MỤC LỤC
Mở đầu .1
Chương 1: Đo nhiệt độ trong lồng ấp 2
1.1 Cảm biến nhiệt độ . 2
1.1.1 Giới thiệu chung . .2
1.1.2 Đo nhiệt độ dùng điốt và tranzitor 3
1.1.3 Cảm biến đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở 4
1.1.4 Cảm biến dưới dạng IC .7
1.1.5 Đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện 8
1.2 Đo nhiệt độ trong lồng ấp .10
1.2.1 Giới thiệu chung 10
1.2.2 Giải thích sơ đồ khối .11
1.2.2.1 Khối chuyển đổi 11
1.2.2.2 Khối định dạng tín hiệu .11
1.2.2.3 Khối chấp hành .11
1.2.2.4 Khối đối tượng 11
1.2.2.5 Khối hiển thị . .11
1.2.2.6 Khối nguồn nuôi .11
1.3 Đặc điểm của hệ thống đo và điều khiển nhiệt độ .12
Chương 2: Đo độ ẩm trong lồng ấp . . .13
2.1 Cảm biến độ ẩm 13
2.2 Đo độ ẩm trong lồng ấp .18
Chương 3 Một số lồng ấp hiện đang được sử dụng 19
3.1 Lồng ấp V – 85 20
3.1.1
Đặc điểm kĩ thuật .20
3.1.2
Cấu tạo của lồng ấp V – 85 21
3.1.2.1 Chức năng của các cảm biến 21
3.1.2.2 Chức năng chủ yếu của các bo mạch 21
3.1.2.3 Các bộ phận khác .22
3.1.2.4
Miêu tả chi tiết cách vận hành lồng ấp .23
3.1.2.4.1 Điện áp vào chuẩn .23
3.1.2.4.2 Dòng điện báo tăng quá nhiệt độ .24
3.1.2.4.3 Mạch chuyển đổi AD 25
3.1.2.4.4 Mạch khoá lối vào . .26
3.1.2 4.5 Dòng nạp điện .26
3.1.2.4.6 Mạch báo CPU ngừng hoạt động 27
3.1.2.4.7 Bộ phận hiển thị 27
3.1.2.4.8 Sao lưu dữ liệu với EEPROM .27
3.1.2.4.9 Mạch điện điều khiển lò sưỡi 28
3.1.2.4.10 Khởi động quá trình lưu thông không khí .29
3.1.2.4.11 Điều chỉnh sự tăng nhiệt độ .30
3.2 Lồng ấp AGA .31
3.3 Lồng ấp AR300-2750 .32
3.4 Lồng ấp H-1000 32
Kết luận . 36
Phụ lục . .38
MỞ ĐẦU
Lồng ấp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là một hệ thống máy móc hết sức tinh vi và
được thiết kế khá đặc biệt, với đối tượng phục vụ là trẻ sơ sinh nên yêu cầu về độ tin
cậy và chính xác về kĩ thuật phải rất cao. Đặc điểm của trẻ sơ sinh là yếu ớt, mà đa
phần là trẻ bị bệnh hoặc sinh thiếu tháng mới phải nằm trong lồng ấp. Do đó môi
trường trong lồng ấp phải gần với môi trường của trẻ khi chưa lọt lòng mẹ. Với yêu
cầu đó, hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm của lồng ấp phải làm việc rất chính xác
và có độ tin cậy cao. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện ở nước ta đã sử dụng lồng ấp để
chăm sóc các trẻ sơ sinh. Do cần độ tin cậy và chính xác cao của lồng ấp nên giá thành
của nó khá cao và chỉ có một số nước có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến mới sản xuất
được lồng ấp.
Với đề tài “Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ và độ ẩm bên trong lồng ấp
ở bệnh viện” tôi muốn giới thiệu các nội dung sau:
Chương 1: Đo nhiệt độ trong lồng ấp
Trình bày các cảm biến đo nhiệt độ và phương pháp đo nhiệt độ trong lồng ấp.
Chương 2: Đo độ ẩm trong lồng ấp
Trình bày phương pháp đo độ ẩm và đo độ ẩm trong lồng ấp.
Chương 3: Một số lồng ấp hiện đang dược sử dụng
Giới thiệu các loại lồng ấp hiện đang dược sử dụng tại các bệnh viện như
AGA của Italia, AR300 – 2750 của Pháp, H-1000 của Nhật Bản và đặc biệt tìm hiểu kĩ
về loại lồng ấp V – 85 cũng do Nhật Bản sản xuất.
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ - Độ ẩm trong các lồng ấp ở bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........11
1.2.2.6 Khối nguồn nuôi……………………………………………………………………...11
1.3 Đặc điểm của hệ thống đo và điều khiển nhiệt độ……………………………………...12
Chương 2: Đo độ ẩm trong lồng ấp….…..…………………….…………………….............13
2.1 Cảm biến độ ẩm…………………………………………………………………………13
2.2 Đo độ ẩm trong lồng ấp………………………………………………………………….18
Chương 3 Một số lồng ấp hiện đang được sử dụng…………………………………..............19
3.1 Lồng ấp V – 85…………………………………………………………………………20
3.1.1 Đặc điểm kĩ thuật……………………………………………………………..…….20
3.1.2 Cấu tạo của lồng ấp V – 85…………………………………………………………21
3.1.2.1 Chức năng của các cảm biến………………………………………………..............21
3.1.2.2 Chức năng chủ yếu của các bo mạch………………………………………………..21
3.1.2.3 Các bộ phận khác…………………………………………………………………...22
3.1.2.4 Miêu tả chi tiết cách vận hành lồng ấp…………………………………………...23
3.1.2.4.1 Điện áp vào chuẩn………………………………………………………...............23
3.1.2.4.2 Dòng điện báo tăng quá nhiệt độ………………………………………………….24
3.1.2.4.3 Mạch chuyển đổi AD……………………………………………………..............25
3.1.2.4.4 Mạch khoá lối vào………………………………………………………. ……….26
3.1.2..4.5 Dòng nạp điện…………………………………………………………………….26
3.1.2.4.6 Mạch báo CPU ngừng hoạt động………………………………………………....27
3.1.2.4.7 Bộ phận hiển thị…………………………………………………………………..27
3.1.2.4.8 Sao lưu dữ liệu với EEPROM…………………………………………………….27
3.1.2.4.9 Mạch điện điều khiển lò sưỡi……………………………………………………..28
3.1.2.4.10 Khởi động quá trình lưu thông không khí………………………………………...29
3.1.2.4.11 Điều chỉnh sự tăng nhiệt độ………………………………………….....................30
3.2 Lồng ấp AGA…………………………………………………………………...............31
3.3 Lồng ấp AR300-2750…………………………………………………………...............32
3.4 Lồng ấp H-1000………………………………………………………………................32
Kết luận...……………………………………………………………………………………..36
Phụ lục…...…………………………………………………………………………...............38
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
MỞ ĐẦU
Lồng ấp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là một hệ thống máy móc hết sức tinh vi và
được thiết kế khá đặc biệt, với đối tượng phục vụ là trẻ sơ sinh nên yêu cầu về độ tin
cậy và chính xác về kĩ thuật phải rất cao. Đặc điểm của trẻ sơ sinh là yếu ớt, mà đa
phần là trẻ bị bệnh hoặc sinh thiếu tháng mới phải nằm trong lồng ấp. Do đó môi
trường trong lồng ấp phải gần với môi trường của trẻ khi chưa lọt lòng mẹ. Với yêu
cầu đó, hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm của lồng ấp phải làm việc rất chính xác
và có độ tin cậy cao. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện ở nước ta đã sử dụng lồng ấp để
chăm sóc các trẻ sơ sinh. Do cần độ tin cậy và chính xác cao của lồng ấp nên giá thành
của nó khá cao và chỉ có một số nước có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến mới sản xuất
được lồng ấp.
Với đề tài “Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ và độ ẩm bên trong lồng ấp
ở bệnh viện” tôi muốn giới thiệu các nội dung sau:
¾ Chương 1: Đo nhiệt độ trong lồng ấp
Trình bày các cảm biến đo nhiệt độ và phương pháp đo nhiệt độ trong lồng ấp.
¾ Chương 2: Đo độ ẩm trong lồng ấp
Trình bày phương pháp đo độ ẩm và đo độ ẩm trong lồng ấp.
¾ Chương 3: Một số lồng ấp hiện đang dược sử dụng
Giới thiệu các loại lồng ấp hiện đang dược sử dụng tại các bệnh viện như
AGA của Italia, AR300 – 2750 của Pháp, H-1000 của Nhật Bản và đặc biệt tìm hiểu kĩ
về loại lồng ấp V – 85 cũng do Nhật Bản sản xuất.
