hoàn toàn khác
nhau, đối với nhóm hộ nghèo mức thu nhập của họ rất thấp, bình quân chỉ có
21.126.000 đồng/hộ/năm. Trong đó thu nhập từ trồng trọt chỉ có 8.230.000 đồng,
tương đương chiếm 38,96%, từ chăn nuôi là 6.861.000 đồng, chiếm 32,47%, và
còn lại là thu nhập từ lâm nghiệp và một số ngành nghề khác chiếm khoảng
28,57%. Đối với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá mức thu nhập của họ có cao
hơn hẳn, ở nhóm hộ trung bình, mức thu nhập bình quân của họ là 31.913.000
đồng/hộ/năm. Trong đó thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi, thu từ trồng
trọt 11.867.000 đồng, chiếm 37,19% mức tổng thu nhập của cả hộ và từ chăn nuôi
là 14.087.000 đồng chiếm 44,14% , còn lại là thu từ một số nghành nghề khác
chiếm khoảng 18,67%. Còn nhóm hộ khá, mức thu nhập bình quân của họ rất cao
so vơi mặt bằng chung, thu nhập trung bình mỗi hộ là 56.158.000 đồng, trong đó
các hộ này thu rất đồng đều từ tất cất nghành, từ trồng trọt là 13.829.000 đồng,
tương đương chiếm khoảng 24,74% mức tổng thu nhập của toàn hộ. Từ chăn nuôi
là 19.458.000đồng, tương đương khoảng 34,65% và từ lâm nghiệp 6.667.000đồng
còn từ các nghành khác là 16.141.000đồng.
Qua đó đã cho ta thấy được một điều rất rõ ràng là, các hộ nghèo muốn
thoát khỏi cảnh nghèo thì đòi hỏi phải có sự chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
mới để tăng năng suất, tăng thu nhập, đồng thời phải phát triển đa dạng các nghành
nghề một cách đồng đều và hợp lý, như thế mới có thể đem lại cho họ một mức thu
nhập ổn định và có thể xoá đói giảm nghèo được./.
2.4.2. Hiệu quả một số cây trồng chính.
Khi nói đến sản xuất nông nghiệp chúng ta không thể không kể đến vai trò
to lớn của nghành trồng trọt, đó là một trong những nguồn thu chính của các hộ
nông dân ở huyện Quỳ Châu các cây trồng chính mà người dân ở đây trồng đó là:
lúa, keo, mía... Ngoài ra còn có thêm một số loài cây khác, tuy nhiên để đi vào
nghiên cứu cụ thể từng loại cây một chúng ta cùng đi vào cụ thể hơn về tình hình
sản xuất của 3 loại cây trồng chính ở (Bảng 10) dưới đây.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 62
Bảng 11: Hiệu quả một số cây trồng chính của các hộ điều tra.
(tính bình quân/1hộ/vụ)
Chỉ tiêu ĐVT
TỔNG, BQ
CHUNG
Nhóm Hộ
Hộ nghèo Trung bình Hộ khá
1. Lúa 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 2.920 2.297 2.860 4.708
Tổng chi phí sx 1000 đ 1.175 1.027 1.087 1.629
Thu nhập 1000 đ 1.745 1.270 1.773 3.079
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 2,49 2,24 2,63 2,89
Thu nhập/chi phí Lần 1,49 1,24 1,63 1,89
Tổng thu/lao động 1000 đ 1.270 1.083 1.100 1.945
Thu nhập/lao động 1000 đ 759 559 682 1.272
2. Cây mía 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 3.150 3.867 7.613 11.625
Tổng chi phí sx 1000 đ 1.395 1.836 2.860 3.858
Thu nhập 1000 đ 1.755 2.031 4.753 7.767
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 2,26 2,11 2,66 3,01
Thu nhập/chi phí Lần 1,26 1,11 1,66 2,01
Tổng thu/lao động 1000 đ 1.370 1.824 2.928 4.804
Thu nhập/lao động 1000 đ 763 958 1.828 3.209
3. Cây keo 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 6.355 1.867 3.160 6.667
Tổng chi phí sx 1000 đ 2.497 960 1.667 2.250
Thu nhập 1000 đ 3.858 907 1.493 4.417
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 2,55 1,94 1,90 2,96
Thu nhập/chi phí Lần 1,55 0,94 0,90 1,96
Tổng thu/lao động 1000 đ 2.763 881 1.215 2.755
Thu nhập/lao động 1000 đ 1.677 428 574 1.825
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 63
Qua bảng số liệu trên đã cho ta thấy được rõ hơn giữa các nhóm hộ có một sự chênh
lệch khá lớn, giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình thì năng suất cây trồng cao hơn hẳn
so với nhóm hộ nghèo, lý do họ đạt được năng suất cao hơn là họ biết đầu tư hợp lý hơn,
các tư liệu sản xuất của họ có sự tiến bộ hơn, khả năng áp dụng KH-KT vào sản xuất của họ
cao hơn, vì thế năng suất cây trồng của hai nhóm hộ này cao hơn nhóm hộ nghèo.
Cây lúa vốn là cây trồng mang tính truyền thống của người dân địa phương nơi
đây, tuy nhiên do ở đây là khu vực miền núi, do đó diện tích đất để người dân nơi đây
sản xuất là rất it, mặc dù vậy nhưng gần như hộ nào cũng sản xuất lúa, tuy nhiên tính
hiệu quả, mức độ năng suất của các nhóm hộ thì cũng khác nhau, ở hộ nghèo mức độ
năng suất là rất thấp, bình quân tổng thu mỗi hộ chỉ 2.297.000 đồng/hộ/vụ, còn ở nhóm
hộ trung bình và hộ khá thì mức độ năng suất là cao hơn, đối với hộ trung bình có mức
tổng thu bình quân là 2.860.000đồng/hộ/vụ, hộ khá là 4.708.000 đồng/hộ/vụ. Sở dĩ có
sự chênh lệch như vậy điều đó cũng dễ dàng lí giải, bởi vì nhóm hộ trung bình và nhóm
hộ khá có nhiều điều kiện để chăm sóc hơn, họ đầu tư nhiều hơn, điều kiện của họ tốt
hơn về mọi mặt, từ đó làm cho tổng thu/chi phí của các nhóm hộ này cũng cao hơn, từ
đó làm cho mức chi phí đầu tư của các nhóm hộ cũng khác nhau rõ rệt. ở nhóm hộ
nghèo và hộ trung bình mức độ đầu tư tương đối thấp, chỉ 1.027.000đ đối với hộ nghèo,
và 1.087.000đ đối với hộ trung bình, ở nhóm hộ khá mức độ đầu tư cao hơn
1.629.000đ/hộ/vụ, vì thế năng suất của họ cao hơn, hộ khá là 2,89 (lần). Còn đối với
nhóm hộ nghèo thì tỷ lệ này rất thấp, chỉ đạt 2,24 (lần), ở nhóm hộ trung bình, tỷ lệ này
là 2,63 (lần), Nhóm hộ khá có mức thu nhập trung bình/lao động là 1.272.000 đồng/lao
động/vụ. Còn nhóm hộ trung bình tỷ lệ này là 682.000đ, nhóm hộ nghèo chỉ có
559.000đ. Tương ứng mức thu nhập/chi phí của các nhóm hộ là: 1,24 (lần) đối với hộ
nghèo, 1,63(lần) đối với hộ trung bình và 1,89(lần) đối với nhóm hộ khá.
