Khóa luận Tìm hiểu sưu tập đồ đồng thuộc văn hóa Đông sơn trưng bày tại bảo tàng nhân học
Khóa luận cung cấp những thông tin, cùng những tư liệu khá đầy đủ và
chính xác có hệ thống về sưu tập đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại
Bảo tàng Nhân học.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến văn
hóa Đông Sơn nói chung và đồ đồng văn hóa Đông Sơn nói riêng.
Khóa luận còn nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên ngành của bản
thân về di sản văn hóa của dân tộc.
Giải pháp nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao giá trị của sưu tập
hiện vật đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học
9 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu sưu tập đồ đồng thuộc văn hóa Đông sơn trưng bày tại bảo tàng nhân học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
VŨ THỊ NGÂN
TÌM HIỂU SƯU TẬP ĐỒ ĐỒNG THUỘC
VĂN HÓA ĐÔNG SƠN TRƯNG BÀY
TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305
Người hướng dẫn: TS.NGUYỄN THỊ MINH LÝ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
cán bộ công tác tại Bảo tàng Nhân học trong việc tìm tài liệu và tiếp cận hệ
thống trưng bày. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của Ts. Nguyễn
Thị Minh Lý giảng viên hướng dẫn. Tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về
đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học” làm đề tài
khóa luận. Với những hiểu biết còn hạn chế tôi không tránh khỏi sự thiếu sót,
tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các nhà nghiên cứu cùng các
thầy cô, bạn bè.
Tôi xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu của khóa luận. ........................................................ 2
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 2
4.Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 2
5.Đóng góp của khóa luận. ........................................................................... 3
6.Bố cục khóa luận. ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC VÀ QUÁ
TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN ....................................... 4
1.1.Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Nhân học. ........................... 4
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nhân học .................................. 4
1.2.1.Những chức năng chínhcủa bảo tàng .............................................. 4
1.2.2.Nhiệm vụ chính của Bảo tàng .......................................................... 5
1.3.Giới thiệu hệ thống trưng bày của Bảo tàng Nhân học. ....................... 6
1.3.1.Trưng bày thường xuyên: ................................................................. 6
1.3.2.Trưng bày đặc biệt. (trưng bày mở). ................................................. 8
1.3.3.Trưng bày chuyên đề. ....................................................................... 9
1.4.Thành tựu chính trong hoạt động của Bảo tàng. .................................. 9
CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI HIỆN VẬT VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN
VẬT ĐỒ ĐỒNG VĂN HÓA ĐÔNG SƠN TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG
NHÂN HỌC ................................................................................................ 12
2.1Quá trình phát hiện, nghiên cứu và phân bố văn hóa Đông Sơn. ....... 12
2.1.1Quá trình phát hiện và nghiên cứu. ................................................ 12
2.1.2Không gian phân bố của cư dân văn hóa Đông Sơn. ..................... 14
2.1.3 Sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn bằng chứng vật chất của
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. ............................................................... 17
2.2.Sưu tập hiện vật đồ đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại bảo tàng
Nhân học. .................................................................................................... 33
2.2.1.Khái niệm sưu tập – Sưu tập hiện vật Bảo tàng. ............................ 33
2.2.2.Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng. ........................... 34
2.2.3.Sưu tập hiện vật đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng
Nhân học. ................................................................................................ 36
2.3.Những giá trị đặc trưng của bộ sưu tập đồng văn hóa Đông Sơn trưng
bày tại bảo tàng Nhân học. ........................................................................ 58
2.3.1.Giá trị lịch sử. ................................................................................. 58
2.3.2.Giá trị văn hóa. ............................................................................... 59
2.3.3.Giá trị kỹ thuật. ............................................................................... 60
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BỘ SƯU
TẬP ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC ................ 63
3.1.Thực trạng vấn đề xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị sưu tập đồ
đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .................... 63
3.1.1.Vấn đề xây dựng sưu tập. ............................................................... 63
3.1.2.Vấn đề bảo quản sưu tập ................................................................ 64
3.1.3.Vấn đề phát huy giá trị sưu tập. ..................................................... 65
3.2.Một số giải pháp nhằm xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị Sưu
tập đồ đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. ......... 65
3.2.1.Một số giải pháp xây dựng sưu tập. ................................................ 65
3.2.2.Một số giải pháp bảo quản sưu tập tại phòng trưng bày ................ 68
3.2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập đồ đồng Văn hóa
Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .......................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................... 79
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Văn hóa Đông Sơn không chỉ được biết đến là một nền văn hóa Khảo
cổ nổi tiếng, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử, văn hóa dân
tộc. Văn hóa Đông Sơn còn nổi tiếng bởi sự phát triển rực rỡ của các bộ sưu
tập đồng cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, có trình độ cao
về kỹ thuật chế tác và thẩm mỹ nghệ thuật. Có thể nói, mọi tinh hoa văn hóa
của người Việt cổ lúc bấy giờ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn
trên đồ đồng.