Trường Đại học Công Nghệ 1 Khoa Điện Tử - Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
CHƯƠNG 1
ĐO NHIỆT ĐỘ TRONG LỒNG ẤP
1.1 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
1.1.1 Giới thiệu chung
Từ thời xưa, người ta đã biết đến tính chất của vật chất là có quan hệ mật thiết
với mức độ nóng lạnh của vật chất đó. Nóng hay lạnh là thể hiện mức độ giữ nhiệt của
vật. Mức độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ. Khái niệm này dựa vào quan niệm về hiện
tượng truyền nhiệt và cân bằng nhiệt (các vật có nhiệt độ như nhau thì không có hiện
tượng truyền nhiệt cho nhau và lúc đó thì nó đã đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt).
Theo thuyết động học phân tử, nhiệt độ là tham số vật lý biểu thị động năng
trung bình của chuyển động tịnh tiến của các phân tử tạo thành vật thể. Khi hai vật tiếp
xúc với nhau thì giữa chúng có hiện tượng trao đổi năng lượng giữa các phân tử cho
đến khi động năng của các phân tử trong hai vật bằng nhau mới thôi. Đó chính là hiện
tượng truyền nhiệt giữa hai vật có nhiệt độ khác nhau, hiện tượng đó diễn ra cho tới
khi xảy ra sự cân bằng nhiệt. Tham số nhiệt độ thể hiện khả năng giữ nhiệt và có mối
quan hệ với các tính chất khác của vật.
Việc đo nhiệt độ được tiến hành nhờ các đầu đo hay còn gọi là các cảm biến
đo nhiệt độ. Các cảm biến làm nhiệm vụ chuyển đổi thông tin nhiệt độ của đối tượng
thành tín hiệu điện (dòng điện hoặc điện áp) thuận lợi cho việc xử lý. các cảm biến đo
nhiệt độ có thể kể ra như: nhiệt điện trở, cặp nhiệt điện, IC cảm biến nhiệt độ, điốt và
tranzitor… Tuỳ theo từng khoảng nhiệt độ cần đo có thể dùng các phương pháp khác
nhau. Thông thường nhiệt độ cần đo được chia thành ba dải: nhiệt độ thấp, nhiệt độ
trung bình và nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ trung bình và thấp thì phương pháp đo là phương pháp tiếp xúc
nghĩa là các chuyển đổi được đặt trực tiếp ở ngay môi trường cần đo. Đối với nhiệt độ
cao thì đo bằng phương pháp không tiếp xúc, dụng cụ đặt ở ngoài môi trường đo. Căn
cứ vào khoảng nhiệt độ cần đo và sai số của phép đo mà ta quyết định lựa chọn cảm
biến và phương pháp đo thích hợp.
Khoảng nhiệt độ đo bằng phương pháp tiếp xúc và dùng cặp nhiệt là từ -270˚C
đến 2500˚C, độ chính xác có thể đặt tới ± 1% đến 0,1%.
Khoảng đo nhiệt độ bằng phương pháp tiếp xúc và dùng cảm biến có tiếp xúc
P-N (nhiệt điện trở, điốt và tranzitor, IC) là từ -200˚C đến 200˚C, sai số đến ± 1%.
Trường Đại học Công Nghệ - 2 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Phương pháp đo không tiếp xúc như bức xạ quang phổ… có khoảng đo từ
1000˚C đến vài nghìn ˚C với sai số ± 1% đến 0,1%.
Trên thực tế có nhiều loại thang được sử dụng để đo nhiệt độ. Các thang đo
nhiệt độ gồm: thang đo Celeius (˚C), thang đo Kelvin (˚K), thang đo Fahrenheit (˚F),
thang đo Rankine (˚R). Sau đây là công thức chuyển đổi giữa các thang đo:
T(˚C) = T(˚K) – 273,15
T(˚F) = T(˚R) – 459,67
T(˚C) = (T(˚F) – 32)* 5/9
T(˚F) = T(˚C) * 9/5 + 32
Bảng 1: Các thang nhiệt độ
Kelvin(˚K) Celeius(˚C) Rankime(˚R) Fahrenteit(˚F)
0,00 -273,15 0,00 -459,67
273,15 0,00 491,67 32,00
273,16 0,01 491,69 32,02
373,15 100,00 671,67 212,00
1.1.2 Đo nhiệt độ dùng điốt và tranzitor
Có thể đo nhiệt độ bằng cách sử dụng kinh kiện nhạy cảm là điốt và tranzitor
mắc theo kiểu điốt (nối cực base và colector) phân cực thuận với dòng điện không đổi.
Điện áp giữa hai cực sẽ là hàm của nhiệt độ.
Các linh kiện được sử dụng làm cảm biến đo nhiệt độ :
- Điốt
- Tranzitor mắc thành điốt
- Hai tranzitor giống nhau được mắc như điốt
Trường Đại học Công Nghệ - 3 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Người ta lợi dụng sự thay đổi tuyến tính của chuyển tiếp P-N đối với nhiệt độ
để chế tạo ra các điốt và tranzitor chuyên dùng làm cầu cảm biến nhiệt trong đo lường
và khống chế nhiệt độ.
Các hình dạng cảm biến dùng điốt và tranzitor:
V
I
V
V1
V2
Vd
a) b) c)
I1 I2
- Hình 1: a) Điốt
b) Tranzitor mắc thành điốt
c) Hai tranzitor mắc thành điốt
1.1.3 Cảm biến đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở
N iệt điện trở được dùng để đo nhiệt độ của hơi nước, khí than trong các
đường ống các lò phản ứng hoá học, các lò hơi, không khí trong phòng, lồng ấp trẻ sơ
sinh,.. Nhi
N
nhiệt độ: R
dụng mà v
Đ
độ theo hà
Trường Đh
,
ệt điện trở thích hợp đo nhiệt độ trong khoảng -50˚C đến 300˚C.
guyên lý làm việc của nhiệt điện trở là dựa vào sự thay đổi điện trở theo
= f(t). Cuộn dây điện trở thường nằm trong ống bảo vệ và tuỳ theo công
ỏ ngoài có thể là kim loại, thuỷ tinh hoặc gốm.
ối với hầu hết các vật liệu dẫn điện thì giá trị điện trở R phụ thuộc vào nhiệt
m số sau :
R(T) = R0 * f(T – T0)
Với :
ại học Công Nghệ - 4 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
- Ro là điện trở ở nhiệt độ T0.
- f(T – T0) là hàm phụ thuộc đặc tính của vật liệu.
- f(T – T0) = 1 khi T = T0.
Đối với điện trở bằng kim loại :
R(T) = R0 * ( 1 + aT + bT² + cT³)
Trong đó :
- T tính bằng độ ˚C
- T0 = T(0˚C)
Đối với điện trở bằng oxit bán dẫn :
R(T) = R0 * exp[ β ( T
1 -
0
1
T
)]
Trong đó :
- T là nhiệt độ tuyệt đối (˚K).
- T0 = 273,15˚K
Đây là loại cảm biến nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, được chế tạo
bằng chất bán dẫn và được gọi là thermistor. Đặc điểm của thermistor là điện trở của
nó biến đổi rất lớn theo nhiệt độ. Thành phần chính là oxit kim loại như Mangan,
Nikel, Sắt,… hoặc hỗn hợp tinh thể Aluminate Mangan (MnAl2O), Titante kẽm
(Zn2TiO4).
Nhiệt kế thermistor được chế tạo bằng cách ép định hình, sau đó nung nóng
đón 100˚C trong môi trường oxy hoá. Việc lựa chọn tỷ lệ hỗn hợp giữa các oxit hoặc
hỗn hợp tinh thể và môi trường nung đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất
lượng của thermistor.
Trong những năm gần đây, các nhiệt kế thermistor được sử dụng nhiều vì có
ưu điểm: độ nhạy cao, đặc tính nhiệt ổn định, kích thước nhỏ, hình dáng dễ thay đổi
khi chế tạo.
Nhiệt điện trở bán dẫn chia làm hai loại :
Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt dương PT (Positive Thermistor):
Trường Đại học Công Nghệ - 5 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Loại này làm việc trên nguyên tắc: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng và
thường được cấu tạo từ các hợp chất như Ceramic, Sắt, Titan, Bari.
Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt âm NT (Negative Thermistor)
Loại này làm việc trên nguyên tắc: khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm. Loại
này được cấu tạo từ bột oxit kim loại Mangan, Sắt, Nikel hoặc các hỗn hợp tinh thể
Aluminate Mangan (MnAl2O), Titante Kẽm (ZnAl2O4).
Nguyên lý và đặc tuyến làm việc:
Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại PT:
Đặc tuyến này được giải thích như sau: Vùng A là vùng có hệ số nhiệt âm; B
là vùng có hệ số nhiệt dương rất lớn; C là vùng có hệ số nhiệt âm sâu. Vùng này rất
nguy hiểm và nhiệt điện trở dễ bị phá huỷ. Điểm M: là điểm làm việc của nhiệt điện
trở. Đáp ứng nhiệt độ tức thời khi cường độ dòng tăng vọt. Hệ số nhiệt và điểm làm
việc thay đổi theo thành phần các hợp chất cấu tạo thermistor.