Một trong những cây trồng khác của các hộ nông dân ở nơi đây đó chính là cây
keo. Rất nhiều hộ nông dân ở nơi đây đã đầu tư vào trồng keo và cũng đã đem lại hiệu
quả khá rõ rệt, góp một phần đáng kểt vào công tác XĐGN của các hộ, mỗi năm bình
quân mức tổng thu từ cây keo đối với hộ nghèo là 1.637.000đ, hộ trung bình là
3.160.000đ và 6.667.000đ đoói với hộ khá tương ứng mức thu nhập/lao động là
428.000đ, 574.000đ và 1.825.000đ/lao động/năm .
Khi nói đến cây trồng ở địa phương này chúng ta không thể không kể đến cây
Mía, đây là một trong những loại cây thuộc thế mạnh của địa phương, qua số liệu điều
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 64
tra đã cho ta thấy rõ rằng tỷ suất sình lời của cây mía ở đây là rất cao. Bình quân
chung của các nhóm hộ nghèo là 2,11 lần, đối với nhóm hộ trung bình là 2,66 lần, và
đối với nhóm hộ khá là 3,01 lần. Tương đương với bình quân mức thu nhập/lao động/
vụ là. Đối với hộ nghèo tỷ lệ này là 2.171.000, đối với nhóm hộ trung bình là
2.800.000đ, và nhóm hộ khá là 4.804.000đ.
Vậy qua số liệu phân tích 3 loại cây trồng chính ở huyện Quỳ Châu ở 3 nhóm hộ
đã cho ta thấy rằng, nhóm hộ khá có năng suất cây trồng cao hơn và mang lại hiệu quả
kinh tế cũng cao hơn. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng của hộ nghèo theo hướng có hiệu quả kinh tế phù hợp với thế mạnh của vùng vẫn
chưa thực sự thực hiện có hiệu quả, các hộ nghèo còn bị động vì còn phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, trình độ tiếp cận khoa học kĩ thuật, công tác khuyến nông chưa thực sự
gần gũi với dân, đât đai thì cằn cỗi, chiphí cho nghành thì cao... những điều này đã mang
lại những điều thật sự bất lợi cho người dân, đặc biệt những hộ nghèo đã khó khăn lại
càng khó khăn thêm. Vì vậy cần có các chính sách phù hợp để nâng từng bước đời sống
của các nhóm hộ,dặc biệt là nhóm hộ nghèo lên cho kịp với các nhóm hộ khác, góp phần
tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương.
2.4.3. Hiệu quả một số vật nuôi chính.
Khi nói đến nông dân chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến hai hình ảnh
luôn gắn liền với họ đó chính là sản xuất và chăn nuôi, đâylà hai yếu tố không thể
thiếu đối với người dân sản xuất nông nghiệp, chính vì thế ngành chăn nuôi cũng sẽ
chiếm một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ những ngày
dựng nước. Nó phát triển và có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nghành trồng trọt,
đồng thời gắn liền với đời sống cũng như trình độ phát triển của con người trong từng
giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội.
Quỳ Châu là một huyện thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc
vào nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi chiếm một vị trí rất lớn, các hộ nông
dân có thể tận dụng những phụ phẩm của nghành trồng trọt để phục vụ cho nghành
chăn nuôi để giảm thiểu chi phí thức ăn để đầu tư cho các loại khác.
Đại
h c
Ki
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 65
Bảng 12: Hiệu quả một số vật nuôi chính của các hộ điều tra.