Ngoài ra, văn hóa Đông Sơn còn được coi là bằng chứng vật chất xác
thực nhất về thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Văn hóa Đông
Sơn trải dài từ biên giới phía Bắc đến Nam đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình, tập
trung ở lưu vực ba con sông lớn: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, có niên đại
cách ngày nay từ 2000 đến 3000 năm. Từ lâu văn hóa Đông Sơn đã trở nên
nổi tiếng vì nó là một trong những nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhiều
mặt, mà do đó văn hóa Đông Sơn đã được nhiều học giả của nhiều ngành
khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Cho tới bây giờ, khi đời sống của nhân dân đang không ngừng được cải
thiện, đời sống vật chất được nâng cao, thì việc tìm hiểu, khai thác và bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống càng trở thành nhiệm vụ cần thiết và quan
trọng. Chính vì vậy mà sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn là nguồn sử
liệu vô cùng quý giá cho việc xác định giá trị lịch sử, văn hóa của nền văn hóa
nước ta thời tự lập nguyên khai. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, sưu
tầm, bảo quản, trưng bày và phát huy những giá trị của nền văn hóa này. Như
vậy, nghiên cứu sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn là một việc làm có
ý nghĩa thiết thực.
Bảo tàng Nhân học đã sưu tập và trưng bày về loại hình văn hóa Đông
Sơn trong đó có rất nhiều tài liệu hiện vật quý báu, quan trọng, cung cấp cho
2
chúng ta nhiều thông tin bổ ích, xác thực về đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân văn hóa Đông Sơn.
Là sinh viên năm cuối của Khoa Di sản Văn hóa trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, thực tập tại Bảo tàng Nhân học. Hàng ngày được tiếp xúc, làm
việc với các hiện vật Bảo tàng, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
bộ sưu tập. Được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn Ts. Nguyễn Thị Minh
Lý, nên tôi đã quyết định viết bài khóa luận của mình về sưu tập đồ đồng văn
hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học, với mong muốn mở rộng
hiểu biết của mình đối với bộ sưu tập, và đề xuất một số biện pháp nhằm phát
huy giá trị sưu tập.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.
Nghiên cứu đặc điểm đồ đồng văn hóa Đông Sơn thông qua việc khảo
tả phân tích từng loại hình hiện vật. Qua đó thấy được những đặc trưng riêng,
tiêu biểu của sưu tập.
Đồng thời nghiên cứu giá trị sưu tập hiện vật đồ đồng Đông Sơn, trên
cơ sở đó đưa ra những nhận xét về ưu điểm và những hạn chế về nội dung, tài
liệu hiện vật trưng bày về văn hóa Đông Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của phần trưng bày.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là sưu tập hiện
vật đồ đồng văn hóa Đông Sơn đặt trong không gian trưng bày và hệ thống
trưng bày của Bảo tàng Nhân học.
Giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân Đông Sơn thông
qua khối lượng hiện vật đa dạng được trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu sưu tập hiện vật đồng văn hóa
Đông Sơn trong mối tương quan tổng thể với hệ thống trưng bày tại Bảo tàng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình làm khóa luận tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp khảo sát thực tế.