R
A B C
M
0
T
Hình 2: Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại PT
Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại NT:
Trị số của điện trở nhiệt giảm rất nhanh khi nhiệt độ tăng. Quan hệ này được
biểu diễn bởi hàm:
R(T) = A*expB/T
A: Hệ số điện trở phụ thuộc vào điện trở suất của chất bán dẫn.
Trường Đại học Công Nghệ - 6 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
B: Hệ số nhiệt phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu làm chất bán dẫn và
loại thermistor;
B (3000 5000) : Thermistor đo nhiệt độ thấp. ÷
B (6000 13000) : Thermistor đo nhiệt độ cao. ÷
Khi nhiệt độ càng giảm thì độ nhạy càng tăng. Đó là ưu điểm của nhiệt kế
này. Phạm vi sử dụng của thermistor là từ -50˚C đến 300˚C.
Hình 3:Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại NT
R
0
T
1.1.4 Cảm biến dưới dạng IC
Kĩ thuật vi cơ điện tử cho phép chế tạo được những mạch kết nối gồm nhiều
transistor giống nhau được sử dụng để làm cảm biến hoàn hảo. Việc đo nhiệt độ dựa
vào việc đo sự khác biệt điện áp Vbc dưới tác dụng của nhiệt độ. Các cảm biến này tạo
ra các dòng điện hoặc điện áp tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối với độ tuyến tính cao. Ưu
điểm của nó là vận hành đơn giản, tuy nhiên phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong
khoảng 50˚C 150˚C. ÷
Nguyên lý chung của IC đo nhiệt độ
IC đo nhiệt độ là mạch tích hợp nhận tín hiệu nhiệt độ chuyển thành tín hiệu
dưới dạng điện áp hoặc dòng điện. Dựa vào tính chất rất nhạy của bán dẫn với nhiệt
độ, tạo ra điện áp hoặc dòng điện tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Khi đó tín hiệu sẽ
biết được giá trị của nhiệt độ cần đo.
Khi nhiệt độ thay đổi sẽ xảy ra hiện tượng ion hoá các nguyên tử nút mạng và
tạo ra các cặp hạt dẫn tự do: điện tích và lỗ trống. Các electron bứt ra khỏi các liên kết
Trường Đại học Công Nghệ - 7 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
ghép đôi thành điện tích tự do di chuyển qua các mạng cấu trúc tinh thể, tạo ra sự xuất
hiện các lỗ trống tăng theo qui luật hàm mũ với nhiệt độ. Kết quả của hiện tượng này
là khi phân cực thuận, dòng thuận của tiếp giáp P – N sẽ tăng theo theo hàm mũ của
nhiệt độ.
Một số IC đo nhiệt độ thường dùng
- AD 590 : Phạm vi sử dụng - 55˚C ÷ 150˚C
- LX 5400 : Phạm vi sử dụng - 55˚C ÷ 150˚C
- LM 135 : Phạm vi sử dụng - 55˚C ÷ 200˚C
- LM 235 : Phạm vi sử dụng - 55˚C ÷ 140˚C
- LM 335 : Phạm vi sử dụng -10˚C ÷ 125˚C
- LM 134 - 3; LM 134 - 6 : Phạm vi sử dụng - 50˚C ÷ 125˚C
- LM 234 - 3; LM 234 - 6 : Phạm vi sử dụng - 25˚C ÷ 100˚C
1.1.5 Đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện
Ở đây nhiệt độ cần đo được cặp nhiệt điện chuyển đổi thành sức điện động để
đưa vào các vôn kế chỉ thị bằng kim, bằng vạch sáng hoặc các con số.
• Cấu tạo:
Một cặp nhiệt điện bởi hai dây dẫn A và b làm từ các loại vật liệu khác nhau.
Tại hai diểm tiếp xúc của chúng có nhiệt độ T1 và T2 sẽ tạo ra một sức điện động
ET1T2A/B. Thông thường nhiệt độ của một trong hai mối hàn cố định và được dùng làm
chuẩn (T = Tref). T2 là nhiệt độ của mối hàn thứ hai, khi được đặt trong môi trường
nghiên cứu nó sẽ đặt tới giá trị TC chưa biết.Nhiệt độ TC là hàm của nhiệt độ TX (TX:
T2) và của các quá trình trao đổi nhiệt khác.
Cặp nhiệt điện được cấu tạo với kích thước rất bé cho phép việc đo nhiệt
độvới cấp chính xác cao, cho phép một vận tốc đáp ứng nhanh do điện dung nhỏ.
Ngoài ra, nó còn có ưu điểm khác nữa là tín hiệu được tạo ra chính là sức điện
động mà không cần tạo ra một dòng điện chạy qua cảm biến. Như vậy sẽ tránh được
hiện tượng đốt nóng cảm biến.
Trường Đại học Công Nghệ - 8 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Tuy nhiên nhược điểm của cặp nhiệt điện là trong quá trình đo nhiệt độ thì
nhiệt độ của đầu nối chuẩn (Tref) phải biết rõ. Độ chính xác của Tref quyết định độ
chính xác của TC.
• Nguyên lý làm việc:
Nhằm tránh những tiếp xúc khác ngoài mối nối, hai dây dẫn được đặt trong vỏ
cách điện bằng sứ. Cặp nhiệt điện với vỏ cách điện thường được che bằng lớp vỏ để
chống sự xâm phạm của các khí cũng như đột biến nhiệt lớp vỏ bằng sứ hoặc thép.
Trong trường hợp lớp vỏ bằng thép, mối nối có thể được cách với vỏ hay tiếp xúc với
vỏ. Điều này có lợi là vận tốc đáp ứng nhanh nhưng nguy hiểm hơn.
Phương pháp hàn đầu mối nối của cặp nhiệt điện thông thường là hàn điện,
hàn hồ quang hay hàn hoá chất.
Bảng 2: Một số cặp nhiệt điện thông dụng
Cặp nhiệt điện Nhiệt độ làm
việc (T˚)
Sức điện động E (mV) Độ chính xác
Platin-Rodi(10%)/Platin
mm51,0=Φ
-50 ÷ 1500
-0,236÷15,576
(0 ÷ 600˚C ):± 2,5%
(600 ÷ 1500˚C):±0,4%
Platin-Rodi(10%)/Platin
mm51,0=Φ
-50 ÷ 1500 -2,226 ÷ 17,445 (0 ÷ 538˚C):±1,4%
(538 ÷1500)˚C:±0,2%
Platin-Rodi(30%)/Platin-
Rodi(6%)
mm510=Φ
0 ÷ 1700 0 ÷ 12,426 (870 ÷ 1700˚C):± 0,5%
Wonfram-Reni(5%)
Wonfram-Reni(26%)
0 ÷ 2700 0 ÷ 38,45
Chromel/Alumel
mm25,3=Φ
-270 ÷ 1250 -5,354 ÷ 50,633 (0 ÷ 400˚C):± 3%
(400 ÷ 1250˚C):± 0,7%
Chromel/Constantan
mm25,3=Φ
-270 ÷ 870 -9,835 ÷ 66,473 (0 ÷ 400˚C):± 3%
(400 ÷ 1250˚C):± 0,7%
Sắt/Constantan
mm25,3=Φ
-210 ÷ 800 -8,096 ÷ 45,498 (0 ÷ 400˚C):± 3%
(400÷ 800˚C):± 0,7%
Trường Đại học Công Nghệ - 9 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
1.2 ĐO NHIỆT ĐỘ TRONG LỒNG ẤP
1.2.1 Giới thiệu chung
Lồng ấp trẻ sơ sinh là một thiết bị y tế hiện đại, có độ tin cậy và chính xác
cao. Thiết bị này dùng để nuôi dưỡng những trẻ sơ sinh có sức khoẻ yếu hoặc là những
trẻ sơ sinh non tháng. Do phải chăm sóc một đối tượng bệnh nhân đặc biệt như vậy
nên lồng ấp đòi hỏi hoạt động phải tuyệt đối an toàn. Nhiệt độ của lồng ấp khi hoạt
động phải gần với nhiệt độ trong bụng của mẹ đứa trẻ. Nhiệt độ của lồng ấp quá cao
hoặc quá thấp đều có thể gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đứa trẻ. Nhiều khi có thể
nguy hiểm đến tính mạng đứa trẻ. Vì việc đo và điều khiể hiệt độ trong lồng ấp
là một công việc khó khăn, đòi hỏi có hính xác cao.
Hiện nay, tại các bệnh viện t hệ thống y tế nước ó rất n iều loại lồng
ấp được sử dụng. Nhưng nhìn chung, nguyên tắc đo và điều khiển nhiệ độ có chung
một sơ đồ khối như sau:
CHUYỂN
ĐỔI
t˚
CH
HÀ
HIỂN THỊ
ĐỊNH
TÍN
UT
NGUỒN
NUÔI
Hinh 4:
Trường Đại học Công Nghệ
ẤP
NH
Đ
TƯ
DẠNG
HIỆU
YT
Sơ đồ khối
- 10 - Khon n
ta cvậy
sự c
rong
ỐI
ỢNG
a Điện tử h
t
t˚
– Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
1.2.2 Giải thích sơ đồ khối
1.2.2.1 Khối chuyển đổi
Có nhiệm vụ chuyển đổi đại lượng nhiệt độ sang tín hiệu điện hoặc dịch
chuyển cơ học.