Đơn vị tính: (Bình quân/hộ/năm)
Chỉ tiêu ĐVT TỔNG, BQ
CHUNG
Nhóm Hộ
Hộ nghèo Trung bình Hộ khá
1. Trâu Bò 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 4.827 3.267 6.187 7.416
Tổng chi phí sx 1000 đ 3.632 2.942 4.240 4.767
Thu nhập 1000 đ 1.195 325 1.947 2.649
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 1,33 1,11 1,46 1,56
Thu nhập/chi phí Lần 0,33 0,11 0,46 0,56
Tổng thu/lao động 1000 đ 2.099 1.541 2.380 3.064
Thu nhập/lao động 1000 đ 520 153 749 1.095
2. Chăn nuôi Lợn 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 2.896 762 4.527 6.725
Tổng chi phí sx 1000 đ 1.229 349 1.907 2.800
Thu nhập 1000 đ 1.667 413 2.620 3.925
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 2,36 2,18 2,37 2,40
Thu nhập/chi phí Lần 1,36 1,18 1,37 1,40
Tổng thu/lao động 1000 đ 1.259 359 1.910 2.779
Thu nhập/lao động 1000 đ 725 195 1.008 1.622
3. Chăn nuôi Dê 1000 đ
Tổng thu 1000 đ 3.173 2.400 3.013 5.500
Tổng chi phí sx 1000 đ 1.637 1.273 1.627 2.650
Thu nhập 1000 đ 1.536 1.127 1.386 2.850
Số lao động Bq/hộ. LĐ 2,3 2,12 2,6 2,42
Tổng thu/chi phí Lần 1,94 1,89 1,85 2,08
Thu nhập/chi phí Lần 0,94 0,89 0,85 1,08
Tổng thu/lao động 1000 đ 1.380 1.132 1.159 2.273
Thu nhập/lao động 1000 đ 668 532 533 1.178
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 66
Và các nhóm hộ nghèo họ cũng sẽ là những người phải chịu thiệt thòi hơn nhóm
hộ khác về nhiêu mặt đăc biệt là về vốn, do đó họ sẽ không đủ năng lực để có thể xây
dựng chuồng trại kiên cố hay mua các loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khâu chọn
giống cũng ít được quan tâm, khả năng phòng ngừa bệnh cho gia súc cũng ít được quan
tâm, chính vì thế, rủi ro cũng như hiệu quả kinh tế là rất thấp, cụ thể qua bảng số liệu
trên đã cho ta thây được thu nhập từ chăn nuôi của các hộ nông dân cũng là một nguồn
thu không thể thiếu đối với họ, tuy nhiên mức hiệu quả kinh tế từ các nhóm hộ cũng
không giống nhau, đối với nhóm hộ nghèo, do khả năng của họ chi có hạn về mọi mặt
vì thế đối với chăn nuôi trâu bò, tổng thu trung bình mỗi hộ chỉ đạt 3.267.000đ/năm,
trong khi đó nhóm hộ trung bình và hộ khá đạt khá cao, tổng thu bình quân mỗi năm
của hộ trung bình là 6.187.000đ và hộ khá là 7.416.000đ, chi phí của nhóm hộ nghèo
cũng khá khiêm tốn, chỉ 2.942.000đ trong khi đó hộ khá lên tới 4.767.000đ, từ đó làm
cho thu nhập bình quân mỗi hộ cũng có chênh lệch khá lớn. Bình quân chỉ 325.000đ
đối với hộ nghèo, trong khi hộ trung bình đạt tới 1.947.000đ và hộ khá đạt tới
2.649.000đ. tương ứng mức tổng thu/chi phí của hộ nghèo là 1,11 lần, đối với hộ
trung bình đạt 1,46 lần,còn đối với hộ khá đạt 1,56 lần. Tương đương mức thu
nhập/lao động đối với hộ nghèo là 153.000 đồng, hộ trung bình là 749.000 đồng, và hộ
khá là 1.095.000 đồng. Điều này chứng tỏ quy mô chăn nuôi và khả năng đầu tư của
hai nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá là cao hơn so với nhóm hộ nghèo.
Bên cạnh đó, vấn đề chăn nuôi Lợn cũng được các hộ nông dân đầu tư và rất
lớn, và cũng đã đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định. Cụ thể đối với nhóm hộ
nghèo tổng thu/chi phí đạt 2,18 lần, nhóm hộ trung bình đạt 2,37 lần, đối với nhóm hộ
khá đạt 2,40 lần. Từ đó đã tạo nên sự khác biệt trong trong mức thu nhập bình
quân/lao động/hộ cũng có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt, đối với nhóm hộ nghèo, mức
thu nhập này tương đối thấp, chỉ đạt 413.000 đồng, còn đối với nhóm hộ trung bình và
hộ khá sẽ có mức thu nhập cao hơn, cụ thể như sau. Đối với nhóm hộ trung bình có
mức thu nhập 2.620.000 đồng, và nhóm hộ khá là 3.925.000 đồng.
Trong những năm gần đây việc chăn nuôi dê cũng đã được nhiều hộ nông dân ở
Quỳ Châu chú trọng đầu tư và cũng đã đem lại một mức thu nhập khá lớn cho người dân,
cụ thể mức thu nhập bình quân đối với hộ nghèo là 1.127.000đ/năm, hộ trung bình là
1.386.000đ/năm và hộ khá là 2.850.000đ/năm, mức thu nhập này mặc dù không thực sự
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 67
lớn nhưng cúng đã góp phần làm tăng thêm thu nhập, đồng thời cũng tạo được thêm
việc làm cho người dân cho người dân địa phương trong những lúc rảnh rỗi.
Tóm lại, hình thức trồng trọt và chăn nuôi là hai hình thức cực kì quan trọng
đối với tất cả các hộ nông dân, đây là hai hình thức chủ yếu để đem lại thu nhập chính
cho họ, tuy nhiên để phát triển một cách hoàn hảo, đem lại cho người dân mức thu
nhập cao, có hiệu quả kinh tế cao thì vẫn còn nhiều yếu tố cần phải khắc phục, đặc biệt
là đối với các hộ nghèo rất cần đến sự can thiệp của chính quyền địa phương cụ thể
như hỗ trợ về nguồn vốn, trình độ chuyên môn,giống...., Để giúp họ có được mức thu
nhập cao hơn, họ biết cách làm ăn có hiệu quả hơn, từ đó góp phần tích cực hơn vào
công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương.
2.4.4. Chi tiêu bình quân/hộ của các hộ điều tra trong năm 2010.
Như chúng ta đã biết, có một quy luật tất yếu đối với nhân loài đó chính là để
có thể sống và tồng tại được thì nhất thiết phải ăn, và con người chúng ta cũng vậy, ăn
mặc, chi tiêu là một điều tất yếu đối với mỗ chúng ta, tuy nhiêntuỳ từng điều kiện cụ
thể của mỗi gia đình mà mỗi hộ có một cách chi tiêu khác nhau. Nếu như các hộ khá
ngoài chi tiêu cho ăn uống thì các hộ này còn dùng một khoản thu nhập của mình để
chi cho các nhu cầu khác như may mặc, vui chơi giải trí.... Thì điều này lại hoàn toàn
ngược lại đối với nhóm hộ nghèo, Các chi tiêu cho các hoạt động như vui chơi giải trí,
may mặc... thì rất ít hoặc gần như không có, những chi tiêu của họ chủ yếu chỉ được
dùng vào những nhu cầu tất yếu như ăn,mặc...Vì vậy để thấy rõ hơn về điều này chúng
ta cùng đi vào tìm hiểu một cách cụ thể hơn qua (bảng số liệu 13) ở dưới.