3
- Phương pháp thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả, chụp ảnh.
- Phương pháp liên ngành như: lịch sử, Bảo tàng học, nghệ thuật học...
5. Đóng góp của khóa luận.
Khóa luận cung cấp những thông tin, cùng những tư liệu khá đầy đủ và
chính xác có hệ thống về sưu tập đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại
Bảo tàng Nhân học.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến văn
hóa Đông Sơn nói chung và đồ đồng văn hóa Đông Sơn nói riêng.
Khóa luận còn nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên ngành của bản
thân về di sản văn hóa của dân tộc.
Giải pháp nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao giá trị của sưu tập
hiện vật đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
6. Bố cục khóa luận.
Ngoài phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Nhân học và quá trình nghiên cứu
Văn hóa Đông Sơn.
Chương 2: Phân loại hiện vật và giá trị sưu tập hiện vật đồ đồng văn
hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị bộ sưu tập đồ đồng
Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bảo tàng Cách mạng (1994), “ Sưu tập hiện vật bảo tàng”, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
2. Đinh Phương Châm (2002), “Tìm hiểu nội dung tài liệu hiện vật văn hóa
Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam”, Khóa luận tốt
nghiệp ngành Bảo tồn- Bảo tàng, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
3. Hoàng Xuân Chinh (2005), “Các nền văn hóa cổ Việt Nam”, Nxb Lao
động, Hà Nội.
4. Hoàng Xuân Chinh (1987), “Về sự phát triển của văn hóa thời đại đá mới
Việt Nam”, Khảo cổ học (4), Hà Nội.
5. Nguyễn Trung Chiến (1998), “Văn hóa Quỳnh Văn”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hà (2008), “Sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam những giá trị lịch sử - văn hóa”. Luận văn thạc sĩ văn
hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận (2000). “Văn hóa Việt Nam – Truyền
thống và hiện đại”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Huệ ( Chủ biên) (2010), “ Cơ sở bảo tàng học”, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Huệ (Chủ biên) (2011),“ Giáo trình sưu tầm hiện vật bảo
tàng”, Nxb Lao động, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Huệ (2005), “Lược sử sự nghiệp bảo tồn bảo tàng Việt Nam
từ 1945 đến nay”, Nxb Trường Đại học văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Huệ, Trần Đức Nguyên (2011), “Giáo trình sưu tập hiện vật
bảo tàng”, Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Huyên (2001), “Đồ đồng văn hóa Đông Sơn”, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
13. Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh (1987) “Trống Đông
Sơn”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1987.
77
14. Phạm Minh Huyền (1996), “ Văn hóa Đông Sơn- Tính thống nhất và đa
dạng”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. “Luật di sản văn hóa năm 2011 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản
hướng dẫn thi hành”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Minh Lý ( Chủ biên) (2012), “ Bảo quản hiện vật bảo tàng”,
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Minh Lý (Chủ biên) (2004), “Đại cương cổ vật ở Việt Nam”,
Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
18. Phạm Đức Mạnh, 2005, “Trống đồng kiểu Đông Sơn (HegerI) ở miền
Nam Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Chu Hùng Sơn, Nguyễn Quỳnh Trang (2010), “Kho báu trống đồng cổ
Việt Nam”, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội.
20. Lê Thị Sáu (2001), “Sưu tập đồ đồng Văn hóa Đông Sơn ở Bảo tàng
Thanh Hóa- Những giá trị lịch sử văn hóa”. Luận văn thạc sĩ văn hóa học,
Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
21. Trịnh Sinh- Nguyễn Văn Huyên (2001), “Trang sức người Việt cổ”,
Nxb.Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
22. Hà Văn Tấn (Chủ biên) (1994), “ Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam”, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Chử Văn Tần (2003), “Văn minh Đông Sơn. Văn minh Việt cổ”, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vu_thi_ngan_tom_tat_0887_2064579.pdf