• Để chuyển đổi từ nhiệt độ sang tín hiệu điện có thể dùng các loại cảm biến đo
nhiệt độ như: nhiệt điện trở, cặp nhiệt điện (thermocouple), đo nhiệt độ dùng diode và
transistor, cảm biến dưới dạng vi mach IC… và tuỳ theo cách dùng mà mạch điện phối
hợp có thể khác nhau.
• Để chuyển đổi nhiệt độ sang dịch chuyển cơ học có thể dùng phần tử lưỡng
kim (bimetal), thuỷ ngân, hợp kim, …Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dãn nở vì
nhiệt.
1.2.2.2 Khối định dạng tín hiệu
Nhiệm vụ của khối định dạng tín hiệu là khuếch đại tín hiệu UT từ cảm biến,
so sánh với tín hiệu “đặt chuẩn” để đưa ra tín hiệu điều khiển YT thích hợp tới khối
chấp hành.
Khối này có thể gồm các mạch khuếch đại, so sánh, phối hợp trở kháng… nếu
UT là tín hiệu điện. Nếu UT là dịch chuyển cơ học thì khối này đơn thuần là một hệ đòn
bẫy.
1.2.2.3 Khối chấp hành
Khối này có nhiệm vụ làm thay đổi trạng thái làm việc của đối tượng. Thực
chất là đóng và ngắt công suất cho tải. Khối này có thể là role, thyristor.
1.2.2.4 Khối đối tượng
Đối tượng ở đây là các dây điện trở công suất từ vài trăm đến vài nghìn oát.
Cung cấp cho nó thường là nguồn điện lưới 220V-50Hz.
1.2.2.5 Khối hiển thị
Khối hiển thị đưa ra số liệu về nhiệt độ đo được nhờ góc quay của kim, đeng
chỉ thị, đèn decactron, LED 7 thanh hay màn hình hiển thị.
Trường Đại học Công Nghệ - 11 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
1.2.2.6 Khối nguồn nuôi
Khối này có chức năng duy trì và ổn định chế độ làm việc của các khối và
cung cấp công suất cho tải.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ
Luôn xảy ra quá trình thông tin đầy đủ (2 chiều) với sự tham gia của một hoặc
nhiều vòng phản hồi để luôn theo dõi đối tượng, ổn định một vài thông số của nó trong
giới hạn đã được vạch sẵn.
¾ Mức độ chính xác của quá trình tuỳ thuộc chặt chẽ vào khả năng phân giải
của phần tử so sánh và độ chính xác của nguồn tín hiệu chuẩn cũng như khả năng biến
đổi chính xác của phần tử đầu vào. Ở đây thấy rõ vai trò quyết định của đường thông
tin ngược tới chất lượng của hệ thống.
¾ Tuỳ theo phương pháp xử lý, việc điều chỉnh có thể xảy ra liên tục theo thời
gian (hệ analog) hay gián đoạn theo thời gian (hệ digital) miễn sao đạt được một giá trị
trung bình mong muốn. Phương pháp điều chỉnh digital tỏ ra có nhiều ưu điểm do tiết
kiệm được năng lượng và phối ghép thuận lợi với các hệ xử lý tín hiệu. Tuy nhiên với
một hệ thống trong phạm vi nhỏ thì phương pháp điều chỉnh analog là dễ thực hiện bởi
mạch điện đơn giản và có tính kinh tế cao.
Trường Đại học Công Nghệ - 12 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
CHƯƠNG 2
ĐO ĐỘ ẨM TRONG LỒNG ẤP
2.1 CẢM BIẾN ĐỘ ẨM
Cảm biến độ ẩm hoạt động dựa trên hiện ứng trường nhạy điện tích. Hiệu ứng
trường nhạy điện tích là một hiệu ứng của vi cảm biến silic. Hiệu ứng này được áp
dụng chủ yếu cho cảm biến hoá để đo mật độ vật chất trong không khí và dung dịch.
Quá trình hình thành điện tích được dùng làm nguyên tắc cảm biến. Quá trình đo phụ
thuộc vào độ ion hoá của đối tượng cần đo, hiệu ứng phân cực và quá trình phân cực
chọn lọc. Để đo mật độ khí ta còn cần đến quá trình hấp thụ và hấp giải phân tử khí.
Mật độ phân tử mang điện tích trong silic dưới lớp cách điện phụ thuộc vào lớp kép
trong chi tiết nhạy ion. Hiệu điện thế ∆V của lớp kép này phụ thuộc vào mật độ vật
chất cần đo. Hình 5 miêu tả hệ thống lớp tiêu biểu. Quá trình trao đổi chất xảy ra trong
lớp nhạy. Lớp nhạy sẽ không cần thiết đến nếu ta dùng một lớp cách điện nhạy với
môi trường đo (SiO2, S3N4, Al2O3).
Hiệu điện thế V hình thành tại ranh giới giữa môi trường và lớp nhạy hấp
thụ hay tại ranh giới giữa lớp nhạy hấp thụ và lớp cách điện. Hiệu điện thế này tạo
trong silic dưới lớp cách điện một lượng điện tích tỷ lệ với mật độ chất cần đo Ci.
∆
Hiệu điện thế trên lớp nhạy ∆VIS là hàm của hoạt tĩnh ion ai (tỷ lệ thuận với
Ci):
∆VIS = ∆V˚IS + zF
RT
ln(ai + Kijaj )
Trong đó : ∆V˚IS là hiệu điện thế tại hoạt tĩnh ion ai = 1 và hằng số chọn
Kij = 0.
Đại lượng đo là hoạt tĩnh ai. Quá trình phân ly khác nhau tại mật độ khác
nhau cững như thành phần phức tạp của môi trường cần đo khiến số ion linh hoạt
không tương đương với mật độ Ci. Hai đại lượng này phân biệt nhau bởi hệ số linh
hoạt fi :
ai = fi * Ci
Trường Đại học Công Nghệ - 13 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Dung dịch đo
Lớp cách điện
Lớp nhạy + + + + + + + + + + + + + + + +
+ + + + + + + +
V∆
V∆
V∆
a) b) c)
Hinh 5: Quá trình hình thành điện tích trong silic được tạo bởi điện thế lớp
kép . V∆
a,b) Tại ranh giới dung dịch đo - lớp nhạy.
c) Giữa lớp nhạy và lớp cách điện
Độ nhạy cảm biến được tính như sau :
) (ln
)sV ( I
aid
d ∆
= 0,4343 ) (log
) V ( IS
aid
d ∆
= zF
RT
Nguyên tắc cảm biến nêu trên chỉ dùng cho chất lỏng và chất khí. Chất lỏng
dẫn điện tạo điều kiện đo thuận lợi vì thành phần cần đo tự phân ly tạo nên chuỗi điện
phân kín. Để đo và khuếch đại hiệu điện thế ta thường dùng tranzitor hiệu ứng trường
MOS.
Cấu tạo một tranzitor hiệu ứng trường ISFET như hình vẽ :
Trường Đại học Công Nghệ - 14 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Dung dịch
điện phân
Màng nhạy
Lớp cách điện
S
D
Cực so sánh
n+n+
UD
UC
P - Si
Hình 6: Cảm ứng ion ISFET
Trong ISFET, cực cổng kim loại G được thay thế bởi màng nhạy ion, dung
dịch điện phân và điện cực so sánh. Chuỗi điện phân kín được tạo nên bởi những thành
phần kể trên. Hiệu điện thế ∆VIS ảnh hưởng trực tiếp đến điện dẫn điện của kênh dẫn
giữa cực nguồn S và cực thoát D. Dòng cực tụ ID là đại lượng đo. Hàm cảm biến
ISFET được xác định từ quan hệ dòng điện – hiệu điện thế của MOS-FET với cực
cổng G được cách điện. Đối với hoạt động tâm cực UD << (UG - UT) ta có:
ID =
Ldi
iUb D
n
εµ [const + UG -
zF
RT ln (ai + Kij ai) - ∆Vref -
z
UD ]
Trong vùng bão hoà UD >> (UG - UT) thì ngược lại:
ID =
Ldi
iUb D
n
εµ [const + UG -
zF
RT ln (ai + Kij ai) - ∆Vref ]
Trường Đại học Công Nghệ - 15 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Trong đó:
- UT là hiệu điện thế giới hạn của ISFET.
- ∆Vref là hiệu điện thế tại ranh giới điện môi / cực so sánh.
- UG là hiệu điện thế cực cổng G.