Qua quan sát ở bảng ta thấy rằng tổng chi bình quân hàng năm/hộ ở nhóm hộ
nghèo đang rất thấp, bình quân là 14.890.000đ, còn nhóm hộ trung bình là
20.547.000đ và nhóm hộ khá là 32.673.000đ. Do mức thu nhập thấp nên hầu như các
hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường không có tích luỹ, hoặc có tích luỹ cũng rất thấp, từ
số liệu điều tra thực tế ta thấy tỷ lệ tích luỹ bình quân ở các nhóm hộ nghèo họ không
có tích luỹ, hơn thế nữa mỗi năm bình quân/hộ họ còn âm đến 640.000đ,tương đương
mức thu nhập của họ chỉ đạt bình quân 6.236.000đ trong khi đó họ chi tiêu cho sinh
hoạt cơ bản đã lên đến 6.878.000đ.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 68
Bảng 13: Chi tiêu bình quân 1 hộ điều tra năm 2010
Đơn vị tính: (Bình quân/hộ/năm)
Chỉ tiêu
BQ Chung
NHÓM HỘ
Hộ Nghèo Hộ Trung Bình Hộ khá
1000đ % 1000đ % 1000đ % 1000đ %
1.Tổng thu. 30.829 100,00 21.126 100,00 31.913 100,00 56.158 100,00
2. Tổng chi phí sản xuất 19.861 100,00 14.890 100,00 20.547 100,00 32.673 100,00
3. Tổng thu nhập 10.968 100,00 6.236 100,00 11.336 100,00 23.485 100,00
4. Chi tiêu 7.593 100,00 6.878 100,00 5.836 100,00 11.956 100,00
- Ăn uống 2.727 35,92 2.767 40,23 2.433 41,69 2.983 24,95
- Giáo dục 1.661 21,88 575 8,36 713 12,22 5.833 48,79
- Y tế 999 13,15 1.157 16,82 777 13,31 842 7,04
- Ma chay, cưới hỏi 985 12,97 1.295 18,83 570 9,77 852 7,12
- May mặc, mua sắm 588 7,74 370 5,38 830 14,22 888 7,43
- Chi khác 633 8,34 714 10,38 513 8,79 558 4,67
5. Một số chỉ tiêu BQ
- BQ thu nhập/hộ/năm 10.968 - 6.236 - 11.366 - 23.485 -
- BQ thu nhập/hộ/tháng 914 - 520 - 947 - 1.957 -
- BQ thu nhập/khẩu/tháng 219 - 125 - 225 - 499 -
- BQ thu nhập/lao động/tháng 397 - 245 - 364 - 809 -
5. Tích luỹ 3.376 - -640 - 5.529 - 11.529 -
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 69
Đối với nhóm hộ trung bình tổng thu nhập mỗi năm của họ là 11.336.000đ tương
đương mức thu nhập BQ/hộ/tháng là 947.000đ tích luỹ là 5.529.000đ, và nhóm hộ khá có
tổng thu nhập là 23.485.000đ, tương đương 1.957.000đ/tháng, tỷ lệ tích luỹ mỗi năm là là
11.529.000đ, sự chênh lệch này là rất cao, vì thế các nhóm hộ nghèo thường không đủ tiền
để phục vụ cho những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc.... của mình, vì thế để đáp ững được
những nhu cầu đó họ thường đi vay vốn với lãi suất cao, mà mục đích chính chỉ là để
phục vụ ăn uống mà không đầu tư cho sản xuất, hơn nữa vấn đề đầu tư cho giáo dục, học
hành cũng không được chú trọng, do đó số nợ ngày càng tăng lên trong khi khẳng trả nợ
thì không có, từ đó dẫn đến nợ nần chồng chất, khả năng mở rộng sản xuất là rất thấp, dẫn
đến nghèo lại càng thêm nghèo và khả năng thoát khỏi cảnh nghèo khó là rất ít nếu không
có sự can thiệp giúp đỡ của các cơ quan ban nghành./.
Tóm lại, mức sống của những người dân nghèo ở huyện Quỳ Châu đang rất thấp ,
họ cũng phải làm lụng vất vả vậy mà chỉ mới đủ ăn, thậm chí còn thiếu ăn phải đi vay mượn.
Vì vậy mà họ rất dễ bị tổn thương nếu gặp phải điều kiện thời tiết bất lợi , hạn hãn, lũ lụt,
lúc đó sẽ làm cho mùa màng của họ bị mất, và lúc đó cuộc sống của họ chỉ còn biết chờ đợi
và sống nhờ vào sự giúp đỡ cũng như hỗ trợ từ các cơ quan, ban nghành và từ trợ cấp của
nhà nước, vì thế để người dân nơi đây có được một cuộc sống ổn định hơn đòi hỏi chính
quyền địa phương cần có nhứng chính sách nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo có đực việc
làm và thu nhập ổn định hơn nữa chính mỗi người dân địa phương cũng phải cố gắng hết
sức để học hỏi, tìm cách vượt lên mọi khó khăn có như thế mới có thể thoát nghèo được.
2.5. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ điều tra.
2.5.1. Nguyên nhân khách quan.
Do huyện Quỳ Châu là một huyện miền núi thuần nông, địa bàn của huyện khá
rộng lớn và phức tạp, các cơ sở hạ tầng còn thấp kém, các công trình phúc lợi còn thiếu
hoặc chưa đạp ứng được nhu cầu cần thiết cho người dân, các sản phẩm chủ yếu là lúa và
lợn, bò.. Chủ yếu là mang tính tự cấp tự túc, bên cạnh đó các hộ dân nơi đây còn có trồng
lúa nương rẫy nên tập quán canh tác của nhân dân còn mang nhiều tính truyền thống, chưa
tập trung thâm canh, quy hoạch vùng chưa hợp lý.
Trình độ dân trí chưa đồng đều, đội ngũ lãnh lạo, quản lý chưa chuyên môn,
chuyên nghành chưa cao nên hạn chế trong công tác lãnh đạo, vì trình độ dân trí còn thấp
nên công tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, việc
giải quyết việc làm cũng như công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân
dân về về việc làm và tự tạo việc làm chưa được chú trọng.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 70
Diện tích đất màu nằm rải rác không tập trung, đặc biệt là diện tích đồng ruộng còn
manh mún và còn rất ít, vì vậy các hộ nhân nơi đây vẫn còn hiện trạng phá rừng làm nương
rẫy. Hiện nay huyện cũng đã có những giải pháp trong việc tạo điều kiện, khuyến khích các
hộ nhân chuyển đổi cây trồng và hướng làm ăn mới thay cho việc trồng lúa rẫy như: Cho
các hộ nhân vay tiền để mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng sắn, ngô thay cho trồng lúa
nương rẫy...Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, điều kiện thời tiết khí hậu còn khắc nghiệt
gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của các hộ dân đặc biệt là các hộ nghèo.
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan.
Qua điều tra thực tế đã cho ta thấy được rằng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau
dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân, tuy nhiên qua phỏng vấn thực tế 60 hộ điều tra
chúng ta có thể phân ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:
Bảng 14. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ điều tra 2010
Danh mục Số hộ %
1. Phân loại theo nguyên nhân Hộ
1. Thiếu vốn và TLSX 36 60,00
2. Thiếu kinh nghiệm làm ăn 34 56,67
3. Thiếu việc làm 27 45,00
4. Đông con, thiếu lao động 19 31,67
5. Thiếu ruộng đất 27 45,00
6. Tai nạn rủi ro 06 10,00
7. Có người mắc bệnh xã hội 04 6,67
8. Có người ốm đau thường xuyên 12 20,00
9. Lười lao động 0 0,00
10. Nguyên nhân khác 03 5,00
2. Phân loại theo SLNN 60 100,00
- Do 1 nguyên nhân 03 5,00
- Do 2 nguyên nhân 25 41,67
- Do 3 nguyên nhân 18 30,00
- Do 4 nguyên nhân 09 15,00
- Do 5 nguyên nhân 05 8,33
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2010) ( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2010
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 71
* Thiếu vốn làm ăn: có đến 36/60 hộ cho rằng một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến nghèo đói chính là thiếu vốn để họ làm ăn sản xuất. Nguyên nhân này
chiếm đến 60% trong tổng số hộ điều tra.
* Thiếu kinh nghiệm làm ăn: Qua điều tra phỏng vấn thì có đến 34/60 hộ,
tương đương (56,67%) các hộ nghèo cho rằng thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên
nhân dẫn họ đến cảnh nghèo đói. Và trên thực tế cho thấy: Hầu hết những hộ nghèo
đói là những hộ có trình độ văn hoá thấp: Chủ yếu là trình độ cấp I, nên họ chưa đủ
khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, điều
quan trọng là không có người hướng dẫn cụ thể nên sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn
đến năng suất thấp, thậm chí là dẫn đến thua lỗ, đói ăn, do đó họ không thể thoát
khỏi cảnh nghèo đói.
* Thiếu việc làm: Quỳ Châu là một huyện miền núi, địa hình rất phức tạp,
điều kiện đi lại cũng rất khó khăn, vì vậy cuộc sống của người dân chủ yếu mang
tính tự cung tự cấp. Hơn nữa công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự
nhiên như thời tiết cũng như mùa vụ, chính vì vậy công việc của họ cũng mang tính
thời vụ rất lớn, thời gian rảnh rỗi cũng khá nhiều, và những lúc như vậy họ không có
việc làm để kiếm thêm thu nhập, vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến họ nghèo, và qua thực tế đã cho thấy, có đến 27/60 hộ tương ứng với 45% số
hộ cho rằng đấy là lý do khiến họ nghèo.
* Đông con: Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo khó, có
đến 31,67% số hộ trả lời phỏng vấn nguyên nhân dẫn đến nghèo là do đông con
nhưng lại thiếu lao động nên đã gây ra gánh nặng cho người lao động chính trong gia
đình. Bình quân một người lao động phải nuôi thêm gần 3 người ăn trong khi thu
nhập của họ rất thấp nên cuộc sống luôn thiếu thốn túng quẫn.
* Thiếu đất sản xuất: Ta biết rằng ở Quỳ Châu là một huyện miền núi nên
diện tích để trồng lúa nước rất là ít, vì diện tích đất trồng lúa ít nên các hộ dân ở đây
họ trồng lúa nương rất nhiều, thực tế thì điều này là phạm pháp vì nếu trồng lúa rẫy
thì các hộ dân phải phát rừng làm nương rẫy, nhưng thiết nghĩ các cấp chình quyền,
các cơ quan chức năng nên có các giải pháp thiết thực, hợp lý để các hộ dân nơi đây
không phải phá rừng làm rẫy mà vẫn có đủ gạo để ăn và vẫn có nguồn thu nhấp khác.
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 72
chính vì lý do này mà các hộ nghèo đã nghèo lại càng thêm nghèo hơn vì nếu trồng
lúa nương thì phải phụ thuộc vào thời tiết khí hậu rất lớn.
Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, còn có một số nguyên nhân chủ
quan khác như: Tai nạn, rủi ro; có người mắc bệnh xã hội; có người ốm đau thường
xuyên,...Tất cả những hộ này ngoài việc phải chi thêm một khoản thu nhập cho thuốc
thang, chăm sóc người nhà, thì gia đình của họ gần như mất đi một lao động trong hộ
khiến kinh tế của họ thêm phần khó khăn. Những trường hợp như thế này rất cần có
sự quan tâm của cả cộng đồng động viên họ vươn lên trong cuộc sống.
Tóm lại, Hiện tượng nghèo đói có nhiều nguyên nhân gây nên, những nguyên
nhân này đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau, từ đó làm họ khó vượt qua tình
trạng đói nghèo của mình. Với các hộ nghèo thì những nguyên nhân gây ra nghèo
cho gia đình họ là không ai giống ai. Nhưng nhìn chung lại ta xét riêng trên địa bàn
huyện Quỳ Châu đói nghèo là do những nguyên nhân đã phân tích ở trên. Do đó, từ
việc đi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra đói nghèo cho huyện, thì trong quá trình
lập kế hoạch nhằm XĐGN, các lãnh đạo chính quyền địa phương cần chú trọng tới
những nguyên nhân chủ chốt và đưa ra được những biện pháp, chính sách tối ưu để
hạn chế những khó khăn mà người nghèo đang gặp phải nhằm giúp họ sớm thoát
khỏi cảnh nghèo khó.
2.6. Một số yêu cầu hỗ trợ cơ bản nhằm thoát nghèo của các hộ nông dân
điều tra.