V’C ∆
∆VIS
∆Vref
UC
Hình 7: Mô hình chuỗi điện phân
Như vậy, với hiệu điện thế ực thoát D, UD không đổi thì dòng thoát chỉ thay
đổi theo điện thế cực cổng G và hiệu điện thế ∆VIS .
dID =
Ldi
ib
n
εµ [dUG + d(∆VIS)]
Mật độ ion trong dung dịch điện môi có thể được xác định theo 3 phương
pháp :
* Hiệu điện thế chắn không đổi (dUG = 0) : dID =
Ldi
ib
n
εµ d(∆VIS)
* Dòng thoát không đổi (dID = 0) : dUD= - d(∆VIS)
* Cực cổng G với điện thế không xác định.
Trường Đại học Công Nghệ - 16 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Phương pháp đo thuận tiện nhất là phương pháp dòng thoát không đổi vì với
phương pháp hàm đặc trưng không phụ thuộc vào tham số chi tiết (b, L, di, ε i, nµ ).
Một lợi điểm nữa của phương pháp này là điện thế cực cổng G không đổi. Hiệu điện
thế cực góp C, UG là hiệu điện thế giữa cực so sánh và cực nguồn S. Ngược lại với
phương pháp đo hiệu điện thế, phương pháp đo dòng điện ∆ IG tại hiệu điện thế cực
cổng G không đổi (UG = const) cần có hàm hiệu chỉnh. Hàm này phụ thuộc vào tham
số chi tiết cảm biến. Trong trường hợp cực cổng G với điện thế không xác định, ta bỏ
qua cực so sánh. Đại lượng đo là dòng cực thoát ID.
Hoạt động của ISFET chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm điện hoá của vật liệu
cực cổng G. Vật liệu thường dùng có thể sản xuất là :
* SiO2
* Si3O4 / SiO2
* Al2O3 / SiO2
* Ta2O5 / SiO2
Những lớp kể trên có thể nhạy hoá tuỳ theo loại ion cần đo bằng cách cấy tạp
dẫn trong khi kết tủa hay cấy ion sau khi kết tủa. Lớp vô cơ như silicat nhôm, silcat Bo
hay hữu cơ như Poly Vinyl Chliorit (PVC) cóng có thể dùng làm lớp nhạy cho ISFET.
Lớp nhạy bằng SiO2 được dùng cho các loại ion khác (H+,N+,K+,…). Nhược
điểm của lớp này là độ linh động cao do tạp chất (N+) gây ra. Ta cũng có thể dùng
những lớp kép như Si3O4/SiO2; Al2O3/SiO2; hay Ta2O5/SiO2. Một vấn đó còn tồn tại là
cực so sánh phải chế tạo rời.
Từ cách đo trên ta có nhiều nguyên tắc để đo độ ẩm :
- Thay đổi điện trở khi hấp thụ H2O hay hấp giải H2O những lớp cách điện như
SiO2 xốp, Al2O3 xốp trên vật liệu nền silic.
- Thay đổi điện dung giữa điện cực trên lớp cách điện (SiO2) khi phân tử nước
từ môi trường đọng trên vật liệu nền được làm lạnh.
- Thay đổi điện dung của polyme khi hấp thụ hơi nước, polyme này được dùng
làm lớp cách điện cực cổng G. Điện tích thay đổi điều biến điện dẫn điện của kênh
tranzitor hiệu ứng trường.
Trường Đại học Công Nghệ - 17 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
2.2 ĐO ĐỘ ẨM TRONG LỒNG ẤP
Cảm biến độ ẩm được dùng nhiều nhất trong lồng ấp là loại cảm biến thay đổi
điện dung của polyme khi hấp thụ hơi nước.
Trong lồng ấp, có một ngăn chứa nước. Để điều chỉnh độ ẩm trong lồng ấp,
người ta điều chỉnh diện tích bề mặt bốc hơi nước của ngăn nước trên. Khi cần độ ẩm
lớn thì cho diện tích bề mặt bốc hơi nước lớn, còn ngược lại , nếu yêu cầu độ ẩm bé thì
ta điều chỉnh cho diện tích bề mặt bốc hơi nước bé đi.
Các mức đo của cảm biến độ ẩm được đồng bộ với diện tích bề mặt bốc hơi
nước. Vì thế khi điều chỉnh núm đặt độ ẩm cho lồng ấp thì một hệ cơ sẽ điều chỉnh
diện tích bề mặt bốc hơi nước tương ứng. Đó chính là cách đặt độ ẩm cho lồng ấp.
Trường Đại học Công Nghệ - 18 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ LỒNG ẤP HIỆN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay, có rất nhiều loại lồng ấp được sử
dụng. Các lồng ấp có thể là rất hiện đại như V– 85, H– 1000 của Nhật Bản đón loại thô
sơ, có kĩ của Italia như lồng ấp AGA… Nhưng chúng đều có chung một đặc điểm là
yêu cầu độ tin cậy, độ chính xác cao. Sau đây trong khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp
này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ loại lồng ấp hiện đại nhất hiện nay, đó là loại lồng ấp V–85
của Nhật Bản. Các loại lồng ấp khác ta chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và tham khảo các
thông số kĩ thuật mà thôi.
Hình 8: Lồng ấp V- 85
Trường Đại học Công Nghệ - 19 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1 LỒNG ẤP V–85:
3.1.1 Đặc điểm kĩ thuật
¾ Yêu cầu về điện: Xác định theo yêu cầu
¾ Điều khiển nhiệt bên ngoài và trong lồng ấp: Hệ thống SC/MC
¾ Cài đặt nhiệt độ bên ngoài: 34,0÷38,0˚C chính xác đến 0,1˚C.
¾ Chỉ thế nhiệt độ bên ngoài: 30,0÷42,0˚C chính xác đến 0,1˚C.
¾ Điều chỉnh nhiệt độ lồng ấp: 25,0÷38,0˚C chính xác đến 0,1˚C.
¾ Chỉ thế nhiệt độ lồng ấp: 20,0 ÷ 42,0˚C chính xác đến 0,1˚C.
¾ Chỉ thế về độ ẩm : Ấn nút chọn
Độ ẩm 20 99% chính xác đến 1% ÷
¾ Công suất lò sưởi : 0 - full, được chỉ thế bởi 12 cấp độ.
¾ Báo động:
* Báo động về sự quá nhiệt độ:
Nếu giá trị hiển thị của nhiệt độ không khí lồng ấp vượt quá 39,0˚C hoặc nhiệt
độ của cảm biến nhiệt vượt quá 39,5 ± 0,5˚C , đèn báo quá nhiệt độ sẽ phát sáng, còi
báo động sẽ kêu và nhiệt lượng sẽ bị ngắt.
* Báo động về sự lưu thông không khí bên trong:
Nếu bất cứ trở ngại nào phát sinh trong hệ thống lưu thông không khí, đèn
báo sẽ phát sáng, còi báo động sẽ kêu và nhiệt lượng sẽ bị ngắt.
* Báo động về nhiệt độ cao thấp:
Nếu nhiệt độ không khí lồng ấp vượt quá nhiệt độ chọn trước 1,5˚C hoặc
giảm xuống thấp hơn nhiệt độ ban đầu 3˚C, đèn báo nhiệt độ lựa chọn sẽ phát sáng và
còi báo động kêu. (Điều khiển của MC)
Nếu nhiệt độ da trẻ em chênh lệch với nhiệt độ đặt trước khoảng hơn ± 1˚C,
đèn báo nhiệt độ lựa chọn sẽ phát sáng và còi báo động kêu. (Điều khiển của SC)
* Báo động về cảm biến bên trong:
Trường Đại học Công Nghệ - 20 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Nếu có bất cứ sự cố nào phát sinh với các cảm biến về nhiệt độ không khí
lồng ấp, độ ẩm, sự quá nhiệt độ và sự lưu thông không khí bên trong, đèn báo cảm biến
bên trong sẽ phát sáng và còi báo động kêu.
* Báo động đầu đo nhiệt độ ngoài da:
Nếu có bất cứ rắc rối nào phát sinh với đầu đo nhiệt độ ngoài da, đèn báo sẽ
phát sáng, còi báo động kêu và nhiệt lượng bị ngắt.
* Báo động về sự thiếu hụt năng lượng:
Nếu sự cung cấp năng lượng bị gián đoạn vì thiếu hụt năng lượng hoặc do các
nguyên nhân khác. Đèn báo thiếu năng lượng sẽ phát sáng và còi báo động kêu.
3.1.2 Cấu tạo của lồng ấp V– 85
Lồng ấp V-85 được tạo thành bởi 6 cảm biến để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm,
và lưu lượng không khí tương ứng, một lò sưởi để làm ấm không khí lồng ấp, một cái
quạt để lưu thông không khí bên trong và sáu bảng PC để điều khiển và hiển thị các
đặc điểm hoặc đặc tính.
3.1.2.1 Chức năng của các cảm biến
- Cảm biến nhiệt độ không khí lồng ấp: Chỉ ra nhiệt độ không khí trong lồng ấp.