Quỳ Châu là một huyện miền núi nghèo, có nơi có hơn 70% dân tộc thiểu số
sinh sống, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn do vậy mà đây là địa phương
được tiếp nhận hầu hết các chương trình, chính sách về XĐGN. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu và đi sâu phân tích một số các
chính sách có tác động rõ nét nhất tới đời sống người dân. Trong những năm qua,
nhờ sự vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng trong việc ban hành,
tổ chức triển khai thực hiện các chính sách trong công tác XĐGN trên địa bàn huyện
đã mang lại những kết quả thiết thực, tuy nhiên đối với hầu hết hộ nghèo để họ thực
sự thoát được cảnh nghèo họ rất cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài, qua điều tra thực
tế đã cho ta thấy họ cần đến một số yếu tố cơ bản sau.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 73
Bảng 15: Một số yêu cầu cơ bản cần hỗ trợ của các hộ nông dân.
Danh mục cần hỗ trợ Số hộ %
1. Vốn và TLSX 17 28,33
2. Kinh nghiệm làm ăn 21 35,00
3. Tạo Việc làm 15 25,00
4. Cấp Đất đai 8 13,33
5. Một số nguyên nhân khác 8 13,33
6. Không có ý kiến 14 23,33
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2010)
Cần hỗ trợ về vốn và tư liệu sản xuất.Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối
với tất cả các hộ nông dân, để có thể sản xuất được tốt thi nhất định phải có một
nguồn vốn cần thiết và TLSX cũng phải tốt, tuy nhiên không phải hộ nào cũng có thể
có được, đặc biệt đối với các hộ nghèo các yếu tố này lại càng khó khăn hơn, vì thế
qua điều tra thực tế cho thấy Trong 60 hộ điều tra thì có đến 17 hộ cho rằng họ cần
đến vốn để sản xuất,tương đương chiếm 28,33% .
Cần hỗ trợ về kinh nghiệm làm ăn.Về công tác khuyến nông khuyến lâm,
hướng dẫn cách làm ăn, chuyển dao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo
trong thời gian qua ở huyện đã được chú trọng, tuy nhiên qua điều tra vẫn còn có đến
21 hộ cho rằng họ cần giúp đỡ về kinh nghiệm làm ăn, yếu tố này chiếm đến 35%
trong tổng số hộ được phỏng vấn.
Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề, tạo thêm việc làm cho người dân.Trong
những năm gần đây huyện đã chú trọng xây dựng các làng nghề và làng có nghề truyền
thống như: dệt thổ cẩm tại làng Bản Hoa Tiến - Châu Tiến, sản xuất hương trầm tại khối 1,
khối 2, khối 3 thị trấn Tân Lạc, tuy nhiên vẫn còn có đến 25% số hộ điều tra cho rằng họ
cần có thêm việc làm để tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống của họ.
Ngoài những yêu cầu trên còn có thêm một số yêu cầu cơ bản như cần thêm
đất đai để sx, yếu tố này chiếm 13,13% trong tổng số hộ điều tra, và một số yêu cầu
khác cũng chiếm tỷ lệ 13,13%, ngoài ra có 14/60 hộ điều tra, tương đương chiếm
23,33% tổng số hộ không có ý kiến gì về vấn đề này.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 74
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN.
3.1. Phương hướng.
- Khuyến khích, tạo cơ hội và năng lực cho người nghèo như: Công việc, tín
dụng, điện, thị trường cho sản xuất của họ và trường học, nước sạch, vệ sinh và các
dịch vụ y tế giúp nâng cao sức khoẻ và kỹ năng cần thiét làm việc; để người nghèo,
các họ nghèo có thể phát huy được nội lực, vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
- Tập trung chỉ đạo tay nghề, dạy nghề, giải quyết việc làm, từng bước cải thiện và
nâng cao mức sống của nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến công,
khuyến ngư giúp các hộ nghèo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao
tiếp cận công nghệ và trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nghèo.
- Huy động nguồn vốn nhà nước, cộng đồng các tổ chức Quốc tế cho các hộ
nghèo vay vốn lãi suất thấp, lãi suất ưu đãi để hộ nghèo phát triển sản xuất, ổn định
cuộc sống. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo thông qua các hoạt động
văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, dân số,... Phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ các tập
tục mê tín dị đoan, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
- Ngăn chặn tái nghèo, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho chương
trình xoá đói giảm nghèo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2. Giải Pháp.
3.2.1. Một số giải pháp cơ bản.
Đây là giải pháp mang tầm vĩ mô và rất quan trọng. Để có được những chính
sách tốt, thiết thực đem lại hiệu quả cao, cần phải:
Một là, hoạch định chính sách phải phù hợp với thực tiễn và dự báo được tương lai. Để
chính sách thực sự đi vào đời sống và có tác động tích cực tới đời sống người nghèo, thì việc
xây dựng chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, xây dựng từ dưới lên. Muốn thực hiện tốt điều
này cần phải có sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng như: Tổ chức các diễn đàn
đối thoại giữa nhà hoạch định chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Có như vậy thì
các nhà hoạch định chính sách mới xác định được đối tượng của chính sách cần gì và chính
sách cần tác động vào những tiêu chí nào, để chính sách có mức độ tác động phù hợp.
Hai là, Thực hiện chính sách liên quan đến người nghèo, xã nghèo cần quan tâm hơn về
xây dựng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện, đường, trường,
Đ i
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 75
trạm, thủy lợitrên địa bàn. Đảm bảo hệ thống điện về các thôn bản để phục vụ đời sống sinh
hoạt cho người dân trong những vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các tuyến đường liên huyện, liên
xã kể cả các tuyến đường đi lại giữa các thôn bản, đường nối liền các vùng sản xuất. Đầu tư xây
dựng các cây cầu bắc qua sông, suối một cách kiên cố, thuận lợi cho việc đi lại và mở rông việc
lưu thông hàng hóa giữa các vùng trên địa bàn.
Ba là, Cần tiến hành rà soát lại số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện và có sự phân loại
mức độ nghèo đói một cách rõ ràng theo các tiêu chí và nguyên nhân, trên cơ sở đó có những
biện pháp cụ thể cho từng đối tượng. Việc làm này nhằm khắc phục tình trạng áp dụng đồng
loạt các biện pháp giống nhau cho những hộ nghèo khác nhau về đặc thù và nguyên nhân
nghèo đói nên không hiệu quả. Mỗi xã cần tiến hành chọn một số các hộ nghèo để chỉ đạo là thí
điểm rút kinh nghiệm, nhân rông các mô hình cho các nơi khác trên địa bàn.
Bốn là, Các cấp chính quyền cần chủ động phối hợp với các nghành có liên quan thực
hiện lồng ghép các chương trình, các dự án XĐGN với các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội khác, xem XĐGN là một nhiệm vụ chiến lược trong kế hoạch phát triển của địa phương,
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND huyện, tham mưu của phòng LĐ – TB&XH, đặc
biệt qua tâm đến các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Cần gắn trách
nhiệm của các cấp Ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành với việc thực hiện chính
sách XĐGN trên địa bàn, coi đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của
cơ quan, đơn vị nói trên và phải chịu trách nhiệm nếu như không đạt được yêu cầu đặt ra của
các chương trình XĐGN.
Năm là, Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm chính trị và quyết tâm
cao giảm nghèo của Đảng, chính quyền các cấp và của người dân tạo nên phong trào, sức mạnh
tổng thể của cả hệ thống chính trị cho công tác XĐGN. Đặc biệt là nhận thức của bản thân
người nghèo để họ chủ động tham gia vào nền kinh tế thị trường, tự mình từng bước vươn lên
thoát nghèo, khắc phục tính trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước. Cần phải xây dựng và
ban hành các chính sách khuyến khích người nghèo, xã nghèo thoát nghèo bền vững.
Sáu là, Tiến hành kiện toàn lại bộ máy BCĐ XĐGN các cấp, trong đó BCĐ mỗi cấp
phải có ít nhất 01 cán bộ chuyên môn phụ trách công tác XĐGN có mức thù lao phù hợp với
công việc đảm nhiệm cũng như đảm bảo trang trải cuộc sống để họ có thể yên tâm làm việc,
tích cực cống hiến năng lực của mình cho sự nghiệp XĐGN. Các cấp cần xây dựng kế hoạch
XĐGN cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn và từng thời kỳ làm cơ sở cho việc thực hiện thống
nhất và căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm BCĐ XĐGN
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 76
phải tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả đã đạt được, phương hướng và nhiệm vụ tiếp theo
cũng như tổng kết rút kinh nghiệm để tìm các phương án tối ưu. Các mô hình XĐGN hiệu quả
cần được nhân rộng.
3.2.2. Các giải pháp về văn hoá, giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Văn hoá
Vận động, tuyên truyền cho các thôn, bản xây dựng làng văn hoá, hình thành
nếp sống văn minh lành mạnh trong các vấn đề cưới hỏi, giỗ kỵ, ma chay,...Phát triển
hơn nữa các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội
như: Ma tuý, rượu chè, cờ bạc,... thúc đẩy quan hệ cộng đồng mật thiết hơn nữa.
- Giáo dục
Nên nâng cấp, xây dựng mới các trường học đã cũ kỹ, huy động tốt số học sinh
đến trường theo độ tuổi, tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Thực hiện miễn
giảm học phí và các khoản đóng góp cho con em các gia đình thuộc hộ nghèo, nên có
các chương trình khuyến khích con em, học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Từng bước
đầu tư và trang bị đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ học tập cho các học sinh thuộc các
trường ở những xã xa trung tâm huyện.
- Về y tế
Tiếp tục phát huy hơn nữa các chương trình: Tổ chức phòng chống dịch bệnh:
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo công tác kiểm tra cung cấp nứơc sạch
cho các hộ dân, bảo vệ môi trường sống và lao động cho các hộ nghèo đói. Tổ chức tốt
công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo đặc biệt là việc tiêm, uống vắc
xin phòng bệnh, nhất là các xã ở miền núi.
- Về kế hoạch hoá gia đình
Ta biết rằng tỷ lệ sinh đẻ cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Và
để có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống và chất lượng dân số, phải hỗ trợ cho
các hộ nghèo các biện pháp y tế đảm bảo sức khoẻ sinh đẻ. Phải làm cho người nghèo
nhận thức được hậu quả của việc sinh đẻ nhiều. Nên tuyên truyền, và đưa ra các giải
pháp thiết thực thuận lợi và an toàn cho việc tránh và nạo phá thai. Tổ chức tuyên
truyền giác ngộ cho người nghèo nhận thức được vấn đề dân số và kế hoạch hoa gia
đình có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người nhất là đối với các người
nghèo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Ti vi, sách báo,..
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 77
C. Phần III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận.
Sau khi nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tình hình kinh tế xã hội của huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa ra mộ số kết luận như sau:
1, Tình hình nghèo đói chung của huyện còn ở mức khá cao so với thực trạng
nghèo đói chung của cả nước, toàn huyện trong năm 2010 còn có tới 4.468 hộ nghèo,
tương đương chiếm đến 35,1% tổng số hộ trong toàn huyện, trong khi đó tỷ lệ hộ
nghèo của Việt Nam bình quân là 22%, con số này đã cho ta thấy được tình hình
nghèo đói của huyện nói chung còn ở mức khá cao so với cả nước.
2, Thực trạng sản xuất, sinh hoạt của các hộ nghèo. Qua điều tra thực tế đã
cho ta thấy, cuộc sống và sinh hoạt của các hộ điều tra chủ yếu họ còn mang tính tự
cấp tự túc, các tư liệu sản xuất còn mang tính thô sơ và lạc hậu, gần như các hộ nghèo
chưa áp dụng được sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuât.
Họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Ngoài
ra nhà ở của họ cũng chỉ mang tính tạm bợ, các loại đồ dùng và phương tiện đi lại
cũng chỉ mang tính truyền thống và thô sơ. Ngoài ra các loại giống cây trồng và vật
nuôi của các hộ nghèo chủ yếu là các loại giống cũ, họ thường không có hoặc có thì
cũng rất ít cơ hội để tiếp cận cũng như thay đổi và áp dụng các giống mới vào xuất,
từ đó đã làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi của họ rất thấp, hiệu quả kinh tế
không cao.
3, Qua điều tra thực tế đã cho ta thấy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn
đến tình trạng nghèo đói của các hộ điều tra, tuy nhiên từ số liệu điều tra đã cho ta
thấy được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ nông
dân ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An như sau:
- Nghèo đói do họ thiếu vốn và tư liệu sản xuất.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn.