- Cảm biến độ ẩm tương đối: Chỉ ra nhiệt độ bị tác động bởi sự bốc hơi nước.
Cảm biến này được bao bọc bởi một tấm vải dệt ướt.
- Cảm biến về sự quá nhiệt độ: Chỉ ra sự tăng quá nhiệt độ không khí lồng ấp
bằng cách sử dụng một dòng điện độc lập.
- Cảm biến về lưu thông không khí: Chỉ ra sự thay đổi trong việc lưu thông
không khí.
- Cảm biến về nhiệt độ ngoài da: Chỉ ra nhiệt độ ngoài da trẻ sơ sinh. Cảm biến
được dán vào da trẻ sơ sinh.
3.1.2.2 Chức năng chủ yếu của các bo mạch
8302A: Là bo mạch chính, trang bị cho CPU, có vai trò điều khiển tất cả.
8302B : Là bo mạch ngắt, được trang bị dùng cho ngắt hoạt động vào báo
động thiếu năng lượng.
8302G: Được trang bị một role điều khiển nhiệt lượng và một cuộn dây điện.
Trường Đại học Công Nghệ - 21 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
8302D: Được trang bị cho EEPROM, nơi mà dữ liệu về sự biến đổi nhiệt độ
trên da trẻ sơ sinh được lưu giữ.
8302E: Dùng đồng thời cho các việc xử lý biến đổi nhiệt độ không khí của
lồng ấp, RH và EEPROM là nơi các giá trị chuẩn hoá được lưu giữ.
8302 D
AC POWER INPUT
+5V ±12V
8302 B
SWITCH BOARD
LED UNIT
8302 E
8302 A
CPU BOARD
8302 G
HEATER BOARD
RH
SENSOR
INCUBATOR
AIR TEMP
SENSOR
AIR FLOW SENSOR
OVER TEMP SENSOR
FAN
HEATER
SKIN
TEMP
SENSOR
Hinh 9: Sơ đồ khối của các bo mạch
3.1.2.3 Các bộ phận khác
Nguồn năng lượng: +5V(3A), +12V(1,2A), -12V(0,3A)
Công suất lò sưởi : 260VA (W)
Quạt : Giúp không khí lưu thông trong lồng ấp.
Thiết bị LED: Hiển thị các dữ liệu điều khiển khác nhau và các trạng thái của
lồng ấp V- 85.
Trường Đại học Công Nghệ - 22 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1.2.4 Miêu tả chi tiết hệ thống mạch điện
3.1.2.4.1 Điện áp vào chuẩn
Là thiết bị phải được đo nhiệt độ chính xác, được cung cấp nguồn 2,5V ±
25mV bởi một IC được thiết kế để truyền dẫn điện áp tương ứng có độ chính xác cao.
Đầu ra cân xứng với sự thay đổi nhiệt độ chỉ ra bởi cảm biến được truyền dẫn
tới CH0 - 4.
Điểm kiểm tra thử:
• a … 2,5V 25mV ±
• b … 0,15V 5mV ±
• Nếu dòng điện trở chính (1k ÷ 2kΩ ) được dẫn vào phần cảm biến, điện
áp riêng biệt được phân chia thành R17~ 20 hoặc R23 và R27 được truyền đến cho
CH0- 4.
Hình 10: Mạch dòng điện áp chuẩn
Trường Đại học Công Nghệ - 23 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1.2.4.2 Dòng điện báo tăng quá nhiệt độ:
Sự tăng quá nhiệt độ thể hiện qua hai phương pháp sau :
Khi cảm biến báo nhiệt độ không khí trong lồng ấp là 39˚C hoặc cao hơn,
cảm biến nhiệt độ không khí trong lồng ấp cảnh báo rằng có sự tăng quá nhiệt độ và
làm cho chuông báo động kêu.
Cảm biến báo tăng quá nhiệt độ là một bộ phận không phụ thuộc vào dòng
điện đo nhiệt độ do CPU điều khiển. Cảm biến này làm chuông báo động sự tăng quá
nhiệt độ kêu khi nhiệt độ là 39,5± 0,5˚C. Trong trường hợp này cả báo động nhìn thấy
và nghe thấy sẽ được điều chỉnh tự động. Khi cảm biến báo rằng nhiệt độ giảm xuống
khoảng 2÷3˚C so với mức nhiệt độ báo động.
Thông tin về nhiệt độ chứa trong cảm biến về sự tăng quá nhiệt độ sẽ được
dẫn tới CPU và CH5 cùng với thông tin về điện áp. Khi cảm biến báo sự tăng quá
nhiệt độ hoạt động, role (K2) trên bo mạch 8302G sẽ tắt và nguồn toả nhiệt sẽ bị ngắt.
Mức báo sự tăng quá nhiệt độ được gắn vào VR1. Điều chỉnh sự tăng nhiệt
cho quá trình hoạt động.
Hình 11: Mạch dòng điện báo tăng quá nhiệt độ
Trường Đại học Công Nghệ - 24 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1.2.4.3 Mạch chuyển đổi AD
Dữ liệu về nhiệt được nạp vào bởi mỗi cảm biến nhiệt được chuyển đổi bởi
8CH (U14) và được nạp theo dữ liệu số tới CPU với 10 bit chuyển đổi (U13). Điện áp
tương tự được nạp vào bởi một cảm biến sẽ thay đổi từ 0,15 ÷1,15V trong những điều
kiện bình thường. Nếu cảm biến bị ngắt, điện áp 2,5V sẽ được nạp vào hoặc nếu nó bị
chập (đoản mạch) điện áp 0V sẽ được nạp vào (Trong trường hợp CH4, điện áp 0V
được nạp vào vì bị ngắt còn điện áp 2,5V bị đoản mạch). U15 sẽ thoát ra điện áp 0V
trong trường hợp ngắt cảm biến. Trong khi CPU sẽ nhận biết một cảm biến bị đoản
mạch và nó sẽ báo động.
Hình 12: Mạch điện dòng chuyển đổi AD
Trường Đại học Công Nghệ - 25 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1.2.4.4 Mach khóa lối vào
Khi ấn vào công tắc khóa mạch trên bảng 8302B, 8 bit chốt (U4) sẽ đưa vào
những thông tin khóa tới CPU với AD 0 – 7
Hình 13: Mạch khóa lối vào
3.1.2.4.5 Dòng nạp điện
Bộ phận này có ắc quy Ni - Cd bên trong để phát làm cho còi báo động kêu và
đón LED hiển thị khi thiếu năng lượng. Báo động thiếu năng lượng sẽ được phát ra
nếu nguồn AC không được cung cấp cho dù chúng ta ấn công tắc nguồn.
Hình14 : Mạch nạp điện
Trường Đại học Công Nghệ - 26 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.1.2.4.6 Mạch báo CPU ngừng hoạt động
Nếu có bất cứ vấn đó nào phát sinh ở CPU và chương trình ngừng hoạt động
thì ngay lập tức báo động phát ra và nhiệt lượng bị ngắt.
Hình 15: Mạch báo CPU ngừng hoạt động
3.1.2.4.7 Bộ phận hiển thị
Thông tin về nhiệt độ, tình trạng điều khiển và các dữ liệu khác được CPU xử
lý và hiển thị trên LED mặt trước.
3.1.2.4.8 Sao lưu dữ liệu với EEPROM
Khi tắt bộ phận này, chức năng sao lưu dữ liệu và sửa lỗi cho các cảm biến
tương ứng sẽ được giữ nguyên.
Trường Đại học Công Nghệ - 27 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Chú ý: Khi dữ liệu chứa trong EEPROM trên bảng 8302A (CPU); Bảng
8302D; Bảng 8302E tương ứng với mỗi thiết bị hoặc cảm biến, các cảm biến hoặc
EEPROM không thể bị thay thế.
3.1.2.4.9 Mạch điện điều khiển lò sưỡi
CPU truyền tín hiệu điều khiển lò sưỡi với U6 (81C55) để điều khiển K1
(SSR) trên bảng 8302G.
Lò sưỡi gửi tín hiệu trở lại CPU thông qua các cảm biến đang hoạt động (L1)
để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trên SSR, lò sưỡi,..vv.
Hình 16 : Mạch điều khiển lò sưỡi
Trường Đại học Công Nghệ - 28 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.12.4.10 Khởi động quá trình lưu không không khí
Để chỉ ra những điều khác thường trong quá trình lưu thông không khí trong
lồng ấp. Điều kiện của việc lưu thông không khí bên trong ổn định ở nhiệt độ tương
đối bao quanh (300C, 340C, 370C) phải được lưu giữ trong bộ phận điều khiển. Nếu
quạt ngừng hoạt động hoặc nếu bất cứ điều bất thường nào phát sinh tại cửa thoát khí
hoặc cửa dẫn khí của hệ thống lưu thông không khí bên trong, sự lưu thông không khí
sẽ bị gián đoạn, báo động sẽ xuất hiện.
Tín hiệu không chính xác về sự lưu thông không khí bên trong lồng ấp có thể
làm cho nhứng điều bất thường trong quá trình lưu thông không khí không được thể
hiện chính xác. Trong trường hợp đó cần thiết phải khởi động lại.
Kỹ thuật khởi động:
Việc vận hành bàn phím giúp bạn có thể thực hiện cài đặt ban đầu cho hệ
thống lưu thông không khí trong lồng ấp. Chúng ta cần chú ý cẩn thận vì sự vận hành
sai có chủ định này có thể phá huỷ chức năng bên trong của lồng ấp.
Các bước cài đặt:
+ Bước 1: Lắp đặt các bộ phận như cổng tiếp nhận một cách an toàn. Đổ đầy
nước vào bể chứa độ ẩm tới mức riêng biệt và đặt mức trung hoà tới mức độ ẩm cao.
Chú ý các bộ phận khi đã được lắp đặt thì không thể bị điều chỉnh cho đến khi lắp đặt
ban đầu của hệ thống lưu thông không khí bên trong lồng ấp kết thúc. Nếu bất cứ tiến
trình nào diễn ra trên thiết bị trong khoảng thời gian đó, cài đặt ban đầu không thể thực
hiên một cách chính xác.
+ Bước 2: Bật công tắc nguồn đồng thời ấn công tắc 2 & 5. Giữ công tắc 2 & 5
cho đón khi chương trình tự dự đoán kết thúc. Cài đặt ban đầu cho sự lưu thông không
khí bên trong được bắt đầu khi màn hình hiện ra F30.
+ Bước 3: Trong quá trình cài đặt, nhiệt độ không khí lồng ấp thay đổi tự động
từ 30 ÷370C. Điều kiện ổn định của sự lưu thông không khí bên trong tại mỗi mức
nhiệt độ được ghi nhớ lại.
+ Bước 4: Cài đạt ban đầu của sự lưu thông không khí bên trong hoàn thành khi
màn hiển thế nhiệt độ cài đặt hiện ra END. Nhiệt độ không khí lồng ấp sẽ được lắp đặt
và điều chỉnh từ 340C trở lên.
Trường Đại học Công Nghệ - 29 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Chú ý: Nếu cài đặt ban đầu bị gián đoạn, những điều kiện trước lúc cài đật sẽ
được giữ nguyên. Nếu cài đặt ban đầu hoàn thành và dừng lại tự động, chúng ta không
thể chắc chắn rắng những giá trị cài đặt ban đầu như thế được chấp nhận bởi các bộ
phận điều khiển. Vì vậy, hãy cài đặt lại.
3.1.2.4.11 Điều chỉnh tự tăng nhiệt
Điều chỉnh VR1 trên dòng điện báo tăng nhiệt độ. VR1 được tiếp nhận tại
khoá bộ phận tiếp nguồn cảm biến trên công tắc nguồn lắp bên cạnh bộ phận nguồn.
Khi cần tăng nhiệt độ thì vặn VR1 theo chiều kim đồng hồ để cho báo động
tăng quá nhiệt độ không hoạt động, khi nhiệt độ không khí trong lồng ấp tăng lên tới
39,50C.
Khi nhiệt độ không khí ổn định ở 39,50C, từ từ bật VR1 ngược theo chiều kim
đồng hồ cho đến khi có báo động quá nhiệt độ.
Hình 17: Lồng ấp V- 85
Trường Đại học Công Nghệ - 30 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
3.2 LỒNG ẤP AGA
Đây là loại lồng ấp do Italia sản xuất. Loại lồng ấp này thuộc thế hệ đầu tiên
của lồng ấp nên khá thô sơ trong cấu tạo và hoạt động. Hiện nay, loại lồng ấp này ít
được sử dụng trong các bệnh viện.
Hình16 : Lồng ấp AGA
Lồng ấp AGA hoạt động theo chế độ ON-OFF. Các thông số kỹ thuật của
lồng ấp AGA:
- Điện áp tiêu thụ: 220V – 50Hz
- Lồng ấp dùng đón chiếu sáng để sưởi ấm. Nó sử dụng bóng đèn OSRAM
260W.
- AGA có quạt gió giúp điều chỉnh lượng oxy cho lồng ấp.
- Hệ thống điều chỉnh độ ẩm Humidyty rất đơn giản. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng
mà ta đặt độ ẩm là bao nhiêu phần trăm.
- AGA có các loại báo động:
+ Báo động đèn chiếu sáng không sáng ALARM LAMP.
Trường Đại học Công Nghệ - 31 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
+ Báo động không có oxy ALARM O2
+ Báo động quạt không hoạt động ALARM VENTILATOR
3.3 LỒNG ẤP AR300- 2750
Lồng ấp loại này do Pháp chế tạo. Cấu trúc của máy khá phức tạp, có nhiều
chức năng như đo, khống chế nhiệt độ, báo động, chỉ thị, …
Các thông số kỹ thuật:
- Dải điều chỉnh nhiệt độ không khí 28 ÷380C.
- Thời gian quá độ < 45 phút
- Sai lệch nhiệt độ khi xác lập 0,20C
- Sự quá điều khiển: 0,50C max
- Sự sai lệch nhiệt độ không khí thực tế và chỉ thế ± 10C.
- Sự sai lệch nhiệt độ không khí và nhiệt độ đặt ± 0,50C
- Điện áp tiêu thụ 220V, 50Hz
- Công suất sợi nung 260W.
- Nhiệt độ trung bình trong lồng ấp là 36,40C.
Lồng ấp AR300- 2750 có 2 ch? độ làm việc: Air mode và Baby mode.
+ Air mode là chế độ làm việc dựa vào nhiệt độ không khí mà ta đặt trước trong
lồng ấp.
+ Baby mode là chế độ làm việc dựa vào thân nhiệt của trẻ. Trong chế độ này,
máy vào trẻ giao tiếp thông qua một đầu đo dán trên da của trẻ. Đầu đo này hoạt động
trên miền nhiệt độ 36,6 37,2÷ 0C.
Các loại báo động của lồng ấp AR300- 2750 được nhận biết bằng đèn và âm
thanh:
- Báo động quạt không quay.
- Báo động mất nguồn.
- Báo động quá nhiệt độ.
- Báo động nhiệt độ thấp.
Trường Đại học Công Nghệ - 32 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
Hình 17: Lồng ấp AR300- 2750
Độ ẩm của lồng ấp được điều chỉnh theo yêu cầu. Độ ẩm được điều chỉnh
theo diện tích bề mặt bốc hơi nước.
Loại lồng ấp AR300- 2750 hiện nay được dùng phổ biến tại các bệnh viện
nước ta. Loại lồng ấp này do quốc tế viện trợ. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội có
khoảng 30 máy nhãn hiệu AR300- 2750 đang được sử dụng.
3.4 LỒNG ẤP H- 1000
Lồng ấp nhãn hiệu H- 1000 là loại lồng ấp hiện đại do Nhật Bản sản xuất.
Lồng ấp loại này hiện tại được rất nhiều bệnh viện tin dùng bởi vì lồng ấp này cũng
tương tự lồng ấp V - 85 mà ta đã tìm hiểu ở phía trước. Nó có cấu tạo rất phức tạp bao
gồm nhiều chức năng hiển thị và báo động.
Các thông số kỹ thuật của H- 1000:
- Dải điều chỉnh nhiệt độ không khí: 28 ÷380C
- Thời gian quá độ: < 45 phút
- Sai lệch nhiệt độ khi xác lập: 0,20C
Trường Đại học Công Nghệ - 33 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
- Điện áp tiêu thụ: 220V, 50Hz
- Công suất sợi nung: 260W
Hình 18 : Lồng ấp H-1000
Một số loại báo động:
- Báo động quạt không hoạt động.
- Báo động quá nhiệt độ.
- Báo động nhiệt độ thấp.
- Báo động mất nguồn.
- Báo động của đầu đo nhiệt độ ngoài da.
- Báo động quá công suất lò nung……….
Lồng ấp H- 1000 khác lồng ấp V- 85 ở chỗ H- 1000 có đón 0 - 1/2 - Max
heater output. Chức năng của đèn này là báo chế độ kháng đốt của máy. Khi cần làm
ấm lồng ấp thì kháng đốt mở tối đa còn khi chỉ cần duy trì nhiệt độ bình thường trong
lồng ấp thì đèn này hoạt động ở chế độ duy trì.
Trường Đại học Công Nghệ - 34 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
H- 1000 có chế độ điều khiển bằng tay và có chế độ điều khiển nhiệt độ thông
qua nhiệt độ trên bề mặt da của trẻ. Việc sử dụng chế độ làm việc nào là do yêu cầu
điều trị của trẻ.
Độ ẩm trong lồng ấp của lồng ấp loại này cũng được điều chỉnh như các loại
lồng ấp khác. Nghĩa là độ ẩm được đặt theo yêu cầu và điều chỉnh theo diện tích bề
mặt bốc hơi nước. Có điều khác ở loại lồng ấp này là nó có một bảng đối chiếu nhiệt
độ và độ ẩm. Tức là có sự đồng bộ giữa nhiệt độ và độ ẩm trong lồng ấp.