- Đông con và thiếu lao động.
- Ốm đau và các tệ nạn xã hội, và một số nguyên nhân khác.
4, Từ những nguyên nhân cơ bản trên đã cho chúng ta thấy được rằng để
thực hiện được tôt công tác XĐGN của địa phương trong thời gian tới thì đòi hỏi địa
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 78
phương phải thực hiện tốt những giải pháp cơ bản đã đưa ra ở trên, hơn nữa cần phải
giải quyết ngay một số giải pháp trước mắt như.
+ Hướng dẫn kĩ thuật làm ăn và chuyển giao công nghệ.
+ Tăng cường hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo.
- Ngoài ra cần phải có các phương án để thực hiện lâu dài và tốt về vấn đền
này cụ thể như Cần tập trung chỉ đạo dạy nghề, mở các lớp tập huấn kiến thức cho cán
bộ cũng như tuyên truyền kiến thức cho người người dân, đồng thời phải thu hút các
dự án về địa phương nhằm tạo thêm việc làm cho người dân địa phương có thêm việc
làm tăng thêm thu nhập ổn định kinh tế cũng như cuộc sống lâu dài.
2. Kiến Nghị.
Từ những thực tiễn công tác XĐGN cho thấy muốn thực hiện thành công
chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An trong
giai đoạn tới. Theo tôi cần phải đồng thời phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể,
xã hội và bản thân hộ đói cụ thể là:
2.1. Đối với Nhà Nước
- Có chủ trương đầu tư để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nhà nước sớm củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác
XĐGN từ Trung ương đến địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc
thực hiện chương trình XĐGN ở các cấp cơ sở.
- Hoàn thiện về cơ chế lồng ghép các chương trình dự án, chính sách xã hội ở
nông thôn. Trợ giúp cần nhằm vào mục tiêu là những người nghèo thực sự nghèo, có
nguyện vọng sản xuất chứ không trợ giúp đại trà.
2.2. Đối với chính quyền địa phương (huyện)
Sau khi chương trình quốc gia về XĐGN được đưa vào chiến lược phát triển KT-
XH và văn hoá, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về giảm nghèo nhanh và
bền vững cho 61 huyện nghèo nhất nước. Các cấp các ngành trong huyện cần phải xác
định rõ ràng các mục tiêu, bước đi và có kế hoạch, có tổ chức thực hiện một cách cụ thể.
- Huyện nên tổ chức lại bộ máy XĐGN cả về mặt quản lý, chỉ đạo và điều hành
sao cho thống nhất từ cấp huyện xuống cấp cơ sở để đảm bảo đạt kết quả tốt hơn.
- Chính quyền và ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp cần phối hợp chặt
chẽ với nhau để xây dựng các chương trình hành động cụ thể, có sự giúp đỡ phù hợp
cho từng thôn, từng bản ở trong huyện.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 79
- Cần kết hợp với các tổ chức như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông
dân,... để giúp đỡ các hội viên tương trợ nhau trong cuộc sống.
- Tập huấn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ XĐGN đối với các nông
hộ và đặc biệt là các hộ nghèo.
- Nên đánh giá một cách khách quan và sát thực đói nghèo của các hộ nông
dân; Tìm hiểu những nguyên nhân khác quan, chủ quan dẫn đến tình trạng đói nghèo,
từ đó làm cơ sở để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm xoá đói giảm nghèo cho các
hộ nghèo ở huyện.
2.3. Đối với các hộ nghèo
- Nên xoá bỏ mặc cảm tự ti và tư tưởng ỷ lại cào sự hỗ trợ của nhà nước, cần
thấy rõ được trách nhiệm của mình trong các hoạt động sản xuất để xoá đói giảm
nghèo cho chính mình và từng bước vươn lên làm giàu.
- Các hộ nghèo cần tích cực trong sản xuất, thường xuyên học hỏi và quyết tâm
vươn lên vượt qua nghèo khó, sự thành công hay thất bại của việc xoá đói giảm nghèo
phụ thuộc rất lớn vào chính chính những hộ nghèo đói, vì vậy họ cần phải nỗ lực vươn
lên làm ăn sinh sống, xây dựng cuộc sống cho ngày mai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn./.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 80
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện
nay, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về Chương trình
mục tiên quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội.
3 . Phòng LĐ – TB&XH, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Báo cáo tổng kết
chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm Huyện Quỳ Châu giai đoạn 2005 – 2009.
4. Phòng LĐ – TB&XH, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình giảm nghèo (các năm 2006, 2007, 2008, 2009).
5. Phòng LĐ – TB&XH, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: chương trình mục tiêu
giải quyết việc làm – XĐGN giai đoạn 2011- 2015 huyệnQuỳ Châu,tỉnh Nghệ An.
6. Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An lần thứ XXIV
(nhiệm kì 2010- 2015).
7. Phòng Thống kê, huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An: Niên giám hộ nghèo qua
các năm 2005 – 2010.
8. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Huyện Quỳ Châu đến năm 2020.
9. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng năm 2010.
10. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Báo cáo thực hiện các cơ chế chính
sách Nông nghiệp & PTNT và nhân rộng mô hình năm 2009 và tình hình thực hiện
năm 2010.
11. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Báo cáo kết quả 03 năm thực hiện
kinh tế trang trại huyện Quỳ Châu.
12. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
13. UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Đề án thực hiện chương trình mục
tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2007 – 2010.
14. khoá luận tốt nghiệp đại học năm 2005“ thực trạng và giải pháp xoá đói giảm
nghèo cho hộ nông dân xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.của tác giả
Nguyễn Tố Uyên.
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN 81
15. khoá luận tốt nghiệp đại học năm 2010 của tác giả Trần Thị Trang “ thực
trạng nghèo đói của các hộ gia đình dân tộc chăm tại xã Canh Hiệp- Vân Canh- Bình
Định”.
16. Các trang web điện tử:
- : Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc.
- Tìm kiếm thông tin
- : Ngân hàng phát triển châu Á.
- : Tạp chí Cộng sản.
Thông tấn xã Việt Nam.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_chu_yeu_giam_ngheo_o_huyen_quy_chau_tinh_nghe_an_9121.pdf