Trường Đại học Công Nghệ - 35 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn
và các anh chị ở phòng kỹ thuật bệnh viện Phụ sản Hà Nội tôi đã hoàn thành đó tài
khoá luận “ Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ và độ ẩm dùng trong các lồng ấp ở
bệnh viện”. Trong khoá luận này tôi đã thực hiện được các nội dung:
- Tìm hiểu hệ thống đo và ổn định nhiệt độ trong lồng ấp. Trong phần này, tôi
đã tìm hiểu một số cảm biến được dùng để đo nhiệt độ như cảm biến nhiệt điện trở,
cảm biến dưới dạng IC, cảm biến dùng Diode và Transistor. Thông qua việc tìm hiểu
các loại cảm biến này, cho thấy ta chúng ta có thể đo nhiệt độ bằng nhiều cách khác
nhau. Và tuỳ vào từng trường hợp mà ta sử dụng các loại cảm biến ấy cho thích hợp.
Việc tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ trong lồng ấp cho tôi thấy có thể ứng
dụng hệ thống này vào nhiều việc khác như là các Tủ ấm, tủ sấy…dùng trong y tế và
công nghiệp chế biến thực phẩm. Hệ thống này cũng có thể ứng dụng trong sản xuất
công nghiệp như dùng để khống chế, điều chỉnh nhiệt độ trong các lò nung công
nghiệp.
- Tìm hiểu hệ thống đo và ổn định độ ẩm trong lồng ấp. Trong phần này tôi đã
giới thiệu cách cảm biến đo độ ẩm dùng để đo độ ẩm. Đó là việc áp dụng hiệu ứng
trường nhạy điện tích vào việc đo mật độ vật chất trong khí và dung dịch. Từ đó, ta có
thể sử dụng cảm biến trong ngành Hoá học để đo mật độ các chất trong dung dịch.
- Giới thiệu một số loại lồng ấp hiện đang sử dụng. Phần này tôi giới thiệu các
loại lồng ấp đang được sử dụng tại các bệnh, mà cụ thể lồng ấp bệnh viện Phụ sản Hà
Nội. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện nay dùng rất nhiềulồng ấp, và chúng có nhiều loại
như AGA của Italia, AR300– 2750 của Pháp, H– 1000 của Nhật và đặc biệt là loại V–
85 cũng do Nhật sản xuất. Có thể nói đây là loại lồng ấp hiện đại nhất hiện nay. Thông
qua việc giới thiệu các loại lồng ấp nêu trên tôi muốn trình bày hệ thống ổn định nhiệt
độ và độ ẩm của lồng ấp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và cũng qua đó muốn nhấn mạnh đến
khía cạnh là Việt Nam chưa có cơ sỏ nào sản xuất được lồng ấp. Do có yêu cầu độ tin
cậy và chính xác cao nên giá thành của lồng ấp cũng khá cao, đó cũng là một ghánh
nặng cho nhà nước khi phải nhập khẩu thiết bị này. Hiện nay có nhiều lồng ấp bị hỏng
song do cấu tạo phức tạp khó sữa chữa, hơn nữa lại không có thiết bị, phụ tùng thay
thế. Vì vậy các lồng ấp bị hỏng thường là không dùng được nữa. Đây là một sự lãng
phí lớn. Vấn đề cấp thiết đặt ra là nước ta cần sớm sản xuất được thiết bị phụ tùng thay
Trường Đại học Công Nghệ - 36 - Khoa Điện tử – Viễn thông
Khoá luận tốt nghiệp Lê Kim Tuyến
thế và tiến tới sản xuất được lồng ấp thì lúc ấy mới đảm bảo cung cấp đủ cho hệ thống
y tế còn nhiều thiếu thốn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên
khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Kính mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để khoá luận này
được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Điện tử -
Viễn thông, bạn bè và đặc biệt là thầy giáo T.S Ngô Diên Tập đã trực tiếp hướng dẫn
tôi hoàn thành khoá luận này.
Hà nội tháng 6 năm 2005
Trường Đại học Công Nghệ - 37 - Khoa Điện tử – Viễn thông
DANH SÁCH CÁC LOẠI BÁO ĐỘNG
Chức năng
báo động (1) Điều kiện báo động (2)
Thời
gian trì
hoãn (3)
Nhiệt
toả ra
(4)
Chớp sáng/
âm thanh
liên tục (5)
Chớp
sáng/ âm
thanh ngắt
quãng (6)
Phát sáng/
âm thanh
liên tục (7)
Điều
chỉnh tự
động (8)
Điều chỉnh bằng
tay (9)
15 phút
yên
lặng
(10)
Sự lưu thông
không khí bên
trong
Động cơ ngừng hoạt động,
quạt không được gắn vào
cửa dẫn khí hoặc thoát khí
bị khoá hay bất cứ trở ngại
nào phát sinh trong hệ
thống lưu thông không khí
(trừ quá trình làm ấm)
Trong 15
phút Tắt 0 -- -- --
Điều chỉnh có thể
không có điều kiện.
Báo động lưu thông
không khí bên trong
sẽ ngừng lại 15 phút
sau khi được điều
chỉnh
--
Sự tăng quá
nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trong
lồng ấp là 39,5 ± 0,5˚C
Ngay lập
tức Tắt
0
(Con số trên
màn hình
hiển thị nhiệt
độ lồng ấp
phát sáng)
-- --
Trong
khoảng
34 ÷
37˚C
-- --
Thiếu năng
lượng
Thiếu năng lượng, phích
điện không tiếp điện, dây
điện bị đứt, hoạt động của
các thiết bị ngắt mạch điện
Ngay lập
tức -- -- -- 0 -- -- --
DANH SÁCH CÁC LOẠI BÁO ĐỘNG (Tiếp theo)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Nhiệt độ ngoài da cao
hơn nhiệt độ lựa chọn
ban đầu là 10C
Khoảng
12 giây Tắt -- 0 -- 0 -- 0Nhiệt độ
ngoài
da
Nhiệt độ ngoài da
thấp hơn nhiệt độ lựa
chọn ban đầu là 10C
Khoảng
12 giây
Không thay
đổi 0 -- -- 0 -- 0
Nhiệt độ không khí
lồng ấp cao hơn nhiệt
độ lựa chọn ban đầu
là 1,50C
Khoảng
12 giây Tắt -- 0 -- 0 -- 0
Nhiệt độ lựa chọn
ban đầu (chức năng
báo động có thể thực
hiện khi có phạm vi
thông thường. Báo
động sẽ hoạt động
nếu vượt quá 50 phút
trước khi có phạm vi
thông thường)
Nhiệt
độ
không
khí lồng
ấp
Nhiệt độ không khí
lồng ấp thấp hơn
nhiệt độ lựa chọn ban
đầu là 30C
Khoảng
12 giây
Không thay
đổi 0 -- -- 0 -- 0
> 370C Nhiệt độ không khí lồng ấp cao hơn 370C
Ngay lập
tức
Không thay
đổi -- -- 0 0 -- --
DANH SÁCH CÁC LOẠI BÁO ĐỘNG (Tiếp theo)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Các cảm biến nhiệt độ bị đoản mạch Ngay lập tức Tắt -- 0 -- --
Khi bộ phận trở
lại điều kiện
bình thường
--
Cảm biến
nhiệt độ Các cảm biến nhiệt độ bị ngắt hoặc bộ
phận tiếp nguồn không tiếp nguồn chính
xác.
Ngay
lập tức Tắt 0 -- -- --
Khi bộ phận trở
lại điều kiện
bình thường
--
Chập, đoản mạch. Ngay lập tức Tắt -- 0 -- --
Khi bộ phận trở
lại điều kiện
bình thường
--
Đầu đo
nhiệt độ
ngoài da Bị ngắt hoặc bộ phận tiếp nguồn không
tiếp nguồn chính xác.
Ngay
lập tức Tắt 0 -- -- --
Khi bộ phận trở
lại điều kiện
bình thường
--
Lò sưởi
không tiếp
nguồn
Lò sưởi không tiếp nguồn, rơ le không
hoàn thiện, bộ phận tiếp nguồn không tiếp
nguồn chính xác.
Ngay
lập tức Tắt
Đèn lò sưởi
phát sáng -- -- --
Khi bộ phận trở
lại điều kiện
bình thường
--
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Quốc Phô (chủ biên), Nguyễn Đức Chính, “Giáo trình cảm biến”,
NXB KHKT 2001.
[2] Nguyễn Nam Trung, “Cơ sở công nghệ vi điện tử và vi hệ thống”, NXB
KHKT 2001.
[3] Joseph J. Carr, “Sensor and circuits”, PTR Prentice Hall, Englewood
Cliffs, New Jerse 1993.
[4] Model V- 85, Atom infant incubator, Service manual, 1995
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ - độ ẩm trong các lồng ấp ở bệnh viện.pdf